Jump to content

Advertisements




NHÂN GIAN DU KÝ


35 replies to this topic

#31 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 09/09/2011 - 04:53

NHÂN GIAN DU KÝ

HỒI HAI MƯƠI BẢY

VIỆN SÁM HỐI NAM THIÊN TU THÊM CÔNG ĐỨC

VIỆN THANH THIẾU NIÊN THUẬT RÕ NHÂN QUẢ

Phật Sống Tế Công

Giáng

Thơ

Thanh niên học đạo chính tương đương
Đại đạo hỏa trạch luyện tính vương
Tam triêu phùng hiển tu tảo ngộ
Mạc đãi niết bàn quái tự manh.
Đạo chấn phát dương bố thế gian
Chân lý phổ hóa lại thánh đàn
Thần Tiên giáng loan truyền chân pháp
Hữu duyên tham ngộ giai bất phàm.

Dịch

Học đạo thanh niên chính hợp thời
Pháp mầu nhà lửa tính rèn trui
Thăng hoa ít bữa tu mau ngộ
Chớ đợi niết bàn sợ mắt đui.
Chấn hưng đạo lớn giúp nhân gian
Chân lý truyền trao có thánh đàn
Giáng bút Phật Trời ban diệu pháp
Cơ duyên gặp gỡ quả thần tiên.

Tế Phật: Đêm nay có khoảng mười thanh thiếu niên ham thích đạo từ các nơi tới lễ Thánh và học đạo, khiến lòng ta vô cùng khoan khoái, ha ha, kẻ học đạo nếu như biết dùng tuổi trẻ để nghiên cứu tu tiến, tương lai chắc chắn vô cùng ơn ích. Ngược lại nếu như không biết quý tuổi thanh niên mà lỡ hoang phí thời gian vàng ngọc sau này mới biết đại đạo là quý báo thì e rằng quá trễ, cho nên đêm nay thanh niên các nơi gắng gỏi tới Thánh Hiền Đường tham dự đàn cơ, hi vọng trong kiếp này họ biết quý trọng cơ duyên tốt, việc tu hành ắt sẽ tinh tiến.

Thái Sinh: Ân sư đêm nay cũng đột nhiên cố gắng tới Thánh Hiền Đường xem thanh niên tham dự đàn cơ, hình như ân sư đặc biệt lo lắng đối với thanh niên tu đạo, song kể từ khi bắt đầu thời gian mạt thế tới nay, có một số thanh niên sợ tội ác của mình quá nặng, do đó nói tới việc tu đạo họ rất sợ, vậy kính mong ân sư vì họ giải quyết sự hoài nghi này.

Tế Phật: Vấn đề trò ngoan vừa trình bày rất hay, nếu như các thanh niên này đã có công tu đạo, thì chớ sợ đường đạo gập ghềnh khó đi, chỉ cần giữ vững lòng tin, tự mình đạp chân lên đất thực, tuần tự mà tiến, tương lai dĩ nhiên có thể học thông đạo lớn. Hiện tại thầy có giải đáp vấn đề này cặn kẽ cách mấy đi nữa cũng không bằng hướng dẫn trò ngoan đi quan sát sự thật hiển nhiên, hi vọng sẽ khiến được phần đông thanh niên lập chí học đạo, lập tâm hành pháp.

Thái Sinh: Thưa đêm nay ân sư hướng dẫn con đi thăm chốn nào?

Tế Phật: Thầy hướng dẫn con tới thăm viện sám hối, bởi vì trong viện này có rất nhiều vong hồn trước kia tội nặng, song sau này lại có tâm học đạo, nên đã tu thành quả vị, đêm nay thầy giúp con cơ hội được phỏng vấn các vị tu sĩ trong viện để con được rõ tại sao lúc sống các vị đó lại có thể đột phá hoàn cảnh khó khăn mà tu tới quả vị khí tiên thiên.

Thái Sinh: Quả là may mắn, như vậy con có thể học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm của các vị tu sĩ đó.

Tế Phật: Con có đức khiêm tốn, quả là thật hay lắm, con hãy lên đài sen, thầy trò mình bắt đầu khởi hành. (Tế Phật và Thái sinh ngồi trên đài sen, vun vút bay lên, lát sau bềnh bồng giữa không trung, hướng phía Nam Thiên bay tới).

Tế Phật: Đã tới viện Sám Hối Nam Thiên, trò ngoan hãy xuống đài sen.

Thái Sinh: Chốn này phong cảnh tuyệt đẹp, chim tiên, cây tiên đầy vườn, mây lành bay lượn khắp chốn kỳ hoa dị thảo mọc đầy, tất cả đã tạo thành cảnh tượng thanh bình an lạc, cực kỳ đẹp đẽ.

Tế Phật: Trò ngoan, con chớ tham lam quyến luyến cảnh này, bởi vì phong cảnh nơi đây tuy đẹp song không đẹp bằng cảnh con đắc quả vị tương lai.

Thái Sinh: Thưa, trò ngu chẳng dám mong cầu nhiều, con cũng không thể tưởng tượng được là cảnh sắc Nam Thiên lại có thể đẹp đẽ tới mức này, những người tu đạo hiện tại quả là có phước, chỉ mất mấy chục năm tu hành mà đổi được cả hàng vạn, hàng ngàn năm phúc báo tại cõi trời thì quả là xứng đáng lắm.

Tế Phật: Đúng vậy, thôi tạm ngưng cuộc đàm thoại, Thần Thánh trong viện đang đi tới đây để tiếp đón thầy trò ta, mình hãy theo quý vị đó vào trong viện.

Thái Sinh: Thưa vâng. (Tế Phật và Thái Sinh được mấy vị thần đón vào trong viện Sám Hối, Thái Sinh thấy các vị tu sĩ, người nào người nấy khí lành sung mãn, không lộ chút tà khí, Thái Sinh cảm thấy rất vui mừng, tâm hồn muôn phần khoan khoái, lúc này viện trưởng đang hàn huyên cùng Tế Phật).

Viện Trưởng: Tế Phật hạ cố tới đây, không rõ gió nào thổi tới, quả là khách quý hiếm có... Còn thưa vị người phàm tháp tùng Tế Phật này là ai?

Tế Phật: Ha ha, bữa nay tôi hướng dẫn người trần gian này tới thăm quý viện là cốt để viết sách Nhân Gian Du Ký.

Viện Trưởng: À thì ra nguyên nhân là như vậy, và thưa có phải vị này chính là thiên bút của Thánh Hiền Đường phải không?

Tế Phật: Chính phải.

Viện Trưởng: Xin mời hai vị vào phòng khánh tiết của viện để nghỉ ngơi.

Thái Sinh: Đa tạ sự tiếp đãi nồng hậu của Viện Trưởng, thưa không dám làm phiền.

Tế Phật: A, tôi thiết nghĩ thời giờ eo hẹp, nên xin viện trưởng cho mời vài vị tu sĩ của quý viện ra đây để Thái Sinh được dịp may, trước kết mối đạo duyên, sau được rõ về kinh nghiệm lúc còn tại thế của mấy vị đó.

Viện Trưởng: Thưa được, tôi sẽ truyền lệnh cho thuộc cấp lo liệu việc này ngay. (Viện Trưởng vừa ra lệnh xong, thấy có ngay ba vị tu sĩ từ trong đi ra gặp Tế Phật).

Thái Sinh: Thưa, chào mừng Đại Đức, kính xin Đại Đức cho biết sơ qua về hạnh tu đạt được quả vị Nam Thiên của Đại Đức.

Đại Đức: Thưa được, hiện thời là lúc cuối mùa của việc phổ truyền đạo lớn xuống cõi nhân gian do đó tôi được may mắn có người hướng dẫn tu đại đạo, nên ngày nay tôi mới có thể lên cõi trời này tu tiến tiếp.

Thái Sinh: Thưa không rõ lúc còn tại thế Đại Đức đã tu theo pháp môn nào?

Đại Đức: Tôi lúc sống vì nghiệp quá nặng, có một lần thân thể bị yếu đau, thuốc thang chẳng khỏi, đang khi khốn đốn không biết giải quyết cách nào, thì may mắn gặp bạn quý tới nói cho tôi hay rằng đó là bệnh nhân của nghiệp báo, song tôi vẫn bán tín bán nghi. Mãi về sau, một bữa tình cờ gặp được duyên may, tôi tới tham dự đàn cơ ở Thiện Đức Đường Sơn Đông để rồi sau đó đầu cửa Thánh tu Thánh Đạo, thân thể dần dần khỏe mạnh, song vì trách nhiệm gia đình còn quá nặng. Do đó tôi không thể một sớm một chiều hiến dâng tất cả cho Thánh giáo, nên tôi phải kiên trì đời đạo song tu và chăm lo công quả tại Thánh Đường ròng rã suốt mười năm trời. Tới lúc lìa khỏi dương gian may nhờ ân chủ Thiện Đức Đường đề bạt, tôi được tới viện sám hối để tiếp tục tu tiến, nghiên cứu y lý cùng đạo pháp để sau này khi trở lại trần gian nhậm chức thần tôi sẽ đem ra sử dụng để cứu nhân độ thế.

Thái Sinh: Cho nên có câu nói: “Trời không phụ người”. Lúc còn tại thế Đại Đức đã lo công phu công quả tại Thánh Đường ròng rã suốt mười năm thì công đức quả là siêu việt, xin chúc mừng Đại Đức. (Thái Sinh lại phỏng vấn tiếp vị tu sĩ thứ hai).

Đại Đức: Nói ra quả là mắc cở, lúc còn tại thế, tôi vốn là một kẻ quá hư hỏng, ngày nào như ngày nấy chỉ nhậu nhẹt du hý, chẳng biết học đạo là gì, may nhờ ngẫu nhiên gặp cơ hội tốt, được vợ tôi cảm hóa, giúp tôi tỉnh ngộ và tu đạo lớn, vì vậy ngày nay tôi mới có thể tới được nơi này.

Thái Sinh: Sự may mắn này có thể giải thích rõ được lý do không?

Đại Đức: Việc này có quan hệ nhân quả ba kiếp, lúc sống vợ hiền của tôi chính là người tu đạo, chỉ có mình tôi hư hỏng, tôi thường phá phách sự tu hành và danh dự của vợ tôi, để mong vợ tôi bỏ ngang việc tu đạo, song vợ tôi càng kiên trì nên sáu năm sau, tôi bị đức từ bi, tính khoan dung cùng ý chí kiên trì của vợ tôi cảm hóa. Từ đó về sau tôi không những tôi không còn nuôi ý chí phá hoại sự tu hành của vợ tôi, mà trái lại tôi càng khuyến khích giúp đỡ thêm cho đến trọn đời. Nhờ vậy sau khi từ giã cõi trần tôi không thể ngờ rằng lại được chư Thánh Thần gia hộ hướng dẫn tới nơi này tiếp tục sự nghiệp tu hành.

Thái Sinh: Thật quả là diễm phúc, lúc sống có được người vợ hiền đã giúp đỡ lòng khuyến khích tu thành quả vị Thần chân chính.

Viện trưởng: Khuyên người đời nên cố gắng tới cửa Thánh học đạo để thành kẻ đường đường chính chính, đầu đội trời chân đạp đất.

Thái Sinh: Thưa rất phải. (Thái Sinh lại phỏng vấn tiếp vị tu sĩ thứ ba). Xin Đại Đức cho biết lúc còn tại thế đã tu hành như thế nào?

Đại Đức: Thưa lúc sống tôi giữ chức thủ quỹ của một ngôi đền, hàng ngày tiền cúng dường của thập phương bá tính thu được rất nhiều, song tôi không hề tham lạm một đồng một cắc, rất mực thanh liêm. Bởi giữ lòng trong sạch, dốc tâm vì đạo cho nên tôi tuy học vấn nông cạn song Thần Chủ vẫn đề bạt, do đó tôi mới được ân phước tới nơi đây tiếp tục học đạo.

Thái Sinh: Hạnh tu này thật quả khó đạt, kẻ tu đạo giữ được thân tâm trong sạch là việc làm cực kỳ khó khăn, song Đại Đức thực hiện nổi thì đương nhiên hiển Thánh.

Tế Phật: Trò ngoan hãy tạm kết thúc công cuộc phỏng vấn bữa nay tại đây, dịp khác có cơ hội sẽ tiếp tục.

Thái Sinh: Thưa vâng. (Tế Phật cùng Thái Sinh chào từ biệt ngài Viện Trưởng cùng chư vị tu sĩ).

Tế Phật: Trò ngoan hãy mau lên đài sen, chuẩn bị trở lại Thanh Hiền Đường.

Thái Sinh: Thưa con đã sẵn sàng, kính mời ân sư lên đường.

Tế Phật: Đã về tới Thánh Hiền Đường, Thái Sinh xuống đài sen, hồn phách nhập thể xác.

#32 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 09/09/2011 - 04:56

NHÂN GIAN DU KÝ

HỒI HAI MƯƠI TÁM

LUẬN TU ĐẠO, CÁC ĐẠO TỰ NHIÊN CÙNG MỘT TÂM

BÀN HỌC PHÁP, CÁC PHÁP TRÒN ĐẦY KHÔNG HAI Ý

Phật Sống Tế Công

Giáng

Thơ

Thiên ý nhân tính thuận tự nhiên
Tôn giáo ý nghĩa bất vi yên
Giả sức bất trang chân quân tử
Thực tướng thế giới khả kết duyên.

Dịch

Thiên lý nhân tình hợp tự nhiên
Nhiệm mầu ý đạo gắng trao truyền
Giả nhân giả nghĩa phi quân tử
Thế giới chân tâm hẳn kết duyên.

Tế Phật: Lý đạo bao giờ cũng hợp tự nhiên, cũng muốn con người sống thuận theo lẽ trời, do đó trong sách trung dung có nói: “Mệnh trời gọi là tính, tính đó khi phát lộ ra gọi là đạo, tu đạo gọi là giáo. Đạo một giây một khắc chẳng thể xa lìa; còn xa lìa được chẳng phải đạo”. Do đó nếu như hiểu được rằng người ta ai cũng có tính trời tự nhiên, hành động hợp với lẽ trời thì gọi là hữu đạo. Còn nếu như nghịch ý trời, làm điều vô nhân thất đức thì gọi là vô đạo. Thánh Thần Tiên Phật không nỡ nhìn cảnh nhân tính bị đọa lạc, bởi vậy các ngài đã ban truyền đạo lý để làm khuôn mẫu giúp người đời tu tâm sửa tính. Ví dụ như những kẻ làm ác, kẻ chuyên phá hoại, hoặc âm mưu làm điều bất lương, nghĩa là tất cả những gì họ toan tính thì khi chết đều trở thành không. Phải biết được rằng người ta khi chết là chỉ chết phần thể xác, còn phần linh hồn vẫn tồn tại và xuất hiện lại ở thế giới siêu hình bên kia cõi thế. Kiếp sống của con người chẳng qua chỉ là để đeo mang thân xác nặng nề mà thôi, những kẻ bài xích tôn giáo tức là chối bỏ luật lệ tự nhiên, họ sẽ chẳng hề kính nể cứ mặc tình mặc sức tạo nghiệp chướng, do đó mà sang giàu khốn khổ, vinh nhục được thua, nhân quả luân hồi không dứt, gây đau khổ cho tâm hồn. Có một số người coi thường việc học đạo, chỉ ham thích tranh đua, mỗi khi nghe nói tới đạo là họ sợ hãi như nói tới cọp quả là sợ đạo như sợ cọp. Con người ta ai cũng sống trong đạo, đi trên đường đạo, ví dụ như luật tồn vong của cơ thể con người, luật vũ trụ vận chuyển làm mà không làm, làm ở cõi vô sinh sinh hóa hóa không ngừng, đều là sản sinh biến hóa từ cõi hư không vô cực.

Thái Sinh: Sự vận hành của trời đất vạn vật, đúng như lời dạy của đức Lão Tử về đạo Vô Vi.

Tế Phật: Đạo của đức Lão Tử siêu việt hẳn cả hai phương diện tích cực lẫn tiêu cực, quan niệm bình thường thì cho rằng tích cực là thắng, tiêu cực là bại, còn Lão Tử đạt tới cảnh giới tối cao của tư tưởng, còn tất cả nhân loại đều hướng tới mục tiêu duy nhất là dục vọng, để rồi sinh vì dục vọng mà tử cũng vì dục vọng, còn nếu như thiếu dục vọng thì là tiêu cực là thống khổ. Bởi vậy đã vì tiêu cực mà sinh, vì tiêu cực mà tử, đó cũng là căn bệnh là nỗi thống khổ chung của nhân loại, vì đánh mất ý nghĩa thâm sâu, đích cao vời nên bị thất tình, lục dục gây phiền nhiễu, tâm linh nhân loại bị hố thẳm sinh lão bệnh tử chôn vùi, hư vinh danh lợi là huyệt táng chúng sinh. Vậy thì thứ gì mất đi là có giá trị và ý nghĩa của nhân sinh? Đạo của Đức Lão Tử là đạo thuần phác không xa hoa, thanh tâm diệt dục để đạt tới cảnh giới siêu diệu vô vi, tuy vậy chỉ cần một vài câu là có thể bao quát được toàn thể, song cũng chẳng cần phải thực hành công phu chân chính mới có thể đạt tới cảnh giới ngộ đạo.

Thái Sinh: Thưa lời dạy của ân sư thấu triệt cơ trời siêu diệu, bày tỏ được hết lý đạo của đức Lão Tử, con tin rằng những ai ưa thích đạo thì trình độ nhận thức đều được nâng cao lên một bậc.

Tế Phật: Trò ngoan, thời giờ đã trễ, thầy trò mình phải mau khởi hành.

Thái Sinh: Thưa lời dạy của ân sư vô cùng hữu lý, con đã sửa soạn xong, kính mời ân sư lên đường.

Tế Phật: Đã tới nơi, trò ngoan mau xuống đài sen.

Thái Sinh: Cảnh trí nơi đây hoàn toàn u tịch, phía trước ngoài chùa Phật còn là nơi cư ngụ của đức Bồ Tát. Xin lạy chào ra mắt đức Bồ Tát. (Thái Sinh gặp đức Bồ Tát Diệu Năng hóa thân, hào quang tỏa ngời).

Bồ Tát: Miễn lễ.

Thái Sinh: Thưa ngu sinh bất tài, bữa nay được ân phước diện kiến đức Bồ Tát, kính xin ngài chỉ giáo nhiều cho.

Bồ Tát: Thái Sinh đã vì nhiệm vụ phổ hóa đạo lý mà gia công gia sức quả thật là phi phàm.

Thái Sinh: Thưa nói càng thêm thẹn, tuy có thiện tâm phổ hóa đạo lý song người đời vẫn còn quá tham dục nên khó bề thức ngộ.

Bồ Tát: Thái Sinh chớ vì vậy mà sinh lòng chán nản vì lẽ chốn phàm trần cũng ở trong vòng thái cực, thái cực là bao gồm âm dương, do đó thiện ác nhân quả đối đãi tuần hoàn, nên công lao phổ hóa không giới hạn.

Thái Sinh: Đa tạ đức Bồ Tát đã mở trí... Tại cõi thanh tịnh này, nếu như có thể xuất gia ở lại đây quả là ơn phước, xin đức Bồ Tát chỉ dạy cho sự quan hệ giữa thành đạo và xuất gia?

Bồ Tát: Thân tuy xuất gia song tâm chưa nhập đạo thì chưa phải là thật xuất gia; tâm đã nhập đạo mà thân chưa xuất gia cũng là thật xuất gia; nếu thân xuất gia, tâm lại nhập đạo tức là cả thân lẫn tâm đều xuất gia. Cho nên, thân xuất gia chỉ là giả tướng, không phải là thực tướng. Hình tướng là giả, thực tướng mới là chân, cho nên việc thành đạo không có liên quan với hình tướng mà chỉ liên quan với thực tướng.

Thái Sinh: Kính xin đức Bồ Tát chỉ dạy cho. Thế Giới Tây Phương Cực Lạc ở tại chốn nào?

Bồ Tát: Nơi đây là Thế Giới Tây Phương Cực Lạc.

Thái Sinh: Thưa vậy thì không còn gì để nói.

Bồ Tát: Tâm tĩnh ắt cõi Phật tĩnh cũng cùng một nghĩa.

Thái Sinh: Theo như lời dạy của đức Bồ Tát thì Tây Phương Cực Lạc Thế Giới chỉ là một danh xưng mà thôi, còn ngoài ra không có nơi nào là Thế Giới Tây Phương Cực Lạc?

Bồ Tát: Tất nhiên phải có cảnh Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, song con người vọng động tâm không tĩnh thì chẳng thể tới được, cho nên khi nói đây là Thế Giới Tây Phương Cực Lạc là muốn biểu thị ý nghĩa: “Phải có tâm Tây Phương trước rồi sau mới có cõi Tây Phương”.

Thái Sinh: Ha ha, lời dạy của đức Bồ Tát quả thật là siêu diệu, sẽ giúp người đời thức tỉnh sâu xa, và hiểu được rằng phải thực hành như thế nào mới có thể siêu sinh cõi Phật

Bồ Tát: Muốn siêu sinh cõi Phật Tây Phương không khó, chỉ cần tẩy trừ sạch căn duyên tửu sắc, tài khí, ái ố dục liền thành Tiên tiêu dao tự tại.

Thái Sinh: Thưa đúng vậy, đúng vậy, tất cả chúng sinh đều có Phật tính, nhưng những tội hồn bị đày tại địa ngục có Phật tính không?

Bồ Tát: Đương nhiên cũng có Phật tính.

Thái Sinh: Thưa nếu có Phật tính thì Phật tính có cùng chịu hình phạt không?

Bồ Tát: Phật tính không bị hủy hoại, không tướng, không trụ do đó không bị tội.

Thái Sinh: Thưa, tại sao lại không cùng chịu tội?

Bồ Tát: Phật tính vô hình vô tướng, chân không diệu hữu. Còn tính chúng sinh chấp trước phiền não, tham dục không cùng, hồn phách không rời, do đó Phật tính có thể ví với “không”, chúng sinh tính có thể ví với “hữu” bởi vậy mà Phật tính không cùng chịu tội.

Thái Sinh: Thưa đức Bồ Tát có thể nói rõ về quá khứ lúc còn tại thế không?

Bồ Tát: Đã gọi là Bồ Tát thì không còn có tâm quá khứ, hiện tại, vị lai vậy mà Thái Sinh lại còn muốn biết về quá khứ của tôi sao?

Thái Sinh: Ha ha, đa tạ Bồ Tát đã mở trí cho, lời dạy của Bồ Tát quả là siêu diệu. Kính xin đức Bồ Tát giảng giải về ý nghĩa của tiếng “Phật”.

Bồ Tát: Phật tức chẳng phải là loại người tam tâm tứ tướng, thất tình lục dục. Phật không chấp, không nhiễm, không phân biệt, không đến không đi, cho nên gọi là Phật.

Thái Sinh: Thưa còn phàm tâm chết, Thánh tâm sống ý nghĩa là như thế nào?

Bồ Tát: Phàm tâm tức là tâm người trần, tâm phiền não, cũng là tâm khỉ ý ngựa, thường trói buộc cùng thất tình lục dục cho nên người phàm không giữ hồn yên tịnh nổi một ngày, tâm thanh tĩnh nổi một phút. Thứ tâm này là phàm tâm, do đó chỉ người tu đạo mới có thể chế phục nổi tâm này, để cho tâm trong sáng giác linh hiển lộ, tâm trong sáng giác linh là tâm thánh, tâm siêu phàm.

Thái Sinh: Thưa tại sao thiền tông lại phân chia thành ba bậc: thượng, trung, hạ?

Bồ Tát: Vì chúng sinh phân biệt nên mới có sự phân chia thành ba cấp thượng, trung, hạ còn theo như sự tri kiến của Phật thì không có phân biệt thượng, trung, hạ.

Thái Sinh: Thưa vậy thì còn gì để nói.

Bồ Tát: Bởi vì chúng sinh phân chia thành ba bậc thượng, trung, hạ, cho nên Tiên Phật mới thiết lập ba bậc pháp thượng, trung, hạ. Chúng sinh nếu như không có tâm phân chia ba bậc thượng, trung, hạ thì Tiên Phật cũng chẳng thiết lập ba bậc pháp thượng, trung, hạ, đó là tất cả nguyên nhân.

Thái Sinh: Thưa có phải giữ được tâm Như Lai là đắc pháp thượng thừa?

Bồ Tát: Ha ha, Thái Sinh nói rất đúng, pháp Như Lai chỉ có một pháp, giữ một tâm duy nhất sao cho giống hệt tâm sơ nguyên bản lai thì là tâm Như Lai, là tâm Phật vậy.

Thái Sinh: Thưa thế nào là đốn ngộ?

Bồ Tát: Đốn là từ bỏ tâm tư vọng tưởng, ngộ là thấy tính đạo đức là pháp môn đốn ngộ.

Tế Phật: Lời dạy của huynh Diệu Năng quả là thuộc trí huệ siêu việt, giúp kẻ học đạo thấy được cảnh giới mới mẻ, thật quả phi phàm.

Bồ Tát: Đạo huynh chớ quá khen, ai mà không rõ đạo huynh có thể phân thân thành muôn vạn ức, không trói không buộc, độ được rất nhiều Phật tử có duyên.

Tế Phật: Huynh Diệu Năng chớ quá ca ngợi. Bữa nay thời giờ đã trễ, xin tạm ngừng cuộc đàm đạo tại đây, hi vọng còn có dịp gặp lại, chào tạm biệt.

Thái Sinh: Xin lạy chào từ giã cùng đa tạ đức Bồ Tát đã ban lời chỉ giáo vàng ngọc.

Tế Phật: Trò ngoan hãy lên đài sen, chuẩn bị trở lại Thánh Hiền Đường.

Thái Sinh: Thưa con đã sửa soạn xong, kính mời ân sư khởi hành.

Tế Phật: Đã về tới Thánh Hiền Đường, Thái Sinh xuống đài sen, hồn phách nhập thể xác.

#33 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 09/09/2011 - 04:58

NHÂN GIAN DU KÝ

HỒI HAI MƯƠI CHÍN

LUẬN ĐẠO PHÁP, VIÊN THÔNG TÙY DUYÊN HIỂN LỘ

HỎI TỘI HỒN ÂM PHỦ THẸN TẢ QUÁ KHỨ

Phật Sống Tế Công

Giáng ngày 23 tháng 8 năm Nhâm Tuất (1982)

Thơ

Thuyết pháp vô định pháp
Dĩ chúng sinh tâm vi pháp
Đàm đạo vô định đạo
Dĩ chúng sinh tâm vi đạo.

Dịch

Thuyết pháp không chấp pháp
Coi tâm chúng sinh là pháp
Luận đạo không chấp đạo
Coi tâm chúng sinh là đạo.

Tế Phật: Kể từ khi Thánh Hiền Đường phổ hóa đạo pháp tới nay, đã giảng giải rất nhiều về đạo pháp, lại tới trung pháp rồi tiểu pháp, có khi lại thuyết cả về vô thượng pháp, khiến lắm lúc chúng sinh chẳng biết chọn lựa pháp nào, nên ta nay chi bằng chỉ nói một lời là thâu hết lẽ đạo, đó cũng là cách thuyết pháp mà không chấp pháp, giảng đạo mà không chấp đạo. Cảnh ngộ nội tâm trong mọi chúng sinh khác biệt hẳn nhau, do đó sự trình bày chân lý của Thánh Thần Tiên Phật cũng không thể theo một phương thức nhất định nào mà phải uyển chuyển nương theo từng căn cơ của mọi chúng sinh để dìu dắt từ thấp lên cao. Bởi vậy điểm quan trọng của việc tạo ra pháp này pháp nọ là bởi chúng sinh, còn nếu như không có chúng sinh ắt hẳn chẳng cần thuyết pháp giảng đạo. Do đó, đạo pháp hoàn toàn vì loài người mà giảng giải luận bàn, cũng không hề phân biệt kẻ trí người ngu.

Thái Sinh: Lời dạy của ân sư vô cùng chí lý, đối với người thuộc giới hạ thừa giảng pháp hạ thừa, đối với người trung thừa giải pháp trung thừa, đối với người thượng thừa giảng pháp thượng thừa, thiết tưởng đó là tất cả ý nghĩa quan trọng.

Tế Phật: Trò ngoan, căn cứ theo điều con vừa trình bày thì chỉ cần đạt được sự ứng hợp hòa hài mà thôi, khó có thể giúp kẻ học đạo tiến bộ nhanh chóng, còn nếu như đối với giới hạ thừa giảng pháp trung thừa. Đối với trung thừa giảng pháp thượng thừa, đối với thượng thừa giảng pháp vô thượng thì hẳn là sẽ giúp người học đạo tiến bộ lẹ hơn, cao hơn. Các bậc thánh hiền từ xưa tới nay đều theo phương thức này mà hướng dẫn kẻ hậu học, nên sự cố gắng tìm ra phương pháp của các ngài cực kỳ gian khổ.

Thái Sinh: Lời dạy của ân sư con càng nghe càng thấy vô cùng hữu lý, trí tuệ của con còn nông cạn nên rất cần sự khai thị của thầy.

Tế Phật: Con nói đúng, bởi lẽ đối với một kẻ có thành kiến và cố chấp, luôn luôn co mình, thâu trí, nên đạo họ theo chỉ là đạo giới hạn, chỉ biết có pháp mình mà thôi, huống nữa lại còn có một số người chỉ biết người khác cung kính vâng lời mình còn chẳng chịu nghe ai cả, do đó rất khó mở trí cho họ.

Thái Sinh: Thưa ân sư, tình trạng này rất nhiều, do đó: “Đạo không chung chẳng thể cùng lo toan”. Nghĩ kỹ thì nguyên nhân chỉ tại vậy thôi.

Tế Phật: Ha ha, thời gian vô cùng quý báu, tạm ngưng cuộc đàm đạo chiều nay tại đây, trò ngoan mau lên đài sen, chuẩn bị khởi hành.

Thái Sinh: Thưa con đã sẵn sàng, kính mời ân sư lên đường.

Tế Phật: Trò ngoan, phía trước là nơi về của kiếp người.

Thái Sinh: Thưa, phía trước là nhà quan, tại sao ân sư lại kêu là nơi về của kiếp người.

Tế Phật: Đó không những là nơi về của kiếp người mà còn là nơi tạm nghỉ của thể xác chúng sinh.

Thái Sinh: Thưa lời dạy của ân sư vô cùng chí lý, tới chốn này còn có kẻ thống khổ, quả thật là đáng thương.

Tế Phật: Sinh ly tử biệt là vấn đề không thể tránh nổi của con người, song kiếp người chẳng phải là kiếp thật, sự chết chẳng phải là thật chết. Chớ nên cho cõi sống là vui, cõi chết là buồn, đến làm sao thì đi làm vậy, bởi lẽ sống chết chỉ là sự tự nhiên của kiếp người, kẻ trí tuệ chỉ yêu quý cái ta chân thật (linh hồn), chứ nên chấp trước cái ta giả dối (thân xác)... Thầy trò mình hãy vô trong phỏng vấn.

Thái Sinh: Thưa vâng. (Khi Tế Phật và Thái Sinh vô trong thấy Tướng Quân áp giải các vong hồn, Thái Sinh thắc mắc hỏi Tế Phật). Thưa ân sư Tướng Quân phía trước do đâu phái tới?

Tế Phật: A, họ được Thành Hoàng phái đến. (Tướng Quân từ trong nhà quàn thấy Tế Phật tới vội vàng cung kính lạy chào).

Tế Phật: Quý Tướng Quân chịu nhiều gian khổ.

Tướng Quân: Thưa vâng.

Tế Phật: Trò ngoan hãy phỏng vấn quý Tướng Quân.

Thái Sinh: Thưa tuân lệnh... Xin hỏi quý Tướng Quân từ đâu tới, và tại sao lại quá bận rộn đến như vậy.

Tướng Quân: Chúng tôi phụng mệnh Thành Hoàng tới đây.

Thái Sinh: À thì ra nguyên nhân là như vậy, còn ân sư Tế Phật và tôi đêm nay tới đây vì lý do viết sách Nhân Gian Du Ký, ước mong Tướng Quân giúp đỡ để tôi được phép phỏng vấn vài vong hồn?

Tướng Quân: Được, Thái Sinh cứ tự nhiên.

Thái Sinh: Cảm ơn Tướng Quân nhiều… (Thái Sinh phỏng vấn vong hồn thứ nhất, nhưng vong hồn lại bưng miệng không nói).

Tướng Quân: Vong hồn... hãy mau thành thật thuật lại những hành động còn tại thế, để sau này xuống địa ngục, ta trình với Minh Vương, vong hồn sẽ được giảm khinh hình phạt. (Sau khi nghe tướng quân giải thích, vong hồn có ý hối hận).

Vong Hồn: Nhớ lại những hành vi lúc sống, tôi vô cùng mắc cở, thì làm sao tôi có thể tường thuật lại? Thưa khó khăn cho tôi quá, chi bằng sớm đưa tôi xuống địa ngục cho rồi.

Thái Sinh: Này Vong Hồn, đêm nay chúng tôi tới đây với mục đích viết sách khuyên đời, nên sự thẹn thùng hối hận của vong hồn rất hữu ích, hy vọng vong hồn thuật lại tất cả những hành vi lúc sống để viết vào sách khuyên răng người đời, khi ấy quả là công lao của vong hồn chẳng nhỏ, hơn nữa lại hứa sẽ dấu kín danh tính cùng địa chỉ để vong hồn được yên tâm.

Vong Hồn: Hai anh em vong hồn kia ra vẻ vô cùng lương thiện, khiến tôi càng mắc cở, thật không thể tưởng tượng được rằng trên đời lại có người lương thiện tới mức đó, nhìn thấy tấm gương này khiến tôi càng hối hận là tại sao lúc còn tại thế tôi không cố gắng sống đời lương thiện.

Thái Sinh: ... (Thái Sinh sau khi nghe vong hồn trình bày chẳng biết nói sao hơn).

Vong Hồn: Thưa, tôi xin thuật lại những hành vi lúc sống của tôi, vốn là kẻ thông minh song chỉ vì một phút lỗi lầm mà đi lạc vào đường tối tăm, cũng bởi tại tôi có tính hung hăng hiếu thắng. Lúc còn đi học, đã kết giao với loại bạn bất lương, thường hiếp đáp các học trò hiền lành nên hồi đó tôi là tên du đãng nổi danh, luôn luôn gây ra các trận ẩu đả, phạm những lỗi lầm quá lớn, thành sớm bỏ học hành, trốn khỏi gia đình tới Đài Bắc kiếm sống. Khi mới tới Bắc Bộ, xin được học sửa xe hơi một thời gian, song ngựa quen đường cũ lại kết giao cùng bọn lưu manh hành động bất lương, gây sóng gió lớn lao. Sau một thời gian, vì muốn có thật nhiều tiền, tôi lại đi theo băng chuyên nghề cạy khóa, ban đầu đánh cắp xe đạp, về sau liều mạng đánh cắp cả xe gắn máy, xe hơi để bán lấy tiền. Tuy ngón nghề rất giỏi, song tôi cũng từng bị bắt và bị ngồi tù ít năm. Sau khi ra tù tôi đã không chịu giác ngộ lại còn tiếp tục lập bè kết đảng, hàng ngày tính chuyện ăn hàng. Bữa nay sau khi cùng đồng đảng nhậu nhẹt say sưa lái xe về nhà tới nửa đường vì suốt ngày tâm thần bất ổn, kết quả chỉ một chút sơ ý, xe lao vào đầu cầu, hồn lìa khỏi xác. Thật không ngờ... A, cũng bởi tại lúc sống không lo làm người lương thiện khi thác xuống âm phủ mới biết là chỉ chết phần thể xác còn linh hồn vẫn còn tồn tại.

Thái Sinh: Vong hồn đã thuật lại những điều từng làm khi còn tại thế, không hề giấu diếm mảy may, quả là hết sức thành thật. Hi vọng những điều hiếm có đó sẽ là tấm gương tốt cho người đời soi chung. Tin rằng những kẻ bất nhân đang âm thầm tác yêu tác quái trong bóng tối được đọc những điều vong hồn vừa thuật lại chắc chắn sẽ sớm hồi tâm, quay về đường quang minh chính đại... Xin vong hồn thứ hai thuật rõ lại những hành động đã làm lúc còn tại thế?

Vong Hồn: Lúc sống tôi ham mê cờ bạc, bây giờ tôi kể lại hi vọng sẽ không bị chê cười.

Thái Sinh: Vong hồn, không có chuyện đó đâu, xin cứ an tâm.

Vong Hồn: Kể lại những hành động của đám người ham mê cờ bạc, chắc chắn sẽ có kẻ nghiến răng trợn mắt, vì tại nơi chiếu bạc người ta đối xử với nhau chẳng khác gì phường giác đấu. Bề ngoài thì anh anh tôi tôi, song trong bụng giấu cả bồ dao găm, tình bạn chân thật rất hiếm có, dù là đôi bạn thân đi nữa, song khi ngồi vào chiếu bạc thường thường tình bạn cũng bị tổn thương, hoặc có khi còn biến thành kẻ thù của nhau.

Thái Sinh: Lời nói của vong hồn chắc chắc sẽ giúp nhiều người tỉnh ngộ, quả là liều thuốc thần diệu, tuy nhiên tôi cũng còn hoài nghi không thể tin tưởng được rằng những kẻ ham mê cờ bạc lại thay lòng đổi dạ mau đến như vậy.

Vong Hồn: Được, tôi vốn là một nông dân nhưng lại mưu cầu vinh hoa phú quý, nên mới dời tới Bắc Bộ để mong thực hiện ý đồ, ban đầu làm thợ nề, trong giờ nghỉ bày trò đánh bài chơi, sau đó trở thành ham thích, liền rủ nhau tới sòng bạc, càng đánh càng say mê. Thời gian sau tôi mới khám phá ra rằng nơi các sòng bài thường có các mánh khóe gian lận, do đó nắm chắc được phần thắng. Bởi vậy tôi đã học cách xảo trá của họ, rồi lợi dụng cơ hội rủ rê bạn bè hoặc làm quen với các thương gia giàu có để đưa họ vào tròng. Bất kể thân sơ tôi đều lập kế lừa họ, thậm chí đến cả anh em tôi cũng không từ. Lúc mới bắt đầu đánh tôi đều vờ thua để làm kế đưa mồi nhử cá, cho tới khi cá cắn câu tôi mới giật.

Thái Sinh: Vong hồn giật như thế nào?

Vong Hồn: Các con bạc càng ăn càng đánh lớn, cho tới lúc họ hoa mắt vì tiền tôi mới ra tay, như vậy thì không phải là kẻ chuyên sống bằng nghề cờ gian bạc lận thì làm sao biết nổi? Nên có rất nhiều người đã bị tôi làm cho tán gia bại sản, giờ đây nghĩ lại tôi quả là kẻ vô cùng bất nhân.

Thái Sinh: Đúng hành động như vậy là phản lại luân thường đạo lý.

Tế Phật: A, đêm nay thời giờ đã trễ, trò ngoan mau lên đài sen chuẩn bị trở lại Thánh Hiền Đường.

Thái Sinh: Thưa con đã sẵn sàng, kính mời ân sư lên đường.

Tế Phật: Đã về tới Thánh Hiền Đường, Thái Sinh mau xuống đài sen, hồn phách nhập thể xác.

#34 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 09/09/2011 - 05:00

NHÂN GIAN DU KÝ

HỒI BA MƯƠI

TỚI CÔNG VIÊN XEM LÒNG NGƯỜI DẠO CẢNH

BÀN NHÂN QUẢ THẤY THIỆN ÁC RÕ RÀNG

Phật Sống Tế Công

Giáng ngày 29 tháng 8 năm Nhâm Tuất (1982)

Thơ

Thành trụ hoại không vật thủy chung
Sinh lão bệnh tử nhân sở thống
Thanh tâm quả dục siêu phàm giới
An bần lạc đạo tự khinh túng.

Dịch

Muôn vật trước sau có lại không
Bệnh già sống thác đớn đau lòng
Tâm trong bớt dục siêu phàm giới
Vui đạo cam nghèo chẳng ước mong.

Tế Phật: Thành trụ hoại không là quá trình sinh hóa tự nhiên của vạn vật, và kể cả loài người cũng cùng chung số phận, thân xác có sống ắt có chết. Ngoại trừ số ít người bớt dục giữ tâm thanh tịnh mới có thể sống được cuộc đời an bần lạc đạo, còn ngược lại phần đông thân tâm khổ nhọc, tinh thần sa sút, bởi lẽ loại người này đã không lo vun bồi nội lực, lại còn phung phí sức quá nhiều. So sánh hai hạng này thì thấy ngay rằng loại trên cầu hưởng ân phước, loại dưới cầu thương thân hại mệnh. Cho nên trong khoảng sống chết, kẻ chân thành giải trừ phiền muộn, chịu an dưỡng tính mệnh quả là hiếm hoi, song cũng chính nhờ lo công phu thực hành pháp lý họ đã hiểu được đạo sống chết, vượt thoát được giả tưởng sinh tử ràng buộc mà đạt tới cảnh giới tự tại giải thoát. Do đó chỉ những ai giác ngộ được mới có thể thoát tục mà thôi.

Thái Sinh: Loại người trên hẳn đã hiểu được chân bản ngã chẳng sinh cũng chẳng tử.

Tế Phật: Trò ngoan nhận xét rất đúng, loại người đó sống chẳng vui, chết chẳng buồn, vượt khỏi vòng sinh tử. Thôi bữa nay tạm ngưng cuộc đàm đạo tai đây, thầy trò mình còn phải lo việc viết sách.

Thái Sinh: Thưa vâng, con đã chuẩn bị sẵn sàng, kính mời ân sư khởi hành.

Tế Phật: Đã tới nơi, trò ngoan xuống đài sen.

Thái Sinh: Thưa ân sư đêm nay con cảm thấy vô cùng nhẹ nhàng thoải mái. Tế Phật: Tại sao?

Thái Sinh: Thưa vì được ân sư hướng dẫn tới công viên.

Tế Phật: Ha ha, suốt ngày suốt đêm được nhẹ nhàng thoải mái là bởi tại dốc lòng lo độ chúng sinh.

Thái Sinh: Kính xin ân sư giảng rõ về lẽ thiền cơ.

Tế Phật: Ha ha, trò ngoan tin là thầy hiểu rõ thiền cơ sao?

Thái Sinh: Thưa tại sao đêm nay ân sư lại hướng dẫn con tới công viên?

Tế Phật: Để con phỏng vấn một người đang “Rảnh rang ngoạn cảnh đêm thư thái. Tâm tình hỗn loạn ý mang mang”.

Thái Sinh: Tâm huyết ân sư như sóng trào, lời nói ngụ ý quá sâu xa nên trò ngu không hiểu nổi.

Tế Phật: Trò ngoan hãy nhìn những người tản bộ kia, bề ngoài thì có vẻ thảnh thơi, song bên trong tâm hồn băn khoăn nhiều nỗi, nên sự thoải mái giả tạo đó không thể che giấu nổi những khoắc khoải hoang mang tận đáy lòng. Cũng bởi tại họ đang hồi tưởng lại dĩ vãng u ẩn nên tâm hồn mới héo hắt, bàng hoàng. Đêm nay đám người già trẻ đó tới đây với mục đích để cho khuây khỏa được tất cả những sự băn khoăn lo lắng.

Thái Sinh: Lời dạy của ân sư quả là siêu diệu, con thấy những người đó cứ thở ngắn than dài, tâm trí họ dường như vô cùng bấn loạn, chắc hẳn thâm tâm họ có điều chi thắc mắc cần phải giải quyết mà giải quyết không xong.

Tế Phật: Trò ngoan, người kia bữa nay thất thần, lạc phách trông thật đáng thương, chẳng một ai, có thể ngờ rằng trước đây ba chục năm, trong giới giang hồ y đã từng hét ra lửa.

Thái Sinh: Quả là người trước sau đã đi cả ngàn vạn dặm.

Tế Phật: Thời thế đổi thay, gió nước luân lưu biến chuyển, khi xưa thân thể y cường tráng, tâm ôm ấp bao mộng lớn, ngày nay sau khi trải qua nhiều năm tháng dãi dầu, lênh đênh gian khổ, áo mỏng chiếc thân, phách lạc hồn siêu, đầu đường xó chợ, cũng bởi tại họa báo do y tự chuốc.

Thái Sinh: À thì ra nguyên nhân là như vậy.

Tế Phật: Ông già tật nguyền kia vốn là một quân nhân giải ngũ, lúc còn là thanh niên gặp thời tao loạn đã tòng chinh, hiện giờ được xuất ngũ, xét về tư cách là người chính trực vô tư, tương lai chắc chắn được phúc báo.

Thái Sinh: Là người dốc lòng đền ơn nước, rất được dân chúng kính phục, xin cầu chúc gặp được phước lành, an hưởng lộc trời vô lượng.

Tế Phật: Còn người ngồi trên kia thân thế siêu phàm, song lúc sống không rõ nhân quả, không tin Thần Phật, do đó việc thiện không làm, tính tốt không tu, phước lộc tiêu tan, cuối cùng sự nghiệp bị nghịch cảnh trái ngang, năm trước vợ chết vì bệnh ung thư, hiện thời chỉ ngồi thương tiếc dĩ vãng vàng son.

Thái Sinh: Người đời thất vọng có đến tám chín phần mười, hy vọng vị đó cũng thấu hiểu điều đó.

Tế Phật: Còn ông già nằm trên sập kia, con có nhìn thấy không?

Thái Sinh: Thưa ân sư con có thấy, vị đó hình như cũng bị tán thần lạc phách không rõ bởi nguyên nhân gì?

Tế Phật: Hoàn cảnh hiện giờ ra sao đều hoàn toàn tùy thuộc ở kết quả của những việc làm ngày trước.

Thái Sinh: Thưa ân sư vậy thì còn biết nói sao?

Tế Phật: Vị đó lúc còn là thanh niên, có gia đình sống cuộc đời sung túc, song không biết an phận, buôn bán chuyên đầu cơ. Gặp lúc kinh tế khó khăn, sinh lòng gian xảo, giả đò tuyên bố công ty phá sản, ngầm chuyển hết tiền bạc của công ty cho vợ giữ, sau đó vờ ly dị vợ để cướp nợ bằng cách che mắt pháp luật. Hành động này đương nhiên không thể lọt qua lưới pháp luật nên bị chế tài và bị nhốt tù. Tưởng rằng sau đó ít năm lúc được thả ra sẽ sống cuộc đời sang giàu sung sướng với vợ đến trọn đời. Nào ngờ nhân định không bằng trời định nên lúc ra khỏi nhà tù, không gặp lại được người vợ vì y thị đã cuốn gói theo người tình không rõ tại phương nào, thành lâm cảnh khốn cùng, chỉ còn biết ôm hận mà thôi.

Thái Sinh: Quả là trời chẳng chiều kẻ lòng tham vô đáy.

Tế Phật: Đúng là kẻ ác sẽ bị kẻ ác hơn trừng trị, gian trá sẽ bị kẻ gian trá hơn lừa đảo, thiết tưởng đen hòa đen, kết quả tự làm tự chịu. Do đó người này phải đối xử với kẻ nọ ra sao, kẻ nọ phải đối xử với người này như thế nào, chắc chắn không ngoài lẽ đạo. Còn sự gian tà xảo trá chẳng thể qua mắt nổi người khác, thành ra kẻ gian manh lừa đảo cuối cùng chỉ tự chuốc lấy sự thất bại mà thôi.

Thái Sinh: Thưa lời dạy của ân sư quả là chí lý.

Tế Phật: Ông già kia thân thể suy nhược, đầu tóc bù xù mặt mày dơ bẩn...

Thái Sinh: Thưa con đã nhìn thấy, song con không rõ quá khứ của vị đó như thế nào?

Tế Phật: Người ấy có tật nghiện rượu, đã đau yếu lại còn nhậu nhẹt liên miên, đó là thói quen vô cùng tai hại.

Thái Sinh: Nguyên nhân vì đâu mà ngày nay tới nông nỗi này?

Tế Phật: Đây cũng là tự làm tự chịu vậy, người đó vốn lấy được vợ hiền lành, song vì phước mỏng, nên sau đó mắc tật nghiện rượu, suốt ngày ra ngoài nhậu nhẹt say mèm, tối về nhà gây gổ, đánh đập chửi mắng vợ con, vì vậy mà vợ không chịu nổi sự đau khổ, liền bỏ nhà đi. Từ đó về sau, thân thế sự nghiệp ngày càng xuống dốc, phải làm những việc tay chân nặng nhọc để sống qua ngày, hiện giờ thân thể suy nhược đau yếu thường xuyên, tất cả đều do cái hại của rượu gây nên.

Thái Sinh: Thưa ân sư, có phải tại số kiếp của người đó như vậy không?

Tế Phật: Kinh sách có nói: “Trời khó tin, mệnh chẳng thường”. Ý là trời không hoàn toàn nắm giữ vận mệnh của mọi con người. Trong Thanh Tịnh Kinh, Thiên Cảm Ứng cũng có nói: “Họa phước không có cửa, chỉ do người tự chuốc”. Số mệnh của con người là do nhân quả nhiều kiếp tích lũy, đường rộng an nhiên tự tại thênh thang mở sẵn, người ta chẳng chịu đi, lại thích đi ngả quanh co, sái quấy, như vậy hẳn là họ đã bỏ mất đường về nguồn cội để rồi gặp nhiều gian nan trắc trở?

Thái Sinh: Thưa lời dạy của ân sư vô cùng hữu lý, có loại người mặt mày coi phúc hậu, song chưa thấy thành công; còn lắm bộ mặt coi hắc ám nhưng lại giàu sang nhiều tiền bạc.

Tế Phật: Những kẻ được may mắn đó là chỉ tạm nhờ phước báo mà thôi, còn đạo đức vô hình mới là phước báo chân chính, phước báo hữu hình đôi khi chưa chắc hẳn đã là phước báo. Bởi lẽ thời đại này, kẻ xảo trá quá nhiều, nên sự hưởng phúc bất chính cũng không ít, những kẻ đó không thể cho là họ có phước đức được, mà chỉ là có danh lợi hão mà thôi. Cho nên theo mắt phàm thì đó là phúc, nhưng theo mắt Phật mắt Tiên thì đó là họa.

Thái Sinh: Thưa lời dạy của ân sư quả là siêu diệu.

Tế Phật: A, việc phỏng vấn sưu tầm tài liệu để viết sách bữa nay cũng đã khá đủ, thôi thầy trò mình chuẩn bị trở lại Thánh Hiền Đường.

Thái Sinh: Xin tuân lệnh, thưa con đã lên đài sen, kính mời ân sư khởi hành.

Tế Phật: Đã về tới Thánh Hiền Đường, Thái Sinh xuống đài sen, hồn phách nhập thể xác.

#35 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 09/09/2011 - 05:04

NHÂN GIAN DU KÝ

HỒI BA MƯƠI MỐT

ĐẠO LÝ CƯƠNG THƯỜNG TU SỬA GIỮ BỀN

TẤM LÒNG CÔNG ĐỨC THỰC HÀNH PHẢI LO

Phật Sống Tế Công

Giáng ngày 16 tháng 9 năm Nhâm Tuất (1982)

Thơ

Nhân Gian Du Ký Phật Thần Nhân
Tam cương ngũ thường tả lịch trình
Tứ duy bát đức diệc ký tải
Công cộng đạo đức tu để thăng.

Dịch

Nhân Gian Du ký Phật Tiên Người
Luân lý cương thường trải khắp nơi
Đức độ nêu cao đà kể rõ
Đem đời lên đạo chí không dời.

Tế Phật: Bộ sách trời cuối cùng trong ba bộ sách nói về ba cõi Trời, Đất, Người sắp viết xong, suốt một năm nay, chư đệ tử Thánh Hiền Đường đã hết lòng tán thưởng việc soạn thảo bộ sách này, tinh thần đó mỗi lúc một lên cao. Giờ đây bộ sách sắp hoàn thành, ta nhớ lại trước kia trong sách Du Ký không chương nào là không đề cao tinh thần đạo đức truyền thống từ ngàn xưa còn để lại, thiết tưởng chẳng ngoài ý muốn người tu đạo trước tiên phải khởi từ nhân đạo đi lên. Ngạn ngữ có câu: “Đạo người thấu, đạo trời gần” đây cũng là câu để cho kẻ tu đạo ghi xương khắc cốt. Trong phạm trù sinh hoạt hiện thời, ngoài nhân, nghĩa, lễ, trí, tín tức “ngũ thường” ra, dân ta còn phải tích cực về phương diện “tâm công đức” tức “lục thường”. Nếu như thực hiện nổi thì hẳn là sẽ giúp mọi người tôn trọng, giữ gìn được đạo đức xã hội, trật tự công cộng, thiết lập được đời sống an hòa ổn định nơi các cộng đồng, hỗ trợ các sinh hoạt xã hội lành mạnh thăng tiến. Đó là mục tiêu phấn đấu để thực hiện của toàn dân.

Thái Sinh: Thưa, đêm nay ân sư đột nhiên đề cập tới vấn đề “lục luân” tức tâm đức đối với xã hội để bổ túc cho “ngũ luân” là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín con rất hoan nghênh, vì đó là điều con hằng mong ước, nghĩ ngợi. Con cũng không rõ tại sao ý của con lại trùng hợp như cùng một tâm phát ra, thật quả là kỳ diệu.

Tế Phật: Thầy trò mình không cùng thân nhưng cùng tâm, tâm tâm tương ứng, bởi lẽ tâm trong trẻo linh ứng là tâm Phật, Phật tâm tương ứng, tâm tâm tương ứng, thầy trò một tâm, há sai chệch được sao?

Thái Sinh: Thưa ân sư quả đúng như vậy, tâm Phật không hai, Phật tâm duy nhất, song tại sao thánh hiền đời trước lại không đề xướng “lục luân” tức tâm đức xã hội như ân sư ngày nay?

Tế Phật: Trò ngoan, đời xưa không đặt ra luật lệ giao thông, vì khách bộ hành không gặp trở ngại, còn ngày nay nếu không có luật đi đường hẳn là giao thông sẽ bị tắt nghẽn.

Thái Sinh: Ha ha, quả đúng như vậy, luật lệ đời sống của người dân tùy thuộc thời đại mà thay đổi, cũng như thời xưa chẳng có Tiên Phật giáng cơ dạy đạo mà mọi người vẫn sống đạo đức. Nhưng ngày nay trí tuệ người ta ngày một tối tăm, tâm nghi ngờ ngày một nặng nề, nên cần phải có phương thức hiển hóa để thức tỉnh những tâm hồn mê muội, còn không họ sẽ chẳng chịu tu nhân tích đức. Việc làm mờ ám của ta đôi khi chỉ che dấu nổi pháp luật, còn chẳng thể che dấu nổi mọi người, nhất là đối với lương tâm của chính ta.

Tế Phật: Trò ngoan, lời nói vừa rồi của con quả là sâu sắc.

Thái Sinh: Thưa đó cũng là nhờ ân sư và con có sự đồng tâm.

Tế Phật: Như vậy rất hay, hy vọng con có thể tâm tâm tương ứng cùng chư Phật để thầy trò mãi mãi một lòng.

Thái Sinh: Thưa vâng, thưa vâng.

Tế Phật: Bữa nay hãy sử dụng phương pháp đàn cơ nói về “lục luân” tức “công đức tâm” để giúp mọi người tự thức tỉnh cùng giác ngộ.

Thái Sinh: Thưa ân sư bữa nay thầy hướng dẫn con dạo thăm những nơi nào để viết sách?

Tế Phật: Thầy hướng dẫn con xuất ngoại dạo thăm một quốc gia văn minh tiên tiến, để con có dịp nhận xét về khía cạnh tôn trọng và giữ gìn “công đức tâm” của người dân xứ họ.

Thái Sinh: A ha, đêm nay ân sư mới cho con rõ, kỳ thực trò ngu đã từ lâu mong ước được thầy chỉ giáo về sự việc này. Kể từ bữa bắt đầu viết sách Nhân Gian Du Ký tới nay, tại sao chỉ trình bày những sự việc không có liên quan nhiều tới sinh hoạt của xã hội hiện thời?

Tế Phật: Việc này cũng không có gì đáng thắc mắc nhiều, bởi lẽ tôn giáo không muốn can thiệp vào guồng máy của chính quyền hiện hữu huống nữa việc giáng cơ bút là một pháp môn do thánh hiền nước ta thuở trước sáng lập. Lại dùng chữ nghĩa ghi chép thành sách, do đó người xem sách này đều là dân trong một nước, nên khi viết sách thầy không hướng dẫn con đi hết các nơi trong nước để luận bàn về đạo lý cũng không quan trọng.

Thái Sinh: Thưa sự giải thích của ân sư rất hữu lý, con cũng nghĩ sau khi viết xong sách Nhân Gian Du Ký tầm nhìn của con sẽ được mở rộng.

Tế Phật: Thôi, thầy trò mình hãy ngưng cuộc đàm đạo tại đây, chúng ta hãy khởi hành.

Thái Sinh: Thưa vâng, con đã sửa soạn xong, kính mời ân sư lên đường. Bữa nay trình bày vấn đề này không rõ dân chúng trong nước có nghĩ rằng: “Đề cao ưu điểm của người là tự giảm uy tín của mình chăng?”.

Tế Phật: Nếu như có người nghĩ vậy mong họ hãy giảm bớt tính tự tôn để hiểu câu nói như sau: “Lấy đá núi người mài sáng ngọc mình” cùng “Lấy ưu điểm của người bổ khuyết nhược điểm của mình”.

Thái Sinh: Thưa đúng như vậy, phải bớt phê bình kẻ khác và hãy tự phê bình mình nhiều hơn và hãy giảm bớt sự dạy dỗ của kẻ khác.

Tế Phật: Như vậy mới xứng đáng và mới giảm bớt được khẩu nghiệp, điều con vừa trình bày là điểm rất hay trong sách này, nếu mọi người đều thực hành ắt sẽ cách mạng nổi bản thân.

Thái Sinh: Thưa con cũng hy vọng mọi người làm được như vậy.

Tế Phật: Trò ngoan, hãy quan sát “công đức tâm” của dân chúng nước ta, hiện tại thầy trò mình đang ở giữa ngã tư, nên con có thể dễ dàng theo dõi, và sẽ thấy mọi người có tôn trọng luật lệ giao thông hay không?

Thái Sinh: Thưa ở đây không có trạm cảnh sát đứng canh, con thấy một chiếc xe hơi gặp đèn đỏ mà vẫn cứ rồ ga chạy, làm tiếng xe máy rú lên rung trời chuyển đất, ầm ầm phóng qua đã thế trên xe lại còn chất nặng quá mức luật lệ giao thông ấn định, coi như ta đây được phép làm như vậy và dưới mắt kể như ngoài mình không còn ai nữa.

Tế Phật: Nhất là những người cỡi xe gắn máy, họ chỉ cần nhìn xem có cảnh sát công lộ hay không. Cho nên nếu như khắp nơi và khắp các ngả tư đều phải có cảnh sát đứng canh thì thử hỏi chính phủ sẽ tiêu hết bao nhiêu tiền mồ hôi nước mắt của dân. Còn như kẻ không tuân theo luật lệ vừa rồi chỉ sợ mình bị phạt tiền, song không biết tiết kiệm tiền thuế mồ hôi nước mắt cũng của chính mình, thành ra cuối cùng cũng vì cái nhỏ mà bỏ mất cái lớn. Nếu như toàn dân biết tuân theo và giữ gìn “công đức tâm” thì hẳn là tiết kiệm được tiền mồ hôi nước mắt.

Thái Sinh: Thưa ân sư nói rất chí lý, vừa rồi con nhìn thấy mấy người không chịu đi trên lối dành riêng cho người đi bộ.

Tế Phật: Nếu như mọi người không tuân theo luật lệ giao thông thì luật lệ giao thông sẽ chẳng còn ý nghĩa gì hết... Bây giờ thầy lại hướng dẫn con tới một nơi khác.

Thái Sinh: Thưa vâng.

Tế Phật: Đây là nơi dạo chơi ngoài ngoại ô, con chỉ cần nhìn xuống là thấy rõ ngay cảnh đó như thế nào?

Thái Sinh: Cảnh này có núi có nước, nước suối chảy lờ đờ, khí núi âm u, bên bờ suối bày cảnh nấu nướng khắp nơi mùi thịt chiên nướng bay đầy, giấy, lon, vỏ trái cây vứt bừa bãi, rác rưới nghẽn cả suối, nước suối vô cùng dơ bẩn, hết vẻ thẩm mỹ.

Tế Phật: Những nơi công cộng dân ta không hề biết giữ vệ sinh chung, quả là chẳng có chút “công đức tâm” nào hết.

Thái Sinh: Thưa ân sư chắc những người đó nghĩ rằng lần này họ tới lần sau sẽ không tới nữa, nên mới có thái độ như vậy.

Tế Phật: Đúng, nếu như mọi người đều nghĩ và làm như vậy thì kẻ ích kỷ kia đâu có trở lại nơi này.

Thái Sinh: Thưa tại sao?

Tế Phật: Vì nơi đây sớm biến thành bãi rác, nên kẻ ích kỷ đó há còn trở lại đây nữa sao?

Thái Sinh: Thưa đúng, đúng.

Tế Phật: Mỗi cá nhân chỉ cần nghĩ tới người khác một chút thì chốn này há chẳng trở thành nơi sạch sẽ sao? Phải nhớ rằng người trước trồng cây, người sau dạo mát thì mọi người mới được hưởng hạnh phúc yên vui. Bây giờ thầy hướng dẫn con ra ngoại quốc để thấy những ưu điểm của những người nước ngoài.

Thái Sinh: Thưa vâng, tại ngã tư không hề thấy cảnh tranh giành qua lại làm mất trật tự lưu thông.

Tế Phật: Đúng vậy, về phương diện nhân luân thân thiết tây phương không bằng chúng ta nhưng ngược lại vì ý thức giữ gìn trật tự nơi công cộng thì họ hơn hẳn chúng ta. Bây giờ thầy lại hướng dẫn trò ngoan dạo thăm nơi khác.

Thái Sinh: Thưa vâng.

Tế Phật: Con có thấy một công viên vô cùng rộng lớn, có hồ nước phun, có chim bồ câu, thảnh thơi bay lượn, nhơn nhởn đi tới đi lui, chẳng một ai dám đụng chạm tới sự tự do của chúng.

Thái Sinh: Thưa nếu như đàn chim đó mà ở tại nước ta chắc hẳn đã bị người mình bắt giết, làm món bồ câu quay, chẳng thể sống đời tự do giữa chốn công viên.

Tế Phật: Đúng, dân mình và dân người khác nhau ở điểm đó, bởi vậy sau khi viết sách Nhân Gian Du Ký này viết xong hy vọng dân mình sẽ tỉnh ngộ và tự giác, mỗi người lo vun bồi “công đức tâm” mới có thể kiến lập được một xã hội an hòa thịnh trị.

Thái Sinh: Thưa, muốn rõ trình độ người dân một nước về phương diện “công đức tâm” thì cứ tới quan sát một nơi sinh hoạt công cộng nào đó ắt sẽ thấy rõ ngay.

Tế Phật: Mỗi cá nhân chỉ cần tự nghĩ lại nơi sinh hoạt công cộng chỗ mình ở có sạch sẽ vệ sinh hay không thì sẽ hiểu được vấn đề.

Thái Sinh: Thưa ân sư bữa nay ân sư tự hạ mình, không giảng về tính lý tâm pháp, không luận về lẽ đạo cao sâu, không thuyết về chân lý vi diệu mà lại sửa chữa những hành động sai lầm của xã hội, cùng khuyến khích mọi người giữ gìn đạo đức công cộng, song con trộm nghĩ rất có thể một số đạo sĩ khác sẽ cười chê.

Tế Phật: Đức Khổng Tử dạy “Biết đạo tâm không còn phân biệt” chắc hẳn trò ngoan cũng thấy là thầy luôn luôn tôn trọng lời khuyên trên.

Thái Sinh: Thưa con không có được ý thức đó.

Tế Phật: Chúng ta chớ tự cho mình thanh cao hơn người khác, muôn pháp vốn bình đẳng, con phải luôn nhớ kỹ như vậy.

Thái Sinh: Thưa, quả đúng như thế, con xin ghi nhớ.

Tế Phật: Ha ha, con đã hiểu ý của thầy, hay lắm, đề tài “công đức tâm” bữa nay tạm kết thúc ở đây.

Thái Sinh: Thưa con đã lên đài sen, kính mời ân sư khởi hành.

Tế Phật: Đã về tới Thánh Hiền Đường, Thái Sinh xuống đài sen, hồn phách nhập thể xác.

#36 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 09/09/2011 - 05:17

NHÂN GIAN DU KÝ

HỒI BA MƯƠI HAI

NHÂN GIAN GỒM VẠN NHÀ NHẤT LÝ QUÁN THÔNG

DU KÝ THUẬT SỬ TÍCH NGÀN VẺ BAO LA

Phật Sống Tế Công

Giáng ngày 26 tháng 10 năm Nhâm Tuất (1982)

Thơ

Quang Âm tự thủy thường thệ lưu
Nhân Gian Du Ký phiếm Thánh châu
Tam thập nhị hồi chung hoàn mãn
Vọng kỳ quan duyệt chí lập tu.

Dịch

Thời gian như nước mãi trôi mau
Du Ký thuyền tiên chở pháp mầu
Ba chục lẻ hai hồi viết đủ
Mong người gắng đọc dốc tâm tu.

Tế Phật: Thời gian qua rất mau, việc viết sách Nhân Gian Du ký, cũng tùy thuộc vào sự chuyển dịch của thời gian qua mau lẹ, bữa nay tới hồi chót, cảm tưởng của trò ngoan thấy thế nào?

Thái Sinh: Có ngày bắt đầu thì có buổi kết thúc, con cảm thấy vô cùng sảng khoái, song con chưa hiểu tại sao không để tới hồi ba mươi sáu hãy ngưng mà lại kết thúc tại hồi ba mươi hai này?

Tế Phật: Ba mươi sáu hồi là con số ba mươi sáu Thiên Cương. Nhân gian thì có con số tứ duy bát đức, tứ quý bát tiết, tứ tượng bát quái, vả lại Phật Đà lấy ba mươi hai tướng tốt xuất hiện ở nhân gian, thì tại sao sách Nhân Gian Du Ký xuất hiện ở nước ta lại không lấy ba mươi hai hồi.

Thái Sinh: Thưa ân sư dạy rất đúng, tại sao đêm nay không tham dự lễ mừng sách viết xong?

Tế Phật: Trò ngoan có ý muốn lãnh thưởng.

Thái Sinh: Thưa không dám, không dám.

Tế Phật: Tại sao?

Thái Sinh: Thưa con không có công đức nào đáng nói cả, còn việc lãnh thưởng, phải nhường cho chúng sinh tới lãnh mới đúng.

Tế Phật: Ha ha, quả là khiêm nhượng, thầy đã cho là con ước ao tới dự tiệc mừng, song trò ngoan lại không mong có ngày được lãnh thưởng khiến thầy rất an lòng. Việc mở tiệc mừng sự hoàn tất cuốn sách trời lần này được dời lại ngày 25 tháng 10 năm Quý Hợi (1983) mới cử hành lễ nhập sách.

Thái Sinh: Thưa hay quá, đúng hợp ý con.

Tế Phật: Lý do tại sao?

Thái Sinh: Bởi lẽ bữa nay con không dự lễ phát thưởng, còn đọc giả chẳng thể tham gia được sao?

Tế Phật: Ha ha, thầy trò mình phải dâng hiến chúng sinh lễ vật.

Thái Sinh: Thưa dâng lễ vật gì?

Tế Phật: Đương nhiên là loại lễ vật vô hình song vô cùng quý báu.

Thái Sinh: A, thưa con biết rõ ý của ân sư rồi.

Tế Phật: Hay lắm, song thầy hỏi con, con đã có đại nguyện quảng độ chúng sinh, song chúng sinh vô cùng, bao giờ con mới độ hết?

Thái Sinh: Thưa trò ngu hy vọng sẽ sớm thực hiện được mục tiêu cùng lý tưởng như tâm đã phát nguyện, mặc dù: “Mưa trời tuy lớn song không thấm nhuần nổi cỏ không rễ, Pháp Phật tuy rộng, song khó độ kẻ vô duyên”.

Trò ngu tuy tâm nguyện lớn lao, song chúng sinh khó độ, do đó ngu đồ cùng những ai có duyên, đều phải nhận chân là “Phải do tâm chúng sinh tự nguyện cứu độ” đó mới là thật độ, là thật nguyện, bởi lẽ tự tâm mình không độ, thì làm sao độ người. Nên mỗi người tự độ, chẳng phải trò ngu độ, còn trông cậy người khác độ cho là giả độ. Mọi người phải tự độ lấy mình mới là thật độ, chỉ khi nào chúng sinh tỉnh thức giác ngộ thì khi đó mới là lúc độ hết được chúng sinh.

Tế Phật: Trò ngoan giảng giải rất chí lý, bởi lẽ vạn pháp do tâm sinh, tâm làm lành gặp lành phải không?

Thái Sinh: Thưa, tuy vạn pháp do tâm sinh, song giảng giải không được, vì là “không pháp” chứ chẳng phải “thật pháp”.

Tế Phật: Đúng vậy, trên đời có nhiều loại người này, chỉ nói lý đầu môi, luận đạo chót lưỡi, còn hành động thì ngược lại cao ngạo kiêu căng, nên họ chỉ thiền cửa miệng, chỉ đạo bề ngoài chứ chưa tâm ngộ bên trong, do đó trò ngoan sẽ rất đỗi khổ tâm về phương diện này.

Thái Sinh: Thưa ân sư quả đúng như vậy, cảm hóa phẩm tính của người từ trong cõi vô hình trò ngu chưa thể làm nổi.

Tế Phật: Vậy thì tại sao con lại có thể thân cận kẻ nói câu: “Người chưa có thể đạt tới cảnh giới đó”.

Thái Sinh: Thưa người đó là ai?

Tế Phật: Trò ngoan thử hỏi lại mình coi.

Thái Sinh: A ha, tâm con. (Thái Sinh nói: “Tâm con” kỳ thực cũng là mọi người, luôn luôn soi tâm, làm sáng tâm, là vì chân tâm, chân tính, mới là của báu không đến thì đi, còn các sắc tướng đều là vật có đến có đi. Chỉ cần thấy rõ bản tâm, tức là Phật tâm vậy).

Tế Phật: Đúng rồi, song thấy “kiến tính” là thấy gì?

Thái Sinh: Thấy “kiến tính” chẳng phải là thấy bằng mắt, mà là thấy bằng tâm cái vốn không thấy.

Tế Phật: Thế nào là thấy bằng tâm cái vốn không thấy?

Thái Sinh: Ví dụ như kẻ mắt sáng vào phòng tối chẳng trông thấy cái gì, khi có người bật đèn, đột nhiên trông thấy hết mọi vật, người đời gọi là thấy bằng mắt song nếu như không có đèn thì lại chẳng thấy gì. Nên gọi là “đèn thấy” chẳng phải “mắt thấy”, cho nên mới lấy việc người đời đều thấy bằng mắt làm ví dụ. Thế mới biết thấy “kiến tính” chẳng phải là “mắt thấy” mà là “tâm thấy”.

Tế Phật: Trò ngoan giảng giải về pháp, tuy siêu diệu song thời mạt pháp này, tâm linh chúng sinh ngu muội nên lời giảng giải đó chẳng thể phổ độ khắp hết chúng sinh.

Thái Sinh: Kính xin ân sư cho con được rõ pháp môn dễ tu nhất.

Tế Phật: Chính đức Phật đã nói: “Thời kỳ mạt pháp, chúng sinh nghiệp chướng quá nặng, chỉ có pháp môn tụng niệm là dễ độ chúng sinh”.

Thái Sinh: Thưa ân sư theo con thì thầy không hoan hỷ nhìn nhận pháp môn Tịnh Độ. Nhưng trong một số hồi chót của sách Nhân Gian Du Ký con lại thấy ca ngợi pháp môn này huyền diệu là tại sao?

Tế Phật: Pháp môn Tịnh Độ là pháp môn lớn, không thể bỏ qua được.

Thái Sinh: Thưa quả đúng như vậy, song có một số thanh niên lại cho rằng ai mà chẳng niệm được bốn chữ “A Di Đà Phật”.

Tế Phật: Trò ngoan, còn có chỗ con chưa rõ, bốn chữ A Di Đà Phật là tên lớn muôn ngàn vạn đức, hơn nữa A Di Đà Phật còn phát bốn mươi tám đại nguyện, chỉ cần chúng sinh cung kính giữ danh hiệu. Nếu một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, bảy ngày tâm không loạn, phút hấp hối Phật A Di Đà đương nhiên sẽ cùng chư vị Bồ Tát hiện ra trước mắt, đón về Xứ Phật Tây Phương Cực Lạc do đó kẻ tu pháp môn này là tu “Tín, Nguyện, Hành”.

Thái Sinh: Thưa thế nào là “Tín, Nguyện, Hạnh”?

Tế Phật:

1. Phải tin có Phật A Di Đà.

2. Phải nguyện sống ở thế giới Tây Phương Cực lạc.

3. Phải hàng ngày thành thực niệm Phật.

4. Không làm ác, chỉ làm thiện.

Thái Sinh: Thưa nếu như dùng lý luận mà giảng về pháp môn Tịnh Độ thì có được không?

Tế Phật: Được lắm trò ngoan, như quốc sư Trung Phong nói: “Ngọc trong ném vào nước đục, nước đục phải trong, niệm Phật mà tâm loạn, tâm loạn phải tĩnh”. Tây phương cực lạc cùng A Di Đà Phật ví như “ngọc trong”; chúng sinh phiền não vọng tưởng, ví như “nước đục”. Chỉ cần chúng sinh luôn luôn chăm chỉ đem “ngọc trong” tây phương bỏ vào tâm “nước đục” của chính mình. Bởi vì “ngọc trong” chìm sâu trong nước một tấc, “nước đục” tự trở nên trong một tấc; chìm sâu một thước, nước đục trở nên trong một thước, cho tới lúc tâm hoàn toàn thanh tịnh tức là lúc “ngọc trong” chìm tới đáy. Sự tĩnh tâm niệm phật này là để giải vọng tâm tạp loạn. Nếu người chăm chỉ niệm A Di Đà Phật ắt sự dốc tâm niệm này sẽ khắc phục được muôn ngàn vọng niệm đạt được chính niệm, niệm vô biệt niệm, thực hiện được giải thoát, tức là hào quang tỏa ngợp, độ được chúng sinh, phàm và thánh ở cùng một cõi. Đó là nhờ ngưỡng vọng ơn Phật gia hộ mà được giải thoát. Chỉ tại chúng sinh rễ nông trí mỏng nên không lãnh hội được pháp thiền tông để tự tu tự độ đạt cứu cánh niết bàn.

Thái Sinh: Thưa thì ra nguyên nhân là như vậy.

Tế Phật: Việc biên soạn sách này tới đây là xong một giai đoạn, bây giờ thầy trò mình phải xét lại toàn diện để rồi sau đó còn ngỏ lời chúc lành.

Thái Sinh: Kính xin ân sư mở trí cho con.

Tế Phật: Sách này phổ độ khắp ba cõi, nội dung bao hàm ý nghĩa tổng quát như sau: Dẫn chứng kinh điển tam giáo để phát huy tính lý tâm pháp, cùng luận về nhân quả báo ứng, nhân đạo luân thường. Pháp môn niệm Phật, tu thân, thật là mọi mặt viên thông, mọi lẽ thấu suốt, chỉ còn cần chúng sinh tin tưởng tuân theo. Nếu được vậy thì việc vắt tim nặng óc viết sách Nhân Gian Du Ký cực kỳ gian khổ này mới được đền bù xứng đáng.

Thái Sinh: Thưa con cũng ước mong công lao khó nhọc phi thường của ân sư sẽ được đức Lão Mẫu ban khen.

Tế Phật: Thầy không thấy khổ cực, cũng không cảm phiền, công lao càng không đáng kể, thầy chỉ biết cố gắng hết mình mà thôi, tương lai nếu như được đức Lão Mẫu ban khen, thầy cũng tự thẹn chẳng dám nhận lãnh. Thầy thiết nghĩ công lao này là do toàn thể chư đệ tử thuộc Thánh Hiền Đường đóng góp cùng đọc giả tạp chí Thánh Hiền phát tâm ấn tống, còn nếu như viết rồi mà chẳng in thì cũng không quảng bá lưu truyền nổi, chỉ gây ồn ào để rồi cuối cùng chẳng gặt hái được chút kết quả thực tế nào. Bởi vậy công lao to lớn thuộc toàn thể bạn đạo Thánh Hiền Đường, nên thầy tin tưởng rằng đức Lão Mẫu sẽ ban ân phước cho tất cả mọi tín hữu cùng các độc giả. Còn như thầy có nhận được phần thưởng riêng, thì cũng xin phép ơn trên chuyển tặng lại các bạn đạo cùng độc giả, nếu chúng sinh nhờ đọc được sách này mà thức tâm tu thân tích đức, để thầy sớm nhận được niềm an ủi ấy, vì đó là sự báo đền hay nhất.

Thái Sinh: Thưa, lượng từ bi cùng đức khiêm nhường của ân sư vô cùng lớn lao.

Tế Phật: Không dám, thầy chỉ mong sao mọi người theo đúng được lời khuyên, sự hướng dẫn của sách này, kẻ phạm lỗi chân thành sám hối, hồi tâm quay về nẻo thiện.

Thánh nhân có dạy: “Người không phải Thánh ắt có lỗi lầm, song biết sửa đổi, đức thiện hẳn sẽ lớn lao” (Nhân phi Thánh hiền, thục năng vô quá, tố thác năng cải, thiện mặc đại yên) và “Lãng tử hồi tâm vàng chẳng khác, mất dê lo sửa chuồng chẳng muộn nào”. Thành tâm sám hối sửa đổi lỗi lầm ắt sẽ tránh khỏi địa ngục, trở thành quỷ đói, súc sinh ác độc. Nếu tâm còn chất chứa tham sân, mưu đồ hành động phi nhân bất nghĩa hãy mau mau hồi tâm sám hối ăn năn, còn không tới lúc lao xuống vực thẳm hẳn là có hối hận cũng chẳng kịp nào. Khi đó thân bại danh liệt, tính nhơ, nhẹ thì thân thể mang đầy thương tích, nặng thì tan thịt nát xương, hoặc muôn kiếp chẳng thể đầu thai. Người ta lúc thường phải tránh điều ác, lo làm điều thiện, bảo vệ đạo lý, gìn giữ luân thường, ngẩng mặt không thẹn với lời thánh hiền răng dạy, cúi đầu không sợ bàn dân thiên hạ, tự hỏi lòng thì thấy đã được yên vui. Nếu như chưa tu tính trời đạo lớn hẳn là cũng không thẹn là kẻ đầu đội trời chân đạp đất, đường đường chính chính, không thẹn là kẻ vô tư cách, vô liêm sỉ, để cuối cùng tính linh còn được siêu thăng cõi trời, tránh khỏi bị đọa đày địa ngục. Kẻ tiến bộ đương nhiên thành người hưởng đặng chính khí trời đất, đạt pháp xưa nay, nếu không minh tâm kiến tính thì cũng trở thành chính nhân quân tử, sống đời hiền lương, tương lai được làm thần phúc báo của ba cõi. Kẻ tu đạo phải tẩy trừ ba cái độc là: thói quen, bệnh hoạn và tình dục, tương lai mới tránh khỏi bị đọa lạc xuống địa ngục tu-la. Người đã lập được chân tâm, chân chí để tu đại đạo, đương nhiên phải truy cầu chân lý đạo đức chân tông, để rồi thành thật tu luyện. Thì hẳn là lúc sống ở đời không thẹn là Thánh Hiền Bồ Tát giả, để còn thay đời truyền đạo, tương lai được lên cõi trời, làm Thánh Hiền Tiên Phật muôn đời, đạt được quả vị “Thành đạo lên trời, danh để muôn đời, hương khói phụng thờ, ngàn thuở còn thơm”. Thầy chỉ ước mong người đời được như vậy thôi.

Thái Sinh: Thưa con tin rằng những điều thầy kỳ vọng đều ghi sâu tận đáy lòng mọi chúng sinh.

Tế Phật: Thầy cũng hy vọng như vậy, bữa nay thời giờ đã trễ, sách viết tới đây, con đã chịu nhiều gian khổ, bây giờ con được nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe.

Thái Sinh: Cảm tạ những điều ân sư vừa khuyên nhủ.

Tế Phật: Thầy cho con rõ một điều là bất cứ phương diện hành đạo hay phương diện hóa độ, đều phải như hoa sen gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Nên dù bị chửi mắng hay được tôn thờ, bị làm nhục hay được khen thưởng, bị bạc đãi hay được lợi lộc tâm chẳng hề động, được chẳng mừng, mất chẳng buồn, phải có thái độ xử sự là chửi không nhục, khen chẳng kiêu. Một hành giả truyền pháp mầu, truyền đạo lớn phải hàm dưỡng đức độ sâu dày, điều thầy trình bày với con bây giờ tương lai chắc chắn con sẽ gặp, chỉ sớm hay muộn mà thôi.

Thái Sinh: Thưa trí tuệ của con còn nông cạn nên những điều ân sư vừa chỉ giáo con xin ghi lòng tạc dạ.

Tế Phật: Hay lắm, công việc viết sách Nhân Gian Du ký chấm dứt ở đây, thầy xin chúc toàn thể bạn đạo và độc giả của Thánh Hiền Đường cùng tất cả chúng sinh, đường tương lai xán lạn, trọn đời an nhiên tự tại. Thái Sinh hồn phách nhập thể xác.


Dịch Giả: Đào mộng Nam








Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |