Jump to content

Advertisements




Hệ Từ thượng - hạ

Kinh Dịch

14 replies to this topic

#1 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4966 thanks

Gửi vào 21/11/2011 - 09:11

HỆ TỪ THƯỢNG


1- 1
天 尊 地 卑,乾 坤 定 矣。卑 高 以 陳,貴 賤 位 矣。動 靜 有 常,剛 柔 斷 矣。方 以 類 聚,物 以 群 分,吉 凶 生 矣。在 天 成 象,在 地 成 形,變 化 見 矣。 
Thiên tôn địa ti. Kiền Khôn định hĩ. Ti cao dĩ trần. Quí tiện vị hĩ. Động tĩnh hữu thường. Cương nhu đoán hĩ. Phương dĩ loại tụ. Vật dĩ quần phân. Cát hung sinh hĩ. Tại thiên thành tượng. Tại địa thành hình. Biến hoá kiến hĩ.
Trời cao, đất thấp; nên Càn và Khôn xác định. Cao và thấp đã phô bầy, thì địa vị quý và tiện được xác lập. Sự vật luôn có động và tĩnh, theo đó có sự phân biệt cương (cứng) và nhu (mềm). Người tụ tập theo loại, vật phân chia theo bầy. Cát hung từ đó nảy sinh. Trên trời các hiện tượng thành lập, dưới đất các hình thể thành lập, và những biến hoá của chúng hiển hiện ra.

1- 2
是 故,剛 柔 相 摩,八 卦 相 盪。
Thị cố cương nhu tương ma. Bát quái tương đãng.
Cho nên cương nhu chà xát nhau, bát quái kích động nhau

摩 = ma là cọ xát, giao cảm, "Hàn chú": "Ma là cọ xát, chà xát nhau, là nói âm dương giao cảm". 摩 = đãng là xô đẩy, biến động, Cao Hanh giảng là "xung kích", nghĩa thông thường là "giao động, trừ bỏ". Thượng Bỉnh Hoà giảng: "Ma là cọ xát. Cọ xát tức là giao cảm".

相盪 = tương đãng, Chu Hi hiểu là "xếp chồng lên nhau", và ông giảng: "Ở đây nói về sự biến hoá của Dịch. Khởi đầu 64 quẻ, thì đã có trước hai vạch cương nhu rồi (tức lưỡng nghi). Hai chà xát nhau thành bốn (tứ tượng). Bốn chà xát nhau thành tám (bát quái). Bát quái lần lượt chồng lên nhau thành 64 quẻ". Hoàng Thọ Kỳ giảng: "Đãng tức là đẩy. Không nói trùng (chồng lên) mà nói đẩy lên, là muốn nói lấy một quẻ đặt lên quẻ này, rồi lại đặt nó lên quẻ kia, cứ thế lần lượt tới quẻ khác".

1- 3
鼓 之 以 雷 霆 , 潤 之 以 風 雨。 日 月 運 行, 一 寒 一 暑。
Cổ chi dĩ lôi đình, Nhuận chi dĩ phong vũ. Nhật Nguyệt vận hành, Nhất hàn nhất thử.
Sấm chớp chấn động vạn vật, gió mưa thấm nhuần vạn vật. Mặt trời mặt trăng vận hành, tạo ra lạnh và nóng.

Chu hi giảng: "Ở đây nói biến hoá mà thành hiện tượng thiên nhiên".

1- 4
乾 道 成 男。 坤 道 成 女。
Kiền đạo thành nam. Khôn đạo thành nữ.

[Trong cuộc sinh hoá vạn vật] Càn hoá thân thành những loài giống đực. Khôn hoá thân thành những loài giống cái.

Điều quan trọng ở đây là chỉ ra sự phân biệt về giới, giữa nam và nữ. Chu Hi giảng: "Những biến hoá này, thành ra các hình vậy". Cao Hanh giảng: "Dịch Truyện lấy trời sánh với nam, lấy đất sánh với nữ. Nên nói đạo trời là nam, đạo đất là nữ".

1- 5
乾 知 大 始。 坤 作 成 物。
Kiền tri đại thủy. Khôn tác thành vật.

Càn làm chủ sự khởi đầu lớn của vạn vật. Khôn làm cho chúng hoàn thành.

Cao Dụ giảng: "Tri có nghĩa là vi vậy". Cao Hanh dẫn Vương Niệm Tôn nói: "Tri cũng như vi, vi cũng như tác (làm)". ý nói trời sáng tạo vạn vật, đất nuôi dưỡng cho chúng trưởng thành. Chu Hi giảng: "Tri là làm chủ. Càn làm chủ, bắt đầu vạn vật. khôn làm thành cho chúng".

1- 6
乾 以 易 知,坤 以 簡 能。
Càn dĩ dị tri. Khôn dĩ giản năng.
Càn lấy sự dễ dàng mà làm chủ vạn vật. Khôn lấy sự đơn giản mà thể hiện khả năng của mình.

易 = dị, Cao Hanh chú là bình dị, bình thường.

Trời ứng theo thời mà biến hoá, đều có quy luật, do đó bình thường. Đất nuôi dưỡng trưởng thành vạn vật, nên gọi là 能 = năng (có khả năng, làm được), đất thuận theo trời mà dưỡng dục vạn vật, đều có quy luật, không có gì mất sức mà phức tạp.

Thông qua sự dễ dàng và đơn giản, người ta nắm được các quy luật. Hễ nắm bắt được các quy luật, thì trong đó hàm chứa sự thành tựu.

1- 7
易 則 易 知,簡 則 易 從。易 知 則 有 親,易 從 則 有 功。有 親 則 可 久,有 功 則 可 大。可 久 則 賢 人 之 德,可 大 則 賢 人 之 業。
Dị tắc dị tri. Giản tắc dị tòng. Dị chi tắc hữu thân. Dị tòng tắc hữu công. Hữu thân tắc khả cửu. Hữu công tắc khả đại. Khả cửu tắc hiền nhân chi đức. Khả đại tắc hiền nhân chi nghiệp.
Dễ dàng thì dễ biết, đơn giản thì dễ theo. Dễ biết thì có sự thân cận, dễ theo thì có công lao. Có thân cận thì có thể lâu dài. Có công lao thì có thể vĩ đại. Có thể lâu dài là đức của người hiền. Có thể vĩ đại là sự nghiệp của người hiền.

Câu Dị tắc dị giản, giản tắc dị tòng, thì chữ dị đầu tiên dụ ý chỉ là bình dị, bình thường. Còn chữ dị sau là dễ dàng (theo Cao Hanh). Tám chữ này lần lượt khai triển lẽ dị giản của Càn khôn, cuối cùng quy về sự đời, nói lên: nếu có thể noi theo đạo này, thì có thể tạo dựng được đức nghiệp của hiền nhân.

Thiên đạo dễ biết, nên người ta có thể thích ứng mà thân thiết quy về. Địa đạo dễ tuân theo, nên người ta có thể vận dụng, để có công tạo ra vật chất. Thiên đạo là cái mà con người quy về, nên có thể trở thành quy luật muôn đời. Địa đạo có công tạo ra vật chất, nên có thể tăng trưởng sự sinh sản của đất. Thiên đạo đã thành quy luật muôn đời, thì người hiền thích ứng nó mà hoàn thành đạo đức của mình. Địa đạo tăng trưởng sự sinh sản của nó, nên người hiền có thể vận dụng để tạo thành sự nghiệp của mình.

Chu Hi giảng: "Hành vi cuả con người ta, nếu bình dị như Càn, thì trong lòng minh bạch, mà mọi người dễ biết. Nếu giản ước như Khôn, thì công việc gọn gàng, mà người ta dễ theo. Dễ biết, thì người đồng lòng với ta nhiều, cho nên có người thân. Dễ theo, thì người hợp sức với ta đông, cho nên có công. Có người thân thì thống nhất được bên trong, cho nên được lâu dài. Có công, thì kiêm được cả ngoài, cho nên có thể lớn. Đức, là được ở bản thân. Nghiệp, là thành ở việc. Ở trên nói đức của Càn Khôn khác nhau, ở đây nói người ta noi theo đạo Càn khôn, đến được như vậy thì có thể thành người hiền".

1- 8
易 簡 而 天 下 之 理 得 矣;天 下 之 理 得,而 成 位 乎 其 中 矣。
Dị giản nhi thiên hạ chi lý đắc hĩ. Thiên hạ chi lý đắc. Nhi thành vị hồ kỳ trung hĩ.
Dễ dàng và đơn giản, nên đạt được các nguyên lý trong thiên hạ. Hễ đạt được các nguyên lý trong thiên hạ, thì xác định được các địa vị trong thiên hạ.

Chu Hi giảng: "Thành vị, có nghĩa là thành được địa vị. Kỳ trung, có nghĩa là ở giữa trời đất. Đến được như vậy thì là cực công của thể đạo, thánh nhân mà có thể làm được thế, là có thể tham dự được với trời đất".

#2 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4966 thanks

Gửi vào 21/11/2011 - 09:15

2- 1
聖 人 設 卦 觀 象。 繫 辭 焉 而 明 吉 凶。
Thánh nhân thiết quái quan tượng. Hệ Từ yên nhi minh cát hung.
Thánh nhân lập các quẻ quan sát tượng, đính lời đoán để làm rõ việc cát hung.

設 卦 = thiết quái, tức là lập 64 quẻ. 觀 象 = quan tượng tức là xem tượng của tượng quẻ và tượng hào. 繫 辭 = hệ từ tức là gắn lời vào quái và hào để có Lời quẻ (quái từ) và Lời hào (hào từ). 繫 hệ như nói 關 繫 = quan hệ.

Khổng Dĩnh Đạt giảng: "Thánh nhân khi vạch quẻ, không bao giờ không quan sát vật tượng, phỏng theo vật tượng để đặt ra tượng quẻ mà có cát có hung. Có cát có hung, nếu không ghép lời cát hung dưới quẻ dưới hào, thì lý lẽ không rõ. Cho nên ghép lời cát hung dưới quẻ dưới hào, thì sẽ rõ sự cát hung trong lời quẻ lời hào ấy". Lại nói: "Ở tám quẻ thuần, tượng của quẻ và hào đã xác định, thì sự biến hoá còn ít, nếu hai khí cương nhu đẩy nhau, hào âm hào dương giao biến, rồi phân thành 64 quẻ 384 hào, biến hoá ra nhiều dạng, không phải chỉ là một thể, mà còn sinh ra các biến hoá khác".

2- 2
剛 柔 相 推 而 生 變 化 。
Cương nhu tương thôi nhi sinh biến hoá.
Hào cương hào nhu xô đẩy nhau mà sinh ra biến hoá

2- 3
是 故 , 吉 凶 者,失 得 之 象 也。 悔 吝 者,懮 虞 之 象 也。
Thị cố cát hung giả. Đắc thất chi tượng dã. Hối lận giả. Ưu ngu chi tượng dã.
Cho nên cát và hung tượng trưng cho được và mất. Hối và lận tượng trưng cho buồn rầu và lo sợ.

Sự việc hễ thành công (失 đắc = được) tức là cát = may, tốt. Sự việc mà thất bại (得 thất = mất) tức là hung = rủi, xấu.

2- 4
變 化 者, 進 退 之 象 也 。 剛 柔 者 , 晝 夜 之 象 也 。六 爻 之 動,三 極 之 道 也 。
Biến hoá giả, tiến thoái chi tượng dã. Cương nhu giả, trú dạ chi tượng dã. Lục Hào chi động, tam cực chi đạo dã.
Biến hoá tượng trưng cho tiến thoái. Cương nhu tượng trưng cho ngày đêm. Sự chuyển động của sáu hào là tượng trưng cho tam tài.

Chu Hi giảng: "Nhu biến thì có xu hướng thành cương. Thoái lui cùng cực thì là tiến tới. Vậy cương mà hoá thì tiến tới nhu. Tiến mà cực thì là thoái vậy. Đã biến mà cương, thì là ngày mà là dương. Đã hoá mà nhu, thì là đêm mà là âm".

Khổng Dĩnh Đạt giảng: "Ở đây lại nói rõ về nghĩa biến hoá tiến thoái. ý nói sáu hào lần lượt chồng đẩy nhau mà sinh biến hoá, là cái lý cùng cực của Tam tài thiên địa nhân".

Trịnh Khang Thành (Trịnh Huyền) giảng quẻ Càn nói: "Hào Cửu nhị trong tam tài là đạo đất. Hào Cửu tam trong tam tài là đạo người. Hào Cửu ngũ trong tam tài là đạo trời". Khổng Dĩnh Đạt chú: "Hào Sơ Nhị là đạo đất. Hào Tam Tứ là đạo người. Hào Ngũ Thượng là đạo trời". Chu Hi chú: "Động, là biến hoá. Cực, là chí cùng rất mực. Tam cực là chí lý của trời - đất - người. Mỗi tài trong tam tài đều có Thái cực. Ở đây nói cương nhu đẩy nhau mà sinh biến hoá. Hễ biến hoá cùng cực thì trở lại thành cương nhu, lưu chuyển giữa sáu hào của một quẻ. Người chiêm, do được giá trị đó, mà hiểu được là cát hay hung".

"Chu dịch tập giải" dẫn lời của Lục Tích nói: "Tam cực, là chỉ hào Sơ - Tứ là hạ cực. Hào Nhị - Ngũ là trung cực. Hào Tam - Thượng là thượng cực". Thượng Bỉnh Hoà thừa nhận và theo thuyết này, ông giảng: "Hạ cực tức là Địa cực. Trung cực tức là Nhân cực. Thượng cực tức là Thiên cực".

Sửa bởi HaUyen: 21/11/2011 - 09:35


Thanked by 3 Members:

#3 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4966 thanks

Gửi vào 21/11/2011 - 21:07

2 - 5

是 故 君 子 所 居 而 安 者 , 易 之 序 也 。所 樂 而 玩 者,爻 之 辭 也 。
Thị cố quân tử sở cư nhi an giả, Dịch chi tự dã. Sở lạc nhi ngoạn giả, Hào chi từ dã.
Cho nên, cái mà quân tử ở yên và quan sát chính là Dịch tượng. Cái mà quân tử vui thích suy đoán chính là Hào từ.

2 - 6

是 故,君 子 居 則 觀 其 象,而 玩 其 辭;動 則 觀 其 變,而 玩 其 占。是 以 自 天 祐 之,吉 無 不 利。
Thị cố quân tử cư tắc quan kỳ tượng nhi ngoạn kỳ từ. Động tắc quan kỳ biến nhi ngoạn kỳ chiếm. Thị dĩ tự Thiên hựu chi. Cát vô bất lợi.
Do vậy, người quân tử lúc ở yên thì xem những Dịch tượng và suy đoán Lời quẻ và Lời hào. Khi hành động thì ông ta xem xét những biến đổi của Hào và Quẻ mà suy đoán sự việc đã chiêm. Vì thế ông ta được trời phù hộ cho may mắn, làm gì cũng thuận lợi.

Thần minh phù hộ con người gọi là 祐 = hựu. Người mạnh giúp người yếu cũng được gọi là hựu, người dưới giúp người trên gọi là (phò tá).

Thanked by 1 Member:

#4 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4966 thanks

Gửi vào 21/11/2011 - 21:13

Chương 3

3 - 1
彖者,言乎象者也。爻者,言乎變者也。
Thoán giả. Ngôn hồ tượng giả dã. Hào giả ngôn hồ biến giả dã.
Lời Thoán là lời tổng thuyết về ý tượng trưng của toàn quẻ. Lời Hào là lời thuyết về các sự biến đổi.

Khổng Dĩnh Đạt giảng: "Thoán, có nghĩa là nói về tượng của một quẻ". Hàn chú: "Thoán, là lời tổng thuyết về nghĩa của một quẻ. Hào, là nói về sự biến hoá vậy". Tương truyền Thoán là của Khổng Tử.

3 - 2
吉凶者,言乎其失得也。悔吝者,言乎其小疵也。無咎者,善補過也。
Cát hung giả, ngôn hồ kỳ thất đắc dã. Hối lận giả, ngôn hồ kỳ tiểu tì dã. Vô cữu giả, thiện bổ quá dã.
Cát và hung là nói về được và mất. Hối và lận là nói về các khuyết điểm nhỏ. Vô cữu là nói về việc lấy cái đúng để sửa lỗi lầm.

Cao hanh giảng 悔 hối = bất hạnh nhỏ. 吝 lận = khó khăn.
無咎 vô cữu = không lầm lỗi, "Nhĩ Nhã - Thích hỗ" giải là bệnh. "Thuyết văn" giải là tai hoạ.

3 - 3
是故,列貴賤者存乎位。齊小大者,存乎卦。辯吉凶者,存乎辭。
Thị cố liệt quí tiện giả tồn hồ vị. Tề tiểu đại giả tồn hồ quái. Biện cát hung giả tồn hồ từ.
Cho nên xếp tượng sang và hèn là ở ngôi hào. Xác định tượng nhỏ và lớn là ở thể quẻ. Cát và hung được phân biệt ở lời quẻ và lời hào.

Vương Túc giảng: "Tế, như chính vậy. Quẻ dương là lớn, quẻ âm là nhỏ. Sự xếp quẻ có phân ra lớn nhỏ vậy".

Hầu Quả giảng: "Hào Nhị và hào Ngũ là ngôi có công, được khen. Hào Tam và hào Tứ là ngôi hung, đáng sợ. Phàm hào nào đắc vị thì sang, thất vị là hèn".

3 - 4
懮悔吝者,存乎介。震無咎者,存乎悔。
Ưu hối lận giả tồn hồ giới. Chấn vô cữu giả tồn hồ hối.
Ưu lo cho tượng hối, lận là tượng không biết dự phòng. Kinh sợ cho tượng vô cữu, là ở chỗ lòng còn hối hận.

Vương Bật giảng: "Khi có sự lo về hối lận, thì không thể coi thường điều nhỏ". Người ta sơ suất, không biết cảnh giác, nên mới sinh hối tiếc và buồn rầu. Tồn hồ hối, câu này nói lên tượng quá lo cho sự vô cữu, là ở chỗ, kịp thời có sự hối hận mà tỉnh ngộ. Thượng Bỉnh Hoà giảng: "Chấn là sợ. Sợ thì hối hận. Hối thì vô cữu".

3 - 5
是故,卦有小大,辭有險易。辭也者,各指其所之。
Thị cố quái hữu tiểu đại. Từ hữu hiểm dị, Từ dã giả. Các chỉ kỳ sở chi.
Cho nên quẻ có nhỏ lớn. Lời quẻ hay lời hào nêu ra sự nguy hiểm hay dễ dàng. Mỗi lời đều chỉ ra con đường cho người ta đi.

Phan Mộng Kỳ giảng: "Quẻ có tiểu có đại, tuỳ sự tiêu trưởng mà phân. Lời quẻ có hiểm có dị, theo sự an nguy mà biệt. Lời quẻ, mỗi lời đều chỉ hướng cần đi, hung thì chỉ hướng cần tránh, cát là chỉ nơi để đến, nhằm nêu cho ta biết vậy".

Thượng Bỉnh Hoà giảng: "Các chỉ kỳ sở chi có hai nghĩa. Một, chỉ hướng đi giữa các hào ứng nhau, tức là hào Sơ đi đến hào Tứ, hào Nhị đi đến hào Ngũ, hào Tam đi đến hào Thượng, mà lời hàothì bao giờ cũng chỉ về phía hào ứng, hào ứng tức là sở chi. Hai, là chỉ về sự thân kề, hướng tới giữa hào âm hào dương dị tính. Phàm các hào thân kề nhau, cùng loại hay không cùng loại, có sự liên quan với nhau rất lớn, tức là dương gặp dương thì là đối địch, gặp âm thì thông".

Sửa bởi HaUyen: 21/11/2011 - 21:22


Thanked by 2 Members:

#5 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4966 thanks

Gửi vào 29/11/2011 - 15:26

Chương 4


4 – 1
易與天地準,故能彌綸天地之道
Dịch dữ thiên địa chuẩn. Cố năng di luân thiên địa chi đạo.
Dịch ngang bằng với trời đất, nên bao quát mọi quy luật biến hóa trong trời đất

chuẩn, theo Kinh Phòng giảng là đẳng (bằng), theo Ngu Phiên giảng là đồng. Cao Hanh giảng 彌綸 di luân = bao quát, di nghĩa là liên hợp, luân nghĩa là chọn lọc, ngày nay như ta nói là bao hàm rộng rãi, dụ ý chỉ trong khoảng trời đất đầy đủ tất cả.

Khổng Dĩnh Đạt giảng: “Nói thánh nhân làm Dịch chuẩn cùng với trời đất, nghĩa là chuẩn theo trời đất, là cùng loại với sự Càn khỏe để noi theo trời, Khôn thuận để noi theo đất vậy”.

Chu Hi giảng: “Sách Dịch với quái hào có đủ cả đạo trời đất, phép tắc ngang bằng nhau”.

4 – 2
仰 以 觀 於 天 文,俯 以 察 於 地 理,是 故 知 幽 明 之 故。原 始 反 終,故 知 死 生 之 說。精 氣 為 物,遊 魂 為 變,是 故 知 鬼 神 之 情 狀。
Ngưỡng dĩ quan ư thiên văn, phủ dĩ sát ư địa lý, thị cố tri u minh chi cố. Nguyên thủy phản chung. Cố tri tử sinh chi thuyết. Tinh khí vi vật. Du hồn vi biến. Thị cố tri quỉ thần chi tình trạng.
[Dùng phép tắc của Dịch] Ngước lên quan sát các hiện tượng trên trời, cúi xuống quan sát các hình thể dưới đất, cho nên biết nguyên do của sáng và tối (biết được sự lý u uẩn vô hình và hiển minh hữu hình) Suy cứu từ sơ khởi đến phản cầu cái chung cục của sự vật, cho nên biết cái thuyết về chết sống. Tinh khí ngưng tụ thành vật hình, khí hồn du tán mà thành biến hóa, sẽ biết được tình trạng của quỷ thần.

知幽 u minh, như nói vô hình và hữu hình, Hàn chú: “U minh là tượng vô hình và hữu hình”. Chữ 故 cố = sự (việc), ở trong câu có nghĩa là sự lý. 精氣 tinh khí, cổ nhân quan niệm là khí âm dương ngưng tụ, là nhân tố mà sinh mệnh dựa vào để tồn tại, tự thân nó là một thực thể, gọi chung là thần 神, cho nên nói tinh khí vi vật 精氣為物. Du hồn là khí biến dị khi quỷ khí tản mạn sinh ra.

Chu Hi nói: “Đó là cái việc dùng lý. Lấy đó mà thánh nhân làm ra Dịch. Dịch chỉ có âm dương mà thôi. Tối sáng, chết sống, quỷ thần đều là sự biến hóa của âm dương, là đạo của trời đất. Thiên văn thì có ngày đêm, trên dưới. Địa lý thì có Nam Bắc cao sâu. âm tinh dương khí tụ lại mà thành vật. Thần thì lên, quỷ là du hồn thì xuống, tan ra mà làm biến, tức là quỷ về vậy”.

Có trời đất mới biết có tối sáng. Có đầu cuối mới biết thuyết chết sống. Có tụ tán mới biết tình trạng quỷ thần. Khổng Dĩnh Đạt giảng: "Trời có huyền tượng mà thành văn sáng, cho nên nói là văn. Đất có núi sông ruộng đồng đâu vào đấy cả, cho nên nói là lý vậy". Lại nói: "Cố có nghĩa là sự (việc). Dùng đạo Dịch ngẩng xem cúi xét, thì biết được sự u tối của cái vô hình, và sự sáng của cái hữu hình. Qua đó biết được nghĩa lý của mọi việc vậy".

Các quẻ được hình thành từ các yếu tố âm và dương. Khi các hào tĩnh được thể hiện bằng số 7 hay số 8, đó là những hào bất dịch. Khi các hào động được thể hiện bằng số 9 và số 6, thì chúng phân rã quẻ trở lại, và biến thành một quẻ khác. Những quy luật ẩn tàng trong sự luân chuyển của bốn Mùa, tạo điều kiện cho sự tiến thoái sinh lực của vạn vật. Bằng cách này, ta biết rằng sự sinh ra và chết đi chẳng qua là sự tuần hoàn mà thôi. Sinh ra là tiến vào cảnh giới hữu hình. Chết đi là thoái lui vào cõi vô hình, cũng như năm mới lại đến, năm đi rồi trở lại. Cũng như những hào tĩnh tạo lập thành quẻ, và khi chúng động thì tạo ra sự biến đổi, ví như thuỷ triều lên xuống vậy. Cho nên Chu Hi nói: "Dùng Dịch lý để truy nguyên đến tận cùng sự khởi đầu, đưa ngược trở lại sự tận cùng của sự vật. Đầu cuối, cát hung, tất thảy đều bao quát cả. Biết được nguyên cớ ngày, là biết được số mệnh tử sinh".

Trịnh Huyền giảng: "Tinh Khí có nghĩa là Thần. Du hồn có nghĩa là Quỷ". Khổng Dĩnh Đạt chú: "Tinh khí vi vật có nghĩa là khí tinh linh âm dương mờ mịt tích tụ lại mà thành muôn vật. Du hồn vi biến là khi vật đã tích tụ đến cùng cực thì phân tán, khi sắp phân tán thì tinh hồn trôi nổi, rời khỏi vật hình mà biến cải đi. Sinh biến là chết, biến rồi thì tiêu tan".

4 - 3
天地相似,故不違。知周乎萬物,而道濟天下,故不過。旁行而不流,樂天知命,故不懮。安土敦乎仁,故能愛。  
Dữ thiên địa tương tự, cố bất vi. Tri chu hồ vạn vật, nhi đạo tế thiên hạ, cố bất quá. Bàng hành nhi bất lưu, lạc thiên tri mệnh, cố bất ưu. An thổ đôn hồ nhân, cố năng ái.
Biết về nghĩa lý trong Dịch thì đức có thể tương đồng cùng trời đất, cho nên hành động không phạm vào quy luật tự nhiên. Tri thức chu tuần bao quát vạn vật mà đạo đức đủ để nâng đỡ giúp thiên hạ, cho nên không lỗi lầm. Hành động chính trực mà không quá giới hạn, vui với trời và hiểu mệnh trời, nên không lo lắng. Yên với cảnh ngộ, lấy sự đôn hậu làm điều nhân nghĩa, nên có được lòng bác ái.

不違 bất vi, tức là không vi phạm quy luật tự nhiên trong trời đất. 過 quá là sai lệch, như nói 過度 quá độ - quá cái độ thường. 旁 bàng, theo "Thuyết văn giải tự" giảng nghĩa là phổ biến, Chu Hi chú: "Bàng hành, là biết thi hành quyền lực. Bất lưu, là với lòng nhân mà giữ gìn chính đạo". Lai Tri Đức giảng: "Bàng hành, là thi hành quyền lực". Chu Tử Ngữ Loại giảng: "An thổ 安土, là theo với nơi ở mà yên".

4 - 4
範圍天地之化而不過,曲成萬物而不遺,通乎晝夜之道而知,故神無方而易無體。
Phạm vi thiên địa chi hóa nhi bất quá. Khúc thành vạn vật nhi bất di. Thông hồ trú dạ chi đạo nhi tri. Cố thần vô phương nhi Dịch vô thể.
Dịch đủ để làm khuôn mẫu bao quát sự biến hoá của trời đất mà không quá, đủ để uốn nắn làm cho vạn vật hưng thịnh mà không bỏ xót, đủ để thông về lẽ u minh mà không gì không biết. Cho nên chí thần không có phương mà Dịch không định về hình thể.

Theo "Cửu gia dịch" giảng: "範 phạm, là khuôn phép. 圍 vi là bao khắp cả". Hàn chú: "Phạm vi, là rập theo khuôn mẫu trong trời đất mà chu toàn đâu ra đấy". Khổng Dĩnh Đạt giảng: "Phạm vi, là nói về phép tắc trong trời đất để thi hành giáo hoá, mà không sai lỗi, phạm tới trời đất. Thánh nhân tuỳ sự biến, mà ứng phó, uốn nắn cho muôn vật thành tựu, mà không bỏ sót ngay cả sự việc nhỏ, khiến chúng đều thành tựu". 晝夜 trú dạ, Tiêu Tuần giảng: "Đạo ngày và đêm tức là đạo âm dương"

Can Bảo nói: "Bĩ thái đầy vơi là Thần. Biến hoá mà hiện diện khắp nơi là Dịch. Nói rằng thần thì cổ vũ muôn vật mà không có phương sở nhất định. Dịch thì ứng mà biến hoá không nhất định về hình thể".

Thanked by 1 Member:

#6 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4966 thanks

Gửi vào 29/11/2011 - 16:37

Chương 5


5 - 1
一陰一陽之謂道
Nhất Âm nhất Dương chi vị đạo.
Một Âm một dương gọi là đạo.

CÂu này lấy việc Âm Dương biến đổi để giải thích khái niệm đạo, tức là chỉ ra quy luật tự nhiên mÂu thuẫn, đối lập, chuyển hóa lẫn nhau của sự vật. Chu Hi giảng: "Âm Dương chuyển vận là khí, cái lý của nó gọi là đạo".

Thuật ngữ đạo, ý nghĩa nguyên thủy "là một quỹ đạo nhất định dẫn trực tiếp từ một điểm đến một mục tiêu". ý cơ bản ở đÂy là: "mặc dù tự thÂn tĩnh tại, nhưng Đạo làm phương tiện cho mọi chuyển động và nó đặt ra quy luật cho chúng. Thiên đạo là con đường mà các chòm sao đi. NhÂn đạo là con đường mà con người đi". Tiên học Từ điển giảng về chữ Đạo là: "Chữ Đạo được hợp thành bởi hai điểm và một nét ngang ở trên, chữ tự ở giữa, và chữ sước ở dưới. Chấm bên trái chìm xuống là Âm, chấm bên phải nổi lên là dương, nết ngang (chữ nhất) là Âm Dương hợp nhất". Khang Hy Tự điển giải thích chữ sước là: "lúc đi, lúc dừng". Chữ sước biến thể như trong chữ Đạo 道 gồm chữ thủ và chữ sước, tức là liên quan đến đầu và chÂn, suy rộng ra là Đạo bao quát thủy và (đầu) chung (cuối). Lúc đi lúc dừng từ hàm nghĩa của chữ sước, có nghĩa là lúc động lúc tĩnh. Yếu tố tự 自 có nghĩa là tự thÂn mỗi thứ mỗi loài đều có đạo. Đối với con người, thì Đạo tàng ẩn trong đầu não (首 thủ). Những Dịch gia khi chú giải chữ Đao 道, đều giảng là: "những quy luật biến hóa của vạn vật trong vũ trụ"

Sửa bởi HaUyen: 29/11/2011 - 16:42


Thanked by 1 Member:

#7 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 01/12/2011 - 08:11

Dịch nói riêng, Đạo học nói chung có hai phần là Hình Nhi Thượng và Hình Nhi Hạ. "Những quy luật biến hóa của vạn vật trong vũ trụ" là nói về Hình Nhi Hạ hay Hậu Thiên Dịch. Hình Nhi Thượng thì nói về Tâm Dịch tức phần Tiên Thiên.

Đạo học thường được xem là Triết học Á Đông nhưng thực tế thì Đạo học không phải là Triết học theo nghĩa của Triết học Tây Phương là phạm trù thuộc về suy tư , suy luận. Đạo học của Á Đông nên hiểu là đạo Sống hơn là tư duy triết học. Đạo Sống thì bao quát khắp cã tự thân từ đầu đến chân trong khi tư duy thì xuất phát từ cái đầu .

Sửa bởi daicoviet: 01/12/2011 - 08:23


Thanked by 1 Member:

#8 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 01/12/2011 - 15:32

Chân tượng cho hành, đầu (thủ) tượng cho tri. Đạo là con đường tri và hành của tự thể.

#9 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4966 thanks

Gửi vào 02/12/2011 - 06:22

Anh ĐaiCoViet nói rất đúng

Cho nên, nói rằng:

- Được số 216 - thì Ly thay Càn
- Được số 214 - thì Khảm thay Khôn

#10 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 03/12/2011 - 09:58

Vâng. Nước hoàn toàn tinh khiết thì lại chẳng kết tinh. Khảm Ly thay Càn Khôn thì sự sống mới sinh sội Về hai con số này nhờ anh Hauyen nhắc lại nguồn củachúng may ra gợi chút gì chăng.

#11 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4966 thanks

Gửi vào 03/12/2011 - 13:25

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

daicoviet, on 03/12/2011 - 09:58, said:

Về hai con số này nhờ anh Hauyen nhắc lại nguồn củachúng may ra gợi chút gì chăng.



Chào anh DaiCoViet

Hai con số 216214 này, là những con số mà Tôi thường ứng dụng và trải nghiệm suốt trong nhiều năm qua đối với Tam thức, đặc biệt là Thái Ất. Trong quá trình khảo cứu những con số này, chính nó đã tạo cơ sở lòng tin cho Tôi mang đến giá trị với độ tin cậy rất cao.

Về số 216 thì có nhiều cách lý giải, chẳng hạn câu dụng lục ứng với 9 cung được số 54, trải qua 4 mùa thì được số 216, .v.v... Còn đối với Thái Ất, thì Tôi theo đúng nguyên tắc: Trời khởi Giáp Tý - Đất khởi Giáp Ngọ như sau:

Trời khởi Giáp Tý:

1-/...............Nguyên quái.............Càn ............... 1 (Giáp Tý)
2-/...............Nội Sơ biến ..............Cấu ...............38 (Tân Sửu)
3-/...............Nội Nhị biến .............Độn...............43 (Bính Ngọ)
4-/...............Nội Tam biến............. ..................52 (Ất Mão)
5-/...............Ngoại Sơ biến .........Quan .............68 (Tân Mùi)
6-/...............Ngoại Nhị biến...........Bác ..............73 (Bính Tý)
7-/...............Ngoại Sơ biến...........Tấn ...............106 (Kỷ Dậu) Hạn Bách Lục
8-/...............Nội Tam biến.............Lữ..................153 (Bính Thân)
9-/...............Nội Nhị biến..............Đỉnh...............168 (Tân Hợi)
10-/.............Nội Sơ biến...........Đại hữu.............181 (Giáp Tý)
11-/.............Nội Nhị biến...............Ly..................216 (Kỷ Sửu)
12-/.............Nội Tam biến.........Phệ hạp............267 (Canh Thìn)
13-/.............Ngoại Sơ biến...........Di...................273.(Bính Tuất)
14-/.............Ngoại Nhị biến..........Ích.................328 (Tân Tị)
15-/.............Ngoại Sơ biến.......Vô vọng............329 (Nhâm Ngọ)
16-/.............Nội Tam biến.......Đồng nhân..........346 (Kỷ Hợi)
17-/.............Nội Nhị biến.............Càn.................361 (Giáp Dần)

Như vậy, ta nhận thấy quẻ Càn, nội quái hào vận hành hết số 360 thì lại trở về quẻ Càn nhưng cư tại hào Nhị nội quái. Khi ta tiếp tục khởi đầu từ phi long tại điền, có nghĩa là hào Nhị, thì ta cũng tìm được những con số đặc trị của quẻ Càn tiến lên hào Tam là Giáp Thìn vậy.

Đất khởi Giáp Ngọ

1-/................Nguyên quái...............Khôn...............1 (Ất Mùi)
2-/................Nội Sơ biến.................Phục...............6 (Canh Tý) - (nghịch thì được số 8)
3-/................Nội Nhị biến.................Lâm................33 (Đinh Mão)
4-/................Nội Tam biến...............Thái................70 (Giáp Thìn)
5-/................Ngoại Sơ biến..........Đại tráng...........86 (Canh Thân)
6-/................Ngoại Nhị biến............Quải................123 (Đinh Dậu)
7-/................Ngoại Sơ biến..............Nhu................134 (Mậu Thân)
8-/................Nội Tam biến...............Tiết.................163 (Đinh Sửu)
9-/................Nội Nhị biến..............Truân..............176 (Canh Dần)
10-/..............Nội Sơ biến..................Tỷ..................181 (Ất Mùi)
11-/..............Nội Nhị biến..............Khảm...............214 (Mậu Thìn)
12-/..............Nội Tam biến..............Tỉnh................267 (Tân Dậu)
13-/..............Ngoại Sơ biến..........Đại quá.............283 (Đinh Hợi)
14-/..............Ngoại Nhị biến...........Hằng...............326 (Canh Thân)
15-/..............Ngoại Sơ biến...........Thăng..............331 (Ất Sửu)
16-/..............Nội Tam biến.................................384 (Mậu Ngọ)
17-/..............Nội Nhị biến...............Khôn...............421 (Ất Tị)

Như vậy, đối với quẻ Khôn, từ hào Sơ tiến lên hào Nhị được số 420, khác với quẻ Càn từ hào Sơ tiến lên hào Nhị được số 360


Trên đây chỉ là một hướng nghiên cứu mang tính cá nhân của Tôi, anh DaiCoViet tham khảo thêm.

HaUyen

Sửa bởi HaUyen: 03/12/2011 - 13:36


#12 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 04/12/2011 - 01:19

Vâng, cám ơn anh HaUyen. Tùy theo sự việc mình muốn xem mà ứng dụng hệ thống số khác nhau. Với Thái Ất thì là chu kỳ dài so với kiếp nhân sinh thì áp dụng chu kỳ hệ thống số dài, đối với sự việc hàng ngày trong đời sống thì ứng với chu kỳ hệ thống số ngắn hơn.
Ngày xưa tôi vô tình phát hiện ra chu kỳ hạn bách lục căn cứ theo thiên văn, ghi xuống đâu đó giờ không còn nhớ nửa .

Thanked by 1 Member:

#13 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1511 thanks

Gửi vào 24/04/2012 - 05:48

Chào HaUyen,

Theo nguyên tắc của HaUyen, tôi thấy ta có thể đánh số từ [1-60] cho [Giáp Tí ... Quý Hợi], rồi [61-120], [121-180], [181-240], [241-300], [301-360] v.v... là những lần 60 tiếp nối cho [Giáp Tí ... Quý Hợi]. Như vậy, thì:

1 (Giáp Tý)
38 (Tân Sửu)
43 (Bính Ngọ)
52 (Ất Mão)
68 (Tân Mùi)
73 (Bính Tý)
106 (Kỷ Dậu) Hạn Bách Lục
153 (Bính Thân)
168 (Tân Hợi)
181 (Giáp Tý)

phù hợp. Nhưng từ 216 (Kỷ Sửu) trở đi thì dùng nguyên tắc khác: [216-250] cho [Kỷ Sửu ... Quý Hợi] và sau đó tiếp tục [251-310], [311-370] v.v.. cho những lần 60 tiếp nối cho [Giáp Tí ... Quý Hợi]. Như vậy, thì mới có những con số phù hợp như sau:


267 (Canh Thìn)
273.(Bính Tuất)
328 (Tân Tị)
329 (Nhâm Ngọ)
346 (Kỷ Hợi)
361 (Giáp Dần)

Thế thì từ [181] của Giáp Tí đến [215] là [Mậu Tuất] thì có phải vẫn dùng nguyên tắc đầu ? và lý ra từ [215] = [Mậu Tuất]đến [Kỷ Sửu] = [266] thì lại thiết lập lên con số [216] để bắt đầu cho nguyên tắc sau ?

Sao lại là thế, HaUyen có thể cho biết lý do được không?


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HaUyen, on 03/12/2011 - 13:25, said:

Chào anh DaiCoViet

Hai con số 216214 này, là những con số mà Tôi thường ứng dụng và trải nghiệm suốt trong nhiều năm qua đối với Tam thức, đặc biệt là Thái Ất. Trong quá trình khảo cứu những con số này, chính nó đã tạo cơ sở lòng tin cho Tôi mang đến giá trị với độ tin cậy rất cao.

Về số 216 thì có nhiều cách lý giải, chẳng hạn câu dụng lục ứng với 9 cung được số 54, trải qua 4 mùa thì được số 216, .v.v... Còn đối với Thái Ất, thì Tôi theo đúng nguyên tắc: Trời khởi Giáp Tý - Đất khởi Giáp Ngọ như sau:

Trời khởi Giáp Tý:

1-/...............Nguyên quái.............Càn ............... 1 (Giáp Tý)
2-/...............Nội Sơ biến ..............Cấu ...............38 (Tân Sửu)
3-/...............Nội Nhị biến .............Độn...............43 (Bính Ngọ)
4-/...............Nội Tam biến............. ..................52 (Ất Mão)
5-/...............Ngoại Sơ biến .........Quan .............68 (Tân Mùi)
6-/...............Ngoại Nhị biến...........Bác ..............73 (Bính Tý)
7-/...............Ngoại Sơ biến...........Tấn ...............106 (Kỷ Dậu) Hạn Bách Lục
8-/...............Nội Tam biến.............Lữ..................153 (Bính Thân)
9-/...............Nội Nhị biến..............Đỉnh...............168 (Tân Hợi)
10-/.............Nội Sơ biến...........Đại hữu.............181 (Giáp Tý)
11-/.............Nội Nhị biến...............Ly..................216 (Kỷ Sửu)
12-/.............Nội Tam biến.........Phệ hạp............267 (Canh Thìn)
13-/.............Ngoại Sơ biến...........Di...................273.(Bính Tuất)
14-/.............Ngoại Nhị biến..........Ích.................328 (Tân Tị)
15-/.............Ngoại Sơ biến.......Vô vọng............329 (Nhâm Ngọ)
16-/.............Nội Tam biến.......Đồng nhân..........346 (Kỷ Hợi)
17-/.............Nội Nhị biến.............Càn.................361 (Giáp Dần)

Như vậy, ta nhận thấy quẻ Càn, nội quái hào vận hành hết số 360 thì lại trở về quẻ Càn nhưng cư tại hào Nhị nội quái. Khi ta tiếp tục khởi đầu từ phi long tại điền, có nghĩa là hào Nhị, thì ta cũng tìm được những con số đặc trị của quẻ Càn tiến lên hào Tam là Giáp Thìn vậy.

Đất khởi Giáp Ngọ

1-/................Nguyên quái...............Khôn...............1 (Ất Mùi)
2-/................Nội Sơ biến.................Phục...............6 (Canh Tý) - (nghịch thì được số 8)
3-/................Nội Nhị biến.................Lâm................33 (Đinh Mão)
4-/................Nội Tam biến...............Thái................70 (Giáp Thìn)
5-/................Ngoại Sơ biến..........Đại tráng...........86 (Canh Thân)
6-/................Ngoại Nhị biến............Quải................123 (Đinh Dậu)
7-/................Ngoại Sơ biến..............Nhu................134 (Mậu Thân)
8-/................Nội Tam biến...............Tiết.................163 (Đinh Sửu)
9-/................Nội Nhị biến..............Truân..............176 (Canh Dần)
10-/..............Nội Sơ biến..................Tỷ..................181 (Ất Mùi)
11-/..............Nội Nhị biến..............Khảm...............214 (Mậu Thìn)
12-/..............Nội Tam biến..............Tỉnh................267 (Tân Dậu)
13-/..............Ngoại Sơ biến..........Đại quá.............283 (Đinh Hợi)
14-/..............Ngoại Nhị biến...........Hằng...............326 (Canh Thân)
15-/..............Ngoại Sơ biến...........Thăng..............331 (Ất Sửu)
16-/..............Nội Tam biến.................................384 (Mậu Ngọ)
17-/..............Nội Nhị biến...............Khôn...............421 (Ất Tị)

Như vậy, đối với quẻ Khôn, từ hào Sơ tiến lên hào Nhị được số 420, khác với quẻ Càn từ hào Sơ tiến lên hào Nhị được số 360


Trên đây chỉ là một hướng nghiên cứu mang tính cá nhân của Tôi, anh DaiCoViet tham khảo thêm.

HaUyen

Sửa bởi TuBinhTuTru: 24/04/2012 - 06:06


#14 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1511 thanks

Gửi vào 05/05/2012 - 05:45

Chào HaUyen,

Biết rằng đây là phương pháp nghiên cứu có tính cá nhân của HaUyen và tôi dò theo tìm ra được ý tứ của các con số và các năm trong () ngoặc kép là Nạp Giáp của các hào của 64 quẻ Dịch.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HaUyen, on 03/12/2011 - 13:25, said:

Chào anh DaiCoViet

Hai con số 216214 này, là những con số mà Tôi thường ứng dụng và trải nghiệm suốt trong nhiều năm qua đối với Tam thức, đặc biệt là Thái Ất. Trong quá trình khảo cứu những con số này, chính nó đã tạo cơ sở lòng tin cho Tôi mang đến giá trị với độ tin cậy rất cao.

Về số 216 thì có nhiều cách lý giải, chẳng hạn câu dụng lục ứng với 9 cung được số 54, trải qua 4 mùa thì được số 216, .v.v... Còn đối với Thái Ất, thì Tôi theo đúng nguyên tắc: Trời khởi Giáp Tý - Đất khởi Giáp Ngọ như sau:


Do đó tôi xin được trình bày dưới đây để HaUyen kiểm duyệt lại ngõ hầu xem tôi có sai sót gì không nhé:


|001|061|121|181|241|301|361|Giap Ti
|002|062|122|182|242|302|362|At Suu
|003|063|123|183|243|303|363|Binh Dan
|004|064|124|184|244|304|364|Dinh Mao
|005|065|125|185|245|305|365|Mau Thin
|006|066|126|186|246|306|366|Ky Ty
|007|067|127|187|247|307|367|Canh Ngo
|008|068|128|188|248|308|368|Tan Mui
|009|069|129|189|249|309|369|Nham Than
|010|070|130|190|250|310|370|Quy Dau
|011|071|131|191|251|311|371|Giap Tuat
|012|072|132|192|252|312|372|At Hoi
|013|073|133|193|253|313|373|Binh Ti
|014|074|134|194|254|314|374|Dinh Suu
|015|075|135|195|255|315|375|Mau Dan
|016|076|136|196|256|316|376|Ky Mao
|017|077|137|197|257|317|377|Canh Thin
|018|078|138|198|258|318|378|Tan Ty
|019|079|139|199|259|319|379|Nham Ngo
|020|080|140|200|260|320|380|Quy Mui
|021|081|141|201|261|321|381|Giap Than
|022|082|142|202|262|322|382|At Dau
|023|083|143|203|263|323|383|Binh Tuat
|024|084|144|204|264|324|384|Dinh Hoi
|025|085|145|205|265|325|385|Mau Ti
|026|086|146|206|266|326|386|Ky Suu
|027|087|147|207|267|327|387|Canh Dan
|028|088|148|208|268|328|388|Tan Mao
|029|089|149|209|269|329|389|Nham Thin
|030|090|150|210|270|330|390|Quy Ty
|031|091|151|211|271|331|391|Giap Ngo
|032|092|152|212|272|332|392|At Mui
|033|093|153|213|273|333|393|Binh Than
|034|094|154|214|274|334|394|Dinh Dau
|035|095|155|215|275|335|395|Mau Tuat
|036|096|156|216|276|336|396|Ky Hoi
|037|097|157|217|277|337|397|Canh Ti
|038|098|158|218|278|338|398|Tan Suu
|039|099|159|219|279|339|399|Nham Dan
|040|100|160|220|280|340|400|Quy Mao
|041|101|161|221|281|341|401|Giap Thin
|042|102|162|222|282|342|402|At Ty
|043|103|163|223|283|343|403|Binh Ngo
|044|104|164|224|284|344|404|Dinh Mui
|045|105|165|225|285|345|405|Mau Than
|046|106|166|226|286|346|406|Ky Dau
|047|107|167|227|287|347|407|Canh Tuat
|048|108|168|228|288|348|408|Tan Hoi
|049|109|169|229|289|349|409|Nham Ti
|050|110|170|230|290|350|410|Quy Suu
|051|111|171|231|291|351|411|Giap Dan
|052|112|172|232|292|352|412|At Mao
|053|113|173|233|293|353|413|Binh Thin
|054|114|174|234|294|354|414|Dinh Ty
|055|115|175|235|295|355|415|Mau Ngo
|056|116|176|236|296|356|416|Ky Mui
|057|117|177|237|297|357|417|Canh Than
|058|118|178|238|298|358|418|Tan Dau
|059|119|179|239|299|359|419|Nham Tuat
|060|120|180|240|300|360|420|Quy Hoi


Con số -------> 216 là Kỷ Hợi chứ không thể là Kỷ Sửu, vì Kỷ Sửu có số là 206.

Thế nên, từ 11-/.............Nội Nhị biến...............Ly..................216 (Kỷ Sửu) trở đi, tôi xin phép được ghi lại tuần tự các con số như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HaUyen, on 03/12/2011 - 13:25, said:

Trời khởi Giáp Tý:

1-/...............Nguyên quái.............Càn ............... 1 (Giáp Tý)
2-/...............Nội Sơ biến ..............Cấu ...............38 (Tân Sửu)
3-/...............Nội Nhị biến .............Độn...............43 (Bính Ngọ)
4-/...............Nội Tam biến............. ..................52 (Ất Mão)
5-/...............Ngoại Sơ biến .........Quan .............68 (Tân Mùi)
6-/...............Ngoại Nhị biến...........Bác ..............73 (Bính Tý)
7-/...............Ngoại Sơ biến...........Tấn ...............106 (Kỷ Dậu) Hạn Bách Lục
8-/...............Nội Tam biến.............Lữ..................153 (Bính Thân)
9-/...............Nội Nhị biến..............Đỉnh...............168 (Tân Hợi)
10-/.............Nội Sơ biến...........Đại hữu.............181 (Giáp Tý)
11-/.............Nội Nhị biến...............Ly..................216 (Kỷ Sửu) ---> 206 chứ không phải 216
12-/.............Nội Tam biến.........Phệ hạp............267 (Canh Thìn) ---> 257
13-/.............Ngoại Sơ biến...........Di...................273.(Bính Tuất) ---> 263
14-/.............Ngoại Nhị biến..........Ích.................328 (Tân Tị) ---> 318
15-/.............Ngoại Sơ biến.......Vô vọng............329 (Nhâm Ngọ) ---> 319
16-/.............Nội Tam biến.......Đồng nhân..........346 (Kỷ Hợi) ---> 336
17-/.............Nội Nhị biến.............Càn.................361 (Giáp Dần) ---> 351


Thứ đến, những gì HaUyen ghi chép ở dưới đây đều dùng một phương pháp nhưng có một vài cái là viết lộn tên gọi của 1 trong 60 hoa giáp cũng như các con số như sau:


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HaUyen, on 03/12/2011 - 13:25, said:

Như vậy, ta nhận thấy quẻ Càn, nội quái hào vận hành hết số 360 thì lại trở về quẻ Càn nhưng cư tại hào Nhị nội quái. Khi ta tiếp tục khởi đầu từ phi long tại điền, có nghĩa là hào Nhị, thì ta cũng tìm được những con số đặc trị của quẻ Càn tiến lên hào Tam là Giáp Thìn vậy.

Đất khởi Giáp Ngọ

1-/................Nguyên quái...............Khôn...............1 (Ất Mùi)
2-/................Nội Sơ biến.................Phục...............6 (Canh Tý) - (nghịch thì được số 8)
3-/................Nội Nhị biến.................Lâm................33 (Đinh Mão)
4-/................Nội Tam biến...............Thái................70 (Giáp Thìn)
5-/................Ngoại Sơ biến..........Đại tráng...........86 (Canh Thân)
6-/................Ngoại Nhị biến............Quải................123 (Đinh Dậu)
7-/................Ngoại Sơ biến..............Nhu................134 (Mậu Thân)
8-/................Nội Tam biến...............Tiết.................163 (Đinh Sửu)
9-/................Nội Nhị biến..............Truân..............176 (Canh Dần)
10-/..............Nội Sơ biến..................Tỷ..................181 (Ất Mùi)
11-/..............Nội Nhị biến..............Khảm...............214 (Mậu Thìn)
12-/..............Nội Tam biến..............Tỉnh................267 (Tân Dậu)
13-/..............Ngoại Sơ biến..........Đại quá.............283 (Đinh Hợi) ---> 293
14-/..............Ngoại Nhị biến...........Hằng...............326 (Canh Thân)
15-/..............Ngoại Sơ biến...........Thăng..............331 (Ất Sửu) ---> Quý Sửu : 379 chứ không phải Ất Sửu
16-/..............Nội Tam biến.................................384 (Mậu Ngọ)
17-/..............Nội Nhị biến...............Khôn...............421 (Ất Tị) ---> 431

Như vậy, đối với quẻ Khôn, từ hào Sơ tiến lên hào Nhị được số 420, khác với quẻ Càn từ hào Sơ tiến lên hào Nhị được số 360


Trên đây chỉ là một hướng nghiên cứu mang tính cá nhân của Tôi, anh DaiCoViet tham khảo thêm.

HaUyen

HaUyen hãy xem xét lại, nếu như đúng như thế thì

Trích dẫn

- Được số 216 - thì Ly thay Càn
- Được số 214 - thì Khảm thay Khôn


chỉ đúng với con số 214 là "Khảm thay Khôn" thôi, chứ "Ly thay Càn" thì là con số 206.

#15 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4966 thanks

Gửi vào 05/05/2012 - 19:59

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TuBinhTuTru, on 05/05/2012 - 05:45, said:

Chào HaUyen,

Biết rằng đây là phương pháp nghiên cứu có tính cá nhân của HaUyen và tôi dò theo tìm ra được ý tứ của các con số và các năm trong () ngoặc kép là Nạp Giáp của các hào của 64 quẻ Dịch.

Do đó tôi xin được trình bày dưới đây để HaUyen kiểm duyệt lại ngõ hầu xem tôi có sai sót gì không nhé:


|001|061|121|181|241|301|361|Giap Ti
|002|062|122|182|242|302|362|At Suu
|003|063|123|183|243|303|363|Binh Dan
|004|064|124|184|244|304|364|Dinh Mao
|005|065|125|185|245|305|365|Mau Thin
|006|066|126|186|246|306|366|Ky Ty
|007|067|127|187|247|307|367|Canh Ngo
|008|068|128|188|248|308|368|Tan Mui
|009|069|129|189|249|309|369|Nham Than
|010|070|130|190|250|310|370|Quy Dau
|011|071|131|191|251|311|371|Giap Tuat
|012|072|132|192|252|312|372|At Hoi
|013|073|133|193|253|313|373|Binh Ti
|014|074|134|194|254|314|374|Dinh Suu
|015|075|135|195|255|315|375|Mau Dan
|016|076|136|196|256|316|376|Ky Mao
|017|077|137|197|257|317|377|Canh Thin
|018|078|138|198|258|318|378|Tan Ty
|019|079|139|199|259|319|379|Nham Ngo
|020|080|140|200|260|320|380|Quy Mui
|021|081|141|201|261|321|381|Giap Than
|022|082|142|202|262|322|382|At Dau
|023|083|143|203|263|323|383|Binh Tuat
|024|084|144|204|264|324|384|Dinh Hoi
|025|085|145|205|265|325|385|Mau Ti
|026|086|146|206|266|326|386|Ky Suu
|027|087|147|207|267|327|387|Canh Dan
|028|088|148|208|268|328|388|Tan Mao
|029|089|149|209|269|329|389|Nham Thin
|030|090|150|210|270|330|390|Quy Ty
|031|091|151|211|271|331|391|Giap Ngo
|032|092|152|212|272|332|392|At Mui
|033|093|153|213|273|333|393|Binh Than
|034|094|154|214|274|334|394|Dinh Dau
|035|095|155|215|275|335|395|Mau Tuat
|036|096|156|216|276|336|396|Ky Hoi
|037|097|157|217|277|337|397|Canh Ti
|038|098|158|218|278|338|398|Tan Suu
|039|099|159|219|279|339|399|Nham Dan
|040|100|160|220|280|340|400|Quy Mao
|041|101|161|221|281|341|401|Giap Thin
|042|102|162|222|282|342|402|At Ty
|043|103|163|223|283|343|403|Binh Ngo
|044|104|164|224|284|344|404|Dinh Mui
|045|105|165|225|285|345|405|Mau Than
|046|106|166|226|286|346|406|Ky Dau
|047|107|167|227|287|347|407|Canh Tuat
|048|108|168|228|288|348|408|Tan Hoi
|049|109|169|229|289|349|409|Nham Ti
|050|110|170|230|290|350|410|Quy Suu
|051|111|171|231|291|351|411|Giap Dan
|052|112|172|232|292|352|412|At Mao
|053|113|173|233|293|353|413|Binh Thin
|054|114|174|234|294|354|414|Dinh Ty
|055|115|175|235|295|355|415|Mau Ngo
|056|116|176|236|296|356|416|Ky Mui
|057|117|177|237|297|357|417|Canh Than
|058|118|178|238|298|358|418|Tan Dau
|059|119|179|239|299|359|419|Nham Tuat
|060|120|180|240|300|360|420|Quy Hoi




Chào anh TuBinhTuTru

Con đường Tôi đi là như vậy, cảm ơn Anh nhiều khi Anh đã chuyển hóa thành công, giúp cho Bạn đọc được mở rộng tầm nhìn, không bị gò bó bởi công thức của ngài Dương Hùng trong Thái Huyền Kinh.

Thời gian hiện tại, sức khỏe của Tôi đang chưa cho phép ngồi được dài trên máy vi tính (theo lời B/s), xin được hẹn lời tái ngộ thanh đàm cùng với Anh sau.

Trân trọng
HaUyen

Sửa bởi HaUyen: 05/05/2012 - 20:00







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |