←  Vài Dòng Tản Mạn...

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Câu hỏi ngu ngơ nhất năm của em



1 2

nahtlee's Photo nahtlee 26/12/2011

Phật dạy: Chúng sinh bình đẳng.

Vậy: Người hay con vật như chó mèo cũng bình đẳng với nhau.

Nhưng bình đẳng về gì?

Về trí não, thể chất, tâm linh con người đều hơn hẳn muôn loài còn lại.... vậy là bình đẳng về mạng sống hay sao?
Trích dẫn

nahtlee's Photo nahtlee 26/12/2011

Nếu bình đẳng về mạng sống thì giết một người với giết một con mèo không khác nhau hay sao?
Trích dẫn

Trac's Photo Trac 27/12/2011

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AXE, on 26/12/2011 - 23:29, said:

Nếu bình đẳng về mạng sống thì giết một người với giết một con mèo không khác nhau hay sao?
Vì con người cho rằng mình có quyền hơn những loài khác. Mình điều khiển được chúng, nên muốn làm gì thì làm.
Trích dẫn

TNT's Photo TNT 27/12/2011

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AXE, on 26/12/2011 - 21:44, said:

Phật dạy: Chúng sinh bình đẳng.

Vậy: Người hay con vật như chó mèo cũng bình đẳng với nhau.

Nhưng bình đẳng về gì?

Về trí não, thể chất, tâm linh con người đều hơn hẳn muôn loài còn lại.... vậy là bình đẳng về mạng sống hay sao?

Chúng sinh bình đẳng những gì : Tất cả chúng sanh đều có sinh mạng (Thể), đều có Phật tánh (Tánh), đều bị chi phối bởi luật Vô Thường (Tâm) và Nhân Quả. Nói tóm gọn thì có bình đẳng về Thể, Tánh, Tâm và Nhân Quả.
Tuy cùng bình đẳng một thể tánh, nhưng Chó, mèo,... thuộc vào súc sanh, thọ 1 trong 3 đường ác là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, nên Nghiệp Quả nhận được không so sánh với Con Người (Thân Người do giữ tròn 5 giới mà có được).
Trích dẫn

nahtlee's Photo nahtlee 27/12/2011

Cảm ơn anh TNT.

Theo phật giáo, Ái gồm Dục Ái, Sinh Ái, Vô Sinh Ái. Mà Dục Ái chính là ham muốn tình dục xác thịt. Phật tử phải giữ giới luật này.

Giả sử nhà nhà người người trên thế giới này theo Phật giáo mà quy y trở thành phật tử, thế thì sẽ hết trẻ con được sinh ra. Nhưng nếu tu mãi đến khi chết mà vẫn chưa đạt đạo thì lấy đâu ra kiếp sau để tái sinh tiếp mà giải thoát ạ?
Trích dẫn

zer0's Photo zer0 27/12/2011

Quy y và Xuất gia là hai vấn đề khác nhau, không nên nhầm lẫn!
Trích dẫn

nahtlee's Photo nahtlee 27/12/2011

Cảm ơn anh Zer0.

Trích dẫn

Giả sử nhà nhà người người trên thế giới này theo Phật giáo mà quy y trở thành phật tử, thế thì sẽ hết trẻ con được sinh ra. Nhưng nếu tu mãi đến khi chết mà vẫn chưa đạt đạo thì lấy đâu ra kiếp sau để tái sinh tiếp mà giải thoát ạ?

Em sửa lại là:

Giả sử nhà nhà người người trên thế giới này theo Phật giáo mà xuất gia trở thành phật tử, thế thì sẽ hết trẻ con được sinh ra. Nhưng nếu tu mãi đến khi chết mà vẫn chưa đạt đạo thì lấy đâu ra kiếp sau để tái sinh tiếp mà giải thoát ạ?
Trích dẫn

zer0's Photo zer0 27/12/2011

Câu hỏi khá hay va` lý thú!

Hy vọng anh Thiên Kỷ Quý vào đây thấy và trả lời cho bạn . Còn nếu có người biết mà không ai thèm quan tâm thì ngày mai tôi sẽ cố gắng trả lời câu hỏi này
Sửa bởi zer0: 27/12/2011 - 12:05
Trích dẫn

mocau's Photo mocau 27/12/2011

Giả sử thì muôn đời vẫn là nếu mà .. chứ có thật bao giờ đâu.
Trích dẫn

nahtlee's Photo nahtlee 28/12/2011

Giới luật có thể thay đổi tùy vào thời thế. Nó được tạo ra nhằm mục đích cho người xuất gia dễ tu hơn người bình thường, do đó thăng tiến nhanh hơn. Chứ không phải phạm giới luật thì không giải thoát được.

Ăn thịt, cưới vợ đều được, vẫn có thể tu được. Có điều bị chi phối nhiều hơn nên khó tu. Mr Phật tổ từ lúc mới đẻ ra đến lúc bỏ nhà ra đi, năm 29 tuổi, chắc gì đã không ăn thịt, lại còn cưới vợ, sinh con trai vẫn tới Niết Bàn trong vòng 49 ngày đốn ngộ.

Trong trường hợp cả thế giới đi tu, lúc chết quá nữa dân số chắc nhà chùa sẽ bỏ giới luật này.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trích dẫn

nahtlee's Photo nahtlee 28/12/2011

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trích dẫn

zer0's Photo zer0 28/12/2011

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

mocau, on 27/12/2011 - 17:23, said:

Giả sử thì muôn đời vẫn là nếu mà .. chứ có thật bao giờ đâu.
Mocau trả lời chính xác!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



@AXE,
Không phải ai muốn tu cũng đều được mà do có duyên nghiệp mới tu được . Câu hỏi trên cũng tuơng tự như nếu ai cũng muốn làm Quan, làm vua hay ông này bà nọ thì ai sẽ là người nông dân trồng lúa cho ta ăn, ai là người công nhân dệt may cho ta quần áo ấm cho ta mặc, ai là người phu quét dọn đường ...v..v...
Vì vậy cho nên câu hỏi trên có thể là một câu hỏi rất ngây ngô trong năm . Nhưng bạn có lẻ đang trong hoàn cảnh thích thú tìm hiểu thêm về đạo phật, vậy tôi đề nghị bạn nên tìm đọc nhiều kinh sách mà hiện nay rất dễ tìm trên mạng internet

Chúc bạn bình an!
Trích dẫn

daicoviet's Photo daicoviet 28/12/2011

Không có câu hỏi ngu ngơ, chỉ có người hỏi học được gì từ câu hỏi, thấu hiểu được chổ ngu ngơ nghi ngờ thì là ngộ.

Phật nói : "Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai" lại nói "Phật tánh bình đẳng" vậy cái bình đẳng tánh này có phải là mang sắc, thanh ra so sánh xem chúng bình đẳng chăng?
Trích dẫn

nahtlee's Photo nahtlee 28/12/2011

Cảm ơn chú zero nhiều.
Chú Mocau nói có lý nhưng trong nhiều trường hợp để giải quyết vấn đề rốt ráo ta phải giả sử (mặc dù không có trong thực tế).
Ví dụ như trong vật lý người ta hay giả thuyết vật này chạy với vận tốc ánh sáng hay vật kia có khối lượng bằng không.
Trích dẫn

TNT's Photo TNT 30/12/2011

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

daicoviet, on 28/12/2011 - 05:32, said:

Không có câu hỏi ngu ngơ, chỉ có người hỏi học được gì từ câu hỏi, thấu hiểu được chổ ngu ngơ nghi ngờ thì là ngộ.

Phật nói : "Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai" lại nói "Phật tánh bình đẳng" vậy cái bình đẳng tánh này có phải là mang sắc, thanh ra so sánh xem chúng bình đẳng chăng?
Như Lai nghĩa là gì ?
Có phải Như Lai là Đức Phật Thích Ca ? Hiểu từ Như Lai như vậy có đúng chưa ?
Nếu hiểu đúng, sao còn còn chấp có Thanh, có Sắc ?
Như Lai có nghĩa là Pháp Thân thường hằng của chúng ta.
Pháp thân đó không thuộc sắc tướng thì đâu có chấp ngã, và cũng không thuộc âm thanh thì đâu có chấp âm thanh.
Tất cả âm thanh sắc tướng sanh diệt đều không chấp tức là không hành đạo tà, như thế mới thấy được Pháp thân.
Sửa bởi TNT: 30/12/2011 - 01:20
Trích dẫn


1 2