Jump to content

Advertisements




Kính nhờ các bạn tư vấn !


31 replies to this topic

#16 buikhoai

    Đoài viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPipPip
  • 2908 Bài viết:
  • 14337 thanks
  • Location8 service providers

Gửi vào 13/06/2012 - 01:57

Chào chị Dieu Nhung,

Học PhD tuy k cần phải có trí tuệ gì đặc biệt nhưng cũng như các công việc khác, nó đòi hỏi một số kĩ năng và tính cách phù hợp. Tất nhiên ở đâu cũng có trường hợp đặc biệt, khác với thông thường, nhưng nếu lười học thì khó mà thành PhD chất lượng được, nhất là ở các trường lớn, áp lực rất cao. Muốn học tốt cần phải xem như học PhD là một công việc thực thụ và là trong giai đoạn thử việc, nên phải siêng năng, nỗ lực để có những thành quả tốt. Như em đã có nói học PhD thì thường sẽ được giáo sư thông qua khoa tài trợ tiền học phí và chi phí sinh hoạt. Chi phí sinh hoạt đó người ta cũng gọi là lương (salary), nên PhD student có thể tính là 1 loại job khá đặc biệt Làm trợ lí cho giáo sư thì vừa được tài trợ tài chính và những thứ mình nghiên cứu ra cùng với thầy cũng sẽ là những thành quả hàn lâm của 1 sinh viên PhD và sẽ lấy đó làm nội dung luận văn tốt nghiệp. 1 PhD student k phải là làm đầu tắt mặt tối bận gì kinh khủng khiếp đâu và cũng k ai bắt buộc (not require) mình phải siêng làm cả nhưng lại được mong đợi (expect) là siêng năng. Các đề tài thầy nhận về thường có deadline và cần chạy đua với thời gian vì mình cần làm xong cho kịp cho các hội thảo. Mình cần phải làm nhanh, ít nhất là xong đúng thời hạn, để tạo uy tín mà xin tiền làm đề tài khác. Hay như mình làm chậm mà người khác làm thứ tương tự xong là k tốt rồi, nhiều khi còn bỏ đi nữa. 1 PhD student thực thụ nên k biết nghĩ hè, quên khái niệm weekend, các ngày lễ và các kì nghỉ giữa kì... 1 ông giáo sư nghiêm túc sẽ nói "holidays là dành cho undergraduate students only" (tức là hàm ý thêm câu: and you are a PhD student). 1 standard PhD student nước ngoài làm việc với 1 giáo sư nghiêm túc thì 1 năm thường có 3-4 tuần để nghỉ ngơi, thường là về thăm nhà, nhưng thông thường thì trước đó cũng đã cày dữ lắm để thể hiện với thầy 1 chút mới dám ngỏ lời xin thầy nghỉ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Tuy hiện là hè nhưng kiểu 8 như em hiện giờ là quá tệ cho 1 PhD student tuy em có vài lí do để làm vậy hix

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Đời sống của một sinh viên PhD còn có những thứ rất "hoàn cảnh"

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

khác nữa nhưng đây k phải là lúc thích hợp để nói chuyện này.

Em nói sơ công việc của một PhD student như thế k có nghĩa là em nói người nhà chị k thích hợp học PhD sau này nhưng hiện tại thì cần thay đổi. Nếu chị muốn hướng cho em đó vào học PhD thì chị cần làm cho em ấy nhận thức rõ sự cần thiết của kiến thức cũng như tạo niềm đam mê thích thú với công việc hàn lâm. Chị có thể nói là học ở nước ngoài sẽ hứng thú hơn chẳng hạn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Chúc chị và người nhà chị thành công,

buiram

Sửa bởi buiram: 13/06/2012 - 02:20


#17 voiva

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1409 Bài viết:
  • 5951 thanks
  • LocationBầu Trời Bao La

Gửi vào 13/06/2012 - 08:10

Chào chị DN,
Nhận được pm của cả chị (về chuyện kia) và BuiRam về việc tư vấn cho người nhà chị nhưng em đang bận quá. Hôm nay là deadline 1 project nên em đang tối mắt, em xin trả lời luôn ở đây cho tiện.

1/ Em cám ơn chị nhé
2/ Em ở UK chưa có điều kiện đọc kỹ mấy bài trên (hơi dài nên cần tập trung

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

có gì em xin đóng góp thêm chút ý kiến (nếu cần) sau khi đọc. Khất chị đến mai nhé.

#18 Diệu Nhung

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 717 Bài viết:
  • 3241 thanks

Gửi vào 13/06/2012 - 09:12

Chào Buiram và Voiva !

Gia đình DN định hướng và mong muốn cho nó làm PhD, bởi nghĩ rằng trong thời đại ngày nay, trí thức luôn được coi trọng và có gì tốt bằng khi bước vào đời - có thể dùng chất xám trí tuệ của mình để kiếm tiền nuôi thân ? Nhưng Buiram nói rất đúng và DN cũng nghĩ tới điều đó nhiều lắm... mặc dầu có tư chất nhưng nó lười và thiếu khát vọng như vậy thì làm sao có thể là PhD ? Nó đã có tất cả nhưng lại thiếu duy nhất một điều, một điều quan trọng nhất - đó là ý chí và lòng đam mê !

Vậy nên DN đang cố gắng nuôi lửa trong nó và chờ đợi kết quả học tập những học kỳ tiếp theo cũng như kết quả nghiên cứu khoa học xem thế nào... dạo này DN động viên nó tổ chức học nhóm và thấy hiệu quả, có bạn học cùng, nó tham gia khá sôi nổi... học kỳ này điểm thấp làm cậu chàng hơi sợ một chút và tự nói ra "có lẽ phải theo học nhóm với mấy thằng bạn siêng năng mới ổn được..."
Được một cái nữa, nó có tính hướng thiện, tự biết mình là thằng lảng mảng amateur nên dù không muốn siêng nhưng biết nghe lời người khác khuyên nhủ.... bởi vậy DN mới phải tìm hiểu giúp nó...
Con đường nó đi, nếu không học Tiến sỹ thì cũng phải du học Thạc Sỹ ở Mỹ và muốn cuối năm 2014 hay đầu năm 2015 đi được, ngay bây giờ phải có sự chuẩn bị rồì... Nếu như không nhầm thì cuối năm sau đã phải đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn hoàn tất hồ sơ gửi tới các trường đại học rồi đúng không các em ? Phải chăng ở Mỹ một năm có hai lần nhập học... vậy các em có thể tư vấn cho chị thời điểm nào là có thể làm hồ sơ gửi đi tới các trường tìm kiếm.... để cuối năm 2014 có thể nhập học ?

Hiện môi trường học hành của nó tốt lắm, chương trình học nặng hơn các lớp bình thường nhưng được cái nhà trường đâu tư rất mạnh và nếu học giỏi là dễ có cơ hội tìm kiếm học bổng đi du học lắm....

Cảm ơn những ý kiến trao đổi kinh nghiệm quí báu của các em nhiều lắm !

Chị DN.

Thanked by 3 Members:

#19 zer0

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 482 Bài viết:
  • 1003 thanks

Gửi vào 13/06/2012 - 09:25

Tùy theo từng trường . Có trường một năm nhập học hai lần (gọi là semester), có trường một năm nhập học 4 la^`n (goi. la` quarter),
Chi. có thể vào đây tham khảo nếu muốn người thân vào trường Harvard

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

click vào Admission & Aids, nếu muốn vào Yale

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, MIT

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, Standford

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Sửa bởi zer0: 13/06/2012 - 09:32


#20 buikhoai

    Đoài viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPipPip
  • 2908 Bài viết:
  • 14337 thanks
  • Location8 service providers

Gửi vào 13/06/2012 - 10:16

Chào chị Dieu Nhung,

Ở Mỹ thường có 2 học kì chính là Fall (nghĩa là mùa thu, bắt đầu cuối tháng 8 đầu tháng 9) và Spring (mùa xuân, thường bắt đầu giữa hoặc cuối tháng 1). Ngoài ra còn có Summer semester nhưng đây chỉ là học kì để học thêm vào và thông thường thì ít khi là giáo sư dạy. 1 số trường hoặc một số chương trình cần học nhanh thì họ chia theo quarter, 1 năm có 4 quarter. Tuy nhiên hầu hết vẫn duy trì Fall và Spring.

Tuy vậy tuyển đầu vào lại chủ yếu là cho Fall, hầu hết các trường vẫn có tuyển cho Spring nhưng chỉ là lai rai thôi, số lượng rất ít. Mùa tuyển sinh thông thường bắt đầu vào tháng 9 và kéo dài đến tháng 4, tháng 5 tùy trường. Nhưng sinh viên sau đại học thì deadline sớm hơn, và các trường lớn thì lại sớm hơn các trường nhỏ. 1 trong những lí do là vì trường lớn ai cũng muốn vào mà mọi người ai cũng apply nhiều trường. Khi bị trường lớn từ chối thì họ mong chờ trường nhỏ hơn.

Sinh viên quốc tế thì deadline lại thường sớm hơn sinh viên Mỹ. Thông thường các trường lớn thì deadline cho sinh viên sau đại học là khoảng giữa hoặc cuối tháng 12 (thường tuyển master và PhD chung 1 thời điểm) hoặc đâu đó sau 1 tháng. Có những trường deadline đến tháng 3 nhưng rất ít. Muốn biết chính xác deadline thì vào trang web của trường là chính xác nhất, tuy nhiên có những ngành thì có những trang web tập hợp các thông tin như deadline, số sv tuyển, học phí, tài trợ tài chính... Em k học electronic engineering nên em k biết ngành này có trang web như vậy k.

Thường nộp sớm sẽ có lợi hơn nên nếu được thì chị nên chuẩn bị tinh thần là giữa tháng 12 năm 2013 là đã hoàn thiện hồ sơ. Muốn vậy thì rất cần xét lịch thi TOEFL và GRE. Các hồ sơ khác cũng vậy.

Em nghĩ con đường xin học master trước rồi apply lên học PhD là con đường đúng đắn để có thể học PhD trường tốt. Gần như chắc chắn apply vào PhD khi đã học master ở Mỹ sẽ được trường tốt hơn nếu apply trực tiếp từ VN.

Em có lưu lại bảng xếp hạng của ngành engineering do tạp chí Us News xếp hạng năm 2011. Nhìn chung thì thứ hạng k thay đổi mấy đâu, cao lắm thì nhảy vài bậc. Tạp chí này có thể nói là uy tín nhất trong việc xếp hạng các trường đại học. 1 số bảng thì nó cho free, 1 số thì phải mua. Cái bản em up lên đây là bảng mà năm 2011 hình như trang web của tạp chí này bị lỗi, có người tình cờ vào đó đọc được và download về. Ngoài ra có rất nhiều trang có những thông tin chung về học phí, xếp hạng, số sinh viên tuyển vào, có lẽ chị có thể tìm hiểu thêm ở trên mạng như 2 trang em có gởi chị, ở đó em nghĩ họ có giới thiệu những trang web bổ ích.

Bảng xếp hạng engineering năm 2011 của us news (electronic engineering thì trang 15). Nói chung là bảng xếp hạng chung thường được để ý hơn, và những trường nào xếp hạng chung tốt thì xếp hạng riêng cũng tốt. Chị download về tìm hiểu thử.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



buiram

Sửa bởi buiram: 13/06/2012 - 10:27


#21 Diệu Nhung

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 717 Bài viết:
  • 3241 thanks

Gửi vào 13/06/2012 - 22:13

ok em !
Dự tính của chị là sau khi tốt nghiệp đại học khoảng mấy tháng rùi lên đường nhập học là tốt nhất... xem tiểu vận năm 2014 của nó, nghi nghi là có thể xuất ngoai được... từ nay đến đó là thời gian chuẩn bị chải chuốt tất cả những điều kiện tiêu chuẩn.... hi vong ok !
Nếu như tốt nghiệp đại học loại giỏi nữa, còn đường du học trường top sẽ mở rộng hơn.... còn loại khá thì phải cố gắng thêm nhưng điều kiện khác tốt hơn...

Trong quá trinh chuẩn bị hoàn tất, ngoài việc nhờ các văn phòng đại diện tư vấn ra, chị cũng phải tham thêm khảo nhiều kênh khác nhau nữa...

Thật ra, người nhà của DN du học khá nhiều, nhưng đi theo diện học bổng 322, 911 và của trường Đại học (ở 3 nước Anh, Pháp, Úc...) trong gia đình chưa có ai được nhận học bổng đi Mỹ cả... nên kinh nghiệm, kỹ năng chưa có nhiều ngoài những thông tin đọc trên mạng...
Cảm ơn em với những thông tin quí báu thật nhiều !


Cảm ơn anh Zero đã tìm kiếm thông tin hộ DN !

Thân !
DN

Thanked by 3 Members:

#22 buitree

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 30 Bài viết:
  • 123 thanks

Gửi vào 13/06/2012 - 22:51

Chào chị Dieu Nhung,

Chị có kế hoạch thì quá tốt rồi. Em chỉ nói thêm để chị có thể flexible hơn là k cần quá gấp ạ. Tức là sau khi tốt nghiệm DH có thể nghỉ 1-2 năm để chuẩn bị thêm nếu cần. Bởi vì cùng 1 lúc mà để người nhà chị tập trung cùng lúc nhiều thứ như học hành, công trình, TOEFL, GRE và những thứ thêm nữa nhiều khi cũng mệt. Em nói vậy chị suy nghĩ thêm nha. Theo kinh nghiệm của em thì hầu hết mọi người nghỉ 1-2 năm để chuẩn bị, và cũng là để xả hơi 1 chút, thời gian đó cũng có thể chuẩn bị hay học 1 số thứ.

buiram

Sửa bởi buitree: 13/06/2012 - 22:53


#23 voiva

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1409 Bài viết:
  • 5951 thanks
  • LocationBầu Trời Bao La

Gửi vào 14/06/2012 - 01:40

Chào chị Diệu Nhung.

Đọc đến đây em thấy BR đã đưa đủ thông tin rồi (BuiRam nhiệt tình thật), em chả biết nói gì nữa. Vậy em đưa vài suy nghĩ nhỏ nhé.

1/ Vấn đề trường top là ước mơ của hầu hết mọi người, học về Tech ở mỹ thì MiT, Yale, Berkeley. Anh thì Oxford, Cambridge theo em là ok nhất. Có thể nói Mỹ vẫn là môi trường ok nhất về khoa học và kỹ thuật tại thời điểm này. Chỉ cần nhìn những giá trị được tạo ra 10 năm đổ lại đây thì đa số là người mỹ khởi xướng. Môi trường Mỹ và Châu Âu khuyến khích người ta sáng tạo rất nhiều. Nhưng với xu thế outsourcing ngày nay thì Việt Nam lại là điểm sáng và tiềm năng. Còn vấn đề việc làm thì khi làm PhD coi như cũng đã bắt đầu làm việc, thêm nữa nếu làm ở VN nhưng làm cho các tập đoàn như Intel thì cũng không khác gì làm ở mỹ cả.
Về học bổng thì có rất nhiều kiểu, dạng học bổng, đọc ở 2 link của BR gửi chị sẽ có đủ thông tin.

2/ Nhưng nói thật theo em cái chính vẫn là ước mơ và khát vọng của nhân vật chính. Nếu không có đam mê và tự mình dấn thân và chuẩn bị chỉ sợ việc vào được chính lại thành áp lực. Đấy là chưa nói nếu không đam mê khi đối diện vòng phỏng vấn sẽ không thể hiện được khát vọng và ham muốn tại sao phải học ở đó. Học ở đó giúp gì cho ta. Ta mong muốn điều gì. Nếu không thuyết phục được giáo sư, thì sợ khó được chấp nhận. Có nhiều hội thảo khoa học ở VN nên tham gia và tìm cách làm quen với các giáo sư để tạo quan hệ và nếu họ thấy tiềm năng họ sẽ giúp đỡ.

Học những trường lớn việc học rất vất vả sẽ phải chuẩn bị tâm lý rất tốt. Chỉ cần tụt hậu một chút rồi chán nản hay gì gì đó sẽ để lại hậu quả rất xấu. Chị nên xác định tâm lý và để cu cậu tự chuẩn bị, chị chỉ là người hộ trợ thôi. Cha mẹ nào cũng lo cho con tâm lý chung là vậy.
Postdoc, PhD hay Master bây giờ không phải hiếm, cái chính là ta sáng tạo được gì trên cơ sở đam mê và khát vọng khẳng định của ta.

Em biết 1 anh sinh năm 79 con trai thầy Thuận trường kiến trúc, được giải lớn về kiến trúc ở Đức, lấy học bổng du học. Sau khi tốt nghiệp master thì không làm PhD dù bố mẹ anh ấy rất muốn anh ấy học nốt PhD rồi về trường kiến trúc hoặc viện làm. Nhưng anh ấy lại chọn con đường làm kinh doanh.
Bố mẹ anh ấy đã mắng rất nhiều, vì ngay từ nhỏ đã tìm thầy dạy nhạc, họa tốt nhất (nhạc sư của nhà thờ lớn HN) đào tạo anh ấy để mong anh ấy thành 1 người làm nghề như bố mẹ và vượt lên bố mẹ. Anh ấy mở 1 xưởng thiết kế và chế tạo tranh kính cho nhà thờ. Hiện nay anh đã rất thành công vì đã có 1 cty tranh kính lớn ra cả nước ngoài thi công và còn mở thêm 1 xưởng thép. Bố mẹ anh ấy còn tìm giúp những sinh viên giỏi về cty của anh ấy. Nghe nói bây giờ bố mẹ anh ấy còn rất tự hào về anh.

Nói chuyện này mục đích chỉ muốn nói, chỉ nên định hướng (nếu cậu bé chưa có con đường), và hay để cậu bé lựa chọn cách vào đời của mình. Cậu này em đoán lờ mờ học BK lớp KSTN. Tố chất rất cần nhưng chỉ là điểu kiện cần, còn điều kiện đủ vẫn là đam mê.

3/ Vấn đề nữa là chuyện sinh hoạt, ăn ở. Cái này tưởng đơn giản nhưng đôi khi lại là vấn đề. Ở VN mọi thứ đã có người lo, ra nước ngoài ta phải lo tất. Vậy nên cậu bé tự tìm hiểu cũng là cách cậu chuẩn bị cho cuộc sống xa nhà và tự lập. Khí hậu khác, văn hóa khác và môi trường khác, để đỡ bỡ ngỡ phải tìm hiểu ngay từ đầu. Nếu không sang đây học đã nặng lại phải lo toan nhiều thứ sẽ thành cái gánh nặng không đáng. Mọi sự chuẩn bị tốt đều không thừa.
Em có mấy thằng bạn thời sinh viên được nhà nước cho đi Nga học (ngày đó Nga vẫn phổ biến) nhưng không chịu được khí hậu bị viêm phổi và phải về VN.

Có gì em sẽ bổ sung sau nhưng chắc tổng hợp lại cũng đủ dùng.

Đánh dài cũng ngang có khi hơn cả bạn BR + Buitree rồi, hic.

Sửa bởi voiva: 14/06/2012 - 01:47


#24 Diệu Nhung

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 717 Bài viết:
  • 3241 thanks

Gửi vào 14/06/2012 - 11:16

Hi em Voiva !

Một số điều em viết ra rất chí lý và cũng chính là những vấn đề chị luôn trăn trở và từng chia sẻ với nó rất nhiều... chị đã ý thức rất rõ về điều đó....
Bản tính nó luôn đơn giản hóa trong cuộc sống và không bao giờ để cuộc sống, học hành tạo áp lực cho mình (ai vội cứ vội, ai lo cứ lo, ai lao vào học cứ học, còn ta cứ tằng tằng) việc gì mà phải quan trọng vấn đề lên cho khổ... cộng thêm tính nhàn nhã vô sự, lành nữa chứ, chẳng chấp nhặt ai, để bụng ai, chẳng thể giận ai nổi một tiếng đồng hồ đâu, nên đời sống tinh thần nó sướng lắm (hài hước, vui vẻ, vô tư, khi nào cũng tìm cách để cười, để vui...)
Tuy vậy, từ khi vào cấp 3 cho đến bây giờ, nó luôn hiểu con đương đi của nó là phải học, phải vào đại học và phải du học nước ngoài...

Ngồi xem phim với nó, qua bình luận cho thấy cậu chàng cũng tự cập nhận thông tin khá nhiều, hiểu biết lịch sử, con người nước mỹ, lịch sử đặc thù, tính chất, khí hậu các Bang, các đời tổng thống... biết rõ những trường đại học danh tiếng và cuộc sống xa nhà sẽ như thế nào... có điều biết thì biết nhưng chẳng để tâm, chẳng tính toán, cái gì đến sẽ đến mà...

Sâu sát bên nó, DN tự nhận thấy bản thân nó ít nhiều có khả năng, được tôi luyện trong môi trường Trường chuyên; vào đại học, học trong một lớp toàn những bạn giỏi, kiến thức nặng hơn, lơ là chút là rớt tỏm... nhưng rồi mọi chuyện cũng qua, tất nhiên DN luôn là người bạn song hành cùng nó (bằng nhiều cách để quan tâm nó, ví như giả vờ buông bỏ, lờ đi, mặc xác cậu, cậu muốn thế nào thì thế ....để cậu tự hiểu về mình và cái giá những gì mình đã làm.. nhưng cũng rất nhiều lúc DN lại chia tay kéo nó lên, củng cố kiến thức hổng cho cậu...)

Hiện bây giờ, DN chỉ biết hy vọng, thông thường con trai sau tốt nghiệp Đại học sẽ có những thay đổi và biết ước mơ, khẳng định mình hơn...
Nó từng bảo, nếu được đi du học sớm (tức là học đại học ở nước ngoài đấy) cũng không đi vì sợ chưa làm chủ được mình dẫn đến việc học hành giở giang, nên ai có động viên du học sớm nó cũng lắc đầu và chỉ chấp nhận du học sau khi đã tốt nghiệp ĐH.
Phải chăng như vậy chứng tỏ cậu chàng cũng ý thức được mình đấy chứ, biết mình là ai ?

Thôi đành hy vọng với những công sức bao nhiêu năm vất vả mình bỏ ra và hy vọng theo lý số là qua cái vận Thiên Lương song hao lảng mảng Tỵ Hợi, bước vào vận Sát phá tham, thai cáo tướng ân, bác sỹ lộc tồn, xương khúc... nó sẽ khá hơn... Tham Sân Sy nổi lên... hihihi chứ bây giờ chỉ có Sy chứ không có Tham và Sân...

Vài dòng chia sẻ....
Cảm ơn Voiva thật nhiều !
DN.

#25 Diệu Nhung

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 717 Bài viết:
  • 3241 thanks

Gửi vào 14/06/2012 - 23:02

Hôm nay DN vào tìm hiểu về học bổng VEF và thấy bài viết kinh nghiệm của WB - khá là hay nhưng đọc xong, buồn nhiều hơn vui vì phải làm một phép so sánh - lòng đam mê và ý chí của thằng cu nhà DN so với cậu Hạnh chỉ bằng 10/100...

Thanked by 4 Members:

#26 Lyngulongvu

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 422 Bài viết:
  • 1532 thanks

Gửi vào 14/06/2012 - 23:44

Chị Diệu nhung thân mến,

Trước đây em có duyên với chị khi điện thoại nên xin góp ý vài lời, nếu Chị chưa ưng mong Chị bỏ qua nhé !
Phàm là cha mẹ ai cha mong con đỗ đạt nên người, nên ông nọ bà kia. Em đã từng phân tích các bài trước đây, thiên số - địa số - nhân số. Trong đó nhân số tức nghị lực của bản thân đuơng số rất quan trọng, nó chính là hoài bão hay tham vọng, nó chỉ chênh nhau 1 sợi tóc. Em chợt nghĩ sự giỏi giang của con người là vô cùng vô tận, sóng sau luôn đè sóng trước, mà tham tâm của cha mẹ biết đâu là bến bờ.....tuy nhiên có được đứa con hiếu thảo, sống tình cảm với mình, sau này chị thấy, có khi là có một đúa con tiến sĩ mà nó chỉ ham danh lợi, không nhớ đến mình là ai.

Xã hội này giáo dục con ngừoi đuổi theo tham vọng, những giá trị về vật chất luôn được đánh giá cao, giá trị tinh thần- phi vật chất bị xem nhẹ, sự khủng hoảng kinh tế sẽ kéo theo sự khủng hoảng về tinh thần một cách nghiêm trọng, sự trả giá sẽ diễn ra chị à !

Chị luôn mong con mình có nghị lực sắt đá như một ai đó- giả sử thành danh, chị có bao giờ hỏi cái người mà chị nghĩ con chị phải noi theo đó, đói xử với bố mẹ họ ra sao ? Đối xử với anh em - bạn bè ra sao - xã hội ra sao chưa ? Chị nhìn thấy sản phẩm liệu chị đã nhìn thấy công dụng của sản phẩm của nó chưa ? Nếu con chị đọc những tam sự của chị trên mạng, cậu ấy sẽ nghĩ gì ? Chị cần nhất ở con chị điều gì hả chị Diệu Nhung ?

Nếu em có điều gì sơ suất trong ăn nói mong chị thứ lỗi cho em ! Em cũng là người cha và em cũng từng bị rơi vào cảm giác như con chị bây giờ, rốt cục sau 20 năm sau, em chợt hiểu ra có những thứ mình tưởng là quan trọng thì không phải, có những thứ đơn giản hơn thiết thực hơn thì mình lại không làm, có những thứ thời gian có thể xóa nhòa, có những thứ thời gian có thể làm lại, có những thứ khi thời gian qua đi - vĩnh viễn không bao giờ làm lại được nữa !

Em còn học được từ người miền Nam 1 câu : Thấy dzậy mà không phải dzậy nha !

Mọi việc trên đời phải tùy một chữ Duyên , không thể duy ý chí - cữong cầu mà được !

Chúc chị và gia đình sức khỏe - hòa thuận , thân tâm an lạc !

Lyngulongvu

Ps : Mấy lời nói ngô nghê , nếu làm chị giận , mong chị lựong thứ cho em nhé !

#27 Diệu Nhung

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 717 Bài viết:
  • 3241 thanks

Gửi vào 15/06/2012 - 08:51

hihihi, chào em LyNguLongVu !

Làm sao chị giận, phải cảm ơn em chứ.... mọi sự góp ý đều xuất phát tứ tình cảm và chân thành đúng k em ?
Những điều em góp ý chị hiểu, hiểu những ẩn ý đằng sau sự nhắc nhở.... Cuộc đời cái gì hay ta học cái giở ta bỏ qua em ạ...
Quan điểm của chị đồng sự góp ý của em, nhân cách làm người luôn quan trọng nhất để chị giáo dục con cái... thanks em nhiều nghe !

Chị DN

Thanked by 2 Members:

#28 Diệu Nhung

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 717 Bài viết:
  • 3241 thanks

Gửi vào 12/01/2015 - 15:15

Chiều nay, Hà Nội nắng ấm mà lòng DN lại cảm thấy trỗng trãi...

Mới ngày nào đó, DN mở chủ đề này xin các bạn tư vấn cho con trai chuẩn bị du học Mỹ... thấm thoát đã hơn hai năm rồi, giờ đây con trai DN đang sống và học tập trên đất Mỹ...

Nhớ con và nhớ tới các bạn, những người đã dành thời gian chia sẻ với DN rất nhiều kinh nghiệm quí báu nên DN tìm về đây với mong muốn được viết lời cảm ơn tới tất cả các bạn tham gia topic này !

Ngồi lần dở từng trang đọc lại, mới thấy ước mơ của DN ngày đó sao mà nhiều thế.... nhưng thực hiện thì chỉ được một phần nào thôi các bạn ạ !
Đúng như các bạn nói, trường top đầu là ước mơ của hầu hết mọi người, nhưng với một sinh viên Việt Nam vừa tốt nghiệp Đại học chưa có kinh nghiệm, thành công gì trong lĩnh vực nghiên cứu thì đó là một giấc mơ xa vời...
Hiện con trai DN đã nhập học chương trình Thạc sỹ khoa học Kỹ thuật máy tính ở một trường đại học qui mô khá lớn, đứng thứ 81 nước Mỹ. Với bấy nhiêu thôi mà đã thấy vô cùng mệt chứ nói chi đến các trường top đầu...
Bụi Khoai, Bụi Rậm, Voiva đâu rồi, còn sinh hoạt trên diễn đàn này nữa không, xài nick gì... DN rất biết ơn các bạn và DN vào đây để thông báo cho các bạn biết, năm nay con trai DN đi du học theo đúng kế hoạch đề ra cách đây hơn hai năm.

Thanked by 1 Member:

#29 Thienluong

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2461 Bài viết:
  • 6137 thanks

Gửi vào 12/01/2015 - 15:47

Xin chúc mừng Dieunhung.
Nếu không phiền, cho TL hỏi con trai DN đi từ tháng nào được không?
Thân,

Thanked by 1 Member:

#30 Diệu Nhung

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 717 Bài viết:
  • 3241 thanks

Gửi vào 12/01/2015 - 15:57

Dạ, cảm ơn chị !

Hihihihi đúng như quẻ các anh chị xem cho là đi vào tháng tý ạ.






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |