Jump to content

Advertisements




Địa Sơn Khiêm


13 replies to this topic

#1 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4966 thanks

Gửi vào 15/11/2011 - 08:07


地山謙

Địa Sơn Khiêm


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



謙 序 卦 - Khiêm Tự Quái.

有 大 者, 不 可 以 盈。 故 受 之 以 謙。
Hữu đại giả, bất khả dĩ doanh. Cố thụ chi dĩ Khiêm.
Sở hữu nhiều, nhưng không thể tràn đầy (tự mãn), mà phải khiêm tốn. Cho nên kế tiếp quẻ Đại hữu là quẻ khiêm.

Quẻ Khiêm là quẻ thứ 15 trong kinh, do quẻ dưới là Cấn và quẻ trên là Khôn hợp thành, tượng trưng cho sự khiêm tốn. Khôn trên Cấn dưới, trong đất có núi - thể của đất ở dưới thấp, núi là vật cáo lớn mà lại ở dưới đất là tượng Khiêm. Có đức cao lớn mà ở dưới thấp là nghĩa nhún nhường.

Thượng Thư - Đại vũ mô nói: "Tự mãn thì sẽ tổn hại, khiêm tốn thì được ích lợi" (Mãn chiêu tổn, Khiêm thụ ích). Lời nói này, xưa nay được cho là câu danh ngôn chí lý.

Hễ sở hữu dồi dào, thường hay sinh tự đắc tự mãn. Đây là mầm mống của tai họa. Cứng thì gẫy, đầy thì rỗng (cương tắc chiết, doanh tắc hư). Thôi Cảnh nói: "Phú quý tự di họa, cho nên có nhiều thì không thể đầy, phải khiêm tốn thoái lui, đó là đạo trời (Phú quý nhi tự di kỳ cữu, cố đại hữu giả bất khả doanh, đương tu khiêm thoái, thiên chi đạo dã)

Lời quẻ nói:

#2 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4966 thanks

Gửi vào 15/11/2011 - 08:41

謙:亨,君 子 有 終。
Khiêm, hanh, quân tử hữu chung.
Quẻ Khiêm tượng trưng cho đức khiêm tốn, hanh thông, chỉ có bậc quân tử là có thể giữ được đức khiêm tốn trước sau như một

Giải: Khiêm là tên quẻ. Kinh điển thích văn - Lục Đức Minh nói: "Khiêm lấy lùi thấp làm nghĩa, co mình xuống dưới người" (Khiêm ty thoái vi nghĩa, khuất kỷ hạ vật dã)

Tôn chỉ lớn của Lời quẻ là nói về việc ở vào thời Khiêm, thì ắt được hanh thông, nhưng chỉ có bậc quân tử, là mới có thể trước sau như một giữ gìn được đức khiêm. Khổng Dĩnh Đạt nói: "Khiêm là co mình nhún xuống dưới người, để người lên trước, đặt mình ở sau. Lấy đức đó để đối đãi với người, thì đều được hanh thông. Vì vậy, mới nói là Hanh. Kẻ tiểu nhân giữ đạo khiêm tốn không được lâu. Chỉ có bậc quân tử là trước sau như một giữ được đức khiêm".

Trình Di nói: "Có đạo hanh thông của Khiêm vậy. Người có đức ấy mà không giữ đị̣a vị ấy, thì gọi là Khiêm. Người đã tự cư xử bằng đạo khiêm tốn, thì không gì là không hanh thông. Bậc quân tử trước sau trọn vẹn, là vì, chí của bậc quân tử, là ở chỗ giữ gìn đạo khiêm tốn. Thấu lẽ rồi, nên vui theo đạo trời mà không tranh giành. Sung mãn ở bên trong, nên lui về nhường nhịn mà không kiêu căng; yên vui theo đức Khiêm, suốt đời không đổi, tự lùi thấp mà người càng tôn cao; tự che mờ mình mà đức lại càng sáng tỏ. Làm được như vậy thì gọi là trọn vẹn. Trái lại, kẻ tiểu nhân có ham muốn tất nảy ra tranh giành, có ân đức tất tỏ ra cao ngạo, tuy cũng mến mộ đức khiêm, nhưng không thể an nhiên kiên cố thực hành nó, nên không thể trọn vẹn được".

Quẻ Khiêm có thể nói là quẻ rất tốt trong Dịch, nhưng lại là việc rất khó trong thiên hạ. Chẳng những ăn ở cho khiêm tốn đã khó, mà giữ khiêm tốn cho được trọn vẹn mới là khó. Quẻ Khiêm, ở đức thì nói về người quân tử, ở việc thì làm Hanh được trọn vẹn.


Thoán Truyện nói:

#3 Letter

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 17 Bài viết:
  • 5 thanks

Gửi vào 15/11/2011 - 16:22

Cháu thấy bác cắt ra nhiều đoạn nhỏ thì hay hơn là để nguyên một trang dài. Để dài như vậy đọc thấy khá nản, dễ mỏi mắt. Cắt ra thì đọc dễ hơn, nay chưa đọc xong thì mai đọc tiếp, mai tiếp tục đọc sẽ kiếm dễ hơn. Lâu rồi cháu chưa đọc lại Kinh Dịch, đọc lại để sửa chữa mình. Cám ơn bác, chúc bác sức khỏe và, càng ngày càng có nhiều bài viết ý nghĩa cho diễn đàn.

Thanked by 2 Members:

#4 ThanVuong

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3582 Bài viết:
  • 5392 thanks

Gửi vào 15/11/2011 - 17:48

Cảm ơn bác hà uyên rất nhiều ạ! hi

#5 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4966 thanks

Gửi vào 17/11/2011 - 08:13

謙,亨,天 道 下 濟 而 光 明,地 道 卑 而 上 行。天 道 虧 盈 而 益 謙,地 道 變 盈 而 流 謙,鬼 神 害 盈 而 福 謙,人 道 惡 盈 而 好 謙。謙 尊 而 光,卑 而 不 可 踰。 君 子 之 終 也。
Khiêm, hanh, thiên đạo hạ tế nhi quang minh, địa đạo ty nhi thượng hành. Thiên đạo khuy doanh nhi ích khiêm, địa đạo biến doanh nhi lưu khiêm, quỷ thần hại doanh nhi phúc khiêm, nhân đạo ố doanh nhi hiếu khiêm. Khiêm tôn nhi quang, ty nhi bất khả du. Quân tử nhi trung dã.
Thoán truyện nói: Khiêm tốn, hanh thông. Ví như quy luật của trời là giáng xuống giúp cho muôn vật mà thể của trời càng sáng. Quy luật của đất là ở dưới thấp mà khí đất cuồn cuộn bốc lên. Quy luật của trời là làm vơi đi chỗ đầy, bổ xung chỗ đầy vào chỗ vơi. Quy luật của đất là biến đổi chỗ đầy mà bổ xung cho chỗ vơi. Quy luật của quỷ thần là giỏ tai họa cho chỗ đầy mà ban phúc cho chỗ vơi. Người khiêm tốn thì ngồi cao ở tôn vị, đạo đức sáng ngời, tuy ở địa vị thấp bé mà mọi người khó mà vượt được. Chỉ có bậc quân tử là mới có thể giữ được đức khiêm trước sau như một vậy.

Giải: toàn văn Thoán truyện là để giải thích ý nghĩa của Lời quẻ và tên quẻ. Có thể chia làm 3 tiết để lý giải:

Khiêm, hanh, thiên đạo hạ tế nhi quang minh, địa đạo ty nhi thượng hành - câu này lấy việc đạo của trời đất đều là khiêm tốn mà dẫn đến quang minh, thượng hành (đi lên), để giải thích ý nghĩa khiêm, hanh của Lời quẻ và tên quẻ. Không gì lớn bằng trời đất, mà trời đất chẳng dám tự cho là đầy đủ, nữa là người và quỷ thần.

Thiên đạo khuy doanh nhi ích khiêm địa đạo biến doanh nhi lưu khiêm, quỷ thần hại doanh nhi phúc khiêm, nhân đạo ố doanh nhi hiếu khiêm - câu này nêu lên tình trạng yêu ghét, tổn ích đối với đạo Khiêm của trời, đất và quỷ thần, thuyết minh sự lý trong vũ trụ không gì là không ghét đầy yêu vơi, làm sáng tỏ thêm một bước ý nghĩa của Lời quẻ khiêm, hanh.

Khiêm tôn nhi quang, ty nhi bất khả du. Quân tử nhi trung dã - câu này là nói về người quân tử, bất luận là ở địa vị cao hay thấp, đều giữ đức khiêm không đổi, trước sau giữ trọn đạo đức tốt đẹp này, để giải thích ý nghĩa của câu quân tử hữu chung.

#6 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4966 thanks

Gửi vào 17/11/2011 - 08:50

象 曰. 地 中 有 山,謙 ﹔ 君 子 以 裒 多 益 寡,稱 物 平 施。
Tượng viết: Địa trung hữu sơn. Khiêm. Quân tử dĩ bầu đa ích quả. Xứng vật bình thi.

Tượng nói: Núi cao mà ẩn tàng trong lòng đất, tượng trưng cho sự khiêm tốn. Bậc quân tử xem tượng ấy mà rút ra điều là: Lấy ở chỗ quá nhiều bổ xung cho chỗ không đủ, cân đong sự vật, thi thố sao cho được công bằng

Giải:chữ bầu, Kinh điển thích văn - Lục Đức Minh giải thích bầuthủ = lấy. Xứng có nghĩa là cân đong, nắm quyền hành. xứng vật bình thí có nghĩa là: bố trí đều khắp, không thiên vị

Toàn văn Đại tượng giải thích tượng quẻ ở trên Khôn là đất, quẻ ơ dưới Cấn là núi, là núi cao ẩn tàng trong lòng đất, chính là tượng trưng cho đức khiêm tốn. Sau đó, suy ra việc người quân tử nhìn tượng ấy, thì phải biết suy ra đạo lý là sự vật không nên để cho đầy tràn, mà nên lấy chỗ nhiều bù cho chỗ ít, ban phát sự vật sao cho được công bằng.

Chu dịch tập giải - Lý Đỉnh Tộ dẫn lời Trịnh Huyền nói: "Cấn là núi, Khôn là đất. Thể của núi là cao, nay ở dưới đất. Đối với đạo người là cao ở dưới thấp, đó là tượng của sự khiêm tốn".

Lưu Biểu giảng rằng: "Đạo khiêm tốt nằm ở chỗ hạ mình xuống, nâng người khác lên". ý nói, Núi vốn nằm ở trên mặt đất, nay phải nằm giữa lòng đất, vị trí đã được hạ thấp xuống, nên diễn tả đức kiêm, cổ nhân đã dùng hình tượng trong đất có núi.

Trình Di nói: "Núi ở trong lòng đất, có nghĩa là cái cao thì hạ xuống thấp, cái thấp thì đưa lên cao, lấy chỗ thái quá để bù chỗ bất cập. Thi hành trong đạo người thì rút bớt ở chỗ nhiều tăng thêm cho chỗ ít. Cân đong sự vật thì san sẻ nhiều ít sao cho được công bằng".

Đại tượng truyện của quẻ Khiêm Trong đất có núi (Địa trung hữu sơn), còn hàm chứa một ý rằng: bên ngoài tuy khiêm tốn, thấp bé, nhưng bên trong xung thực, cao lớn. Vì vậy, Trình Di nói:"Không nói núi ở trong đất, mà nói trong đất có núi, nghĩa là trong chỗ thấp dưới, chứa đựng cái cao lớn vậy".

Đây cũng là trọng tâm ưu tư của Khổng Tử, liên quan đến vấn đề phân chia lợi tức xã hội sao cho công bình: "Không lo thiếu chỉ lo chia không đều" (Bất hoạn quả nhi hoạn bất quân)

Thanked by 6 Members:

#7 ThanVuong

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3582 Bài viết:
  • 5392 thanks

Gửi vào 17/11/2011 - 10:17

Để làm được như vậy thì chắc sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ và cay đắng. Nhưng dù sao thì đó cũng là con đường duy nhất và bền vững để đi tới vinh quang.
Cháu cũng có quẻ khiêm động ở hào 2 trong bát tự hà lạc nhưng lại ở hậu thiên tức bắt đầu từ năm 43 tuổi. không biết như thế nào nữa!!!

Sửa bởi Tần Thủy Hoàng: 17/11/2011 - 10:22


Thanked by 1 Member:

#8 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4966 thanks

Gửi vào 19/11/2011 - 05:13

初 六, 謙 謙 君 子,用 涉 大 川,吉。
Sơ Lục. Khiêm Khiêm quân tử. Dụng thiệp đại xuyên. Cát.
Bậc quân tử đã khiêm tốn rồi, lại khiêm tốn nữa, thì có thể vượt qua sông lớn dòng to, thu được tốt đẹp

Khiêm khiêm như nói "Đã khiêm rồi lại khiêm nữa"

Lời hào thuyết minh hào Sơ, ở vào thời Khiêm, âm nhu khiêm tốn, xử ở cảnh dưới của hạ quái, có tượng khiêm khiêm. Lấy đức đó mà vượt nạn, tiến hành như vậy thì sẽ tốt đẹp. Vì vậy mới nói là Dụng thiệp đại xuyên, cát.

Vương Bật nói: "Xử vào vị trí dưới của quẻ Khiêm, tức là Khiêm của Khiêm. Thể hiện được đạo khiêm khiêm, thì chỉ có bậc quân tử mà thôi. Dùng đức đó để vượt nạn lớn, thì không tai họa vậy".

Hào Sơ ở ngôi vị đầu tiên của quẻ Khiêm, địa vị là thấp nhất là tự xử thấp. Có thể lấy đạo khiêm khiêm mà thu được tốt đẹp, tức như nghĩa câu Ty nhi bất khả du (ở vào địa vị thấp mà không ai vượt được). Nhưng nếu không có cơ sở đạo đức đầy đặn và tinh thần khắc kỷ cần thiết, thì khó mà làm được.

Quân tử ở đây, là hình ảnh của người cai trị, khiêm tốn đối xử với thuộc hạ dưới quyền, để họ hăng hái tiến hành công việc cho mình. Tham khảo Từ Tử Hùng dịch lời hào Sơ này: "Nếu có được phẩm tính (kiêm cung) này, thì có thể sai khiến người khác mạo hiểm vượt sông".

Hồ Vân Phong nói: "Chủ quẻ Khiêm là hào Tam, mà Lời hào và Lời quẻ đều lấy hào Tam làm quân tử hữu chung. Vậy mà Sơ cũng nói là quân tử sao vậy? Tam ở trên thể dưới, khó nhọc mà khiêm tốn, là quân tử ở trên. Sơ ở dưới thể dưới, đã nhún lại nhún nữa, là quân tử ở dưới. Ở trên thì tôn mà sáng, ở dưới thì thấp mà không vượt bậc, cho nên đều là quân tử".

象 曰: 謙 謙 君 子,卑 以 自 牧 也。
Tượng viết: Khiêm Khiêm quân tử. Ti dĩ tự mục dã.
Người quân tử đã khiêm tốn rồi lại khiêm tốn nữa. Chứng tỏ hào Sơ lấy đức khiêm tốn để chế ước mình vậy.

Mục có nghĩa như trị, chế ước, các sách Quần kinh bình nghịPhương Ngôn đều giải thích mụctrị, là xét. Vương Bật giải thích mụcdưỡng (nuôi).

Lấy sự kiêu căng để nuôi khí mình, đó là khách khí mà không phải là hoạt khí vậy.

Thanked by 7 Members:

#9 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4966 thanks

Gửi vào 20/11/2011 - 08:22

六 二, 鳴 謙,貞 吉。
Lục nhị. Minh Khiêm. Trinh cát.
Tiếng tăm khiêm tốn đã vang ra ngoài, giữ gìn sự ngay chính được bền vững thì sẽ thu được tốt đẹp

鳴 = minh, là chỉ tiếng tăm đã vang xa ra ngoài, dụ ý chỉ thanh danh lừng lẫy (danh thanh ngoại văn). Vương Bật giảng: "Minh, ý muốn nói nổi tiếng. Đức vị nằm ngay giữa quẻ vừa trung vừa chính, là khiêm tốn và ngay chính vậy".

Lời hào thuyết minh hào Nhị ở vào thời Khiêm, nhu thuận, cư trung đức chính, tiếng khiêm tốn vang xa, nếu giữ bền được ngay chính thì sẽ thu được thành quả tốt đẹp. Quách Dương giảng: "Hào Nhị nằm giữa được chính vị. Có thể dùng đức khiêm cung, mà được mọi người biết tiếng, tâm tư tương hợp, nên đó là việc tốt.

Đức đẹp khiêm tốn, do sự tích lũy ở bên trong được thuần thành súc tích, đức đã chứa đầy ở trong thì phát ra ngoài, do vậy mà tiếng tăm được vang xa, thì càng phải giữ gìn phẩm chất trung chính.. Vì vậy, Lời hào Nhị mới nhấn mạnh vào chữ Trinh (ngay chính, trinh chính), thì mới có thể thu được tốt đẹp.

Chu Hi giảng: "Đã Khiêm thì phải trinh, nếu không chính thì là gian tà". Xét, hào Thượng cũng minh mà không đồng, vì ở khiêm đã tới cùng cực, nên mới gọi là mất khiêm. Lại nói, mình đã có đức khiêm, chẳng cần phải khoe cho người, còn khi lòng muốn có người nghe thấy, như vậy thì chí còn bất cập vậy.

象 曰: 鳴 謙 貞 吉,中 心 得 也。
Tượng viết: Minh Khiêm trinh cát. Trung tâm đắc dã.
Tượng nói: Tiếng tăm khiêm tốn đã vang ra ngoài, giữ vững chính bền thì tốt lành. Nói lên ý hào Nhị do trong lòng thuần chính nên có được danh tiếng.

Mỹ đức khiêm tốn do lòng chuyên nhất tích lại trong lòng mà có, là tự được ở bên trong mà không phải miễn cưỡng. "Chu dịch Khẩu nghĩa" nói: "Nói về người quân tử, sở tác sở vi đều xứng tâm đắc ý, từ trong lòng mà phát tiết ra ngoài, phát huy ra bên ngoài đều phù hợp với đạo. Vì đức khiêm khiêm này có được là từ trong tâm, rồi tiếng vang ra muôn phương, lại giữ được ngay chính mà thu được tốt đẹp vậy".

Khổng Dĩnh Đạt sớ: "Hào Nhị xử chính được trung, thi hành đức khiêm tốn xa rộng, vì vậy mới nói là minh khiêm, ngay chính mà thu được tốt đẹp".

Thanked by 5 Members:

#10 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4966 thanks

Gửi vào 21/11/2011 - 12:22

九 三, 勞 謙。 君 子 有 終。 吉。
Cửu tam, lao Khiêm, quân tử hữu chung. Cát.
Chịu khó giữ đức khiêm tốn, người quân tử trước sau như một, thì sẽ được tốt đẹp.

勞 = lao, là cần lao, miệt mài, nỗ lực.

Lời hào thuyết minh hào Tam, là hào Dương duy nhất trong quẻ Khiêm, ở vào thời Khiêm, xử ở ngôi vị cao nhất của hạ quái, ở trên thể dưới là đắc vị, thừa ứng với trên một cách cứng mạnh, trên thì được dùng mà dưới thì được theo, khác nào người quân tử cần cù chịu khó, thành thực giữ đạo khiêm tốn. Vì vậy mới lấy đạo hữu chung (giữ đạo khiêm tốn trước sau như một) để thu được cát.

Khó nhọc mà chẳng cậy công chẳng cho là đức đầy, đầy mà chẳng tròn thì tới được chung (cuối), đó là khiêm cung, có công lao mà vẫn giữ được đức khiêm. Được như vậy, mà ở ngôi cao thì cái nguy thường không tới. Vương Bật giảng: "Ở vào thời Khiêm, làm thế nào để có được sự yên ổn tôn quý? Đó là phải thừa tiếp cả trên lẫn dưới, chịu khó khiêm tốn không ngừng, thì sẽ thu được tốt lành".

Hào Tam xử vào vị trí giữa trên và dưới, làm việc gặp nhiều khó khăn, vì vậy phải giữ đức khiêm tốn không kiêu ngạo, thường chịu khó không ngừng nghỉ, tình cảnh này thường giống như hào Tam quẻ Càn. Cho nên, Hồ Bính Văn giảng: "Chữ lao ở đây, giống như chữ chung nhật càn càn trong quẻ Càn"

Đức của hào Tam này rất thịnh, nên tượng từ rất chú trọng. Nói vui ở ngôi cao, mừng được thắng lợi, là thường tình của con người ta, khi bình thường mà biết nhún nhường cũng là miễn cưỡng, cái lòng kiêu căng bộc lộ ra bên ngoài mà muốn có cuối thì sao được! Duy chỉ người giữ đức khiêm thuận, mà chẳng biến, thì mới có thể có cuối mà được tốt.

象 曰: 勞 謙 君 子。 萬 民 服 也。
Tượng viết: Lao Khiêm quân tử. Vạn dân phục dã.
Tượng nói: Người quân tử chịu khó khiêm tốn, thì đông đảo nhân dân đều phục tùng.

Muôn dân phục tùng, chẳng phải phục về công lao, mà kết ở đức khiêm tốn. Nếu có lòng kiêu căng, thường dẫn tới tượng tranh đoạt, thì làm sao muôn dân phục tùng cho được.

Khổng Dĩnh Đạt giảng: "Lấy số hào âm ở trên và dưới tượng trưng cho muôn dân đều đến quy phục, công việc phải khó nhọc, vì vậy mới nói là lao".

Sửa bởi HaUyen: 21/11/2011 - 12:26


Thanked by 5 Members:

#11 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4966 thanks

Gửi vào 23/11/2011 - 08:39

六 四, 無 不 利,撝 謙。
Lục tứ. Vô bất lợi, huy Khiêm.
Không có gì là không lợi, nếu biết phát huy đạo đức khiêm tốn.

huy theo Hứa Thận nói là liệt (giả tá cận âm, hàm nghĩa xé rách toạc, phá tung ra). Đoàn Ngọc Tài giải thích: "Huy khiêm là phát huy đức tính khiêm tốn, đi chỗ nào cũng ứng xử bằng đức khiêm cung, liệt là nghĩa mở rộng vậy". Từ Tử Hùng giải huyphấn dũng (phấn đấu mạnh mẽ). Quách Dương lại giải huy khiêm là "phấn đấu thực hiện tính khiêm tốn".

Lời hào thuyết minh về hào Tứ ở vào thời Khiêm, nhu thuận được chính, bất luận là đối với trên hay dưới, đều phát huy được đức khiêm tốn, vì vậy mới nói là vô bất lợi. Vương Bật nói: "Xử ở trên hào Tam mà lại biết dùng đức khiêm tốn, thì đó là nghĩa: từ trên xuống dưới. Thuận thừa hào Ngũ biết dùng đức khiêm tốn, thì đó là đạo theo trên vậy".

Hào Tam có công đức lớn làm chỗ dụng cho người trên. Hào Tứ không có công mà cưỡi lên công thần thì chẳng phải là điều lợi. Trình Di nói: "Hào Tứ cư thượng thể. Hào Ngũ là vua lấy đạo khiêm nhu tự xử. Hào Tam có đại công đức được trên tín nhiệm, mọi người nghe theo. Huy, là tượng thi thố, mọi hành động tiến thoái đều phải thi thố đức khiêm, có lẽ là ở vào địa vị có nhiều nỗi lo, lại ở trên bề tôi hiền tài vậy".

Ở vào địa vị đa cụ (có nhiều lo sợ), thị lợi ở chỗ cung kính cẩn thận tu dưỡng, gắng phát huy đức khiêm, cho nên Chu Hi nói: "Càng phải phát huy đức khiêm, để chứng tỏ rằng, mình không có ý an bài vậy".

象 曰: 無 不 利 撝 謙。 不 違 則 也。
Tượng viết: Vô bất lợi huy Khiêm. Bất vi tắc dã.
Không có gì là không lợi, nếu biết phát huy đức khiêm tốn. Chứng tỏ hào Tứ không làm trái phép tắc khiêm tốn vậy.

Trình Di giảng: "Phàm người có đức khiêm, là biết thi thố cho phù hợp, không thể làm gì quá. Duy hào Tứ, ở vào ngôi vị gần vua, là bề tôi khó nhọc. Vì vậy, mọi cử chỉ hành động nếu biết khiêm tốn, thì không gì không lợi. Được như vậy ắt phù hợp với phép tắc. Lời văn nói bất vi tác, là nói về việc làm đó là phù hợp vậy".

Thanked by 6 Members:

#12 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4966 thanks

Gửi vào 24/11/2011 - 08:38

六 五, 不 富 以 其 鄰, 利 用 侵 伐,無 不 利。
Lục ngũ, Bất phú dĩ kỳ lân, lợi dụng xâm phạt. Vô bất lợi.
Không giầu do bởi bị xâm lược, lợi xuất quân chinh phạt, thì không gì không lợi.

不 富 bất phú, ý nói hào Ngũ trống rỗng không đặc, dụ ý lòng rỗng, khiêm tốn. Theo Cao Hanh giải thích: "Nhân nước bên cạnh xâm lăng cướp bóc tài vật, nên nước trở lên nghèo đói, đó là ý nghĩa của nhóm từ bất phú dĩ kỳ lân. Có nước láng giềng như vậy, nếu đem quân chinh phạt, thì danh chính ngôn thuận". Theo Từ Tử hùng dịch Lời hào này như sau: "Nước nghèo, là do quốc gia thù địch xâm lăng cướp bóc. Đối với đất nước như vậy, cần hưng binh thảo phạt". Theo Trương Thiện Văn và Hoàng Thọ Kỳ dịch Lời hào này: "Khiêm cung nhưng không giầu có sung túc, nếu liên kết với lân bang xuất quân chinh phạt, thì không gì không lợi".

Lời hào thuyết minh về hào Ngũ, ở vào thời Khiêm, nhu trung cư tôn, đã có thể thi hành rộng đức khiêm xuống dưới, lại có thể hiệp đồng với người trên, cùng đi đánh dẹp kẻ kiêu ngược, giúp cho thiên hạ quay về đạo khiêm. Vì vậy, Lời hào trước thì nói bất phú, để chỉ ở vào thời không có thu hoạch to lớn mà vẫn biết cư xử khiêm tốn, sau lại khen dĩ kỳ lân lợi dụng xâm phạt, để chỉ việc cần đi đánh dẹp kẻ kiêu nghịch, như vậy sẽ được vô bất lợi. Hào Ngũ khiêm nhu, nên nói phòng sự quá nhu, uy và đức cũng phải rõ để thi hành hết đạo tiện nghi của Vua vô sở bất lợi.

Vương Bật giải thích có nghĩa như chữ dụng, và ông giảng là: "Hào Ngũ ở ngôi tôn vị, dùng đức khiêm thuận, vì vậy có thể ứng xử khiêm tốn với lân cận. Lấy đức khiêm thuận mà đi đánh dẹp kẻ kiêu nghịch". Là một thuyết có thể theo.

Có khiêm tất có kiêu, có thuận tất có nghịch. Hào Ngũ đối với người thuận theo mình, thì tự nhiên là thi hành được đức khiêm tốn. Nhưng đối với kẻ kiêu nghịch, thì không thể cứ một mực dùng đạo khiêm tốn được, mà phải đánh dẹp để chế phục. Về điều này là phù hợp với nghĩa lớn của Đại tượng truyện quẻ Khiêm Bầu đa ích quả, xứng vật bình thí.

象 曰: 利 用 侵 伐,征 不 服 也。
Tượng viết: Lợi dụng xâm phạt. Chinh bất phục dã.
Tượng nói: Có lợi cho việc ra quân đánh dẹp. ý nói hào Ngũ đánh dẹp kẻ kiêu nghịch bất thuận vậy.

Lợi dụng lấn đánh, đánh kẻ không phục, kẻ đã không còn phục văn đức mà chẳng dụng uy võ, thì sao trị bình được thiên hạ. Hà Khải nói: "Đánh dẹp không phải là hiếu chiến. Chính là để giải thích ý nghĩa của việc đánh dẹp mà dùng đạo Khiêm".

Thanked by 6 Members:

#13 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4966 thanks

Gửi vào 24/11/2011 - 21:36

上 六. 鳴 謙,利 用 行 師,征 邑 國。
Thượng Lục, Minh Khiêm, lợi dụng hành sư, chinh ấp quốc.
Danh tiếng khiêm cung vang xa khắp nơi, có lợi cho việc ra quân chiến đấu, chinh phạt nước láng giềng.

ấp, theo thuyết văn giải tự có nghĩa là quốc (nước). Khổng Dĩnh Đạt chú: "Ấp quốc, nước nằm cạnh ở bên ngoài, nước láng giềng", chỉ vùng đất tương đối gần.

Lời hào thuyết minh về hào Thượng, ở vào thời Khiêm, cao cư cực vị của quẻ, có tượng cực kỳ khiêm cung mà danh tiếng đã vang xa, vì vậy gọi là minh khiêm. Lấy đức đó để ra quân đánh dẹp kẻ kiêu ngược bất khiêm, và việc ra quân đánh dẹp này chỉ giới hạn ở ấp quốc.

Lấy chất nhu mà lại ở ngôi nhu, đã cùng cực lại ở thời Khiêm cũng cùng cực, có tượng chưa thỏa chí khiêm mà phát ra thanh sắc. Hào Nhị và hào Thượng đều nói minh khiêm, là vì thiện ác chẳng thể dấu được người, có ở trong thì tự nhiên ở ngoài nghe thấy, Nhị nói minh khiêm là lấy nhu thuận trung chính làm Khiêm cho Thượng nghe thấy, đó là Nhị từ trong vang ra ngoài, Thượng nói minh khiêm là từ trên vang xuống dưới, cho nên nói Khiêm cực thì nghe thấy. Dẫu chẳng phải gánh vác việc thiên hạ, nhưng khiêm đã đến cực thì quá, nên nói lợi ở cương võ.

Đức khiêm cung đã vang khắp nơi, thì tất được người theo nhiều, mà kẻ bội nghịch ít, đó là điều quan trọng có lợi cho việc xuất quân đánh dẹp. Cho nên Chu Hi nói: "Có tiếng là cực kỳ khiêm tốn, thì người sẽ theo về. Vì vậy có thể dùng trong việc ra quân".

象 曰: 鳴 謙,志 未 得 也。 可 用 行 師,征 邑 國 也。
Tượng viết: Minh Khiêm. Chí vị đắc dã. Khả dụng hành sư. Chinh ấp quốc dã.
Tượng nói: Danh tiếng vang xa. Là nói Chí chưa hoàn toàn thực hiện được. Ra quân chiến đấu. Chỉ có thể đi đánh đô ấp gần chung quanh.

Hào Thượng ngôi vị cao nhưng cực kỳ khiêm tốn, đủ để cảm hóa mọi người. Nhưng cuối cùng vẫn còn có kẻ kiêu nghịch bất thuận. Vì vậy, chí hướng ổn định thiên hạ vẫn còn chưa hoàn toàn thực hiện được. Chu Hi nói: "âm nhu không ngôi, dụng đức khiêm tốn, tài sức chẳng đủ, cho nên còn lo về chí hướng, mà vẫn đem quân đi chinh phạt, làm sao có thể đi xa trị ấp quốc?". Chu Dịch chiết trung viết: "Chí hướng chưa thực hiện được, là vì cái tâm đại đồng chưa toại nguyện".

Sửa bởi HaUyen: 24/11/2011 - 21:37


Thanked by 6 Members:

#14 ThanVuong

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3582 Bài viết:
  • 5392 thanks

Gửi vào 04/12/2011 - 19:40

cảm ơn bác HaUyen rất nhiều ạ.hi
nếu bác có thời gian mong bác viết tiếp quẻ phong địa quan ạ. cảm ơn bác. hi






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |