←  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

CẤU THÀNH CỦA 1 NĂM THỜI TIẾT, CẤU THÀNH C...



1 2 3 4

BRIGHT's Photo BRIGHT 25/12/2015

Chào yon,

Không biết yon có hay dùng excel hay không?

mình đang dùng excel để chọn Giáp Tý thượng -trung-hạ.Tuy nhiên sao excel không biết đường chọn có lẽ mình viết công thức sai.

nếu bạn có viết được công thức chọn Giáp Tý thượng -trung-hạ khi mình nhập bất kỳ 1 ngày nào đó trên excel giúp chọn chính xác giáp tý thượng-trung hạ thì rất tốt đó.

Thanks
Trích dẫn

BRIGHT's Photo BRIGHT 25/12/2015

file đính kèm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trích dẫn

BRIGHT's Photo BRIGHT 25/12/2015

Hi yon,

Mình làm chương trình chọn được giáp tý nào rồi.
Do code mình chép vào sai nên sai. Giờ mình chép code từ trang web hồ ngọc đức và chạy ok rồi.

Bạn cho mình hỏi : bạn có code tính giờ kết thúc tiết khi không?

Thanks
Sửa bởi VienMinh: 25/12/2015 - 19:57
Trích dẫn

yes or no's Photo yes or no 25/12/2015

Ở nhà mình có sách lịch vạn niên kỳ môn nên chỉ cần mở sách ra là thấy ngay ngày giáp tý

Bạn có thể vào google tìm "cách tính tiết khí năm sau" từ tiết khí năm hiện tại sẽ rõ.
Trích dẫn

BRIGHT's Photo BRIGHT 26/12/2015

Chào các bạn,

Cảm ơn bài viết chia sẻ và hướng dẫn lập bàn kỳ môn của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. về pp lập chuyển bàn và phi bàn.

Nay mình chia sẻ thêm link cách diễn quái theo đại quái:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Các bạn hướng lập cách diễn quái theo đại quái.

Các bạn xem qua và chia sẻ để học thuật không bị rơi vào cái gọi huyền bí.
Sửa bởi VienMinh: 26/12/2015 - 08:49
Trích dẫn

BRIGHT's Photo BRIGHT 27/12/2015

Phi bàn cho nhật gia kỳ môn với thần sát.

Các bạn xem qua: có gì sai xót mình sửa lại và bổ sung thêm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi VienMinh: 27/12/2015 - 09:33
Trích dẫn

BRIGHT's Photo BRIGHT 31/12/2015

Mình bổ sung thêm niên bàn và nguyệt bàn cho trọn vẹn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trích dẫn

yes or no's Photo yes or no 31/12/2015

Bạn VienMinh này đưa pic mà không giải thích gì hết thì làm sao mà hiểu được.
Đây là niên bàn của yon (tuy dùng phi bàn nhưng không dùng Thái thường)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi yes or no: 31/12/2015 - 23:08
Trích dẫn

yes or no's Photo yes or no 31/12/2015

Còn nguyệt gia kỳ môn là đây phải không bạn VienMinh?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trích dẫn

maphuong's Photo maphuong 03/01/2016

Chào mừng Mr VietnamConcrete đến với Kỳ Môn, Nhâm chơi chưa đã nay chuyển sang Giáp rồi, chỉ còn thiếu Ất thôi.

VienMinh đừng nhầm lẫn giữa cục Kỳ Môn và cục Huyền Không.
Câu hỏi đã hỏi bên HKLS và được trả lời nhưng chưa hiểu hay sao mà vẫn hỏi lại khái niệm cơ bản Chính Thụ, Siêu Thần, Tiếp Khí và Trí Nhuận pháp. Hãy copy hoặc trình bày lại để xem xem nào.

Hãy lấy cụ thể 1 ngày gần đây nhất làm ví dụ, trình bày đầy đủ.
Khi lập bàn kỳ môn cần phải ghi rõ xác định:
- Tam Kỳ Lục Nghi.
- Trực Phù.
- Trực Sử.

maphuong
Trích dẫn

BRIGHT's Photo BRIGHT 04/01/2016

Chào bạn maphuong,

Chúc buổi sáng vui vẻ.

1.Lâu quá không thấy bạn hồi âm nên mình tự tìm được rồi.
về chính thụ, siêu tiếp khí thôi nha.
vd1:ngày 04/01/2016DL(tiết Đông Chí, tiếp khí 7ngày)
vd2:ngày 04/02/2016Dl(tiết Lập xuân, siêu 8ngày)
vd3:ngày 07/07/2014DL(tiết Tiểu Thử, chính thụ)

các ví dụ trên có gì sai, bạn hướng dẫn lại luôn để mình và các bạn cùng tìm hiểu.
Còn về trí nhuận và lấy cục đợi bạn hướng dẫn với ví dụ cụ thể.

2.Mình vi phạm copy và paste bị người ta yêu cầu gỡ bỏ hình rồi.

3.Mình mới biết chút chút với kỳ môn nên chưa làm được theo yêu cầu từ bạn. Nếu được sự chia sẻ thêm từ bạn sẽ thêm cách mới để các bạn cùng tham khảo.

Thanks
Sửa bởi VienMinh: 04/01/2016 - 08:53
Trích dẫn

yes or no's Photo yes or no 04/01/2016

@VienMinh
Sao bạn đặt nặng vấn đề siêu thần, tiếp khí quá vậy? Siêu thần, tiếp khí chỉ dùng để đặt nhuận trước Hạ chí [nhuận tiết Mang chủng (tức là thượng trung hạ dương 6 3 8, rồi lại thượng trung hạ 6 3 9), rồi mới bắt đầu dùng thượng nguyên của tiết Hạ chí. Hay là đặt nhuận trước tiết Đông chí [nhuận tiết Đại tuyết (tức là thương trung hạ 4 7 1, rồi lại thượng trung hạ 4 7 1), rồi mới bắt đầu thượng nguyên của tiết Đông chí]
Cứ 3 năm là 1 lần đặt nhuận. Bình thường bạn cứ dùng thượng trung hạ nối tiếp nhau, đến năm thứ 3 thì bắt đầu chú ý đến ngày bắt đầu khởi tiết, và ngày giáp tý bắt đầu khởi thượng nguyên xem là Siêu thần hay Tiết khí để đặt nhuận.
Thí dụ như:
Năm Đinh hợi 2007 nhuận tiết Đại tuyết.
Năm Canh dần 2010 nhuận tiết Mang chủng.
Năm Quý Tị 2013 là nhuận tiết Mang chủng.
Năm Bính Thân 2016 cũng nhuận tiết Mang chủng.
Trích dẫn

yes or no's Photo yes or no 05/01/2016

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

yes or no, on 04/01/2016 - 15:34, said:

@VienMinh
(tức là thượng trung hạ dương 6 3 8, rồi lại thượng trung hạ 6 3 9),

Mình xin chỉnh chỗ này lại 1 chút vì viết nhầm:
(tức là thượng trung hạ dương 6 3 9, rồi lại thượng trung hạ 6 3 9),

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

yes or no, on 04/01/2016 - 15:34, said:

@VienMinh
và ngày giáp tý bắt đầu khởi thượng nguyên xem là Siêu thần hay Tiết khí để đặt nhuận.
Mình xin viết lại 1 chút: là ngày bắt đầu khởi thượng nguyên (tức là ngày Giáp Tý, hay giáp ngọ, hay kỷ mão, hay kỷ dậu.
Trích dẫn

vietnamconcrete's Photo vietnamconcrete 15/05/2017

Lại nói về "siêu thần, tiếp khí" của kỳ môn thời gia. Do đọc sách rất khó hiểu nên VN post thử ví dụ thực tế lên đây, mong mọi người cùng thảo luận:

TRÍCH ĐOẠN:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 20/12/2015 - 13:53, said:

3. CHÍNH THỤ, SIÊU THẦN, TIẾP KHÍ, TRÍ NHUẬN

Tra bảng dương lịch, ta có thể thấy Tiết/Khí thường đến không trùng với ngày Phù đầu, có nghĩa là ngày Tiết khí đến không nhất thiết là ngày Phù đầu. Nhưng trong môn Độn Giáp, thì mỗi một Tiết/Khí có 3 hầu/nguyên/cục (thượng, trung, hạ):
  • Thượng Nguyên: Giáp Kỷ Tý Ngọ Mão Dậu, tức chúng là ngày Phù đầu của thượng nguyên tiết khí đó. Hay nói cách khác thì Phù đầu thượng nguyên của một tiết khí quy định phải rơi vào ngày Giáp Tý/Ngọ hoặc Kỷ Mão/Dậu
  • Trung Nguyên: Giáp Kỷ gia Dần Thân Tỵ Hợi, tức chúng là ngày Phù đầu của trung nguyên tiết khí đó. Hay nói cách khác, Phù đầu trung nguyên của một tiết khí quy định phải rơi vào Giáp Dần/Thân, Kỷ Tị, Hợi.
  • Hạ Nguyên: Giáp Kỷ gia Thìn Tuất Sửu Mùi, tức chúng là ngày Phù đầu của hạ nguyên tiết khí đó. Hay nói cách khác phù đầu hạ nguyên của một tiết khí phải rơi vào Giáp Thìn/Tuất, Kỷ Sửu/Mùi.
Môn Độn Giáp có lẽ sẽ đơn giản hơn rất nhiều nếu chúng ta chỉ cần lập cục theo tiết khí mà thôi. Nhưng trong thực tế việc phân tách từng cục gọn gàng ra cho từng hầu là không thể, bởi tiết khí có thể giao thoa với một ngày khác của hầu khác. Nếu trong trường hợp tiết khí khởi đầu/kết thúc vào một ngày khác với quy định trên, lập tức sẽ xảy ra một trong hai trường hợp có tên là:
  • Siêu thần: là khi tiết khí chưa đến mà các ngày Phù đầu của cục/hầu (là các ngày Giáp Tý, Giáp Ngọ, Kỷ Mão, Kỷ Dậu) đã tới rồi. Thành ra người ta phải lấy các ngày khởi đầu đó làm ngày khởi đầu cho tiết khí chưa tới. Hành động này được gọi là "Siêu thần".
  • Tiếp khí: là trường hợp ngược lại, tiết khí đã đến rồi nhưng ngày Phù đầu vẫn chưa thèm đến. Thành ra người ta phải lấy ngày Phù đầu đó tính làm ngày khởi đầu cho tiết khí đã đến rồi đó. Hành động này được gọi là "Tiếp khí".

Lấy ví dụ thực tế: tiết Đông Chí của năm Bính Thân tới vào giờ Kỷ Dậu ngày Đinh Sửu tháng 11 âm lịch (tức 21/12/2016 dương lịch), trong khi đó phù đầu của tiết Đông Chí năm ấy là ngày Kỷ Mão (23/12/2016 dương), có nghĩa là tiết khí đến trước phù đầu = "tiếp khí":

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ta thấy rằng trong 3 hầu thượng/trung/hạ của Đông Chí:
  • dư ra các giờ (trong khuyên đỏ và xanh) là Kỷ Dậu, Canh Tuất, Tân Hợi, Nhâm Tý... cho tới Quý Hợi
  • vào giờ Ất Tị của ngày Nhâm Thìn (hầu hạ) đã chuyển từ Đông Chí qua Tiểu Hàn, cho nên các giờ (màu đỏ) từ Ất Tị cho tới Quý Hợi của ngày NHÂM THÌN, QUÝ TỊ đã thuộc tiết Tiểu Hàn
Câu hỏi đặt ra là: các giờ trong khuyên đỏ và xanh chúng ta nên coi là các giờ của Hầu thượng Đông Chí (dương độn cục 1?), hay là (theo phép bổ cứu) coi chúng là các giờ của Hầu Hạ Đông Chí (dương độn cục 4?)

Còn theo VN hiểu là hai ngày Nhâm Thìn và Quý Tị đã bị thiếu giờ, cho nên phải bổ cứu coi chúng là các giờ của Hầu Hạ (dương độn cục 4).
Sửa bởi vietnamconcrete: 15/05/2017 - 00:55
Trích dẫn

vietnamconcrete's Photo vietnamconcrete 15/05/2017

Một ví dụ khác về trường hợp "siêu thần": khí Hạ Chí (hầu thượng - cục 9; hầu trung - cục 3, hầu hạ - cục 6) của năm nay tới vào giờ Canh Ngọ ( 11h24 ngày 21/6/2017) của ngày Kỷ Mão, có nghĩa Phù đầu tới rồi mà Tiết khí chưa tới - cho nên rơi vào trường hợp siêu thần.

Đồng thời, tiết Tiểu thử tới vào giờ Mậu Dần của ngày Ất Mùi (tới vào lúc 4h51 ngày 8/7/2017), xem hình bên dưới ta thấy rằng:
  • Hầu thượng của khí Hạ chí chỉ có 54 giờ, còn 6 giờ của hầu thượng Hạ chí bị tiết Mang chủng chiếm mất.
  • Hầu thượng của tiết Tiểu thử chỉ có 46 giờ, còn 14 giờ của Hầu thượng tiết tiểu thử bị khí Hạ chí chiếm mất.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Câu hỏi: các giờ từ giờ Giáp Tý của ngày Giáp Ngọ (số 196) cho tới giờ Đinh Sửu của ngày Ất Mùi (số 197 - trong khuyên xanh), chúng ta phải coi chúng thuộc hầu Thượng - cục 9 hay là hầu Hạ - cục 6 của Hạ chí?

Theo VN hiểu, do trong trường hợp siêu thần thì hầu thượng bị khuyết thiếu, cho nên phải đem các giờ nói trên bổ khuyết cho hầu thượng - cục 9.

Các thầy thấy sao?
Sửa bởi vietnamconcrete: 15/05/2017 - 09:20
Trích dẫn


1 2 3 4