Jump to content

Advertisements




Khí Công Đạo Gia

Khí công

5 replies to this topic

#1 minhduc

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 587 Bài viết:
  • 945 thanks

Gửi vào 21/04/2012 - 14:27

1. Khí là gì?
Khí hay Qi (Trung quốc), Chi hay Ki (Nhật), Prana hay Sakti (Ấn độ), Ka (Ai cập cổ đại), Lung (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

), bộ tộc da đỏ châu Mỹ gọi là great spirit hoặc holy spirit… đều có nghĩa là năng lượng sự sống, sự minh triết. Triết học phương Tây gọi là Vital Energy có nghĩa là năng lượng cần cho sự sống.
Đó là các dạng năng lượng của cơ thể, năng lượng của thức ăn/thực phẩm, năng lượng cấp cao tâm linh (tồn tại ở các vật có sự sống, có ý thức), năng lượng của vũ trụ (bao gồm không gian, mặt trời, quả đất, các thiên thể…). Trong khí công, các trường phái đạo gia hay tôn giáo, khi nói về khí, người ta hàm ý nói đến năng lượng của sự sống, của sự sáng tạo, sự minh triết.
Từ tên gọi có thể thấy sự quan trọng của khí, nếu không nạp được thứ năng lượng này hàng ngày bằng một cách nào đó thì có nghĩa là con người chúng ta đang chết dần chết mòn, tóm lại là không thể tiến hóa về mặt vật chất hay tâm linh mỗi ngày.

Dòng chảy của khí làm sinh ra mọi hiện tượng, lớn thì từ sự chuyển vận các tinh cầu, lực hấp dẫn giữa các hành tinh. Nhỏ thì cho đến sự chuyển động của các điện tử, sự rung động và gắn kết của các nguyên tử, phân tử…
Ngành y học chữa bệnh cổ đại đã đúc kết:


Dòng khí tự do và cân bằng = Sức khỏe







Từ đó chúng ta thấy sự buông lỏng và thư giãn sâu của cơ thể (về mặt thể xác và tinh thần), có ý nghĩa rất quan trọng trong phần khởi đầu để bước vào trạng thái đắc khí công. Mục đích của nó là để dòng khí luân chuyển không bị tắc nghẽn và đạt được sự quân bình về mặt âm dương. Để so sánh về trạng thái thể xác và tinh thần đó, ta có thể lấy hình ảnh của trẻ thơ và sự chân thật hồn nhiên của nó, đây thật sự là điều cần phải luyện tập ngay từ ban đầu để cho việc tu tập công phu đạt được kết quả mỹ mãn.
Ở mức độ thâm sâu hơn, đó là trạng thái tâm trống rỗng. Đại thừa Phật giáo và Kim cương thừa có quyển kinh hàng ngày đều đọc tụng là Kinh Bát Nhã: “Sắc tức thị không, không tức thị sắc”... Thọ Tưởng Hành Thức đều không. Và tâm thâm nhập Tánh Không này cần sâu đến nỗi ngay cả cái Không này cũng không thấy luôn. Trong các chùa chiền Phật giáo, ở bệ thờ phật A-di-đà hai bên là hai thị giả bồ tát Quan Thế Âm và Văn Thù, kinh này được nâng trên bàn tay của ngài Văn Thù Sư Lợi cho ta thấy sự quan trọng của tâm pháp Tánh Không – hay tâm trống rỗng hoàn toàn - này.

Thanked by 4 Members:

#2 minhduc

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 587 Bài viết:
  • 945 thanks

Gửi vào 21/04/2012 - 15:23

1. Phân loại khí công:
Tập khí công có thể hướng đến mục đích cho nhiều công năng khác nhau như: Tập võ, chữa bệnh, dưỡng sinh, luyện tập để có được một khả năng đặc biệt nào đó như khả năng tiên tri, tâm lý học dự báo hoặc ngay cả chuyện luyện vẽ bùa phép… trong các giáo phái tôn giáo mục đích tập khí công là để đắc đạo.

Xét về người luyện tập khí công, khí có thể chia làm hai loại: Nội khí và Ngoại khí.

1.1. Nội khí trong cơ thể người, các sách xưa đã chia làm 2 loại:
- Khí Tiên Thiên: bẩm thụ từ cha mẹ, thời gian còn trong bào thai. Bào thai trong bụng mẹ xoay theo vòng của thái cực mà người xưa đã vẽ lại thành Tiên Thiên Đồ. Mỗi ngày bào thai dần xoay chuyển xuống phía dưới để chuẩn bị chui ra thì Tiên Thiên Đồ bây giờ biến thành Hậu Thiên Đồ.

- Khí Hậu Thiên: bẩm thụ từ thức ăn, không khí, môi trường sinh sống khi được cắt rốn sinh ra đời. Lúc này xem như bào thai đã cắt lìa với nguồn khí Tiên thiên.


Như vậy chúng ta có thể thấy khí Tiên thiên quy định về tố chất cũng như số mệnh, tuổi thọ… cách cách xem bói tìm hiểu mệnh vận con người đều cần biết đến cái ngày ra đời trọng đại đó.

Sau khi ra đời, nê hoàn cung (xương chỗ thóp trên đỉnh đầu) dần dần đóng lại cắt đứt với nguồn Tiên Thiên. Đạo gia chân chính cho rằng muốn cải tính luyện mạng (tu tiên, cãi được số mệnh) thì phải thu được thứ khí Tiên thiên đó. Và nơi duy nhất có thể lấy được nó là từ Nê Hoàn Cung hay mắt thứ 3, luân xa 6 và 7. Khoa học ngày nay đã xác nhận đó là tuyến tùng quả nằm sâu bên trong đầu.


1.2. Ngoại khí:
Người tập khí công có thể tăng cường nội khí, bằng cách hấp thu khí trực tiếp từ môi trường bên ngoài hay vũ trụ.

Ví dụ các môn công phu khí công như Thái dương công, Thái âm công đã thu khí từ mặt trời mặt trăng vào cơ thể, khi phát ra tạo thành cac luồng hồng quang và bạch quang… ta có thể thấy trong các hình tôn giáo đạo Phật, luồng hào quang này được vẽ phát ra từ mắt thứ 3 của một vị Phật tiếp dẫn...

Một ví dụ khác, môn khí công nhân điện mà tôn sư ông Lương Minh Đáng người Việt Nam đứng ra sáng lập – mở riêng một phân khoa của Trường Đại học Y học Bổ sung thế giới tại Colombo, Sri Lanka - đã dùng cách thu năng lượng từ vũ trụ (Universal Energy Healing U.E.H.)… sử dụng trong mục đích chữa bệnh, cũng đã được nghiên cứu và nhìn nhận có nhiều công năng khác về mặt hóa học, vật lý, triết, tôn giáo, thần học...

Sửa bởi minhduc: 21/04/2012 - 15:30


Thanked by 2 Members:

#3 minhduc

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 587 Bài viết:
  • 945 thanks

Gửi vào 21/04/2012 - 21:59

3. Các hình thức tập công phu khí công:
- Phải luôn bao gồm 2 phần: Động Công và Tĩnh Công.

+ Động công: Các bài tập có các động tác, dạng thức, tư thế...
+ Tĩnh Công: Thiền im lặng, nội quán.

CHo dù có động công hay tĩnh công thì bao giờ các phần đầu tiên bao giờ cũng phải cho đầu óc tiến vào trạng thái vô thức (thôi miên), ở trạng thái đó thì phần bên não trái nghỉ ngơi, não phải hoạt động, khi đó não mới có thể phát ra sóng ở tần số thấp để đi vào cảnh giới thanh tĩnh sâu xa, công phú khí công xuống đến các lớp thể vía, thể thần... để đạt được điều đó thì phần tập đầu tiên là buông lỏng, thư giãn cơ thể và đầu óc.... sau đó thì có các động tác xả trược khí để cơ thể thải bỏ các khi xấu độc hại. Nếu không có bài xả trược thì trược khí sẽ chạy ngược vào bên trong cơ thể khi tập khí công, gây ra các độc tố, hiện tượng nhức nhối, tích tụ nhiệt, nóng bức... các trược này một khi tích tụ chạy sâu vào tâm can và đan diền thì càng gây hại... sau này lại càng khó trục ra bên ngoài. Đây là môt điều cần phải hết sức lưu ý.

Qua thực tế nếu tập khí công mà trước đó không có bài xả trược khí thì xẩy ra 2 trường hợp: 1. Bị đau nhức, nóng, bức rức... lâu ngày sinh bệnh thành tẩu hỏa 2. Không có gì xẩy ra. Ở trường hợp 2 là do bài tập đó dở quá không có tác dụng gì đáng kể về mặt khí công hết.

Sửa bởi minhduc: 21/04/2012 - 22:16


#4 minhduc

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 587 Bài viết:
  • 945 thanks

Gửi vào 22/04/2012 - 10:11

Một ví dụ về đọc sách luyện khí công bị tẩu hỏa nhập ma, lưu ý man thư về khí công (hoặc phương pháp khiếm khuyết cách xả trược trước khi luyện công) hiện đang rất nhiều ngoài thị trường cũng như Internet, người ham tập quá mức sẽ dễ bị các triệu chứng đau đớn, nóng bức điển hình như trường hợp này đã gởi thư kêu cứu thầy Ngọc bên Đông y khí công:

"Kính thưa bác Ngọc,
Cháu tên là Th. đã sắp sửa vào tuổi lục tuần, lúc nhỏ, yếu đuối bệnh tật liên miên. Sau 12 năm định cư ở Mỹ thì lập gia đình và mới có được bé trai. Bênh tật yếu đuối hoành hành gia đình đổ vỡ 1992. .Cháu quyêt định ở vậy và tu thiền khí công với mớ kiến thức ít ỏi vế tinh khí thần và ngũ hành ngũ tạng qua sách vở lúc bấy giờ.
1-Sau hơn 7 tháng bị phát hỏa ngồi đâu cũng thấy quá nóng nhất là phần hạ thừa, đến nổi đi thăm con, khi ôm con vào lòng nó dẫy dụa vì không chịu nổi hỏa trong người của cháu thoát ra, chỉ đành đứng nhìn con trong giây lát rồi về. Về đêm sức nóng cùng cực nên không áo y gì cả, lúc này chỉ ngồi thôi không hít thở gì cả, nhờ vào khí mát của đêm làm dịu bớt cái nóng trong mình.
2-Một đêm mơ mơ trong lúc ngủ, một dòng khí trong người phát động chạy xuống huyệt Dũng Tuyền,,đánh địt,,rồi bộp một tiếng to nghe bên trong đầu trước trán một một hình tròn trái hỏa châu quay trước trán, nhân thì màu đỏ mà chung quanh thì màu xanh vọn vẹn 3 giây, sau đó hơi xì ra ở hậu môn kéo dài và bụng xẹp lại, cảm giác lúc đó thât dễ chịu làm sao. Nhưng hỏa sau đó vẩn bôc lên đầu, thật đau như vòng kim cô thầy ạ, hai mắt hỏa bốc trông thật khiếp quá, bản thân không dám soi gương.ghê thật.
3-Đến năm 2001 về VN học nhân điện không biết cách nào mà đỉnh môn mở được một phần nên khí nóng thoát được ra ngoài!!! 2005 trán bắt đầu nhô ra chân mí tóc bắt đầu ngứa và lần hồi hở ra…2009 hơi nóng bắt đầu đi lên từ Khí Hải..đến vùng ức bắt đầu lói đau thấu tim thắt muốn nín thở..kéo dài đến 4 tháng thì ổn.Thưa thầy tình trạng hiện thời là hỏa đang nóng ở vùng xương ngực, thinh thoảng lan qua 2 xương ở bả vai…thả lỏng thì khí bốc lên đỉnh môn sợ quá nên cứ cho ý về xương ức lại….

Kinh thưa bác, khi đọc về Khí Công Y Đạo của bác cháu mừng lắm như phao cứu, kính mong xin bác vì lòng từ bi mà giúp cháu ở giai đoạn này,,Cháu thấy mìinh không có đường thối lui rồi mà tiến thì phải có bậc chân sư không thì hậu quả ắt khó lường, Mang thân 2 tật từ khi mới lọt lòng nên cảm nhận nghiệp đa mang nên hết sức cố công tu đạo để giải tỏa phần nào nghiệp thân. Bác ơi, đây là lời trần tình thống thiêt nhất của đời con, vì Bác là người đầu tiên con thố lộ.Thư vắn mà tình không thố lộ được hết trên trang mạng, mong duyên phận mà thôi."

Sửa bởi minhduc: 22/04/2012 - 10:14


Thanked by 1 Member:

#5 minhduc

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 587 Bài viết:
  • 945 thanks

Gửi vào 22/04/2012 - 10:19

4. Bàn về man thư hoặc phương pháp luyện khí công bị khiếm khuyết hoặc đảo lộn thứ tự:
"Nguồn: Huyền Quang Tử - khicongdaogia.org



Chào các bạn, có dịp tôi sẽ trình bày về những sai lầm hay có thể là những điểm bí mật không được phép phổ biến công khai trong khí công dẫn đến ngày nay người tập khí công tuy nhiều mà thành công không có bao nhiêu, phần nhiều những người thành công được là do ngộ tính rất cao được thần minh chỉ bảo mà phát hiện ra công pháp, nếu bạn không cho rằng việc tu luyện là nghiệp suốt đời thì không bao giờ được khai ngộ, rốt cuộc sẽ sa vào bàng môn tả đạo mà thôi.

Phải chân thật khẳng định rằng công phu chân chính không bao giờ có trong sách vở cổ kim, các bạn đang luyện bất kỳ môn công phu nào được rút từ sách vở ra hoặc là do được thầy truyền dạy mà thấy trùng hợp công pháp trong sách (bao gồm cả khí công, nhân điện, năng lượng sinh học,yoga..) thì nên biết đã luyện sai rồi, ý thủ đan điền lâu ngày thì đảm bảo sẽ mang bệnh đó, đau các dây thần kinh sau lưng và chân, lời thật mất lòng, không biết các bạn còn muốn nghe lời khó nghe nữa không?

Huyền quang tử xin trích dẫn nguyên văn một vài sách cổ để minh chứng cho lời cuồng ngôn của mình nhé
sách ''tính mệnh khuê chỉ'' , phần ''chính tà thuyết'' viết rằng:
''ngày nay những người học đạo, đội mũ cao, mặc bào vuông, tự mãn, tự túc, không chịu hạ mình đến xin thầy ta chỉ cho thứ tự tu trì, như mù lại giắt mù, chạy vào đường ngang ngõ tắt, há chẳng biết đại pháp có 3600 thứ, với 24 phẩm đại đơn, tất cả đều là bàng môn, chỉ có đạo kim đơn này mới là tu hành chính lộ, trừ đạo này ra, không có đường nào khác để thành tiên thành phật
Chung Ly Quyền nói:


"đạo pháp ba nghìn sáu trăm môn
mỗi người nắm được một miêu côn
hay đâu là khiếu huyền quang đó
không thấy có trong 3600 môn"


Vì đại đạo huyền quang khó gặp dễ thành, bàng môn tiểu thuật thì dễ học khó thành. Cho nên những kẻ hiếu sắc tham tài thường thường mê muội và chẳng giác ngộ.

"trong đó có số người thích lô hoả ( luyện ngoại đơn hoàng bạch hay kim ngọc), có người chuyên ngó đỉnh môn(thượng đơn điền), có người chuyên giữ gốc rốn, có người chuyển vận đôi mắt để luyện công, có số người chuyên trì thủ ấn đường, có số người chuyên chà xát vành rốn, có người thích lắc giáp tích, có người thích xoa bóp ngoại thận để tồn thần dưỡng khí, có người thích vận chuyển chân khí, có người thích bế tức hành khí, có người ưa co duỗi để hành khí, có người thích vận động tam đan điền, có người thích hóp bụng co hậu môn để khỏi mất tinh(thở nghịch), có người thích hơ lưng nằm tuyết để tu luyện, có người thích ăn linh chi và bạch truật, có người thích thôn khí yết tân( nuốt nước miêng, có người thích nội quan tồn tưởng(quán tưởng), có người thích hưu lương tịch cốc, có người chịu lạnh và ăn bẩn, có người thích ban tinh vận khí, có người nhìn mũi điều hoà hơi thở, có người bỏ vợ vào núi, có người định quan giám hình, có người hùng kinh điểu thân ( tập ngũ cầm hí), có người nuốt sương và thực khí, có người chuyên ngồi không nằm, có người lo trừ thất tình, tảo trừ tạp niệm, có người thiển định bất ngữ, có người trai giới đoạn vị, có người thích mộng du tiên cảnh, có người yên lặng chầu về thượng đế, có người luyện mật chú trừ tà, có người luyện kiến văn chuyển tụng, có người ăn tinh khí mình để hoàn nguyên, có người bế huyệt vĩ lư để khép đóng dương quan, có người nấu luyện tiểu tiện gọi là thu thực, có người thu kinh nguyệt đàn bà mà họ gọi là hồng diên, có người luyện chế nhau người làm tử hà xa để làm thuốc cường dương, có người dùng chân khí để thông kinh hành khí, trợ giúp cho việc vợ chồng, có người nhắm mắt minh tâm để luyện bát đoạn cẩm, có người thổ cố nạp tân dùng hư ha hô hi suy, có người chuyên diện bích có chí muốn hàng long, phục hổ(đem nguyên thần xuống hạ đơn điền để phát động thận khí), có người tập khinh công để đạp gió cưỡi rồng, có người muốn hấp thụ tinh hoa của nhật nguyệt, có người ưa đạp cương lý đẩu để xem sao, có người nương theo các quẻ truân mông để luyện hoả hầu, có người luyện thuật kim ngân hoàng bạch, thiêu mao lộng hoả, có người mong trường sinh bất tử, có người muốn bạch nhật siêu thăng lên trời, có người chấp sắc tướng không muốn hoá, có người tu trì hư tĩnh cho khí tán không trở lại ( thiền định), có người giữ giới định tuệ để mong giải thoát, có người muốn trử sân si để cầu thanh tĩnh, có người khi còn sống mà muốn siêu thăng tây vực phật giới, có người nguệyn lên thiên đường khi chết......phân phân loạn loạn như vậy không sao kể xiết.

Có nhiều người theo đạo theo Thích, chỉ theo một thuật một quyết như vậy, mà cho đó là kim đơn đại đạo, ô hô, họ như bọn quản trung thiết báo(dùng ống quản mà xem beo), đáy giếng nhìn trời, quấy dẫn trăm mối, chi ly vạn trạng, đem chí đạo phá đoạn phân môn, lấy mê dắt mê, manh tu hạt luyện, dẫn người vào đừơng tà.''

"thiên đạo vô tư, thường tryền cho các bậc hiền tài, vì đạo là điều quý báu của trời đất, không phải người đại trung đại hiếu thời không truyền, không phải đại đức, đại hạnh thời không trao. Nếu quả là người hiền đức thì có bao giờ lại không chịu truyền trao?"

* Khả năng sai lệnh:
- Tu sơ cấp khí tụ như kênh lạch, sai lệch vô hại
- Tu trung cấp khí tụ như sông hồ, sai lệch ít di hại
- Tu cao cấp khí tụ như biển cả, sai lệch có hại

Giải thích (Lục Lưu): luyện khí như tụ nước, lúc đầu còn vơi, rót vào thoải mái không sao.Đến mức lưng lửng đã phải chú ý. Khi nước đã cao, sông đã quá đầy thì thành tai họa lụt lội, đến lúc đó mới xảy ra sai lệch đáng kể...

* Phân biệt công pháp chân thật:
- Quyết pháp không thấy trong sách cổ kim
- Công pháp chân thật không giống với những gì viết trong sách cổ kim "

Giải thích: Tất cả những gì xưa nay đã công bố ra cho công chúng đều là nền tảng của pháp phổ truyền.Tất cả những gì thuộc về bí pháp của các đại tông phái đều không công bố rõ cho đời nên dù có sao chép được cũng khó mà biết được. Dùng cách này soi vào nội hàm của các công pháp thì phát hiện được ngay dấu vết của việc sao chép, thật giả sẽ được phân biệt. "

Thanked by 1 Member:

#6 minhduc

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 587 Bài viết:
  • 945 thanks

Gửi vào 22/04/2012 - 10:23

tiếp theo về man thư:
"Phần sai về" ý thủ đan điền" viết: <p>* Lò lửa lư đỉnh đan điền:

- Lò lửa: chỗ bắc bếp nổi lửa, lò lửa có vị trí xác định
- Đan điền: chỗ lạc hoàng kết thành đan, đan điền không có vị trí xác định

Giải thích: Ngày nay nhiều người cho rằng tập trung ý niệm vào bụng dưới là "ý thủ đan điền" đó là một quan nệm rất sai lầm? Ở bụng dưới đó chỉ là chỗ "bắc bếp nổi lửa", cần có "phi đan", "lạc hoàng", rồi khi ấy mới có thể định vị đan điền được.Nay đan vẫn chưa ló ra, làm sao có đan điền được.

* Chỗ bắc lò nổi lửa:
- Không phải là kết cấu thực thể, chẳng rơi vào cảm xúc bên ngoài
- Trước thận sau rốn, dưới ly trên khảm
giải thích; ngày nay mọi người lấy một điểm nào đó ở mặt da rồi cho đó là nơi thủ khiếu, thật là sai lầm lớn! tiếp xúc của con người vốn ở mặt ngoài của da, nếu thủ ý như vậy càng làm cho khí thường tụ đến mặt da, tiết ra ngoài mà hao tổn dần.Tu vốn là việc tụ khí để tăng tinh, vì sao lại tự mở đập chắn để xả nước?

* Cái mất của thủ khiếu:
- Thủ ý tiếp xúc ở bên ngoài sẽ tạo ra khai khiếu phóng khí
- Tụ hoả nhiệt thì lửa bừng lên tiêu hao hết khí
giải thích:"thủ ý đan điền" lúc cảm thấy nóng, lúc cảm thấy lạnh, lúc thấy khí hành, lúc không thấy, khí tụ thì nóng, khí trệ thì lạnh; tụ nhiều thì thấy trôi chảy dào dạt, thoát ra thì mất. Vì vậy có người thủ khiếu đến hàng chục năm mà vẫn không có công phu. nay xin vạch rõ để uốn nắn, người luyện công pháp này cần hết sức tránh phạm sai lầm đó!

Cái sai của việc "lấy ý lĩnh khí":

* Quy luật vận hành của khí":
- Khí thịnh thì tự vận hành; nếu khí không vận hành thì dẫn nó phỏng có ích gì?
- Khí vận hành hợp với đường của nó, có đường rồi còn đặt thêm đường vào đâu nữa?

Giải thích: Khí vận hành một cách tự nhiên, hình thành trước sau, chủ thứ, hướng đi thuận nghịch, cần chi phải dẫn dắt nó để phạm đến tính tự nhiên của khí?

* Sai lầm của việc đạo dẫn khí:

- Lấy mạch của ý gia thay cho mạch tu vận hành chắc phải sai
- Biến khí nội tu thành khí ngoại tản, tu chính khí không thành!

Giải thích; vòng vận hành của khí đều có đường đi riêng của mình, mạch của đông y là mạch sinh lý bệnh lý, mạch của phật, đạo là mạch công lý tu lý, nguồn cội của chúng hoàn toàn khác nhau, không thể lẫn lộn. Khí của con người thường phát tán ra ngoài, nên cần phải luyện tu, khiến cho khí quy trở bvề tụ ở giữa, nay lại dẫn khí tuần h2nh theo mạch y học mà đưa ra bề ngoài, há chẳng phải là tự làm hao mất khí đã tụ hay sao? vậy ai còn nói theo cái sai đó, thì nên sửa ngay đi!

* Dẫn khí bị mất:
- Khí không đủ mà dẩn sẽ bị hư dương manh động
- Khí thinh tụ m2 dẫn thì sẽ bị hao tản ra ngoài
- Khí tĩnh ở trong mà dẫn thì sẽ làm loạn cơ chế khí

Giải thích: vốn dĩ khí đang tĩnh mà lại dẫn bửa đi, sẽ làm cho khí bị nhiễu loạn, huống hồ còn nỗi lo, khí bị tiêu hao, tản ra ngoài?

* Dẫn bừa nên gây ra bách bậnh:
- Khí không tuân theo đường đi chính thường mà đi ngược ngịch
- Khí không chạy theo đường của nó mà cướp đường đi chéo
- Khí dẫn bừa vào chổ bí kết đút nút lại

* Ba thuyết chu thiên:
- Phù dương chu thiên: vòng vận hành chỉ trên phần ngoài (biểu), là ngụy(giả) chu thiên
- Thần khí chu thiên: vòng vận hành lưỡng nghi, là tiểu chu thiên
- Nguyên thần chu thiên: vòng vận hành tam giới - đại chu thiên

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |