Jump to content

Advertisements




Tại sao có Tuần Triệt ?


39 replies to this topic

#31 saobienden

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 357 Bài viết:
  • 1665 thanks
  • Locationhanoi

Gửi vào 14/05/2012 - 07:56

Em thấy Cổ nhân đặt ra tên gọi có sự phân biệt rõ ràng:

Độn ngũ Hổ dùng để xác định can Tháng trong Năm
Độn ngũ Thử (tý) dùng để xác định can Giờ trong Ngày

Xác định can Giờ trong Ngày là căn cứ vào Thiên chính, Tý là Thiên chính, ghi năm bắt đầu từ Tý
Xác định can Tháng trong Năm là căn cứ vào Địa thường, Dần là Địa thường, ghi tháng bắt đầu từ Dần

Hỏa của mặt trời là tinh hoa của Dương, mặt trời xoay trong quanh trục cố định, hướng từ bên trái sang bên phải, 1 năm xoay hết 1 vòng.

Thủy của mặt Trăng là cực điểm của Âm, mặt Trăng chuyển động từ tối đến sáng, 3 tuần hết 1 vòng

Một năm một vòng
Ba Tuần một vòng

Một vòng của Dương (trời) đương đương với 36 tuần (12 x 3) thuộc Âm

Anh An Khoa xem giúp em như vậy là đúng hay sai nhé

Sửa bởi saobienden: 14/05/2012 - 08:17


Thanked by 3 Members:

#32 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6696 Bài viết:
  • 15446 thanks

Gửi vào 14/05/2012 - 08:00

Phần này anh cũng chưa rõ lắm. Không biết ngũ Hổ và ngũ Thử khác nhau điều gì ? Hay phương pháp suy là 1, còn chỉ là tên gọi nhằm xác định Dần với Tý ?

Sửa bởi AnKhoa: 14/05/2012 - 08:02


Thanked by 2 Members:

#33 Atmao75

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 450 Bài viết:
  • 857 thanks

Gửi vào 14/05/2012 - 08:11

Triệt được an theo chu kỳ can chi của của tháng trong năm. Theo nhiều sách thì nó là tiệt lộ (hết đường), vậy có thể hiểu nó là một cái cầu theo ý nghĩ về không gian không?

Tuần được gọi là Tuần trung không vong, được an theo thiên can địa chi của năm, vậy có thể coi nó là chiếc cầu thời gian không?

Lại quay lại vấn đề kết nối không thời gian

Thanked by 3 Members:

#34 Kiwi

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1554 Bài viết:
  • 3871 thanks

Gửi vào 14/05/2012 - 08:29

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AnKhoa, on 14/05/2012 - 07:40, said:

Đó đều là phương pháp ngũ hổ độn, từ can năm => can tháng, can ngày => can giờ thôi. Nó là 1. Nhưng ở đây, TRIỆT an theo Can năm, chứ đâu quan tâm gì tới ngày ?

Đoạn Kiwi hỏi tại sao Mậu Quý lại không an Triệt tại Tuất Hợi. Trong sách TVHTKH của chú VDTT cũng có lý giải nhưng AnKhoa chưa lục lọi lại để tìm hiểu, nhưng đại ý có nói rồi.

Nó không là 1. Ankhoa tự tìm hiểu đi, theo Kiwi nghĩ tự mình đi tìm câu trả lời là cách học tốt nhất và dễ nhớ bài nhất.

Nếu nó là 1 thì tại sao nguyên lý dùng cho việc an can tháng theo năm lại không giải thích được trường hợp Mậu Quý?! Mà nguyên lý an can cho giờ trong ngày lại giải thích được trường hợp Mậu Quý, vị trí Nhâm - Quý là vị trí Tí - Sửu. Trong khi an can tháng theo năm, trường hợp Mậu Quý, vị trí Nhâm Quý lại là Tuất - Hợi

Kiwi chỉ nói cách an Triệt giống như nguyên lý an can Giờ vào Ngày.

Biết về Tuần Triệt rất hay, và nếu biết thêm ngũ độn sẽ rất lý thú, và cũng sẽ hiểu luôn vì sao Triệt không có tại Tuất Hợi.

Từ từ tìm hiểu rùi cái gì cũng nhừ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cái này không khó với Ankhoa đâu, sure

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Kiwi: 14/05/2012 - 08:37


Thanked by 4 Members:

#35 Atmao75

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 450 Bài viết:
  • 857 thanks

Gửi vào 14/05/2012 - 09:59

Không những Triệt không an ở Tuất Hợi mà ngũ hành nạp âm của cung Tuất Hợi cũng giống với cung Dần Mão trong một lá số tử vi

#36 Gloria

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 396 Bài viết:
  • 914 thanks

Gửi vào 14/05/2012 - 10:21

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

saturday, on 13/05/2012 - 23:24, said:

Đây là khối lượng nghiên cứu lớn. Nếu HP đã quán thông thì đáng mừng, có ích hơn nhiều những khai triển cảm tính từ tính chất sao.
Hiểu nó đơn giản thôi. Chúng ta cần đặt câu hỏi "Tồn tại hay không một lý thuyết tử vi thống nhất hai lãnh vực khác xa nhau là tử vi Tam Hợp Phái và Tử Vi Phi Tinh".
Từ đây mọi việc sẽ không còn phức tạp nữa.

Sửa bởi Gloria: 14/05/2012 - 10:22


Thanked by 1 Member:

#37 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1511 thanks

Gửi vào 15/05/2012 - 06:00

Chào Saobienden,


Thật ra, nếu không dùng Hổ (Dần) cho tháng Giêng thì cũng chẳng có độn ngũ hổ vì điều đó không cần thiết. Tại sao? Nếu như Thử (Tí) được dùng là tháng Giêng thì ta có độn ngũ thử và Can của chi Dần là hệ quả của độn ngũ thử; do đó, khi dùng Hổ (Dần) cho tháng Giêng thì mới có độn ngũ hổ chỉ là điều tất yếu.

Độn ngũ Thử (tý) dùng để xác định can Giờ trong Ngày -- vì sao? Vì ngày bắt đầu từ giờ Tí cho đến giờ Hợi là 12 khắc và năm nếu bắt đầu tháng GIêng là Tí thì đến Hợi cũng là 12 tháng vậy thôi. Cũng như hệ thập phân, hệ can-chi 60 hoa giáp phải bắt đầu từ Tí thì ta sẽ có

Giờ:

01. Giáp Tí
02. Ất Sửu
03. Bính Dần
04. Đinh Mão
05. Mậu Thìn
06. Kỷ Tỵ
07. Canh Ngọ
08. Tân Mùi
09. Nhâm Thân
10. Quý Dậu
11. Giáp Tuất
12. Ất Hợi

đủ 12 giờ = 1 ngày; đó là Ngày 01 gọi là Giáp Tí và nếu ta cứ tuần tự tiếp tục thì sẽ có:


13. Bính Tí
14. Đinh Sửu
15. Mậu Dần
16. Kỷ Mão
17. Canh Thìn
18. Tân Tỵ
19. Nhâm Ngọ
20. Quý Mùi
21. Giáp Thân
22. Ất Dậu
23. Bính Tuất
24. Đinh Hợi

đủ 12 giờ = 1 ngày; đó là Ngày 02 (từ giờ 13 - 24) là ngày Ất Sửu và nếu ta cứ tuần tự tiếp tục thì sẽ có hết 360 ngày hay 365 ngày tùy theo niên lịch nào ta dùng. Trong khoa Tử Bình, can-chi ngày cứ theo trình tự trên mà tuần tự cho đến bây giờ và cái gọi là Tiết Khí, là Nguyệt lệnh, là tháng Âm lịch v.v... chỉ là ta quy định để ngắt ra, phân chia ra mà thôi ...

Thời gian thì cứ lần trôi ... không ngắt đoạn đã trãi qua không biết bao nhiêu tỷ .. tỷ .. tỷ .. tỷ .. tỷ ngày rồi!

Cho nên thực tế chỉ có ngũ thử (tí) độn mà thôi.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

saobienden, on 14/05/2012 - 07:56, said:

Em thấy Cổ nhân đặt ra tên gọi có sự phân biệt rõ ràng:

Độn ngũ Hổ dùng để xác định can Tháng trong Năm
Độn ngũ Thử (tý) dùng để xác định can Giờ trong Ngày

Xác định can Giờ trong Ngày là căn cứ vào Thiên chính, Tý là Thiên chính, ghi năm bắt đầu từ Tý
Xác định can Tháng trong Năm là căn cứ vào Địa thường, Dần là Địa thường, ghi tháng bắt đầu từ Dần

Hỏa của mặt trời là tinh hoa của Dương, mặt trời xoay trong quanh trục cố định, hướng từ bên trái sang bên phải, 1 năm xoay hết 1 vòng.

Thủy của mặt Trăng là cực điểm của Âm, mặt Trăng chuyển động từ tối đến sáng, 3 tuần hết 1 vòng

Một năm một vòng
Ba Tuần một vòng

Một vòng của Dương (trời) đương đương với 36 tuần (12 x 3) thuộc Âm

Anh An Khoa xem giúp em như vậy là đúng hay sai nhé


Thanked by 3 Members:

#38 saobienden

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 357 Bài viết:
  • 1665 thanks
  • Locationhanoi

Gửi vào 15/05/2012 - 07:49

Chào bác TuBinhTuTru

Bài #37 Bác đã viết, cháu hiểu rằng: cái khởi đầu của một ngày sẽ không thể tiếp tục khởi đầu cho ngày kế tiếp.

Có nghĩa là "cái khởi đầu của ngày hôm qua, không thể là cái khởi đầu cho ngày hôm nay". Cháu hiểu như vậy không biết là đúng hay sai?

Cháu cảm ơn bác đã quan tâm giảng giải.

#39 Atmao75

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 450 Bài viết:
  • 857 thanks

Gửi vào 15/05/2012 - 09:58

Tứ hóa pháp và Tam hợp pháp phải được quy về một mối. Đó là trong kiến thức của người hiểu Tử vi.

Theo tôi, Tam hợp pháp có lẽ chú trọng vào phần không gian nhiều hơn trong bài toán kết hợp không gian, thời gian trong tử vi. Còn tứ hóa pháp chú trọng vào phần thời gian nhiều hơn.

Tuy vậy, sự kết hợp không gian thời gian trong bài toán tử vi được đưa vào theo nhiều tầng cấp độ khác nhau nên cho dù tứ hóa hay tam hợp thì trong mỗi phương pháp đã bao hàm cả không gian và thời gian rồi.

Để có cái nhìn toàn diện và chi tiết thì không thể tách rời cả hai phương pháp tiếp cận.

#40 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1511 thanks

Gửi vào 16/05/2012 - 06:04

Chào Saobienden,

Tôi chỉ muốn nói, hệ thống can-chi 60 hoa giáp là hệ lục thập phân ví như trong toán học ngày nay có hệ thập phânhệ nhị phân v.v... Do đó, nếu ta dùng các thiên can và địa chi bắt đầu bằng Giáp Tí thì đến Quý Hợi có tất cả 60 đơn vị - rồi sau đó sẽ bắt đầu lại.

Nói về năm thì có 60 năm, thì lập lại ...
Nói về tháng thì có 60 tháng, thì lập lại ...
Nói về ngày thì có 60 ngày, thì lập lại ...
Nói về giờ thì có 60 giờ, thì lập lại

Lẽ tất nhiên, "cái khởi đầu của một ngày sẽ không thể tiếp tục khởi đầu cho ngày kế tiếp, nhưng với hệ lục thập phân (can-chi 60 hoa giáp) thì cứ 5 ngày sẽ có sự lặp lại; đó là nói về can-chi của giờ bắt đầu cho một ngày.

Còn như Saobienden có ý tứ gì khác thì cứ tự nhiên trình bày để hiểu rõ ý nhau hơn chăng?


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

saobienden, on 15/05/2012 - 07:49, said:

Chào bác TuBinhTuTru

Bài #37 Bác đã viết, cháu hiểu rằng: cái khởi đầu của một ngày sẽ không thể tiếp tục khởi đầu cho ngày kế tiếp.

Có nghĩa là "cái khởi đầu của ngày hôm qua, không thể là cái khởi đầu cho ngày hôm nay". Cháu hiểu như vậy không biết là đúng hay sai?

Cháu cảm ơn bác đã quan tâm giảng giải.


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |