Jump to content

Advertisements




Con Mắt Thứ Ba - Tuyến Tùng Quả


9 replies to this topic

#1 unkn0wn

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 3034 thanks
  • LocationGiữa chốn nhân gian....

Gửi vào 30/03/2012 - 18:07

TUYẾN TÙNG QUẢ, MELATONIN, VÀ ĐỜI SỐNG TINH THẦN
HAY TÂM LINH CỦA CON NGƯỜI


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

|

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


HOST #1
Kỳ trước chúng tôi đã mời DS Bùi Văn Khâm trình bày về một đường lối phát triển toàn diện đời sống con người trên ba cơ sở: Thân, Tâm, và Thần. Hôm nay, chúng ta lại một lần nữa mời DS Bùi Văn Khâm trình bày thêm những khám phá của khoa học về Tuyến Tùng Quả và sự lợi ích của nó đối với tất cả chúng ta trong mục tiêu Sống Đạo.

Trong hai kỳ thảo luận về đề tài Sống Đạo vừa qua chúng tôi đã mạo muội đề ra một hướng đi mới về con đường làm thế nào vận dụng đúng mức và rốt ráo đời sống của chúng ta trên cơ sở ba thành phần Thân, Tâm và Thần, hay Body, Mind and Spirit, để đạt cho được ước vọng chính đáng chung mà có thể mỗi người chúng ta ai cũng ấp ủ, tức là sống như thế nào để có một cuộc đời khỏe mạnh về thể chất, an vui hạnh phúc trong tâm hồn, sống hòa hài yêu thương với mọi người chung quanh, và có được sự hiểu biết nào đó về đời sống bên kia Cửa Tử, một sự hiểu biết thực sự, chứ không phải chỉ là Niềm Tin Tôn Giáo mà mỗi người chúng ta đều có.

Hôm nay chương trình Sống Đạo có hân hạnh đón tiếp Hiền Huynh Bùi Văn Khâm thảo luận tiếp về ảnh hưởng của tuyến tùng quả trên đời sống tâm linh của con người.

Xin Hiền Huynh nhắc lại cho quí khán giả về Tuyến Tùng Quả và những lợi ich của những khám phá khoa học về Tuyến Tùng Quả mà chúng ta đã trình bày với quý vị khán giả trong đề tài Thiền Định kỳ trước.

Trong kỳ vừa rồi chúng tôi có trình bày qua một cách đại cương về Tuyến Tùng Quả hay The Pineal Gland, một cái tuyến nội tiết nhỏ bằng hạt bắp, cân nặng khoảng 100 mg, nằm ngay giữa đầu não của chúng ta, mà từ các nhà Huyền Học, các Triết Gia thời cổ Hy Lạp, cho đến các bậc Đạo Sư Đông Phương, các Triết Gia Tây Phưong đều nói đến như là Tòa Ngự của Linh Hồn, hay The Seat of The Soul, như cách nói của Descartes, một triết gia Pháp vào thế kỷ thứ 16. Về phía các nhà khoa học cũng không ngừng nghiên cứu về Tuyến Tùng Quả từ nhiều ngàn năm qua, như Galen của Hy Lạp từ thế kỷ thứ 2 trước Tây Lịch, được coi như người đầu tiên trong Y Giới nghiên cứu về Tuyến Tùng Quả. (Galen được coi như là Thánh Tổ của Dược Khoa cũng như Hippocrates là Thánh Tổ của Y Khoa vậy). Và trong suốt các thập niên qua cho đến hiện tại sự nghiên cứu về Tuyến Tùng Quả hình như càng ngày càng được nhiều khoa học gia thượng thặng dấn thân, chẳng hạn như cố Dr. Julius Axelrod, người được giải Nobel về Y Khoa năm 1970 cũng có những công trình nghiên cứu về Tuyến Tùng Quả, và ngày nay các nhà khoa học đặt rất nhiều hy vọng qua Tuyến Tùng Quả con nguoi có thể se chinh phục được rất nhiều bịnh nan y của thời đại, như ung thư, tim mạch, bịnh AIDS, sự lão hóa, v.v…

HOST #2
Lần trước chú có nhắc đến những chất kích thích tố Meletonin tiết ra từ Tuyến Tùng Quả, và chú có tìm hiểu được bằng cách nào chúng ta có thể vẫn dùng chất này để giúp ích cho đời sống tâm linh không?

Trong kỳ trước chúng tôi chỉ nói sơ lược về Tuyến Tùng Quả và những kích hích tố hay hormones do nó tiết ra, đặc biệt là chất Melatonin. Những công trình nghiên cứu về Tuyến Tùng Quả trong mấy năm gần đây thì nhiều lắm. Nếu chúng ta đi quá sâu về các nghiên cứu của Tuyến Tùng Quả thì đề tài sẽ nặng tính cách chuyên môn về Y Học và sẽ không phù hợp với phạm vi đề tài Sống Đạo của chương trình này. Nhưng cũng để cho chúng ta có một cái nhìn bao quát nhưng tạm đủ để chúng ta có một khái niệm về tính quan trọng của trình tự Thân, Tâm, Thần mà tôi mạo muội đề ra như một hướng đi mới là mượn Thân để vào Tâm, cho nên trong kỳ này tôi xin trình bày cùng quý vị về chủ đề chất Melatonin đóng một vai trò như thế nào trong đời sống chúng ta, đặc biệt là đời sống Tinh Thần.

Trong quyển sách Melatonin Breakthrough Discoveries That Can help You, Dr. Russel J. Reiter dành ra một chương, “Melatonin and Your Mind”, để nói về chủ đề này, xin được tóm lược như sau. Trước hết ngoài các Đạo Sư Đông Phương và Triết Gia Tây Phương đều đã nói về The Pineal Gland như là cái cầu nối giữa hai phần cơ thể và linh hồn của đời sống như nói ở trên, nhưng đa số những nhận thức này đều có tính cách cảm nhận về mặt tư tưởng, mang tính cách triết lý nhiều hơn là có giá trị khoa học, vì chưa có những nghiên cứu cụ thể. Đến gữa thế kỷ 17, một nhà nghiên cứu về Cơ Thể Học ngưòi Ý tên là Giovanni Morgani đã mổ nhiều bộ não của những xác chết của những người có bịnh tâm thần và khám phá ra rằng cái Pineal Glands của những nguòi này dều bị biến dạng do bị tình trạng hóa vôi. Sau đó đến thế kỷ 18 cũng có nhiều người tiếp tục có những khám phá tương tự, nên thời đó đã có kết luận cho rằng bịnh tâm thần có lien quan đến tuyến Pineal Gland.

HOST #1
Nếu như chúng ta đã khám phá được sự liên quan của Tuyến Tùng Quả với Những căn bịnh tâm thần này, vậy khoa học đã có cách nào áp dụng những Kiến thức đó vào việc điều trị bịnh tâm thần trong trường hợp đã nói trên không?

Trong khoảng thập niên 1940s một BS Tâm Thần, Psychiatrist Mark Altschule MD thuộc bịnh viện Boston và một môn đệ của ông là BS Julian Kitay MD đã kết nạp những bài khảo cứu, Research Papers về Pineal Gland từ 38 thư viện khoa học vòng quanh thế giới và thu thập được trên 1800 bài khảo cứu trong đó có một số bài đã cho thấy có sự xử dụng chất trích rút ra từ pineal glands để điều trị cho những người bị bịnh tâm thần schizophrenia.

Cho mãi đến năm 1958, Dr Lerner thuộc Trưòng Đại Học Y Khoa Yale mới khám phá và tổng hợp được chất Melatonin và sau đó mới có sư nghiên cứu bằng cách thực sự chích chất Melatonin cho một số người tình nguyện, và kết quả quan sát được cho thấy chất Melatonin khiến những người này cảm thấy thư giản, thỏa mái, thanh tịnh, an lạc và thậm chí có được những cảm giác khoái lạc nữa.

HOST #2
Như vậy ngày nay còn có những nghiên cứu trong giới khoa học về sự liên quan cua Melatonin với bệnh tâm thần không?

Ngày nay cũng có nhiều nghiên cứu khoa học về tìm năng của Melatonin trong việc điều trị nhiều bịnh tâm thần thường thấy. Như đối với bịnh trầm cảm, depression, chẳng hạn. Những nghiên cứu cho thấy những phụ nữ dùng thuốc ngừa thai B-Oval trong đó có chứa 75 mg melatonin đã không có những phản ứng phụ như khó chịu, hay cau có, thậm chí có ngưòi cảm thấy hưng phấn. Ngược lại những nghiên cứu lại cũng chung chung cho thấy ở những ngưòi bị trầm cảm, những người có ý muốn tự tử, hay những trẻ em có tuổi thơ bất thường như bị ngược đãi hay bị cha mẹ bỏ bê, những ngưòi này đều có độ melatonin thấp hơn bình thường.

Vậy có nghĩa là lượng Melatonin trong những người bị bịnh nói trên không được bình thường?

Đúng vậy, nhiều cuộc nghiên cứu đều cho thấy lượng melatonin luôn luôn rất thấp đối với một số bịnh thuộc về những bịnh tâm thần khác nghiêm trọng hơn như Schizophrenia, (loạn thần kinh), Manic depression, or bipolar disorder, (vui buồn bất thường), bịnh nghiện rượu. Ngoài ra còn có những nghiên cứu về ảnh hưởng của melatonin và một chứng bịnh có cái tên rất định mệnh là “Seasonal Affective Disorder” hay SAD. Đây là chứng bịnh của những người bị bịnh trầm cảm theo mùa, thưòng gặp ở những người sống xa đường xích đạo và gần hai miền Nam Cực và Bắc Cực, có lẽ là do thiếu ánh sáng mặt trời, từ đó khiến luợng melatonin bị gỉảm, và đưa đến trạng thái tâm thần này.

HOST #1
(Câu hỏi có hỏi liên quan đến y học, và ngành nghề của chú) Như vậy liệu kích thích sự gia tăng lượng melatonin trong co thể có giúp trị được bịnh trầm cảm, depression, không?

Điều này cũng còn đang trong vòng nghiên cứu, nhưng có một số dẫn chứng cho thấy điều này rất có thể. Chẳng hạn như những loại thuốc trị bịnh trầm cảm, antidepressants, làm tăng lượng melatonin. Những thuốc có tính làm tăng lượng melatonin lại có thể làm giảm sự trầm cảm. Và những ngưòi uống melatonin cho thấy có tâm tình vui vẽ yêu đời hơn. Vì vậy, ngày nay các công ty sản xuất dược phẩm đã đầu tư hàng tỷ đô la Mỹ trong vìệc nghiên cứu về đặc tính chống trầm cảm của melatonin. Tuy nhiên, có thể nói ngày nay Melatonin được biết đến nhiều bởi quần chúng la do tính giúp ngủ ngon cua Melatonin. Đặc biệt là đối với những người phải di chuyển xuyên qua nhiều múi giờ, bị jet lag, melatonin thường là loại thuốc ngủ rất thông dụng đối với nhu cầu này, vì có thể nói là melatonin gần như không có những phản ứng phụ thường thấy ở các loại thuốc ngủ thông dụng. Vì vậy mà ngày nay người ta có thể mua Melatonin ở các tiệm health foods, mà không đòi hỏi phải có toa BS. (Tuy nhiên chúng tôi xin thưa rõ là ở đây chúng tôi chỉ trình bày về Melatonin trong phạm vi nghiên cứu về Tuyến Tùng Quả và đời sống con người nói chung, chúng tôi không có ý giới thiệu về thuốc ngủ Melatonin. Xin đề nghị cần phải tham khảo BS nếu có ý định xử dụng Melatonin dù cho bất cứ mục đích nào.)

Tất cả những dẫn chứng trên tưởng cũng đủ để cho chúng ta thấy là rõ ràng the pineal gland hay chất Melatonin đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tâm thần của con người.

HOST #2
Như thế thì Tuyến Tùng Quả tiết ra chất melatonin có những tác dụng rất có ích cho con người về phương diện tâm thần, vậy về phía các tôn giáo có biết được sự hữu ích của Tuyến Tùng Quả hay không? Và họ có đề cập đến sự vận dụng tuyến này có thể phát triển đời sống tâm linh không?

Vâng những khám phá trên đây hình như đã kiểm chứng điều mà các Đạo Sư Ấn Độ đã nói trong kinh điển Vệ Đà là The Pineal Gland là cánh cửa mở đến hế Giới Tịch Tịnh An Lạc, (the gland is the gateway to perfect rest and harmony). Dựa trong các kinh điển của các tôn giáo mà tôi đã có dịp học hỏi qua, tôi chưa tìm thấy có tài liệu nào đưa ra một đường lối tu luyện cụ thể đích thị nhắm vào sự vận dụng Tuyến Tùng Quả để phát triển đời sống tâm linh như câu hỏi đặt ra. Tuy nhiên, có một vài dấu ấn để chúng ta suy nghiệm về điều này. Chẳng hạn trong Kinh Thánh sách Mathews, chương 6 câu 22 bản King James có câu sau đây: “The light of the body is the eye. If therefore, thine eye be single, thy whole body shall be full of light”. Xin để ý là chữ “eye” không có “s”, và chỉ trong bản Kinh Thánh King James, là bản Thánh Kinh được các nhà thần học coi là bản Thánh Kinh Anh ngữ chuẩn nhất, chúng ta mới tìm thấy câu này được chép như trích nguyên văn ở đây. Xin tạm dịch câu Thánh Kinh này như sau: “Ánh Sáng của cơ thể là Con Mắt. Do đó, khi con mắt con người được thành Một, thì cơ thể con người sẽ tràn đầy Ánh Sáng”. Trong mấy lời này chúng ta thấy có liên quan đến ba yếu tố: Cơ Thể, Ánh Sáng, và Con Mắt. Mặc dù chúng ta chưa có đủ yếu tố để đi đến kết luận có sự liên quan giữa đời sống tâm linh và sự vận dụng của Ánh Sáng, Con Mắt và tuyến Tùng Quả hay không? Nhưng như chúng ta đã thấy sự hoạt động của tuyến Tùng Quả cũng có liên quan chặt chẽ đến Ánh Sáng và Con Mắt. Theo tôi thấy đây Quả là những điều rất thích thú và đáng cho chúng ta suy ngẫm. Hy vọng trong một đề tài khác về Huệ Nhãn, khai mở Thiên Nhãn, và sư tu luyện qua một số pháp môn chúng ta sẽ có dịp tham cứu thêm về điều này.

HOST #1
Chú có nhận xét gì về sự liên quan giữa các nghiên cứu khoa học về Tuyến Tùng Quả, và những điều tìm thấy trong một số pháp môn tu luyện?

Vâng, để trả lời câu hỏi này tôi xin phép đưa ra một vài nhận xét về sự liên quan giữa các nghiên cứu khoa học vể the pineal gland và một vài điều chúng ta tìm thấy trong một số pháp môn tu luyện.

Cho đến nay các nghiên cứu khoa học cho thấy the pineal gland tiết ra nhiều melatonin vào ban đêm. Khi ánh sang mặt trời bắt đầu giảm, khi mặt trời bắt đầu lặn thì the pineal gland bắt đầu tiết ra melatonin, vì vậy chúng ta bắt đầu buồn ngủ. Lượng melatonin lên cao nhứt vào khoảng 3, 4 giờ sáng, vì vậy giờ đó thường chúng ta ngủ sâu nhứt. Một điều khác nữa là vào giờ đó lượng kích thích tố sinh dục Testosterone ở đàn ông, rất dễ kiểm chứng, và hình như chất kích thích tố sinh dục nữ là estrogen cũng gia tăng trong thời gian này, do tác dụng dây chuyền của melatonin.

Đối chiếu những yếu tố này với một số điều đáng lưu ý trong phép tu luyện của Đạo Gia hay những pháp môn có cùng nguyên tắc giống như Đạo Gia, chúng ta thấy người hành giả thường được khuyến khích tu luyện vào giờ Dần, tức là từ 3 đến 5 giờ sáng, mà trong Đơn Kinh gọi là “lấy thuốc lúc dưong sanh”, tức là giờ mà lượng Melatonin trong cơ thể cao nhứt như nói ở trên.

Như chúng ta đã biết khác với các tôn giáo Tây Phương thường đặt tầm quan trọng trên Đức Tin, các tôn giáo Đông Phương, như Ấn Độ Giáo, Phật Giáo, Đạo Giáo và gần đây như Cao Đài Giáo của Việt Nam, thường nhấn mạnh đến công phu tu luyện, nhấn mạnh đến tính thực nghiệm tâm linh, chứ không chỉ tin tưởng suôn. Cho nên giờ giấc tu luyện trong một số pháp môn quả thật hình như có liên hệ đến sự hoạt động của cơ thể con người nói chung hay của Tuyến Tùng Quả nói riêng, theo từng giờ khắc khác nhau trong ngày. Có thể nói đường lối tu luyện của Đông Phương mang tính cách của một Khoa Học Thực Nghiệm Tâm Linh, ngay cả trước khi có những khám phá của Khoa Học Thực Nghiệm.

HOST #2
Kính Hiền Huynh, qua sự trình bày của Hiền Huynh, ta có cảm nghĩ rằng từ ngàn xưa, dù rằng không có phương tiện khoa học để chứng minh nhiệm vụ của tuyến tùng quả, các đạo gia đã biết dùng thần khí trong pháp môn thiền định để kích thích tuyến tùng quả (khai Huyền Quan Khiếu) để đạt được trạng thái thanh tịnh và an lạc. Xin Hiền Huynh cho quí khán giả biết thêm về vai trò của thiền định trong sự khai thông Huyền Quan Khiếu (con mắt thứ ba, hay là Tuyến Tùng Quả).

Các đạo gia cho rằng thiền định có hai giai đoạn tùy theo khoản thời gian hành công đại khái vào bốn thời Tý Ngọ Mẹo Dậu, tương ứng với những giờ Âm và Dương (tối và sáng). Trong các giờ Dương (sáng) thì dùng năng lực nội tại để khai mở Khiếu Huyền Quan (kích thích tuyến tùng quả), và trong các giờ Âm (tối) thì tịnh thủ hư vô tương ứng với lúc tuyến tùng quả tiết ra chất melatonin dẫn hành giả đến trạng thái tịch tĩnh an lạc.

Trong sinh hoạt hằng ngày, lúc mà tuyến tùng quả tiết ra chất melatonin là lúc mà con người ngủ say, tâm thần không bị ảnh hưởng của các lo âu phiền não. Nếu áp dụng sự kiện này, trong ngày dù mình không ngủ say, nếu ta biết gìn giữ tâm hồn tĩnh lặng, không vướng bận bởi lục dục thất tình giận hờn ganh ghét, khép chặc tâm tư (như là ở trong cõi tối tăm), ta có thể tạo điều kiện cho tuyến tùng quả tiết ra nhiều melatonin, thì tâm hồn của chúng ta tất nhiên cũng được an nhiên tự tại. Tôi nghĩ rằng đây là phương pháp xử dụng tiềm năng của Tuyến Tùng Quả, để lại niềm an lạc trong cuộc đời.

HOST #1
Vậy là có thể chất Melatonin tiết ra từ Tuyến Tùng Quả có liên quan đến sự thành công của việc tu học?

Câu hỏi melatonin có ảnh hưởng như thế nào đến sự thành công của việc tu hành, hay Tuyến Tùng Quả đóng một vai trò như thế nào trong đời sống tâm linh, quả thật cho đến nay chưa có những kết luận chính xác. Tuy nhiên, có một điểm khác nữa cũng liên quan đến đề tài này, đó là các đường lối tu luyện theo Đạo Gia này thường khuyên nên tu luyện trong đêm tối, phải chăng là vì thời gian này là lúc the pineal gland tiết ra melatonin. Cho đến nay những nghiên cứu chưa cho thấy rõ chi tiết về quá trình tiết ra melatonin như thế nào, nhưng tác dụng của ánh sáng và thiếu ánh sáng hình như chi phối sự bài tiết ra melatonin. Hình như chính ánh sáng xuyên qua 2 con mắt tác dụng kích thích vào tuyến pineal gland, rồi sau đó đến giai đoạn tuyến pineal gland bắt đầu tiết ra melatonin khi ánh sang giảm đi hay tắt hẳn.

HOST #2
Hiền Huynh có nghĩ rằng con người cần phải có một cuộc sống thế nào để cho chất melatonin được sung mãn giúp cho con người có một đời sống an lạc và hạnh phúc?

Theo như các nghiên cứu cũng còn cho thấy những người làm việc vào những ca nữa đêm về sáng, trong môi trường có nhiều đèn thắp sáng, cung cố lượng melatonin xuống thấp. Do đó, Dr. Russell Reiter trong quyển sách dẫn ở trên cũng khuyên chúng ta nên ngủ trong phòng tối tắt đèn, sẽ giúp gia tăng lượng melatonin, và chúng ta sẽ có một giấc ngủ sâu và ngon hơn, điều này rất phù hợp với thực tế mà mọi người chúng ta có thể kiểm chứng được. Ngược lại trong ngày cần phải sống trong môi trường có đủ ánh sáng, như tắm nắng chẳng hạn. Có đủ số lương ánh sáng cũng sẽ giúp sự hoạt động của Tuyến Tùng Quả tiết ra đầy đủ melatonin hơn.

Trong khi đó có các pháp môn tu luyện qua việc luyện Đạo trong phòng tối, hình như có tính cách như là có một sự cố gắng vận dụng đến sự hoạt động của tuyến pineal gland để giup ích cho sự tu luyện. Chẳng hạn như tại Trung Tâm Tu Luyện Theo Đạo Gia ở Thái Lan của Mantak Chia, tác giả của rất nhiều cuốn sách rất công phu về Đạo Gia, ở đó có xây một Phòng Tối dành riêng cho việc tu luyện hoàn toàn trong bóng tối. Hay nói cách khác sống theo đúng trình tự chu kỳ ngày đêm sáng tối theo sự vận chuyển của ánh sáng mặt trời có tác dụng đến lượng melatonin trong cơ thể của chúng ta. Như vậy không những có ích lợi về mặt sức khỏe mà còn có thể có những đóng góp không nhỏ trong viêc phát huy đời sống Tâm Linh. Điều này chờ nhiều công trình nghiên cứu thêm nữa trong tương lai.

Hy vọng nếu có được sự phối họp giữa các nhà khoa học và các nhà tu luyện chúng ta sẽ sớm tìm ra câu trả lời cho vấn đề này.

HOST #1
Như vậy liệu có một đường lối hay pháp môn tu luyện nào đó có thể giúp cho tuyến pineal gland hoạt động tốt hơn, hữu hiệu hơn, và lâu dài hơn không?

Câu hỏi này rất hay, và đây cũng là chú điểm của công việc tìm tòi nghiên cứu của tôi trong nhiều thập niên qua. Quả thật khi xét lại toàn bộ những nghiên cứu về tuyến pineal gland cho chúng ta thấy những điểm căn bản như sau: Nó được thành hình rất sớm, trong 3 tuần lễ đầu của sự hình thành của bào thai, lại nằm ở vị trí rất đặc biệt nơi đỉnh đầu của chúng ta, đã có những dẫn chứng khoa học cho thấy nó chi phối hầu như toàn bộ sinh hoạt của hệ thống nội tiết của cơ thể, có liên quan trực tiếp đến trạng thái tâm thần của con người như nói ở trên,và đặc biệt nó hoạt động mạnh hơn ở trẻ em, và hoạt động của nó trở nên suy giảm rất nhiều theo với tuổi thọ, tức là Tuyến Tùng Quả được các nhà nghiên cứu cho là cái “Aging Clock”, chính nó quyết định và chi phối tiến trình lão hóa hay quyết định tuổi thọ của mọi người chúng ta.

Hơn nữa như chúng ta đã thấy các nhà Huyền Học, Đạo Sư, các Triết Gia từ Đông sang Tây, kim cổ, tất cả đều ghi nhận tầm quan trọng của Tuyến Tùng Quả như thế nào. Tất cả những điều này cho thấy điểm then chốt nằm trong câu hỏi hết sức quan trọng ở trên: liệu có một đường lối hay pháp môn tu luyện nào đó có thể giúp cho tuyến pineal gland hoạt động tốt hơn, hữu hiệu hơn, và lâu dài hơn không ? Mặc dù đến này chưa có câu trả lời dứt khoát điều này, nhưng tôi vững tin rằng khi có được sự hợp tác chặt chẽ giữa các kiến thức thực tế và khách quan của khoa học cộng với những hiểu biết bằng trực giác, huệ tâm, hay những chứng nghiệm tâm linh của các bậc chân tu, những người cũng có thể coi như là những nhà khoa học tâm linh, thì hy vọng con người có thể thực hiện được điều đó. Tức là một khi con người xử dụng được tối đa tiềm năng của tuyến Pineal gland, thì điều đó cũng có ý nghĩa như là loài người có thể tìm ra được cái chìa khóa giúp con người có thể giải quyết được ba vấn đề mà chúng ta đề ra cho mục tiêu Sống Đạo, tức là: Sống khỏe mạnh, tránh được những bịnh nan y. Sống hạnh phúc an vui. Sống hiền hòa với chúng quanh. Và bắt được mối thông công với Tâm Giới, hé thấy được những gì bên kia lằn ranh của thế giới vật chất này.

HOST #2
Vậy thì chú có thể kết luận lại những gì chú trình bày hôm nay về sự quan trọng của Tuyến Tùng Quả trong cuộc sống hằng ngày trên hai phương diện khoa họa và tâm linh, đặc biệt là sự lợi ích của “nó” về thiền định?

Trước khi kết thúc phần mạn đàm kỳ này tôi xin phép một vài phút để làm sáng tỏ một vài điểm quan trọng trong đề tài Sống Đạo mà chúng ta thảo luận trong diễn đàn này. Như chúng ta đã nói qua lúc đầu, trong hầu hết các pháp môn tu luyện, đặc biệt là các pháp môn thiền, phần đông đều chú trọng đến cái Tâm nhiều hơn, mà ít chú trọng đến phần luyện thân. Mặc dù cũng đã có nhiều trường phái tu luyện chủ trương Tánh Mạng Song Tu, có thể bắt đầu từ khi Phật Giáo du nhập vào Trung Hoa rồi các Bậc Đạo Sư bấy giờ phối hợp giữa các đường lối tu đơn luyện Đạo của Đạo Gia với đường lối tu tập Thiến Quán của Phật Gia.

Do đó, khi mạo muội đề ra phương án tu luyện qua sự vận dụng cả ba thành phần Thân, Tâm và Thần, tôi không có ý đi ngoài nguyên tắc Tánh Mạng Song Tu đó. Nếu có khác chăng chỉ là vì với những tiến bộ của khoa học ngày nay, đặc biệt là các ngành về Y Khoa, tôi tin là con người đã đến lúc có thể đi khám phá chính mình hay phát triển hết được các tìm năng thiên phú của con người bằng cách vận dụng tòan bộ cả ba phần, mà có thể tiền nhân của chúng ta đã làm nhưng chưa nói tới vì chưa có những khám phá của khoa học về con người như ngày nay.

Cũng xin nói rõ thêm là ngày nay cũng có rất nhiều chuyên gia về cả hai lảnh vực Tâm Lý Học và Tâm Linh chủ trương Mind Over Body, hay cái Tâm làm chủ cái Thân, người đứng đầu trong chủ trương này là Dr. Depak Chobra, một cardiologist, BS chuyên khoa về tim trước đây ở New York. Tinh thần Mind Over Body thực ra cũng giống như tinh thần “Tâm vi chủ” mà thôi.

HOST #1
Vậy thì theo chú, về phương diện đời sống tâm linh, cũng như các pháp môn thiền định, chú có thể đúc kết sự suy nghĩ của chú về tầm quan trọng của Thân, Tâm, và Thần ?

Trong những buổi thảo luận về Sống Đạo này, khi chú trọng nhiều đến những nghiên cứu y khoa về cơ thể của chúng ta, cũng như đăt nặng tầm quan trọng của cơ thể, tôi không có ý đưa ra đường lối nào đi trái với nguyên tắc “Tâm vi chủ” nói trên. Thực ra tôi cũng nghĩ Tâm là chủ. Nhưng vấn đề ở chỗ Tâm là cái gì rất trừu tượng, không sờ mó, nắm bắt được. Nhiều người trong chúng ta quen với kinh sách Phật Giáo đều có thể không quên câu chuyện thiền rất vui và rất ý vị, giữa Ngài Huệ Khả và Thầy là Tổ Sư Đạt Ma. Khi Ngài Huệ Khả nói với Thầy “Xin Thầy an Tâm cho con”, thì Tổ Đạt Ma trả lời “Con đem Tâm con ra đây ta sẽ an Tâm cho con”. Mục tiêu chính của việc ngồi Thiền là cái Tâm. Nhưng trong chúng ta ai đã từng ngồi thiền đều biết. Càng dụng Tâm để luyện Tâm, càng không thấy được Tâm đâu cả, mà chỉ là những chuổi tư tưởng chằng chịt xảy ra trong đầu, hoặc nếu không cũng là những trạng thái mơ màng, trầm hôn, ít khi và ít ai nhập được vào tầng Thức Giác Vi Diệu của Chân Tâm thực sự. Cũng xin nói thêm là tiến trình Thân, Tâm, và Thần này cũng không giống với chủ trương “Thân thị Bồ Đề Thọ” của Ngài Thần Tú đối lại với chủ trương “Bồ Đề bổn vô thọ” của Ngài Lục Tổ Huệ Năng, vì chủ trương của Ngài Thần Tú cũng là dùng cái Tâm để lau chùi cái Tâm nên không thể nhập được vào cảnh giới của Chân Tâm, do đó Tổ Hoằng Nhẫn mới không chọn Ngài Thần Tú.

Do đó qua kinh nghiệm tu tập nhiều năm qua nhiều pháp môn khác nhau, cộng với những nghiền ngẫm từ trong các kinh điển về các pháp môn, và cũng trong tinh thần tìm Chân Lý, tôi xin mạo muội đưa ra nhận định là muốn vào Tâm phải bắt đầu từ sự vận dụng đúng mức đến Thân. Cái Cơ Thể chúng ta có thể ví như cái máy computer, các bộ phận trong cơ thể là những phần cứng, hardwares, còn cái Tâm, hay cái Mind, là những phần mềm, softwares. Không có những softwares thì cái máy chỉ là một khối sắt mà thôi. Ngược lại nếu chỉ có những cái CD chứa các softwares mà không có chính cái computer thì nhũng softwares đó không thể chạy vào đâu cả.

Vì vậy chủ trương con đường Sống Đạo bằng sư vận dụng Body-Mind-Spirit chỉ là sự vận dụng đúng với tiến trình theo LuậtTự Nhiên của một cơ cấu tự nhiên của đời sống con người. Chẳng hạn xin đưa ra một ví dụ cụ thể, là trước khi vào thiền, nếu chúng ta có những vận động thân thể để cho máu huyết lưu thông, các kinh mạch được khai mở, cơ thể ở trong trạng thái thư gỉan, hoạt động điều hòa, thì thưòng lúc đó chúng ta sẽ dễ tìm thấy trạng thái an lạc thanh tịnh trong buổi thiền đó.

Tóm lại theo nhận định của tôi, nếu chúng ta có sự vận dụng đúng mức cái bộ máy Cơ Thể của chúng ta, nhứt là khi chúng ta vận dụng đúng mức những bộ phận cơ bản như cái Tuyến Tùng Quả chẳng hạn, tức là chính cái lúc cả cái bộ máy này hoạt động hết các chức năng của nó, thi lúc đó chúng ta sẽ thiết lập được cái cầu giữa Tâm và Thân, để qua đó con người có thể nhập được vào thế giới của Tâm thực sự, bằng những kinh nghiệm thực sự, chứ không phải là một cảm nhận tri thức (an intecllual perception), hay một niềm tin tôn giáo nữa. Ngoài ra, còn có những cơ cấu và hệ thống quan trọng khác như Kinh Mạch, Luân Xa, Năng Lực Sinh Háa, v.v… mà hy vọng chúng ta sẽ có dịp khai triển toàn bộ về cơ cấu cũng như sinh hoạt của Bộ Máy Con Người trong tương lai, bằng tinh thần Tìm Chân Lý qua sự phối hợp giữa các khám phá khoa học thực nghiệm với những chứng nghiệm tâm linh của các Bậc Đạo Sư.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

|

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#2 Luv

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 95 Bài viết:
  • 199 thanks

Gửi vào 30/03/2012 - 18:41

Con mắt của Horus ~ Tuyến Tùng


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#3 unkn0wn

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 3034 thanks
  • LocationGiữa chốn nhân gian....

Gửi vào 30/03/2012 - 18:55

Tính để hình trên và vài hình ảnh khác vào nhưng chờ setup server để hình, DNS chưa updated, chắc mai.

#4 unkn0wn

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 3034 thanks
  • LocationGiữa chốn nhân gian....

Gửi vào 31/03/2012 - 07:32


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tuyến Tùng Quả


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thần Marduk của Babylon tay cầm Tùng Quả


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thần của Assyria tay cầm Tùng Quả


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nhãn Thần Horus, Ai Cập


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



A. Thần Trượng của thần Osiris bên kia cửa tử, còn được xem là vị thần Hồi Sinh (God of the Resurrection)


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



B. Cặp Rắn Lửa Huyền Bí trong huyền môn Tây Tạng

A+B: Trong Thánh Kinh, Matthew 14:17: 2 con cá + 5 ổ bánh mì được ăn bởi trên 5000 người đàn ông
(chưa kể phụ nữ và trẻ em) mà không hết, tượng trưng cho cặp Rắn Lửa Nhâm Đốc Nhị Mạch và năm Luân Xa
chính trên cơ thể con người giao tiếp thiên khí trời đất dùng không bao giờ cạn kiệt.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đứa Giáo Hoàng với cây trượng Tùng Quả


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tùng Quả bằng đồng, có từ thế kỷ thứ 1-2. Được đặt tại Court of the Pinecone, Vatican


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tùng Quả được đặt trong hình vòm trời, tượng trưng cho hình đầu người,
ngoài ra còn có ẩn ý huyền môn khác. Court of the Pinecone, Vatican.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sân Tùng Quả, nhìn từ sau. Để ý có hòm đá được dựng bên sau (Sau này đã bị di dời đi)


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hình nhìn ngang thấy rõ ràng hơn.

1 Corinthians 15:31: Ta Chết Mỗi Ngày.
Cái chết của thân thể để bắt đầu cho sự sống lại và hành trình của Thần thức.
Thiền của Phật giáo, tĩnh Tâm của Thiên Chúa giáo, tọa vong của Đạo giáo
đều có đồng nền tảng huyền vi này.



Thanked by 1 Member:

#5 unkn0wn

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 3034 thanks
  • LocationGiữa chốn nhân gian....

Gửi vào 31/03/2012 - 07:44

Bài bên trên tôi giới thiệu sơ qua liên quan đến một bài viết mà tôi chia sẻ trên một chủ đề trong đây. Xin repost lại đây để tiên theo dõi. Lưu ý là dòng Pháp mạch mà tôi đề cập bên dưới không liên quan đến những gì bên trên:

===================


Hãy xem lại những căn bản nhất của những tôn giáo chính như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Lão giáo, v.v... là gì. Phật giáo dạy nên từ bi, cấm sát hại sinh mạng, Thiên Chúa giáo dạy nên vị tha bác ái không nên giết hại, Đạo giáo thì trong lý "Vạn vật đồng nhất" cũng đã mang ý như vậy, v.v... Việc cấm sát hại sinh mạng tất phải bao gồm luôn cả động vật, nếu không thì "từ bi" hoặc "bác ái" của Chúa, Phật chỉ dành riêng cho người mà "kỳ thị" những sự sống khác hay sao? Chúng ta muốn trở về ngược lại gốc rễ của tạo hóa, tìm về vạn vật đồng nhất, về Niết Bàn, về Thiên đàng vĩnh hằng thì chữ "cảm" chính là chìa khóa cho bước đầu tiên. Điều làm cho ta càng lúc càng xa rời vạn vật quanh ta chính là "tử khí" bốc lên ngay từ đầu ngọn đủa gắp hằng ngày trên bàn ăn chúng ta. Việc đó từ nhỏ đến lớn chúng ta đã cảm thấy bình thường, lòng chúng ta đã chai đá vô tâm như vậy thì ngỏ nào mà thâm nhập được Đạo? Được chữ "cảm" đó, chúng ta có thiền bên Phật giáo, tĩnh tâm bên Thiên chúa giáo, tọa vong bên Đạo giáo, đều là những phương pháp để chúng ta hướng nội trở về nơi gốc đã sinh thành chúng ta. Chớ có tưởng rằng Phật giáo khác Thiên Chúa giáo. Cứ hình dung như thế này: trên một mảnh đất có những rào xây. Những rào xây đó chính là những tín điều của tôn giáo để "copyrighted" những gì bên trong đó thuộc về tôn giáo mình, là chính đạo, còn những gì bên ngoài đều là ngoại đạo, v.v... Những sự khác biệt này là do đâu? Thử hình dung xem nếu Phật Thích Ca được đản sanh tại Do Thái và Chúa Jesus được sanh ra tại Ấn Độ thì sẽ có ảnh hưởng khác biệt gì cho hai tôn giáo lớn hiện tại? Hàng rào tôn giáo được tồn tại là vì bản ngã vốn hướng ngoại của chính chúng ta. Chúng ta vì quá chú trọng vào hàng rào tín điều tôn giáo để tìm sự khác biệt mà quên đi điểm chính. Đó là mảnh đất bên dưới để hai hàng rào đó được xây dựng lên. Mảnh đất chung đó chính là nền tảng tâm linh. Trong một chủ đề của anh Thatsat lúc đầu, tôi có dùng chữ "Tâm linh thực nghiệm". Thay vì chú trọng vào hàng rào cản tôn giáo, nên đi sâu vào nền tảng tâm linh bên dưới, hãy thực nghiệm bằng chính tâm linh chúng ta, để đến lúc nào đó chúng ta sẽ nhận thấy hàng rào tôn giáo bị nhòe đi, và giấc mơ Trang Tử chỉ còn lại là một trận cười vang. Tôi tìm được trên những cuốn sách cổ, có một dòng Pháp mạch được xuyên suốt từ bao nghìn năm trước, từ thời Ai Cập cổ đại, sang qua Hy Lạp cố đại, rồi lại thấy hiện hữu trên kinh điển Phật giáo, trên Kinh Thánh của Thiên Chúa giáo, chưa kể đến những tôn giáo không phải dòng chính. Nhưng xin ngưng tại đây, nói như vậy đã quá đủ.

#6 minhduc

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 587 Bài viết:
  • 946 thanks

Gửi vào 31/03/2012 - 08:16

Tuyến Tùng - mắt thứ 3 này chính là nơi Âm Dương Giao Hòa, một mạch từ trên xuống và một từ dưới lên.

Trong Đạo Giáo nó được gọi là Huyền Quang Sinh Tử Nhất Khiếu.

Vấn đề là: Theo lý thuyết biết là có nó, nhưng làm sao dùng được... tóm lại làm sao có thể điều động, thu được tiên thiên khí, cải tính luyện mạng?

Về cái chuyện unkn0wn tìm được dòng pháp mạch rồi từ đó hiểu/thấy được xuyên suốt các tôn giáo cũng như những nền văn minh... cái này tui nghỉ anh viết cái bài viết này thì cũng đó nói lên cái chìa khóa đó rồi. Thông thường ai thông hiểu sâu một môn nào đó cũng sẽ có được cái nhìn xuyên suốt tất cả các môn... cái này tui có thể hiểu. Nhưng vấn đề như tui đã nêu, cái khóa nó đã đóng kín, hoan gỉ từ bấy lâu nay rồi... chìa đút vào nhiều khi vẫn không thể mở được. Chưa kể là lúc anh đang cố mở thì có người tới phá gây trở ngại... Cho nên còn 1 thứ nữa cũng có đề cập trong nhiều sách tôn giáo mà tui không thấy anh nói.

Theo tui mắt thứ 3 tuyến tùng đó cũng mới chỉ bắt đầu thui... trong Đạo Giáo nó ứng với Đan Điền Khí, Huyền quang khiếu. Trong Phật giáo gọi là mắt thứ 3 - Phật Huệ, Thiên nhãn, Chánh pháp nhãn tạng. Yoga gọi nó là luân xa 6.

Có 3 loại Đan Điền đều cần phải hội tụ nguồn sinh lực Tinh-Khí-Thần tại đó để súc tích nội lực hàng ngày: Đó là Đan Điền Tinh, Đan Điền Khí và Đan Điền Thần.
Đan điền Khí mới chính là chỗ bắt đầu vào thu thập súc tích công phu (hái dược luyện đan), phải dùng nó để điều động các luân xa khác... nhiều sách vở khí công công phu bắt đầu từ Đan Điền tinh - cái này theo tui là sai lầm vì chỗ đó là hỏa ngục, nếu không có Đạo tâm thiên phú thì tu lâu sẽ biến thành con quỷ dâm dục .

Dù là bắt đầu nhưng dĩ nhiên sự bắt đầu Đúng nó rất quan trọng... tất cả pháp môn nếu không bắt đầu đúng chỗ thì thường bị giới hạn về mặt nào đó...

Sửa bởi minhduc: 31/03/2012 - 08:37


Thanked by 1 Member:

#7 unkn0wn

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 3034 thanks
  • LocationGiữa chốn nhân gian....

Gửi vào 31/03/2012 - 10:31

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

minhduc, on 31/03/2012 - 08:16, said:

...Huyền Quang Sinh Tử Nhất Khiếu.

Huyền Quan ở đây ý chỉ Cánh cửa huyền diệu chứ không phải Ánh sáng huyền diệu.

Trích dẫn

... Cho nên còn 1 thứ nữa cũng có đề cập trong nhiều sách tôn giáo mà tui không thấy anh nói.

Tôi hiểu ý anh và biết cả anh hành theo Pháp nào và tôi cũng không cần thiết phải nói ra. Tôi cũng đã đề cập trên chủ để của anh rằng trong huyền môn có những điều cấm kỵ, tôi theo quy tắc đó.

#8 Luv

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 95 Bài viết:
  • 199 thanks

Gửi vào 31/03/2012 - 15:19

Chiếc mũ của Thần Ganesha và Búi tóc của Phật Thích Ca

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Hannah: 31/03/2012 - 15:22


Thanked by 1 Member:

#9 minhduc

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 587 Bài viết:
  • 946 thanks

Gửi vào 31/03/2012 - 17:22

Còn nhiều lắm... mỗi món tượng trưng cho một thứ.

Nhưng thứ nào có đầy đủ Âm Dương cân bằng để tiến tới nữa thì cần phải xét... vậy thôi.

Vô cùng đồng ý cái LX 6.

Theo đó cũng có thể biết người có thể nghiệm cao chưa chắc đã ngon...

Sửa bởi minhduc: 31/03/2012 - 17:25


Thanked by 1 Member:

#10 unkn0wn

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 3034 thanks
  • LocationGiữa chốn nhân gian....

Gửi vào 01/04/2012 - 05:35

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

minhduc, on 31/03/2012 - 17:22, said:

...
Theo đó cũng có thể biết người có thể nghiệm cao chưa chắc đã ngon...

Chứng nghiệm chỉ là cái thước đo giữa một hành giả trên con đường thăng hóa tâm linh và Cội Nguồn mà họ muốn trở về. Việc này của riêng cá nhân họ và Trời Đất nên không thể dùng chứng nghiệm của họ để mà so đo cao thấp giữa họ với người khác. Vả lại, khi đặt sự tín thành và chuyên tâm vào con đường mình đi thì chứng nghiệm không phải mục đích chính - dù vậy, nó cũng vẫn xảy ra tự nhiên theo trình tự. Quá để ý vào chứng nghiệm thì sẽ có lúc bị nhầm lẫn giữa lằn ranh "phương tiện" và "cứu cánh tột cùng".






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |