←  Tử Bình

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Luận về Thương Quan Cách



5 6 7 8 9 |»|

hieuthuyloi's Photo hieuthuyloi 16/04/2016

thương quan có gian khổ mới thành tài.

thương quan là nét đẹp chân chính.

thương quan đi với quý nhân, thái cực mới là thương quan, cái còn lại gọi là quỷ thương.

thương quan có thể biến điều không thể thành có thể.

thương quan tắm mình trong quan ấn là đúng đạo.

thương quan lập nghiệp nhờ thất sát.

thương quan thấy thiên tài thì ban đầu nghèo, lúc sau sẽ giàu có.

thương quan đi xuống đáy của xã hội, không phải là xấu mà là cát tường.

thương quan thấy quan, luôn có 2 nửa cuộc đời, trước ở đáy thì sau ở đỉnh, trước ở đỉnh thì sau ở đáy.
Trích dẫn

Tok's Photo Tok 16/04/2016

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hieuthuyloi, on 16/04/2016 - 07:16, said:

thương quan có gian khổ mới thành tài.

thương quan là nét đẹp chân chính.

thương quan đi với quý nhân, thái cực mới là thương quan, cái còn lại gọi là quỷ thương.

thương quan có thể biến điều không thể thành có thể.

thương quan tắm mình trong quan ấn là đúng đạo.

thương quan lập nghiệp nhờ thất sát.

thương quan thấy thiên tài thì ban đầu nghèo, lúc sau sẽ giàu có.

thương quan đi xuống đáy của xã hội, không phải là xấu mà là cát tường.

thương quan thấy quan, luôn có 2 nửa cuộc đời, trước ở đáy thì sau ở đỉnh, trước ở đỉnh thì sau ở đáy.

a hiếu thủy lợi ơi, quỷ thương thì xấu như thế nào hả a
Trích dẫn

hieuthuyloi's Photo hieuthuyloi 16/04/2016

các sách ba tàu nổi tiếng là lửng lơ con cá vàng, tụi nó viết như vậy nè


thương quan kiến quan họa trăm mối

trụ năm có thương quan không có đủ cha mẹ

trụ tháng có thương quan không có đủ anh em

trụ ngày có thương quan cho thấy khó mà có thê thiếp

trụ giờ có thương quan cho thấy không có con cháu !

kỳ thực tụi nó cố tình bỏ đi khái niệm thế nào là thương quan, mà chỉ viết lửng lơ hòng đánh đố người đọc

cho mấy em nắm không chắc hoảng loạn hoặc mừng hụt !


thương quan là thứ không kiêng nể gì ai, khinh thế ngạo vật, nó chắc cũng phải cỡ tôn ngộ không có 72 phép màu mới dám quậy tưng quan ấn như vậy, chứ hàng thứ dân nhãi nhép làm gì dám !

Do đó không phải là thái tuế mà dám ngồi với thái tuế khác nào khi quân phạm thượng, nhẹ thì tù tội, đày ải, cấm vận, nặng thì mất mạng.
dân thường có thương quan ngồi với vua hay tranh cãi tay đôi với vua thì bị trừng phạt ngay, làm bạn với vua như làm bạn với cọp, nên người ta nói người nhỏ biết việc nhỏ, yếu mà đòi ra gió là tàn đời.

Vì vậy hàng thứ dân, mà mang thương quan đúng là nghiệp chướng ! Những gì mà ba tàu viết ứng nghiệm với dân thường nên gọi là quỷ thương. Dân thường sợ nó ! Chỉ mong bình an,cơm 2 bữa.

còn thương quan của hàng gọi là vua biết mặt chúa biết tên bao giờ nó cũng nắm lệnh, có quý nhân phò tá, có thái cực tướng tinh, quốc ấn hộ thân, thực thần tương trợ, dưới khắc sát, trên hợp kiêu thần, nó mới đích thực là thương quan đúng nghĩa.
Trích dẫn

aioidungchom's Photo aioidungchom 17/04/2016

Các bác cho cháu hỏi :
Trường hợp Tài Sát Ấn đều vượng, Thiên can Lộ Tài và Tỷ . Địa chi ẩn Sát , Ấn.Tài không phá Ấn(Tài Ấn cách Xa nhau) .Tài sinh Sát , Sát Lại sinh Ấn . Thì thuộc cách gì ạ?. Sát có biến thành Quan không ? .
Trích dẫn

ThichNguNgay's Photo ThichNguNgay 23/04/2016

thương quan có gian khổ mới thành tài.

- Xin hỏi có cách nào không gian khổ cũng thành tài ??? Không kiên trì phấn đấu cũng thành tài ??? Sách nào nói vậy ??? Chân lý ???

thương quan là nét đẹp chân chính.

- thương quan nào là nét đẹp chân chính ???
Hoả thổ , thổ kim hay thuỷ mộc ???

thương quan đi với quý nhân, thái cực mới là thương quan, cái còn lại gọi là quỷ thương.

- sẽ nói bên dưới .

thương quan có thể biến điều không thể thành có thể.

thương quan tắm mình trong quan ấn là đúng đạo.
thương quan lập nghiệp nhờ thất sát.

thương quan thấy thiên tài thì ban đầu nghèo, lúc sau sẽ giàu có.

- bán giời không văn tự .
thương quan đi xuống đáy của xã hội, không phải là xấu mà là cát tường.

thương quan thấy quan, luôn có 2 nửa cuộc đời, trước ở đáy thì sau ở đỉnh, trước ở đỉnh thì sau ở đáy.

các sách ba tàu nổi tiếng là lửng lơ con cá vàng, tụi nó viết như vậy nè


thương quan kiến quan họa trăm mối

trụ năm có thương quan không có đủ cha mẹ

trụ tháng có thương quan không có đủ anh em

trụ ngày có thương quan cho thấy khó mà có thê thiếp

trụ giờ có thương quan cho thấy không có con cháu !

kỳ thực tụi nó cố tình bỏ đi khái niệm thế nào là thương quan, mà chỉ viết lửng lơ hòng đánh đố người đọc

cho mấy em nắm không chắc hoảng loạn hoặc mừng hụt !


thương quan là thứ không kiêng nể gì ai, khinh thế ngạo vật, nó chắc cũng phải cỡ tôn ngộ không có 72 phép màu mới dám quậy tưng quan ấn như vậy, chứ hàng thứ dân nhãi nhép làm gì dám !

Do đó không phải là thái tuế mà dám ngồi với thái tuế khác nào khi quân phạm thượng, nhẹ thì tù tội, đày ải, cấm vận, nặng thì mất mạng.
dân thường có thương quan ngồi với vua hay tranh cãi tay đôi với vua thì bị trừng phạt ngay, làm bạn với vua như làm bạn với cọp, nên người ta nói người nhỏ biết việc nhỏ, yếu mà đòi ra gió là tàn đời.

Vì vậy hàng thứ dân, mà mang thương quan đúng là nghiệp chướng ! Những gì mà ba tàu viết ứng nghiệm với dân thường nên gọi là quỷ thương. Dân thường sợ nó ! Chỉ mong bình an,cơm 2 bữa.

còn thương quan của hàng gọi là vua biết mặt chúa biết tên bao giờ nó cũng nắm lệnh, có quý nhân phò tá, có thái cực tướng tinh, quốc ấn hộ thân, thực thần tương trợ, dưới khắc sát, trên hợp kiêu thần, nó mới đích thực là thương quan đúng nghĩa.

Cùng kiểm tra xem cái chân lý thương quan này nó như thế nào , hay chỉ là nói miệng .

Lấy tạm can Giáp :
Quốc ấn : thấy Tuất
thái cực thấy tý ngọ
Quý nhân : được mệnh danh quý nhân mạnh mẽ giáng phúc trừ hoạ duy có 2 vị thiên ất và thiên nguyệt .
Thiên ất : sửu mùi
Thiên nguyệt : hợi bính
Dưới khắc thất sát : tức chi khắc quan , không có chuyện ngọ khắc thân , hoặc Đinh gặp thân để mà khắc .
Vậy :
Có thái cực và quốc ấn , dưới khắc sát sẽ thôi quý nhân thôi hợp kiêu thần thôi thực thần tương trợ và ngược lại , được này khuyết kia .

Tưởng tượng thì luôn đẹp nhưng thực tế phũ phàng .

Khoảng cách giữa man thư và chân lý mong manh lắm .
Trích dẫn

hieuthuyloi's Photo hieuthuyloi 24/04/2016

Là nó mà không phải là nó. Nếu nó rõ ràng, chính xác như cái kiểu tư duy tuyến tính của phương tây thì chắc ai cũng coi tử bình của trung quốc là thứ tầm thường, rồi cũng bắt chước được, sao chép được.

Ông cố công phân tích bằng mọi năng lực học thuật chẳng qua là phí công vô ích mà thôi, chẳng đi đến đâu cả.


tôi ví dụ: sách viết chính tài là vợ, thiên tài là cha, trong tử bình không có vụ khẳng định mà phải nói là Tùy !

tôi đã kiểm nghiệm, có trường hợp đúng như thế, nhưng có những trường hợp không phải thế !

nó còn tùy vào nhiều nhân tố nhất là những nhân tố ẩn có ảnh hưởng lớn , có trường hợp tài chẳng qua là của cải trong thiên hạ,mục tiêu là bày mưu tính kế mà lấy nó, chẳng phải cha hay vợ gì gì cả.

Nó biến hóa trong nhiều trường hợp, vì thế ai nói chân lý, người đó chưa hiểu.
Sửa bởi hieuthuyloi: 24/04/2016 - 18:39
Trích dẫn

Tonggiang's Photo Tonggiang 25/04/2016

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hieuthuyloi, on 24/04/2016 - 18:18, said:




tôi ví dụ: sách viết chính tài là vợ, thiên tài là cha, trong tử bình không có vụ khẳng định mà phải nói là Tùy !

tôi đã kiểm nghiệm, có trường hợp đúng như thế, nhưng có những trường hợp không phải thế !



Cái thuyết " Chính Tài là vợ " chưa biết có đúng hay không ? Nhưng mà sách viết " Thiên Tài là Cha " thì tôi đành phải dừng lại, đặt ngay một dấu hỏi to tướng vào đó cái đã ?

Thiên Tài hay Chính Tài thì cũng là cái Ta khắc ,nếu là vợ thì còn tạm thấy có lý với người xưa ,thời nay "Khắc Ngược " thì có !

Nếu Thiên Tài là Cha (mà đúng ), tổng hợp với ý trên thì có lẽ câu nói đùa ngày nào nay biến thành sự thật ?:

" Nhất Vợ - Nhì Giời- Ba Ta -Bét Bố "

Sách Dự Đoán Theo Tứ Trụ của Thiệu Vĩ Hoa viết :

"Kiếp Tài của nam là vợ ,chi ngày là sao vợ ,tháng là cung hôn nhân ,ngày là cung phối hôn "

" Kiếp Tài đóng ở ngày ,chủ về Vợ nội trợ tốt ,hoặc nhờ vợ mà phát tài"

Trích dẫn

Tonggiang's Photo Tonggiang 25/04/2016


Gần đây ,d đ có vẻ trầm xuống nhưng ở topic này đọc chỉ vài bài của @hieuthuyloi và @ThichNguNgay rất " CHẤT " !

Nó đi thẳng vào những vấn đề cốt lõi nhất của Mệnh Lý hiện đại .

Trước đây tôi hay nhắc đến bài " Trăm Năm Mệnh Lý Què Quặt " của Vương Khánh mà tôi rất tâm đắc .

Thực ra Vương Khánh chỉ đánh một tiếng chuông cảnh tỉnh người hữu duyên - điều đó là quá đủ đối với người quyết tâm học Mệnh Lý bằng được ( tuy quá gian nan )!

Nếu được phép nói leo một câu với Vương Khánh thì tôi có thể mạnh dạn nói rằng :

" Cái thứ Tử Bình mà lâu nay sách vở hỗn tạp trắng đen truyền lại ,tựa như râu ông nọ cắm vào ( ??? ) bà kia " !

Rất cần có những con người dũng cảm " mở đường máu " phá tan vòng vây u ám vàng thau lẫn lộn bấy lâu .


Trích dẫn

ThienKhanh's Photo ThienKhanh 27/04/2016

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tonggiang, on 25/04/2016 - 08:29, said:

Cái thuyết " Chính Tài là vợ " chưa biết có đúng hay không ? Nhưng mà sách viết " Thiên Tài là Cha " thì tôi đành phải dừng lại, đặt ngay một dấu hỏi to tướng vào đó cái đã ?

Thiên Tài hay Chính Tài thì cũng là cái Ta khắc ,nếu là vợ thì còn tạm thấy có lý với người xưa ,thời nay "Khắc Ngược " thì có !

Nếu Thiên Tài là Cha (mà đúng ), tổng hợp với ý trên thì có lẽ câu nói đùa ngày nào nay biến thành sự thật ?:

" Nhất Vợ - Nhì Giời- Ba Ta -Bét Bố "

Hào 2 quẻ Mông: bao mông, nạp phụ cát, tử khắc gia. Tử khắc gia là con khắc cha, được chữ Cát. Cho nên nói Thiên Tài là cha là có cơ sở học thuật, cũng không phải chuyện trăm năm hy hữu.

Lẽ thường tình: còn nhỏ thì cha đi làm kiếm tiền nuôi mình. Lớn lên thì cha để của lại cho. Tài là nguồn dưỡng mệnh nên cha là Tài, là Thiên Tài.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tonggiang, on 25/04/2016 - 08:29, said:

Sách Dự Đoán Theo Tứ Trụ của Thiệu Vĩ Hoa viết :

"Kiếp Tài của nam là vợ ,chi ngày là sao vợ ,tháng là cung hôn nhân ,ngày là cung phối hôn "

" Kiếp Tài đóng ở ngày ,chủ về Vợ nội trợ tốt ,hoặc nhờ vợ mà phát tài"

"Kiếp Tài của nam là vợ ,chi ngày là sao vợ ,tháng là cung hôn nhân ,ngày là cung phối hôn": lẫn lộn giữa tinh và cung.
"Kiếp Tài đóng ở ngày ,chủ về Vợ nội trợ tốt ,hoặc nhờ vợ mà phát tài": manh phái

Bác Tonggiang có thể cung cấp thông tin về quyển sách này của cụ Thiệu do nhà xuất bản nào làm, năm xuất bản và trích trang mấy hay không? Tôi muốn xem lại xem TVH có luận manh phái hay không, nếu có thì đến đâu. Vì thường thì khi viết sách, TVH viết chủ yếu là vượng suy, thuần sinh khắc chế hoá, kèm theo 1 chút kiến thức cung tinh chứ không thấy có manh phái. Đồng thời đối với cung tinh, TVH viết có lớp lang, chặt chẽ, chưa thấy có hiện tượng lẫn lộn cung tinh như phía trên.
Sửa bởi ThienKhanh: 27/04/2016 - 15:55
Trích dẫn

Tonggiang's Photo Tonggiang 27/04/2016

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienKhanh, on 27/04/2016 - 15:50, said:



Hào 2 quẻ Mông: bao mông, nạp phụ cát, tử khắc gia. Tử khắc gia là con khắc cha, được chữ Cát. Cho nên nói Thiên Tài là cha là có cơ sở học thuật, cũng không phải chuyện trăm năm hy hữu.

Lẽ thường tình: còn nhỏ thì cha đi làm kiếm tiền nuôi mình. Lớn lên thì cha để của lại cho. Tài là nguồn dưỡng mệnh nên cha là Tài, là Thiên Tài.



"Kiếp Tài của nam là vợ ,chi ngày là sao vợ ,tháng là cung hôn nhân ,ngày là cung phối hôn": lẫn lộn giữa tinh và cung.
"Kiếp Tài đóng ở ngày ,chủ về Vợ nội trợ tốt ,hoặc nhờ vợ mà phát tài": manh phái

Bác Tonggiang có thể cung cấp thông tin về quyển sách này của cụ Thiệu do nhà xuất bản nào làm, năm xuất bản và trích trang mấy hay không? Tôi muốn xem lại xem TVH có luận manh phái hay không, nếu có thì đến đâu. Vì thường thì khi viết sách, TVH viết chủ yếu là vượng suy, thuần sinh khắc chế hoá, kèm theo 1 chút kiến thức cung tinh chứ không thấy có manh phái. Đồng thời đối với cung tinh, TVH viết có lớp lang, chặt chẽ, chưa thấy có hiện tượng lẫn lộn cung tinh như phía trên.

Về vụ Bất Hiếu Vô Đạo của Thiên Tài bạn có thể tham khảo thêm Tích Thiên Tuỷ , Nhậm Thiết Tiều giảng khá kỹ !

Sách Thiệu Vỹ Hoa gộp chung với Trần Viên ,tên sách như đã dẫn - chương 15 - HÔN NHÂN trang 463 ( NXB VHTT- người dịch -Nguyễn Văn Mậu /2008 ).

Mong bạn tìm đọc !

Trích dẫn

hieuthuyloi's Photo hieuthuyloi 27/04/2016

2 suy luận về thương quan.

+ suy luận 1: Người mang tâm tính thương quan, họ cho rằng mọi việc hiển nhiên là phải liều lĩnh, hiển nhiên là phải táo bạo, dám đối mặt với mọi rủi ro, và không việc gì không làm được, càng rủi ro thì càng thu nhiều lợi ích, điều nguy hiểm là họ luôn cho rằng độc cô cầu bại, không có bại, chỉ có thắng, hoặc phần được nhiều hơn phần mất. Họ rất tự tin và thích thể hiện mình, thích nổi danh. Họ chưa bao giờ thất bại,bất khả chiến bại, nên họ tự tin rằng, họ có thể liều lĩnh trong mọi trường hợp và phần thắng luôn thuộc về họ.

---- khi gặp cái hố quan tinh, kỳ lạ là họ đổ bao sức lực, dồn hết mọi giá trị cao nhất của tâm tính thương quan, họ thua vẫn hoàn thua, mất nhiều hơn được ! Mà càng thua họ càng cú, càng đổ hết tài lực vào đó, và họ mất sạch. Nó trái với lá bùa hộ mệnh mà họ xem là con át chủ bài, 99 trận thắng, chỉ 1 trận thua chôn vùi tất cả !

+ suy luận 2: Người mang tâm tính quan ấn, tính tuân thủ ràng buộc, tính kỹ lưỡng, cẩn thận, tính nguyên tắc, tính bài bản là chủ đạo, họ lại khá thận trọng, họ không dám gánh rủi ro mà luôn chắc như bắp họ mới làm, họ cũng không bạo tính, bạo miệng như TH1, họ không dám gánh trách nhiệm hay gánh vác trọng trách như TH1, họ có vẻ không tự tin, cả gan và táo bạo như TH1, trái lại họ luôn chọn sự an toàn thay cho rủi ro, cái gì không rõ ràng, nguyên tắc mà lại linh hoạt chắc chắn họ sẽ chọn đường lùi ! Họ thích ẩn danh, thầm lặng trong lá ủ, hơn là thể hiện bản thân.

------ Đến khi gặp thương quan, từ 1 kẻ vô danh tiểu tốt, họ bỗng nhiên, cả gan, táo bạo và càng nâng tầm, nâng chất, họ càng thắng lớn ! Từ bùn đen họ bay lên trời xanh.


Đó là 2 hình tượng đối lập.
------
Trích dẫn

ThienKhanh's Photo ThienKhanh 28/04/2016

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tonggiang, on 27/04/2016 - 16:48, said:

Sách Thiệu Vỹ Hoa gộp chung với Trần Viên ,tên sách như đã dẫn - chương 15 - HÔN NHÂN trang 463 ( NXB VHTT- người dịch -Nguyễn Văn Mậu /2008 ).
Mong bạn tìm đọc !

Cám ơn bác Tonggiang. TK có cuốn này và có tra rồi. Quả thật là có 2 câu trên. Chỉ có điều mấy đoạn như vầy, tức là viết mà không có giải thích nguyên do, không có ví dụ, thường TK không quan tâm. Bởi vì những cái dạng "khẩu quyết" như vầy, nó cần phải có điều kiện đi kèm.

Chẳng hạn "Kiếp Tài đóng ở ngày, chủ về vợ nội trợ tốt, nhờ vợ mà phát tài": cần phải đi kèm điều kiện là thân nhược không gánh nổi Tài. Khi thân nhược không gánh nổi tài, cung phu thê Kiếp Tài là tốt nhất vì lúc đó Nhật chủ gặp đất lộc. Thân nhược gặp lộc là đắc lộc. Lộc lại là Kiếp Tài có tính chất cạnh tranh mạnh, giành giật tài lộc thì lại càng đắc đại lộc. Lại thêm lấy chủ chế khách, nên bản thân quản lí tài lộc, là số làm ông chủ. Vợ giúp cho quản lí tài lộc thì đoán là nội trợ tốt.

Ở đây không xem Kiếp Tài là sao vợ, mà luận cung tài giáng phúc khí. Tức là luận cung chứ không phải luận Thập Thần. Topic này luận thập thần.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tonggiang, on 27/04/2016 - 16:48, said:

Về vụ Bất Hiếu Vô Đạo của Thiên Tài bạn có thể tham khảo thêm Tích Thiên Tuỷ , Nhậm Thiết Tiều giảng khá kỹ !

Đó chỉ là quan điểm của Nhâm Thiết Tiều. Thật ra đọc Trích Thiên Tuỷ của ông Nhâm thì cũng mang ơn vì ông đã giảng giải. Nhưng nếu nói thật thì Nhâm Thiết Tiều còn thua Từ Lạc Ngô 1 bậc khi luận khí tượng. Đọc phần luận tinh khí và thần khí sẽ thấy.

Như đã nói, việc con khắc cha là cát đã có nêu rất rõ ràng trong Kinh Dịch. Cho nên việc dụng Thiên Tài là để xem cha, TK thấy vẫn có thể hiểu được.

Phía dưới đây TK có lấy ra 4 bát tự trong tư liệu của TK. Đây là 4 bát tự có thật, đều là những người xung quanh và TK biết rõ, và những người này chưa từng tiết lộ bát tự lên mạng bao giờ (hoặc có mà TK không biết). Cả 4 bát tự này đều khắc cha hoặc bị cha khắc.

Nếu không dùng Thiên Tài là cha, không biết bác Tonggiang có thể giải thích tại sao khắc cha hoặc bị cha khắc không?

(1) Khôn: Tân Mùi - Tân Sửu - KỶ Hợi - Ất Sửu

(2) Càn: Ất Hợi - Mậu Tý - TÂN Tỵ - Quý Tỵ

(3) Càn: Quý Dậu - Tân Dậu - NHÂM Dần - Bính Ngọ

(4) Khôn: Quý Hợi - Ất Mão - NHÂM Dần - Bính ngọ

Tạo (1) và tạo (2) là 2 chị em ruột. Cha mẹ li dị từ sớm, ở với mẹ, kỵ cả cha lẫn mẹ, rất kỵ cha.

Tạo (3) vẫn còn ở với cha mẹ. Cha mẹ vẫn khoẻ mạnh. Rất kỵ cha, đã từng đánh nhau với cha.

Tạo (4): cha mẹ li dị, ở với mẹ. Tình cảm với cha hờ hững, mẹ 1 tay lo lắng.
Sửa bởi ThienKhanh: 28/04/2016 - 00:07
Trích dẫn

Tonggiang's Photo Tonggiang 28/04/2016

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienKhanh, on 27/04/2016 - 15:50, said:



Hào 2 quẻ Mông: bao mông, nạp phụ cát, tử khắc gia. Tử khắc gia là con khắc cha, được chữ Cát. Cho nên nói Thiên Tài là cha là có cơ sở học thuật, cũng không phải chuyện trăm năm hy hữu.

Lẽ thường tình: còn nhỏ thì cha đi làm kiếm tiền nuôi mình. Lớn lên thì cha để của lại cho. Tài là nguồn dưỡng mệnh nên cha là Tài, là Thiên Tài.


Theo Trình Y Xuyên :" Hào hai ,ở đời mờ tối " ... " có Đức cứng và Trung Chính ,lại ứng với Hào năm ,tức là kẻ được dùng với đời ,mà chỉ riêng mình sáng suốt vậy " . Liền đó lấy ngay Vua Nghiêu ,Thuấn để làm ví dụ , ta không thể bỏ qua chi tiết này !

Bất kỳ ai học Tử Bình cũng biết " Thiên Tài " là " Chúng Nhân Chi Tài " ....

Cho nên tôi mới bảo là " râu ông nọ cắm vào (???) bà kia " !

Trích dẫn

ThienKhanh's Photo ThienKhanh 28/04/2016

Không hiểu lắm tại sao nói râu ông nọ cắm cằm bà kia.

Luận lục thân: thiên tài là cha, chính tài là vợ.

Luận tiền tài: thiên tài là tiền của thất thường, chính tài là tiền của định kì.

Ở đây đang dùng thập thần luận lục thân, và đang xem Thiên Tài có phải là cha hay không; chứ đâu phải luận tiền tài. Nếu theo như bác nói, Thiên Tài là của cải của thiên hạ, tức là luận tiền tài, thì Thực Thương không phải con cái, mà Thực Thương phải là cách kiếm tiền, hoặc nguồn tiền từ đâu tới.

Cũng giống xem Dịch, cùng 1 quẻ, nhưng xem làm ăn thì Tài là tiền, hỏi gia đạo thì Tài là vợ. Tuỳ theo lĩnh vực muốn coi mà lựa chọn tượng loại của Thập Thần.

Không biết bác Tonggiang nói râu ông nọ cắm cằm bà kia là làm sao?

-----

Lập luận của ông Nhậm cho là Kiêu là cha, Ấn là mẹ (phủ định Thiên Tài là cha), Thực Thương là con (phủ định Quan Sát là con của mệnh nam), vậy 1 đường luận xuống.

Ấn thụ là cha mẹ, vậy ông bà là Quan Sát, vì Quan Sát sinh ra Ấn thụ. Vậy Tài là vợ, Tài sinh Quan Sát vậy vợ sinh ra ông bà. Cũng là loạn luân thường đạo lý.

-----

TK rất tò mò nếu như nói Thiên Tài không phải là cha mà Thiên Ấn mới là cha theo lập luận của ông Nhậm Thiết Tiều mà bác đã dẫn, thì 4 tạo khắc cha phía trên, không biết bác dùng yếu tố nào để luận khắc cha?
Sửa bởi ThienKhanh: 28/04/2016 - 10:40
Trích dẫn

Tonggiang's Photo Tonggiang 28/04/2016

Tôi nói có sách ,mách có chứng mà bạn còn không vỡ ra được thì tôi cũng đành chịu !

Khổng Tử bảo cử một góc mà không hiểu được ba góc kia thì không bảo nữa !

-Tử Vi có cách " học một biết mười " đã là khủng lắm rồi

- Đến " Nhất Chưởng Kinh " của QuachNgocBoi dịch mà bạn
@TuanKiet đưa lên trong phòng Tử Vi nói về Thiên Thọ Tinh :

" Nhất văn thiên ngộ tâm từ thiện

Hỷ nộ trung gian hữu chủ trương "

Thì còn "kinh khủng t ởm " đến cỡ nào ?

Thôi thì tuỳ duyên bạn ạ ,tôi dừng ở đây thôi , chúc mọi người vui vẻ !


Sửa bởi Tonggiang: 28/04/2016 - 11:08
Trích dẫn


5 6 7 8 9 |»|