Jump to content

Advertisements




Presumption of Innocence Principle

HDH Bưu điện Cầu Voi

34 replies to this topic

#1 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5886 thanks

Gửi vào 12/05/2020 - 01:03

Kính thưa quý vị hội viên,

Mấy ngày vừa rồi ở khắp nơi, cả trên các diễn đàn online đang rất nóng chủ để liên quan đến vụ án HDH. Diễn đàn tvls cũng không ngoại lệ, với rất nhiều thông tin và tranh luận.

Nhưng, thiết nghĩ, ta nên để riêng một mục ngoài mục lý số ra. Tôi thấy mục "Linh Tinh" này là hợp nhất vì những ai quan tâm có thể tham gia bàn luận.

Tôi xin lập ra topic này, để giảm nhiễu không đáng có cho các topic kia.

Xuất phát điểm, hãy coi như HDH vô tội. Xin mời quý vị tham luận.

Lưu ý: Xin hãy giữ hòa khí, không công kích cá nhân và tuân thủ chặt chẽ nội quy của diễn đàn.

Xin tham khảo biên bản phiên tòa phúc thẩm, tại đây HDH kêu oan (chứ không phải kêu giảm nhẹ hình phạt)




Dưới đây là trích dẫn "BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỤ ÁN HỒ DUY HẢI NGÀY 10/2/2015" của đoàn giám sát trực thuộc Ủy ban thường vụ quốc hội VN. Đoạn nhắc đến kết quả buổi tiếp xúc với HDH ở cuối trang 3, đầu trang 4. Từ đó dẫn đến việc Ủy ban này đề nghị VKS kháng nghị bản án:



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#2 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7352 Bài viết:
  • 16932 thanks

Gửi vào 12/05/2020 - 04:23

Trích VOA về ý kiến TS Nguyễn quang A.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà quan sát thời sự và vận động cho xã hội dân sự tại Việt Nam, nhận định với VOA rằng vụ án Hồ Duy Hải là một “vụ bê bối tư pháp khổng lồ” gây “bàng hoàng” công luận trong những ngày qua. Qua đó, nó cho những người dân bình thường thấy rõ những sai phạm căn bản, nghiêm trọng, sự kém cỏi của những người chấp pháp và sự “thối nát” của hệ thống tư pháp Việt Nam.

“Vì lợi ích của chính Đảng c.... s.. Việt Nam, vì lợi ích của chính chế độ này – chế độ mà tôi căm ghét – thì họ phải hành động ngay lập tức”, TS. Nguyễn Quang A nhấn mạnh.

“Chúng ta cứ nói nhiều đến tam quyền phân lập, nhưng ở Việt Nam nó không có tam quyền phân lập. Ở Việt Nam chỉ có Đảng c.... s.. cai trị, điều khiển hết mọi thứ. Cho nên phải nói toạc móng heo ra là Đảng c.... s.. Việt Nam và người đứng đầu Đảng c.... s.. Việt Nam là ông NPT và những người đứng đầu khác là ông Phúc, bà Ngân, những người đó nếu muốn bảo vệ lợi ích của chính họ phải hành động ngay lập tức, và tất nhiên là trong khuôn khổ thủ tục, có thể không hay ho gì lắm, nhưng với hiện thời của Việt Nam thì họ phải làm như vậy”.

Đảng can thiệp?

Hành động mà TS. Nguyễn Quang A khuyến nghị giới hữu trách Việt Nam nên làm là phải lập tức can thiệp vào quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANCTC, trong đó có việc bãi nhiễm 17 thẩm phán đã biểu quyết cho quyết định vừa qua.

“Ông Trọng phải bảo bà Ngân, nếu ông ấy thông minh, và bà Ngân phải hăm hở làm một việc là hướng dẫn Uỷ ban thường vụ Quốc hội có một kháng nghị ngay lập tức để buộc họ phải xét lại quyết định của vụ xử”, TS. Nguyễn Quang A nói.

Nhà hoạt động này cũng đang kêu gọi người dân ký vào bản Tuyên bố Hồ Duy Hải, kêu gọi giới hữu trách “làm sáng tỏ theo kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Ủy ban Pháp luật Quốc hội để luật pháp nhà nước được thực thi công chính, không gây oan sai cho người vô tội, trừng trị đích đáng kẻ có tội dù ở bất cứ cương vị nào và không để có những oan sai tiếp diễn sau này”.

Đánh giá thêm về tác động vụ án, nhà báo Trương Châu Hữu Danh nói ông thấy tiếc vì niềm tin của người dân mới được khôi phục một chút sau đại dịch Covid-19 nay lại mất đi qua vụ án hình sự này.

“Mặc dù kinh tế bị thiệt hại nặng nề, nhưng niềm tin của người dân được nâng lên thấy rõ, và người ta đang rất tin vào sự điều hành của chính phủ. Tuy nhiên, phán quyết của toà sau ngày thứ 3 xét xử giám đốc thầm thì nó tạo ra cho xã hội một tâm lý rất tiêu cực và u ám. Khắp nơi rất phẫn nộ với bản án này bởi vì hầu hết người dân cho rằng cần thiết phải huỷ án và điều tra lại”, nhà báo Hữu Danh nói.

Trong khi đó, LS. Đặng Đình Mạnh nhận định thêm rằng: “Có thể toà án đã đạt được bản án như ý họ mong muốn, nhưng tôi cho rằng sự mất mát trong dân, trong suy nghĩ của công chúng thì lớn lắm, không thể đong đếm được. Đó là sự mất lòng tin vào luật pháp”.

Hôm 10/5, bà Nguyễn Thị Loan, mẹ của tử tù Hồ Duy Hải, đã gửi đơn kêu cứu tới bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Quốc hội, để xin xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC. Hiện vẫn chưa có phản hồi gì từ phía cơ quan này.


Thanked by 1 Member:

#3 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5886 thanks

Gửi vào 12/05/2020 - 10:32

Thuyết âm mưu: Như vậy là có một công an xã cũng tên Hải, họ Nguyễn, được bị cáo khai là biết rõ và kể lại các chi tiết hiện trường và chi tiết vụ án, làm cho bị cáo dựa vào đó và tự khai với cơ quan điều tra?!

Nếu có được lời khai của "nhân chứng" này thì sẽ phần nào sáng tỏ được sự việc.



#4 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5886 thanks

Gửi vào 12/05/2020 - 10:57


Giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải: Thành viên Hội đồng thẩm phán nói gì?


Sau bản án giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, có hàng loạt ý kiến cho rằng bản án không công tâm, khách quan, chủ tọa phiên tòa giữ cả 3 vai tố tụng trong vụ án, các thẩm phán biểu quyết giơ tay thì không độc lập.

Sau phiên tòa giám đốc thẩm, TAND tối cao nhận được nhiều thông tin từ các phương tiện truyền thông về quá trình xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm đối với vụ án Hồ Duy Hải. Đây là điều tất nhiên khi vụ án được dư luận xã hội rất quan tâm, nên thông tin xã hội chắc chắn xảy ra. Với trách nhiệm là thành viên HĐTP, nếu có điều kiện cũng muốn cung cấp những thông tin chính thức từ vụ án để công chúng hiểu rõ hơn bản chất vụ án.

Để rộng đường dư luận, Tuổi Trẻ Online đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Ngọc Hòa, thành viên Hội đồng thẩm phán (HĐTP). Ông Hòa cho rằng các thẩm phán độc lập xét xử và xem xét kỹ hồ sơ vụ án nên đồng thuận đưa ra phán quyết chứ không chịu bất kỳ áp lực nào...

Vi phạm tố tụng sao không hủy án?

* Những vi phạm mấu chốt mà dư luận quan tâm là việc thu giữ vật chứng của cơ quan điều tra, việc mua dao mua thớt để coi là hung khí gây án, từ việc đó có dẫn đến quan điểm đánh giá của cơ quan điều tra. Vậy HĐTP đánh giá thế nào để đi đến kết luận cuối cùng?

- Trong thực tế, không phải vụ án nào cũng thu giữ được vật chứng nhưng căn cứ các tài liệu chứng cứ như bản ảnh hiện trường, biên bản khám nghiệm hiện trường, kết luận giám định, lời khai người làm chứng, lời khai của bị cáo và các tài liệu chứng cứ khác đã thu thập được để kết luận bị cáo có phạm tội hay không.

Đối với vụ án Hồ Duy Hải, cơ quan điều tra đã căn cứ bản ảnh hiện trường, lời khai của bị cáo, những người làm chứng và yêu cầu những người trông thấy, phát hiện (con dao, thớt) mua vật đồng dạng để cho bị cáo nhận dạng và thực nghiệm điều tra nhằm xác định lời khai của bị cáo có cơ sở hay không. Việc này không vi phạm pháp luật.

Các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm và phúc thẩm không xác định con dao, cái thớt được mua này là vật chứng trong vụ án.

* HĐTP cho rằng điều tra lại cũng không thay đổi bản chất vụ án nên không điều tra lại, căn cứ vào đâu để xác định như vậy, thưa ông?

- Quá trình xét xử giám đốc thẩm, có ý kiến thành viên HĐTP đặt vấn đề những thiếu sót, mâu thuẫn ở trong kháng nghị (như việc không thu giữ cái thớt, cái ghế; việc chậm giám định nhóm máu) thì khi điều tra lại những thiếu sót này có khắc phục được không?

Tại phiên xét xử, đại diện viện kiểm sát (VKS) cũng cho rằng một số vấn đề sai sót không thể khắc phục được, tuy nhiên một số sai sót khác mà kháng nghị đã đề cập khi điều tra lại vẫn có thể khắc phục được.

Ví dụ việc xác định thời gian di chuyển của bị cáo từ tiệm cầm đồ về Bưu điện Cầu Voi, việc giám định thời gian chết của nạn nhân.

HĐTP đã nhận định mặc dù trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã có một số thiếu sót, vi phạm thủ tục tố tụng nhưng những thiếu sót, vi phạm này không dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

Ngoài ra, một số vấn đề kháng nghị nêu ra như có mâu thuẫn trong lời khai của chính bị cáo, mâu thuẫn giữa lời khai của bị cáo với hiện trường vụ án và các tài liệu chứng cứ khác, HĐTP nhận thấy trong quá trình điều tra các mâu thuẫn này đã được điều tra làm rõ nên không cần thiết điều tra lại.

* Quyết định kháng nghị của VKS bị HĐXX cho rằng không đúng quy định pháp luật, vậy tại sao tòa vẫn mở phiên giám đốc thẩm để xem xét các nội dung kháng nghị?

- Theo quy định, tại phiên tòa giám đốc thẩm thì người kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi, rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị.

Trong vụ án này, tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện VKS giữ nguyên kháng nghị. Do đó, HĐTP phải xem xét toàn bộ nội dung kháng nghị.

Chính vì vậy, những nội dung kháng nghị của VKS đã được các thành viên HĐTP làm rõ, từ việc Hải có mặt ở hiện trường hay không, Hải có thực hiện hành vi gây án hay không, đến những mâu thuẫn thể hiện trong hồ sơ, những vi phạm của cơ quan tố tụng cũng như tính có căn cứ, thẩm quyền kháng nghị của viện trưởng Viện KSND tối cao.

Sau khi thảo luận, các thành viên HĐTP đã thống nhất kháng nghị của VKS không đúng pháp luật, không được quyền kháng nghị trong trường hợp này, vì vậy HĐTP đã quyết định không chấp nhận kháng nghị này. Nghĩa là dù kháng nghị có đúng thẩm quyền hay không thì vẫn phải mở phiên tòa giám đốc thẩm thì mới kết luận được việc đó.

Ở góc độ pháp lý, sau khi có quyết định bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải, căn cứ quyết định của Chủ tịch nước, Hội đồng thi hành án tử hình tỉnh Long An mới ra quyết định thi hành án bản án này.

Sau khi có công văn của Văn phòng Chủ tịch nước về việc tạm dừng thi hành án và yêu cầu chánh án TAND tối cao, viện trưởng Viện KSND tối cao xem xét lại toàn diện vụ án đó xem Hồ Duy Hải oan hay không oan, Hội đồng thi hành án tỉnh Long An đã ra quyết định tạm dừng thi hành bản án đối với Hồ Duy Hải.

Như vậy, quyết định của Chủ tịch nước và quyết định thi hành án tử hình của hội đồng thi hành án là hai quyết định trong thủ tục thi hành án hình sự.

Kháng nghị của VKS căn cứ công văn của Văn phòng Chủ tịch nước để ra kháng nghị là không đúng. Bởi vì các quyết định tố tụng hình sự chỉ được thay thế, hủy bỏ bằng một quyết định tố tụng hình sự khác của cấp có thẩm quyền.

Công văn của Văn phòng Chủ tịch nước là văn bản hành chính. Hơn nữa trong công văn nêu trên, ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước là đề nghị VKS xem xét quyết định theo thẩm quyền và bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

* Thưa ông, sau công văn của Văn phòng Chủ tịch nước, nếu VKS không kháng nghị thì tòa xem xét lại vụ án oan hay không oan khi nào? Xem xét đánh giá ra sao? Bằng cách nào?

- Sau khi Văn phòng Chủ tịch nước có công văn yêu cầu xem xét lại vụ án, TAND tối cao đã thành lập đoàn công tác liên ngành gồm cả ngành kiểm sát và công an xem xét để đánh giá lại toàn bộ hồ sơ vụ án.

Sau khi xem xét, kể cả gặp tử tù Hồ Duy Hải, đoàn công tác báo cáo không có cơ sở để kháng nghị hủy án vì việc xét xử Hải là không oan, không sai.

Sau đó, TAND tối cao đã có báo cáo gửi Chủ tịch nước và Ủy ban Thường vụ Quốc hội rằng trong vụ án này Hồ Duy Hải không oan.

* Một số nội dung trong kháng nghị đã được HĐXX kết luận có cơ sở, đó là những sai sót của cơ quan điều tra. Vậy nội dung kháng nghị đúng thì sao lại bị quy là trái pháp luật?

- Sai sót trong quá trình điều tra mà kháng nghị VKS nêu là những vi phạm thủ tục tố tụng, nhưng như trên đã nêu, những sai sót này không làm thay đổi bản chất vụ án, nên việc hủy bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm để điều tra lại là không cần thiết. Còn kháng nghị của VKS trong trường hợp này là trái pháp luật vì không đúng thẩm quyền.

* Tại phiên xét xử, HĐTP công bố sau kháng nghị của VKS, Bộ Công an lập tổ công tác xác minh xem xét lại hồ sơ vụ án. Kết quả này được HĐTP sử dụng làm tài liệu trong phiên giám đốc thẩm, việc này thuộc quy định tố tụng nào?

- Sau khi có kháng nghị của viện trưởng Viện KSND tối cao, bộ trưởng Bộ Công an thành lập tổ công tác độc lập nhằm thẩm định lại toàn bộ vụ án. Chúng tôi cho rằng việc làm này thể hiện tinh thần trách nhiệm rất cao của Bộ Công

Trước phiên giám đốc thẩm, HĐXX nhận được báo cáo kết quả thẩm định nên đã mời đại diện Bộ Công an trình bày nội dung này. Chúng tôi cho rằng đây cũng là một tài liệu để xem xét tính khách quan toàn diện trong quá trình điều tra, truy tố của các cơ quan tố tụng đã thực hiện trước đó.

Trong Luật tố tụng không quy định trình tự này, nhưng đây là việc làm thể hiện trách nhiệm rất cao của Bộ Công an và HĐTP sử dụng làm tài liệu tham khảo.

* Rõ ràng đây là vụ án rúng động dư luận, 12 năm chưa đi đến hồi kết, cho thấy quá nhiều vấn đề mà quá trình điều tra chưa làm thuyết phục. Ông nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng việc buộc tội ngay cả khi chưa chứng minh được một cách thuyết phục có thể không bỏ lọt tội phạm, tránh được bồi thường nhưng sẽ tạo tiền lệ oan sai?


- Hội đồng giám đốc thẩm đã xem xét rất khách quan, toàn diện vụ án, kể cả chứng cứ buộc tội và gỡ tội. HĐTP nhận thấy trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, bị cáo không bị ép cung, mớm cung, nhục hình và Hồ Duy Hải cũng thừa nhận điều này.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện VKS cũng khẳng định không phát hiện có dấu hiệu Hải bị ép cung, mớm cung, nhục hình. Chính vì vậy, HĐTP đánh giá lời khai nhận tội của bị cáo là tự nguyện.

Hải khai mâu thuẫn về diễn biến hành vi phạm tội thể hiện bị cáo không bị ép cung, mớm cung, vì nếu bị ép cung, mớm cung thì lời khai của bị cáo tương đối giống nhau.

HĐTP đã căn cứ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, nghe lời trình bày của các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm và phúc thẩm cũng như giải thích của các giám định viên, quan điểm của VKS tối cao tại phiên tòa.

Vì vậy, HĐTP kết luận tòa cấp sơ thẩm, phúc thẩm kết án Hồ Duy Hải về hai tội "giết người" và "cướp tài sản" là không oan.

Quá trình điều tra mặc dù có thiếu sót, vi phạm như VKS nêu ra trong kháng nghị nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án. Do đó không có căn cứ chấp nhận kháng nghị đề nghị hủy án để điều tra lại.

Vụ án đã kéo dài 12 năm, mong mỏi của gia đình hai nạn nhân đòi hỏi công lý phải được thực thi. Nếu công lý không được thực thi thì không còn pháp luật.

* Nghĩa là HĐXX thấy rằng kết luận điều tra là thuyết phục, kết quả xét xử cũng thuyết phục?

- Đúng vậy!


Chủ tọa "đóng 3 vai" có khách quan?

* Có nhiều ý kiến lo ngại tính khách quan của quyết định giám đốc thẩm, khi Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình thời điểm xảy ra vụ án là phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, đến thời điểm ra quyết định không kháng nghị vụ án thì ông Bình là viện trưởng Viện KSND tối cao và khi xét xử giám đốc thẩm ông lại ngồi ghế chủ tọa. Một người đóng ba vai như thế thì có ra được quyết định khách quan hay không, thưa ông?

- Theo điều 382 Bộ luật TTHS quy định khi xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng toàn thể thẩm phán TAND tối cao thì do chánh án TAND tối cao làm chủ tọa.

Còn theo điều 53, việc thay đổi thẩm phán, hội thẩm được quy định: Thẩm phán, hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi khi đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người giám định, đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là điều tra viên, cán bộ điều tra, kiểm sát viên, thẩm tra viên, thư ký tòa án... Hoặc có căn cứ rõ ràng khác cho rằng họ không thể vô tư khi làm nhiệm vụ.

Trong phần thủ tục phiên giám đốc thẩm, chủ tọa đã hỏi và được đại diện VKS khẳng định việc triệu tập những người đến tham gia phiên tòa và thành phần HĐXX là đúng quy định.

Bên cạnh đó đối chiếu các quy định tại điều 49, 53 thì chánh án TAND tối cao không thuộc một trong các trường hợp phải từ chối hoặc bị thay đổi.

Hơn nữa vai trò chánh án là chủ tọa phiên tòa, còn việc biểu quyết, quyết định là của từng thành viên HĐTP có quan điểm độc lập, biểu quyết theo đa số, không bị phụ thuộc.

Đối với vụ án này, các thẩm phán đã được giao nghiên cứu hồ sơ trước 4 tháng và chánh án TAND tối cao đã quán triệt đây là vụ án được dư luận quan tâm nên phải nghiên cứu hồ sơ một cách toàn diện cả chứng cứ gỡ tội và buộc tội để có quan điểm hoàn toàn độc lập khi xét xử.

Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng không thể nghi ngờ tính khách quan trong quyết định của hội đồng, kể cả vai trò của chủ tọa phiên tòa.


* Chánh án TAND tối cao thời điểm làm viện trưởng Viện KSND tối cao đã có quyết định không kháng nghị nhưng bây giờ ngồi ghế chủ tọa phiên giám đốc thẩm thì có được coi là vô tư khách quan?

- Có vô tư, khách quan hay không thì phải nói theo quy định pháp luật, nghĩa là phải có căn cứ rõ ràng.

Giai đoạn ông Nguyễn Hòa Bình làm viện trưởng Viện KSND tối cao có quyết định không kháng nghị là thực hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật, nên không thể nói đó là sự không vô tư khách quan. Quyết định không kháng nghị này là của Viện KSND tối cao chứ không phải của cá nhân ông Bình.

* Trong quá trình xét xử, HĐTP lấy biểu quyết các thành viên 4 nội dung quan trọng với hình thức giơ tay. Chánh án đang ngồi ghế chủ tọa thì có ảnh hưởng đến biểu quyết của các thành viên? Có ý kiến đặt ra nếu chánh án giơ tay thì các thành viên có đưa ra quan điểm khác?

- Theo quy định, sau khi nghe đại diện VKS trình bày quan điểm, các thành viên HĐTP thể hiện quan điểm và thảo luận.

Sau khi thảo luận thì biểu quyết những nội dung mà VKS kháng nghị. Như vậy việc biểu quyết của các thành viên hội đồng là độc lập, mỗi thành viên thể hiện quan điểm và biểu quyết bằng hình thức giơ tay.

Đó là quan điểm độc lập của từng thành viên, không phụ thuộc vào cơ chế hành chính giữa cấp trên và cấp dưới. Việc biểu quyết này có thể đồng ý kháng nghị hoặc không đồng ý kháng nghị. Và trong thực tế có một số vụ án xét xử giám đốc thẩm có thành viên biểu quyết khác quan điểm của chánh án.

Cho nên nói rằng vì phụ thuộc cấp trên cấp dưới mà các thành viên miễn cưỡng giơ tay biểu quyết theo chánh án là suy diễn không có căn cứ.

Phải nói thêm rằng, các thành viên HĐTP độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

#5 Heorungthaomai

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7050 Bài viết:
  • 4579 thanks

Gửi vào 12/05/2020 - 11:21

memories of munder
tòa xử đúng r còn gì

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


quy trình đúng quy định , quy định theo đúng nghị định còn kêu gì
luạt sư tư vấn cho mẹ tử tù đọc quy trình mà ko đọc update nghị định nghị quyết liên quan à

tử tù đã bác đơn ân xá , thì chỉ can thiệp sau khi bắn phát đạn nhân đạo sau gáy vẫn thở lập tức xóa hết tội đưa đi cấp cứu thôi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi T.AO: 12/05/2020 - 11:22


#6 Heorungthaomai

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7050 Bài viết:
  • 4579 thanks

Gửi vào 12/05/2020 - 11:32

tội phạm cũng lắm loại tội phạm
nghiêm trọng , đặc biệt hay ntn thì phải đọc sâu luật
như vụ đồng tâm cùng phải bỏ qua nhiều quy trình quy định vì đặc biệt và nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến an sinh xã hội
bỏ qua các bước thì vẫn phải theo đúng pháp luật vietnam

civil law khác common law là vậy

#7 Tre

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 2002 Bài viết:
  • 3550 thanks
  • LocationRừng sen&tre

Gửi vào 12/05/2020 - 12:00

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Expander, on 12/05/2020 - 10:32, said:

Thuyết âm mưu: Như vậy là có một công an xã cũng tên Hải, họ Nguyễn, được bị cáo khai là biết rõ và kể lại các chi tiết hiện trường và chi tiết vụ án, làm cho bị cáo dựa vào đó và tự khai với cơ quan điều tra?!

Nếu có được lời khai của "nhân chứng" này thì sẽ phần nào sáng tỏ được sự việc.

Chú này đã qua đời rồi .

Thanked by 2 Members:

#8 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6866 Bài viết:
  • 5581 thanks

Gửi vào 12/05/2020 - 12:01

Phải lập đàn thỉnh Thiết Diện Bao Thanh Thiên thì may ra!

Thanked by 2 Members:

#9 Tre

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 2002 Bài viết:
  • 3550 thanks
  • LocationRừng sen&tre

Gửi vào 12/05/2020 - 16:16

Vụ án này xảy ra ở quê con đó bác FM. Con thấy có người ý kiến là ai muốn biết thì về quê gọi ly cafe uống, hút vài điếu thuốc rồi thử nghe những người dân ở đó nói về vụ án này thế nào, oan hay không oan những người ở đó chắc cũng biết. Con thấy cũng có lý !
Nhiều tin đồn nói Nghị là cháu bà H nên được bao che. nhưng mà N là thợ làm thuê trong tiệm vàng ở gần đó mà, chả nhẽ cháu bà mà đi làm thợ bạc thuê ^^

Sửa bởi bamboos: 12/05/2020 - 16:34


Thanked by 2 Members:

#10 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5886 thanks

Gửi vào 12/05/2020 - 18:36

Có một đoạn thế này, đưa ra đây để quý vị tham khảo. Trích trong bài viết về việc 4 người công an, điều tra viên có liên quan đến vụ án HDH bị đột tử hoặc tai nạn giao thông. Nguồn: Internet, copy nguyên văn (Ý kiến và lối diễn đạt là của tác giả bài viết).

"Người đột tử thứ hai là Công an viên Nguyễn Thanh Hải, chết năm 2010 vì tai nạn giao thông ngay trên đường từ tỉnh lộ vào trụ sở UBND và công an xã. Tuy là công an viên, nhưng Thanh Hải có vai trò quan trọng trong vụ án, bởi là nhân chứng. Tuy nhiên sự xuất hiện của Thanh Hải trong vụ án lại rất bí hiểm.

Theo lời bào chữa của luật sư Nguyễn Văn Đạt và đơn kêu oan của luật sư Trần Hồng Phong, thì trong tất cả các bản ghi lời khai của Hồ Duy Hải trong giai đoạn điều tra, Hải đều nhận tội. Nhưng sau khi có kết luận điều tra, lần đầu tiên gặp Hải, luật sư Đạt đã nghe Hồ Duy Hải kêu oan, cho rằng không thực hiện hành vi giết người. Nhưng Hải không nói chi tiết…

Khi ra tòa sơ thẩm, lần đầu tiên Hải công khai kêu oan. Trả lời câu hỏi của tòa, nếu không giết người vì sao biết được diễn tiến vụ án? Hải mới giải thích là do nghe công an viên Nguyễn Thanh Hải kể lại toàn bộ, nên thuật lại. Ngay lập tức, đại diện viện kiểm sát đã lấy ra tờ giấy cam kết của Nguyễn Thanh Hải, khẳng định không tiếp xúc, nói chuyện với Hồ Duy Hải về diễn tiến vụ án.

Điều kỳ lạ, bí hiểm ở đây là vì sao Viện Kiểm sát đoán được Hải sẽ kêu oan và nêu lý do này để chuẩn bị sẳn tờ cam kết ấy?

Bí ẩn nữa là bản cam kết này được thu thập và trình bày tại phiên tòa lại sai về quy trình thực hiện thu giữ theo quy định tố tụng, nhưng lại được tòa sơ thẩm chấp nhận xem như là chứng cứ bác bỏ lời kêu oan của Hải!

Kỳ lạ hơn, chứng cứ quan trọng này cũng không được tòa cập nhật đưa vào hồ sơ vụ án, và đến nay đã không còn dấu vết. Tại phiên tòa phúc thẩm, chi tiết này đã được nhắc lại trong phần xét hỏi nhưng rất tiếc tòa đã không triệu tập nhân chứng Thanh Hải để tiến hành đối chất.

Khi được tòa hỏi, Hồ Duy Hải đã trả lời (trích nguyên văn từ Biên bản phiên tòa): “Bị cáo có nói, có nghe ngóng những người đi xem về, nói có 2 người bị giết chết ở Bưu điện Cầu Voi. Nghe kể nhân viên của xã Nhị Thành đến bảo vệ hiện trường vụ án, nên bị cáo lái xe đến UBND xã Nhị Thành gặp Hải, và Hải (Thanh Hải – PV) thuật lại cho bị cáo nghe”. Điều này có cơ sở! Vì tại thời điểm ấy, Hồ Duy Hải là dân quân xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Nên việc dân quân quen biết, nghe công an viên xã kể chuyện vụ án là bình thường.

Nhưng trước câu trả lời khá rõ ràng ấy, chủ tọa phiên tòa đã hỏi vặn lại Hồ Duy Hải 1 câu vô lý và phi lô gích: “Theo bị cáo, công an viên có được đến hiện trường không?”. Theo thực tế Hải không thể biết và theo pháp luật Hải cũng không cần phải biết điều này.

Tuy nhiên, cái chết bất ngờ của Nguyễn Thanh Hải làm cho câu hỏi: vì sao viện kiểm sát đoán trước câu trả lời của Hải trước phiên tòa để chuẩn bị trước bản cam kết, phải rơi vào ngõ cụt."

Sửa bởi Expander: 12/05/2020 - 18:38


Thanked by 2 Members:

#11 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5886 thanks

Gửi vào 12/05/2020 - 19:55

Thuyết âm mưu:

Như vậy sẽ có rất nhiều thắc mắc về cách thức tòa có được giấy cam kết từ Nguyễn Thanh Hải. Có phải chuẩn bị từ trước hay không. Hoặc có phải dựa vào bản cung nào đó của HDH rồi xác minh không. vân vân ... Thiết nghĩ cũng khó ai có thể trả lời vì thiếu thông tin.

Nhưng một việc có thể nhìn thấy rõ từ sự việc này là "nhân chứng" Nguyễn Thanh Hải đã phủ nhận lời khai của HDH.

NTH bị tai nạn giao thông vào năm 2010, tức 1 năm sau bản án phúc thẩm năm 2009. Luật sư biện hộ cũng đánh giá đây là nhân chứng quan trọng. Nếu có vấn đề gì thì câu hỏi đặt ra rằng tại sao luật sư không đến trực tiếp xác minh và đối chất như đã làm với nhân chứng Vũ Đình Thường. Kể cả NTH một mực phủ nhận thì sự việc này cũng nên được ghi nhận vì sẽ có một giá trị suy luận nhất định. Rất tiếc, luật sư không đến gặp hoặc có thông tin nào đó mà chỉ người trong cuộc biết. Điều đáng nói, phải đợi sau khi người ta chết, không ai xác minh rồi nói gì cũng được thì khó thuyết phục.

NTH đã chết, nhưng giấy cam kết "khẳng định không tiếp xúc, nói chuyện với Hồ Duy Hải về diễn tiến vụ án." vẫn còn nguyên giá trị của nó.

P/s1: Mấu chốt vấn đề nằm ở con dao và cái thớt, hai thứ đã cứu sống HDH 12 năm nay. Nếu phía gia đình HDH và luật sư không tìm được tình tiết mới có tính đột phá thì e rằng một tương lai mù mịt đang trực sẵn ở phía trước.

P/s2: Sau vụ này, sẽ có thêm nhiều nhân vật thuộc cqđt, tố tụng của vụ án năm xưa sẽ bị xử lý vì làm ẩu. Tuy nhiên điều thấy rõ là bản án giám đốc thẩm khẳng định VKS NDTC VN đã sai và sẽ bị xử lý. Đó là những Quang những Quý mà năm nay Hải nhận được nhưng có lẽ bị Không Kiếp Kỵ Binh hội họp mà tiêu diệt. Thật đau lòng thay! Và rồi, lúc tàn cuộc liệu HDH có thoát được án tử không. e rằng đang đi đến tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" mất rồi.

P/s3: Vừa mới qua Mother's Day. Thật xót thương cho những người mẹ luôn một mực thương yêu con! Hiềm một nỗi ...

Sửa bởi Expander: 12/05/2020 - 20:21


Thanked by 1 Member:

#12 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3831 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 12/05/2020 - 21:03

Tình cờ đọc được bài này, cũng có thể tham khảo được

NỀN TƯ PHÁP HOANG DẠI Ở VIỆT NAM CÒN TỒN TẠI ĐẾN BAO GIỜ?
Lê Phú Khải
Ở những nền tư pháp tử tế, khi một nghi phạm bị bắt thì người đi bắt phải nói với nghi phạm: Ông/Bà được phép mời luật sư. Từ đó trở đi, mỗi lần công an hỏi cung nghi phạm thì luật sư ngồi bên cạnh, luật sư có quyền không cho người hỏi cung hỏi câu này hoặc câu khác, vì “câu hỏi đó không đúng luật”! Vì luật sư là người nắm luật pháp hơn cả. Mỗi biên bản hỏi cung như thế phải có chữ ký chứng thực của luật sư thì lúc ra toà lời khai mới có giá trị.
Ở Việt Nam thì các vụ án luật sư không được tiếp cận hồ sơ từ đầu, chứ đừng nói gì đến ngồi cạnh nghi phạm khi bị hỏi cung. ... Những lời khai trong bóng tối như thế ở một nền tư pháp dân chủ đều không có giá trị pháp lý. Vì thế mới có nguyên tắc tối thượng là trọng chứng, không trọng cung.
...
Còn có gì trắng trợn, coi thường đạo lý và đểu cáng dã man hơn hả ông Nguyễn Hoà Bình chánh án?
Lúc ông từ miền quê nghèo Quảng Ngãi ra đi, ông có hình dung ra mình sẽ quyền thế và giàu có như thế này không, nhờ nền tư pháp mà đại biểu Quốc hội Ngô Bá Thành năm xưa tổng kết trong một câu bất hủ: “Chúng ta có cả một rừng luật, nhưng khi xử thì xử theo luật rừng!”?
Oan khiên chồng chất oan khiên lên đầu gần 100 triệu dân đen Việt Nam từ cái nền tư pháp bất lương đó! Đã có biết bao vụ án oan trong quá khứ vì nạn nhân bị ép cung và đánh đập tra tấn dã man!
Người viết bài này xin thống kê một số vụ điển hình:
– Có lẽ vụ điển hình nhất là vụ án mang tên Vụ gián điệp “H122”, năm 1948. Trong vụ này, hàng trăm cán bộ vô tội trong kháng chiến chống Pháp bị giam cầm, do họ bị ép cung, đánh đập mà phải “nhận tội”!
Sự việc tóm tắt như sau: Một tin đồn do Pháp tung ra đã lan truyền trong khu Việt Bắc là có một gián điệp mang bí số H122 đã được Pháp gài vào hàng ngũ ta, và H122 đã cung cấp nhiều tin tức quân sự quan trọng cho Pháp.
Một anh giám mã (coi giữ ngựa) cho một cơ quan đã bị nghi ngờ là H122. Lý do nghi ngờ rất đơn giản: Anh ta đã chạy ra sân lấy vào một chiếc khăn trắng trong lúc có tiếng máy bay của Pháp trên trời. Người ta nghi anh làm ám hiệu bằng chiếc khăn trắng cho máy bay Pháp đến. Thế là anh giám mã bị bắt, bị bức cung. Anh ta đã nhận mình là H122, rồi khai ra những người khác. Cứ thế, người bị bắt mới lại khai tiếp… Con số bị bắt đã lên đến hàng trăm, kể cả cán bộ cao cấp, và cả một bà bán xôi.
Trưởng ban Kiểm tra Trung ương Đảng Trần Đăng Ninh đã vào cuộc. Ông Trần Đăng Ninh đã đến tận hiện trường và xem xét rất kỹ. Ông thấy rất nhiều điều vô lý. Pháp không thể gài người vào ta mà lại chọn một anh chăn ngựa không biết chữ. Cái sân bé tí trước nhà anh chăn ngựa giữa rừng núi âm u thì không máy bay nào trên trời có thể nhìn thấy một cái khăn màu trắng… Cứ thế, cứ thế, Trưởng ban Kiểm tra Trung ương Đảng xem xét, điều tra cụ thể, quyết liệt, và đã ra lệnh thả mấy trăm “phạm nhân” đang bị giam. Người ta đã gọi ông Trần Đăng Ninh là “Bao Công Việt Nam” từ vụ án đó.
Sau hoà bình 1954, ông Trần Đăng Ninh đã đi máy bay và cố nhìn xuống dưới để xem có thể thấy một cái “khăn trắng” nào không, và sau đó ông đã “an tâm” là mình đã xử án đúng.
– Vụ thứ hai, cũng rất điển hình, phức tạp, quyết liệt và đầy kịch tính, xảy ra vào các năm 1963-1964, là vụ án ở nhà máy cơ khí Gia Lâm Hà Nội. Giám đốc Võ Văn Khang bỗng dưng bị chết. Tám cán bộ đảng và công đoàn nhà máy bị bắt. Vì giám đốc công an Hà Nội lúc đó là ông Long, cho đây là vụ giết người. Bị bức cung khốc liệt, cả tám người đều nhận tội! Thế là án đã “nhanh chóng được phá”. Thành tích được nhanh chóng báo cáo lên cấp trên để được khen thưởng. Nhưng Đại uý Tích ở công an Hưng Yên, khi khám nghiệm tử thi nạn nhân được vớt lên ở cửa sông Hồng, đã quả quyết báo lên ngay trong đêm với Cục trưởng Cục Cảnh sát Lê Hữu Qua là nạn nhân đã tự sát. Đại uý Tích đã làm báo cáo tường trình cụ thể, và ông cùng đồng nghiệp, cùng Cục trưởng Qua kiên quyết chống lại kết luận giám đốc Khang bị giết. Được Thứ trưởng Lê Quốc Thân ủng hộ, Giám đốc Long cũng kiên quyết đấu lại.
Bốn năm trời tranh cãi, hồ sơ biên bản vụ án đã lên cả tạ giấy. Bất phân thắng bại, nên cuối cùng phải mời một đoàn chuyên gia của Bộ Công an Cộng hoà Dân chủ Đức sang giúp. Người Đức đi sang một chuyên cơ gồm 10 chuyên gia các lĩnh vực. Trong đó có một chuyên gia được mệnh danh là “chuyên gia thắt cổ”. Ông này có một bộ sách dày, có hình vẽ và ghi chép tỉ mỉ các vụ án thắt cổ có từ thời Hy-Mã cổ đại đến sau này. Với ông chuyên gia này, chỉ cần nhìn hiện trường có người thắt cổ, ông có thể kết luận đến 50% là nạn nhân bị thắt cổ hay tự thắt cổ. Những chuyên gia Đức khẳng định rằng hung thủ luôn để lại dấu vết ở hiện trường. Và đã có dấu vết thì nhất định tìm ra hung thủ. Và quả thật, chỉ sau một thời gian ngắn, vụ án đã được làm sáng tỏ với những luận cứ khoa học không thể chối cãi, không thể tranh luận gì nữa. Tám cán bộ “nhận tội” khi bị bắt đã được tha bổng. Theo lời Cục trưởng Qua, vụ án này đã được đưa vào giáo trình của ngành tư pháp nhiều nước.
Trước khi về, người Đức chỉ khuyên chúng ta không nên đổi tên đường, tên làng, tên xóm… Vì như thế sau này rất khó phá án.
– Vụ thứ ba là vụ án Nguyễn Thanh Chấn. Nguyễn Thanh Chấn bị tù đã 10 năm vì tội “giết người”! Bỗng kẻ giết người lù lù ra đầu thú nên ông Chấn được tha. Vậy thôi!
– Vụ thứ tư là vụ ông Đặng Kim Bền, một nông dân đã gần 70 tuổi ở An Giang, bị toà án tỉnh Tiền Giang kết án tử hình sau giảm xuống chung thân. Ông Bền mang một bó cây bù-đà để ở nóc xe khách. Khi bị công an hỏi bó lá cây này của ai? Ông đã nhận và bị kết án tử hình vì sự ng* d*t của bà chánh án tỉnh Tiền Giang, xem cây bù-đà có chất gây nghiện là cây thuốc phiện!
Khi đó tôi là phóng viên thường trú ở Đồng bằng sông Cửu Long, được bà vợ của ông Bền đi thăm nuôi chồng kể cho nghe hết sự tình về “tội” của chồng bà. Tôi đã làm tường trình lên Chủ tịch nước Lê Đức Anh lúc đó. Và bằng một đường dây riêng, bức thư đã đến tay Chủ tịch nước Lê Đức Anh. Ông Bền được tha bỗng. Khi vợ ông Bền lên đón chồng về quê sau khi được ân xá, bà đã đền ơn nhà báo một ký đường Thốt nốt - đặc sản của quê bà. Cái biên lai gửi thư qua bưu điện lên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, đề ngày 25-9-1995, tôi còn giữ đến bây giờ làm kỷ niệm (Xem ảnh).
Viết đến đây, tôi bỗng nhớ đến những dòng mở đầu trịnh trọng của Bản Tuyên ngôn Quyền Con Người của Cách mạng Pháp 1789: “Các đại biểu của nhân dân Pháp họp thành Quốc hội, cho rằng việc không biết tới, sự lãng quên hay sự coi thường các quyền của Con Người là những nguyên nhân gây ra những đau khổ chung thân và sự hư hỏng của những kẻ cầm quyền, vì thế đã quyết định trình bày các quyền tự nhiên thiêng liêng và không thể tước bỏ được của Con Người”.
không có toà án độc lập thì những đau khổ chung thân của gần trăm triệu dân đen Việt Nam còn mãi.
L.P.K.
Tác giả gửi BVN





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#13 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5886 thanks

Gửi vào 12/05/2020 - 21:11

Có hơn 20 bản cung, bản tự khai cũng như tại phiên tòa sơ thẩm bị cáo đều thừa nhận chính bị cáo là thủ phạm giết chết chị Hồng và chị Vân, ngay cả các bản tự khai, các bản cung có Luật sư, có đại diện Viện kiểm sát tham gia bị cáo đều xác định và mô tả tỉ mỉ hành vi giết người của bị cáo.

Không có tội mà nhận làm chi cho khổ, kéo theo làm khổ biết bao người. Haizzz

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


P/s: À phải rồi, luật sư và viện kiểm sát CÓ LẼ NÀO thông đồng cả với cqđt!

Sửa bởi Expander: 12/05/2020 - 21:20


Thanked by 1 Member:

#14 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5886 thanks

Gửi vào 12/05/2020 - 22:22

Giả thiết:

Giờ giả sử (dù xác suất là 0%) là Nghị đến cqđt thú tội. HDH được tha bổng. Xét hồ sơ thì dấu vân tay không khớp, không có ADN ở hiện trường, nhân chứng Vũ Đình Thường cũng không xác nhận được mặt. Cô Quỳnh bán hoa quả khai là Vân bảo có bồ của Hồng người Tiền Giang cho tiền cũng không thể làm bằng cớ truy tội. Nhưng ở đây Nghị tha thiết nhận tội, kể được thêm vài chi tiết khác mà HDH không kể được. Thế thì liệu rằng cqđt sẽ làm gì để kết án Nghị? Hay lại phải thả vì đã thả HDH. Tóm lại dựa trên nguyên tắc trọng chứng hơn trọng cung thì vụ án này không tìm được hung thủ? Kết quả là 2 cô gái bị chết oan ức, mãi không trừng phạt được kẻ thủ ác?

Hay là thôi, thà thả nhầm 2 kẻ kia còn hơn giết nhầm 1 người. Còn kệ 2 nạn nhân kia?

Hay là phải phá bỏ toàn bộ hệ thống xét xử hiện tại, chuyển sang mô hình Tư Lập Hành như Mỹ, dẫu một năm Mỹ cũng có vài trăm vụ án oan hình sự nhưng chắc gì xác suất đã rơi vào vụ này?

Quý vị có ý tưởng nào để giải quyết cho cái "giả thiết" này không?

Sửa bởi Expander: 12/05/2020 - 22:29


Thanked by 1 Member:

#15 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5886 thanks

Gửi vào 13/05/2020 - 14:02

Về con dao và cái thớt:

- Cqđt khẳng định nhờ người quen của nạn nhân mua về để cho HDH xác nhận đối chiếu và thực nghiệm tại hiện trường, không dùng làm vật chứng.

- Luật sư Phong thì cho rằng dao và thớt này được mua ở chợ về nộp cho cơ quan điều tra và xem như vật chứng.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |