Jump to content

Advertisements




Tướng bàn tay

123456

79 replies to this topic

#61 phonghue

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1398 Bài viết:
  • 1427 thanks

Gửi vào 07/06/2020 - 14:19

Bạn cho mình hỏi? Tâm không bám vào đâu cả thì tại sao con người ta sợ hãi khi gặp nguy hiểm? Thậm chí làm cả những việc mà mình không muốn khi bị bức ép. hoặc vui sướng khi mình gặp những điều may mắn?... Nếu Tâm không bám vào nhận thức thì làm sao có thể có những trạng thái như vậy?

#62 babylon

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1071 Bài viết:
  • 1201 thanks

Gửi vào 07/06/2020 - 15:07

Vật thì tham - sân - si là gì ? Hỉ nộ - ái -ố là gì ...?Thập nhị nhân duyên khởi từ đâu ....Thọ tưởng hành sắc uẩn ....Không phải là những cái cơ bản cả sao ...Cái đang là này không là thật ? Vậy thật là chỗ nào ....Chẳng phải không có thọ tưởng hành sắc uẩn ; không có 18 giới ; sắc tức thị không - không tức thị sắc ....Hạnh phúc có giống quả vị lạc không ...?

Thanked by 3 Members:

#63 phonghue

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1398 Bài viết:
  • 1427 thanks

Gửi vào 07/06/2020 - 15:43

Xin lỗi! mình không hiểu ý bạn lắm. Tại do mình nói dựa trên những gì mình đã trải nghiệm qua, ví dụ như tư thế ngồi thiền, thì ngồi theo thế Kiết Già, hay còn gọi ngồi theo thế hoa sen bắt chéo 2 bàn chân lên trên đùi, nó đau chịu không nỗi, mình ngồi chút là chỉ có kêu trời, vì mình thấy mấy thầy hay ngồi kiểu nớ, với lại hình tượng Phật cũng ngồi vậy, nhưng khi xem hình tượng Phật bên Pali, Ấn Độ, Tây Tạng thì thế ngồi khác, cũng chéo chân những 2 bàn chân đặt nằm dưới chứ không kéo ngược lên trên như tượng Phật phương đông của mình. Mình ngồi theo kiểu này nó thật sự thoải mái, dễ định tĩnh hơn, vì nó không đau, mà tự nhiên và khá thuận. Cũng như khi quan sát hơi thở, bất cứ ai khi bình thường mình thờ mình không để ý là mình có thở hay không vì nó đang thở 1 cách rất tự nhiên đến nỗi mình không hề có chút tâm ý nào đến hơi thở lúc đó. tuy nhiên khi ta quan sát hơi thở ngĩa là đặc tâm ý mình vào nó lập tức mình thấy hơi thở nặng nề ngay, và phải mất 1 thời gian để nó lấy lại bình thường.
Cũng chính vì hiểu sai về hơi thờ là lúc đầu mình chú ý hít vào thở qua quan sát đường đi của hơi thở từ ngoài vào mũi xuống đến lỗ rún, rồi nén lại ở đó, nhiều lần mình phải cố nuốt nước miếng xuống để có cảm giác hơi thở đi xuống đến run và nén lại, chỉ làm vậy 3 hơi là mất thăng bằng, choáng ngay. mình nghĩ do mình chưa quen, nhưng làm vài lần thì thấy nguy hiểm nên mình bỏ.
Sau này mình cứ để thở tự nhiên rồi chuyển tâm trí quan sát hơi thở thôi, không dùng ý để điều khiển nó, thì khi mới dụng tâm để ý đến hơi thở, lập tức nhận thấy hơi thở nặng liền, rồi từ từ biến mất, mình ngồi liên tục mỗi ngày nhưng ngồi lâu nhất cũng tầm 15 phút là bức.
có một những lần khi mình không còn cảm nhận thấy sức nặng của hơi thở nữa, nó vẫn bình thường, thì tự nhiên mình cảm nhận được sự co giãn của lồng ngực trong nhịp thở, mình thử chuyển sự chú ý của mình qua quan sát sự co giãn lồng ngực theo nhip thở, chứ không chú ý trực tiếp vào cảm giác hơi thở nơi đầu mũi, thì mình thấy hơi thở mình không bị năng và khó khăn, đồng thời mình đi vào trạng thái vô thức nhanh hơn. nhưng mình không biết nó rơi vào trạng thái vô thức lúc nào, và thời gian là bao lâu, mình chỉ phát hiện là khi mình giật mình giống như ngồ ngủ gật lúc nào không biết và người bị ngã nên giật mình và sau đó ngồi định tĩnh tiếp và thời gian ngồi tăng lên khoảng 20-25 phút, mình đang cố để có thể ngồi được 2h đồng hồ. để xem trạng thái nó như thế nào. chứ tính tới hôm nay mình đêm nào cũng ngồi thiền và gần 1 năm rồi.
Mong bạn chia sẽ thêm

#64 babylon

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1071 Bài viết:
  • 1201 thanks

Gửi vào 07/06/2020 - 15:59

Bạn tham khảo thêm ...Mình chỉ nói câu Tâm trụ vào thân xác thôi .Trải nghiệm là của Bạn .Đức Phật chưa Ngộ Đạo không phải là do Tâm trụ vào thân xác ...không nên thêm kinh nghiệm hay trải nghiệm vào quá trình Giác Ngộ của Ngài - mọi phán đoán đầu là Ngộ nhận Ta không phải Ngài trừ khi ngài Thuyết như thế - Nói như thế...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi babylon: 07/06/2020 - 16:00


Thanked by 2 Members:

#65 phonghue

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1398 Bài viết:
  • 1427 thanks

Gửi vào 17/06/2020 - 09:27

Lâu nay mình bí lối về bàn tay, vấn đề nên xem tay phải hay tay trái, hoặc cả 2 tay. và vì sao như vây? nó cứ làm mình rối tung, không thể nào lý giải 1 cách cụ thể, thậm chí lý giải theo ý chủ quan của bản thân, vẫn luôn có những câu hỏi nghi vấn không thể giải đáp. Mình đặc vấn đề này lên hàng đầu, đơn giản nó là nền tảng cơ bản nhất cho mọi dự đoán khi xem tướng bàn tay. nhưng mình xem tất cả các sách chỉ tay, thì như tất cả đều nói nguyên tắc, chứ không hề có bất cứ 1 lý giải nào về nguyên tắc mà họ đưa ra. có 1 số tác giải có giải thích nhưng cũng chỉ ở mức độ cho có. ví dụ như theo phương đông nguyên tắc nam tả nữ hữu, theo phương tay, thì xem cả 2 tay, tay trái mang ý nghĩa gì, tay phải mang ý nghĩa gì. Sách Cheiro thì có dẫn 1 nguyên tắc được khắc trên sách cổ đó là Tay trái là bàn tay số mệnh, bàn tay được sinh ra. Tay phải là bàn tay hành động, bàn tay làm ra. và ông khẳng định rằng đây là nguyên tắc đúng mà chúng ta phải noi theo.
Mình đã thử lý giải bàn tay theo từng nguyên tắc trên, nhưng thực sự, không thể đi đến tận cùng, nghĩa là đươc cái này thì mất cái kia, mình luôn cảm thấy có gì đó không ổn.
Mình không biết làm cách nào để có thể hiểu vấn đề này, Do đó mỗi ngày mình quan sát xem khi mình thực hiện 1 công việc thì tay trái mình làm gì, tay phải mình làm gì, mình quan sát khi 2 võ sĩ đấu với nhau, thì tay trái đưa ra trước, thăm dò tìm sơ hở, tay phải tìm thế tấn công. Khi viết bài, thì tay trái giữ quyển vở cho ổn định, và tay phải thì viết. Khi đánh bi da tay trái làm điểm tựa để đặc cây cơ thì tay phải dùng sức để thục cây cơ. Khi đánh vào bao cát tay trái mồi lực, tay phải đấm vào thì mạnh hơn.... hầu như trong mọi trường hợp thì cả 2 tay đều hoạt động, ngoài tính chất chung của bàn tay, thì mỗi tay thể hiện 1 ưu thế riêng. tay trái thể hiện ưu thế về giữ sự ổn đinh, phòng thủ, thăm dò, tìm kiếm, khéo léo, tạo điểm tựa v.v... thì tay phải thể hiện về sức mạnh, linh hoạt, va đập, tấn công v.v... và từ đó mình có suy nghĩ như sau:
Thứ nhất: chữ thuận trong bàn tay không có nghĩa là tay đó quan trọng hơn, hay mạnh hơn tay kia. ví dụ như bạn thuận tay phải, không có nghĩa là tay phải quan trọng hơn tay trái, hay tay phải là tay chính, tay trái là tay phụ. mà nó chỉ có ý nghĩa phân biệt ưu thế giữa 2 tay. nếu bạn thuận tay phải, thì ưu thế tay phải là sức mạnh, tấn công v.v... và ưu thế của tay trái là ổn định, phòng thủ v.v... và nếu thuận tay trái thì ưu thế của mỗi tay thể hiện ngược lại. Đều này phản ánh mỗi tay đều có tính thuận và không thuận. ví dụ như tay trái thuận về làm những việc phòng thủ, thăm dò v.v.. thì khi mình thực hiện những công việc cần những đặc tính đó thì tay trái sẽ là tay thực hiện chính và tay phải là tay hổ trợ. hoặc là khi thực hiện những công việc cần sức mạnh, thì tay phải là tay thực hiện chính và tay trái hổ trợ. Do lâu nay mình cứ nghĩ theo cách, tay thuận là tay chính, tay trái là tay hổ trợ hoặc tay thuận là tay của ta, tay trái là tay số mệnh. Do tách biệt mà dẫn đến sự bí lối. mà thực ra tuy vào tính chất yêu cầu công việc mà có lúc tay trái là chính, có khi tay phải là chính. Đó có phải là sự nhầm lẫn trong cách nghĩ mà lâu nay ta mắc phải?
Lấy ví dụ thực tế:
Một người thuận tay phải, nhưng bằng cảm quan bình thường ta nhìn vào thấy tay trái đẹp hơn tay phải. đều này chứng tỏ người này làm những công việc mang tính phòng thủ, ổn định nói chung làm những công việc mang tính ổn định mà tay trái chiếm ưu thế thì tốt hơn hẳn khi làm những công việc mang tính sức mạnh mà tay phải chiếm ưu thế. vì tay trái đẹp hơn. Đó cũng giúp cho mình định hướng được công việc, con đường đi và những dự tính tốt hơn. nếu ta nhìn thấy được ưu và nhược trên mỗi bàn tay.
Rất mong các bạn góp ý để mình có thể hiểu thêm về bộ môn này.
Cảm ơn rất nhiều.

#66 babylon

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1071 Bài viết:
  • 1201 thanks

Gửi vào 17/06/2020 - 09:58

Sách có mà ...đọc sách y tờ ko hỏi lại .Nhuyễn rồi tự có câu trả lời .Nguyên tắc mông lung thì khỏi đọc sách .Nên các cụ bảo phải Học bò đã ...Trước đây thấy mấy Topic hỏi số Phonghue coi đã chuẩn rồi giờ cứ chạy vòng vòng vậy .Chịu thôi hỏi 1 lần Mình trả lời rồi .Mình hiếm khi nhắc lại lắm .Sách ko bao giờ có hai trang trùng ; học trò chép bài cũng chẳng chép y trang 2 lần
Nói luôn đừng dại sáng tác mấy cái lèo loẹt ra ; đánh đố thôi ...thay vì hỏi phòng thủ bảo vệ sao ko hỏi tại sao nó mờ thì vậy nó nhập 1 thì vậy ; nó khởi đầu ở Gò Mộc thì vậy ? Nó ko xuất hiện thì vậy .Câu hỏi quan trọng hơn câu trả lời.Thứ hai Nam Tả nữ Hữu không có thuận hay không ....qua Nam tả nữ hữu thì mấy cái thuận ko ko thuận chỉ là tôm tép .Chứ giờ Tôi đưa 1 tay có dám luận ko ? đã : 1 tay chưa nhuyễn mà cứ thuận hay ko ? Thứ 2 sáng tạo là trong đầu ko đi kể hỏi ; trăm người mười ý.Tôi biết Tôi cũng ko Nói ...nói làm gì Huyền bắt buộc phải nghiệm lý ; nghiệm lý sai thì Thầy ko chuẩn vậy thôi chấm dứt . chứ giờ Tôi nói tôi biết 9/10 lần chắc chắc đúng 1/10 sai thì phải sửa ngay 1/10 cái Dị biệt đó ; sửa xong Tui cũng chẳng khoe - khoe làm gì.Nên thôi trò đu quay Tôi sợ lắm .Tôi bắt đầu từ bài bản phân cung ; định tuyến ; nguyên tắc chứ Tôi không hỏi sơn căn ở đâu .Vậy máy tính làm gì ; sách làm gì ; chỗ trăn trở mới hỏi .Tôi cực kỳ sợ mấy trò sáng tạo lắm; sáng làm gì căn bản chưa xong Học lại thấy đuối mà chì học lại thôi chứ chưa có Gì ghê gớm; vậy mới Nói Ai cũng thích sáng nhưng trong Tối Mình biết

Sửa bởi babylon: 17/06/2020 - 10:16


Thanked by 1 Member:

#67 phonghue

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1398 Bài viết:
  • 1427 thanks

Gửi vào 17/06/2020 - 10:13

Bạn cho mình hỏi! khi làm bất cứ việc gì 2 tay đều tham gia. vậy tại sao khi xem chỉ tay mình chỉ chọn xem mỗi tay trái?

#68 babylon

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1071 Bài viết:
  • 1201 thanks

Gửi vào 17/06/2020 - 10:19

Hỏi Thật căn bản Huyền Học đầu tiên Bạn đọc cuốn nào ?
Hiểu quy luật Âm Dương Tiêu trưởng tự trả lời được Tả Hữu.
Cuốn đầu tiên Tôi đọc là Ngọc Chiếu Định chân Kinh ; nó fastfood dùng tạm ; có tính nghiệm lý đã qua kiểm chứng ...

Sửa bởi babylon: 17/06/2020 - 10:26


#69 phonghue

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1398 Bài viết:
  • 1427 thanks

Gửi vào 17/06/2020 - 11:26

Mình đầu tiên đọc Kinh Dịch của Ngô Tất Tố, rồi có thời gian tìm hiểu tử vi, mai hoa dịch số, thái ất, v.v... đọc cũng rất nhiều thể loại về huyền học, nhưng mình không tìm thấy quyển nào vẽ cái bát quái cho đúng với bản gốc cả. nên sau đó, mình bỏ hẳn.

#70 phonghue

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1398 Bài viết:
  • 1427 thanks

Gửi vào 17/06/2020 - 12:00

Hình bát quái gốc của nó đây

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#71 phonghue

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1398 Bài viết:
  • 1427 thanks

Gửi vào 18/06/2020 - 10:10

Hôm nay mình nói lên suy nghĩ của mình về xem tướng bàn tay. Đây chỉ là ý kiến riêng của bản thân, nó được hình thành từ những sách vỡ và suy nghĩ riêng của bản thân mình. mình đăng lên đây không có ý thể hiện là mình hiểu biết hay có ý gì khác. Mục dích chính của mình khi đăng lên đây là để trao đổi tìm hiểu và nâng cao thêm sự hiểu biết về môn này. mình luôn tuân thủ nguyên tắc là tôn trong sự thật. suy nghĩ mình có thể đúng, có thể sai, có thể hài lòng người này, hoặc không vừa ý người kia. Vì vậy nếu có gì không phải mong các bạn bỏ qua vì mình không có ý gì khác ngoài việc nói 1 cách thành thật nhất suy nghĩ của mình. Rất mong các bạn thông cảm.
Hôm nay mình nói lên cách mà mình xem chỉ tay.
mình dựa vào 2 tính chất cơ bản:

* Tính chất thứ nhất là những sự việc có thể thay đổi (ví dụ như mình có thể thay đổi suy nghĩ, thay đổi công việc, thậm chí vk, ck cũng có thể thay đổi .... nói chung là những sự vật hiện tượng gì có thể thay đổi thì mình đưa vào tính chất thứ nhất). ở tính chất này có 2 lựa chọn :
- a) là những thay đổi ta lựa chọn theo khuynh hướng bàn tay trái.
-

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

những thay đổi ta lựa chọn theo khuynh hướng bàn tay phải.

* Tính chất thứ 2 là những sự việc không thể thay đổi, dù ta có thích hay không thích, muốn hay không muốn ta không thể nào thay đổi nó (ví dụ như cha mẹ, con cái, những sự việc bất ngờ xảy ra đến với ta mà ta không thể biết được...) dù muốn dù không ta cũng không thể thay đổi được điều đó. trong tính chất này, có thành 2 yếu tố:
- a) là những sự không thể thay đổi nhưng không bất ngờ, những sự việc này ta hoàn toàn biết và hiểu được, nhưng không thể thay đổi. (ví dụ như, cha mẹ của mình)
-

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

những sự việc không thể thay đổi được nhưng bất ngờ, ta không biết trước, không nắm bắt hay kiểm soát được (ví dụ như những tai nạn bất ngời, hay những may mắn đến mà ta hoàn toàn không biết) ta không thể ngăn chặn hay thay đổi nó.

Căn cứ 2 tính chất trên: mình có cách xét đoán bàn tay như sau:
* Đối với tính chất thứ nhất: Là những sự việc có thể thay đổi: thì ta xem cả 2 tay, mỗi tay là một lựa chọn:
- a) nếu ta lấy tay trái làm chính, thì cuộc đời ta sẽ theo hướng đó và tay phải là tay hổ trợ.
-

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nếu ta lấy tay phải làm chính, thì cuộc đời ta sẽ theo hướng đó và tay trải là tay hổ trợ.
ví dụ như 2 bàn tay của ta, tay trái đẹp, tay phải xấu hơn. thì khi ta lấy tay trái làm chính để định hướng ta, thì tay phải là tay hổ trợ. như vậy sẽ tốt hơn, nếu ta chọn tay phải là tay xấu hơn làm chính để định hướng ta, thì tay trái là tay hổ trợ. như vậy lựa chọn này không tốt bằng lựa chọn lấy tay đẹp hơn làm chính để định hướng.

* Đối với tính chất thứ 2: là những sự việc không thể thay đổi. (Lập luận theo người thuận tay phải, thuận tay trái là ngược lại).
- a) Đối với những sự việc không thể thay đổi nhưng ta biết rõ ràng (ví dụ như cha mẹ, con cái, anh em ....) thì lấy tay trái là cơ sở để xem tốt xấu. và tay phải là tay hổ trợ tăng giảm sự tốt xấu đó.
-

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đối với những sự việc không thể thay đổi nhưng ta không thể biết trước, hoặc bất ngờ (ví dụ như những tai nạn, hay những may mắn bất ngờ) thì lấy tay phải làm cơ sở để xem tốt xấu, và tay trái là tay hổ trợ tăng giảm sự tốt xấu đó.

Mong các bạn trao đổi thêm để mình có thể nâng cao thêm sự hiểu biết.
Cảm ơn

#72 phonghue

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1398 Bài viết:
  • 1427 thanks

Gửi vào 18/06/2020 - 16:44

Mình thật sự muốn kiểm chứng! mong các bạn giúp mình. gửi hình 2 bàn tay của bạn hay một người mà bạn biết rõ. vào đây để mình cùng kiểm chứng!
Cảm ơn trước nha

#73 T.AO

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7039 Bài viết:
  • 4577 thanks

Gửi vào 18/06/2020 - 20:13

hay phonghue up tay phonghue lên cho anh chị em bốc phét tí

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#74 phonghue

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1398 Bài viết:
  • 1427 thanks

Gửi vào 19/06/2020 - 08:00

ok! sẽ làm theo yêu cầu của bạn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#75 phonghue

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1398 Bài viết:
  • 1427 thanks

Gửi vào 20/06/2020 - 09:28

T.AO như vậy cũng không ai bốc phét cho vui rồi. nếu bạn muốn mình bốc phét với bạn cho vui thì bạn gửi tay bạn cho mình đi, vì mình xem hay tay, nên bạn chụp 2 tay giúp, và nếu muốn mình bốc phét về hôn nhân thfi chụp thêm đường hôn nhân trên 2 tay. ngày mới vui vẻ nha.






Similar Topics Collapse

3 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |