Jump to content

Advertisements




Khí trong Y học cổ truyền


3 replies to this topic

#1 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4962 thanks

Gửi vào 16/09/2011 - 10:10

Lý luận của Y học cổ truyền phương Đông, đã chỉ đạo mọi mặt hoạt động chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh, dược, châm cứu của Y học cổ truyền. Trong toàn bộ lý luận, Khí là một nội dung trọng yếu.

Người xưa cho rằng, Khí có tác dụng rất lớn đối với hoạt động sống của con người. Sự sống của con người là do sự hội tụ của Khí. Khí tụ thì sống, Khí tán thì chết (tán tắc vi tử). Chân khí duy trì sự sống. Điềm đạm, thanh tâm, chân khí hoạt động tốt, tinh thần vững vàng khỏe mạnh không có bệnh. Còn nếu để tà khí tác động vào cơ thể, thì Khí sẽ bị suy yếu, Khí suy yếu sẽ sinh bệnh. Khí có mặt khắp nơi để thúc đẩy mọi hoạt động của cơ thể. Trong cuộc sống, những tác động tâm lý (thất tình), những yếu tố thiên nhiên (lục dâm), và bản thân hoạt động sống của mỗi người, đều có thể làm Khí bị rối loạn và sinh bệnh. Vì vậy, trăm bệnh có thể do Khí sinh ra. Tất nhiên, mỗi bệnh đều có nguyên nhân cơ chế sinh bệnh riêng. Khi chữa bệnh, cần biện chứng rõ ràng mới luận trị. Dù chữa bệnh gì, cũng đều phải vận dụng nguyên tắc Ngũ hành sinh khắc, sơ thông khí – huyết, làm cho khí – huyết hoạt động bình thường. Làm được như vậy, bệnh sẽ thuyên giảm, cơ thể trở lại trạng thái cân bằng. Tóm lại, Khí có quan hệ với sự sinh trưởng, sức khỏe bệnh tật, chẩn đoán, điều trị của con người.

Khái niệm về Khí

Khí có ba nội dung chính: 1- Khí chỉ vật chất. 2- Khí vật chất có tác dụng thúc đẩy công năng cũng là công năng. 3- Khí chỉ vị trí bệnh.

Khí chỉ vật chất: Linh Khí - Quyết Khí viết: “Tinh khí của ngũ cốc, ngũ vị tuyên phát ở thượng tiêu, đã nuôi dưỡng da, làm mượt lông, làm đẫy đà thân thể và được phun tỏa ra như sương mù, đó là Khí vậy”. Nội dung này, hàm ý Khí là vật chất. Vật chất này tuần hoàn trong cơ thể, không nơi nào không đến, nó theo mạch âm đến nuôi Tạng, theo mạch dương đến nuôi Phủ, đi ra ngoài để nuôi dưỡng da lông, bảo vệ cơ thể. Có thể hiểu vật chất này là vật chất dinh dưỡng, đồng thời lại là chất để bảo vệ cơ thể theo nội dung “Con người nhận được khí từ thức ăn. Thức ăn vào Vị, tiêu hóa xong các chất tinh vi truyền lên Phế. Tất cả Lục phủ Ngũ tạng đều nhận được Khí này. Phần thanh của nó là Dinh, phần trọc của nó là Vệ. Dinh tuần hoàn trong mạch để nuôi dưỡng cơ thể, Vệ tuần hoàn ngòai mạch để bảo vệ cơ thể”. Còn ghi chú như sau: Khí từ Phế, đi theo hầu họng, khí thở ra thì đi ra, khi hít vào thì vào. Đó là không khí vào phổi và ra phổi khi thở.

Khí vật chất có tác dụng thúc đẩy chức năng: Dương hóa khí, Âm thành hình. Hai phần âm dương tác động lẫn nhau, mang lại kết quả là Dương sinh ra Khí, Âm chuyển thành hình. Khí hình thành cái thai, đồng thời xuất hiện Nguyên khí (đều do cha mẹ truyền cho). Nguyên khí do dương hóa ra, là động lực của sự sống, thúc đẩy quá trình phát triển và duy trì hoạt động chức năng của bào thai sau khi lọt lòng mẹ. Con người lại tiếp thu thêm khí của trời, khí của đất (thức ăn uống), để nuôi dưỡng Nguyên khí, và kết hợp với Nguyên khí để thúc đẩy nuôi dưỡng sự sống, nuôi dưỡng và duy trì hoạt động các tạng phủ của con người. Các tạng phủ mà tốt, thì thần khí sẽ vượng.

Khí rối loạn hoặc suy yếu, sức chống đỡ của cơ thể yếu đi, thì tà khí (yếu tố gây bệnh) có thể xâm nhập vào cơ thể. Hoặc khi sức tấn công của tà khí quá mạnh, thì Khí cũng bị rối loạn và suy yếu. Những lúc đó yếu tố gây bệnh có thể gây bệnh cho người.

Khí chỉ vị trí bệnh: Trong cơ thể, bộ phận nào cũng có thể bị bệnh. Trong phân loại các hội chứng của Y học cổ truyền, với tạp bệnh, các y gia dùng phân loại theo Tạng – Phủ. Đối với bệnh do ngọai cảm, thì Trương Trọng Cảnh dùng phân lọai theo Lục kinh. Đối với bệnh Ôn (bệnh lây), thì y gia Ngô Cúc Thông, Diệp Thiên Sỹ phân lọai theo Vệ, Khí Dinh, Huyết và phân lọai theo Tam tiêu.

Trên lâm sàng, bệnh ôn (lây), giai đoạn đầu của bệnh, thường tà khí ở phần Vệ (ngoài cùng – nhẹ nhất), rồi xâm nhập vào phần Khí (sâu hơn phần Vệ – vẫn còn nhẹ). Vệ và Khí thuộc phần biểu dương – bệnh nhẹ rồi vào phần Dinh (nặng hơn), cuối cùng là vào phần Huyết (rất nặng). Dinh và Huyết thuộc phần âm – bệnh nặng.

Phân loại Khí:

(còn tiếp)

Thanked by 1 Member:

#2 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4962 thanks

Gửi vào 16/09/2011 - 10:53

Phân loại Khí:

Thông thường, dựa vào nguồn gốc, tác dụng, và vị trí của Khí, các Y gia thường nói đến: 1- Khí tiên thiên (do cha mẹ truyền cho, và còn trong bụng mẹ), được gọi là Nguyên khí. 2- Khí hậu thiên (do con người sau khi lọt lòng mẹ tự sản xuất lấy), thường có Tông khí, Dinh khí, Vệ khí. 3- Khí của Tạng Phủ: thận khí, can khí, tâm khí, vị khí, ...

1. Khí Tiên thiên: còn có tên gọi là Nguyên khí, cũng được gọi là Chân khí. Nguyên khí do cha mẹ truyền cho và hóa sinh từ tinh Tiên thiên. Nó tàng ở Thận, và được tinh khí Hậu thiên luôn luôn nuôi dưỡng. Nguyên khí qua đường của Tam tiêu đi toàn thân. Mỗi cơ quan tạng phủ đều có Nguyên khí đến, để thực hiện chức năng của mình, duy trì sự sinh trưởng và phát dục bình thường.

Khi Nguyên khí đầy đủ thì khỏe mạnh, nếu Nguyên khí không đủ thì dễ bị bệnh, khi Nguyên khí ly thoát thì dễ tử vong.

2. Khí Hậu thiên: thường có các loại Khí sau: Tông khí - Dinh khí - Vệ khí.

Tông khí là khí hợp thành của khí trời và tinh khí của thức ăn uống (khí đất). Khí trời qua mũi vào Phế, tinh khí của thức ăn được Tỳ vận chuyển lên Phế. Hai khí kết hợp với nhau ở Phế mà thành Tông khí và tụ ở ngực (Đản trung)

Tông khí đi lên Mũi để quản lý hơi thở, lên Họng để quản lý tiếng nói, vào Tâm mạch để thúc đẩy sự vận hành của khí huyết. Khi Tông khí từ Phế không xuống, thì Huyết ở trong mạch sẽ bị ngưng trệ không vận hành được.

Dinh khí và Vệ khí là hai loại khí Hậu thiên, có tác dụng rất quan trọng trong hoạt động sinh lý. Chúng đều có nguồn gốc là thức ăn uống. Nhờ công năng vận hóa của Tỳ, thức ăn uống hóa thành các chất tinh vi. Với sự tác động của Tâm Phế, một bộ phận của chất tinh vi này, hình thành hai loại Dinh khí và Vệ khí. Sau khi được hình thành rồi, mỗi loại có một đường tuần hoàn và tác dụng riêng.

Dinh khí: Dinh khí xuất từ Trung tiêu, đi ở trong mạch, theo trình tự Thái âm Phế - Dương minh Đại trường - Dương minh Vị - Thái âm Tỳ - Thiếu âm Tâm - Thái dương Tiểu trường - Thái dương Bàng quang - Thiếu âm Thận - Quyết âm Tâm bào - Thiếu dương Tam tiêu - Thiếu dương Đởm - Quyết âm Can - Mạch đốc - Mạch Nhâm - Thái âm Phế. Tiếp tục như vậy, với mỗi ngày đêm tuần hoàn 50 chu kỳ trong cơ thể.

Dinh khí có tác dụng: nuôi dưỡng cơ thể, chuyển hóa thành huyết, và thúc đẩy tuần hoàn của huyết dịch ở trong mạch. Nếu Dinh khí không đủ, thì cơ thể sẽ không được nuôi dưỡng tốt.

Vệ khí: Vệ khí xuất từ Hạ tiêu, có tính linh hoạt cương cường, thích rong ruổi xuyên thâu, đi ở ngoài mạch và cơ phu, các màng, tạng phủ. Ban ngày, Vệ khí một mặt đi từ đầu xuống bàn tay, rồi tán ra ở bàn tay; mặt khác đi từ đầu xuống chân, qua kinh Thận, vào mạch Kiều, trở về mắt, và tiếp tục tuần hoàn như vậy. Có tác dụng để làm ấm, nhu nhuận, làm khỏe cơ phu, bảo vệ phần ngoài của cơ thể, và đóng mở thấu lý. Ban đêm, Vệ khí đi từ Thận lên Tâm qua Phế xuống Can, đến Tỳ xuống Thận và lại lên Tâm - có tác dụng để làm ấm, nhu nhuận và bảo vệ nội tạng, để con người ngủ yên.

Ban ngày, Vệ khí vận hành 25 chu kỳ, ban đêm vận hành 25 chu kỳ. Khi Vệ khí yếu đi, thì tổ chức của cơ thể sẽ ít ấm áp hơn, sức chống đỡ của cơ thể yếu đi và tự ra mồ hôi khi thức.

3. Khí của các tạng phủ:

Thanked by 2 Members:

#3 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4962 thanks

Gửi vào 17/09/2011 - 01:33

3. Khí của các Tạng: bẩm thụ ở Tiên thiên, song được nuôi dưỡng bởi Hậu thiên. Khí của ngũ vị qua miệng vào Trường vị để nuôi dưỡng khí của ngũ tạng. Công năng ngũ tạng tốt, thì mới chuyển hóa thành tân dịch, thành tinh. Tinh vượng, Thần sẽ vượng và các khiếu mới hoạt động tốt. Cụ thể là: "Phế khí hòa tắc tị (mũi) năng tri hương xú (mùi thơm, thối). Tâm khí hòa tắc thiệt (lưỡi) năng chi ngũ vị (mặn, ngọt, cay, đắng, chua). Can khí hòa tắc mục năng biện ngũ sắc (xanh, đỏ, trắng, đen, vàng). Tỳ khí hòa tắc khẩu (miệng) năng tri ngũ cốc. Thận khí hòa tắc nhĩ (tai) năng tri ngũ âm". Khi ngũ tạng một bộ phận hư, thì đều ảnh hưởng đến thần khí, "nếu cả ngũ tạng đều hư thì thần và khí đều hư, chỉ còn hình hài sẽ hết đời vậy".

Vị khí là một trong sáu phủ. Chức năng của Vị có tác dụng nổi bật trong hoạt động sống, Vị khí tiên Tiên thiên phải được nuôi dưỡng bởi khí Hậu thiên. Khí Hậu thiên lại có nguồn gốc là thủy cốc. Vị là bể của thủy cốc (thủy cốc chi hải), đồng thời tiêu hóa biển thủy cốc thành các chất tinh vi. Tỳ sẽ chuyển hóa các chất tinh vi này thành các chất cần thiết cho cơ thể và vận chuyển lên Phế, từ Phế đi toàn thân, trên đến Tâm, dưới đến Can Thận và các tổ chức khác của cơ thể, để bảo đảm việc duy trì Âm Dương (sự sống), nuôi dưỡng phần âm (vật chất), thúc đẩy hoạt động của phần dương (chức năng). Nếu không có tác dụng của Vị, thì thức ăn không thể chuyển thành chất tinh vi được. Nếu khí của Tỳ Vị bị thương tổn, thì Nguyên khí không thể đầy đủ và sẽ phát sinh bệnh. Nếu Vị khí đã bại rồi, thì rất khó có thuốc để chữa trị. Xét, người xưa dùng thuốc chủ yếu bằng đường uống, cơ thể phải tự hấp thu. Ngày nay, dùng đường tiêm truyền thuốc trực tiếp vào máu, tuy cơ thể không tự hấp thu được, song vẫn duy trì được sự sống bằng nuôi truyền dịch. Trong trường hợp bệnh nặng, Y học cổ truyền nhận thức rằng: "Còn Vị khí thì sống, hết Vị khí thì chết". Vì vậy, trên lâm sàng thầy thuốc rất coi trọng điều lý Tỳ Vị.

Phương pháp hoạt động chủ yếu của khí:

Khí với tư cách là vật chất, có phương thức hoạt động chủ yếu là thăng - giáng - tụ - tán.

Trong thiên nhiên, nửa năm đầu khí Trời làm chủ và chủ yếu là thăng phù, nửa năm cuối khí Đất làm chủ và chủ yếu là trầm giáng. Hết thăng thì giáng, giáng hết lại thăng, vạn vật luôn luôn vận hóa không ngừng như vậy. Tuy nhiên, trong quá trình thăng giáng, tất có lúc Tụ có lúc Tán để hoàn thành tác dụng vận hóa của nó.

Đối với con người, thì con người sinh ra là kết quả của khí tụ. Khí tụ thì sống, khí tán thì chết (nhân chi sinh dã, khí chi tụ dã, tụ tắc vi sinh, tán tắc vi tử). Khí dương thanh thì thăng lên, khí âm trọc thì giáng xuống. Đó là quy luật phổ biến. Song tùy loại khí có thăng có giáng, có thăng nhiều thăng ít, có giáng nhiều giáng ít. Vị khí và Phế khí thì giáng nhiều mà thăng ít, khi giáng thì hòa bình còn thăng là nghịch là bệnh. Can khí thích tán thăng, tán thăng thì hòa bình, u uất thì là bệnh. Dinh khí tuần hoàn theo một quy chế thăng giáng nhất định. Ở kinh âm thì thăng. Ở kinh dương thì giáng. Khí nghịch có thể làm huyết vọng hành. Vệ khí ban ngày thì đi ngoài kinh, có thăng (đầu lên tay, chân lên đầu), có giáng (đầu xuống chân). Ban đêm cũng có thăng từ Thận lên Tâm, Tâm lên Phế, có giáng từ Phế xuống Can Tỳ và xuống Thận.

Nguyên nhân gây bệnh của khí:

Tất cả mọi nguyên nhân, đều có thể gây bệnh của Khí. Tùy theo tính chất của nguyên nhân, thì biểu hiện bệnh của khí khác nhau.

Thất tình: (Bảy loại tình chí)

Người xưa rất coi trọng tác dụng của thất tình với hoạt động của Khí, vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động này. Các cảm xúc vui vẻ, buồn rầu, bi ai, suy nghĩ, giận dữ, lo lắng, sợ hãi, là những cảm xúc thường có trong cuộc sống. Mỗi cảm xúc có ảnh hưởng của nó đến hoạt động của Khí, ví như khi giận dữ thì Khí thượng lên, khi vui vẻ thì Khí hòa hoãn, khi buồn rầu bi ai thì Khí tiêu hao, khi khủng khiếp thì Khí hạ xuống, khi lo lắng thì Khí loạn lên, khi suy nghĩ thì Khí kết lại (Nộ tắc khí thượng, Hỷ tắc khí hoãn, Ưu bi tắc khí tiêu, Khủng tắc khí hạ, Kinh tắc khí loạn, Tư tắc khí kết). Khi cuộc sống mỗi người ở vào tình trạng cảm xúc thái quá, thì nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các Tạng, như: giận dữ thái quá làm thương tổn Can, vui vẻ thái quá làm thương tổn Tâm, bi ai buồn rầu thái quá làm thương tổn Phế, khủng khiếp thái quá làm thương tổn Thận, suy nghĩ thái quá làm thương tổn Tỳ (nộ thương can, hỷ thương tâm, bi thương phế, khủng thương thận, kinh thương tâm, tư thương tỳ, ưu thương phế). Bảy loại tình chí là những nguyên nhân từ bên trong cơ thể, có tác động trực tiếp vào Khí, vào tạng để gây bệnh - Y học cổ truyện gọi là Nội nhân.

Lục dâm: (Phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa)

Lục khí nếu thái quá sẽ thành Lục dâm. Đó là những nguyên nhân từ bên ngoài tác động vào cơ thể, Y học cổ truyền gọi là Ngoại nhân. Thường thấy nhất là Hàn làm cho Khí thu lại, làm thương tổn dương khí. Nhiệt làm cho khí tiết ra ngoài gây tiêu hao khí và thương tân dịch. Đối với thấp loại có đặc tính nặng nề, dính, dễ làm cho đường khí bị trở ngại gây khí trệ.

Bất nội ngoại nhân: là những nguyên nhân do hoạt động sống của con người gây ra, không phải là Lục dâm và cũng không phải là Thất tình. Lao động mệt mỏi thì Khí hao, ăn uống không điều độ thì thương tổn đến khí của Tỳ và Vị. Cảnh Nhạc nói ý rằng: "tửu sắc vô độ, lao lực lao tâm quá độ, ăn uống không điều độ, thường là nguyên nhân gây hư tổn. Hoặc làm thương tổn đến Khí trước, Khí bị thương sẽ làm cho Tinh bị thương tổn theo. Hoặc là Tinh bị thương tổn trước, Tinh bị thương sẽ làm cho Khí bị thương tổn theo". Hải Thượng Lãn Ông tổng kết như sau: "Năm mươi tuổi đã thấy suy, vì chứng tửu sắc khởi cư không chừng" (Vệ sinh yếu quyết)

Các nguyên nhân khác: Bệnh của huyết cũng gây nên bệnh của Khí. Đường Dung Xuyên nói: "Khí bị bệnh thì làm lụy đến huyết, huyết bị bệnh thì làm lụy đến khí, như mất máu nhiều sẽ gây khí tán (khí tán thì có thể chết). Ví dụ như huyết ứ trệ, thì sẽ ngăn cản sự vận hành của khí và gây khí trệ. Đờm cũng làm trở ngại đường khí. Nếu ở đường vận hành của khí có đờm ứ đọng lại, thì khí sẽ bị trở ngại, vận hành không thông lợi, Y học cổ truyền gọi là "đờm khí giao trở", như trong cơn hen khó thở là do đờm khí giao trở gây nên.

Bệnh lý của khí:






Thanked by 2 Members:

#4 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4962 thanks

Gửi vào 17/09/2011 - 23:50

Bệnh lý của Khí: Những nguyên nhân gây bệnh ở bài viết trên, đều có thể gây bệnh cho Khí. Bệnh lý của Khí chủ yếu thể hiện ở: khí hư, khí vận động chuyển hóa bất thường.

Khí hư: với tư cách là vật chất. Khí với tác dụng thúc đẩy chức năng, khi Khí hư có hiểu hiện chức năng suy giảm. Nội kinh nói: "Khí hư là Phế hư" (khí hư giả, Phế hư dã). Ý nói chức năng của Phế suy giảm, không đáp ứng yêu cầu bổ sung Khí ở ngoài vào cơ thể theo đường thở gây Khí hư (có thể hiểu là Tông khí hư). Do Tông khí còn có khí đất (khí của thức ăn), nên Khí hư còn do Tỳ hư. Như vậy, Khí hư do cả Phế hư và Tỳ hư. Phế chủ khí, là gốc của khí, còn Tỳ là nguồn của Trung khí, là gốc của Hậu thiên. Tỳ thổ hư không thể sinh được Phế kim, và Phế kim ắt hư. Phế kim hư không thu nạp tốt khí trời, không đủ để bổ sung cho khí nên khí hư.

Triệu chứng trung của Khí hư: sắc mặt nhợt, thở yếu, ngắn hơi, khi vận động gây khó thở, lười nói, tự ra mồ hôi, tâm phiền, tứ chi yếu mỏi, mạch nhu tế hoặc trầm vi vô lực. Tuy nhiên, do chức năng cụ thể không giống nhau, nên trên lâm sàng vẫn có thể phân ra hai thể: Tỳ khí hư và Phế khí hư.

Tỳ khí hư: Tỳ chủ vận hóa sinh ra khí, chủ tứ chi, là nguồn của trung khí. Suy nghĩ, mệt mỏi quá độ, ăn uống thất thường, đều có thể thương tổn Tỳ, lâu dài sẽ gây nên Tỳ khí hư. Hoặc bệnh lâu làm thương tổn Khí, Khí bị thương tổn làm cho khí của Tỳ thiếu. Biểu hiện lâm sàng thường như sau: sắc mặt vàng sạm (ủy hoàng), ăn kém, bụng trướng, ỉa sệt sệt, chân tay gầy yếu, mỏi, lười vận động, có cảm giác nặng nề, tinh thần không phấn chấn, ít nói, hơi thở nhắn, mạch nhu tế.

Chức năng của Tỳ là Tỳ dương. Tỳ dương không phấn chấn, thường có biểu hiện hư hàn như: sợ lạnh, ỉa chảy, nếu nặng thì phù thũng do thổ không chế được thủy, thủy thấp sẽ tràn lan ra chân tay, cơ thể.

Tỳ chủ thống huyết (làm cho huyết tuần hoàn tốt trong kinh mạch). Tỳ khí hư, không thống được huyết, dễ gây chứng băng kinh rong huyết ở phụ nữ, hoặc gây chảy máu ở bộ phận nhất định, như chảy máu dạ dày, chảy máu dưới da, ...

Tỳ khí hư tổn, làm chức năng vận hóa của Tỳ suy yếu, là cho thanh khí (dương) không thăng lên mà giáng xuống, trọc khí (âm) không giáng mà nghịch lên, kéo theo huyết dịch đi ngược chiều bình thường (nghịch lên hoặc giáng xuống), gây chảy máu ở các khiếu ở trên và ở dưới.

Tỳ khí hư, cũng có thể làm cho các cơ dây chằng yếu đi, gây nên trạng thái tạng phủ hoặc cơ quan sa xuống dưới, mà không ở vị trí cũ - được gọi là khí hư hạ hãm, như sa dạ dày, lòi dom, sa dạ con, ...

Phế khí hư: Phế chủ khí, phụ trách thở, quản lý da lông (chủ bì mao). Buồn rầu, bi ai, nói nhiều và lâu, bệnh lâu làm tiêu hao khí. Khí bị tiêu hao quá thì nguyên khí khó phục hồi. Tỳ khí hư, Tỳ thổ không sinh Phế kim, đều có thể làm Phế khí hư.

Biểu hiện lâm sàng thường như sau: sắc mặt bệch, mệt mỏi, hơi thở nhắn, khó thở, dễ ra mồ hôi, ...

Ngoài Tỳ và Phế có quan hệ mật thiết tới Khí ra, Thận cũng có quan hệ với Khí, vì Thận chủ nạp khí. Kinh khủng, tráng táng, giao hợp quá độ, bệnh nặng lâu, di tinh, đều có thể làm Thận khí suy.

Khi Thận không nạp được Khí, do Thận khí suy, thì Khí không quy về Thận (quy nguyên) được. Khí không về Thận được, thì xung lên gây hư xuyễn, lúc đó hễ vận động là thấy khó thở hoặc khó thở tăng lên. Hoặc khi Thận khí suy, thì tác dụng Khí hóa tân dịch của Thận kém đi, tân dịch không chuyển thành nước tiểu và không khí hóa được, kết quả là sẽ gây tiểu ít và phù thũng.

Tâm khí suy: tâm tàng thần, chủ huyết mạch, chủ mồ hôi. Vui vẻ (hỷ) làm ảnh hưởng đến tâm. Suy nghĩ, lo lắng làm ảnh hưởng đến Tâm Tỳ. Tỳ hư sẽ ăn ít, không đủ chất để sản sinh đủ huyết cần thiết nuôi Tâm. Tâm huyết không đủ, thì Tâm không được nuôi dưỡng, thành Tâm khí hư. Người già, hoặc mất mồ hôi nhiều, cũng gây Tâm khí hư. Thường có các chứng: tim đập, hồi hộp, tự ra mồ hôi, sắc mặt nhợt, lưỡi nhợt, lưỡi bệu, mạch hư.

Vệ khí hư: thường có biểu hiện lâm sàng như sau: dễ bị cảm, tấu lý thường mở nên rất dễ ra mồ hôi lúc thức, cơ phu không được làm ấm và nuôi dưỡng, nên sợ lạnh.

Khí vận động bất thường: bệnh có hư có thực. Bệnh lý của khí: có khí hư khí thực.

Bệnh lý thực của khí, biểu hiện ở sự vận động bất thường: đáng thăng mà không thăng, đáng giáng mà không giáng, đáng hành mà không hành, đáng sơ tiết mà không sơ tiết. Có thể do các nguyên nhân như sau:

Không toại nguyện gây uất ức. Uất ức, suy nghĩ nhiều, sẽ gây khí uất. Lúc đó, khí cơ thể rối loạn, khí ở Tỳ kết lại, khí ở Can không sơ tiết được uất lại gây lên (bản thân khí không tuyết phát tốt).

Đường khí bị trở ngại. Như Thấp bao vây Tỳ, làm cho Tỳ khí không vận hành được, ứ trệ lại. Hoặc hàn tà xâm phạm Phế, làm cho Phế co lại, Phế co lại thì khí không tuyên thông, hoặc huyết ứ đờm kết, làm tắc đường khí gây nên.

khí hư thường dẫn đến vận hóa yếu, thức ăn không được tiêu hóa hết, dẫn đến thức ăn ứ trệ lại, gọi là thực trệ. Hoặc làm cho Thủy thấp ứ lại, gây lên đờm thấp, ... thực trệ đờm thấp đến lượt nó lại làm cho sự vận động của Khí bị rối loạn thêm.

Khí vận hành khắp toàn thân. Khí trệ có thể thấy ở biểu, có thể thấy ở lý, có thể thấy ở cơ phu, có thể thấy ở tạng phủ. Tuy khí trệ có biểu hiện như là hữu hình, song thực ra là vô hình, vì khí là vô hình. Lâm chứng chỉ nam viết: "Khí trệ thì hung cách như bị tắc, tâm hạ có hư bĩ". Những biểu hiện chủ yếu là:

- Khí trệ ở thượng tiêu: Tâm ngực bĩ, như có báng đau.
- Khí trệ ở trung tiêu: Bụng, cạnh sườn trướng đau.
- Khí trệ ở hạ tiêu: Sán (thoái vị), hà (khí ứ lại), đau lưng.
- Khí trệ ở trong: tích ứ, đau.
- Khí trệ ở ngoài: Đau như châm ở nửa người, phù thũng hoặc phù nề.
- Khí trệ ở Tâm: Tâm thần bất định, ngủ không ngon, mụn nhọt đau.
- Khí trệ ở Phế: Phế khí không thanh và tân dịch ngưng thành đờm, hắt hơi, khó thở, ho. Nếu truyền đến Đại trường thì ỉa chảy.
- Khí trệ ở Thận: Đau lưng, thủy kết, tai nghe không rõ, đồng tử mờ mờ.
- Khí trệ ở Can: dễ cáu gắt, cạnh sườn căng hoặc tức, đau, ợ chua (thường gọi là can khí uất kết)

Khí uất kết có thể hoành nghịch, nếu khắc Tỳ sẽ gây đầy, đau bụng trên, đại tiện lỏng. Khi xâm phạm vào Vị, sẽ gây đau bụng (dạ dày), nôn ợ. Khi xung Tâm, sẽ gây nhiệt quyết tâm thống. Nếu phạm Phế, sẽ gây đau nhói cạnh sườn kèm khó thở, ...

Khí nghịch do khí đi ngược đường vận hành bình thường: ví dụ đáng giáng không giáng và ngược lại nghịch lên. Thường thấy những biểu hiện chủ yếu:

- Vị khí nghịch: vị khí phải giáng, nay đi lên ợ chua, nôn, nấc
- Phế khí thượng nghịch: phế khí phải giáng nay đi lên, ho, ho cơn, khó thở
- Can Thận khí nghịch: (Trọng Cảnh gọi là bôn đồn) có cảm giác khí từ bụng dưới xông lên ngực, lên họng.
- Can khí hoành nghịch: (phạm Vị) làm Vị khí nghịch lên, gây đau bụng, nôn, ợ chua
- Can khí hạ nghịch: phạm Tỳ làm Tỳ khí nghịch xuống, đáng lẽ Tỳ khí thăng, gây đại tiện lỏng.

Chuyển hóa bất thường của khí gây nên bệnh:

Y học cổ truyền cho rằng: khí hữu dư thành hỏa, hoặc khí uất là hỏa (khí ở đây đã chuyển hóa thành hỏa). Đồng thời cũng cho rằng, Hỏa ở đây là Tướng hỏa của Can mộc. Vì vậy, nói đến Hỏa do khí hữu dư, khí uất là nói đến bệnh của Can. Trên lâm sàng thường gọi là Can uất hóa Hỏa. Thường thể hiện các chứng: căng đầu, hàn nhiệt vãng lai, nôn chua, phiền nhiệt, cạnh sườn trướng đau, thổ huyết, ...

Khí uất sinh phong, theo ngũ hành thì phong ứng với hành Mộc. Như vậy, khí uất sinh phong chủ yếu thấy ở Can. Trên lâm sàng thường gọi là Can phong. Đây là một loại nội phong, thường có biểu hiện: thanh khiếu bị phong nhiễu gây đau đầu đỉnh, chóng mặt, váng đầu, ù tai, lưỡi tê, phong chạy ở chân tay gây so giật, máy động, run tê buồn, và chứng hành tý, ...

Quan hệ giữa khí và huyết - bệnh chứng:

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |