Jump to content

Advertisements




Phong cách xem của các thầy Tử Vi xưa - qua các tác phẩm văn học kinh điển

xuân tóc Đỏ vũ trọng phụng số Đỏ vương hồng sển hà lạc dã phu việt viêm tử lê tư vinh liêm tham tị hợi cách

509 replies to this topic

#346 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5886 thanks

Gửi vào 19/03/2019 - 22:22

Dear Anh Tâm Thiện,

It would be my pleasure!

Regards,

Thanked by 1 Member:

#347 Tâm Thiện

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 5383 Bài viết:
  • 18882 thanks

Gửi vào 19/03/2019 - 22:35

Lá số trên, đương số được các bộ sao sáng sủa hội nơi cường cung. Đáng chú ý là Mệnh ngộ Không Hồng, Tứ Đức, Quang Quý và ngộ cả đủ bộ Nhật Nguyệt, Xương Khúc lẫn Tứ Hóa, Khôi Việt, là người vừa có Đức, có TÂM mà lại vừa Tài, có TẦM. Quả là số đẹp hiếm thấy!

Theo Ông Bố phán lúc đương số mới chào đời đã ứng số về sau: Nhật Nguyệt, tinh minh hợp chiếu hư không, cư trung Khôi, Hồng, nam tất vi tể tướng, nữ tất đắc quý nhân sủng ái”, "Song Đà, Kỵ thì danh không hiển được".

Thanked by 2 Members:

#348 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5886 thanks

Gửi vào 19/03/2019 - 22:43

Tuổi Tân Sửu, Tuần Triệt đồng độ án ngữ tại Thìn - Tị, nơi có Phúc- Điền, làm Thiên Đồng hãm và Vũ Phá hãm được hưởng phản cách. Cũng ứng với việc gia đình họ Hoàng chuyển từ đất Tống sang Đại Việt, phò trợ cho nhà Trần.

Thanked by 1 Member:

#349 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5886 thanks

Gửi vào 20/03/2019 - 00:05

Đọc xong câu chuyện được trích bên trên, chắc hẳn quý vị cũng có cùng suy nghĩ như tôi, tò mò về một nhân vật nắm nhiều huyền cơ. Đó chính là Tống triều di thần Hoàng Bính, thân phụ của Huệ Túc Phu Nhân. Chính ông đã dâng hai bộ sách Tử vi chính nghĩaTriệu Thị Minh Thuyết Tử vi kinh cho vua Trần Thái Tông, để rồi từ đó phát sinh ra phái Tử Vi Đông A vang bóng một thời.

Về lá số của Hoàng Bính, tôi xin "mò" để gửi tới quý vị nào quan tâm.

Trong phần trích trên, có 2 đoạn Hoàng Bính tiết lộ về lá số của mình:

"Ta nhất sinh khảo về Tử Vi thấy cung Tử tức có Lương Nhật tại Mão cung ngộ Khoa, được Thái Âm ở thiên môn chiếu sang, Lương Nhật thuộc Nam đẩu tinh tại nội mạnh hơn Nguyệt ở bên ngoài chiếu, thành ra sinh năm con trai liền. Nhưng Mão là âm cung, thêm Nguyệt chiếu thì thế nào cũng sẽ có một nữ tử quý lắm. Hạn của ta cũng như phu nhân, năm tới đều có số sinh con gái. Như thế thì phu nhân khỏi mong ước lâu."

>> Cung Tử Tức của ông có Lương Nhật tại Mão, như vậy Mệnh của ông có sao Tử Vi tại Ngọ. Lương Nhật ngộ Khoa, vậy thì sinh năm Kỷ, vì thứ tự an tứ hóa là Vũ Tham Lương Khúc.

- Tuổi Kỷ, Mệnh có Tử Vi đóng tại Ngọ cung, là Âm Dương nghịch lý, thuộc Thổ Ngũ Cục, sinh vào các ngày 01 - 13 - 25 - 29 AL.

Lại có đoạn:

"Cung số của ta, Thân tại Di cung ngộ Tham, Quyền, Đào, Hồng, Khôi. Sự nghiệp viên thành ngoại xứ."

>> Hoàng Bính có Thân cư Di nên sinh giờ Mão hoặc Dậu. Di tại Tý có Đào Hoa nên tuổi Hợi Mão Mùi. Lại có Hồng Loan ở đây, nên chốt lại ông tuổi Mão, sinh năm Kỷ Mão 1219 (Khôi tại Tý), nên Mệnh Thành Đầu Thổ, Mệnh Cục Bình Hòa.

Có 2 khả năng để Thân cư Di:

1 - Nếu sinh giờ Mão, để Mệnh tại Ngọ thì ông sinh tháng 8 AL.

2 - Nếu sinh giờ Dậu, ông sinh tháng 2 AL.

Cũng có một vài lựa chọn, theo đó các sao an theo giờ sinh như Xương Khúc, Thai Cáo, Không Kiếp hoặc các sao an theo ngày sinh như Quang Quý, Thai Tọa sẽ khác nhau. Kéo theo Hỏa Linh cũng khác. Còn lại bộ khung chính tinh, bàng tinh, tứ hóa ... thì như nhau.

>> Như vậy, dựa vào 2 dòng trích, ta chỉ có thể tóm lược lại các phương án ngày giờ tháng năm sinh như đã phân tích. Tuy vậy, sau khi suy xét một hồi, tôi quyết định chọn giờ Mão vì để lấy Hỏa đắc địa tại Mệnh vì tôi thấy Hoàng Bính có sự táo bạo, can đảm, có chí khí và có phần liều lĩnh khi đêm gia tộc 1200 người tới biên ải xin lập nghiệp tại An Nam, ứng với Hỏa đắc tại Mệnh. Khi đó cũng ứng Thân có Tham Hỏa (đ) Hình công danh hoạnh phát.

Xin mời quý vị coi lá số:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#350 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5886 thanks

Gửi vào 20/03/2019 - 00:15

“Đông A di sự” có chép về cuộc đối thoại của vua Trần Thái Tông và Hoàng Bính vào năm 1257 khi ông đưa toàn bộ gia tộc xuống phía Nam đến nương thân ở Đại Việt, như sau:


Vua Trần Thái Tông hỏi: “Khanh từng đỗ đệ nhị giáp Tiến sĩ, đã lĩnh chức Thị độc học sĩ triều Tống. Gần đây được ưu ái ban cho lĩnh An phủ sứ châu Tư minh. Thực là hồng ân bao la. Thế sao khanh lại chạy sang xứ thấp nhiệt của quả nhân, xin kiều ngụ?”.


Hoàng Bính đáp rằng: “Khắp gầm trời này, đâu cũng là thiên hạ cả. Đức Khổng tử không hề phân biệt cương giới. Thế thì kẻ vô tài, bất đức như hạ thần đâu dám nghĩ đến Đại Việt, Đại Tống khác nhau? Bảo Hựu hoàng đế Đại Tống trọng đãi thần, thần thực thâm cảm, nguyện kết cỏ ngậm vành. Nhưng, thiên mệnh đã an bài, toàn thể Trung-quốc phải chịu mấy trăm năm dưới ách ác quỷ; khí số nhà Đại-Tống đã hết rồi. Vì vậy, thần mới quan sát thiên văn, tìm nơi mà ác quỷ không thể tác họa, lại có thánh hiền giáng sinh mà ẩn thân.”


Rồi ông chỉ lên trời: “Trời Nam là nơi con cháu Viêm đế trị vì, linh khí ngùn ngụt, thánh nhân giáng trần, cầm gươm đuổi ác quỷ, đó là nơi có thể an thân. Vì vậy thần mới đem tông tộc sang xin bệ hạ cho núp bóng hoàng long”.


Cuối cùng, nhờ có sự giúp sức của cô con gái út là Hoàng Chu Linh, sau này chính là Huệ Túc Phu Nhân mà Hoàng Bính được triều đình nhà Trần cho phép nương tựa.

Sửa bởi Expander0410: 20/03/2019 - 00:19


#351 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5886 thanks

Gửi vào 20/03/2019 - 00:28

Lại nói về Trần Quốc Tuấn, người được Huệ Túc Phu Nhân minh oan nhờ lá số Tử Vi và được vua Trần trọng dụng.

Trong Đông A Di Sự, Trần Nguyên Đán có chép rằng khi thấy vua Trần e ngại trao binh quyền cho Trần Quốc Tuấn, bản thân Huệ Túc Phu Nhân có xem lá số tử vi của Trần Quốc Tuấn và bàn với vua như sau:

Tuổi Nhâm Thìn thuộc mệnh thủy, cung mệnh lại nằm ở Hợi cũng là hành thủy, nơi lập mệnh là nơi chỗ đứng con người, cùng là hành thủy nên cuộc đời lúc nào cũng được thuận tiện.

Cục là bước đi dài ngắn khác nhau, lá số này thuộc kim cục, mà kim sinh thủy, nên cục sinh mệnh lại đồng thời cũng sinh ra hành của cung mệnh, thì từ bản chất, tới chỗ đứng, được bước đi sinh ra. Như vậy không bao giờ thất bại, cũng không bao giờ chết bất đắc kỳ tử. Nếu trao bình quyền cho người này thì chỉ có thắng hoặc hòa chứ không bao giờ bại.

Tử vi, Thất sát thủ mệnh, được Hóa quyền, Văn khúc, Trường sinh phù tá thì đây là số của một bậc tể thần, làm lên sự nghiệp vang lừng khắp hoàn vũ, muôn dân trông chờ, nghìn vạn năm sau còn tôn kính. Nói khác đi, mệnh của vương là mệnh của bậc thánh nhân. Như vậy thì bệ hạ còn trì nghi gì nữa mà không ban chỉ trao quyền Tiết chế cho vương, để vương kịp thời chuẩn bị phá giặc.

Vậy nên mệnh của Hưng Đạo Vương chính là mệnh của bậc Thánh nhân bất bại.

P/s: Quý vị nào có thể giúp tôi đăng lá số của Hưng Đạo Vương lên đây, kèm trích dẫn đoạn này để bạn đọc tiện theo dõi, xin cảm ơn!
P/s: Quý vị nào có thể giúp tôi đăng lá số của Hưng Đạo Vương lên đây, kèm trích dẫn đoạn này để bạn đọc tiện theo dõi, xin cảm ơn!

#352 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5886 thanks

Gửi vào 20/03/2019 - 00:42

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Expander0410, on 20/03/2019 - 00:15, said:

“Đông A di sự” có chép về cuộc đối thoại của vua Trần Thái Tông và Hoàng Bính vào năm 1257 khi ông đưa toàn bộ gia tộc xuống phía Nam đến nương thân ở Đại Việt, như sau:


Vua Trần Thái Tông hỏi: “Khanh từng đỗ đệ nhị giáp Tiến sĩ, đã lĩnh chức Thị độc học sĩ triều Tống. Gần đây được ưu ái ban cho lĩnh An phủ sứ châu Tư minh. Thực là hồng ân bao la. Thế sao khanh lại chạy sang xứ thấp nhiệt của quả nhân, xin kiều ngụ?”.


Hoàng Bính đáp rằng: “Khắp gầm trời này, đâu cũng là thiên hạ cả. Đức Khổng tử không hề phân biệt cương giới. Thế thì kẻ vô tài, bất đức như hạ thần đâu dám nghĩ đến Đại Việt, Đại Tống khác nhau? Bảo Hựu hoàng đế Đại Tống trọng đãi thần, thần thực thâm cảm, nguyện kết cỏ ngậm vành. Nhưng, thiên mệnh đã an bài, toàn thể Trung-quốc phải chịu mấy trăm năm dưới ách ác quỷ; khí số nhà Đại-Tống đã hết rồi. Vì vậy, thần mới quan sát thiên văn, tìm nơi mà ác quỷ không thể tác họa, lại có thánh hiền giáng sinh mà ẩn thân.”


Rồi ông chỉ lên trời: “Trời Nam là nơi con cháu Viêm đế trị vì, linh khí ngùn ngụt, thánh nhân giáng trần, cầm gươm đuổi ác quỷ, đó là nơi có thể an thân. Vì vậy thần mới đem tông tộc sang xin bệ hạ cho núp bóng hoàng long”.


(trích dẫn tiếp)

Lời nói của Hoàng Bính làm triều đình cảm thấy nhẹ nhõm, gạt hết mọi lo sợ cái ách Mông-cổ đang đè lên đầu.

Vũ-Uy vương hỏi:

- Thưa tiên sinh, xin tiên sinh giảng cho vãn bối điều mà tiên sinh nói rằng linh khí tụ tại Đại-Việt?

- Khải vương gia... Chuyện như thế này...

"... Niên hiệu Bảo-Hựu thứ năm nhà Tống, nhằm niên hiệu Nguyên-Phong thứ 7 đời vua Thái-tông nhà Trần (DL. 1257, Đinh Tỵ). Nhân dịp tết Nguyên-đán, An-phủ sứ châu Tư-minh về triều cùng chư đại thần chúc tết Bảo-Hựu hoàng đế. Sau khi chúc tết xong, ông đến tòa Khâm-thiên giám thăm các bạn, rồi cùng nhau luận bàn về số Tử-vi của các thân vương, đại thần, hậu cung. Ông nghiệm thấy rằng những người chết trươc năm Kỷ Mão (DL.1279), thì không có gì đặc biệt. Còn những người sống tới năm ấy, thì hầu như đều chết cùng một ngày, chết rất thảm thiết. Ông đoán rằng: Có lẽ ngày ấy là ngày Tống bị diệt vong.

Đêm đó ông lên đài Thiên-văn quan sát Thiên-hà thì thấy sát khí bao trùm các vùng thuộc Tống. Trong khi đó quỷ tinh chiếu xuống các vùng Mông-cổ cai trị , mạnh bất khả đương.

Lo buồn, trở về Tư-minh, hằng đêm ông lên núi cao xem Thiên-văn, vô tình nhìn về phương Nam, thấy sao Tử-vi ứng vào vua thì sáng chói, còn quần tinh chiếu xuống rực rỡ, thịnh thời đến hơn trăm năm. Ông kết luận: Như vậy Mông-cổ sẽ diệt Tống, nhưng khi đánh xuống Đại-Việt thì bị thất bại. Ông bàn với phu nhân, rồi họp tông tộc giảng cho họ cùng hiểu. Tất cả đều tin tưởng vào ông, thu vén của cải, vượt biên sang Đại-Việt xin kiều ngụ.

Thế là ông dẫn tông tộc sang Đại-Việt".

Hầu hết các quan đều không muốn thu dụng Hoàng Bính, vì sợ mất lòng Tống. Chiêu-Minh vương

Quang-Khải tâu:

- Tâu phụ hoàng. Hôm trước Vũ Thành vương cùng gia thuộc bỏ Đại-Việt sang Tống. Chính Hoàng tiên sinh bắt trả cho Đại-Việt. Bây giờ Hoàng tiên sinh bỏ chạy sang ta, mà ta cho lưu ngụ, thì Tống sẽ coi ta ra gì nữa?

Chu-Linh (tức Huệ Túc Phu Nhân sau này) thấy Chiêu-Minh vương, bất giác nàng bật lên một tiếng suýt dài. Thái-tử Hoảng tinh ý, hỏi bằng tiếng Hoa:

- Hoàng cô nương ! Không biết xá đệ có lời gì không vừa ý cô nương chăng, mà cô nương suýt ?

Chu-Linh cung tay đáp bằng tiếng Việt:

- Khải Thái-tử ! Tiểu nữ vừa từ Trung-nguyên sang Đại-Việt, đã được diện kiến long nhan, cùng chư vị anh hùng, e rằng cung kính còn sợ chưa đủ lễ, có đâu dám vô phép? Có điều tiểu nữ thấy tướng của Chiêu-Minh vương tốt quá, nhịn không được, mà thốt ra tiếng suýt. Rất mong lượng cả bao dung.

Chiêu-Minh vương hỏi :

- À thì ra thế ! Cô nương thấy tướng của cô gia tốt. Vậy chẳng hay sự nghiệp sau này sẽ ra sao ?

- Thưa vương gia. Nếu như vương gia cho tiểu nữ biết giờ, ngày, tháng, năm sinh, tiểu nữ hợp Tử-vi với tướng mệnh thì có thể trả lời hết các câu hỏi của vương gia.

Thái-tử Hoảng đáp thay Chiêu-Minh vương :

- Chú em cô gia sinh ngày 9 tháng 11 năm Tân Sửu, giờ Dậu.

Chu-Linh bấm tay rồi nói :

- Ái chà! Không ngờ hôm nay tiểu nữ lại được xem số cho một đấng anh hùng Nam-phương. Đa số anh hùng sinh ra không gặp thời. Còn vương gia sinh ra đúng thời.

- Xin cô nương nói rõ hơn.

- Trước hết mệnh của vương gia đóng tại Mão, Cự, Cơ thủ mệnh, có Hóa-lộc phù trì đó là cái cách của bậc tể thần, cách của một văn thần. Thế nhưng cung quan tại Mùi, ngộ Hình. Hình là thanh kiếm, trong khi mệnh ngộ Tang-môn. Thế thì vương gia còn có tài đại tướng bách chiến, bách thắng. Thêm Lộc-tồn cư thiên di, là cái cách song lộc, văn chương quán thế.

Thái-tử Hoảng hỏi:

- Liệu sự nghiêp chú em của tôi có bằng Khai-Quốc vương triều Lý không?

- Khải Thái-tử, sự nghiệp Chiêu-Minh vương với Khai-Quốc vương khác nhau xa lắm! Xa lắm lắm.

- Nghĩa là không bằng???

- Tiểu nữ không nói thế. Tiểu nữ xin so sánh. Hai vị đều là con một minh quân sáng nghiệp. Hai vị cùng có tài nghiêng trời lệch đất, muốn đem tài đó ra phù tá anh mình, hầu làm cho dân giầu nước mạnh. Khai-Quốc vương thâm nhiễm Phật-pháp. Còn Chiêu-Minh vương lại uyên thâm đạo Thánh. Khai-Quốc vương bị anh là vua Lý Thái-tông ghen tài, nghi ngờ, chèn ép. Ngược lại Chiêu-Minh vương với Thái-tử thì anh em thân với nhau như cá với nước, mỗi lời, mỗi ý vương bàn với Thái-tử, đều đươc Thái-tử nghe theo. Khai-Quốc vương có tài đại tướng, nhưng không có văn tài, lại không thi thố được cái tài đại tướng. Ngược lại, Chiêu-Minh vương khi ngồi tại triều, phò tá thiên tử, lúc nhàn rỗi, lại bầu rượu túi thơ, ngao du sơn thủy; cũng có lúc ngồi trên mình ngựa, xông pha ngoài trận, thỏa chí nam nhi. Hỡi ơi! Cuộc đời vương gia thực là cuộc đời xẻ núi, lấp sông. Sau này, vạn vạn năm, danh của vương gia ghi trong thanh sử. Nam nhi đại trượng phu được như vương gia, trong thế gian có mấy người.

Thái-tử chỉ Vũ-Uy vương :

- Chú em của cô gia đây sinh năm Nhâm Dần, tháng 9, ngày 28, giờ Thân. Xin cô nương tính xem, sự nghiệp của chú sẽ ra sao?
Chu-Linh bấm tay, tính toán một lúc rồi nhìn Vũ-Uy vương, nở một nụ cười :


- Mừng cho Thái-tử. Xưa Hậu-chúa Lưu Bị có người em kết nghĩa là Trương Phi phò tá mà thành đại nghiệp. Ngày nay Thái-tử có em ruột nhất tâm, nhất trí khuông phò. Thực là trời đem vương ban cho Thái-tử !

- Nghĩa là ?

- Số của vương gia hơi giống số của Trương Phi thời Tam-quốc. Vương gia tuổi Nhâm Dần. Mệnh của vương lập tại Dần. Thất-sát thủ mệnh. Cái cách Thất-sát tại Dần, Tử-vi kinh gọi là Thất-sát triều đẩu. Nhất sinh tước lộc vinh xương. Đúng ra Thất-sát thủ mệnh thì da vương gia đen như nhọ chảo. Nhưng vì vương gia sinh giờ Thân, có Văn-xương thủ mệnh, thành ra da trắng trẻo. Thất-sát là thượng tướng tinh đẩu, nên dù Văn-xương thủ mệnh, vương gia vẫn thích luyện võ hơn là học văn, cho nên võ công vương gia cao thâm không biết đâu mà lường. Cung Thiên-di có Tử, Phủ trấn ngự, mà tuổi Nhâm, nên được cả Hóa-lộc, Hóa-quyền phù trợ...Thì hỡi ơi ! Số vương gia là số anh hùng, cả đời ngồi trên mình ngựa, ba thước gươm xông pha ngoài chiến trường, mà lưu danh muôn thủa.

Chu-Linh tiếp tục xem số cho gần hết triều thần. Phú-lương hầu Trần Tử-Đức nhìn Chu-Linh mỉm cười :

- Tiểu cô nương ! Hôm trước tôi được lệnh Hưng-Đạo vương cùng vợ đưa Hoàng tiên sinh với cô nương về Thăng-long. Trải bốn ngày đường gió bụi, mà chúng tôi nào có biết tiểu cô nương lại thông thiên mệnh như vậy. Bây giờ tôi xin cô nương xem dùm số Tử-vi của chúng tôi ra sao ?

- Xin quân hầu cho biết rõ...

- Tôi tuổi Mậu Tý, sinh tháng 7, giờ Ngọ, ngày 24. Vợ tôi thì không biết ngày giờ sinh.

Chu-Linh bấm ngón tay, tính toán một lúc, liếc nhìn Tử-Đức, rồi lại trầm ngâm tính toán. Nhà vua sốt ruột hỏi :

- Hầu hiện thống lĩnh ba hiệu bộ binh của Ngũ-yên, trấn ngự biên cương. Vận số của hầu có quan hệ tới Xã-tắc. Nếu như số của hầu có gì bất tường, xin cô nương chẳng nên dấu diếm.

Chu-Linh ngồi nay ngắn lại :

- Thiên-cơ bất khả lậu. Khả lậu tổn âm đức. Tuy nhiên đấng chí tôn đã ban chỉ, thần đành viết ra. Xin bệ hạ ban cho thần bút mực.

Quan Lễ-nghi điện tiền sai thái giam đưa văn phòng tứ bửu ra. Chu-Linh cầm bút viết rồi cung cung kính kính dâng lên nhà vua. Nhà vua cầm lấy đọc:


Ô hô !
Trung khả hữu nhị,
Nghĩa bất quá tam.
Anh hùng vi đệ nhất.
Sinh vi tướng, tử vi thần.
Vạn thế danh lưu thanh sử,
Nam-thiên đại đại tồn chính khí.


(Than ôi ! Trung như người này có thể kiếm được hai, nghĩa khí như người này không tìm được quá ba. Người này sinh làm tướng, chết làm thần. Tên ghi lại thanh sử, chính khí thời thời lưu lại ở trời Nam ).

Nhà vua gấp tờ giấy bỏ vào túi, rồi than :

- Hỡi ơi ! Điều mà tiểu cô nương nói về hầu...Có lẽ toàn thể những người hiện diện đều mong ước.

Không ai hiểu Chu-Linh viết những gì. Qua lời phán của nhà vua, họ biết rằng số hầu cực tốt. Họ đâu biết rằng năm nay, đại hạn của hầu ngộ Liêm, Tham, Kiếp, Không tại Tỵ, vốn rất độc. Tiểu hạn ngộ Phủ, Hình tại Mùi, là hạn chết. Chu-Linh đoán trước hầu sẽ tuẫn quốc, rồi được phong thần, danh lưu thiên cổ.

Chu Linh liếc nhìn Bùi Thiệu Hoa:

- Ái chà! Kể ra trong giới nữ lưu, mấy người được như phu nhân. Này nhé, nhan sắc nghiêng thành, đổ núi, võ công cao tuyệt đỉnh, văn học uyên bác. Hiện nay phu nhân cùng quân hầu, ngồi trên mình nựa, trấn ngự biên cương. Hào hùng thay. Sự nghiệp của phu nhân sau này đâu có thua gì công chúa nữ tướng Lê Chân thời Lĩnh-nam.

Ý Chu Linh muốn nói Thiệu Hoa sẽ tuẫn quốc cùng chồng, nên ví với Lê Chân. Nhưng hiện diện không hai hiểu ý của nàng. Nàng lại nhìn Trần Ý Ninh:

- Còn quận chúa! Sự nghiệp quận chúa không thua công chúa Thiên-ninh đâu.

Công chúa Thiên-ninh là con vua Lê Thánh-tông, nức danh trong lịch sử vì đánh trận rừng tre, đẩy lui Quách Quỳ, Triệu Tiết về sông Như-nguyệt, cuối cùng công chúa tuẫn quốc. (Xin đọc Nam-quốc sơn hà, quyển 5).

Thị-vệ dẫn vào một lão già, y phục nông dân. Cả triều đình cùng kinh ngạc, vì nông dân chính là Thái-sư Trần Thủ-Độ. Nhà vua chỉ vào Thủ-Độ hỏi Chu-Linh:

- Hoàng cô nương! Đây là lão Vũ Thủy. Lão vốn cùng quê với quả nhân. Vì lão có tài trồng hoa, nên quả nhân trao cho lão coi vườn Thượng-uyển. Xin cô nương coi dùm xem lão còn sống được mấy năm nữa!

Chu-Linh nhìn Thủ-Độ, miệng tủm tỉm cười, ánh mắt chiếu ra tia sáng long lanh, khiến những người trẻ hiện diện xao xuyến tâm hồn:

- Xin tiên sinh cho biết ngày, giờ, tháng, năm sinh.

- Tôi sinh giờ Tỵ, ngày 6 tháng 6, tuổi Giáp Dần.


Chu-Linh bấm tay, rồi lắc đầu cười:

- À! Lão tiên sinh đùa tiểu nữ đây! Đến đấng chí tôn cũng thử tiểu nữ nữa.

Nàng nói bằng giọng nũng nịu, khiến cử tọa đều rung động.

Thủ-Độ xua tay:

- Tôi đâu dám đùa cô nương.

- Cứ như tướng tiên sinh: Dáng đi như con diều hâu rình mồi, mắt hổ, đầu lân, tay vượn...Thì e tiên sinh chỉ ngồi dưới một người, mà trên vạn vạn người. Còn số Tử-vi, để tiểu nữ tính xem.

Chu-Linh bấm tay một lúc, rồi mỉm cười:

- Số với tướng đều giống nhau. Nếu đúng tiên sinh là người làm vườn thì tài tiểu nữ không tới. Tiểu nữ chẳng dám đem ra bàn, e mất thời giờ vàng ngọc của đấng chí tôn, của chư vị anh hùng.

Nhà vua thấy chuyện vui vui, ngài tiếp:

- Giả như số đó là đúng của lão Vũ Thủy. Vậy cô nương thử đoán cho lão ít câu.

Từ đầu đến cuối Hoàng Bính để cho con gái mình đối đáp. Bây giờ ông mới xen vào:

- Thưa tiên sinh, giả như Linh nhi đoán đúng hết thân thế, sự nghiệp của tiên sinh, thì tiên sinh tính sao?

- Thì tôi phải chiều cô ấy ba việc.

- Còn như Linh nhi đoán sai, thì toàn gia chúng tôi xin trở về Tống.

Triều đình giật mình, vì không ngờ Hoàng Bính dám đánh cuộc lớn quá như vậy. Nhà vua định bảo Thủ-Độ bỏ cuộc. Nhưng lão đã nói:

- Được! Tôi xin đánh cuộc.

Chu-Linh bấm tay tính nhẩm một lúc rồi nói:

- Mệnh của tiên sinh lập tại Dần, Tử, Phủ thủ mệnh. Tử-vi, Thiên-phủ đều là đế tinh. Vì vậy tiên sinh thuộc loại mệnh cực lớn. Tiên sinh sinh ra đúng thời, là người tạo ra thời thế. Tất cả thăng trầm của Đại-Việt trong vòng 50 năm qua, đều do một tay tiên sinh nắn bóp thành voi, thành hổ, tùy ý.

Chu-Linh ngừng lại, nhìn cử tọa, nàng thấy người người đều im lặng tỏ vẻ khâm phục. Mỉm cười thực tươi, nàng tiếp:

- Tiên sinh tuổi Dần, mệnh lập tại Dần, thì trong người có đến hai ông kễnh thủ mệnh, lại thêm sao Thiên-hình phù trì. Tử-vi kinh nói: Hình hổ cư Dần, hổ đới kiếm hùng, tương phùng đế cách, ư Giáp Kỷ nhân, uy vũ trấn động. Nghĩa là: Người có Thiên-hình, với Bạch-hổ, hay tuổi Dần, là cách hổ đeo kiếm hùng. Người tuổi Giáp, tuổi Kỷ, uy vũ trấn động. Có điều tiên sinh được Lộc-tồn thủ mệnh, Hóa-lộc cư quan, là cách song lộc, thì là người chuyên quyền.

- Lão phu là người làm vườn thì chuyên quyền với ai?

- Tiên sinh khỏi chối. Này tiên sinh ơi! Ví như tiên sinh làm người chèo đò, thì tiên sinh cũng chỉ huy ngược lại người chủ. Tiên sinh làm phó lý thì cũng áp chế lý trưởng. Có điều Thiên-hình miếu địa ở mệnh, thì dù tiên sinh chịu ơn ai một bát cơm, sau sẽ trả bằng một kho thóc. Bị ai mắng một câu, sau này tiên sinh sẽ tru di tam tộc nhà người ta.

Chu-Linh liếc mắt thấy Khâm-Thiên đại vương, Vũ-Uy vương, Nhân-Huệ vương, cả ba cùng gật đầu tỏ ý công nhận lời mình đoán là đúng. Nàng tiếp:

- Cung thê của tiên sinh có Phá-quân, ngộ Hóa-quyền, Thai, lại bị Kiếp, Không chiếu thì duyên tình của tiên sinh rối như mớ bòng bong. Cho đến giờ này cũng chưa xong, còn chạy như ngựa nhong nhong.

Nghe Chu-Linh nói cả triều đình đều bật cười. Linh-Từ quốc mẫu hỏi:

- Tiểu cô nương! Xin tiểu cô nương nói rõ hơn về duyên tình của lão Thủy.

- Tuân chỉ quốc mẫu.

Chu-Linh tiếp: Năm trên mười tuổi, tiên sinh gặp một người. Rồi hai người thề non, hẹn biển, định cuộc trăm năm, không cần mai mối, cũng chẳng thỉnh mệnh cha mẹ. Mà dù cha mẹ có cản trở, tiên sinh cũng không nghe nào!

Nhiều người bật cười, chứng tỏ lời Chu-Linh đúng. Nàng tiếp:

- Thế rồi không hiểu vì lý do gì, hai người xa nhau. Nàng tuân lệnh cha mẹ lấy chồng. Tiên sinh hóa điên, hóa khùng, nhưng nhất quyết trung thành với nàng. Vì vậy khi chồng nàng qua đời, tiên sinh với nàng nối lại tình xưa. À, có một điều tiểu nữ nói tiên sinh đừng giận. Kể về uy quyền, thì tiên sinh thuộc loại vương bất vi vương, bá bất vi bá, nhi quyền khuynh thiên hạ.Nghĩa rằng tiên sinh chẳng là vua, cũng chẳng là bá, mà quyền nghiêng thiên hạ. Thế nhưng, bất cứ một người ở địa vị cao sang cũng năm thế bẩy thiếp. Riêng tiên sinh thì chỉ biết có một phu nhân mà thôi!

Linh-Từ quốc mẫu mỉm cười gật đầu.

- Kể về uy quyền thì tiên sinh nhất Đại-Việt, kể về phòng the, tiên sinh sợ vợ cũng nhất Đại-Việt.

Cả triều đình cùng bật cười.

- Cung quan của tiên sinh có Liêm-trinh, Thiên-tướng, thì tiên sinh là người võ công cao thâm không biết đâu mà lường. Danh tiếng bốn bể. Nhưng tiếc rằng cung quan ngộ Thiên-không, nên tiên sinh hành sự bất chấp luật pháp, chẳng kể đạo lý. Có lúc tiên sinh thành người nửa chính, nửa tà, nửa ma, nửa quỷ. Tiểu nữ e muôn nghìn năm sau còn bị dị nghị. Nhưng... dù ai dị nghị, thì chỉ dị nghị về cá nhân tiên sinh. Còn đối với đất nước, quả thật công nghiệp cũng như tấm lòng của tiên sinh sáng như trăng rằm, không ai chê trách được.

Hoàng Bính hỏi Thủ-Độ:

- Thưa tiên sinh, xét số tiên sinh, thì tiên sinh chính là Thái-sư Trần Thủ-Độ.

Nhà vua tuyên chỉ:

- Thái-sư thua Hoàng cô nương rồi. Vậy Thái-sư phải làm cho cô nương ba điều đi thôi.

Thủ-Độ hỏi Chu-Linh:

- Ba điều ước của cô nương là gì?

- Thưa Thái-sư, điều ước thứ nhất của tiểu nữ là xin cho toàn gia được ở lại Đại-Việt.

- Được. Tôi sẽ gửi Hoàng tiên sinh cùng gia quyến lên Yên-bang ở với Hưng-Ninh vương, và Hưng-Đạo
vương.


Hoàng Bính cùng Chu-Linh thụp lạy tạ ơn nhà vua.

- Thế còn điều ước thứ nhì, thứ ba?

- Thưa Thái-sư, sau này tiểu nữ sẽ trình Thái-sư sau.

Linh-Từ quốc mẫu chỉ Chu-Linh:

- Trong nội cung ta mà có một thiếu nữ thông kim, bác cổ như Hoàng cô nương, kể cũng là điều tốt.

Hoàng Bính quỳ gối tâu lên nhà vua: Chuyến về Thăng-long này, mục đích của ông là dâng con gái cho nhà vua, để tỏ lòng trung với Trần triều. Lập tức nhà vua ban chế phong Hoàng Chu-Linh Huệ-Túc phu nhân.

Bãi triều ./.

#353 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5886 thanks

Gửi vào 20/03/2019 - 00:52

Thiết nghĩ, Kì 5 này khá hay với rất nhiều thông tin bổ ích và lý thú, kèm những bài luận lá số mang đậm phong cách của trường phái Tử Vi Đông A.

Nếu quý vị nào muốn bàn cụ thể, chi tiết bất kì một case nào thì xin mời trích dẫn đoạn tương ứng, có kèm lá số. Tôi với vai trò người dẫn chuyện sẽ xin được cung kính hầu trà quý vị.

Xin mời toàn thể quý vị hoan hỉ và nhiệt tình tham gia bàn luận. Âu cũng vui chơi thôi mà!

Thanked by 4 Members:

#354 Thieuduong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 138 Bài viết:
  • 232 thanks

Gửi vào 20/03/2019 - 09:01

Cảm ơn bác Expander0410 cho anh em được biết hiều câu truyện xem tử vi xưa và lá số tham khảo hay. Giờ mới có thời gian đọc Topic này

Sửa bởi Thieuduong: 20/03/2019 - 09:03


Thanked by 1 Member:

#355 deephorizon

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 400 Bài viết:
  • 504 thanks

Gửi vào 20/03/2019 - 11:09

Kính anh Expander
lá số Trần Hưng Đạo:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


"trai mùng một gái ngày rằm, nuôi thì nuôi vậy...."

Thanked by 1 Member:

#356 deephorizon

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 400 Bài viết:
  • 504 thanks

Gửi vào 20/03/2019 - 11:20

Trích DVSKTT
Tân Hợi, [Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 20 [1251] (Từ tháng 2 về sau là Nguyên Phong năm
thứ 1, Tống Thuần Hựu năm thứ 11, Nguyên Hiến Tông Mông Kha năm thứ 1). Mùa xuân, tháng 1, đổi
nguyên hiệu là Nguyên Phong (năm thứ 1).
Vua tự viết bài minh ban cho các hoàng tử, dạy về trung, hiếu, hoà, tốn, ôn, lượng, cung, kiệm.
Gả trưởng công chúa Thiên Thành cho Trung Thành Vương (không rõ tên). Con trai Yên Sinh
Vương là Quốc Tuấn cướp lấy. Công chúa về với Quốc Tuấn.
Ngày 15 tháng ấy, vua mở hội lớn 7 ngày đêm, bày các tranh về lễ kết tóc1 và nhiều trò chơi
cho người trong triều ngoài nội đến xem, ý muốn cho công chúa Thiên Thành là lễ kết tóc với Trung
Thành Vương.
Trước đó, vua cho công chúa Thiên Thành đến ở trong dinh Nhân Đạo Vương (Nhân Đạo Vương
là cha Trung Thành Vương). Quốc Tuấn muốn lấy công chúa Thiên Thành, nhưng không làm thế nào
được, mới nhân ban đêm lẻn vào [17b] chỗ ở của công chúa thông dâm với nàng.
Công chúa Thụy Bà (chị ruột của Thái Tông, cô của Quốc Tuấn, nuôi Quốc Tuấn làm con) liền
đến gõ cửa điện cáo cấp. Người coi cửa vội vào tâu. Vua hỏi có việc gì, Thụy Bà trả lời:
"Không ngờ Quốc Tuấn ngông cuồng càn rỡ, đang đêm lẻn vào chỗ Thiên Thành, Nhân Đạo đã
bắt giữ hắn rồi, e sẽ bị hại, xin bệ hạ rủ lòng thương, sai người đến cứu"
Vua vội sai nội nhân đến dinh Nhân Đạo Vương. Đến nơi, thấy yên lặng, bèn vào chỗ Thiên
Thành, thì thấy Quốc Tuấn đã ở đấy. Nhân Đạo bấy giờ mới biết chuyện.
Hôm sau, Thụy Bà dâng 10 mâm vàng sống, tâu rằng: " Vì vội vàng nên không sắm được đủ lễ
vật".
Vua bắt đắc dĩ phải gả công chúa Thiên Thành cho Quốc Tuấn, lấy 2000 khoảnh ruộng ở phủ
Ứng Thiên2 để hoàn lại sính vật cho Trung Thành Vương.
Xem cái hạn cướp vợ của Thánh Trần.....
vẫn phải khởi đại hạn từ phụ mẫu, đại hạn lấy vợ có long khoa đào hỷ riêu, năm hợi cũng tam hợp đại hạn... khá ứng!

Sửa bởi deephorizon: 20/03/2019 - 11:26


#357 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5886 thanks

Gửi vào 20/03/2019 - 11:51

Anh deephorizon: Theo lá số khởi Đại hạn tại Mệnh thì vào năm 1251, Hưng Đạo Vương 20 tuổi, có tiểu hạn vào Di, Lưu Đại hạn vào Thê. Như vậy há chẳng phải hạn cưới xin chăng?

Thanked by 1 Member:

#358 deephorizon

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 400 Bài viết:
  • 504 thanks

Gửi vào 20/03/2019 - 11:54

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Expander0410, on 20/03/2019 - 11:51, said:

Anh deephorizon: Theo lá số khởi Đại hạn tại Mệnh thì vào năm 1251, Hưng Đạo Vương 20 tuổi, có tiểu hạn vào Di, Lưu Đại hạn vào Thê. Như vậy há chẳng phải hạn cưới xin chăng?
@ anh expander
Cũng đúng haha!

#359 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5886 thanks

Gửi vào 20/03/2019 - 12:03

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

deephorizon, on 20/03/2019 - 11:54, said:

@ anh expander
Cũng đúng haha!

À, có thể nói case này "ăn may" nên có thể luận hạn. Nhưng cách an Đại hạn của Tử Vi Đông A phái có sự khác biệt. Để tôi sẽ chỉ ra cho anh và mọi người khán nhen!

#360 deephorizon

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 400 Bài viết:
  • 504 thanks

Gửi vào 20/03/2019 - 12:11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Expander0410, on 20/03/2019 - 12:03, said:

À, có thể nói case này "ăn may" nên có thể luận hạn. Nhưng cách an Đại hạn của Tử Vi Đông A phái có sự khác biệt. Để tôi sẽ chỉ ra cho anh và mọi người khán nhen!
Xin được nghe cao kiến của anh!

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |