←  Khoa Học Huyền Bí

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Ấn chứng thiền định

GioiDinhTue's Photo GioiDinhTue 08/04/2012

Kính mời các cao nhân và giới tu tập xem bài này.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trích dẫn

minhduc's Photo minhduc 08/04/2012

Tui thắc mắc là sơi dây bạc... sao nó nằm ngay dưới rốn?
Trích dẫn

GioiDinhTue's Photo GioiDinhTue 09/04/2012

Gửi anh minhduc!



Khí Hải còn gọi là Đan điền Tinh, dưới huyệt Khí Hải có huyệt Quan
nguyên, nhà đạo gọi là Chân khí huyệt, Âm giao không phải là Đan
điền.
Khí công thiền có 3 đan điền, Đan điền khí từ xương ức lên đỉnh đầu, khi thở thiền chú ý hơi thở ở Thiên môn (chỗ lõm trên đỉnh đầu do thiền mà có, không hoàn toàn đúng vào huyệt Bách hội) hay chú ý vào Ấn đường, hai nơi này gọi là đan điền khí. Đan điền thần là nơi âm dương gặp nhau để biến hóa, gọi lả Hư vô huyệt lý, sờ và nhìn không thấy, rộng vuông vức 1 thốn 2, cách tim 3 thốn 6, cách thận 3 thốn 6 .Tổng cộng tâm hỏa cách thận thủy 8 thốn 4, tương đương với khoảng cách từ mặt trời xuống biển là 84 muôn ngàn dặm (84x10000x1000x1,732khm) điểm giữa trời với đất giao tiếp điện âm dương tạo ra tiếng sấm sét ở thiên nhiên, thì Hư vô huyệt lý cũng tạo ra chấn động âm dưong, nên gọi là đan điền thần, khi thở tập trung ý tại đan điền thần dưới xương ức gần huyệt Cưu vĩ, nó nằm sâu bên trong, vô hình, Thái thượng Lão quân gọi cách thở này là Lập Lư Đảnh để nấu thuốc luyện tiên đơn (lửa cung ly đốt vàng cung khảm), khí công gọi là cách thở thai tức (bào thai trong bụng mẹ không cần thở bằng mũi để lấy oxy bên ngoài, chỉ cần theo dõi nhịp mạch đập ở đan điền thần, thấy nó vẫn đập, mặc dù mình không thở mà vẫn sống ), cuốn lưỡi nối vòng Nhâm Đốc để khí đi xuống 12 đốt cổ họng thì 12 đốt này nhà đạo gọi là Thập nhị trùng lầu, nhưng luyện đến khi chuyển tinh hoá khí, chuyển khí hóa thần, thì khí đi lên sau lưng vòng phía sau 12 đốt cổ lên đầu vào cung Nê hoàn thì 12 đốt này có tên gọi khác là Thập nhị trùng thiên.....


Giải thích về Thốn, Nê hoàn, thận :
A) Thốn là đơn vị đo lường chiều dài của 1 đốt lóng tay của mỗi người mập ốm khác nhau theo tỷ lệ với thân hình của người ấy, nhưng theo 1 quy luật chung như khoảng cách giữa 2 núm vú là 8 thốn, khoảng cách lằn chỉ nhượng tay đến lằn chỉ cổ tay dài 12 thốn, thí dụ nói huyệt Nội Quan cách lằn chỉ cổ tay 2 thốn, thì huyệt này trên tay một đứa nhỏ chỉ dài có 3cm, nhưng trên cổ tay người lớn 7cm... do đó đơn vị đo huyệt gọi là đồng thân thốn, lấy đốt tay người nào đo lên thân người ấy, chứ không đo trên người khác được. Thời nay giải quyết dễ dàng hơn, xem thốn là 1 đoạn, vậy huyệt Nội quan là 2/12 (trên tổng số 12
đoạn của chiều dài cánh tay)...

Từ rốn xuống xương mu dài 5 thốn, huyệt Khí hải tính từ rốn xuống là 1
thốn rưỡi, tức là 1.5/5.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nê hoàn cung ví như phòng ngủ của vua, nằm trong đầu nhưng vô hình không có vị trí nhất định, không phải ai cũng có, chỉ có những vị tu thiền đạt mức thượng trí (kiến thức vượt không gian). Còn đan điền thần, nhà đạo gọi là Huỳnh đình cung (sân rồng) nơi văn võ bá quan cùng vua họp bàn việc nước, điều khỉển lục bộ như ngoại giao, giáo dục, công chánh, kinh tế, nội vụ,y tế....Vì thế khi thở ý tập trung ở đây (ý là vua) theo dõi, kiểm soát, điều chỉnh sự hoạt động của lục phủ ngũ tạng lúc nào cũng được tốt thì cơ thể luôn luôn khỏe mạnh. Nếu vua (ý) ở Nê hoàn cung mê say với cung tần mỹ nữ thì quốc gia sẽ loạn, ví như ý tập trung ở đầu, cơ thể sẽ bị bệnh, tẩu hỏa nhập ma, áp huyết cao, mất ngủ, điên loạn... Cho nên khí công chữa bệnh chỉ nên tập trung ý theo dõi hơi thở ở Đan điền thần để chuyển hóa âm dương, giúp lục phủ ngũ tạnh luôn hoạt động tốt để cơ thể khỏe mạnh không bệnh tật. Đây cũng là một phương pháp thiền để tăng cường sức khỏe, không xuất hồn lên bộ đầu sẽ làm tăng áp huyết, không tập
trung nhiều ở Chân khí huyệt sẽ thành qủy dâm dục...

C) Khoảng cách từ tim xuống điểm nối 2 qủa thận dài 8 thốn 4, Hư vô huyệt lý, trung tâm lư đảnh ở giữa chiếm 1 thốn 2.

D) Thận là nói chung, nhưng chức năng chứa lọc nước gọi là thận thủy để đối đãi với tim cho sức nóng ấm cho cơ thể goi là tâm hỏa, dùng danh từ hỏa thủy là có ý nghĩa về sự biến hóa của trời đất, mặt trời nóng giao hòa với quả đất bằng cách đưa sức nóng xuống mặt biển, lúc nhiều lúc ít để nước nóng bốc hơi thành mây, nước biển cạn gọi là thủy triều xuống, mây tụ lại thành mưa trả nước về cho biển gọi là thủy triều lên, đó gọi là sự biến hóa hỏa thủy của thiên nhiên vũ trụ, trong con người cũng do tâm hỏa thận thủy chuyển hóa gọi là sự khí hóa làm lục phủ ngũ tạng hoạt động điều hòa.

Sửa bởi GioiDinhTue: 09/04/2012 - 23:32
Trích dẫn