Jump to content

Advertisements




Thuật số Lạc thư, Lạc thư và Hà đồ, ngàn năm văn hóa đất Việt con cháu Lạc Hồng


12 replies to this topic

#1 emvomr.dam

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 505 Bài viết:
  • 219 thanks

Gửi vào 02/04/2020 - 11:17

Nước Việt ta ngàn năm văn hiến, con cháu Lạc Hồng đời đời nhớ ơn các vua Hùng.
Xưa con cháu nước Việt xưa có các quan phụ vua trông coi việc nước gọi là Lạc Hầu, Lạc Tướng, vua nước Lạc Việt là Lạc Long Quân với ý nghĩa Quân là vua nước có dân chúng sống dọc theo dòng sông Lạc, Long ở đây ám chỉ dòng sông uốn khúc như Rồng, như trong thuật trạch cát, địa lý phong thủy Tả Ao có thuật ngữ hợp Long, tức nơi hợp lưu của dòng nước đến.

Cho nên ta thấy chữ Lạc ám chỉ con cháu Bách Việt sống dọc dòng sông Lạc xa xưa, Thuật số Lạc thư là thuật toán của con cháu nước Lạc dựa trên 1 bảng thuật số còn gọi là thư hay Lạc thư.

Lạc thư như sau:
4 9 2
3 5 7
8 1 6

Lạc thư gắn với Bát quái Lạc thư:
Tốn Ly Khôn
Chấn TC Đoài
Cấn Khảm Càn

hay Lạc thư phối Bát quái Tiên Thiên:
Đoài Càn Tốn
Ly TC Khảm
Chấn Khôn Cấn

Còn Hà đồ là đồ hình vẽ nên trên quy luật tự nhiên, giữa sinh và thành, giữa hợp và ly của các con sông.

Hà đồ biểu hiện qua quy luật số:
7 2 9
3 5 4
8 1 6

Hà đồ phối với bát quái Lạc thư và bát quái Tiên thiên thì các quẻ không thay đổi, chỉ có trật tự số các quẻ thay đổi.

Về ý nghĩa Hà đồ và Lạc thư diễn dịch như sau:

Thiên nhất sinh Thủy, địa lục thành chi
Thiên nhị sinh Hỏa, địa thất thành chi.
Thiên tam sinh mộc, địa bát thành chi.
Thiên tứ sinh kim, địa cửu thành chi.

Xét bát quái Lạc thư ta thấy với Hà đồ số sinh là 4 hành Thủy, Hỏa, Mộc, Kim.
Có sinh ắt có thành, Thủy sinh Kim là tàng Tinh, như thận thủy sau khi lọc sẽ tàng Tinh
Hỏa sinh Phong là xuất khí. có Tinh sẽ tàng Thần nơi Tâm và xuất khí là nhịp đập tim để vận hành.
vậy là cặp 1 và 2 có sinh và có xuất.

Mộc sinh Cấn với Cấn ý nghĩa là vật chất, như gan sau khi có máu( tinh) và khí từ Tâm tới sẽ sinh hóa chuyển vận tạo ra vật chất và tàng Phách.

Kim sinh Khôn tức Phổi nhận máu từ gan và tim sẽ chuyển hóa oxy và thải hết CO2 tức xả hết, trần quy trần. và vận chuyển Oxy bắt đầu 1 vòng mới.

Tức là Sinh và Tử, rồi từ Tử lại chuyển Sinh. Số 1 sinh Càn thuần Dương, số 4 kết thúc số sinh cũng là kết thúc số thành thuần âm Khôn. Rồi chu trình mới lại bắt đầu.

Nếu hiểu chiều ngược lại thì từ Âm sẽ chuyển Dương.

Xét bát quái Tiên thiên
1 Khôn sinh Cấn tức thuần Âm sinh Dương.
2 Càn sinh Đoài tức thuần Dương sinh Âm.
3 Ly sinh Chấn tức thiếu Dương sinh Âm.
4 Khảm sinh Tốn tức thiếu Âm sinh Dương.

ở đây ta thấy Âm Dương Thái Thiếu đều vận động Âm sinh Dương và Dương sinh Âm, chỉ 1 âm và 1 dương chuyển động qua Thái Thiếu Âm Dương. Khi Thái bên Âm động thì Thái bên Dương cũng động. và ngược lại khi Thiếu bên Dương động thì Thiếu bên Âm cũng động.

Quy luật vận động của bát quái Lạc thư là 4 quẻ Thiếu Âm và Thiếu Dương.
Thiếu âm Thủy sinh Thái Dương tức sinh 2 Dương.
Thiếu dương Hỏa sinh Tốn tức chuyển dịch vị trí 2 Dương.
Như vậy có sinh và có sự vận động. Sự sống là vận động, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Đó là quy luật vận động và quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

3 Thiếu dương Chấn sinh Cấn tức 2 Âm chuyển dịch.

4 Thiếu âm Đoài sinh Khôn tức 2 Dương nhận 2 Âm chuyển sang và chuyển dịch đi, bên ngoài thì nhìn như là sinh 2 Âm thành Khôn thuần Âm.

Như vậy vẫn là quy luật sinh thuần Dương rồi kết thúc là sinh thuần Âm, chỉ khác là quy luật vận động của Thiếu âm và Thiếu dương, không có Thái âm và Thái dương, nên là quy luật sinh và dịch chuyển tương ứng.

Ở đây ta thấy tuân theo quy luật điện trường Âm chuyển dịch sang Dương. Một số sách nước ngoài viết chỉ có bát quái Tiên thiên mới có quy luật vận động dịch chuyển Âm Dương, bát quái Hậu thiên không có, có chăng là do chưa hết lời hay người chưa thấu hết lý.
Đẹp thay nét đẹp con người Việt xưa, tuy là Thiếu mà vẫn vẹn tròn.
Mà chắc gì chỉ có Lạc thư là của người Lạc Việt xưa, với tầm nhìn người Lạc Việt xưa về Thiếu đã như vậy thì Thái chẳng lẽ không ngộ ra.
Mà quy luật vận động nào cũng đúng và trùng khớp với những triết lý và quy luật vận động mà phương Tây ngày sau mới tìm ra và được thế giới công nhận.

Về Lạc thư thì như đã nói nếu Hà đồ là quy luật sinh thành vận động thì Lạc thư là quy luật ổn định và vận động. Ấy là sinh và vận động vậy. Như thời gian có trước sau, không gian có vị trí vậy. Nói như vậy không có nghĩa là Hà đồ có trước Lạc thư mà cả 2 là quy tắc sinh thành vận động, chỉ khác ở 2 thời kỳ khác nhau. Thế mới nói xem vật mà biết việc.
Về ứng dụng thì Thuật số Lạc thư mà Thái ất là môn học thuật tương ứng trong đó có bao hàm cả cách vận dụng Hà Đồ, mà 1 trong các môn thuật số nước ngoài được xưng là vận dụng Hà Đồ như của cụ Thiệu Khang Tiết mà điển hình là Hoàng cực kinh thế là 1 ví dụ.

Vài dòng chia sẻ.
Thân


Thanked by 1 Member:

#2 PhongThu

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 54 Bài viết:
  • 89 thanks

Gửi vào 02/04/2020 - 14:34

Cám ơn Bác chia sẽ, Thật đáng để suy ngẫm. Thật sao có nguồn gốc thế mà không bất cứ sách vở nào thế giới công nhân đều đó. Hay nhiều khi chúng tự sướng hoặc tự ngộ nhận chăng
PhongThu có chút nghiên cứu về Đông Phương học theo kiểu thuần túy gọi là hơi hàn lâm- nghĩa không liên quan gì đến lĩnh vực gợi là fate hay divination. Rất nhiều học giả Phương Tây đều nghiên cứu về I Ching, Hà Đồ và Lạc Thư từ Trung Quốc, Kiếm đỏ con mắt vẫn không thấy ông Tây hay học giả nào nghiên cứu về những vấn đề bác đề cập hay ít nhất dùng là liên quan. Họ chì đề cập một dòng rất đáng quan tâm các nước đông nam á ảnh hưởng sâu rộng từ chiêm tinh Vê đà và i ching từ trung quốc.
Bác có thể tìm kiếm từ các tạp chí hàn lâm như Journal of asian studies để rõ hơn.
PhongThu biết viết ra sẽ bị các bác gạch đá và tranh luận dữ dội nhưng những gi PhongThu thi nhìn nhận là vậy. Hoặc là PhongThu giới hạn về khả năng đọc hết hoặc chưa dịp đọc đến cuốn sách như thế

Chúng ta tự hào là chúng ta sinh ra đến giờ một cuốn sách về nó viết bằng Tiếng Anh liệu có không. Câu trả lời là không
Chúng ta tự hào là chúng ta có tử vi riêng, ngoài vài cuốn tử vi bằng Tiếng việt của Tiến Sĩ Sơn không có cuốn nào, trong khi sách tiếng anh về Tử vi của Trung quốc thì nhiều
Chúng ta tự hào là chúng ta sáng tạo về Hà Đồ, lạc Thư đến giờ không có cuốn sách tiếng Anh về nó.
Kiến thức sống là kiến thức được truyền đạt từ nơi này đến nơi khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác trừ những thứ như cấm thư như Thái Ất hay những vấn đề nhạy cảm.
Kiến thức phải được nhìn nhận nhiều gốc độ khác nhau và cách tiếp cận khác nhau.
Điều này cũng dễ hiểu cùng vấn đề về tử vi, mỗi nơi tiếp cận khác nhau và cái nhìn sẽ thú hơn.
Kiến thức cần làm giàu làm phong phú chứ không phải để đó rồi xong chết.
KÌ môn trước không phồ biến giờ được dạy không những tiếng Trung mà còn tiếng Anh.

Vài dòng chia sẽ cùng bác. Chúc vui vẻ.

PhongThu biết sẽ đụng chạm với các bác trong diễn đàn, PhongTHu chân thành xin lỗi nếu có đụng chạm nhưng lời thật đôi khi mất lòng. PhongThu cũng không giỏi diễn đạt nên nhiều khi câu cú không rõ ràng nên các bác thông cảm.

Chúng ta sống trong thời đại 5G mọi thứ đều phải diễn giải và bằng chứng rõ ràng. Vẫn biết là tâm lý hay lý số có khía cạnh huyền học, nhưng những thứ về Hà Đồ, Lạc Thư thì bằng chứng khảo cổ chắc chắn là có......

PhongThu tạm dùng bút. Nếu Có mạo phạm, xin admin xóa bài. Cám ơn. chúc các bác nghiên cứu học thuật vui vẻ.
P/S PhongThu không ủng hộ hay liên quan về Trung Quốc nên đừng ......

Sửa bởi PhongThu: 02/04/2020 - 14:50


#3 babylon

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1071 Bài viết:
  • 1200 thanks

Gửi vào 02/04/2020 - 15:56

Đầu tiên chắc xem lại 1 chút định nghĩa về Hàn lâm của PhongThu thực chất cũng chỉ là nghiên cứu nguồn gốc ; giải thích chứng minh luận điểm về ứng dụng thực tiễn thì xem ra Anh hàn lâm này thứ ít có giá trị thực tiễn nhất về mặt dụng pháp hay gọi nôm na là khảo nghiệm trực tiếp.Nó giống như tô so điểm phấn thêm cho các danh từ Học hàm Học vị - đa phần là giới nghiên cứu để ý đến .Tôi nói thật chứ Hàn lâm chẳng qua chỉ cái mĩ vị giới Học giả đem ra lấy vẻ cao sang thôi có gì đâu ngoài cái mục nghiên cứu chứng minh luận điểm .Chắc đọc qua Kinh Dịch cấu hình Tư tưởng Trung Quốc của Dương Ngọc Dũng - Lê Anh Minh ta sẽ rõ hơn cái gọi là Hàn lâm đang làm những gì.
Còn về khai phá sáng tạo lập Phái - thì đúng là chúng ta đang lép vế thực sự lép vế trước Anh Bạn cội nguồn của những gì chúng ta đang Học lại...
Có cần lập Phái không ? Liệu những thứ kia kiểm nghiệm - khảo chứng thấy bao nhiêu phần trăm đúng bao nhiêu phần trăm sai ; việc hoàn thiện Lý thuyết trải dài qua hàng trăm năm nên không thể 1 sớm 1 chiều được .Mặt khác yếu tố thiên bẩm là yếu tố không thể không nhắc tới .Nội cái công phu học thôi xong những cái đang trước mắt đã không mất biết bao nhiêu thời gian rồi kiểm chứng nữa ; nghiệm lý ...rồi mới qua được giai đoạn lập thuyết - thống tông đầu lĩnh.
Đó là lý do dân việt kêu 1 tháng Học xong Lục Hào mà tên tuổi chẳng thể như Vương Hổ Ứng lão sư được ?
Có 1 Vương Đình Chi đóng cửa 5 năm nghiên cứu ; có không ít đại sư bò cả không ít thời gian để tự chiêm nghiệm rồi mới hoàn thiện Hệ thống vang danh thiên hạ chứ không có Ông nào kêu sao dành nhiều thời gian học 1 môn...
Phần của PhongThu nói Tôi thấy hơi có vẻ tự ti ; đành rằng đang lép vế nhưng năm mười năm sau biết đâu có khai Tông lập phái thật ; tương lai là 1 đoạn đường dài và chẳng thể Ai phỏng đoán được
Kể cả không khai Tông lập Phái được thì biết đâu có kỳ nhân chích phát nào máu ra phát đó ? Lúc đó có cần lập thuyết chăng ?

Sửa bởi babylon: 02/04/2020 - 16:11


#4 emvomr.dam

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 505 Bài viết:
  • 219 thanks

Gửi vào 03/04/2020 - 10:58

xin được tiếp về chủ đề Hà Đồ, Lạc Thư.

Xưa có câu:
Hà Đồ lấy thời gian phân ra chu kỳ sinh diệt của vật thể.
Lạc thư lấy không gian quy định xa gần, kq tốt xấu...

Vậy hiểu về Hà Đồ và Lạc Thư như thế nào? và chăng ứng dụng ra sao?

Hà Đồ có cấu trúc như sau:
7-2 9
3 5 4
8 1 -6

Như vậy về tổng quan Tượng số thì Hà Đồ có cấu trúc sô 5 ở giữa tượng trưng cho TC bao quát, bao bọc bên ngoài ở Tứ Chính là các số Sinh 1, 2, 3, 4. Tứ Duy là các số Thành ( do +5) = 6, 7, 8, 9.

Về Tượng hình thì đây là cấu trúc xoắn ốc, theo chiều ly tâm thì là SINH, theo chiều hướng tâm thì là TỬ.
Hoàng đế nội tông kinh chương Hạ thiên có câu:
Cầm chi chế tại khí, sinh giả tử chi căn, tử giả sinh chi căn...

Như vậy đồ hình Hà Đồ là đồ hình chuyển động SINH - TỬ tùy chuyển động Âm - Dương. chính chuyển động định hướng với mốc quy chiếu cố định là số 5 TC sẽ sinh ra thời gian ( là hiệu giữa khoảng thời gian SINH và THÀNH) tức là Vật chất sinh ra Ý thức

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, 1 điều rất thú vị khi học Triết học.

Cho nên mới nói
HÀ ĐỒ LẤY THỜI GIAN PHÂN RA CHU KỲ SINH DIỆT CỦA VẬT THỂ.

Xét Lạc Thư:
4 9 2
3 5 7
8 1 6

Như đã biết Lạc Thư là bảng hợp nhất Không - Thời gian.

Xét Tượng số học Lạc Thư với số 5 TC bao quát, Tứ Chính là các số Dương tức tượng trưng cho Không gian vì Không gian là cái CÓ tức DƯƠNG còn Tứ Duy là các số Âm tượng trưng Thời gian vì Thời gian là cái được sinh ra từ Không gian chuyển động ( tức Vật chất sinh ra Ý thức, ở đây chúng ta lại gặp khái niệm này của Triết học) tức là cái bản chất Không có được sinh ra từ cái Có hay chính là phần Âm.

Như vậy ở Lạc Thư ta thấy yếu tố chủ đạo là Không gian, chính sự chuyển động của hệ Không gian Tứ chính xung quanh mốc quy chiếu cố định số 5 sinh ra Tứ duy.

Cho nên mới nói
LẠC THƯ LẤY KHÔNG GIAN QUY ĐỊNH XA GẦN, KQ TỐT XẤU...

Còn xác định Không gian xa gần, KQ tốt xấu thì tức là phép hay Pháp ứng dụng của Lạc Thư tức Thuật số Lạc Thư của người Việt xưa nước ta, điều này đã được kiểm chứng trên Thế giới như Sấm Trạng Trình.


1 dẫn chứng về câu viết về Lạc Thư chính là trong Hoàng đế nội tông kinh, chương Hạ thiên có câu:
Viên hữu kỳ khí, thị sinh vạn tượng. Bát quái Giáp Tý, thần cơ quỷ tàng.
Âm dương tương thắng chi thuật, chiêu chiêu hồ tấn hồ tượng hĩ.

Đây cũng là 1 câu hỏi của 1 bạn trong diễn đàn khi nghiên cứu gặp nan đề có trao đổi với EM, trên đây là ý kiến của EM.

Còn về ứng dụng như thế nào thì trong bài viết trước EM đã trình bày.

Vài dòng chia sẻ.
Thân

#5 GiapThanhLong

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 5 Bài viết:
  • 0 thanks
  • LocationHà Nội

Gửi vào 16/04/2020 - 13:33

Xin chào các bậc tiền bối, chào các ACE !
Tôi là người mới nhập môn với Huyền học, kiến thức còn rất hạn hẹp và sơ đẳng, gặp nhiều vấn đề khúc mắc và bối rối, xin mong được các bậc tiền bối và các ACE chỉ bảo !
Để có cơ sở cho việc học và nghiên cứu môn Lục Nhâm, tôi bắt tay vào học và làm quen với các khái niệm như Âm Dương Ngũ Hành, Bát Quái, Hà Đồ, Lạc Thư.v.v..
Nếu như chỉ đơn thuần là đọc các tài liệu kinh điển truyền lại hoặc đọc các tài liệu có nguồn gốc từ các tác giả Trung Quốc thì có lẽ sẽ không phải là vấn đề. Nhưng khi tôi được xem thêm các tài liệu "Hà Đồ trong Văn Minh Lạc Việt" hoặc "Nguồn gốc Kinh Dịch" của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Trung tâm Lý học Đông Phương thì bắt đầu gặp những bối rối và khúc mắc. Trong các tài liệu và các trao đổi thảo luận của mình, tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh trình bày và đưa ra một quan điểm về nguồn gốc Kinh Dịch, cách sắp xếp, trật tự và vị trí của sơ đồ Bát Quái có nguồn gốc từ nền Văn Minh Lạc Việt đã bị thất truyền.

Cụ thể là đề xuất một sơ đồ Hậu Thiên Lạc Việt phối với Hà Đồ, trong sơ đồ này vị trí các quẻ sẽ sắp xếp như sau:
6-1-8: Càn - Khảm - Cấn
9-5-3: Đoài - Trung cung - Chấn
4-7-2: Tốn - Ly -Đoài

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trong đó về phương vị và thuộc tính :
(1) Khảm (Chính Bắc -Dương Thuỷ) --->(8) Cấn (Đông Bắc - Âm Mộc) --->(3) Chấn (Chính Đông - Dương Mộc) ---> (2)Khôn (Tây Bắc - Âm Hoả) --->(7) Ly (Chính Nam - Dương Hoả) --->(4) Tốn (Tây Nam - Âm Kim) ---> (9) Đoài (Chính Tây-Dương Kim) --->(6) Càn (Tây Bắc - Âm Thuỷ).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trong sách Lục Nhâm thì gán các quẻ như sau:
- Chấn phương Chính Đông thuộc Dương Mộc
- Tốn phương Đông Nam thuộc Âm Mộc
- Ly phương Chính Nam thuộc Âm Hoả
- Khôn phương Tây Nam thuộc Âm Thổ
- Đoài phương chính Tây thuộc Âm Kim
- Càn phương Tây Bắc thuộc Dương Kim
- Khảm phương chính Bắc thuộc Dương Thuỷ
- Cấn thuộc phương Đông Bắc thuộc Dương Thổ
Dễ nhận thấy các phương vị và thuộc tính này là đồ hình của Hậu Thiên Bát Quái

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sự khác biệt so với đồ hình Hậu Thiên Bát quái nằm ở việc đổi chỗ vị trí của 2 quẻ Tốn - Khôn. Với những luận điểm mà tác giả đưa ra, tôi thấy với đồ hình Hậu Thiên Lạc Việt rất có tính thuyết phục và logic, phù hợp với quy luật Ngũ hành tương sinh, giải đáp được nhiều mâu thuẫn mà từ trước tới nay các học giả hoặc các nhà nghiên cứu (bao gồm cả TQ và VN) đều đâu đó đã nhận thấy trong các tài liệu cổ, nêu ra thắc mắc nhưng chưa có giải thích thích đáng.
Tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh cũng đặt vấn đề với một quan điểm hoàn toàn khách quan, có tính học thuật, tính hệ thống, lập luận khúc triết, logic và biện chứng khoa học cao.

Tôi xin phép được hỏi có Tiền bối hoặc ACE nào trên diễn đàn đã nghiên cứu các tài liệu kể trên hoặc nghe các bài thảo luận cũng như các bài chia sẻ của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh về vấn đề liên quan ? Nếu như có Tiền bối hoặc ACE nào đó đã khảo cứu rồi xin cho biết quan điểm hoặc cách giải quyết, áp dụng đối với việc ứng dụng phương vị, thuộc tính của các quẻ (nếu sử dụng Hậu Thiên Lạc Việt) trong Luận quẻ Dịch hoặc các thứcThái Ất- Lục Nhâm-Độn giáp ! Tôi khá bối rối và lúng túng vì nếu áp dụng sơ đồ Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ vào các thức (ví dụ như Đại Lục Nhâm) thì rõ ràng các vị trí của 2 quẻ Tốn - Khôn thay đổi cho nhau thì không biết về mặt phương vị và thuộc tính của các quẻ sẽ giải quyết và áp dụng như thế nào ? Các hành, các mùa, phương vị, các số thay đổi có thể sẽ làm các giá trị dẫn đến các kết quả thay đổi hay không ?

Rất mong nhận được sự chỉ giáo của quý vị

Xin cảm ơn !

#6 emvomr.dam

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 505 Bài viết:
  • 219 thanks

Gửi vào 16/04/2020 - 16:26

xin chào bạn GiapThanhLong
về học giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh và Lyhocdongphuong riêng EM nói riêng và 1 số ACE lâu năm ở diễn đàn nghiên cứu về Thuật số Lạc thư của người Việt đều có qua giao lưu và đọc qua về Trung thiên bát quái đồ của người Việt của học giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

Bạn có qua Lyhocdongphuong ắt hẳn có nghe qua anh VinhL, 1 người học thuật rộng và sâu, và đặc biệt riêng EM cảm tình anh VinhL ở chỗ anh rất chân tình khi chia sẻ các kiến thức.

Về Thuật số Lạc thư ở diễn đàn mình thì nghien cứu lâu có bác doccocauthang, Ma phương, vietnamconcrete và rất nhiều ACE nữa.

Về bát quái của học giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh thì theo EM ntn. Đầu tiên phương vị Ly ở bắc và Khảm ở Nam theo địa lý là không phù hợp. Tại sao? Vì ntn Ly là nóng phải ở gần xích đạo, Khảm là lạnh phải ở cực bắc.

bạn nhìn Tiên thiên bát quái thì Càn ở Nam tức nóng như mặt trời, trong Thái ất Càn là nơi xuất phát của Thái ất tức mặt trời, dù vị trí của Càn trong môn Thái ất là của bát quái Quy tàng của cha ông người Việt xưa nước ta, trước ở vùng sông Lạc sau bị chiếm đóng phải Nam tiến với di chỉ để lại là trống đồng với hình mặt trời tức Càn với 14 tia hàm nghĩa 14= 5+ 9 tức 5 là vùng trung nguyên xưa bị người Tây bắc chiếm phải Nam tiến tức +9 là vị trí địa lý. Cho nên hào cuối quẻ Thuần Càn là Kiến quần long vô thủ, cát với Quần Long = +9. nên suy ngẫm chăng???
hay quẻ Khôn ở phương Bắc chỉ vùng lạnh với hào đầu quẻ Thuần Khôn Lý sương kiến băng chi, chỉ 1 hào âm đã thấy lạnh. Tích xưa nước Việt ta thời Lạc Long quân chủ soái ở vùng sông Lạc, Đế Thích, Đế Lai ở vùng Tam miêu, binh hùng tướng giỏi, nghĩ cảnh thái bình ra đi du ngoạn quên về, để phút sơ hở Hoàng đế nhân cơ vắng quân tiến đánh, tướng Xi Vưu ngăn địch nhưng phải kế hiểm phải tử chiến xa trường, ngày sau không biết còn gán hình tượng Xi Vưu với nhân thú tính quỷ, sức mạnh vô song mà thuật pháp vô biên. Thuật số Lạc thư vốn nổi tiếng biến hóa khôn lường. Thật là Lý sương kiến băng chi.

Đó là lý giải của EM. Về bát quái ngoài nghiêng về nghĩa quẻ cần chú ý tính hợp lý của cả Bát quái. ấy gọi là có lý có tình. nếu chỉ nhìn vào công thức lập bát quái thì có khi sai.

Hay như Bát quái quy tàng thì Ly ở Nam là nóng, Khảm ở Bắc là lạnh.

Hay như Liên Sơn với Cấn ở Bắc là lạnh, Đoài ở Nam là ấm áp, mát mẻ.

Hay như Trung thiên bát quái EM có nêu ở topic khác với Lôi ở Bắc tức rừng lạnh lẽo âm u, Tốn phương Nam mát mẻ.

Vài dòng chia sẻ.
Thân

Thanked by 1 Member:

#7 GiapThanhLong

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 5 Bài viết:
  • 0 thanks
  • LocationHà Nội

Gửi vào 16/04/2020 - 17:26

Cảm ơn bác emvomr.dam đã hồi đáp,

Như tôi đã nêu ở trên, thì về mặt logic tôi đang thấy các phân tích và lập luận và giả thuyết mà học giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh đưa ra là hợp lý, tôi đang thừa nhận các giả thuyết mà tác giả nêu.
Các ý bác nêu ở trên, hiện tại tôi chỉ hiểu được một phần nhỏ. Những gì trong giới hạn hiểu được thì tôi thấy ý bác nêu là hợp lý.
Vấn đề của tôi đang rất bối rối muốn đưa lên đây hỏi các bậc tiền bối và các ACE là ai đã từng áp dụng đồ hình nguyên lý Hậu Thiên Lạc Việt vào các thức Thái Ất - Lục Nhâm - Độn giáp - Bói Dịch..., nếu sử dụng đồ hình này thì phải ứng dụng ra sao ? thay đổi như thế nào đối với các phương vị hay thuộc tính được gán với 8 quẻ ? Hay là ta cứ công nhận và áp dụng các sơ đồ như truyền thống trước đây ? Nếu áp dụng 2 đồ hình phương vị khác nhau (Hậu Thiên Lạc Việt và Hậu Thiên Văn Vương) thì có cho các kết quả khác hay giống nhau khi toán hoặc chiêm quẻ hay không ? Xin các bác chỉ bảo !

Xin cảm ơn !

#8 emvomr.dam

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 505 Bài viết:
  • 219 thanks

Gửi vào 16/04/2020 - 18:51

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

GiapThanhLong, on 16/04/2020 - 17:26, said:

Cảm ơn bác emvomr.dam đã hồi đáp,

Như tôi đã nêu ở trên, thì về mặt logic tôi đang thấy các phân tích và lập luận và giả thuyết mà học giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh đưa ra là hợp lý, tôi đang thừa nhận các giả thuyết mà tác giả nêu.
Các ý bác nêu ở trên, hiện tại tôi chỉ hiểu được một phần nhỏ. Những gì trong giới hạn hiểu được thì tôi thấy ý bác nêu là hợp lý.
Vấn đề của tôi đang rất bối rối muốn đưa lên đây hỏi các bậc tiền bối và các ACE là ai đã từng áp dụng đồ hình nguyên lý Hậu Thiên Lạc Việt vào các thức Thái Ất - Lục Nhâm - Độn giáp - Bói Dịch..., nếu sử dụng đồ hình này thì phải ứng dụng ra sao ? thay đổi như thế nào đối với các phương vị hay thuộc tính được gán với 8 quẻ ? Hay là ta cứ công nhận và áp dụng các sơ đồ như truyền thống trước đây ? Nếu áp dụng 2 đồ hình phương vị khác nhau (Hậu Thiên Lạc Việt và Hậu Thiên Văn Vương) thì có cho các kết quả khác hay giống nhau khi toán hoặc chiêm quẻ hay không ? Xin các bác chỉ bảo !

Xin cảm ơn !
xin chào GiapThanhLong
về việc áp dụng Hậu thiên Lạc Việt vào Thái ất, Lục Nhâm, Độn Giáp thì chưa, bạn hỏi các bác khác như vietnamconcrete xem ntn.
Về áp dụng trong bói dịch có lẽ được, nhưng mức độ ntn thì còn tùy bạn áp dụng lý thuyết nào vào, như áp dụng trên đồ hình Hậu thiên Lạc Việt thì bạn nên áp dụng trên nền tảng Lý thuyết Kinh dịch và dịch số Việt Nam, trang bìa có hình cụ đồ ngồi sạp tre hình như tựa là Dịch lý Việt Nam, trên thư viện web có hoặc bên Lyhocdongphuong.
Vài dòng chia sẻ.
Thân

Thanked by 1 Member:

#9 emvomr.dam

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 505 Bài viết:
  • 219 thanks

Gửi vào 17/04/2020 - 06:04

Bàn tiếp về Thuật số Lạc thư dưới góc nhìn văn hóa đất Việt.
Âm và dương là 2 thực thể, 2 yếu tố. Đạo của Âm và Dương là tiêu trưởng, tuần hoàn Âm trưởng thì Dương tiêu, Âm tiêu thì Dương trưởng. Tiêu trương ở đây không là Không va Có, mà là Tuần hoàn, tức là không phải triệt tiêu lẫn nhau mà là đổi chỗ cho nhau, theo khái niệm triết học Tây phương là Định luật bảo toàn, năng lượng hay vật chất không mất đi hay tự sinh ra mà là chuyển hóa từ vật chất này sang vật chất khác, từ nơi này sang nơi khác. Điểm tiến bộ Thuận tự nhiên tức phản ánh đúng bản chất tự nhiên của sự vật tự nhiên của người Việt xưa, điều này cũng thể hiện trong văn hóa ứng xử và sinh hoạt của người Việt từ ngàn xưa, đó là truyền thống hòa hiếu, với gia đình và người xung quanh, sẵn sàng bỏ qua hận thù xưa, bắt tay cùng tiến bộ trên quan điểm lập trường độc lập, đó là phản ánh 2 cá thể Âm và Dương trong quy luật sinh trưởng tự nhiên.

Xét quy luật Sinh trưởng của Âm và Dương trong các bát quái Tiên thiên, Quy tàng, Liên Sơn.

Ở đây trên cái nhìn văn hóa Việt, khác với các góc nhìn khác.

Ta lưu ý quẻ gồm 2 yếu tố Âm và Dương thì 2+3=5 tức quy luật sinh thành của Hà đồ gồm Âm là 2 và Dương là 3 thì 2^3=8 tức tối đa của 2 yếu tố âm và dương tổ hợp tối đa được 8 quẻ.

Ở các bát quái Tiên thiên, Quy tàng, Liên sơn đều sử dụng 2 quẻ đầu và kết để lập cực Âm và Dương:
Tiên thiên = Càn - Khôn
Quy tàng = Ly - Khảm
Liên Sơn= Cấn - Đoài

ở đây chính là áp dụng quy tắc Lạc thư tức Lập cực 9 - 1.

Sau khi Sinh thành của Hà đồ thì lập cực của Lạc thư, như vậy mới sinh trưởng tuần hoàn.

Ở đây ta xét 2 chiều song song theo Lạc thư sẽ nhận thấy sự Sinh thành tuần hoàn của Âm và Dương biểu hiện qua tượng số
9-8-7-6
và 1-2-3-4
số 5 TC là Tâm chuyển vận

VD Tiên Thiên:
Càn - Chấn - Khảm- Cấn
Khôn - Tốn- Ly - Đoài

ta thấy 1 Dương của Càn chuyển sang Khôn tạo Chấn và 1 Âm của Khôn chuyển Càn tạo Tốn. Đó là chuyển dịch qua lại và sinh thành tức bóng dáng của Hà đồ trong Lạc thư và sự lập cực của Lạc thư trong Hà Đồ.

Tiếp ta thấy sự chuyển dịch đồng thời tương xứng của Âm và Dương từ Chấn tạo Khảm đối xứng với Tốn tạo Ly. Đó là quy luật sinh trưởng và tuần hoàn.
Cứ như vậy cho đến hết quẻ.
Cuối cùng đối xứng qua tâm Cấn - Đoài.

Xét Quy tàng
Lập cực
Ly - Cấn - Đoài - Càn
Khảm - Khôn - Chấn - Tốn

Khảm - Ly chuyển Âm và Dương qua nhau tạo Ly - Khôn. Vẫn là Hà đồ trong Lạc thư và ngược lại.
Tiếp theo tăng 1 Dương và tuần hoàn tạo Đoài Chấn. Tiếp theo tăng 1 Dương tạo Càn - Tốn.
Đối xứng qua Tâm ta thấy Càn - Tốn trên nhau 1 Dương.
Vậy Hậu thiên là quy luật sinh thành ( thêm Dương) tức Ly tâm thì lập cực tức Lạc thư. Từ đó mới có tên bát quái Lạc thư và thuật số là Thuật số Lạc thư.

Xét Liên Sơn
Cấn - Khảm - Tốn - Càn
Đoài - Ly - Chấn - Khôn

ta thấy cùng đồng thời dịch chuyển hào Dương Cấn tạo Khảm vào cục giữa thì chiều bên kia Dương cục giữa chuyển hào 3 tạo Đoài - Ly.
tiếp Ly chuyển 1 Dương sang Khảm tạo Tốn. Khảm chuyển 1 Âm sang Ly tạo Chấn. Đó là sự hoán đổi Âm Dương qua tâm tức quy luật Sinh thành của Hà Đồ và tuần hoàn lập cực của Lạc thư.
Tiếp tục sự chuyển dịch cặp Âm Dương Tạo Tốn - Càn và Chấn - Khôn.
Cuối cùng qua tâm đối xứng Càn - Khôn có sự chênh lệch nhau Âm và Dương 3 đơn vị là sự chuyển dịch tuần hoàn sinh thành của 1 dương tuần tự.
Chính sự tuần tự trùng điệp như vậy hiểu như là Liên Sơn cũng đúng nhưng thực chất đó là Lạc thư hình cách khác và thuật số là Thuật số Lạc thư.

Cho thấy Thuật số Lạc thư của người Việt xưa đúng và hợp quy luật tự nhiên.
Cho nên bát quái Lạc thư mới được gán nhiều tên như Quy tàng, Hậu thiên, Liên Sơn bởi chung là cùng 1 gốc.
Ngay như Tiên Thiên khởi đầu là Thái sau qua tâm là Thiếu, ấy là lập cực tức Lạc thư. Thật trùng hợp và thú vị???
Còn về Trung thiên bát quái có dịp sẽ bàn tiếp.

Qua cách thức trên ta sẽ thấy ứng dụng của các bát quái trong đời sống.

Vài dòng chia sẻ.
Thân

Thanked by 1 Member:

#10 GiapThanhLong

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 5 Bài viết:
  • 0 thanks
  • LocationHà Nội

Gửi vào 22/04/2020 - 12:52

Chào bác EM.
Xin quấy quả bác một chút. Tôi lướt trên diễn đàn và nhận thấy có nhiều bậc tiền bối luận về Lục Nhâm rất giỏi nên có mong muốn được diện kiến để xin theo học vì cứ loay hoay mày mò tự học gặp quá nhiều khó khăn, mơ hồ. Lướt qua các bài đàm luận thấy có các bậc như bác Hà Uyên, bác Thiện Nhơn, bác VinhL, bác EM..., Tha thiết nhờ bác có thể giới thiệu giúp bác nào đó sinh sống khu vực Hà Nội để có thể tiện xin theo học.
Xin cảm ơn bác !
Trân trọng.

#11 emvomr.dam

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 505 Bài viết:
  • 219 thanks

Gửi vào 22/04/2020 - 16:41

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

GiapThanhLong, on 22/04/2020 - 12:52, said:

Chào bác EM.
Xin quấy quả bác một chút. Tôi lướt trên diễn đàn và nhận thấy có nhiều bậc tiền bối luận về Lục Nhâm rất giỏi nên có mong muốn được diện kiến để xin theo học vì cứ loay hoay mày mò tự học gặp quá nhiều khó khăn, mơ hồ. Lướt qua các bài đàm luận thấy có các bậc như bác Hà Uyên, bác Thiện Nhơn, bác VinhL, bác EM..., Tha thiết nhờ bác có thể giới thiệu giúp bác nào đó sinh sống khu vực Hà Nội để có thể tiện xin theo học.
Xin cảm ơn bác !
Trân trọng.
xin chào bạn GiapThanhLong.
về Lục Nhâm trang web tuvilyso mà EM và các bạn đang trao đổi có lớp dạy Lục Nhâm trực tuyến, có các sư phụ lâu năm. xuất sơn từ đây và đạt đẳng cấp master có vietnamconcrete và 1 số các bạn anh chị em khác. Nhóm cụ Hà Uyên và 4 nữ cao đồ của cụ cũng sinh hoạt ở web.
riêng vietnamconcrete thì EM cũng là bạn hữu lâu năm, sau này vietnamconcrete có tham gia clb Thái ất kim hoa theo lời mời của 4 nữ cao đồ cụ Hà Uyên sau 1 trận Hoa Sơn luận kiếm 1 mình xa luân chiến 4 nữ cao đồ của vietnamconcrete cách đây nhiều năm. sau vietnamconcrete có lập 1 chi nhánh của clb trên nhưng ở miền nam. clb này sinh hoạt về các môn học thuật, nho - y - lý - số, rất hay và thực tiễn, có cả sinh hoạt văn thơ. đại khái cũng giống web tuvilyso nhà mình.
riêng vietnamconcrete bạn có thể liên hệ học online với các bạn khác, kiến thức vietnamconcrete sâu sát và thực tế thực tiễn, nói có sách mách có chứng, bạn có tâm mới hiểu.
còn ở Hà Nội thì uy tín nhất là nhóm cụ Hà Uyên. và clb Thái ất kim hoa. hoặc bạn liên hệ Maphuong ở web mình chăng, anh ấy cũng có clb học thuật.
Chúc bạn vươn tới ước mơ của mình.

Vài dòng chia sẻ.
Thân

Thanked by 1 Member:

#12 GiapThanhLong

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 5 Bài viết:
  • 0 thanks
  • LocationHà Nội

Gửi vào 22/04/2020 - 17:54

Xin cảm ơn bác EM nhiều về đã hỗ trợ thông tin ! Nhưng mà tôi tìm kiếm ở phần ghi danh học trên Diễn đàn mình mà không thấy các khóa hoặc lớp cho môn Lục Nhâm ạ. Tôi phải vào mục nào để thấy được các lớp đó ? Mong bác chỉ giúp ! Hay là inbox trực tiếp cho các sư phụ ạ ? Bác cho hỏi thêm là cụ Ngjyễn Thiện Nhơn có phải cư ngụ ở hải ngoại không ạ ?
Trân trọng.

Sửa bởi GiapThanhLong: 22/04/2020 - 18:10


#13 emvomr.dam

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 505 Bài viết:
  • 219 thanks

Gửi vào 22/04/2020 - 19:52

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

GiapThanhLong, on 22/04/2020 - 17:54, said:

Xin cảm ơn bác EM nhiều về đã hỗ trợ thông tin ! Nhưng mà tôi tìm kiếm ở phần ghi danh học trên Diễn đàn mình mà không thấy các khóa hoặc lớp cho môn Lục Nhâm ạ. Tôi phải vào mục nào để thấy được các lớp đó ? Mong bác chỉ giúp ! Hay là inbox trực tiếp cho các sư phụ ạ ? Bác cho hỏi thêm là cụ Ngjyễn Thiện Nhơn có phải cư ngụ ở hải ngoại không ạ ?
Trân trọng.
xin chào GiapThanhLong
về đăng ký học online trên web thì bạn hỏi vietnamconcrete, anh ấy từng xuất sơn mà.
còn cụ Nhơn thì không có ở hải ngoại, cụ nghe đồn ở tận miền Trung.
cụ Nhơn rất có tâm, hỏi các bạn khác bạn sẽ biết.
Vài dòng chia sẻ.
Thân

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |