Jump to content

Advertisements




SẤM TRẠNG TRÌNH 2018


818 replies to this topic

#586 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 471 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 08/05/2020 - 14:30

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

phapkhong, on 08/05/2020 - 10:16, said:

- Đức Phật nghiêm cấm dụng phong thủy, huyền học, tử vi bói toán...vì suy rốt ráo nó đại diện cho cái Tham sân si của thế gian.


Thưa bạn :" Đức Phật" ở đây danh Ngài là gì?, Ngài nghiêm cấm như thế nào, chuyện ấy nói trong kinh nào?
Bạn đừng giận nhé! cách nói ấy không đúng , nó chỉ là mượn tôn giáo giống như cáo mượn oai hùm để doạ nạt các bạn thú khác trong rừng vậy. Lý luận như bạn vậy bạn làm thành viên của Tuvilyso.org đã là sai rồi nên không thể nói ai sai được nữa bạn ạ.
Tử vi, phong thuỷ, Chu dịch, bát quái ....theo tôi biết thì đều thuộc về "văn minh cổ xưa", "văn minh tiền sử" nên ngày nay người thường không còn học được thấu đáo, không hiểu được thực chất tinh hoa của nó nữa.
Chiểu theo quan niệm tôn giáo thì các bậc Giác Giả đều không chỉ dạy cụ thể con người phải sống như thế nào mà đều là dạy con người "phản bổn quy chân", vậy nên đem những điều trong một tôn giáo cụ thể để làm thước đo thực tế sẽ khập khiễng thưa bạn.

Sửa bởi catdang: 08/05/2020 - 14:31


Thanked by 2 Members:

#587 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 471 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 08/05/2020 - 14:40

Trong Phật Giáo giảng "Giới", lấy "Giới" làm thầy, Nghĩa đơn giản là những gì "cấm không làm" thì không đuợc làm, ấy là giảng trong tôn giáo nghĩa là bạn theo Phật Giáo bạn quy y thì phải giữ GIỚI, ấy là nghiêm túc của pháp môn tu luyện ấy yêu cầu, nếu không thực hiện sẽ không đạt được cái gì cả.
"Giới" trong Phật giáo không phải là giảng áp dụng cho người thường, bạn ăn thịt cá nếu là người thường không có gì xấu cả, mấy tỷ người vẫn ăn thế, vẫn uống rượi, vẫn "dâm" đâu ai nói mấy tỷ người ấy sai rồi.

Thanked by 1 Member:

#588 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 471 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 08/05/2020 - 14:57

Ngày hôm qua là kỷ niệm "Phật Đản sanh".
chúng ta thử đọc lại câu chuyện "Phật Thích Ca Mâu ni ra đời nhé":

"Những ngày đầu sau khi sinh thái tử, rất nhiều người đến cung điện thăm đứa bé.

Một trong những người viếng thăm này là ông già tên A Tư Ðà. A Tư Ðà là một nhà ẩn sĩ sống trong rừng vắng và là một bậc danh sĩ tôn quý lúc bấy giờ. Vua và hoàng hậu rất ngạc nhiên khi thấy A Tư Ðà rời khỏi khu rừng và xuất hiện trong cung điện của họ. Vua nói: “Chúng tôi rất vinh dự được ông đến thăm chúng tôi, xin ông hãy cho chúng tôi biết mục đích của ông và chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ những gì mà chúng tôi có thể làm được”.

A Tư Ðà trả lời: “Xin cám ơn lòng tử tế hiếu khách của bệ hạ. Tôi từ xa đến đây thăm bệ hạ là vì có dấu hiệu kỳ diệu mà tôi mới thấy gần đây. Những dấu hiệu này cho biết cậu bé trai mới sinh của Ngài, sau này sẽ đạt được sự giác ngộ tinh thần vĩ đại làm lợi ích cho tất cả mọi người. Cái trí tuệ quý giá ấy là điều mà suốt đời tôi đang cố gắng để đạt được. Cho nên tôi vội vã đích thân đến thăm cậu bé”.
Vua rất vui mừng và đi vào chỗ thái tử đang nằm ngủ. Vua cẩn thận ẵm con lên và đem ra cho A Tư Ðà xem. Nhà tiên tri im lặng ngắm nhìn cậu bé một lúc, rồi ông trở ra buồn rầu ngước lên ngắm nhìn bầu trời rồi bật khóc.

Thấy A Tư Ðà khóc, vua và hoàng hậu rất lo sợ. Họ e rằng vị tiên tri đã nhìn thấy một vài điềm không tốt nào đó của con mình chăng? Trước những giọt nước mắt của A Tư Ðà, vua cảm thấy rụng rời tay chân và thốt lên: “Ồ, thưa ông, ông đã nhìn thấy dấu hiệu gì mà ông phải khóc? Không phải chính ông và những nhà thông thái khác cũng nói rằng con trai của tôi sau này sẽ trở thành một vĩ nhân, đạt được trí tuệ tối cao sao? Nhưng tại sao bây giờ khi nhìn đứa bé ông lại khóc? Ðiều đó nghĩa là thái tử sẽ chết yểu phải không? Hay là sẽ có những tai họa khủng khiếp xảy ra cho nó? Nó là đứa con duy nhất của tôi, tôi rất thương nó. Xin ông hãy nói nhanh đi những gì mà ông thấy, tôi rất hồi hộp và lo sợ”.

Với một cái nhìn trìu mến, A Tư Ðà bình tĩnh nói với họ không nên lo sợ. “Không phải tôi khóc vì đã nhìn thấy những dấu hiệu xấu nơi thái tử. Thật ra tôi thấy con trai của bệ hạ có đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, chắc chắn sau này lớn lên sẽ trở thành bậc vĩ nhân.

Nếu con trai của bệ hạ theo con đường nối nghiệp cha, thì thái tử sẽ trở thành một Chuyển luân thánh vương vĩ đại nhất lịch sử. Thái tử sẽ cai trị cả một khu vực rộng lớn, đem lại an lạc và hạnh phúc cho mọi người. Nhưng nếu thái tử quyết định không làm vua, thì tương lai của thái tử sẽ rạng rỡ hơn nhiều. Thái tử sẽ trở thành một bậc đại giác, một vị thầy cao quý, hướng dẫn chúng sinh sống theo đạo lý yêu thương và tỉnh thức. Khi nhìn thấy những cảnh khổ của cuộc đời, thái tử sẽ lìa bỏ hoàng cung và đi tìm con đường chấm dứt mọi khổ đau. Rồi thái tử sẽ đem những chân lý ấy để chỉ dạy cho bất cứ ai muốn lắng nghe.

Không, thưa bệ hạ và hoàng hậu, tôi không khóc cho đứa trẻ, mà chính là tôi đang khóc cho tôi. Như Ngài cũng đã biết, tôi đã trải qua toàn bộ cuộc đời để tìm chân lý, mong tìm ra con đường chấm dứt mọi khổ đau. Và hôm nay tôi đã gặp được thái tử, người mà sau này sẽ chỉ dạy những điều mà tôi muốn học. Nhưng đến lúc thái tử đủ trình độ để dạy thì có lẽ tôi đã chết rồi. Tôi không may mắn học được những lời thái tử dạy trên cuộc đời này. Ðó là lý do tại sao tôi buồn. Ðối với bệ hạ và hoàng hậu không có gì đáng buồn cả. Hãy sung sướng lên vì mình có được một người con vinh quang như thế”.

Nói xong A Tư Ðà ngắm nhìn đứa bé lần cuối rồi từ từ rời khỏi hoàng cung. Vua tiễn ông ra về rồi trở lại chỗ đứa con trai của mình. Vua rất sung sướng khi biết không có gì nguy hiểm đến tính mạng của thái tử. Ngài nghĩ: “A Tư Ðà nói rằng Tất Ðạt Ða sẽ trở thành một vị vua vĩ đại, hoặc trở thành một vị thầy cao quý. Nếu thái tử trở thành một vị vua vĩ đại như điều thứ nhất thì hay biết mấy. Thật là tự hào làm sao khi có một người con trai lừng danh và uy quyền. Rồi khi con ta tới tuổi già như A Tư Ðà, lúc đó nó xuất gia trở thành một vị thầy cao quý cũng được”.

Vua Tịnh Phạn sung sướng đứng ôm con trong lòng, để mặc cho những dòng suy nghĩ, những giấc mơ đẹp về đứa con sau này sẽ trở thành vĩ nhân, cứ hiện về trong đầu óc của ông"


Chuyện kể trong Phật Giáo.


Không phải trong câu chuyện này có những nhà tiên tri hay sao? Những nhà tiên tri này không học "huyền học" thì sao lại có khả năng tiên tri rằng Thái tử Tất Đạt Đa sẽ trở thành một bậc Đại Giác, vậy "huyền học" rốt ráo có khởi "tham sân si" như người ta vẫn nghĩ không?


#589 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 471 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 08/05/2020 - 15:45

Câu chuyện vị tổ thứ 28 của Thiền Tông Bồ Đề Đạt Ma:

" Rồi ngó Huệ Khả, sư nói tiếp: "Xưa Như Lai trao 'Chánh pháp nhãn tạng' cho Bố Tát Ca Diếp, từ Ca Diếp chánh pháp được liên tục truyền đến ta. Ta nay trao lại cho ngươi; nhà ngươi khá nắm giữ, luôn với áo cà sa để làm vật tin. Mỗi thứ tiêu biểu cho một việc, ngươi nên khá biết."
Huệ Khả bạch: "Thỉnh sư chỉ bảo cho."
Sư nói: "Trong, truyền Pháp ấn để khế chứng tâm; ngoài, trao cà sa để định tông chỉ Đời sau, trong cảnh cạnh tranh, nếu có người hỏi ngươi con cái nhà ai, bằng vào đâu mà nói đắc pháp, lấy gì chứng minh, thì ngươi đưa bài kệ của ta và áo cà sa ra làm bằng. Hai trăm năm sau khi ta diệt rồi, việc truyền y dừng lại. Chừng ấy, đâu đâu người hiểu đạo và nói lý rất nhiều, còn người hành đạo và thông lý rất ít, vậy ngươi nên cố xiển dương đạo pháp, đừng khinh nhờn những người chưa ngộ. Bây giờ hãy nghe bài kệ của ta :
吾本來玆土
傳法救迷情
一華開五葉
結果自然

Ngô bản lai tư thổ
Truyền pháp cứu mê tình.
Nhất hoa khai ngũ diệp
Kết quả tự nhiên thành. "



Câu chuyện sưu tầm trong Phật Giáo


Tổ dặn truyền 200 năm sau phải dứt không truyền nữa. Hoa nở năm cánh đến Lục tổ Huệ Năng là đủ số. PHÁP NHÃN TẠNG đã dứt. Ngày nay người hiểu Đạo và nói lý rất nhiều, người hành đạo không phải rất ít hay sao?

Sửa bởi catdang: 08/05/2020 - 15:52


#590 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 471 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 11/05/2020 - 10:46

Sấm kí bí truyền : “Thư viện Hán nôm”
Nguồn :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



金(西)承(南)運幾秋来
泗水(北)風流一日回
可撒文章三寸土
一年種木百年培

Kim thừa hỏa vận kỉ thu lai
(kim tây hỏa nam)
Tứ thủy phong lưu nhất nhật hồi
(thủy bắc)
Khả tát văn chương tam thốn thổ
Nhất niên chủng mộc bách niên bồi.

Tạm dịch :

Kim tiếp theo vận hỏa mấy thu gần (hỏa vận là mùa hè)
Phong lưu của sông Tứ một ngày lại thấy lại
Văn chương truyền rộng ba tấc thổ
Một năm trồng cây trăm năm bồi đắp.

泗水 – tứ Thủy là “sông Tứ” nơi có mộ của Liễu Hạ Huệ.
Liễu Hạ Huệ (柳下惠,(720-621 TCN), tên thật là Triển Cầm (展禽),tự là Quý (季), người đất Liễu Hạ (柳下),nước Lỗ, thời Xuân Thu, nổi tiếng là một chính nhân quân tử.
Liễu Hạ Huệ làm Sĩ Sư, ba lần bị truất mà không bỏ nước. Có người hỏi, ông trả lời: "Lấy đạo ngay mà thờ người thì đi đâu mà không bị ba lần truất. Nếu lấy đạo cong thì hà tất phải bỏ nước của cha mẹ". Sau khi chết, được đặt tên thụy là Huệ. Mạnh Tử khen ông là bậc thánh về Hòa (Thánh chi hòa 聖之和).

Điển cố Liễu Hạ Huệ: “Tọa hoài bất loạn” “坐怀不乱”

“ Năm đó, Liễu Hạ Huệ đảm đương chức quan nhỏ, một đêm đi về gặp mưa lớn bèn trú tạm ở chòi ngoài cổng thành. Bỗng có tiếng gọi cửa, thì ra là một người đàn bà gặp mưa cũng xin trú nhờ. Người đàn bà đó lạnh quá. Liễu Hạ Huệ mạn phép ôm vào trong lòng, rồi dùng áo của mình khoác cho người ta, ngồi hết đêm mà không xảy ra chuyện nam nữ loạn bậy”

Nguyễn Du trong “Bắc hành tạp lục” đã làm bài thơ viếng mộ Liễu Hạ Huệ : “Liễu Hạ Huệ mộ”
(柳下惠墓):
吳店橋通泗水波
士師名蹟未消磨
事人直道寧三黜
作聖全功在一和
相對尼山長有魯
可憐盜跖已無家
碑殘字沒埋荒草
天古聞風一下車

Liễu Hạ Huệ mộ
Ngô Điếm kiều thông Tứ thủy ba
Sĩ Sư danh tích vị tiêu ma
Sự nhân trực đạo ninh tam truất
Tác thánh toàn công tại nhất hòa
Tương đối Ni Sơn trường hữu Lỗ
Khả liên Đạo Chích dĩ vô gia
Bi tàn tự một mai hoang thảo
Thiên cổ văn phong nhất hạ xa

(Dịch nghĩa)
Dưới cầu Ngô Điếm sông Tứ chảy
Tiếng tăm của bậc Sĩ sư vẫn chưa mất
Lấy đạo ngay thẳng thờ người, ba lần chịu mất chức
Nên công bậc thánh ở chữ "Hòa"
Đối mặt Ni Sơn, nước Lỗ còn mãi mãi
Thương cho Đạo Chích kẻ không nhà
Bia tàn chữ mất chôn vùi nơi cỏ hoang
Nghìn năm còn nghe tiếng, tôi xuống xe

Câu Sấm : “Tứ thủy phong lưu nhất nhật hồi” hàm nghĩa là một ngày thấy “Đạo đức hồi thăng”, con người quay trở lại lấy đạo đức làm đầu.
“Tam thốn thổ” là gì ? Phong thủy gia có câu : “Nhất thốn thổ, nhất thốn kim, tứ thời sơn thủy, tứ thời trân
nhất thốn thổ nhất thốn kim” hiểu nghĩa thông tục là “tấc đất tấc vàng”, “tam thốn thổ” có thể là hàm nghĩa: “Sơn hà, quốc gia”.

Nhất niên chủng mộc bách niên bồi” là ẩn ý của chữ “Sư” - làm Thầy

Kế suốt đời là trồng người, một trồng mà thu lợi trăm
Quản Trọng (Quản Di Ngô) (725-645 TCN)
Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc,
Thập niên chi kế mạc như thụ mộc.
Chung thân chi kế mạc như thụ nhân,
Nhất thu nhất hoạch giả, cốc dã.
Nhất thu thập hoạch giả, mộc dã,
Nhất thu bách hoạch giả, nhân dã.”

Đoạn Sấm này đủ ngũ hành : Hỏa- kim- thủy- thổ- mộc, ứng bốn mùa là : Hạ-thu- đông - xuân , theo bốn mùa thì “thổ” là cuối mỗi mùa, ứng bốn phương Bắc-nam- đông -tây và trung ương thổ.
Hàm nghĩa là “mấy thu” làm Thầy đem “văn chương” truyền khắp Bắc-nam-đông-tây trung ương thổ , Đạo ấy là “Đạo Đức” tuyên giảng lại.

Sửa bởi catdang: 11/05/2020 - 10:53


#591 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 471 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 11/05/2020 - 15:59

Dân gian Thần nhân Lưu Bá Ôn có một đoạn dự ngôn quan trọng về Tử Vi Thánh Nhân:

未来教主临下凡,
不落宰府共官员,
不在皇宫为太子,
不在僧门与道院,
降在寒门草堂内,
燕南赵北把金散。

“Vị lai giáo chủ lâm hạ phàm
bất lạc tể phủ cộng quan viên
bất tại hoàng cung vi thái tử
bất tại tăng môn dữ đạo viên
hàng tại hàn môn thảo đường nội
yên nam triệu bắc bả kim tán”

明太祖与伯温关于何人传道对话” – Minh Thái Tổ dữ Bá Ôn quan vu “hà nhân truyền đạo” chi đối thoại.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sưu tầm từ Internet.

Đoạn Sấm Trạng Trình ở trên là cùng hàm nghĩa với "Yên nam Triệu bắc bả kim tán" "Đem vàng rải khắp Yên nam Triệu bắc".

Sửa bởi catdang: 11/05/2020 - 16:01


#592 phapkhong

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 853 Bài viết:
  • 1642 thanks

Gửi vào 12/05/2020 - 13:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

catdang, on 08/05/2020 - 14:30, said:



Thưa bạn :" Đức Phật" ở đây danh Ngài là gì?, Ngài nghiêm cấm như thế nào, chuyện ấy nói trong kinh nào?
Bạn đừng giận nhé! cách nói ấy không đúng , nó chỉ là mượn tôn giáo giống như cáo mượn oai hùm để doạ nạt các bạn thú khác trong rừng vậy. Lý luận như bạn vậy bạn làm thành viên của Tuvilyso.org đã là sai rồi nên không thể nói ai sai được nữa bạn ạ.
Tử vi, phong thuỷ, Chu dịch, bát quái ....theo tôi biết thì đều thuộc về "văn minh cổ xưa", "văn minh tiền sử" nên ngày nay người thường không còn học được thấu đáo, không hiểu được thực chất tinh hoa của nó nữa.
Chiểu theo quan niệm tôn giáo thì các bậc Giác Giả đều không chỉ dạy cụ thể con người phải sống như thế nào mà đều là dạy con người "phản bổn quy chân", vậy nên đem những điều trong một tôn giáo cụ thể để làm thước đo thực tế sẽ khập khiễng thưa bạn.

Ngài còn cái tâm phân biệt thế thì nói cũng vô ích.
Tôi lấy làm hổ thẹn vì mình chưa tu, chẳng chứng đc ji mà nói kinh Phật. Nhưng chả lẻ cứ phải tu phải thành Phật mới đc nói thưa ngài? Và tôi cũng chúa ghét kiểu đạo đức giả, thực tế thì trong này tôi cũng theo dõi vài vị...từ thời cụ Voly, bàn chuyện đạo chuyện tu cũng uyên áo lắm lắm..., tôi cũng chỉ phàm phu thôi, có duyên thường được nghe giảng kinh hàng ngày, còn chứng và đắc như ngài nói, còn lâu xa lắm, nói toẹt ra thế cho nhanh, thưa ngài.
- Thực tế thì tôi cũng ko có nhièu thời gian để sa đà vào bàn luận câu chữ trong đây, mong hoan hỉ.

Nay kính !

#593 babylon

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1072 Bài viết:
  • 1201 thanks

Gửi vào 12/05/2020 - 16:29

Nhất niên chủng Mộc ...Họ Lý
Bách niên bồi ...Trăm năm hoàn trở lại ...

#594 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 471 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 13/05/2020 - 09:35

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

phapkhong, on 12/05/2020 - 13:17, said:

Tôi lấy làm hổ thẹn vì mình chưa tu, chẳng chứng đc ji mà nói kinh Phật. Nhưng chả lẻ cứ phải tu phải thành Phật mới đc nói thưa ngài? ...

Bạn đừng giận nhé! hãy đọc câu chuyện này , tôi nghĩa rằng sau đó bạn sẽ nghĩ rằng mình nên cẩn thận khi nói hay không?

"Jàtaka hay Bổn Sanh là những mẫu chuyện diễn tả các đời sống trước (Tiền Thân) của Ðức Phật và danh từ dùng trong các câu chuyện quá khứ là Bồ Tát. Chúng ta phải xác nhận ở nơi đây, danh từ Bồ Tát trong các chuyện Bổn Sanh chỉ cho tiền nhân của Ðức Phật trong những đời sống quá khứ, khi làm chư thiên, khi làm thú vật, khi làm vua, khi làm hoàng tử v.v...
Trong các câu chuyện quá khứ, nhân vật nổi bật nhất luôn luôn là Bồ Tát, thường đóng vai trò linh động nhất hay quan trọng nhất.
Phân tích 120 câu chuyện quá khứ được dịch trong tập I này, chúng tôi xin ghi nhận nơi đây những vai trò Bồ Tát đã đóng như sau: * 26 lần Bồ Tát làm chim làm thú: 1 lần làm chó, 2 lần làm ngựa, 4 lần làm bò đực, 1 lần làm voi, 2 lần làm cá, 5 lần làm nai, 3 lần làm khỉ và 8 lần làm chim. Về các loài chim: ngỗng trời 1 lần, chim cút 3 lần, chim trĩ 1 lần, chim chúa 2 lần, chim bồ câu 1 lần. *
Bồ Tát làm vua 6 lần, làm con vua 6 lần, làm đại thần 7 lần, làm triệu phú 10 lần, làm địa chủ 1 lần, làm Bà-La-Môn 4 lần, làm hiền trí 11 lần, làm Sư Trưởng 8 lần, làm ẩn sĩ 6 lần. * Bồ Tát hành nghề cũng rất rộng rãi và đa dạng: làm trưởng đoàn lữ hành 3 lần, làm nghề đi buôn 2 lần, làm người cày ruộng 1 lần, làm người đánh trống 1 lần, làm người thổi tù-và 1 lần, làm thầy thuốc 1 lần, làm thợ hớt tóc 1 lần, học nghề đoán sao, nghề nhào lộn 2 lần, làm co trai một gia đình 2 lần.
Ngoài ra, chúng ta còn ghi nhận thêm: Bồ Tát làm chư thiên 5 lần, làm thần cây 8 lần.
Đây chỉ nói đến 120 chuyện trong tập này thôi, chưa đề cập đến các mẫu chuyện còn lại. Nhìn chung, chúng ta cũng thấy vai trò của vị Bồ Tát thật là đa dạng, thật là phong phú, và vì đóng vai trò tiền thân Ðức Phật, phong cách đạo đức của Bồ Tát thật hoàn toàn tuyệt diệu từ lời nói, từ suy tư cho đến việc làm."


KINH TIỂU BỘ Khuddaka Nikaya “The Short Passages” Hòa Thượng Thích Minh Châu Dịch Việt
Đường link :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nếu bạn tin những câu chuyện trong kinh này là chân thật, Vậy Phật Thích Ca Mâu Ni đã trải qua bao nhiêu kiếp tu hành?Tiền kiếp Đức Phật có phải là đã trải qua ở trên trái đất này không? Lịch sử nhân loại những thời kỳ ấy đã đi đâu mất rồi? Phật Thích Ca Mâu Ni đã phó xuất ra bao nhiêu để thành tựu nên một bậc Đại Giác? Vậy nên tôi nghĩ không nên tùy tiện quá khi nhắc đến danh từ "Đức Phật".

Sửa bởi catdang: 13/05/2020 - 09:36


#595 catdang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 471 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 14/05/2020 - 15:54

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

phapkhong, on 08/05/2020 - 10:16, said:

- Đức Phật nghiêm cấm dụng phong thủy, huyền học, tử vi bói toán...vì suy rốt ráo nó đại diện cho cái Tham sân si của thế gian.


Kinh Trường A Hàm quyển mười bốn, kinh hai mươi mốt Phạm Ðộng Kinh(1) có đoạn chép:

“Như các Sa Môn, Bà La Môn, sống nhờ vào tín thí, nhưng việc làm lại cản trở đạo pháp, tự mình sống theo tà mệnh, như gọi hồn mời quỉ, hoặc đuổi đi mời lại, dùng nhiều thứ yểm đảo, và vô số phương đạo (tà đạo) khiến người kinh hãi, có thể làm cho tụ lại, có thể làm cho vui thích, hoặc vì người bệnh đọc chú, hoặc dùng ác chú, hoặc dùng thiện chú, hoặc chú vào lửa, vào nước, hoặc vì quỉ ma mà đọc chú, hoặc tụng sát lợi chú, hoặc tụng thượng chú, hoặc chi tiết chú, hoặc an trạch phù chú, hoặc đốt lửa, đuổi chuột có thể làm chú giải, hoặc đọc sách nói về sống chết, hoặc giải mộng, hoặc xem tướng mặt, hoặc đọc sách về thiên văn, hoặc đọc các sách về âm nhạc, Sa Môn Cù Ðàm không làm các việc như thế”.

"Sa môn Cồ Đàm" tức là những người tu theo thầy Cồ Đàm.
Ở đây chúng ta thấy khi ta nói nguyên văn kinh điển thì mới có thể đem đến hiểu đúng hàm nghĩa.

Sửa bởi catdang: 14/05/2020 - 15:57


#596 education

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 225 Bài viết:
  • 105 thanks

Gửi vào 14/05/2020 - 16:13

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

bộ khi thông kinh văn ông catdang đã thấy flc chỉ là quyển sao chép vụn vặt lừa dối tín đồ chưa ông catdang

#597 Tre

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 2001 Bài viết:
  • 3546 thanks
  • LocationRừng sen&tre

Gửi vào 14/05/2020 - 20:09

thấy bác phapkhong nói đúng mà, bữa nghe Pháp Âm, Hoà Thượng Tuyên Hoá cũng nói y thế. nên tin là đúng ạ ^^

chỉ thắc mắc núi Kê Túc mà Ngài Maha Ca Diếp đang nhập định chờ Đức Phật Di Lặc ra đời là Núi Kê Túc ở Ấn Độ chứ ạ ?! Ấn Độ có núi Kê Túc, bên Trung Quốc cũng có núi tên như này .

" (Kukkutapāda-giri) còn dịch là Kê Cước, Tôn Túc, Lang Túc, Lang Tích, là một ngọn núi thuộc nước Ma Kiệt Đà, cách Già Da (Gayā) hơn 25 km về phía Đông Bắc là nơi ngài Ma Ha Ca Diếp nhập diệt. Đại Đường Tây Vực Ký quyển chín đã mô tả: “Núi cao chót vót, hang sâu thăm thẳm không đáy, cây to phủ kín hang núi… Sau này, tôn giả Ca Diếp Ba nhập diệt nơi ấy nên [người ta] không dám gọi thẳng tên núi mà gọi là Tôn Túc”. Do tại huyện Bảo Xuyên tỉnh Vân Nam cũng có một hòn núi mang tên Kê Túc nên Phật Giáo Trung Hoa đã đồng nhất núi này với núi Kê Túc tại Ấn Độ, và nơi ấy cũng được coi là đạo tràng ứng hóa của ngài Ma Ha Ca Diếp".

gốc phải là núi Kê Túc Ấn Độ chứ ạ !

#598 phapkhong

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 853 Bài viết:
  • 1642 thanks

Gửi vào 14/05/2020 - 20:28

Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm mà Thượng nhân Tuyên Hóa giảng nghe qua Video, ngài nói Ngài Ma Ha Ca Diệp đang nhập diệt tận định tại núi Kê Túc tỉnh Vân Nam Trung Hoa. Phapkhong y cứ theo lời Ngài nói chứ không để tâm tìm hiểu.

Kính Anh !

#599 Tre

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 2001 Bài viết:
  • 3546 thanks
  • LocationRừng sen&tre

Gửi vào 14/05/2020 - 20:32

Dạ vậy ạ, bamboo cũng thắc mắc thôi. Vì chưa xem đến những Pháp Âm nói về Kinh này của Hoà Thượng nên không biết ạ.

Thanked by 1 Member:

#600 kesayme

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 7 Bài viết:
  • 0 thanks

Gửi vào 14/05/2020 - 21:24

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

mjnhmjnh, on 31/10/2019 - 10:47, said:

"Tâm là chủ Thần , nơi thần khí cư ngụ , thống lĩnh mọi tư duy nhận thức , tương tác vối thế giới bên ngoài , không có thần thì chết , thần lung lay thì tinh thần bất ổn"

Vậy Tú hỏi, những người khi nghe thấy tin bất ngờ, đau buồn, tin shock, ... thì bị tăng huyết áp, ngất đi.
Vậy ở trường hợp này Tim không thể nào chủ Thần. Nếu tim chủ thần thì phải ngất đi rồi mới nghe, mới thấy, mới nghĩ được.
Bạn lý giải như thế nào? Là con sóng trên mặt nước hay bàn tay vỗ lên nó bây giờ...

Hồi kia đọc được kinh Phật như sau:

"Ý thức được về một sự vật, đó là Tâm thức."
"Trú sở của tâm thức ở trong hang động.
Nhãn thức bắt nguồn ở mắt; nhĩ thức bắt nguồn ở tai; tị thức bắt nguồn ở mũi; thiệt thức bắt nguồn ở lưỡi; thân thức bắt nguồn trong thân. Mặc dầu một vài tâm thức bắt nguồn nơi mắt, tai, mũi, v.v., đa số các hình trạng của tâm thức đều bắt nguồn từ trong buồng tim. Vì thế mà nói, một cách bóng bảy, "trú sở của tâm ở trong hang động"
Tâm thức chẳng có hình dạng; tâm có thể cảm nhận được sự vật, đối tượng của các giác quan; bản thể tâm là sự nhận thức một vật. Trong tiến trình nhận thức, tâm chẳng hề lià khỏi trú sở của nó, ngay cả trong khoảng một sợi tóc, nhưng nó có thể cảm nhận được các sự vật ở cách xa. Hai hay ba đơn vị tâm thức chẳng hề đồng thời khởi lên. Một đơn vị tâm thức chỉ khởi lên sau khi đơn vị trước biến đi, cái nầy tiếp theo cái kia một cách liên tục.
". - Trích từ: Vi diệu pháp nhựt dụng.


Theo khả năng hiểu của mình thì trú sở của tâm là ở tim, chứ tim không phải là tâm. Liên hệ với đời thường thì có thể đem cơ thể ra để so sánh với chiếc máy tính PC. Tim chúng ta có luồng điện mà dao động, CPU máy tính có luồng điện mà làm cho tinh thể thạch anh bên trong dao động để tính toán. Tim chúng ta xử lý thông tin để ghi nhận vào não, CPU xử lý thông tin để ghi nhớ thông tin vào ổ cứng. Vì tim ta có tâm trú ngụ nên chúng ta là con, còn CPU không có gì trú ngụ nên nó là vật.

p/s: tâm ta chỉ phát sinh từng suy nghĩ một, liên tục và rất nhanh, CPU thế hệ mới có thể tính toán cùng lúc nhiều luồng thông tin do nó chạy đa nhiệm nhiều core.
"

Sửa bởi kesayme: 14/05/2020 - 21:25







Similar Topics Collapse

7 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 7 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |