Jump to content

Advertisements




"Sống là thở, thở là sống"

Dưỡng Sinh

1 reply to this topic

#1 unkn0wn

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 3034 thanks
  • LocationGiữa chốn nhân gian....

Gửi vào 07/04/2012 - 12:21

"Sống là thở, thở là sống"


Sau khi bị cắt trọn phổi phải và một phần phổi trái, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện được tiên đoán là chỉ có thể sống thêm nhiều nhất 3 năm. Nhưng trên thực tế, ông đã sống thêm 58 năm (bác sĩ Viện mất năm 1999, thọ 85 tuổi). Phép màu của ông nằm gọn trong một bài thơ ngắn về phép thở bằng cơ hoành (tức thở bụng).

Năm 27 tuổi, Nguyễn Khắc Viện bị bệnh lao phổi nặng, phải nằm viện trong 10 năm, lên bàn mổ 6 lần. Lúc ra viện, sức thở của ông chỉ còn 1/3, dung tích sống chỉ có 1 lít. Hồ sơ bệnh lý ghi: "Thiếu thở trầm trọng, không được làm việc". Các bác sĩ cho rằng ông chỉ có thể sống thêm nhiều lắm là 3 năm.

Thế nhưng, nhờ tập thở bụng để tận dụng công suất của phổi (bằng cách tăng tối đa dung tích thở trong 1 giây), bác sĩ Viện đã sống vượt mức tiên đoán 19 lần. Trong thời gian đó, ông không ngừng làm việc. Phép thở này được ông gói gọn trong 1 bài thơ 12 câu, mỗi câu 4 chữ:

Thót bụng thở ra
Phình bụng thở vào
Hai vai bất động
Chân tay thả lỏng

Êm, chậm, sâu, đều
Tập trung theo dõi
Luồng ra luồng vào
Bình thường qua mũi


Khi gấp qua mồm
Đứng ngồi hay nằm
Ở đâu cũng được
Lúc nào cũng được.


Bài thơ là sự đúc kết cô đọng các nguyên tắc chính của kỹ thuật luyện thở:
  • Động tác khởi đầu và là động tác quan trọng nhất là thở ra để xả hết khí bã. Sau đó, cần chủ động thở vào. Lượng khí hít vào và đẩy ra tương đương nhau.
  • Thở tức là luyện nội công, tăng cường nội lực. Khi luyện thở, thân phải ngay ngắn, điều hòa, yên lặng; nhưng không được kênh cứng mà phải thả lỏng, thư giãn (điều thân).
  • Êm chậm sâu đều là 4 tính chất của hơi thở, giúp ta thở đúng quy cách, hơi thở điều hòa (điều tức).
  • Không nghĩ ngợi lan man, cần cắt đứt những liên lạc bên ngoài để giữ tâm được yên tĩnh (điều tâm). Nếu đạt được điều đó, hơi thở sẽ từ từ, sâu nhẹ, sự tập trung càng tăng mà không cần phải cố gắng. Đây là trạng thái thư giãn cao độ mà Phật giáo gọi là "nhập định".
  • Việc luyện tập không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
Theo bác sĩ Viện, đây là môn thuốc vạn năng giúp tiêu trừ bá bệnh. Nếu mỗi lần thở, cơ hoành chỉ hạ xuống thêm 2 cm là mỗi ngày ta được thêm 100 lít không khí, đồng thời cũng đẩy ra được ngần ấy khí đọng. Khi nào sực nhớ thì luyện, quên thì thôi. Cứ như vậy, lâu dần thành quen; lúc không chú ý, phổi vẫn tự động hô hấp ở mức sâu hơn trước.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 5 Members:

#2 minhduc

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 587 Bài viết:
  • 945 thanks

Gửi vào 07/04/2012 - 19:22

Phép thở này chỉ để tập sức khỏe... để tập khí công thì có nhiều kiểu thở lắm... ví dụ hít nhanh ngắn, rồi hít vào hít vào lúc đầy hơi vẫn cứ hít có thể thở kiểu này một chu kỳ nhiều lần hít vào liên tục rồi thở ra khoảng 2 phút, áp dụng lúc ban đầu tập khí công để kích thích luân xa nạp ép khí... cách thở ngược hít vào thót bụng thở ra phình bụng và cho khí đi ngược với luồng hơi (hít vào khí công đi lên thót bụng, thở ra khí công đi xuống phình bụng) là cách thở khí công đạo gia chân chính để nạp khí, thở kiểu quy tức như con rùa lúc có lúc không để luyện nội công tập trung nội lực, hít vào khí theo vào đường kinh dương, thở ra khí theo ra đưởng kinh âm để xả trược... vv còn nhiều iểu khác nữa và cần kết hợp luồng khí chạy vào đâu kinh lạc nào lúc nào... dài hay ngắn, hít vào nhiều hơn hay thở ra nhiều hơn, thời gian ngưng thở bao lâu, rồi huy động luồng khí qua lại như trong cái ống rỗng ra sao, khí thu và phóng bao xa, tịch chiếu quang thế nào ... tóm lại không phải chỉ đơn giản như cái bài thơ đó...

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |