Jump to content

Advertisements




Truyện Tử vi - Bửu Đình


20 replies to this topic

#16 huynhthanhchiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 202 Bài viết:
  • 341 thanks

Gửi vào 19/03/2012 - 22:35

Hồi thứ 12.
Những Bản Mật Tấu Lạ Lùng.
Bên trái phía trên viết. Viện Cơ Mật, xuống dòng viết Văn Phòng Tử Vi. Bên phải phía trên viết Đại Vương Quốc Tử Vi. Phía dưới canh đều hai bên, viết tiêu đề: Lắm chuyện - Nhiều Trò. Xuống dưới vài phân viết lớn: Bản Mật Tấu ( tức Tử Vi Tấu Thư) số 1, xuống hàng viết: Đặc vụ (tức Tử Cô) KS 20. Lại xuống hàng. Ngày..tháng...năm.
Bản Mật Tấu số 1.
Xứ Ngọ. ngày tháng năm.
Buổi sáng.
Phải đi đến xứ Thân điều tra vụ Lãnh binh PHÁ QUÂN Triệt trước. Những động thái của y khiến cả Cơ Mật viện ngẩn ngơ. Điều tra xong sẽ báo hoàng thượng để ngài khỏi băn khoăn lo lắng. Đó là tâm niệm của thần.
Mô tả tình cảm: Đường cái quan đã năm năm rồi không đi, nay thấy nhiều thay đổi. Liệu lòng người có thay đổi theo năm tháng hay không.
Buổi trưa. Địa giới 2 xứ Ngọ, Mùi.
Dừng ngựa ăn trưa, tại một quán cơm có bảng đề “Rẻ Như Bèo” gắn bên vệ đường. Tại địa giới 2 xứ Ngọ Mùi. Nhớ lại lời Hoàng Thượng dặn ta. Đi đâu cũng ghi nhớ, tìm hiểu (Tham Lang) đời sống của mọi tầng lớp nhân dân và sinh hoạt (Tử Vi) của họ. Cô chủ quán mặt mũi cười tươi, áo mặc vội vàng hở cả ngực, đon đả chào mời. Quý khách ăn cơm dĩa hay cơm phần. Hạ thần bảo ăn gì cũng được. Thế là thức ăn dọn ra ê hề đầy cả bàn. Chồng chồng, lớp lớp. Tính ra mất toi một triệu. Nhìn ra, tấm bảng hiệu từ phía bên trong, hóa ra “Đâu Phải, Rẻ Như Bèo”. Nếu Hoàng Thượng lâm cảnh này ngài nghĩ sao.
Lại lên đường, vó câu khập khiễng, do ăn quá no, tối nay nhịn cũng còn no. Kia rồi, Biển Kình Dương nỗi tiếng xứ Mùi. Qua câu:
Đường vô xứ Ngọ quanh co.
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Yêu em, anh chẳng dám vô.
Sợ Kình dậy sóng. Sợ ngài Hổ Quan. (nhái lại câu ca dao xứ Huế)
Đánh giá về quân sự: Lợi cho phòng thủ. Đường vô xứ Ngọ bị khóa chặt, do địa hình tại đây rất hẹp.
Vượt qua huyện lỵ HOA CÁI, tranh thủ đến huyên BẠCH HỔ trước trời tối. Lòng toan tính Tuần Triệt cộng trừ. Nếu ngủ nhà khách thâm vốn, ngủ nhà khâm sai địa phương sợ lộ bí mật công tác. Ngủ chùa, ngủ đình, ngủ nhờ nhà dân là chắc ăn lại dư ra một ít tiền.
Buổi tối. Xứ Mùi. Huyện Bach Hổ.
Đầu giờ tuất. Chùa đây rồi, trong bóng đêm ngôi chùa hiện rõ không thể lầm.
- Mô Phật. Thí chủ cần gì?
- Vãn sinh cần chỗ trọ đêm nay.
- Ồ, không được rồi. Đây là chùa sư nữ THÁI ÂM tự. Thí chủ là nam nhân nên đến huyện lỵ BẠCH HỔ tìm chỗ trọ. Còn đi về lối xứ Thân toàn cọp beo mà thôi. Thí chủ ngủ nhờ nhà chùa dễ bị tai tiếng.
- Nhà chùa bị tai tiếng, các ni sư có bị tai tiếng đâu.
- Thí chủ chịu phiền, đứng nói chuyện như thế này bất lợi.
Nửa canh giờ sau. Hạ thần quay trở lại. Tất nhiên đã hóa trang xong.
- Ni trưởng cần gì ạ?
- Bần ni từ xứ Ngọ qua đây lỡ... làng, à quên lỡ đường, xin ngủ nhờ quý tự.
- Ni trưởng hạnh tu chùa nào ở Kinh đô?
- Cơ Mật tự.
- Chùa chiền gì nghe tên ghê thế.
- Cơ là đói. Mật là kín đáo, là âm thầm kín đáo chịu đói.
- Nghe thương chưa! Nghiệp chướng chưa! Ni sư thì râu ria nên cạo nhẵn đi.
- Chị em phụ nữ chúng ta, có những người khổ tâm không thể nói ra. Bần ni vì cái tướng “mao sanh tu” nên lỡ làng duyên số, bẽ bàng tình duyên, phũ phàng chuyện yêu thương, nên nương nhờ cửa Phât.
- Bản tự cũng có ni cô bị tướng xấu ấy. Nên uống hóc môn nữ vào, giảm bớt nhiều đấy. Có ni bị “âm xú” tủi phận phải đi tu...
- Thôi, thôi đừng nói chuyện ấy. Trời hành chúng ta, kiếp này bần ni đi tu để hóa giải cho kiếp sau.
- Mô Phật. Thật là nghiệp chướng.
Sáng hôm sau vào thời kinh sáng. Hạ thần lo biến gấp.
Bản Mật Tấu thứ 2.
Ngày... tháng... năm...
Buổi sáng. Huyện Phục Binh. Xứ Thân.
Rời chùa THÁI ÂM tự khi vừa canh năm nhưng đi mãi vẫn chưa thấy huyện lỵ PHỤC BINH. Đường núi gập gềnh đèo thác, mãi đến gần đầu giờ mão chỉ thấy vài bóng người thấp thoáng trên đường. Cả chục dặm đường chỉ thấy vài ngôi nhà ngói, đa phần là mái tranh. Chẳng hề thấy hàng quán, một chợ quê nghèo hiện ra nhưng còn quá sớm, chả có cái gì ăn được. Gần cuối giờ thìn mới thấy huyện lỵ, chợ búa đông người, vài quán bên đường bán buôn lặt vặt. Quán ăn đây rồi. Quán mang tên “Mai ăn khỏi trả tiền”. Hạ thần nghĩ thầm, có lẽ là “mai sau” có đâu mà sướng thế. Thôi thì vào đây ăn sáng, ăn trưa hai cái cộng lại. Kinh nghiệm đầy mình không cho phép hạ thần bất cẩn như ngày hôm qua.
- Một dĩa cơm với một con gà. Bao nhiêu?
- Hai trăm mười ngàn chẵn..
Nhưng con gà chỉ thấy đầu gà, móc câu, 2 chân, 2 cánh. Thân bay đâu mất. Quá đắt đấy nhé.
- Tiền nè.
- Quý khách cho đủ 300.
- Ủa! Nghe rõ là 210 ngàn chẵn.
- Đó là chưa tính trị giá gia tăng, các em phục vụ đi qua đi lại.
- Có thấy ai qua lại đâu?
- Đó kìa.
Tất nhiên thần phải nhìn theo, quả thấy, một con gà móng đỏ, ẻo ẻo...
- Người ta cứ trình diễn miết mà quý khách thì cứ ham ăn. Bây giờ thấy cũng không muộn.
- Thôi, thôi tiền đây.
- Nếu quý khách thấy đắt một tí, mai quay lại ăn khỏi trả tiền mà.
Tả tình:
Lòng người bây giờ chỉ biết chém nhau bằng mọi cách. Kẻ thì chém bằng dao, kẻ thì chém bằng tiền. Kẻ chém người bằng lời nói ác... Đạo đức có phần sa sút. Chỉ năm năm không đi lại, bên ngoài có nhiều thay đổi.
Buổi trưa. Huyện Thiên Khôi. Xứ Thân.
Cứu người, ai ngờ người lại cứu mình.
Vượt qua con sông Thương (Thiên Tướng) bằng chuyến đò ngang. Đến gần huyện lỵ THIÊN KHÔI, lúc đó đã qua giờ ngọ, sông Nhớ (Lộc Tồn) cũng gần đây thôi, 2 sông tuy ở gần nhau nhưng sông Thương xuất phát ở mãi xứ Mùi, sông Nhớ ở xứ Thân, thấy đôi Âm Dương đứng trên cầu sông Nhớ. Cãi nhau sôi nổi, buồn tình con nhỏ Tiểu Âm Đồng lao đầu xuống sông tự sát. Còn thằng Tiểu Dương Đồng vẫn trơ mắt ngó. Việc cứu người là khẩn cấp. Thấy người gặp nguy hiểm mà không cứu cũng là có tội. Nhất là có câu:
“Dù xây chín bậc phù đồ. Không bằng làm phúc cứu cho một người”.
Lúc đó thần đã ở ngay trên cầu, chỉ cách con nhỏ đứng chưa tới 2 trượng. Thế là từ trên mình ngựa, búng người lên không trung, rơi tỏm xuống dòng nước lạnh, tỉnh ngộ (tức Triệt) thì đã muộn rồi. Vốn là người bơi lội rất kém, mình lại mang áo giáp mà trong ấy mang theo nhiều kim ngân, cái roi ngựa một đầu bằng sắt, một đầu bằng nam châm, chân lại mang ủng, trong người lại có cả cao đơn hoàn tán phòng khi trái gió trở trời, chìm lỉm trong dòng nước lạnh mùa đông. Một thoáng ý nghĩ trong đầu, phen này không còn gặp lại hoàng thượng, lòng sông khá sâu chẳng biết là bao nhiêu trượng, thần nghĩ khi chạm đáy vận sức tung người lên, thật là tồi tệ, bùn dày đến ngang bụng, vùng vẫy một hồi sau khi no một bụng bùn. Vận trung bình tấn hết 12 thành công lực. Búng người lên mặt nước, hớp được tí không khí, lúc đó mới hiểu câu: “THIÊN KHÔNG tối vi khẩn yếu” là quan trọng như thế nào. Lại theo Đà La chìm xuống, thần nghĩ nhả không khí ra bất lợi, nó giúp cho mình nhẹ người hơn. Khi cái chết gần kề sức mạnh trong người lại nhân lên gấp bội. Lại búng người lên cao lần nữa (tức Kình Dương Mã), có xuống phải có lên, ở dưới hoài coi cũng kỳ, lần này được một cánh tay thiên thần ai đó cứu giúp. Kẹp cổ dìu thần bơi vào bờ. Nhưng cánh tay thiên thần dễ trở thành ác thần, vì nó kẹp cứng ngắc, thở ra không được, hít vô cũng không xong, thế là TUẦN TRIỆT gia thêm THIÊN KHÔNG, tam Không cách. Lại thêm một cái chết ngạt thở theo kiểu khác, đã cố vận công vào cần cổ để xì ra làn không khí độc. Kẻ cứu người (Hà Tướng Quân) thành kẻ hại người ( Hà Bệnh Phù), thấm thía bộ Tồn Tướng Phù, phen này có lẽ Tồn dưới Âm phủ sau khi qua được nạn Hà Bá Lưu Hà. Trong lúc thần mông lung trong đầu hình ảnh của hoàng thượng, thần nghĩ chỉ có hồng ân, phúc ấm của bệ hạ mới cứu được thần thôi. Phép lạ xảy ra ngay, cái tay ấy nới ra một tí, trao đổi được một ít không khí, phép lạ lại khép lại, còn cứng ngắc hơn nữa. Hạ thần hoàn toàn bất tỉnh. Trong lúc mơ màn trong vũng tối khi hồn về bên kia thế giới. Có những bóng người xuất hiện chưa hiểu rõ là ai, đưa những bàn tay ra như đón, như đẩy, như xô... chợt nghe một lực ép mạnh như THẤT SÁT tại ngực. Hạ thần nôn ra một đống bùn thế là tỉnh dậy trong... ngơ ngác. Con nhỏ Tiểu Âm Đồng đang làm hô hấp nhân tạo dừng tay. Cũng là lúc rùng mình vì cơn lạnh mùa đông. Con bé Tiểu Âm Đồng bảo:
- Thúc, thúc (tức chú, chú) nên móc họng nôn ọe cho bằng hết bùn.
Không cần phải móc họng, một cái gì đó khó chịu trong cổ họng, khiến hạ thần không còn tự chủ được, phải nôn ra lập tức, một đống bùn và con cá rô to tổ bố và cả bửa cơm trị giá 300 ngàn đồng đi mất. Con Tiểu Âm Đồng mặc cái yếm thắm buộc miệng hỏi một câu lãng nhách:
- Chú thất tình hay sao mà tự tử?
- Ai nói ta tự tử. Mi thất tình như THẤT SÁT ngộ TƯỚNG QUÂN thì có. Ta nhảy xuống cứu mi. Không ngờ cớ sự lại xảy ra như thế này.
- Cháu là vận động viên nhảy cầu, đang tập luyện cho ngày thi đấu Hội Khỏe Mùa Xuân sắp tới vào dịp tết Nguyên Đán tại tỉnh Thân.
- Mẹ cha mày. Lần sau tập luyện thì báo cho ông biết -tức không chịu được- Hết chỗ tập luyện sao?
- Huyện nghèo làm gì có bể bơi nhảy cầu để tập luyện. Thôi về nhà cháu gần đây, sưởi ấm kẻo cảm lạnh.
Thế là buổi chiều, buổi tối đành phải ở lại tại đây. Mua thuốc dưỡng bệnh. Lòng lo nghĩ không hiểu Hoàng Thượng có thấu hiểu cho chăng.
Sáng hôm sau ra đi. Sau khi ăn tô cháo nóng bỏ nhiều tiêu hành để giải cảm do cô bé Tiểu Âm Đồng nấu. Chia tay cám ơn cô bé lên đường, cô bé (tức là tiểu thư) dặn vói theo:
- Lần sau thúc thúc có việc gì buồn, đến đây giải sầu chứ đừng tự tử nữa.
Nghĩ mà bực mình, thế mà đến hôm nay nó còn tưởng mình tự sát. Thôi không tranh luận gì chuyện ấy.
Những bản mật tấu lạ kỳ. Dưới con mắt của những người ưa tìm kiếm bí mật (như Sát Phá Tham ngộ Tử Vi) dễ bị thất vọng (do Thất Sát khống đắc lực). Nhưng với nhà vua lại khác, ngài xem nó rất cẩn thận và ưu tiên hơn cả các văn thư của ngài Thượng thư bộ Binh gởi về, với các con dấu khẩn, mật, tối khẩn, tối mật vì đang có cuộc chiến dịch An Dân mở ra tại vùng đất Hoang Đường. Với cuộc hành quân Vì Dân, mật danh (Tử Thanh) HQ1. Nhà vua chăm chú đọc và dùng bút son phê vào, gọi là “phụng châu phê” nhưng ở đây không thấy phê chữ nào, chỉ thấy ngài gạch dưới một số từ. Đoạn ngài đưa bàn tay trái xòe ra, dùng ngón cái bấm bấm, cứ y như thầy bói mù.
Thôi thì ngài gạch dưới những từ gì, hồi sau sẽ rõ. Ngài gõ nhẹ vào chiếc khánh đồng gọi quân thị vệ. Lại nghe ngài dặn dò:.. đến sông Nhớ... điều tra... trở về cho lẹ. Thế đấy, nhà vua điều tra những bí mật trên bản mật tấu, đối với ngài quan trọng hơn chiến dịch An Dân do ngài vạch ra. Mà chiến dịch An Dân là mục đích gì, chỉ có ngài hiểu rất rõ mà thôi.
(Lời bàn: Khi bạn nhắn tin ẩn nick hoặc hide lời bình là bạn đang mật tấu đấy.)
file:///C:/DOCUME~1/Admin/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.jpg
Cả 2 lần đưa bản Tấu Thư. Nhà vua đưa bàn tay trái chém vào không trung rồi hất ra ngoài, cử chỉ đuổi quan Khâm sai về, khiến Lữ Khách buồn lòng không ít. Như Cơ và Mật bị ngộ Triệt chăng. Nhà vua lòng còn giận hờn Linh Hỏa, mà chàng ta lại có chuyện cơ mật muốn bàn với nhà vua. Nhà vua đã không chia sẻ chuyện hành quân đã đành còn xua đuổi, mặc dù bản mật tấu có nhiều cái bẫy chàng tin là nhà vua sẽ mắc phải. Nhưng xem ra nhà vua không dính bẫy. Mục đích, phương hướng, mục tiêu của cuộc hành quân đó là gì, đối với chàng ta tìm hiểu không khó. Vì bộ Binh và Cơ Mật viện như hình với bóng. Cuộc hành quân đi lòng vòng đúng với lộ trình chàng đã đi qua. Đến hôm nay đã chiếm trọn vẹn vùng đất Hoang Đường, chỉ chờ lịnh vua là tấn công vùng Sơn Đường, được gọi mật danh HQ 2. Nhưng kế hoạch (tức là Cơ) của Khâm sai đệ nhất là muốn tạm hoãn (Tử Vi ngộ Triệt Đà) cuộc tấn công ấy, để chàng ta thử một bài toán, tìm ra một đáp số quan trọng hơn, muốn vậy phải trình tấu với nhà vua rõ ràng. Ở đây lại bắt gặp sự bất hợp tác.
Tất nhiên là viên khâm sai cận thần của nhà vua rất là buồn, ngài không quan tâm những tin tức mới nhất mà y đem về, có thể là ngài được viên quan cấm y thị vệ báo cáo. Thôi thì đành phải viết mật tấu thứ ba. Phải tạo một cái bẫy (Đào Đà) nào đó, để ngài bực mình gọi y lên nói chuyện.

Thanked by 1 Member:

#17 huynhthanhchiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 202 Bài viết:
  • 341 thanks

Gửi vào 31/03/2012 - 22:22

Hồi thứ 13.
Những Bản Mật Tấu Lạ Lùng.
Bản mật tấu thứ ba.
Ngày... tháng... năm.
Buổi sáng tại huyện Thiên Khôi.
Hạ thần tiếp tục tiến về thị trấn của huyện Thiên Khôi nơi đặt bản doanh của quan Lãnh Binh. Kể từ khi vó ngựa đặt chân trên đất xứ Thân, một điều thần quan tâm hơn hết là quân phục của bọn binh lính ở đây rách te tua, ngay cả bọn quan nhỏ cũng không lành lặn. Chỉ có bọn pháo thủ binh, tượng binh là coi được nhất. Bởi thế ở đây có câu.
“Nhìn quân phục biết xứ Thân. Nhìn tưởng dân hóa ra là lính”.
Vâng, chỉ có cái nón chúng đội trên đầu là ít hư hỏng mà thôi, càng nhìn càng chẳng giống ai, vũ khí thì ít, mang theo dao, rựa, mác thì nhiều. Chả trách các khâm sai địa phương báo cáo về không thống nhất một ý. Ngay cả nơi thị trấn đông vui Thiên Khôi cũng không ít lính tráng ăn mặc rách rưới từ xa đi về. Tại đây đa phần bọn Cơ binh (tức lính do các tỉnh quản lý) của 4 vệ (mỗi vệ 500 người, tương đương 1 tiểu đoàn ngày nay, mỗi vệ có 10 đội, mỗi đội có 50 quân - mỗi đội bằng một trung đội ngày nay, cũng còn tùy binh chủng). Chỉ có bọn Quản cơ và Suất đội là ăn mặc nghiêm túc. Nhìn cách ăn mặc rách rưới, trang bị khác lạ so với Kinh Đô thần đã muốn điều tra cho ra lẽ. Một mặt tìm kiếm khâm sai địa phương xứ Thân để tổ chức một cuộc họp nhỏ, một mặt khác đóng vai một người có người thân tòng quân xứ này, không biết rõ cơ, đội của nó để ra sức tiếp xúc tìm hiểu lân la với bọn suất đội.
Đến khi, biết rõ tại đây, có 2 vệ làm một con đường dọc theo biên giới nước bạn, và luôn luôn có những vệ, đội tập luyện hằng ngày. Mục đích gì thì thần cũng đành chịu. Chính quan Thượng thư bộ Binh cũng chỉ biết; Quan Lãnh binh PHÁ TRIỆT muốn làm một con đường dọc biên giới để thuận tiện cho việc đi lại kiểm soát vùng biên mà thôi. Còn việc tập luyện quân sự được quan Thượng cho là “văn ôn võ luyện” là chuyện thường tình. Các khâm sai địa phương cho là việc luyện tập quá thường xuyên là không cần thiết. Chỉ còn cách tiếp xúc với Lãnh binh xứ Thân để tìm hiểu động thái, thái độ, hành vi của y mới được.
Buổi chiều.
Đến doanh trại của quan Tổng binh thì y đã đi thăm thú một số đơn vị tập luyện đâu đó. Chờ mãi mới biết ngày mai y mới về. Thế là thần lại tiếp tục công việc đi tìm kiếm người thân đóng quân xứ này. Vui chân vào chợ Thiên Khôi. Nghe người ta kháo nhau rằng, ăn cơm tại chợ rẻ tiền, thôi thì cũng ăn cơm chợ một bữa cho biết mùi vị để có dịp kể lại với hoàng thượng sinh hoạt của dân gian. Chẳng ngại vai trò của quan chánh nhị phẩm triều đình (ngang với bên văn: Thượng thư, Tổng đốc, Đô ngự sử. Bên võ ngang với:Thống chế, Đề đốc). Quả nhiên ăn cơm ở chợ rẻ thật. Đang ăn thì bỗng xảy ra chuyện vui của một phụ nữ bán gà. nhưng không thể kể ra đây được.
Buổi tối.
Cũng với vai trò tìm người thân, đi với 2 khâm sai địa phương ghé quán ả đào nổi tiếng xứ này. Lại nghe giọng ca người xứ Ngọ trên đất Thân, khiến thần không khỏi băn khoăn trong dạ. Không hiểu Hoàng thượng đi xa nghe tiếng ca ở quê hương nghĩ gì. Mặc dù rời xứ Ngọ đến hôm nay là đêm thứ ba nhưng thần không bao giờ quên những phút giây làm việc bên Hoàng thượng.
Chiều chiều,- dắt mẹ qua đèo.
Chim kêu - là kêu bên nớ.
Uấy- óa.- Chi rứa-, chi rứa.
Con vượn trèo - kia bên ki a- kìa là kia bên kia.
Chiều chiều - lữ khách qua đèo.
Vai mang - tình non - tình nước.
Uấy - óa -. Chi rứa- chi rứa.
Ôi !- Cuộc đời - bao trái ngang - kìa là bao trái ngang..
Lại nghe tiếp bài Ngũ Điểm, ở xứ Thân, âm điệu có phần khang khác.
Hò liệu hò hò xừ xang hò
Hò liệu hò hò xừ xế xang
Xế xang xự, xế xang xự hò
Hò hò cống, xê xàng xê cống.
Hò hò cống, líu cống xự xàng xê.
Xế xang xự xế xang xự hò.
Trong tiếng sênh phách, ca nhi trang phục như người xứ Ngọ, dung mạo đoan trang không kém phần xinh đẹp, cất cao lời ca sầu thảm.
Này từng chiều - lặng lẽ qua rồi
Này từng chiều - lặng lẽ buông trôi
Có bao giờ - biết đến bao giờ.
Được nói hết - những điều muốn nói...
Được bày tỏ - với người mình thương...
Nhưng bây giờ - lỡ cách xa rồi.
Thế là mất thêm 3 triệu, cho 3 người ngồi chưa tới nửa canh giờ. Nghe khâm sai xứ Thân giải thích, tại đây tính tiền theo canh giờ.
Khi bản mật tâu thứ 3 đưa lên cũng cái nhìn hờ hững của nhà vua, lại khoác tay ra hiệu đuổi về. Lần này chàng gài bẫy rất rõ tin chắc vua dính đạn. Mặc dù đưa bản mật tấu vào buổi trưa nhưng cả ngày vua chẳng thèm gọi.
Sáng hôm sau đành viết bản mật tấu thứ 4. Đã xong, nhưng ngại ngùng chưa dám gởi không khéo mình gài bẫy rồi tự sập bẫy (Đà Kiếp). Đành lấy công việc làm thú vui, gần chiều gởi cũng không muộn. Thoáng thấy viên thái giám vào Cơ Mật viện, tin chắc nhà vua gọi mình nhưng không, nhà vua gọi khâm sai Thiên Tướng lên hỏi việc.
Bên kia Quang Minh điện. Thay vì đọc công văn phê chuẩn, nhất là văn bản hỏa tốc từ mặt trận gởi về, nhà vua đem các bản mật tấu ra đọc lại. Nhà vua đếm, đếm những từ “nghi vấn”. Ngài thầm bảo, chắc “hắn” gài bẫy trẫm đây. Thật khó mà biết đâu là bẫy. Bản mật tấu nghe ghê gớm nhưng thật chất là văn thư ngộ nghĩnh nhất từ xưa cho đến nay. Có ai viết mật tấu lạ kỳ như thế chưa. Nhưng chúng ta là kẻ đứng ngoài cuộc chơi, không nhìn thấy hết sự việc. Khi đã nắm những “bằng chứng không thể chối cãi được” do các Cẩm y thị vệ hỏa tốc đem về. Ngài suy nghĩ rất chín chắn chứ không nóng vội, Ngài quyết làm ‘mặt giận’ cho đến bản mật tấu cuối cùng mới thôi, và cũng còn tùy nội dung của nó nữa. Nhưng ngài quên một điều quan Khâm sai đệ nhất còn giỏi hơn ngài về đánh giá thái độ, hành động.
Chưa tàn nửa tuần hương đã thấy Khâm sai Thiên Tướng trở về và thường lệ, mỗi lần ngài gọi người của viện Cơ Mật qua hỏi chuyện, tiếp đó ngài gọi viên Khâm sai đệ nhất qua nói chuyện rất là lâu. Y hỏi khâm sai Thiên Tướng:
- “Ông chủ” có gọi yên (tức là anh) không?
Chỉ nghe một tiếng “Không”, buồn làm sao. Giá như không khen thưởng, không trừng phạt, không... gì cũng được nhưng không thèm tiếp xúc với viên cận thần, khiến quan khâm sai đệ nhất viện Cơ Mật buồn đến tê tái. Đây cũng là hình thức thất tình, thất sủng, bị bỏ rơi như Sát Phá ngộ Tướng Binh gia thêm Kỵ.
SSS
Chiều hôm sau có lẽ là ngày đẹp, ngày tốt lành cho cung Mệnh, hạn của y. Hôm nay là ngày vọng (ngày rằm) buổi sáng có thiết đại triều tại Thái Bình điện, nhưng lệ thường chỉ có quan khâm sai Thiên Phủ đại diện cho Cơ Mật viện mà thôi. Khi y viết xong mật tấu thứ 5, cũng là lúc quan khâm sai Thiên Cơ từ Quang Minh điện trở về nói:
- “Ông chủ” mời “ông anh” lên ngài gặp.
Khỏi phải nói nỗi vui mừng của y như thế nào. Bước chân vào Quang Minh điện thấy nhà vua đang đứng bên giá 12 binh khí, đang điều hòa nhịp thở, ở chái đông điện Quang Minh. Lữ Khách biết nhà vua vừa luyện võ công xong.
- Hạ thần vui mừng được tiếp kiến long nhan.
Thấy nhà vua không nói gì vẫn điều hòa nhịp thở. Chàng ta lại nói tiếp:
- Không phải bao giờ võ công cũng tốt cho sức khỏe đâu bệ hạ.
- Đúng rồi. Trẫm nghiệm chứng thấy không đúng.
Nhà vua thở một hơi dài đi về long án thư, ngồi xuống dáng thư thái. Bàn tay trái để lên án thư, các đầu ngón tay gõ xuống mặt bàn như tiếng vó ngựa chạy, nghe rất là thích. Ngài nói:
- Khanh ngồi xuống đi. Những điều khanh viết trong mật tấu là thật hay là dối? (tức là Thái hay là Hư) -Và để khỏi tranh cãi dài dòng, ngài tiếp- Dối như thế để làm gì?
Thế là chết, nhà vua đang “đào” một cách nhẹ nhàng, êm ả chứ không ồn ào náo nhiệt như thói quen thường ngày. Là người chủ động trong cuộc chơi. Nhưng Lữ Khách vẫn không thể ngờ được nhà vua điều tra nhanh như vậy, chàng thầm khen bọn Cẩm y thị vệ lại giỏi đến thế, cái giỏi của chúng là giỏi cưỡi ngựa mà thôi (đa phần bọn chúng được tuyển từ ngự lâm quân mà qua). Nhưng cố tình im lặng giả bộ ngập ngừng:
- Dạ, dạ...
- Nói đi, dối chỗ nào.
- Dạ. Thần không có té sông đâu ạ.
-Ta hỏi khanh, khanh dựng câu chuyện (Kình Xương Khúc) ấy như thế để làm gì?
- Nói ra. Bệ hạ tha cho thần, mới dám nói.
Nhà vua im lặng suy nghĩ. Hôm nay muốn “gây sự” tên này cho bỏ tức nhưng sao muốn “kiếm chuyện” khó thế. Lòng ngài thấy thanh thản hơn thường lệ, Mừng vì không có chuyện té sông mà cũng bị dằn vặt bởi chưa hỏi han gì về thương tích và cũng như cuộc chiến đấu ở Hồng Linh tự. Lòng nhà vua vướng vào 2 chữ Thương và Ghét như Thiên Tướng ngộ Kỵ. Ngài cho đó là lời nói dối trung thực (Tuần Hư). Lòng nghĩ (tức Cơ Đồng) “hắn” kiếm chuyện để gặp ta.
-Thôi được, trẫm không bắt lỗi chuyện bịa đặt nhưng mục đích của khanh là gì?
- Hạ thần biết thế nào Hoàng Thượng cũng quan tâm chuyện ấy. Để hạ thần được tiếp xúc bàn chuyện cơ mật, nhất là về một bí mật về quan Liêm Tham, mãi đến hôm đi qua huyện Tào Lao thần mới được biết.
Nhà vua suy nghĩ “tên này” giỏi thật. Sao “hắn” biết ta quan tâm chuyện nào. Nhà vua nghĩ thầm, “hắn” tưởng là thắng trong cuộc chơi này, ta “giả nai” thử coi. Nhà vua hỏi:
- Sao bí mật về quan Liêm Tham lại tìm thấy ở xứ Tuất?
- Hôm hạ thần bị bọn Sơn Đường tấn công ở huyện Tào Lao, có một tên trung niên tên là Thiên Lương làm nghề kiếm củi, giúp đưa về nhà nghỉ ngơi. Tiện thể may lại chiếc áo do bọn tặc làm rách. Qua câu chuyện người này kể, mới biết quan Liêm Tham hồi làm quan xứ Hợi, bí mật cướp vợ của anh chàng này, giam giữ trong tư dinh. Người được gọi là vợ ấy, là một tiểu thư Thái Âm Kiếp, chỉ mới đính hôn mà thôi, có viết một tập thư gởi đến được tay chàng Thiên Lương, y vốn là kẻ hàn sĩ chưa có danh phận gì. Chàng ta lại nôn nóng đến gặp quan Liêm Tham, hồi ấy là phó Lãnh Binh, bị tên này truy sát. Khiến Thiên Lương phải đến trú ngụ nơi sơn cùng thủy tận là tổng Địa Võng, huyện Tào Lao, xứ Tuất. Trước đó y cũng vào tận vùng đất Hoang Đường ở một thời gian nhưng chịu không được bọn du côn trong ấy, bèn bén rễ tại đây. Thật ra y ở một nơi hoang vu trên đồi gần Địa võng.
- Vết thương ngươi như thế nào. Cho ta xem.
- Dạ thưa, “thân ai nấy lo, hồn ai nấy giữ”. Bệ hạ hơi đâu quan tâm chuyện đó.
Đó là cụm từ nhà vua dùng hôm trước. Nhà vua biết anh chàng chơi xỏ mình nhưng không bực mình, ngài cười phán rằng:
- Người làm tướng là phải biết quan tâm đến thương tích, đói no, bệnh tật của binh sĩ. Nhưng ta lại có tên quân sĩ ngu dốt không hiểu biết chuyện ấy.
Bị phản đòn hơi đau. Lữ Khách tìm lời chống chế:
- Người quân sĩ ngu dốt ấy, không muốn chủ tướng của mình bận lòng vì những việc nhỏ nhen đó, thưa Bệ hạ.
- Có bằng chứng gì về việc quan Liêm Tham hay người ta vu oan cho y. Đừng quên xứ Địa Võng hay nói trạng, nói dóc, nói vu...
- Thấy thần lúng túng không vá lại được áo, với lại tay thần đang đau, về sau chiếc áo ấy thần để lại cho y. Y thuộc loại áo vũ cơ hàn (y cũng hỏng mà cơ cũng hỏng). Và hiện giờ thần đã cho Khâm sai Thất Sát đến xứ Tuất bí mật đưa y về Cơ mật viện cơ sở 2 để bảo vệ, nếu Hoàng thượng có hứng thú, có thể gặp y vài hôm nữa. Trong lúc y chăm chú vá áo, đầu giường y có tập thơ, thần lấy đọc, nhờ đó, y mới kể những nỗi lòng, chỉ nhớ đại khái như sau:
...Thiên Lương chàng ơi! chàng ơi!.
Thương dùm thiếp với hỡi người tình chung.
Chúng ta vui cuộc tương phùng.
Muộn màn thiếp chịu, lạnh lùng thiếp mua.
Đừng buông những tiếng cay chua.
Lều tranh trở lại vui đùa với nhau...
Và còn có.
Có một người thương nhớ một người.
Nhưng mà xa cách quá đi thôi.
Giá như tay nắm người trong mộng
Vui bước bên nhau trọn một đời.
Nhà vua nghe thế liền khen:
Chỉ đọc qua một lần mà nhớ là tốt. Khanh đọc lại lần nữa trẫm nghe nào.
Lữ Khách cũng đọc lại đúng y như vậy. Và chàng ta còn khoe rằng:
- Cái gì cần nhớ là thần nhớ. Cái gì cần quên là thần quên ngay.
- Theo khanh, liệu y còn giam giữ nàng ấy không hay thủ tiêu rồi.
- Cái đó khó biết được. Nhưng thần tin rằng, tư dinh của y có giam giữ một số phụ nữ. Như bệ hạ đã biết đấy. Hành tung và nơi ở của y rất bí mật. Chính lúc ở xứ Thân hạ thần gặp quan Lãnh binh, hạ thần mới hiểu được vấn đề...
- Ủa sao lại có tên Lãnh binh xứ Thân tại đây?-
- Không đâu thưa bệ hạ. Hoàn cảnh và tâm trạng của hạ thần, khiến thần nhớ đến Khâm sai 20. Thần đến vào giờ y có thể mời thần ăn cơm để có thời gian để điều tra tìm hiểu. Và thần chợt nhớ đến Khâm sai 20, có lẽ cũng nghĩ như thế. Khâm sai 20 phát hiện điều gì đó, bị y thủ tiêu ngay trong căn nhà của y. Y chỉ cần nhờ một tên tâm phúc hóa trang là Khâm sai 20 cùng nhau rời doanh trại, mượn sự chân thật của bọn quân giữ cổng làm nhân chứng, kể cả người của ta cũng hiểu lầm vì trong bóng tối mập mờ ấy, chỉ thấy dáng dấp chứ không rõ mặt, mà trang phục của Khâm sai cũng là dân gian loại dễ hòa đồng nhất, tên kia chỉ cần qua khỏi doanh trại, đến đoạn tối gần cầu xóa bỏ hóa trang, đem con ngựa đến đèo Đà La xứ Tị xô xuống núi, trong khi chúng ta lại tìm con ngựa ấy ở xứ Thìn.
- À thì ra giản dị là thế, đến gần cầu tên thông gian xóa bỏ hóa trang và cứ thế đi thẳng, mục đích của chúng là mượn tay bọn lính gác làm nhân chứng. Chuyện quan trọng như vậy, sao giờ khanh mới báo?
Lữ Khách làm một động tác y hệt nhà vua đã từng làm. Tay trái đưa lên cao hất ra ngoài. Nhà vua không giận mà phì cười. Lữ Khách lại tiếp:
- Thần còn nghi tên này thông đồng với bọn Sơn Đường nữa đấy.
- Với ngươi thì khó khăn, với ta phẩy tay một cái là xong. Trẫm gọi y về đây, khanh đập nát tòa tư dinh ấy tìm kiếm bí mật khó gì.
- Thần nghĩ, vô cớ gọi y về, e rằng y phi tang chứng cứ. Với lại bọn khâm sai địa phương bí mật xâm nhập tư dinh, bị y phát hiện. Y có 2 con chó ngao, trước đây y cột lại, bây giờ y thả rông. Chứng tỏ cho thấy y có nghi ngờ. Ý thần là, nên nhờ quan Ngũ quân đô thống kiêm Thượng thư bộ Binh. Sai phái y tấn công bọn Sơn Đường, trước là tìm hiểu sự trung thực của y, thần nhận thấy y bỏ đồn ở tổng Đường Hoa là có sự bất ổn. Vả lại, trách nhiệm của y là bảo vệ lãnh thổ, nếu không hoàn thành phải cậy nhờ đến quân triều đình. Chính y cũng bỏ mặc cho huyện linh Tào Phi, khiến huyện Tào Tháo bị thiệt hại nặng. Y còn xòe 3 ngón tay ra nói, chỉ có 3 tên giặc mà thôi, làm gì phải động đến quân Cơ binh. Theo thần, muốn vào được động Sơn Đường phải 1, 2 vệ vượt qua đồi Răng Cop không thể đi theo con đường sạn đạo.
Nhà vua đập nhẹ bàn tay xuống bàn.
- Ừ như thế cũng hay đấy. Quan Thượng thư cũng úp mở nói như khanh, nên dùng bọn Cơ binh xứ Thìn trước. Trẫm cứ thương doanh Trung quân (mỗi doanh có 5 vệ, mỗi vệ có 500 quân) chưa quen với thời tiết ở vùng Hoang Đường, năm nay trời trở rét quá dài. Trẫm đắn đo chưa mở HQ 2 ngày tết thì lại đến gần.
- Thưa bệ hạ. Ngài đừng đắn đo chuyện ấy. Tại đó còn có hơn hai nghìn dân chúng chịu lạnh nữa, đâu phải chỉ có quân triều. Việc đánh vào Sơn Đường càng sớm càng tốt, nhất là trước tết. Bọn xấu, bọn ác đâu có nghỉ giải lao. Và cũng ngăn chặn kẻ ác tìm về với nhau. Xin thưa, việc quân ta vào vùng Hoang Đường vô tình, xô đẩy một số tay anh chị, bọn trốn tránh pháp luật chạy theo bọn Sơn Đường.
- Có thể điều khanh nói đúng đấy, số lượng bọn phạm pháp bắt rất ít. Để trẫm suy nghĩ thêm và làm việc với quan Đô thống. Đây là những văn thư trong chiến dịch An Dân, khanh cầm đi, chưa đánh đấm gì mà bọn Lưu tinh chuyển văn thư bị thương 2 đứa do té ngựa. Trẫm không sao hiểu được, chẳng có tin gì tối khẩn để đến nỗi, sai phái bọn lưu tinh đi suốt ngày đêm, để xảy ra tai nạn.
- Tâu, bên quân sự cái gì cũng khẩn cả, Bệ hạ nên thông cảm chuyện đó.
Cũng nhanh mau, khẩn cấp có người được quyền đó, và trách nhiệm của họ. Gặp những tai nạn đáng thương vì nhiệm vụ, họ còn được an ủi bởi chiến dich, chiến thương bội tinh, rủi ro bị mất mạng vợ con cha mẹ còn có tiền tuất, tiền tử. Khác với bọn “Phản Ứng Nhanh” vùng Hoang Đường, vô tích sự gieo họa cho mình, cho người. Còn sống mang thương tích báo hại người thân.
Câu chuyện đến đây, bỗng thấy phía sau Quang Minh điện có người vào. Đó là Hoàng tử. Hoàng tử chào nhà vua và quan khâm sai, rồi kề tai vua nói nhỏ gì đó. Nhà vua lên tiếng:
- Chuyện tạm dừng ngang đây. Sáng mai khanh đến đây gặp trẫm, ta bàn tiếp. Đừng quên mang tài liệu về. Nhưng cũng đừng quên bản mật tấu hôm nay chưa gởi. Hì hì... Này khanh có nghe chuyện Tổng đốc xứ Thìn xin từ chức chưa.
- Thần nghĩ, do con trai của mình bị bọn Sơn Đường bắt cóc, nên quan Tổng đốc từ chức để bọn giặc khỏi gây áp lực. Đúng là một trung thần. Trộm nghĩ. Bệ hạ nên đưa tạm thời quan khâm sai Thiên Phủ nắm quyền Tổng Đốc xứ Thìn, để bọn thần dễ đối phó với quan Lãnh binh. Dù y thắng thật hay thắng giả trận này, thần vẫn có biện pháp đối phó.
- Trẫm bàn với quan Tể Tướng cho hợp lý, về việc khanh tiến cử quan Thiên Phủ. Trẫm cho người giám sát trận đánh, khanh đừng bận tâm chuyện ấy. Thắng thua gì trẫm cũng lôi đầu về đây, khanh tha hồ tìm hiểu bí mật nơi tư dinh của y. Khanh chớ manh động trong lúc y đang động binh, kẻo sinh chuyện không hay. Thôi khanh về đi sáng mai bàn tiếp.
Thế là nhà vua không còn cấm cửa (Cự Kỵ) nhưng cái tội ngài vẫn chưa tha.

Thanked by 1 Member:

#18 huynhthanhchiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 202 Bài viết:
  • 341 thanks

Gửi vào 20/04/2012 - 21:57

Hồi thứ 14.
Bản mật tấu thứ ba.
Rạng ngày 15 tháng chạp năm ấy, gần cuối giờ mão, Viên cận thần của nhà vua đã có mặt tại Quang Minh điện. Hôm nay gió đông phong thổi về, kèm theo những hạt mưa nhỏ li ti, đúng như tòa Khâm Thiên giám dự báo. Trời còn mưa và lạnh đến tận ngày tết Nguyên Đán. Lại thấy thêm nhiều cây cảnh xếp bên những vạc đồng lớn trước sân Quang Minh điện. Cũng là sân sau của Thái Bình điện nơi thiết đại triều nghi 2 lần mỗi tháng.
Khâm sai Tử Vi không thấy nhà vua ngồi ở long án như thường lệ, chỉ nghe tiếng đàn của ngài qua cây đàn nguyệt (còn gọi là đàn tranh 2 dây, miền bắc gọi là đàn kìm) ở sảnh phòng phía đông vang lại. Đó là bài quen thuộc “Ngũ điểm”, giữa đại sảnh rộng thênh thang lấp lánh các bảo vật xà cừ, vàng son, bình sứ, tranh ảnh, các bức đại tự sơn son thếp vàng. Các hàng cột bằng đá trắng được gọi là bạch ngọc, khắc chạm tinh xảo hình rồng, 4 cột trụ cái to một người ôm không xuể, và hằng chục trụ con nhỏ hơn lóng lánh vân đá. Phía sau vách gỗ nơi nhà vua thường ngồi lại là thiện phòng, ngài thường ăn trưa một mình tại đây, ở đây gọi là “thời cơm”. Chái tây là thư phòng cũng có một long sàng để ngài nghĩ trưa. Buổi tối ngài thời cơm tại Thiện đường nằm trong Tử Cấm thành với hoàng hậu, hoàng tử và công chúa. Quang Minh điện cũng là cửa ngỏ đi vào Tử cấm thành. Chỉ có bọn thái giám mới ra vào mà thôi, bọn cẩm y chỉ canh gác bên ngoài.
Chợt cơn gió đông phong thổi vào, một hoa tiên từ long án bay về phía quan cận thần. Lữ Khách áy náy nếu cầm lên ngại rằng đọc trộm, nếu để vậy thấy tội, tội làm sao. Tờ hoa tiên tinh xảo với hình hoa lá in thủy ấn (in chìm) chạy những đường chỉ vàng, đây là loại giấy để nhà vua viết thư, họa tùy thích, cỡ nhỏ. Trên hoa tiên có bài thơ viết chữ thảo bay bướm, càng đọc hóa ra bài thơ chàng ta đọc hôm qua. Nhưng bây giờ được nhà vua dịch theo kiểu Tử Vi.
Có một người thương nhớ một người.
Nhưng mà xa cách quá đi thôi.
Giá như nắm được người trong mộng
Vui bước bên nhau trọn một đời.
Nhà vua chỉ đổi chữ “mà” thành chữ “kìa”.
Có một người THIÊN TƯỚNG một người.
Nhưng kìa gã CỰ nỡ chia đôi.
Giá như THAM PHÁ người trong mộng
ĐÀO VŨ bên nhau trọn một đời
(Đào Vũ tức múa hát, vui chơi, vui bước..)
Đây là câu thơ chàng ta làm ra. Mô tả bộ 3 sao Tham Cự Tướng trong Tử Vi luôn luôn đứng kề nhau. Một sao ham muốn và một sao thương thích, bị ngăn cách bởi một sao Cự Môn. Trong khi vận động trí nhớ những câu thơ của thiếu phụ Thái Âm mà y không nhớ nổi, chàng ta linh hoạt đem nhét đại những câu thơ của y làm. Rồi tự hào có trí nhớ tốt. Điều kỳ lạ nhà vua nghe loáng thoáng 2 lần đã thuộc và còn dịch ra Tử Vi nữa. Hóa ra, nhà vua đang thẩm tra ca từ trong bài Ngũ Điểm có đúng âm luật hay không (Hình Âm cách, tất nhiên là đi với Xương Khúc). Trong lúc hoang mang, bỗng nghe tiếng nhà vua từ phía sau:
- Đọc trộm văn thư tối mật hả. Biết tội gì chưa?
- Xin thưa... Gió...
- Trẫm có thấy.
- Hình như câu thơ này của... gã Thiên Lương.
Nhà vua bảo:
- Nó chưa đăng ký. Bây giờ trẫm đăng ký trước là của trẫm. Nhà vua cười hì hì... Trong bản mật tấu thứ 2 của ngươi, có chuyện vui phụ nữ bán gà sao không kể trẫm nghe. Trẫm đã nói phải viết hết những gì mình thấy mà.
Nhà vua khi đọc đoạn này, thừa biết là Lữ Khách “làm bẫy” để gặp nhà vua. Nhưng nhà vua phớt lờ. Bây giờ đã tha thứ việc ấy, hỏi sau cũng không muộn. Ngài thân mật kéo Lữ Khách đi về phía long án chỉ chiếc đôn chàng ngồi. Nhà vua lấy 3 viên bạch ngọc để luyện ngón tay, ngài vừa đi vừa tung hứng rất khéo. Chờ nghe Lữ Khách kể chuyện. Và Lữ Khách thật thà kể ra những gì mình thấy với ngôn ngữ “trời ơi!” mà các khâm sai Cơ mật viện hay dùng.
- Hôm đó. Thần đang ăn cơm trông thấy một thằng “trời đánh” đến mua gà. Chị phụ nữ có bộ ngực to như 2 quả bưởi – vừa kể, chàng ta dùng 2 bàn tay khum khum đặt lên ngực để mô tả - Thằng trời đánh lựa 2 con gà, nhờ cô ta cầm tay phải, lại lựa tiếp 2 con gà đưa cô ấy cầm tay trái. Xong rồi, nó đưa tay bóp vú cô ả, khiến cô nàng ngoác mồm chưởi inh ỏi cả góc chợ.
Kể xong Lữ Khách cười ha hả. Nhà vua cũng cười theo vài tiếng lấy lòng. Nhưng sắc mặt nhà vua bỗng nhiên nghiêm nghị.
- Trẫm không ngờ khanh là bậc đại thần, ra ngoài đã không giữ lễ thì thôi, thấy phụ nữ lại nhìn hau háu vào ngực người ta, ăn nói thô lỗ, vú vê thật vô duyên trơ trẽn, còn làm những động tác khó coi – nói đến đấy, nhà vua cũng dùng 2 tay vẽ trên ngực mình 2 cái vú còn to hơn nữa, lắc lắc tấm ngực của ngài – Các mật tấu của khanh toàn là mô tả gái đẹp, áo hở ngực, yếm thắm... - đó là những từ nhà vua gạch dưới - Các mật tấu của khanh toàn là đàn bà, con gái không là tại sao?
Lữ Khách lúng túng châm chế.
- Bản tấu xứ Thân, thần mô tả có cả bọn quan binh đó,
- Hừ, không có gái thì nhìn bọn quan binh chứ gì? Nè nè... mũi súng bằng 2 ngón tay đẹp nhắm bắn vào Lữ Khách. Có phụ nữ, đàn bà thì điều tra rất là mau? Trẫm bảo khanh đi điều tra vụ khâm sai mất tích, chứ có điều tra gái đâu? Khanh là nam nhi lại vào ngủ trong chùa sư nữ là tại sao? Tại sao?
- Hạ thần có điều tra đâu, chẳng qua hoàng thượng bảo thấy sao viết vậy. Việc ngủ chùa là việc bất dắc dĩ “cùng tắc biến..”.
Nhà vua cướp lời:
- “Cùng tắc biến. Biến tắc thông ... dâm” chứ gì?. Từ nay, thấy bọn phụ nữ chỉ nhìn từ cổ trở lên nghe rõ chưa? Đọc điều 1 nội quy cho trẫm nghe.
- Trọn đơi.... À. Trưởng phòng Tử Vi phải ngồi tại chỗ chấm chấm chấm.
- Đó thấy chưa, ngồi tại chỗ đâu có bị Đà La như thế này. Trẫm biết mà, chuyện xứ Thìn quan Liêm Trinh, hay quan Sát Phá cũng tìm ra được mà thôi. Khanh vẽ chuyện đi điều tra để nhìn gái thì có, đi lòng vòng. Thôi đúng rồi, trước đây có quen cô nào ở xứ Thân, bây giờ tìm cớ để đến đó. Nói thật đi, trẫm tán thành chứ không cấm cản gì đâu. (cấm là Kỵ, cản là Đà. Kỵ Đà cách).
- Dạ thưa chẳng có chuyện ấy đâu, chẳng có hồn vía nào để ý việc ấy.
- Thế sao khanh độc thân?
- Cơ Mật viện có 4 khâm sai độc thân đâu có riêng gì thần. Bọn thần hăng say với công việc, chẳng ai nghĩ đến chuyện vợ con. Sau này bệ hạ không dùng, hạ thần về hưu lấy vợ còn kịp chán.
Nhà vua nghe thế bật cười:
- Như thế già khú đế rồi còn gì.
Từ đó về sau những bản mật tấu mô tả về người. Ta chỉ gặp những phụ nữ xấu xí, nào là mới 20 tuổi tóc đà bạc trắng, má hóp nhăn nheo... nào là mặt như cái bánh đa, mắt toét cộng thêm miệng hô... Nhà vua đọc cũng phì cười nhưng trong lòng vẫn thích, thà rằng y nói dối còn hơn nói thật.
Nhà vua vẫn đi lại dáng thong dong thầm nghĩ. Hôm nay ta thật lòng không muốn gây gổ với “hăn”, muốn “hắn” ở lại ăn trưa cho vui. An ủi “hắn” là chính. Cho nên nhà vua dịu giọng bảo:
- Thôi từ nay ngồi một chỗ, đâu có cảnh như ngày hôm nay. Ta có điều ái ngại với khanh, đã 5 năm rồi không phong thưởng gì thêm cho khanh, khanh có buồn không?
- Thần hài lòng với địa vị hiện giờ, chỉ mong sao công việc cho tròn mà thôi.
- Bộ khanh không thích Tòng nhất phẩm sao? Bên văn làm Hiệp biện học sĩ, bên võ làm Đô thống.
- Như thế thần không còn ở Cơ Mật viện nữa. Thần làm những việc mà thần không thích, chưa chắc đã thành công. Rõ ràng là thần không thể làm Hiệp biện học sĩ, bọn thần ăn nói ẩu tả đã quen rồi. Ra đường ăn mặc theo lối dân gian, làm quan Đô thống mũ cao áo dài, cân đai, nghiêm nghị hoàn toàn không thích hợp. Khả năng chiến thuật, chiến lược là hoàn toàn không có.
- Khanh nói thật lòng chứ?
- Thà rằng bệ hạ cho thần về hưu còn hơn.
Nhà vua than:
- Xưa nay Viện phó Cơ Mật chỉ đến Chánh nhị phẩm là cùng. Ta không muốn phá lệ (cũng là Phá Hình nhưng đi với Xương Khúc) để nghe tiếng bấc, tiếng chì. Khanh nói trung thực chứ.
- Đâu phải riêng thần các khâm sai khác cũng vậy. Việc làm của khâm sai có tí hồi hộp, có tí suy nghĩ, chẳng có ai cầu cạnh xin xỏ điều gì, nhất là được thường xuyên gần gủi bệ hạ.
Nhà vua rất đẹp lòng cứ như Thiên Đồng ngộ Đào Hồng gia thêm Song Hỉ.
- Ta cư xử với khanh không được tốt, thường la mắng khanh có buồn không?
- Nếu không được hoàng thượng la mắng, thần e không được tiến bộ như ngày hôm nay.
Nhà vua suy nghĩ một hồi lâu đặt câu hỏi:
- Điều hạnh phúc nhất của khanh là gì?
Lữ Khách trả lời nhanh:
- Là những phút giây này đây.
- Khanh đừng quên ta vừa mới trách mắng khanh.
- Thần cho đó là lời chỉ dạy.
- Thôi được trẫm cám ơn khanh, trẫm hứa là không làm phiền khanh hôm nay. Chúng ta đi vào việc quan Lãnh binh xứ Thân. Khanh đánh giá những động thái của y như thế nào?
- Xin thưa. Thần nhập vai có người thân đi lính ở xứ này, nhờ cậy y giúp đỡ. Lãnh binh Phá Quân Triệt, khuyên thần xin với quan Đô thống cho về xứ Ngọ, chứ ở đây không quen thung thổ, nghe vượn hú chim kêu cũng sợ, nghe con mang nó tác cũng run, vì thế quan Lãnh binh.xứ Thân mới đưa quân làm quen với rừng núi. Đi luồn rừng chỉ một tuần nhật là rách hết áo quần. Cho nên, y quyết định làm một con đường chạy dọc theo biên giới. Để lính y đi lại đỡ vất vả, y còn than rằng. Bọn nghỉ ngơi lại hay sinh đau ốm, đó là nét rất đặc biệt ở xứ này, vì thế y phải thường xuyên tập luyện quân sĩ. Y khoe đã làm gần xong ba đồn dọc biên giới. Y cho rằng, cái ăn ở đây không quan trọng bằng cái mặc. Y còn biếu thần cặp chim công rất đẹp, y có đủ nào là chim trĩ, gà lôi, nai, hươu đều có cả. Thần viện cớ bận đến đi đến xứ Dậu, có dịp sẽ đến lấy về. Thần trộm nghĩ, bệ hạ nuôi chim công trong vườn thượng uyển rất hợp đấy.
- Khanh không thấy, trẫm có bao giờ nuôi con vật nuôi nào đâu, trừ con cá dưới hồ Thái Dịch. Trẫm chẳng thích nhìn thấy con vật nào bị cột, bị trói, bị giam trong chuồng cả (Kỵ Phá).
Nghe thế viên khâm sai liền “bắn tỉa” liền.
- Thế mà Cơ Mật viện, có người bị giam giữ không đi đâu cả.
Nhà vua phì cười trước câu nói ấy. Ngài suy nghĩ và “nổ súng” lại ngay:
- Buồn cười, có người lại đem so sánh mình với con vật. Xem Cơ Mật viện như một cái chuồng.
Bị thua đau Lữ Khách nói lãng sang chuyện khác:
- Thần nghĩ việc làm của khâm sai xứ Thân không có gì sai trái. Bệ hạ nên lịnh cho ngài Thượng thư bộ Binh nên cấp phát thêm quân phục cho lính xứ ấy.
- Được rồi. Trẫm sẽ lịnh, cấp thêm gấp mỗi người 2 bộ quân phục trước tết. Khanh hài lòng chứ.
- Muôn tâu. Lính xứ Thân hài lòng chứ không phải là thần. Thần khỏi áy náy trong lòng mà thôi.
- Cũng cho khanh biết. Trẫm đã có lịnh cho Lãnh binh xứ Thìn dẹp bọn Sơn Đường trước Tết. Vậy thì khanh phải phối hợp cho tốt. Theo khanh thì Lãnh binh Liêm Tham là loại người gì trong Tử Vi.
Đến đó lại thấy bọn thị vệ mang theo một số công văn vào. Nhà vua vừa xem vừa trò chuyện. Lữ Khách lên tiếng.
- Theo thần quan Liêm Tham là người có lý tưởng, có đường lối (Thái Tuế) nhưng y đã đi sai đường (Không Kiếp) tự đánh mất mình. Nhìn bên ngoài y là người anh hùng không có dâm tính, nhưng bên trong y là con người bệnh hoạn. Tật ách cung của y đầy rẫy các sao dâm. Hồi sinh thời sư phụ của thần, lưu ý thần điểm này. Nhìn người rất khó đánh giá, chỉ qua một số việc làm, ta mới phỏng đoán được lá số Tử Vi của họ. Trước đây thần vẫn nghĩ rằng y là người đứng đắn. Nhưng bây giờ đã rõ bề ngoài vẻ kiêu hùng của y là dâm bịnh bên trong.
Nhà vua cười cười nói:
- Sao giống thằng đại tá bên Canada vậy.
- Đúng vậy, thưa bệ hạ.
Nhà vua có vẻ không thích nói đến dâm tính, Ngài lãng sang chyện khác.
- Khanh đánh giá thế nào về quan Tể tướng?
- Xin thưa. Đó là con người tốt. Ngài Tể tướng. Càng lên cao càng tỏa sáng. Trái lại một số người càng lên cao càng lộ ra những cái xấu xa.
Nhà vua đặt câu hỏi:
- Khanh cho ví dụ.
- Chuyện đã qua là quan Tế tửu (hiệu trưởng ngày nay) dâm ô, hủ hóa. Và bây giờ là quan Lãnh binh Tham Liêm.
Nhắc đến quan Tế tửu nhà vua rất hài lòng về viên cận thần của ngài. Một việc tưởng chừng rất nhỏ, chuyện dâm ô. Không ngờ lại dẫn đến vụ án rất là lớn. Kéo theo một bầy, một bọn từ bao che, đến nhận hối lộ, đến cưỡng bức cung. Nạn nhân của vụ án lên đến 5,7 người. Chỉ có 2 người đi tố cáo, ai đời nguyên đơn bị bỏ tù. Những nạn nhân còn lại sợ quá bỏ trốn. Cơ Mật viện biết được vụ việc, chơi trò “bắt cóc” được một nạn nhân và tố ngược trở lại. Vụ ấy, dư luận ủng hộ (Phủ Hồng), nhà vua cũng đứng về phía dân nhân, quan niệm của ngài là. Các quan lại có tội đã ra công khai thì phải sáng tỏ, không có bao che, đánh mất niềm tin của dân chúng. Nếu đang còn âm thầm, kín đáo nhẹ tội ngài khuyên nên về vườn đi. Vì thế, ở đất nước này tuy có một vị vua hiền nhưng các quan lại thay nhau xin từ chức.
- Có bao giờ khanh nghĩ đến việc, chọn người qua các lá số Tử Vi các quan lại trong triều chưa?
- Qua trò chuyện bí mật lấy lá số Tử Vi của họ thì được. Nếu công khai thần e rằng không có lá số thật.
Nhà vua cười bí mật:
- Đúng thế. À mà đến giờ ngự thiện rồi. Khanh ở đây thời cơm với trẫm chứ.
Tất nhiên, viên Khâm sai đại thần đâu có thể từ chối như thường lệ, vì đây là cơ hội của y.
Thiện phòng có một cái bàn dài vài trượng. Trên đó để la liệt các hộp thức ăn đựng trong cái tráp bằng sơn mài cẩn xà cừ, cẩn bạc và cả thếp vàng, có dán niêm phong của phòng ngự thiện, dán tên món ăn trên giấy điều chữ đen. Nhà vua thời cơm sớm là có ý tốt. Một số món ăn ngài dâng lên bà Hoàng thái hậu ở Diên Thọ cung, một số món ngài ban cho Hoàng hậu và còn ban cho Viện Cơ mật, bọn quan lại Cẩm y trực buổi trưa, đây là hình thức biểu lộ tình cảm của ngài.. Những món ăn được đặt những cái tên mỹ miều, kiêu sa khó biết được thực chất chúng là gì. Viên cận thần không lạ lùng những món ấy nhưng vốn là người không quan tâm đến ăn uống, y chẳng buồn để ý đến. Nhà vua chọn 3 món để cùng ăn với viên cận thần yêu quí là “Lý ngư vượt môn” (tức cá chép hấp cách thủy, được bỏ trong tráp, lóp vải điều bọc rơm còn nóng hổi). Món “Thiên nga ấp nguyệt” là con vịt hầm với trứng cút nhiều vị thuốc bắc. Và món canh “Tường Vân” là miến tàu, mộc nhỉ, kim châm... Ngài quảng cáo đây là món canh miến có tính chống trầm cảm, giải sầu chứ không phải “giải sầu” theo nghĩa của khanh nghĩ đâu nhé. Cơm là loại “hẻo rằn” màu vàng trồng phía nam sông Bảo giang nơi có có những mẫu ruộng trồng lúa để tiến vua.. Khi bọn thị nữ bưng bê hết những món ăn biếu tặng, và cho các thị nữ hầu ngự thiện ra về, để ngài và viên cận thần được tự nhiên.
Lần thứ tư y được cùng ngồi ăn cơm với nhà vua những lần trước còn có quan Tể tướng. Lần này chỉ có mình y, khiến y cảm thấy rụt rè. Nhà vua ngồi ở đầu bàn và viên cận thần ngồi bên phải. Chợt nhìn thấy những sợi tóc bạc, trên mái tóc của viên cận thần nhà vua đâm thương hại. Y mới 45 tuổi mà tóc đã sớm bạc rồi sao. Còn ngài hơn y 10 tuổi, e rằng mình cũng già nua mất rồi, nhưng nhìn vẻ bên ngoài cứ ngỡ như là ngài mới ngoài 40 mà thôi. Nhìn người đâm thương hại mình. Bỗng cơn đau chận ngang ngực, nhà vua buông đũa, đưa bàn tay đẹp đè lên ngưc. Viên khâm sai lên tiếng.:
- Bệnh bệ hạ không thuyên giảm sao?
Nhà vua cười buồn:
- Thuốc Thái y viện hình như không hiệu quả. Khanh à, chắc trẫm không còn gần khanh bao lâu nữa đâu.
- Thưa bệ hạ. Khi đau ốm người ta thường có tư tưởng bi quan như thế.
Nhà vua đưa bàn tay phải, nắm lấy cổ tay trái của viên khâm sai, lúc ấy đang nắm thành quyền, để trên bàn. Ngài đứng dậy đặt bàn tay trái của viên cận thần lên lòng bàn tay trái của ngài, dùng ngón trỏ bàn tay phải xinh đẹp của ngài, bật mở lòng bàn tay của viên cận thần. Ngài dùng ngón trỏ rà rà trên lòng bàn tay viên cận thần khiến y không hiểu ý định nhà vua là gì. Nhưng rõ ràng là một cử chỉ đầy thân thương.
- Khanh phải hứa, cùng trẫm vi hành ra ngoài kinh thành một chuyến.
Bất ngờ ngón cái bàn tay trái của nhà vua đè ngón trỏ của viên cận thần cụp vào, cũng là lúc ngón trỏ tay phải của nhà vua và viên cận thần tạo thành cái ngoéo tay của bọn trẻ con. Nhà vua bật cười:
- Đó, khanh đã ngoéo tay với trẫm.
Thật khó tin nhà vua và viên quan đại thần lại chơi trò con trẻ. Và viên cận thần bất ngờ bị sập bẫy. Đây là vấn đề từ lâu đã đặt ra, lần nào viên khâm sai cũng tìm mọi lý lẽ gạt bỏ. Một nhà vua đẹp trai như thế này ra ngoài gặp bọn “Đào hoa vẫy” cũng đủ sinh chuyện rồi chứ không bàn đến những phức tạp khác. Nếu như cuộc sống trong kinh thành thành có nề nếp, toàn là dinh thự, tư dinh, doanh trại và một số dân nghèo phục vụ tầng lớp kể trên. Ban đêm vào cuối giờ tuất đã tắt đèn, 10 cửa thành đóng lại. Trái lại bên ngoài kinh thành phía đông và nam, vui chơi suốt sáng, ngựa xe tấp nập, trên bến dưới thuyền, cuộc sống xô bồ ăn nói phức tạp. Ngay cả từ “chạy làng” nhà vua cũng không hiểu. Nếu vi hành ra ngoài, sợ e ngài thất vọng mà thôi. Năm xưa, khi vừa cưới vợ xong, ngài tổ chức tuần du thăm đèo Đại Đà La, phái đoàn lên đến 5 ngàn người, tiếp thăm biển Kình Dương xứ Mùi lên đến 7 ngàn người. Tuần du thì có bộ Lễ lo nhưng vi hành (đi bí mật) với viên cận thần thì chỉ có y lo mà thôi. Y không ngại vấn đề an ninh, Cơ mật viện không thiếu cao thủ để bí mật che chở nhưng làm sao để ngài tránh tiếp xúc với bọn du côn, du đãng... bọn Đào Hoa vẫy khó ơi! là khó.
-Trẫm phải đến thăm cơ sở 2 của Cơ Mật viện chứ.
- Đó chỉ là hiệu sách mở công khai có gì đâu. (Là nơi các khâm sai địa phương gởi tin về triều đình)
-Trẫm cũng đến thăm tư dinh của khanh nữa chứ.
- Chỉ là căn nhà tầm thường của bọn độc thân, bề bộn lắm.
- Nhưng đó là ước muốn cuối cùng của trẫm. Mà khanh đã ngoéo tay rồi đấy.
Những từ “ước muốn cuối cùng”... làm lòng dạ viên khâm sai xao xuyến. Mối thâm tình của 15 năm kề cận bên ngài, trở thành một tình cảm rất đặc biệt chỉ 2 người biết với nhau mà thôi. Các bản mật tấu chỉ là cái cớ để giúp nhà vua nắm bắt tình cảm của viên cận thần, cũng là cơ hội để viên khâm sai bày tỏ tình cảm. Vì thế trong bản mật tấu cuối cùng diễn tả tâm trạng ngày về, được viết.
Càng xa xứ Ngọ càng thương nhớ.
Chỉ muốn làm chim chóng trở về.
Hôm qua đuổi giặc trên mình ngựa.
Mai lại về đây trọn câu thề.
Kể cả lúc lọt ổ phục kích của bọn giặc Sơn Đường, cái nguy khốn đánh mất tất cả các suy nghĩ khác. Được y viết là.
Lòng thần thầm nghĩ, chỉ có phép lạ của hoàng thượng mới cứu được thần thôi. Và phép lạ xảy ra tức khắc. Một thiên thần giáng xuống. Đó là người Cổ Tích... “Ta đến từ xứ “Tình Thương Bao La” để cứu ngươi...” Nhà vua vô cùng sung sướng khi viên cận thần trung thành của ngài, luôn luôn tưởng nhớ Lộc Tồn đến ngài kể cả lúc nguy hiểm nhất. Sau khi cộng trừ với bọn gái đẹp, yếm thắm, má đào... những từ “hoàng thượng”, “bệ hạ”, “nhà vua” vẫn nhiều hơn. Thế là ngài vui. Các bản mật tấu về sau, được đem vào tẩm phòng của ngài ở điện Càn Thành, để đêm đêm ngài đọc lại. Như một liều thuốc an thần đưa ngài vào giấc ngủ.
file:///C:/DOCUME~1/Admin/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.jpg
Nếu như các quan Tể tướng, Thượng thư với ngôn ngữ hàn lâm, bảo sao nghe vậy, như cỗ máy. Trái lại viên cận thần, ăn nói ẩu tả, còn bắt bẻ cả nhà vua... đối với ngài là điều thú vị nhất. Nếu tính đến mối duyên kỳ ngộ thì ngài đã quen biết “hắn” đã 27 năm.
Ta thường cứ nghĩ, những gì nhà vua muốn là được, những quyết định của người có thể thay đổi vận hạn cả triệu người. Thực tế lại không phải như thế. Đôi khi chỉ một người dân thôi, có thể làm thay đổi vận mệnh cả đất nước. Ví dụ như là trường hợp bọn Sơn Đường.
Hồi thứ 15.

#19 huynhthanhchiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 202 Bài viết:
  • 341 thanks

Gửi vào 20/04/2012 - 22:08

Trích dẫn

Chuyện đã qua là quan Tế tửu (hiệu trưởng ngày nay) dâm ô, hủ hóa. Và bây giờ là quan Lãnh binh Tham Liêm.
Nhắc đến quan Tế tửu nhà vua rất hài lòng về viên cận thần của ngài. Một việc tưởng chừng rất nhỏ, chuyện dâm ô. Không ngờ lại dẫn đến vụ án rất là lớn. Kéo theo một bầy, một bọn từ bao che, đến nhận hối lộ, đến cưỡng bức cung. Nạn nhân của vụ án lên đến 5,7 người. Chỉ có 2 người đi tố cáo, ai đời nguyên đơn bị bỏ tù. Những nạn nhân còn lại sợ quá bỏ trốn. Cơ Mật viện biết được vụ việc, chơi trò “bắt cóc” được một nạn nhân và tố ngược trở lại. Vụ ấy, dư luận ủng hộ (Phủ Hồng), nhà vua cũng đứng về phía dân nhân, quan niệm của ngài là. Các quan lại có tội đã ra công khai thì phải sáng tỏ, không có bao che, đánh mất niềm tin của dân chúng. Nếu đang còn âm thầm, kín đáo nhẹ tội ngài khuyên nên về vườn đi. Vì thế, ở đất nước này tuy có một vị vua hiền nhưng các quan lại thay nhau xin từ chức.
Vụ này khó nhỉ, chẳng lẻ lại dính đến giáo dục, đến Nguyễn Trường Tô. Chắc không phải đâu, đây là chuyện tử vi mà....

#20 huynhthanhchiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 202 Bài viết:
  • 341 thanks

Gửi vào 24/04/2012 - 18:11

Hồi thứ 15.
Cờ bay phất phới.
Nói về bọn Sơn Đường. Khi quân triều đình chiếm vùng Hoang Đường với quân số lên đến một doanh khiến Phá Vương hiểu rõ, kế tiếp là Sơn Đường. Một mặt y ra lịnh kêu gọi bọn đi “làm ăn xa” trở về. Bắt cóc thêm 2 lang y chữa nội ngoại thương ở huyện Hồng Loan. Thu nhận những tay anh chị, trốn tránh pháp luật bổ sung thêm vào quân số, từ vùng Hoang Đường đến. Mặc dù có một số lâu la của y tìm cách đào ngũ nhưng quân số của y lại tăng lên đến 150 quân. Sát vương tuy đang bị thương nhưng vẫn đưa ra những nhận xét rất chính xác. Cần tạo thêm nhiều cung thủ và làm thêm cung tên. Phòng thủ chính ở vùng sườn đồi núi đá vôi. Lấy núi Sọ Người là mục tiêu phòng thủ chính. Tạo một tuyên chốt phòng thủ từ núi Lớn đến núi Răng Cọp. Chuyển 2 cây nỏ được chúng phong là Nỏ Thần về phía đồi núi (còn gọi là ná, như cây cung nhưng có thanh gỗ ở giữa để gắn tên, bắn bằng lẫy cò, có thể bắn được 2 mũi tên cùng lúc. Khi lên dây, một chân đạp cánh cung, hai tay lên dây gài vào chỗ lẫy cò, sát thương trên trăm trượng. Đây là cây ná bắn voi của người dân tộc vùng Sơn Đường). Chúng tin là quân triều đình đi theo lối ấy, qua sạn đạo là việc không thể, khi cần chúng cắt dây các cầu treo thế là xong. Vì thế chúng chẳng cần phá hủy các công trình đó, mục đích là chúng dụ quân triều vào để bắn tỉa. Quả nhiên chúng lý luận rất là đúng. Đi qua sạn đạo tuy khó khăn nhưng chỉ nửa canh giờ mà thôi là vào tới động Sơn Đường dưới núi Sọ Người. Nhưng đi đường vòng ư, mất cả ngày nếu chưa biết lối đi. Lại đi dưới những ngọn núi răng cọp, dưới chân là đá tai mèo, gai góc cỏ dại, phơi mình ra để bọn chúng bắn. Với lợi thế lại thêm bị dồn vào thế liều mạng chúng không hề nao núng. Sơn Đường như ngày hội, cả trăm cây cung được làm ra, hằng vạn mũi tên bằng tre làm vội, hằng trăm trượng dây được tết lại để chuyển lương thực, cung tên lên các hang hốc trên các sườn đá vôi. Và vui như tết là tập bắn. Tham vương thì lo việc đốc thúc việc làm cung tên, Sát vương thì lo huấn luyện, Phá Vương luôn luôn động viên. Một lá đại kỳ đầu lâu xương chéo được đăt trên núi Đầu Lâu, làm hiệu lịnh bay phất phới rất khí thế. Đâu đâu cũng rộn ràng, người nào cũng tay đao, vai cung. Bọn Sát Phá Tham, Cự Đồng Binh tạo kiếp nạn sẵn sàng chống linh (Kình Linh) của triều đình. Chỉ nghe bọn chúng lập đi, lập lại những từ nghèo nàn hầu như giống nhau là do thám, bắn, giết, chém, phục, chiếm, đoạt....
Trong lúc ấy bọn Sát Phá Tham... vì lý tưởng triều đình thì sao? Cũng vẫn dùng các từ ấy.nhưng đó là trách nhiệm gánh trên vai của họ. Và khi bước vào cuộc chiến, từ được 2 bên dùng nhiều nhất là “sống hay là chết” (Tử hay là vi). Tại đây là môi trường của cái chết, cái bị thương là rất dễ, chỉ cần xâu xấu thôi là chết. Hằng trăm con người luôn luôn đang rình rập nhau, đem mọi thủ đoạn, âm mưu đến cả sự thông minh để mưu hại lẫn nhau. Con số mà người ta cần biết là con số thương vong, số tấc đất lấn tới... chứ không phải số tiền. Và từ “may mắn” cũng được thầm thì nói. Như, may mà hôm nay cơ, đội ta ở tuyến sau làm trừ bị, may mà gặp quan chỉ huy không có số nướng quân, sat quân, may mà bị thương không chết, may phước chưa bị thương nhẹ.

Lãnh binh Liêm Tham là một người có nét đặc thù. Y thích chiến tranh, y muốn có chiến tranh, y thích hợp trong thời kỳ tao loạn. Y muốn có giặc để y trổ tài. Loạn thế tạo anh hùng, cho nên y bỏ ngỏ vùng Hoang Đường sinh loạn, để y đánh dẹp trở thành con người nổi bật. Bọn Sơn Đường càng mạnh bao nhiêu chiến thắng của y càng vang dội. bấy nhiêu. Phải có nhiều kẻ thua, chiến thắng của y mới giá trị. Khi quan triều kéo đến vùng Hoang Đường, để chuẩn bị đánh vùng Sơn Đường y cảm thấy bị đánh mất một cơ hội. Bất ngờ vui mừng cho y, khi quan Thượng thư bộ Binh yêu cầu y động binh trước ngày 20.
Y tập trung 3 cơ, mỗi cơ có 10 đội, mỗi đội có 50 quân. Vị chi 1500 quân, trong đó có 300 cung thủ, 65 ngọn cờ. Mang theo 4 ngày lương khô, có nghĩa muộn nhất là chỉ nội trong 4 ngày là hát khúc hoan ca mừng chiến thắng trở về.
Gióng trống mở cờ, tinh kỳ phất phới (Linh Kỵ Quyền). Ngày 19 y đã tập trung dựng doanh trại tại ngã ba Sơn Đường. Lại có một vệ của doanh Trung Quân do Liêm Binh chỉ huy, từ vùng Hoang Đường đến trợ chiến và giám sát trận đánh. Khí thế quân triều hừng hực, bọn quản cơ, suất đội rất oai dũng đi kiểm tra từng mũi tên, lá chắn (khiên bằng mây), ngọn giáo, lưỡi gươm trước khi bước vào trận đánh ngày mai.
Tất cả mọi hoạt động của quân triều không qua mắt bọn Sơn Đường.
Ngày 20 tết năm ấy. Quan Lãnh Binh Liêm Tham đem 1500 quân tấn công vào vùng Sơn Đường, bị chận lại ở sạn đạo. Những tốn thất liên tiếp trong 2 ngày đầu khiến nhà vua lo lắng. Ngày thứ hai y mở thêm mũi thứ hai đánh lên đồi đi qua những vùng đồi núi hình răng cọp, dưới chân là đá tai mèo nhọn hoắt. Cả 2 ngã đường đều bị cung thủ của bọn Sơn Đường chận đánh, với lợi thế từ các núi đá vôi ở trên cao bắn xuống. Mặc dù các tin báo về triều đình đã giảm con số thiệt hại xuống một nửa, chỉ có 30 thương vong khiến nhà vua ưu sầu ra mặt.
Ngày 23 ông Táo về trời. Hung tin bay về triều đình, quan lãnh binh Liêm Tham do đốc chiến bị trúng nỏ lớn vào cổ tử thương, khiến cả triều đình bàng hoàng. Kết quả 4 ngày tử chiến, thương vong lên đến 120 người. Quan Phó lãnh binh bọn Cơ binh đã hết lương thực xin rút lui, nhưng lịnh triều đình yêu cầu bàn giao lại cho doanh Trung quân của triều đình, ngay ngày hôm đó phải có mặt ở trận địa.
Bọn lính làm nhiệm vụ đưa tin hỏa tốc lưu tinh bay vèo vèo trên đường xứ Ngọ, Tỵ, Thìn suốt ngày đêm không nghỉ.
Một hình ảnh do một họa sỹ vẽ vùng đất Sơn Đường được gởi nhanh về triều đình. Để minh chứng cho nỗi khó khăn của các chiến sỹ ngoài mặt trận.
Khi quan Thượng thư Đô thống trình những hình ảnh vùng Sơn Đường lên. Nhà vua không hết lời than thở. Suốt 35 năm làm vua đất nước thái bình, đây là lần đầu tiên có một trận đánh lớn, kết quả lại quá thê thảm.
Cùng lúc quan khâm sai Thiên Phủ đang nắm quyền Tổng đốc đưa ngay quan khâm sai Thiên Tướng nắm quyền Lãnh binh bọn Cơ binh xứ Thìn. Và việc đầu tiên là Lãnh binh Thiên Tướng lịnh cho bọn Cơ binh đóng dọc vùng đồi núi đến chùa Hồng Linh tự để đón lõng bọn Sơn Đường bỏ trốn, yểm trợ cho quân triều tấn công. Đồng thời mở ngay cuộc điều tra về tư dinh của quan lãnh binh Liêm Tham. Không khó khăn gì đã phát hiện một căn phòng bí mật giam giữ nàng Thái Âm Kiếp.
Qua câu chuyện của Thái Âm Kiếp, được biết rõ ràng về cái chết của viên khâm sai 20 như sau: Khi Lãnh binh Liêm Tham tiếp quan khâm sai tại tư dinh, qua ngôn ngữ nàng Thái Âm Kiếp phán đoán người được quan Liêm Tham tiếp ắt là chức vụ rất lớn. Nàng ta la để cầu cứu. Việc bại lộ quan Liêm Tham ra tay hạ độc thủ và chôn xác Khâm sai 20 tại bên trong tư dinh của y. Còn nàng Thái Âm Kiếp từ đó bị giam xuống hầm bí mật.
Tin tức lại bay về. Buổi họp khẩn tại Cơ mật viện gồm có nhà vua, quan Tể tướng, quan Thượng thư bộ Binh, Bộ Hình và có cả quan Ngự sử. Lần đầu tiên quan Tể tướng được sự ủng hộ quan Thượng thư bộ Hình phản đối nhà vua về việc ngài định đoạt công (Vũ Khúc) và tội (Sát Phá) của quan Liêm Tham là không công bằng. Nhà vua bỏ qua mọi tội lỗi của quan Liêm Tham, vẫn cho làm lễ tang theo phong cách Lãnh binh. Ý kiến của nhà vua được sự đồng tình quan Thượng thư bộ Binh và viên cận thần cả 2 đều cho rằng, đã chết rồi thì thôi, phanh phui việc đó chỉ làm xấu mặt bọn quan lại triều đình nhất là phía bộ Binh, y đã bỏ mình vì nước, không truy thăng, tặng thưởng lên Chưởng vệ là đủ rồi. Việc bồi thường thiệt hại cho nàng Thái Âm, nhà vua bảo: “Cái đó để trẫm lo, không để thiệt cho nàng ấy”, vụ Khâm sai 20 được xếp vào tai nạn trong công vụ, khỏi phải báo tư thù. Thế là nhà vua xuất tiền túi ra khai thông bế tắt, 2 vị đại quan hết tranh luận. Nàng Thái Âm Kiếp được bí mật đoàn tụ với chồng là chàng Thiên Lương phục vụ cho nhà sách Cơ sở 2 của Cơ Mật viện. Nhà vua chu cấp 400 lạng vàng để mua một căn nhà nhỏ gần đấy.
SSS
Cùng lúc ấy, tin tức chiến sự vùng Sơn Đường cứ 6 giờ lại có những bản tin gởi về, với những bước tiến quân chậm chạp nhưng thương vong không quá 10 người mỗi ngày.
Ngày 27 tháng chạp năm ấy. Tin hoan ca và hung tin cùng bay về triều đình. Giờ ngọ quân triều đình đánh tan được bọn giặc Sơn Đường, nhưng thiếu gia Thái Dương đã anh dũng liều mình khi tên Phá vương đặt điều kiện quân triều phải rút lui, nếu không y sẽ giết. Từ trên miệng hang của hòn Sọ Người cao hơn 50 trượng, vị thiếu gia bán thân bất toại làm được chuyện phi thường, với ngón tay của những người chơi đàn rất khỏe, Thiếu gia ôm cứng lấy tên Phá vương xô y xuống núi. Cả hai từ miệng của hòn Sọ Người rơi xuống, dưới sự chứng kiến của gần 2 ngàn triều đình. Không còn con át chủ bài trong tay, tên Sát vương cũng lao đầu xuống tự sát.
Tham vương vốn là một tên ham sống sợ chết. Đem 80 quân đa phần mang đầy thương tích còn lại xin hàng. 10 tên chạy trốn bị bọn cơ binh bắt. Đổi lại quân triều thương vong lên đến 200 người. Nhà vua không vui, không buồn khi chiến dich An Dân đã kết thúc.
“Trẫm muốn xây dựng tại ngã ba Sơn Đường đền thờ Trung Dũng và phong cho thiếu gia Thái Dương là Trung Dũng Chi Thần, cho thờ các binh sĩ tử trận tại đấy.”

Những ngày tết năm đó nhà vua không vui. Viên khâm sai cận thần vận động các quan lớn trong triều, chúc mừng vua với thắng lợi lớn ở Sơn Đường nhưng trong thâm tâm nhà vua ngài nặng trĩu canh cánh một nỗi buồn phiền (Việt Tang), vì ngài gánh lấy một trách nhiệm rất lớn do ngài khởi xướng (Cự Việt) chiến dịch An Dân, giá như việc khởi xướng ấy bắt nguồn từ quan Tể tướng, hay quan Thượng thư bộ Binh thì lại khác. Nhưng nó bắt nguồn tùy hứng, căn nguyên của nó từ một việc rất nhỏ. Đó là ngài không muốn để mất viên cận thần yêu quí của ngài. Hành quân chẳng qua là đi tìm “hắn”. Thế mà “hắn” lại vô tư nhận xét, cho rằng đánh từ vùng Hoang Đường lên Sơn Đường kết quả tồi tệ hơn là đánh Sơn Đường trước. Thế là nhà vua buồn. Hắn vẫn ca ngợi đánh sớm như thế rất là tốt, để muộn nữa không biết cái tai họa lớn như thế nào.
Ngày mồng 7 tết năm đó. Thấy nhà vua vẫn ưu sầu viên cận thần “rủ rê” nhà vua “vi hành” theo ước nguyện của ngài. Để tổ chức chuyến vi hành hành này, y vất vả không ít. Y yêu cầu quan Phủ Doãn xứ Ngọ “làm sạch” phía đông và nam kinh thành theo đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Những bọn đá cá lăn dưa, trời đánh thánh vật, bọn cờ bạc rông dài, du thủ du thực, bọn phụ nữ không chịu ở nhà ra đường đứng cả đêm, cả ngày... được đưa đi xây dựng Trung nghĩa đền tận xứ Thìn. Và ngày mồng 7 vẫn còn là ngày tết đường phố không nhộn nhịp như ngày thường. Đó là dịp để nhà vua đi thăm thú ít bị va chạm nhất. Y lại thuê mướn người để dọn dẹp nhà cửa của y tươm tất hơn thường lệ. Nếu nhà vua “nổi chướng” đòi thăm viếng để y khỏi bẽ bàng.
Vào đầu giờ thìn, chiếc song mã do khâm sai 24 là người “Cổ Tích” làm mã phu. Di chuyển qua cửa sau Hoàng cung là Thái Bình môn. Một trung niên nhìn vẻ bên ngoài khoảng 40 đầu đội mũ lông, mình khoác áo lông thú do sứ thần Nga la tư tặng, phong thái nho nhã, dung mạo xinh đẹp như phụ nữ trong bức danh họa “Người phụ nữ kiêu sa”. Ngồi bên cạnh là viên cận thần uy phong trong nhung y ngự lâm quân, nét phong trần hằn lên khuôn mặt dáng dấp khoảng 50. Chiếc song mã quay đầu về hướng Đông Nam môn, có 2 chiếc song mã khác bí mật bám theo là Tham, Phá nhị vị khâm sai và một chiếc của quan Phủ Doãn (quan đầu tỉnh tại Kinh đô) đi cùng Khâm sai Thất Sát.
Chiếc song mã của nhà vua hướng đến chiếc cầu nổi tiếng xứ Ngọ là Trung Lương kiều bắc qua sông Bảo Giang, có lan can gắn những con sư tử hí cầu tuyệt đẹp. Những chiếc thuyền hoa đậu dọc ven bờ hay đang thả trôi theo dòng sông. Khi chiếc song mã của nhà vua vừa xuống phía bên kia cầu, một kỵ sĩ phi con ngựa đẹp phóng ngang mũi xe của nhà vua, trên đầu kỵ sĩ 2 bên cạo trọc, để giữa một cái bờm cao khoảng gang tay, model La Mã cười nham nhở, sau khi suýt một tí nữa lao vào xe của ngài. Nhà vua quay lại phía viên cận thần:
- Ủa nó là người nước nào vậy?
Viên cận thần đau khổ nói:
- Thưa nước Đại Tử Vi đấy ạ.
- Ối trời ơi! Trẫm ngỡ là quân La Mã xâm phạm (Đà Hình) ta.
Nhà vua lại than tiếp: Chỉ mất 5,3 phút trở thành “người không giống ai” nhưng mất cả đời người chưa chắc trở thành người bình thường. Viên cận thần chết cháy trong lòng, do quan Phủ doãn làm ăn bê bối quá, thầm nghĩ, có lẽ bọn con ông cháu cha chăng. Chiếc xe chạy chầm chậm tiến về phía nam nơi nổi tiếng xứ ngọ. Đường phố trông khá vắng vẻ. Nhà vua lên tiếng:
- Phố vắng, không như trẫm nghĩ.
- Dân chúng có thói quen ăn tết hết cả tháng giêng. Thưa bệ hạ.
- Chỉ có trẫm chưa biết ngày nghỉ, ngày phép là gì.
- Một số người câ cuộc đời là cuộc ăn chơi từ bé đến già. Còn chúng ta thì vất vả từ học đến làm. Dẫu sao, thì tên La Mã vừa rồi cũng không nguy hiểm bằng bọn chọc trời khuấy nước Sơn Đường.
Chiếc xe lăn bánh theo con lộ hai bên có những hàng cây cao bóng mát. Bên vệ đường có một người đàn ông đang bày những cuốn sách ra bán, cạnh đó một thiếu nữ mặc áo 2 dây, trên hở dưới hở thoạt nhìn như chiếc yếm. Tên mã phu Cổ Tích vội tăng tốc nhưng nhà vua cũng kịp thời nhìn thấy cảnh ấy.
- Nó ăn mặc kiểu gì kỳ vậy?
Viên khâm sai buộc miệng ăn nói ẩu tả theo thói quen:
- Chúng nó phơi bày hàng hóa...
Nói đến đó chàng ta giật mình im thin thít. Nhà vua hỏi:
- Khanh vừa nói từ “phơi bày hàng hóa” là cái gì?
- Xin thưa. Thần thấy một người đàn ông đang phơi bày hàng hóa là sách vở để bán.
- Bộ khanh không thấy đứa con gái chỉ mặc cái yếm thôi sao?
- Thần có thấy một phụ nữ nhưng mặc cái gì thần không biết.
Nhà vua quay mặt qua bảo:
- Khanh đừng có láo nhé. Cả đứa con gái to như thế mà mô tả lại hình dáng, ăn mặc cái gì mà không biết. Trong khi, tiêu chuẩn quan sát của khâm sai chỉ 3 giây vẽ lại được bức tranh đã thấy.
- Thần là đại quan của triều đình ra ngoài phải giữ lễ. Nhìn bọn phụ nữ chỉ nhìn từ cổ trở lên mà thôi. Phần Đà La thần không quan sát.
Nhà vua bật cười ha hả. Ngài thầm nghĩ đó là câu dặn dò của ngài. Lòng nghĩ, “hắn” sợ sập bẫy nên nói thế. Nhưng ngài lại nghĩ tiếp “hắn” xiên xỏ ngài ra đường nhìn gái. Lập tức 2 ngón tay đẹp chỉ vào mặt viên cận thần.
- Nè nè. Ngươi đừng nói xiên xỏ ám chỉ trẫm ra đường nhìn gái. Nè -ngài xòe một ngón tay ra- trẫm được quyền ngoại lệ, miễn trừ, bất khả xâm phạm... Ngươi thì không. Nè cho ngươi nói lại ngươi thấy gì?
- Thần chỉ thấy khuôn mặt của một người phụ nữ.
Nhà vua hậm hực chịu thua. Ngài bảo:
- Đánh xe đến Cảo Hương đường.
Đó là hiệu sách, cơ sở 2 của Cơ Mật viện. Viên khâm sai bèn lên tiếng:
- Hạ thần mời bệ hạ đến viếng tệ xá.
- Ừ.
Nhà vua thầm nghĩ. Ta chờ đợi lời nói ấy từ sáng đến giờ. Ngài rất vui khi đến thăm nơi ăn chốn ở của viên cận thần. Một số quan đại thần có nhà cửa bên trong Kinh Thành ngài từng đến chơi. Nhưng viên cận thần ngài yêu thích lần nào cũng viện cớ từ chối.
- Khanh suốt đời nói dối với trẫm. Thà rằng khanh nói. Bên ngoài có nhiều cảnh chướng tai gai mắt như Âm Dương ngộ Kình, cái lỗi bên ngoài đâu phải khanh gây ra đâu. Đó là việc của bộ Học, bộ Lễ.
Phía tây bên ngoài Kinh thành là nơi vắng vẻ, nề nếp như trong Kinh thành. Tránh những xô bồ phức tạp mời vua đến nhà y là hay nhất. Khổ nỗi nhà cửa của y lại xoàng xĩnh tầm thường, chẳng ai lại muốn mời một vị khách cao quý đến như thế về nhà mình. Nhà vua không hiểu điều ấy.
Khi xe nhà vua dừng bánh trước một ngôi nhà vườn thường thấy ở xứ Ngọ thuộc giới trung lưu trở xuống. Nhà có 2 trụ cổng, hàng rào chè tàu xanh làm tường vây, một ngôi nhà bình thường có che thêm gian bếp ở chái tây, nằm lọt giữa khoảng sân vườn, phía trước có hòn non bộ nhỏ, chung quanh vườn có trồng cây ăn trái và cả cây cảnh chen lẫn nhau. Cạnh đấy một ngôi nhà cũng y hệt.
- Khanh ở đây đã bao lâu?
- Thần ở đây hơn 30 năm rồi. Kể từ ngày xưa, sư phụ hạ thần thuê ở, đến đời thần cũng thuê ở, nay mua lại ngôi nhà này. Tại đây có hình bóng của sư phụ hạ thần, một số cây trái do sư phụ trồng và đồ dùng của sư phụ đến nay thần vẫn giữ lại. Vẫn lối đi ấy, vẫn con đường này thần đã quen rồi. Thần chỉ nuôi thêm thằng bé con, một con chó, con mèo mà thôi.
Nghe thế nhà vua rất cảm động, ngài ban cho đứa bé một đồng “hỉ tệ” bằng vàng to bằng lòng bàn tay. Đây là đồng bạc nhà vua thường đúc hằng năm. Để mừng các quan lại bằng đồng, bằng bạc và bằng vàng. Nếu quan khâm sai 20 còn tất thuộc về người ấy.
- Thần có cái này hay lắm.
Viên khâm sai bưng đến một cái tráp khá đẹp, từ từ mở ra, nhà vua ngóng đợi được xem gì. Nào ngờ chỉ là những tờ giấy gói bánh kẹo, thoạt nhìn nhà vua cũng biết nó xuất phát từ phòng Ngự thiện Hoàng cung tuy đã bạc màu.
Nhà vua ngạc nhiên:
Như thế nghĩa là gì?
- Xin thưa, đây là những tờ giấy gói bánh, ngày xưa bệ hạ đã ban cho thần, được cất giữ làm kỷ niệm.
Những cái bánh ấy được gói 2,3 lớp niêm phong, bằng những con dấu nhỏ bằng móng tay. Bên ngoài là niêm phong cuối cùng, cùng hạn kỳ sử dụng.
- Chỉ thế thôi mà khanh cất giữ kỹ thế sao. Thế còn các đồng hỉ tệ khanh cất kỹ lắm?
- Thần cũng cất tại đây thôi, dưới vỏ bánh này. 16 đồng cả thảy.
Nhà vua cười:
- Khanh cất giữ nhiều kỷ niệm của trẫm.
- Đáng tiếc là thần chẳng có gì để kỷ niệm lại cho bệ hạ mà thôi.
Nhà vua cười cười, vừa uống ngụm trà vừa nói:
- Có đấy. Tại khanh không nghĩ ra mà thôi.
- Có lẽ những cây cảnh mà Cơ Mật viện tặng bệ hạ hằng năm.
Nhà vua lại cười dịu dàng bảo:
- Cái đó là của Cơ Mật viện chứ đâu phải của khanh.
- Tệ thật. Thần ngu dốt chẳng nghĩ ra.
Nhà vua khe khẽ ngâm:
Càng xa xứ Ngọ càng thương nhớ.
Chỉ muốn làm chim chóng trở về..
- Nhưng đó là bản mật tấu thưa bệ hạ.
- Nhưng là kỷ vật đối với trẫm đấy.
Nhà vua yêu thích phong cách sống giản dị của viên cận thần. Y chẳng quan tâm gì cả, chỉ mong cho tròn công việc như Tử Vi ngộ Tuần. Ngài bảo:
- Hôm nay là ngày hạnh phúc của trẫm.
Chương kết.

#21 huynhthanhchiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 202 Bài viết:
  • 341 thanks

Gửi vào 27/04/2012 - 22:50

Chương kết.
Hồi cuối. Nhà Vua là Nữ Hoàng Đế.
Cuối mùa xuân năm ấy nhà vua lâm bệnh nặng. Các ngự y lần nữa bị bó tay, chẳng còn phương thuốc nào cứu giải. Người buồn nhất có lẽ là quan khâm sai đệ nhất, trưởng phòng Tử Vi của Cơ Mật viện. Các quan lại ngự y luôn luôn túc trực bên long sàng. Không khí của Nội Các viện, Thanh Sát viện, Cơ Mật viện chìm trong lặng lẽ. Quang Minh điện không hoạt động...
Đêm 24 tháng 3 năm ấy.
Cơ Mật viện có người trưởng phòng Tử Vi ngồi đứng không yên, nóng lòng như lửa đốt. Đó là Lữ Khách, Khâm Sai Đệ Nhất túc trực tại đây suốt mấy ngày đêm, không ngoài mục đích để được nghe ngóng từng tin nhỏ, vui buồn theo căn bệnh của nhà vua. Bỗng thấy một quan thái giám đến, không chờ người ấy lên tiếng. Lữ Khách hỏi trước. Nhà vua cho mời ta? Vậng ạ. Không đợi đến một giây Lữ Khách đi nhanh về phía nội cung.
Bên ngoài tẩm thất đã thấy ngài Tể tướng Hình Sát và các Thượng thư cũng bồn chồn ngóng tin, ngồi đứng chung quanh các bồn hoa cây cảnh.
Khi Lữ Khách xuất hiện. Nhà vua lịnh cho quan thái giám đuổi hết tất cả mọi người ra khỏi phòng, khép cửa phòng lại...
- Hạ thần vấn an sức khỏe của Bệ Hạ.
- Lại gần đây, ngồi gần. Gần hơn nữa, gần nữa... để nghe Trẫm nói. Khi chiếc đôn kề sát bên long sàng. Nhà Vua buông một tiếng thở dài uể oải.
- Mấy hôm nay khanh không ngủ sao?
- Muôn tâu. Hạ thần đến đây để vấn an Bệ Hạ.
Nhà Vua buông tiếng mệt mỏi.
- Đã muộn mất rồi. (Đà La chủ muộn, từ đó Đà chuyển thành “đã” như đã muộn mất rồi)
Mắt nhìn Lữ Khách và thấy Lữ Khách rưng lệ.
- Ta muốn tiết lộ cho khanh một bí mật.
- Đối với hạ thần những bí mật giờ đây không còn quan trọng. Cái quan trọng là sức khỏe của bệ hạ mà thôi.
Nhà vua bất ngờ trước câu nói ấy. Vừa tận trung, vừa lạ lùng khi một vị quan trưởng phòng Tử Vi của Cơ Mật viện. Người mà luôn luôn đi tìm kiếm các bí mật để khai phá, lại hờ hững đến như vậy. Nhà vua buông câu lơ lững.
- Khanh có biết ta đây là một...
Lữ Khách mắt không nhìn vua nhưng vẫn ngắm nhìn tấm chăn đắp trên người nhà vua, nhịp nhàng những hơi thở yếu đuối, nhẹ nhàng lên tiếng.
- Nữ Hoàng Đế.
Nhà Vua người tiết lộ thông tin mật, vô cùng sửng sốt khi đối tượng lại thừa biết điều đó.
- Sao khanh biết ta là phụ nữ, và biết từ bao giờ?
- Nhà Vua còn nhớ không. Ngày đầu tiên hạ thần yết kiến long nhan, cũng tại nơi này. Người gọi đến và ôm hạ thần vào lòng... Ngài còn nhớ không.
- Làm sao ta quên được lần đầu tiên gặp khanh.
- Và... và... ngực ngài ôm sát lưng của hạ thần.
- Khanh hồi đó mới tí tuổi đầu mà đã... ranh vậy sao?
- Đâu có. Đó là cảm giác giống như ngực của thân mẫu hạ thần thường ôm ấp vậy.
- Hôm đó Trẫm đang bịnh nên không mặc áo yếm. Ngươi có bao giờ tiết lộ điều ấy với ai chưa?
- Hạ thần chưa từng tiết lộ điều đó bao giờ.
- Rồi, rồi....rồi...
Nhà Vua lúng túng một hồi không tìm ra từ để hỏi. (Đó là lý do khi ngài vùng dậy, gọi ngay đứa bé con đến để che ngực và tránh cái nhìn của sư phụ của y). Cuối cùng Ngài cũng thốt thành câu - Khi khanh biết ta là phụ nữ và từng gần gũi bên ta khanh nghĩ gì?
Câu hỏi khiến Lữ Khách trở thành kẻ ấp úng miệng không thành tiếng.
- Hạ thần một lòng trung thành với Bệ Hạ không có ý gì khác.
Nhà Vua thở dài...
- Ta đâu cần ngươi trung thành, ta có quá nhiều người trung thành rồi. Từ trong đôi mắt của Nữ Hoàng 2 giọt lệ ứa ra.
- Bệ hạ ngài không nên ủy mị như thế. Có một điều hạ thần thắc mắc. Là vì sao bệ hạ lại gánh vác công việc khó khăn này.
Nhà Vua có vẻ phấn khởi trước câu hỏi, như tiếp thêm dòng sinh khí, vốn là người thường thắng thế trong các cuộc chơi. Ngài nghĩ, ít ra, vẫn còn nhiều bí mật ngươi chưa biết. Đối với ngài đó là điều thú vị.
- Số là các Hoàng tử khi ra đời thường gọi tránh là Công chúa. Còn ta lại gọi là Hoàng tử. Phụ vương ta cũng biết số ngài không có con trai, nên việc gọi ta là Hoàng tử lại là điều an ủi đối với người. Nhà vua dừng lại lấy sức kể tiếp. Ta có số TỬ VI cư MỆNH, lấy đó làm thú vui gánh vác luôn. Năm ta vào tuổi cập kê. Phụ vương ngẫm nghĩ chuyện ta làm vua lợi hay là hại, được hay là mất. Cuối cùng, ngài quyết định chọn con trai trưởng, của ngài Thân Vương, vốn là em trai của ngài, đem về làm con nuôi để truyền ngôi báu. Một điều mắc cười, Công Tử Cơ Lương khi nghe tin về làm con nuôi trở thành Thái tử bỏ nhà đi tu mất. Có lẽ khanh biết người đó là ai rồi.
- Phương Trượng tại chùa Hồng Linh tự.
- Do em ta tu ở đấy, ta bí mật đưa một Cấm vệ binh đến bảo vệ, không ngờ tên này cũng xin tu luôn cho đến tận bậy giờ (đó là sư Chân Quê). Cùng năm ấy, Phụ Vương ta qua đời đột ngột vì cơn bạo bệnh. Và ta lên ngôi Hoàng Đế, ta không lúng túng trước vai trò làm vua, vì cuộc chơi này ta rất ưa thích. Cứ nghĩ con gà mái cai trị bầy gà trống ta rất thú vị, nụ cười trên môi nhà vua -Nhà vua ngập ngừng trong giấy lát rồi nói tiêp- Nhưng trò chơi càng ngày càng phức tạp, như ngươi biết đó, lão CỰ PHI KHOA từng gọi ta là con rồng cái. Điều đó, khiến ta phải lập gia đình. Để đánh tan những nghi ngờ không ít thì nhiều ngoài dư luận. Tội cho Hoàng Hậu của ta, lại thêm một người cô độc bên cạnh, một người cô độc khác, lại nghĩ tiếp Hoàng Hậu tất phải sinh đẻ, lại phải kiếm người trong hoàng tộc làm con... Ta vô tình làm khổ thêm một phụ nữ đức hạnh. Giá như đừng đóng vai trò này không biết xã tắc đi về đâu.
- Dẫu sao thì Bệ Hạ đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc, chưa chắc bọn nam nhi làm được.
Nhà Vua cười buồn.
- Nhưng trong cuộc tình trường (Tuần Thiên Tướng) ta là kẻ thất bại. Mấy ngày qua trẫm không gặp khanh, khanh có buồn không?
- Hạ thần ngu dốt không nghĩ ra. Có điều gì sơ xuất chăng.
- Làm sao khanh nghĩ ra. Đó là chuyện đàn bà thôi. Trẫm không muốn khanh nhìn trẫm tiều tụy như thế này.
- Bệ Hạ đừng nói thế.
- Nhưng đêm nay trẫm sắp xa khanh rồi. Trẫm thừa biết khanh túc trực sẵn bên Cơ Mật viện để chờ trẫm gọi. Mọi việc trẫm đã sắp xếp đâu vào đó. Đêm cuối cùng cuộc đời trẫm dành để nói chuyện với khanh.
- Xin Bệ Hạ cứ nghỉ ngơi cho khỏe. Xin người đừng nói nữa.
- Khanh không thích ta nói sao.
- Được nhìn thấy bệ hạ là thần vui lòng rồi.
- Cả một cuộc đời của trẫm. Chỉ ao ước một lần trong đời được “xưng là thiếp và gọi ai đó bằng chàng”. Bây giờ đây, đối mặt với phút lâm chung, ta đành thổ lộ ra điều ấy. Than ôi! Bấy lâu che dấu đằng sau bộ mặt giả dối là một nhà vua nghiêm nghị oai phong, dáng đi oai vệ, lưng ngồi ngay thẳng. Ta hằng thèm khát một lần trong đời, làm một phụ nữ bình dị được nâng khăn sửa túi cho một người chồng. Ao ước đến giờ này cũng chỉ là ước ao mà thôi.
Lữ Khách cúi đầu nước mắt đầm đìa.
Cuộc tình sử (Vũ Tướng Tướng Quân) ly kỳ giữa một nữ Hoàng Đế và viên cận thần của Cơ Mật viện. Tuy gần mà xa, tuy xa mà gần. Một người từng gọi người kia là bé con của trẫm. Vẫn âm thầm mà trong sáng, chẳng ai biết xảy ra từ bao giờ, kể cả người trong cuộc tình ấy. Tuy rằng kết thúc không trọn ven nhưng vẫn rỡ ràng như đóa hoa mãn khai. Làm đẹp thêm những câu chuyện tình thế nhân để lại.
- Chỉ còn đêm nay nữa thôi. Bao nhiêu năm rồi nhỉ... Những từ Bệ Hạ, Hoàng Thượng, Thiên Tử... nghe chán quá rồi. Bao lời vạn tuế, muôn tâu. Thánh Hoàng, Thiên Tử sống lâu đời đời... Ta có một cuộc sống giả dối, chưa sống thật lấy một ngày. Ngươi có hiểu ta nói gì không? Hay ngươi vẫn là đứa tiểu nhi như ngày xưa.
- Thói nô lệ quân sư phụ vốn có trong mắt hạ thần, bệ hạ là bậc cao quý...
Đến đây Lữ Khách lại ấp úng.
- Thế sao khanh không lập gia đình đi?
- Như hạ thần đã có lần tâu bày, vì công việc đa đoan xâm chiếm hết thời gian của hạ thần.
- Khanh đang nói thật hay nói dối? Trước khi lìa đời, ta đem lời thật để phân bày... để nghe lại những lời giả dối ư? Khâm liệm những bản mật tấu của khanh theo ta, hiện đang nằm dưới gối.
Tiếng nói của nhà vua càng lúc càng nhỏ... Lữ Khách nói:
- Bệ hạ nên gìn giữ long thể, đừng vì hạ thần mà tổn hao sức khỏe. Hạ thần có... muốn cũng không thể được.
- Trẫm muốn trước khi về bên kia thế giới, được nghe lời nói thật.
Từ hậu trường cuộc đời vang lên tiếng ngâm thơ bi ai.
Người thì hoàng thượng,- kẻ viên cận thần.
Gìn vàng giữ ngọc - hẹn đến mai sau.
Ngàn trùng xa cách - gần gũi bên nhau.
Chung tay - viết nên tình sử.
Làm sáng - con tim - mọi người.
Góp tiếng - cho đời.
SSS
Chuyện tình hoàng thượng - và viên cận thần.
Nè, nè tay đẹp - ngài bắn xuyên tim.
Nhịp cầu lỡ bước - hẹn kiếp lai sinh.
Tình thư - hay là mật tấu.
Che dấu - biết bao nỗi niềm.
Tình ấy - ly kỳ.
Nữ hoàng buông thả cánh tay phải của người về phía Lữ Khách. Lữ Khách đưa bàn tay trái đón lấy. Bàn tay phải úp lên bàn tay nữ hoàng, cử chỉ thân thiện của nhà vua hôm nào hiện về trong ký ức. Nhưng bây giờ vai trò khác nhau, hoàn cảnh khác nhau... Bàn tay nhà vua vẫn đẹp như ngày nào nhưng chẳng còn bao nhiêu sinh khí đang buông xuôi trên lòng bàn tay Lữ Khách. Ngón tay của Lữ Khách lại rà rà trên lòng bàn tay của nữ hoàng như muốn trút lên đấy nguồn sinh lực của mình. Ngón tay trỏ của Lữ Khách tìm về ngón trỏ của nữ hoàng nhưng không thấy phản ứng thân thương. Cái ngoéo tay của trẻ con.
Giọt nước mắt thương ai. Thương đã muộn màn.
Giọt nước mắt buông xuôi. Chảy mãi mênh mang...
Giọt nước mắt cho ai. Xin đừng - chớ than van.
Con tim - chít khăn tang. Thương chi - để bẽ bàng.
Từng dòng nước mắt nồng ấm cứ thế tuôn trào, rơi đầm đìa trên bàn tay nữ hoàng.
- Người yêu dấu ơi! xin đừng bỏ ta...
Từ trong mơ hồ vũng sâu tăm tối. Từ trong đường hầm đi về bên kia thế giới. Một số tế bào cảm giác bỗng hồi sinh, Nữ Hoàng cảm nhận được những dòng nước mắt đang tuôn trào. Trong bàn tay của mình nghe buồn buồn, ấm ấm những giọt nước mắt. Người co ngón trỏ lại tạo thành cái ngoéo tay. Người vẫn nhận thức được câu nói. Người yêu dấu ơi! xin đừng bỏ ta. Trên môi, trên mắt hiện lên nét mãn nguyện.
Nữ Hoàng qua đời do căn bệnh quái ác, đã nịt ngực cải nam trang quá chặt gây ra chứng ung thư vú. Theo nguyện vọng Nữ Hoàng, chỉ có Lữ Khách được quyền mặc long bào cho nhà vua để gìn giữ bí mật tuyệt đối trước khi khâm liệm. Những bản mật tấu lạ kỳ được xếp vào bên trong long bào, mang theo người về bên kia thế giới. Cùng với những giọt nước mắt muộn màn gởi đến “Người Yêu Dấu ơi!”.
Theo di chiếu, người con nuôi trưởng vốn là con của ngài Định Quốc Vương, gọi Nữ Hoàng bằng cô, trên thực tế lại là phụ vương cũng lại là dưỡng phụ. Được lập lên kế vị Hoàng Đế thứ n+1.
Đêm ấy trên bầu trời, từ chòm Bắc Đẩu có một ngôi sao băng, lặng lẽ nhưng mau chóng vạch một đường sáng đến tận cuối chân trời (Việt Linh cách vì sao rụng), vầng trăng khuyết đang khuất sau đám mây đen, một con chim lạc bầy đang bay vào khoảng tối. Những cây cờ trắng báo Đại Tang Môn bắt đầu từ hoàng cung mau chóng lan tỏa khắp cả nước. Vị Hoàng Đế thứ n của Đại Đế Quốc TỬ VI băng hà, vào năm Quý Tị tháng 3 ngày 24, hưởng dương 55 tuổi. Tiểu hạn tại Mùi ngộ Thiên Khốc, Bạch Hổ, Kình Dương có Lưu Khốc, Hổ, Kình xung. Lưu Tuần Vong tại tiểu hạn và Mệnh Thân. Đại hạn tại Thiên Thương gia Không Kiếp. Lăng táng tại núi Thiên Thai phía nam Kinh thành, tọa Đinh hướng Quý nhìn về Kinh thành. Lấy đồi Ứng Dụng làm án. Từ đó, có bầy hồng hạc, bạch hạc linh hồn những thần dân yêu mến ngài quần tụ quanh quẩn, lăng trải dài từ đại hồng môn cầu kỳ xinh đẹp qua bái đình, nhà bia, miếu đường và các công trình phụ dành cho bọn quan lại chăm sóc lăng, kết thúc là một hồ bán nguyệt biểu tượng ngài chỉ thành công trong việc trị quốc, còn một nửa tề gia thì không. Băng qua đấy là Hồng Loan kiều biểu tượng kín đáo ngài là nữ hoàng, có những con hồng hạc đứng chầu. Kết thúc là tẩm, nằm giữa rừng thông về sau cao vút ngút ngàn, có 4 trụ biểu cao ngất trời, biểu tượng cho 4 vì sao Liêm, Vũ, Tướng, Phủ. Đạo đức, tài năng, thương yêu và che chở và tẩm của ngài là ngôi Tử Vi biểu tượng sự gánh vác. Và đặc biệt không có một thành quách nào ở đây cả. “Trẫm muốn thế, ai muốn đến thì đến, ai muốn đi thì đi”. “Trẫm chưa cắt lưỡi, bịt mồm ai cả”...
Người thảo dân khóc lóc nhiều nhất là lão Cự Phi Khoa, năm đó đã gần 80 cái đầu rụng hết tóc, do sao Phi liêm. Lão đâu biết rằng, sáng mồng 7 tết năm đó nhà vua có ý định đến thăm lão, giờ lão là một cự phú kinh doanh nhà cửa. Nếu như “hắn” không mời nhà vua đến nhà. Nhà vua đã cất công điều tra bài Ngũ điểm của xứ Thân, không có ca từ như thế, “hắn” can đảm cũng chỉ ngang đó mà thôi. Ngày nhà vua cho là hạnh phúc, là được ngồi trong căn nhà của “hắn”. Ngài thầm nghĩ: “Ví như, ta đừng cải số. Phò mã cũng bị đàn áp còn tồi tệ hơn hắn”. “Hắn” nói dối chứ không chịu nói sai. “Hắn“ dám nghĩ mà không dám hành động. Thoáng trong đầu ngài câu thơ “hắn” viết trong bản mật tấu khi đến đến xứ Tuất:
Ai về - xứ Ngọ - cho ta gởi
Một đóa - hoa ban – tặng cho người.
Sưởi ấm – hương tình – ngày xa cách.
Vẫn có - trong ta – tiếng ai cười.
Lần đầu tiên mãi đến năm 54 tuổi, ngài mới được nghe những lời tán tỉnh đường mật rất thông thường của trai và gái. Sợi tơ tình của ngài rung động, quyền cao ngất trời như ngài cũng chỉ dám cầm tay “hắn”, rà rà ngón tay lên lòng bàn tay ấy mà thôi. Hạnh phúc có khi chỉ là phút giây mong manh được quyền bày tỏ những lời hay ý đẹp. Được nghe những gì mình thích. Bởi thế bộ Đồng Lương luôn luôn có Thái Âm chủ tiếng nói hỗ trợ. Hạnh phúc làm sao có khi bên tai ầm ầm tiếng súng, tiếng nguyền rủa, than van... Ngài đã tạo điều kiện để “hằn” viết. Ngài còn tham lam muốn nghe những gì “hắn” nói. Ngài đem về bên kia thế giới không phải là quyền cao chức trọng, tay không nắm lấy một đồng xu lẻ, mà những dòng nước mắt Đà La Khốc chân tình tuôn trào và tiếng nói êm đềm “Người Yêu Dấu ơi! xin đừng bỏ ta”. Thế là mãn nguyện. Và trong não bộ của ngài vẫn gắng nhớ, gắng ghi đến kiếp mai sau. Những câu thơ đối với ngài hay nhất, tuyệt vời nhất... mỏi mòn chờ đợi hơn năm mươi năm mới tìm thấy.
Còn viên cận thần thì sao?
Viên khâm sai cận thần năm đó 45 tuổi. Từ khi nhà vua mất. Y không còn cảm thấy hứng thú trong công việc nữa, y làm việc như cái máy vô hồn, vô cảm không thấy thú vị, không ai đưa ngón tay đẹp la rầy, và y cũng không còn có cơ hội đem yếm thắm, má đào để trêu ngươi, không còn bắn tỉa, bắn lén. Y làm việc để bảo vệ người y yêu thích nhưng giờ đây, ngày ấy xa rồi. Vì thế...

Mùa thu năm ấy, lễ trăm ngày nhà vua đã qua. Khi những chiếc lá thu phong từ từ nhẹ nhàng lìa cành làm dày thêm thảm lá vàng dưới đất. Trên màn ảnh cuộc đời, camera quay thong thả một góc 360 độ bầu trời trong xanh và từ tốn dừng lại, xa xa là ngôi cổ tự nằm trên ngọn đồi, càng tiến vào gần hiện rõ lối lên đồi được lát gạch có những hộ lan bao 2 bên, màn ảnh ngập ngừng ở cổng tam quan có chữ Hồng Linh tự. Xuyên qua hòn giả sơn và dừng lại đặc tả nghi lễ Thí Phát Quy Y cho một tín đồ.
Một buổi lễ thí phát quy y cho một tu sinh mới. Được tổ chức trang trong, có nhiều tăng lữ từ xa về tham dự. Phương Trượng thong thả cắt bỏ những sợi tóc cuối cùng. Người tu sinh mới ngẫng đầu lên đó là Lữ Khách, viên cận thần. Giờ đây, lại có thêm một con người tìm đến chốn thiền môn bằng lối đi khác. Trên cột trụ chính điện có con bướm vàng quanh quẩn, nhẹ nhàng bám mình vào đó như muốn tham dự buổi lễ này.
Hình
Chiều hôm nay - cắt mái tóc sầu.
Trồng một cây - hạnh phúc mai sau.
Chiều hôm nay – phong kín thương đau.
Để mai này - ta lại gần nhau.
SSS
Mười lăm năm - không trọn chữ tình.
Chỉ một lần - tay nắm tay nhau.
Mười lăm năm - gần gũi bên nhau.
Để cả đời – là chuổi đớn đau.
SSS
Con bướm vàng - quanh quẩn.
Gieo mình vào - ngọn lửa. Ôi! Buồn đau.
Một linh hồn - thoát kiếp.
Một tâm hồn - trống vắng. Đi về đâu?
Chiều lụi tàn – hối tiếc.
Đêm buồn về - thắm thiết. Ai chờ nhau.
SSS
Này xa hoa – như bọt xà phòng.
Này công danh – gió thoảng qua nhanh..
Lời yêu thương – giả dối vây quanh.
Chỉ chân tình – còn mãi trời xanh.
SSS
Người thương yêu – có biết chăng là.
Tìm niềm vui – hạnh phúc đâu xa.
Một cành hoa - hay một khúc ca.
Đấy là điều – an ủi cho ta.
SSS
Hoàng thượng ơi! chấp tay nguyện cầu.
Nguyện cầu cho gặp kiếp mai sau.
Làm con chim, con bướm bên nhau.
Sợi tơ hồng thắm mãi bền lâu.
Cũng thông thường như bao câu chuyện hằng có trên trần gian. Chuyện đến đây đã kết thúc. Có một giọt nước mắt lay động lòng người rơi trên bàn phím.
Chuyện tình hoàng thượng và viên cận thần.
Dệt thành sự tích để mãi trăm năm.
Người đời thương tiếc buồn nhớ xa xăm.
Nơi đây vẫn dòng mực thắm.
Lặng lẽ biết bao tháng ngày.
Để lại - sau này.
HẾT.

Sửa bởi huynhthanhchiem: 27/04/2012 - 22:51







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |