Jump to content

Advertisements




Tình hình vận khí năm Nhâm thìn hạ nguyên (2012)


1 reply to this topic

#1 xuongkhuc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 393 Bài viết:
  • 1026 thanks

Gửi vào 15/05/2012 - 14:27

Trong nền văn hoá cổ đại Phương Đông (trong đó có Việt Nam) có hai khoa dự đoán học lớn là: Bát quái dự đoán học; Vận khí dự đoán học.


Bát quái dự đoán học hình thành và phát triển trên cơ sở của tám đơn quái tiên thiên và hậu thiên. Tiên thiên là: Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. Hậu thiên là: Khảm, Khôn, Chấn, Tốn, Càn, Đoài, Cấn, Ly và một đơn quái ký. Tiên thiên tính toán theo số 8 (ngẫu số - chẵn) là cơ bản. Hậu thiên tính toán theo số 9 (cơ số - lẻ) là cơ bản.

Vận khí dự đoán học hình thành và phát triển trên cơ sở kết hợp hai khoa ngũ vận học và lục khí học. Ngũ vận học tính toán theo số 5 thuộc năm âm trong nhạc học học cổ đại phương Đông (Giốc Chủy Cung Thương Vũ) ứng với năm hành Mộc, Hoả, Thổ, Kim, Thuỷ trong học thuyết ngũ hành của Trâu Diễn bàn về vận động cơ bản của tồn tại vũ trụ và nhân sinh (Hoả đi lên, Thuỷ lắng xuống, Mộc toả ra, Kim liễm vào, Thổ điều hoà).

Lục khí học tính toán theo số 6 thuộc tam dương tam âm trong học thuyết lưỡng nghi âm dương và học thuyết tam tài thiên địa nhân tạo thành quan hệ hoàn chỉnh giữa trời và người (thiên nhiên hợp nhất), giữa ngoại môi và nội môi (giữa tạng phụ kinh lạc và thời tiết phương vị).

Bát quái học phát triển thành Dịch học. Vận khí học phát triển thành Y - Vận khí học, cụ thể là Y: Khí hậu học và Y - Địa lý học cổ đại.
Dịch học và Vận khí học đều có quan hệ chặt chẽ với sinh lý học, bệnh lý học con người.
Sách “Vận khí bí điển” của Hải Thượng Lãn Ông nhắc lại câu nói của cổ nhân “Hãy học Chu Dịch rồi mới nói đến chuyện làm thuốc”. Hải Thượng Lãn Ông bàn sâu về ý nghĩa và quan hệ giữa hai quẻ Ký tế, Vị tế và sinh lý, bệnh lý con người và kết luận “Lý luận của Chu dịch với lý luận Y học (cổ truyền) ... hầu như không thể tách rời nhau được (Sách vận khí bí điển). Trong bài này chỉ đề cập đến vận khí trong y học cổ truyền.
Về tầm quan trong của vận khí học đối với Đông Y, Lãn Ông dẫn lời của Trương Tử Hoà, một danh y đời Kim Nguyên, người sáng lập ra trường phái Công Hạ (lấy tấn công bệnh làm nguyên lý chủ yếu). Song Lãn Ông căn dặn “Có khi phải bỏ thời tiết mà theo chứng bệnh vì phương pháp tính khí số của thiên vận, không phải là sách hoàn toàn để chữa bệnh của nhà làm thuốc .... Nếu đem áp dụng cách chẩn đoán chứng bệnh thuộc vận khí xưa vào chứng bệnh ngày nay cũng khó phù hợp” ...”Như vậy nói đến vận khí là phải tuỳ cơ ứng biến, mới tìm được cái ý mà người xưa chưa phát hiện ra” (sách đã dẫn).



*******

Thiên “Lục nguyên chính kỷ đại luận” sách Hoàng đế Nội kinh nói: Kỷ của các năm Thìn như: Giáp Thìn, Bính Thìn, Mậu Thìn, Canh Thìn, Nhâm Thìn là năm có khí tư thiên Thái dương hàn thuỷ. Đại vận của các năm Nhâm như: Nhâm Tý, Nhâm Dần, Nhâm Thìn, Nhâm Ngọ, Nhâm Thân, Nhâm Tuất đều là Thái giốc. Thái giốc có ý nghĩa và tính chất là vận phong mộc mạnh. Chuyển hoá của Thái giốc là lay động, rung giật. Diễn biến của Thái giốc là thổi mạnh, kéo đổ. Bệnh ở người ta là chóng mặt, co rút, hoa mắt.

Năm Nhâm Thìn khí tư thiên Thái dương hàn thuỷ tác động nhiều tới hai kinh túc Thái dương bàng quang và kinh thủ Thái dương tiểu trường, và nên chú ý tới nhân tố hàn thuỷ gây bệnh. Nửa cuối năm Nhâm Thìn, khí tại tuyền là Thái âm thấp thổ làm chủ, tác động nhiều tới hai kinh Thủ Thái âm Phế và Túc Thái âm Tỳ. Nên chú ý tới nhân tố thấp thổ gây bệnh.

Trong năm Nhâm Thìn, ngũ vận chủ vận và ngũ vận khách vận đều giống nhau là:
  • Thái Giốc: Mộc mạnh, phong khí mạnh.
  • Thiếu Chủy: Hoả yếu, nhiệt khí yếu.
  • Thái Cung: Thổ mạnh, thấp khí mạnh.
  • Thiếu Thương: Kim yếu, táo khí yếu.
  • Thái Vũ: Thuỷ mạnh, hàn khí mạnh.
Nên chú ý: Trong ngũ vận chủ vận và ngũ vận khách vận đều có hiện tượng “trùng Giốc Vũ” nghĩa là ‘Giốc” và “Vũ” đều kết hợp với “Thái’ (mạnh). Trong tất cả mọi năm Vận khí, ngũ vận chủ vận và ngũ vận khách vận đều có hiện tượng “trùng Giốc Vũ” như vậy.


*******


Sách “Vận khí bí điển” của Lãn Ông nói: “Năm Nhâm Thìn gọi là tiên thiên Thái giốc. Mộc khí thái quá. Phong mạnh lớn, kim thừa chế. Chủ về đổ gãy.

Lãn Ông nói:

Sơ khí:

Tướng hoả tác dụng, thay thế cho quân hoả năm trước. Hai hoả giao nhau. Khí quá ấm. Cây cỏ tươi tốt sớm. Khách khí hoả. Chủ khí mộc. Phong và hoả kết hợp với nhau. Người ta dễ bị bệnh ôn. Mình nóng, đau đầu, nôn mửa, mụn nhọt, ban chẩn.

Nhị khí:

Kim tác dụng. Khí mát lạnh đến. Hoả khí bị ức chế. Hàn ngưng trệ ở trong. Dương khí không lưu thông được. Người ta bị bệnh khí uất. Ngực bụng đầy tức.

Tam khí:

Thuỷ tác dụng. Hàn khí lưu hành, mưa xuống. Hàn khí đi xuống. Tâm khí đi lên. Người ta bị chứng rét bên ngoài, nóng bên trong. Ung thư (đông y). Tiêu chảy. Tâm nhiệt. Hôn mê. Bứt rứt. Tiên lượng dễ tử vong.

Tứ khí:

Khách khí mộc gia lên chủ khí thổ, phong và thấp tranh giành nhau. Phong hoá thành mưa. Mộc trung tiết. Đại thử là lúc mộc sinh hoả. Người ta bị chứng nóng cao, vì khách thắng chủ. Tỳ thổ bị tổn thương. Người ta bị bệnh khí thiểu liệt cơ nhục. Liệt chân. Tiêu chảy. Xích bạch lỵ

Ngũ khí:

Dương khí lại hóa sinh. Cây cỏ được lớn lên, được sinh ra, được thành thục. Dân chúng được thoả mái.

Chung khí:

Thổ khí tại tuyền. Thấp khí lưu hành. Âm ngưng đọng. Đại hư. Bụi bay mù mịt khắp nơi. Phong hàn tràn đến. Phong có thể thắng được thấp; thấp chống lại. Sâu bọ theo thổ hoá sinh ra. Phong mộc trái thời tiết cũng gia tăng, những gì do thổ hoá sinh ra không sinh trưởng được. Phụ nữ phần nhiều bị bệnh thai sản.

Lãn Ông nói thêm:

Năm Nhâm Thìn, người ta bị bệnh đầu lắc đảo. Mắt hoa tối tăm. Năm hàn khí tư thiên. Thuỷ khắc hoả, ứng năm đó rét nhiều. Rét tới nhiều, hoả bị bệnh. Hắt hơi nhiều. Thấp khí tại tuyền. Thổ khắc Thuỷ, ứng năm đó nhiều bệnh thấp, nhiều chứng thấp tỳ.

Về biến hoá của vận khí, thiên “Lục nguyên chính kỷ đại luận” sách Tố vấn nói: Quy luật của năm vận mộc, hoả, thổ, kim, thuỷ khi bị uất phát lên đến cực độ, bản thân nó có thể phát sinh ra hiện tượng phản khắc.

Hiện tượng “uất phát” cũng gọi là “khí phục”, là bản thân bị uất mà nổi lên khí báo phục. Năm của tuế vận thái quá, hiện tượng của nguyên nhân sinh uất mà phát ấy, diễn ra tương đối gấp, tương đối mãnh liệt. Các năm Nhâm (trong đó có năm Nhâm Thìn) đại vận Thái giốc (vận mộc thái quá). Mộc thừa khắc Thổ. Phong thắng thấp mà phát sinh hiện tượng thổ uất: Nước lũ ập xuống, đất đá bị cuốn trôi, gió lớn thổi mạnh, bay cả cát đá. Nước sông dâng cao. Ruộng đất bị nước lũ tràn ngập. Sau khi nước rút, bùn đất tích dần lại thành gò nhỏ.

Thổ bị Mộc uất, lượng mưa giảm đi. Khí hậu khô khan. Nhưng phát của Thổ uất, sấm sét mưa phát sinh. Nước lũ ập xuống. Sau khi trải qua uất phát, khí hậu khô khan được giải toả mà trở lại bình thường. Sinh trưởng của sinh vật tự nhiên cũng trở lại như cũ.

Khi Thổ uất Tỳ Vị vận hoá mất điều hoà, xuất hiện các triệu chứng bệnh đường tiêu hoá.

Khi Thổ uất, Mộc khí thái quá, dễ phát sinh bệnh Can (gan). Mộc thắng thừa Thổ nhược.

Nếu như thiên nhiên xuất hiện cảnh tượng “Mây bay, mưa xuống, che lấp cả mặt trời. Núi sông mờ mịt” chính là hiện tượng “phát” của Thổ uất, điềm báo trước sấm chớp mưa gió.

Thời gian Thổ uất phát chủ yếu trong khoảng tứ khí (sau Đại thử đến trước Thu phân), từ tháng sáu đến tháng tám âm lịch.


*******

Thiên “Lục nguyên chính kỷ đại luận” sách Tố vấn nói: Năm Nhâm Thìn tuế vận Mộc thái quá, Thái dương hàn Thuỷ tư thiên, thái âm thấp thổ tại tuyền. Mộc vận làm chủ phong khí. Phong vận chính thường, âm thanh của phong hoà hoãn địa khí khai phát, vạn vật chuyển vận manh nha, cây cỏ phồn thịnh. Nếu phong vận trái thường, cuồng phong nổi dậy, lay động phá huỷ, cây lớn đổ gãy. Phong khí thái quá phát sinh bệnh thấy hoa mắt xây xẩm, chóng mặt lảo đảo. Nhân vì mộc vận làm chủ niên tuế, cho nên ngũ vận khách vận và ngũ vận chủ vận đều khởi ở Thái giốc và tận ở Thái Vũ.

Niên tuế có thái dương tự thiên, khí hoá vận hành tới sớm so với thiên thời chính thường. Thiên khí trong sáng, địa khí an tĩnh. Vũ trụ sung mãn hàn khí, dương khí không thể phát sinh tác dụng. Thuỷ và Thổ phối hợp phát huy tác dụng hiệp đồng. Sao trên trời trước sau sáng sủa. Thuỷ cốc sinh trưởng thành thục vào tháng chín, biến thành sắc vàng. Hiện tượng của thiên khí nghiêm chỉnh. Địa khí sinh phát từ hoãn. Tác dụng của hàn khí sung mãn bốn phương. Dương khí sinh phát trong âm bị ức chế. Trong sông ngòi không có dương khí bốc lên. Hoả khí bị uất át chỉ có đợi thời mà phát ra. Đến tam khí Thiếu dương tướng hoả làm chủ thời hậu, hoả khí bị uất át mới phát huy tác dụng. Mưa móc kịp thời giáng xuống. Nửa năm sau, tam khí tận chung, mưa xuống ít, đất đai ẩm nhuận. Khi đó khí tại tuyền làm chủ thời hậu, tức là địa khí làm chủ nửa năm cuối. Khí tại tuyền là Thái âm thấp thổ. Khí thấp thổ vận động chuyển hoá bốn phương, tưới nhuần vạn vật. Thái dương hàn thuỷ thì phát ở trên, Thiếu âm long hoả chấn động ở dưới. Thấp khí bốc lên, Hàn khí, Thấp khí gặp nhau ở khí giao. Cho nên người ta hay bị bệnh hàn thấp, cơ nhục mền nhão, hai chân bại liệt vô lực, khó cử động, tiêu chảy, thất huyết.

Về phương diện điều trị, trong năm Nhâm Thìn nên dùng nhiều vị thuốc khổ táo để trừ thấp, dùng vị thuốc khổ ôn để đuổi hàn, hạn chế nguyên nhân tạo thành khí uất. Trước hết nên điều tiết nguồn gốc ngũ vận lục khí hoá sinh, ức chế vận khí thái quá, phù trợ vận khí bất cập, không nên để vận khí thái quá gây bệnh.

Phương pháp điều hoà là ăn uống thuỷ cốc chín vàng trong tháng chín để bảo toàn chân khí. Kịp thời đề phòng khí hậu không chính thường để bảo dưỡng chính khí trong cơ thể người ta. Căn cứ vào sự tương đồng hay khác biệt của ngũ vận lục khí, dùng khí vị (hàn, nhiệt, ôn, lương, và cay, chua, ngọt, đắng, mặn, nhạt) để điều tiết vận khí.

Nên dựa vào khí tư thiên, tại tuyền mà sử dụng thực phẩm hàn, nhiệt, ôn, lương để điều hoà. Vô luận dùng thực phẩm hay dược liệu để điều hòa, đều có ý nghĩa và phương pháp tương đồng.

Nếu thiên khí trái thường, tà khí lại mạnh, bất tất phải cứng nhắc dùng nguyên tắc “Hàn nên tránh Hàn” mà nên căn cứ vào tiết khí bốn mùa mà ứng dụng linh hoạt theo thực tế của cơ chế bệnh và thời tiết.

Bàn về đại vận của năm Nhâm Thìn, và khí tư thiên tại tuyền của năm đó, các nhà nghiên cứu Lâm Ức, Trương Chí Thông nói:

Năm Nhâm Thìn, hàn hoá lục. Thái dương hàn thuỷ tư thiên. Lục là số thành của Thuỷ (Thiên nhất sinh thuỷ, Địa lục thành chi. Năm Nhâm Thìn là năm dương nên dùng số thành – trái lại, nếu là năm âm, dùng số sinh). Thuỷ phối quẻ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Khảm số 1.

Phong hoá bát. Bát là số thành của Mộc (Thiên tam sinh mộc, Địa bát thành chi). Mộc phối quẻ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chấn số 3.
Vũ hoá ngũ. Thái âm thấp thổ tại tuyền. Thấp là ẩm, là âm khí, ứng với vũ (mưa). (Địa ngũ sinh Thổ, thiên thập thành chi) tại tuyền thấp thổ thường dùng số sinh.

Thượng khổ ôn. Khí tư thiên hàn thuỷ, nên dùng dược liệu và thực phẩm khí vị khổ ôn.

Trung toan ôn. Trung khí tức đại vận Thái giốc, phong mạnh. Dược liệu và thực phẩm, nên dùng khí vị toan ôn.

Hạ cam ôn. Khí tại tuyền thái âm thấp thổ. Dược liệu và thực phẩm nên dùng khí vị cam ôn.

Các số sinh, số thành trên đây là các số dùng cho Hà đồ ghi trong sách Chu Dịch:

- Thiên nhất sinh Thuỷ, địa lục thành chi
- Địa nhị sinh Hoả, thiên thất thành chi
- Thiên tam sinh Mộc, địa bát thành chi
- Địa tứ sinh Kim, thiên cửu thành chi
- Thiên ngũ sinh Thổ, địa thập thành chi.

Thuyết trên các nhà nghiên cứu thường nói xuất hiện từ đời nhà Tống nhưng thực ra trong sách Hoàng đế Nội kinh Tố Vấn đã ghi chép rồi.


*******


Dự đoán tình hình ngũ vận lục khí trong năm Nhâm Thìn hạ nguyên vận tám (2012) ảnh hưởng tới sức khoẻ và bệnh tật người ta, khởi từ ngày đại hàn (21-1-2012) đến hết ngày cuối tiết Tiểu hàn (19-1-2-13)


Đại vận
Thái giốc
(Mộc Thịnh)

Khởi ngày 28 Âm lịch, Tân Tị. Giao giờ Tý 23:56

Năm Tân Mão (2011). Hành mộc (Tùng bách mộc) khắc Lộ bàng Thổ. Quẻ Đoài. Vận tám hạ nguyên quẻ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cấn. Tận ngày 9 Âm lịch, Ất Dậu. Giao giờ Mão 6:26.

Năm Nhâm Thìn (2012). Hành Thuỷ (Trường lưu thuỷ) khắc Thiên thượng hoả. Quẻ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Càn hạ nguyên. Vận tám quẻ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cấn. (Theo lịch vạn niên thực dụng)

Mộc tề kim hoá

Mộc mạnh, Kim yếu. Hành mộc phối hợp với Túc quyết âm can và Túc thiếu dương Đảm (biểu lý). Có thuyết nói Thủ quyết âm tâm bào lạc (đồng kinh Quyết âm theo thuyết lục khí). Hành kim phối hợp với Thủ dương minh đại trường và Túc dương minh vị (theo lục khí). Có thuyết nói Phế và Đại trường (Tạng phụ biểu lý thuộc kim). Xin giới thiệu các ý kiến khác nhau để việc phân tích khỏi thiếu sót.


*******

Năm Nhâm Thìn là năm đối hóa theo nhà nghiên cứu Vương Băng “Đối hóa tức thiên lệnh hư” (Năm đổi hóa, thời tiết hay sai lệch), nên tính toán vận khí và điều trị bệnh theo thời tiết thực tế.


Khí tư thiên
Thái dương hàn thủy


(Thái dương phối hợp với Thủ thái dương Tiểu trường và Túc thái dương Bàng quang)


Khí tại tuyền
Thái âm thấp thổ

(Thái âm phối hợp với Thủ thái âm Phế và Túc thái âm Tỳ)



Sơ bộ phân tích tình hình ngũ vận lục khí ảnh hưởng tới sức khỏe và bệnh tật con người trong năm Nhâm Thìn, vận

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cấn tám hạ nguyên

Năm Nhâm Thìn, khí tư thiên thái dương hàn thủy sinh đại vận Thái giốc (mộc thịnh), tính toán vận khí lấy lục khí làm chủ.
Đại vận Thái giốc ảnh hưởng tới thời tiết cả 12 tháng trong năm vận khí Nhâm Thìn. Mộc khí mạnh. Phong khí thịnh, khí phong mộc vượng ảnh hưởng tới Thủ quyết âm Tâm bào lạc và Túc quyết tâm Can, Túc thiếu dương Đảm. Phong mộc thịnh sinh hỏa nhiệt, khiến cho hỏa nhiệt cũng thịnh, dễ phát sinh các chứng và bệnh Can, Đảm và Tâm, Tiểu trường nhiệt thịnh thấy chóng mặt, hoa mắt (có liên quan tới bệnh và hội chứng tăng huyết áp), cáu gắt, đau sườn, mất ngủ, bệnh cơ khớp, bệnh túi mật, bệnh đường tiểu …. Đồng thời còn có thể gây bệnh cho các tạng phủ Phế, Đại trường, Vị thuộc hành Kim và Khí dương minh táo kim.

Khí Tư thiên Thái dương hàn thủy làm chủ thời tiết nửa năm vận khí đầu từ ngày 21/1/2012 đến ngày 21/7/2012, hàn thủy tuy sinh phong mộc nhưng lại có tác dụng chế hóa được hỏa nhiệt, có thể điều tiết được mộc và hỏa khiến cho can phong và tâm hỏa bớt thịnh. Do đó các chứng và bệnh thuộc can, tâm và các tạng phủ hữu quan cũng bớt phức tạp.

Khí Tại tuyền Thái âm thấp thổ làm chủ thời tiết nửa năm vận khí sau từ ngày 22/7/2012 đến ngày 19/1/2013. Khí thấp thổ thịnh vượng hạn chế bớt khí phong mộc mạnh của đại vận Thái giốc, nhưng dễ gây bệnh thấp ở cơ khớp như thấp Tỳ, hàn thấp, phong thấp, thấp nhiệt … Ngoài ra còn có thể xâm phạm tạng tâm gây ra chứng Tâm Tỳ (tương đương với bệnh thấp tim hiện nay). Bệnh thấp phát triển xâm phạm tạng thận, gây ra chứng thấp tỳ, gây ra chứng thống phong (tương đương với bệnh gút hiện nay).

Trường hợp bệnh diễn biến phức tạp thuộc các bệnh cơ (cơ chế bệnh) Mộc thừa Thổ, Thổ vũ Mộc, bệnh mẹ truyền con, bệnh con phạm mẹ (quan hệ bệnh tỳ Can - Tỳ, Tỳ - Can, Tỳ - Phế, Tỳ - Tâm) rất dễ khiến cho thầy thuốc gặp khó khăn trong chẩn đoán và điều trị.


*******


Sơ bộ tìm hiểu tình hình bệnh từng khí trong lục khí theo quan hệ giữa lục khí chủ - khách và ngũ vận chủ - khách.

Sơ khí:

Từ ngày 21/1/2012 đến ngày 19/3/2012, chủ khí Quyết âm phong mộc gặp khách khí Thiếu dương tướng hỏa. Mộc sinh hỏa, khí hỏa nhiệt thịnh vượng. Kết hợp với chủ vận Thái giốc, khách vận Thái giốc của sơ vận, khí phong mộc của chủ khách đều thịnh, lại thêm Đại vận Thái giốc cũng phong mộc mạnh, khí Thiếu dương Tướng hỏa càng được trợ lực. May mà có khí Tư thiên Thái dương hàn thủy hạn chế Tướng hỏa, thời tiết mới được điều hòa giảm bớt tính mãnh liệt của khí phong hỏa. Thời gian này nên đề phòng nhân tố Phong và Hỏa gây bệnh cho tạng can, tạng tâm gây mất ngủ, bệnh đường tiểu tiện, chóng mặt (tương đương chứng tăng huyết áp trong y học hiện đại).

Nhị khí:

Từ ngày 20/3/2012 đến ngày 19/5/2012, chủ khí Thiếu âm quân hỏa gặp khách khí Dương minh táo kim. Hỏa gặp táo, thời tiết khô ráo, hỏa cũng được trợ giúp. Gặp thêm Chủ vận nhị vận là thiếu Chủy (Hỏa yếu). Kim kiêm hỏa hóa và Khách vận nhị vận cũng là thiếu Chủy. Táo khí càng thịnh. Nhờ có Đại vận thái giốc, táo Kim thừa khắc phong Mộc. Khí táo kim giảm bớt sức mạnh. Thêm khí tư thiên là Thái dương hàn thủy. Hai khí Hỏa và Táo đều được điều tiết bớt thịnh.

Trong thời gian này, nên đề phòng hai nhân tố Hỏa và Táo gây bệnh, xâm phạm tạng Tâm, tạng Phế. Ngoài bệnh và chứng của tạng Tâm, còn thấy có thể hiện ra bệnh và chứng của tạng Phế: ho, hen, tức ngực, ít đờm, đờm đặc khó khạc, đại tiện táo bón (Phế - Đại trường biểu lý).

Tam khí:

Từ ngày 20/5/2012 đến ngày 21/7/202012, Chủ khí Thiếu dương Tướng hỏa gặp Khách khí Thái dương Hàn thủy. Thủy gặp Hỏa, hai khí chống nhau, bệnh diễn biến khá phức tạp. Gặp thêm thời kỳ đầu của Chủ vận tam vận là thái Cung (Thổ mạnh). Thổ tề Mộc hóa. Thêm thời kỳ đầu của Khách vận tam vận cũng là thái Cung. Khí thấp thổ tương đối thịnh. Thêm Đại vận Thái giốc và khí Tư thiên Thái dương hàn thủy. Các bệnh hàn thấp, phong thấp, thấp nhiệt diễn biến xen nhau dễ dẫn tới chẩn đoán và điều trị sai lầm.

Trong thời gian này nên đề phòng các nhân tố Thấp và Nhiệt (có thể cả Hàn) gây bệnh, xâm phạm tạng Tỳ, phủ Đảm, phát sinh các bệnh đường tiêu hóa, thấp khớp, gan mật.

Tứ khí:

Từ ngày 22/7/2012 đến ngày 21/9/201, khí Tại tuyền Thái âm thấp thổ làm chủ nửa năm vận khí sau.

Chủ khí Thái âm thấp thổ gặp Khách khí Quyết âm phong mộc. Hai khí Phong Thấp kết hợp với nhau dễ gây bệnh cơ khớp.

Gặp thêm thời kỳ đầu của Chủ vận tứ vận và Thiếu thương (kim yếu). Hỏa kiêm Kim hóa. Thêm thời kỳ đầu của Khách vận tứ vận cũng là thiếu Thương. Khí hỏa nhiệt gây bệnh cần được chú ý.

Thêm Đại vận Thái giốc và khí Tại tuyền Thái âm thấp thổ. Về bệnh cơ trong chẩn đoán, hai khí phong mộc và thấp thổ cũng không thể coi nhẹ. Trong thời gian này nên đề phòng tác nhân gây bệnh là Phong và Thấp. Nhiệt tà gây bệnh cũng khó khi hiện ra. Các bệnh Can, Tỳ, và đôi khi Tâm cần đề phòng và chú ý trong chẩn đoán, điều trị.

Ngũ khí:

Từ ngày 22/9/2012 đến 21/11/2012, Chủ khí ngũ khí là Dương minh táo kim gặp Khách khí ngũ khí là Thiếu âm quân hỏa. Hỏa gặp Táo (khô ráo), Hỏa càng bốc mạnh.

Thêm thời kỳ sau của chủ vận tứ vận là thiếu Thương (kim yếu). Hỏa kiêm Kim hóa. Thời kỳ sau của Khách vận tứ vận cũng là thiếu Thương, khí hỏa nhiệt càng thịnh. Đại vận thái Giốc và khí tại tuyền Thái âm thấp thổ cũng đáng chú ý, nhưng không nhiều. Trong thời gian này, tác nhân gây bệnh nên đề phòng chủ yếu là khí Hoả nhiệt, còn các khí Táo, Phong và Thấp là phối hợp. Trong chẩn đoán nên chú ý các cơ chế bệnh Tâm Thận âm hư, Can Phế âm hư và Tỳ thấp nhiệt.

Chung khí:

Từ ngày 22/11/2012 đến ngày 19/1/2013, Chủ khí chung khí là Thái dương hàn thuỷ, gặp Khách khí chung khí là Thái âm thấp thổ. Hai khí Hàn và Thấp gây bệnh đã hiện rõ.

Thêm Chủ vận chung vận là Thái vũ (Hàn thuỷ mạnh). Thuỷ tề Thổ hoá. Khách vận chung vận cũng là Thái vũ. Tác nhân gây bệnh là Hàn tà càng mạnh.

Đại vận Thái giốc và khí tại tuyền Thái âm thấp thổ, phối hợp với các khí Hàn Thấp thịnh dễ gây các bệnh hàn thấp, phong thấp.



*******

Theo nguyên tắc “Hữu thắng tắc phục” trong vận khí học. Ta thường thấy có thắng khí gây bệnh, khi thắng khí đã suy yếu, kẻ bị thừa khắc sẽ nhân cơ hội đó mà phục thù. Trong năm Nhâm Thìn hạ nguyên (2012), các thắng khí là Phong mộc, Hoả nhiệt và Hàn Thấp. Khi các thắng khí suy yếu, kẻ bị thừa khắc trong năm Nhâm Thìn là Táo kim có thể thừa cơ phục thù gây ra các bệnh ở Phế và Đại trường đều thuộc Táo kim. Có thể thấy hiện ra các chứng và bệnh ho khan, hen suyễn, tức ngực, táo bón, vv...

Phòng bệnh trong năm Nhâm Thìn có thể dùng bài thuốc sau:

1. Diệp hạ châu 15g
2. Thổ phục linh 30g
3. Thương nhĩ tử 15g
4. Trần bì 10g
5. Cam thảo 5g

Các vị trên sắc uống hàng ngày.

(Sưu tầm)

Thanked by 4 Members:

#2 xuongkhuc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 393 Bài viết:
  • 1026 thanks

Gửi vào 15/05/2012 - 14:32

Đợt này bắt đầu thích Vận Khí học rồi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |