Jump to content

Advertisements




CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO


95 replies to this topic

#76 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 19/10/2011 - 18:11

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

CHƯƠNG XII

NHỮNG VỊ ĐẾ QUÂN VÀ CÁC CUNG

NHỮNG VỊ ĐẾ QUÂN

Trong chương vừa rồi, tôi đã diễn tả đại khái vài ngành hoạt động của các đấng Chân Sư, nhưng tự nhiên là còn nhiều ngành hoạt động khác nữa mà chúng ta không biết được gì cả. Tuy nhiên, bấy nhiêu đó cũng chứng minh rằng công việc của các Ngài rất lớn lao và bề bộn, và các Chân Sư thực hiện những công việc đó bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy theo những tánh chất và sở thích riêng của các Ngài.

Vạn vật trong Vũ Trụ đều biểu lộ xuyên qua Bảy Cung. Trong Quần Tiên Hội, thì bảy Cung xuất hiện rõ ràng nhứt. Cung một, tức là Cung Uy Quyền, do đức Ngọc Đế cai quản. Cầm đầu cung hai là Đức Phật, và ở cấp đẳng dưới hai đấng ấy là đức Bàn Cổ (Manu), và đức Bồ Tát (Bodhisatva) của Giống Dân đang ngự trị trên thế gian vào một thời kỳ nhứt định. Đồng một cấp đẳng với hai vị này là đức Văn Minh Đại Đế (Machachohan). Ngài chỉ huy tất cả năm Cung sau cùng, mỗi Cung này cũng đều có một vị cầm đầu. Trong chương sau, tôi sẽ cố gắng giải thích về những cấp đẳng cao hơn trong Quần Tiên Hội, và dành Chương này để nói về công việc của những đấng Cao Cả cầm đầu các Cung.

Cấp đẳng Đế Quân (Chohan) là để chỉ những đấng Cao Cả đã có sáu lần Điểm Đạo, danh từ ấy cũng để chỉ những đấng Chân Sư cầm đầu các Cung, và nắm giữ những chức vụ cao cả và nhứt định trong Quần Tiên Hội.

BẢN LƯỢC ĐỒ CÁC CUNG

Nói về đề tài các Cung là một điều rất khó. Cách đây đã lâu, chúng tôi có nhận được ít nhiều tài liệu nói về các Cung, tuy vẫn còn rất thiếu sót, nhưng rất có giá trị. Tôi còn nhớ trong dịp nào chúng tôi được những tài liệu này. Hồi ấy, tôi cùng với Ông Cooper Oakley và một vị sư huynh người Ấn Độ đang ngồi nói chuyện trên nóc trụ sở Hội Thông Thiên Học tại Adyar, trong thuở ban đầu của Hội Thông Thiên Học. Thình lình chúng tôi thấy Chân Sư Djwal Kul, vị này hồi đó còn là cao đồ của đức Chân Sư Kuthumi, xuất hiện đến với chúng tôi. Thuở ấy, Ngài dạy chúng tôi học hỏi rất nhiều, và luôn luôn có một thái độ ưu ái và kiên nhẫn. Hôm đó, trong khi Ngài ngồi nói chuqện với chúng tôi, thì vấn đề các Cung được nêu ra. Ông Cooper Oakley nói: “Bạch Sư Phụ, xin Ngài dạy cho chúng con biết tất cả về vấn đề các Cung”.

Ngài chậm rãi đáp: “Tôi không thể nói hết tất cả về các Cung cho quý vị nghe, trước khi quý vị đạt tới một trình độ Điểm Đạo rất cao. Vậy quý vị có bằng lòng nhận lãnh những gì tôi có thể nói ngay bây giờ, nó sẽ rất thiếu sót và tất nhiên là dễ lầm lạc, hay là quý vị sẽ đợi cho đến khi được truyền thụ hết tất cả về vấn đề này?”

Lẽ tự nhiên chúng tôi nghĩ rằng thà lấy nửa ổ bánh mì còn hơn là không có ổ nào, nên bèn nói rằng chúng tôi xin thụ giáo những gì chúng tôi có thể lãnh hội được. Chúng tôi mới ghi chép những tài liệu rất lý thú mà Ngài nói cho nghe, nhưng phần nhiều rất là khó hiểu, đúng như Ngài đã nói trước. Ngài nói: “Tôi không thể tiết lộ cho quý vị nghe nhiều hơn nữa, vì tôi đã có lời thệ nguyện. Nhưng nếu quý vị có thể dùng trực giác để hiểu được nhiều hơn bấy nhiêu đó. Tôi sẽ nói cho quý vị đã hiểu đúng hay không”. Nhưng, dẫu cho bấy nhiêu tài liệu còn khiếm khuyết nó cũng có giá trị rất lớn đối với chúng tôi. Bản Lược đồ dưới đây là bản lược đồ các Cung và Đặc tính của các Cung, mà Chân Sư đã truyền cho chúng tôi.

Ngài giải thích rằng mỗi tôn giáo đối diện với mỗi Cung không nhất thiết có nghĩa là nó hoàn toàn tiêu biểu cho Cung đó, mà chỉ là một di tích còn sót lại trên trái Đất, của một cơ hội cuối cùng do đó Cung ấy đã gieo ảnh hưởng mạnh mẽ trên thế gian. Trong bản Lược đồ, khoảng Pháp Môn của Cung một và Đặc tính của Cung bảy bị bỏ trống. Chúng ta có thể phỏng đoán rằng Pháp Môn của Cung một là “Quyền năng của Ý Chí” (Kriya shakti), và Đặc tính của Cung bảy là “Hợp tác với các cấp đẳng Thiên Thần”. Ý nghĩa câu “Horas giáng sinh” không được giải thích rõ, nhưng một trong những đặc tính của Cung bốn là việc xử dụng các sức mạnh âm dương trong thiên nhiên.

Sự phát triển thực sự của Cung bảy là giao tiếp với những bậc Đại Thiên Thần.

#77 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 19/10/2011 - 18:13

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

CON SỐ BẢY TRONG VŨ TRỤ

Một điều quan trọng mà ta nên nhớ là vạn vật trong Vũ Trụ dầu ở cõi giới vô hình hay cõi vật chất hữu hình, đều được sắp hạng và phân loại theo các quy mô của số Bảy. Tất cả mọi hình thức sinh hoạt trong Dãy Hành Tinh hiện tại đều thuộc về một trong 7 Cung, và mỗi Cung lại chia ra làm 7 phân bộ. Trong Vũ Trụ có tất cả 49 Cung như thế, gồm lại làm Bảy Bộ, mỗi Bộ chia làm Bảy Cung. Bảy Bộ tức là Bảy Đại Vũ Trụ Cung (Seven Great Comic Rays) biểu lộ xuyên qua Bảy Vị Huyền Thiên Thượng Đế (Seven great Logoi).

Tuy nhiên trong Dãy Hành Tinh của chúng ta hiện nay, và có lẽ trong cả Thái Dương Hệ, chỉ có một trong những Đại Vũ Trụ Cung là đang hoạt động, và những phân bộ của nó tức là Bảy Cung của chúng ta. Chúng ta đừng tưởng rằng Thái Dương Hệ của chúng ta hiện nay là sự biểu lộ duy nhứt của đấng Huyền Thiên Thượng Đế vì mỗi vị Huyền Thiên Thượng Đế có thể cai quản đến hằng triệu Thái Dương Hệ dưới tay Ngài. Về vấn đề này, tôi đã giải thích trong quyển “Đời sống Siêu Linh” (The Inner Life):

“Toàn thể Thái Dương Hệ của chúng ta là sự Biểu Lộ của đức Thái Dương Thượng Đế, và mỗi một vi tử nhỏ trong đó đều là một phần trong các thể của Ngài. Tất cả vật chất hồng trần trong Thái Dương hệ gồm lại thành Thể Xác của Ngài; Toàn thể chất Trung Giới trong Thái Dương Hệ gồm lại thành Thể Vía của Ngài; toàn thể chất Thanh Khí ở cõi Thượng Giới gồm lại thành Thể Trí của Ngài v.v… Hoàn toàn ở trên và ở ngoài vòng Thái Dương Hệ, Ngài còn có một sự sinh hoạt rộng lớn và bao la hơn nhiều, nhưng điều này không thể ảnh hưởng một chút nào đến sự thật của điều mà tôi vừa trình bày ở trên.

Đức Thái Dương Thượng Đế bao gồm luôn cả Bảy Vị Đại Tinh Quân (Seven Planetary Logoi), những vị này đều là những trung tâm Thần Lực của Ngài, những đường vận hà xuyên qua đó Thần Lực của Ngài được ban rải ra. Đồng thới có một ý nghĩa theo đó người ta có thể hiểu rằng những vị ấy đều gồm thành phần của Ngài. Những thứ vật chất mà chúng tôi vừa miêu tả như là gồm thành phần các Thể của Ngài, đồng thời cũng gồm cả trong Thể của những vị Đại Tinh Quân ấy, vì không có một điểm nhỏ vật chất nào trong Thái Dương Hệ mà không gồm thành phần các Thể của một trong các vị Đại Tinh Quân. Điều này cũng áp dụng cho tất cả Cõi giới khác nhau trong Thái Dương Hệ, nhưng chúng tôi xin tạm lấy ví dụ Cõi Trung Giới để giải thích, vì vật chất của Cõi này khá uyển chuyển để ứng đáp nhu cầu của cuộc thí nghiệm sưu tầm của chúng tôi và đồng thời nó cũng gần nhứt với Cõi Hồng Trần để không phải là hoàn toàn ngoài phạm vi hiểu biết của chúng ta.

Một vi tử vật chất Trung Giới trong Thái Dương hệ là một phần Thể Vía của một trong Bảy vị Đại Tinh Quân. Chúng ta nên nhớ rằng nó cũng là chất Trung Giới do đó Thể Vía của chúng ta được cấu tạo nên. Chúng ta không có phần vật chất nào là hoàn toàn của riêng chúng ta. Trong mỗi Thể Vía, đều có những vi tử vật chất thuộc về một trong Bảy vị Đại Tinh Quân, nhưng cái tỷ lệ vật chất đó khác biệt nhau đến vô cùng tận. Những Thể mà mỗi Chơn Thần khoác lấy kể từ lúc khởi thủy, khi nó xuất hiện xuyên qua một vị Đại Tinh Quân nhứt định, sẽ tiếp tục gồm có nhiều vi tử của đơn vị ấy hơn là của vị nào khác trải qua một thời kỳ tiến hóa của nó.

Bởi đó người ta có thể phân biệt được một người thuộc về một Cung nào trong Bảy Cung, tiêu biểu cho Bảy loại Quyền Năng Cao Cả.

BẢY VỊ ĐẠI TINH QUÂN

Nói theo danh từ của Đạo Gia Tô, Bảy đấng Cao Cả này đã xuất hiện trong cơn “linh ảnh” (vision) của Thánh Jean. Ngài nói: “Có Bảy ngọn Đèn thắp rước Ngài, đó là Bảy vị Đại Thiên Thần của Chúa Trời” (Khải Huyền IV,5.)

Bảy vị đó là Bảy vị Đại Tinh Quân, chính là những trung tâm thần lực của Thượng Đế vậy. Đó là những vị cầm đầu các Cung của chúng ta, những vị Chưởng Cung của toàn thể Thái Dương Hệ, chớ không phải của quả Địa Cầu chúng ta mà thôi. Từ lúc khởi thủy mỗi người trong chúng ta đã từng xuất hiện xuyên qua một vị trong Bảy vị Đại Tinh Quân đó, có người thuộc về vị này có người thuộc về vị khác.

Tất cả chúng ta luôn luôn đứng trước sự hiện diện của đức Thái Dương Thượng Đế, vì trong Thái Dương Hệ, không có nơi nào mà không có Ngài, và tất cả mọi sinh vật đều là một phần của Ngài. Nhưng theo một ý nghĩa đặc biệt, Bảy vị Đại Tinh Quân là những phần tử của Ngài, là sự biểu lộ của Ngài, hầu như là những đức tính của Ngài, tức là những trung tâm xuyên qua đó Thần Lực của Ngài được ban rải ra. Chúng ta có thể thấy cái ý nghĩa đó do những tên mà người Do Thái đặt cho Ngài. Vị Tinh Quân thứ nhứt gọi là Thiên Thần Michael, danh từ này có nghĩa là “Sức mạnh của Thượng Đế”, và có liên hệ đến bầu Hỏa Tinh. Thiên Thần Gabriel có nghĩa là “Toàn Trí của Thượng Đế” và liên hệ đến bầu Thủy Tinh. Thiên Thần Raphael có nghĩa là “Quyền năng của Thượng Đế” và liên hệ đến ngôi Mặt Trời, là bầu Tinh Tú ban bố sức khỏe và sinh lực cho muôn loài ở thế gian. Thiên Thần Uriel có nghĩa là “Ánh Sáng của Thượng Đế” . Thiên ThầnZadkiel nghĩ là “Hảo ý của Thượng Đế” và liên hệ đến Mộc Tinh. Còn những vị Thiên Thần khác tên là Chamuel và Jophiel,nhưng hiện nay tôi không nhớ ý nghĩa của những tên đó cùng tên những bầu hành tinh liên hệ.

Thánh Denis gọi Bảy vị Đại Thiên Thần là những nhà Tạo Tác Thiêng Liêng, và nhựng vị Hợp Tác cao cả của Thượng Đế. Thánh Augustine nói rằng các Ngài nắm giữ Tư Tưởng của Thượng Đế hay Kiểu Mẫu Tuyệt đích (Prototype). Thánh Thomas Aquinas thì viết rằng Thượng Đế là Nguyên Nhân chính, còn những vị Đại Thiên Thần là những Nguyên Nhân phụ của tất cả mọi kết quả hiển hiện trên thế gian. Mọi sự đều do Thượng Đế sáng tạo, nhưng qua sự trung gian của các vị Đại Tinh Quận, hay Đại Thiên Thần.

Khoa học tuyên bố rằng những bầu hành tinh đều là do sự kết tinh ngẫu nhiên của vật chất, sự đông đặc của khối Tinh Vân, tình cờ mà tạo nên. Quả thật có như vậy, nhưng tại sao sự kết tinh đó lại diễn ra chung quanh những điểm nhứt định trong không gian? Đó là bởi vì ở đằng sau mỗi Hành Tinh đều có một đấng Cao Cả chọn lựa những điểm đó để cho những hành tinh chuyển vận trên thế quân bình. Mọi sự vật sở dĩ có đều do kết quả của những sức mạnh tự nhiên hành động theo những định luật của Vũ Trụ, nhưng chúng ta đừng quên rằng đằng sau mỗi sức mạnh luôn luôn có một đấng Thiêng Liêng cai quản dìu dắt, và chỉ huy. Tôi đã dùng những danh từ của Gia Tô Giáo để diễn tả những đấng ấy, nhưng người ta cũng có thể tìm thấy các Ngài dưới những danh hiệu khác nhau trong tất cả những Tôn Giáo lớn.

#78 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 19/10/2011 - 18:16

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

BẢY HẠNG CHÚNG SINH TRONG MUÔN LOÀI

Khi cái vật chất sơ khai hay cái tinh thần nguyên thủy bắt đầu xuất hiện từ chỗ Vô Cực để tiến hóa, và trong tương lai sẽ trở nên con người như chúng ta, nó xuất phát xuyên qua Bảy con đường vận hà, cũng như nước trong hồ chảy xuyên qua bảy ống dẫn nước, mỗi ống dẫn có chứa đựng sẵn một thứ màu sắc riêng, sẽ nhuộm chất nước chảy xuyên qua ống ấy để cho sau này chất nước ấy sẽ có thể phân biệt được với chất nước chảy xuyên qua những ống khác.

Xuyên qua tất cả các loài, từ loài tinh hoa chất, khoáng chất, thảo mộc, cầm thú, thì các Cung đều luôn luôn phân biệt khác nhau rõ rệt cũng như trong loài người, tuy rằng trong những loài thấp kém hơn, ảnh hưởng của mỗi Cung tự nhiên hành động một cách khác nhau. Vì những loài này chưa có một cá tính hay một linh hồn riêng biệt, nên toàn thể một giống thú chẳng hạn phải là thuộc về một Cung. Như thế, những loài thú vật khác giống có thể được sắp hạng theo Bảy loại tùy theo chúng thuộc về Cung nào.

Vì một con thú chỉ có thể thoát kiếp thú thành người nhờ sự tiếp xúc với người, nên đứng đầu mỗi Cung, có một loại thú nhà làm tiêu biểu, và mọi sự thoát kiếp thành người trên một Cung đặc biệt nào đều phải đi xuyên qua loại thú nhà nói trên. Những loại “thú nhà” đó, điển hình là Voi, Chó, Mèo, Ngựa và Khỉ. Như vậy, cái sức Sinh Hoạt Đại Đồng trong Vũ Trụ nó tạm thời biểu lộ nơi một con chó chẳng hạn, không thể nào chuyển qua một con ngựa hay con mèo, mà sẽ tiếp tục biểu lộ xuyên qua loài chó cho đến khi diễn ra sự thoát kiếp thú để thành người.

Hiện thời chưa có việc sưu tầm để quy định mỗi Cung cho những loài thú và loài thảo mộc, nhưng tôi đã sưu tầm về các loại ngọc thạch và đã nhận thấy rằng mỗi Cung đều có một thứ ngọc thạch làm tiêu biểu, xuyên qua đó ảnh hưởng của Cung ấy biểu lộ rõ rệt hơn là xuyên qua loại ngọc thạch khác.

#79 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 19/10/2011 - 18:20

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

HÌNH VẼ CUNG NGỌC THẠCH

Trên đây là bản lược đồ chỉ loại Ngọc Thạch đứng đầu mỗi Cung, và những loại khoáng chất này cũng có hàm xúc một thứ mãnh lực giống như loại Ngọc Thạch đồng Cung, mặc dầu yếu hơn.

Theo những điều tôi đã trình bày, chúng ta thấy rằng trong loài Người, có đủ Bảy hạng rõ rệt, và mỗi người trong chúng ta đều thuộc về một Cung nhứt định. Người ta vẫn luôn luôn nhìn nhận rằng trong loài người, thường có sự khác biệt căn bản như thế. Cách đây một thế kỷ, người ta đã từng phân hạng loài người như là thuộc về tánh chất nồng nhiệt, hay lãnh đạm, bạch huyết chất hay đa huyết chất; và các nhà Chiêm Tinh học sắp hạng chúng ta theo tên các Hành Tinh như người thộc Mộc Tinh, Hỏa Tinh, Kim Tinh, Thổ Tinh, Thủy Tinhv...

Tôi cho rằng đó chỉ là những phương pháp khác nhau để trình bày sự khác biệt căn bản về tính chất con người do bởi những đường vận hà khác nhau xuyên qua đó chúng ta đã xuất hiện trên cõi thế gian.

Tuy nhiên, không phải dễ gì mà tìm ra Cung của một người thường, vì y đã đi sâu vào vật chất và tạo nên rất nhiều nghiệp quả phức tạp, nhưng nghiệp quả này có thể một phần nào chế ngư và chi phối cái đặc tánh của y, có khi trong cả một kiếp. Trái lại người đi trên đường Đạo biểu lộ rõ rệt một ý chí nhứt định, hay một quyền năng đặc biệt, nó có cái đặc tính riêng thuộc về Cung của y, và nó có khuynh hướng đưa y vào con đường hoạt động hay công việc phụng sự thuộc về Cung đó. Cái ý chí đó cũng đưa y đến gần một vị Chân Sư, để cho y bước vào cửa Đạo và khai mở những quyền năng thuộc về Cung riêng của Ngài.

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP HÀNH ĐỘNG CỦA MỖI CUNG.

Để cho dễ hiểu những sự khác biệt giữa mọi hạng người, tôi xin đưa ra một vài thí dụ về những phương pháp hành động. mà những người thuộc về những Cung khác nhau. có thể áp dụng trong vài trường hợp đặc biệt. Thí dụ như nói về việc xử dụng các phương tiện để đạt tới một kết quả mong muốn. Người thuộc Cung 1 sẽ đạt mục đích bằng sức mạnh của ý chí mà không thèm dùng đến những phương tiện nọ kia. Người thuộc Cung 2 cũng dùng sức mạnh Ý Chí, nhưng với một sự hiểu biết đầy đủ về những phương pháp áp dụng khác nhau, và điều khiển ý chí vào một phương pháp thích nghi nhứt. Người thuộc về Cung 3 sẽ dùng những sức mạnh của cõi Trí tuệ, và ghi nhận rất kỹ lưỡng ngày giờ nào mà mọi ảnh hưởng sẽ được thuận lợi nhứt cho cuộc thành công của y. Người thuộc Cung 4 sẽ sử dụng những sức mạnh tinh vi của chất dĩ thái hồng trần. Người thuộc Cung 5 có thể chuyển vận những luồng từ điển thuộc cõi Trung Giới. Người thuộc Cung 6 sẽ đạt tới kết quả mong muốn bằng sức mạnh của đức tin nơi một vị Thần Minh và tin nơi hiệu lực của sự cầu nguyện. Còn người thuộc Cung 7 sẽ dùng những nghi thức lễ bái, cúng tế, và kêu gọi sự giúp đỡ của các hạng vong linh hay sự hợp tác của Thiên Thần.

Nói về việc chữa bịnh, thì người Cung 1 sẽ rút sinh lực và sức khỏe trong cái kho mãnh lực thiên nhiên của Trời Đất. Người Cung 2 sẽ tìm hiểu tỉ mỉ căn nguyên của chứng bịnh và biết rõ cách dùng ý chí của mình để chữa bịnh một cách có hiệu quả. Người Cung 3 sẽ kêu gọi đến sự hộ trợ của các đấng Đại Tinh Quân và chọn ngày giờ mà ảnh hưởng các vị Tinh Tú sẽ thuận lợi cho việc chữa bịnh. Người Cung 4 sẽ tin cậy nơi những phương tiện vật chất như cách thoa bóp chẳng hạn. Người Cung 5 sẽ dùng thuốc men. Người Cung 6 sẽ dùng cách chữa bịnh bằng đức tin. Còn người Cung 7 sẽ dùng đến những cách niệm chân ngôn, thần chú.

Trong tất cả những trường hợp kể trên, người chữa bịnh dĩ nhiên là được tự do xử dụng bất cứ phương pháp nào, nhưng có lẽ y sẽ nhận thấy rằng cái khí cụ hữu hiệu nhất sẽ là cái phương pháp thuộc về Cung riêng của y.

#80 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 19/10/2011 - 18:22

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

NHỮNG VỊ ĐẾ QUÂN ĐỨNG ĐẦU CÁC CUNG.

Những đấng Cao Cả trong Quần Tiên Hội biểu lộ các Cung một cách rõ rệt, nó hiện rõ nơi hào quang của các Ngài. Khi một vị Chân Sư thuộc về Cung nào nhất định, thì Cung ấy ảnh hưởng không những đến hình dáng bề ngoài của các Ngài, nó còn ảnh hưởng đến công việc của mỗi vị. Chúng ta có thể thấy rõ những đặc tính của các Cung bằng cách quan sát công việc của 5 vị Đế Quân thuộc về Cung 3 đến Cung 7 và của hai vị Đế Quân thuộc Cung 1 và Cung 2.

Nên nhớ rằng chúng tôi chỉ trình bày những nét đại cương của những đức tính thuộc về mỗi Cung, và một phần công việc mà các Chân Sư thuộc về những Cung đó đang làm. Ta cũng nên nhớ rằng khi một vị Chân Sư có đủ những đức tính thuộc về một Cung nào, điều đó không có nghĩa là Ngài thiếu những đức tính của những Cung khác. Thí dụ như một vị Chân Sư thuộc về Cung 1 biểu lộ nhiều quyền lực và ý chí mạnh mẽ, nhưng đồng thời Ngài cũng đã thực hiện đến mức tột điểm những đức tính khác như là lòng sùng tín, bác ái...

Trước đây, tôi có nói ít nhiều về Chân Sư Morya, vị đại diện cho Cung 1 trên cấp đẳng Đế Quân. Ngài biểu lộ Ý Chí và Quyền Lực của Cung 1 một cách rõ rệt, trong công việc dìu dắt nhân loại và tạo nên các quốc gia, mà tôi sẽ nói rõ hơn trong Chương sau. Cũng thuộc Cung này, có vị Chân Sư mệnh danh là Jupiter nhân danh Quần Tiên Hội trông nom cho xứ Ấn Độ. Ngài cũng coi về những ngành khoa học trừu tượng liên quan đến khoa Hóa Học và Thiên Văn. Ngoài ra, Ngài còn dìu dắt sự tiến hóa của mỗi Chủng Chi thuộc Giống Dân thứ 5. Đó là một thí dụ cho ta thấy trong phạm vi của mỗi Cung những tầm hoạt động có thể cách biệt và khác nhau như thế nào.

Chân Sư Kuthumi, kiếp trước vốn là đức Giáo Chủ Pythagore cũng là một vị Đế Quân. Trên Cấp đẳng đó, Ngài đại diện cho Cung 2 là Cung Minh Triết, tức là Cung của những bậc Giáo Chủ của thế gian. Trong Chương sau, tôi sẽ nói rõ hơn về công việc thuộc về Cung 2, có liên quan đến công việc của đức Bồ Tát và Đức Phật. Tôi đã có nói về lòng Bác Ái và sự Minh Triết huyền diệu của vị Chân Sư mà tôi có cái diễm phúc và hân hạnh rất lớn để phụng sự và theo Ngài và tất cả những gì tôi đã nói về cách Ngài dạy dỗ và huấn luyện đệ tử đều biểu lộ đặc biệt cái phương pháp riêng của Ngài. Những vị Chân Sư khác thuộc về các Cung khác cũng đều đưa các đệ tử của các Ngài lên đến một trình độ như nhau và giúp họ phát triển cũng bấy nhiêu đức tính giống nhau, nhưng các phương pháp của các Ngài dùng đều khác biệt nhau rõ rệt. Ngoài ra, phương pháp mà một vị Chân Sư dùng có thể thay đổi nhiều cách khác nhau tùy trường hợp đối với mỗi vị đệ tử riêng biệt.

Đức Đế Quân Venitien là vị Chân Sư chưởng quản Cung 3. Những người thuộc Cung này biểu lộ rõ rệt đức tính uyển chuyển hòa hợp với mọi người và mọi hoàn cảnh. Những người tiến bộ nhiều trên Cung này rất là khôn khéo, và đó là một đức tánh hiếm có để làm mọi việc đúng chỗ và đúng lúc. Khoa Chiêm Tinh liên hệ đến Cung này, bởi vì nó giúp cho ta biết rõ thời cơ thuận tiện để khởi sự làm bất cứ công việc gì, để phát động mọi kế hoạch chuyển vận những sức mạnh vào đúng lúc; nó cũng cho ta biết lúc nào là bất lợi để làm một việc gì, nhờ đó chúng ta có thể tránh được nhiều sự phiền phức mất thời giờ và làm việc một cách hữu hiệu hơn.

Cung 4 do Chân Sư Sérapis cai quản. Trong thuở ban đầu của Hội Thông Thiên Học, chúng ta được nghe nói nhiều về Ngài, vì có một thời kỳ chính Ngài đảm nhiệm sự huấn luyện đại tá Olcott trong khi đức Sư Phụ của ông là Chân Sư Morya tạm thời mắc bận công việc khác. Sự thay đổi đệ tử giữa các đấng Chân Sư với nhau vì những mục đích đặc biệt và tạm thời, là một điều vẫn thường có. Đặc tính của vị Đế Quân Sérapislà Mỹ Lệ và Điều Hòa; những người thuộc về Cung này phần nhiều là những nhà nghệ sĩ, theo đuổi các ngành Nghệ thuật hay Mỹ thuật. Họ luôn luôn có khuynh hướng thờ phụng cái Đẹp, và biểu lộ sự mỹ lệ, điều hòa ở khắp mọi công việc làm, cùng nơi ăn chốn ở của họ.

Cầm đầu Cung 5 là Chân Sư Hilarion. Đặc tính của Ngài là sự đúng đắn, mực thước, đúng theo khoa học. Tiền kiếp của Ngài là nhà Hiền triết Jamblique của môn phái Tân Triết Học Platon. Chính Ngài đã ban cho chúng ta, xuyên qua ngòi bút của Mabel Colin, hai quyển Ánh Sáng trên đường Đạo và Mối tình Sen Trắng (The Idyll of the White Lotus).

Ngài ban ảnh hưởng và nguồn cảm hứng cho phần nhiều các nhà bác học trên thế gian. Những người đã tiến nhiều trên Cung này biểu lộ khả năng quan sát đúng đắn và tỉ mỉ; sự sưu tầm và thí nghiệm khoa học của họ hoàn toàn đáng tin cậy. Lẽ tự nhiên, Ngài dìu dắt và trông nom sự tiến bộ về khoa học và trí thức của nhân loại. Ngài biết rõ và hợp tác với nhiều mãnh lực thiên nhiên liên hệ đến đời sống con người.

Chân Sư Jesus cai quản Cung 6, tức là Cung Sùng Tín. Ngài đắc quả Chơn Tiên trong một tiền kiếp khi Ngài là đức Apolloonius de Tyane, và về sau Ngài chuyển kiếp làm đức Ramanujacharya, nhà hiền triết và cải tạo tôn giáo ở miền Nam Ấn Độ. Cung này là Cung của các vị Thánh và tu sĩ, thiên về con đường sùng tín của mọi tôn giáo, những người này được sự dìu dắt trông nom của đức Đế Quân Jesus, bất luận là họ thuộc về tôn giáo nào. 1900 năm về trước, đức Apollonius de Tyane được Quần Tiên Hội gởi đi khắp nơi với một sứ mạng. Một khía cạnh trong công việc của Ngài là thành lập ở nhiều xứ những Trung Tâm Huyền Bí. Một vài bảo vật có truyền từ điển rất mạnh được giao cho Ngài đem chôn dấu ở những nơi trung tâm huyền bí nói trên, để chuẩn bị những nơi đó trở nên những trung tâm thần lực tiếp đón những sự việc quan trọng sẽ xảy ra trong tương lai. Vài trung tâm này đã được sử dụng, còn những nơi khác cũng sẽ được sử dụng trong một tương lai gần đây khi đức Chưởng Giáo lâm phàm. Như thế, công việc của Ngài phần lớn đã được sắp đặt trước gần 2.000 năm nay, và ở cõi trần mọi việc cũng đã được chuẩn bị sẵn.

Vị Chân Sư cai quản Cung 7 là Chân Sư Saint Germain. Ngài được biết trong lịch sử Âu Châu hồi thế kỷ 18 dưới danh hiệu Bá Tước Saint Germain. Đôi khi người ta cũng gọi Ngài là Chân Sư Rakoczy, theo tên gọi của một Hoàng Gia xứ Hung Gia Lợi, mà Ngài là vị cuối cùng trong kiếp hiện tại. Trong những tiền kiếp, Ngài là Francis Bacon, Lord Verulam của thế kỷ 17, tu sĩ Robertus hồi thế kỷ 16, Hunyadi Janos hồi thế kỷ 15, Christian Rosenkreuz hồi thế kỷ 14, và Roger Bacon hối thế kỷ 13. Trước đó Ngài cũng là nhà Hiền Triết Proclus của phái Tân Triết Học Platon, và trong một kiếp trước nữa Ngài là Thánh St. Alban. Phần lớn công việc của Ngài thuộc về môn nghi thức, lễ bái, và dùng đến sự hợp tác của những vị Đại Thiên Thần, những vị này tuyệt đối tuân lịnh Ngài và lấy làm vui mừng mà thi hành ý muốn của Ngài.

Mặc dầu Ngài nói đủ mọi thứ tiếng Âu Châu và nhiều thứ tiếng Đông Phương, nhưng công việc của Ngài phần nhiều dùng tiếng La Tinh. Trong những cuộc nghi lễ lớn, Ngài mặc những bộ y phục nhiều màu rất đẹp và lộng lẫy và đeo những thứ ngọc quý. Mặc dầu Ngài chuyên về khoa nghi lễ, và vẫn còn hành lễ theo những Pháp Môn Huyền Bí thời cổ xưa, mà ngày nay người ta không còn nhớ tới nữa, nhưng Ngài cũng chú trọng nhiều đến thời cuộc chánh trị ở Âu Châu và sự phát triển của khoa Vật Lý hiện đại.

#81 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 19/10/2011 - 18:27

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

NHỮNG ĐỨC TÍNH CẦN PHÁT TRIỂN

Dưới đây là sơ lược những đặc tính của những vị Đế Quân, và Cung của các Ngài như tôi đã trình bày trong quyển Khoa Học Nghi Thức,để dùng làm tài liệu suy gẫm cho những người nào muốn phụng sự theo đường lối của các Ngài.

CUNG 1: Quyền lực.

“Tôi sẽ mạnh bạo và bền chí để phụng sự Ngài”.

CUNG 2: Minh Triết.

“Tôi sẽ đạt tới Minh Triết, nó chỉ có thể phát triển được bằng một tính Bác Ái hoàn toàn”.

CUNG 3: Khôn khéo.

“Tôi sẽ có cái khả năng nói và làm đúng chuyện vào đúng lúc: tiếp xúc với mỗi người trên địa hạt riêng của họ, để giúp đỡ họ một cách có hiệu quả hơn”.

CUNG 4: Mỹ Lệ và Điều Hòa.

“Tôi sẽ đem sự Mỹ Lệ và Điều Hòa vào đời sống của tôi để cho được xứng đáng với Ngài. Tôi sẽ tập nhìn thấy Mỹ Lệ trong Thiên Nhiên, để có thể phụng sự Ngài một cách hữu hiệu hơn”.

CUNG 5: Khoa Học.

Tôi sẽ có sự hiểu biết rộng rãi và đúng đắn, để có thể phụng sự trong công việc của Ngài”.

CUNG 6: Sùng Tín.

“Tôi sẽ khai mở trong lòng tôi cái quyền năng mạnh mẽ của lòng sùng tín, để nhờ nó mà tôi có thể đem những kẻ khác đến gần Ngài”.

CUNG 7: Trật tự; Nghi Thức.

“Tôi sẽ tôn thờ Thượng Đế đúng theo nghi thức để được sự trợ giúp ân huệ thiêng liêng của các đấng Thiên Thần luôn luôn chờ sẵn để ban bố cho chúng ta”.

Tất cả những đức tính trên đây sẽ được chúng ta phát triển lần lần trong tương lai, nhưng chúng ta chỉ sở hữu những đức tính đó một cách hoàn toàn khi nào chúng ta đoạt tới sự toàn thiện và trở nên những bậc Siêu Nhân. Hiện thời chúng ta hãy còn bất toàn bởi vì chúng ta có một vài đức tính phát triển trội hơn những đức tính khác. Thí dụ, có vài người đã khai mở rất nhiều về khả năng suy luận khoa học và phân biện điều chân lẽ giả, nhưng bởi vì họ chưa khai mở tình thương và lòng sùng tín, nên họ có một tánh chất lạnh lùng, sắt đá. Họ thường có vẻ thiếu thiện cảm và dễ chỉ trích sai lầm những người chung quanh, và đối với vấn đề dùng trí để xét đoán một điều gì, thì họ thường có thái độ chỉ trích rất gắt gao. Họ luôn luôn có khuynh hướng chống lại, thay vì dung hóa, với những người nào làm trái ý họ. Còn những người thuộc về loại sùng tín và bác ái thì luôn luôn sẵn sàng tôn trọng ý kiến của đối phương; đại để thì họ có khuynh hướng xét đoán một cách thuận lợi cho người đối thủ, và dầu cho sự xét đoán của họ có bị sai lầm, vì họ dễ bị tình cảm chi phối, thì sự sai lầm đó cũng chỉ đưa đến sự tha thứ khoan dung. Cả hai cái đối tượng đó đều xa cách với sự xét đoán đúng đắn, và trong tương lai chúng ta cần phải giữ mực quân bình hoàn toàn giữa những đức tính đó, bởi vì bậc Siêu Nhân là người đạt tới sự thăng bằng tuyệt đối, Kinh Bhagavad Gita cũng có nói rằng: “Sự Quân Bình tức là Yoga”.

NHỮNG SỰ BIẾN ĐỔI TỪNG CHU KỲ

Trong Bảy vị Đại Tinh Quân có những cuộc biến đổi diễn ra từng thời kỳ, giống như sự tuần hoàn của hơi thở trong bộ máy hô hấp hay sự vận động của quả tim. Dầu sao, những sự biến đổi đó hình như có thể diễn ra một cách vô cùng phức tạp bằng muôn ngàn cách khác nhau, dưới thiên hình vạn trạng. Vì lẽ những Thể Vía của chúng ta được cấu tạo cùng một chất với Thể Vía của các Ngài, cho nên khi một vị Đại Tinh Quân thay đổi trạng thái của Thể Vía, thì tự nhiên là điều đó sẽ ảnh hưởng đến Thể Vía của mỗi người trên thế gian. Ảnh hưởng này sẽ đặc biệt và rõ rệt hơn đối với những người nào mà Thể Vía có chứa đựng một tỷ lệ vật chất gần giống như trong Thể Vía của Ngài. Chúng tôi chỉ dùng cõi Trung Giới để làm thí dụ, và điều này cũng áp dụng cho tất cả những cõi giới khác. Bởi đó, chúng ta thấy rằng những sự thay đổi tư tưởng và tình cảm của những đấng Đại Tinh Quân, đối với chúng ta có một tầm quan trọng là dường nào.

Trong lịch trình tiến hóa của nhân loại, những sự thay đổi đó biểu lộ ra nơi những cơn biến đổi tâm linh tánh chất của người thế gian, diễn ra từng thời kỳ, và hậu quả của nó đối với nền văn minh nhân loại. Chúng ta hãy tạm gác một bên tư tưởng của các thế giới chu kỳ, mà chỉ xét riêng cái thời kỳ của một Giống Dân. Chúng ta sẽ thấy rằng trong thời kỳ đó, ảnh hưởng của Bảy Cung thay phiên nhau biểu lộ rõ rệt, và trong thời kỳ biểu lộ của mỗi Cung, lại có Bảy tiểu hạn ảnh hưởng, theo một định luật huyền bí mà tôi sẽ giải thích dưới đây.

Chúng ta hãy lấy thí dụ trong lịch sử của một Giống Dân, và xét về thời kỳ khi Cung 5 đang thịnh. Trong suốt thời kỳ đó, cái đặc tính của Cung 5, và có lẽ một tôn giáo lấy đó làm nền tảng, sẽ ngự trị trong tư tưởng con người. Cái thời kỳ thịnh hành đó sẽ chia làm bảy tiểu hạn, trong tiểu hạn thứ nhứt cái đặc tính của Cung 5 vẫn còn ngự trị nhưng sẽ đượm màu sắc của Cung 1, và những đặc tính của Cung 1 sẽ có một phần nào hòa hợp với Cung 5. Trong tiểu hạn thứ nhì, những đặc tính và phương pháp của Cụng cũng sẽ đượm màu sắc của Cung 2... và đến tiểu hạn thứ năm, thì tự nhiên ảnh hưởng Cung 5 sẽ được thuần khiết và mạnh mẽ nhứt.

#82 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 19/10/2011 - 18:30

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

CUNG SÙNG TÍN

Bàn về một vấn đề phức tạp và hiểm hóc khó khăn như vấn đề các Cung, với một sự hiểu biết còn thô thiển như của chúng ta trong lúc hiện tại, thì thật không thể đưa ra những ví dụ một cách chắc chắn là thật đúng. Tuy nhiên vì lẽ chúng ta được cho biết rằng Cung 6, tức là Cung Sùng Tín, đã biểu lộ mạnh mẽ và thịnh hành trong thời gian gần đây, nên tôi tưởng rằng chúng ta có thể truy nguyên ảnh hưởng của nó trong những thời kỳ đã qua trong lịch sử như sau:

Tiểu hạn thứ nhứt; ảnh hưởng biểu lộ nơi những quyền năng nhiệm mầu của các vị Thánh Gia Tô thời cổ. Tiểu hạn thứ nhì; biểu lộ nơi những môn phái Triết Giáo (Gnostics), lý tưởng của những môn phái này là đạt tới Minh Triết thật sự. Tiểu hạn thứ ba; biểu lộ nơi các nhà Chiêm Tinh Học. Tiểu hạn thứ tư; ảnh hưởng của nó biểu lộ nơi những cố gắng phát triển quyền năng của ý chí bằng những phương tiện lạ lùng như sự khổ hạnh quá đáng của các nhà tu sĩ St. Simeon Stylites và phái Roi Vọt (Flagellants). Tiểu hạn thứ năm; biểu lộ nơi Phái Luyện Kim (Alchemists) và Hồng Hoa Giá (Rosicrucians) hồi thới Trung Cổ. Tiểu hạn thứ sáu; lòng Tôn Sùng thuần túy biểu lộ nơi những phép tu thiền định của những Giòng Tu Tịnh Quan. Tiểu hạn thứ bảy; biểu lộ nơi sự cầu nguyện và Nghi Thức Hành Lễ thiên về sắc tướng bề ngoài của Hội Thánh La Mã.

Phong trào Thần Linh Học hiện đại, và sự thờ cúng các vong linh, nó thường là một đặc điểm của những hình thức suy đồi của phong trào ấy, có thể được coi như là một triệu chứng ảnh hưởng của Cung 7 sắp đến, nhứt là nguồn gốc của phong trào ấy vốn xuất xứ từ một hội kín đã từng có trên thế gian từ hồi thời kỳ cuối cùng khi Cung 7 thịnh hành nhứt ở Châu Atlantide.

Những người đã từng đọc qua về lịch sử của Hội Thánh Gia Tô đều thấy rõ trong một thời kỳ ảnh hưởng của một Cung, cái ảnh hưởng đó vốn có một mãnh lực thật sự và quyết liệt là như thế nào. Họ nhận thấy trải qua suốt thời Trung Cổ có biết bao nhiêu người biểu lộ một lòng tôn sùng hoàn toàn mù quáng, có biết bao người tuy không sành về vấn đề tôn giáo, lại nhân danh tôn giáo để đi giảng Đạo và cố gắng nhồi sọ những người khác với những tư tưởng sai lầm của họ, trong khi những người này thường là hiểu biết hơn họ rất nhiều. Những người có thể lực lại chính là những người biết ít hơn cả về ý nghĩa thật sự của những giáo điều mà họ giảng dạy. Có những người khác có thể nói cho họ biết nhiều hơn, và có thể giải thích ý nghĩa của nhiều điểm trong giáo lý Gia Tô, nhưng phần đông không chịu nghe và lên án những người thông thái này là theo tà giáo.

Trải qua một thời kỳ hắc ám đó, những ngưới có ít nhiều kiến thức chẳng hạn như những người trong Phái Luyện Kim (Alchemists) (không phải tất cả những người trong Phái Luyện Kim đều là có nhiều kiến thức, nhưng chắc chắn rằng một vài người trong số đó biết nhiều hơn những người Gia Tô)đều ẩn mình trong những Giòng Tu bí mật như là các nhóm Templiers, nhóm Hồng Hoa Giá (Rosicrucian), Hội Kín Freemasonry. Hồi thời kỳ đó, những người này đều bị những người Gia Tô khủng bố, ngược đãi, nhân danh lòng tôn sùng đối với Chúa Trời. Nhiều vị Thánh hồi thời Trung Cổ có lòng sùng tín rất mạnh, điều này rất tốt đẹp và thiêng liêng, nhưng nó lại thường quá chật hẹp đến nỗi nó làm cho những vị ấy, dù rằng rất thánh thiện, có những quan niệm thiếu nhân từ đối với những người khác biệt tư tưởng với họ và thậm chí họ công khai ngược đãi, khủng bố những người này. Có một vài người nuôi những lý tưởng tâm linh thật sự, nhưng họ bị nghi ngờ và đố kỵ. Đó là những người thuộc phái Trầm Lặng (Quietists) như Ruysbroek, Ebner, Molinos, và Jacob Boehme. Trong hầu hết mọi trường hợp, những kẻ ngu dốt lại đàn áp những người hiểu biết nhiều. Họ luôn luôn nhân danh lòng sùng tín để làm như thế, và chúng ta nên nhớ rằng lòng sùng tín của họ rất là chân thành và rất mãnh liệt.

Lòng sùng tín không phải chỉ để biểu lộ trong Cơ Đốc Giáo mà thôi. Nó còn phản ảnh một cách mãnh liệt trong những tôn giáo cổ thuộc về những Cung khác. Những người sùng tín có thể coi Ấn Độ Giáo như là khô khan, lạnh lùng. Tôn giáo thờ Thần Shiva, tức Đức Chúa Cha, tức Ngôi Một trong Ba Ngôi Thượng Đế, đã lan tràn hầu hết khắp xứ Ấn Độ, và cho đến ngày nay, ba phần tư người Ấn Độ Giáo đều tôn thờ vị Thần này. Tôn Giáo ấy đưa ra một cái lý tưởng đặc biệt cho họ noi theo, đó là lý tưởng về bổn phận thiêng liêng, hay Thiên Trách (Dharma) của con người. Họ cho rằng mỗi người sinh ra trong những giai cấp khác nhau tùy theo nghiệp quả của họ. Dầu y sinh ra trong bất cứ hoàn cảnh nào, bổn phận của y là phải thi hành cái Thiên trách của giai cấp y, và muốn vượt bực lên một giai cấp y phải có những tài năng và đức hạnh phi thường đến nỗi điều này hầu như không bao giờ có. Họ tuân theo pháp luật và trật tự, và không hề bất mãn vì hoàn cảnh hiện tại, mà còn dạy rằng muốn đạt tới Thượng Đế, người ta phải tận dụng và khai thác đến triệt để cái số phận và hoàn cảnh hiện tại của mình. Nếu người ta làm được như thế, thì số phận của họ sẽ được tốt lành và khả quan hơn từ kiếp này sang kiếp khác. Tuy nhiên, họ luôn luôn chủ trương rằng cõi giới Thiên Đàng vẫn luôn luôn mở rộng cửa cho người của bất cứ giai cấp nào nếu y sống một cuộc đời ngay chánh, không tìm cách cải thiện hoàn cảnh hiện tại bằng những cuộc tranh đấu, mà chỉ lo làm tròn thiên trách của mình ở bất cứ hoàn cảnh nào mà y sinh ra, do ý muốn của Thượng Đế.

Đối với những tâm hồn sùng tín, thì điều đó có vẻ dường như quá máy móc và khô khan, và sự thật có lẽ đúng như vậy. Nhưng đến khi Cung Sùng Tín bắt đầu gieo ảnh hưởng trên thế gian, thì có một sự thay đổi lớn, và sự tôn sùng Thần Vishnou, tức Ngôi Hai của Thượng Đế, chuyển kiếp làm đức Shri Krishna, liền xuất hiện rõ rệt. Khi đó, lòng sùng tín phát triển mạnh mẽ không kềm chế, đến một mực quá cực đoan đến nỗi nó trở nên hầu như là một cơn ngây ngất say sưa tôn giáo. Trong số những tín đồ tôn thờ Thần Vishnou ở Ấn Độ hồi thời kỳ đó, có lẽ lòng sùng tín còn dồi dào mạnh mẽ hơn là những tín đồ Cơ Đốc, là những người mà ai cũng biết rằng tôn giáo của họ thiên hẳn về con đường sùng tín. Họ có những cảm xúc mãnh liệt đến nỗi sự biểu lộ lòng tôn sùng của họ làm cho chúng tôi, là những người thuộc về một chủng tộc lạnh lùng hơn về đường tình cảm, phải lấy làm khó chịu. Tôi đã từng thấy những nhà kinh doanh thương mãi, lúc thường thì họ rất là khắc nghiệt và tính toán nhưng có lúc họ lao mình vào những cơn say sưa tôn giáo, nó làm cho họ tuông hai hàng lệ, khóc một cách ngây ngất và hoàn toàn thay đổi thái độ khi họ chỉ vừa nghe nhắc đến tên Shri Krishna. Lòng tôn sùng của người phương Tây đối với Đức Jesus như thế nào, thì cũng giống y như lòng tôn sùng của người Ấn Độ đối với đức Krishna vậy.

Lòng sùng tín cũng đã biểu lộ trong Phật Giáo. Người Phật Tử ở Miến Điện tôn thờ Phật Thích Ca như một đấng Thượng Đế. Trong quyển “Phật Giáo Cương yếu” của đại tá Olcott, có nêu ra câu hỏi: “Phải chăng Đức Phật là một đấng Thần Minh?” và câu trả lời là: “Không, Phật không phải là một vị Thần Minh, mà là một người như chúng ta, nhưng tiến hóa hơn nhiều”.

Câu trả lời đó được hoàn toàn nhìn nhận là đúng ở Tích Lan và Thái Lan, nhưng còn ở Miến Điện, người tín đồ Phật Giáo phản đối cái hình thức tiêu cực của câu trả lời đó, và họ nói như vậy: “Phật còn lớn hơn bất cứ một đấng Thần Minh nào mà chúng ta được biết”.

Như thế chúng ta thấy ở Miến Điện lòng sùng tín đã biểu lộ trong Phật Giáo. Ở Tích Lan mà nơi mà dân chúng phần nhiều là những con cháu của những người Ấn Độ di cư sang đó từ lâu, khi bạn hỏi họ tại sao họ dâng hoa quả cúng Phật, thì họ trả lời rằng đó là do sự biết ơn của họ đối với Ngài. Nếu chúng ta hỏi họ có nghĩ rằng Phật sẽ chứng giám cho lòng thành của họ chăng thì họ nói: “Không bao giờ! Ngài đã đi rất xa và nhập vào Đại Niết Bàn. Chúng tôi không trông mong rằng Ngài sẽ chứng giám cho lòng thành của chúng tôi, nhưng vì nhớ Ngài đã dạy dỗ cho chúng tôi biết Phật Pháp, nên chúng tôi dâng hoa để bày tỏ lòng biết ơn Ngài”.

Như vậy, cái trào lưu sùng tín đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến thế gian từ khi đức Krishna xuất hiện vào 2.400 năm nay, nhưng bây giờ cái thời kỳ ảnh hưởng đặc biệt của Cung 6 đã qua rồi, và nhường chỗ cho ảnh hưởng của Cung sắp tới tức là Cung 7. Hiện nay vẫn còn những điều mê tín trong giới bình dân ở nhiều nước thuộc chủng tộc Aryen, nhưng còn những giới thượng lưu trí thức, họ không cảm thấy có lòng tôn sùng nếu đồng thời họ không có sự hiểu biết ít nhiều về mục đích của nó.

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

CUNG NGHI THỨC

Cung đang thịnh hành trong thời kỳ hiện tại, là Cung thuộc về Nghi Thức hay Nghi Lễ. Nghi thức vẫn có từ thời kỳ Trung Cổ nhưng phần chính là do ảnh hưởng Tiểu Chi thứ Bảy của Cung 6, còn nghi thức trong thời kỳ này là do ảnh hưởng Tiểu Chi thứ nhứt của Cung 7. Như thế, những nghi lễ này không có liên quan đến vấn đề sùng tín, mà phải được xét về khía cạnh hữu ích của nó đối với các cấp đẳng Thiên Thần.

Trong tôn giáo hiện đại, nghi lễ càng ngày càng đóng một vai trò quan trọng. Vào khoảng giữa thế kỷ vừa qua, các nhà thờ và Thánh đường Cơ Đốc Giáo ở Anh Quốc sinh hoạt rất kém. Trong những nhà thờ trung bình ở các vùng tỉnh lỵ không hề có sự trình bày đẹp mắt và trang trí mỹ thuật; sự bày biện bên trong rất sơ sài, thiếu sự chăm nom và chăm sóc chu đáo. Người ta không hề chú ý đến việc cần phải làm cho mọi sự được tốt đẹp, mỹ lệ, trang nghiêm, cho được xứng đáng nơi tôn thờ Chúa Trời. Người ta chỉ chú trọng đến việc giảng đạo hơn cả mọi việc khác. Ngày nay, các nơi nhà thờ và Thánh đường ở Anh Quốc hoàn toàn khác hẳn và người ta nhận thấy có một sự thay đổi lớn lao. Sự cẩu thả khi xưa đã được thay thế bằng sự tôn kính, các nhà thờ đều trang hoàng lộng lẫy đẹp mắt, và trong các Thánh đường những cuộc hành lễ đều diễn ra một cách đứng đắn và tôn nghiêm. Toàn thể quan niệm về công việc của Hội Thánh đều đã thay đổi hẳn.

Ảnh hưởng của sự thay đổi này cũng đã bắt đầu biểu lộ trên những phương diện khác nữa. Tôi còn nhớ rằng dưới Triều đại của Nữ Hoàng Victoria, người ta ít khi thấy có những cuộc nghi lễ rực rỡ và biểu diễn rần rộ ngoài các đường phố ở Luân Đôn. Những nghi lễ này được phục hưng vào khoảng cuối triều đại của Nữ Hoàng, và Vua Edward đệ thất đã phục hồi các nghi lễ trở lại sự huy hoàng lộng lẫy của nó như xưa. Ngày nay, nhiều người đã bắt đầu nhận thấy ảnh hưởng của Cung Bảy; họ sẽ muốn chứng kiến và có lẽ tham dự vào những cuộc nghi lễ tế tự mà trước kia họ chưa từng làm.

#83 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 19/10/2011 - 18:33

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

CHƯƠNG XIII

BA NGÔI VÀ NHỮNG HÌNH TAM GIÁC

BA NGÔI CỦA THƯỢNG ĐẾ

Chúng ta biết rằng vị Chúa Tể của Thái Dương Hệ chúng ta, tức là đấng Thiêng Liêng mà người ta gọi là Thượng Đế, là một Đấng Cao cả gồm có ba phương diện thần bí gọi là Ba Ngôi.

Quan niệm về Ba Ngôi vẫn có trong các tôn giáo, và được gọi bằng những danh từ khác nhau, nhưng không phải luôn luôn được hiểu rõ cùng một cách giống nhau, bởi vì nó gồm có nhiều phương diện đến nỗi không có một tôn giáo nào đã diễn tả toàn thể cái Chơn Lý đó bằng một lối tượng trưng mỹ mãn.

Trong vài tôn giáo, quan niệm Ba Ngôi gồm có Thánh Cha, Thánh Mẫu và Thánh Con, quan niệm này ít nhứt chúng ta cũng có thể hiểu được khi chúng ta nghĩ đến phương pháp sinh hóa và liên đới trong muôn loài. Quan niệm này được tôn giáo Ai Cập gọi là Osiris, Isis, và Horus. Người Assyrien và Phénicien gọi Ba Ngôi là Anu, Ea và Bel. Phật Giáo Đại Thừa gọi đó là A-Di-Đà, Quan Thế Âm và Văn Thù, Đạo Hỏa Giáo (Zoroastrianisme) gọi là Ahura-mazda, Mihra, và Ahriman. Quan niệm Ba Ngôi được nhìn nhận trong tất cả mọi tôn giáo, mặc dầu sự biểu lộ của Ba Ngôi được trình bày khác nhau.

Trong Ấn Độ Giáo, có Ba Ngôi là Shiva, Vishnu và Brahma. Trong Ba Ngôi đó không có nói đến phương diện Mẫu nghi, nhưng phương diện này được nhìn nhận gián tiếp vì tất cả Ba Ngôi đều có một Năng lực gọi là Shakti, mà đôi khi trong khoa Biểu tượng thần thoại của Ấn Giáo, người ta gọi đó là những vị “phu nhân” của các Ngôi (consort). Năng lực này dĩ nhiên là sự biểu lộ quyền năng của Ngài trong cõi vật chất, có lẽ một sự biểu lộ ở cõi thấp hơn cõi mà chúng ta cho rằng thuộc về Ba Ngôi của Thượng Đế. Trong Thiên Chúa Giáo, Ba Ngôi là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần; có một điều lý thú đáng ghi là trong một vài Thánh Kinh cổ có nói rằng Chúa Thánh Thần thuộc về Nữ tính (tức phương diện Mẫu nghi).

#84 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 19/10/2011 - 18:35

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

ĐỨC MẸ THẾ GIAN

Ngoài ra, phương diện Mẫu nghi của Thượng Đế được biểu lộ trong Thiên Chúa Giáo dưới hình thức Đức Mẹ Đồng Trinh. Mặc dầu Đức Mẹ không phải một trong Ba Ngôi, nhưng Ngài là đức Thánh Mẫu của Vũ Trụ, Nữ Vương của các đấng Thiên Thần, Ngôi Sao của Biển Cả.

Những sinh viên Huyền Môn nên hiểu rằng vốn có một ngành hoạt động thuộc về công việc của Đức Mẹ, ngành này có một vai trò quan trọng trong Thiên Cơ. Cũng như đức Bàn Cổ đứng đầu một cơ quan coi sóc sự tiến hóa về phần hình thể của những Chủng Chi (chi nhánh một giống dân), cũng như Đức Bồ Tát cai quản một Cơ quan khác trông nom về mặt tôn giáo và Giáo Dục, thì đấng Cao Cả trông coi về công việc của Đức Mẹ tức là Đức Mẹ Thế Gian tiếng Phạn gọi là Jagat-Amba. Cũng như đức Vaivasvata hiện nay đảm nhiệm công việc của đức Bàn Cổ, và đức Di-Lặc Maitreya lãnh phần trách nhiệm của đức Chưởng Giáo, thì đấng Đại Thiên Thần trước kia đã từng là mẹ của Đức Jesus, hiện nay đảm nhiệm công việc Đức Mẹ Thế Gian.

Công việc của cơ quan này là đặc biệt trông nom săn sóc những phụ nữ làm mẹ trên thế gian. Về phương diện huyền bí, sứ mạng cao cả của người phụ nữ không phải là trở nên một nhà lãnh tụ ở ngoài đời, hoặc chiếm những cấp bằng lớn về khoa cử và sống riêng biệt trong tháp ngà, nhưng là để tạo nên những thể xác cho những linh hồn sẽ đầu thai xuống trần. Vậy phụ nữ không nên coi sứ mạng này như là một việc xấu hổ nên che đậy dấu diếm và không nên bàn tới. Trái lại, đó là sự vinh diệu lớn nhứt của một kiếp làm đàn bà, một cơ hội lớn lao mà chỉ đàn bà mới có và đàn ông không có. Những người bên nam giới có những cơ hội và vai trò khác, nhưng cái vinh diệu huy hoàng của người làm mẹ không phải là của họ. Chính bên nữ giới mới làm công việc to tát này để giúp đỡ thế gian trong việc duy trì nòi giống, và họ làm công việc này với một sự hy sinh, đau đớn mà những người bên nam giới chúng ta không hề biết được mảy may.

Vì lý do đó, bởi vì công việc lớn lao phải làm và sự đau đớn mà nữ giới phải gánh vác, mới có một cơ quan đặc biệt của Quần Tiên Hội trên địa cầu, mà trách nhiệm của đấng Cao Cả trông coi cơ quan ấy là trợ giúp cho mỗi người đàn bà khi sinh sản đau đớn, và đưa đến cho họ sự giúp đỡ và sức mạnh tùy theo nghiệp quả riêng của họ. Như chúng tôi đã nói, Đức Mẹ thế gian có dưới tay của Ngài rất đông nhựng vị Thiên Thần để xử dụng và mỗi khi có một đứa trẻ mới sinh, thì luôn luôn có một vị Thiên Thần được gởi đến thay mặt cho Ngài để trông nom săn sóc, cho người mẹ vừa lâm bồn.

Trong mỗi cuộc Hiệp Lễ (Eucharist) có một vị Hiện Diện Thiên Thần (Angel of Presence) có mặt tại chỗ. Thật ra, vị Thiên Thần này là một hình tư tưởng của đấng Christ, mà Ngài dùng để chấp thuận và chuẩn y hành động thánh hóa của vị giáo sĩ hay Linh Mục đang hành lễ. Như vậy, mặc dầu đấng Christ vốn độc nhứt và không thể phân chia, nhưng Ngài có thể cùng một lúc hiện diện khắp nơi ở hằng ngàn Thánh đường và Nhà Thờ.

Cũng như thế, nhưng ở một mức độ thấp hơn, Đức Mẹ thế gian cũng có mặt, và xuyên qua vị Thiên Thần đại diện của Ngài, ở bên cạnh giường mỗi người mẹ sanh sản. Nhiều người mẹ sanh con đã từng thấy Ngài như vậy, và nhiều người khác tuy không có hân hạnh được thấy Ngài, nhưng cũng cảm giác được giúp đỡ và sức mạnh của Ngài ban rải cho họ.

Đức Mẹ luôn luôn muốn rằng mỗi người phụ nữ lâm bồn nên chọn lấy một nơi sanh trong lành và tốt đẹp. Ngài muốn rằng họ nên nuôi lấy tình thương sâu đậm và chơn thật, cùng những tư tưởng thánh thiện và cao quý, để cho khi sanh sản họ rút được những ảnh hưởng và ân huệ thanh cao xuống cho đứa hài nhi, và như thế đứa trẻ được sinh ra trong một hoàn cảnh thuận lợi cho việc bắt đầu một cuộc đời mới. Nó phải được sinh ra giữa một bầu không khí đầy từ điển trong sạch, tinh khiết và tốt đẹp nhứt, và người mẹ cần phải giữ gìn cho thể xác được sạch sẽ, đúng phép vệ sinh trong từng những chi tiết nhỏ nhặt. Có được như vậy, đứa trẻ mới sinh ra với một xác thân tốt đẹp và lành mạnh, để dùng làm cái khí cụ cho một linh hồn tiến hóa.

Vấn đề tạo nên những Thể Xác thích nghi cho những linh hồn đã tiến hóa cao đầu thai xuống trần, là một vấn đề khó khăn gây thắc mắc không ít cho Đức Mẹ thế gian và những vị Thiên Thần phụ tá với Ngài. Hằng ngàn linh hồn tiến hóa hiện đang sẵn sàng đầu thai và rất mong muốn đầu thai xuống trần để giúp đỡ trong công việc của đức Chưởng Giáo nhưng họ gặp phải sự khó khăn rất lớn là tìm những Thể Xác thích nghi.

Do một quan niệm sai lầm và ích kỷ càng ngày càng bành trướng ở phương Tây, người ta cho rằng ngày nay nam nữ không có đủ phương tiện vật chất đi đến hôn nhân, và tạo nên một gia đình đông con là một cái gánh nặng quá sức của họ. Vì họ không hiểu cái sứ mạng thiêng liêng của nữ giới khi họ được sinh ra làm đàn bà, nên nhiều phụ nữ ngày nay muốn được tự do khỏi sự ràng buộc gia đình để bắt chước sống và hành động theo nam giới thay vì nhận lãnh lấy vai trò tốt đẹp của họ. Một khuynh hướng tư tưởng và hành động như thế dĩ nhiên là rất tai hại cho tương lai của giống nòi, vì nếu theo cái đà đó, thì phần nhiều những cặp vợ chồng thuộc về hạng tiến hóa lại không tham gia trong việc duy trì nòi giống nữa, mà lại hoàn toàn giao trách nhiệm đó cho những linh hồn thuộc về hạng bất hảo và chưa tiến hóa.

Bên xứ Ấn Độ thì hoàn cảnh khác hẳn, vì mỗi người nam nữ đến tuổi trưởng thành đều lập gia đình. Nhưng dầu cho ở những giai cấp cao, họ vẫn thường thiếu sự chăm nom săn sóc chu đáo, và bởi đó họ không thể tạo nên những điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất những đứa trẻ với những cơ thể trong sạch và lành mạnh. Đó là một vấn đề rất nghiêm trọng, mà người học Đạo nên để tâm nghiên cứu, và dùng hết khả năng của mình để đem đến một tình trạng khả quan hơn.

Thật là một điều rất quý nếu phụ nữ các nước trên thế giới có thể đoàn kết nhau lại để truyền bá lẫn cho nhau những sự hiểu biết và tài liệu xác đáng về vấn đề tối ư quan trọng này. Mỗi phụ nữ nên nhận thức lấy những cơ hội vô cùng tốt đẹp mà một kiếp đầu thai làm đàn bà đem đến cho họ. Mỗi phụ nữ cần được chỉ dạy về những điều kiện tuyệt đối cần thiết mà họ phải noi theo trước khi, trong khi và sau khi mang thai. Không những Thể Xác đứa hài nhi phải được giữ gìn và chăm nom săn sóc một cách hoàn toàn kỹ lưỡng, mà nó còn phải được bao phủ trong một bầu không khí trong lành đượm nhuần tình thương yêu, hạnh phúc và thánh thiện. Bằng cách đó, công việc của Đức Mẹ thế gian sẽ được dễ dàng hơn gấp bội và tương lai của giống nòi cũng sẽ được bảo đảm.

Có nhiều người hỏi rằng những vị Chơn Tiên có khoác lấy một thể xác nữ giới không? Sự hiện diện của Đức Mẹ thế gian là một câu trả lời cho câu hỏi đó. Nhờ bởi đức Tinh Khiết hoàn toàn và nhiều đức tính cao cả khác nữa, mà Ngài được chọn làm người mẹ đã sinh ra Thể Xác của vị đệ tử Jesus ở Palestine thuở xưa. Và cũng nhờ bởi Ngài đã chịu đựng, với một đức kiên nhẫn và cao quý vô song, tất cả những sự đau khổ lớn lao nó xảy đến cho Ngài do hậu quả của cái vai trò đó, mà Ngài đã đạt được quả vị Chơn Tiên cùng trong một kiếp ấy. Sau khi đắc quả vị này, với bảy Con đường Tiến hóa Siêu Nhơn loại mở rộng ở trước mặt, Ngài đã chọn lấy con đường tiến hóa huy hoàng huyền diệu của các Thiên Thần, và được thâu nhận vào con đường ấy với một vinh dự rất lớn.

Đó là sự thật ẩn tàng phía sau giả thuyết Thánh Mẫu thăng thiên (Assumption) của Thiên Chúa Giáo. Thật ra không phải Đức Mẹ được đưa lên Trời giữa các đấng Thiên Thần trong cái Thể Xác của Ngài, mà khi đức Mẹ rời khỏi xác thân, thì Ngài liền an vị giữa các hàng Thiên Thần. Và vì Ngài được giao phó công việc của Đức Mẹ thế gian, nên Ngài trở nên một vị Nữ Vương của các Thiên Thần, như Hội Thánh đã nói. Một vị đại Thiên Thần không cần dùng một Thể Xác, nhưng trong khi đức mẹ giữ chức vụ hiện tại, thì Ngài sẽ luôn luôn xuất hiện với chúng ta trong hình thể của phái nữ, cũng như những vị Chơn Tiên đã tình nguyện giúp đỡ trong công việc của Đức Mẹ.

Trải qua hằng bao thế kỷ, đã có hằng bao nhiêu người cả nam và nữ, đã dâng tấm lòng tôn sùng thờ kính lên tận dưới chân Ngài, và chắc chắn là không có một mảy may mãnh lực nào của lòng sùng tín đó đã bị lãng phí hay đã đi sái đường. Vì Đức Mẹ, mà tình thương đối với nhân loại đã gợi nên tấm lòng sùng tín ấy, vẫn luôn luôn tận dụng mãnh lực của nó vào công việc khó nhọc của Ngài. Mặc dầu người đời không hay biết chi cả, họ đã dâng cả một kho tàng sùng mộ kính yêu lên tận dưới chân Đức Mẹ, không phải bởi vì Ngài đã có lần sinh ra Đức Jesus, mà bởi vì ngày nay Ngài là Đức Mẹ của tất cả muôn loài.

Quan niệm về Đức Mẹ không phải chỉ có ở trong Thiên Chúa Giáo mà thôi. Ở Ấn Độ, Ngài được gọi là Jagat-Amba, và ở Trung Hoa, người ta gọi Ngài là đức Quan Âm, tức Đức Mẹ hằng cứu giúp, Ngài chính là đại diện, là kiểu mẫu và tinh hoa của tính Bác Ái, lòng Sùng Tín và sự Tinh Khiết. Ngài cũng là hiện thân của sự Minh Triết thiêng liêng, nhưng trên hết tất cả mọi sự, thì Đức Mẹ là đấng An Ủi Cứu Khổn Phò Nguy và giúp đỡ cho tất cả những người bị lâm cơn đau khổ, buồn rầu, đói lạnh, bệnh tật, và bị mọi nỗi khổ đau của nghịch cảnh.

#85 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 19/10/2011 - 18:38

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

BA NGÔI VÀ HÌNH TAM GIÁC

Cũng như Thượng Đế có Ba Ngôi, thì Tổ Chức Quần Tiên Hội cai quản quả Địa cầu cũng gồm có ba ngành hoạt động lớn, đặt dưới sự quản trị của ba đấng Cao Cả. Ba đấng ấy không phải chỉ là phản ảnh Ba Ngôi của Thượng Đế, mà còn là sự biểu lộ thức sự của Ba Ngôi vậy. Đó là đức Ngọc Đế, Đức Phật và đức Văn Minh Đại Đế, các Ngài đã đạt tới những mức Điểm Đạo cao tột, nó đem cho các Ngài một sự ý thức hoàn toàn về các cõi giới siêu đẳng, ngoài vòng sân trường tiến hóa của nhân loại, nơi ngự trị của đức Thượng Đế đã biểu lộ ở thế gian.

Đức Ngọc Đế hợp nhứt với Ngôi 1 trên cõi Tối Đại Niết Bàn là cõi cao nhứt trong Bảy cõi, và chủ trị Ý Chí Thiêng Liêng trên quả Địa Cầu. Đức Phật hợp nhứt với Ngôi 2, vốn ngự trị ở cõi Đại Niết Bàn, và giúp nguồn Minh Triết Thiêng Liêng cho nhân loại. Đức Văn Minh Đại Đế hợp nhứt với Ngôi 3, ngự trị trên cõi Niết Bàn và với tư cách đại diện Chúa Thánh Thần, Ngài cai quản mọi sự Hoạt Động Thiêng Liêng. Ngài cũng ví như cánh tay của Thượng Đế vươn ra ngoài thế gian để thi hành công việc của đấng Chí Tôn.

Hai Đấng Cao Cả thứ nhất và thứ nhì trong Tam Giác khác hẳn với Đấng thứ ba, vì công việc của hai đấng ấy thuộc về cõi trên chớ không có xuống tới cõi Trần. Tuy nhiên, nếu không có công việc cao siêu của các Ngài, thì những công việc khác thuộc về những cõi giới thấp hơn sẽ không thể thực hiện được. Các Ngài ban rải ảnh hưởng xuống tận cõi hạ giới hồng trần xuyên qua những vị đại diện của các Ngài, là đức Bàn Cổ Vaivasvata và đức Di-Lặc-Bồ-Tát. Hai vị sau này cùng đồng cấp đẳng với đức Văn Minh Đại Đế trên những Cung riêng biệt của các Ngài. Cả ba Vị gồm thành một hình Tam Giác khác nữa, để ban rải quyền năng của Thượng Đế xuống tận cõi hồng trần. Chúng ta có thể diễn tả hai Tam Giác này trong bản lược đồ dưới đây

Trọn hết thời kỳ một Giống Dân, đức Bàn Cổ trông nom từng chi tiết cuộc tiến hóa của nó. Đức Bồ Tát, với tư cách là đức Chưởng Giáo, trông coi về phần Giáo Dục và Tôn Giáo, giúp đỡ những người trong Giống Dân đó phát triển phần tâm linh đến một mực tùy theo trình độ của họ. Đức Văn Minh dìu dắt phần trí tuệ thông minh của họ để cho mọi hình thức văn minh và khai hóa có thể phát triển tùy theo từng chu kỳ, Ba đấng Cao Cả nói trên cũng ví như Bộ Óc, Quả Tim và Bàn Tay có Năm ngón, tất cả đều hoạt động để dìu dắt nòi giống nhơn loại tiến hóa cho phù hạp với Thiên Cơ.

Trước kia chưa hề có cái thông lệ giao chức vụ của đức Văn Minh Đại Đế hiện nay cho một đấng Cao Cả nhất định nào thuộc về đẳng cấp đó. Thường thì mỗi vị trong năm vị Đế Quân (Chohan) thay phiên nhau được chỉ định điều khiển tất cả năm Cung, mặc dầu trước khi đảm nhiệm chức vụ đó, Ngài bắt buộc phải trải qua cuộc Điểm Đạo của Đức Văn Minh Đại Đế, tức là phải có 7 lần Điểm Đạo. Tuy nhiên,hiện thời có một vị Đế Quân đứng đầu mỗi Cung, và ngoài ra còn có một đức Văn Minh đứng biệt lập với các Ngài.

Trong năm Cung cuối cùng từ Cung 3 đến Cung 7 thì cuộc Điểm Đạo cao nhứt mà con người có thể đạt tới trên quả Địa cầu của chúng ta hiện nay quả vị của đức Văn Minh Đại Đế (Mahachohan), tức là 7 lần Điểm Đạo. Nhưng người ta có thể tiến xa hơn nữa trên Cung 1 và Cung 2, Quả vị Phật thể tiến lên nữa ở Cung 1 với quả vị đức Ngọc Đế (9 lần Điểm Đạo). Xin xem bản lược đồ dưới đây về Những Quả Vị và các Cung.

Để tránh khỏi hiểu lầm rằng trong tổ chức nói trên hình như có sự bất công, ta nên hiểu rằng người hành giả có thể đạt tới trạng thái Niết Bàn đồng đều như nhau, dầu họ thuộc về Cung nào. Bất cứ người nào đắc quả vị Chơn Tiên (Asekha) đều đương nhiên bước vào trạng thái cực lạc đó trong một thời gian, nó dường như là cả một thời kỳ vô tận đối với chúng ta. Nhưng vị Chơn Tiên chỉ bước vào giai đoạn đầu của trạng thái đó mà thôi, và mặc dầu nó vô cùng phúc lạc ngoài vòng hiểu biết của chúng ta, nhưng nó vẫn còn kém xa những cấp cao siêu hơn của vị Đế Quân và Văn Minh.

Đồng thời trạng thái phúc lạc của những Vị này cũng hãy còn chưa thấm vào đâu đối với sự huy hoàng huyền diệu của những cảnh giới Niết Bàn mà những đấng Cao Cả đã đạt tới với những nỗ lực công phu phi thường để chứng những Quả Vị cao siêu hơn nữa trên những Cung 1 và Cung 2. Trên năm Cung cuối cùng, sự tiến hóa lên những trình độ cao siêu hơn nữa cũng có thể thực hiện được đối với những vị nào theo đuổi những đường hoạt động khác, ngoài vòng Quần Tiên Hội.

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

ĐỔI CUNG

Bằng cách dùng ý chí mạnh mẽ và cương quyết, người sinh viên Huyền Môn có thể thay đổi Cung của mình tùy theo ý muốn, và như thế tất cả mọi con đường tiến hóa đều mở rộng cửa giống như nhau trước mặt y. Người ta được biết rằng cả hai vị Chân Sư có liên lạc mật thiết với Hội Thông Thiên Học, đều dùng cách đó, và những người nào muốn gìn giữ sự liên lạc cá nhân với các Ngài đều, hoặc vô tình hay hữu ý, đang thay đổi Cung của mình.

Phương pháp đổi Cung cũng khá giản dị về mặt lý thuyết mặc dầu rằng thường khi nó rất khó thực hành. Nếu một sinh viên Cung 6 hay Cung Sùng Tín, muốn đổi qua Cung 2, tức Cung Minh Triết, trước hết y phải cố gắng đặt mình dưới ảnh hưởng của Tiểu Chi thứ hai của Cung 6. Kế đó, y sẽ luôn luôn cố gắng gia tăng ảnh hưởng của Tiểu Chi đó trên đời sống hằng ngày, cho đến khi nó trở nên mạnh mẽ và trội nhứt. Như thế thay vì thuộc Tiểu Chi thứ hai của Cung thứ 6, y sẽ đổi qua Tiểu Chi thứ 6 của Cung thứ hai. Nói tóm lại, y đã điều hòa lòng sùng tín của y bằng sự tăng gia kiến thức cho đến khi nó trở nên sự nhiệt thành đối với lòng Minh Triết thiêng liêng. Sau đó, y có thể, nếu y muốn, đổi qua một Tiểu Chi khác nữa của Cung 2 bằng sự cố gắng công phu liên tục và không ngừng.

Trường hợp đổi Cung này lẽ dĩ nhiên là thoát ra ngoài vòng thông lệ, vì một Chơn Thần xuất hiện xuyên qua một đấng Đại Tinh Quân lại trở về nguồn cội xuyên qua một đấng khác. Những sự đổi Cung tương đối rất hiếm, và có khuynh hướng điều hòa lẫn cho nhau một cách mỹ mãn. Người ta thường đổi Cung mình để thuyên chuyển qua Cung 1 và Cung 2, và ít có người trên hai Cung này ở vào những trình độ tiến hóa thấp kém.

#86 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 19/10/2011 - 18:39

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

SỰ HỢP NHẤT HOÀN TOÀN

Sự hợp nhất vô cùng huyền diệu giữa những đấng Cao Cả trong các Tam Giác kể trên với Thượng Đế, có thể được điển hình bằng trường hợp của đức Bồ Tát. Chúng ta đã thấy rằng sự hợp nhất giữa Chân Sư với đệ tử là một sợi dây liên lạc mật thiết hơn cả bất cứ một thứ tình cảm nào của thế gian. Càng mật thiết hơn nữa, vì nó ở trên một trình độ cao hơn, là sự hợp nhứt giữa Chân Sư Kuthumi và Sư Phụ Ngài là đức Chân Sư Dhruva, vị này cũng là đệ tử của Đức Di-Lặc-Bồ-Tát, hồi thuở Đức Di-Lặc còn thâu nhận đệ tử. Bởi đó, đức Kuthumi cũng trở nên hợp nhứt với Đức Di-Lặc và ở mức độ cao siêu của các Ngài sự hợp nhứt đó càng thâm sâu và huyền diệu vô cùng.

Các đấng Cao Cả hình như vượt khỏi chúng ta quá xa đến nỗi chúng ta không thể phân biệt được sự khác nhau giữa các Ngài ở các cấp đẳng trên và dưới nhau như thế nào. Các Ngài đều ví như những ngôi sao sáng ở trên đầu chúng ta, tuy thế, các Ngài tự coi như những hạt bụi ở dưới chân của đức Di-Lặc-Bồ-Tát. Như vậy, hẳn là phải có một sự sai biệt lớn lao giữa các Ngài, mặc dầu chúng ta không thể thấy được điều ấy.

Chúng ta ngẩn mặt nhìn lên những ngọn núi cao chót vót đó, và tất cả đều làm chúng ta chóa mắt với sự lộng lẫy huy hoàng của các Ngài, và chúng ta không thể thấy vị nào là cao hơn vị nào, trừ phi chúng ta có thể thấy sự khác biệt đó nơi hào quang của các Ngài lớn hay nhỏ. Nhưng ít nhứt chúng ta có thể hiểu rằng sự hợp nhứt giữa đức Chân Sư Kuthumi và đức Di-Lặc phải là một sự liên hệ mật thiết và huyền diệu hơn cả bất cứ việc gì ở các cõi Hạ Giới.

#87 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 19/10/2011 - 18:41

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

CHƯƠNG XIV

MINH TRIẾT TRONG BA NGÔI

ĐỨC PHẬT

Đức Phật của thời đại này là Phật Thích Ca, hiệu là Cồ Đàm (Gautama),Ngài chuyển kiếp lần cuối cùng tại xứ Ấn Độ cách đây độ 2.500 năm. Kiếp đó cũng là kiếp cuối cùng chấm dứt một loạt nhiều kiếp ở quả vị Bồ Tát, sau đó Ngài nối nghiệp cho vị Phật quá khứ là Phật Kasyapa ở chức vụ Chưởng Quản Cung thứ Hai trong Quần Tiên Hội trong Địa Cầu.

Trong chu kỳ của một bầu thế giới, có bảy vị Phật nối tiếp nhau xuất hiện, mỗi vị Phật dìu dắt cho một Giống Dân, và thay nhau đảm nhiệm công việc đặc biệt của Cung Hai cho toàn thế giới. Trong chức vụ đó; Ngài coi sóc lấy phần việc các cõi trên, và giao phó cho vị Phụ Tá và Đại Diện của Ngài là đức Bồ Tát, trách nhiệm của vị Chưởng Giáo ở các cõi Hạ Giới. Đối với đấng Cao Cả đã đạt tới quả vị đó, các bậc Đạo Gia Đông Phương cho rằng không có sự ca tụng nào là quá cao, không có sự tôn sùng nào là quá lớn; và cũng như chúng ta nhìn thấy các Chân Sư là cao cả, thiêng liêng về mọi mặt, thì các Ngài cũng nhìn Đức Phật với một sự sùng kính, thiêng liêng càng lớn lao hơn nữa. Đức Phật hiện thời là người đầu tiên trong hàng ngũ nhân loại đã đạt tới quả vị cao độ đó, còn những vị Phật quá khứ là sản phẩm của những chu kỳ tiến hóa khác hơn chúng ta. Ngài đã từng công phu cố gắng đặc biệt để tự chuẩn bị đảm nhiệm lấy trách vụ cao cả của quả vị Phật, một cố gắng công phu phi phàm mà người Phật tử luôn luôn nhắc nhở và giọ là một “Đại Hy Sinh”.

Nhiều ngàn năm về trước, có một khi kia nhân loại cần dùng một vị Chơn Tiên để làm đức Chưởng Giáo cho Giống Dân thứ tư; và đến lúc nhân loại phải tự mình sàn xuất lấy những vị Phật của mình. Từ trước cho đến khoảng giữa cuộc Tuần hườn thứ tư của Dãy Hành Tinh thứ tư, ở ngay điểm chính giữa Hệ Thống Tiến Hóa của chúng ta hiện nay, những đấng Cao Cả mà nhân loại cần dùng chẳng hạn như các đấng Bàn Cổ, đức Chưởng Giáo và những vị khác nữa, đều được cung cấp cho chúng ta do bởi những nhân loại tiến hóa hơn ở trên những Dãy Hành Tinh khác, họ tiến bộ nhiều hơn và có lẽ cổ xưa hơn chúng ta. Về phần nhân loại chúng ta trong tương lai cũng sẽ có cái hân hạnh dìu dắt và giúp đỡ cho những hệ thống tiến hóa còn lạc hậu và kém hơn chúng ta hiện nay.

Tình huynh đệ thật sự giữa tất cả mọi loài sinh vật được chứng minh bằng cách đó, và chúng ta thấy rằng đó không phải chỉ là một tình huynh đệ đại đồng trong nhân loại mà thôi, thậm chí trong cả Dãy Hành Tinh hiện tại, mà tất cả các Dãy Hành Tinh trong Thái Dương Hệ đều tương trợ lẫn cho nhau. Tôi không có bằng chứng trực tiếp chỉ rằng những Thái Dương Hệ cũng trợ giúp lẫn cho nhau bằng cách đó, nhưng tôi có thể dùng thí dụ trên đẻ tin tưởng gần như chắc chắn rằng việc đó cũng xảy ra đúng như vậy. Ít nhất chính tôi đã thấy những đấng Cao Cả từ những Hệ thống khác đến viếng Hệ Thống Địa Cầu của chúng ta và nhận thấy rằng các Ngài không phải chỉ đi ngao du để tiêu khiển mà chắc chắn là có mục đích tốt đẹp gì đó. Mục đích của các Ngài như thế nào thì tôi không được biết, nhưng tự nhiên đó không phải là việc của tôi dự bàn.

Vào thời kỳ quá khứ xa xăm mà tôi đã nói ở trên, nhân loại phải tự lực cung cấp lấy những vị Giáo Chủ của họ, nhưng lúc ấy hình như chưa có người nào đã đạt tới cái trình độ cần thiết để đảm đương lấy một trách nhiệm nặng nề như thế. Những sản phẩm đầu tiên của nhân loại vào thời kỳ đó là hai Người cùng đồng một trình độ như nhau về sự phát triển tâm linh, một người là đấng Cao Cả mà ngày nay chúng ta gọi là Phật Thích Ca, và một người đó là đức Chưởng Giáo hiện nay, tức là đức Di-Lặc-Bồ-Tát. Hồi thời kỳ đó, hai Ngài còn thiếu sót những đức tính và điều kiện như thế nào thì chúng tôi không được biết, nhưng vì lòng thương yêu nhân loại, Đức Phật tự phát nguyện làm mọi công phu cố gắng phi phàm để đạt tới cái quả vị cần thiết. Tục truyền rằng Ngài thực hành những đức tính đặc biệt từ kiếp này sang kiếp khác, và mỗi kiếp Ngài lại biểu lộ thêm một vài đức tính cao cả.

Sự hy sinh lớn lao của Đức Phật được nhắc nhở trong tất cả những kinh điển của Phật Giáo, nhưng ít người Phật tử hiểu rõ tánh chất của sự hy sinh đó, vì họ cho rằng đó là bởi vì Đức Phật sau khi giác ngộ, đã từ khước sự an lạc ở cõi Niết Bàn để ở lại thuyết pháp và cứu độ chúng sinh. Điều này quả có thật nhưng đó không phải là một sự hy sinh, mà chẳng qua là Ngài chỉ thi hành công việc của một đấng Giáo Chủ. Sự hy sinh lớn lao của Ngài là ở chỗ Ngài đã công phu tu luyện trong bao nhiêu ngàn năm để tiến tới địa vị cao tột; Ngài là người đầu tiên trong nhân loại đã đắc quả vị Phật, có dủ sự giác ngộ sáng suốt và đủ tư cách đem phổ biến Đạo mầu để dạy dỗ chúng sinh.

Công việc đó Ngài đã làm một cách đầy đủ, trọn vẹn. Chúng ta được biết ít nhiều về những tiền kiếp của Ngài, khi Ngài còn ở quả vị Bồ Tát vào những thời quá khứ xa xưa, và còn những tiền kiếp khác nữa mà chúng ta không hề biết chi cả. Ngài đã từng xuất hiện làm đức Vyasa, Giáo Chủ của Giống Dân Aryen; làm Giáo Chủ Hermès ở nước cổ Ai Cập: làm đứcZoroastre, vị Giáo Chủ đầu tiên của đạo Hỏa Giáo; làm đức Orphée, Giáo Chủ của nước cổ Hy Lạp. Trong kiếp cuối cùng, Ngài sinh ra ở miền Bắc Ấn Độ; sau khi đắc Đạo thành Phật, Ngài châu du khắp nơi ở lưu vức sông Hằng để thuyết pháp trong 45 năm, và quy tựu chung quanh Ngài những món đồ đã từng làm đệ tử của Ngài trong kiếp trước.

Khi Đức Phật tịch diệt, côn việc của Ngài cũng có chỗ còn chưa được hoàn bị, có lẽ vì Ngài không có đủ thì giờ để hoàn thành một cách chu đáo. Bởi đó, nên mới có sự sắp đặt để bổ khuyết những chỗ còn bỏ dở dang, và về việc này có hai sự kiện quan trọng được kể ra như sau.

#88 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 19/10/2011 - 18:43

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

NHỮNG HÀNH ĐỘNG BỔ KHUYẾT

Việc thứ nhứt là đức Ngọc Đế, tức đấng Điểm Đạo độc Tôn, Chủ Tể Quần Tiên Hội trên quả Địa Cầu, gởi một trong ba vị Đệ Tử của Ngài, là những vị Kim Tinh Chơn Quân từ bầu Kim Tinh đến chuyển kiếp xuống trần ngay sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, để thành lập tại xứ Ấn Độ những Đạo Viện gọi là Mathams. Trong kiếp đó, Ngài là đức Shankaracharya, một đấng Giáo Chủ đã thành lập nên một giòng tu sĩ xuất gia cách Ấn Độ cách đây trên 2.000 năm. Đức Shankarachaya đã lập nên một môn phái Triết Học Ấn, cải tạo lại Ấn Độ Giáo trên một quy mô rộng lớn, và gom góp nhiều Giáo lý của Đức Phật lại thành quy củ, hệ thống, làm cho Ấn Giáo có phần sinh sắc trở lại.

Ấn Độ Giáo ngày nay là một tôn giáo có sinh khí và linh hoạt hơn là hồi thuở xưa trước thời kỳ Đức Phật ra đời, hồi đó nó hãy còn quá nhiều phần hình thức lễ bái và mê tín dị đoan. Đức Shankara cải tổ những điều tệ đoan, bỏ tật giết thú làm vật hy sinh để cúng tế. Mặc dầu ngày nay, tục ấy ở Ấn Độ vẫn còn, nhưng đã giảm bớt rất nhiều. Ngoài ra công việc hoằng khai đạo pháp ở thế gian Ngài còn thực hiện một vài công việc huyền linh thuộc về cõi trên, có một tầm quan trọng rất lớn đối với xứ Ấn Độ.

Viêc thứ hai mà tôi đã nói ở trên, chính là do Đức Phật đảm nhiệm. Thay vì để trọn hết thì giờ vào công việc của Ngài ở các cõi trên, Ngài vẫn còn liên lạc với vị Bồ Tát kế nghiệp cho Ngài ở thế gian để giúp đỡ trong những trường hợp khẩn cấp. Ngài cũng trở lại thế gian mỗi năm một lần, nhằm ngày kỷ niệm Phật nhập Niết Bàn, để ban rải ân huệ cho nhân loại.

Đức Phật có thứ thần lực của Ngài mà Ngài dùng để ban rải ân huệ cho thế gian, sự ban ân huệ này là một việc rất kỳ diệu và độc nhứt vô song. Với quyền năng và địa vị của Ngài, một vị Phật có thể bước vào những cõi giới siêu linh hoàn toàn ngoài vòng hiểu biết của chúng ta, Ngài có thể chế biến và rút thần lực ở những cõi giới đó để ban rải xuống cõi Hạ Giới hồng trần.

Nếu không có sự trung gian của Đức Phật thì những nguồn thần lực đó sẽ vô ích cho chúng ta ở cõi trần, vì nó có những rung động vô cùng tế nhị, mạnh mẽ và mau chóng đến nỗi nó có thể đi xuyên qua người chúng mà ta không hề hay biết chi cả. Thần lực do Đức Phật ban rải cho thế gian được thấm nhuần khắp mọi nơi, nó giúp sức và tăng cường cho mọi việc làm hữu ích, và đem sự bằng an cho những tâm hồn lương thiện.

#89 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 19/10/2011 - 18:44

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

NHỮNG HÀNH ĐỘNG BỔ KHUYẾT

Việc thứ nhứt là đức Ngọc Đế, tức đấng Điểm Đạo độc Tôn, Chủ Tể Quần Tiên Hội trên quả Địa Cầu, gởi một trong ba vị Đệ Tử của Ngài, là những vị Kim Tinh Chơn Quân từ bầu Kim Tinh đến chuyển kiếp xuống trần ngay sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, để thành lập tại xứ Ấn Độ những Đạo Viện gọi là Mathams. Trong kiếp đó, Ngài là đức Shankaracharya, một đấng Giáo Chủ đã thành lập nên một giòng tu sĩ xuất gia cách Ấn Độ cách đây trên 2.000 năm. Đức Shankarachaya đã lập nên một môn phái Triết Học Ấn, cải tạo lại Ấn Độ Giáo trên một quy mô rộng lớn, và gom góp nhiều Giáo lý của Đức Phật lại thành quy củ, hệ thống, làm cho Ấn Giáo có phần sinh sắc trở lại.

Ấn Độ Giáo ngày nay là một tôn giáo có sinh khí và linh hoạt hơn là hồi thuở xưa trước thời kỳ Đức Phật ra đời, hồi đó nó hãy còn quá nhiều phần hình thức lễ bái và mê tín dị đoan. Đức Shankara cải tổ những điều tệ đoan, bỏ tật giết thú làm vật hy sinh để cúng tế. Mặc dầu ngày nay, tục ấy ở Ấn Độ vẫn còn, nhưng đã giảm bớt rất nhiều. Ngoài ra công việc hoằng khai đạo pháp ở thế gian Ngài còn thực hiện một vài công việc huyền linh thuộc về cõi trên, có một tầm quan trọng rất lớn đối với xứ Ấn Độ.

Viêc thứ hai mà tôi đã nói ở trên, chính là do Đức Phật đảm nhiệm. Thay vì để trọn hết thì giờ vào công việc của Ngài ở các cõi trên, Ngài vẫn còn liên lạc với vị Bồ Tát kế nghiệp cho Ngài ở thế gian để giúp đỡ trong những trường hợp khẩn cấp. Ngài cũng trở lại thế gian mỗi năm một lần, nhằm ngày kỷ niệm Phật nhập Niết Bàn, để ban rải ân huệ cho nhân loại.

Đức Phật có thứ thần lực của Ngài mà Ngài dùng để ban rải ân huệ cho thế gian, sự ban ân huệ này là một việc rất kỳ diệu và độc nhứt vô song. Với quyền năng và địa vị của Ngài, một vị Phật có thể bước vào những cõi giới siêu linh hoàn toàn ngoài vòng hiểu biết của chúng ta, Ngài có thể chế biến và rút thần lực ở những cõi giới đó để ban rải xuống cõi Hạ Giới hồng trần.

Nếu không có sự trung gian của Đức Phật thì những nguồn thần lực đó sẽ vô ích cho chúng ta ở cõi trần, vì nó có những rung động vô cùng tế nhị, mạnh mẽ và mau chóng đến nỗi nó có thể đi xuyên qua người chúng mà ta không hề hay biết chi cả. Thần lực do Đức Phật ban rải cho thế gian được thấm nhuần khắp mọi nơi, nó giúp sức và tăng cường cho mọi việc làm hữu ích, và đem sự bằng an cho những tâm hồn lương thiện.

#90 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 19/10/2011 - 18:55

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

LỄ WESAK

Ngày Đức Phật xuất hiện mỗi năm một lần để ban ân huệ cho thế gian tức là ngày rằm tháng năm, bên Ấn Độ và Tích Lan gọi là ngày Wesak, thường là nhằm tháng năm dương lịch. Ngày đó cũng là ngày kỷ niệm những dịp quan trọng xảy ra trong kiếp sống cuối cùng của Đức Phật ở cõi trần, tức ngày Sinh, ngày Thành Đạo và ngày Tịch diệt của Ngài.

Vào dịp này, ngoài ra cái ý nghĩa về phương diện huyền bí vô cùng quan trọng của nó, có một cuộc Lễ được cử hành ở thế gian và trong cuộc Lễ ấy, Đức Phật hiện ra trước mặt một số đông người hành hương. Những người này có được thấy Ngài hay không, thì tôi không biết chắc; họ đều cúi lạy theo những vị Chơn Tiên và các Đệ Tử, những vị này đều thấy Đức Phật hiện ra thật sự. Hình như ít nhất cũng có vài người hành hương được nhìn thấy Ngài vì cuộc Lễ này được những người Phật Tử ở vùng Trung Á biết rõ. Người ta nhắc nhở đến cuộc Lễ đó như sự xuất hiện hình bóng hay là sự phản ảnh của Đức Phật, và sự mô tả cuộc Lễ theo tục truyền có phần khá đúng.

Như vậy những người sống ở vùng lân cận nơi Đức Phật hiện không có lý do gì mà không đến dự cuộc Lễ. Vậy thì không có lý do gì mà những người Hội Viên Thông Thiên Học chúng ta lại không đến để dự bằng Thể Vía của mình. Những người nào đã được biết rõ về ngày gời hành Lễ, thường sắp đặt công việc riêng của họ để có thể đi ngủ vào khoảng một hay vài giờ trước giờ cử hành vào đêm trăng Rằm, và ngủ yên một chỗ cho đến một giờ sau khi cuộc Lễ chấm dứt.

NƠI HÀNH LỄ

Địa Điểm được chọn để hành Lễ là một vùng cao nguyên nhỏ có những đồi thấp bao bọc chung quanh, ở phía Bắc dãy Hy Mã Lạp Sơn cách biên giới xứ Népal không xa, và có lẽ độ chừng 400 dặm về phía Tây thành phố Lhassa bên Tây Tạng. Đó là một khoảnh đất bằng thẳng, hình vuông dài, độ chừng một dặm rưỡi bề dài và bế ngang thì ngắn hơn. Khoảng đất trống có đá rải rác, và ở vài chỗ có cỏ dại rừng hoang mọc đầy. Một giòng suối chảy qua ở góc phía tây vùng cao nguyên, và nhìn lên phía bắc thì nó chảy vào một thung lũng có rừng thông bao phủ, sau cùng thì nó đổ vào một cái hồ cách đó một quãng vài dặm. Vùng chung quanh có vẻ hoang vu hẻo lánh, không có người ở, và không có một nhà nào trừ ra một cái tháp cổ đã điêu tàn với vài ba cái chòi rải rác trên sườn một ngọn đồi ở về phía đông. Về phía nam, có một tảng đá lớn màu xám dựng đứng như bàn thờ, độ bốn thước bề dài và hai thước bề ngang, và nhô lên khỏi mặt đất chừng một thước.

Vài ngày trước khi hành Lễ, người ta thấy dọc theo hai bên bờ suối và ở dưới chân những ngọn đồi chung quanh có những ngọn lều được dựng lên mỗi lúc càng nhiều. Những túp lều này có một hình dáng lạ lùng, phần nhiều màu đen, và chốn hoang vu cô tịch này bỗng nhiên trở nên linh động với những ngọn lửa trại của những người đi hành hương đốt lên. Họ là những bộ lạc lưu động từ miền Trung Á và có người từ miền Bắc xa xôi đến đây. Một ngày trăng tròn, họ đều tắm gội sạch sẽ, và thay quần áo mới để chuẩn bị hành Lễ.

Vài giờ trước giờ hành Lễ, họ tựu họp ở chỗ góc phía Bắc vùng cao nguyên, họ ngồi xuống đất một cách lẳng lặng có trật tự và chừa một khoảng trống trước chỗ tảng đá lớn làm bàn thờ. Theo lệ thường, thì vài vị Sư Trưởng (Lamas) có mặt, mượn cơ hội này để thuyết pháp cho dân chúng. Độ một giờ trước khi trăng tròn, những vị khách dự Lễ bắt đầu đến bằng Thể Vía của các Ngài, trong số đó có những nhân viên Quần Tiên Hội. Vài vị trong số đó hiện hình cho những người hành hương thấy rõ, và những người này liền cúi lạy các Ngài. Trong dịp này những đấng Chơn Sư và có vài vị cấp đẳng cao hơn nữa cũng nói chuyện thân mật với các vị Đệ Tử và với những người khác đang có mặt tại chỗ. Trong khi đó thì những người khác có phận sự chưng dọn bàn thờ trên tảng đá lớn để chuẩn bị cuộc Lễ. Họ đặt lên đó những bông hoa đẹp đẽ nhứt và ở bốn góc thì để những tràng hoa sen. Ở giữa bàn thờ, có đặt một chén bằng vàng đựng đầy nước và ngay trước mặt có chừa một khoảng trống giữa các đóa bông hoa.

CUỘC HÀNH LỄ

Độ nửa giờ trước lúc trăng tròn, khi đức Văn Minh Đại Đế vừa ra hiệu thì nhân viên Quần Tiên Hội quy tụ lại chỗ khoảng trống chính giữa vùng cao nguyên, ở phía Bắc tảng đá lớn dựng làm bàn thờ. Các Ngài sắp hàng theo ba vòng tròn lớn, tất cả đều day mặt vào trong, vòng phía ngoài gồm có những nhân viên trẻ tuổi trong Quần Tiên Hội, còn vòng ở phía trong hết thì có những đấng cao hơn.

Vài đoạn kinh Phật được ngâm lên bằng tiếng Nam Phạn (Pali); khi giọng ngâm vừa dứt, thì đức Di-Lặc-Bồ-Tát hiện ra ở trung tâm vòng tròn và cầm nơi tay một cây Thần Trượng (cây gậy phép). Cây Thần Trượng này là bửu vật để thu thần lực của đức Hành Tinh Chơn Quân (1)[vi] và được Ngài truyền từ điển kể từ hằng mấy triệu năm về trước, khi Ngài bắt đầu vận chuyển luồng Sóng sinh hoạt của nhân loại trên dãy Hành Tinh chúng ta hiện nay. Chúng tôi nghe nói rằng cây Gậy Phép này thể hiện cho sự tập trung thần thức của đức Chơn Quân, và nó được thuyên chuyển từ bầu hành tinh này sang bầu hành tinh khác mỗi khi Ngài di chuyển thần thức của Ngài vào một bầu thế giới nhất định. Nói một cách khác, hễ cây Gậy Phép này ở nơi nào, thì nơi đó đương thời là trung tâm điểm sân trường tiến hóa của vạn vật, và khi nó rời khỏi bầu hành tinh của chúng ta để chuyển qua bầu thế giới khác, thì quả Địa Cầu này sẽ đắm chìm trong giấc ngủ triền miên, không còn sinh hoạt nữa.

Về việc nó có được thuyên chuyển qua những bầu thế giới vô hình (2)[vii] hay không, thì chúng tôi không được biết. Chúng tôi cũng không biết rõ về cách sử dụng cây Gậy Phép này ra sao và vai trò của nó trong việc giữ gìn kho thần lực của thế giới. Lúc bình thường, nó được giao cho đức Ngọc Đế gìn giữ tại Shamballa và theo chỗ chúng tôi được biết thì cuộc Lễ Wesak là cơ hội duy nhứt mà nó rời khỏi tay Ngài. Cây gậy hình dáng giống cây đoản côn, làm bằng chất kim khí rất hiếm gọi là “Orichalcun) bề dài độ chừng bảy tấc và bề tròn đường kính độ chừng bẩy phân; ở hai đầu, mỗi đầu đều có một kim cương hình tròn như trái cam và một cái mũi nhọn chụp lên trên. Cây Gậy Phép này luôn luôn tỏa ra một hào quang sáng rực như ánh lửa. Điều đáng ghi nhận là chỉ có một mình đức Di-Lặc-Bồ-Tát sử dụng cây Gậy Phép trong mọi giai đoạn của cuộc Lễ.

Khi Ngài vừa hiện ra ở chính giữa ba vòng tròn, thì tất cả các vị Chân Sư và Đạo Đồ đều kính cẩn nghiêng mình để chào Ngài, và một đoạn kinh khác lại được ngâm lên. Sau đó, trong khi giọng ngâm vẫn vang rền, thì hai vòng tròn cử động và dời chỗ để sắp hàng thành một hình chữ Thập và đức Di-Lặc vẫn đứng ở ngay trung tâm. Trong giai đoạn thuyên chuyển kế đó, hình chữ Thập đổi lại hình Tam Giác, và đức Bồ Tát cũng dời chỗ để đứng ở ngay góc trên đầu, gần kế bên bàn thờ bằng đá. Trên bàn thờ, ở chỗ khoảng trống phía trước cái chén bằng vàng, đức Bồ Tát kính cẩn đặt cây Gậy Phép, trong khi đó ở phía sau lưng Ngài, những vị Đạo Đồ đứng ở vòng ngoài bèn đổi chỗ để biến cái vòng thành hình cái hoa có ba cánh, và tất cả đều day mặt về phía bàn thờ. Trong giai đoạn kế đó, hình cái hoa đổi thành hình tam giác lộn đầu, làm thành ra hai hình tam giác tréo góc, y như biểu tượng của Hội Thông Thiên Học, nhưng không có con rắn khoanh tròn. Sau cùng, đến lượt hai tam giác này đổi thành hình ngôi sao năm góc, đức Bồ Tát vẫn đứng nguyên chỗ cũ gần bàn thờ và những vị Đế Quân thì đứng ở năm điểm cách khoảng nhau trên Ngôi Sao.

Đến giai đoạn thứ bảy, tức là giai đoạn cuối cùng, thì giọng ngâm dứt hẳn. Sau một lúc im lặng, đức Di-Lặc cấm cây Gậy Phép trong tay và đưa lên khỏi đầu, Ngài nói một câu giòn giã bằng tiếng Pali: “Bạch Thế Tôn, tất cả đều sẵn sàng. Xin mời Ngài hạ giáng!”

Kế đó, Ngài vừa đặt cây Gậy Phép xuống bàn thờ, thì vừa đúng lúc trăng tròn, Đức Phật liền xuất hiện như một nhân vật khổng lồ lơ lửng trong không gian, ngay ở trên những ngọn đồi phía Nam. Những nhân viên Quần Tiên Hội chắp tay vái chào Ngài, còn đám đông những người hành hương ở phía sau thì cúi lạy rạp mình xuống đất, trong khi đó những người khác ngâm lên ba câu kệ tam Quy, tức Quy phật, Quy Pháp, Quy Tăng.

ÂN HUỆ LỚN NHẤT

Kế đó, đám đông người đứng dậy và chiêm ngưỡng dung nhan Đức Phật trong khi những nhân viên Quần Tiên Hội ngâm bài kinh Mahamangala Sutra để ban phước lành cho họ:

I

“Cả Thiên Thần và người

Đều mong được phước lành

Bạch Phật dạy chúng con

Phước nào phước lớn nhứt?

II

Không phụng sự kẻ ngu

Mà phụng sự người hiền

Trọng vọng người xứng đáng

Đó là phước lớn nhứt.

III

“Cư ngụ nơi đất lành

Đã làm lành kiếp trước

Lòng suy tưởng việc lành

Đó ân huệ lớn nhứt.

IV

“Học rộng hiểu biết nhiều

Tự chủ và luyện trí

Miệng nói những điều lành

Đó là phước lớn nhứt.

V

“Nuôi dưỡng cha cùng mẹ

Yêu thương vợ với con

Theo đuổi nghề nghiệp lành

Đó ân huệ lớn nhứt.

VI

“Ham làm việc bố thí

Giúp đỡ kẻ bần hàn

Chỉ mong làm việc phải

Đó là phước lớn nhứt.

VII

“Không làm điều tội lỗi

Không dùng chất rượu mạnh

Làm lành không tiếc thân

Đó ân huệ lớn nhứt.

VIII

“Kính cẩn và khiêm tốn

An phận và biết ơn

Bốn mùa nghe chánh Pháp

Đó là phước lớn nhứt.

IX

“Chịu cực và kiên nhẫn

Giao du với bạn hiền

Luận đàm việc Đạo Lý

Đó ân huệ lớn nhứt.

X

“Tiết độ và trong sạch

Hiểu biết Tứ Diệu Đế

Tâm hướng Niết Bàn cảnh

Đó là phước lớn nhứt.

XI

“Giữa cuộc đời chìm nổi

Lòng vẫn không xao động

Yên tịnh, không phiền não

Đó ân huệ lớn nhứt.

XII

“Ai làm được như thế

Dù gặp hoàn cảnh nào

Trong lòng vẫn thanh tịnh

Người ấy phước lớn nhứt.

Hình ảnh Đức Phật hiện trên đỉnh đồi tuy là rất lớn, nhưng nó giống y như tướng mạo của Ngài hồi thuở sanh tiền. Ngài ngồi kiết dà, hai bàn tay giao nhau, mình mặc áo cà sa vàng theo lối tăng lữ, cánh tay mặt để trần. Gương mặt Ngài thật khôn tả, vì nó biểu lộ sự trầm tĩnh, quyền lực, minh triết và bác ái đến một mực tuyệt đối thiêng liêng ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Ngài có một nước da màu ngà, và những nét mặt rất rõ rệt, một vầng trán rộng cặp mắt lớn và sáng màu xanh đậm, mũi cao, cặp môi đỏ, nhưng đó chỉ là tạm phác họa thô sơ hình dáng bề ngoài mà thôi, chớ không dủ diễn tả cái phong độ uy nghi và cái thần sắc siêu việt của Ngài một cách đầy đủ trọn vẹn. Tóc Ngài màu đen và dợn sóng, không phải để dài như phong tục Ấn Độ cũng không phải hoàn toàn xuống tóc như các vị sư tăng, mà là cắt ngắn chí cổ, chưa chấm xuống vai, chẻ ra ở giữa và chải ngược ra phía sau. Chuyện tích nói rằng khi Thái Tử Sĩ Đạt Ta rời khỏi cung điện quyết chí đi tìm Đạo, Ngài rút gươm cắt tóc ngay vừa khỏi đầu, và từ đó đến sau tóc Ngài vẫn để ngắn như thế.

Một khía cạnh đặc biệt nhứt của hình Đức Phật hiện là cái hào quang tốt đẹp vô cùng bao bọc chung quanh. Hào quang đó gồm nhiều từng lớp đồng một trung tâm, cũng như những hào quang của các bậc đã tiến hóa cao, và chiếu những màu sắc thật là đặc biệt. Hình ảnh Đức Phật được bao bọc trong một vừng ánh sáng vừa chói lòa vừa trong vắt, chói lòa đến nỗi mắt phàm không thể nhìn lâu, nhưng đồng thời lại trong suốt, làm cho gương mặt Ngài và màu áo hiện rõ hoàn toàn. Phía ngoài là, một vòng màu xanh dương, và nối tiếp theo đó là những vòng màu vàng chói, màu hường, màu trắng bạc và màu đỏ rất đẹp, tất cả những màu sắc này thật ra là những khối tròn, nhưng hiện ra trên nền trời xanh như là những vòng tròn cùng một trung tâm. Phía ngoài tất cả, từ những vòng hào quang này bắn ra những tia chớp đủ màu sắc lẫn lộn có cả màu lục và màu tím.

Trong những sách khác, chúng tôi có nói rằng màu đỏ trong hào quang biểu lộ sự nóng giận. Điều này đúng trong Thể Vía của người thường; thuộc về bốn cảnh thấp của cõi Trung Giới. Nhưng ngoài ra, chúng tôi còn nhận thấy rằng trên những cõi cao siêu, một màu đỏ trong sáng và đẹp lộng lẫy, giống như tinh hoa của ngọn lửa, là biểu hiệu của một lòng dũng cảm và cương quyết mạnh mẽ phi thường. Màu đỏ này trong hào quang của Đức Phật tự nhiên là biểu lộ những đức tính kể trên đến một mực tuyệt đích vậy.

Khi đoạn kinh Mahamangala Sutra ngâm vừa dứt, đức Di-Lặc cầm lấy cái chén bằng vàng đựng nước trên bàn thờ, và nâng lên khỏi đầu Ngài trong một lúc. Trong khi đó, đám đông ở phía sau cũng đã chuẩn bị sẵn và đem theo những bình đựng nước, liền làm theo Ngài. Khi Ngài đặt cái chén lại chỗ cũ trên bàn thờ, thì một đoạn kinh khác lại được ngâm lên, lời lẽ ca tụng đức Thích Ca Như Lai.

Tiếng ngâm vừa dứt, một nụ cười đầy bác ái nở trên gương mặt đức Như Lai. Ngài đưa bàn tay mặt lên để ban ân huệ, trong khi đó hằng ngàn cánh hoa rơi xuống như mưa giữa đám dân chúng. Một lần nữa những nhân viên Quần Tiên Hội lại vái chào, đám đông lại cúi lạy rạp xuống đất, hình ảnh Đức Phật trở nên lu mờ và từ từ biến mất, trong khi đó những người hành hương thốt ra những tiếng kêu vui mừng và ca tụng. Những nhân viên Quần Tiên Hội liền theo thứ tự tiến đến bàn thờ, và thay phiên nhau uống hớp nước trong cái chén vàng. Còn dân chúng cũng uống một hớp nước trong bình riêng của họ, và phần còn lại thì họ đem về nhà để dùng làm “nước Thánh”, có công dụng trừ tà hoặc để chữa bịnh. Kế đó, đám người hành hương phân chia tứ tán sau khi đã trao đổi những lời khen tặng lẫn nhau, và họ trở về nhà, mang theo cái kỷ niệm khó quên của cuộc Lễ thiêng liêng mà họ vừa tham dự.






Similar Topics Collapse

3 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |