Jump to content

Advertisements




Chúc mừng năm mới Kiên “bầu”


254 replies to this topic

#136 MaHinhAn

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 315 Bài viết:
  • 132 thanks

Gửi vào 03/03/2022 - 14:51

Chữ Ái(愛)ý nghĩa là tình yêu, gồm bộ tâm (心) (con tim) và chữ thụ (受) (chịu đựng), tình yêu xuất phát từ tâm, bao dung và hi sinh cho nhau. Tuy nhiên trong chữ giản thể ngày nay, chữ Ái này đã bị mất đi chữ tâm (trái tim). Trở thành tình cảm hời hợt bên ngoài nên mới dễ tan vỡ…

Thương gần với yêu nhưng không phải là yêu. Yêu có thể dùng đại trà, như từ love trong tiếng Anh vậy. Nhưng thương thì không vậy. Cảm giác gắn liền với thương là có cả sự khó khăn, khổ đau. Mà có ai muốn khổ đau.

Chữ thương trong Hán Việt bao gồm chữ "tâm" (心) và "nhà kho" (倉). Vậy là thương xuất phát từ trái tim, nhưng phải thực tâm và đi kèm khả năng bao dung, chứa đựng nữa.

Cả cuộc đời này, chỉ mong luyện được khả năng cho đi đúng cách, và nếu may mắn thì nhận lại được, chữ thương này mà thôi

#137 MaHinhAn

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 315 Bài viết:
  • 132 thanks

Gửi vào 03/03/2022 - 16:37

Năm qua khoe chích vac xin
Năm nay đổi mốt khoe mình f0


Trong khi ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) vẫn trong vòng lao lý, cổ phiếu Ngân hàng Á châu (ACB) dưới thời nhà ông Trần Hùng Huy bứt phá, giúp túi tiền của ông trùm ngân hàng một thời tăng vài trăm tỷ đồng.

Gần 9 năm sau cuộc khủng hoảng tại Ngân hàng ACB, hoạt động kinh doanh của ngân hàng này đã ổn định trở lại với nợ xấu giảm xuống mức an toàn. Cổ phiếu ACB lại lên vùng lịch sử với cú tăng khoảng 50% trong vòng 4 tháng qua.

Tính tới đầu giờ sáng 11/11, cổ phiếu ACB tăng lên mức 25.500 đồng/cp, cao hơn khá nhiều so với mức khoảng 17.000 đồng/cp hồi cuối tháng 7.

Cổ phiếu ACB tăng giúp giúp túi tiền của ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) tăng thêm khoảng 400 tỷ đồng, trong khi vợ ông Kiên là bà Đặng Ngọc Lan tăng thêm khoảng 500 tỷ đồng. Hiện tại, Bầu Kiên vẫn đang nắm giữ gần 32 triệu cổ phiếu ACB, trong khi vợ nắm giữ gần 39 triệu cổ phiếu ACB.

Tổng cộng, 2 vợ chồng Bầu Kiên vẫn đang nắm giữ khối tài sản trị giá khoảng 1,8 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 1,5 lần so với cách đây 4 tháng và cao hơn so với thời điểm ông trùm ngân hàng này bị bắt.

Trong năm 2019 và 2018, ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) đã hoàn tất bán toàn bộ cổ phần tại một ngân hàng khác là VietBank (VBB), trong khi bà Nguyễn Ngọc Lan đã có đơn từ nhiệm tại VBB theo nguyện vọng cá nhân.

Bố mẹ của bà Đặng Ngọc Lan cũng đã bán phần lớn cổ phần tại VietBank.

Trong khi nhóm cổ đông gia đình bầu Kiên đang lần lượt thoái dần vốn khỏi VietBank, thì nhóm cổ đông Tập đoàn Hoa Lâm của ông Dương Ngọc Hòa đang có những động thái giữ vững tỷ lệ vốn tại VietBank.


Vợ chồng Bầu Kiên vẫn còn khối tài sản lớn.

Còn tại ACB, ngân hàng này đã hồi phục sau cú sốc “Bầu Kiên” bị bắt và một dàn lãnh đạo bao gồm ông Lý Xuân Hải, ông Phạm Trung Cang, ông Trịnh Kim Quang, ông Trần Xuân Giá… vướng vòng lao lý hoặc/và bệnh tật.

Sau 9 năm, có người đã mãn hạn tù, một số đã trở lại kinh doanh như trường hợp ông Lý Xuân Hải, ông Phạm Trung Cang, ông Huỳnh Quang Tuấn, Trịnh Kim Quang.

Riêng ông Nguyễn Đức Kiên là người chịu án dài nhất, 30 năm và vẫn đang thụ án. Mặc dù vậy, ông Nguyễn Đức Kiên và vợ - bà Đặng Ngọc Lan vẫn đang sở hữu một lượng lớn cổ phiếu ACB và cả 2 nằm trong top 100 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán.

Cổ phiếu ACB khởi sắc nhờ vào những kết quả kinh doanh khá tốt trong vài năm gần đây và quy mô tăng khá mạnh trở lại dưới thời nhà ông Trần Hùng Huy. Sau sự cố, ông Trần Hùng Huy (con trai ông Trần Mộng Hùng) giữ chức vụ chủ tịch HĐQT, trong khi đó bà Đặng Thu Thủy (mẹ ông Huy) là thành viên HĐQT.

Cho tới thời điểm này, sau nhiều sóng gió, ACB đã ổn định trở lại, cho vay, huy động, lợi nhuận tăng trưởng tích cực. Nợ xấu được xử lý khá tốt. Các chỉ số an toàn đã được đáp ứng.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), đầu giờ sáng 11/11, chỉ số VN-Index tăng nhẹ và đang ở trên ngưỡng 950 điểm.

Theo MBS, thị trường có phiên tăng ấn tượng vào buổi sáng hôm qua nhờ sự hỗ trợ của thổng tin tích cực từ thị trường quốc tế. Tuy vậy, áp lực bán ở vùng 960 - 970 điểm đã kìm hãm và xóa mất đà tăng vào cuối phiên. Về kỹ thuật, phiên này khối lượng tiếp tục ở mức cao trong khi chỉ số lại đóng cửa ở mức thấp nhất trong phiên là điều cần lưu ý và thận trọng, bên cạnh đó là việc khối ngoại bán ròng mạnh trở lại. Do vậy, thị trường nhiều khả năng sẽ gặp rung lắc mạnh ở vùng từ 946 điểm đến 960 điểm trong những phiên sắp tới.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 10/11, VN-Index giảm 0,09 điểm xuống 51,9 điểm; HNX-Index giảm 0,24 điểm xuống 141,37 điểm. Upcom-Index tăng 0,14 điểm lên 64,16 điểm. Thanh khoản đạt 10,8 nghìn tỷ đồng.

#138 MaHinhAn

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 315 Bài viết:
  • 132 thanks

Gửi vào 03/03/2022 - 17:20

❤Chào cờ, đón bình minh nơi biên giới
--------------------------------
????Chương trình “Tháng ba biên giới” là hoạt động thiết thực trong triển khai phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi”, chào mừng Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội Đoàn TNCS H.C.M toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022-2027.

#139 MaHinhAn

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 315 Bài viết:
  • 132 thanks

Gửi vào 03/03/2022 - 17:38

Nhà lãnh đạo năng lượng tương lai đang ở đâu?

Trong bối cảnh xăng dầu tăng phi mã, các Đề án Quy hoạch năng lượng quốc gia, Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, Quy hoạch điện VIII đang ngổn ngang tơ vò; Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị về chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đang trong quá trình hướng dẫn thực thi… thì việc đào tạo những nhà lãnh đạo năng lượng cho đất nước: giỏi tri thức chuyên ngành, hiểu biết về đầu tư tài chính cho lĩnh vực năng lượng, làm chủ được công nghệ mới của ngành, biết điều tiết thị trường … là đòi hỏi tất yếu.

Ý thức được điều đó, Hội đồng Năng lượng thế giới- Uỷ ban Việt Nam, tổ chức khoá học dành cho những nhà lãnh đạo năng lượng tương lai tại Lodon, nước Anh.


#140 MaHinhAn

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 315 Bài viết:
  • 132 thanks

Gửi vào 03/03/2022 - 17:50

Ngày 22-02-2022 ngày Palindrome- thuật ngữ chỉ các số đọc. Ngày đẹp ngàn năm: Cân số, đối xứng.

Năng lượng của ngày 22-02-2022 tập trung vào các lĩnh vực quan hệ đối tác, vì vậy ngày này thúc đẩy bạn tập trung vào việc hợp tác, kết nối.

Cũng theo nhà Thần số học Siegel, con số 22 là con số Master, nó biểu thị việc nhiều người cùng làm việc để xây dựng nền tảng. Vì số 2 là về sự hợp tác và làm việc theo nhóm, nên chúng ta sẽ cần sự phối hợp từ những người khác để tiến về phía trước.

Các bạn đã gặp ai hôm ấy

#141 MaHinhAn

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 315 Bài viết:
  • 132 thanks

Gửi vào 03/03/2022 - 18:42



“Giáo dục là một giải pháp quan trọng để giải quyết tình trạng bất bình đẳng, loại trừ và chữa lành những tổn thương của hành tinh chúng ta. Nhưng để biến đổi thế giới, giáo dục cần phải được biến đổi ”. Theo “Báo cáo Tương lai của Giáo dục” của UNESCO

Thật ý nghĩa khi UNESCO nói về vai trò của giáo dục trong việc “chữa lành tổn thương của hành tinh chúng ta”, trong đó, có những “vết thương” trong tâm hồn con người, của những quốc gia, của thiên nhiên…!

Và thật vui khi mình đã trở lại với giáo dục và đào tạo????!

Ảnh hoa tuyết- kết tinh đẹp nhất của vũ trụ khi nước “nghe” kinh tâm từ, mà 2/3 cơ thể con người/ trái đất là nước. Vậy nên, hãy truyền đi năng lượng tâm từ qua lời nói và việc làm

#142 MaHinhAn

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 315 Bài viết:
  • 132 thanks

Gửi vào 03/03/2022 - 19:00

Lão Tử bàn về nguồn gốc của đạo, đức, phúc, mệnh
Lão Tử: Phúc đức sinh ra bởi biết đủ, tai họa sinh ra bởi lòng tham

Đạo Đức Kinh của Lão Tử là ngọn nguồn trọng yếu của Đạo gia, trong đó ẩn chứa nhiều đạo lý tu thân, trị quốc, dưỡng sinh và được xưng là “Vạn kinh chi Vương”. Cuốn sách này tiết lộ cho chúng ta rằng: Đạo sinh ra bởi tĩnh, Đức sinh ra bởi khiêm, Phúc sinh ra bởi kiệm và Mệnh sinh ra bởi hòa.

Đạo sinh ra bởi tĩnh
Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử giảng: “Trí hư cực, thủ tĩnh đốc. Vạn vật tịnh tác, ngô dĩ quan kỳ phục”, tạm diễn nghĩa là: “Hư không cùng cực, hết sức yên tĩnh, vạn vật đua sống, ta nhân đó xem chúng trở về”. Vạn vật phồn thịnh đều trở về căn nguyên, căn nguyên của vạn vật tức là đạo. Trở về căn nguyên thì tĩnh, tĩnh là bản tính của mọi vật. Giữ cho tâm linh được tĩnh lặng, ổn định, không bị ảnh hưởng tác động bên ngoài thì có thể nhìn thấu tỏ nhiều điều.

Để tâm tĩnh lặng, khai thông trí huệ, thì chỉ có một cách là bỏ đi tư dục, bỏ đi những ý nghĩ xằng bậy. Đây chính là căn bản nhất của tu Đạo. Đạt được đến đâu thì trí huệ tự nhiên khai thông đến đó. Ngược lại, nếu ngày đêm sốt sắng, thấp thỏm lo lắng được mất, lo lắng tổn hại lợi ích của bản thân, thì “Đạo” cũng tự rời xa.

Phúc sinh ra bởi kiệm
Lão Tử bàn rằng: “Ngã hữu tam bảo, trì nhi bảo chi… Nhất viết từ, nhị viết kiệm, tam viết bất cảm vi thiên hạ tiên”, nghĩa là: Ta có ba báu vật, ta hết sức nắm giữ, một là từ, hai là kiệm, bà là không coi mình hơn người. Bậc trí giả vì khoan từ nên mới hùng dũng, vì cần kiệm nên mới rộng rãi, vì không dám đứng trước người nên mới được hiển dương.

Nhà thơ Lý Thương Ẩn triều nhà Đường nói: “Những bậc tiên hiền trong lịch sử đều thành nhờ vào cần kiệm, bại là vì xa hoa”. Phúc khí của một người là từ “thanh tâm quả dục” mà đến, phúc khí của một gia đình, một quốc gia là từ “thanh liêm tiết kiệm” mà ra.

Khổng Tử từng khen ngợi Nhan Hồi: “Một giỏ cơm, một bầu nước, ở trong ngõ hẹp, người khác không chịu được cảnh khốn cùng kham khổ ấy, riêng Nhan Hồi thì không hề thay đổi niềm vui.” Từ đời Nhan Hồi, dòng tộc họ Nhan kéo dài suốt 700 năm mà không suy, hưng thịnh tới thời Nam Bắc triều, Tùy-Đường.

Xã hội hiện đại, mọi người đều truy cầu cuộc sống vật chất xa hoa, nhà cao cửa rộng, xe cộ đắt tiền, ăn những món ăn sơn hào hải vị… nhưng lại bỏ qua những truy cầu về mặt tinh thần. Kỳ thực trong cuộc sống, nếu có thể làm người đơn giản chất phác thì phúc khí tự nhiên đến.

Mệnh sinh ra bởi hòa
Đạo Đức Kinh giảng: “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật. Vạn vật phụ âm nhi bão dương, trùng khí dĩ vi hòa”, Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vạt, vạn vật đều cõng âm ôm dương, lấy trung khí là hòa. Âm dương kết hợp mà sinh ra vạn vật, cho nên sinh mệnh tồn tại là bởi âm dương điều hòa.

Một người khỏe mạnh hay không, sống thọ hay không, điều quan trọng là ở chỗ tâm linh của người đó có bình hòa, thông suốt hay không. Danh y Trương Bồi Nhân đời nhà Thanh nói rằng: “Người thường hòa nhã thì tâm khí đầy đủ, ngũ tạng tất an”.

“Hòa” còn có ý nghĩa là điều gì cũng phải có “độ”, có chừng có mực, không nhiều quá mà cũng không ít quá. Dục vọng của con người thế gian là vô cùng. Người ta việc gì cũng nên có chừng mực, thứ không thuộc về mình thì không cưỡng cầu, luôn giữ một tâm bình thản, sống thuận theo tự nhiên. Có thể làm được vậy thì mệnh cũng được thông, sống được thản nhiên, tự tại.

Đức sinh ra bởi khiêm
Lão Tử viết: “Thượng đức nhược cốc”, Đức cao thượng thì giống như khe núi, người có đạo đức cao thì đặt mình ở dưới khe núi sâu. Trong Chu Dịch cũng giảng: “Khiêm, đức chi bính dã”, khiêm tốn là cái gốc để tu dưỡng đạo đức. Khiêm tốn, nhún nhường sẽ khiến cho đức hạnh của một người ngày càng cao, tâm lượng càng ngày càng rộng.

Con người ta khi xử thế thì cần bảo trì được tâm khiêm tốn, khoan dung người khác. “Trời không nói gì, bốn mùa hưng thịnh, vạn vật sinh sôi”, “Đất có tính nhu hòa, người quân tử lấy đức dày để nâng đỡ vạn vật”. Người khiêm tốn có tâm lượng rộng lớn, vậy nên mới có thể bao dung được hết thảy, từ đó mà phúc trạch dày rộng.

Thanked by 1 Member:

#143 MaHinhAn

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 315 Bài viết:
  • 132 thanks

Gửi vào 03/03/2022 - 19:10

Văn dĩ tải Đạo, Thi dĩ ngôn chí
Ps/:
Lữ khách ghé ngang nơi ta ở
Mang theo cả một đời tương tư

Thanked by 1 Member:

#144 MaHinhAn

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 315 Bài viết:
  • 132 thanks

Gửi vào 03/03/2022 - 19:34

Bao giờ cho hết tháng giêng !
Tháng giêng công việc trải dài từ Cao Bằng đi Điện biên, từ Thai nguyên Yên Bái Lào cai đến Nghệ an Hà tĩnh, Huế vào đến Tp H.C.M rồi vào Long an …chưa kể các vùng quanh Hà nội như Hưng yên Hải dương ,Hoà bình , Bắc giang Bắc ninh Hạ long Quảng ninh Thái bình Thanh hoá… mỗi ngày đi 2,3 tỉnh ..còn đâu là tháng giêng dài nữa kkk

#145 MaHinhAn

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 315 Bài viết:
  • 132 thanks

Gửi vào 03/03/2022 - 19:46

NHỚ NGÀY ĐẦU COVID 19
—————
Cả nhân loại bắt đầu thực hành tu khẩu !????????????????
P/s:
Tu luyện không phải là một cái gì đó hoàn toàn biệt lập với xã hội đời thường, nó là một phần rất tự nhiên trong văn hóa xưa nay của nhân loại. Ngay cả ở các nền văn minh đã thành quá khứ, qua những di tích và tàn tích, người ta luôn tìm thấy dấu vết của tu luyện và việc thực hành tín ngưỡng. Nó có thể được tìm thấy trong đời sống hàng ngày như tư tưởng hài hòa giữa con người và tự nhiên, trong việc chú trọng vào đạo đức và luân lý của văn hóa truyền thống. Do vậy mới nói rằng tu luyện là một phần cốt yếu không thể tách rời của văn hóa.

*

ADVERTISEMENT

Vậy tu luyện thực chất là gì? Bước đi thứ nhất của tu luyện tâm tính đó chính là làm người tốt, tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tam Tự Kinh (thuộc hệ tư tưởng Nho giáo) có câu “nhân chi sơ tính bản thiện”, nghĩa là bản tính con người là Thiện. Tuy vậy, nhân loại cũng có phần không thiện – nói theo cách của nhà Phật thì người ta có cả Phật tính lẫn Ma tính – nhưng cái gốc vẫn là phần Thiện. Vì vậy, khi phát huy phần lương thiện đó trong con người thì không chỉ tốt cho cá nhân thôi mà cũng là con đường đúng đắn của phát triển xã hội.

Nói cụ thể hơn, Nho giáo tuyên giảng luân thường đạo lý, ví như Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín, cũng giảng tư tưởng Trung Dung. Như vậy Nho giáo không chỉ hướng dẫn con người cách làm người tốt, có ích cho xã hội, để lại một cơ sở cho sự ổn định ở xã hội Trung Hoa và những quốc gia lân cận trong hàng nghìn năm; mà cũng cho thấy bước đi thứ nhất của tu luyện chính là làm người tốt. Nhân-Lễ-Nghĩa-Trí-Tín là giá trị cao hơn một bước so với chuẩn mực trung bình của nhân loại,
Nhà Nho ngày xưa giảng tĩnh tâm, khi viết chữ cũng ngồi đả tọa, điều hòa hơi thở, v.v. đó không chỉ là thăng hoa tâm tính đơn thuần mà cũng là bước đầu của tu luyện. Tư tưởng Trung Dung của Nho giáo là xuất phát từ quan sát vận hành của vũ trụ mà thành. Vũ trụ này có đạo lý “vật cực tất phản”, do đó nên giảng Trung Dung. Có tiền cũng không nên dùng hết, có quyền cũng không tham cưỡng cho nhiều và không lạm dụng hết, v.v., vì vật cực tất sẽ phản. Nếu thực hành đến triệt để nguyên lý ấy thì đó không chỉ là phong cách làm người thôi, mà cũng là phương cách hòa hợp với vũ trụ, là bước đầu tiếp cận với Đạo rồi.
Nhà Nho ngày xưa giảng tĩnh tâm, khi viết chữ cũng ngồi đả tọa, điều hòa hơi thở, v.v. đó không chỉ là thăng hoa tâm tính đơn thuần mà cũng là bước đầu của tu luyện.
Người ta thường cho rằng Nho giáo là tôn giáo. Nhưng kỳ thực giá trị của nó không phải ở tôn giáo theo phương diện là một tổ chức nào đó; mà giá trị của nó là ở tư tưởng và sự cống hiến cho xã hội. Ví như Việt Nam cuối thế kỷ 19, thì coi như đã không còn tôn giáo này nữa, nhưng vẫn xuất hiện rất nhiều nhà Nho có cống hiến to lớn cho xã hội.

2.500 năm trước tại Ấn Độ cổ, vì sao thái tử Tất Đạt Đa từ bỏ ngai vàng, từ bỏ người vợ thân yêu, từ bỏ vinh hoa phú quý để đi tìm Đạo? Vì Ngài muốn tìm ra con đường thoát khổ. Sau khi theo học nhiều vị thầy khác nhau, Ngài thiền định dưới gốc bồ đề và khai ngộ, hiểu ra con đường tu luyện. Ngài sau đó trở thành Phật Thích Ca, giảng ra luân hồi, nhân quả, và con đường giác ngộ giải thoát.

Nhân loại và văn hóa tu luyệnĐạo của Phật Đà chính là ở chữ “Thiện”, là tu Thiện, phát triển phần bản tính thiện lương trong con người, triển hiện Phật tính, ức chế Ma tính, ức chế các tâm không tốt ấy, ức chế, ức chế cho đến khi mất đi, cũng là đạt được thăng hoa về tâm linh. Khi Ma tính càng ít, Phật tính càng nhiều, thì định lực càng thâm sâu hơn. Trong Phật giáo là vô cùng chú trọng thiền định. Trong thiền định thâm sâu mà đạt được các trạng thái tham ngộ khác nhau, cuối cùng khai mở trí huệ, giác ngộ giải thoát. Cho nên cũng nói, con đường tu luyện mà Phật Thích Ca giảng là Giới-Định-Huệ. Giới luật là cách thức bỏ các tâm không tốt thông qua giới cấm, thông qua từ bỏ hành động và vật chất tương ứng. Phật giáo đưa ra nhiều giới luật cụ thể. Tuy vậy, muốn thực sự áp dụng giới luật đó mà tu luyện chân chính thì phải xuất gia, rời xa thế tục mà tu hành.

Đạo gia giảng tu Chân, trở thành Chân Nhân vô vi thanh tịnh, đắc đạo trường sinh, có liên quan mật thiết với tu luyện thân thể con người. Đạo gia thường yêu cầu độc tu, chọn nơi núi cao, thâm sơn cùng cốc. Năm đó Lão Tử không truyền rộng đạo của mình mà chỉ để lại kinh thư Đạo Đức Kinh rồi nhanh chóng rời khỏi chốn phàm tục
Đạo Đức Kinh thể hiện niềm tin về sự hài hòa giữa con người và tự nhiên, giữa con người và vũ trụ, và bao hàm cả đạo lý đối nhân xử thế. Nghĩa là cũng dạy con người từ làm người tốt, rồi thăng hoa trở thành người tu luyện, và cuối cùng mới đắc Đạo trở thành Chân Nhân. Tuy nhiên phần tu thân, dưỡng sinh, trường sinh cao thâm nhất, vốn là điều rất nổi tiếng của Đạo gia thì lại là mật truyền, không được người đời biết đến. Khi sư phụ Đạo gia thu một lứa đồ đệ thì nói chung, chỉ một người nhận được chân truyền.

Phật-Đạo-Nho, tam giáo, có ảnh hưởng sâu sắc đến phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng suốt hàng nghìn năm. Đây chính là phần cốt lõi nhất của văn hóa truyền thống Á Đông chúng ta. Nó định hình nên xã hội, giáo dục đạo đức, luân thường đạo lý, đảm bảo trật tự của xã hội. Đồng thời trong đó tự nhiên cũng bao hàm nhân tố tu luyện, có khái niệm rằng vũ trụ này có nhân quả luân hồi, có con đường giác ngộ giải thoát của nhà Phật, cũng có con đường phản bổn quy chân của Đạo gia.

Nhân loại và văn hóa tu luyệnXuất hiện muộn hơn vào khoảng 2.000 năm trước, tại vùng đất nằm giữa Á và Âu, đạo mà Chúa Jesus lưu lại đã ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống, đạo đức, văn hóa và con người phương Tây trong hàng nghìn năm sau đó. Cũng như các bậc tu hành khác, Chúa Jesus lưu lại nhiều Thần tích và truyền thuyết: biến nước thành rượu, chữa bệnh, đuổi tà ma, khiến người chết sống lại, v.v. Tương truyền rằng để chuộc tội cho những con người ông sẽ cứu độ, Jesus đã bị đóng đinh lên cây thập tự, chết, rồi sau đó phục sinh, xuất hiện trước các tông đồ trước khi quay trở về thiên giới.

Tâm điểm của tín ngưỡng Kitô cũng là tình yêu và tha thứ, đức tin, ý nghĩa của sự tồn tại và sự giải thoát dành cho con người. Những lời răn dạy của Chúa khiến con người có thể tuân theo mà làm người tốt, không bị cám dỗ bởi dục vọng mà sa đọa. Đức tin chân chính của Kitô giáo, nghĩa là hãy tin theo, làm theo răn dạy của Chúa. Như vậy, tin vào Chúa trời sẽ khiến người ta thăng hoa về tâm linh, để rồi khi chết đi thì linh hồn sẽ được cứu rỗi. Đây cũng chính là một phương thức để tu tâm.

Tựu chung lại, dù khác biệt về hình thức, điều các bậc tu hành xa xưa để lại cho nhân thế chính là câu trả lời cho những câu hỏi được coi là chỗ mê vĩnh hằng như: nguồn gốc con người, mối quan hệ giữa con người và vũ trụ, ý nghĩa của sự tồn tại. Đồng thời, thông qua các hình thức tu luyện khác nhau như tu tâm, tu Thiện, tu thân, tu Chân, đức tin, cứu rỗi, v.v, đã định hình nên khái niệm về tu luyện trong văn hóa nhân loại. Người ta đến với tu luyện một cách tự nhiên. Ban đầu là làm người tốt theo giá trị văn hóa truyền thống, và ai nếu quyết tâm tiến lên bước nữa, thì chính là tu luyện
Sau sự bùng nổ của các cuộc cách mạng công nghiệp, rồi sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật hiện đại, nhiều khi chúng ta đắm chìm vào con đường phát triển theo hướng của cải vật chất, mà lãng quên rằng, con người còn có phần tâm linh: đạo đức, tình yêu bác ái, đức tin, tín ngưỡng, v.v. những giá trị phổ quát mà vốn luôn có trong mọi nền văn minh. Trong chu kỳ văn minh lần này, đã từng có Phật giáo, Đạo giáo, Kitô giáo, Nho giáo, v.v. chính là phần tâm linh ấy.

Suốt nhiều thập kỷ, nhân loại đã luôn nỗ lực tìm kiếm tri thức và khẳng định bản thân. Nhưng trong nền văn minh vật chất quá nhiều giới hạn này, chúng ta đã thất bại trong việc đạt được một nhận thức cao hơn về tồn tại của con người và vũ trụ. Đời sống tinh thần của con người trở nên mờ nhạt, khái niệm thiện ác hỗn loạn, thẩm mỹ truyền thống trở thành một giáo điều, tôn giáo biến tướng khiến con người chỉ “theo” mà không thật sự “tin”.

Tất nhiên, một lý do không thể không nói đến, đó chính là các đường lối tu luyện cổ xưa, nếu triển khai theo cách cổ xưa, thì đúng là rất khó phù hợp với xã hội hiện đại.

Nhân loại và văn hóa tu luyệnCác tín ngưỡng cổ xưa, bao gồm cả Phật giáo, Đạo giáo, Kitô giáo… ở trạng thái nguyên thủy thì đều xuất hiện việc rời bỏ cuộc sống phàm tục để tu luyện, sau mới dần dần thuận theo nhu cầu làm người tốt của nhân loại mà phổ cập nơi thế gian. Nhưng thật sự muốn chân tu thì vẫn phải vào thánh đường, chùa chiền, đạo quán. Xưa kia người xuất gia lên chùa, lên núi; sau này cha mẹ vợ con đi tìm có gặp thì chỉ được gọi là “thí chủ”. Điều ấy con người hiện đại có thể chấp nhận được chăng? Để đi tìm Đạo, cổ nhân có thể lặn lội tới nơi thâm sơn cùng cốc, chịu đựng trong tịch mịch và cô đơn đến hết đời. Để có cơ may được chân truyền, mật truyền, cổ nhân phải vứt bỏ mọi thứ vật chất, thậm chí phải cắt đứt duyên phàm tục. Những điều ấy con người hiện đại có thể chấp nhận được không? Để chân chính tu luyện đắc đạo thời xưa là khó như vậy đấy.

Trong xã hội hiện đại, nếu có một phương pháp tu luyện có thể giúp thăng hoa đạo đức, tâm tính, đồng thời gìn giữ một thân thể khỏe mạnh, thuần khiết ngay giữa đời thường, thì đó có thể sẽ là con đường duy nhất giúp nhân loại ngày nay đạt tới sự giải thoát; không chỉ giảng về đạo đức xã hội mà còn tiến tiếp đến tu luyện tâm tính. Vậy có chăng một Đạo phổ cập, chứ không mật truyền, mà cho phép con người ta tu luyện cả tâm lẫn thân, tính mệnh song tu? Có chăng một Đạo có thể cho phép con người ta tu giữa đời thường?
Ps/;
St

Thanked by 1 Member:

#146 MaHinhAn

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 315 Bài viết:
  • 132 thanks

Gửi vào 03/03/2022 - 19:59

Hết tết !

Nhân sinh như mộng, đời người là cuộc hành trình có đi mà chẳng bao giờ trở lại
Đời người hữu hạn, trăm năm như bóng câu qua cửa sổ. Có thể lấy khổ làm vui, biến nghịch cảnh thành thuận cảnh, ấy mới là điều quan trọng nhất vậy.

Kiếp người khi mới đầu, chúng ta đến thế gian này là bởi không thể không đến. Để rồi tới lúc ra đi cũng là bởi không thể không đi. Vậy thì cả quãng đời này đều là tuỳ tâm mà diễn. Cả một cuộc đời qua đi cũng chẳng dễ dàng gì. Ngày tháng ấy luôn đầy rẫy chông gai, cay đắng, mặn ngọt, hợp phân, ly tán, bi ai và hạnh phúc.

Với tất cả mọi điều, ta đều cần phải đối diện, quan trọng nhất là dùng thái độ như thế nào để đối đãi và vượt qua những quan nạn trong đời. Cuộc đời có người thành công, cũng có người thất bại. Có người trải qua nó như một bản tình ca đầy màu sắc hy vọng, tiến đến một tương lai, một bến bờ hạnh phúc, niềm vui của sự giác ngộ. Ngược lại có người u sầu bạc nhược nhìn mãi cũng không thấy niềm tin.

1. Đời người sống vì điều gì? Cách sống khác nhau cho kết quả khác nhau

Nếu như cuộc sống của chúng ta lấy kim tiền làm trọng, vậy ắt sẽ phải rất khổ sở trong tâm, nếu như lấy con cái làm trọng, vậy ắt mệt mỏi không ngừng. Nếu lấy ái tình làm trọng, ắt sẽ thương đau ngập lối. Nếu lấy so bì làm trọng, ắt phiền não không rời. Ngược lại, nếu lấy khoan dung làm trọng, ắt là hạnh phúc. Nếu lấy biết đủ làm trọng, ắt an lạc quanh năm, nếu lấy cảm ơn làm trọng, ắt lòng thiện dung hoà.

2. Khi thực sự nằm trên giường bệnh, bạn sẽ không còn biết sợ điều gì nữa

Lúc này bạn sẽ thấy rằng, tất cả ai nấy đều sợ bạn. Có người sợ bạn mượn tiền, cha mẹ sợ bạn không khỏi, vợ hoặc chồng sợ bạn nằm đó sẽ không người chăm lo con cái, lãnh đạo sợ bạn không đi làm nữa, mau tìm người thay thế. Khi đó bản tính, sự kiêu ngạo của bạn đều sẽ chẳng còn gì.

Cho nên làm người thì cần phải chăm lo cho chính bản thân. Ngoài bản thân ra thì không có gì thuộc về mình cả. Sức khỏe đó là số một. Học cách chăm sóc bản thân mình đó là yêu cầu bắt buộc trước tiên. Chỉ khi bạn có đầy đủ khả năng chăm sóc cho chính mình thì mới có thể chăm sóc cho người khác.

3. Khi bạn mệt rồi, sẽ có nhiều người nói với bạn: “Mệt rồi thì nghỉ đi, đừng làm nữa”

Nhưng có ai nguyện ý đưa tiền cho bạn tiêu không? Khi bạn bệnh sẽ có nhiều người nói: “Bệnh rồi thì nhớ uống thuốc vào” nhưng có ai mua thuốc cho bạn uống không? Khi điện thoại của bạn hỏng rồi, sẽ có người nói: “Hỏng rồi thì thay cái khác đi", nhưng có ai sẵn lòng đưa tiền cho bạn mua hay không? Khi bạn gặp khó khăn, nhiều người nói: “Không sao đâu, rồi mọi chuyện sẽ qua”, nhưng thực lòng ra tay tương trợ hỏi có mấy ai?

Vậy nên đừng chỉ nghe người ta nói mà phải xem thực hư thế nào? Thế gian này không thiếu những người thích xem náo nhiệt, chỉ thiếu người nỗ lực. Chỉ khi nào thực sự nỗ lực đủ, bạn mới có thể có được cuộc sống mà mình mong muốn. Có những sự việc khi bạn nhìn thấu rồi sẽ hiểu ra: Trên đời này chỉ có bạn và bạn mà thôi, bạn đau, cũng chỉ đau chính mình, bạn mệt cũng chỉ là mệt chính mình. Dù cho người khác có biết, có đồng cảm, cũng chỉ vậy mà thôi, không ai có thể đau thay bạn, mệt thay bạn. Sau cùng người phải chịu tất cả cũng chỉ có mình bạn mà thôi.

Hãy nhớ, có nhiều người có thể chờ đợi bạn, nhưng không thể dựa dẫm. Sống cần phải luôn nhắc nhở bản thân nỗ lực, kiên cường. Trời mưa thì đất trơn, mình ngã thì tự mình đứng dậy. Con đường của mình thì phải do chính mình đi, mệt hay không chỉ mình mình biết.

4. Nước mắt của mỗi người đều phải do mình tự lau

Chuyện hôm qua dù hay hay dở thì cũng đã là quá khứ, điều nên quên thì chẳng nhớ làm gì. Khi một ai đó bỏ rơi bạn, đừng đau lòng và cũng chẳng phải bi thương. Mỗi người đều có cuộc sống của riêng mình, đến hay đi cũng chỉ bởi chữ duyên. Duyên đã hết thì nợ tình cũng hết, trên đời này không có ai là người có thể đi cùng bạn tới hết con đường, sớm muộn cũng có lúc phải chia tay.

Làm người thì đừng tự đánh giá vị trí bản thân mình cao trong lòng người khác. Bạn cần phải nhớ khi người khác muốn đi thì có níu giữ cũng chẳng ích gì, có chăng cũng chỉ khiến cho bản thân thêm phần thương tổn. Người giả say thì gọi không khi nào tỉnh, người đã không thích bạn thì níu kéo cũng chẳng được gì. Làm người thì ai cũng theo đuổi sự hoàn mỹ của chính mình, nhưng trên thực tế, thế giới này lại không hề có sự hoàn mỹ tuyệt đối.

Mặt trời lên cao, mặt trời sẽ lặn, trăng vừa tròn rồi trăng lại khuyết. Cho nên có sự tiếc nuối mới có sự vĩnh hằng, không hoàn mỹ đó mới là kiếp người. Kỳ thực, cảnh giới đẹp nhất chính là cảnh hoa chưa nở hết, trăng chưa tròn đầy. Người chịu cúi đầu là người không khi nào bị va đầu vào cửa, người chịu nhượng bộ là người không khi nào thoái lui.

ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO DIỆT KHỔ
H.T thiền sư Thích Thanh Từ
Trường hạ Phổ Đà - 2000
Bài pháp tôi giảng hôm nay có đề tài Đạo Phật là đạo diệt khổ. Bởi vì nhiều người nói đức Phật là đấng cứu khổ chúng sanh, nhưng chúng ta tu theo Phật nhiều năm mà thấy khổ cũng còn hoài chưa hết. Như vậy từ “cứu khổ chúng sanh” có hiệu nghiệm đúng như thật hay không? Vì vậy ở đây tôi sẽ nói rõ cho quí vị thấy tại sao đạo Phật là đạo cứu khổ chúng sanh, mà chúng ta tu theo đạo Phật, vẫn còn khổ hoài.
Lâu nay hàng Phật tử chúng ta có sự hiểu lầm về hai chữ “cứu khổ” này. Mỗi khi gặp tai nạn, hay làm việc gì thất bại, quí vị liền cầu: “Phật cứu cho con hết khổ.” Nếu Phật cứu được thì bệnh phải hết liền; vậy mà nhiều người nằm tới mười ngày, hai mươi ngày, có khi cả đôi ba tháng. Như vậy Phật có cứu không? Cầu mà không như nguyện, thì người ta cứ ngầm tưởng Phật không linh. Mình tin Phật, cầu xin Phật mà sao không có kết quả? Đó là vì họ không hiểu đạo Phật.
Có những người làm ăn, mua bán gặp lúc thất bại, rồi nợ nần, liền cầu nguyện Phật: “Phật cứu cho con làm ăn phát tài, trả nợ cho mau” v.v… Nếu cầu hoài không được thì nói Phật thương chúng sanh, mà sao mình khổ, mình cầu, Phật không cứu? Như vậy nghĩa “cứu khổ” của Phật đâu còn. Đó là chỗ lầm lẫn của đa số Phật tử hiện nay. Do hiểu lầm nghĩa cứu khổ, nên cứ cầu mong Phật cứu mình. Nếu không được như nguyện thì tưởng chừng như lời Phật là lời hứa suông, chớ không phải là lời thật. Vì thế niềm tin nơi Phật bị suy kém đi.
Giờ đây chúng ta phải định nghĩa “Phật cứu khổ chúng sanh” là cứu bằng cách nào? Chúng ta phải nắm cho vững, hiểu cho rõ, thì mới biết được ý nghĩa “Phật cứu khổ chúng sanh”. Thường người ta cứ nghĩ khổ là từ bên ngoài đưa vào, mà không thấy được khổ gốc từ nơi chính mình ra. Bởi vậy khi gặp khổ, Phật tử vội vã cầu Phật cứu. Cầu không được liền cho rằng Phật không linh, không sẵn sàng cứu khổ mình. Đó là hiểu sai lầm.
Quí vị nhớ người Phật tử, khi qui y với Phật thì trước phải giữ năm giới: không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Giữ giới như vậy để làm gì? Nhiều khi Phật tử cũng không biết tại sao phải giữ giới nữa. Bởi giới luật của Phật là hàng rào ngăn chặn không cho chúng ta rơi xuống hố tội lỗi. Vì rơi xuống hố tội lỗi là đau khổ. Như vậy giới luật giữ cho ta không rơi vào chỗ đau khổ.
Người phạm giới sát sanh như giết người thì khổ hay vui? Dĩ nhiên là khổ. Phật tử dầu có giận mấy, nhưng nghĩ tới muốn hại, muốn giết người thì phạm giới cấm của Phật nên không dám giết. Giận cũng ráng chịu, phải không? Nhờ không giết người, nên không bị tù tội, không bị oán thù. Tù tội, oán thù, hai việc đó khổ hay vui? Hai nỗi khổ lớn. Nhờ giữ giới nên dù giận cách mấy, chúng ta cũng chận được những nỗi khổ lớn lao. Không giết người thì mình không bị tù tội, không bị người ta giết hoặc đánh đập lại. Như vậy giới ngừa đón quả khổ trước khi mình tạo tội. Giữ một giới thì hết khổ một phần.
Nếu giữ thêm giới không trộm cướp, thì không bị bắt bớ, tù tội. Đó là tránh được một nỗi khổ. Giữ giới không tà dâm thì bớt được nỗi khổ gia đình ly tán. Nếu gia đình, chồng hoặc vợ ngoại tình với kẻ khác thì gia đình đó vui hay khổ? Khổ. Người chồng hoặc người vợ đau khổ và con cái cũng đau khổ nữa. Như vậy giữ giới không tà dâm thì vợ chồng hòa thuận, con cái vui tươi. Đó là tránh được khổ rồi. Không nói dối gạt người, thì không bị người chê trách, khinh bỉ mình. Ngược lại, nếu dối gạt người thì sẽ bị người chê trách, khinh bỉ. Khi bị người chê trách, khinh bỉ, mình có vui không? Mình khổ. Bây giờ mình tránh không lừa dối ai, nên không bị chê trách, giận hờn thì mình khỏi khổ.
Không uống rượu say, không hút á phiện, không xì ke ma túy, có khổ không? Không khổ. Nếu ở gia đình, có một ông chồng cứ say lê mê, ra đường thì ngả nghiêng, về nhà thì ụa mửa, quí vị có khổ không? Rất khổ. Nếu người chồng là Phật tử tỉnh táo, sáng suốt, không say sưa thì vợ không khổ, mà bản thân người chồng cũng được vui. Nếu trong gia đình không có ai hút á phiện, xì ke ma túy thì gia đình đó hạnh phúc, không bị khổ.
Như vậy Phật dạy giữ năm giới có phải là chận đứng gốc đau khổ cho chúng ta không? Mà chận đứng đau khổ cho chúng ta tức là cứu khổ rồi. Phật cứu khổ chúng sanh bằng cách cứu nhân chớ không cứu quả. Chúng ta bây giờ đòi cứu quả chớ không chịu cứu nhân. Khi gặp khổ, thí dụ như đi ăn trộm của người ta, bị lính bắt liền cầu Phật cứu. Phật cứu được không? Bây giờ Phật dạy mình ngừa, không trộm cắp thì sẽ không bị bắt bớ. Đó là Phật đã cứu rồi.
Như vậy Phật cứu khổ chúng ta là cứu khổ từ nhân. Chúng ta không gây nhân xấu, thì không gặp quả khổ. Chớ Phật không thể cứu khổ trên quả được. Bởi vì theo luật nhân quả, hễ gây nhân nào thì gặt quả ấy thôi, không thể khác được. Cho nên Phật cứu mà chúng ta không thấy cứu.
Tôi thường hay ví dụ, có hai người đang cãi vã ngoài đường, một nhà tu đi ngang khuyên: “Thôi, hai anh bỏ qua đi, hòa với nhau đi, cãi lẫy làm chi rồi sanh đánh đập nhau thì khổ lắm, đừng làm việc đó.” Khuyên như vậy mà hai người kia chẳng thèm nghe. Do không chịu nghe nên cãi một hồi rồi đập nhau lỗ đầu, phải chở vô bệnh viện. Tại bệnh viện nhờ y tá băng bó, trị liệu cho lành. Khi được lành, người ấy mang ơn ai? Họ nói: “Mấy vị y tá tốt quá, đã băng giùm những vết thương cho họ.”
Như vậy họ chỉ biết ơn người cứu mình trên quả. Còn người khuyên mình dứt từ nhân thì lại không chịu nghe, coi thường. Lẽ ra kẻ ấy nhớ lại “phải chi hôm đó mình nghe lời thầy khuyên, đừng chửi, đừng đánh lộn thì đâu có bị thương tích.” Như vậy thì được lành lặn trọn vẹn. Đằng này đợi đánh lỗ đầu rồi, đi băng bó, rốt lại mang ơn người băng bó, mà không mang ơn người khuyên mình từ buổi đầu. Quí vị thấy có dở, có muộn lắm không?
Người ta thường bị lỗi vì chỉ biết trên quả đang đau khổ thì cầu cứu; mà không biết nguyên nhân đưa đến đau khổ để ngừa tránh. Đức Phật thấy tường tận nguyên nhân nào đưa chúng ta tới đau khổ. Ngài khuyên dạy phải đừng tạo nhân đó. Nhân đã không tạo thì quả làm gì có. Như vậy nhìn cạn, chúng ta không thấy Phật cứu, nhưng thật sự Phật đã cứu ta rồi! Phật cứu mà không thấy, vì cứu trên nhân. Còn thế gian cứu mình là cứu trên quả.
Phật dạy chúng ta giữ năm giới, đó là ngừa đón tội khổ cho chúng ta. Nếu chúng ta tuân theo, giữ đúng thì sẽ hết khổ. Đó là chúng ta tu. Tu thì sẽ hết khổ. Hết khổ nhờ vâng lời Phật dạy, tuân theo hành theo, nên chúng ta hết khổ, gọi đó là Phật cứu khổ. Như vậy ý nghĩa cứu khổ trong nhà Phật rất rõ ràng.
Còn hàng xuất gia thì rất nhiều giới. Nhưng tôi chỉ nói giới phổ thông, gần gũi nhất là giới Sa-di. Sa-di có mười giới. Bởi vì người tu phải giữ mười giới đầu là giới gốc.
1- Không sát sanh.
2- Không trộm cướp.
3- Không dâm dục.
4- Không nói dối.
5- Không uống rượu, không dùng các chất say như xì ke ma túy v.v…
6- Không ca hát.
7- Không đeo tràng hoa, không xông ướp các chất thơm.
8- Không nằm ngồi giường to lớn.
9- Không được ăn phi thời.
10- Không giữ tiền bạc, châu báu v.v…
Những điều đó nghe qua, quí vị thấy có gì quan trọng mà Phật bắt phải giữ như vậy. Thí dụ như lâu lâu thân thể hôi hám, có ai cho xà bông thơm hay dầu thơm, mình thoa một chút cho đỡ hôi, có tội gì đâu, có hại ai đâu, mà Phật cũng cấm nữa.
Chúng ta nhớ Phật dạy người xuất gia, tu để giải thoát sanh tử. Mà muốn giải thoát sanh tử thì phải dứt hết những tâm ô nhiễm dục lạc của thế gian. Nếu xoa dầu thơm, nghe mình hơi thơm thì liền khởi niệm thích. Đó chính là niệm dẫn tới ái dục của thế gian. Người khác nghe mùi, họ nghĩ rằng vị tu sĩ đó còn thích trang sức cho đẹp, chứng tỏ là tu chưa kỹ, nên họ chọc ghẹo, từ đó mà dẫn tới nhiều chuyện không tốt.
Như vậy Phật ngừa đón, không cho mình làm những điều đó. Bởi vì làm điều đó là tuột xuống, không còn đi trên đường giải thoát nữa. Tuy nó nhỏ, không làm khổ cho ai, nhưng nó là nhân tế nhị dẫn chúng ta đến gần các thứ dục lạc của thế gian, nên người tu phải tránh đi.
Như Phật dạy không được xem hát, hay nghe nhạc, v.v… Chúng ta thấy xem hát nghe nhạc, đâu có làm tổn thương ai, sao Phật không cho? Bởi người xuất gia thì luôn giữ tâm trong sạch, an định. Nếu đi xem hát, nghe nhạc, tâm sẽ bị chao đảo, rung động. Rung động thì mất chánh niệm, tà niệm sẽ dễ sanh. Như vậy trên đường giải thoát có thể lui sụt. Cho nên Phật cấm không được nghe nhạc, không được đi xem hát, đó là ngừa từ nhân. Giữ được tâm an định thì việc tu tập không bị lui sụt.
Ví dụ bên cạnh con đường ta tới lui là một cái hố sâu rất nguy hiểm, nếu lọt xuống đây thì ngoi đầu lên không nổi. Cũng vậy, muốn hàng xuất gia khỏi lọt xuống hố, nên Phật dùng cái hàng rào chắn ngang gần miệng hố. Chúng ta đi vừa đụng nó liền dội lại nên không rớt xuống hố. Nếu không có hàng rào này thì họa rơi xuống hố khó tránh khỏi. Hàng rào là gì? Là giới luật vậy. Cho nên giới có nghĩa là phòng phi chỉ ác.
Phòng phi nghĩa là ngừa những việc quấy; chỉ ác là dứt, dừng những tội lỗi. Giới chính là hàng rào ngừa đón tội lỗi, dẫn người tu đi đến đau khổ. Do đó Phật chận trước. Bắt giữ giới là ngừa đón trước, để đừng xảy ra những việc không tốt. Người tu mà không chịu giữ giới thì sao? Thì có ngày lọt xuống hố, không nghi ngờ gì cả!
Như vậy cư sĩ tại gia có năm giới, người xuất gia có từ mười giới trở lên, tùy theo cấp bậc. Cho nên biết giới là phương tiện ngừa đón cho chúng ta không bị khổ. Nếu ai biết giữ giới luật thì người đó hết khổ, ngược lại kẻ không chịu giữ giới thì phải chịu đau khổ. Đó là chặng tu ban đầu của chúng ta. Nếu chặng ban đầu không thực hiện được thì chặng thứ hai, thứ ba, chúng ta khó thực hiện được.
Thí dụ Phật dạy chúng ta đừng tham, phải bớt tham. Nhưng Phật tử ham làm ăn nên cứ vay vốn làm ăn mãi, không chịu dừng. Đến hồi lỗ vốn, chừng đó kêu Phật cứu. Phật cứu kịp không? Thôi thì mình có bao nhiêu ăn bấy nhiêu, đừng tham nhiều. Đừng tham thì đâu có lỗ. Không lỗ thì đâu phải thiếu nợ. Chờ đến khi lỗ vốn, thiếu nợ rồi mới kêu Phật cứu, Phật cứu làm sao được? Đó là những điều Phật tử chúng ta không thấy, không hiểu nên phải chịu khổ.
Như Phật dạy đừng nóng giận, vì nóng giận là con rắn độc. Nhưng Phật tử vẫn cứ nóng giận. Ai nói gì trái ý liền nổi nóng, la lối, có khi chửi đánh nữa. Mà la lối chửi đánh nhau thì khổ thôi, chớ vui sao được. Với người láng giềng mà la lối, chửi mắng om sòm, thì mai mốt gặp mặt nhau có khổ không? Phật gọi đây là oán tắng hội khổ, thù oán gặp nhau là khổ. Nếu đi ra đi vô gặp mặt hoài thì cả ngày khổ hoài, phải không? Còn nếu mình không nóng giận, đánh đập, chửi bới nhau thì gặp nhau vui cười, đó là không khổ. Như vậy tất cả nỗi khổ đều do chúng ta tạo. Nếu mình biết tu nó sẽ chuyển, sẽ hết; không biết tu nó còn hoài.
Tôi nhắc lại câu chuyện trong kinh. Một hôm đức Phật hỏi các thầy Tỳ-kheo: “Này các Tỳ-kheo, nếu ở trong thất của các ông ngủ có ba con rắn độc, các ông có ngủ yên không?” Các thầy Tỳ-kheo bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, chúng con ngủ không yên!” Phật hỏi: “Làm sao các ông mới ngủ yên?” Các thầy thưa rằng: “Chừng nào chúng con đuổi hết ba con rắn ra khỏi thất, chừng đó ngủ mới yên.” Phật nói: “Cũng vậy, tham sân si là ba con rắn độc, chúng còn nguy hiểm hơn cả rắn độc nữa.” Tại sao? Rắn độc chỉ cắn thân này chết trong một đời thôi; còn tham, sân, si, sẽ khiến chúng ta tạo nghiệp đi trong sanh tử. Hết chết thân này, tiếp tục chết thân thứ hai, thứ ba, cho tới trăm ngàn thân. Rắn độc chỉ giết chúng ta một thân, còn tham, sân, si giết không biết bao nhiêu thân. Rõ ràng nó độc hơn cả rắn độc rồi.
Nên biết còn một trong ba cái độc tham, sân, si ở trong mình, thì chúng ta chưa thể an được. Nhưng không hiểu tại sao Phật tử cũng như hàng xuất gia còn thương ba con rắn độc quá! Thương nên không nỡ đuổi nó ra. Như vậy thì rõ ràng là tự mình chuốc khổ. Chúng ta tưởng tượng trong cái thất, có ba con rắn độc cứ bò qua bò lại thì mình sẽ thế nào? Mất ăn mất ngủ phải không? Cũng vậy, trong thân này còn tham, sân, si tức còn rắn độc thì làm sao ngủ yên? Cho nên các vị Cổ đức hay khuyên: “Các ông phải diệt trừ phiền não. Phiền não còn lừng lẫy thì các ông đâu thể an vui mà ngủ.” Thật sự như khi quí vị đang giận ai, giận tức bụng, nghe tiếng kẻng đi ngủ, mà nằm hoài ngủ không được. Thì đó, bởi vì còn rắn độc lảng vảng trong đầu, làm sao ngủ được!
Cho nên người tu, tại gia cũng như xuất gia, biết ba con rắn độc nguy hiểm, chúng ta phải tránh, phải đuổi nó ra, đừng chứa chấp. Ba con rắn độc đó, tôi tượng trưng rắn thứ nhất là rắn hổ ngựa. Rắn hổ ngựa là rắn gì? Tức con rắn trong đồng quê, nó lướt trên cỏ nhanh lắm, như ngựa vậy. Đó là rắn tham. Rắn thứ hai là rắn hổ lửa. Hổ lửa là rắn gì? Là rắn sân. Rắn thứ ba là rắn hổ đất. Nó chun vào hang tối, mình không thấy nhưng gặp nó, nó cắn cứu không được, là rắn si.
Như vậy trong ba con rắn, nổi nhất hung dữ nhất là hổ lửa, nhanh nhẹn nhất là hổ ngựa, mà lì lợm nhất là hổ đất. Chúng ta có đủ ba con rắn đó không? Ai có đủ ba con rắn đó thì phải làm sao? Biết trong nhà mình chứa ba con rắn độc như vậy thì không thể nào an ổn. Không an ổn tức là đau khổ. Vậy muốn hết đau khổ phải tìm đủ cách để đuổi nó ra. Thế mà có người không chịu tìm. Được người ta khuyên đuổi ra, còn nói: “Được, để đó đi, không sao đâu!”
Như tôi thường nói, chúng ta hay nóng giận. Ai nói trái ý liền đỏ mặt la om sòm. Khi đó, huynh đệ khuyên: “Mình tu rồi nóng giận coi không được, kỳ lắm, bỏ đi!” Ta liền nói: “Tánh tôi vậy đó, bỏ không được.” Nói thế có nghĩa là tánh như vậy thì giữ như vậy, không bỏ được. Đó là không sợ con rắn hổ lửa rồi, nên mới chấp nhận cho nó ở chung. Phật tử sống ngoài thế gian cũng vậy, nhiều khi vợ chồng có chuyện cãi vã. Vợ nói: “Sao anh nóng quá vậy!” chồng liền lớn tiếng: “Tánh tôi nóng vậy đó, đừng có động tới!” Vì giữ tánh nóng, nên động tới là tóe lửa liền. Đã không ưng bỏ nên mới bảo vệ nó.
Chúng ta mới thấy rằng trên đường tu, nếu mình không can đảm, không chịu dẹp bỏ những nhân đau khổ thì quả đau khổ tránh sao cho khỏi. Thí dụ người xuất gia mà nuôi rắn hổ lửa, hôm nào huynh đệ nói gì trái ý, nổi giận tát tai người ta. Do tát tai người ta, nên chiều nhóm chúng bị đuổi đi. Bị đuổi đi liền đắp y lên bàn Phật, thắp hương nguyện: “Phật cứu độ con, con bị đuổi ra khỏi chúng, khổ quá!” Phật cứu kịp không? Phật cũng không biết làm sao cứu.
Chính khi biết mình nóng, là do chứa con rắn độc thì phải dẹp nó liền. Dẹp nó là y theo lời Phật dạy để mình hết khổ. Đó là Phật cứu mình. Đằng này không chịu dẹp nó, chờ tới quả rồi mới cầu Phật cứu. Ở thế gian, tham lam là tật xấu, là tội lỗi mà thấy của người ta vẫn cứ tham. Tham rồi lén ăn cắp. Ăn cắp nên bị người ta bắt được, đưa vô khám. Lúc vô khám chắp tay cầu nguyện: “Phật độ cho con được mau ra.” Phật là bậc biết luật làm sao độ như vậy được. Bởi nhân mình không tránh thì quả đến, Phật cũng thua thôi, không làm gì được.
Đức Phật từ bi vô hạn, cho nên Ngài ngừa đón giúp chúng ta từ ban đầu. Vì muốn tránh khổ cho chúng sanh, nên Phật răn dạy đừng làm những điều ấy. Nhưng chúng ta không nghe thì khổ đến Phật không làm sao cứu được.
Ví như người cha, người mẹ thương con đáo để. Đứa con trai mười ba, mười lăm tuổi, cha mẹ khuyên cấm không cho hút thuốc, không cho uống rượu, không cho chơi với mấy đứa trẻ hư hỏng v.v… cấm năm bảy điều. Cấm như thế, đứa con thấy ba má mình khắt khe quá. Tại sao ba má thương mà lại khắt khe với con? Nhưng điều đó phải khắt khe không? Chính sự ngăn cấm là ngừa đón cho con khỏi những thói hư, tật xấu. Trái lại con không chịu nghe, nên giao du với bạn xấu, đánh lộn với người ta lỗ đầu, chảy máu, rồi chạy về nhà kêu ba má. Ba má làm gì được? Đi chơi ngoài đường, ở chỗ xa, đánh lộn thì phải ráng chịu chớ ba má làm sao cứu. Trước ba má đã bảo đừng chơi với lũ côn đồ, du đãng; bây giờ chơi với nó thì nó đập phải chịu chớ sao. Cha mẹ vì sợ con hư, nên mới răn cấm không cho con làm những điều đó. Nhưng đứa con không biết, nên chuốc quả khổ. Cha mẹ dù có thương đáo để cũng không làm gì được.
Cũng vậy, Phật vì thương chúng sanh, dạy cho chúng sanh pháp tu để hết khổ. Cho nên Ngài chế giới răn cấm các việc lỗi lầm gây ra đau khổ. Nếu nhân không tạo thì quả đâu có. Như vậy là đã cứu cho chúng ta thoát khỏi khổ đau một cách trọn vẹn, an lành. Chớ còn chờ gặp tai nạn, đau khổ rồi mới cứu thì dù có cứu được cũng không trọn vẹn.
Thế nên chúng ta phải hiểu giá trị của đạo Phật, tu là tránh trước những nhân gây ra tội lỗi, gây ra đau khổ. Nhờ tránh nên không khổ. Đó là biết tránh và biết tu theo nhân quả nghiệp báo. Người Phật tử cũng như người xuất gia, muốn hết quả đau khổ thì phải tránh nhân ác. Những gì thuộc về nhân xấu, nhân ác thì tuyệt đối không làm. Ví dụ, như có người thấy gia đình kia có một đứa con cưng quí. Thấy rồi liền sanh tâm đố kỵ, sao mình không được cưng quí như người đó? Do đố kỵ nên gặp chú con cưng của người ta đi chơi, liền vây đánh để trả cái hận ganh tỵ đó. Đánh người ta lỗ đầu nên bị lính còng tay. Chừng đó làm sao? Tại vì mình không tránh nhân ác thì quả ác tới mình phải chịu. Chớ nếu mình biết: “À người ta có phước nên được cha mẹ cưng chiều, tưng tiu; còn mình vô phước nên cha mẹ nghèo, không được như vậy. Thì thôi phước ai nấy hưởng, mình đố kỵ làm chi cho thêm buồn, thêm khổ.” Biết suy nghĩ như vậy thì đâu có chuyện gì xảy ra. Cho nên đức Phật dạy: “Người hay đố kỵ là người gây nhiều đau khổ.”
Khi có tâm đố kỵ thì phải dùng thuốc gì để trị? Phật dạy dùng thuốc “Tùy hỉ” trị tâm đố kỵ. Tùy hỉ là sao? Tùy là theo, Hỉ là vui. Thấy người khác được cha mẹ cưng, mình vui theo: “Anh đó có phước, được cha mẹ cưng thật là đáng mừng đáng vui cho anh.” Không có tâm đố kỵ thì đâu có đánh người ta. Hoặc xóm mình nghèo, xóm người giàu thì mình cũng vui theo: “Tôi rất mừng cho anh (chị) làm ăn có phước được khá giả.”
Nếu mình vui, mình mừng giùm họ, họ có ghét mình không? Làm sao ghét được. Đằng này thấy người ta làm ăn phát đạt giàu, còn mình nghèo, nên gặp nhau không thèm nói tới tên, không thèm chào người ta. Từ đó trở thành thù địch, rồi dẫn tới ghét nhau. Mai kia lỡ có chuyện cần chút ít tiền gấp, chạy qua mượn họ không cho. Chừng đó có phải khổ không?
Vì vậy mà Phật dạy phải tùy hỉ, thấy ai được tốt, được vui mình đều mừng vui theo họ. Họ được coi như mình được thì không khổ. Còn nếu người thấy ai hơn mình cúi đầu ngó xuống, không bằng lòng, người đó sẽ khổ. Như mình mặc một bộ đồ hơi sơ sài, thấy người ta mặc bộ đồ đẹp hơn thì cúi gằm mặt xuống. Mình đi chiếc xe đạp, còn người ta lái xe máy cũng gằm mặt xuống v.v… Như vậy từ sáng tới chiều, mình cứ cúi mặt không dám nhìn ai hết, khổ chưa. Còn nếu vui theo người ta thì cả ngày mình vui hoài, sướng không.
Như vậy khổ từ đâu mà có? Từ tâm đố kỵ có. Nhiều khi anh em ruột, mà người anh làm ăn phát tài, người em làm ăn trật lên trật xuống nghèo khổ, thì anh em cũng hết thân nhau. Hết thân là tại người anh coi thường em, hay tại người em có tâm đố kỵ nên tránh xa anh? Tâm đố kỵ làm cho người ta đau khổ là vì vậy.
Chúng ta biết tu rồi, thì nên có tâm tùy hỉ với mọi người chung quanh. Ai được tốt, được vui mình mừng với họ. Vui vẻ, chia sớt niềm vui, hạnh phúc với họ, thì có ai ghét mình đâu. Như vậy chúng ta sẽ hết khổ. Tâm của mình càng mở rộng, càng vui vẻ. Ngược lại, càng hạn hẹp chừng nào thì càng đau khổ chừng ấy. Cho nên tu là phải biết mở rộng lòng mình, đừng khép kín, đừng ích kỷ, đừng đố kỵ, đừng xấu xa, thì chúng ta sẽ hết khổ.
Đó là nói tránh những điều ác. Kế đến còn làm thêm việc lành nữa. Như thế chẳng những mình hết khổ mà còn được vui. Ví dụ ta ra đường, thấy một đứa bé đi học, bị sẩy chân té. Ta liền chạy lại đỡ nó, phủi cho sạch sẽ, rồi lượm tập vở lên gói ghém đàng hoàng, đưa nó ôm đi. Giúp nó qua tai nạn bất thường đó, nó có mang ơn mình không? Tự nhiên khi bình tĩnh lại, nó biết cám ơn mình. Chúng ta làm được việc đó có vui không? Làm cho người ta bớt khổ, đó là nguồn vui của mình rồi. Mai chiều gặp lại, nó biết xá, biết cám ơn, thì càng vui hơn.
Nên làm được một chút điều lành là tạo một cơ hội vui cho mình. Mình vui người cũng vui. Đó là tu. Trên đường tu chúng ta phải hiểu thấu đáo, tường tận ý nghĩa đó. Đừng nghĩ rằng miễn được phần mình thì thôi, còn ai khổ mặc họ. Phải nghĩ rằng, tất cả đau khổ của người chính là đau khổ của mình. Giúp cho người là giúp cho mình. Nhớ nghĩ như vậy, chúng ta sẽ vui hoài, đi đâu làm gì chúng ta cũng vui. Ngược lại, chúng ta khó làm được các điều vui.
Trong lá phái qui y của quí Phật tử có bốn câu kệ của Phật Ca-diếp:
Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý
Thị chư Phật giáo.
Dịch:
Không làm các điều ác
Vâng làm các điều lành
Giữ tâm ý trong sạch
Là lời chư Phật dạy.
Không làm các điều ác là giữ giới luật, ngăn ngừa không tạo các tội lỗi. Vâng làm các điều lành là sống với tâm đạo đức. Việc lành lớn, việc lành nhỏ nào, mình cũng sẵn sàng làm, sẵn sàng giúp người. Đó là tu. Chớ còn tu mà cứ nghĩ đi chùa tụng kinh lạy Phật đủ rồi, ai khổ mặc họ thì chưa phải thật tu.
Chúng ta sống trong lòng xã hội, nên mỗi cái xấu, mỗi cái dở của xã hội đều liên hệ, ảnh hưởng tới mình. Cho nên người khổ thì mình cũng khổ. Người vui mình cũng vui. Vì vậy mà chia sớt nhau cho bớt khổ để được vui. Đó là chúng ta tu trong thực tế. Đừng nghĩ chỉ có cúng Phật, tụng kinh mới là tu. Hiểu như vậy là hẹp hòi, chưa thông suốt.
Thêm một việc nữa, có nhiều Phật tử biết làm lành lánh dữ, mà cứ gặp tai họa liên miên. Người ấy tự nghĩ: “Cả đời mình làm lành, mà sao nay cứ tai họa này, mai tai họa kia?” Nghĩ như vậy nên thối tâm, hết muốn tu. Bởi thấy tu cũng không đi tới đâu, khổ cũng vẫn khổ, vậy thì tu làm chi.
Tôi thường nói, nếu quí Phật tử chưa bao giờ bị người đó làm phiền, thì khi gặp mặt họ, ta có giận không? Chắc chắn là không. Còn nếu người đó từng làm phiền mình, thì khi gặp mặt họ, ta thấy dễ thương hay dễ ghét? Thấy dễ ghét ngay. Như vậy do có sự oán hờn, nên khi gặp lại chúng ta bực bội, không vui, có khi còn muốn làm cho họ đau khổ nữa. Đó là tôi thí dụ.
Như vậy chúng ta nghĩ rằng mình chưa từng làm xấu, chưa từng hại người đó, mà tại sao họ lại hại mình? Sự thật, hiện tại mình chưa từng làm gì xấu với họ, nhưng biết đâu những năm về trước hay những đời trước, mình đã từng làm khổ họ. Bây giờ gặp lại, tự nhiên họ có ác cảm với mình ngay. Đó, là vì chúng ta đã gieo nhân từ trước. Rồi cũng có những người chưa từng là bà con thân quyến gì của mình, chưa từng là bạn thân của mình, mà tại sao thấy mặt họ ta thương liền.
Vậy tâm dễ thương dễ ghét đối với mọi người đó là do đâu? Ngay đời này họ chưa tạo nhân tốt hay nhân xấu với mình, nhưng nhân đời quá khứ còn thừa, cho nên gặp lại thấy dễ thương hoặc dễ ghét ngay. Người mình thấy dễ ghét đó, người khác lại thấy dễ thương. Chớ nếu người ta ghét nhau hết chắc trần gian này khó có chồng có vợ, phải không? Như vậy để thấy rằng có nợ nần, oan trái với nhau nên mới gặp lại.
Nên nhiều người kể lại trong một xóm mà có chị xin việc làm, tới đâu cũng được nhận hết. Còn có chị xin chỗ thấp nhất cũng không được nhận. Do đó chị oán trách xã hội bất công. Mà không biết tại nhân xấu của mình đã tạo từ trước. Có lẽ đời trước mình làm cho nhiều người ghét quá, nên bây giờ ai thấy mặt mình cũng không thèm nhìn, không thèm thương. Còn chị kia từng giúp đỡ kẻ này, người nọ nên đời này sanh ra, ai nhìn cũng thấy dễ thương.
Như vậy dễ thương, dễ ghét đều có nguyên nhân. Nguyên nhân ấy từ ai? Cũng từ mình mà ra. Chúng ta hiểu được lý nhân quả trong ba đời, thì sẽ không còn thắc mắc điều này nữa. Được tốt hay bị xấu, đều có nguyên nhân của nó, chớ không phải ngẫu nhiên mà ra. Nhưng người thế gian không hiểu như vậy, do đó cứ oán trách xã hội bất công, ưu đãi người này bạc đãi người kia. Ai được ưu đãi đều do phước lành của họ. Ai bị bạc đãi đều do những tội lỗi của họ mà ra.
Hiểu như vậy chúng ta mới thấy sống trong cuộc đời, mình không oán trách, hờn giận ai hết. Người xử sự xấu, mình không trách họ, mà trách mình hồi xưa không khéo tu, nên bây giờ bị người ta bạc đãi. Cứ tự nhắc: “Tại hồi xưa mình không khéo tu, nên bây giờ bị người bạc đãi, cũng đúng thôi.” Đối với người được ưu đãi, thì mình khen hồi xưa chị (anh) ấy khéo tu, nên bây giờ được người ưu đãi, đó là gương cho mình bắt chước. Nhờ nghĩ như vậy nên không ghét người được ưu đãi, cũng không buồn vì mình bị bạc đãi. Như vậy là người biết tu.
Chẳng những giới cư sĩ mà giới xuất gia cũng vậy. Có người ở trong chúng ai cũng thương, có người ai cũng ghét. Cứ mỗi khi người ta ghét, nói nặng nói nhẹ mình, thì mình tự nhủ: “Cũng phải thôi, tại hồi xưa mình không khéo tu.” Như vậy sẽ không giận, không phiền ai hết. Thấy người ta được thương, mình mừng theo và bắt chước, ráng tu để về sau sẽ được như vậy. Tu là không có tâm oán hờn, không có tâm đố kỵ. Nếu không khéo chúng ta cũng giống như người đời thôi. Ở trong chúng thấy ai được thầy thương, huynh đệ rủ nhau ghét cay ghét đắng người ta. Đó là tâm đố kỵ, rồi nói xấu, kiếm cách này cách kia hại người ta. Như vậy thì thật là tệ, không xứng đáng với tư cách một người xuất gia chút nào cả.
Do biết rõ được lý nghiệp báo, nhân quả trong ba đời, chúng ta mới không hờn giận, không oán trách. Còn không biết thì chúng ta dễ hờn giận, oán trách. Như vậy là chướng trên đường tu.
Đức Phật nói pháp Tứ đế: một là Khổ đế, hai là Tập đế, ba là Diệt đế, bốn là Đạo đế. Khổ đế là cái khổ của kiếp người. Sanh, già, bệnh, chết v.v… là khổ. Các thứ khổ này tự nhiên hay có nguyên nhân? Có nguyên nhân. Nguyên nhân là Tập đế, nhiều thứ hợp lại thành nguyên nhân đau khổ. Biết nguyên nhân đau khổ rồi, chúng ta phải làm sao? Phải tiêu diệt nó, cho nên gọi là Diệt đế. Diệt đế là tiêu diệt hết nguyên nhân đau khổ. Nếu diệt hết nguyên nhân đau khổ, thì quả đau khổ chấm dứt. Muốn diệt hết khổ thì phải dùng phương pháp để tiêu diệt, đó là Đạo đế.
Như vậy Khổ, Tập là nhân và quả của đau khổ. Diệt, Đạo là nhân và quả của Niết-bàn giải thoát. Nếu dùng Đạo đế tiêu diệt hết nguyên nhân Tập đế thì chúng ta sẽ hết khổ. Hết khổ là Niết-bàn, cho nên gọi là Diệt đế. Diệt đế là diệt hết nguyên nhân đau khổ, nên được an vui. Như vậy kinh điển Phật dạy chúng ta tu, phải lấy nhân quả làm nền tảng. Cái khổ nào cũng có nguyên nhân. Biết nguyên nhân rồi phải tiêu diệt nguyên nhân thì khổ mới hết.
Phật tử chúng ta thường hiểu lầm. Do chúng ta có gây tạo nhân tham lam, nóng giận, nên bị người ta trả lại những nỗi đau khổ. Lúc đó mình cứ trách ta khổ là do người khác làm ra, mà không nghĩ vì nhân tham lam, nóng giận của mình mà chuốc khổ về sau. Như vậy tu là phải diệt nhân tham lam, diệt nhân nóng giận thì khổ mới không còn. Ba thứ tham lam, nóng giận, si mê không còn thì hết khổ ngay. Sở dĩ chúng ta còn khổ là vì ba thứ đó còn.
Như vậy muốn hết khổ phải diệt Tập nhân gây ra đau khổ. Diệt hết Tập nhân đau khổ thì được an lạc. Nhưng diệt không có nghĩa là nói suông mà phải có phương pháp. Phương pháp đó gọi là Đạo đế. Tôi thường hay nói: “Đạo Phật là thực tế, là cụ thể, chớ không phải huyền bí, xa xôi. Nhưng Phật tử chúng ta bây giờ biến đạo Phật trở thành huyền bí hết.” Tại sao?
Như quí Phật tử biết mình còn nóng giận, còn tham lam là còn đau khổ. Như vậy đau khổ là bệnh. Bệnh đó phát nguồn từ sự nóng giận, tham lam. Như từ vi trùng sanh ra các bệnh khổ. Biết được vi trùng gây bệnh rồi thì phải kiếm thuốc trị vi trùng. Thuốc trị vi trùng là Đạo đế. Tiêu diệt được vi trùng làm cho mình khổ thì quả khổ mới hết. Ví dụ người bị bệnh rét, bác sĩ xem thấy bệnh này thuộc về vi trùng nào, tìm được vi trùng sanh ra bệnh rét này rồi mới cho toa thuốc. Bệnh nhân theo toa thuốc ấy, mua thuốc về uống thì vi trùng sẽ chết, bệnh được hết. Nhưng có người tới bác sĩ chẩn mạch, lại không chịu xem bệnh, không chịu xin toa thuốc, mà cứ chắp tay thưa bác sĩ: “cho tôi lành bệnh!” lúc đó bác sĩ nói sao? Chắc bác sĩ cũng chắp tay vái lại: “Tôi xin bái.”
Đức Phật từng nói Ngài là Vua thầy thuốc, chúng sanh có bao nhiêu thứ bệnh thì Phật có bao nhiêu thứ thuốc. Chúng sanh có tám muôn bốn ngàn phiền não thì đức Phật có tám muôn bốn ngàn pháp môn để trị. Thuốc nào trị bệnh đó. Bây giờ chúng ta tới Phật, không xin thuốc mà cứ chắp tay xin Phật cho con khỏe, cho con vui, cho con hạnh phúc v.v… thì Phật phải làm sao đây? Chắc Phật cũng lắc đầu thôi. Phật chỉ có khả năng biết bệnh, cho thuốc, còn phần lấy thuốc về uống là của chúng ta. Đó là hạng người thứ nhất.
Hạng người thứ hai chịu chẩn bệnh, lấy toa, nhưng đem toa về đọc hoài. Đọc tới đọc lui đến thuộc lòng mà bệnh vẫn không hết. Kẻ này tới kiện thầy thuốc: “Sao tôi đọc toa hoài mà không hết bệnh!” Bác sĩ sẽ nói sao? Tôi cũng bó tay luôn. Quí Phật tử thấy mình có giống như vậy không? Phật dạy kinh để chúng ta biết phương pháp tu. Bây giờ mình không chịu tu, mà cứ đọc kinh cho Phật nghe hoài. Đọc một thời gian rồi nói, sao tu mấy năm mà không hết phiền não! Kinh thuộc lòng mà phiền não không hết. Đó là tại sao? Tại vì chúng ta giống hệt người được toa thuốc mừng quá. Có toa thuốc hay cứ đem khoe người này người kia: “Tôi có toa thuốc hay” rồi đọc thuộc lòng, như vậy hết bệnh sao được?
Trên đường tu chúng ta phải thật tu, chớ không phải chỉ tu mà bằng hình thức bên ngoài. Như kinh Bát-nhã, đa số quí vị thuộc lòng, câu đầu là: Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. Nghĩa là Bồ-tát Quán Tự Tại khi hành sâu trí tuệ Bát-nhã, Ngài soi thấy năm uẩn đều không, liền qua hết tất cả khổ nạn. Quí vị đọc từ trước đến giờ được mấy trăm lần rồi, mà có qua hết khổ nạn chưa? Như vậy là đọc toa thuốc, chớ không phải uống thuốc. Cho nên Phật nói lời vàng lời ngọc, lời đúng sự thật, mà mình chỉ biết đọc lời đó, chớ không chịu ứng dụng tu nên không có hiệu quả. Rồi đổ thừa tu Phật không có kết quả. Lỗi ấy tại ai?
Trong kinh đức Phật dạy về trí tuệ Bát-nhã có chia làm ba phần: Văn tự Bát-nhã, Quán chiếu Bát-nhã và Thật tướng Bát-nhã. Ngài Thái Hư ở Trung Hoa ví Văn tự Bát-nhã như con thuyền, Quán chiếu Bát-nhã như chèo, dầm hay máy đuôi tôm. Thật tướng Bát-nhã như bờ bên kia. Người muốn qua sông, đến bến đò, có đò đậu sẵn, thuyền đậu sẵn. Nhưng kẻ ấy bước xuống thuyền cứ ngồi đó hoài, không chịu chèo bơi, không chịu quay máy, thì chừng nào qua tới bờ bên kia? Chắc tới thuyền mục rồi chìm luôn, chớ qua bờ không được.
Chúng ta học Văn tự Bát-nhã là học lời kinh Phật dạy. Kế đến mình phải soi, phải xem xét tức là Quán chiếu. Quán chiếu là soi sáng lại nơi thân tâm mình do ngũ uẩn gồm: sắc uẩn là đất, nước, gió, lửa tụ họp lại thành thân; rồi thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, đó là tâm. Thân tâm này là tướng duyên hợp. Xem cho thấu đáo chỉ thấy nó là một giả tướng tạm bợ, chớ không có thật. Thấy rõ ràng như vậy, nhất định khổ ách nào cũng qua hết.
Thân đã không thật thì ai chửi có thật đâu mà nói tai nạn. Mình đã không thật thì bệnh hoạn cũng không thật. Do thấy tất cả đều không thật nên khổ nạn nào cũng qua hết, không còn bị các thứ trở ngại. Từ không bị trở ngại, chúng ta mới đến được bờ bên kia. Đó là Thật tướng Bát-nhã, là chỗ giải thoát an toàn. Như vậy người tu phải đủ ba chặng: Văn tự, Quán chiếu, rồi mới tới Thật tướng.
Bây giờ chúng ta mới chỉ có Văn tự thôi, mà đã hài lòng với chỗ Văn tự đó rồi. Thuộc lòng bao nhiêu kinh, cứ đem ra đọc lại cho Phật nghe. Giống hệt như đứa bé đi học, thuộc bài rồi trả cho thầy cho cô, xong là xếp sách lại. Như vậy làm sao chúng ta hết khổ, làm sao chúng ta qua được bờ bên kia?
Đó là chỗ chân thật mà lâu nay chúng ta quên, cứ hiểu mơ màng rồi ngỡ đọc nhiều kinh là tu giỏi. Cho nên có Phật tử đi chùa năm mười năm, mà hỏi đã hết phiền não chưa, thì chỉ bớt chừng hai chục phần trăm, còn tám chục phần trăm vẫn như cũ. Mấy cô ở chùa cũng vậy, tu mười năm, hai mươi năm, nếu hỏi hết phiền não chưa, cũng không dám nói hết.
Tại sao chúng ta tu mà không hết phiền não? Là vì không thật tình ứng dụng đúng lời Phật dạy. Bởi không ứng dụng đúng nên phiền não không sạch. Phiền não không sạch tức tội lỗi không hết. Vì vậy tu mà vẫn khổ hoài. Người đời thường nghĩ quí thầy, quí cô vô chùa thì lúc nào cũng cười, lúc nào cũng tươi vui. Nhưng có khi bất thần gặp một hai cô ngồi khóc. Đó là tại sao? Tại vì còn phiền não, nên chạm tới liền buồn, buồn mới khóc. Tu mà không hết khổ là vì tu chưa đúng, chưa đến nơi.
Qua pháp Tứ đế, chúng ta thấy rõ Phật nhắm vào nhân đau khổ, tiêu diệt nó, chớ không nói tiêu diệt quả đau khổ. Trong kinh Đại Bát Niết-bàn có bài kệ, nguyên văn chữ Hán:
Chư hành vô thường
Thị sanh diệt pháp
Sanh diệt diệt dĩ
Tịch diệt vi lạc.
Nói các hành vô thường. Các hành là thân hành động, tâm ý hành động, và tất cả sự sanh diệt của muôn vật đều gọi là hành. Các thứ đó đều vô thường, đều sanh diệt cho nên nói chư hành vô thường. Quí vị thấy như lúc chúng ta còn trẻ thì đầu xanh, rồi lật bật một thời gian nhìn lên đầu thấy vài sợi tóc bạc. Lật bật một lúc nữa, thì thấy hết phân nửa tóc bạc, chẳng bao lâu sau nhìn lên đầu như là thúng bông. Đó, vô thường chuyển biến dần dần và không bao giờ dừng lại.
Thân như vậy, tâm cũng như vậy, một dòng chuyển biến không ngừng. Muôn sự muôn vật ở trước cũng vậy. Như ngày nay chúng ta xây được căn nhà bê tông, thấy chắc biết mấy. Nhưng năm mươi năm sau nó cũng phải hư. Có cái gì không đổi dời, không biến chuyển đâu. Biết rõ như vậy thì sự vật là thật hay không thật. Nếu thật thì nó phải nguyên vẹn, không đổi thay; còn nó đổi thay thì hết thật rồi. Cho nên các hành là vô thường là pháp sanh diệt.
Như vậy muôn sự muôn vật ở trên thế gian là vô thường, là sanh diệt. Nếu là vô thường, là sanh diệt tức là đau khổ. Già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ. Chính vì vô thường đó mà đi tới bại hoại, bại hoại là đau khổ. Cho nên vô thường là nhân đưa đến quả đau khổ. Vì nó là pháp sanh diệt cho nên chúng ta không còn mãi mãi như vậy được.
Sanh diệt diệt dĩ, là sanh diệt mà diệt rồi thì tịch diệt vi lạc, tức lặng lẽ là vui. Lặng lẽ đó là Niết-bàn. Khi cái vô thường sanh tử lặng, thì Niết-bàn an lạc, tức cái vô sanh mới là an lạc chân thật. Như vậy Phật dạy chúng ta tu từ pháp sanh diệt chuyển lần đến vô sanh. Sanh diệt là đau khổ, vô sanh là an vui. Thế thì tu Phật là tìm vui hay tìm khổ? Mà muốn tìm vui thì trước phải biết khổ. Biết khổ mới tìm vui. Chớ còn ở trong khổ mà không biết khổ; trong khổ mà nghĩ là vui, thì đâu chịu bỏ khổ.
Cho nên đức Phật nói khổ để chúng ta nhận thức chín chắn cuộc đời là đau khổ, chúng ta mới cố gắng tiêu diệt nhân đau khổ. Diệt hết nhân đau khổ thì mới thật là vui. Như vậy có thể kết luận đạo Phật bi quan không? Nếu từ khổ đi tới hết khổ, thì đạo Phật là đạo diệt khổ, đưa chúng ta tới chỗ an vui. Vậy mà nhiều người mới nghe đạo Phật nói Khổ đế - cuộc đời là đau khổ - liền nói đạo Phật bi quan! Mà không ngờ nói khổ là chỉ cho chúng ta nhận thức như vậy, để phăng tìm và tiêu diệt nguyên nhân của nó thì đau khổ hết. Đau khổ hết thì được an vui vĩnh viễn, gọi là vui Niết-bàn.
Chúng ta là những hành giả đang cố gắng, đang vươn lên tới mục đích an vui giải thoát. Cũng như người leo núi, từ dưới chân núi muốn leo tới chóp núi, thì lúc đầu là khổ hay vui? Là nhọc nhằn, là khổ. Nhưng khi lên đến chóp núi rồi, ngồi yên lặng hóng gió mát liền nghe khỏe, thảnh thơi. Như vậy đang leo núi là khổ, nhưng đến chóp núi là vui. Cho nên trên đường tu, chúng ta chịu khó, chịu cực làm cho mòn, cho tan vỡ các nhân đau khổ, khi hết nhân đó chúng ta sẽ được an vui. Công phu đó gọi là tu hành.
Nhiều người nghe nói tu hành liền nghĩ méo mó là tu thì phải bị hành. Nên họ bảo vô chùa tu phải thức khuya, dậy sớm, tụng kinh ngồi thiền, phải ăn muối ớt, muối tiêu, hoặc chịu đói chịu khát, vậy mới là tu, vì tu là hành mà. Chữ tu hành nghĩa là tu phải thực hành lời Phật dạy, chớ không phải tu hành là hành phạt.
Để kết thúc bài này tôi dẫn lời Thiền sư Mãn Giác đời Lý, để nhắc cho quí vị thấy kinh Phật và lời Tổ không hai, không khác. Lúc Ngài gần tịch, Ngài làm một bài thơ:
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Như vậy bài kệ trên có giống bài kệ này không? Một bên là chư hành vô thường, một bên nói Xuân khứ bách hoa lạc, xuân đáo bách hoa khai. Xuân khứ tức là mùa xuân đi rồi thì trăm hoa rụng. Mùa xuân đến thì trăm hoa nở. Như vậy hoa rụng, hoa nở, theo dòng thời gian xuân, hạ, thu, đông. Thời gian chuyển biến thì sự vật theo đó cũng chuyển biến. Thời gian là vô thường, sự vật cũng vô thường. Như vậy muôn vật trong cõi đời này đều chuyển biến như một dòng nước. Nó cứ trôi đi không dừng.
Hai câu kế Sự trục nhãn tiền quá, lão tùng đầu thượng lai. Cây cỏ hoa lá theo thời tiết đổi thay, phai tàn sanh trưởng, thì con người theo thời tiết cũng như vậy. Mới ngày nào tóc xanh, bây giờ ngó lại trên đầu tóc đã bạc rồi. Như vậy không có gì dừng lại được. Bốn câu thơ này nói lên dòng đời là một dòng sanh diệt đổi thay. Con người cũng theo đó mà thay đổi không dừng. Nhưng hai câu kết rất lý thú:
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Chớ bảo mùa xuân qua rồi thì hoa rụng hết, bởi vì đêm hôm ở trước sân, còn một cành mai nở trắng xóa. Hoa theo thời mà rụng, tức mùa xuân thì hoa nở, hết xuân thì hoa rụng. Đến mùa đông là mùa tàn tạ nhất. Tuy tàn tạ không còn hoa, nhưng sự thật, đừng hiểu lầm rằng không còn một hoa nào nở, vì có một cành mai nở trắng xóa trước chùa. Cành mai đó để nói lên điều gì? Để nói rằng nơi mình còn có cái chân thật. Cái chân thật đó không bị thời gian cuốn đi. Cái chân thật đó không bị vô thường sanh diệt bào mòn, nó vẫn nguyên vẹn ở nơi mình như cành mai nở vào mùa đông.
Chúng ta thấy cái nhìn của các Thiền sư đúng như cái nhìn của chư Phật. Phật nói sanh diệt diệt rồi, tịch diệt là vui. Tới chỗ lặng lẽ chân thật, cái đó không mất, cái đó mới là thật. Ở đây cũng vậy, bản thân con người, bản thân sự vật bị thời gian lôi kéo, vô thường sanh diệt; nhưng trong đó có một cái chưa bị thời gian chi phối, chưa bị tất cả pháp làm cho sanh diệt. Nó còn vẹn toàn giống như một cành mai mùa đông. Vì thế chúng ta mới tu, chớ nếu sanh diệt hết thì còn gì để tu.
Trong cái sanh diệt có cái chưa từng sanh diệt. Nhà thiền thường hay ví dụ hình ảnh hoa sen trong lửa. Trong lò lửa cháy hừng hực, mà hoa sen vẫn tươi thắm, đó là sao? Lò lửa chỉ cho thân này vô thường, cảnh đời vô thường, đổi thay.

Thanked by 1 Member:

#147 MaHinhAn

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 315 Bài viết:
  • 132 thanks

Gửi vào 03/03/2022 - 20:07

Nắp ấm liệt truyện.

Là nói cái nắp ấm Tử Sa của nhà cháu, một hôm đẹp trời, nó... liệt truyện, à quên, thiệt mạng.

Một cú vẩy. Bộp. 3 miếng lớn, còn nhiều mảnh vụn. Thôi xong triệu bạc. Hắt vào một đống để hót vào thùng rác. May chưa đổ thì nhắn tin cho đứa bán ấm Tâm Việt Trà: Em có bán nắp ấm riêng không? Nó bảo anh gói kỹ mang sang em, em gắn lại cho.

Bán tín bán nghi, nhưng vẫn vun vun quét quét làm một bụm mang sang. Để đấy và chờ.

Ông bạn vàng Long bĩu môi, bác cứ phức tạp hóa vấn đề. Bao nhiêu năm pha trà vào các loại ấm những là quyết thắng, là kỷ niệm, là vì này vì nọ không sao, giờ già đốc chứng. NÓi thế nhưng hắn tranh thủ nịnh nhà cháu dù chả có gì để hắn phải nịnh, bằng cách đi lùng mua bộ ấm Bát Tràng, khệ nệ bê tới.

Ok tạm được rồi, kệ cái nắp, lúc nào rảnh nó làm, muỗi, ông có cái này rồi.

Một hôm đẹp trời. Không bộp nữa, mà cạch. Cái vòi ấm đi một khúc. A hu hu. Đúng là tư tưởng pha trà vào ca với các loại ấm được tặng to uỳnh đầy chữ nó quen ****, giờ chơi đồ quý cứ như đồ đại trà...

Nhưng lại có cơ để giục việc nắp ấm, chứ bình thường cũng ngại.

Té ra nó phải đợi keo và vàng gửi từ Sài Gòn về.

Và té ra hàn không dễ, không phải cứ keo 502 là xong, bởi nó có đủ đâu mà dí keo là xong. Lại còn phải nghệ thuật nữa. Nó như hoa văn nắp ấm.

Hôm nay nói nhắn: Xong rồi, anh sang rước nắp về.

Ôi giời là nó đẹp, khít lịt và... không ai biết là nó từng vỡ, lại tưởng là xăm nghệ thuật. Nó như các cô gái khi đẻ bị... rách bướm ấy, tiện thể thêu, xăm nghệ thuật vào, hihi, đẹp lung linh.

À lại còn, bảo nó anh phải kiếm cái dây cột lại. Nó bảo không anh ơi, 10 ông cột dây là 11 ông vỡ. Em rất nhiều dây đẹp, dây nghệ thuật, sẵn sàng cho anh cả nắm, nhưng anh dùng là vỡ ngay.

Té ra là, nếu có dây, anh sẽ cầm quai ấm lắc để rửa, và nắp đập vào thân, xong luôn, bộp luôn. Không bộp, mà choang, vì độ vỡ nó toang hơn hihi.

Rửa ấm quý, phải hết sức cẩn thận. Cho vào chậu, lần lượt xong từng bộ phận, để cẩn thận rồi tới bộ phận kia. Hết sức nhẩn nha gượng nhẹ, hơn là tắm cho bé sơ sinh nữa.

Èo mẹ, nhà cháu. Thay trà là ra lavabo, mở nắp cầm ấm dốc đít lắc như máy nhồi cọc, rồi xả nước ào ào, tráng nước sôi cũng thế. Cái vòi Bát Tràng sứt là do nó đập vào thành lavabo inox. Còn nắp Tử Sa là do vung vẩy đổ bã trà quá tay he he.

Lại thêm cái tật pha trà xong để ngay ở bàn viết, vừa viết/ đọc vừa uống, trong khi người ta trịnh trọng ngồi ở bàn, trước khi pha trà bàn phải được quét 2 lần, lau 5 lần, sạch lau li và không có gì trên bàn trừ bộ đồ trà. Đây cái bàn viết bừa bộn hơn gánh hàng đồng nát (thực ra gánh hoặc xe đồng nát rất ngăn nắp khoa học để chất được nhiều), mà lại còn... bẩn nữa, nhà cháu thặc. Vì không dám nhấc lên để lau, không dám dọn vì sợ nó lộn xộn. Cái lộn xộn của nhà cháu là sự lộn xộn ngăn nắp, còn khi sắp xếp lại thì nó thành sự ngăn nắp lộn xộn he he.

Tóm lại là, uống trà kiểu nghiệp dư mà bày đặt, tiếng Quảng là Bè đẹt.

Lại nhớ ở quảng trường Pleiku, sáng nào cũng có 1 ông, nhàu nhàu tuổi thôi, chưa nhũn như nhà cháu, sáng nào cũng một mình một bình trà (pha vào cái phích nhỏ), một cái ly, ngồi mở điện thoại nghe nhạc. Rất sớm, nhà cháu đi bộ lúc 6h sáng đã thấy ở đấy rồi, như vắt tranh.

Cần đếch gì Tử Sa với Bát Tràng, cái phích chứa nước nóng và một người tử vì trà khiến mình kính trọng trà.

Có chi mô nơ?

Nó đây ạ, nắp ấm, và ấm...

#148 MaHinhAn

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 315 Bài viết:
  • 132 thanks

Gửi vào 03/03/2022 - 20:39

Bát tự Hà Lạc (có sách ghi là Tám chữ Hà Lạc) là thuật toán được xây dựng dựa trên cơ sở triết lý của Kinh dịch, Hà đồ, Lạc Thư cùng với các thuyết Can Chi, âm dương, ngũ hành,… đồng thời căn cứ vào giờ, ngày, tháng, năm sinh theo âm lịch và giới tính để lập quẻ Tiên Thiên với hào nguyên đường và quẻ Hậu thiên để dự đoán vận mệnh.


Danh sỹ đời Thanh là Chu Tích Thụ có viết trong U mộng tục ảnh rằng: “Hoa là kiếp sau của mỹ nhân: Hoa mai là trinh nữ, hoa lê là tài nữ, hoa cúc là tài nữ giỏi văn chương, hoa thủy tiên là tài nữ giỏi thơ từ, hoa trà mi là tài nữ giỏi đàm đạo thiền, hoa mẫu đơn là phụ nữ gia đình đại tộc, thược dược là phụ nữ của danh sỹ, hoa sen là con gái của danh sỹ, hoa hải đường là nàng hầu đẹp, hoa thu hải đường là người thiếp lấn át phu nhân, hoa nhài là a hoàn nhỏ hiểu việc đời, hoa phù dung là tỳ nữ trung niên yêu thơ, duy chỉ có hoa lan là mỹ nhân tuyệt thế”.

XEM ĐỂ BIẾT MÌNH LÀ AI TRONG SỐ NÀY???

Do sự hiểu biết không thâm sâu về Đạo Phật, hiểu biết một cách nông cạn, vì thế tín đồ Phật giáo có thể chia làm năm loại:

1-Người tín đồ đến chùa cúng bái, cầu an, cầu siêu, xin xăm, bói quẻ, xem ngày tốt xấu, cúng sao, giải hạn, v.v.. (Phật tử phổ thông)

2-Người tín đồ đến chùa cúng dường chư Tăng, nghe thuyết pháp giảng kinh để tìm hiểu Đạo Phật, những người này có học thức nhưng lại thiếu cân nhắc, nghe giảng pháp nào tin ngay pháp nấy, không biết pháp có đúng hay sai của Đạo Phật, cứ nghe giảng có lý là tu tập, do thế sanh ra kiến chấp, tranh luận hơn thua… (Phật tử nông nổi).

3- Người tín đồ đến chùa ít cúng dường chư Tăng, ít lễ Phật, ít cúng bái, chỉ chuyên nghe thuyết giảng kinh điển, học thuộc làu nghĩa lý và thỉnh nhiều loại kinh sách của các nhà học giả nghiên cứu sưu tầm soạn ra, lấy đó làm tiêu chuẩn rồi cũng tự kiến giải nghĩa lý ấy theo quan điểm riêng tư của mình, tìm các bậc tu hành tranh luận hơn thua để hạ nhục họ và tự cho mình như một bậc thầy thông suốt lý đạo, đôi khi còn tỏ ra như mình đã tu chứng (Phật tử kiêu căng).

4- Người tín đồ đến chùa không cúng bái Phật, không cúng dường chư Tăng, không nghe thuyết giảng kinh, chỉ móc nối làm ăn (Phật tử mượn danh làm ăn).

5- Người tín đồ đến chùa cúng bái Phật, cúng dường chư Tăng, nghe thuyết giảng kinh điển để tìm hiểu và cân nhắc pháp môn nào đúng, pháp môn nào sai để chọn lấy pháp môn chân chánh của Đạo Phật rồi mới tu tập (Phật tử chân chánh).
St

#149 MaHinhAn

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 315 Bài viết:
  • 132 thanks

Gửi vào 03/03/2022 - 20:51

Nhật thông báo
Cúm 0,06-0,09
Omicron 0,13
O=cúm

#150 MaHinhAn

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 315 Bài viết:
  • 132 thanks

Gửi vào 03/03/2022 - 21:14

Tháng 2 tham lang hoá kỵ
Những ai “đoạt ái”

Bán cho Tôi một cuộc tình
Tôi sẽ trả Em bằng tuổi xuân Tôi có
Bán cho Tôi năm tháng yêu đương đó
Tôi sẽ trả Em bằng cả ánh bình minh ????


Tối buồn quá. 2 cha con đi mua beer về nhậu con há…

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |