Jump to content

Advertisements




Chia Sẻ Về Kinh Nghiệm Tu Tập.


36 replies to this topic

#31 MR.Khanh.Hoang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 428 Bài viết:
  • 298 thanks

Gửi vào 09/04/2020 - 14:59

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

phapkhong, on 09/04/2020 - 00:56, said:

@Anh Khanh.hoang, như tôi đây, là 1 kẻ tầm thường, nhưng sống nơi núi rừng Tây bắc, nơi phong cảnh quá đẹp, lại tịch mịch u nhã, mùa dịch vắng lặng, thành ra nhiều lúc thấy mình giống như kẻ ẩn cư, đàm đạo vs các anh vài câu giáo lý, dăm điều đạo học cho ra vẻ thanh cao tí chút, nhưng thực chất tôi vẫn chỉ là 1 kẻ phàm phu thô thiển thôi. Kính Anh.
Anh phapkhong,

Không thanh cao thì tự điều đó là thanh cao; mà có thanh cao thì không phải là thanh cao .

Nhiều câu chuyện trong kinh, hay nguyện lực của các vị bồ tát đều là vì chúng sanh, chỉ cho chúng sanh tìm về vô sanh. Nếu có kẻ cần bị đánh để tỉnh ngộ thì đánh, nếu có kẻ cần bị cướp để tỉnh ngộ thì cướp, nếu có kẻ cần sự nghiệp để tỉnh ngộ thì đồng hành với họ phát triển sự nghiệp, nếu có kẻ cần tình thương để tỉnh ngộ thì dùng tình thương... chúng sanh vì không biết tự nơi mình đã vô sanh nên mới lấy các việc ấy mà so sánh với nhau nên mới có thanh cao với phàm phu, mà bồ tát thì không như vậy, không có thanh cao với phàm phu. Không như vậy mới thật là thanh cao.

Có thể nói cái sự thanh cao đó của bồ tát là bạn của tiên, là bạn của ma, là bạn của người, là bạn của ác quỷ, là bạn của tất cả chúng hữu tình... vì là bạn như vậy nên mới khế hợp với bản chất vô sanh của tất cả chúng hữu tình. Vị bồ tát ấy mới hoàn toàn đã ở trên con đường của sự thật.

Thế giới này có quá nhiều đạo, đều có lý do của nó. Các đạo ấy đều cố gắng trả lời câu hỏi: chết rồi thì tôi về đâu?

Hầu hết là đạo thần quyền, họ trả lời là có một vị thần chủ sinh ra bạn, và khi chết rồi bạn sẽ quay về với vị thần chủ ấy. Tôi nói đó là sai lầm. Vì nếu người ta chịu quan sát rõ ràng cái chết, thì có thể định nghĩa nó là sự buông bỏ thân. Người ta chịu quán sát kỹ hơn nữa sẽ thấy từ nhỏ đến giờ họ đã đi qua cái "chết" quá nhiều lần. Họ sẽ thấy đúng hoàn toàn sự thật diễn ra trước mắt: nhờ buông thân và suy nghĩ lúc nhỏ mà hiện tại bây giờ đây ta có thân này và suy nghĩ này.

Khi chịu quán sát chân thật như vậy rồi sẽ thấy một vòng lặp vô tận: sinh lão bệnh tử; và khi buông thân này ta sẽ thọ nhận thân khác. Và nếu không có người hiển bày cái bản chất vô sanh như Phật đã hiển bày thì chúng sanh sẽ cứ mãi trôi lăn trong vòng luẩn quẩn ấy; họ sẽ không biết tìm cầu cái không sanh và dứt trừ ảo tưởng của sự sanh.

Thanked by 3 Members:

#32 MR.Khanh.Hoang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 428 Bài viết:
  • 298 thanks

Gửi vào 09/04/2020 - 15:28

Vòng lặp luôn hướng nơi tự tánh vô sanh này gọi là tầm tứ.
Để thọ thân chư thiên từ sơ thiền tới phi tưởng phi phi tưởng thiên, thì phải dụng công xoay xung quanh cái tự tánh ấy. Việc thọ nhận thân này không khác gì với việc thọ nhận thân người cả. Muốn bước sang cái khác thì phải buông bỏ cái này trước tiên và ngược lại.


Chính vì vậy mà Bậc toàn giác ấy mới được tán tụng là Thế tôn, vì tất cả chư thiên dù có cao đến đâu thì cũng đều lấy tự tánh vô sanh làm căn bản.

Nếu anh muốn dụng công thì cũng nên tìm cách dụng công trên cái vô sanh ấy.

P/S: có thể ví dụ tầm tứ như mặt trời và trái đất: trái đất luôn hướng về mặt trời, lấy mặt trời làm tâm thì gọi là tứ, và trái đất xoay động, di chuyển không ngừng thì gọi là tầm.

Nên nếu ai nói việc tu là để lên tầng cao tôi bác bỏ ngay, vì mỗi tầng thiên là đồng đẳng, vì rõ ràng họ muốn lên "cao" thì họ phải buông cái "thấp", mà muốn xuống "thấp" thì anh phải buông bỏ cái "cao". Đó là ảo tưởng thấp cao của họ mà thôi.

Cũng như 4 trạng thái: tầm tứ hỉ lạc là đại diện cho tầng sơ thiền, muốn bước qua tầng nhị thiền thì phải buông tầm tứ, nhưng nếu muốn từ nhị thiền quay lai sơ thiền thì phải "tìm" lại tầm tứ.

Sửa bởi MR.Khanh.Hoang: 09/04/2020 - 15:56


Thanked by 2 Members:

#33 phapkhong

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 853 Bài viết:
  • 1642 thanks

Gửi vào 10/04/2020 - 18:50

Anh Khanh. Hoang có thể được gọi là bậc Văn.Tư. Tu của diễn đàn này rồi, phapkhong thấy kiến thức Phật học của anh rất phong phú, tôi chỉ là kẻ phàm phu, được luận bàn đôi chút da lông kinh điển vs các thiện tri thức trong đây đã là vinh dự lắm rồi, tôi thực đang trên đường tìm hiểu về đạo, muốn được vén chút mây mờ cho sáng tỏ thêm, nên chỉ xin dừng lại ở sự thuyết thôi chưa dám bước vào sự Hành, càng ko dám dụng công vô sanh như Anh nói, thật lấy làm xấu hổ, nếu có chỗ nào chưa thỏa mong được lượng thứ.
Có người cho rằng Kinh Phật trọng Hành ko trọng Thuyết, lời nói ý đúng với mục đích của hành đạo, vì theo tôi Hành đạo mới giúp hành giả liễu ngộ sinh tử, còn chỉ thuyết kinh suông không thôi thì không thực giúp người tu giải thoát được.
Tuy nhiên kinh điển 8 vạn 4 nghìn pháp môn, mỗi môn mỗi phái mỗi nhà lại có mỗi kiến giải riêng, dịch từ bản gốc sang các bản khác, lưu truyền thời này qua thời khác... cũng khó tránh khỏi có chút dị biệt, tam sao thất bản..., thành ra muốn hành đạo đúng đường, đúng theo tôn chỉ của Phật thì phải nương vào kinh thuyết, thuyết giải kinh Phật rõ ràng, chân thật là trách nhiệm của mỗi Phật tử, chánh thuyết dẫn tới chánh đắc, tà thuyết dẫn tới tà đắc..., âu cũng là pháp phương tiện để những người đi sau có chỗ mà nương theo nếu muốn bước chân vào ngưỡng cửa Không môn.

Kính anh.

Thanked by 2 Members:

#34 phapkhong

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 853 Bài viết:
  • 1642 thanks

Gửi vào 11/04/2020 - 09:18

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MR.Khanh.Hoang, on 09/04/2020 - 15:28, said:


Chính vì vậy mà Bậc toàn giác ấy mới được tán tụng là Thế tôn, vì tất cả chư thiên dù có cao đến đâu thì cũng đều lấy tự tánh vô sanh làm căn bản.

Nếu anh muốn dụng công thì cũng nên tìm cách dụng công trên cái vô sanh ấy.

P/S: có thể ví dụ tầm tứ như mặt trời và trái đất: trái đất luôn hướng về mặt trời, lấy mặt trời làm tâm thì gọi là tứ, và trái đất xoay động, di chuyển không ngừng thì gọi là tầm.

Nên nếu ai nói việc tu là để lên tầng cao tôi bác bỏ ngay, vì mỗi tầng thiên là đồng đẳng, vì rõ ràng họ muốn lên "cao" thì họ phải buông cái "thấp", mà muốn xuống "thấp" thì anh phải buông bỏ cái "cao". Đó là ảo tưởng thấp cao của họ mà

Vô sanh thì vô diệt, không có tên nên ko thể gọi, không gọi mà đâu đâu cũng có, vì không gọi nên không mất đi.
- Lão Tử nói " Đạo khả đạo phi thường đạo" - đạo thì không thể gọi tên.
Nhà Phật thì có công Án " Vạn pháp quy nhất, nhất quy hà xứ", sau này tổ Liễu Quán cũng phải mất 7-8 năm mới tham ngộ ra câu thoại đầu này, còn ngài Bồ tát Quán Tự Tại thì nói " sắc bất dị không, không bất dị sắc".
- 3 câu này đều quy về tự tánh, trên tinh thần của Bát nhã tâm kinh.
Anh Khanh. Hoang, anh Namsuka thấy đúng không?.
Kính Anh !



Thanked by 2 Members:

#35 MR.Khanh.Hoang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 428 Bài viết:
  • 298 thanks

Gửi vào 11/04/2020 - 21:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

phapkhong, on 11/04/2020 - 09:18, said:

Vô sanh thì vô diệt, không có tên nên ko thể gọi, không gọi mà đâu đâu cũng có, vì không gọi nên không mất đi.
- Lão Tử nói " Đạo khả đạo phi thường đạo" - đạo thì không thể gọi tên.
Nhà Phật thì có công Án " Vạn pháp quy nhất, nhất quy hà xứ", sau này tổ Liễu Quán cũng phải mất 7-8 năm mới tham ngộ ra câu thoại đầu này, còn ngài Bồ tát Quán Tự Tại thì nói " sắc bất dị không, không bất dị sắc".
- 3 câu này đều quy về tự tánh, trên tinh thần của Bát nhã tâm kinh.
Anh Khanh. Hoang, anh Namsuka thấy đúng không?.
Kính Anh !

Anh Phapkhong,

Như anh có thể mặc áo xanh, cũng có thể mặc áo đỏ, áo vàng, áo đen... Không thể nói lúc anh mặc áo xanh là anh, lúc mặc áo đỏ không phải là anh. Cũng như vậy, đệ nhất tánh không cũng mặc áo huyền vi, mặc áo chúng sanh, mặc áo chư thánh... Nên tôi có thể mượn nhiều ví dụ mà chỉ ra tánh ấy mà không thể trụ nơi mỗi ví dụ đó mà cột trói tánh ấy.. Vậy nên tôi mượn lại lời trong kinh: "người có trí sẽ nương nơi ví dụ mà hiểu", không cột trói cái hiểu đó vào mỗi một ví dụ thì mới biết được. Nên gọi đó là tánh không!

Nếu lúc anh mặc áo xanh, gọi người đó là anh. Thì cái người là "anh mặc áo đỏ" không hiển bày...Tuy không hiển bầy nhưng anh vẫn còn đó. Ấy là đệ nhất tánh không!
Cũng như vậy, lúc hiện tại,chỉ thấy tánh không mặc chúng sanh, mà không thấy chư Phật... Tuy không hiển bày chư Phật nhưng tánh không vẫn còn đó (đang mặc áo chúng sanh). Thì ấy là đệ nhất tánh không.
Vậy nên đệ nhất tánh không là vô sanh, không sanh và cũng không mất, cứ luôn như vậy!!!


Hoặc như lấy ví dụ của lửa: trước khi người ta phá hiện ra lửa, lửa đã có chưa? Dĩ nhiên hoàn toàn có thể nói là trước đó lửa đã tự có rồi. Cái có mà lý trí con người hiểu suy tới tận cùng là có dưới 6 căn mà có, mà không thấy rằng lìa 6 căn cũng là có. Vì lìa nơi 6 căn ngay lúc ấy không thấy, không nghe, không biết, không ngửi, không xúc... nên dưới lý trí gọi là không có, mà thật là có.
Vậy nên lửa cũng vô sanh, lìa nơi sanh và lìa nơi diệt vậy đó!

Do vậy thật đúng như ở tinh thần của Kinh Lăng nghiêm: người muốn đi tìm Nhất Thiết Trí (trí tuệ chân thật) thì phải nhiếp phục 6 căn....
Tự mình không chạy theo sắc, thanh, hương, vị, xúc pháp... không thể khác được; nếu còn nương ở trên 6 căn chỉ để biết 6 trần (chính là hình thành 6 thức), để hiểu thì còn xa lắm.

Thanked by 1 Member:

#36 MR.Khanh.Hoang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 428 Bài viết:
  • 298 thanks

Gửi vào 11/04/2020 - 21:51



Lúc xem video này, mình cười vui vẻ. Lúc đó và lúc không cười thì vẫn là mình. Nên vui cứ vui, mà lúc buồn cứ buồn!

#37 phapkhong

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 853 Bài viết:
  • 1642 thanks

Gửi vào 11/04/2020 - 22:46

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MR.Khanh.Hoang, on 11/04/2020 - 21:51, said:



Lúc xem video này, mình cười vui vẻ. Lúc đó và lúc không cười thì vẫn là mình. Nên vui cứ vui, mà lúc buồn cứ buồn!

Cảm ơn Anh Khanh. Hoang, quả ngon, quả ngon !

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |