Jump to content

Advertisements




ANH NĂM SƯ HUYNH


24 replies to this topic

#1 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 09/03/2012 - 15:24

Quý độc giả lưu ý: Đây là hồi ký, nên tác giả bắt buộc phải đổi tên các nhân vật trong chuyện, cho khác đi sự thật. Nếu có trùng hợp, xin quý vị thứ lỗi cho, đó chỉ là chuyện ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của tác giả. Trân trọng.

Sau 1975, một hôm trong khi tôi đang ở nhà Sư Phụ, thì có một anh bước vào nhà, dáng vẻ như một nông dân miền Nam chất phát, kính cẩn cung tay kiểu các võ thuật gia: bàn tay phải nắm lại, tay trái xòe ra ôm nắm tay phải và chào bằng giọng nói cà lăm:

- Dạ, em kính...kính...chào Anh Hai, kính...kính...chào mấy em...

Thầy tôi cười cười nói:

- Bộ bị vợ đuổi nữa sao mà giờ này lại tới đây?

Anh ta lúng túng gãi gãi đầu và đáp:

- Dạ..phải..tại..tại..vợ đuổi nên em dzọt qua Anh Hai.

Tưởng cũng nên nói sơ đến các bạn là: Sư Phụ của môn phái mình dặn tất cả các Đệ Tử gọi Ổng là Anh Hai, như vậy ngoài đời không ai để ý, nhưng khi có điều gì phải viết thư, thì trong trang đầu tiên phải gọi Ổng là Sư Phụ hoặc Thầy. Vì thế, anh em chúng tôi, ai cũng đều gọi Thầy là Anh Hai cả.

Thấy tôi nhìn như có vẻ băn khoăn, Thầy cười nói:

- Đây là Chú Năm sư huynh của chú mày đó, còn đây là Chú Toàn sư đệ của chú mày.

Anh Năm lại một lần nữa cung tay vái chào tôi, khiến tôi lúng túng, vì không quen kiểu bái chào đó, nhưng cũng đành cung tay xá lại. Lúc đó, Thầy tôi nói tiếp:

- Vợ đuổi, chắc bị bỏ đói rồi, thôi sẵn buổi, mấy tụi nhỏ đang dọn cơm kìa, chú Năm ngồi ăn chung luôn đi.

Anh Năm đáp:

- Dạ, nó hổng bỏ đói em, nhưng..nhưng..tại..tại nhà hết gạo! nên nó đuổi em.

Các bạn biết không, thời điểm sau 1975, lúc đó xã hội cưc kỳ khó khăn về kinh tế, đại đa số là nhà nghèo, và tôi biết chắc là nhà của Sư Phụ mình thường thường mua gạo từng lít một, vì thế, bữa cơm hôm đó tôi chỉ ăn qua loa một chén cơm lưng lưng, và làm bộ nói là mình mới ăn sáng ở Sàigòn nên còn no, thực sự tôi sợ không đủ cơm vì tôi thấy có thêm anh Năm mới vô ăn nữa. Nhưng không ngờ, sau khi ăn cơm xong, Thầy nói:

- Ê! Chú Năm mày về nhà đi, bây giờ tới phiên tao đuổi chú mày.

Anh Năm gãi gãi đầu nhăn nhó nói:

- Anh Hai nói..nói..chơi hay nói thiệt?

- Tao nói thiệt chớ nói chơi cái gì! Cái xe đạp của chú mày dựng đằng trước bây giờ có thùng gạo cột lên rồi đó, thôi mau đem về cho vợ con ăn đi!

Tôi và anh Năm cùng ngoảnh đầu nhìn ra cửa: Đúng vậy, trên sau xe đạp của Anh Năm đã có cột một thùng thiết vuông, loại thùng dầu lửa hồi đó, mà sau này mọi người thường dùng để đựng gạo. Lúc đó, thời gian chỉ trong một bữa cơm mà Chị Hai, không biết xoay sở làm sao mà đã đi mượn được của hàng xóm cả một thùng gạo, và âm thầm đem cột lên chiếc xe đạp từ lúc nào rồi, thực là chuyện không ngờ. Và Tôi lẳng lặng vừa xót xa, vừa thấy thương quý gia đình Thầy của mình vô cùng...Vì tôi biết, nhà Thầy tôi lúc đó nghèo lắm, chuyện giúp anh Năm hôm nay, phải nói là...lá rách đùm lá nát.

Tôi bắt được cái ánh mắt vui mừng của anh Năm, lẫn với sự xúc động của anh. Anh vội cung tay vái chào, cám ơn Thầy rồi ra đạp xe đi ngay. Tò mò, tôi hỏi Thầy:

- Anh Hai à, Anh Năm này coi tướng tá bự con khỏe mạnh quá, sao lại bị vợ đuổi vậy?

Thầy đáp:

- Tội nghiệp! Nó đang bị hành phạt đó, còn thêm hai năm nữa mới hết.

Thấy tôi nhìn Thầy bằng ánh mắt ngạc nhiên, thầy tiếp:

- Chú Năm này, trước khi theo học Thầy, đã học qua nhiều phái võ, có lần thượng đài trên sân Tinh Võ, Chợ Lớn, đã đánh gục một người, người này về nhà, bị nứt sọ mà chết. Sau qua học bên mình, bây giờ bị hành phạt để trả các nghiệp đó.

Tôi hỏi:

- Hành phạt ra sao hả Anh Hai?

Thầy đáp:

- Chú Năm tự dưng sau một đêm ngủ dậy, được Chư Vị dạy cho Nghề thuốc, nên biết bắt mạch và hốt thuốc nam, và ăn chay trường. Từ đó, hắn bỏ ruộng rẫy, bỏ nhà cửa, không lo làm gì hết, mà sáng sớm thức dậy, đem theo một cây rựa phá rừng, một cây mai đào đất, một lon cơm với muối ớt, rồi đạp xe đến chân núi, gởi xe, leo núi đào cây thuốc từ sáng đến tối mới về. Ở nhà, chặt thuốc phơi đầy sân, đã vậy hễ rảnh thì đi xin giấy báo vể để dành gói thuốc.

Hắn khám bịnh cũng như hốt thuốc cho tất cả mọi người hoàn toàn miễn phí. Ruộng rẫy, nhà cửa một tay vợ phải lo hết. Vì đó, hễ trong nhà hết gạo, bà vợ nổi nóng lên là la hét chú Năm, mà chú Năm biết mình không lo cho gia đình, vợ chửi cũng phải, nên Chú Năm nính nhịn và đi...kiếm viện trợ kinh tế từ Thầy hoặc huynh đệ thân thiết. Thầy biết chú Năm phải làm như vậy suốt ba năm mới hết nghiệp. Tôi rất ngạc nhiên khi nghe kể về anh Năm nên nói tiếp:

- Sư Phụ, em thấy Anh Năm tuy bự con, vạm vỡ, nhưng nói năng rất lễ phép, không ngờ anh lại là một Võ Sĩ.

- Ừ, Chú Năm này ăn nói hiền lành, và hắn cũng là người lễ phép nhất trong môn phái mình đó. Luôn luôn nhỏ nhẹ, kính trên, nhường dưới, và võ học của hắn ngoài đời cũng khá lắm...

- Anh Năm học võ khá cao bên ngoài, sao lại vô theo mình vậy Sư Phụ?

Thầy cười cười và nói:

- Chuyện của Chú Năm này, y như mình coi kiếm hiệp vậy đó, sở dĩ Thầy dạy hắn, vì hắn muốn học bên mình để rửa nhục cho Sư Phụ dạy Thiếu Lâm của hắn, đã bị một tên sư đệ phản Thầy phá phách.



#2 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 11/03/2012 - 00:27

NGŨ ĐỘC THẦN QUYỀN

Thấy Tôi nhìn bằng ánh mắt dò hỏi, Thầy tiếp:

- Hồi trẻ, Chú Năm và người bạn tao không nhớ tên gì, nhưng nó đi Lính Quân Cảnh nên cứ kêu nó là Cảnh cho tiện… cùng học Thiếu Lâm trong một xóm nhỏ, nhưng không biết tại sao Cảnh lại bị Ông Thầy đuổi, sau đó Chú Năm dọn nhà đi xa nên cũng nghỉ không còn theo học ở đó nữa. Bẵng đi một thời gian tình cờ Chú Năm đi lính đổi đến vùng đó, nhớ người Thầy dạy mình ngày xưa nên Chú Năm ghé thăm. Không ngờ cái võ đường cũ trông rất tiêu điều và chỉ có dăm ba học trò nhỏ, Chú Năm hỏi thì Ông Thầy già mới nói:

- Mày nhớ thằng Cảnh bạn mày không? Sau này nó trổ mã cao lớn lắm, còn bự con hơn mày nữa, tuần trước nó bận bộ đồ Lính vô đây, nói năng mất dạy, chọc tức mấy thằng đệ tử nhỏ của tao. Tụi đàn anh cỡ mày và nó thì đi tứ tán, còn lớp trẻ, làm sao đánh lại thằng Cảnh? vậy mà cũng có hai đứa nhào ra đấu liều mạng, bị thằng Cảnh đánh nằm một đống. Tao thì già rồi, sức yếu, tao biết chính tao cũng đánh hổng lại với nó, tao nghe nó học đánh Box trong Lính, rồi Taewondo, chưa kể là nó luyện Thiếu Lâm do Chú Bác nó dạy nữa...

Đánh gục hai đứa nhỏ xong, nó tuyên bố là tháng sau Chú và Bác ruột của nó đều là Võ Sư sẽ mở Võ Đường Thiếu Lâm tại trong Thị Xã này, kêu gọi đệ tử tao qua bên đó học, tao mới hiểu ngày xưa, khi nó qua học tao là tính ăn cắp "Nghề” vì biết cái lò Võ của tao lập ra lâu rồi, nên tụi nó tính phá để câu học trò… tao nói: Nó là cỡ đàn anh, nên thắng đàn em là chuyện thường…để tao kiếm mấy thằng cỡ nó đấu mới xứng...Nó nói vậy tuần sau nó sẽ trở lại coi võ đường mình có ai thắng nổi nó không? tao tức lắm vì không còn thằng đệ tử ruột nào còn ở trong xóm mình nữa để đấu với nó.

Nghe Ông Thầy kể đến đó, Anh Năm tức quá nói:

- Bộ…bộ… thằng Cảnh bây…bây giờ giỏi lắm sao…sao… Thầy? để tui…tui đấu thử với nó mới được…

Ông Thầy già hỏi:

- Hồi đó mày học tao đâu có bao lâu, sau này mày có học thêm ở đâu không mà đòi đấu với thằng Cảnh?

- Dạ, con cũng..cũng có học chỗ này chỗ…chỗ… nọ ba…ba mứa, Thiếu Lâm Bắc phái, Nam Phái có…có..đủ.

- Đâu mày ra sân dợt một bài "tứ trụ” cho tao coi.

(Tứ trụ là bài quyền đánh bốn hướng, phải luyện Thiếu Lâm kha khá mới được dạy)
Mấy trò nhỏ nãy giờ ngồi lặng im buồn thiu nghe Sư Phụ mình nói chuyện với Đại Ca, bây giờ liền vỗ tay và cùng nói:

- Đúng đó Sư Huynh, Sư Huynh dợi một bài cho tụi tui học hỏi.

- Đại Ca đánh bài "ruột” ra nghen.

Thế là Anh Năm liền ra sân và đánh một bài quyền rất nhanh và đẹp, các đàn em vỗ tay quá xá.

Ông Thầy nói:

- Chú mày đánh cũng khá, bài này mày học ở đâu vậy, giống bài "Ngũ Độc Thần Quyền" bên Bắc Phái phải không?

Anh Năm đáp:

- Dạ phải, bài này tui học ở Quận năm, Chợ Lớn…vậy mà ở lò Võ đó, tui cũng có lên Sân Tinh Võ đấu mấy lần, lý do: thi đấu lấy tiền đi nhậu...

Nhưng Ông Thầy già lắc đầu và nói:

- Vậy sao? mà tao thấy cái "Cơ” của mày so với thằng Cảnh thì chỉ một sáu, một mười! mày còn thua nó tới bốn phần.

Thấy Anh Năm nghe vậy nhìn mình với vẻ ngạc nhiên dò hỏi, Ông Thầy mới nói tiếp:

- Hồi nãy, sau cái đá "tảo địa” (đá quét sát sân) mày xoay lưng để chuyển qua thế "Tiên Tử Hiến Đào” chậm và nhiều sơ hở. Coi như cái lanh lẹ mày thua. Còn mày coi góc sân xi măng kia kìa, mày thấy chỗ nứt rạn không? Đó không phải do tụi nhỏ này tập, mà là do thằng Cảnh, trước khi ra về, nó dằn mặt tao bằng cách xuống "Trung bình Tấn” dậm một cái nứt sân rồi còn nói: Ông ráng kiếm thằng đệ tử nào có nội, ngoại lực cỡ tui đi. Hơn nữa, mày đánh quyền, sức không đủ mạnh, điều hòa hơi thở chậm, chứng tỏ nội lực chưa đủ.

Nghe Thầy nói vậy, Anh Năm xìu luôn, ngồi buồn bực khó chịu vô cùng, anh hỏi:

- Thằng Cảnh nó…nó..hẹn… hẹn Thầy bữa nào nó trở… trở… lại đây vậy?

- Bữa nay đây, chắc nó cũng sắp tới rồi.

Anh Năm và ông Thầy cùng ngồi nhắc lại mấy anh em đã học võ giỏi coi họ bây giờ ở đâu, nhưng tính đi tính lại vẫn kiếm không ra ai là người có thể đấu lại được với tên Cảnh. Một lúc sau, có tiếng xe Honda chạy vào sân, anh Năm nhìn ra thì thấy thằng Cảnh rất hiên ngang trong bộ đồ lính Quân Cảnh, với cấp bậc "Thượng Sĩ”, Anh Năm cũng mặc đồ Lính, nhưng anh đi lính Tiểu Khu, coi như lính…gác cổng với cấp bậc Hạ Sĩ mà thôi. Vì vậy, tuy đang tức, nhưng Anh Năm vẫn phải đưa tay lên trán chào theo kiểu nhà Binh, Cảnh cũng vội chào lại, bỡ ngỡ nhìn anh Năm một lúc rồi nói:

- Ủa phải mày không Năm? lâu quá rồi mới gặp.

Anh Năm hỏi liền bằng giọng cà lăm:

- Ừ tao nè, tao..tao… mới chuyển…chuyển… về Tiểu Khu ở đây, nên…nên… tới thăm Thầy, mà…mà…mà sao mày tệ quá dzậy, mày…mày… tới quậy ổng làm chi? (từ đoạn này trở đi, Mình xin viết bình thường mẩu đối thoại của Anh Năm, vì viết kiểu "Cà Lăm” của Anh Năm…mỏi tay quá.)

Cảnh cười khẩy và đáp:

- Tao đâu có quậy cái gì, tại tao thấy ổng già rồi, còn dạy Võ cái gì nữa, nên tao tới cho ổng hay là Chú, Bác của tao…tuần sau sẽ khai trương Võ Đường Song Hùng trong Thị Xã này, ai dè mấy thằng nhỏ ở đây cà khịa, nên tao mới dạy cho tụi nó một bài học, mà thiệt ra ý tao cũng muốn nói Ổng già rồi, nghỉ đi, để người khác dạy.

Anh Năm cau mày nói:

- Sao mày nói kỳ vậy Cảnh? dù gì ổng cũng đã là Sư Phụ của tao với mày mà!

Cảnh trợn mắt hỏi lại:

- Sư Phụ cái gì? hồi đó Ổng đuổi tao, không thèm dạy tao nữa, mà chính mày cũng đâu có học ở đây được bao lâu đâu mà nói?

Anh Năm thở ra rồi nghiêm giọng nói:

- Tao thì nghĩ khác mày, "Nhất tự vi Sư, bán tự cũng vi Sư” ai mà tao có học qua, tao đều kính là Thầy, chuyện võ đường này, mày đụng ổng, coi như là mày đụng tao rồi.

Cảnh nhìn Anh Năm một lúc rồi hỏi:

- Vậy bây giờ mày tính sao hả Năm? bộ tao ngán mày sao? chỗ anh em lối xóm cũ, tao nói cho mày biết: tao có tứ đẳng Thái Cực Đạo, luyện Thiếu Lâm đến mức được "Tổng Hội Quyền Thuật Việt Nam” cấp giấy chứng nhận "Võ Sư” ,được quyền mở Võ Đường huấn luyện võ thuật Việt Nam đó. Mày nhắm mày qua nổi tao không mà nói?

Anh Năm gằn giọng:

- Mày nói vậy thì tao thua mày rồi, nhưng dù thua, tao cũng vì danh dự của võ đường này mà đấu với mày một trận.

Cảnh cười ha hả:

- Vậy tốt quá, tuần sau, ngày khai giảng Võ Đường Song Hùng, mày tới thượng đài với tư cách đại diện lò Võ này để đấu với tao đi, đừng lo, tao sẽ không nặng tay với mày đâu.

Anh Năm tức nói:

- Mày chờ đi, nặng nhẹ gì tao cũng tới!

Khi Cảnh ra về, Anh Năm nhìn thấy Ông Thầy Già tức đến ứa nước mắt, Anh cũng tức, Ông Thầy nói:

- Tuần sau mày lên đài là cho thằng Cảnh mần thịt đó. Nó nói mày đại diện cho lò Võ của tao, nó sẽ đánh mày nhừ tử trên đài luôn, để cho quan khách thấy là Võ Đường Song Hùng của nó là hay, và người ta sẽ cho con cháu tới học. Tao nghĩ chỉ có cách là mày trốn luôn, đừng lên đài đấu với nó, e bỏ mạng đó Năm.

Anh Năm đáp:

- Nó có đánh tui chết cũng hổng dễ, ít ra trước khi chết, thế nào tui cũng đánh được nó vài chiêu hiểm chớ. Để nguyên tuần này, tui ngày ngày tới đây, Ông chi cho tui luyện mấy miếng "độc” nghen?

Ông Thầy lắc đầu:

- Một tuần hổng kịp học để đấu đâu, họa chăng là có Võ Bùa.

Nghe nói vậy, Anh Năm liền sáng mắt ra mừng rỡ, anh hỏi:

- Dạ đúng rồi, nước này chỉ có Võ Bùa là chơi được nó thôi, mà Thầy biết ai dạy Võ Bùa linh không?

Ông Thầy lắc đầu đáp:

- Thầy Võ Bùa kín lắm, không ai nói ra, nên tao hổng biết, mày cứ ráng dọ hỏi thử coi?

Anh Năm về, vội xin nghỉ phép hai tuần, và ngày nào cũng đi tìm Thầy Võ Bùa, có lần người ta chỉ đến một lò Võ, khi Anh Năm đến, thấy võ sinh mắt nhắm mắt mở, miệng lâm râm niệm chú, còn thân thì múa may đi đường quyền tạp nhạp quá, anh ngẫm nghĩ, "Võ Thần gì mà đánh kiểu này?” nên anh xin phép Ông Thầy cho anh đấu thử với "Võ Thần” quả như anh đoán, chỉ trong ba bốn chiêu là anh đá tên Võ Sinh lăn cù xuống đất, và "Thần” của tên đó…đau quá… "Xuất” ra luôn, vì...đánh không lại anh Năm?

Hạ tên đó mà anh càng buồn, càng chán nản hơn, vì Anh vẫn hy vọng qua lời đồn đãi là Võ Bùa đánh hay lắm, ai dè lại chẳng thấy hay gì. Đêm đó anh về nhà, gác tay lên trán, thở ngắn than dài mãi mà không ngủ được, đến nỗi bà vợ của anh thấy vậy, nổi cơn ghen lên hỏi:

- Bộ ông mới gặp con nhỏ nào rồi hả? bây giờ nhớ nó quá ngủ hổng được phải không?

Anh đành kể ra chuyện muốn trả thù cho Thầy mà không được. Không ngờ sau khi nghe anh kể, chị Năm…cười toe nhẹ…bụng vội nói:

- Vậy mà mấy bữa nay ông cứ nhăn nhăn lầm lầm lì lì hổng nói cho tui nghe, làm tui lo Ông bịnh tương tư chớ. Ông biết không, cái lò Võ Bùa mà hồi sáng ông đánh thắng đó, là lò dởm. Thầy Võ Bùa cũng có Thầy cao, Thầy thấp, Thầy xịn, hoặc Thầy học lóm chớ! Thằng Út em tui đó, nó học ông Thầy này hay lắm, sáng mai ông chạy tới nhà thằng Út kêu nó dắt vô gặp Sư Phụ của nó là xong, có gì đâu mà lo.

Sáng sớm hôm sau, khi Anh Năm chạy vô nhà Thằng Út hỏi, thì thằng Út lắc đầu nói:

- Anh Năm hỏi chuyện này tui thấy khó quá, thứ nhứt là Sư Phụ tui kén đệ tử lắm, hổng phải gặp ai cũng dạy. Thứ hai là học "cái này” hổng cho đánh trước, hổng cho thi đấu Võ đài, nếu mà anh có học được, lên đài đấu là bị "Thần” trói tay mình, cho người ta đánh…phù Mỏ luôn, "lỗ Mũi ăn Trầu, cái Đầu xỉa Thuốc”! đó! hổng được đâu.



#3 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 15/03/2012 - 03:49

ANH NĂM SƯ HUYNH: VỊ SƯ VUI TÁNH

CHÚ TIỂU CHÙA HÓC MÔN

(Phần Hai)

Các Bạn biết không, thực ra, hôm đó, Thầy tôi chỉ kể tóm lược sơ sơ về Anh Năm cho tôi nghe, nhưng vì chuyện "học Võ trả thù cho danh dự” của Thầy, nghe rất hay và giống như trong tiểu thuyết kiếm hiệp. Trong lúc thời buổi kinh tế khó khăn, chỉ vì đồng tiền mà đa số người ta hay dễ dàng quên hết những gì là… "Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín” do đó, tôi rất lấy làm thú vị, nên hai năm sau, trong lần Tôi cùng anh Năm lặn lội suốt từ Núi Bà Đen xuống tận Trà Vinh, dọc đường, tôi đã hỏi lại anh từng chi tiết về việc anh gia nhập Môn Phái. Tôi kể lại sau đây để các bạn theo dõi tiếp.

******

Anh Năm nghe xong cười xòa nói:

- Chú Út à, Anh biết là Sư Phụ của chú kén đệ tử, nhưng Chú dám bắt cá với Anh hông? Chú cứ dẫn Anh tới gặp Sư Phụ đi, nếu ổng hổng chịu dạy, Anh bao chú một chầu nhậu, còn nếu ổng chịu dạy, Anh cũng bao chú nhậu, mà còn cho chú mượn xe Honda của Anh chạy chơi ba ngày nữa, chịu hông?

Dĩ nhiên là chú Út không thể từ chối cái đề nghị quá hấp dẫn của anh Năm, nên để Anh Năm lấy chở đến nhà Ông Thầy. Khi xe chạy ngang qua một cái quán thấy mùi phở, mùi hủ tíu hấp dẫn, Anh Năm lịch sự hỏi theo kiểu mời lơi vì anh nóng lòng đến gặp Thầy cho sớm, anh hỏi:

- Chú Út đói hông? Đói thì ghé vô ăn?

Không ngờ Chú Út cười thật tươi và nói:

- Sáng sớm, tui đang còn đang ngủ, Ông tới réo tui thức, có kịp ăn cái gì đâu, bây giờ đang đói thấy mồ.

Thế là cả hai ghé vào quán ăn hủ tíu, nhưng khi vừa xuống xe, đã có một thanh niên đi đến nói:

- A, Anh Út đi ăn sáng hả? lại ngồi chung bàn với tui nè.

Hắn nói xong quay nhìn Anh Năm và nói:

- Chào Anh.

Chú Út bèn giới thiệu:

- A T‎ý‎‎ hả, đây là Anh Năm, Anh Rể bà con của tui.

Chàng thanh niên tên T‎ý xum xoe hạ giọng nói:

- Vậy sao, tui mời hai đại ca vô ăn sáng luôn, tướng Anh Năm bự con quá, chắc Võ giỏi lắm?

Anh Năm chỉ cười mỉm và theo T‎ý vào bàn ngồi, tên T‎ý nói tiếp:

- Anh năm biết hông? Tui có học Thần Quyền, từng khai đao ba lần, vậy mà đụng tới Anh Út đây tui bị thua, nên kết làm anh em luôn đó.

Anh Năm ngạc nhiên hỏi:

- Chú em nói khai đao là làm sao?

T‎ý hỏi lại:

- Ủa Anh Năm hổng biết à?

Vừa hỏi hắn vừa nhìn Chú Út. Chú Út bèn nói:

- Anh Năm học Võ ngoài hổng có học giống bên mình nên hổng biết. Sẵn vậy, chú mày nói cho anh nghe luôn đi.

T‎ý tiếp:

- Anh Năm biết hông, tui học Thần Quyền khi luyện có Thần nhập vô mình, đánh võ dữ lắm, khi thấy khá rồi thì Sư Phụ mới cho khai đao nghiã là dùng con dao phay lớn và bén ngót y như con dao chặt xương của thằng cha chủ tiệm đang chặt thịt bò nấu phở kia kìa...tui cởi trần, niệm chú rồi đứng cho Sư Huynh chém ngang ngực một dao thiệt mạnh, vậy mà ngực hổng bị đứt chút nào hết, chỉ có một sọc trắng nổi ngang ngực tới mấy bữa mới tan mà thôi.

Nói xong T‎ý cúi xuống ăn hủ tíu tiếp, Anh Năm ngạc nhiên hỏi thêm:

- Bị chém hổng đứt, nhưng chú mày về có bị đau, bị tức ngực gì không?

T‎ý cười hề hề:

- Hổng có bị cái gì hết ráo, dzậy mới hay chớ, mà tui khai đao tới ba lần vậy đó, vẫn phẻ re như...trâu luôn!

Anh Năm vừa ăn vừa ngẫm nghĩ, nên lại hỏi:

- Vậy chớ chú có bao giờ dùng Thần Quyền đánh thắng mấy người biết Võ hông?

Tý cười toe đáp:

- Có chớ, tui cũng từng đụng...lai rai mấy tay có Võ, mà luôn luôn thắng, tui đã đánh té một đai đen Tae on Do trong vòng năm phút hè.

Anh Năm cười hỏi tiếp:

- Nếu vậy, chú em cũng giỏi quá, sao hồi nãy lại nói chú thua Chú Út?
T‎ý nghiêm hẳn mặt lại trả lời:

- Môn Phái tui học khác với Môn Phái của Anh Út, có lần tui với Ảnh đụng độ, ra sân thách đấu, tui hổng biết Anh Út làm phép gì mà tui niệm cầu Tổ hoài, hổng có ai nhập vô tui đánh đấm gì hết, trái lại tay tui nặng như đá, dở hổng lên. Anh Út hỏi tui chuẩn bị rồi chưa, ảnh đếm một, hai, ba xong, đá tui một cái lăn cù đau quá mạng, tui bái Ảnh làm Đại Ca luôn, đang chờ bữa nào anh dắt tui vô theo học Môn Phái của ảnh đó.
N
ói đến đây, T‎ý nhìn Chú Út cười cười tiếp:

- Vậy phải hông Đại Ca, bữa nào cho em tới gặp Sư Phụ của Đại Ca nghen?

Chú Út cũng cười đáp:

- Từ từ chứ mạy, tao phải coi giò coi cẳng của mày trước rồi mới dắt tới gặp Sư Phụ chớ, thôi bây giờ tao và Anh Năm phải đi công chuyện gấp đây.

Dĩ nhiên là T‎ý mau mắn dành trả tiền ăn sáng hết, đã vậy còn mua thêm gói thuốc Capstan nhét vô túi áo cho Chú Út nữa. Phần Anh Năm sau khi nghe như vậy, anh cảm thấy vừa mừng vừa xôn xao trong bụng...



#4 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 16/03/2012 - 04:06

Cả hai ghé chợ mua chút hoa quả và một bó nhang rồi mới chạy xe đi tiếp. Khi vừa dắt xe vào sân nhà Ông Thầy, Chú Út khẽ nói:

- Anh Năm, bà đang quét sân là Bà Thầy đó.

Nói xong Chú Út đổi giọng nói lớn hơn:

- Chị Hai ơi, khỏe hông? tui nè, Anh Hai có nhà hông vậy Chị?

- Ủa, Chú Út hả, còn ai đi với chú vậy?

- Dạ đây là Anh Năm, ông xã của chị Năm tui, ảnh làm việc ở ngoài Tiểu Khu.

Anh Năm cũng vội dỡ nón xuống và nói:

- Dạ chào Chị Hai.

Chị Hai nhìn Anh Năm một chút rồi nói:

- Vậy mà tui tưởng ai đâu ở xa tới, vì hồi nãy, Anh Hai ảnh bắc ghế ngồi ngoài hàng ba này, tui hỏi sao sáng nay ông không đi uống cà phê, mà ngồi đón ai vậy? Ổng nói có khách phương xa tới, nhưng được một lát rồi ổng lại nói: Hai thằng này lo ăn hủ tíu rồi, thôi tui đi uống cà phê đây. Ổng mới đi chừng năm phút hà.

Anh Năm ngạc nhiên hỏi:

- Dạ thưa Chị Hai, Anh Hai có nói chừng nào về hông vậy?

- Úi cái Ông này ai mà biết được, ổng đi không chừng không đỗi lắm, nhiều khi ra uống cà phê mà gặp ai có bịnh lôi ổng đi luôn, tới tối mới về, có khi gặp đệ tử mời ổng đi đây đi đó miết luôn, riết rồi tui cũng hổng biết đường nào mà mò nữa. Mà tui coi bộ Chú tính tới xin học phải hông?

Anh Năm gãi tai nói:

- Dạ, Tui tính đến bái Sư, mà bây giờ hổng biết chừng nào mới gặp được Sư Phụ đây, thôi Chị Hai cho tui gởi hoa quả này cúng trước nghen, khoảng trưa hoặc chiều tụi tui sẽ quay trở lại.

Chị Hai nói:

- Ừ, như vậy cũng được, nhưng Chú Út thử chạy ra cái quán cà phê ở ngã tư coi có gặp ổng không? Ổng thường uống cà phê ở quán đó.

Thế là Anh năm và chú Út vội phóng xe ra quán ngã tư gần nhà Ông Thầy, Anh Năm nói:

- Chú Út à, mình vô đây uống cà phê một lát đi, nếu Ông Thầy có về, đi ngang qua mình sẽ gặp, mà Chú có nghe bà Thầy nói không? Bả nói Ổng biết tụi mình đi ăn hủ tíu, nên mới không chờ mình. Hổng lẽ Ông Thầy của chú Út ngồi nhà mà thấy được ở xa sao? Chuyện khó tin quá.

Chú Út cười đáp:

- Ừa, mà tại anh không biết chớ nếu sau này anh vô môn pháirồi, anh sẽ thấy còn nhiều chuyện lạ khó tin hơn nữa.

Vừa nhâm nhi ly cà phê vừa ngẫm nghĩ một lúc, Anh Năm lắc đầu nói tiếp:

- Ngồi nhà mà thấy tụi mình ăn hủ tíu ở xa khó tin thiệt, có khi con cháu gì của ổng hay đệ tử ổng đi ngang quán thấy Chú Út ngồi, nên tình cờ về nhà nói cho Ổng nghe thì sao? thời buổi này mà nói chuyện thần thông kiểu Tề Thiên, tao nghe không lọt lỗ tai chút nào đó Út.

Nghe anh Năm nói vậy, Chú Út hốt hoảng nói ngay:

- Trời trời, Anh Năm đừng nói bậy bạ nghen, kẻo Sư Phụ ổng nghe được thì anh hết học luôn. Tại nào giờ anh không biết đến giới Thần Quyền, nên anh chưa gặp các chuyện giống chuyện Tề Thiên đó...tui còn biết một ông Sư ở tuốt dưới Hóc Môn cũng có nhiều phép lạ lắm, để tui kể cho anh Năm nghe nghen?

- Nếu chuyện có thiệt thì kể, còn chuyện nghe kể lại tao hổng tin đâu.

Chú Út trợn tròn mắt nói:

- Bộ anh nghĩ tui nói dóc sao? Ông Sư này tui có gặp rồi! tại lâu lâu có bạn bè rủ tui xuống Hóc Môn đá gà đòn, tui có nghe là tại một cái chùa nhỏ, chỉ có một Ông Sư trụ trì và một chú Tiểu, chú Tiểu thường ra ngoài kể rằng Ông Sư đó lạ lắm, mỗi lần nói chú Tiểu đem dưa hấu hoặc trái cây gì đó đã cúng trên bàn Phật xuống, khi thì biểu chú tiểu xẻ năm, xẻ sáu hoặc xẻ tám, là ngay sau khi xẻ bao nhiêu miếng dưa, thì rốt cuộc có đúng bấy nhiêu người đến ăn đó.

Cho nên có một lần xuống Hóc Môn, tụi tui ba thằng rủ nhau ra chợ mua một trái dưa hấu lớn, đem vô chùa cúng, rồi đi đá gà, hẹn là tới chiều về sẽ ghé lại chùa, vì chùa nhỏ, nên buổi chiều thường vắng y như chùa Bà Đanh không có ai hết ngoài Ông Sư và Chú Tiểu. Nhưng trước khi tới chùa, tụi tui đã tính trước: ba thằng, cộng Chú tiểu, cộng Ông Sư là năm, tui rủ thêm một thằng bạn nữa, dặn nó là đậu xe Honda cách một ngã tư ngoài đường chờ tụi tui vô trước năm phút rồi mới chạy vô sau, coi Ông Sư xẻ mấy miếng dưa?

Nói đến đây, chú Út ngưng kể để uống miếng cà phê, Anh Năm hỏi:

- Chuyện cũng hơi lạ, rồi Ông Sư đó đã xẻ mấy miếng vậy?

Chú Út đáp tỉnh khô:

- Xẻ bảy miếng.

Anh Năm cười khà khà:

- Vậy là trật lất rồi, năm người thêm một thằng vô sau là có sáu hà.

Chú Út cũng cười và kể tiếp:

- Khi tụi tui vừa bước vô chùa, thì Ông Sư cười hề hề nói:

- Trái dưa mấy chú mua hồi sáng ngon ghê, đỏ lắm, Thầy mới biểu thằng nhỏ xắt bên cái chái ở đằng kia kìa, mấy chú qua ăn với Thầy cho vui nghen.

Nghe vậy tui đi lè lẹ qua phía cái chái bên hông chùa liền, thấy chú Tiểu đang xắt dưa, tui lại gần hỏi nhỏ:

- Ổng biểu xắt làm mấy vậy chú?

- Mô Phật, dạ xắt bảy miếng, mà xắt lẻ làm tui khó chia cho đều quá.

Nói tới đây thì Ông Sư cùng với hai thằng bạn cũng vừa tới sau lưng tui. Mọi người cùng ngồi xuống cái bàn tròn, nhưng chưa có ai dám cầm dưa ăn trước Ông Sư, tui thì muốn ăn gấp để thấy là Ổng tính sai, nhưng Ông Sư bỗng chỉ ra quanh chùa rồi nói:

- Mấy Chú thấy chỗ này ngồi tốt hông, nhờ bóng của mấy cây vú sữa và hàng dừa cao, nên ở đây gió mát và yên tĩnh lắm.

Vừa lúc đó có tiếng xe Honda trước sân chùa, và giọng thằng bạn tui lồng lộng:

- Ê.. Út có trong chùa hông vậy?

tui liền trả lời:

- Tao ở cái chái phía sau chùa nè, sẵn dưa mới xẻ, mày vô ăn luôn nghen.

- Ừ, để tui vô Chánh Điện lạy Phật rồi tới liền.

Nghe vậy tui lấy làm lạ vì tui biết cái thằng này ít khi nó lên Chánh Điện lạy Phật lắm, vô chùa là nó nhào ra phía sau chỗ mấy bàn ăn coi có món gì thỉnh được vô bụng thì thỉnh liền không khách sáo. Vậy mà mấy phút sau, nó xuất hiện trước tụi tui cùng với một con nhỏ bận áo bà ba tím che nón phía sau, ẹo ẹo có vẻ mắc cở, tui mới hiểu ra là tại nó đi với bồ nên mới làm bộ hiền lành lên lạy Phật. nó nói:

- Dạ chào Thầy, chào mấy Huynh, đây là Cô Hồng, bạn tui, sẵn dịp đi ngang đây nên vô chùa lạy Phật.

Nghe nó nói, tui chưng hửng, còn Ông Sư cười khà khà tiếp:

- Hay quá, dưa xẻ vừa đúng bảy miếng vậy mời Chú em và cô bạn ăn luôn cho vui, mỗi người một miếng nè.

Sau đó, trên đường về, tui hỏi thằng bạn:

- Tao biểu mày đậu Honda, chờ tụi tao vô năm phút rồi chạy theo, mà sao mày lại chở thêm con bồ mày vô vậy?

- Tao đang đứng lóng ngóng, bỗng gặp con Hồng, nó hỏi tao đậu xe chờ ai vậy, mà trước tới giờ, con nhỏ này chảnh lắm, tao rủ nó đi uống nước hoài mà không bao giờ nó chịu cho tao chở đâu, vì thế tao mới kể nó nghe vụ Ông Sư xẻ dưa, và tao rủ nó đi theo, vì ai dè ông Sư hay thiệt, tính đúng bon luôn.

Anh Năm gật gù nói:

- Kể ra cũng hay, nhưng cũng có thể Ông Sư đó hên, nên tình cờ xuất hiện cái Cô Hồng đó, cho nên thành một chuyện ngẫu nhiên thôi.




#5 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 20/03/2012 - 04:27

Chú Út cười cười móc túi lấy cái hộp quẹt Zippo mồi điếu thuốc hút, rồi chỉ chỉ vào cái hộp quẹt, nói tiếp:

- Chưa hết chuyện mà Anh Năm, để tui kể tiếp nè: Sau lần ở dưới chùa Hóc Môn đó, tui về trên này, gặp bữa bạn bè rủ đi nhậu tại nhà của bạn nó, đêm đó có nhiều người lạ, tui nhậu xỉn, khi về nhà mới biết là mất cái hộp quẹt Zippo này, tui tiếc lắm.

Anh Năm cười nói:

- Tưởng cái gì, chớ ba cái đồ quỷ đó, ra chợ trời khu bán đồ lính Mỹ, có thiếu gì.

Chú Út tiếp:

- Tui biết, chợ trời có bán, nhưng đâu có rẻ Anh Năm, hơn nữa cái của tui có khắc nguyên hình con Ó, anh coi nè, đẹp hông?

Anh Năm cầm lấy xem và hỏi:

- Vậy là cái này, Chú đã tìm lại được hả?

Chú Út cười thật tươi đáp:

- Anh Năm kéo cái ruột hộp quẹt ra coi đi, có chữ của Ông Sư Hóc Môn viết ở trong đó.

Ngạc nhiên, Anh Năm kéo cái vỏ ra, thấy một miếng giấy màu hồng nho nhỏ, nằm ngang qua phần miếng đệm chỗ đổ xăng, cạnh cái ống chứa đá lửa. Anh mở ra mới biết không phải giấy hồng, mà là do chữ viết trên giấy bằng mực viết Bic đỏ, có lẽ hơi xăng đã làm mực lan ra làm hồng cả mảnh giấy, nhưng Anh Năm vẫn còn đọc được những chữ viết nhỏ và rõ đẹp như sau: "Chú Sơn lấy lộn của Chú Út, đến hôm nay ngày Rằm, lúc tám giờ sáng, thay đá lửa, gặp giấy này, đem trả Chú Út đi.

Thấy Anh Năm lẳng lặng nhìn tấm giấy, Chú Út cười nói:

- Sau đó từ chùa Hóc Môn về trên này khoảng trăm cây số, tui đi nhậu lung tung chỗ, bị thằng bạn của bạn tui là Sơn, trong lúc xỉn đã lấy cái hộp quẹt của tui bỏ túi. Nó không biết tui và tui cũng không biết nó, khi nó tỉnh rượu, cứ việc xài cái hộp quẹt một cách...vô tư, thoải mái. Cho đến khi thay đá lửa, đọc tấm giấy, nó mới sợ, chạy đi hỏi thăm bạn nó về tui, rồi kiếm tui để trả lại cái hộp quẹt này. Anh Năm thấy Ông Sư đó giỏi không? Tui bèn giữ nguyên tấm giấy trong cái hộp quẹt để làm kỷ niệm đó.

Anh Năm hỏi:

- Vậy thì Ông Sư này hay thiệt...nhưng Sư Phụ của chú có biết Ổng hông?

Chú Út cười:

- Biết chớ, vì tui có mấy ông Sư Huynh nhà cũng ở gần chùa, mấy ổng rước Sư Phụ xuống hoài, nên thỉnh thoảng cũng có ghé chùa thăm Ông Sư đó...Nhưng có điều, hễ mỗi lần có Sư Phụ tui, là Ông Sư biểu xẻ dưa sai hết ráo...nên Ông Sư thường nói:

- Ông cao quá, tui coi hổng thấu!

Còn Sư Phụ thì cười cười đáp:

- Tại thấy Sư vui tánh, nên tui cũng giỡn cho vui vậy mà, cao gì mà cao..ha ha..ha..

Anh Năm vừa cười nhăn nhó, vừa liếc nhìn đồng hồ:

- Chít cha, vậy là hồi nãy tao nói bậy bạ...kẹt rồi, bây giờ gần trưa mà hổng thấy Sư Phụ về, thôi tụi mình quay lại nhà của Ổng mới được.

Chú Út:

- Vậy sao, anh thấy ngán rồi hả? chưa đâu, vô học rồi còn thấy nhiều cái hơn nữa đó anh Năm.



#6 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 20/03/2012 - 04:41

Khi cả hai quay lại nhà Ông Thầy, anh Năm thấy Bà Thầy đang ngồi may áo trên cái bàn máy may nhỏ cũ xì. Bà Thầy nói ngay:

- Ổng chưa về mấy Chú ơi, mà hổng biết tới chừng nào ổng mới về nữa.

Anh Năm lúng túng gãi đầu nói:

- Dạ...dạ Chị Hai...thiệt ra tui có chuyện ngặt nghèo lắm, rất mong được gặp Sư Phụ bữa nay, cầu giúp đỡ...kẹt hồi sáng lỡ ăn hủ tíu mà trễ...bây giờ Chị Hai làm ơn làm phước coi có cách nào liên lạc cho Ổng về không Chị Hai?

Bà Thầy cười nụ cười chất phác nói:

- Tui thiệt tình hổng biết làm sao mà giúp mấy chú...Ổng đi tùm lum, ai biết đâu mà kiếm...tui thì hổng biết phép tắc gì, chớ Ổng muốn kêu ai, Ổng chỉ đốt ba cây nhang lên, lầm thầm một chút là thế nào người đó cũng tới trong ngày.

Anh Năm mừng rỡ nói:

- Hay Chị Hai cũng đốt nhang rồi vái Ổng về đi.

Bà Thầy thật thà nói:

- Đốt nhang thì được rồi, nhưng phải biết câu Chú kêu về mới được chớ! Mà tui có biết chú phép gì đâu.

Lúc đó, bỗng Chú Út xen vô:

- Được rồi, tui có một câu chú, câu "Triệu Người về” vậy để tui đốt nhang nghen Chị Hai?

Chị Hai nghiêm mặt lại nói:

- Cái chuyện Ổng dạy mấy Chú, tui hổng biết, chú muốn làm gì thì làm, làm sao mà bị Ổng la thì ráng chịu.

Chú Út cười hì hì:

- Hổng sao đâu Chị Hai, tui nhớ rõ câu chú mà, hơn nữa, tui học câu này mà chưa xài lần nào, sẵn bữa nay, tui làm làm thử coi có linh hông?

Thế là Chú Út thắp hương lên tất cả các bàn thờ trong nhà Sư Phụ, rồi chú chắp tay nhắm mắt, miệng lâm râm niệm chú...Anh Năm và Bà Thầy đứng một bên theo dõi. Bỗng người Chú Út lảo đảo, rồi Chú Út quỳ cái "bụp” xuống nền nhà, y như bị ai đạp cho một đạp vào lưng, chú đập đầu binh binh một hơi ba cái rất nhanh xuống đất. Anh Năm còn đang ngạc nhiên thì Bà Thầy đã rối rít la lên:

- Rồi rồi, niệm bậy bạ bị phạt rồi...để tui đốt nhang xin mới được.

Vừa nói, Bà Thầy vừa nhanh nhẹn thắp hương và vái lạy. Lập tức Chú Út bên kia cũng dập đầu lạy, nhưng lần này lạy nhẹ nhàng chứ không mổ bụp bụp như lần trước. Xong Chú Út bước ra ngoài, mặt đỏ bừng, tay xoa xoa cái trán còn đỏ ửng và sượng sùng nói:

- Kỳ quá, tui mới niệm hai chữ đầu của câu chú là liền bị "Mấy Ổng” đạp cho một đạp, rồi nghe như ai nói:

- Tên này hỗn thiệt phạt nó ba lạy... tui hổng hiểu ra sao cả?

Anh Năm hỏi:

- Thiệt sao Út, mày nghe có tiếng người nói thiệt hả?

Chú Út trợn mắt:

- Tui nghe rõ ràng mà.

Nghe Chú Út nói xong, Anh Năm lẳng lặng tiến đến trước bàn Thờ, anh quỳ xuống, chắp tay và nhắm mắt một lúc, anh kính cẩn bái lạy rồi bước ra sân.

Chú Út tò mò hỏi:

- Anh vái cái gì vậy?

Anh Năm cười nghiêm nói:

- Tao thấy linh thiệt, coi Chú mày quỳ cái bụp như bị ai xô vậy, nên tao đến thắp nhang tạ lỗi, và đồng thời cũng xin Chư Vị có linh thì giúp tao lòng thành cho được gặp Sư Phụ bữa nay...vậy hai đứa mình chỉ còn nước...ngồi đồng ở đây chờ luôn tới chiều nghen?



Thanked by 1 Member:

#7 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 20/03/2012 - 22:46

Đằng trước và sau nhà Sư Phụ đều có sân, vườn rộng rãi, nhất là sau nhà, có rất nhiều cây dừa cao, nên Bà Thầy nói:

- Mấy chú ra sau vườn cho nó mát, ra ngoài đó chờ "cầu may" coi Ổng có hông, chú nào biết leo dừa, thì cứ leo bẻ dừa tự nhiên nghen, dừa cao, mà trái ngọt lắm.

Thế là hai anh em lủi ra sau vườn, chú Út đi vòng vòng ngắm nghía chọn dừa xong là rồi leo như khỉ, thoăn thoắt bẻ dừa. Khi chú Út còn đu đưa trên cây, thì có tiếng xe Honda ngừng phía trước, Anh Năm mừng rỡ vội đi ngay ra. Anh thấy một thanh niên dáng nho nhã như thư sinh và cũng khoảng tuổi mình vừa ngừng xe trước cổng, anh không biết là ai, nhưng nghĩ chắc anh này cũng là học trò gì đó, nên Anh Năm khẽ gật đầu chào. Chàng thanh niên mới đến, vừa dựng chiếc xe Honda Dam cũ mèm xong, quay lại hỏi Anh Năm:

- Chú em tới kiếm Thầy hả?

- Dạ tui kiếm Thầy Hai.

- Vậy vô nhà ngồi đi.

Anh Năm còn đang ngỡ ngàng thì Bà Thầy đã chạy ra và nói:

- Ổng về rồi hả, hên thiệt, tội nghiệp chú này và chú Út tới kiếm Ông từ hồi sáng tới giờ đó...à để tui ra sau vườn biểu chú Út bẻ thêm dừa cho Ông uống nghen.

Nói xong là Bà Thầy biến vào sau Bếp luôn. Anh Năm gãi gãi đầu nói:

- Vậy Thầy là Thầy Hai? sao mà tui thấy trẻ quá.

- Ừ tại tui hổng biết lo nên lâu già, chú em tuổi con gì?

- Dạ tui tuổi con...

- Vậy sao, vậy tui lớn hơn chú huốt cả con giáp một khúc lận.

- Trời, Thầy coi trẻ quá.

- Thôi chú kêu tui là Anh Hai được rồi, đâu chú nói cho tui nghe chuyện gì mà tới đây đi.

Anh Năm mừng rỡ vội kể đầu đuôi câu chuyện của Sư Phụ dạy Thiếu Lâm và tên Cảnh phản Thầy ra cho Anh Hai nghe. Nghe xong, Anh Hai nói:

- Vậy chú muốn học để ít bữa nữa lên đấu võ đài? Mà từ hồi nào tới giờ, tui dạy học trò, không có cho đứa nào lên võ đài cả.

Anh Năm nghe vậy thì luống cuống, mới hả miệng, chưa kịp nói (vì ảnh cà lăm, nên nói chậm...) thì Anh Hai đã tiếp:

- Nhưng tui hồi nãy thấy chú Năm kể về Sư Phụ mà còn ứa nước mắt, xét ra thấy chú em cũng có cái tâm "Tôn Sư Trọng Đạo” nên được rồi, tui sẽ dạy cho để gỡ danh dự cho Thầy của chú. Chỉ có điều, trước khi dạy chú, tui cho chú biết là coi vậy mà học "bên này” khó lắm.

Anh Năm vội nói:

- Dạ, dù khó cỡ nào tui cũng sẽ ráng mà Anh Hai.

Thầy Hai nói tiếp:

- Phải Thề giữ Ngũ Giới Cấm như sau:

KHÔNG LỬA THẦY PHẢN BẠN
KHÔNG TÀ DÂM TỬU SẮC
KHÔNG GIAN THAM TRỘM CƯỚP
KHÔNG SÁT SANH, HẠI VẬT
KHÔNG NÓI DỐI HẠI NGƯỜI.

Đồng thời cũng phải Ăn Chay ít nhất một tháng hai ngày.

Trong ngày chay đó, chẳng những không Làm Ác, không Nói Ác, mà còn không được Nghĩ Ác nữa...có giữ như vậy thì mới đúng nghĩa là ngày Ăn Chay...

- Dạ tui sẽ ráng giữ được mà...



Thanked by 1 Member:

#8 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 22/03/2012 - 03:31

Thầy Hai trầm ngâm một chút, rồi xoè bàn tay bấm bấm các lóng tay, Thầy khẽ lắc đầu, làm anh Năm hơi lo, nhưng vẫn im lặng quan sát. Một lúc sau thầy Hai nói:

- Được rồi, tui sẽ dạy cho chú em, nhưng tui đã tính là sau khi chú học tui, chú sẽ bị nhiều khổ nạn trong vòng ba năm đó. Đó không phải vì theo Môn Phái mà bị nạn đâu. Đây là nghiệp riêng của chú đã tạo từ hai năm trước, chú đã vô tình đánh chết người! thay vì nghiệp báo sẽ kéo ra mười năm sau, nhưng nay có duyên với tui, theo học, thì chú sẽ trả nghiệp sớm hơn và trả nhanh hơn. Nhưng tui phải nói cho chú biết, chịu được thì học. Sợ chú không hiểu, thấy sau khi theo học mà sao lại bị xui quá, rồi oán trách bậy bạ, mang thêm khẩu nghiệp nữa, chú hiểu ý của tui không?

Anh Năm lặng im ngẫm nghĩ những lời nói của Ông Thầy, và anh nhớ lại chuyện mình đấu trên sân Tinh Võ năm nào, sau đó đối thủ của anh về nhà bị chấn thương sọ não mà chết. Anh toát mồ hôi lạnh, anh nhìn lại Ông Thầy có bộ mặt trẻ măng đó, và bất chợt anh bắt gặp ánh mắt của Ông, một ánh mắt phát ra những tia sáng trắng, chói lọi, đến nỗi anh cảm thấy mắt của mình khó chịu, y như mình nhìn thẳng vào ánh nắng mặt trời, anh Năm bừng hiểu, và có một chấn động nào đó trong nội tâm khiến anh quỳ mọp xuống, dập đầu sát đất, anh lạy Thầy, bằng cả một sự vừa cung kính vừa nể sợ.

Có tiếng Ông Thầy vang lên:

- Ủa, chú mày làm cái gì kỳ vậy? thôi ngồi lên đi, khi không mà lạy tui mần chi, bộ muốn làm tui tổn thọ sao?

Vừa lúc có tiếng chân của Bà Thầy và tiếng cười oang oang của Chú Út từ sau vườn bước vào, nên anh Năm vội ngồi lên. Chú Út vừa cười vừa bưng ly nước dừa trao cho Thầy và nói:

- Anh Hai, anh đi uống cà phê ở đâu mà kỹ quá, tụi em chờ mệt xỉu luôn. Anh uống nước dừa đi, em mới bẻ sau vườn.

Ông Thầy nghiêm nghị nhìn Chú Út rồi nói:

- Hồi nãy, ai biểu chú mày đốt nhang niệm chú vậy?

Chú Út...hết cười:

- Dạ...tại em thấy anh Năm đang kẹt quá, mà sợ Sư Phụ đi xa tới mai mới về, nên em mới niệm chú "Triệt người về" để xin cho Sư Phụ về nhà cho sớm.

Ông Thầy hỏi:

- Rồi sao?

Chú Út gãi tai cười cười:

- Thì linh quá, nên bây giờ Sư Phụ về rồi đó.

Ông Thầy lắc đầu nói:

- Chú mày thiệt bậy bạ, tao về là tại câu van vái năn nỉ của Chú Năm này, chớ đâu phải do chú mày đọc câu chú "Triệt người về” mà chú mày có bị Hộ Pháp đánh không?

Chú Út xệ mặt xuống...hết cười:

- Dạ có, con bị một đạp té chúi nhủi luôn...mà sao kỳ vậy Sư Phụ?

- Chú mày hiểu chữ Triệt là gì không? chú mày chỉ có thể dùng đối với người ngoài môn phái, mà dùng cũng giới hạn, không dùng bừa bãi. Còn trong môn phái, không thể dùng với những người cao vai vế hơn mình. Nhất là dùng đối với Sư Phụ, thì là phạm thượng hiểu chưa? Mà hồi đó, ai chỉ cho chú mày câu chú đó vậy? Sao lúc chỉ mà không dặn gì hết?

Chú Út gãi đầu rồi xá dài:

- Dạ, cho em xin lỗi Sư Phụ, bài chú đó là Chú Tư dạy em.

Ông Thầy lắc đầu, tiếp:

- Lại Chú Tư nữa, cái thằng này ẩu tả quá. Thôi, tối nay về nhà cúng và nhớ sám hối là được rồi, mấy đứa phải luôn luôn nhớ rằng dùng Mật Chú, phải cẩn thận và giới hạn, không phải đụng một chút là lấy ra dùng bừa bãi đâu nghen.

Anh Năm và chú Út liền dạ và Anh Năm hỏi ngay:

- Dạ, Anh Hai, còn em bây giờ phải làm gì? vì tính ra còn có năm ngày nữa là tới ngày thằng Cảnh thách đấu. Em lo quá.

Ông Thầy trầm ngâm một chút rồi nói:

- Được rồi, chú em nói Chú Út chép cho một bài chú, "Pháp Danh, Hội Thượng Phật, cũng không dài lắm, chỉ có một trang giấy thôi, và một trang giới cấm, về nhà học thuộc lòng. Trưa mai mua lễ vật: hương, hoa, trà, quả đến đây Thầy làm lễ nhập môn cho. Thôi hai đứa về đi và ráng học bài chú sao cho trưa mai phải thuộc lòng nghen.



Sửa bởi hiendde: 22/03/2012 - 03:45


Thanked by 1 Member:

#9 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 23/03/2012 - 08:29

ANH NĂM SƯ HUYNH: LỄ NHẬP MÔN

(Phần Ba)

Để các bạn tiện việc theo dõi, trước khi viết tiếp vào chuyện, Tôi xin nói sơ sơ nghi thức nhập môn Huyền Học Việt Nam đại khái như sau: Người theo học, sẽ nhận được năng lực thần bí, có thể gọi là Hộ Pháp, Phật Lực hoặc Đại Sư nhập vào người để dạy, đồng thời bảo vệ người học trò đó. Mà muốn được như vậy, vị Thầy dạy, phải đem phép vào người cho đệ tử (đầu, mặt, ngực và tay chân...cách truyền phép như vậy của mỗi Môn Phái đều khác nhau:

1. Chu Thư: Dùng chu sa 硃砂 vẽ bùa trên giấy đỏ hoặc giấy vàng, rồi Thầy tay bắt ấn, miệng niệm chú, mỗi chỗ lời chú vẽ phù đều khác nhau, xong cho đệ tử uống. Cách này có một số Thất Sơn Thần Quyền ở miền Trung, miền Nam dùng.

2. Châm Thư: Dùng kim 鍼 xâm, dùng sữa con so là sữa của sản phụ mới có đứa con đầu lòng, sữa thay mực, xâm các chữ Bùa trên người đệ tử. Có Thầy còn dùng nguyên cây kim bằng vàng, đặt trên cánh tay đệ tử, Thầy niệm chú, cây kim từ từ chui vào cánh tay, sau đó biến hẳn vào người của đệ tử luôn và vĩnh viễn ở trong đó.

Thầy cũng chỉ cho đệ tử cách gọi cây kim đó lên, bằng cách niệm một câu chú, xong vỗ trên cánh tay, bất kỳ tay nào, từ bả vai cho đến cổ tay, vỗ xong sẽ nhìn thấy cây kim nổi lên một đoạn dài dài nho nhỏ dưới da, mà khi ấy, bất cứ ai muốm kiểm tra, cũng có thể sờ nắn được, hoặc dùng hai ngón tay của mình bóp nhẹ hai đầu kim dưới làm da, và cảm được cây kim đó.

3. Hương Thư: Dùng nhang 香 để vẽ Bùa phối hợp với:

4. Nhãn Thư: Thầy dùng mắt 眼 để vẽ Bùa

5. Ấn Thư: Dùng tay kiết Ấn 印 để vẽ Bùa...



#10 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 23/03/2012 - 08:58

Ngày hôm sau, khi anh Năm đến nhà Ông Thầy, anh thấy có một số người đông đảo trong nhà, nên anh có thoáng âu lo và lúng túng. Nhưng rồi anh cũng an tâm khi biết ra tất cả đều là người của Môn Phái. Lúc làm lễ thọ giáo, Sư Phụ đứng trước bàn thờ Phật Hội, Anh Năm chắp tay đứng sau lưng Thầy, trong khi hai bên phải và trái của Thầy là các vị Sư Bá, Sư Thúc, Sư Huynh đứng sắp thành hai hàng, ai ai cũng chắp tay, lim dim mắt thật trang nghiêm, làm anh Năm không khỏi hồi hộp trong lòng. Nhưng đứng được một chút, trong sự im lặng, chỉ còn tiếng của Sư Phụ niệm Hồng Danh Chư Phật, mùi hương trầm và sự tĩnh lặng làm anh Năm bỗng thấy mình rất thanh thản và các nỗi hồi hộp trong lòng tan biến mất.

Theo hướng dẫn của hai vị Sư Thúc, sau khi lạy Phật và tuyên thệ giữ ngũ giới cấm, anh được Sư Phụ giới thiệu các vị Sư Bá, Sư Thúc, Sư Huynh đứng quanh anh, và anh phải lễ bái các vị đó, sau khi đã quỳ lạy Sư Phụ trước. Xong, anh Năm quay lại hướng về bàn thờ, đứng chắp tay, nhắm mắt chuyên tâm niệm bài Kinh Pháp Danh Hội Thượng Phật liên tục, trong khi đó thì Sư Phụ dùng Hương Thư và Ấn Thư để vẽ các chữ Phép cách không trên người anh Năm.

Bỗng anh Năm rùng mình khi thấy cả người mình như muốn bay bổng, hai chân bồng bềnh như trên mặt nước, trong khi hai gót chân của anh bên dưới như có hơi bơm lên, nâng cao khỏi mặt đất, làm cả người anh như bị một hấp lực nào đó trên không trung thu hút nhóm lên, người anh chao đảo đến nỗi anh Năm phải bấm các ngón chân xuống đất kiềm lại cho khỏi ngã, và vì nhón gót, bấm đầu ngón chân, nên đôi lúc anh thấy mình cứ chúi người về phía trước.

Rồi Anh nghe tiếng Sư Phụ dạy anh niệm Hồng Danh một vị Phật Lực nên anh vội niệm theo ngay, nhưng vừa niệm xong ba lần, anh bỗng thấy cả thân người của anh, không còn thuộc quyền điều khiển của anh nữa. Có một bí lực từ đâu đó đã nhập vào anh, sử dụng cả thân thể anh và anh biết được, lúc ấy anh chỉ còn mỗi cái đầu là thuộc của mình mà thôi. Anh nghe tiếng Sư Phụ nói:

- Xin Phật Lực chuyển sửa hết gân cốt cho đệ tử...

Lập tức anh thấy hai bàn tay đang chắp lại của mình từ từ dang ra, cùng lúc hai khuỷu tay (cùi chỏ) cũng nâng lên, phản ứng tự nhiên, anh ra sức khép lại và kẹp hai khuỷu tay xuống và anh bỗng thấy cả thân trên của người mình cứng hẳn lên, anh muốn ra sức kẹp cùi chỏ xuống không được, và một áp lực vô hình nhưng trầm trọng ngày càng nâng hai cánh tay anh lên cao hơn, anh càng ra sức, càng đuối, bất chợt hai bàn tay anh vung ra thật nhanh, thật mạnh và vung xeo xéo ra hai phía, làm anh đau điếng ở nách y như hai cổ tay của mình bị hai người khồng lồ nắm và kéo về hai phía. Anh chưa kịp hoàn hồn, đã nghe tiếng Sư Phụ vang lên:

- Đệ tử! đừng dùng lực chống lại, hãy để thân thể tự nhiên cho Ngài Phật Lực sửa đổi gân cốt.

Lập tức anh Năm vội buông cái gồng sức của mình ra, thư dãn các bắp thịt, và anh cảm được chân tay của anh bắt đầu có những động tác nhẹ nhàng như tập thể dục! tay duỗi, chân co và tất cả các khớp xương đều kêu lên răng rắc như mình bẻ các ngón tay. Anh không ngăn được cái mỉm cười khoái chí khi thấy ngoài chỗ các khớp xương kêu, ngay cả đỉnh đầu anh, cũng có tiếng kêu lốp bốp, kể cả đoạn giữa từ chỗ khuỷu tay ra cổ tay cũng có tiếng kêu lách cách nữa, hầu như toàn thân anh chỗ nào cũng đều kêu lên như vậy.


#11 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 23/03/2012 - 09:08

Anh tập võ từ nhỏ, luyện, đánh rất nhiều bài quyền, nhưng chưa bao giờ có tiếng kêu của gân xương trên đỉnh đầu và kêu khắp toàn thân như lần này, anh sung sướng vì anh biết cơ thể của mình đúng là đang được Ngài Phật Lực sửa đổi gân cốt cho.

Nhưng trong nỗi sung sướng đó, anh vẫn không quên theo dõi những thế chuyển động của tay chân, anh thấy sự chuyển động nhịp nhàng như Thái Cực, một âm, một dương, hễ một tay đưa ra, thì một tay khác kéo vào, hoặc một tay đưa lên, thì tay kia hạ xuống. Thoạt đầu anh có cảm tưởng giống như các thế võ của Thiếu Lâm, nhưng một lúc sau anh thấy rõ là không phải. Mà các thế của tay chân anh đang chuyển động, có rất nhiều biến chuyển hoàn toàn mới lạ với anh, ngoài cả sức anh tưởng tượng.

Anh vẫn nhắm mắt, nhưng anh cảm thấy là từ chuyển sửa gân cốt, bây giờ đã chuyển sang múa võ, anh nghe tiếng gió xoay vùn vụt, tay đánh chân đá đủ cả bốn hướng, anh đánh như là anh đang tập võ ngoài sân rộng, trong khi thực tế, trong nhà Ông Thầy, trước bàn thờ Phật chỉ có một khoảng đất không quá ba mét vuông. Đánh tất cả chỉ khoảng có năm, mười phút mà anh đã thấy mệt nhoài, thở ồ ồ và anh nghe tiếng Sư Phụ vang lên:

- Xin thỉnh chư Phật thượng, cho đệ tử định thân.

Ngay lập tức cả người anh dừng lại, nghe Sư Phụ ra lệnh:

- Mở mắt ra và hướng về bàn thờ lạy ba lạy.

Anh mở mắt ra, vẫn tưởng là sẽ nhìn thấy bàn thờ, nhưng không ngờ, anh phải quay người hai lần mới nhìn thấy. Anh vội quỳ xuống lạy. Sư Phụ nói tiếp:

- Lẽ ra mi phải theo học một thời gian rồi mới được Ta truyền Ấn, nhưng trường hợp của Mi là một ngoại lệ, nên hôm nay Ta sẽ truyền cho một Ấn. Đó là Ấn Cửu Phẩm. Hãy dùng thau rượu kia tẩy uế đầu và hai bàn tay đi, rồi quỳ trở lại làm lễ Thọ Ấn.

Sau khi nhận Ấn, là xong nghi thức thọ giáo, mọi người vui vẻ ra sau vườn quây quần trên cái bàn dài để dùng cơm trưa. Thấy anh năm còn rụt rè, nên các Sư Bá, Sư Thúc và Sư Huynh lần lượt nói chuyện với anh rất thân thiện, chẳng mấy chốc, anh Năm bỗng thấy mình y như là đã quen biết với tất cả từ lâu, vì anh thấy có một tình cảm gì đó mơ hồ, nhưng rất gần gũi, thân thiết và đầm ấm hơn cả cái tình của anh em ruột thịt.



Thanked by 1 Member:

#12 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 24/03/2012 - 09:31

Sư Phụ dạy:

- Kể từ nay trở đi, trong người chú, đã có một vị Sư rồi, do đó chú em bất cứ lúc nào cũng có thể cúng cầu xin vị Sư đó về dạy cho mình, miễn là chỗ cúng phải thanh tịnh, và phải Trấn bốn phương trước. Lễ Nhập Môn tất cả là ba lần, đều giống như hôm nay, như vậy còn hai lần nữa là sáng mai và sáng mốt, tất cả chỉ có thế. Sự học tiến hay không là tuỳ theo ở chú em chuyên cúng luyện. Và cũng tuỳ theo duyên giữa chú em với Sư ở trong thân của chú mà Ống ta sẽ về dạy môn gì mà thôi. Tóm lại, Môn Phái của mình, Dđ tử chỉ gần Thầy có ba lần, sau đó do đệ tử về nhà tự luyện.

Anh Năm ngạc nhiên:

- Ủa, thưa Thầy, chỉ đơn giản có vậy thôi sao?

Thầy đáp:

- Đơn giản, nhưng không như chú em nghĩ đâu, trong hai ngày nữa, Ta sẽ truyền cho chú em tất cả là năm Ấn. Cái tập võ, chỉ là thứ yếu, quan trọng nhất là luyện Ấn, chú em có nghe người đời thường nói: Thầy cao tay Ấn không? Luyện giỏi hay dở là do chính mình có giữ được giới cấm hay không? Có thường làm việc phúc thiện cho mọi người không? Nên nhớ thân tâm thanh tịnh thì vươn lên, thân tâm ô uế thì đi xuống.

Do đó, từ nay về sau chú không thể gần các cô buôn hương bán phấn được. Ví như nếu ăn thịt chó cũng vậy, vì chó ăn đồ dơ, mình ăn nó, tánh dơ ô uế đó sẽ vào làm mình bất tịnh, không luyện tập được. Đồng thời ví như mình đi ngang một cái vườn nhà người ta, có một nhánh ồi vươn ra ngoài hàng rào, mình không thể tuỳ tiện hát trái ổi đó mà ăn, cho dù trái ổi chỉ đáng giá có một xu, vì lấy của người mà không hỏi là phạm giới trộm cắp.

Anh Năm băn khoăn:

- Em biết có Chư Vị nhập vô mình, nhưng chỉ có múa vài đường quyền, em lại chỉ còn tập ba đêm là tới ngày lên đấu với thằng Cảnh, không biết có được không Sư Phụ?

Ông Thầy cười nói:

- Chú Năm đừng lo, đến ngày lễ chót, ta sẽ chỉ cho một câu chú, Võ Sư cỡ nào cũng thua chú Năm hết, thằng Cảnh mà ăn nhằm gì.

Anh Năm hỏi tiếp:

- Nếu em lỡ phạm giới cấm thì sao? em nghe nói đệ tử Thần Quyền khi phạm giới cấm, bị hành xác ghê lắm...phải hông Sư Phụ?

Thầy nghiêm sắc mặt:

- Chú em nên nhớ môn phái mình không phải Thần Quyền! và nếu đệ tử nào vô tình phạm giới cấm thì không sao cả. Còn cố phạm, sẽ được báo mộng cảnh cáo và phải sám hối. Nếu tiếp tục phạm ba lần, sẽ bị khai trừ khỏi Môn Phái và không còn ai nhập về dạy nữa.


#13 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 24/03/2012 - 10:02

ANH NĂM SƯ HUYNH: THAI TẠNG GIỚI - KIM CANG GIỚI

(Phần Bốn)

Hôm đó, sau bữa cơm trưa, Anh Năm ở lại nhà Sư Phụ suốt cho đến tối, chỉ trong một buổi chiều như vậy, mà Anh Năm đã có được rất nhiều kiến thức về Đạo, anh được từ Sư Phụ, đến các Sư Thúc và Sư Huynh thay phiên nhau kể và dẫn giải anh về Phật Giáo lược Sử. Đã vậy, có người còn sốt sắng cho anh mượn các cuốn Kinh của Đạo Phật nữa. Từ đó anh mới biết được là Đức Phật Thích Ca đã giảng về các vị Cổ Phật thuộc Thai Tạng Giới 胎蔵界 và Kim Cang Giới 金剛界. Mà cả trong hai Giới đó, Đức Đại Nhật Như Lai luôn là Vị Trung tâm của Giới, đồng thời chính là tiền thân của Phật Thích Ca. Và anh sẽ phải thỉnh hình tượng của Ngài Đại Nhật Như Lai để thờ nữa, vì Ngài là Vị Giáo Chủ của Mật Giáo.

THAI TẠNG GIỚI Mạn Đà La Garbhadhatu mandala ग़र्भधतु मन्दल

Là yếu tố thụ động, mô tả vũ trụ về mặt tĩnh, mặt lý tính, như thai mẹ chứa đựng con và từ lý tính thai tạng mà sinh công đức, biểu hiện đại bi Tâm của Phật. Được sắp sếp thành hình Hoa Sen tám cánh như sau:

Đức Đại Nhật Như Lai 大日如來 MahaVajrocana ंअहअज्रोचन ở trung tâm
Đông là Đức Bảo Tràng Như Lai 寶幢如來 ऱ्अत्नकेतु
Nam là Đức Khai Phu Hoa Vương Như Lai 開敷華王如来 Samkusumitaraja षम्कुसुमितरज
Tây là Đức Vô Lượng Thọ Như Lai 無量壽如来 (阿彌陀佛) आमित्भ
Bắc là Đức Thiên Cổ Lôi Âm Như Lai 天鼓雷音如來 Divyadundubhi डिव्यदुन्दुभिडिवॠ?यदुन्दुभि

Ở bốn góc có bốn Đại Bồ Tát:

Đông Nam là Đức Phổ Hiền Bồ Tát 普賢菩薩 षमन्तभद्र
Đông Bắc là Đức Quán Âm Bồ Tát 觀世音薩 Avalokiteshvara आवलोकितेश्वर
Tây Nam là Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát 文殊師利菩薩 ंअन्जुश्रि
Tây Bắc là Đức Từ Thị Bồ Tát 彌勒菩薩 मैऐत्रेय


KIM CANG GIỚI Mạn đà la (Vajradhatu mandala):


Là yếu tố tác động, biểu hiện cho trí tuệ viên mãn, trí tuệ sở chứng của Phật là trọng tâm của mạn đà la này.

Thai Tạng là lý, Kim Cương là trí Đức Đại Nhật Như Lai MahaVajrocana मह अज्रोचन, ở trung tâm.
Đông là Đức Bất Động Như Lai 不動如來 Aksobhya आक्सोभ्य
Nam: Là Đức Bảo Sinh Như Lai 寶生如來 RatnaSambhava ऱ्अत्नषम्भव
Tây là Đức Vô Lượng Quang Như Lai 無量光如來 Amitabhà आमितभ्
Bắc là Đức Bất Không Thành Tựu Như Lai 不空成就如來 आमोघषिद्धि.


#14 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 24/03/2012 - 10:17

Nhưng, điều anh lo vẫn là ngại mình sẽ phạm Giới Cấm, vì các Sư Huynh đã kể là ngay sau khi mình học Đạo, sẽ có rất nhiều tình huống xẩy ra, mà nếu mình không lưu tâm, rất dễ dàng phạm Giới. Hơn nữa, anh Năm còn phải học thuộc lòng và áp dụng ngay các câu chú Căn bản như:

1. Chú Hộ Thân

2. Chú Hộ Pháp

3. Chú Thỉnh chư Phật dùng cơm

Nghĩa là trước khi ăn cơm, đũa sạch, cơm trắng, anh phải âm thầm niệm chú ba lần, sau mỗi một câu chú, thì dùng đũa sạch gắp một miếng cơm trắng, ăn. Đủ ba lần như vậy xong mới được gắp các thức ăn Mặn, và ăn bình thường. Anh đã được giảng nghĩa là bằng cách này, có đến ba điều ích lợi:

a. Mình hàng ngày phải ăn cơm, và phải niệm chú, mình sẽ không thể quên được là lúc nào cũng có Chư Phật bên mình.

b. Sau khi niệm chú đó, nếu trong thức ăn có Bùa tà, Bùa Mê, thuốc lú, sẽ được hoá giải.

c. Vì là đệ tử của Mật, nên mình đi đâu cũng kín đáo, không khoe khoang, do đó, chỉ nhìn cách ăn cơm, là mình có thể nhận dạng được người đó có là đồng Môn với mình hay không ngay.

3. Chú Thỉnh Chư Phật dời khỏi thân thể của mình khi mình sắp đi vào các chỗ ô uế, chẳng hạn như vào nhà vệ sinh, hay vào bất cứ các phòng nào có giường ngủ...
Ngay cả khi đi hớt tóc nữa, vì nếu anh quên không niệm chú, khi Tay của người thợ hớt tóc không sạch sẽ, thì ngay lập tức anh sẽ bị nhức đầu. Mà cách để trị nhức đầu đó là...phải chạy ba chân bốn cẳng về nhà tắm gội.

Các Sư Huynh đã kể cho anh nghe về những kinh nghiệm đó...họ còn nói:

- Chỉ cần bất cứ ai, Nam, Nữ, mà thân thể ô uế, hoặc các Thầy Tà Đạo, khi họ vừa đi ngang qua mình một cái, mình sẽ thấy thái dương của mình nhói lên ngay. Lúc đó, nếu biết Thầy Tà, mình phải niệm chú Hộ Thân, còn nếu thấy là...là... các..cô nhền nhện ăn sương thì mình phải vọt đi ngay chỗ khác. Nếu còn xề lại gần mà thả mồi dê thì đầu sẽ nhức như búa bổ, chẳng khác gì Tề Thiên Đại Thánh bị vòng Kim Cang siết đầu vậy.

4. Chú tự trị khi bị Sưng, Trặc, trật khớp xương, Chú cầm máu.

Khi anh Năm đang cặm cụi viết các câu Chú vào quyển Sách Mật thì Sư Phụ nói:

- Môn phái mình có rất nhiều Chú, Phép để trị bịnh, nhưng Thầy thường dặn tất cả các đệ tử là luôn luôn dùng giới hạn, không dùng bừa bãi. Nếu mình có bệnh, hoặc ai đó có bệnh, trước tiên, phải đi cho Bác Sĩ, hoặc các Thầy Thuốc Đông Y để điều trị bằng Thuốc, Thuốc Tây, Thuốc Nam, Thuốc Bắc gì cũng được. Bao giờ không chữa được bệnh, cực bất đắc dĩ, lúc đó mình mới dùng đến Chú Phép để trị. Coi như là Phép trị bịnh của Môn phái chỉ dùng trong trường hợp cấp cứu hoặc các bịnh kinh niên, ngặt nghèo khó trị mà thôi. Và em phải nhớ kỹ điều này, đây là lệnh của Sư Phụ dặn, cấm quên.

Anh Năm phân vân:

- Vậy còn mấy câu chú mà em mới chép như trị sưng trặc, cầm máu...thì sao Thầy? hổng lẽ máu chảy hổng cầm, chờ chạy tới Bệnh Viện...sắp hàng làm thủ tục...xong...chảy hết máu...chắc...chít ngắc rùi?

Sư Phụ cười đáp:

- Mấy câu chú đó, coi như để phòng thân cho đệ tử, trong trường hợp luyện tập, nếu quên "Án bốn phương” đánh võ va chạm, bị sưng trặc, hoặc đổ máu, thì tự trị ngay tại chỗ. Đồng thời, nên nhớ là các Phép gì cũng phải luyện, vô luyện bất thành, chứ không phải đọc Chú như đọc Tiểu Thuyết, đọc Truyện xong thuộc là làm được đâu nghen.

Anh Năm ấp úng, rụt rè hỏi tiếp:

- Vậy các Câu Chú Phép này...chắc linh lắm hả Sư Phụ?

Thầy vẫn với nét mặt nghiêm-nghị đáp:

- Tất cả mọi sự đều trong vòng Nghiệp Báo cả, không có gì tuyệt đối 100% là Chú Phép làm hết, tuỳ Ngiệp, tuỳ Duyên, cho nên trong Kinh mới có chữ "Cộng Nghiệp" Nếu Nghiệp của người bịnh còn thiếu một đồng gặp mình nhờ đã bồi đắp công đức, đang dư một đồng, mình trị họ hết ngay, nếu không thì dĩ nhiên không được.


#15 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 24/03/2012 - 11:11

Trong Kinh Phật còn kể, có lần chính Đức Phật Thích Ca bị bệnh nhức đầu, Ngài chịu như vậy suốt ba ngày mới khỏi. Các đệ tử của Ngài hỏi:

- Bạch Phật, Ngài có Thần Thông quảng đại, sao Ngài không tự trị cho mình, lại chịu ba ngày như thế?

Đức Phật dạy:

- Tiền kiếp của Ta, khi là một đứa bé, Ta có đi ngang qua bờ biển, thấy một con cá rất lớn trôi dạt vào bờ thoi thóp, Ta đang cầm trên tay một nhánh cây nhỏ, Ta nhìn và thuận tay, nên đã dùng nhánh cây ấy, gõ gõ nhè nhẹ vào đầu con cá ba lần. Nghiệp đó Ta gây, bây giờ Báo lại, cho nên ta phải chịu nhức đầu ba ngày.

Đó, mấy chú thấy hông? Chính Đức Phật còn phải trả Quả báo, huống chi chúng ta là phàm phu tục tử, Phép tắc tu luyện đến đâu? công đức cỡ nào? mà lại đòi như Thần như Thánh hay sao? Do đó, làm gì cũng suy nghĩ trước sau, dùng Phép Phật đôi khi không đủ Nghiệp Lực, việc không thành, đừng vội oán trách Chư Phật, sẽ tự gây thêm khẩu nghiệp biết hông?

5. Chú trừ tai nạn

Đến chiều, một Sư Huynh lại rủ anh chạy ra chợ mua thêm lễ vật hương, hoa, trà quả về làm lễ nữa, và anh đã ngẩn ngơ khi nghe vị Sư Huynh đó nói:

- Mua lễ vật thêm để chút nữa sẽ được Ổng cho chú mày lên lon Thiếu Uý đó.

Tuy không hiểu gì, nhưng anh vội chở Sư Huynh ra chợ mua ngay. Đến khi làm lễ đợt hai, anh thấy Sư Phụ ngắt một cái hoa Vạn Thọ trên bình hoa cúng Phật, bỏ vào trong một ly chứa nước, rồi Sư Phụ cầm ly đó bằng một tay Ấn lạ, mà đến một năm sau anh mới được truyền và biết đó là Ấn "Bảo Thủ”.

Giống như hồi sáng, mọi người lại nghiêm trang đứng trước bàn thờ Phật Hội, và Sư Phụ cầm ly nước có hoa bằng tay trái, tay phải Ông dùng ba cây nhang đang cháy vẽ Phép về phía ly nước, tuy nhang cách ly nước khoảng một gang tay, mà anh Năm thấy cái hoa trong ly nước cứ quay vòng vòng, hoặc nhảy lên nhảy xuống theo hướng của mũi nhang mà Sư Phụ vẽ. Đến nỗi có lúc anh Năm tưởng như nước trong ly đang sôi sục lên vậy.

Sau khi làm Phép vào hoa Vạn Thọ xong, Sư Phụ bảo anh quỳ xuống, hai tay nâng lên để nhận cái ly đó, xong anh phải lấy cái hoa đó ra, và...nhai, ăn hết luôn, đồng thời cũng uống hết ly nước ấy. Suốt đời anh Năm chưa bao giờ ăn sống một cái hoa nào, nên anh đã hơi ngài ngại, nhưng trước khung cảnh làm Lễ trang nghiêm, anh vội làm theo lệnh của Sư Phụ, và anh thấy, "Ôi, ăn cái hoa sao mà thơm và ngon ngọt quá".







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |