Jump to content

Advertisements




Thế nào là Tam Phương Tứ Chính


43 replies to this topic

#31 Transporter

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 96 Bài viết:
  • 6 thanks

Gửi vào 19/05/2011 - 14:39

Tôi thấy phái tứ Hóa rất coi trọng giáp, tá giáp (giáp mượn cung) mà không sài nhị hợp.
Cách cục hay những câu phú để lại thấy nói đến giáp vì yêu cầu phải đủ 1 cặp sao, nói đến hình thành cách cục qua "tam phương tứ chính". Mong các bạn chỉ ra những cách cục, những câu phú nói về nhị hợp và so sánh giá trị của nó với những cách giáp, cách hội từ "tam phương tứ chính". Thấy có cách nhị hợp nổi tiếng là "Minh Lộc ám Lộc" nhưng nó tốt là do lý vì đâu? có phải là từ lý âm dương ngũ hành như các cách hình thành từ "tam phương tứ chính"?

#32 THIENHY

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 115 Bài viết:
  • 4 thanks

Gửi vào 19/05/2011 - 19:41

Trong sách ít nói đến lục hại có thể ví dụ về ảnh hưởng giữa 2 cung lục hại với nhau được không?
Ví dụ: cung điền lục hại cung thê thì làm sao ạ

#33 TNT

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 514 Bài viết:
  • 881 thanks

Gửi vào 19/05/2011 - 19:55

Giả sử như coi Cục ngũ hành của tuổi năm sinh (thế tam hợp) là quan trọng, là yếu tố quyết định may rủi đời người (theo các sách tử vi), thì thế nhị hợp chính là cái gốc sinh ra ngũ hành để bù đắp cho Cục ngũ hành của tam hợp địa chi cung tuổi, bù đắp ra sao, các bạn nghiên cứu ngũ hành 6 cặp nhị hợp, sẽ thấy cái hay của nó.
Theo TNT, có thể nói ứng dụng của Nhị hợp chỉ có vậy!

Sửa bởi TNT: 19/05/2011 - 19:56


#34 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4752 thanks

Gửi vào 19/05/2011 - 21:16

Nhị hợp không mấy quan trọng lắm, trừ khi cung đó quá xấu hoặc quá tốt thì phụ vào để gia giảm 1 tí, hoặc có sao nào đó kết hợp với sao ở cung bên kia để thành cách tốt/xấu thì ta để ý đến ... chứ bình thường thì có lẽ ít ai để ý đến nó. Nhị hợp tại 2 cung Tí Sửu và Ngọ Mùi mạnh hơn tại các cung khác 1 tí vì vừa hợp vừa giáp, có người nói vì hợp gần.

Trong Phú Tử Vi hình như chỉ có 2 cách về nhị hợp đó là Khoa Minh Lộc Ám và Minh Lộc Ám Lộc.

Cách giáp xem ra còn quan trọng hơn nhị hợp nhiều, Phú có bàn về nhiều như giáp Tử Phủ, Nhật Nguyệt, Khoa Quyền Lộc, Song Lộc, Tả Hữu, Khôi Việt, Xương Khúc, Thai Tọa, Quang Quý, Không Kiếp, Kình Đà, Linh Hỏa, ...

Sửa bởi NgoaLong: 19/05/2011 - 21:19


#35 THIENHY

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 115 Bài viết:
  • 4 thanks

Gửi vào 20/05/2011 - 07:47

Hai cung tí sữu thì có sinh suất và sinh nhập
Trong sách viết chỉ sinh nhập thi bị ảnh hưởng bởi cung sinh suất.Còn cung sinh suất không bị sao ở cung sinh nhập ảnh hưởng. Điều này có đúng không ạ?

Thanked by 1 Member:

#36 glamorous

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 80 Bài viết:
  • 6 thanks

Gửi vào 20/05/2011 - 09:52

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Whitebear, on 18/05/2011 - 00:09, said:

Tứ Chính như vậy là những vị trí mà đóng vai trò chính

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, nghe cứ như đùa, nhưng lại là rất chính xác. Vậy thì đây là điều khác nhau căn bản:

1-Phái tam hợp nghiên cứu Địa Chi, nên mới sinh ra phép hội sao, phép lấy tam hợp theo địa chi.

2-Phép Tứ Hóa nghiên cứu thiên can, nên mới sinh ra phép tứ chính Mệnh Di Điền Tử, và do đó là rất nhiều loại tứ hóa.


Đúng là, một pho thiên, một pho địa.
Nói như huynh thì nếu ai kết hợp,dung hòa đc cả 2 thì sẽ trở thành đệ nhất cao thủ thống lãnh giang hồ rồi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#37 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4752 thanks

Gửi vào 20/05/2011 - 10:25

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

THIENHY, on 20/05/2011 - 07:47, said:

Hai cung tí sữu thì có sinh suất và sinh nhập
Trong sách viết chỉ sinh nhập thi bị ảnh hưởng bởi cung sinh suất.Còn cung sinh suất không bị sao ở cung sinh nhập ảnh hưởng. Điều này có đúng không ạ?
Đó là theo cụ Thiên Lương thôi. Chứ như sách thì đâu có xuất nhập gì khi nói về 2 cách Khoa Minh Lộc Ám và Minh Lộc Ám Lộc, cứ "tọa thủ là minh, nhị hợp là ám" (theo Đẩu Số Cốt Tủy Phú) thôi.

#38 THIENHY

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 115 Bài viết:
  • 4 thanks

Gửi vào 20/05/2011 - 19:23

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgoaLong, on 20/05/2011 - 10:25, said:

Đó là theo cụ Thiên Lương thôi. Chứ như sách thì đâu có xuất nhập gì khi nói về 2 cách Khoa Minh Lộc Ám và Minh Lộc Ám Lộc, cứ "tọa thủ là minh, nhị hợp là ám" (theo Đẩu Số Cốt Tủy Phú) thôi.
Cho tôi hỏi nếu như thế là không cần sinh nhập và sinh xuất nữa ạ.Thế thì 2 cung sẽ có ảnh hưởng lẫn nhau đúng không ạ

#39 TNT

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 514 Bài viết:
  • 881 thanks

Gửi vào 21/05/2011 - 01:43

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgoaLong, on 19/05/2011 - 21:16, said:

Nhị hợp không mấy quan trọng lắm, trừ khi cung đó quá xấu hoặc quá tốt thì phụ vào để gia giảm 1 tí, hoặc có sao nào đó kết hợp với sao ở cung bên kia để thành cách tốt/xấu thì ta để ý đến ... chứ bình thường thì có lẽ ít ai để ý đến nó. Nhị hợp tại 2 cung Tí Sửu và Ngọ Mùi mạnh hơn tại các cung khác 1 tí vì vừa hợp vừa giáp, có người nói vì hợp gần.

Trong Phú Tử Vi hình như chỉ có 2 cách về nhị hợp đó là Khoa Minh Lộc Ám và Minh Lộc Ám Lộc.

Cách giáp xem ra còn quan trọng hơn nhị hợp nhiều, Phú có bàn về nhiều như giáp Tử Phủ, Nhật Nguyệt, Khoa Quyền Lộc, Song Lộc, Tả Hữu, Khôi Việt, Xương Khúc, Thai Tọa, Quang Quý, Không Kiếp, Kình Đà, Linh Hỏa, ...
Xin được trích 1 đoạn của Cụ Thiên Lương, để NL nhận định thử Nhị Hợp có quan trọng hay không ?

Toán số mạng tùy thuộc vào luật âm dương thì một tam hợp không đủ phương tiện nhận chân bản chuyển dịch trên địa bàn. Qui phạm đã ghi khuôn phép có tam hợp, nhị hợp và xung chiếu.
Tam hợp, một thế liên minh ba cung có thể đứng chân vạc (Sinh, Chính, Mộ) đồng lao cộng tác để tranh đấu với đối cục là thế xung, cùng lấn lướt Thiếu dương và Thiếu âm. Còn nhị hợp bổ khuyết những gì nêu rõ bản lãnh tiềm tàng trong nội tâm mà tam hợp không phơi bày phân tích nổi, chỉ là một lực lượng dương hay âm hoàn toàn, nhị hợp phối hợp âm dương trọn vẹn.

Điển hình 14 chính tinh cho thấy, trừ ra 4 sao có tư cách khẳng định, còn lại 10 sao trường hợp nào cũng nêu rõ âm dương liên lạc như hình với bóng.

4 Sao không có nhị hợp:
Tử Vi: đầy đủ đức hạnh.
Thất Sát: nông nổi quá mức.
Thiên Tướng: uy dũng đến cùng
Cự Môn: đàm luận đanh thép

10 Sao có nhị hợp:
Thiên Phủ cặp đôi với Thái Dương
Vũ Khúc cặp đôi với Thái Âm
Thiên Lương cặp đôi với Liêm Trinh
Phá Quân cặp đôi với Thiên Cơ
Tham Lang cặp đôi với Thiên Đồng

Thường tình, nhân sinh quan chia làm 2 phần: thực tính và tinh thần.

Trường hợp nào Thiên Phủ cũng có Thái Dương đầy đủ ý nghĩa Thiên Phủ sáng suốt cương nhu tùy lúc Thái Dương đóng ở dương hay âm cung. Vũ Khúc luôn luôn sống nhu thuận theo Thái Âm lập nghiệp. Thiên Lương không những đôn hậu mà còn liêm chính. Phá Quân bất khuất còn có tài tổ chức. Tham Lang vọng tưởng nhưng biết hối cải. Trái lại Thái Dương, Thái Âm, Liêm Trinh, Thiên Cơ và Thiên Đồng cũng vậy, trường hợp nào nhị hợp cũng cặp kè bộ đôi với ý trung nhân như có ý nhắc nhở người có số cuộc đường dài (tràng sinh) phải dẫn dắt lấy mình cho hợp lý âm dương, đành rằng tam hợp chiếm phần chính, nhưng nhị hợp không thể quên. Trường đời đã cho thấy thói hư tật xấu dễ bành trướng, đức hạnh liêm chính thì khó nhập tâm. Nhìn vào địa bàn tướng số, những Liêm Tham, Vũ, Sát, Tử Tham đều đóng ở âm cung, dễ sinh xuất sang dương cung tiêm nhiễm nọc độc mà Cự Dương, Đồng Lương, Liêm Phủ rất chặt chẽ chỉ treo cao ảnh hưởng cho âm cung nhìn nhận.

........

TNT để ý thấy Cụ Thiên Lương đã tận dụng triệt để thế tam hợp và nhị hợp trong các bài viết của Cụ, vậy tại sao nhiều người vẫn xem nhẹ thế Nhị hợp ? trong khi nhị hợp (áp dụng khi xem tử vi) lại được ứng dụng rất nhiều cho các việc như chọn đối tác, chọn tuổi kết hôn, làm nhà,..v.v...

#40 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4752 thanks

Gửi vào 21/05/2011 - 04:01

@TNT: Bài trên mang tính lý thuyết, lập luận về lý thuyết thôi, chứ không mang ý nghĩa thực tiễn vào luận giải lá số. Huống chi, đấy cũng chỉ là phát biểu cá nhân cụ Thiên Lương, người đi trước, là 1 trong vô số tiền bối.

Còn về thế hợp của chính tinh thì dù có để ý hay không, không mấy ảnh hưởng tới việc luận số. Cái mà cụ Thiên Lương muốn chứng minh và nhắc nhở đó là "không thể quên thế nhị hợp".

Điều đó là lẽ tất nhiên, vì mọi người đều hiểu khi xét 1 cung, trước thì xét chính cung, sau đến tam hợp và xung chiếu, rồi đến hợp và giáp biên mà. Thành thử, bài trên không nói lên được điều gì.

Bình thường chính cung, 2 cung tam hợp, cung xung chiếu chiếm đến 85, 90% rồi. Nhị hợp và giáp chiếm khoảng 10-15%. Tại 2 cung Sửu Mùi, cách giáp khá mạnh.

Sửa bởi NgoaLong: 21/05/2011 - 04:01


#41 Thienco

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 829 Bài viết:
  • 268 thanks
  • LocationHà Nội

Gửi vào 21/05/2011 - 10:48

Nhị hợp xét sau tam hợp xung chiếu nhưng với tôi nhị hợp rất quan trọng trong giải đoán, ảnh hưởng khá lớn với trường tất cả các trường hợp nhị hợp, Mệnh nhị hợp huynh hay phụ, điền....rất quan trọng trong việc giải đoán, kể cả việc nhị hợp của các cung như Quan lộc nhị hợp với Tật, hay quan nô, huynh... như giả trường hợp quan nhị hợp huynh (cung huynh xấu), tương hại nô bộc vậy nên theo quan điểm của tôi thì trong sự nghiệp hay công việc người này không được trợ giúp từ cấp dưới, bạn bè, anh em, người ngang vai, thành công sẽ khá vất vả...

#42 uofns

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 33 Bài viết:
  • 12 thanks

Gửi vào 21/05/2011 - 10:59

Khi mê bùn chỉ là bùn,
Ngộ ra mới biết trong bùn có sen!

#43 Liên Hương

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 706 Bài viết:
  • 1736 thanks
  • LocationCổ Mộ

Gửi vào 21/05/2011 - 11:38

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

uofns, on 21/05/2011 - 10:59, said:

Khi mê bùn chỉ là bùn,
Ngộ ra mới biết trong bùn có sen!

Khi mê bùn chỉ là bùn

Ngộ ra mới biết trong bùn có sen

Khi mê tiền chỉ là tiền

Ngộ ra mới biết trong tiền có tâm

Khi mê dâm chỉ là dâm

Ngộ ra mới biết trong dâm có tình

Khi mê tình chỉ là tình

Ngộ ra mới biết trong tình có dâm!

Khi yêu cái xích dưới chân

Thì xiềng xích ấy là thần Tự do!

Thanked by 6 Members:

#44 Whitebear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 21/05/2011 - 14:01

三方四正在紫微斗數來說,分為兩種解釋

●三合系統的紫微斗數:
以命宮來說,三方是指下圖紅色線所連接的宮位
就是指:命宮、財帛宮、官祿宮
四正是增加藍色線所連接的宮位,就是指:遷移宮

所以以命宮的角度來說,三方四正就圖上的這四個位置
tam phương tứ đang ở Tử Vi đấu sổ mà nói, có hai cách giải thích

●Theo hệ tam hợp
Từ mệnh cung mà nói, tam phương là các sợi chỉ đỏ ở trên, chỉ xuống mệnh cung, Cung Tài Bạch, Quan Lộc Lộc cung.
tứ chính thị thì tăng thêm sợi chỉ màu lam, thiên di cung

Đó là vi xét từ mệnh cung là độ lớn của góc mà nói, tam phương tứ chính là xét theo bốn cung vị này.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



●飛星系統的紫微斗數:
相對於命宮來說,三方是指下圖藍色線所連接的宮位
就是大家熟悉的:命宮、財帛宮、官祿宮,又稱三合,如下圖
● phi tinh hệ thống là Tử Vi đấu sổ:
Tương đối với mệnh cung mà nói, tam phương là hình bên dưới, màu lam.
Hay rất quen thuộc là: mệnh cung, Cung Tài Bạch, Quan Lộc Lộc cung, vừa đồng đều tam hợp, như sau đồ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


四正則是指:命宮、遷移宮、子女宮、田宅宮
Tứ chính tắc là chỉ: mệnh cung, thiên di cung, tử nữ cung, Cung Điền Trạch

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



為什麼會有這種分別?
其原因當然也是理論基礎(派別)的不同囉,沒什麼對與錯。

但假如您要拿三合系統的算命邏輯套上飛星系統的三方四正宮位來算命
或是反過來用飛星系統的算命邏輯套上三合系統的三方四正宮位來算命
那自然是牛頭不對馬嘴了。

那難道飛星系統的紫微斗數不重視星辰系統的三方四正嗎?
其實也不是!而是飛星系統的紫微斗數把「體」「用」分的很清楚
星辰系統的三方四正,在飛星系統之中,稱之為「用」
以上圖立極點為命宮來說,「用」是論相對於命宮的「功能作用」
而「體」簡單說則是相對於命宮的「主體基礎」

至於LifeDNA使用哪一種?
我們大多是以飛星系統的論點為主,但自然也會是依據邏輯的不同來取用
畢竟「三方四正」或者「三合」都只是一個名詞而已,重點在於內含是要拿來怎麼使用。


Vì cái gì tạo nên cái phân biệt?
Nguyên nhân đương nhiên cũng là lý luận cơ sở ( phái biệt ) bất đồng không có gì đối sai sót cả.
Nhưng giả như độc giả muốn họctam hợp hệ thống thì theo hình phía trên, nếu học theo phi tinh hệ thống là tam phương tứ chính cần theo hệ thống dưới.
Hoặc là ngược lại dùng phi tinh hệ thống theo bộ phía trên và bộ tam hợp theo bộ phía duơic thì thành ra tréo ngeo, đầu trâu mình ngựa.

Vậy phải chẳng cái khó của hệ phi tinh là không coi trọng hệ thống tam phương tứ chính?
Kỳ thật cũng không phải! Mà là phi tinh hệ thống là Tử Vi đấu sổ dựa theo Thể và Dụng rất rõ ràng

Tam phương tứ chính, trong hệ thống phi tinh, hoạt động như là "Dụng". Mà "Thể hiện ra" đơn giản thuyết tắc đúng là tương đối với mệnh cung là "Quan trọng nhất thể hiện ra cơ sở "

vậy sau cùng, LifeDNA sử dụng loại nào?
Chúng ta đại thể này đây dùng phi tinh hệ thống là chính, nhưng tự nhiên cũng vậy hội đúng là theo, cứ logic là chúng ta thu gom lại sau này sử dụng.

Dù sao "Tam phương tứ chính" có lẽ "Tam hợp" đều chỉ là một danh từ mà thôi, trọng điểm nằm ở nội hàm là muốn nắm bắt để sử dụng thế nào.






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |