Jump to content

Advertisements




Trí Nhớ Của Một Dân Tộc


1 reply to this topic

#1 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6853 Bài viết:
  • 5579 thanks

Gửi vào 17/06/2020 - 05:04

TRÍ NHỚ CỦA MỘT DÂN TỘC


Cuối tháng 5/2020, vấn đề kỳ thị chủng tộc ở Mỹ lại bùng nổ sau khi cảnh sát thành phố Minneapolis đè cổ chết ông da đen George Floyd. Ở Mỹ, các cuộc bạo động như vậy có tính định kỳ, nghĩa là một thời gian sau lại xảy ra, rồi êm, rồi lại xảy ra, chưa bao giờ dứt. Xảy ra như để nhắc cho cả nước khỏi quên là vấn đề vẫn chưa được giải quyết, không hề được thực sự quan tâm, để nhắc là bất công và bạo lực vẫn còn đó.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Những tranh vẽ, hình ảnh, thơ, lời chứng (và cả lời chửi) của người dân gắn trên hàng rào mới dựng quanh Toà Bạch Ốc (nguồn Wahington Post)


Người Mỹ sẽ nhớ ông Floyd được bao lâu sau đám tang ông? Vài ngày, vài tuần, rồi thôi, rồi chờ một nạn nhân Floyd khác của một cuộc bạo động khác? Dân Mỹ nhớ được bao lâu về các vụ nổ súng ở trường tiểu học Sandy Hook, ở trường trung học Columbine, ở Virginia Tech, trong buổi hoà nhạc ngoài trời ở Las Vegas, trong nhà thờ và tiệm ăn và siêu thị ở Texas, ở California…? Nhớ vài tuần, vài tháng, rồi thôi, rồi chờ một Sandy Hook khác?

Dân Mỹ nhớ được bao lâu về Rodney King, “Can we all get along”, và khu buôn bán của người gốc Đại Hàn bị để cho cháy tan? Dân Mỹ nhớ được bao lâu về Harriet Tubman, về Rosa Parks, về Martin Luther King Jr., Malcolm X, Black Power và Stokely Carmichael? Về Ku Klux Klan treo cổ người da đen và đốt cây thánh giá để thị uy, về vòi nước dành riêng cho da trắng và chỗ ngồi ở cuối xe buýt cho da màu? Dân Mỹ nhớ gì về các chiếc tàu chật cứng từ Phi châu đến Mỹ châu để cung cấp nô lệ cho đồn điền của ông chủ da trắng thời lập quốc, và hàng triệu người chết với xiềng xích trên tay trên cổ dưới hầm tàu trước khi tới Tân thế giới?

Dân Mỹ nhớ gì về xương máu của người Hoa trên đường ray xe lửa nối liền hai bờ biển của đất nước họ? Chúng ta nhớ gì về những thanh niên gốc Nhật tình nguyện nhập ngũ chống Phát xít, trong khi gia đình họ phải rời khỏi nhà để bị đưa vào các trại tập trung sâu trong nội địa? Người ta kể rằng Ellis Island là nơi mở rộng vòng tay đón người vượt Đại Tây Dương, nhưng có nhớ rằng Angel Island trong vịnh San Francisco là chỗ nhốt những người vượt Thái Bình Dương để rồi chờ ngày bị trục xuất?


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Dân Mỹ nhớ bao lâu về người cha và đứa con mặc quần đỏ chết vùi mặt bên bờ nước, về người mẹ ôm đàn con bám bên chân để che chở chúng trước bọn người da trắng mặc thường phục hung hãn cầm vũ khí dọc biên giới? Về những trại giam tách rời trẻ con và cha mẹ chúng, về những vết hằn trong tâm hồn mà chúng sẽ mang theo suốt đời? Người Mỹ nghĩ gì về cách họ đối xử với những người lính gốc Hispanic trở về sau thế chiến thứ hai, về trong quan tài hay với cây nạng hay với cặp mắt ngơ ngác, giữa tiếng gào thét “English-only”? Người Mỹ nghĩ gì về âm mưu của chính quyền họ ủng hộ “cách mạng” để gây rối loạn nhằm tạo cơ hội cướp đất, ở Alamo, ở Alta California, Colorado, Utah…, trong những cuộc chiến tranh gọi là mở mang bờ cõi?

Dân Mỹ nghĩ gì về nhóm người da đỏ chiếm đảo Alcatraz trong 19 tháng mà không đạt được kết quả nào đáng kể? Dân Mỹ có nhớ đoàn quân da trắng thiện chiến tới tấn công các túp lều chỉ có người già, đàn bà và trẻ con da đỏ? Rồi sau đó lùa người da đỏ vào các khu tập trung rất xa lạ với nơi họ đã sống, và bán rượu cho họ để họ mục nát trong đó? Dân Mỹ nhớ gì về chính sách đưa trẻ con da đỏ vào trường nội trú, cấm chúng nói ngôn ngữ của cha mẹ chúng hay ngân nga khúc hát của tổ tiên chúng, buộc chúng mặc y phục và ăn thức ăn và theo đạo của người da trắng để xoá dấu vết văn hoá của chúng? Bao nhiêu người Mỹ nhớ rằng họ và cha ông họ đều là những người mới nhập cư trên mảnh đất đã có người sinh sống từ lâu?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Biết bao điều cần phải nhớ, không chỉ vì nó là câu chuyện của lịch sử, mà vì nó còn là câu chuyện của hôm nay, đang xảy ra trước mắt chúng ta, ngày này qua ngày khác.

Và người Mỹ, trắng-đỏ-đen-nâu-vàng, có nhớ, và nhớ được bao lâu?

Người ngoài khó thấu hiểu được cơn thịnh nộ của những người hàng ngày phải trực tiếp đối đầu với sự áp bức nghiệt ngã đã kéo dài biết bao thế hệ – không ai có thể hiểu hết được nỗi cay đắng và đau đớn của người khác. Nhưng chúng ta phải biết sự ngược đãi đã có hàng trăm năm mà vẫn còn tiếp tục, không những tinh vi hơn mà nhiều khi còn tàn nhẫn hơn. Chúng ta phải nhớ, nhớ để tìm cách làm sao cho sự bất công không có cơ hội lặp đi lặp lại mãi, để sự uất ức không phải nổ bùng lên nữa. Vì một dân tộc không có trí nhớ là một dân tộc vô vọng, không có tương lai.

Con người sinh ra không bình đẳng, không như Thomas Jefferson đã từng hăng hái khẳng định và ném cho chúng ta. Nhưng loài người là một trong rất ít giống loài có thể tạo ra môi trường sống tốt hơn và bình đẳng hơn cho mình và cho các sinh vật khác, và loài người cũng là loài thú duy nhất có khả năng hủy hoại toàn bộ sự sống trên quả đất này khi nó kiêu ngạo và tự nguyện mất trí nhớ.

California 11/6/2020

PHẠM VĂN/TẠP CHÍ DA MÀU



Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#2 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 22/06/2020 - 22:03

Tẩy xóa lịch sử
  • Trúc Anh
  • 22.06.2020

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Những gì diễn ra trong quá khứ, phản ánh đúng lịch sử của thời điểm đó, có cần phải được tẩy xóa cho khớp với diễn biến mới của thực tại?
“Nền cộng hòa sẽ không tẩy xóa bất kỳ dấu vết, hay bất cứ cái tên nào, trong lịch sử… [cũng như] sẽ không hạ bất kỳ tượng đài nào” - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố hôm 14-6, khi lần đầu tiên phát biểu về phong trào phản đối bất bình đẳng chủng tộc lan rộng sau khi người đàn ông da đen George Floyd bị cảnh sát da trắng ghì cổ tới chết ở Mỹ.
Ông Macron khẳng định kiên quyết chống lại phân biệt chủng tộc, song nhấn mạnh Pháp sẽ không dỡ bỏ tượng các nhân vật gắn với việc buôn bán nô lệ hay xâm chiếm thuộc địa của nước này trong quá khứ. Lập trường được đưa ra khi tượng các nhân vật gắn với nạn phân biệt chủng tộc, gồm cả tượng nhà thám hiểm Christopher Columbus, bị bêu đầu, giật sập, xịt sơn phá hoại ở Mỹ, Anh và nhiều nơi khác.
Ngoài hạ tượng, phong trào đấu tranh Black Lives Matter (Sinh mạng người da đen cũng quan trọng) còn tạo áp lực với các tác phẩm nghệ thuật có chủ đề phân biệt chủng tộc, sở hữu nô lệ. HBO Max phải tạm gỡ bộ phim kinh điển Cuốn theo chiều gió khỏi nền tảng phát trực tuyến (streaming) của mình, hứa hẹn sẽ phát lại kèm theo thông điệp nói rõ bối cảnh lịch sử và lên án nạn sở hữu nô lệ. Bộ phim này bị cho là không chỉ phớt lờ nỗi kinh hoàng của nô lệ mà còn tiếp diễn những định kiến đau thương về người da màu.
Amazon cũng cân nhắc gỡ series phim truyền hình thập niên 1980 Dukes of Hazzard khỏi nền tảng streaming miễn phí IMDb TV vì chiếc xe hơi của nhân vật chính có in cờ của Liên minh miền Nam Hoa Kỳ, đồng nghĩa với quá khứ phân biệt chủng tộc và sở hữu nô lệ ở Mỹ.
Mọi thứ còn đi xa hơn khi Github, trang để lập trình viên chia sẻ mã nguồn, làm việc chung trong các dự án, hôm 15-6 còn tuyên bố sẽ thay đổi cách dùng thuật ngữ master branch (thư mục chứa mã nguồn chính), để tránh liên tưởng đến quan hệ chủ nô (master-slave). Hành động dù được ủng hộ song cũng khiến nhiều người ngạc nhiên, do lẽ master ở đây có nghĩa “chính” trong “chính-phụ”, chứ chẳng phải chủ tớ gì cả.
Amol Rajan, biên tập viên của BBC, cho rằng vấn đề không phải ở từng bộ phim đơn lẻ mà là “chúng ta có nên phán xét lịch sử dựa trên tiêu chuẩn đương thời, ngay cả khi hiểu rằng cái đương thời của ta còn đang gây tranh cãi, có thể thay đổi và cũng sẽ sớm trở thành lịch sử?”. Vấn đề là, có phải mọi thứ đã đi quá xa?
Lý lẽ của những người ủng hộ, theo The Guardian, là “gỡ bỏ những thứ tụng ca phân biệt chủng tộc không phải là tẩy xóa lịch sử mà là bắt lịch sử có trách nhiệm”. Nhà văn và nhà thơ da màu người Anh Lemn Sissay ủng hộ việc gỡ phim, hạ tượng vì tin rằng những tác phẩm nghệ thuật hay công trình điêu khắc đó “chứa giữ các giá trị phân biệt chủng tộc lẽ ra không nên được dung thứ”.
Trong khi đó, hai tác giả Ayesha Hazarika và Sathnam Sanghera đã dùng từ panic-erasing - tức hành động trong hoảng loạn, giống như hiện tượng panic-buying, mua đồ tích trữ vô tội vạ trong hoảng loạn thời kỳ đầu COVID - để mô tả việc xóa hàng loạt bộ phim, chương trình truyền hình cũ ra khỏi các nền tảng streaming vì bị dán nhãn phân biệt chủng tộc.
Theo The Guardian, cả hai đều cho rằng hành động “truy kiểm duyệt” (retrospective censorship) hay phong trào xét lại này tưởng là đòi công bằng cho nghệ sĩ da màu, nhưng thật đã chệch mục tiêu chính là làm sao để người thuộc cộng đồng sắc tộc thiểu số có thể tham gia sâu và rộng hơn vào ngành điện ảnh - truyền hình. “Việc này thật ngu ngốc và sẽ khiến những mối quan tâm sâu sắc hơn về Black Lives Matter trông giống như chỉ để cho đúng đắn về mặt chính trị” - Sanghera, tác giả quyển sách về di sản đế quốc của Anh sẽ ra mắt vào năm sau, nhận xét.
Dỡ bỏ các bức tượng hay xóa nội dung phân biệt chủng tộc khỏi các trang streaming cũng chỉ có ý nghĩa biểu tượng chứ không thực sự xóa chúng khỏi lịch sử. Ai cũng có thể xem Cuốn theo chiều gió ở nhiều kênh khác chứ không nhất thiết phải xem với thông điệp “bổ sung ngữ cảnh” trên HBO.
“Chúng ta đều biết những phim, những tượng đó có tồn tại và hiểu rằng chúng đại diện cho những thời điểm khác nhau, vậy tại sao lại nhìn chúng theo cách thiếu suy xét như vậy?” - tác giả Tom Wrobleski viết trên tờ Staten Island Advance.
Thay vì xóa sổ tượng, Wrobleski cho rằng chỉ cần gắn thêm tấm biển, giải thích lịch sử và thái độ đối với “đương sự” được tạc tượng đã thay đổi thế nào từ khi nó được dựng lên so với đương thời. “Hãy dạy lịch sử chứ đừng phá hủy nó” - Wrobleski kết luận.■

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |