Jump to content

Advertisements




NHÂN TÀI NƯỚC NAM


6 replies to this topic

#1 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 01/06/2020 - 19:49

Phạm Công Thiện – Một thiên tài Việt Nam
04/22/2018
Đã từ rất lâu tôi không viết gì. Không phải vì tôi không thích viết mà bởi lẽ tôi thấy chẳng có gì đáng viết, chẳng có gì đáng nói, chẳng có gì đáng trao đổi và mỗi một lần phát biểu một ý tưởng nào đó cũng là mỗi một lần hoài công phát biểu, cố gắng nói một cái gì đó không cùng, một cái gì vô hình, vô lý và vô ý niệm...
Tài năng Việt Nam hiện hay đang có gì? Xem các chương trình “game show” thì thấy nở rộ nhiều tài năng, thần đồng nhưng hầu hết ở những lĩnh vực thiếu tính thực tế. Nhân tài đất Việt đã đi chệch đường rầy.
Hôm nay, tôi muốn làm sống lại một con người, một thần đồng, một thiên tài bị lãng quên: PHẠM CÔNG THIỆN – người đã ghé thăm Việt Nam năm 1941 và bỏ đất nước này ra đi vào năm 1970. Một ngôi sao vụt sáng trên bầu trời Việt.
Ông là một thần đồng ngôn ngữ học, văn thơ, dịch thuật, triết gia, tư tưởng Phật học… Tôi đánh giá ông là một thiên tài vì ông là thanh niên dám đảo lộn tư tưởng, đột phá tư duy, là người đã đánh thức, đã làm sống dậy cả một thế hệ thanh niên Việt Nam miền Nam thời bấy giờ. Ông đã thổi một luồn gió mới vào Việt Nam, là người đã làm cho những thiên tài, những tư tưởng gia vĩ đại nhất từ khắp nơi trên thế giới có mặt tại Việt Nam:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, Henrry Miller, Rimbau…rất nhiều và rất nhiều.
Nói về tài năng ngôn ngữ học, thời nay chẳng mấy ai có thể so bì được với Phạm Công Thiện... Ngay từ nhỏ, Phạm Công Thiện đã nổi tiếng là biết nhiều ngoại ngữ, mới 13-14 tuổi đã đọc thông viết thạo Anh, Pháp, Nhật, Hoa, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ba Lan… Ngoài ra, ông còn biết 2 thứ tiếng linh thiêng khác là Sanskrit (một cổ ngữ Ấn Độ) và Pali. Năm 16 tuổi, ông xuất bản cuốn từ điển Anh ngữ tinh anh. Sự thiên tài của ông là làm cho những ngôn ngữ ấy sống tại Việt Nam với những tác phẩm “kinh thiên động địa”, hoàn toàn khác xa với thứ thiên tài ngôn ngữ biểu diễn, nên lưu ý là ông tự học trong hoàn cảnh chiến tranh và công nghệ chưa phát triển.
Nói về văn thơ, ông phủ nhận ông là một nhà văn, nhà thơ nhưng phải nói rằng văn thơ của ông bay bổng, rất có chất lửa, truyền cảm hứng mạnh mẽ và tôi chưa thấy một nhà văn nào viết hay được như vậy. Năm hơn 18 tuổi, ông đã xuất bản một cuốn sách làm chấn động cả miền Nam thời đó: Ý thức mới trong văn nghệ và triết học, chấn động theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Năm 25 tuổi, ông là giám đốc soạn thảo tất cả chương trình giảng dạy cho tất cả các

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. 27 tuổi, ông giữ chức trưởng phân khoa Văn học và Khoa học Nhân văn của viện đại học. Tại đây, ông cũng là sáng lập viên và chủ trương biên tập của tạp chí Tư Tưởng. Ông cũng là giáo sư triết học Tây phương của Viện Ðại học Toulouse, Pháp; giáo sư ở “College of Buddhist Studies” tại Mỹ.
Về dịch thuật, tương tưởng và các sáng tác khác của ông tôi có ngôn từ nào để diễn tả, tư tưởng ông vượt xa thời đại và đứng trên mọi nguyên tắc. Nhưng ông cũng là một con người kỳ quặc, coi thường danh vọng, bằng cấp, bỏ học giữa chừng ở một đại học nổi tiếng tại Pháp, dám nói những giáo sư hàng đầu là chẳng biết gì và nói như một lũ vẹt. Tôi chỉ muốn làm sống lại tài năng chứ không phải là cái kỳ quặc, ngạo mạn tuổi trẻ của ông. Có một điều đặc biệt là ông luôn đề cao tiếng Việt, con người Việt và đất nước Việt. Hãy đọc một vài trích đoạn của ông.
”Không cần phải đọc Platon, Aristote, Kant, Hegel hay Karl Marx, không cần phải đọc Khổng Tử và Lão Tử không cần phải đọc Upanishads và Bhagavad Gita, chúng ta chỉ cần đọc lại ngôn ngữ Việt Nam và nói lại tiếng Việt Nam và bỗng nhiên nhìn thấy rằng tất cả đạo lý triết lý cao siêu nhất của nhân loại đã nằm sẵn trong vài ba tiếng Việt đơn sơ như CON và CÁI, như CHÁY, CHAY, CHÁY, CHÀY, CHẢY, CHẠY và còn biết bao nhiêu điều đáng suy nghĩ khác mà chúng ta đã bỏ quên một cách ngu xuẩn.” (trích Ý thức mới trong văn nghệ và triết học)
“Tôi thường mang tiếng là giỏi sinh ngữ, thực sự thì tôi khinh bỉ những kẻ nào biết nhiều thứ tiếng. Tôi vẫn nghĩ rằng chữ Việt là chữ khó đọc nhất, vì chữ Việt không có văn phạm và ngữ pháp, không có ngày nào tôi không dở Tự điển Việt Nam của Hội Khai Trí Tiến Đức và quyển Việt Nam tân tự điển của Thanh Nghị để học từng chữ A, từng chữ B, tôi chịu khó học lại từng dấu hỏi, dấu ngã để nhìn lại những nét mặt quen thuộc của bà con làng xóm mà từ bao nhiêu năm lang bạt kỳ hồ tôi đã bỏ quên một cách ngu dại. Đối với tôi, tiếng Việt còn giữ lại một niềm bí ẩn nào đó mà cả đời tôi cũng không thể nào khoét sâu vào được. Có lẽ khi sắp chết thì niềm bí ẩn kia sẽ hiện nguyên hình…” (trích Tôi là ai)
Tư tưởng siêu việt “Quán Thế Âm Bồ Tát là sự huyền bí của sự toàn diện và sự toàn diện của sự huyền bí của đời sống con người và của cái gì vượt lên trên con người và của cái gì vượt ra khỏi mặt đất và vượt ra khỏi không gian vô tận và thời gian vô tận và vượt ra ngoài cả tư tưởng vô tận của trí huệ tỉnh thức”
Một bài thơ của Phạm Công Thiện:
HIU HẮT QUÊ HƯƠNG
“Mười năm qua gió thổi đồi tây
Tôi long đong theo bóng chim gầy
Một sớm em về ru giấc ngủ
Bông trời bay trắng cả rừng cây

Gió thổi đồi tây hay đồi đông
Hiu hắt quê hương bến cỏ hồng
Trong mơ em vẫn còn bên cửa
Tôi đứng trên đồi mây trổ bông

Gió thổi đồi thu qua đồi thông
Mưa hạ ly hương nước ngược dòng
Tôi đau trong tiếng gà xơ xác
Một sớm bông hồng nở cửa đông.”
(trích Ngày Sanh Của Rắn. Bài thơ đẹp rực rỡ như một buổi sáng mùa hè trên đồi thông Nha Trang)

Tôi không đủ thời gian và tâm tư để viết một tiểu luận hay một tiểu thuyết, tuyển tập về Phạm Công Thiện, và nếu có thì cũng chẳng mấy ai đọc vì đối tượng của tôi chủ yếu là thanh niên Việt Nam. Viết mấy dòng này tôi ngỡ đã quá dài với họ, tôi chỉ viết đôi dòng cho những ai có duyên đọc.
Phạm Công Thiện quả là một thiên tài hiếm có nhưng thế hệ của tôi và các thế hệ sau này chẳng mấy ai biết gì về ông. Tôi hi vọng sau bài viết này, có một vài người nào đó tò mò tìm hiểu Phạm Công Thiện là ai? Các tác phẩm của ông là gì? Và vì sao ông là một thiên tài như thế?
Tác giả: Nguyễn Hữu Lâm
Phạm Công Thiện (1/6/1941 - 8/3/2011) là một nhà văn, triết gia, học giả, thi sĩ và cư sĩ Phật giáo Việt Nam với pháp danh Nguyên Tánh. Bút danh khác: Hoàng Thu Uyên. Tuy nhận mình là nhà thơ và phủ nhận nghề triết gia, ông vẫn được coi là một triết gia thần đồng, một hiện tượng dị thường của Sài Gòn thập niên 60 và của Việt Nam với những tư tưởng ít người hiểu và được bộc phát từ hồi còn rất trẻ.
Nhưng từ vài năm trước đó cho đến khi rời Việt Nam vào năm 1970, ông đã cộng tác với các báo và tạp chí Bông Lúa, Phổ Thông, Bách Khoa, Văn, Giữ Thơm Quê Mẹ. Từ những năm cuối thập niên 1950 ông đi dạy Anh ngữ tại một số trường tại Sài Gòn... Ðầu năm 1964, ông chuyển ra

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

sống để an dưỡng sau một cuộc "khủng hoảng tinh thần." Tại đây ông quy y ở chùa Hải Ðức, lấy pháp danh Nguyên Tánh. Một thời gian sau ông lại về Sài Gòn.
Phạm Công Thiện sinh năm 1941 tại Mỹ Tho, rời Việt Nam từ năm 1970, chuyển sang sống ở Israel, Đức, rồi sống lâu dài tại Pháp. Năm 1983, ông sang Hoa Kỳ, định cư ở Los Angeles, giữ chức giáo sư Phật Giáo viện College of Buddhist Studies. Từ đó về sau, ông ở Mỹ và tiếp tục viết sách - phần lớn là nghiên cứu về đạo Phật. Ông qua đời ngày 8/3/2011 (mồng 4 tháng 2 năm Tân Mão) tại thành phố Houston, Texas, Hoa Kỳ.
Tác phẩm

Thơ, văn, tiểu luận
  • Tiểu luận về Bồ Đề Đạt Ma, tổ sư Thiền tông (Tân Ý Thức, Nha Trang, 1964)
  • Ý thức mới trong văn nghệ và triết học (An Tiêm, Sài Gòn, 1965; in lần thứ 4, 1970)

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


  • Trời tháng Tư (An Tiêm, Sài Gòn, 1966)
  • Ngày sanh của rắn (Hoa Nắng, Paris, 196?; An Tiêm in chính thức tại Sài Gòn, 1966; Trần Thi in lần mới nhất, California, 1988), thơ.

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


  • Im lặng hố thẳm (An Tiêm, Sài Gòn, 1967 và 1969; Phạm Hoàng, 1969)

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


  • Hố thẳm của tư tưởng (An Tiêm, Sài Gòn, 1967; Phạm Hoàng in lần thứ 3, 1970)

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


  • Mặt trời không bao giờ có thực (An Tiêm, Sài Gòn, 1967; Phạm Hoàng in lần thứ 2, 1969)

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


  • Chỉ còn tiếng thơ trên mặt đất — Trở về Rainer Maria Rilke (1969)
  • Henry Miller (Phạm Hoàng, Sài Gòn, 1969)
  • Bay đi những cơn mưa phùn (Phạm Hoàng, Sài Gòn, 1970)

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


  • Ý thức bùng vỡ (Đồng Nai, Sài Gòn, 1970)
  • Đi cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất (1988)

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


  • Sự chuyển động toàn diện của tâm thức trong tư tưởng Phật giáo (1994)
  • Triết lý Việt Nam về sự vượt biên (1995)
  • Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc (Viện Triết lý Việt Nam và Triết học Thế giới, California, 1996)
  • Khơi mạch nguồn thơ thi sĩ Seamus Heaney, Giải Nobel Văn Chương 1995 (Viện Triết lý Việt Nam và Triết học Thế giới, California, 1996)
  • Làm thế nào để trở thành một bậc bồ tát sáng rực khắp bốn phương trời (1998)
  • Tinh tuý trong sáng của đạo lý Phật giáo (1998)
  • Trên tất cả đỉnh cao là im lặng (Trần Thi, California, 1988; Văn hóa Sài Gòn tái bản, TP. H.C.M, 2009), thơ.
  • Một đêm siêu hình với Hàn Mặc Tử (2000)
  • Khai ngôn cho một câu hỏi dễ hiểu: Triết học là gì? (2000)
  • Đối mặt với 1000 năm cô đơn của Nietzsche (2000)
Dịch phẩm
Những tác phẩm khác
#nhantainuocnam
#phamcongthien
#suutam

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#2 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3085 Bài viết:
  • 7514 thanks

Gửi vào 01/06/2020 - 22:12

Góp vài bài viết của PCT.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#3 CaspianPrince

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1399 Bài viết:
  • 1895 thanks
  • LocationCaspian Sea

Gửi vào 01/06/2020 - 22:38

”Không cần phải đọc Platon, Aristote, Kant, Hegel hay Karl Marx, không cần phải đọc Khổng Tử và Lão Tử không cần phải đọc Upanishads và Bhagavad Gita, chúng ta chỉ cần đọc lại ngôn ngữ Việt Nam và nói lại tiếng Việt Nam và bỗng nhiên nhìn thấy rằng tất cả đạo lý triết lý cao siêu nhất của nhân loại đã nằm sẵn trong vài ba tiếng Việt đơn sơ như CON và CÁI, như CHÁY, CHAY, CHÁY, CHÀY, CHẢY, CHẠY và còn biết bao nhiêu điều đáng suy nghĩ khác mà chúng ta đã bỏ quên một cách ngu xuẩn.” (trích Ý thức mới trong văn nghệ và triết học)

- - - - -

Tôi hoàn toàn KHÔNG đồng ý điểm này.

Nếu nói về những thứ liên quan đến khoa học tự nhiên bao gồm toán, lý, hoá, sinh, v.v. anh có thể là thiên tài mà không cần phải đọc sách hoặc tác phẩm nghiên cứu trong các lĩnh vực đó vì các hằng số, công thức, tiên đề, giả thuyết, v.v. tồn tại sẵn trong tự nhiên và chỉ chờ người có tư duy logic với thí nghiệm hoặc cách chứng minh phù hợp đến khám phá (discover).

Nhưng đối với các môn xã hội học, tôn giáo học, v.v. mà nói, những định nghĩa, mối quan hệ, góc nhìn, hệ quy chiếu, v.v của/đối với các khái niệm, sự kiện, nhân vật được xem xét đều mang tính chủ quan, phiến diện nhất định và không hề có một ai có thể bao quát toàn bộ, triệt để, và khách quan được. Do vậy, thiên tài trong lĩnh vực xã hội không thể xa rời sách vở và tư liệu của người đi trước để tạo nền tảng cho cái hiểu (understanding) diễn giải (interpretation) của bản thân.


Lại nói, tôi chưa hề thấy một nhân tài, nhà tư tưởng, hoặc nhân vật thuộc giới trí thức nào cổ xuý việc không đọc sách và tư liệu trong và ngoài nước.

Từ mấy ý trên, tôi không thể công nhận chứ chưa nói đến việc khen ông "thiên tài" này.

Sửa bởi CaspianPrince: 01/06/2020 - 22:41


Thanked by 2 Members:

#4 T.AO

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7039 Bài viết:
  • 4577 thanks

Gửi vào 01/06/2020 - 22:56

cas chắc là nhân tài bị nhà nc bỏ quên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi T.AO: 01/06/2020 - 23:10


#5 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3085 Bài viết:
  • 7514 thanks

Gửi vào 01/06/2020 - 23:07

 CaspianPrince, on 01/06/2020 - 22:38, said:

”Không cần phải đọc Platon, Aristote, Kant, Hegel hay Karl Marx, không cần phải đọc Khổng Tử và Lão Tử không cần phải đọc Upanishads và Bhagavad Gita, chúng ta chỉ cần đọc lại ngôn ngữ Việt Nam và nói lại tiếng Việt Nam và bỗng nhiên nhìn thấy rằng tất cả đạo lý triết lý cao siêu nhất của nhân loại đã nằm sẵn trong vài ba tiếng Việt đơn sơ như CON và CÁI, như CHÁY, CHAY, CHÁY, CHÀY, CHẢY, CHẠY và còn biết bao nhiêu điều đáng suy nghĩ khác mà chúng ta đã bỏ quên một cách ngu xuẩn.” (trích Ý thức mới trong văn nghệ và triết học)

- - - - -

Tôi hoàn toàn KHÔNG đồng ý điểm này.

Nếu nói về những thứ liên quan đến khoa học tự nhiên bao gồm toán, lý, hoá, sinh, v.v. anh có thể là thiên tài mà không cần phải đọc sách hoặc tác phẩm nghiên cứu trong các lĩnh vực đó vì các hằng số, công thức, tiên đề, giả thuyết, v.v. tồn tại sẵn trong tự nhiên và chỉ chờ người có tư duy logic với thí nghiệm hoặc cách chứng minh phù hợp đến khám phá (discover).

Nhưng đối với các môn xã hội học, tôn giáo học, v.v. mà nói, những định nghĩa, mối quan hệ, góc nhìn, hệ quy chiếu, v.v của/đối với các khái niệm, sự kiện, nhân vật được xem xét đều mang tính chủ quan, phiến diện nhất định và không hề có một ai có thể bao quát toàn bộ, triệt để, và khách quan được. Do vậy, thiên tài trong lĩnh vực xã hội không thể xa rời sách vở và tư liệu của người đi trước để tạo nền tảng cho cái hiểu (understanding) diễn giải (interpretation) của bản thân.


Lại nói, tôi chưa hề thấy một nhân tài, nhà tư tưởng, hoặc nhân vật thuộc giới trí thức nào cổ xuý việc không đọc sách và tư liệu trong và ngoài nước.

Từ mấy ý trên, tôi không thể công nhận chứ chưa nói đến việc khen ông "thiên tài" này.

PCT đọc sách từ Đông sang Tây (anh thấy đó là gs triết Tây ở Pháp rồi gs Phật học ở Mỹ) .Cái ông ta viết lúc đó phải cho vào bối cảnh thời ấy : người trí thức VN đi tìm cứu cánh (hay bảo là cứu rỗi cũng được) để tìm ý nghĩa trong địa ngục chiến tranh liên miên từ 1940 đến 1975 nên kẻ thì tìm sang Âu châu (CS hay không) , người tìm về Đông phương (Nhật, Ấn, cổ TQ). Vì vậy PCT có lúc cho rằng sau khi đi một vòng khắp thế giới và từ cổ đến kim chỉ có tìm về tình tự con người từ ngôn ngữ, ca dao của chính chúng ta để thoát ra khỏi ngõ cụt. Và ông ta không phải là cá biệt : thí dụ bên công giáo có Kim Định, bên Phật giáo có thiền sư Nhất Hạnh và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong một số bài hát (không phải là tình ca) cũng là trong dòng suy tư đó (thí dụ trong tuyển tập Người con gái VN da vàng, vẫn còn cấm ở VN và bị trù dập bởi một số người ghét phản chiến ở hải ngoại).

Thanked by 3 Members:

#6 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 16/04/2021 - 19:54

MỘT "NHÀ-DÂN-NGỮ", MỘT KHỐI HUYỀN THOẠI
Nguyễn Bạt Tụy là trường hợp rất đặc biệt của trí thức Đà Lạt giai đoạn khoảng từ năm 1954 đến năm 1975. Xét theo nghĩa nào đó, "sự rất đặc biệt đó còn kéo dài đến sau 1975. Ngay cả cho tới hai mươi năm sau khi ông lìa đời.
Rất đặc biệt ở chỗ, ông không từng khuấy động hay nổ lực tạo ra một không khí học thuật văn nghệ nào cho thành phố này; không đứng vào một nhóm, hội chữ nghĩa nào. Việc ông làm cho đến thời điểm này chúng ta có thể thấy, không hẳn gắn với đời sống văn hóa Đà Lạt. Ông gần như ẩn cư, khép kín với bên ngoài; không nhân nhượng với mọi thứ cơ chế hành chánh trước lẫn sau, nhưng các công trình độc lập mà ông tạo ra đã có một sự tác động về chuyên môn (ngôn ngữ học và dân tộc học) không hề nhỏ, có những thứ được xem như là viên gạch đầu tiên.
Rất đặc biệt, còn nằm chỗ, cho đến nay, trong khi cả những người ca tụng hay truyền miệng về sự vĩ đại Nguyễn Bạt Tụy cũng không biết hết di sản nghiên cứu của ông gồm những gì, thậm chí thuộc vào chuyên ngành nào và không hiếm những trường hợp còn chưa có dịp đọc gì của ông.
Đã hơn hai chục năm sau cái chết của ông, thì vẫn thế. Sự vĩ đại của ông nằm đâu đó bảng lảng trong các giai thoại và những bảng liệt kê danh mục tác phẩm vô phương truy tầm. Một khối bí mật lớn lao. Sự vạm vỡ, tính hàn lâm của tác phẩm ông để lại nằm trong những lời đồn đoán của những kẻ sinh thời có dịp đi lại với ông, từng thoáng nhìn thấy chúng được bảo quản theo một cách thế kỳ lạ, ẩn mật, rồi sau đó, lẩn vào trong bóng tối không âm không vọng của sự kềm tỏa phi lý hay những "lời di nguyện" thiêng liêng nào đó trong những thêu dệt mà người ái mộ ông ấp úng đưa ra. Khó biết thực hư.
Một huyền thoại - có thể là khái niệm xứng đáng nhứt để nói về Nguyễn Bạt Tụy, không chỉ bởi những giá trị đóng góp "quý hồ tinh bất quý hồ đa" của ông đã từng được công bố công khai, có thể sờ chạm, nắm bắt được, mà còn nằm ở chính luồng "khói sương" đậm đặc vây phủ quanh bức chân dung ông chẳng biết bao giờ thì thực sự tan biến, giải thiêng để việc biết về ông được thực chất và khoa học hơn.
Hầu hết tài liệu cho đến nay nói về ông, chỉ thấy vài điểm chính yếu: ông sinh năm 1920, tại Hà Nội, đậu bằng thành chung và Brevet Elémentaire năm 1938, đậu tú tài Pháp năm 1939 sau đó thì tự học. Ông di cư vào Nam khoảng 1943, hành nghề dạy tư và làm nghiên cứu, khước từ khá nhiều lời mời từ các trường đại học Sài Gòn, Đà Lạt.
Sau Sài Gòn thì Đà Lạt là nơi ông chọn sống và viết trong thời gian dài.
Không ai hiểu vì sao Nguyễn Bạt Tụy lại chọn Đà Lạt làm nơi sống và viết.
Qua đời năm 1995 tại Đà Lạt.
"Học-ngữ"
Khoảng thời gian ông định cư ở Đà Lạt cũng là một vùng mờ, không có dữ liệu thật chính xác. Nhưng chắc chắn rằng, đó là quãng sau năm 1949. Bởi vì, căn cứ trên cuốn Chữ và vần Việt khoa học, thì năm 1949, ông làm Giám đốc cho nhà sách, nhà xuất bản Hoạt-Hóa, đặt tại địa chỉ 17, đường Galléni, Sài Gòn.
Hoạt-hóa được giới thiệu là" chuyên xuất-bản sách học và sách khảo-cứu, cung-cấp sách-vở báo-chí và đồ-dùng". Chủ trương xuất bản của Hoạt-Hóa như sau:
"Vì một chủ-trương phụng-sự văn-học đứng-đắn sẽ mở-đầu một chương trình "hoạt-động để tiến-hóa"
BẰNG NHỮNG SÁCH KHẢO-CỨU MÀ ĐI ĐẾN NHỮNG SÁCH HỌC, SÁCH DỊCH
Tủ sách Khảo-cứu
Sẽ gồm trước hết các loại về học-âm-lời, học-âm-ngữ, học-mẹo-lời, học-mẹo-tiếng, học-nghĩa, học nguồn-âm, để sửa-soạn một quyển vị-tiếng đầy-đủ và xứng đáng với cái danh vị-tiếng.
Tủ sách học
Sẽ căn-cứ vào sự trọng tinh-thần nòi-giống để xây-dựng một văn-hóa riêng cho người Việt ngoài cách xiềng-xích của học Nho cũng như trước cái ảnh-hưởng của học Tây.
Tủ sách dịch
Sẽ giới-thiệu với bạn-đọc những hoa thơm cỏ lạ ở đất ngoài để bồi-bổ cho văn-chương tư-tưởng Việt Nam."
Như thế, việc ra đời nhà xuất bản Hoạt-Hóa với ba tủ sách cùng với việc ông ấn hành quyển Chữ và vần Việt khoa học vào năm 1949, cho thấy khuynh hướng của ông thiên về học thuật hàn lâm, cải cách lý thuyết, khảo cứu và dịch thuật để tác động thực tế, đi tới cứu cánh là "tiến hóa văn chương tư tưởng Việt Nam". Một cao vọng đầy sang trọng trong thời chiến, vì vậy mà thấy trước một cuộc độc hành bi đát và lẫm liệt.
Trong bản sách Chữ và vần Việt khoa học mà tôi được tiếp cận khảo cứu, còn có cả những dòng thủ bút ông đề tặng ông Nguyễn Bảo Hóa (báo Ánh Sáng) với một ngụ ý nhờ cậy phổ biến công trình này. Nguyễn Bạt Tụy đề: "Trân-trọng tặng ông Nguyễn Bảo Hóa (báo Ánh-Sáng) và chờ-đợi ở các ngài những lời khích-lệ cho chúng tôi có thêm hăng-hái để tiến."
Chữ và vần Việt khoa học - một công trình cải cách ngôn ngữ được giới chuyên môn ngôn ngữ học thường nhắc lại như cuộc cải cách chữ quốc ngữ bài bản và thấu đáo...

Chữ và vần Việt khoa học, là một tác phẩm quan trọng về ngôn ngữ theo cái nghĩa trí thức hàn lâm. Trí thức bởi đó là thứ tiếng Việt tự vấn về chính nó. Tác giả, một người Việt suy tư về quốc ngữ của mình, không yên tâm với những gì sẵn có mà người Tây áp đặt vào trong việc ghi âm tiếng nói mà mình và dân mình đang dùng, vì thế đưa ra quan điểm, nổ lực kiến tạo nên một hệ thống ghi âm mới, đúng với tiếng Việt, tư tưởng Việt hơn.
Mười năm sau, ông xuất hiện trở lại với cuốn Ngôn ngữ học Việt Nam (Saigon: Ngôn Ngữ; 1959)...
"Học-dân"
Nếu trong lĩnh vực ngôn ngữ học (học-ngữ, theo cách nói của nhân vật) ông Nguyễn Bạt Tụy có một vị trí đáng kể, thì trong lịnh vực dân tộc học (học-dân, cũng theo cách nói của nhân vật), ông đóng một vai trò quan trọng không kém, tah65m chí, có thể vạm vỡ hơn những gì chúng ta ngày nay đang có thể biết.
Sỡ dĩ ông đi từ "học-ngữ" sang "học-dân", nguyên nhân cũng thật dễ hiểu, nói như nhà nghiên cứu Lê Văn Hảo thì "chỉ có thể hiểu được con người khi nói được tiếng nói của họ và hiểu được tiếng nói của họ".
Trong quyển Hành trình vào dân tộc học, ông chia sẻ rằng mình đã học "ngữ-Miên", "ngữ-Chàm" cùng chừng 40 "ngữ-Thượng", đã "quan-sát trung-bình 3 ngữ-vùng của mỗi ngữ và đặt chân đến hầu hết những nơi có các sắc dân ấy, đã quan-sát và chụp-ảnh người, nhà-cửa, ghe-thuyền, đồ-mặc, đồ-trang-sức, đồ-dùng, đoi khi cảnh cúng-lễ ở nhiều nơi".
Tuy nhiên trên thực tế, nếu số công trình "học-ngữ" ông công bố vốn đã ít ỏi, thì những công trình "học-dân" càng hiếm hoi. Trên tập san Sử Địa số chuyên đề Đặc khảo về phong tục Tết Việt Nam và các lân bang, tập 5, ra ngày 1-3-1967, Nguyễn Bạt Tụy có góp một công trình điền dã quan trọng mà về sau những nhà nghiên cứu văn hóa chăm thường trích dẫn, tựa: Lễ kỵ ông bà ngày Tết của người Chàm Bà La Môn ở Bình Tuy dài khoảng 15 trang in. Nhưng đó chỉ là một phần trong tổng thể, phần sau không thấy tập san Sử Địa đăng tiếp (không hiểu vì lý do gì). phần chưa công bố, tác giả lưu trữ thế nào, đến nay không ai biết. Trước đó, trong Tạp Khảo của Hội Khuyến Học Nam Việt (số tháng 1-1954), Nguyễn Bạt Tụy cũng công bố bài nghiên cứu có tựa Tên người Việt Nam gây chú ý. Bài nghiên cứu này được một số chuyên gia về sau xem là công trình mở đầu cho ngành nghiên cứu nhân danh học Việt Nam. Một vài điểm thú vị trong tác phẩm này, đó là ông chỉ ra người việt Nam có 308 tên họ. ngoài ra, ông cũng đề cập khái quát các vấn đề nguyên tắc đặt họ, chữ lót (tên đệm), tên đẻ (tên chính). một trong những nhận định của ông tác giả Tên người Việt Nam về sau gây tranh cãi đó là, người việt có cách đặt tên họ bắt chước Tàu (Trung Quốc)...
Trở lại lĩnh vực "học-dân". Từ mối quan tâm từ ngôn ngữ, ông Tụy đi đến những kiến giải dân tộc học khát hú vị. Ông trình bày những phát hiện về nguồn gốc dân tộc Việt trong bài viết Các ngữ ở Việt Nam trong Nghiên cứu Việt Nam số 2, xuất bản năm 1966 tại Huế. Trong một bài viết khác, ông cũng cho biết đó là mục tiêu chính yếu của những công trình mà ông đang soạn, sẽ công bố về sau như: Les voyelles viêtnamiennses: étude synchronique et diachronique và Nos rechercheslinguistiques au Việt-Nam. Nhưng những công trình đó có được hoàn thiện không, được công bố ở đâu, đến nay vẫn chưa thấy manh mối.
Phụng sự cho "văn hóa nòi-giống" có thể nói là ước vọng đẹp của nhà-dân-học Nguyễn Bạt Tụy. Ông cao 1,76m, nặng trên 75 kg, người mạnh khỏe, cân đối, sống điều độ, đi điền dã nhiều nơi trên đất nước nhưng rất ít khi dùng đến thuốc. Ông sống một thân một mình trên căn gác "chuồng cu" dốc Duy Tân, rồi sau đó chuyển sang số 54 Tăng Bạt Hổ, sau khu Hòa Bình, trung tâm Đà Lạt. Là một học giả khép kín. ông ít giao thiệp hẳn trong chặng sau 1975, dù biết, có lần không lâu sau thống nhất đất nước, ông đã từng cởi mở tiếp một nhóm quan chức, nhà nghiên cứu từ Trung ương vào thăm và mang đi một sốt ư liệu với những lời hứa hẹn công bố. Nhưng rồi, theo một tư liệu khả tín, sau đó ông bất mãn vì "đoàn công tác" kia đã phơi lộ một số trò xảo thuật tầm thường trong học thuật (không tiện nhắc). Điều này có thể xem là "dễ hiểu" trong không khí học thuật và sinh hoạt học giới ở giai đoạn đầu của thời hậu chiến (?). Sau cuộc đổ vỡ đó, ông Tụy thêm đơn độc, u uất. ông trở nên trầm lặng hơn sau khi chủ động viết 80 trang gửi cho ông L.D, trình bày chủ đề "Biết rõ ta là ai để phát triển văn hóa của ta" để giới thiệu những việc đã làm, đề xuất được hỗ trợ cho dự án nghiên cứu dân tộc học ở một số vùng miền khi đất nước hòa bình. Nhưng thời gian lại trôi đi, bặt vô âm tín.
Khoảng từ năm 1976-1978, Nguyễn Bạt Tụy có tham gia Hội chữ thập đỏ tình Lâm Đồng trong nhiệm kỳ đầu tiên của hội này, giữ chức vụ Phó chủ tịch. Đây là lần hiếm hoi ông sinh hoạt đoàn thể. Một thời gian rất ngắn sau đó, ông cắt đứt mọi quan hệ với các việc ngoài "hội-sống".
Người Đà Lạt trong những năm thập niên 1980 đến đầu 1990 vẫn thấy một ông già thường mặc vest, dáng phương phi, chống gậy đi khấp khểnh, lẻ loi như một bóng thông cổ thụ trên đường phố những chiều sương lạnh với ánh mắt u hoài. Chỉ một số ít còn nhận ra ông chính là nhà-dân-học nổi tiếng trong học giới miền Nam năm xưa.
Ông dạy tiếng Anh, tiếng Pháp cho nhiều học trò để kiếm tiền trang trải... Một số học trò sống trong thành phố, vì yêu mến mà chia thời gian mà chăm sóc thầy những năm về cuối đời, khi việc đi lại trở nên quá khó khăn. Có lần ông kể với ông Minh, một học trò thân thiết, rằng: "Anh nên nhớ tôi có gia đình chứ không phải không gia đình. Nhưng tôi là một người cô độc". Các chi tiết trên do ông Minh kể lại, đăng trên tờ báo xuất bản tại Mỹ (Khởi hành, Hoa Kỳ, số 102, 15-4-2005). Ông Minh cũng cho biết rằng, Nguyễn Bạt Tụy có trên mười anh em ruột, nhưng ly tán mỗi người một nơi, mỗi người một tính cách nên ít khi đoàn tụ.
"Về tánh tình của Thày có thể có vài điều khiến người ta coi là khó tính, nhưng rất hòa nhã, lịch sự, với mọi người, với trẻ con. Học trò nếu cố học thì dù kém thông minh Thày vẫn cố dạy, nhưng nếu ai lười biếng thì Thầy mắng ngay, thậm chí vui mừng nếu người đó thôi học, Thày cũng vui và hoàn trả tiền lại."
Một đồng nghiệp của tôi có may mắn gần ông trong thời gian cuối đời đã cho biết, dưới gầm giường của ông Nguyễn Bạt Tụy có nhiều thùng đạn khóa kín. Ông nói rằng, đó là nơi lưu trữ hàng ngàn trang viết bằng tiếng Pháp cùng rất nhiều phim ảnh điền dã... mà ông không còn đủ tin tưởng giao phó cho bất cứ ai.
Số phận của những thùng tài liệu đó không biết ngày nay ở đâu, ra sao, không ai biết đích xác.
Huyền thoại lại chồng lên huyền thoại...
Chúng ta thấy ở ông nỗi cô độc gần như định mệnh trước cuộc đời và chữ nghĩa.
Những gì người nay chạm vào được, có thể chỉ là một mảnh rất nhỏ rơi ra từ khối huyền thoại khổng lồ về nhân vật trí thức quá đỗi uyên bác và kỳ dị này. Nhưng không trừ trường hợp, đó cũng là tất thảy phần lõi cứng của vầng hào quang. Bước xuyên qua ánh hào quang lúc tỏ lúc mờ, từ những gì lý tính thu nhặt được, tôi muốn tin rằng ông đã hạnh phúc, như Albert Camus đã thuyết phục độc giả của mình tin rằng, Sisyplus, kẻ vần đá lên núi trong vô vọng lại chính là người mang một trái tim lấp đầy hạnh phúc.
Nhấn chìm những đại thụ vào trong sương mù của hư vô, lại cũng chỉ có thể là Đà Lạt.
(Nguyễn Vĩnh Nguyên - Đà Lạt, một thời hương xa, 2016)

NHÀ DÂN TỘC HỌC, NGÔN NGỮ HỌC NGUYỄN BẠT TỤY
Nhà dân tộc học, ngôn ngữ học, sinh năm 25/4/1920 tại Hà Nội, từ năm 1945 sống và làm việc tại Sài Gòn, Đà Lạt.
Thuở niên thiếu học Tiểu học ở Hà Nội, đậu bằng Thành chung và Brevet Elémentaire năm 1938, năm 1939 đậu Tú tài I Pháp. Sau đó vào học năm chót Trung học để thi Tú tài II. Tại đây, nhân một buổi đi học trễ ông bị giám thị người Pháp mắng "người Việt Nam lười biếng". Ông phẫn nộ, bỏ học, từ đó tự học và sau này trở thành một học giả có cá tính.
Năm 1943 ông vào Nam sống bằng nghề dạy học tư tại Sài Gòn, có lúc làm phiên dịch cho người Nhật rồi bỏ việc, tiếp tục dạy học tư. Nhiều lần được các Đại học Văn khoa Sài Gòn, Đà Lạt và Huế mời giảng về một số chuyên đề ngôn ngữ học, dân tộc học, ông cũng từ chối chỉ làm một giáo sư dạy tư.
Những năm 1960-1970 ông được Học viện Viễn Đông bác cổ Paris và trường Đại học Sorbonne trợ cấp hàng tháng trong nhiều năm giúp ông có điều kiện khảo sát, nghiên cứu về ngôn ngữ học, dân tộc học thuộc các sắc dân thiểu số trên dãy Trường Sơn (từ Quảng Trị đến Bình Long...). Năm 1973 ông dự định thành lập một trung tâm nghiên cứu Dân tộc học và ngôn ngữ học có tên Trung ương Nguyễn Bạt Tụy nghiên cứu dân ngữ (Nguyễn Bạt Tụy Centre for Ethnological cal anô linguistic Researohas) để khai thác số tài liệu ông sưu tầm được trong gần 30 năm. Đây là kho tư liệu tư nhân đồ sộ, phong phú mà chưa có kho tư liệu nào (cả tư lẫn công) có thể sánh kịp.
Ông là một nhà lập thuyết về ngôn ngữ học (nhất là ngữ âm học); chính ông là người phát kiến ra thuyết độ chạm (degré de Contact) trong ngữ âm nói chung và ngữ âm tiếng Việt nói riêng. Phát hiện này của ông được nhiều nhà ngôn ngữ học Pháp (Gustave Meillon, François Martini, Maurice Durant, Martine Piat) đồng tình và tán thưởng.
Từ sau năm 1975, ông bị bệnh và không có điều kiện, phương tiện nhằm giới thiệu các công trình nghiên cứu về Dân tộc học, Ngôn ngữ học và Sử học của mình.
Các tác phẩm chính:
- Chữ và vần Việt Nam khoa học (1949)
- Ngôn ngữ học (1950)
- Phonologie Vietnamretnaenne (Học âm - lời Việt Nam) (1960) và rất nhiều bản thảo.
Ông mất ngày 16 tháng 4 năm 1995 tại Đà Lạt, thọ 75 tuổi.
(

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#7 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 14/09/2021 - 19:32

GÍAO SƯ NGUYỄN XUÂN VINH
Nguyễn Xuân Vinh (sinh năm 1930) nguyên là Đại tá tham mưu trưởng kiêm tư lệnh của Không quân Việt Nam Cộng hòa. Ông là giáo sư, tiến sĩ, viện sĩ chuyên ngành kỹ thuật không gian người Mỹ gốc Việt nổi tiếng trên thế giới. Năm 1962, ông là người Việt Nam đầu tiên và cũng là người đầu tiên ở Đại học Colorado được cấp bằng tiến sĩ khoa học không gian sau khi ông thực hiện thành công nghiên cứu công trình tính toán quỹ đạo tối ưu cho phi thuyền do NASA tài trợ. Những lý thuyết của Nguyễn Xuân Vinh đã góp phần quan trọng đưa các phi thuyền Apollo lên được mặt trăng thành công đồng thời được ứng dụng vào việc thu hồi các phi thuyền con thoi trở về trái đất an toàn. Ông còn là nhà nhà văn với bút danh Toàn Phong với nhiều tác phẩm nổi tiếng được xuất bản.
Từ khi còn nhỏ Nguyễn Xuân Vinh là một người có năng khiếu toán. Ông tham gia viết sách từ rất sớm. Khi đang là học sinh, ông đã có sách được xuất bản với cuốn sách giáo khoa Bài tập hình học không gian. Cuốn sách đã trở thành tài liệu tham khảo và học vấn quan trọng thời bấy giờ.
Năm 1951 ông nhập ngũ theo lệnh động viên và tham gia khóa I Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định và Thủ Đức. Năm 1952, ông theo học tại Học viện Không quân ở Salon-de-Provence, Pháp (École de l'Air) cho đến năm 1955. Sau đó ông lưu trú tại Pháp và Maroc. Trong thời gian này ông đồng thời lấy bằng cử nhân toán ở Đại học Máeille.
Năm 1957, Nguyễn Xuân Vinh được bổ nhiệm chức vụ Tham mưu trưởng Không lực Việt Nam Cộng hòa. Cho đến tháng 2 năm 1958, ông được giao chức Tư lệnh Không quân. Ông giữ chức vụ này cho đến năm 1962 rồi đi du học ở Hoa Kỳ.
Năm 1962, Đại tá Nguyễn Xuân Vinh đến Hoa Kỳ để bắt đầu sự nghiệp khoa học của mình khi ông 32 tuổi. Năm 1965, là người đầu tiên được cấp bằng tiến sĩ về khoa học không gian tại Đại học Colorado. Ba năm sau, Tiến sĩ Vinh làm giảng sư (associate professor) tại Đại học Michigan. Năm 1972, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Vinh được phong hàm giáo sư (professor) tại viện đại học Đại học Michigan. Cũng trong năm này ông lấy tiếp bằng tiến sĩ quốc gia toán học tại Đại học Sorbonne, Paris, Pháp.
Năm 1982, Nguyễn Xuân Vinh là giáo sư (chair professor) của ngành toán ứng dụng tại Đại học Quốc gia Thanh Hoa (National Tsing Hua University) ở Đài Loan. Hai năm sau, năm 1984, Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh là người Hoa Kỳ thứ ba và là người Châu Á đầu tiên được bầu vào Viện Hàn lâm Quốc gia Hàng không và Không gian Pháp (Académie Nationale de l'Air et de l'Espace). Đến năm 1986, Giáo sư Vinh trở thành viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Không gian Quốc tế (International Academy of Astronautics).
Trong nhiều năm Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh đã được mời tham gia thuyết trình thỉnh giảng tại nhiều đại học lớn và các hội nghị quốc tế nhiều nơi trên thế giới bao gồm Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Áo, Đức, Ý, Hà Lan, Thụy Sĩ, Na Uy, Thụy Điển, Hungary, Israel, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan và Úc.
Năm 1999, Giáo sư viện sĩ Nguyễn Xuân Vinh nghỉ hưu, ông đã được Hội đồng Quản trị (Board of Regents) tại Đại học Michigan phong tặng chức Giáo sư danh dự ngành kỹ thuật không gian (professor emeritus of aerospace engineering) vì công lao đóng góp cho khoa học và giáo dục.

GIẢI THƯỞNG:
- Năm 1994: "Mechanics and Control of Flight" của American Institute of Aeronautics and Astronautics.
- Năm 1996: "Excellence 2000 Award" của Pan Asian American Chamber of Commerce
- Năm 2006: "Giải thưởng Dirk Brouwer" về Cơ học Du hành Không gian của Hội Du hành Không gian Hoa Kỳ (American Astronautical Society)
- Năm 2007: Dirk Brouwer Award do the American Astronautical Society tặng
- Năm 1994: Mechanics and Control of Flight Award presented do American Institute of Aeronautics and Astronautics tặng.
- Năm 2000: Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh được bầu vào Viện Hàn lâm Quốc tế du hành vũ trụ và Viện Hàn lâm Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Pháp. Ông được chọn là một trong những người xuất sắc của Hoa Kỳ Pan Asian American Chamber of Commerce tại Washington, DC.
- Hội Khuyến Học ở Saint Louis, Missouri, đề ra giải thưởng hàng năm tên là giải thưởng "Truyền thống Nguyễn Xuân Vinh" để khuyến khích học sinh ở địa phương.
TÁC PHẨM:
Tác giả Nguyễn Xuân Vinh đã xuất bản ba cuốn sách và hơn 100 bài báo kỹ thuật trong lĩnh vực toán học, astrodynamics, và tối ưu hóa quỹ đạo (trajectory optimization). Ông Vinh cũng từng là biên tập viên trong khoảng thời gian dài 20 năm cho tạp chí lưu trữ cho Học viện vũ trụ Quốc tế (the archival journal for the International Academy of Astronautics). Giáo sư Vinh nguyên là chủ tịch hội đồng chấm luận án tiến sĩ (chaired the doctoral committees) cho 30 nghiên cứu sinh, nhiều người trong số họ hiện nay đang là giáo sư của các Hiệp hội uy tín của Hoa Kỳ, các trường Đại học các trường học hoặc các hiệp hội nhà khoa học hàng đầu trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ.
Về Khoa học : Ông đã viết hàng trăm tiểu luận về toán, động học không gian (astrodynamics) và tối ưu hóa quỹ đạo (trajectory optimization). Các sách viết bao gồm:
- Hypersonic and Planetary Entry Flight Mechanics. 1980. Vinh, N. X.; Busemann, A.; Culp, R. D. University of Michigan Press.
- Optimal Trajectories in Atmospheric Flight 1981. Vinh N. X., Studies in Astronautics 2, Elsevier Scientific Publishing Company, Amsterdam.
- Flight Mechanics of High-Performance Aircraft. 1993. Nguyen X. Vinh. Cambridge Aerospace Series. ISBN 052134123X
Về Văn chương :
- Gương Danh Tướng, 1956.
- Đời Phi Công, 1959. Truyện dài, Giải thưởng Văn chương -Toàn quốc năm 1961 (Việt Nam Cộng hòa)
- Theo Ánh Tinh Cầu, 1991. Truyện ký sự.
Ông sinh ngày 3 tháng 1 năm 1930 trong một gia đình khá giả tại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, là con trai trưởng. Cha ông là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Mẹ ông là người

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

(Fb

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

st)






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |