Jump to content

Advertisements




Nhìn gần nghĩ xa - Giáo dục Ta Tây Tàu

Giáo dục quốc tế việt nam trung quốc lạc hậu tiến bộ

13 replies to this topic

#1 CaspianPrince

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1404 Bài viết:
  • 1903 thanks
  • LocationCaspian Sea

Gửi vào 19/10/2015 - 22:12

Bài này phân làm 4 phần – 3 phần đầu nói về trải nghiệm liên quan đến giáo dục của tôi tại 3 nước Việt Nam, Mỹ, và Trung Quốc; phần cuối nói về suy nghĩ của tôi khi nhìn gần (thời điểm hiện tại, tại nơi tôi đang cư trú – TQ) và nghĩ xa (tương lai, Việt Nam).


Tôi có cái may mắn được hưởng thụ nhiều nền giáo dục trong nhiều mô hình khác nhau:

I. Giáo dục tại Việt Nam của tôi: Việt, Pháp, Anh (1991-2007)

1. Mẫu giáo: tư thục, Đà Nẵng - như bao trẻ em Việt Nam khác

2. Lớp 1-10: Đà Nẵng, và gồm 2 bộ phận:
a. chương trình giáo dục phổ thông như bao trẻ em Việt Nam khác trong giai đoạn trước 2010 (từ năm lớp 6, tiến hành đổi sách lần 1; từ năm lớp 10: tiến hành thí điểm phân ban). Chất lượng thì ai từng học qua cũng biết, bất kể là ở Bắc, Trung, hay Nam. Lưu ý là tôi học tại trường không-chuyên tốt nhất của thành phố tại mỗi giai đoạn cấp 1-3.
b. chương trình tiếng Pháp tăng cường tài trợ bởi chính phủ Pháp (chương trình thí điểm này kéo dài khoảng 10 năm và kết thúc năm tôi học lớp 8 hay 9 gì đó; sau đó CP Việt Nam tiếp quản quản lý và trả lương giáo viên theo tiêu chuẩn Việt Nam). Vì ở trong chương trình này, tôi không phải học tiếng Anh. Thay vào đó, từ lớp 1-5, tôi học tiếng Pháp khoản 2 tiết/ngày trong lớp ngôn ngữ (bộ sách Il Était Une Fois Une Petite Grenouille + Ici et Ailleurs), 3 tiết/tuần trong lớp toán (sách và ngôn ngữ dạy cũng là tiếng Pháp). Từ lớp 6, học cũng chừng đó nhưng thêm 2 tiết Vật Lý /tuần (sách và ngôn ngữ dạy cũng là tiếng Pháp). Kể từ khi chương trình này bị cắt tài trợ của CP Pháp thì chất lượng cũng giảm nhiều về mặt giáo viên (chỉ có giáo viên ngôn ngữ là còn tốt vì vẫn là những giáo viên được đào tạo bài bản từ xưa; còn giáo viên toán và lý mới thì ngôn ngữ rất kém) và cả giáo trình (sách rất dở, khô khan, và photocopy trắng đen giấy dỏm thay vì sách in màu offset đẹp trên giấy glossy như trước). Những bạn nào học chương trình này trong giai đoạn 2005-2007 có thể làm chứng.

3. Học thêm: Tôi không học thêm nhiều: học viết và toán 1 tháng trước khi vào lớp 1; học toán cao cấp (quỹ tích hình học và phương trình/đẳng thức phức tạp) vào hè sau năm lớp 8 - không ích gì nhiều cho lớp toán trên lớp; và học thêm ngữ pháp tiếng Anh tăng cường trong 2 tháng hè năm lớp 8. Kỷ niệm học ngữ pháp tiếng Anh tăng cường rất đáng nhớ bởi vì tôi học hết toàn bộ các kiến thức mà người cô giáo tốt bụng của tôi có thể truyền thụ chỉ trong thời gian ngắn đó mặc dù cô là giáo viên chuyên luyện học sinh giỏi tiếng Anh quốc gia (nói cô tốt bụng vì tôi đến học mỗi buổi chiều 2 tiếng, cô chỉ dạy một mình tôi và chỉ tính phí 120k VND /tháng trong khi cô dạy lớp buổi sáng 90 phút, >40 học sinh, và tính 80k/tháng/HS). Hè năm lớp 9 tôi cũng bắt đầu đi học trung tâm tại đại học Đà Nẵng (đường Lê Duẩn) với giáo trình Let’s talk nhưng cũng không thu hoạch gì nhiều.

4. Tự học: bắt đầu từ lớp 3 hay 4 gì đó, tôi bắt đầu học tiếng Anh, tự nghe và đọc theo giáo trình New American Streamlines trong phần mềm English Study nổi tiếng thời đó. Tôi nghe tất cả các cấp độ và cứ dùng đi dùng lại giáo trình này suốt mấy năm đến nỗi thuộc lòng luôn. Đến bây giờ thì quên đi cũng nhiều. Vì nhà tôi hồi đó cũng nghèo nên chủ yếu là mua sách và từ điển về nhà tự học hoặc học thông qua trò chơi điện tử chứ cũng không đi học trung tâm gì cho đến tận mãi sau này)

II. Giáo dục tại Mỹ của tôi: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc (2007-2014)

1. Lớp 10-12: công lập, Florida (Mỹ). Tôi bắt đầu lấy các lớp AP (advanced placement) từ năm lớp 11 và học cật lực để đạt được điểm 5 trong tất cả 8 môn thi: từ toán lý hóa sinh đến tâm lý học và chính phủ. AP là một giáo trình được tiêu chuẩn hóa cả về đội ngũ giáo viên (được huấn luyện và đào tạo theo chuẩn), nội dung giáo trình, và nội dung thi đậu chứng chỉ. Vì tính tiêu chuẩn hóa và mức độ chuẩn xác trong việc dự đoán điểm số ở đại học, học sinh nỗ lực học thi AP để gây ân tượng với đại học tương lai và các trường cũng cho học sinh miễn một số tín chỉ trong môn tương ứng với môn có điểm AP cao (thường ở điểm 4 hoặc 5, tối đa là điểm 5)
- Năm lớp 11: theo học lớp học trực tuyến môn Sống Khỏe trong chương trình trường học ảo của Florida (Florida Virtual School) - miễn phí
- Hè lớp 11: học trong chương trình Dual Enrollment (khó dịch) tức là lấy lớp trình độ đại học tại đại học hoặc cao đẳng cộng động công lập của bang trong khi vẫn đang học cấp 3 trường công. Tôi tận dụng cơ hội hoàn toàn miễn phí này và lấy luôn 7 lớp: 2x kinh tế, 2x tiếng Tây Ban Nha, 2x Vi Phân và Tích Phân (Calculus), và 1 lớp sinh học (cứ 4 lớp ~ 1 học kỳ đại học). Điều này có nghĩa là nếu tôi ở lại Florida để học tiếp lên đại học, tôi có thể tiết kiệm được gần 1 năm học phí.
- Nói tóm lại là với số lượng tín chỉ từ AP và Dual Enrollment tôi đạt được, tôi có thể học vượt lên học kỳ 2 của năm 3 đại học nếu học tại trường công của Florida. Nhưng tôi lại đi học ở…

2. Đại học: tư thục, Massachusetts (Mỹ). Phân thành 2 quá trình

a. Học trong lớp và phòng lab: Tôi bắt đầu đại học với niềm tin rằng (1) mình rất giỏi sinh học và có thể theo đuổi nghề nghiệp trong lĩnh vực này như bác sĩ hoặc nghiên cứu y học ứng dụng và (2) mình rất giỏi tiếng Pháp và có khả năng sẽ đi Pháp trong tương lai gần để du lịch và làm việc.

Cả hai đều sai. tôi chỉ tò mò và thấy hứng thú với hiểu biết về sinh học mà thôi chứ thực ra tôi rất ghét phải mổ xẻ hoặc ở trong phòng lab suốt ngày (tôi mổ hơn 30 chuột thí nghiệm để gắn thiết bị theo dõi hoặc lấy mẫu nội tạng làm thí nghiệm và tính ra trải qua hơn hàng trăm giờ trong phòng lab mỗi học kỳ). Có chút an ủi là tôi được trả tiền ($10/giờ) để tham gia nghiên cứu khoa học có giá trị ứng dụng (bảng biểu dữ liệu của tôi được ông giáo sư trinh bày trong hội nghị quốc gia ngành sinh lý học ứng dụng trong dinh dưỡng). Còn về tiếng Pháp, nó chỉ như một cơn gió phù hoa thoáng qua, cho tôi khả năng cảm thụ thứ âm nhạc êm dịu và văn chương não lòng của Pháp mà thôi chứ chẳng có giá trị sử dụng gì nhiều. Tôi cảm thấy may mắn vì tôi chỉ phải chính thức chọn chuyên nghành (major) vào năm 3. Nếu mà tôi ở VN thì chắc là tôi đã phải chọn khối C hoặc ngoại ngữ và gắn bó suốt đời với 1 tấm bằng mà mình không thích bỏ công sức ra và không muốn sử dụng. Vì tôi vẫn muốn rèn luyện đầu óc suy luận khoa học thực nghiệm của mình, tôi vẫn tiếp tục tự nguyện học Sinh học. Nhưng đồng thời, tôi cũng tìm thấy tình yêu mới với tiếng Trung từ năm 2.

Kể ra cũng là duyên phận. Tôi vốn dĩ chỉ định học tiếng Pháp hoặc Tây Ban Nha nhưng rồi những căng thẳng tại Biển Đông vào học kỳ 2 của năm 1 đại học đã làm tôi chọn tiếng Trung vào năm 2. Người thầy tiếng Trung đầu tiên của tôi là một người Mỹ, từng làm việc trong bộ ngoại giao và chuyên huấn luyện đặc sứ ngoại giao chuyên về Trung Quốc-Đài Loan. Ông cũng là thầy dạy vỡ lòng tiếng Trung cho Vương Lực Hoành (Wang Leehong – các bạn nào mê nhạc trẻ tiếng Trung chắc biết anh này). Sau khi học xong 3 học kỳ tiếng Trung, tôi lên đường sang Bắc Kinh du học 2 học kỳ. Có 1 chuyện hi hữu mà tôi chưa kể với ngay cả gia đình và bạn bè của tôi. Đó là vào học kỳ thứ 3 tiếng trung tại trường, tôi lỡ hạn đăng ký đi du học những 6 tháng!!! Hiệu phó trường bảo với tôi là phải viết thư cho bà chứng tỏ rằng chuyến đi của tôi là cần thiết để trường cho phép và chuyển học bổng của tôi sang trả học phí của chương trình du học (tôi nhận học bổng toàn phần của trường). Tôi viết về tranh chấp trên biển Đông và nỗi lo lắng của tôi rằng nếu tôi không đi ngay mà đợi sau này thì có lẽ chiến tranh sẽ làm tôi hụt mất một cơ hội hiểu rõ hơn về văn hóa chính trị của TQ và phần nào cải thiện hóa giải nguy cơ chiến tranh khu vực. Thế là tôi được chấp thuận và lên đường (sẽ kể tiếp trong phần III – giáo dục tại TQ của tôi).

b. Học thông qua làm: ngoài làm việc trong phòng lab sinh lý học (Physiology) trong năm học (lương theo giờ $10/giờ) và hè (khoán lương $3300/ 3 tháng + bao ăn ở), tôi cũng có cơ hội làm 2 việc khác: tư vấn kỹ thuật IT cho sinh viên của trường và phụ giảng ngoài giờ (teaching assistant) tiếng Trung cho sinh viên năm 3 tiếng Trung (cao nhất là năm 4 – do sinh viên bản ngữ phụ trách). Trường tôi khá tích cực trong việc tìm việc phù hợp cho sinh viên cần tiền và trợ giúp tài chính. Những kinh nghiệm về làm việc chung, giải quyết vấn đề, báo cáo với sếp, và dịch vụ khách hàng là những kiến thức quý báu mà tôi gặt hái được trong công việc đầu tiên. Sau 2 năm làm việc tôi thăng lên chức quản lý (Student helpdesk manager). Còn trong việc thứ hai, tôi học được cách chuẩn bị bài giảng, thích ứng với những cách học là phát biểu ý kiến khác mình, và những kỹ năng xã giao khác vì dù sao học sinh của tôi trong các lớp ấy cũng là bạn đồng lứa với mình.
Tóm lại, trong 4 năm học đại học, tôi đã có cơ hội:
- Tự thân kiếm tiền: cha mẹ tôi không cấp tiền tiêu vặt; tôi tự lo mọi chi phí sinh hoạt (không phải đóng học phí hay tiền ăn ở nhưng có nhiều chi phí khác ước chừng ~ $1000/năm)
- Tích lũy kỹ năng và kinh nghiệm trong 3 công việc hoàn toàn khác nhau (dịch vụ khách hàng trong kỹ thuật, nghiên cứu khoa học, và trợ giáo) với tổng thời gian là hơn 5 năm kinh nghiệm + 1 lần lên chức.
- Khám phá ra sở thích của mình: hướng đi của đời tôi không phải là nghiên cứu khoa học mà là dạy học, kềm cặp học sinh, cũng như làm việc liên quan đến tiếng Trung


Hiện tại đang bận nên phần 3 và 4 của bài này tôi sẽ viết tiếp và đăng lên sau (có lẽ trong độ 1-2 tuần).

Sửa bởi uchihakula: 19/10/2015 - 22:19


Thanked by 6 Members:

#2 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 20/10/2015 - 02:14

- Hè lớp 11: học trong chương trình Dual Enrollment (khó dịch) tức là lấy lớp trình độ đại học tại đại học hoặc cao đẳng cộng động công lập của bang trong khi vẫn đang học cấp 3 trường công. Tôi tận dụng cơ hội hoàn toàn miễn phí này và lấy luôn 7 lớp: 2x kinh tế, 2x tiếng Tây Ban Nha, 2x Vi Phân và Tích Phân (Calculus), và 1 lớp sinh học (cứ 4 lớp ~ 1 học kỳ đại học). Điều này có nghĩa là nếu tôi ở lại Florida để học tiếp lên đại học, tôi có thể tiết kiệm được gần 1 năm học phí.
================================================
Tạm dịch : Chương trình Dual Enrollment = Chương trình Dự (Bị) Đại Học dành cho học sinh đang học trung học .
Ngoài ra tuỳ theo tiểu bang bạn có thể thi lấy bằng tương đương tốt nghiệp trung học ở bất kỳ tuổi nào và nộp đơn vào thẳng đại học (dỉ nhiên phải lấy thêm SAT hay ACT tuỳ theo trường đại học đòi hỏi).

#3 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 20/10/2015 - 02:47

Đi'nh chi'nh:
Ngoài ra tuỳ theo tiểu bang bạn có thể thi lấy bằng tương đương tốt nghiệp trung học ở bất kỳ tuổi nào từ 16 trở lên và nộp đơn vào thẳng đại học (dỉ nhiên phải lấy thêm SAT hay ACT tuỳ theo trường đại học đòi hỏi).

#4 hukhong102

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 120 Bài viết:
  • 79 thanks

Gửi vào 20/10/2015 - 08:18

Chờ bạn viết tiếp nhé!

#5 ryan88

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7111 Bài viết:
  • 19142 thanks
  • LocationĐa Tình Tự

Gửi vào 24/10/2015 - 13:25

em học tiếng Trung dc hơn 1 năm rồi (3 buổi/tuần, 1.5h/buổi) mà tự thấy ko hài lòng với trình độ hiện tại vì sau hơn 1 năm mà nghe thì lõm bõm, nói thì phải brainstorm trước rồi viết ra mới nói thuận miệng...còn tự nói thì hơi...nấc cục tí

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


vì học tiếng Trung là do thích nó (mưa gió, mệt mỏi gì cũng ráng lết tới lớp đến mức cô giáo cho làm lớp trưởng vì siêng quá :v ) nên tiến bộ chậm như zậy cũng thấy hơi thất vọng chút chút :'(
hy zong dc đọc chia sẻ của chị về phương pháp học tiếng Trung để áp dụng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

...em cảm ơn chị trước

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#6 phuctinh

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1498 Bài viết:
  • 2105 thanks

Gửi vào 24/10/2015 - 18:46

Học thật là giỏi! Chờ xem chủ top rút ra được gì cho nền giáo dục nước nhà. Khi mà việc học vẫn còn rất dập khuôn và thụ động.

Thanked by 2 Members:

#7 honglyso

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 29 Bài viết:
  • 9 thanks

Gửi vào 07/11/2015 - 14:57

Việt Nam là đất nước hiếu học.Tuy nhiên giáo dục cần phải nhiều thay đổi sao cho kịp thời đại

#8 CaspianPrince

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1404 Bài viết:
  • 1903 thanks
  • LocationCaspian Sea

Gửi vào 21/11/2015 - 21:43

Vẫn đang tiếp tục theo dõi và tìm hiểu giáo dục TQ, dạo này ngoài Bắc Kinh và Thượng Hải ra, tôi cũng có dịp tiếp cận gần hơn với hệ thống trường công tại thành phố Thành Đô. Vì còn đang trong thời kỳ bận rộn nên chưa viết bài hoàn chỉnh về TQ và tổng kết được.

Tuy nhiên, tình cờ tìm thấy 2 bài này trong lúc tìm hiểu về hệ thống giáo dục VinSchool.
- Chất lượng kỳ vọng ở học sinh: IELTS đầu ra 5-6.5 ~ TOEFL iBT 65-85 (vốn không phải là cao; các trường đại học uy tín tại Mỹ và Anh đều yêu cầu IELTS đầu vào >=7 ~ TOEFL iBT >=95)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



- Chất lượng giáo viên tuyển đầu vào: >= 6

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ngay cả ở một chương trình giáo dục tưởng chừng là có tính cách mạng này, chung quy cũng vẫn là một vòng luẩn quẩn của hệ thống giáo dục nước nhà: dựa vào tiến hóa tự nhiên (Giáo viên điểm 6 hi vọng nâng học sinh lên 6-6.5) và cũng vẫn chăm chăm dạy để đậu đại học VN - một kỳ thi lệch về cả chiều rộng lẫn chiều sâu nếu so với các nước tiên tiến trên thế giới.

Sửa bởi uchihakula: 21/11/2015 - 21:53


#9 T.AO

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7039 Bài viết:
  • 4577 thanks

Gửi vào 21/11/2015 - 22:15

trường quốc tế thì bác nên so sánh với unis hanoi ( thời gian chờ lâu , giới hạn hs mỗi quốc giá 10% ) , kinderworld , his ( riêng his ko nhận học sinh có quốc tịch vn ) , và quốc tế pháp , sis , vinschool mới thành lập thôi mà

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#10 ThamLang112015

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 289 Bài viết:
  • 182 thanks

Gửi vào 21/11/2015 - 22:29

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

uchihakula, on 21/11/2015 - 21:43, said:

Vẫn đang tiếp tục theo dõi và tìm hiểu giáo dục TQ, dạo này ngoài Bắc Kinh và Thượng Hải ra, tôi cũng có dịp tiếp cận gần hơn với hệ thống trường công tại thành phố Thành Đô. Vì còn đang trong thời kỳ bận rộn nên chưa viết bài hoàn chỉnh về TQ và tổng kết được.

Tuy nhiên, tình cờ tìm thấy 2 bài này trong lúc tìm hiểu về hệ thống giáo dục VinSchool.
- Chất lượng kỳ vọng ở học sinh: IELTS đầu ra 5-6.5 ~ TOEFL iBT 65-85 (vốn không phải là cao; các trường đại học uy tín tại Mỹ và Anh đều yêu cầu IELTS đầu vào >=7 ~ TOEFL iBT >=95)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



- Chất lượng giáo viên tuyển đầu vào: >= 6

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ngay cả ở một chương trình giáo dục tưởng chừng là có tính cách mạng này, chung quy cũng vẫn là một vòng luẩn quẩn của hệ thống giáo dục nước nhà: dựa vào tiến hóa tự nhiên (Giáo viên điểm 6 hi vọng nâng học sinh lên 6-6.5) và cũng vẫn chăm chăm dạy để đậu đại học VN - một kỳ thi lệch về cả chiều rộng lẫn chiều sâu nếu so với các nước tiên tiến trên thế giới.
Chê giáo dục vn thì bạn chê cả ngày. Chỉ tóm gọn 2 chữ là Nhồi Sọ =))

Thanked by 1 Member:

#11 CaspianPrince

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1404 Bài viết:
  • 1903 thanks
  • LocationCaspian Sea

Gửi vào 21/11/2015 - 22:39

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

moahhh, on 21/11/2015 - 22:15, said:

trường quốc tế thì bác nên so sánh với unis hanoi ( thời gian chờ lâu , giới hạn hs mỗi quốc giá 10% ) , kinderworld , his ( riêng his ko nhận học sinh có quốc tịch vn ) , và quốc tế pháp , sis , vinschool mới thành lập thôi mà

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tôi đang bàn về hệ thống có khả năng có tính cách mạng ~ ảnh hưởng diện rộng, tức là học phí phải thuộc loại có thể chịu được đối với một lượng gia đình VN đáng kể (~5-10 tr/tháng tiền học + ăn) và chấp nhận quốc tịch VN. Hệ thống trường có tầm ảnh hưởng lớn (công lập / tư thục học phí thấp) ta đã thua xa TQ; so trường quốc tế tại VN (vd Unis Hanoi) với trường quốc tế tại Trung Quốc (vd ISB Bắc Kinh, chưa cần nói đến các trường tư thục nội trú tại Mỹ) thì ta vẫn thua xa như thường.

Đại ý là vậy, chi tiết thì đợi thêm một thời gian nữa tôi rảnh rỗi sẽ viết tường tận.

#12 T.AO

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7039 Bài viết:
  • 4577 thanks

Gửi vào 21/11/2015 - 22:58

nói thiệt ở vn bỏ 5-10tr ra cho con học là khá giả chứ bt trung bình cỡ 2,5-5tr thôi đó bác
nó còn phân tùy khu vực nữa đó , nội thành thì đắt chứ ngoại thành thì chỉ khoảng triệu thôi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


còn so sánh quốc tế VN với BK thì thôi cháu chẳng so sánh đâu , mình ở đâu thì phải học ở đó thôi , phải thuận tiện đưa đón phù hợp tài chính của từng gia đình nữa

nhưng cá nhân cháu thấy là học trường quốc tế nhiều mặt ko bằng mấy trường việt nam

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#13 CaspianPrince

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1404 Bài viết:
  • 1903 thanks
  • LocationCaspian Sea

Gửi vào 25/01/2016 - 21:54

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hukhong102, on 20/10/2015 - 08:18, said:

Chờ bạn viết tiếp nhé!

Xin cảm ơn đã nhắc nhở ở chủ đề khác. Viết về trải nghiệm với giáo dục TQ khá dễ nhưng viết về phần kết luận thật sự tôi cần nhiều thời gian hơn để quan sát và suy nghĩ.

Thanked by 1 Member:

#14 T.AO

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7039 Bài viết:
  • 4577 thanks

Gửi vào 12/03/2020 - 23:41

bonjour cas
cơ hội sẽ đến với những ai biết chờ đợi , hãy tham ăn khi người khác sợ hãi
mới bắt đầu ko nên vội vàng nhe , hnay buffet chưa xuống tay nhưng 100% mai warren buffett sẽ xuống tay
mai là black friday của các tháng còn lại đó hehe

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



cas , sau ngày mai bạn sẽ thua đó ^^
cornell lại thắng williams về finance rồi =,=
tôi đã bảo năm nay sẽ là đại suy thoái mà ^^

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi T.AO: 12/03/2020 - 23:46







Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |