Jump to content

Advertisements




Kỳ Đồng


7 replies to this topic

#1 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7331 Bài viết:
  • 16909 thanks

Gửi vào 07/09/2018 - 02:59

15 năm trước khi mà Ông Tuấn Anh còn sinh hoạt ở đây, tôi có viết bài nầy lần rồi .

Nay tôi viết lại lần nữa .

Kỳ Đồng tên that là Nguyễn văn Cẫm sinh ngày 8/10/1875 ở làng Ngọc Đình Tỉnh Thai Bình . Thuở nhỏ rất hay chữ và đặc biệt là đối đáp rất hay . Những lời đối đáp đã có trong sách của GS Phan văn Quang .

Ở đây tôi nhắc lại một huyền thoại mà tôi không thấy trong sách vỡ nào ở VN cả kể cả sách của GS Phan văn Quang.
Khi lên 8 tuổi, được cha dẫn lên Tỉnh dự kỳ thi khảo sát để năm sau thi Hương ở Trường Nam Đinh . Biết Cẩm đối đáp hay ho nên Quan đầu tỉnh ra câu đối .
Vì là còn nhỏ mới 8 tuổi nên Ông dung chữ "đồng" . Ông ra câu đối :

同子叫同子同子落同子樂
đọc là Đồng tử khiếu đồng tử đồng tử lạc đồng tử lạc . Đứa con nít chọc trái ngô đồng, trái ngồ đồng rung, đúa con nít hoan hỉ
(chữ lạc thứ nhất nghĩa là rụng, chữ lạc thứ hai nghĩa là vui ).

Cẩm đối lại :

象人鑄象人象人還象人俒
đọc là Tượng nhân chú tượng nhân tượng nhân hoàn tượng nhân hoàn . Người nặng tượng nặng ra bức tượng , tượng hoàn thành thì người nặng tượng hồi hương .
(chữ hoàn thứ nhất là hoàn thành, chữ hoàn thứ hai là về (làng) .

Thấy chuẩn quá quan Tỉnh tâu về Triều được Vua Tự Dức , cấp cho trẻ lạ "kỳ đồng" Hưng Yên Nguyễn văn Cẩm mỗi tháng 3 quan tiền, một phương gạo, áo quần mỗi thứ 2 cái , mỗi năm cho một lần . Từ đó có danh hiệu là "Kỳ đồng" .

Năm 1973 , tôi đi công tác sang Đài Loan được Phó Tổng Thống Đài loan Nghiem Gia Giám mời dự dạ tiệc, tôi có kể chuyện nầy họ khen hay và nói nói đúng là "ky đồng" .

#2 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 07/09/2018 - 04:30

Cách đối chữ thì hay nhưng về đối nghĩa thì thấy không liên hệ nhau . Chẳng biết có ý gì ẩn trong 2 câu đó không ?

#3 baphai

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 131 Bài viết:
  • 258 thanks

Gửi vào 07/09/2018 - 12:55

1/Xin phép cụ Tân cho tôi sửa lại chữ "nặng" thành chữ "nặn" trong câu đối trên, vì
-Nặng : tính từ
- Nặn : động từ
2/Tôi cũng nhất trí với ý kiến của Vô Danh Thiên Địa: Cách đối chữ thì hay nhưng về đối nghĩa thì thấy không liên hệ nhau. Chẳng biết có ý gì ẩn trong 2 câu đó không? Trường hơp. này cũng giống như câu đối:
- Vế đối: Vợ cả, vợ hai, hai vợ đều là vợ cả.
- Câu đối : Thầy tu, thầy chùa, chùa thầy cứ việc thầy tu.

Sửa bởi baphai: 07/09/2018 - 12:59


Thanked by 2 Members:

#4 T.AO

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7039 Bài viết:
  • 4577 thanks

Gửi vào 07/09/2018 - 13:17

sách đại nam có nhắc đến ông này mà , trước con đc cấp thẻ sang viện hán nôm có sách nhắc đến ông này
nhưng cũng chỉ nhắc tên nguyên quán với vài câu đối bài thơ
chứ thành tựu ko có gì nổi trội lắm

còn văn bản nói về kỳ đồng ( bằng tiếng pháp ) có ở vn và thư viện của lycee francais shanghai ( giao lưu hs vn với shanghai chui vào đó đọc nên biết ) thì cũng có nói về ông này và cuộc khởi nghĩa kỳ đồng mạc đĩnh phúc chi tiết hơn là tư liệu ở viện hán nôm , lycee hanoi ko có tư liệu này , nhưng nếu search bằng tiếng việt sẽ không nhiều bằng tiếng pháp , ông tân có thể search từ khóa bằng tiếng pháp

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi T.AO: 07/09/2018 - 13:24


Thanked by 3 Members:

#5 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 07/09/2018 - 13:33

Đồng tử theo âm tiếng Hán còn có nghĩa là con ngươi (tròng mắt).

Đồng tử khiếu đồng tử đồng tử lạc đồng tử lạc = Đoán mò nghĩa là : Con ngươi trông con ngươi, hai con ngươi tụ lại nhau .


Tượng nhân chú tượng nhân tượng nhân hoàn tượng nhân hoàn = Đoán mo nghĩa là : Tượng người nặn tượng nguời, rốt cuộc vẩn chỉ là cái tượng người nặn tượng người.

Cô T.AO giỏi quá . Hihi

#6 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 08/09/2018 - 22:42

Tôi đoán ôn gquan ra câu đối "Đồng tử khiếu đồng tử đồng tử lạc đồng tử lạc" ẩn ý chê chỉ là cậu bé còn hôi sửa như các cậu bé khác chỉ biết thọt trái ngô đồng chơi thôi .

Kỳ Đồng đối lại "Tượng nhân chú tượng nhân tượng nhân hoàn tượng nhân hoàn" thì tượng cũng có âm nghĩa là con voi to lớn nhưng óc thì nhỏ để ám chỉ ông quan là người lớn nhưng cũng chỉ như con voi thôi .

Thanked by 1 Member:

#7 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29122 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 09/09/2018 - 11:00

Trò chơi xuất khẩu ứng đối có nhiều khi không cần quá chặt về luật đối ý nghĩa, vì có khi còn áp dụng trò chiết tự / ghép chữ trong cùng 1 câu, sự đồng âm trái nghĩa, và còn luật đối âm Bằng - Trắc,... Thường chỉ có các cao thủ mới đáp ứng đủ tất cả các phép tắc đối ấy ngay khi ứng khẩu.

Trong câu trên, có lẽ nhầm ở chữ "Khiếu" bộ Khẩu (nghĩa của nó là: gọi, hót, kêu), mà phải là chữ "Khiêu" bộ Thủ (挑 nghĩa là: khều, móc, chọc) thì mới đáp ứng quy tắc đối âm Bằng - Trắc với chữ "Chú".
Còn chữ "Đồng" của cây ngô Đồng phải là 桐 có bộ Mộc.
Chữ "Tượng" của người nặn tượng phải là 像 có bộ Nhân.
Và hai chữ Hoàn phải đổi chỗ cho nhau.

#8 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2267 thanks

Gửi vào 09/09/2018 - 11:08

Cho con bổ sung 1 chút, câu đầu có lẽ là: 童子打桐子,桐子落童子乐。Đồng tử đả đồng tử, đồng tử lạc, đồng tử lạc (nhạc).

Câu 2 có lẽ là: 匠人铸像人,像人完匠人还. Tượng nhân chú tượng nhân, tượng nhân hoàn, tượng nhân hoàn.

Sửa bởi ThienKhanh: 09/09/2018 - 11:08







Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |