Jump to content

Advertisements




CHẾT AN LẠC TÁI SINH HOAN HỶ


75 replies to this topic

#46 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 18/12/2011 - 10:29

Sự chọn lựa tái sanh kiếp sau nằm trong tầm tay của bạn.

Vào cuối cuộc đời, đến giai đoạn trung ấm thân có thể bạn sẽ phải đối diện với nổi sợ hãi khủng khiếp, cô đơn và khổ não. Lúc đó tâm thức sẽ phát sanh một áp lực lớn nhất là cần tìm một chỗ mới nào đó để tái sanh, vì thế lúc đó thần thức sẽ chẳng để ý đến phẩm chất nơi mà cuối cùng bạn sẽ đến đó. Ở vào tình huống ấy bạn đặc biệt phải cảnh giác, bởi vì cơ hội tốt để đóng lại cánh cửa tái sanh vào nơi sai lầm và chọn đúng nơi tái sanh thích hợp, việc đó sẽ nằm trong tầm tay của bạn. Để đạt mục đích này, bạn phải học cách công nhận ra tín hiệu của nơi sẽ tái sanh. Chúng ta đã thảo luận về một vài tín hiệu ở chương 4 về “Trung ấm thân” trong phần tiêu đề “Sự tâm đắc về việc chờ đợi chúng ta tái sanh” (xem trang 90 sách tiếng Anh).

Nếu nghiệp cực thiện hay nghiệp cực ác đưa đẩy, bạn không có cơ hội để chọn lựa nơi tái sanh, vì năng lực của những nghiệp mạnh mẽ đó đã làm chủ hoàn toàn. Việc bạn phải đầu thai nơi nào là điều tự nhiên sẽ diễn ra, không cần đến sự tác ý của tâm thức nữa. Nhưng nếu nghiệp lực của bạn không đủ sức mạnh, thì mọi cố gắng của bạn vào lúc đó sẽ mở ra cơ hội cao nhất để bạn chọn lựa một nơi sinh tốt đẹp. Để thành công trong trường hợp này, sự hiểu biết về phương pháp tránh những tái sinh lầm lẫn và sự chọn lựa một tái sinh đúng là một điều quan trọng. Ở chương 9 phần “Nghi lễ phục vụ cho lúc lâm chung và người chết”. Chúng ta sẽ khảo sát những nghi lễ một cách tường tận cho việc dõi theo sự sanh trong bốn nẻo luân hồi và đặc biệt trong ba cõi thấp hơn. Ở đây tôi muốn tóm lược đơn giản về lời dạy cho việc đóng kín những dấu hiệu xấu của tái sanh và chọn lựa một trong những tín hiệu đứng đắn hơn.

Tránh tái sinh lầm lẫn

Nếu bạn là hành giả Thiền định thành tựu ở bậc cao, người như vậy đã thể đắc và hoàn toàn giác ngộ bản chất của tâm, bạn phải an trụ trong trạng thái tri giác đó mà không bị động. Làm được điều đó rồi, thay vì tái sanh, bạn có thể đạt thành nơi Phật quả. Nếu bạn chẳng hề thể đắc hoặc chẳng được hoàn hảo về điều ấy, nhưng nếu bạn để tích tụ ruộng phước đức và đã quy y với một vài vị Phật riêng biệt ở các cõi Tịnh Độ thì bạn nên về nương tựa với vị Phật và cõi Tịnh Độ ấy. Đồng thời sự mong đợi mạnh mẽ kia về sự tái sanh sẽ làm việc đặc thù ở cõi Tịnh Độ. Càng nhiệt thành thì sẽ cứu vớt bạn từ vòng quanh tái sanh trong sáu cõi ấy và sẽ hướng bạn đến tái sanh theo ý muốn của bạn ở cõi Tịnh Độ.

Ví dụ nếu trong đời sống của bạn, bạn đã gieo trồng chủng tử của sự nương tựa về vị Phật Vô Lượng Quang (Phật A Di Đà), tin tưởng Ngài như một tấm thân có lòng từ không điều kiện, một trí tuệ toàn tri và một năng lực vô địch, và nếu trong thời gian quá vãng hoặc ở trong trạng thái trung ấm thân, bạn có thể giác ngộ về sự nương vào sự nhớ nghĩ về Ngài và cõi Tịnh Độ của Ngài, rồi thì sự nhận biết sẽ trổi dậy lập tức trong bạn như là sự hiện hữu của Đức Phật Vô Lượng Quang và cảnh giới Cực Lạc. Nhưng bạn sẽ xây dựng như thế nào về loại tập quán của sự nương tựa nghiêm mật và tin tưởng ấy? Dần dần sẽ hướng về đức Phật, cõi Tịnh Độ và công đức kia nhiều lần như vậy, chẳng bao lâu thì tiếng nói hay lời cầu kinh của những người hộ niệm càng nhiều càng tốt. Vào lần đầu khi thực hành có thể chưa cảm nhận được gì, thế nhưng chẳng bao lâu sẽ trở nên thân thiện và chẳng thể đo lường được khi sẽ trở thành một phần trong mỗi hơi thở và cuộc sống của bạn. Rồi thì sau khi chết, tất cả những sự nhận biết sẽ tỉnh thức với hình ảnh của Đức Phật về tình thương, sự an lạc và trí tuệ cũng như cõi Tịnh Độ là cõi của sự an lạc và hạnh phúc (vấn đề chi tiết của phần thực tập này, xin xem phụ bản A).

Có thể có một vài nghiệp lực được tái sanh về Cực Lạc và bây giờ bạn phải sáng tạo nghiệp ấy như tình yêu, sự độ lượng, sự hiểu biết của những gì là đứng đắn, sự phân ly, sự hoan hỷ và sự tôn kính. Đặc biệt để biểu hiện trong việc phụng sự cho người khác. Nếu như vậy, bạn phải có sự chọn lựa của việc tái sanh của một trong những cảnh giới cao hơn với những tài sản tốt đẹp. Như vậy bạn phải nhớ lại rằng tín hiệu của nơi tái sanh đặc thù và sẽ chọn lựa nó. Ví dụ như bạn đang thấy tín hiệu của cảnh giới Chư thiên, nhưng được báo hiệu để tái sanh trong cõi người thì bạn phải đóng kín ánh sáng trắng mềm mại lại, cái gì là tín hiệu nơi sanh ở cõi Chư Thiên mà thay vào đó sẽ nhớ lại cũng như chọn lựa ánh sáng màu sáng xanh để đi xa hơn nữa.

Trong khi bạn dựa theo trung ấm thân để di chuyển, bạn chẳng được phép nghĩ về tình yêu của bạn với một người nào đó và sự sở hữu của bạn về nhà cửa bởi vì những sự suy nghĩ này sẽ chỉ khiến bạn hướng đến ngược lại con đường phía bên phải. Bạn phải nhắm tiêu điểm của tâm bạn trên con đường nơi tái sanh mà bạn chọn. Như chúng ta đã thấy nơi chương 4 cánh cửa đón nhận sự tái sanh của bạn vào một trong sáu đường có thể xuất hiện như là một vệt sáng màu xanh. Vệt sáng màu trắng cho biết là Chư Thiên và cõi người. Ánh sáng màu vàng dừng lại thông thường là cho A Tu La và cảnh giới súc sanh. Thay vào đó cảnh giới súc sanh có thể thay thế để cho biết bằng màu của máu và cảnh giới A Tu La bởi màu bão tuyết hay mưa gió nặng hạt. Màu sáng khói chỉ cho vòng ngạ quỷ và ánh sáng tương tự từng mãng tròn hay màu đen trôi nổi của thú, cho biết đó là cảnh giới của địa ngục. Ngay cả chính tự thân bạn, bạn phải thấy sự thay đổi ánh sáng của màu sắc, sẽ vẽ nên sự sanh của bạn trong tương lai.

Đây là lời dạy về năm con đường để đóng cửa vào, giúp hành giả không lộn trong cánh cửa tái sanh:

1) Nếu bạn đang thấy những ánh sáng, đó chính là dấu hiệu của nơi tái sanh trong tương lai, trường hợp đó bạn có thể thấy một đôi đang làm tình, đặc biệt nếu bạn có khuynh hướng sanh vào cõi người. Đôi này biểu hiện khả năng sẽ làm Cha Mẹ của bạn. Nếu việc ấy xảy ra, hãy đừng đi đến hay khởi niệm tham đắm hoặc ghen tương hướng đến họ. Hãy xem họ như là bậc Đạo sư phối ngẫu của bạn, cụ thể hóa vị đạo sư của bạn trong hình thể đàn ông và đàn bà. Hoặc bạn nên xem họ như là vị Liên Hoa Sanh (Padmasambhava) trong sự kết hợp với phối ngẫu tinh thần ấy. Yeshe Trogyal hay một vài cặp của phối ngẫu Phật. Khởi tâm kính trọng và cúng dường họ. Với sự nương tựa nghiêm mật, sẽ phát triển mạnh cường độ để nhận sự dạy dỗ và gia hộ từ họ.

2) Nếu chẳng thể đóng lại cánh cửa sinh được thì sẽ thấy một cặp vợ chồng như là phối ngẫu thần thánh, ngay cả như đức Phật Vô Lượng Quang (A Di Đà) và Phật Từ Bi (Đức Quán Thế Âm) trong thể thức người đàn ông và người đàn bà. Hãy kính trọng và dâng cúng vật dụng cho họ. Cảm tưởng mạnh rằng bạn sẽ nhận được sự gia hộ của họ.

3) Nếu bạn không thể đóng lại cánh cửa của việc tái sanh, thì ngược lại sẽ phụ thuộc vào sự sân hận. Thông thường, nếu bạn sẽ tái sanh làm đàn ông thì bạn sẽ trải qua kinh nghiệm khởi tâm đến những người đàn bà mà những cặp vợ chồng đang phối hợp và sự ganh tị hay sân hận sẽ hướng tới người đàn ông ấy. Nếu bạn chọn đi đầu thai làm người nữ thì bạn sẽ cảm thấy sự khởi tâm hướng đến người đàn ông và sự ganh tị hay sân hận sẽ hướng đến người đàn bà. Cũng thế, khởi đi từ những tập nghiệp trong quá khứ, lúc đó có thể bạn nhìn thấy hai người, nhưng kỳ thực có thể bạn đã bị kéo lôi đến là một con chim trống và con chim mái. Nếu như vậy thì bạn sẽ tái sanh thành con chim con. Như vậy, lúc đó, bạn phải phát nguyện dõng mãnh rằng: “Tôi sẽ không bao giờ cho phép tâm thức tôi tham ái cũng như sân hận”.

4) Nếu chẳng đóng chặt cánh cửa của sự sanh thì với sự tin tưởng mạnh để thấy tất cả những kinh nghiệm rằng bạn không có một thực thể, giống như một huyễn cảnh. Những việc làm này sẽ phân giải sự chấp thủ trong tâm bạn ở kinh nghiệm như là một thực tế và điều kia sẽ đóng chặt về nơi tái sinh.

5) Nếu chẳng thể đóng chặt cánh cửa của sự sanh ra được thì ngay khi thấy mọi vật như là sự hấp thụ ánh sáng. Nghĩ rằng: “những hiện tượng phức tạp ấy là chính tự thân của tâm thức mình, mà tâm thì rỗng không” và rồi thì sự chờ đợi trong trạng thái tự nhiên không bị một biến đổi nào. Hãy để cho tâm thức trong trạng thái thiên nhiên của nó, lột trần giống như nước sẽ chảy trở lại nước và tất cả sẽ trở thành một của sự bất khả phân kia.

Chọn lựa nơi tái sanh đúng đắn

Nếu bạn đã quyết định tái sanh về cõi Cực Lạc thì thông thường bạn phải cảm nhận ngược lại với hướng tái sanh trong sáu nẻo luân hồi. Đừng nhận sự chấp trước vào một người nào đó hay thương yêu hay sự sở hữu của bạn. Hãy mạnh dạn hơn nữa và hãy tự tin vào năng lực của bạn sẽ đến được Cực Lạc, nơi mà bạn đã chọn, giống như cõi Tịnh Độ vậy và bạn nghĩ rằng: “Tôi sẽ sanh ra một cách mầu nhiệm nơi hoa sen ở dưới chân của Đức Phật Vô Lượng Quang (A Di Đà) tại thế giới Cực Lạc.” Nếu tái sanh về cõi Tịnh Độ chẳng thể được thì bạn phải thấy nơi tái sanh của bạn là một trong sáu nẻo luân hồi ấy. Tuy nhiên bạn phải quan sát đây là sự mục kích về chỗ sanh của bạn, chẳng giống như thực tế, mà thay vào đó trong một tín hiệu thuộc về những hình dạng như sau:

Hài lòng với những ngôi nhà nhiều tầng và được biết rằng đây là dấu hiệu nơi tái sanh ở cảnh giới Chư Thiên.

Một rừng cây chung quanh là lửa hay nước mưa có thể là cảnh giới của A Tu La

Những người nói chuyện với nhau không có mục đích hoặc những ngôi nhà bình thường, đẹp đẽ cũng như vui vẻ là dấu hiệu tốt đẹp để tái sanh làm người.

Hang động, túp lều và sương mù là dấu hiệu của súc sanh.

Bờ sông khô cạn hoặc những nơi chốn đen tối, nhơ nhớp là dấu hiệu của cảnh giới ngạ quỷ.

Những căn nhà màu đỏ hoặc đất màu đen, hay hang tối hoặc con đường mờ mịt là những tín hiệu của địa ngục. (Tuy nhiên một vài tác giả cho rằng những điều này là kết quả của những nghiệp bất thiện có thể dẫn vào cảnh giới địa ngục, mà thân trung ấm khi trải qua kinh nghiệm bằng những hình ảnh hay ánh sáng.)

Khi bạn nhận thấy được những hiện tượng này bạn phải tha thiết nương vào trong một vài nơi này. Bởi vì khi bạn đã chẳng được bảo hộ lâu dài. Bạn phải mong mỏi được yên ổn ở một vài nơi trong ấy, bởi vì bạn cảm thấy kinh ngạc và khó khăn bởi những hiện trường huyễn cảnh hiểm ác của Thần Chết. Tuy nhiên bây giờ là lúc cố gắng để dụng tâm, bởi vì bạn chẳng nên đi về hướng trước bởi một trong những dấu hiệu của cảnh giới thấp hơn. Bạn phải cố gắng chọn lựa cảnh giới của loài người hoặc là cảnh giới của Chư Thiên nếu sanh về cõi Tịnh Độ là điều chẳng thực hiện được.

Rất khó khăn cho bạn để nhận ra nơi tái sanh đúng đắn, bạn sẽ thấy nơi tái sanh hoàn hảo cũng như bất hảo trong mỗi một ấy, hoặc nơi tái sanh không phù hợp lại là phù hợp, bởi vì con người mê hoặc nơi huyễn cảnh biểu hiện bởi cái nghiệp đen tối của chính tự thân của bạn. Nếu thật là như vậy thì điều quan trọng là nên xử dụng những kỹ thuật như sau: nếu bạn đã thực tập Thiền Định ở một vài vị Phật phẫn nộ giống như vị Vajirapanim, vị Phật của sức mạnh, bạn nên quán tưởng một cách đúng hơn cho chính bạn trong thể thức của thần linh. Thân hình của Ngài to lớn, uy nghiêm và sự dũng mãnh. Giọng của Ngài làm kinh ngạc và quả địa cầu rung chuyển. Tâm hồn của Ngài đáng yêu, toàn tri và an lạc. Nếu quán tưởng Ngài Vajrapani thì bạn phải xác chứng việc không sự hiện hữu của tử thần, sự kinh ngạc về việc hiểu biết ngụy tạo rằng điều ấy đã lôi kéo bạn đi xuống. Điều này sẽ cho bạn cơ hội tốt để xử dụng thiên lý nhãn tối thiểu để nhiều chúng sanh có trung ấm thân dễ tìm được phẩm chất thực tế của nơi chốn sẽ tái sanh và chọn lựa đúng một trong những nơi an ổn.

Bạn cũng phải phát triển trong cường độ mạnh rằng: “Tôi sẽ sinh lại trong một gia đình thành thật và những hành giả đức hạnh; Tôi sẽ tái sanh lại làm người, người mà có khả năng để phụng sự cho tất cả chúng sanh”. Ngoài ra trong khi nhập vào tử cung, chú nguyện nó như là cung điện của những vị Thần linh. Hãy nghĩ rằng cung điện này đuợc tràn đầy với những vị Thần linh, giống như Đức Phật Từ Bi và cầu nguyện nơi các Ngài. Rồi thì đi vào tử cung, suy nghĩ rằng bạn đang được gia trì bởi những vị Thần linh ấy. Hoặc thay vào đó, với sự cầu nguyện xem người đàn ông và người đàn bà trong sự kết hợp như là cặp phối ngẫu Thầy tinh thần của bạn.

Nếu một vài dấu hiệu của sự tái sanh xuất hiện nơi bạn, ngay cả nếu được thấy về một nơi tái sanh tốt đẹp, thì nó có tính cách quan trọng để đừng nhập vào trạng thái của tâm thức phụ thuộc về nó. Ngay cả nếu nó thể hiện về nơi sinh bất thiện đi chăng nữa thì đừng vào trong trạng thái của tâm thức giận giữ nó. Hãy vào nơi tái sanh có thể tốt nhất hay tử cung với sự bình tĩnh cao độ tự tại với sự tác động của việc miễn cưỡng hay sự thừa nhận. Ngoại trừ ra bạn đã có kinh nghiệm về Thiền Định, nhưng đa phần khó khăn sửa đổi trong thói quen thường tình của bạn về sự khác biệt trong việc ra lệnh để thừa nhận một nơi tái sanh như sự mong mỏi, khi mà bạn chính là trung ấm thân. Tuy nhiên bạn có thể cố gắng để thực tập những việc sau đây:

Hãy đừng quên rằng bạn đang ở trong trạng thái của trung ấm thân, trên quá trình chuyển tiếp.

Hãy nhớ giữ bước đi và giữ đầu của bạn ở điểm hướng thượng.

Cầu nguyên liên tục bằng cách niệm danh hiệu Phật và hãy quy y với Ngài.

Hãy quy y Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng.

Cầu nguyện với Đức Phật Từ Bi giống như Đức Phật Vô Lượng Quang (Đức Phật A Di Đà) và chính vị Thầy tinh thần của bạn.

Hãy buông xả những chấp thủ đối với những người bạn yêu và sự sở hữu bởi vì họ sẽ dẫn dắt bạn đi sai con đường bạn muốn.

Hãy đi vào con đường của ánh sáng xanh cho cõi người hoặc ánh sáng trắng của cõi giới Chư Thiên.

Nếu bạn có thể đúng với một ít về sự giải thoát hay hy vọng để sanh vào cảnh giới người hay cảnh giới Chư Thiên thì bạn sẽ được trợ giúp một cách nhiệt tình bởi những người thân (hay người cầu nguyện) trong khi bạn chết hay sau cái chết của bạn. Họ có thể tiếp tục lặp lại những việc hướng dẫn cho bạn. Có nhiều người trợ tử thực tập giúp bạn nhớ lại, điều này có thể dễ dàng hơn cho bạn tự nhớ những việc kia, khi bạn đã thọ trung ấm thân. Ngay cả sau khi bạn đã chết, thần thức của bạn còn hiện hữu với thế giới của sự sống ngay trong khoảnh khắc ấy. Bởi vậy sự hướng dẫn yêu cầu bạn bởi những người đang trợ tử vẫn đến với bạn và làm lợi ích cho bạn. Chúng ta phải cố gắng thử những phương pháp tốt nhất để chúng ta có thể suy nghĩ và những việc làm đúng đắn nơi trung ấm thân.

Trong quyển sách này tôi đã gây sự chú ý đặc biệt về việc tái sanh ở thế giới Thanh Tịnh và an lạc sau khi lâm chung. Đối với một người Phật tử điều kia có nghĩa là thế giới Cực Lạc của Đức Phật Vô Lượng Quang (Đức Phật A Di Đà) (thế nhưng cũng có thể chọn lựa một vài vị Phật khác ở cõi Tịnh Độ). Bây giờ chúng ta sang chương thứ 7 để khảo sát về Đức Phật này và cảnh giới Cực Lạc của Ngài như là một năng lực gia trì đối tượng của sự chờ đợi và quay về, và cũng là một nơi mà chúng ta được phép mong đợi để sinh về đó. Khi nhớ nghĩ và cầu nguyện với Đức Phật Vô Lượng Quang cũng như tạo những phước đức, chúng ta có thể được tái sanh về cõi Cực Lạc, một cõi giới của sự an lạc lớn và hoan hỷ, nó sẽ giúp cho sự hồi tưởng sự mô tả về Ngài và cảnh Tịnh Độ của Ngài như trong kinh điển mà Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni đã nói đến.





#47 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 18/12/2011 - 10:33

Chương Bảy

Đức Phật Vô Lượng Quang và cõi Cực Lạc

Một niềm tin tuyệt đối vào đức Phật Vô Lượng Quang

Chắc chắn tái sanh về Cõi Cực Lạc.

Một tâm thức giác ngộ với phẩm chất Phật Đà.

Bất cứ nơi đâu cũng chiêu cảm Tịnh Độ.

Vũ trụ quan Phật Giáo chỉ rõ một số lượng to lớn không thể nghĩ bàn hệ thống thế giới ngoài quả đất của chúng ta. Thế giới vũ trụ bên ngoài đó, ngoài cả sáu vòng luân hồi, nơi mà tồn tại nhiều cõi Tịnh độ không tính hết được, kéo dài trong mười phương của vũ trụ (gồm tám hướng chung quanh, bên trên và bên dưới). Những cảnh giới trong sạch này là những nơi chốn cư ngụ của những chúng sanh tình thức tiến bộ, kể cả những đức Phật của những cõi Trời và những vị đại Bồ Tát.

Trong vô số cõi Tịnh độ, phần nhiều là đặc biệt quan trọng bao gồm những cõi Tịnh Độ của những vị như Vairochana (Tỳ Lô Giá Na) Vjrasattva (Kim Cương Tát Đỏa), Tara (Bạch Y Quán Thế Âm) Avalokiteshvara (Quán Thế Âm Bồ Tát), Maitreya (Di Lặc) và Guru Padmasambhava (đạo sư Liên Hoa Sanh). Thế giới Cực Lạc là cõi Tịnh Độ được biết đến nhiều nhất, nằm về hướng Tây, ở ngoài rất nhiều vũ trụ khác. Thế giới lý tưởng đó là nơi trụ xứ của đức Phật Vô Lượng Quang (A Di Đà); Ngài giáo hóa vô số người tìm cầu đến để giác ngộ, gồm nhiều hành giả và những đệ tử khác. Bởi vì ánh quang minh của toàn thân Ngài đầy khắp tất cả các cõi Tịnh độ Phật chẳng có gì ngăn ngại; tên của Ngài tiếng Sanskrit gọi là Amitabha. Nghĩa là Vô Lượng Quang.

Đức Phật A Di Đà là trung tâm điểm của nhiều truyền thống tin tưởng vào cõi Tịnh Độ của Phật giáo như các dân tộc Trung Hoa, Đại Hàn, Nhật Bản và Việt Nam. Ở Tây Tạng, cõi Cực Lạc là đối tượng để mong mỏi cầu nguyện, quán chiếu và Thiền định, đặc biêt. Trong nghi lễ cho người chết. Trong nhiều kinh điển, đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni xác nhận một cách chắc thật rằng: đây là một cõi Tịnh Độ dễ dàng nhất để được tái sanh về đó, có nhiều niềm hỷ lạc và là nơi có nhiều năng lực hướng dẫn đến sự giác ngộ. Ai đã sanh về thế giới Cực Lạc rồi thì sẽ được hoàn toàn giác ngộ, trong một đời sống sau cùng. Bởi vì chất lượng của cõi Tịnh Độ được gia trì bởi đức Phật Vô Lượng Quang (A Di Đà) cũng như phước đức của những người được sanh về đó.

Khởi nguyên của truyền thống Tịnh Độ

Đa phần những kinh điển của Phật giáo là những nguồn gốc căn bản của những truyền thống về cõi Phật Tịnh Độ. Cả kinh (cộng với những lời giáo huấn) và Thần chú (giáo lý Kim Cang Thừa) bao gồm cả danh hiệu cũng như có nhiều kinh ghi lại về Tịnh Độ; nhưng đức Phật Thích Ca đã chỉ cho chúng ta chú ý nhiều hơn để mô tả về cõi Cực Lạc của đức Phật A Di Đà trong sự sống động và những chi tiết tuyệt vời.

Hai kinh đại thừa quan trọng có tính cách đặc thù được biết đến như là kinh Đại bản A Di Đà và kinh Tiểu bản A Di Đà. Những lời dạy này được nói bởi đức Phật ở những nơi sau: Ngài dạy kinh Đại bản A Di Đà tại đỉnh Gridhakuta (Linh Thứu) gần thành Rajagriha (Vương Xá) (ngày nay Rajgir thuộc tiểu bang Bihar, Bắc Ấn Độ ) cho Ngài Ananda (A Nan) và Ngài Ajita (A Thuyết Thi) cũng như số đông tập họp thuộc những người đệ tử khác. Ngài dạy kinh Tiểu Bản A Di Đà tại Jeta Grove (Cấp Cô Độc Viên) (Ngày nay thuộc nước Xá Vệ, tiểu bang Uttar Pradesh, Ấn Độ) cho Ngài Xá Lợi Phất và số đông đệ tử của Ngài.

Hai kinh này xuất hiện trong nhiều bản dịch kể cả tiếng Trung Hoa (kể từ thế kỷ thứ 3 sau Thiên chúa) Đại Hàn và Nhật Bản (kể từ thế kỷ thứ 7), riêng Việt Nam bản chữ Hán xuất hiện có lẽ vào thế kỷ thứ 4; đại dịch giả Tây Tạng vào thế kỷ thứ 9. Chương này lấy phần căn bản chính của bản dịch tiếng Tây Tạng, đồng thời cũng có một vài tài liệu cũng như những bình luận khác nữa.

Ba nét riêng biệt về cõi Tịnh độ

Như chúng ta đã rõ là đức Phật Vô Lượng Thọ (A Di Đà) và cõi giới Cực Lạc của Ngài như đã thuật lại trong quyển sách này thuộc về ứng thân của một trong ba nét đặc thù hoặc là thân thể của Phật quả.

Đầu tiên là thân tối hậu (pháp thân): nó không có hình tướng, toàn là Phật quả tự nhiên, được nhìn nhận với tính chất thực tế của chính nó. Đây là thuộc về trạng thái tuyệt đối của sự quảng đại và rỗng không, tự tại khắp nơi, đặc thù và cực hạn.

Thứ hai là báo thân: nó ở trạng thái không phải nhị nguyên và đồng nhất tánh. Đây là cõi Tịnh Độ với hình thức của thân thể, trong sáng và không thể phân ly với chính trí tuệ của Phật. Nó rộng rãi, vĩnh viễn, chẳng hề thay đổi và niềm an lạc vô hạn.

Cõi Tịnh Độ tối hậu và cõi Tịnh Độ an lạc có thể chỉ gặp bởi những ai đã giác ngộ.

Nét riêng biệt thứ ba của Phật quả là ứng thân: Đây là một hình thức vật lý như ở đức Thích Ca Mâu Ni và những vị Phật khác có hóa thân ở trong cõi người của chúng ta. Cõi Tịnh Độ của ứng (hóa) thân là hình thể tương đối, mà có thể nhận ra bởi những chúng sanh bình thường hay có tính cách thế tục giống như chúng ta, nếu chúng ta chứa nhóm những hành vi phước đức. Nếu chúng ta được sanh vào một trong những sự hoan hỷ, hòa bình ở cõi hóa thân Tịnh Độ thì chúng ta sẽ tiến lên để đạt được trí huệ của chúng ta và sẽ đến tận cõi Tịnh Độ tuyệt đối.

Như tôi đã nhấn mạnh nhiều lần về sự nhận biết và kinh nghiệm chúng ta đã có khác nhau trong giai đoạn của cuộc sống, đặc biệt vào thời điểm lâm chung, là kết quả của sự hiểu biết thuộc thói quen mà chúng ta đã phát sinh và được cắm rễ sâu vào trong giòng chảy tâm thức của chúng ta trong quá khứ. Nếu tâm thức của bạn đã được đốt cháy và quay vào nung đốt những nguyên nhân của sự giận dữ, sân hận và sự nhận biết chẳng lành, rồi thì những sự xuất hiện và kinh nghiệm của cuộc sống cũng như đặc biệt về đời sống tương lai của chúng ta sẽ khơi dậy trong chúng ta về thế giới của địa ngục. Nếu tâm thức của chúng ta được gieo trồng bởi sự hòa bình, an lạc và mang tư tưởng cũng như những hành động tốt và nếu chúng ta đã vui với sự nhận biết thiện, giống như hình thức và sự cảm nhận về thế giới Cực Lạc, rồi thế giới ấy sẽ khơi dậy nơi chốn mà chúng ta sẽ tái sanh, có thể là ở thế giới tốt đẹp của sự hòa bình và an lạc, giống như cõi Cực Lạc vậy.

Tiêu điểm chính của sự luyện tập được tường thuật trong quyển sách này là sự tái sanh ở hình thức hóa thân của cõi Cực Lạc. Rất dễ dàng để sanh về đó hơn là một vài cõi Tịnh Độ khác, bởi do lời thệ nguyện sâu rộng của đức Phật Vô Lượng Quang (A Di Đà) mang đến cho tất cả chúng sanh trong cảnh giới Cực Lạc của Ngài và giúp cho họ đạt thành sự giác ngộ.



#48 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 18/12/2011 - 10:39

Năng lực lời nguyện của đức Phật

Trong kinh đại bản Di Đà kể về sự tích và cảnh giới Cực Lạc như thế nào? Vào một thuở xa xưa có một vị Tỳ kheo tên là Dharmakara (Pháp Tạng), Ngài đã được thọ ký để trở thành đức Phật A Di Đà. Phát Bồ Đề tâm và lập lời thệ nguyện trước vị Thầy của Ngài. Đó là Phật Lokeshvara (Thế Tự Tại) mà Ngài sẽ phụng sự cho tất cả chúng sanh. Ở vào thời gian ấy Ngài Pháp Tạng đã có năm mươi mốt lời nguyện hứa dẫn dắt những chúng sanh sanh về cõi Tịnh Độ mới của Ngài. Dưới đây là năm lời nguyện cho chúng ta một ý niệm về lời thệ nguyện tự nhiên ấy cũng như cõi Tịnh Độ của Ngài.

Ở lời nguyện đầu tiên, Ngài Pháp Tạng nguyện không thành quả vị Phật nếu một vài chúng sanh sanh vào nước của Ngài mà vẫn còn đau khổ bởi đường A Tu La, súc sanh, ngạ quỷ hay cảnh giới địa ngục. Như vậy để thí dụ ngay từ khi một chúng sanh trong địa ngục sanh về thế giới Cực Lạc, thì tất cả sự khổ đau của chúng sanh ở địa ngục ấy sẽ dừng lại và người ấy sẽ trở thành chúng sanh hạnh phúc của cõi Tịnh độ (xin nhắc lại rằng sự khác biệt giữa chúng sanh ở cõi thấp và chúng sanh ở cõi Tịnh Độ họ sẽ thấy và cảm thấy như thế nào về đối tượng của sự hiểu biết được khơi dậy bởi tâm thức)

Ở lời nguyện thứ hai của Ngài, Ngài phát nguyện rằng sẽ không thành Phật cho đến khi nào mà tất cả những chúng sanh sanh về cõi Tịnh Độ của Ngài thì sẽ đặc biệt hơn những nơi khác ở cõi người và Chư Thiên. Ngài muốn rằng cõi Tịnh Độ của Ngài hoàn toàn trong sạch, nhưng cũng có những chất lượng tương tự tốt đẹp như ở cõi người và cõi Chư Thiên.

Ở lời nguyện thứ mười chín của Ngài, Ngài phát nguyện rằng sẽ không thành Phật quả cho đến khi nào tất cả những ai mong mỏi được tái sanh vào cõi Tịnh Độ của Ngài và ai thực hành niệm danh hiệu của Ngài cũng như hồi hướng công đức cho việc vãng sanh, trên thực tế sẽ được sanh về cõi Tịnh Độ. Cầu nguyện cho điều này ngay cả nếu người ấy lập lại sự suy nghĩ sanh về thế giới Tịnh Độ của ta chỉ trong mười lần, mà người ấy chẳng hề phạm “năm tội vô gián hay bất tín nơi Phật pháp”. Những điều kiện này chẳng chọn lựa được ở đức Phật; nếu những chúng sanh ấy không mở ra cánh cửa tự giải thoát, thì đức Phật cũng không thể ra lệnh vớt họ lên được.

Ở lời nguyện thứ ba mươi, Ngài phát nguyện rằng sẽ chẳng ở ngôi chánh giác cho đến khi nào những chúng sanh của cõi Tịnh độ trong tương lai chẳng những được khỏi cảnh khổ mà còn có tài sản với phẩm lượng tinh thần như là trí tuệ không giới hạn và lòng tự tin.

Những lời nguyện của đức A Di Đà được thể hiện thật là mạnh mẽ. Thế nhưng chỉ riêng những lời nguyện không thể hứa cho chúng ta sanh về cõi Tịnh độ này. Chúng ta phải thực hiện bổn phận của chúng ta, chúng ta phải chắc rằng đừng đóng kín những cơ hội, do sự phạm tội ngũ trọng tội hay chẳng tin nơi giáo pháp và chúng ta phải mở ra con đường để đi đến cõi Tịnh độ với ‘bốn nguyên nhân’ của sự sanh về thế giới Cực Lạc này.

Năng lực của danh hiệu Phật

Đức Phật A Di Đà đã lập lời thệ nguyện sẽ dẫn dắt tất cả những ai niệm danh hiệu của Ngài để cầu về Tịnh Độ. Tên của Ngài trở thành cánh cửa xuyên suốt mà chúng ta có thể quan sát được đức Phật Vô Lượng Quang và cõi Cực Lạc của Ngài.

Phật giáo Đại Thừa dạy cho chúng ta thể đắc được mọi vật như là hình tướng, âm thanh và những kinh nghiệm của sự giác ngộ. Tuy nhiên để đến được mục tiêu này chúng ta cần phải đi vào ngang qua cánh cửa quan yếu ấy như thế nào là hình ảnh của một vị Phật, sự cảm giác hòa bình hay âm thanh với tính chất tốt đẹp. Một cánh cửa như vậy chính là hồng danh A Di Đà; điều mà chính Ngài đã gia hộ để giúp chúng ta đến được với Ngài và có thể từ Ngài sẽ đến với chúng ta.

Hồng danh của đức A Di Đà là sự hiện hữu trong từng mỗi phút giây như trí tuệ, lòng từ bi và năng lực. Trong từng khoảnh khắc chúng ta sẽ trở thành ý niệm về danh hiệu Ngài, Ngài lúc nào cũng ở trong ta và đang ở với ta. Như vậy nếu chúng ta tập trung tư tưởng vào cũng như nối kết danh hiệu của Ngài ở một điểm và với sự hết lòng tin tưởng, chúng ta bắt đầu cảm nhận trong biển giác ngộ có chất lượng ấy. Sự quy y và sự tin tưởng ở đức Phật sẽ như một bông hoa đang nở tự nhiên. Chẳng bao lâu chúng ta sẽ không tìm được nơi nào để chứa sự hiểu biết bất thiện và sự cảm nhận giống như sự phiền não dục vọng, si mê và sự chấp trước.

Giống như chúng ta sẽ trở thành một cái lò chứa đầy năng lực của chư Phật. Chúng ta sẽ phụng sự cho người khác có tính cách tự phát. Bất cứ điều gì mà chúng ta thấy, nghe cũng như cảm nhận sẽ trổi dậy trong sự hiện hữu ấy. Sự tái sanh về cảnh giới Cực Lạc kia như là một bước tiếp theo tự nhiên. Rồi thì sự đạt thành Phật quả là mục đích cuối cùng, nơi mà trí tuệ đến được.

Nếu sự gia hộ trở thành tư tưởng và hơi thở của chúng ta cũng như sự quy kính và những lễ nghi thì ngay cả trong khi chúng ta nhận biết được những hình ảnh thông thường, tâm thức, hay cảm giác – ngay cả khi chúng ta sống, chết như thế nào hoặc ở trong thân trung ấm – chúng ta sẽ luôn luôn được tiếp cận với đức Phật xuyên qua danh hiệu cuả Ngài.

Đây là một năng lực đặc thù mà bạn có thể gọi tên hay niệm tên Ngài khi cầu nguyện bằng ngôn ngữ nguyên thủy bằng tiếng Sanskrit hoặc trong một ngôn ngữ nào mà đã được gia trì bởi nhiều bậc giác ngộ, như tiếng Sanskrit và Tây Tạng. Nhưng nếu sự cầu nguyện bằng chính ngôn ngữ của bạn thì rất là linh ứng cho bạn. Nên xử dụng ngôn ngữ của bạn, bởi vì việc quan trọng là mở cửa tâm hồn với sự quy kính Ngài cũng như phát triển sự tin cậy vào Ngài.

Chúng ta nên niệm hồng danh gia hộ của đức Phật Vô Lượng Quang càng nhiều càng tốt. Ở bản phụ lục A có hướng dẫn về cách xưng danh hiệu Ngài như thế nào.



#49 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 18/12/2011 - 10:43

Cõi Tịnh độ như thế nào?

Hóa thân của thế giới Cực Lạc được thể hiện ra trong nhiều cách giống như so với những tính cách cao nhất của loài người và cảnh giới Chư Thiên. Như vậy thì có thể so sánh rằng những chúng sanh sanh về nơi kia sẽ giống những hình dáng của những chúng sanh loài người và Chư Thiên ở đó?

Tuy rằng cõi Tịnh Độ hóa thân thể hiện như là một đối tượng của khái niệm nhị nguyên cùng với sự cảm nhận. Nó thực sự nở ra với sự mở cửa và những năng lượng tốt đẹp. Đây là một cảnh giới của Chư Thiên, tọa lạc nơi bầu trời ở trên hư không (không phải nằm trong biển hay trên quả đất) và chứa đầy những vật thể quý giá. Nhiệm vụ của thế giới kia với một vị Thánh và chia ra từng bực giữa các vị Thầy và đệ tử của Ngài. Tất cả chúng sanh ấy đã sanh vào được cõi Tịnh độ này đều là đệ tử và trong số những đệ tử này lại có các vị Bồ Tát, họ phụng sự cho kẻ khác như là một vị Thầy.

Cõi Cực Lạc thế giới giống như cảnh giới của con người và Chư Thiên được cấu trúc theo lối lập thể, riêng biệt của kích thước và khoảng cách cũng như trong vùng thời gian tương đối. Tuy nhiên không phải là sự khổ đau của con người như sự khổ về sanh, già, bịnh và chết. Lại cũng chẳng có cái khổ của Chư Thiên, để phải chết và rơi vào lại cảnh giới thấp hơn. Để giải thích tại sao được gọi là Cực Lạc, đức Bổn Sư Thích Ca nói rằng: “Ở nơi cảnh giới Cực Lạc ấy thân tướng chúng sanh không có khổ đau. Nơi ấy cũng không có cái khổ về tinh thần. Nơi đó cũng không thể tính đếm được nguyên do của hạnh phúc. Do vậy tại sao gọi nơi này là cảnh giới Cực Lạc".

Đất đai ở cõi Cực Lạc thì mềm mại và bằng phẳng giống như những bàn tay của trẻ thơ. Không có giới hạn, tươi trẻ, mát mẻ nhu nhuyến và rất dễ chịu khi sờ vào, không có gai sỏi đá hay đồi dốc. Cõi ấy thanh tịnh, an bình, vui vẻ và không ô nhiễm. Nó được cấu tạo bởi bảy chất báu (vàng, bạc, lưu ly, pha lê, trân châu, xa cừ, mã não) và được trang sức bởi những chất bằng vàng ở các lối đi thật trang nghiêm, vĩ đại, lồng lộng, bất nhiễm và chẳng khô héo. Cõi ấy được chiếu sáng bởi những màu sắc và những tia ánh sáng. Trong cõi giới thanh tịnh này có vô số vị Phật Tịnh Độ khác hiện ra giống như sự tương phản lại trên mặt những tấm kính sáng rỡ. Chúng sanh ở đó có thể nhìn thấy sự tương phản của các cõi Tịnh độ giống như là bạn đang xem một lục địa khác trên truyền hình ở trong phòng của bạn.

Cõi Tịnh độ này không có bóng tối hay những núi non thường tình, nhưng lại được trang sức với nhiều loại núi non bằng phẳng của những loại đá quý trên đỉnh và dưới chân núi. Đó đây ở những ngọn núi ấy được trang sức bởi sự chất chồng những ngọc thạch quý giá, những loại ngọc ngà và những hang động bằng cẩm thạch hiếm có cũng như những căn nhà được làm bằng những cây nho tuyệt đẹp.

Những hàng cây tuyệt diệu ấy nhiều màu sắc và được trang trí làm phong cảnh. Nơi đó có loại cây được tạo nên bởi một, hai hay ba loại vật thể quý hiếm. Nhiều loại cây khác được tạo nên bởi bảy loại đá quý như: rễ cây bằng vàng ròng, những thân cây bằng bạc, nhành cây bằng lưu ly pha lê, lá cây màu hổ phách, cánh hoa màu hồng ngọc, bông hoa màu trân châu và trái cây màu ngọc thạch. Những cây này mềm mại và dịu dàng khi va chạm đến, mùi hương ngọt ngào tỏa rộng đến mọi nơi. Âm thanh trong trẻo được chuyển đi khi bị gió lay động.

Cõi Tịnh độ được trang sức bởi những hàng rào chắn chung quanh và ở bên trên có ao, nước chảy, sông suối; nơi đó nhiều chúng sanh chơi đùa trong sự an lạc thoải mái. Những bậc thềm thoai thoải được làm bằng những loại đá quý báu dẫn bạn đến nơi khe suối đang chảy và hồ kia chứa đầy nước công đức. Mặt đất được tạo nên bởi những ngọc thạch quý hiếm được phủ lên đó một lớp cát vàng. Ao ấy cũng đầy nước với đầy đủ tám công đức đó là: trong sạch, mát mẻ, sáng sủa, hảo hạng, mềm mại, trong suốt, khoẻ khoắn cho cuống cổ, lành mạnh cho bao tử. Những hoa sen ở cõi này chiếu sáng, hương thơm bay khắp bầu trời cũng như trên mặt nước. Nhiệt độ của nước ấy thay đổi tùy theo ước muốn của bạn. Nước sông chảy với hàng trăm hàng ngàn những hình ảnh âm thanh mà âm nhạc của cõi Trời chẳng thể so sánh được. Bờ hồ và những dòng sông ấy đầy dãy những hương thơm lan tỏa bao phủ. Những con sông chấn động mạnh và những tiếng nói pháp vang lừng ở nơi bạn cư ngụ.

Những con chim ở đây được biến hóa bởi đức Phật ở cõi Tịnh Độ. Giống như núi sông và hình dáng của nước này cùng với những con chim ấy đều là do sự biến hóa của đức Phật, chúng cũng chính Ngài. Hơn thế nữa. Chúng là nguồn gốc của sự hòa bình, an lạc, trí tuệ và giác ngộ; chẳng phải là nguyên nhân của sự hổn tạp, chấp thủ, tham lam hay sân hận. Giống như con người ở cõi giới bình thường thì thường nghe chim hót và ở cõi Tịnh Độ bạn sẽ được nghe chim hót với tiếng của Pháp âm. Tuy nhiên nếu bạn thích sự yên tĩnh thì những gì mà bạn muốn nghe sẽ chỉ đơn thuần là âm thanh của sự yên tĩnh.

Tất cả những bông hoa đều được tạo nên bởi những vật thể giá trị trong những màu sắc khác thường. Chúng thường lớn bằng một nửa, một hoặc mười do tuần (1 do tuần bằng 4.000 tầm). Từ những hoa ấy phóng ra vô số ánh sáng màu vàng. Trong mỗi tia sáng ấy có vô số hóa Phật hiện ra. Sự xuất hiện của chư Phật đầy dẫy ở khắp các thế giới chẳng thể đếm hết được, tuyên nói tán dương những lời dạy đến với tất cả chúng sanh, cho những ai sẵn sàng để đón nhận những lời dạy ấy.

Những đệ tử ở cõi Tịnh độ không chú trọng những loại thực phẩm đầy dẫy ở đó. Tuy nhiên nếu họ cần, một vài đồ thượng thặng sẽ hiện ra trước họ như họ mong muốn và mời họ nếu cần thì có thể dùng đến. Đồng thời bất cứ cái gì họ muốn như: hương thơm, nước hoa, đồ xoa mình, cờ xí, dụng cụ âm nhạc, y phục hoặc đồ trang sức sẽ hiện ra trước họ giống như họ mong cầu. Thế nhưng những vật này sẽ chẳng hiện ra cho những ai mà không nghĩ đến chúng.

Với những vị này ai muốn có nhà ở thì ở đây sẽ hiện ra lầu các với nhà nhiều tầng được làm bởi những vật liệu quý giá, đầy đủ những chỗ ngồi giá trị, giường nằm với đồ trang sức của cõi Trời, đồng thời có những đồ trang sức thật là tuyệt vời. Cứ mỗi lầu các như vậy được chứa đầy cả hàng ngàn chúng sanh thượng thặng không dứt tiếng ca hát và vui với sự cung ứng ấy. Những chúng đệ tử ấy đi dạo xuyên qua các cõi trời khác cùng với những ngôi nhà phi phàm như thế, với vườn tược, rừng cây, sông ngòi và những ao nước.

Vào mỗi buổi sáng, trưa, chiều, chạng vạng, nửa khuya, gió thoảng từ bốn hướng thổi đến tận mọi người. Chúng mang đến những cơn mưa hoa từ những cây và được phủ lên trên đất với những hoa đang nở và mềm mại như lụa là. Nếu bạn sờ vào chúng thì có hương thơm nhẹ bay ra, bạn sẽ cảm nhận sự an lạc giống như bạn ở trong trạng thái Thiền định. Chẳng bao lâu thì tất cả những hoa cũ ấy nằm trên mặt đất và sẽ biến đi, hoa mới thay thế vào đó và trở lại tươi mát như cũ.

Rồi thì hương thơm khắp nơi bay đến bao trùm những hoa quý báu ấy như trang sức thêm, cộng vào đó là những điệu nhạc cùng sự nhảy múa bởi những chúng sanh cao quý ấy.

Ở nơi cõi Tịnh độ có tất cả mọi hình thức, âm thanh và những cảm giác về hình ảnh; âm thanh ấy là những sự thể hiện kinh nghiệm của giáo pháp. Điều này không có nghĩa là những hình thức ấy trở thành hình ảnh của chư Phật hay âm thanh ấy trở thành ngôn ngữ của những kinh điển Phật Giáo. Tuy vậy trên tất cả đều là căn nguyên hay sự hiện hữu của sự hòa bình, an lạc và giác ngộ.

Trục chính của cõi Tịnh độ là cây giác ngộ. Cây này cao 600.000 Do Tuần. được bao phủ với cành lá sum sê, hoa, trái và được trang trí bởi những chất liệu quý giá cũng như những tràng phan hoa bằng vàng. Khi chúng bị lay động bởi gió thì chúng phát ra những âm thanh của tiếng ca hát bay đến cả nhiều thế giới khác nữa. Tất cả những ai nghe được, thấy được hay ngửi được cây giác ngộ này hoặc ai nếm được mùi vị của trái cây, rờ vào ánh sáng hay suy nghĩ về sự hiểu biết thì sẽ được miễn trừ những khái niệm trôi nổi và những sự cảm nhận khổ đau nữa.

Kích thước và hình thức của cây giác ngộ được ghi lại ở đây một cách phù hợp cho con đường của những người bình thường phải gặp nó, thế nhưng trên thực tế không thể suy nghĩ được. Ở dưới chân của cây này có những hoa sen thật lớn. Đây chính là tòa ngồi của đức Phật Vô Lượng Quang (A Di Đà), từ đây Ngài dạy dỗ và giải thoát cho tất cả.

Đức Phật Vô Lượng Quang (A Di Đà) và những vị đệ tử của Ngài như là vị vua của núi rừng phủ trùm lên tất cả những đồi núi, đức Phật A Di Đà vượt qua tất cả những vị vua chúa trong hiện tại. Thân thể của Ngài trong suốt và không nhiễm ô, được trang trí với ba mươi hai tướng tốt cùng tám mươi vẻ đẹp tuyệt vời của bậc đại nhân. Thân thể của Ngài trong suốt và không giới hạn, cao lớn như bầu trời. được chiếu sáng với ánh sáng không thể nghĩ bàn được, chiếu sáng đến nhiều cõi Tịnh độ khác trong mười phương. Ánh sáng của Ngài là những đức hạnh, sự thể đắc và trí tuệ. Sự tỏa ngời ánh sáng này đẹp đẽ và tròn đầy giống như ánh sáng của pha lê, chiếu toàn thân thể và tâm hồn của bất cứ ai mà va chạm đến ánh sáng ấy thì sẽ được trí tuệ và nhiều niềm an lạc. Như thế đó, Ngài được biết đến là vị Phật Vô Lượng Quang. Bởi vì thọ mạng của Ngài không thể suy lường được, Ngài cũng được biết như là vị Phật Vô Lượng Thọ (A Di Đà – Amithayus).

Lời giáo huấn của Ngài mang đến khắp nơi những âm thanh bất tuyệt của giáo pháp. Tâm thức giác ngộ của Ngài là biển cả bao la, sâu thẳm an bình và trí tuệ. Ngài hiểu rõ tất cả những chủ tể xuyên qua trí tuệ toàn tri của Ngài không có giới hạn. Tâm nguyện của Ngài chứa đầy tình thương và lòng từ bi cho tất cả những ai đau khổ, giống như một người Mẹ chỉ lo cho đứa con duy nhất của mình. Với sự tự tin to lớn Ngài vô cùng hoan hỷ với mọi tâm thức của chúng sanh, và những sự thành tựu mà họ cần đến với sự lưu xuất liên tục của những thức ăn của Chư Thiên không bao giờ hết, giống như những lời giáo huấn của Ngài. Với nhiệt tình hồi hướng, Ngài đã chia sẻ với mọi người những chất cam lồ ấy, giống như sự đạt được tuyệt đối những điều mà Ngài đã thệ nguyện. Như là một vị chủ chăn cừu, Ngài dạo đi chậm chạp nhưng rất vững chắc, hướng dẫn sự nhóm họp của các đệ tử nhiều như biển cả mênh mông.

Nơi cõi Tịnh độ của Ngài, đức Phật Vô Lượng Quang là chủ nhơn của vô số đệ tử không thể tưởng tượng hết được. Họ là những người thân đến tham cầu sự giác ngộ cho chính mình và sự giác ngộ cho kẻ khác nữa. Trong những vị Bồ Tát có 8 vị Bồ tát quan trọng như: Avalokiteshvara (Quán Thế Ấm), Mahasthamapata (Đại Thế Chí), Manjushri (Văn Thù Sư Lợi), Kshitigarbha (Địa Tạng) Sarvanivaranaviskambini, Akashagarbha (Hư Không Tạng), Maitreya (Di Lặc) và Ngài Samantabhadra (Phổ Hiền) Những vị Bồ Tát nầy sở hữu gấp năm lần sự hiểu biết phi thường như sau đây:

1) Các Ngài sở hữu những việc bất khả tư nghì như dạo chơi trong khoảnh khắc mà có thể xuyên qua được nhiều thế giới để đến dạy cho những chúng sanh khác tại đó. Cứ mỗi sớm mai những vị đệ tử này du hành qua nhiều cõi Tịnh độ để gặp gỡ và đảnh lễ các đức Phật ở tại đó và nghe những vị Phật này thuyết pháp, trước khi trở về lại thế giới Cực Lạc.

2) Các Ngài có khả năng nhớ lại những sự kiện từ những kiếp trong quá khứ để dùng cho mục đích là tu học và giáo hóa.

3) Những cặp mắt thần của các Ngài là những cái nhìn hiền minh về vô tận thế giới để đoái hoài đến những chúng sanh bị nhiễm ô, được các vị Bồ Tát phụng sự.

4) Những lỗ tai thần của các Ngài có thể nghe được lời dạy của vô số những vị Phật giống như những chúng sanh đang cầu nguyện.

5) Các Ngài được biết đến những trạng thái thuộc về những chúng sanh trong vô số cõi nước và thuận theo giúp đỡ họ.

Qua những năng lực bất khả tư nghì này những vị Bồ Tát ấy dụng ý vui vẻ và hữu ích cho vô số chúng sanh ở trong nhiều thế giới khác nhau.

Không phải tất cả chúng sanh được sanh về cõi Cực Lạc đều đủ những năng lực như những vị này. Bởi vì họ đã có sự nghi hoặc về việc tái sanh ở thế giới Tịnh Độ; hoặc thiếu sự tin tưởng về năng lực của đức Phật Vô Lượng Quang và lời thệ nguyện của Ngài.

Những chúng sanh khác khi sanh về cõi Tịnh độ này có thể còn sanh lại vào lòng của hoa sen trong năm trăm năm nữa và chẳng thể gặp được Phật suốt cả trong thời gian ấy. Họ sẽ an ổn và hạnh phúc ở trong những bông hoa bất khả tư nghì ấy. Thế nhưng vì họ là những người còn nghi ngờ, phức tạp, cho nên những cánh hoa ấy đóng lại sau khi tái sanh và họ chưa thấy được cảnh giới Tịnh Độ cũng như đức Phật.

Không phải tất cả những vị đệ tử ở cõi Tịnh Độ đều là những vị Bồ Tát Thập Địa hay cao hơn nữa. Nhưng cho tất cả những đệ tử nào muốn kiếp sống sau cùng của họ sẽ đạt được Phật quả, và cho tất cả mọi người ở đây sẽ được giác ngộ. Ngoại trừ họ chọn mục tiêu khác và nhờ năng lực lời nguyện của đức Phật.

Không có những chúng sanh nào tại đó là những người hướng dẫn cho gia tộc về con đường của cuộc sống với người phối ngẫu và gia đình bởi vì tất cả đều tự do từ những sự phụ thuộc để cho đối tượng của nhục thể. Ở đây chẳng có một người nào rời khỏi từ chánh niệm, sự cảm kích và sự huấn luyện vật thể con đường của cuộc sống là sự hoàn hảo nơi Tịnh Độ. Những chúng sanh ở cõi Cực Lạc là những người trí thức, có tình thức và tính cách vật lý được tinh luyện nhiều hơn những chúng sanh ở những cảnh giới có tính cách thế tục. Họ vượt qua khỏi sự phân loại về đàn ông và đàn bà. Tuy nhiên theo các kinh điển và giáo lý về cõi Cực Lạc thì ở đó chẳng có những người đàn ông hay những người đàn bà bình thường giữa những chúng sanh ấy khi họ được sanh về cõi Tịnh độ, nơi mà giống cái hay giống đực thuộc về ứng hóa thần kỳ của đức Phật Vô Lượng Quang để phụng sự cho những chúng sanh ấy.

Đây không phải là sanh vào tử cung, mà tất cả những sự tái sanh này bởi sự quảng đại bất khả tư nghì, cao quý, hương thơm ngào ngạt ở giữa những bông hoa đủ màu sắc. Chẳng một người nào sản xuất ra nước tiểu, bài tiết hay nước giải. Vì những chúng sanh ở đây không có những thân thể to lớn và ăn những thức ăn như ở quả đất này.

Theo những bài vở trong A Tỳ Đạt Ma ở buổi ban sơ của thời đại chúng ta, những kiếp số trước, loài người có mặt trên quả địa cầu này không phân biệt những người đàn ông hay những người đàn bà nổi tiếng. Họ không làm tình với nhau và mọi người được sinh ra qua những cách huyền bí. Con người chẳng cần phải ăn nhiều thực phẩm, lẫn việc họ chẳng cần đến ánh sáng của mặt trời hay mặt trăng, mà họ có ánh sáng tự chiếu ra bởi những tia sáng nơi chính thân thể của họ. Họ bay đi trong bầu trời như những con chim, họ không có cánh. Dần dần qua thời gian con người bắt đầu vui với những vật thể trên mặt đất và rồi qua kinh nghiệm to lớn của những tình thức. Đây là nguyên nhân làm cho họ mất đi khả năng bay và chiếu sáng của tự thân họ. Chẳng bao lâu họ bắt đầu trở nên những người đàn ông và những người đàn bà nổi tiếng và có sự sinh ra từ tử cung của người Mẹ.

Đức Phật dạy rằng:

Ở cõi Cực Lạc của đức Phật Vô Lượng Quang

Đã từ lâu tất cả vui với sự hấp thụ thực phẩm mặc nhiên

Ở đây ngay cả tên của loại thức ăn bình thường cũng không có nữa.

Mọi người đều hoan hỷ ở cõi Tịnh Độ và nhan sắc họ giống như nét đẹp của vàng ròng. Thân thể của tất cả những vị đệ tử ở cõi Tịnh Độ rất mạnh mẽ và đầy đủ năng lực được biểu hiện qua ba mươi hai tướng tốt tuyệt vời của những bậc đại nhân. Ánh sáng trí tuệ của thân thể họ chiếu sáng trùm khắp cõi địa cầu. Đức Phật nói tiếp:

Ở cõi Tịnh Độ của đức Phật Vô Lượng Quang

Ánh sáng trí tuệ của một bậc chân nhân là luôn luôn được lưu xuất.

Ở đây không có bóng tối

Và cũng chẳng có sự khác nhau giữa ngày và đêm

Tâm thức của họ luôn an lạc như họ được chứa đầy bởi sự tự tin và trí tuệ. Họ hoan hỷ bởi vì bất cứ cái gì họ cũng vui; họ vui vẻ tự nhiên, không có sự chấp thủ, bị phiền não bởi những sự khổ sở. Ngay cả với những ai vẫn chưa vượt khỏi sự khổ đau. Nguyên nhân của sự khổ đau nhưng họ vẫn cảm nhận được niềm vui, chính mình tạo ra sức mạnh của thế giới Tịnh Độ. Chẳng có ai là chủ thể của sự già hay bệnh hoạn. Cuộc đời là vô hạn, bởi vì sức mạnh của phước đức. Khi họ sanh về cõi Tịnh Độ. Tất cả những kinh nghiệm của sự khổ đau sẽ được dừng lại. Ở nơi đó không là hiện trường của sự khổ đau tại Tịnh Độ.




#50 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 18/12/2011 - 10:47

Tái sanh về thế giới Cực Lạc

Sự mô tả về cõi Cực Lạc đơn thuần cục bộ về ánh sáng được thấy ở đó là giàu chất lượng bất khả tư nghì. Trong thực tế, ngay cả con mắt thần cũng không thể thấy được tất cả mọi chất lượng, mà điều ấy là vô hạn. Ngay cả đức Phật Ngài cũng chẳng thể giải thích được tất cả về chúng. Ngôn ngữ thì chẳng đầy đủ được.

Theo nhiều kinh sách thì lời nguyện của đức Phật Vô Lượng Quang có một năng lực phi phàm, nếu bạn luôn nhớ nghĩ đến Ngài, bạn sẽ chẳng những được sanh về thế giới Tịnh Độ của Ngài mà bạn sẽ được gặp Ngài như là một con người trong cuộc đời của bạn ngay cả trong giấc ngủ hoặc dưới cái nhìn cũng vậy. Vào thời điểm bạn qua đời đức Phật Vô Lượng Quang sẽ hiện ra trước bạn ở giữa số đông đệ tử nhiều như biển cả. Đặc biệt nếu bạn nhớ đến đức Phật Vô Lượng Quang ở trong tình trạng trung ấm thân thì sự tưởng nhớ ấy sẽ là nguyên nhân để bạn được sanh về thế giới Tịnh Độ của Ngài. Bởi vì chính điều ấy trong khi ở trung ấm thân sẽ dễ dàng thay đổi tình huống của bạn.

Để được vãng sanh về thế giới Tịnh Độ bạn chẳng cần phải đạt thành ở một vài sự thể đắc mặc nhiên cao cả. Bởi vì với năng lực của những lời thệ nguyện của đức Phật, những gì bạn cần là sự thực hành bốn nguyên nhân để mở cánh cửa tâm linh của bạn và hãy thể hiện nó ở sự cảm thọ càng nhiều càng tốt. Điều kiện duy nhất là bạn chẳng phạm vào một trong năm tội ngũ nghịch hay chẳng tin tưởng nơi Phật pháp. Đức Phật Thích Ca đã dạy về bốn nguyên nhân ấy như sau:

“Nầy A nan! Có những hạng người một là suy nghĩ chi tiết về đức Phật (Vô Lượng Quang và cõi Tịnh Độ của Ngài) cứ lập đi lập lại mãi như vậy; hai là những người ấy sáng tạo ra vô lượng phước đức và chân thành cầu nguyện vãng sanh về thế giới Cực Lạc. Khi họ mất họ sẽ được tái sanh về cõi giới Cực Lạc ấy".

Việc gieo trồng sự quy hướng về và sự tưởng niệm đến đức Phật Vô Lượng Quang, chúng ta xác nhận được sự tái sanh của chúng ta vào cảnh giới bất khả tư nghì của Cực Lạc, một cõi giới hoàn toàn hòa bình và an lạc tuyệt đối và trở thành nguồn gốc của sự bình tĩnh và sự chờ đợi của những người khác. Cơ hội vi diệu này là lời hứa của đức Phật Vô Lượng Quang đối với mỗi chúng ta vậy. Sự thật của lời nguyện này đã được tuyên bố bởi chính đức Phật lịch sử (đức Phật Thích Ca Mâu Ni). Đây chính là con đường đã được xác nhận để du hành bởi những người Phật tử hiền minh và sự nương tựa xuyên qua thời đại.

Một vài người Phật tử nhìn những việc này như là “vô thần" phải phụ thuộc vào cảnh giới Cực Lạc, chỉ là sự quy kính với nhiều vị Thần tiếp cận. Tuy nhiên khi khảo sát kỹ nên để ý ví dụ của Ngài Nagarjuna. Ngài chính là vị chủ xướng quan trọng nhất về nguồn gốc tánh Không của Phật Giáo Đại Thừa rằng: Trường phái vô thần ấy là cự tuyệt sự hiện hữu các cực đoan, vô trụ; cả sự hiện hữu và không hiện hữu; chẳng tồn tại lẫn không tồn tại. Bây giờ thì đức Phật lịch sử đã huyền ký rằng: “Sẽ có một vị Tăng tên là Naga (rjuna)... sẽ được tái sanh về cõi Cực Lạc, khi ông ta lìa khỏi tấm thân của ông ấy". Như vậy thì, nếu một vị đại sư quan trọng, to lớn về truyền phái tánh Không (vô thần) mà còn được sanh về cõi Tịnh độ, thì một vài người theo Phật Giáo, hữu thần hay không thần, bất cứ cái nào cũng sẽ có thể được sanh về nơi cõi kia.

Để sự tái sanh dễ dàng về cõi Tịnh độ là điều quan trọng cho người sắp chết, phải nên giúp đỡ cả hai hệ thống ấy trong và chung quanh họ. Chương tới sẽ nói đến sự giúp đỡ như thế nào của người trợ tử.




#51 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 18/12/2011 - 10:53

Chương Tám

PHƯƠNG CÁCH GIÚP ĐỠ NGƯỜI SẮP LÂM CHUNG VÀ NGƯỜI CHẾT

Khi tâm thức lơ lững một mình vào cõi trung ấm, thật không khác sợi gòn bay trước gió

Tâm thức ấy cố tìm niềm an ủi từ những vòng tay dũng mãnh, từ những ai mang trí huệ và an lạc

Chính lúc này là nhân duyên tiếp dẫn hương linh vãng sanh Tịnh Độ, giải thoát khỏi sợ hãi và than khóc đau buồn

Nhiệm màu thay, trong thoáng chốc hương linh đã được tiếp độ khỏi những cảnh giới lang thang vô định.

Khi có người mất, chúng ta có cơ hội tốt để cúng dường vô số lãnh vực tinh thần qua sự trợ giúp. Những vị Lạt Ma, những tín đồ đến cầu nguyện và những người thực tập đều có thể lo cho lễ lạc cầu nguyện, Thiền định; những nghi lễ giúp đỡ hướng dẫn cho người chết và lúc lâm chung cũng như trong trạng thái sau khi chết. Cũng là những điều đơn giản, nhưng là những việc làm đầy đủ ý nghĩa cho người giúp đỡ, sự quan hệ cũng như bạn bè có thể trợ lực được.

Luôn nhớ tưởng đến những tư duy và hành động thiện

Chúng ta thực hiện như thế nào cho chính chúng ta qua sự ra đi của một người, hoặc kế theo sau sự chết ấy có thể tạo nên những dấu hiệu khác nhau với kinh nghiệm của người kia của sự biến đổi có tính cách quyết định ấy trong khi có người chết và những ngày mất ấy. Điều vô cùng quan trọng cho những người còn lại là cố gắng để dừng lại những suy nghĩ cảm giác của những sự phụ thuộc mà còn ngược lại với người chết nữa.

Ngay cả nếu chẳng thể tránh được những sự suy nghĩ này và thái độ của tâm, từ sự trổi dậy, thì chúng ta sẽ nên tránh sự biểu hiện trong lời nói hay những hành động. Chúng ta sẽ cố gắng đừng buồn rầu, hốt hoảng hay sự bi ai. Nó cũng rất quan trọng cho việc chẳng nên đào xới những hạt bụi về người quá cố, để nói về sự yếu đuối của họ, hoặc những hành động bất thiện mà họ đã gieo trồng hay ngay cả sự suy nghĩ nhiều tư tưởng trong tâm thức của chúng ta.

Phần sau trong việc trở về từ sự chết ở trong chương 5 đã bộc lộ như thế nào về sự buồn thương và khóc lóc bởi những người còn lại, có thể là những nguyên nhân để làm cho người chết phải trải qua chốn tối tăm, chỗ sấm sét, sự kinh ngạc của tâm thức và cảm giác khổ sở như họ đang kinh qua ở thân trung ấm.

Những người thân của người đã ra đi nên cố gắng giữ gìn sự hài hòa và trạng thái yên tĩnh của tâm hồn cũng như không khí bên ngoài càng nhiều càng tốt. Chúng ta nên làm lễ, tạo niềm vui, sự tôn trọng và xưng tán người ấy cho sự thành tựu của họ.

Chúng ta không nên nghĩ rằng: “bây giờ người ấy đã chết rồi, ta sẽ trở nên giàu có"; hoặc “cuối cùng, khi người này qua đời rồi, ta sẽ được tự do".

Tâm thức của người quá cố ở gần đó có thể đang nổi trôi chung quanh đâu đây hằng giờ, hằng ngày và ngay cả hằng tuần sau khi mới lìa khỏi thân xác. Họ có thể làm chủ được một vài khả năng như đọc được tâm thức của người còn sống nữa. Nếu họ nhận ra được rằng người đang suy nghĩ và những hành vi xấu hướng về họ thì điều ấy sẽ trở nên những yếu tố mạnh mẽ khiến họ bị chìm vào những cảm thức xấu xa và điều này có thể là nguyên nhân mang lại sự khổ não trong sự hiện hữu tương lai của họ.

Như vậy thì cuối cùng trong khoảng vài ngày đến nhiều tuần lễ sau cái chết của một người, chúng ta là những người còn sống nên cố gắng bảo tồn những tư tưởng lành mạnh và những hoài niệm về người mất cũng như giữ gìn một cách thích hợp.

Cảm giác buồn thương của người mình thương mến vào lúc ra đi là chuyện tự nhiên. Thế nhưng qua sự buồn rầu của bạn, bạn sẽ chẳng nên làm xấu thêm sự buồn tủi ấy. Đồng thời cố gắng giảm thiểu ít nhất hay nên yên lặng. Việc đầu tiên là cố gắng đừng xem cảm giác của sự buồn thương là không tốt và bắt đầu một cuộc chiến đấu với sự cảm kích ấy. Thay vào đó bạn nên suy nghĩ rằng: “Vâng tôi buồn! Nhưng đó chỉ là sự khởi dậy về tình thương yêu của tôi và tôn trọng đối với người mất”. Thật là tốt đẹp và chuyển nó thành một đối tượng của sự an lạc. Tất cả những việc khổ não đau buồn ấy sẽ tạo thành năng lượng trị liệu để được sự an lạc kia. Thỉnh thoảng bạn phải cần hồi tưởng lại bởi chính bạn rằng: “Nếu tôi nương vào vào cảm giác buồn thương và riêng biệt với những sự suy nghĩ như vậy đối với hình ảnh của người tôi thương thì điều ấy sẽ ảnh hưởng đến những điều xấu tệ giống như đã có trong những lời dạy và hãy nói những câu chuyện cho người chết đang nằm đó rằng: tôi phải dừng lại ngay”. Hiểu được như vậy và việc tùy thuận kia sẽ giúp dừng lại được những cảm giác buồn thương kia đang tiếp diễn.

Điều quan trọng là nhớ lại những gì mà người chết không phải chấm dứt đối với mọi người. Cuộc sống vẫn luôn tiếp diễn. Nếu họ đã từng bị khổ sở, bịnh tật hay già nua. Đây là một cơ hội tốt cho họ để chấm dứt sự khổ đau và an ổn với sức khỏe cũng như một đời sống tốt đẹp hơn. Đặc biệt nếu một vài phần trăm trong cuộc sống yêu thương của bạn đã được tốt đẹp thì bạn nên nhớ lại những điều ấy, hãy gom chúng vào tâm thức của bạn những gì mà thời gian trên quả địa cầu này bạn đã vui với nó. Đó chính là những năng lượng chữa trị sẽ được phát sinh cho bạn và là nguồn bảo trợ tinh thần cho người bạn thương yêu.

Sự thực tập hiệu quả nhất là thay vì sống trong sự buồn rầu và lo lắng nó sẽ tiêu phí đời bạn. Hãy đóng khung tâm thức bạn bằng sự cầu nguyện, thiền định và hãy an lạc với sự gia trì từ nguồn gia trì của chính bạn.



#52 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 18/12/2011 - 10:55

Tiến hành cầu nguyện và những nghi lễ

Bất kỳ người cầu nguyện hay sự thiền định nào của những người đang sống và đặc biệt giúp đỡ chọn lựa để thực hiện cho người quá cố, việc đầu tiên của họ là tọa thiền và trải kinh nghiệm của chính họ ra cho sự hít thở ấy, đồng thời kéo theo sự lợi ích từ những nguồn gia trì ấy. Rồi họ chia sẻ những điều ấy ra cho người đang hấp hối hoặc người đã quá vãng. Nếu bạn chẳng có nhiều kinh nghiệm về nhiều sự cảm nhận của chính bạn thì nên chia sẻ một ít gì đó với người đã qua đời.

Với sự quyết tâm những gì của người cầu nguyện, thiền định hoặc thực hiện những lễ nghi, luôn luôn quan trọng cho một sự chọn lựa với cả người giúp đỡ và người quá cố. Chính đó là những sự nối kết hoặc quen thuộc.

Sự tôi luyện hoàn hảo không kém phần quan trọng cho người đang hấp hối hoặc người quá cố. Điều này rất là quan trọng để tin tưởng vào sức mạnh của nguồn gia trì kia. Nguồn gia trì của bạn có thể là đức Phật hay giống như đức Phật Vô Lượng Quang (A Di Đà); đức Phật ở cõi Tịnh Độ như cõi Cực Lạc, các vị Bồ Tát, các vị Thánh, những bậc thông thái, hoặc chính tự thân vị Thầy tinh thần của bạn.

Người hộ niệm phải thấy, cảm nhận và tin tưởng rằng nguồn gia trì ấy là nguồn suối của vị Thần trí tuệ, tình thương không điều kiện và năng lực không giới hạn. Nếu bạn có thể vẽ tâm mình như một con đường, thì nguồn gia trì ấy sẽ hiện thực ra trước bạn. Bởi vì có sức mạnh của sự nhận biết tinh khôi bởi chính bạn vậy.

Tạo công đức

Giá trị phụng sự cao cả nhất mà bạn có thể thực hiện cho người đang hấp hối và người quá vãng là tạo ra những phước đức và nguyện hồi hướng, bởi đó là cái nhân của hạnh phúc và sự giác ngộ cho người đã quá vãng.

Phật Giáo dạy rằng để đạt được quả vị Phật bạn phải tập trung cả hai điều chứa đựng là phước đức và trí tuệ, xuyên qua những tư tưởng tốt đẹp, những sự cảm kích và những hành vi thực hiện với tâm thức nhị nguyên, chúng ta sẽ tích lũy được phước đức hoặc những nghiệp thiện. Xuyên qua sự thể đắc của thiên nhiên sau rốt, tự do từ những khái niệm nhị nguyên và những sự cảm kích, chúng ta chứa nhóm được trí tuệ và là phạm vi của sự chuyển hóa nhơn quả nghiệp lực. Để có sự hòa bình và an lạc hoặc tái sinh, chúng ta phải tích chứa phước đức. Để đến được Phật quả chúng ta phải thể đắc được trí tuệ.

Có rất nhiều hình thức để tạo ra phước đức, gồm những điều tiêu biểu như sau:

- Vun bồi tư tưởng và những hành động của việc bố thí huấn luyện đạo đức, kiên nhẫn, sự siêng năng và sự kỳ đãi.

- Ứng dụng những tư tưởng này và những sự hồi hướng trong những sự hoạt động tích cực, kể cả những sự tụng kinh của những người cầu nguyện, sự thực hành thiền định, sự phụng sự cho những người khác, chăm sóc cho người bịnh và cứu giúp chúng ta.

- Phát triển sự tin cậy và nương tựa vào nguồn lực gia trì, lòng từ bi cho tất cả chúng sanh và sự chờ đợi một vài đối tượng thuộc về việc tích cực; bất cứ những hình ảnh như thế nào (ví dụ như hình Phật), những bậc Thánh, tâm hồn thánh thiện, những cảm giác (sự quy y, lòng từ bi, an hòa và an lạc), sự gia trì, tịnh độ và những việc tương tự như vậy.

- Tuân thủ những giới luật, làm trong sạch những hành vi sai trái (những điều này phải xuyên qua một vài tư tưởng thánh thiện cũng như những hành vi này sẽ tẩy rửa được những nghiệp bất thiện mà bạn đã tạo ra); hãy giảng pháp, cúng dường những vị thần linh, tặng quà cho những người cần đến, cúng dường cho những công việc từ thiện, giúp cho người tỵ nạn, bảo trợ những nghi lễ Tôn Giáo, bảo trợ hoặc sáng tạo những đối tượng của Tôn Giáo (như những hình tượng, họa tượng, chùa viện, cũng như những bia đá kỷ niệm) xây dựng đường xá và bảo hộ cho những người đơn chiếc.

- Bạn cũng có thể chứa nhóm tích tụ những phước đức của một trong những sự phục vụ đầy năng lực mà bạn có thể hy hiến cho người chết là hiến dâng tất cả những công đức của những hành vi đức hạnh của bạn như là cái nhân của sự hòa bình và an lạc cho người liên hệ hoặc cho tất cả chúng sanh. Có rất nhiều quyển sách cung ứng cho người cầu nguyện về những bài vở của đạo Phật. Trong khi cầu nguyện một điều cần yếu là hồi hướng tất cả những công đức có được đến với tất cả chúng sanh (đặc biệt cho người chết thì được an lạc và hạnh phúc) ngoài sự chờ đợi một cái gì đó trở lại.

Điều tốt đẹp là nếu chính bạn có thể thực hành một vài hành vi tích chứa công đức ấy trên danh nghĩa cho người chết. Thế nhưng điều ấy sẽ tích chứa được công đức nếu bạn đơn giản linh hoạt cho những người khác để thực hành chúng hoặc bạn bảo trợ sự thực hành ấy của những việc làm phước thuộc nghi lễ bởi các vị Lạt Ma hay những tín đồ.



#53 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 18/12/2011 - 10:57

Nghi lễ Phật Giáo cho những người không phải Phật tử

Như chúng ta được biết nhiều người họ sẵn sàng đón nhận những tư tưởng của Phật Giáo mà họ chẳng phải là những người với hình thức là một người Phật tử. Họ cũng là những người thừa nhận Phật Giáo chính thức, nhưng chẳng phải dễ dàng để chấp nhận những hình tượng của Phật Giáo hoặc những quan điểm phức tạp về cái chết cũng như sau khi chết. Rồi cũng có nhiều người khác hoàn toàn đóng cửa lại với đạo Phật hoặc giả đối lập lại với việc này cũng như những ý nghĩ về sự chết.

Trong truyền thống của Tây Tạng hầu như dân chúng đều tôn kính đạo Phật, do vậy, có nhiều câu hỏi chẳng hề được đặt ra. Nhưng bây giờ Phật Giáo được phát triển ở Tây Phương, nó đã trở thành một vấn đề mà mọi người chú ý. Chúng ta có nên đưa ra một phương pháp để giúp họ theo phương cách của Phật Giáo, ngay cả những người ấy khi họ còn sống đa phần đã không chấp nhận điều ấy?

Có nhiều vị Thầy trả lời rằng những chúng sanh ấy bị trôi nổi nơi thân trung ấm, nên họ cần một sự giúp đỡ đặc biệt. Họ sẽ trông đợi vào một vài năng lượng của sự Từ Bi, những hình ảnh của sự an lạc, những tâm thức và những sự thông cảm để bảo trợ cho họ. Ở trong trạng thái tắt thở thì họ sẽ tha thiết tìm cầu tất cả những gì có thể cung cấp cho họ và những nơi trú ẩn bớt khốn khổ.

Như vậy là họ đã có ý mong chờ sự cầu nguyện, Thiền định hay tạo những công đức của nhiều người và những việc phục vụ ấy sẽ giúp cho họ được rất nhiều điều. Ngay cả nếu họ chẳng thừa nhận Phật Giáo trong lúc họ sanh tiền.

Thế nhưng cũng có nhiều vị Thầy khác thì nghĩ rằng nếu người quá vãng có những tư tưởng ghét bỏ Phật Giáo hay phản đối những ảnh tượng Phật và những khái niệm trong khi họ còn sống thì họ phải mang vào khuynh hướng tương tự như vậy nơi trung ấm thân. Bởi vì những thói quen của tâm thức không phải dễ dàng để tháo gở. Nếu quả thật là như vậy thì trong tâm thức của những người này, sự phục vụ của Phật Giáo thực hiện cho họ, sẽ là nguyên nhân của sự giận dữ và phẫn nộ, điều ấy chỉ để làm cho họ tổn hại mà thôi.

Theo quan niệm của tôi thì điều an toàn chắc chắn và hữu ích là nên cụ thể hóa hoặc sáng tạo sự hòa bình những cảm giác an lạc cũng như bầu không khí chung quanh của những người đang hấp hối hoặc đã chết. Bạn có thể nghỉ ngơi trong sự chờ đợi của bầu không khí ấy, nghĩ và cảm nhận rằng bạn (người trợ niệm), người mất ấy và bầu không khí kia có được tất cả sự hòa nhập với cảm giác về hòa bình cũng như sự an lạc kia. Chính bạn là người trợ niệm, bạn cũng có thể tưởng tượng như thấy được những hình ảnh tốt đẹp; còn nghe được sự ủy thác của tâm thức hay những lời nói; cho phép những ấn tượng này sáng tạo ra bầu không khí an toàn của hòa bình và sự an lạc. Rồi nghỉ ngơi trong trạng thái thoải mái của sự cởi mở. Những sự thực tập như thế là điều căn bản cho bản chất trung thực của đạo Phật và làm chủ được phẩm chất tích cực của vũ trụ, không cần đề cao đến phẩm chất Phật Giáo hoặc văn hóa Á Châu.

Ngoài ra điều này cũng rất quan trọng để thực hiện một vài hình thức của việc làm phước với tính cách tổng quát và hồi hướng những phước đức ấy đến cho người chết như là con đường gieo trồng chủng tử của hòa bình và hoan hỷ trên đường đi tái sanh.



#54 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 18/12/2011 - 10:58

Thiền định tổng quát cho tất cả

Ngay cả nếu người chết hay sắp lâm chung chẳng phải là Phật tử hay họ cũng chẳng mở cửa để đón nhận đạo Phật, thì những hình thức sau đây sẽ rất hữu ích cho sự lợi ích và sự an toàn. Người trợ tử có thể xử dụng đến chúng tất cả hay áp dụng cho họ một phần nào mà thích hợp với nhu cầu của người mất. Đây là những nguyên tắc của Phật Giáo chủ trương có tính cách tổng quát và kêu gọi:

- Trên bầu trời kia, những hình ảnh mà bạn thấy là nguồn lực gia trì trong hình thức của những chúng sanh của ánh sáng. Những chúng sanh này quá đẹp, có tình thương không điều kiện, sự an lạc không giới hạn; sự hòa bình vi diệu một năng lực sâu thẳm và hầu như được mở ra để gởi những tia sáng của sự ấm áp và hoan hỷ trong mọi phương hướng với tình thương.

- Hãy nhìn những năng lực của ánh sáng gia trì kia là nơi phát ra ánh sáng từ nguồn năng lượng của sự gia trì ấy. Những tia ánh sáng từ nguồn năng lượng của sự gia trì ấy. Những tia ánh sáng gia trì này được chứa đầy bởi những bầu không khí to lớn với cảm giác hòa bình thật sự và an lạc với điều kia và làm tan đi tất cả những bóng tối của sự hỗn loạn, buồn tủi và sợ hãi.

- Hãy lắng nghe tiếng hát của tâm thức trong ngôn từ của những lễ nghi, hay tâm hồn người trợ tử, sẽ đong đầy một bầu không khí giống như một buổi trình tấu. Hãy cảm nhận sự không giới hạn của hoan hỷ, sự an bình vi diệu và cộng chung với sự cởi mở của sự sáng tạo bởi sự chấn động của âm thanh.

- Hãy nghĩ về cảm giác rằng người quá cố ấy đang ngắm nhìn ánh sáng gia trì kia.

- Cuối cùng hãy cảm nhận rằng bạn và người quá cố chìm vào trong trạng thái không thể phân ly; ở trong tử cung ấy của vô số ánh sáng gồm toàn sự hòa bình và hoan hỷ. Nghỉ ngơi thoải mái trong ấy càng lâu như bạn có thể. Hãy thực hành nhiều lần như vậy.

- Bây giờ và ở đây, chuyên chở thật mạnh bạo bởi sự suy nghĩ và nói năng. “cầu nguyện (tên của người quá cố) được ở với ánh sáng gia trì và hoan hỷ với sự bình an cũng như vui với thân trung ấm, đồng thời trong tất cả cho tương lai sự sống của cô hoặc cậu”.


Sửa bởi hiendde: 18/12/2011 - 11:00


#55 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 18/12/2011 - 11:06

Hướng dẫn cho người Phật tử và những ai sẵn sàng đến với đạo Phật.

Ngoài ra sự cầu nguyện và Thiền định, người trợ tử có thể hiến dâng những lời nói trong sự hướng dẫn cho những người Phật tử và cho những ai mà họ đã sẵn sàng đón nhận những lời dạy của Phật Giáo.

Với cảm giác của sự quy y về nguồn lực gia trì và lòng từ bi cho người quá vãng; dùng ngôn ngữ của sự hướng dẫn thật lớn tiếng hoặc âm thầm. Trong tâm thức của bạn, hãy nói tất cả hoặc một vài phần của một vài điều hướng dẫn như sau đây. Bạn có thể áp dụng những điều mà chúng thích hợp với người quá vãng.

Bạn phải bắt đầu với những ngôn từ hướng dẫn thật mạnh bạo, nhưng theo lối giản đơn của người trợ tử càng nhiều như OM AMITABHA HRI (An A Di Đà Hồng), là Thần chú của đức Phật Vô Lượng Quang; hoặc OM MANI PADME HUNG (Án Ma Ni Bát Di Hồng) là Thần chú của Bồ Tát Quán Âm. Ngoài ra hãy chọn một vài người trợ tử mà bạn và người quá cố là những người thân thuộc với nhau.

OM AMITABHA HRI ‘John’’ (thường để gọi người chết bằng tên của cô hoặc cậu ta), hãy yên nghỉ và lắng nghe tôi với tâm hồn tĩnh lặng. "John" bạn đã chết và bạn bây giờ đang ở thân trung ấm, đang bước qua một lối khác. Điều này rất quan trọng với bạn đây, để thể đắc và chấp nhận rằng bạn đang chết. Hãy lắng nghe tôi đây! Bây giờ bạn phải cố gắng về những gì mà bạn cần nghĩ đến và cần làm. Bạn đang ở ngả tư của sự chọn lựa cho tương lai an lạc hay khổ não đấy!

Với tâm hồn trong sáng và hoàn toàn chú tâm, hãy nhớ lại việc thiền định của bạn và hãy ở đấy với những kinh nghiệm thật là mặc nhiên. Hãy hình dung lại vị Thầy tinh thần thân thiện của bạn và tất cả những nguồn năng lượng gia trì. Nếu bạn nhớ lại được thì họ sẽ luôn ở bên bạn. Hãy nghĩ rằng họ luôn chăm sóc cho bạn với con mắt trí tuệ và quả tim yêu thương. Hãy giữ lại điều suy nghĩ này về họ, cứ thế và cứ thế. Họ sẽ dõi theo bạn để được an toàn trên con đường hòa bình và tái sanh hoan hỷ.

Ngày nay bạn đang ở trong tình huống quan trọng nhất để quyết định cho cuộc đời của bạn. Tương lai của bạn được quyết định bởi tâm thức như thế nào đó của bạn sẽ tác dụng hỗ tương với ngày hôm nay. Tóm lại xin hãy nhớ lại những kinh nghiệm của thiền định mà bạn đã thực hành, đó là nguồn năng lượng gia trì để cho bạn có thể nương tựa vào những vị Thầy dạy giáo lý cho bạn, đối với những người mà bạn gần gũi và hãy suy nghĩ nhiều lần như thế.

OM AMITABHA HRI! Trên đường đi xuyên qua thân trung ấm của bạn, bạn phải gặp những hình tượng đầy phẫn nộ, ở hình thức ác ma hay ở tình trạng kinh ngạc. Thế nhưng bạn phải nhớ rằng những điều xuất hiện ấy là không thật. Chúng là những hình ảnh được sáng tạo đơn thuần và là phản ảnh trái ngược lại của chính tâm thức bạn; đồng thời đó là những thói quen, giống như những huyễn giác và những đồ dơ uế. Hãy đừng phụ thuộc vào chúng, đừng nắm bắt chúng, sợ hãi chúng và cũng đừng gây hấn với chúng.

Xin hãy nhớ rằng tất cả những hình ảnh là những hình ảnh của ánh sáng với chất lượng tin tưởng. Đó là dấu hiệu của hòa bình, hoan hỷ và hãy mở cửa cho sự tự nhiên chơn thật này. Trong bản thể tự nhiên thực tại ấy và có chất lượng, là những nguồn năng lượng gia trì tồn tại và những vị Thầy tinh thần của bạn.

Nếu bạn nhìn thấy được một vài hình ảnh đẹp đẽ hay phẫn nộ. Nếu bạn chỉ định nó như là hình ảnh của ánh sáng và sự an lạc thì nó sẽ trở thành hình ảnh của ánh sáng và sự an lạc. Nếu bạn nghe một vài âm thanh nào đó, nếu bạn ra lệnh cho nó như là âm thanh của sự hòa bình và nó sẽ trở thành như vậy. Ở thân trung ấm, nếu bạn nghĩ đến con đường đứng đắn thì bạn có thể thay đổi và hãy biến hóa bất cứ tình trạng nào một cách dễ dàng. Bởi vì tất cả mọi vật chỉ là sự trái ngược và sự tác động hỗ tương của chính tâm thức bạn. Hãy nhớ lại nhiều lần (lặp đi lặp lại) rằng những gì xuất hiện mà bạn chẳng hài lòng, đấy là những điều chẳng thật, giống như một giấc mộng và tất cả là những sự hòa bình trong tự tánh thiên nhiên vậy.

OM AMITABHA HRI! "John", ở nơi trung ấm thân là bước chuyển tiếp, bạn có thể quan sát và nhớ lại những gì là sở hữu của bạn, như bạn bè hoặc những người bạn thương yêu. Bạn cũng có thể nghe mọi người gọi bạn và khóc lóc vì bạn. Nếu như vậy thì bạn nên nhớ rằng bạn bây giờ đang chết đấy! Bạn đã phải chia tay với họ. Những người đang gọi bạn đó hãy đừng lệ thuộc vào họ và những người mà bạn cảm động để phụ thuộc vào đó cũng chẳng thể giúp đỡ bạn đâu, bởi vì những hình ảnh và âm thanh ấy đúng là một sự tương phản trong sự buồn rầu của chính bạn cũng như sự sợ hãi và sự hỗn loạn. Chẳng có cái gì có thể theo được bạn cả mà cũng chẳng thể giúp bạn ở lại với chúng được. Nếu bạn lệ thuộc vào chúng thì đó chính là do sự lệ thuộc của bạn mà chúng sẽ trở nên trở ngại con đường mà bạn sẽ hướng tới sự an lạc và giải thoát. Điều ấy sẽ chỉ nối kết bạn với thế giới của sự khổ đau và nhọc nhằn. Do vậy chẳng nên lệ thuộc vào chúng, hãy đừng hướng về chúng, hãy đừng nắm chặt chúng, hãy đừng đắm đuối chúng, hoặc giả hãy đừng chiến đấu với chúng.

Hãy xem chúng như là những hình ảnh tương phản mà trong ấy chẳng có vật thể nào cả. Hãy nghe chúng như là âm thanh của sự dội ngược lại mà chẳng có cái nào là thực thụ cả. Thế rồi những sự phụ thuộc của tâm thức bạn đó cũng như sự sợ hãi sẽ chẳng hiện ra, giống như sương dần tan ra trước khi mặt trời mọc.

Hãy nên nhớ lại những kinh nghiệm của thiền định và sự tồn tại những nguồn năng lượng gia trì với bạn và ở nơi bạn. Nếu tâm hồn bạn có thể thấy và cảm nhận được nguồn năng lượng gia trì ấy cũng như những kinh nghiệm về thiền định, rồi chúng sẽ trở thành nguồn năng lượng hòa bình vĩ đại và sự hoan hỷ - con đường giải thoát cho chính bạn đó!

Như vậy thay vì bạn bè hay địch thủ, hãy luôn nhớ về sự thiền định của bạn và nguồn năng lượng gia trì kia, hãy lập lại mãi như vậy.

OM AMITABHA HRI! "John" ở nơi thân trung ấm bạn có thể nghe tiếng sấm sét và những ngôn từ khủng khiếp. Nếu như vậy thì bạn nên nhớ rằng những tiếng sấm sét của tâm thức đó, những ngôn từ khủng khiếp kia chỉ đơn thuần là sự xuất hiện công phu bởi tâm thức của bạn, chúng là những âm thanh ngụy tạo bởi chính tâm thức của bạn, giống như huyễn giác và những âm vang dội ngược lại. Hãy đừng kinh ngạc về chúng, hãy đừng bám víu chúng, hãy đừng trở nên chấp chặt vào chúng hoặc đừng chiến đấu với chúng.

Hãy lắng nghe những âm thanh ấy như là âm thanh của làn sóng tình thương, sự hòa bình và những hơi thở. Hãy nhớ lại những âm thanh ấy như là làn sóng của sự nương tựa đến những nguồn năng lượng gia trì ấy. Rồi thì hãy nhớ lại những âm thanh như là những làn sóng của tình yêu và lòng từ bi ấy sẽ đến với bạn từ những nguồn năng lượng gia trì ấy. Hãy lập lại một lần, thêm một lần nữa!"

OM AMITABHA HRI! "John" ở nơi trung ấm thân, là nơi chuyển tiếp, bạn phải cảm nhận những tri giác không hài lòng của sự hoảng sợ và cô độc. Nếu như vậy thì bạn phải hồi tưởng lại rằng những cảm giác đơn thuần ấy được sáng tạo ra bởi chính tâm thức của bạn. Chúng không là những thực thể, tâm hồn bạn vừa ngụy tạo ra chúng giống như cơn ác mộng. Hãy đừng lệ thuộc vào chúng, vượt lên khỏi chúng, hãy đừng chấp chặt chúng hoặc đánh nhau với chúng.

Hãy suy nghĩ bởi chính bạn rằng cảm giác ấy là chẳng thực tế. Chúng giống như những gợn sóng trên mặt hồ. Hãy để cho chúng đi khỏi, đừng giữ chúng lại. Nếu bạn để cho nó đi khỏi thì chúng sẽ phân tán ra giống như những bong bóng nước. Như vậy bạn sẽ hoan hỷ với tâm hồn chân thật tự nhiên gồm toàn là sự hòa bình, hoan hỷ, sáng sủa và sự toàn tri.

Một lần nữa hãy nhớ lại sự hiện hữu của nguồn năng lượng ấy ở với bạn và trong bạn. Hãy nhớ lại những cảm giác của Thiền định. Hãy vui với những cảm giác ấy về sự an bình và niềm vui kia là những kinh nghiệm trong sự hiện hữu ấy. Hãy giữ lại cảm giác của sự cởi mở, trạng thái thiên nhiên trong tâm hồn của bạn, lập lại nhiều lần như vậy.

Thiền định cho những người Phật tử và cho những người hành Thiền khác.

Nếu người đang lâm chung hay kẻ đã qua đời là một Phật tử hay một hành giả thực tập Thiền và nếu bạn, người trợ tử đã thực tập về thiền định, thì bạn có thể xử dụng những hình thức lễ bái cầu nguyện trong phần phụ lục A và B về Nghi lễ đơn giản của Phật giáo. Hoặc bạn cũng có thể xử dụng cách thiền định đơn giản như dưới đây, thích hợp một phần của chúng nếu cần thiết để áp dụng cho tình trạng này.

Hãy nhớ lại rằng đây luôn là bản chất thuộc về người trợ tử để hi hiến cho việc giúp đỡ tinh thần cho người chết hay quá vãng một cách phù hợp với trạng thái của kinh nghiệm mặc nhiên rằng người quá cố ấy và những người trợ tử thực tế là làm cho hoan hỷ.

Thiền định giúp cho những người thực tập cao

Nếu bạn, người trợ tử đã thực tập thiền định nhiều hơn người chết hay người quá vãng, hoặc là cả hai đều thực tập ngang nhau, thì bạn phải thực tập thiền năng nổ hơn nữa, hãy nói những lời cầu nguyện và thực hiện những nghi lễ. Thêm vào đó bạn phải cho người chết tất cả những sự khuyên bảo cần thiết trong sự chết và trải qua thân trung ấm, nhưng phải ở trong tỉ suất đúng đắn. Điều ấy với sự khuyên bảo chẳng phải là quá nhiều thì người chết có thể chẳng đầy đủ năng lượng, thời gian và sức bao dung để nhận một vài sự lợi ích từ chúng (ngay cả khi vẫn còn sống). Như vậy bạn phải suy nghĩ kỹ là nên nói bao nhiêu và nói về những gì. Bạn sẽ cho một vài yếu điểm và sự cổ vũ rằng điều ấy là việc đúng cho người này nghe. Như vậy họ sẽ hiểu và nhớ lại nó trong hành trình lâu dài sau khi chết. Ở đây bạn có một cơ hội tốt để hướng dẫn người chết xuyên qua quá trình chết cũng như thân trung ấm và giúp họ đạt đến bến bờ của hòa bình cũng như sự hoan hỷ và cũng giống như nếu bạn mang một người bệnh hướng về phía tốt đẹp hơn.

Bạn nên hiến tặng tất cả hoặc một vài phần của những việc hướng dẫn đến với người đang hấp hối hoặc người đã qua đời. Sự hướng dẫn này nên rõ ràng, đơn giản và lời nói đến từ chơn tâm. Người sắp chết hay người quá vãng hoặc có thể hay chẳng thể ý thức hay hiện tại thi hành việc thiền định hoặc cầu nguyện cùng với bạn, như vậy bạn có thể phải thực hiện những điều này một mình. Tuy nhiên bạn nên suy nghĩ rằng người đang lâm chung hay người quá vãng ấy đang nghe bạn và đang cầu nguyện cũng như thiền định với bạn đó. Hy hiến những hướng dẫn như dưới đây cho cô hoặc cậu ta thật lớn tiếng hoặc ở trong tâm thức của bạn.

Trên bầu trời ở trước mặt bạn, cụ thể hóa những sự vi diệu thành tươi đẹp và Tịnh Độ to lớn giống như cảnh giới Cực Lạc. Ở chính giữa đó gặp ngay nguồn năng lượng gia trì tồn tại như đức Phật Vô Lượng Quang (A Di Đà) (hay bất kỳ đức Phật nào, các vị Thánh hoặc những vị thông thái tương đương cũng tốt) dõi theo đó bởi vô số của những vị giác ngộ khác. Ví dụ như những vị Bồ Tát, A La Hán, và vị Thầy hướng dẫn tinh thần của bạn. Hãy xem họ là một trong những vị đầy đủ giác ngộ. Vị ấy phát ra tình yêu thương vô điều kiện, trí tuệ toàn tri, sự an lạc vô biên, hoàn toàn hoan hỷ và sức mạnh vô địch.

Nguồn năng lượng gia trì ở đây sẽ bảo hộ cho bạn, chăm sóc bạn và ủng hộ bạn trong hành trình của trung ấm thân. Ở đây vị này sẽ hướng dẫn bạn hướng đến cõi Cực Lạc vậy.

Hãy cảm nhận sự an lạc vô song và vui với sự tồn tại trong ấy. Hãy cảm nhận sự ấm áp của sự hiện hữu kia. Hãy cảm nhận thật an toàn nơi sự tồn tại kia. Hãy cảm nhận được chúng đây bởi tất cả những gì bạn cần đến trong sự hiện hữu kia. Hãy tin rằng với sự tự tin ấy ngay từ bây giờ ở nơi bạn và đang được bảo hộ cũng như hướng dẫn bạn bởi một trong những biển giác ngộ ấy.

Hãy đọc lời cầu nguyện hoặc tụng Thần chú! Hãy suy nghĩ và cảm giác về những âm thanh của những người đang cầu nguyện như là làn sóng của sự cầu nguyện hướng đến những nguồn năng lượng gia trì, cho sự giúp đỡ và gia hộ kia. Như vậy hãy suy nghĩ và cảm giác rằng âm thanh của những người cầu nguyện là những làn sóng của năng lượng quy hướng về nguồn lực gia trì ấy.

Bạn có thể nghe những âm thanh tổng thể và những âm điệu của sự cầu nguyện như là những làn sóng của tình yêu thương, trí tuệ và năng lực từ nguồn năng lượng gia trì kia. Hãy cảm nhận những âm thanh ấy như là sự chấn động của chính trái tim hay tâm hồn hoan hỷ của bạn, hãy hướng về người cầu nguyện với tình yêu vô lượng và trí tuệ vô biên, năng lượng phi thường cũng như sự mở cửa đón nhận sự an lạc ấy.

Hãy nhìn điều ấy và cân nhắc nhiều về sự an lạc lớn trong ánh sáng gia trì kia và những niềm hỷ lạc ấy đang đến với bạn từ nguồn năng lượng gia trì. Những ánh sáng gia trì này lấp đầy cả thân thể bạn và tâm hồn cũng như không khí ấy hoàn toàn đang ở chung quanh bạn. Những ánh sáng ấy với tình yêu thương không điều kiện, biển tuệ giác mênh mang và năng lực phi thường, hoàn toàn nồng ấm hỷ lạc vô biên và an lạc khắp vũ trụ.

Những hình ảnh nào mà bạn gặp, những âm thanh nào mà bạn nghe, hoặc những cảm giác nào mà bạn đã trải qua kinh nghiệm thì bạn phải gặp, phải nghe, phải cảm nhận và hãy tin rằng chúng là những hình ảnh tinh khiết, những âm thanh của sự ủy thác và ánh sáng trí tuệ giác ngộ của nguồn năng lượng gia trì kia. Cuối cùng hãy thư giản trong sự tỉnh thức của sự an lạc đã sẵn có và sự gia trì của những nguồn năng lượng được gia trì. Hãy cảm nhận bạn sẽ nhận được một trong tất cả những việc ấy.

Hướng dẫn cho những người trợ tử của những hành giả hành Thiền đang qua đời.

Nếu kinh nghiệm mặc nhiên của những người chết mà cao hơn bạn là người trợ tử thì bạn sẽ thiền định, đọc lời cầu nguyện và thực hiện những nghi lễ; tuy thế vẫn yên lặng hoặc ở một khoảng cách xa, nhưng vẫn thực hành thiền định cho người chết cho được hoàn hảo. Bạn hãy để cho người thiền định đang chết đó giương cánh bườm đến những bến bờ khác bởi sự hiến dâng chỉ trong sự trợ duyên gián tiếp, lặng lẽ.

Trong trường hợp này điều quan trọng nhất là hãy tập trung vào sự ra đi của người mất, đi theo con đường của chính họ và ở tốc độ nhanh của chính họ muốn. Tránh gợi lên một vài âm thanh hay cử động chung quanh họ. Như vậy trong chẳng bao lâu việc tiến hành của người chết chưa được hoàn tất thì chẳng nên sờ vào thân thể của hành giả hành thiền. Những âm thanh va chạm hay sự bất cẩn của những người bình thường và sự si mê ám thị có thể sẽ làm hỗn loạn người đang trên con đường trầm tư của tiến trình có tính cách quyết định của họ.

Đến khi tiến hành cho việc chết của người đó hoàn hảo, thiền định, cầu nguyện và những lễ nghi sẽ được thực hiện thông thường trong yên lặng hay ở một khoảng cách xa. Khi tiến trình của sự chết được hoàn thành thì sự cầu nguyện và nghi lễ cho người chết có thể được thực hiện lớn tiếng hơn, cả hai trong sự hiện hữu hoặc không hiện hữu của thân thể (người chết).

Khi giúp đỡ cho những người khác là chúng ta tự giúp cho chúng ta.

Sự cúng dường bảo trợ cho người sắp chết và người chết là cơ hội tốt cho việc học hỏi và thực tập trong hành trình của sự sống và việc chết. Khi chúng ta chứng kiến một vài người chết, chúng ta sẽ nhận được sự biểu thị hoạt phát của sự vô thường tự nhiên và sự chiến đấu vô ý vị của sự tồn tại ở cõi Ta Bà này. Đây là một công cụ đầy sức mạnh cho sự linh ứng của mỗi người để thực hành trong sáng cho tâm linh.

Tuy nhiên, nếu chúng ta chẳng dùng đến tình trạng mạnh mẽ như bài học kinh nghiệm, dầu sao đi nữa chúng ta chứng kiến xác nhận người chết và sự chết trong thời gian dài lâu, chúng ta lập tức trở thành người mất cảm giác cho kinh nghiệm này. Rồi chúng ta có thể sẽ trở nên vô cảm giống như một cục đá. Như vậy chẳng có vật gì có thể linh ứng hay tạo ra một vài sức đẩy cho chúng ta được.

Với người trợ tử phục vụ cho những người khác ở thời điểm cực độ nhất của họ của sự cần thiết là không những một cơ hội tốt để học hỏi, mà cũng là một cách tích cực của việc làm phước. Hơn thế nữa, người qua đời cũng làm phước là việc tốt, bởi họ là nguyên do của người trợ tử để làm việc phước thiện ấy. Với con đường này cả hai người trợ tử và một người nào đó được giúp đỡ cũng lợi ích. Như vậy chúng ta phải chú ý và hãy đón nhận cái chết ấy của người khác là một bài học và là một cơ hội để thực tập về tâm linh. Nếu chúng ta tự cho phép bởi chúng ta về kinh nghiệm của việc sắp chết và người quá vãng giống như họ đang là, thì trong tự nhiên thực tại đó sẽ không có lý do để cho chúng ta cảm nhận một vài sự giận dữ, sự phụ thuộc hoặc chấp trước về một người nào đó. Như vậy sẽ chẳng phải có cảm giác bất hoàn hảo để đưa đến nguyên nhân của sự khổ đau, sự sợ hãi hoặc sự hỗn loạn. Rồi thì chúng ta có thể đón nhận có tính cách tự phát về sự hiểu biết của sự vô ngã trong tâm của chúng ta, sự hiểu biết của tự do từ sự chấp thủ. Điều này có thể hướng dẫn chúng ta đến sự thể đắc của sự an lạc và hoan hỷ tự nhiên ấy.



#56 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 18/12/2011 - 11:07

Một vài nguyên tắc quan trọng

Chúng ta nên nhớ những điều quan trọng đối với thành viên trong gia đình, là người trợ tử và người chăm sóc ở bên giường của người chết để tạo ra sự an lạc, yên tĩnh và kính phục. Hằng ngày trong điều kiện cá thể, không nên có người nào đó nói về hoặc ngay cả suy nghĩ đến một vài việc thường tình sẽ tạo nên sự bất an cho người ấy. Tâm thần của người mất đang trôi nổi chung quanh đây hoặc thăm viếng lại ngôi nhà xưa của những người thương yêu và bạn bè. Đồng thời nếu họ nghe hoặc thấy được một vài việc chẳng hài lòng, bất chánh hoặc vô lễ thì điều ấy sẽ bất an cho tâm hồn họ. Nếu tâm thức họ trở nên giận dữ, buồn bã hoặc kinh ngạc thì điều ấy giống như xô đẩy người kia vào nơi hành trình khổ ải và một sự tái sánh ở cảnh giới nhiều đau khổ hơn. Những người bao quanh người chết hoặc thi thể đó là bạn bè, đặc biệt là những người bạn tinh thần. Điều quan trọng là không nên cho những ai có mặt ở đây, mà người đó nếu không có tinh thần vững chắc, hoặc người quá cố hay giận dữ người đó.

Hãy đừng sờ vào phần phía dưới của cơ thể cho đến khi việc tiến hành cho người chết được đầy đủ hoàn toàn. Khi mà ở đó chẳng có nóng mà tim và mạch máu ngưng chảy; sự hiểu biết của người chết từ giả thân thể vật lý và tiến hành việc chết đã được hoàn hảo.

Khi người đang trong quá trình đến cái chết thì chẳng nên ngồi gần bên dưới thân thể của họ hoặc ở hướng nơi đầu những ngón chân. Chẳng những với bạn mà ngay cả một vài đồ vật của tôn giáo cũng không nên đặt ở chung quanh phần phía dưới của cơ thể hoặc nơi hai bàn chân. Dựa theo những lời dạy rằng nếu bạn gây sự chú ý cho người mất khiến họ tập trung ở bên dưới của cơ thể, tư tưởng của họ phải xuyên qua ra khỏi một trong những tĩnh mạch dưới thấp ở thời điểm tắt hơi. Phần tĩnh mạch thấp hơn có thể trở thành cánh cửa cho sự tái sanh vào cảnh giới thấp kém. Vì vậy, điều nên làm là giúp cho người ấy dẫn cô ta hoặc cậu ta được tập trung về phía trên. Điều này có thể thực hiện bởi sự rờ nhẹ ở đỉnh đầu (nếu nó chẳng phải là việc chẳng tốt trong văn hóa của bạn); hãy ngồi bên cạnh của người mình thương yêu ở một bên của cái đầu (bên vai chẳng hạn) và đặc biệt để những vật dụng của tôn giáo hoặc bàn thờ sau cái đầu và hãy tụng kinh cầu nguyện ở phía bên trên hoặc hướng về hướng của cái đầu hơn là hai bàn chân.

Sau một vài ngày đã quá vãng, hãy giữ những vật sở hữu của người ấy trong chỗ chính xác mà thường thường họ thích để nó ở đó. Như vậy bạn sẽ tránh theo sự hiểu biết của họ, khi những đồ vật ấy còn ở chung quanh gần thân thế họ trong một thời gian.

Điều rất quan trọng là không nên để cho người chết, thân thể của họ hoặc ngay cả kỷ niệm của họ trở nên phụ thuộc của đối tượng giận dữ và ghét bỏ hoặc sự phẫn nộ trong tâm thức của bất cứ ai, kể cả những người trong gia đình, bạn bè và những người láng giềng. Nếu người ấy trở thành nguồn gốc của những tư tưởng xấu tệ và những sự cảm kích hay góp phần để tạo ra vòng nghiệp lực tệ hại, thì chúng sẽ khổ đau từ những hiệu quả bịnh hoạn ấy.

Nếu bạn có một vài vật được gia trì mà có thể ăn, có thể uống, hay có thể mặc, hãy đem những đồ này cho người chết ăn, uống hoặc bỏ vào đấy trong khi họ vẫn còn ý thức. Trong truyền thống của Phật giáo Tây Tạng những vật gia trì này (vật ngon, mỹ vị) trong hình thức của chất bột hay đồ thô sơ được làm từ thảo mộc trộn lẫn nhau với những vật liệu được gia trì cũng như cúng bái trong nhiều ngày với lễ nghi của những người cầu nguyện hay thiền định. Nhiều vật dụng ấy được tin rằng để giúp cho người chết đạt thành sự giải thoát, nếu chúng được nếm, ngửi hoặc sờ vào với sự tin tưởng và tin dùng. Những người Tây Tạng cũng xử dụng những hình vẽ của Thần Thánh cùng với hình ảnh của chư Phật hoặc những đồ hình Mạn Đà La bằng giấy, phụ thêm vào bên cạnh việc cầu nguyện và thiền định. Những vật này được chú nguyện và được xếp nhỏ lại và giữ trong thân thể trong khi người chết vẫn còn sống và rồi đem hỏa thiêu cùng với thân thể của người ấy sau khi chết. Nhiều hình vẽ được vẽ trên giấy và với sự xác tín, tin tưởng, người ta cho rằng sẽ giúp đỡ cho người quá cố đạt đến sự giải thoát.

Phụ thêm vào đó những người trợ tử có thể bỏ những vật được chú nguyện vào trong miệng của người quá cố hoặc phun vào hay đặt chúng vào thân thể của người ấy sau khi chết. Tuy rằng thần thức đã ra khỏi thể xác và thân thể này vẫn còn là một dấu hiệu chính qua nghiệp lực của người ấy kết nối với thế giới vận mệnh của người chết. Cái nhìn về thi thể ở lãnh vực tinh thần - bởi sự sám hối dạy cho nó và gia trì nó - bởi vì muốn giúp trực tiếp hay gián tiếp cho người quá cố. (Nếu tâm thức của họ còn ở gần đó và đón nhận sự lợi ích ấy). Ở Tây Tạng những thi thể thường giữ lại trong nhiều ngày; trong khi những người trợ tử vẫn tiếp tục thực hiện những lễ nghi thanh tẩy cho tử thi như là sự biểu hiện của người quá cố (nếu tử thi không thể giữ lại được thì thay vào đó được xử dụng một tấm hình của người mất).

Trong truyền thống văn hóa của Tây Tạng tử thi được gìn giữ lại trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần lễ (có trường hợp để đến 49 ngày) trong khi những Lạt Ma thực hiện tiếp tục những buổi lễ cầu nguyện và những lễ nghi khác (như chúng ta có thể thảo luận ở chương tới về nghi lễ phục vụ cho người chết và người quá cố). Nhưng nếu tử thi đã được thiêu rồi sau một ngày, tử thi ấy sẽ chẳng có tác dụng gì về tâm thức của người quá cố. Tuy rằng tâm thức của người quá cố được trong sáng hơn hay nhạy bén hơn ngay khi họ còn sống; có một vài điều mà họ không thể thấy được; hay điều kia được nhìn thấy ở những hình thức khác. Thân xác của họ được xem là có tính cách tuyệt đối trong dạng này. (ví dụ như trong chương mục của người trở về từ cõi chết, Denma đã nhìn thấy tử thi của ông ta như là một cái tháp bằng lưu ly; Chokyi thấy cô ta như một con rắn và Changchub thấy ông ta như một tử thi của một con chó). Tuy nhiên nếu tử thi ấy có thể giữ lại trong nhiều ngày có thể là một sự trợ lực lớn, vì sự sống với thân thể hữu cơ nhiều như những vi khuẩn và năng lượng của sức mạnh đời sống sẽ có một cơ hội cho việc chết đi có tính cách tự nhiên.

Đây là việc quan trọng đặc biệt không thể xử lý của thân thể nếu một vài tín hiệu nóng ở trên đầu. Nếu như vậy thì sự nhận thức của người ấy vẫn còn ở tại tử thi kia. Nếu bảo quản tử thi ấy trong vài ngày mà thấy có những trạng thái thay đổi xấu đi trong tâm khảm của những người khác và có sự thay đổi bất thường hoặc tranh luận giữa những người liên hệ hoặc láng giềng, thì đó chính sẽ là nguyên nhân rõ ràng về cái nghiệp không tốt lắm, hơn là sự lợi ích cho người mất. Nếu quả thật như vậy thì phải chứng minh bằng sự xử lý tử thi ấy càng sớm càng tốt. Sự quyết định tiêu biểu ấy không phải là câu hỏi cá biệt của sự đúng đắn hay việc chọn lựa, thế nhưng đó là những gì tốt hơn và hữu ích hơn cho người đã quá cố và cho chính bạn giống như khi còn sống.

Điều tối ư quan trọng là nên giữ sự yên lặng, an lành nội tâm và không khí trong việc thuận theo sự thăng tiến an lạc và hoan hỷ nhiều hơn. Sự an lạc và hoan hỷ ấy sẽ mang đến nhiều sự an lạc và hoan hỷ hơn. Đây chính là định luật của nghiệp lực, là chủ trương tự nhiên của nhơn quả vậy.





#57 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 18/12/2011 - 17:58

Chương Chín

NGHI THỨC CHO NGƯỜI HẤP HỐI VÀ NGƯỜI CHẾT

Con đường tới phát nguyện hồi hướng và an định

Do những bậc chứng ngộ với tâm đại trí huệ soi sáng

Qua đại dương vô lượng chư vị Tổ sư và hành giả

Mãi là con đường an toàn đến Tịnh Độ Lạc Quốc.

Phục vụ nghi lễ cho người sắp mất và người quá vãng là những nhu cầu thông thường của các tôn giáo trên thế giới. Chúng thường thường phục vụ cho cả hai mục đích. Đó là cho sự buồn tủi của người còn ở lại, chúng dụng ý là giúp đỡ trong sự tiến hành của việc nhập lễ tiễn biệt với người thân yêu của họ, trong khi đối với người quá cố, họ hy hiến bảo trợ và giúp đỡ trên tiến trình sau khi quá vãng, xuyên qua sự cầu nguyện và hình thức của nghi lễ.

Sự phục vụ của Phật Giáo và những lễ nhạc mà tôi mô tả trong chương này cũng sẽ là sự lợi ích cho cả hai, người quá vãng và người còn lại. Những điểm chính yếu hướng tới kia chẳng phải là điều cần thiết để giúp cho người quá cố đạt được sự giác ngộ hoặc là vượt khỏi thế giới Ta Bà này. Thay vào đó, chúng là những sự cố ý có tính cách căn bản để giảm thiểu hoặc để dẹp bỏ khái niệm xấu tệ cũng như sự cảm kích kia. Những điều ấy là những nguyên nhân đơn độc của sự khổ đau, sợ hãi và tái sanh vào cảnh giới thấp hơn. Nghi lễ của Phật Giáo cho người quá vãng (lễ cầu siêu) cũng để giúp cho những hành vi về sự tích chứa công đức được thành tựu cho người đã quá vãng, xuyên qua năng lực của những khái niệm tốt đẹp và những sự cảm kích, những điều này là nguồn năng lượng trực tiếp về sự an lạc, hoan hỷ và tái sanh ở cảnh giới hạnh phúc (ví dụ như cảnh giới người và cảnh giới Chư thiên) hoặc là cõi Tịnh độ sáng sủa.

Truyền thống về nghi lễ cho người chết

Lễ cầu siêu của Phật Giáo Tây Tạng được thực hiện bởi những vị Lạt Ma và những tín đồ tùy theo từng trường phái của Phật Giáo và theo từng vùng tại Tây Tạng. Lễ cầu siêu được trình bày trong chương này là căn bản của truyền thống Nyingma (Cổ mật) thực hiện ở tỉnh Golok thuộc miền Đông Tây Tạng, nơi mà tôi (tác giả Tulku Thondup) đã được sinh ra và được huấn luyện tại đó.

Lễ cầu siêu thường được thực hiện bởi những vị Lạt Ma, những vị Tăng sĩ cao tuổi hay những vị Thầy được mật truyền về Tôn Giáo tương đương với một Giám mục hoặc những giáo sĩ ở truyền thống văn hóa Tây phương. Nếu vị Lạt Ma ấy được huấn luyện tốt thì sự thực hiện nghi lễ cho người mất sẽ có nhiều hiệu quả. Người mà với danh nghĩa là Lạt Ma hay với danh xưng gì đó không mang đến nhiều năng lực hơn là bất cứ một người nào. Thay vào đó bất cứ người nào cũng có thể thực hành nghi lễ được đề cập trong quyển sách này là những vị có những sự thực tập trong sự thiền tập và cầu nguyện.

Trong một vài nơi và trong một vài truyền thống của Tây Tạng lễ cầu siêu làm rất yên lặng, đơn giản. Những Lạt Ma hay những tín đồ trợ tử đọc kinh cầu nguyện, cúng dường dâng tiền của, thực phẩm, đồ trang sức hay thú vật cho Tu Viện, chùa Ni hay cúng dường trực tiếp cho Tăng Ni hoặc những người nghèo khó. Tử thi thì được thiêu hay đem làm thức ăn cho kênh kênh như là sự cúng dường cho đức Phật và những vị Thần linh (tuy vậy Phật và Thần linh chẳng ăn). Sự thực tập này là một sự thiền định và thực hiện lễ nghi để huấn luyện tâm thức của chúng ta, để có một sự nhận thức tốt đẹp, xem tất cả như sự trong sạch và gieo trồng sự khoan dung, quy ngưỡng cũng như để buông xả. Một trong những lễ nghi Tôn Giáo quan trọng là hạn định nhiều sự lặp lại của sự hăng say cầu nguyện như: “hăng say cầu nguyện cho vua chúa, hăng say cầu nguyện cho những hành vi tốt đẹp’’ cùng với việc cúng dường phong phú về đèn, hương, hoa quả.

Ở một vài địa phương khác của Tây Tạng, lễ cầu siêu được phong phú nhiều hơn. Những vị Lạt Ma được mời đến nhà của người quá vãng để chủ trì những nghi lễ cầu nguyện cả tuần lễ trước khi qua đời và sau đó cả bảy tuần lễ hoặc vẫn còn tiếp theo sau khi mất nữa.

Thời gian kéo dài và sự tưởng niệm của những lễ nghi ấy được quyết định bởi tài sản cuả gia đình người quá cố. Để bảo trợ cho lễ cầu siêu, nhiều gia đình đã xử dụng nhiều việc qua sự phân chia tài sản của gia đình về vật sở hữu của người quá vãng.

Nghi thức Tôn Giáo cho người sắp lâm chung

Điều có tính cách quyết định là chúng ta đang thực hành giáo pháp trong khi vẫn còn sống, bởi vì điều này sẽ là nơi chốn của chúng ta trong con đường tinh thần của chúng ta và gieo trồng sự tự tin vào đó. Rồi thì chúng ta sẽ sẵn sàng ứng dụng vào những kinh nghiệm mặc nhiên của chúng ta cho sự ra đi của mình khi mà ngày ấy sẽ đến. Vị Rinpoche Dodrupchen thứ 3 đã viết.

"Khi mà thời điểm của cái chết hiện ra, lúc đó có thể rất khó tập trung cho một vài sự hiểu biết để khởi đầu cho việc thiền định. Như vậy bạn phải chọn một sự thiền định trong sự thăng tiến và kết chặt tâm bạn với điều ấy, càng nhiều càng tốt như bạn có thể. Thiền định có thể hồi tưởng lại một vị Phật, cảm nhận một lòng từ bi, năng lượng của việc quy y hoặc là thể đắc về tánh Không.

Như thế cứ lặp đi lặp lại nhiều lần rằng: “ở vào thời điểm tắt hơi, tôi sẽ chẳng để cho chính tôi bị cuốn hút vào một vài tư tưởng xấu ác”. Thành tựu sự trong sáng mặc nhiên và sự an lạc trong tâm thức của bạn, điều quan trọng là hãy hành Thiền nhiều lần, tốt nhất là trước khi cái chết đến với bạn. Rồi thì khi mà thời gian lâm chung đến, bạn có thể chết với sự hiểu biết đúng đắn. Một vài hành vi đức hạnh mà bạn đã thực hiện như thế nào đó thuộc về hoặc là vật lý trong thiên nhiên, trong khi bạn còn sống và đặc biệt là trong khi bạn còn nằm trên giường ở trạng thái lâm sàng, sẽ là một sự lợi ích lớn lao đối với cuộc đời tương lai của bạn. Những nghi thức nhiều cho sự tẩy tịnh, làm phước, quyền năng và sự hồi hướng là những việc quan trọng để thực hiện trước khi chết, thế nhưng ngay cả sau khi chết cũng tốt.



#58 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 18/12/2011 - 18:02

Tẩy tịnh

Để đạt được cuộc sống của bạn trong hiện tại, hay trên hành trình tương lai sau khi quá vãng và sự tái sanh của bạn được tự do từ những sự khó khăn cũng như sự chướng ngại. Điều ấy thật là quan trọng để tẩy rửa kết quả những nghiệp lực bất thiện của bạn trong quá khứ. Tất cả những điều khuyết điểm trong đời sống của bạn và ngay cả cuộc sống trong tương lai sẽ là nguyên nhân để sản sinh ra những nghiệp lực bất thiện ấy. Chỉ có cách duy nhất là tẩy tịnh những nghiệp lực khổ não này. Chúng là những nguyên nhân có thể làm cho cuộc đời của bạn thăng tiến hơn. Đây chính là việc có thể so sánh được để sửa đổi lại sức khoẻ có tính cách vật lý của bạn bởi việc Tẩy tịnh cho những hệ thống độc tố ấy. Xuyên qua sự tẩy tịnh, bạn sẽ vô hiệu được những hành vi sai trái và những kết quả kia.

Một vài phương cách của những việc làm thiện hoặc là những sự thực tập có thể đưa đến kết quả với ý nghĩa của sự tẩy tịnh. Thực hiện việc tẩy tịnh ấy bao gồm cả thiền định với đức Phật và cầu nguyện cho sự lợi ích của tất cả chúng sanh. Những điều ấy có thể đòi hỏi nói ra trong khi cầu nguyện và thực tập một vài việc hành thiền cho việc Tẩy tịnh từ nơi sâu thẳm trong đáy lòng của bạn. Một vài phần trong nghi lễ cầu siêu cũng là sự tô bồi thêm để thành tựu cho sự Tẩy tịnh ấy.

Giữa những sự thực tập đặc biệt của Phật Giáo là để trang bị đặc thù cho việc Tẩy tịnh. Đó là: "cáo bạch trước 35 vị Phật của việc sám hối". Và sự cầu nguyện cũng như thiền định với đức Phật vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa). Việc thực tập sau cùng là hòa quyện vào bốn "năng lực". Năng lực đầu tiên là nguồn năng lượng của sự sám hối với đức Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa) ở bên trên bạn, trong bầu trời, bạn tin tưởng vào Ngài như quán tưởng bậc giác ngộ tự nhiên và những chất lượng của tất cả mọi việc. Thể hiện sự giác ngộ ấy như là nguồn năng lượng của sự sám hối. Thứ hai là năng lực của việc ăn năn hối cải. Nếu bạn cảm thấy hối hận nhiều cho những việc làm sai trái mà bạn đã tạo ra trong quá khứ thì sự sám hối của bạn sẽ được lắng xuống sâu trong tâm thức của bạn.

Điều thứ ba là năng lực của phạm hạnh. Nghĩa là làm cho những phạm hạnh được mạnh hơn ngăn ngừa không cho lặp lại những điều sai trái trong tương lai nữa. Điều thứ tư là sức mạnh tự thể của việc sám hối. Sự cầu nguyện nên hành trì Thần chú như OM VAJRASATI VA HUNG (hoặc HUM), “Bạch Ngài Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa”), sẽ rửa sạch để xa rời tất cả những việc nhơ bẩn của những hành vi bất thiện thuộc thân thể và tinh thần của bạn, mà nó không còn lại những vết tích nào phía sau. Cũng như vậy, bạn có thể sám hối cho người quá cố hay những chúng sanh khác. Hãy luyện tập tâm hồn của bạn bởi nhiều sự tiến hành cho việc sám hối với những hình ảnh tốt đẹp và thánh thiện, cảm giác sâu thẳm và sự tin tưởng mãnh liệt sẽ giúp cho việc Tẩy tịnh để có kết quả về những nghiệp bất thiện của bạn ở nền móng căn bản ấy.

Thế nhưng nhiều sự thực tập đặc biệt có hữu hiệu trong việc sám hối; một vài hành vi tốt đầy đủ ý nghĩa của việc sám hối; đặc biệt nếu bạn nghĩ như vậy, hoặc giả hồi hướng những công đức cho mục đích ấy. Ví dụ như một vài ví dụ khác của sự thực hiện sám hối là giúp đỡ cứu mạng sống và bảo bọc tình yêu thương cho kẻ khác từ sự hiểm nguy; hãy cho một vài món quà cho kẻ cần đến, hay những chương trình Tôn Giáo với tấm lòng độ lượng; hãy bảo trợ những chương trình có tính cách lợi ích xã hội từ thiện hoặc phục vụ Tôn Giáo với thái độ trong sáng của tâm thức. Đồng thời xây dựng những căn nhà bảo hộ hoặc những tấm bia kỷ niệm thuộc về Tôn Giáo với ý chí để làm lợi ích cho kẻ khác.

Chúng ta cũng có thể giúp đỡ tẩy sạch những hành vi sai trái và tạo nên phạm hạnh cho những người khác. Nếu chúng ta nói là cầu nguyện, thực tập Thiền quán hoặc tổ chức thực hiện những việc riêng biệt cho sự tẩy uế cho những người khác; hoặc giả hồi hướng những phước đức cho việc Tẩy tịnh về những việc làm sai quấy của những kẻ khác, thì chúng ta có thể đạt được thành tựu cho việc này. Nhưng mà sự cố gắng của chúng ta sẽ đưa đến kết quả như thế nào? Nếu những hành vi ác độc của một người là quá đổi thì sự nỗ lực trong giới hạn của chúng ta chẳng thể làm xóa nhòa vết tích được.

Nếu người ấy chẳng sẵn sàng hướng đến chúng ta, xuyên qua niềm tin hoặc ngay cả những thái độ của tâm để được cảm mến. Nếu họ và chúng ta chẳng hề cộng nghiệp tiếp nối như là con đường thủy lưu để cần sự giúp đỡ nhiều; hoặc giả nếu sự cầu nguyện của chúng ta yếu kém hay không thanh tịnh, thì sự thực tập tẩy uế của chúng ta chẳng có một kết quả nào cả. Tuy nhiên chúng vẫn giúp đỡ được người mất một phần nào nếu những hành vi sai trái của người ấy “có thể tẩy rửa được", nếu họ tin tưởng vào chúng ta hoặc ít nhất cảm mến chúng ta và những gì chúng ta làm, nếu chúng ta liên hệ nghiệp lực với họ và nếu những sự thực hành của chúng ta là đủ mạnh thì chúng ta sẽ chắc chắn có thể tẩy sạch được những hành vi sai trái tội lỗi của người kia. Nếu một vị Thầy gương mẫu thực hiện bởi sự cầu nguyện đặc biệt, thiền tập hay những nghi lễ thì dù người mất có phạm hạnh mạnh mẽ về những hành vi tệ hại thì tất cả sẽ được tẩy trừ và người này sẽ được giải thoát, bởi năng lực của những vị Thầy và nhờ vào sự Tẩy tịnh của thiền định. Như vậy ở đây không có một câu trả lời đơn giản và tất cả lần lượt được quyết định bởi nhiều nhân quả và điều kiện, giống như trong mọi bộ mặt của cuộc đời.

Ngay cả nếu chúng ta hoàn toàn chẳng thể làm sạch cho một vài người và ngay cả chỉ làm sạch được một ít thôi cũng sẽ giúp gia tăng lớn lao ở vào tình huống của sự ra đi ấy. Như vậy thì, nếu một người qua đời là sự linh ứng cho chúng ta thực hiện sự sám hối cho họ với sự quy y vĩ đại với đức Phật, thì chúng ta sẽ tạo ra một công đức lớn và điều ấy quay lại sẽ là nguyên nhân của phước đức để làm cho một người mà họ tạo sự linh ứng cho tất cả. Xin lập lại một lần nữa là: nếu chúng ta làm việc phước đức, những phước đức này sẽ tăng trưởng với tính chất tốt đẹp của chúng ta và sự giảm bớt, hay Tẩy tịnh của những phẩm chất kém của chúng ta.



#59 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 18/12/2011 - 18:04

Tạo công đức

Để hưởng được an lạc về sự hòa bình và hạnh phúc của đời sống cũng như sự tái sanh, điều quan trọng là tích tụ những phước đức và gieo trồng vào đấy những phẩm chất của thiện nghiệp. Bất cứ hạnh phúc nào và sự hòa bình gì mà bạn đang vui vẻ đón nhận ngày hôm nay là kết quả trực tiếp từ những sự tích chứa công đức của những hành vi trong quá khứ. Để cải thiện hơn nữa cho đời sống tương lai của bạn, bạn phải tiếp tục thực hiện nhiều việc phước đức hơn nữa bởi sự thực hiện những hành vi đức hạnh. Ngay cả như bạn đạt được một trạng thái vật lý tốt đẹp của một chúng sanh do nhờ thân thể của bạn với sự thích đương như ăn uống đầy đủ và sự thực tập. Như vậy bạn phải để ý đến lãnh vực tinh thần qua sự làm phước.

Bất cứ những thiện nghiệp nào hoặc việc phụng sự sẽ thể hiện ý nghĩa của việc tạo phước đức. Bạn sẽ chứa nhóm phước đức bởi qua lời kinh cầu nguyện và sự thực tập thiền định. Bạn thể hiện việc phước đức ấy qua sự phục vụ cho người nghèo, thực hành hạnh cúng dường cho những chương trình Tôn Giáo, cứu trợ và sự tô bồi cho cuộc sống (ví dụ như mua và phóng sanh những thú vật gia súc), xây dựng cũng như chùi rửa đường sá, xây dựng và tu bổ chùa viện và lập những bia kỷ niệm, bảo trợ hay thực hiện những buổi lễ cầu nguyện và thiền định với tình yêu thương, sự kính trọng cũng như sự quy ngưỡng.

Truyền pháp

Truyền pháp hoặc mật truyền là những hiệu quả cao như là ý nghĩa của sự Tẩy tịnh về những việc làm và hành động sai trái, bổ sung mạnh hơn những hành vi đức hạnh, nhớ lại những kinh nghiệm tinh thần trong quá khứ và những việc đạt thành, nhìn xem con đường giải thoát hoặc cõi Tịnh độ, giới thiệu đến chư Phật và cõi Tịnh độ, trao tặng sự gia trì của chư Phật và giác ngộ trí tuệ có tính cách căn bản; hoặc Phật quả, của sự thọ lãnh. Việc truyền pháp giống như là: “sự giải thoát khỏi sáu cõi”có thể tổ chức cho những người nào đang qua đời. Nhiều nghi thức này Tẩy tịnh những nghiệp bất thiện cho người chết, những chủng loại ấy sẽ Tẩy tịnh nghiệp bất thiện của người mất. Nếu không sẽ là nguyên nhân khác tái sanh vào những cảnh giới đau khổ. Chúng sẽ giúp cho việc tích tụ phước đức, là nguyên nhân của sự tái sanh vào cảnh giới an vui.

Chúng sẽ mang đi xa hơn những sự gia trì của chư Phật để đánh thức tâm thức giác ngộ hay việc sanh về cõi Tịnh độ. Dĩ nhiên điều ấy sẽ rất là quan trọng cho người hướng dẫn hoặc người thực hiện của những lễ cầu siêu và sẽ được thành tựu trong thiền định hoặc ít nhất là rèn luyện tốt cho những nghi lễ đặc thù này. Như vậy nếu đây là sự liên hệ những tinh thần tốt đẹp giữa người thực hiện và người quá cố, thì sự lợi ích sẽ có được nhiều kết quả. Ít nhất cũng sẽ được điều hòa nối kết lại giữa chúng với nhau.

Nếu nghi lễ tinh xảo cũng như sự truyền pháp chẳng thể thực hành được, thì một vài sự cầu nguyện hay thiền định được tổ chức với tình thương yêu của tất cả chúng sanh cũng như cho người chết; hoặc giả với sự quy ngưỡng về chư Phật, sẽ là sự hữu ích cao cả. Đặc biệt nếu những phẩm hạnh ấy được hoàn thành bởi những hành giả hành thiền. Một việc phụng sự thích nghi phải khảo sát kỹ càng nơi người tụng kinh cầu nguyện, niệm danh hiệu của chư Phật hoặc chư vị Bồ Tát, lập lại những câu Thần chú hay tổ chức một vài lễ nghi đơn giản. Hiện nay có rất nhiều bản văn nghi lễ và nghi thức cầu nguyện bằng tiếng Tây Tạng. Tôi sẽ giới thiệu một nghi lễ rất ngắn về cõi Cực Lạc, có nơi bản phụ lục A. Ngoài ra việc thực hiện một phowa (chuyển di thần thức) bởi một vị Thầy hoàn hảo sẽ là một sự lợi ích đặc biệt cho người thực hành, cả hai kéo dài sự tiến hành cho người chết và sau khi chết. Một bài tụng về phowa ngắn với sự giải thích có sẳn nơi phụ lục B.




#60 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 18/12/2011 - 18:08

Sự hồi hướng và lòng thành của người cầu nguyện

Sau khi thực hiện một vài việc làm có tính cách đức hạnh như cầu nguyện, điều quan trọng là hồi hướng những phước đức ấy cũng như tạo ra một lòng thành khẩn. Việc hồi hướng những phước đức được gia tăng với sức mạnh của chỉ số, sự vĩ đại của phạm vi hồi hướng, sự vĩ đại của sức mạnh. Như vậy việc hồi hướng những phước đức không hẳn chỉ để hồi hướng cho họ mà còn cho tất cả chúng sanh, bởi vì đây là nguyên nhân của hạnh phúc và sự giác ngộ của họ. Rồi những phước đức to lớn ấy sẽ trở ngược lại với họ.

Sau đó sẽ làm việc dâng tấm lòng thành. Đây là một cách để đến được công đức cho một mục đích riêng biệt và xa hơn làm cho sáng tỏ điều ấy. Xử dụng sự hồi hướng về công đức của bạn như là một chủng loại để tạo ra sự nhiệt vọng đối với tất cả chúng sanh có thể an lạc với thành quả của hạnh phúc và tái sanh về cõi Tịnh độ.

Đặc biệt chúng sanh ở trung ấm thân cần chúng ta hồi hướng những công đức và tạo ra lòng thành cho họ. Nếu chúng ta lặp lại sự hồi hướng bằng bất cứ công đức gì mà chúng ta và người chết chứa nhóm được chẳng cần biết ít hay nhiều, đều cần cho sự tái sanh của người mất và tất cả chúng sanh về cõi Tịnh Độ. Chúng ta có thể chắc chắn rằng phước đức ấy sẽ là nguyên nhân của thành quả kia.

Bạn cũng có thể tụng kinh và thiền tập với sự cầu nguyện đức hạnh cho sự hồi hướng và lòng thành, ví dụ như kinh Bhadracharya – pranidhanaraja sutra (kinh về vua của nhiệt vọng của những hành vi tối thiện). Bản kinh Đại Thừa này, lấy một phần của kinh Buddhavatamsaha (Kinh Hoa Nghiêm) dạy cho chúng ta hồi hướng phước đức như thế nào và tạo ra lòng thành như là Samantabhadra (Kinh Phổ Hiền) đã thực hiện. Những người chết có thể được tùy hành bởi sự ban cho sự gia bị trên đồ vật được nếm giống như vị cam lồ và việc còn sót lại của Thần Thánh hay những đối tượng có tính cách lễ nghi được gia trì, hay những đồ này được đặt trên tử thi. Những thành viên của truyền thống Nyingma sở thuộc riêng biệt vào dấu hiệu nơi chốn gia trì bí mật, biểu đồ của Thần Thánh về những âm điệu được viết bởi chữ Ấn Độ cổ đại hay tiếng Tây Tạng, được biết như "giải thoát bởi sự va chạm" và những biểu đồ Thần Thánh ở nơi quả tim hoặc ở những bộ phận khác của thân thể.

Phục vụ Tôn Giáo trong thời gian của người chết.

Vào thời gian qua đời, có nhiều việc phục vụ thuộc về Tôn Giáo như cầu nguyện và thiền định, điều ấy là dụng ý của sự an lạc, tình thương yêu và không khí gia trì, những điều này rất là lợi ích. Những nghi lễ dưới đây là một vài việc phục vụ có ý nghĩa mà những vị Lạt Ma Tây Tạng hay cúng hiến.

Hướng dẫn cho người bình thường.

Thời gian tốt nhất để đón nhận sự hướng dẫn, cố vấn hoặc dạy dỗ là trong khi chúng ta vẫn còn sống. Như vậy chúng ta có thể nghe và hiểu những gì mà người hướng dẫn nói cho mình. Những người hướng dẫn phải cho những lời khuyên bảo, những điều nào làm cho tâm mình được mở ra và những gì chúng ta có thể tiêu hóa hấp thụ được. Nếu một người qua đời kháng cự lại việc chấp nhận tiếp cận của sự chết thì không nên hướng dẫn trong thời gian này. Thay vì phải dùng những điều tốt để giảng dạy những việc thông thường hay về sự trị liệu. Điều ấy sẽ chẳng làm cho người ấy lo sợ, mà sẽ dụng ý cho một vài cảm giác của sự an lạc và sự hiểu biết.

Nếu người qua đời cũng sẵn sàng nghe được về sự chết của chính họ thì họ sẽ hồi tưởng lại về sự thiền định cũng như những năng lượng gia trì của họ. Những người hướng dẫn nên cho họ biết những gì chờ đợi trong hành trình đi đến sự chết, tự nhiên sau cùng và trung ấm thân phải đối xử như thế nào với những kinh nghiệm này.

Ngài Dodrupchen Rinproche toát yếu những điều quan trọng cho người chết, thâu tóm ở thời gian chết như sau:

Bạn phải nghĩ về những điều sau đây nhiều lần. Hãy nghĩ về việc chết ấy! Cái nào bây giờ đã đến với bạn, sẽ xảy ra cho tất cả. Hãy để cho tất cả những gì phụ thuộc rời khỏi như yêu mến một người nào ngay đến cả những sự sở hữu và năng lực. Ở trước đấng Giác Ngộ hãy ăn năn những tội lỗi và Tẩy tịnh tất cả những hành vi sai trái mà bạn đã tạo ra trong đời sống hiện tại hay những đời sống thuộc về quá khứ. Cả hai là biết hoặc chẳng biết. Hãy tự phát nguyện cho chính bạn và với đấng Giác ngộ rằng bạn sẽ chẳng tạo những hành vi sai quấy ấy một lần nữa. Đối với việc ấy đã thực hiện với tâm thức của bạn,với sự cảm nhận của sự hoan hỷ ấy, sau đó bạn chẳng cần phải lo lắng nữa.

Hãy nhớ lại tất cả những hành vi đức hạnh mà bạn đã thực hiện trong quá khứ và hãy nên vui vẻ, bởi vì chúng hay lặp lại nhiều lần, không phải một vài sự tự hào hay ngã mạn và Ngài còn dạy thêm rằng: Hồi hướng những công đức và tạo nên những sự nhiệt tâm trong nhiều lần; hãy suy nghĩ và nói rằng: ở giữa cuộc đời liên tục của tôi, mong rằng tôi có được sự thực hiện bởi bản chất của con đường giác ngộ. Nguyện rằng tôi được hướng dẫn bởi những vị Thầy đức hạnh. Cầu nguyện cho tôi có được tài sản của sự xác tín, siêng năng, hiểu biết và sự tỉnh thức. Cầu nguyện cho tôi chẳng hề bị khổ sở bởi những người bạn thiếu đức hạnh cũng như những hành vi khổ não".

Điều vô cùng quan trọng là có được những tư tưởng đạo đức ở vào thời điểm quá cố. Ngài Dodrapchen nói rằng:

“Trong nhiều kinh điển đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy và kể nhiều câu chuyện để giải thích tại sao mà một vài người đã trở thành đệ tử của Ngài. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân chính yếu mà Ngài đã đưa ra, bởi vì những gì mà những người này đã tạo ra những nhiệt vọng đức hạnh khi họ đã chết. Như vậy những gì mà bạn mong mỏi thực hiện vào lúc tắt hơi thở sẽ có một sức đẩy rất lớn cho sự tái sanh của bạn".

Như đã nói bên trên, nghi lễ, Thiền định quan trọng gọi là phowa (chuyển di thần thức), có thể thực hiện cả hai cho trước hoặc sau khi chết. Sẽ được lợi lạc cho việc qua đời nếu bạn có thể hồi tưởng lại chính vị Thầy tinh thần của bạn, trong người bạn đã có sự tin tưởng về những lời dạy của họ và những vị Thần linh cũng như những kinh nghiệm về lãnh vực tinh thần mà bạn đã có lần quen thuộc. Như vậy thì với lòng từ bi phát triển nhiệt vọng để mang đến cho chúng sanh tiến đến Phật quả.








Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |