←  Tử Vi

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Phong cách xem của các thầy Tử Vi xưa - qu...

Locked

24 25 26 27 28 |»|

Hoa Cái's Photo Hoa Cái 20/03/2019

TDS vừa gian và ác ! Giỏi thì có giỏi -- siêu việt chữ nghĩa - trí nhớ phi thường - nhưng tư cách hèn kém . Ông bạn thân tuổi Kỷ Sửu (hồ sơ đem đố xem đầu năm xãy ra 3 việc gì) cũng chê trách ông TDS tương tự . Giọng văn trong Đông A Di Sự là của TDS phóng tác và dùng kỹ thuật siêu việt ngụy tạo các hồ sơ lý số . Công lực của TDS trên xa ThaiDuongVong -- 2 người đều hoang tưởng .

HC
Trích dẫn

Expander's Photo Expander 20/03/2019

Vấn đề anh deephorizon nêu ra rất đúng, nhưng có lẽ đúng với những người thường như chúng ta. Còn tôi tin rằng lịch sử là có bộ đó, chỉ là những ai mới được tiếp cận nó mà thôi.

Các văn tự cổ của ta đã bị lưu lạc vì chiến tranh, vì thay đổi triều đại, thể chế chính trị. Thậm chí việc lưu trữ và truyền bá những tài liệu này còn bị coi là vi phạm pháp luật một thời ở VN (không nói ra nhưng tin rằng quý vị đều biết). Do đó tôi không nghĩ tất cả những văn tự cổ đều có thể được lưu trữ chính thống tại Viện Bảo Tàng.

Còn việc nhiều người biết tới rộng rãi là từ khi cuốn này được dịch ra tiếng Việt. Không có nghĩa rằng khi đó nó mới xuất hiện. Dù gì thì điều chúng ra đang concern ở đây là Integrity của dịch giả!
Trích dẫn

Ngu Yên's Photo Ngu Yên 20/03/2019

Tôi không đủ giỏi về tử vi nên không thể nói về trình độ của ông TĐS.Nhưng về Y khoa thì ông ta giỏi châm cứu, không có trình độ tối thiểu về Tây Y ( tôi có nhiều bệnh nhân đã qua tay ông ta) .Về hán văn thì ông ta giỏi có cử nhân Hán văn SGN dù chỉ đỗ hạng thứ và chắc chắn có sưu tầm nhiều về cổ văn Trung hoa , nhưng các nghiên cứu về các lĩnh vực như khảo cổ, Đông y thì hoàn toàn sai bét hoặc không đáng tin.
Trích dẫn

deephorizon's Photo deephorizon 20/03/2019

Tôi nghĩ có thể ông TDS sang tàu, liên hệ với con cháu nhà trần lưu lạc khi xưa, có tài liệu rồi mô phỏng nó viết bộ D A D Sự. Các lá số đc mô phỏng theo cách rất cách cú, như Huệ túc phu nhân có lá số vượng phu, thái dương tại ngọ...
Tại việt nam tôi chắc là không có bộ tài liệu này, 800 năm bể dâu, thăng long có tới gần 30 lần loạn giặc, binh khói... bộ sách lại không dc sử gia lưu giữ, thực là khó tồn tại lắm!
Hi vọng Tác giả trần quang đông pulic nguồn tài liệu??? khó làm sao?
Trích dẫn

Expander's Photo Expander 20/03/2019

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

deephorizon, on 20/03/2019 - 14:09, said:

Tôi nghĩ có thể ông TDS sang tàu, liên hệ với con cháu nhà trần lưu lạc khi xưa, có tài liệu rồi mô phỏng nó viết bộ D A D Sự. Các lá số đc mô phỏng theo cách rất cách cú, như Huệ túc phu nhân có lá số vượng phu, thái dương tại ngọ...
Tại việt nam tôi chắc là không có bộ tài liệu này, 800 năm bể dâu, thăng long có tới gần 30 lần loạn giặc, binh khói... bộ sách lại không dc sử gia lưu giữ, thực là khó tồn tại lắm!
Hi vọng Tác giả trần quang đông pulic nguồn tài liệu??? khó làm sao?

Đúng là một chữ "Khó".

Bao nhiêu năm nay, vấn đề bản quyền của chúng ta bị coi nhẹ. Đơn cử trong lãnh vực âm nhạc, có rất nhiều tác giả mượn nhạc, mượn lời, mượn ý thơ của người khác khác rồi nghiễm nhiên biến thành của riêng mình, thậm chí trở thành nổi tiếng trong lãnh vực đó. Dịch giả cũng thế, giờ bảo họ công bố sách gốc thì khác gì "giật" mất cần câu cơm của dịch giả. Vì như anh đã nói trong comment trước, chỉ cần 1 giờ thôi (không cần đến 1 ngày) thì đã có hàng tá nơi có bản copy, scan, pdf của bản gốc. Khi đó thì ai mua sách của dịch giả nữa.
Trích dẫn

Hoa Cái's Photo Hoa Cái 20/03/2019

Tôi hay vướng vào thị phi phiền não . Vài tháng trước lại vụ ai là tác giả bài "tôi đưa em sang sông" là của Y Vũ (em trai của Y Vân hay là của Nhật Ngân (tức Trịnh Lâm Ngân ) ?

Ông Y Vũ trình trước công chúng 1 bản thảo cũ kỹ cho thấy (pốt lên youtube) ông là tác giả đích thực nhưng có vài nhân chứng xác nhận thời học sinh tại Đà Nẳng đã truyền tay nhau bản nhạc này của Nhật Ngân và con sông đó là sông Hàn . Và tôi lắng nghe nhạc và lời thì biết chính là Nhật Ngân !

HC
Trích dẫn

Expander's Photo Expander 20/03/2019

Để rộng đường dư luận, tôi xin có mấy lời.

Các quý vị trong mấy giờ qua đều xoáy vào vấn đề tác giả là người giỏi, có tài nhưng gian lanh. Từ đó nghi ngờ các lá số xuất hiện trong bản dịch "Đông A Di Sự" có đáng tin hay là bịa ra để đánh bóng tên tuổi nhà Trần.

- Vấn đề có đáng tin hay không: Thông thường ta chỉ biết năm sinh của các Vĩ Nhân nhà Trần. Với số lượng lớn các lá số trong tác phẩm này, đồng thời với những luận giải rất chi tiết, bám sâu vào hình dáng, tính cách, sự nghiệp. vận hạn cuộc đời, vợ con, đến cả hạn chết của đương số. Vậy thì dưới con mắt của một người nghiên cứu Tử Vi (biginner level như tôi) thì tôi tin đó là lá số thật sự. Bởi lẽ, chúng ta đều tỏ tường một điều rằng dẫu đưa ra một lá số đúng ngày giờ sinh để rồi luận một hồi chẳng thấy ứng vào đương số chút gì thì lá số đó cũng được ném vào thùng rác mà thôi. Còn một lá số lý giải được vận hạn cả đời đương số một cách hợp lý thì sẽ luôn được giữ lại làm tài liệu tham khảo cho các thế hệ sau, để học cách luận giải, để phát triển kiến thức.

- Vấn đề đánh bóng tên tuổi nhà Trần: Thiết nghĩ với 3 lần đánh bại quân Nguyên thì chẳng cần ai khác đánh bóng thì tên tuổi nhà Trần đã sáng rực trong lịch sử Việt Nam và Thế Giới. Huống hồ dịch giả họ Trần (Đại Sỹ hay Quang Đông hoặc Thế Tùng, whatever!) đều là hậu nhân. Vậy thì họ "phát dương quang đại" tiền nhân của họ cũng là lẽ hợp lý, thậm chí là điều mà chúng ta nên học hỏi. Tác phẩm được biết đến là tác phẩm dịch, nhưng cũng không tránh khỏi văn phong của tác giả. Nhưng thiết nghĩ, không vì có thành kiến với một người mà quay mặt hẳn với tác phầm (dịch) của người đó. Điều nên làm là cứ đọc, ngâm cứu và phản biện lại kiến thức. Nếu phản biện được thì mới giỏi, chứ chẳng cần nhìn mà ném ngay tác phẩm của họ xuống chân thì đứa trẻ con chưa biết chữ, chưa biết nói, chưa biết nghĩ cũng làm được.

>> Do vậy quý vị hãy cứ đọc và suy ngẫm thử xem!
Trích dẫn

deephorizon's Photo deephorizon 20/03/2019

@anh expander
DVSKTT:
Đinh Tỵ, [Nguyên Phong] năm thứ 7 [1257], (Tống Bảo Hựu năm thứ 5).Mùa xuân, tháng 2,
Hoàng Bính đem cả nhà đến cửa khuyết, dâng con gái [22a] vào cung. Vua nhận, sách phong làm Huệ
Túc phu nhân.
Mùa thu, tháng 8, chủ trại Quy Hóa1 là Hà Khuất sai chạy trạm tâu [vua] là có sứ Nguyên sang.
Tháng 9, xuống chiếu, lệnh tả hữu tướng quân đem quân thủy bộ ra ngăn giữ biên giới, theo sự
tiết chế của Quốc Tuấn
Nam đinh tỵ được sắc phong tiết chế! tiểu hạn vào mệnh tử sát khúc quyền! cũng ứng nhỉ?
Trích dẫn

Expander's Photo Expander 20/03/2019

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

deephorizon, on 20/03/2019 - 16:53, said:

@anh expander
DVSKTT:
Đinh Tỵ, [Nguyên Phong] năm thứ 7 [1257], (Tống Bảo Hựu năm thứ 5).Mùa xuân, tháng 2,
Hoàng Bính đem cả nhà đến cửa khuyết, dâng con gái [22a] vào cung. Vua nhận, sách phong làm Huệ
Túc phu nhân.
Mùa thu, tháng 8, chủ trại Quy Hóa1 là Hà Khuất sai chạy trạm tâu [vua] là có sứ Nguyên sang.

Tháng 9, xuống chiếu, lệnh tả hữu tướng quân đem quân thủy bộ ra ngăn giữ biên giới, theo sự
tiết chế của Quốc Tuấn
Nam đinh tỵ được sắc phong tiết chế! tiểu hạn vào mệnh tử sát khúc quyền! cũng ứng nhỉ?

Ở đây cần làm rõ, đoạn bôi xanh trên nói đến Hoàng Bính, tức năm Đinh Tỵ 1257 đem cả gia trung sang đất Đại Việt và tiến cung con út, tức Huệ Túc Phu Nhân.

Chi tiết nhắc đến "theo sự tiết chế của Quốc Tuấn" thì chỉ hiểu nôm na là dưới quyền, chịu sự chỉ huy của Quốc Tuấn. Nếu tìm hiểu thêm, trong ĐVSKTT tập 2, thời điểm chống Nguyên Mông lần thứ nhất. "Viết về cuộc chiến này, các bộ sử của hai bên như Đại Việt Sử ký Toàn thư, Nguyên sử, An Nam chí lược đều không đề cập chi tiết gì về vai trò của Hưng Đạo vương trong các trận đánh lớn của cuộc chiến."

Mãi đến cuộc chống Nguyên Mông lần thứ hai, được viết trong ĐVSKTT tập 5 mới viết rõ hơn về Hưng Đạo Vương: Tháng Mười (âm lịch) năm Quý Mùi 1283, để chuẩn bị kháng chiến lần hai, Trần Hưng Đạo được thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông phong làm Quốc công tiết chế thống lĩnh chư quân. Khi này Hưng Đạo Vương được nắm binh quyền toàn quân, hay nói cách khác là toàn quân theo sự tiết chế của Trần Quốc Tuấn.

Vậy thì năm Quý Mùi, dựa vào dấu hiệu gì trên lá số luận ra được sự thăng tiến này của Hưng Đạo Vương. Xin mời anh deephorizon và quý vị tham luận!
Trích dẫn

deephorizon's Photo deephorizon 20/03/2019

Năm quý mùi 1283 lưu đại hạn đến cung quan có Khôi xương khúc, linh đắc lưu tuế hỏ phù (theo cách khởi tại phụ mẫu). tiểu hạn rơi vào cung phúc lưu kình miếu vô chính diệu, hạn ở đây xem ở cung đối có lưu thái tuế tham vũ quốc ấn xương khúc quyền - lĩnh ấn quốc công tiết chế cũng phù hợp.
Năm 1257, trần thủ độ còn nghi kỵ Trần quốc tuấn nên chỉ bày mưu trong trướng, tuy nhiên kế sách đưa ra thấy rõ là nhân tài.
năm 1251 hạn cưới vợ như đã nói ở trên nhưng tháng 4 năm đó cha mất, chưa nhìn ra tang chế vào tháng 4 năm 1251. Quý vị nào khán thêm.
Trích dẫn

Expander's Photo Expander 20/03/2019

Xin cám ơn anh @ deephorizon, tôi hoàn toàn nhất trí với luận giải trên.

Ngoài ra, theo như tôi thấy Tiếu hạn hội Binh Hình Tướng Ấn, Thai Cáo, Hóa Khoa, Thanh Long - Thiên Việt, Thiên Tướng - Thiên Không đều là các cách nắm binh quyền và nổi danh.
Sửa bởi Expander0410: 20/03/2019 - 19:30
Trích dẫn

deephorizon's Photo deephorizon 20/03/2019

Tử sát quyền xương khúc khôi việt, thiếu mất tả hữu - tiếc quá!
Trích dẫn

CaspianPrince's Photo CaspianPrince 20/03/2019

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

deephorizon, on 20/03/2019 - 14:09, said:

Tôi nghĩ có thể ông TDS sang tàu, liên hệ với con cháu nhà trần lưu lạc khi xưa, có tài liệu rồi mô phỏng nó viết bộ D A D Sự. Các lá số đc mô phỏng theo cách rất cách cú, như Huệ túc phu nhân có lá số vượng phu, thái dương tại ngọ...
Tại việt nam tôi chắc là không có bộ tài liệu này, 800 năm bể dâu, thăng long có tới gần 30 lần loạn giặc, binh khói... bộ sách lại không dc sử gia lưu giữ, thực là khó tồn tại lắm!
Hi vọng Tác giả trần quang đông pulic nguồn tài liệu??? khó làm sao?

Nguyên một trong tứ đại sử gia đương đại Việt Nam, Trần Quốc Vượng, có bộ Đông A Di Sự và đã cho cụ Hà Uyên mượn.
Trích dẫn

deephorizon's Photo deephorizon 21/03/2019

@ caspianprince
Cám ơn tt của bạn! Tôi có một suy nghĩ nhỏ. Các nhà sử học vn đều để ngỏ năm tháng sinh của hưng đạo vương! Bất kỳ ai tìm ra đều có công lớn với một anh hùng dân tộc như vậy! Cụ trần quốc vượng lại nhà sử học uy tín. Vậy sao cụ ko đưa ra? Dù để tham khảo?
Tốt nhất hỏi cụ Hà uyên nhỉ?
Trích dẫn

Hoa Cái's Photo Hoa Cái 21/03/2019

Trần Quốc Vượng có nghiên cứu Tử Vi . Lá số của Hưng Đạo Vương được đăng trong sách Tử Vi Áo Bí không giống lá số Tử Sát cư Hợi .

Cho là ông TDS và ông TQV có 1 bản Đông A Di Sự thì chắc có người khác họ Trần cũng có . Tại sao không công bố để wiki hay viet Wiki có dữ kiện quan trọng liên quan đến vị tướng oai hùng này .

Ngay cả 1 nhân vật trong thời cận đại là ông H.C.M cũng không có tài liệu chính thống để khẳng định ông đó sinh năm Tân Mão.

Có 1 nick viết như sau

vấn đề là làm thế nào chủ nhân cho nhận mới là câu hỏi khó chứ -tôi biết bác nguyễn dinh người nam định có bộ này được bác sao chép lại hồi bác còn lamg ở viện hán nôm -nhưng trước khi về với tổ tiên bác ấy đã gửi ngọn lửa mang đi cùng rồi còn một bộ gần như nguyên vẹn đang nằm trong tủ sách cuả bác bửu đình nhưng bác ấy có cho mượn hay không thì còn tùy duyên nhé .

Có ai đọc đâu đó biết ông Bửu Đình có bộ đó ?

Cứ tưởng như bộ Đông A Di Sự là cái gì ghê gớm lắm ! TDS bị khinh rẻ, ngay cả Trần Quốc Vượng chỉ là 1 học giả (có vẻ tư cách bê bối trong hôn nhân -- HC kg thích ông TQV).

Lời văn người xưa mấy trăm năm trước không bóng bẩy như đọc Đông A Di Sự . Khéo quá thành xảo .

HC
Sửa bởi Hoa Cái: 21/03/2019 - 10:26
Trích dẫn
Locked

24 25 26 27 28 |»|