Jump to content

Advertisements




Chuyện Nam Kỳ Xưa ...


730 replies to this topic

#1 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6740 Bài viết:
  • 5562 thanks

Gửi vào 14/03/2023 - 00:29

"LÍP BA GA" Mà Dân Nam Kỳ Hay Nói Là Gì?
Mar 12, 2023

THEO DẤU GIÀY SÔ

Thế hệ của tôi, của lớp cha chú trong gia đình, kể cả xóm làng khi muốn nói hay diễn tả cái gì đó thiệt nhiều, không thể giới hạn, đong đếm mức độ, thì thường nói là: “Líp ba ga luôn...!”.

Thí dụ như: nhậu xỉn quắc cần câu, nhậu cho banh ta-long, nhậu tới bến, nhậu cho mát trời ông Địa, nhậu cho muỗi biết tên mà sợ... thì nói luôn cho gọn là "Nhậu líp ba ga". Ra phố, xuống chợ mua sắm tràn trề, tá lả, đụng đâu mua đó, gặp món đồ nào mà khoái thì mua liền, được kêu là "Mua líp ba ga".

*Vậy “Líp ba ga” là gì...?

Tác giả: Đinh Trực






.

Thanked by 1 Member:

#2 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6740 Bài viết:
  • 5562 thanks

Gửi vào 14/03/2023 - 00:39

Trước Năm 1975 "Những Người Lính SÀI GÒN Xưa Sử Dụng Ngôn Ngữ Như Thế Nào?
Jan 13, 2022

THEO DẤU GIÀY SÔ

Nếu để ý kỹ, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra một sự thật đó là ngôn ngữ Sài Gòn từ những năm trước 1975 đều đậm phong cách người lính. Cũng không quá khó hiểu với điều này đây, bởi miền Nam ở thời kỳ đó vẫn đang ở những giai đoạn gọi là “leo thang cнιếɴ тʀᴀɴн” với các lệnh “tổng động viên” được phát động trên toàn lãnh thổ. Nếu đã vậy, tại sao chúng ta không cùng tìm hiểu đôi chút về “ngôn ngữ người lính Sài Gòn” cũng như đang tìm hiểu ngôn ngữ người miền Nam trước năm 1975 sẽ như thế nào?






.

Thanked by 2 Members:

#3 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6740 Bài viết:
  • 5562 thanks

Gửi vào 14/03/2023 - 00:57

Tìm Hiểu Về Vùng Đất "SÀI GÒN - GIA ĐỊNH" Qua Những Tình Khúc Bất Hủ
Dec 7, 2022

THEO DẤU GIÀY SÔ

Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor theo tiếng Khmer của người dân bản địa, có nghĩa là "thành trong rừng". Vì sự sụp đổ của đế chế Khmer, vùng Nam Bộ trở thành đất vô chủ, về sau đã sáp nhập vào Đại Việt nhờ công cuộc khai phá miền Nam của chúa Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập huyện Tân Bình thuộc phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Phủ Gia Định khi đó bao gồm Sài Gòn và các tỉnh xung quanh hiện nay (Tây Ninh, Long An...), còn huyện Tân Bình là chỉ vùng đất Sài Gòn.

Địa danh Sài Gòn có trên 300 năm và từng được dùng để chỉ một khu vực với diện tích khoảng 1 km² (Chợ Lớn) có đông người Hoa sinh sống trong thế kỷ 18. Địa bàn đó gần tương ứng với khu Chợ Lớn ngày nay. Năm 1747, theo danh mục các họ đạo trong Launay, Histoire de la Mission Cochinchine, có ghi chép "Rai Gon Thong" (Sài Gòn Thượng) và "Rai Gon Ha" (Sài Gòn Hạ). Theo Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn viết năm 1776, năm 1674, Thống suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn đánh Cao Miên và phá vỡ "Lũy Sài Gòn" (theo Hán Nho viết là "Sài Côn").

Đây là lần đầu tiên chữ "Sài Gòn" xuất hiện trong tài liệu Việt Nam. Vì thiếu chữ viết nên chữ Hán "Côn" được dùng thế cho "Gòn". Nếu đọc theo chữ Nôm là "Gòn", còn đọc theo chữ Hán thì là "Côn". Theo phiên âm Hán-Việt thì Sài Gòn còn được gọi là Tây Cống.[14] Sau đó, danh xưng Sài Gòn được dùng để chỉ các khu vực nằm trong "lũy Lão Cầm" (năm 1700), "lũy Hoa Phong" (năm 1731) và "lũy Bán Bích" (năm 1772), chỉ với diện tích 5 km². Ngoài ra theo một số nhà nghiên cứu thì Thụ Nại cũng từng là tên gọi của vùng đất Sài Gòn xưa trước khi Nguyễn Hữu Cảnh đến khai phá.

Khi Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam. Địa giới Sài Gòn lúc này bao gồm vùng đất Sài Gòn và Bến Nghé cũ. Sài Gòn cũng là thủ đô của Liên bang Đông Dương giai đoạn 1887–1901 (về sau, Pháp chuyển thủ đô Liên bang Đông Dương ra Hà Nội).

Năm 1931 Khu Sài Gòn - Chợ Lớn được thành lập, bao gồm Thành phố Sài Gòn và Thành phố Chợ Lớn. Năm 1941 Chợ Lớn được sáp nhập vào Sài Gòn. Năm 1949, Sài Gòn trở thành thủ đô của Quốc gia Việt Nam, một chế độ chống cộng liên minh với Pháp trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương, và sau này là thủ đô của Việt Nam Cộng hòa (chế độ kế tục Quốc gia Việt Nam). Kể từ đó, Sài Gòn được xem là thủ đô và trở thành một trong những đô thị quan trọng nhất của miền Nam Việt Nam sau khi bị chia cắt vào năm 1954.






.

Thanked by 3 Members:

#4 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6740 Bài viết:
  • 5562 thanks

Gửi vào 14/03/2023 - 01:28

Vì Sao Người Miền Nam Xưa Gọi “BỆNH VIỆN” Là “NHÀ THƯƠNG”?
Nov 13, 2022

THEO DẤU GIÀY SÔ

Dân miền Saigon chắc hẳn còn nhớ các tên nhà thương như nhà thương Chợ Rẫy, nhà thương Chợ Quán, Bình Dân, Nguyễn Văn Học, Từ Dũ, Hùng Vương hay nhà thương Hồng Bàng…

Trên bảng hiệu thường dùng từ “bịnh viện” (hoặc “bệnh viện”), nhưng người dân miền Nam không gọi nhà thương là bệnh viện. Ở Saigon đôi lúc cũng có nghe người ta gọi nhà thương là bệnh viện nhưng những người đó không phải là dân gốc cố cựu miền Nam, thường là dân di cư năm 54.

Tiếng “nhà thương” bắt nguồn từ ý nghĩa nhà chữa trị cho người thương tật bịnh hoạn. Nhưng dân miền Nam gắn liền nhà thương với tình thương và chánh phủ đã giúp vun bồi ý nghĩa, niềm tin đó.






.

Thanked by 2 Members:

#5 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6740 Bài viết:
  • 5562 thanks

Gửi vào 14/03/2023 - 01:38

“BỎ ĐI TÁM!” Và Phong Cách Ngồi Xe Của Người Miền Nam | Hoài Niệm Sài Gòn Xưa
Oct 20, 2022

THEO DẤU GIÀY SÔ

Cũng chẳng xa lạ gì với các bạn về hình ảnh Sài Gòn xưa có các bà, các cô, các chị ngồi sau xe máy để hai chân sang một bên. Bữa có bạn giựt mình hỏi tui “Ủa có cả con trai, đờn ông cũng ngồi một bên kìa”, tui mới lao vào ngâm cứu và biết ra.

Người Sài Gòn thuở xưa (kéo dài cho tới trước năm 1975) ưa nói cái câu "Bỏ đi Tám". Sao lại không nói "Bỏ đi Hai / Ba / Năm / Chín...", hay một thứ tự nào đó bất kỳ, mà phải là thứ "Tám"?
Trước hết, phải biết là câu này phát sanh ở khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn từ thời Pháp thuộc, khoảng đầu thế kỷ 20. Thời đó, cách xưng hô thứ bậc trong xã hội rất phổ biến và phần nào phản ánh vị trí xã hội, giai cấp.






.

#6 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6740 Bài viết:
  • 5562 thanks

Gửi vào 14/03/2023 - 01:53

Ký Ức Về "XE THỔ MỘ" (XE NGỰA) Sài Gòn Xưa Qua Ca Khúc "LÝ NGỰA Ô" & "CON ĐƯỜNG XƯA EM ĐI"
Oct 15, 2022

THEO DẤU GIÀY SÔ

Với người Sài Gòn-Gia Định ở lớp tuổi U70-U80 trở lên, hình ảnh chiếc xe thổ mộ là kỷ niệm không bao giờ phôi pha trong tâm trí họ.

Ở cái miền đất thân yêu đó, vào những thập niên 1940-1950, cứ khoảng 3 – 4 giờ sáng là thành phố đã rộn rả tiếng người. Dưới ánh đèn vàng vọt và bầu trời đầy sao, bạn hàng chở hàng hóa ra chợ trên những chuyến xe cá, xe thổ mộ… tiếng nhạc ngựa âm vang như một điệp khúc không bao giờ dứt. Đó là một trong những kỷ niệm tuổi thơ sâu sắc nhất của người Sài Gòn.






.

Thanked by 1 Member:

#7 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6740 Bài viết:
  • 5562 thanks

Gửi vào 14/03/2023 - 12:40

"TÀI TỬ" LÀ GÌ? | Đờn Ca Tài Tử & Tài Tử Điện Ảnh
Mar 13, 2023

THEO DẤU GIÀY SÔ

Hiện nay danh từ “tài tử” được dùng để nói đến những diễn viên không phải là chuyên nghiệp nhưng lại có tài, diễn xuất vì đam mê. Nói chung là những người chưa có chuyên về một khía cạnh nào đó. Chẳng hạn như “tài tử điện ảnh”. Tuy nhiên “tài tử” cũng được dùng trong cụm từ “đờn ca tài tử”. Vậy thì tài tử trong trường hợp này là gì? Có phải nói về những người chơi đàn không chuyên không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một chút về hai danh xưng “tài tử điện ảnh” và “đờn ca tài tử” có điểm gì khác nhau.






.

#8 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6740 Bài viết:
  • 5562 thanks

Gửi vào 15/03/2023 - 23:49

Ký Ức Về “ĐÀI SỐ 9” THVN | Những Tài Liệu Quý Hiếm Về Đài Truyền Hình Sài Gòn Ngày Xưa
Sep 21, 2022

THEO DẤU GIÀY SÔ

Đài Truyền hình Việt Nam (THVN9)hay còn gọi là Đài Truyền hình Sài Gòn là đài vô tuyến Truyền hình thuộc Nha Vô tuyến Truyền hình Việt Nam của Việt Nam Cộng hòa. Đài Sài Gòn phát sóng trên băng tần số 9 nên cũng được gọi là Đài số 9, phát hình trắng đen với tiêu chuẩn kỹ thuật truyền hình Hệ FCC - điều tần tiếng 4,5 MHz (nay là kênh HTV9). Đài Sài Gòn hoạt động từ ngày 7 tháng 2 năm 1966 đến ngày 29 tháng 4 năm 1975. Đây là Đài Truyền hình đầu tiên của Việt Nam. Đài THVN do Tổng cục Truyền thanh, Truyền hình và Điện ảnh điều hành dưới quyền Bộ Dân vận.

Bản tin thời sự có những bước đột phá như loạt truyền hình về cuộc tổng tuyển cử tổng thống Việt Nam Cộng hòa và Thượng viện năm 1967. Chương trình phát hình khá đa dạng trong đó có phần tân nhạc như Tiếng tơ đồng, Hương xưa; ca nhạc với những ca sĩ tên tuổi như Thanh Lan, Trần Thiện Thanh; nhạc sĩ như Châu Kỳ, Phạm Mạnh Cương, Văn Phụng, Lê Dinh, Hoàng Thi Thơ, thể thao bóng đá; kịch nói với đoàn kịch Túy Hồng; cải lương mỗi thứ Bảy, và cả hát bội. Kịch nói truyện dài xã hội và hài hước như Gia đình Thầy Ký xuất hiện mỗi tối Thứ Năm với 2 diễn viên là Tú Trinh và Thanh Việt. Nói chung phần giải trí chiếm khoảng 60% thời giờ phát hình. Ngoài ra có những khoản đặc biệt cho các đoàn thể như chương trình Phật giáo Tiếng chuông chùa hay chương trình truyền hình Đắc Lộ của giáo hội Công giáo. Ngành giáo dục thì có chương trình Thế giới Trẻ em của nhạc sĩ Lê Văn Khoa, Ban Tuổi Xanh của nữ nghệ sĩ Kiều Hạnh, và Đố vui để học do Vũ Khắc Khoan điều khiển, Đinh Ngọc Mô phụ trách.Chương trình Tuyển lựa ca sĩ cũng rất được hâm mộ, tạo ra những khuôn mặt mới trong ngành tân nhạc Việt Nam. Đài Truyền hình còn cho phát những chương trình dân vận và quân vận của Chiêu hồi. Trong những sự kiện được phát sóng, đáng ghi nhớ là buổi phát hình trận chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới 1974 giữa đội tuyển Tây Đức và Hà Lan.

Phát ngôn viên đài truyền hình có Tuyết Mai,[31] Mai Liên, Nguyễn Đình Khánh.

Đài THVN kết thúc buổi phát hình với những câu:

“Kính thưa quý vị, chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam tối nay, đến nay đã chấm dứt. Với những cố gắng thường xuyên trong các mục thông tin, giáo dục và giải trí, chúng tôi ước mong quý vị đã thưởng thức phần nào chương trình của đài chúng tôi. Xin kính chúc quý vị một đêm yên nghỉ và hẹn tái ngộ cùng quý vị vào tối mai, cũng trên băng tần số 9 của đài chúng tôi. Kính chào quý vị.”

Câu kết thúc trên được lập lại đến ngày 29 tháng 4 năm 1975.

Những biến cố lịch sử vào đầu năm 1975 cũng được Đài Truyền hình Sài Gòn truyền đi. Cuộc di tản hỗn loạn và đẫm máu triệt thoái khỏi Cao nguyên Trung phần xuống Tuy Hòa theo Tỉnh lộ 7 được phát hình trên vô tuyến gây thêm kinh hoàng cho dân chúng Miền Nam tiếp theo đó là buổi phát hình trực tiếp bài diễn văn từ chức của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa NVT vào tối ngày 21 tháng Tư năm 1975.

Ngay đến ngày 30 tháng 4, đoàn thu hình THVN9 đã vào Dinh Độc Lập đợi Tổng thống Dương Văn Minh nhưng không thực hiện vì khoảng 7 giờ sáng, Dương Văn Minh ra gặp và kêu gọi mọi người hãy ra về. Vài tiếng đồng hồ sau, chính thể Việt Nam Cộng hòa cáo chung.

Buổi phát hình cuối cùng của THVN9 là từ 18h00 đến 23h57 ngày 29 tháng 4 năm 1975, trước ngày chính quyền Sài Gòn sụp đổ.






.

Thanked by 3 Members:

#9 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6740 Bài viết:
  • 5562 thanks

Gửi vào 18/03/2023 - 10:31

VĂN HÓA ĂN SÁNG CỦA NGƯỜI SÀI GÒN NGÀY TRƯỚC
Mar 17, 2023

THEO DẤU GIÀY SÔ

Sài Gòn vốn được mệnh danh là “Hòn Ngọc Viễn Đông”. Nơi đây có sự giao thoa, tiếp nhận của nhiều nguồn ẩm thực từ khắp mọi miền đất nước, để rồi tích tụ thành một nét đặc trưng rất riêng của Sài Gòn. Nhớ lại những năm tháng trước 1975, nét văn hóa “ăn uống” tuy nhỏ bé nhưng không kém phần quan trọng, mọi người như được thấy lại một phần cuộc sống rất thú vị của Sài Gòn năm xưa...!

Quán không chỉ là quán, mà là một góc vỉa hè, vài ba cái bàn nhỏ, ít cái ghế con, nơi đó chính là “Nhân gia của cuộc đời”, nó quay mặt ra con phố để hứng lấy sóng gió thời cuộc để phân vân, trăn trở và lựa chọn một thái độ sống... Không có quán dành riêng cho một hạng người nào, chỉ có người chọn cái quán mà mình thích mà thôi...!






.

Thanked by 2 Members:

#10 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6740 Bài viết:
  • 5562 thanks

Gửi vào 23/03/2023 - 10:55

AO BỒ RỆT | Từ Đầm Lầy Lên Biểu Tượng Saigon
Mar 22, 2023

THEO DẤU GIÀY SÔ

Chợ Bến Thành có lẽ đã quá quen thuộc với người dân Miền Nam, và đôi khi nó được chọn làm biểu tượng cho Sài Gòn, bên cạnh nhà thờ Đức Bà. Nhưng lớp trẻ bây giờ có lẽ ít ai biết trước đây vị trí cất chợ Bến Thành vốn là vùng đầm lầy ao tù nước đọng.

Ao Bồ Rệt là cái tên được người dân Nam Kỳ gọi sau khi Đầm lầy Bồ Rệt bị lấp gần hết. Khu vực này có cảnh quan trái ngược hoàn toàn với xung quanh, nằm lọt thỏm giữa những toà nhà mang kiến trúc thuộc địa là một vùng đầm lầy với những ngôi nhà tranh vách lá, thậm chí còn có cầu khỉ. Đây là nơi được chọn để xây dựng Chợ Mới (chợ Bến Thành ngày nay).






.

Thanked by 1 Member:

#11 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6740 Bài viết:
  • 5562 thanks

Gửi vào 23/03/2023 - 11:07

XỔ SỐ KIẾN THIẾT | Nền Tảng Của Xã Hội Qua Tờ "Vé Dò"
Mar 21, 2023

THEO DẤU GIÀY SÔ

Kiến thiết quốc gia
Giúp đồng bào ta
Xây đắp muôn người
Ðược nên cửa nhà

Tô điểm giang san
Qua bao lầm than
Ta thề kiến thiết
Trong giấc mộng vàng

Triệu phú đến nơi
Năm, muời đồng thôi
Mua lấy xe nhà
Giàu sang mấy hồi

Kiến thiết quốc gia
Giúp đồng bào ta
Ấy là thiên chức của người
Việt Nam Mua số mau lên

Xổ số gần đến
Mua số mau lên
Xổ số gần đến.
Kiến thiết quốc gia. Giúp đồng bào ta…







.

Thanked by 2 Members:

#12 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7312 Bài viết:
  • 16861 thanks

Gửi vào 23/03/2023 - 17:09

Số độc đắc là 6 con số . Số á độc đắc là 5 con số . Có người trúng 2 lần . Lảnh tiền ở Ngân khố tức là Kho bạc .
Ông Trưởng Ty Kho bạc được hưởng một số hoa hồng trong lúc phân phôi1 vé số ra ngoài, xem như một lợi tức riêng .

Thanked by 4 Members:

#13 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6740 Bài viết:
  • 5562 thanks

Gửi vào 24/03/2023 - 10:36

TẠI SAO LẠI GỌI LÀ "XE ĐÒ" ?
Mar 23, 2023

THEO DẤU GIÀY SÔ

Tại sao gọi là xe đò?

Có lần tôi hỏi nhà văn Sơn Nam khi gặp ông ở quán cà phê vỉa hè trước Nhà Văn hóa quận Gò Vấp cách nay hai mươi năm. Trong chiếc áo sơ mi cụt tay, khuôn mặt ốm nhăn nheo màu bánh ít, mắt đăm chiêu sau cặp kiếng dày, ông thủng thỉnh trả lời theo kiến giải của mình.

Đồng bằng Nam bộ sông nước chằng chịt, ngày xưa phương tiện đi lại chủ yếu bằng đò ghe, cho đến thập niên ba mươi, người Pháp thành lập vài hãng xe chở khách đi miền Tây. Thời ấy đường bộ chưa phát triển, xe đến bến khách phải chuyển tiếp bằng đò ghe nên người ta gọi là xe đò cho tiện.







.

Thanked by 1 Member:

#14 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6740 Bài viết:
  • 5562 thanks

Gửi vào 25/03/2023 - 10:15

"CỌP DÊ" - COPIERS | Kỷ Niệm Đời Học Trò Qua Bao Thế Hệ
Mar 24, 2023

THEO DẤU GIÀY SÔ

"CỌP DÊ".....! COPIERS...!
HAI TIẾNG THÂN THƯƠNG CỦA TUỔI HỌC TRÒ XƯA...!
(Đinh Trực)

Hai tiếng nghe thật lạ lẫm với nhiều người nhưng cũng rất thân thương phát ra từ cửa miệng đến cái nhìn len lén, kín đáo hoặc lộ liễu của đứa bạn kế bên, hoặc cũng có thể từ chính bản thân mình....!
"Cọp dê" là cái từ mà thời nhỏ trong những năm sáu mấy, cả lớp cả trường..., bọn trẻ tụi tui gọi khi chọc quê một đứa nào đó...!
Có nói quá không..? Khi tui dám “cá” với mấy bạn vào thời còn đi học, thuở cắp xách đến trường. Cho dù là đứa học trò ngoan nhứt, giỏi nhứt cũng có lúc loay hoay, lén lút canh Thầy Cô để "hành động....!".






.

Thanked by 3 Members:

#15 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6740 Bài viết:
  • 5562 thanks

Gửi vào 26/03/2023 - 11:15

Phân Biệt CHẠP PHÔ & HÀNG XÉN
Mar 25, 2023

THEO DẤU GIÀY SÔ

Cùng bán đồ "hằm bà lằng xắng cấu " nhưng Nam Kỳ mình phân biệt rõ hai tiệm: “chạp phô” và "hàng xén".

Đây là hai tiệm bán đồ vật dụng khác nhau.

1-Tiệm chạp phô là tiệm bán đồ ăn khô như bánh, kẹo, đồ dùng hàng ngày như: gạo, đường, nước mắm, nước tương, muối, bột ngọt, gia vị, mì gói, kim chỉ, dầu hôi, đèn hột vịt, đậu xanh, đậu phộng, la-ve, nước ngọt...

2-Tiệm hàng xén là tiệm hầu như không bán đồ ăn, họ bán nhiều về chén bát, nồi ơ xoong chảo, siêu nồi sắc thuốc Bắc, dao, thớt, thùng đựng nước, lò dầu, chổi, tượng Phật, tượng Thần Tài, Ông Địa, Bồ Tát Quán Âm, vải bạt, kẽm buộc, ni lông...

(Đinh Trực sưu tầm)






.

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |