Jump to content

Advertisements




Minhminh kể chuyện .


786 replies to this topic

#781 JamesNguyen2023

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 9 Bài viết:
  • 3 thanks

Gửi vào 12/03/2023 - 16:15

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

minhminh, on 11/04/2012 - 04:15, said:

CHUYỆN THỨ 1 :

VÀO NHỮNG NĂM TRƯỚC 1975 , MM TÔI LÀ MỘT SĨ QUAN TUY CẤP BẬC NHỎ NHOI KHIÊM NHƯỜNG
NHƯNG ƯU TÚ VÀ ĐƯỢC SỰ SỦNG ÁI ĐẶC BIẾT CỦA VỊ TIỂU ĐOÀN TRƯỞNG < THỦ TRƯỞNG

THỜI BẤY GIỜ NHỮNG ĐƠN VỊ NGOÀI MẶT TRẬN , CHIẾN TRƯỜNG THÌ TIỂU ĐOÀN TRƯỞNG THẬT LÀ MỘT NGƯỜI CÓ UY QUYỀN , NÊU NÓI LÀ VUA CON THÌ CŨNG KHÔNG NGOA LẮM.
MM TÔI ĐƯỢC TRAO NHIỆM VỤ KIÊM NHIỆM LUÔN SĨ QUAN AN NINH VÀ KỶ LUẬT .
DO TƯ CHẤT THÔNG MINH HIỀN LƯƠNG VÀ CŨNG ẢNH HƯỞNG TỪ GIA PHONG NỮA
NÊN CHƯA CHỬI MẮNG ĐÁNH PHẠT BẤT CỨ MỘT AI , LUÔN LẤY TÌNH CẢM VÀ LỄ NGHĨA MÀ GIẢNG CHO NHỮNG NGƯỜI VI PHẠM KỶ LUẬT , ĐỒNG THƠI KHI CÓ NHỰNG VỤ ÁN THÌ CŨNG ĐIỀU TRA VA GIẢI QUYẾT CÁCH TỐT NHẤT CHO BINH LÍNH DƯỚI QUYỀN MÌNH .
CÓ LẦN LÍNH BỎ ĐƠN VỊ TRỐN VỀ NHÀ < HỒI ẤY TIẾNG LÓNG GỌI LÀ NHẢY DÙ > , BỊ ÔNG TIỂU ĐOÀN TRƯỞNG NỌC RA GIỮA SÂN ĐÁNH , TÁY ĐÁNH MIỆNG HỎI : AI CHO MÀY ĐI AI CHO MÀY ĐI .-- ANH LÍNH SỢ VÀ CUỐNG LÊN BÈN NÓI ÔNG < MINHMINH > CHO TÔI ĐI , THẾ LÀ THỦ TRƯỞNG QUĂNG ROI XUỐNG ĐẤT QUAY VỀ PHÒNG .
MÀ SỰ THẤT MÌNH ĐÂU CÓ CHO NÓ ĐI .
ANH NÀO MUÔN NGHỈ BỊNH VỀ PHÉP, MM ĐỀ NGHỊ LÀ ĐƯỢC NGAY.

THẾ RỒI CUỐI THÁNG 4 -- 1975 ẤP TỚI , ĐƠN VÌ MÌNH VÌ Ở CHÂN NÚI TÔ CHÂU , HÀ TIÊN NÊN MÃI KHUYA MÙNG 1 THÁNG NĂM MỚI TAN HÀNG .
MÌNH VỀ TỚI RẠCH GIÁ < KIÊN GIANG > , THÌ GẶP MỘT ANH BỘ ĐỘI GIẢI PHÓNG , NÓN TAI BÈO DÉP RÂU , ĐEO SÚNG AK CHẠY TỚI NHẬN DIỆN
-- CHÀO ÔNG THÀY
-- EM LÀ LÍNH ĐẠI ĐỘI 2 , HỒI ĐÓ ÔNG TRUNG ÚY KHÁNH ỔNG ĐÁNH EM QUÁ NÊN EM ĐÀO NGŨ VÀO BƯNG THEO MẤY ẢNH
-- THÀY Ở ĐÂY CHỜ EM XIN GIẤY CHO THÀY VỀ SÀIGON

THẾ LÀ MINHMINH TÔI VỀ SAIGON , VÀ ĐI TÙ THEO DIỆN TẬP TRUNG CẢI TẠO .
NẾU ĐI TÙ THEO ĐỊA PHƯƠNG THÌ CHƯA BIẾT CUỘC ĐỜI MÌNH SẼ NHƯ THẾ NÀO

HAY NHƯNG NGÀY ĐẦU CỦA SAU 30 THÁNG 4 , 1975 , CÒN SAY MEN CHIẾN THẮNG , LÒNG THÙ HẬN CÒN CAO NGÚT TRỜI
MỖI ĐIA PHƯƠNG LÀ MỖI SỨ QUÂN , NGƯỜI TA MUÔN BẮT , MUỐN BẮN MUÔN GIẾT , MUÔN XỬ TỬ AI THÌ XỬ . PHIÊN TÒA CHỈ NHƯ MỘT HÌNH THỨC , VẠN NHÂN CỤ , LÀM CHO MỌI NGƯỜI SỢ HÃI .

NẾU TRƯỚC ĐÂY KHI CÓ QUYỀN , MM TÔI HỐNG HÁCH HAY ÁC VỚI THA NHÂN THÌ CHẮC SẼ BỊ XỬ TỬ NGAY TỪ NGÀY ẤY RÔI , KHÔNG CÓ NGÀY HÔM NAY NGỒI GÕ MÁY KỂ CHUYỆN CHO MỌI NGƯỜI.

cho cháu xin hỏi là chuyện đi tù tập trung cải tạo nó khác với đi tù tại địa phương như thế nào ạ

#782 JamesNguyen2023

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 9 Bài viết:
  • 3 thanks

Gửi vào 12/03/2023 - 17:27

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

minhminh, on 18/04/2012 - 07:59, said:

CHUYỆN THỨ 3 :

KHI TÔI CHUYỂN VỀ PHỤC VỤ THẦN HỔ KIÊN GIANG , THÌ Ở ĐÓ ĐÃ CÓ SẴN ÔNG TRUNG ÚY THIỆN ĐẠI ĐỘI TRƯỞNG , VÀ ĐẠI ÚY TRẦN VĂN SÚA TỪ TRƯỚC RỒI , 2 VỊ NÀY RẤT THÂN THIẾT VỚI NHAU
ÔNG SÚA LÀM TRƯỞNG BAN 3 TỨC LÀ PHỤ TRÁCH VỀ BAN LỆNH PHÓNG ĐỒ HÀNH QUÂN , THAY MẶT ĐƠN VỊ BTRỰC TIẾP ĐIỀU ĐỘNG , VÀ KHI CÁC ĐẠI ĐỘI TRƯỞNG CÓ VIỆC ĐI VẮNG MÀ ĐẠI ĐỘI PHÓ YẾU QUÁ THÌ ÔNG SẼ XUỐNG ĐẠI ĐỘIĐỂ LÁM QUYỀN < ACTING > ĐĐT.
ĐẠI ÚY TRẦN VĂN SÚA NGƯỜI GỐC TRIỀU CHÂU , QUÊ Ở MỸ ĐỨC CHÂU ĐỐC , NƠI MÀ 1977 QUÂN MIÊN CỘNG ĐÃ TRÀN SANG VÀ GIẾT TRÊN DƯỚI 1400 NGƯỜI VN , NGHĨA LÀ GIẾT SẠCH CHỈ TRỪ NHỮNG AI KHÔNG CÓ MẶT LÚC ẤY MỚI THOAT.
ÔNG CO BIỆT TÀI ĐỘC TẤU ĐÀN GUITAR , PHẢI NÓI LÀ ĐỘC NHẤT , TIẾNG ĐÀN NHƯ NƯỚC CHẢY HOA TRÔI , HỎI RA ÔNG CHỈ BIẾT DUY NHẤT CÓ 1 BÀI .
TRONG SUỐT HƠN 10 NĂM LÀM LÌNH NGOÀI MẶT TRẬN ÔNG CHỈ BỊ THƯƠNG DUY NHẤT CÓ 1 LẦN TRONG TRẬN ĐỊA PHÁO NHƯ ĐÃ KỂ BÊN TRÊN , ÔNG BỊ MỘT MẢNH NHỎ GHIM VÀO CỔ NHƯNG KHÔNG NGUY HẠI GÌ . VÌ LÚC ẤY ÔNG VỪA GỠ MŨ SẮT RA .
MŨ SẮT MÀ LÍNH VNCH NGÀY XƯA XỬ DỤNG CÓ 2 LỚP , LỚP NGOÀI BẰNG THÉP , NGƯỜI DÂN HAY LẤY LÀM CỐI GIÃ CUA , GIÃ ĐỦ THỨ ... THẬT LÀ TUYỆT ., LỚP BÊN TRONG LÀM BẰNG FIBER GLASS ., ÔNG SÚA CÓ MỘT LÁ BÙA BẰNG VẢI CUỘN TRÒN ĐỂ GIƯA 2 LỚP MŨ BẢO VỆ NÀY .
VÀO ĐẦU NĂM 1974 , ĐƠN VỊ TÔI ĐƯỢC ĐIỀU VỀ ĐÓNG QUÂN TẠI HÒN CHÔNG , THUỘC KIÊN LƯƠNG HÀ TIÊN
MỘT NGÀY KIA , ĐĐT ĐĐ 2 ĐI NGHỈ PHÉP , ĐẠI ÚY TRẦN VĂN SÚA ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH TRÔNG COI ĐẠI ĐỘI LÚC ẤY ĐANG ĐÓNG TRÊN ĐỒI SCHOOL . RỒI TRONG MỘT ĐÊM , VƠI CHIẾN THUẬT TIỀN PHÁO HẬU XUNG , ĐẠI ĐỘI 1 VÀ ĐẠI ĐỘI 2 TRÊN 2 QUẢ ĐỒI TẦM NHÌN XUỐNG BỘ CHỈ HUY , BỊ TRÀN NGẬP VÀ MẤT LIÊN LẠC VỚI BỘ CHỈ HUY < NGHĨA LÀ TAN HÀNG > BỘ CHỈ HUY BI BAO VÂY VÀ PHÁO BẰNG ĐẠI BÁC KHÔNG GIẬT 75 LY .TIỂU ĐOÀN TRƯỞNG LÚC ẤY ĐI VẮNG KHÔNG CÓ MẶT CHỈ CÓ ÔNG TIỂU ĐOÀN PHÓ LÀ MỘT SĨ QUAN CÁN BỘ HUẤN LUYỆN TỪ QUÂN TRƯỜNG MỚI CHUYỂN VỀ , CHƯA CO CHÚT KINH NGHIỆM GÌ VỀ GIAO CHIẾN . MM TÔI MỘT MÌNH MẶC ÁO GIÁP ĐỨNG TRÊN NÓC HẦM , NHÌN HƯỚNG ĐẠN VÀ CHẤM TỌA ĐỘ CHO PHÁO BINH .... NHỜ THẾ MÀ KHÔNG BỊ TẤN CÔNG
3 HÔM SAU HÀNH QUÂN GIẢI TỎA MỚI DỌN DẸP CHIẾN TRƯỜNG : ĐẠI ÚY TRẦN VĂN SÚA TỬ THƯƠNG ., NGHE NGƯỜI DÂN NÓI < TỤI NÓ > BẮT ĐƯỢC ÔNG , BẮN 7 PHÁT NHƯNG ÔNG KHÔNG VIỆC GÌ , SAU < TỤI NÓ > ĐÁI VÀO NÓN SẮT VÀ LẤY NÓN NÀY ĐẬP ĐẦU ÔNG MỚI CHẾT ,
KHI KHIÊNG XÁC ÔNG VỀ CHÍNH MM TÔI LÀ NGƯỜI KIỂM TRA VÀ VIẾT REPORT . TRÊN NGƯỜI ÔNG KHÔNG MỘT VẾT ĐẠN
ÔNG BỊ VỠ XƯƠNG ĐẦU MÀ CHẾT .

ủa vậy cái viên đạn đó đã đi đâu nhỉ

#783 CaspianPrince

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1402 Bài viết:
  • 1899 thanks
  • LocationCaspian Sea

Gửi vào 12/03/2023 - 23:53

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Expander, on 18/03/2019 - 23:37, said:

Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư có viết:

"Lối tính đại hạn xưa nay vẫn có sự tranh luận giữa hai phái :

a. Một phái khởi đại hạn bắt đầu từ Mệnh cung đi.

b. Một phái căn cứ vào chính thư (?)

Và Tử Vi đẩu số của La Hồng Tiên có ghi lối an đại hạn rằng :

- Dương nam âm nữ tòng mệnh tiền nhất cung khởi (thị phụ mẫu cung)

- Âm nam dương nữ tòng mệnh hậu nhất cung khởi (thị huynh đệ cung)

Như vậy đại hạn không bắt đầu từ Mệnh cung tính đi mà từ cung sau hay trước cung Mệnh.

Phái nào đúng? Không thể lấy gì mà quyết đoán, vấn đề lại rất quan trọng vì nó chênh lệch những 10 năm trong một đời người. Đây thật là cái kẹt Iớn cho khoa Tử Vi vô hy vọng phá bồ được."

>> Qua nghiệm lý, tôi thấy khởi Đại Hạn tại Mệnh chính xác hơn cả.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Expander, on 18/03/2019 - 23:47, said:

" ... Trần Hi Di lại mang Tử Vi Đẩu Số truyền cho các đồ đệ của mình, trong suốt mấy trăm năm, Tử Vi Đẩu Số mang hình thức bí truyền từ đời này sang đời sau, đây là một trong những nguyên nhân khiến sách Tử Vi Đẩu số xuất hiện rất hiếm hoi.

Khoảng niên hiệu Gia Tĩnh Đời Minh, La Hồng Tiên, một nhà kham dư gia ở Cát Thủy, Giang Tây, khắc in và lưu truyền ...

La Hồng Tiên - Học giả đời Minh, tự là Đạt Phu, sinh vào niên hiệu Hoàng Trị thứ 70 thời Minh Hiếu Tông (1504), mất vào niên hiệu Gia Tĩnh thứ 43 thời Minh Thế Tông (1564)"

"Năm Gia Tĩnh triều Minh, nhà vua nói quan Khâm Thiên giám chọn ngày cát - hung, để Vua tham khảo mà làm việc, do liên quan đến án hình sự của một người gây ra tội lớn, ảnh hưởng đến an nguy xã tắc, chạy trốn về Phúc Kiến, kẻ phạm tội lại biết rất thâm sâu về thuật "Tử vi Đẩu số", tại sao lại biết chạy trốn vào ngày mà quan Khâm Thiên giám bẩm tấu lên lại có sự mâu thuẫn. Khi biết tin đối tượng đã chạy trốn, Vua tức giận ra lệnh truy nã, ...

Các quan nghị sự, Vua sợ rằng những "bí bản" trong thuật "Tử vi Đẩu số" lưu truyền ra bên ngoài, nếu để những kẻ ác tâm biết được sẽ ảnh hưởng đến sự an nguy của xã tắc. Nhà Vua lệnh cho cận thần, cố ý đem thuật "Tử vi đẩu số", "Thất chính Tứ dư", " Đăng Hạ thuật", ... tiết lộ ra bên ngoài, nhưng phần yếu quyết bị lược bỏ đi, đưa vào đó một số luận thuyết không chính xác, khiến cho người đời bị mang họa vì nhận thức sai lầm ..."

(Hà Uyên)


Khả năng là sách Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư của La Hồng Tiên và các bản sách khác dựa vào đó sau này đều theo ý của vua Minh Thế Tông (Gia Tĩnh Đế) để truyền kiến thức giả mạo ra ngoài.


Tuy vậy, cung mệnh không được gọi là cung đại hạn đầu tiên mà phải gọi là cung đại hạn đủ 10 năm đầu tiên dựa theo cục số cung mệnh.


Thanked by 4 Members:

#784 minhminh

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 3810 Bài viết:
  • 24187 thanks

Gửi vào 23/04/2023 - 10:31


Năm tôi học lớp Nhì, được ông thầy cho bài học thuộc lòng như sau:


Con chim Việt đậu cành Nam

Dẫu cay dẫu đắng cũng cam tấm lòng.

Cành Nam chim Việt cùng chung

Cùng nòi cùng giống mà cùng nước non.
Chim lớn thì nhủ chim con

Nghìn đời muôn thuở vẫn còn cành Nam ...


Lên Trung học, học về cụ Phan Bội Châu, được biết là cụ lấy hiệu là Sào Nam, do câu "Việt điểu sào Nam chi." (Ngựa Hồ hí gió Bắc, Chim Việt đậu cành Nam), thấy ngưỡng mộ lòng ái quốc của cụ.


Khi tới Mỹ, có dịp đọc cặp câu đối của một vị đi trước, cũng thấy cảm động:


Xuân đáo tha hương, bất kiến hoàng mai sầu Việt điểu

Tâm quy cố quận, thường quan bạch tuyết mộng Nam chi.


Sống ở Nam California, tuy thỉnh thoảng cũng thấy mai vàng, nhưng vẫn không phải là cảnh thân thuộc của quê hương. Tuy biết rất rõ rằng mình có nhiệm vụ với quê hương mới, nhưng điều ấy không ngăn những ràng buộc tình cảm với quê hương cũ.


Sau năm 1975, nhận được mấy câu thơ từ một người bạn ở cấp đàn anh, thi sĩ Cao Tiêu:


Nhớ nước, thơ gieo những vận sầu

Chúng ta mất hết, chỉ còn nhau


tôi thấy đồng cảm với ông ấy:


Trời xa ước cũ, mây theo nhớ

Đất nối thề xưa, nước gặp mừng

Thế cuộc rồi phai màu ảo hóa

Thiên cơ từng đẹp nét trung hưng.


Con người vẫn hướng về Chân, Thiện, Mỹ. Xét đường dài, dối trá không thể thắng được sự thật, tàn ác không thể thắng được thiện tâm, và những gì thô bỉ, kệch cỡm không thể thắng được vẻ đẹp đích thực.


Trong cuộc sống ở đây, được may mắn gần giới trẻ (các thầy cô giáo hi sinh thời giờ để gìn giữ tiếng Việt, các em sinh viên vẫn cố duy trì truyền thống chợ Tết), tôi có hoàn cảnh biết được phần nào tâm tư của họ:


Cách vạn dặm, trai vẫn nhớ lời thiêng sông Hóa,

Tự năm châu, gái chẳng quên gương sáng vua Trưng.

Luyện tiếng Việt để giữ gìn gốc Việt, mong đến ngày đất nước trùng hưng

Ôn sử Nam để trân trọng hồn Nam, tin ở buổi non sông khánh hội.


Trần huy Bích

#785 Tre

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1992 Bài viết:
  • 3522 thanks
  • LocationRừng sen&tre

Gửi vào 23/04/2023 - 14:12

Dạ. Bài viết hay quá.

Lưu Quang Vũ cũng có bài thơ Tiếng Việt mà con rất thích:

Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre.

Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng
Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya
Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng
Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê.

Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa
Khi hun thuyền, gieo mạ, lúc đưa nôi
Tiếng mưa dội ào ào trên mái cọ
Nón ai xa thăm thẳm ở bên trời.

"Ðá cheo leo trâu trèo trâu trượt"
Ði mòn đàng dứt cỏ đợi người thương
Ðây muối mặn gừng cay lòng khế xót
Ta như chim trong tiếng Việt như rừng.

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
óng tre ngà và mềm mại như tơ.

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.

Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối
Tiếng heo may gợi nhớ những con đường.

Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng
Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta
Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất
Nàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già

Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng
Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi
Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán
Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời.

Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng
Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi
Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người
Như tiếng sáo, như dây đàn máu nhỏ.

Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớ
Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay
Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay
Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt.

Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết
Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi
Như vị muối chung lòng biển mặn
Như dòng sông thương mến chảy muôn đời.

Ai thuở trước nói những lời thứ nhất
Còn thô sơ như mảnh đá thay rìu
Ðiều anh nói hôm nay, chiều sẽ tắt
Ai người sau nói tiếp những lời yêu?

Ai phiêu bạt nơi chân trời góc biển
Có gọi thầm tiếng Việt mỗi đêm khuya
Ai ở phía bên kia cầm súng khác
Cùng tôi trong tiếng Việt quay về.

Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ
Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn
Trời xanh quá, môi tôi hồi hộp quá
Tiếng Việt ơi ! Tiếng Việt ân tình ...

- Lưu Quang Vũ (Lưu Quang Vũ - Thơ và Đời)

Thanked by 3 Members:

#786 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3092 Bài viết:
  • 7522 thanks

Gửi vào 25/04/2023 - 18:39

Xin ké topic của anh Minhminh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

— ViaBooks — cập nhật lần cuối 22/04/2023 16:36 Giải này đã được trao cho Jean Anouilh (1970), Jean GUEHENNO (1973), Andrei SAKHAROV (1974), Alejo CARPENTIER (1975), Germaine TILLION (1977), Léopold Sédar SENGHOR (1978), Jorge Luis BORGES (1980), Jorge AMADO (1990), Ismail KADARE (1992), Vaclav HAVEL (1997), François NOURISSIER (2002), Simon LEYS (2005)Mario VARGAS LLOSA (2008), Milan KUNDERA (2009), Patrick MODIANO (2010), Trịnh Xuân Thuận (2012), Maryse CONDÉ (2021), Haruki Murakami (2022). Lễ trao giải (200 000 Euros) sẽ cử hành tại Viện hàn lâm văn học Pháp ngày 21.6.2023. Có Phan Huyền Thư trên facebook viết bài kể chuyện bác Hương hay ra phết . Không copy vào được.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

- Phan Huyền Thư — cập nhật lần cuối 24/04/202

Sửa bởi Ngu Yên: 25/04/2023 - 19:14


Thanked by 2 Members:

#787 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3092 Bài viết:
  • 7522 thanks

Gửi vào 25/04/2023 - 19:08

Giải Del Duca là giải trao cho sự nghiệp văn chương/ khoa học , là giải quan trọng ngay sau giải Nobel trên toàn thế giới . Ta thấy nhiều nhà văn/ nhà khoa học được giải này sau đó được giải Nobel : Sakharov, Havel, Vargas Llora, Borges, Kundera

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |