Jump to content




Advertisements




Tử Bình Nhàn Đàm


512 replies to this topic

#76

BoiGiaiSau



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 366 Bài viết:
  • 735 thanks

 

Gửi vào 16/10/2014 - 11:39

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG1, on 16/10/2014 - 11:16, said:

Tôi đã nói trước là tôi phải đọc được bài luận của bác sau đó tôi mới phản biện bài luận của Hoàng Đại Lục (và bài luận của bác nếu thấy 2 bài này có sự khác nhau, vì cùng theo một trường phái) và viết bài luận của tôi.

Bây giờ thì mọi người đều thấy bài luận của bác chắc chắn phải khác với bài luận của ông Hoàng Đại Lục ở chỗ ông Hoàng Đại Lục cho rằng Giáp đại vận không hợp được với Kỷ trụ tháng còn bác khẳng định Giáp đại vận hợp được với Kỷ trụ tháng nhưng không hóa Thổ.

Vậy thì bây giờ xin bác luận Tứ Trụ trên khi bác cho rằng Giáp đại vận hợp được với Kỷ trụ tháng xem có cùng ra kết quả như ông Hoàng Đại Lục luận hay không, sau đó tôi sẽ phản biện cả 2 bài luận và trình ra bài luận của tôi cho bác và mọi người phán xét.

Xin mời bác
Tôi dừng ở đây, bạn cứ tiếp tục đi theo hướng bạn muốn. Chỉ nhắc bạn một điều, mệnh lý không phải là toán học. Chào bạn !

Thanked by 2 Members:

#77

VULONG1



 

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

 

Gửi vào 16/10/2014 - 12:49

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

BoiGiaiSau, on 16/10/2014 - 11:39, said:

Tôi dừng ở đây, bạn cứ tiếp tục đi theo hướng bạn muốn. Chỉ nhắc bạn một điều, mệnh lý không phải là toán học. Chào bạn !

Tôi đã luận Tứ Trụ này trên một trang web chuyên về “Cách Cục Pháp“ nhưng đáng tiếc là họ đã xóa không những bài luận này của tôi mà còn xóa cùng tất cả các bài tranh luận của tôi tại chủ đề đó. Chắc là họ sợ thiên hạ sẽ biết đến thần tượng của họ là ông Hoàng Đại Lục không có khả năng học thuộc lòng (còn nếu mọi người quan tâm, xin vào đọc chủ đề “Giải Trừ câu bùa chú “Thân cường mới có thể thắng Tài Quan““ của Hoàng Đại Lục (do Phucloc dịch thì phải)bên trang web “Nhân Trắc Học“ ở mục Tử Bình. Ở đó tôi đã chứng minh được Tứ Trụ của Hoàng Đại Lục thuộc “Cách Cục Đầu Đất“).

Ở chủ đề này do bác lập ra và lời lẽ của bác muốn chứng minh cho mọi người biết trường phái “Cách Cục Pháp“ của bác ưu việt hơn hẳn trường phái “Vượng Suy Pháp“ thì bác phải luận trước thì tôi với mọi người mới biết bác nói đúng hay sai chứ. Đằng này đầu tiên bác khẳng định “Bài luận của hoàng đại lục là đúng, tôi không luận gì khác nữa“, vậy mà khi tôi hỏi thì bác trả lời khác với Hoàng Đại Lục (Hoàng Đại Lục cho rằng Giáp đại vận không hợp được với Kỷ trụ tháng còn bác lại cho rằng Giáp đại vận hợp được với Kỷ trụ tháng nhưng không hóa được) thì bài luận của bác làm sao lại có thể giống với bài luận của Hoàng Đại Lục được.

Chỉ cần 2 câu hỏi nhỏ của tôi chả nhẽ đã làm cho bác chọn chước thứ 36 là “Trần Văn Chuồn“ hay sao?

Nếu đúng vậy thì tôi cũng đành phải Bye…Bye… bác thôi.

#78

zigzag



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 389 Bài viết:
  • 379 thanks
  • LocationZzzzzzz

 

Gửi vào 16/10/2014 - 13:40

Kê cái guốc hóng chuyện, các bác chọn chước thứ 37 "Trần Quay Lại" hay thôi =))

#79

longkiet



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 133 Bài viết:
  • 106 thanks

 

Gửi vào 16/10/2014 - 14:34

Thế thì bác zidzag thử "Trần Quay Lại" đàm đạo với bác VL xem sao!

#80

zigzag



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 389 Bài viết:
  • 379 thanks
  • LocationZzzzzzz

 

Gửi vào 16/10/2014 - 14:47

Biệt danh của em là Hóng Giải Sầu bác ah =))

#81

BoiGiaiSau



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 366 Bài viết:
  • 735 thanks

 

Gửi vào 16/10/2014 - 15:21

Khi một cuộc tranh luận có khả năng dẫn đến "trần văn cùn", vậy tốt nhất là "trần văn dừng" cho cả làng cùng "trần văn hài" đi =))

#82

BoiGiaiSau



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 366 Bài viết:
  • 735 thanks

 

Gửi vào 16/10/2014 - 16:05

Hôm trước qua hiệu sách, thấy các quyển "tử bình chân thuyên", tam mệnh thông hội", uyên hải tử bình", "cùng thông bảo giám", "tích thiên tủy" đều đã được dịch giả Chu Tước Nhi dịch và phổ biến. Trong sách có chú giải của tác giả, một số bạn kêu là đọc mấy quyển này khó hiểu. Khi các bạn đọc những quyển này tốt nhất là chỉ nhớ những khái niệm cơ bản của sách Thiệu Vĩ Hoa thôi, như các khái niệm về can chi, về thập thần, còn lại cách xem tính độ vượng nhược vân vân tốt nhất là quên hết đi thì mới dễ đọc hơn được !

Thanked by 2 Members:

#83

VULONG1



 

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

 

Gửi vào 16/10/2014 - 18:07

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

BoiGiaiSau, on 16/10/2014 - 15:21, said:

Khi một cuộc tranh luận có khả năng dẫn đến "trần văn cùn", vậy tốt nhất là "trần văn dừng" cho cả làng cùng "trần văn hài" đi =))

Ở đây tôi tranh luận hoàn toàn nghiêm túc, tại sao bác lại cho rằng "có khả năng dẫn đến "Trần Văn Cùn"" như vậy?

Đây là chủ đề bác lập ra chứ đâu phải tôi thì bác phải có trách nhiệm làm tròn trách nhiệm mà bác đã tuyên bố chứ. Ở đây tôi và mọi người chỉ có trách nhiệm trao đổi kinh nghiệm nếu nó có cùng quan điểm phù hợp với mình và phản biện nếu nó không có logic hay trái với quan điểm của mình.

Nặng thà bác cứ dữ nguyên quyết định từ đầu của mình là "Bài luận của hoàng đại lục là đúng, tôi không luận gì khác nữa“, thì tôi đâu cần yêu cầu bác phải luận Tứ Trụ này.

Thật tình tôi không thể hiểu được bác có thể "Cùn" đến như vậy.

#84

BoiGiaiSau



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 366 Bài viết:
  • 735 thanks

 

Gửi vào 16/10/2014 - 18:24

vulong: tôi đang nói đến khả năng xảy ra chứ không nói gì ai cả. Đọc bài bạn tôi biết bạn rất nghiêm túc bỏ nhiều công sức ra nghiên cứu môn tử bình này. Tuy nhiên đường lối bạn đi khác tôi, những gì bạn suy nghĩ cũng giống tôi ngày xưa khi bắt đầu cầm quyển "dự đoán theo tứ trụ" của thầy trò TVH và Trần viên, cũng từng sử dụng vượng suy tân phái khá lâu trước khi quay lại tử bình truyền thống. Haizzz, bạn cứ đi theo cách vượng suy bạn chọn đi, có thể bạn sẽ tìm được một cái gì đó, hoặc sẽ có ngày bạn quay lại tử bình truyền thống giống như tôi. Bạn nên đọc Tử bình chân thuyên thật kĩ, tôi chỉ có mấy lời với bạn vậy thôi.

#85

BoiGiaiSau



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 366 Bài viết:
  • 735 thanks

 

Gửi vào 16/10/2014 - 18:55

còn trụ của hoàng đại lục, tôi sẽ luận theo những gì tôi biết. Hoàng đại lục viết như vậy thật ra không sai, nhưng đã ẩn đi vài kĩ thuật trong đó, chỉ đưa ra nhưng cái chung thôi, nên bạn đọc sẽ cảm thấy không thuyết phục. Tôi viết luận coi như giữ lời với bạn đi, cũng để bạn hiểu thêm về tử bình truyền thống:

Bính tý, kỉ hợi, bính ngọ, mậu tý

Bính hoả là chí dương trong ngũ dưỡng, tự toạ ngọ nhận, thiên can thấu bính mậu kỉ đều thông căn ở ngọ, bất nhược. Sinh tháng hợi là sát cách, thêm hai chi tý thành trọng sát, sát rất vượng. Hỷ hợi tàng giáp ấn ám sinh dương hoả. Hỷ thực thương thấu can chế sát, sát này vừa được chế , vừa được hoá nên thành quý cục. Nói về sát cách, như sát trọng thực thương khinh, hỷ hành vận trợ thực. Như sát khinh mà thực trọng, thành chế sát thái quá, hỷ hành vận trợ sát. Như sát thực nhiều, thân bị khắc tiết, hỷ hành vận ấn thụ. Như trụ này, bính hoả thông trọng căn dương nhận, thân bất nhược, có thể dùng thực chế sát. Đặc điểm ở đây là sát cách này có hai tác dụng, sát vừa được chế, cừa được giáp ấn ẩn tàng hoá. Nên dù là vận trợ thực, hay ấn thụ đều là hỷ vận. Vận giáp thìn, giáp tàng trong hợi hiển hiện ra mà tác dụng vào trụ, năm bính dần, dần là lộc của giáp, dần ngọ củng hoả cục, hoá sát sinh nhận, sát nhận giao nhau nên tiếng tăm rất lớn. Đồng thời thìn là thuỷ khố, gặp thìn thì sát nhập mộ, thu liễm sát lại. Giáp hợp kỉ ở đây không hoá, mà là hợp khứ thương hoá sát hộ bính, nên không hề kị. Kiêm cách thì kiêm dụng. Đây là chỗ Hoàng đại lục muốn ẩn đi, không nói rõ. Hành vận người này vào đất đông nam, thành công cũng là chuyện không có gì lạ.



Thanked by 3 Members:

#86

longkiet



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 133 Bài viết:
  • 106 thanks

 

Gửi vào 16/10/2014 - 21:27

Bác BoiGiaiSau luận cách cục pháp quá hay.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#87

ThienKhanh



 

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2267 thanks

 

Gửi vào 16/10/2014 - 23:36

Thấy topic, chưa kịp hỏi đã bị ông trần văn dừng ám rầu >_<

#88

VULONG1



 

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

 

Gửi vào 17/10/2014 - 03:55

“Chương 2 - Luận dụng thần biến hóa“ của cuốn “Tử Bình Chân Thuyên Bản Nghĩa“ Hoàng Đại Lục đã viết:

“Luận cách cục thì, ngũ hành hợp hóa không cần có cái gì hóa thần, Trầm thị đối với việc này cũng không có đưa ra yêu cầu“.

Câu này ý Hoàng Đại Lục muốn nói là các tổ hợp can chi đều hóa cục được không cần phải có thần dẫn, điều này trái ngược lại với các cuốn kinh điển về Tử Bình đòi hỏi.

Đây chính là điều mà tôi dùng để phản biện bài luận của ông ta, cụ thể như sau:

Nếu như không cần tới thần dẫn thì ông ta chỉ cần nhớ được Giáp đại vận hợp với Kỷ trụ tháng hóa Thổ mà Thổ là Tướng Thần (Thực Thương), vì vậy Tướng Thần được phù trợ nên cách cục “Sát yêu Thực chế thành cách“ càng đẹp trong vận này nên đương số mới đạt tới tuột đỉnh vinh quang là đoạt được giải Nobel. Nếu luận như vậy thì khó có ai có thể bắt bẻ được ông ta.

Nhưng thật đáng tiếc cho ông ta chỉ vì không nhớ được Giáp hợp với Kỷ là “Ngũ Hợp Thiên Can“ nên ông ta đành phải lặn nội đi con đường vòng vo để “Đẽo Gọt“ thật nực cuời, nào là vào vận Giáp Thìn, Giáp (Kiêu Ấn) không chế được Mậu kỷ (Tướng Thần) mà chỉ có thể sinh được cho Bính (Tỷ Kiếp) rồi Bính (Tỷ Kiếp) sinh cho Tướng Thần (Mậu Kỷ) nên đoạt được….

Từ đây có thể đi đến những kết luận sau:

1 - Điều này quá đủ để khẳng định ông ta không có khả năng học thuộc lòng.
Bởi vì sơ sơ ông ta cũng đã nghiên cứu Tử Bình vài 3 chục năm rồi.

2 - Ông ta chưa thoát ra được cái “Mê Hồn Trận“ của “Âm Dương Ngũ Hành Tứ Thời Luận.
Bởi vì khi gặp Ấn, Ấn sẽ chế ngự Thực Thương và hóa Quan Sát để sinh Thân, chứ đâu có chuyện khi gặp Ấn mà Ấn chỉ có hóa Quan Sát để sinh Thân (Tỷ Kiếp), rồi Thân (Tỷ Kiếp) lại hóa Ấn sinh Thực Thương bao giờ. Nếu cứ
luận như ông ta thì Thực Thương lại hóa Tỷ Kiếp để sinh cho Tài tinh, rồi Tài tinh lại hóa Thực Thương để sinh cho Quan Sát…. Và dĩ nhiên ông ta sẽ dừng lại lúc nào là do ý muốn của ông ta. Đó chính là ông ta đang bị lạc vào cái “Mê Hồn Trận“ của “Âm Dương Ngũ Hành Tứ Thời Luận“ mà đến giờ vẫn chưa tìm được lối ra.

(Bài sau tôi sẽ phản biện bài luận của bác BoiGiaiSau và bài cuối cùng là bài luận của tôi.)

Sửa bởi VULONG1: 17/10/2014 - 04:16


#89

VULONG1



 

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

 

Gửi vào 17/10/2014 - 08:13

Qua câu“Hợp Quan lưu Sát“ hay“Hợp Sát Lưu Quan“ mà các cổ nhân đã để lại, ý tổng quát mà các cổ nhân muốn cho chúng ta biết rằng "Can trong tổ hợp không có khả năng tác động với các Can khác bên ngoài tổ hợp và ngược lại".

Với ý trên cùng kết hợp với lý thuyết của tôi thì “ Binh Pháp Tử Bình số 5“ được phát biểu như sau:

Các can trong tổ hợp không có khả năng tác động với các Can khác bên ngoài tổ hợp và ngược lại.
Các Chi trong tổ hợp không có khả năng tác động với các Chi khác bên ngoài tổ hợp nhưng các Chi bên ngoài tổ hợp vẫn có khả năng tác động tới các chi trong tổ hợp. Các lực tác động này có thể gây ra tốt hay xấu cho mệnh cục chỉ khi nó có đủ sức phá tan tổ hợp.

Bác BoiGiaiSau đã viết:

“Bính tý, kỉ hợi, bính ngọ, mậu tý

Bính hoả là chí dương trong ngũ dưỡng, tự toạ ngọ nhận, thiên can thấu bính mậu kỉ đều thông căn ở ngọ, bất nhược. Sinh tháng hợi là sát cách, thêm hai chi tý thành trọng sát, sát rất vượng. Hỷ hợi tàng giáp ấn ám sinh dương hoả. Hỷ thực thương thấu can chế sát, sát này vừa được chế, vừa được hoá nên thành quý cục. Nói về sát cách, như sát trọng thực thương khinh, hỷ hành vận trợ thực. Như sát khinh mà thực trọng, thành chế sát thái quá, hỷ hành vận trợ sát. Như sát thực nhiều, thân bị khắc tiết, hỷ hành vận ấn thụ. Như trụ này, bính hoả thông trọng căn dương nhận, thân bất nhược, có thể dùng thực chế sát. Đặc điểm ở đây là sát cách này có hai tác dụng, sát vừa được chế, vừa được giáp ấn ẩn tàng hoá. Nên dù là vận trợ thực, hay ấn thụ đều là hỷ vận.

Qua đoạn luận này chỉ cần biết bác đã xác định Tứ Trụ này có “thân bất nhược“ tức có Thân vượng nên“có thể dùng Thực chế Sát“ còn nếu Thân nhược tức khi: “sát thực nhiều, thân bị khắc tiết, hỷ hành vận ấn thụ“.

Vận giáp thìn, giáp tàng trong hợi hiển hiện ra mà tác dụng vào trụ,

Giáp đã hợp với Kỷ không hóa rồi thì làm sao Giáp còn có thể “tác dụng vào trụ“ được, vì nếu không thì khi “Hợp Sát lưu Quan“ mà Sát vẫn tác dụng được với Quan ở bên ngoài hay sao? Đây là cái sai đầu tiên.

năm bính dần, dần là lộc của giáp, dần ngọ củng hoả cục, hoá sát sinh nhận, sát nhận giao nhau nên tiếng tăm rất lớn.

Tại sao lại có “dần ngọ củng hỏa cục“ ? Ở đây Dần hợp với Ngọ là bán hợp có thể hóa được Hỏa chứ làm gì có Củng với Cót. Mà Dần làm sao “Củng“ được với Ngọ để hóa Hỏa khi mà Tý ngay bên cạnh xung Ngọ? Đây là cái sai thứ 2.

Đồng thời thìn là thuỷ khố, gặp thìn thì sát nhập mộ, thu liễm sát lại. Giáp hợp kỉ ở đây không hoá, mà là hợp khứ thương hoá sát hộ bính, nên không hề kị.

Vẫn cái kiểu “Hợp Sát lưu Quan“ mà Sát trong hợp vẫn tác động được với Quan ở bên ngoài. Đây là cái sai thứ 3.

Kiêm cách thì kiêm dụng. Đây là chỗ Hoàng đại lục muốn ẩn đi, không nói rõ. Hành vận người này vào đất đông nam, thành công cũng là chuyện không có gì lạ.

“Sát cách được Thực chế “ khi Thân nhược dùng Ấn để luận, còn khi Thân vượng dùng Thực Thương để luận. Ở đây Thân vượng mà dùng Kiêu Ấn Tỷ Kiếp trợ Thân lại cho là vận tốt. Điều này trái ngược với câu phía trên: “Như sát thực nhiều, thân bị khắc tiết, hỷ hành vận ấn thụ“. Đây là cái sai lầm thứ 4“.

Sửa bởi VULONG1: 17/10/2014 - 08:22


#90

a.nguyen



 

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 42 Bài viết:
  • 9 thanks

 

Gửi vào 17/10/2014 - 09:49

Câu này hay "mệnh lý không phải là toán học", chỉ ra hầu hết là đần độn.

------------------

Bác Vulong cao tay ấn quá! khâm phục.






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |