Jump to content

Advertisements




Vấn nạn về giờ Âm Lịch


32 replies to this topic

#16 Liên Hương

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 706 Bài viết:
  • 1736 thanks
  • LocationCổ Mộ

Gửi vào 25/05/2011 - 10:44

Vấn đề là chúng ta tìm "thông số đầu vào" đề ra lá số tử vi "đúng" (*)...Nếu phân vân giữa tỵ và ngọ cho cùng 1 ngày al, tháng al, năm al thì quá đơn giản (**). Nhưng nếu ai sinh vào những ngày đầu năm dl 1985 thì độ lệch pha sẽ là 1 tháng (cung an mệnh sẽ khác nhau).

Note: chung ta giả thiết (*): sự thống nhất về Kiến thức tử vi

Nhưng sự lệch pha (**) ở trên nếu là ngày Giao thừa khác nhau ắt có tuổi khác nhau (ví dụ: tuổi Giáp Tý và tuổi Ất Sửu). Ở đây, qua các bài tranh luận trích đăng ở trên Ta phát hiện 1 vấn đề dị biệt giữa giờ ADL được công bố và giờ Tử vi khác nhau hoàn toàn:

- Một bên lấy giờ Tý là ngày mới tương đương với giờ DL là từ thời điểm 0h;
- Và giờ ngày mới của tử vi thông thường là 23h (tất nhiên tùy địa phương sẽ có 1 giờ Tý khác nhau).

Nói cách khác giờ pháp lệnh (công lệnh) như tôi đã trình bày nhiều lần không phải là giờ Tử vi.

Cũng vấn đề này, ở trang web cũ của Tử vi lý số cũng đã tranh luận nhiều lần, qua đó, có một số người âu lo, cùng chung một mối quan tâm về giờ AL cho tử vi. Và họ đã phát hiện ra, giờ AL Việt Nam đã không cho nghiệm đúng về "ngày trăng tròn", chúng ta có thể xem ở đây:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



HuyetMa đã post:

"http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/07/3B9EC356/

Lịch Việt Nam và Trung Quốc tuy được tính toán dựa trên cùng một quy tắc, nhưng sự khác biệt về múi giờ đã làm cho lịch hai nước có nhiều chỗ khác nhau. Việc một số nhà xuất bản dịch thẳng từ tiếng Trung Quốc đã gây ra những sai sót đáng tiếc.

Gần đây có những thông tin về việc các số liệu lịch lệch nhau, vậy nguyên nhân thực ở đâu? Theo ông Trần Tiến Bình, Ban lịch Nhà nước, những số liệu sai lệch trên đều trực tiếp hay gián tiếp có xuất xứ từ các sách lịch vạn niên đang có mặt rất nhiều trên thị trường, như Lịch vạn niên thực dụng, Lịch vạn niên dịch học phổ thông, Lịch và lịch vạn niên... Những cuốn lịch vạn niên trên đều là các sách in số liệu dịch từ lịch Trung Quốc và trong khi quảng bá cho các sách này thì các cơ quan chức năng đã không thông tin đầy đủ để người đọc biết rằng lịch Việt Nam khác với lịch Trung Quốc! Không chỉ đến năm 2006 này mới nảy sinh sự khác biệt giữa hai lịch mà điều này luôn xảy ra hầu như ở mọi năm. Do vậy chẳng có gì bất thường trong năm nay cũng như trước đây hay sau này chừng nào mà người tiêu dùng còn sử dụng các cuốn lịch vạn niên.

Lịch Việt Nam khác lịch Trung Quốc

Lịch Âm dương Việt Nam (thường gọi là Âm lịch) được xây dựng trên cơ sở các quyết định của Chính phủ về múi giờ và âm lịch sử dụng ở Việt Nam. Tuy lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc được tính toán dựa trên cùng một quy tắc nhưng sự khác biệt về mùi giờ (giờ chính thức của Trung Quốc là múi giờ 8, trước Việt Nam 1 giờ) đã làm cho lịch hai nước nhiều chỗ khác nhau về ngày tháng, tiết khí, tết Nguyên Đán...

Chẳng hạn lịch hai nước đều lấy ngày Không trăng (ngày Sóc) làm ngày đầu tháng (mồng 1 âm), như ngày Không trăng gần đây xảy ra lúc 23 giờ 05' (giờ Việt Nam) ngày 25/6/2006, do vậy lịch ở Việt Nam ngày 25/6/2006 là ngày 1/6 Bính Tuất. Tuy nhiên theo giờ Bắc Kinh thời điểm này đã là 0 giờ 05' ngày 26/6/2006 và ngày 26/6/2006 mới là ngày 1 tháng 6 Bính Tuất theo lịch Trung Quốc.

Ngày đầu tiên khác nhau sẽ kéo theo sự chênh lệch cả tháng giữa hai lịch. Do tháng nhuận được tính dựa trên sự so sánh giữa các thời điểm Sóc và thời điểm chuyển tiết nên khi hai thời điểm này lệch nhau sẽ dẫn tới có lúc tháng nhuận giữa hai lịch khác nhau, như năm 1984 lịch Việt Nam không có tháng nhuận nhưng lịch Trung Quốc lại nhuận tháng 10.

Muốn tính Âm lịch phải lập trình dựa trên các mô hình thiên văn phức tạp chứ không phải dễ dàng nhẩm ra như Dương lịch hay một vài loại lịch khác. Do vậy các nhà xuất bản đã chọn biện pháp đơn giản là dịch thẳng từ lịch Trung Quốc và điều này là trái với các quyết định, thông tư của Chính phủ, gây nhầm lẫn cho người dân.

Cổ học phương Đông bị ảnh hưởng?

Những môn cổ học dựa trên giờ, ngày, tháng Âm lịch tất nhiên sẽ cho kết quả khác nhau khi sử dụng Âm lịch khác nhau, chẳng hạn lá số tử vi được lập hoàn toàn dựa trên ngày tháng và giờ sinh Âm lịch. Ngay những tham số tính toán dựa trên các dữ liệu can chi vốn trùng với Dương lịch (tức là giống với lịch Trung Quốc) vẫn cần lưu tâm đến các thành phần Âm lịch đi kèm có thể khác nhau, chẳng hạn sao Thiên Đức chiếu vào ngày Tị của tháng Giêng hay giờ Hoàng đạo rơi vào giờ Thìn ngày Dần.... Ngày Tị và ngày Dần trùng nhau giữa hai lịch nhưng tháng Giêng và giờ Thìn có thể khác biệt!

Để tránh sai sót, tốt nhất người Việt Nam hãy dùng lịch Việt Nam. Ông Bình giới thiệu các cuốn sách in lịch Việt Nam sau đây:

Lịch Việt Nam 1901-1910 của Nguyễn Mậu Tùng:
Lịch và niên biểu lịch sử hai mươi thế kỷ 0001-2010 của Lê Thành Lân;
Lịch Việt Nam thế kỷ XX-XXI (1901-2010) của Trần Tiến Bình.

Đối với các độc giả đã trót mua lịch vạn niên thì cuốn Lịch Việt Nam thế kỷ XX-XXI (1901-2010) cung cấp cho độc giả chi tiết những ngày chuyển tiết, tháng nhuận, tết Nguyên Đán và các khoảng thời gian khác nhau giữa hai lịch. Chẳng hạn trong năm nay, lịch hai nước khác nhau từ ngày 25/6 đến 24/7 Dương lịch, năm 2007 khác nhau từ ngày 17/2 đến 18/3 Dương lịch, năm 2008 từ ngày 27/11 đến 26/12 Dương lịch.

Sách cũng cho biết năm 2007 mồng một Tết Đinh Hợi ở Việt Nam rơi vào 17/2, đến trước Trung Quốc một ngày.

(Theo Khoa học và Đời sống)"

DungTuvi đã post:

"thật chả biết các nhà làm lịch tính toán ra sao ???
theo tôi biết (riêng quan điểm nhật xét cá nhân tôi thôi ,và tôi cũng chẳng biết tính toán làm lịch ).

lịch âm tính theo mặt trăng .

ngày rằm trăng tròn ,cụ thể ngày 15 và 16 âm lịch trăng tròn ,lúc này nước lên ) còn ngày 14 và 17 âm lịch trăng khuyết .

thời gian qua thiên hạ cãi nhau ỳ xèo về lịch .

thời gian qua tôi bèn chạy đi kiếm trăng đề coi .

thì thấy : ngày 15 âm lịch việt nam tức 14 âm lịch thế giới thấy trăng khuyết????(khuyết dưới đáy trăng bên trái) .

ngày 16 âm lịch việt nam tức 15 âm lich thế giới thấy trăng tròn (đương nhiên ngày này trăng tròn vì 15 và 16 âm lịch trăng đều tròn ,ra sông thấy nước lên )

ngày 17 âm lịch việt nam tức ngày 16 âm lịch thế giới tôi ra coi trăng thấy trăng tròn .??????


chằng biết ra sao nữa ???"

CindyNg đã post:

" Theo link lịch âm dương của ông Hồ Ngọc Đức, chúng ta tìm thấy:

Ngày d / l: 25/6 26/6 .... 08/7 09/7 10/7 11/7.... 23/7 24/7 25/7
Ngày âl VN: 01/6 02/6 ....14/6 15/6 16/6 17/6.... 29/6 30/6 01/7
Ngày âl TH: 30/5 01/6 ....13/6 14/6 15/6 16/6 ... 28/6 29/6 01/7

Cindy check lại thì thấy rằng trong khoảng thời gian nói trên:

1. Lịch VN đã được tính đúng theo cách thức tính âm lịch trên Quyết định 121/CP ngày 08/08/1967 về việc "Tính lịch và quản lý lịch Nhà nước" (sửa đổi bổ sung trong Quyết định 134/2002/TTg ngày 14/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ).

2. Nếu xét các ngày trăng gần tròn hoặc tròn trong thực tế, thì ngày trăng tròn chính xác là ngày 11/7 dl. Anh DungTuVi chỉ bằng mắt thường đã nhận ra điều này.

Kết luận: Cách tính lịch âm dương hiện nay của nhà nước VN, đôi khi sai lệch đi một ngày so với thực tế. Lịch âm dương sai lệch một ngày là chuyện bình thường. Nhưng sai vào lúc giửa tháng để cho anh DungTuVi chỉ bằng mắt thường mà vẫn có thể nhận ra được thì .... cũng hơi phiền. Và cũng phiền cho giới Tử Vi.

Nhưng muốn giới hạn thêm các sai lệch này thì phải đi thuyết phục thủ tướng chánh phủ để xét và sửa lại cách tính. Mà chuyện này thì không đơn giản chút nào. Hi hi ông nào cũng bằng cấp đầy túi, còn Cindy một mảnh giấy lận lưng cũng không có. Hay là anh DungTuVi đích thân đi nói chuyện với họ đi nha. hi hi

Chúc anh gặp nhiều may mắn. "

....

Vì Tôi copy link nhưng không hiểu sao lại mở không ra do vậy trích lại 1 số bài cho rộng đường dư luận.

Riêng tôi:

Bát chấp các "pháp lệnh" đó, vì Tôi chỉ áp dụng giờ AL cho Tử vi mà thôi ... và đều cần kiểm tra lại giờ hết dẫu được cung cấp bởi giờ khai sinh, giấy chứng sinh ...để tìm ra giờ Tý tử vi cho lá số đó. Và ai đã từng xem các lá số sinh đầu năm 1985 ắt còn phải lùi (tiến) ngày tháng...

Sửa bởi LienHuong: 25/05/2011 - 10:45


#17 TruMeTin

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 11 Bài viết:
  • 29 thanks

Gửi vào 26/05/2011 - 09:31

Thân chào các bạn,
Về âm lịch, tôi đã viết một bài tương đối rõ ràng. Nay nhân câu hỏi bạn LienHuong, tôi xin nhắc lại vài ý kiến đã đăng:

-Âm lịch Việt Nam và Trung Quốc thì có cùng nguyên tắc lập, điểm khác biệt là tính toán khác vị trí địa lý. Trung Quốc sử dụng kinh độ 120 độ Đông (GMT +8) để lập âm lịch và Việt Nam thì chọn kinh độ 105 độ Đông (GMT + 7) để lập âm lịch. Sự khác biệt giữa lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc là điều đương nhiên xảy ra. Tuy nhiên qua so sánh lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc, sự chênh lệch một giờ khiến cho có lúc lịch giữa hai nước khác nhau nhưng hiện tượng chênh lệch đó không phải lúc nào cũng gặp và sự chênh lệch đó chỉ kéo dài một khoảng thời gian nào đó, nên nhìn chung thì hai lịch không khác nhau mấy. Nói rộng ra, chênh lệch giữa hai địa điểm một vài giờ thì cũng chỉ đưa đến sự chênh lệch về âm lịch giữa hai địa điểm trong một khoảng thời gian nào đó mà thôi, chứ không phải lúc nào cũng gặp.

-Như ta đã biết, một ngày dương lịch bắt đầu từ lúc 0 giờ sáng và kết thúc vào lúc 23:59:59 giây trong khi một ngày âm lịch thì bắt đầu từ giờ Tí và kết thúc vào giờ cuối giờ Hợi (từ 23:00:00 ngày hôm trước đến 22:59:59 ngày hiện tại). Như vậy trong khoảng thời gian từ 23:00:00 đến 23:59:59 thì đối với dương lịch vẫn còn là ngày cũ nhưng đối với âm lịch thì đã bắt đầu vào ngày mới. Ngày nay, cả Trung Quốc và Việt Nam đều dùng thời điểm Sóc tính theo giờ dương lịch để xác định ngày Sóc là ngày mùng một của tháng âm lịch: khi thời điểm Sóc rơi vào ngày dương lịch nào thì ngày đó là ngày mùng một âm lịch (điều này có nghĩa là ngày bắt đầu bằng nửa đêm). Đây là một điểm ngược đời: ngày âm lịch thì bắt đầu lúc 23:00:00 nhưng lập lịch thì ngày Sóc lại lấy nửa đêm làm chuẩn. Hậu quả là có một số người cho rằng giờ Tí nên bắt đầu từ nửa đêm thì mới hợp lý, phù hợp với cách lập lịch hoặc khi lập lịch tính thời điểm Sóc phải lấy 23:00:00 làm chuẩn để phù hợp với nguyên tắc giờ Tí bắt đầu lúc 23:00:00.
Chú ý ngày âm lịch bắt đầu từ 23:00:00 của ngày dương lịch trước cho đến 22:59:59 của ngày dương lịch hiện tại. Khi lấy giờ dương lịch làm chuẩn để xác định ngày Sóc thì sẽ đưa đến hiện tượng là tháng âm lịch sẽ sớm đi một ngày nếu lấy giờ âm lịch làm chuẩn, và hiện tượng này chỉ xảy ra khi thời điểm Sóc nằm trong khoảng từ 23:00:00 đến 23:59:59. Sự sai lầm này chỉ kéo dài một tháng âm lịch, và kết thúc khi thời điểm Sóc của tháng âm lịch sau không rơi vào khoảng thời gian từ 23:00:00 đến 23:59:59. Rất may là hiện tượng thời điểm Sóc rơi vào khoảng thời gian từ 23:00:00 đến 23:59:59 thì không có nhiều nên sự sai lệch này cũng không thường xuyên gặp.

Quan điểm của tôi là một khi cho rằng giờ Tí bắt đầu lúc 23:00:00 thì âm lịch phải tính thời điểm Sóc căn cứ vào lúc 23:00:00. Giả sử chúng ta ở Trung quốc lập lịch và sử dụng quan điểm trên, chúng ta sẽ được một lịch Trung Quốc có nội dung hoàn toàn giống âm lịch Việt Nam, hay có thể nói sử dụng âm lịch Việt Nam chính là âm lịch Trung Quốc với quan điểm thời điểm sóc căn cứ vào lúc 23:00:00. Để coi số tử vi, chúng ta sẽ dùng lịch này chuyển dương lịch sang âm lịch, còn giờ âm lịch thì căn cứ vào giờ dương lịch nơi sinh và chính ngọ để điều chỉnh. Nếu không biết chính ngọ, thì ta có thể dùng qui tắc này: đối với lúc giao giờ trong khoảng cộng trừ 17 phút thì tốt hết lập cả hai lá số với hai giờ khác nhau để kiểm nghiệm (ví dụ từ 2:43 đến 3:17 thì sử dụng giờ Sửu hoặc giờ Dần).

Thân chào
TMT

#18 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 26/05/2011 - 12:46

"Như vậy trong khoảng thời gian từ 23:00:00 đến 23:59:59 thì đối với dương lịch vẫn còn là ngày cũ nhưng đối với âm lịch thì đã bắt đầu vào ngày mới. Ngày nay, cả Trung Quốc và Việt Nam đều dùng thời điểm Sóc tính theo giờ dương lịch để xác định ngày Sóc là ngày mùng một của tháng âm lịch: khi thời điểm Sóc rơi vào ngày dương lịch nào thì ngày đó là ngày mùng một âm lịch (điều này có nghĩa là ngày bắt đầu bằng nửa đêm)."

Anh TMT:
Theo phép tính lịch Tàu thì ngày nào có điểm sóc thì tính cả ngày đó là mùng 1 tức là bất kể điểm sóc rơi vào thời điểm cuối ngày hôm đó thì cã ngày hôm đó vẩn kể là mùng 1 nên không có trừong hợp ngày bắt đầu bằng nửa đêm . (Xem Rule 3 trong Paper on the Mathematics of the Chinese Calendar trang 19 của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và nếu tôi không nhớ lầm thì đây là điểm khác biệt so với bài của giáo sư Hãn, tôi phải kiếm bài của giáo sư Hãn để kiểm chứng lại).

Sửa bởi daicoviet: 26/05/2011 - 12:50


#19 rabbit1911

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 21 Bài viết:
  • 7 thanks

Gửi vào 26/05/2011 - 13:36

Bác Thất Sát thạo về lịch quá.

Tôi có đọc một số giải đáp thắc mắc liên quan đến lịch cho Tử Vi như sau:

Vốn dĩ xưa Tử Vi truyền vào Việt Nam từ Trung Quốc (xin lỗi nếu ai đó đó quan điểm khác). Các thày Tàu khi ấy xem bói ở Việt Nam bấm giờ âm ở việt Nam thường tự trừ đi 1/2 giờ âm so với giờ Bắc Kinh. Tính theo giờ Bắc Kinh giờ Tý bắt đầu từ 00 giờ 00 phút do đó giờ Tý ở Việt Nam bắt đầu từ 23 giờ 00 phút

Có lẽ chính vì truyền thống này mà giờ tại Việt Nam mới có chính Tý, chính Ngọ.
Còn cái việc sửa đổi ngày lịch thì chịu chết. Dẫu sao thì Việt Nam cũng không tự làm lịch được thủa xa xưa. Bởi làm lịch phải có nghiên cứu thiên văn và có dụng cụ đo khá là chi tiết.
Những nơi có thể tự làm lịch riêng cho mình từ thời xa xưa gồm: Ai Cập, La Mã, Maya, Trung Quốc v.v

Ta chư có nên thường mượn lịch của Trung Quốc chép lại rồi chỉnh đi nên mới có vấn nạn này.

#20 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 26/05/2011 - 13:56

 rabbit1911, on 26/05/2011 - 13:36, said:


Các thày Tàu khi ấy xem bói ở Việt Nam bấm giờ âm ở việt Nam thường tự trừ đi 1/2 giờ âm so với giờ Bắc Kinh. Tính theo giờ Bắc Kinh giờ Tý bắt đầu từ 00 giờ 00 phút do đó giờ Tý ở Việt Nam bắt đầu từ 23 giờ 00 phút



Giờ Tý của Tàu cũng bắt đầu lúc 23:00 giờ . Đây là mốc giờ lấy theo thiên văn nên cùng chung cho mọi nơi ở Bắc Bán cầu , không phải từ Tàu sang VN đổi theo kinh tuyến mà thành 23 giờ.

#21 rabbit1911

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 21 Bài viết:
  • 7 thanks

Gửi vào 26/05/2011 - 16:09

Tôi không dám múa rìu qua mắt thợ về vấn đề lịch số này. Nhiều người nắm về cái này sâu quá và chỉ dám dẫn một vài quan điểm (không phải của tôi).

Đi vào cái này cứ như đi vào rừng vậy.
có cái này các bác xem cũng thấy vui vui nhưng mà chứng tỏ ngày xưa làm lịch phải quan sát rất kỹ mà mô phỏng các quĩ đạo phức tạp.


#22 rabbit1911

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 21 Bài viết:
  • 7 thanks

Gửi vào 26/05/2011 - 16:35

Gửi tiếp cái link này để các bạn xem thêm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tôi thì vẫn cho rằng giờ ngày âm lịch dùng để ốp vào Tử Vi thực sự phải điều chỉnh để tương hợp với quỹ đạo hành tinh tại thời điểm đó và nó mới thể hiện rằng con người khi sinh ra chịu ảnh hưởng thực sự của các tinh tú chứ không tính kiểu phần triệu giây kiểu dương lịch. Vì các quĩ đạo sao tinh tú hình elíp nên có thể sớm hay trễ theo giờ và ngày khác nhau chứ không có giống nhau để chia đều mà tính được.


Mọi thứ trong Tử Vi chỉ là phỏng đoán khó có thể gọi là xác quyết nên tôi không dam nói rằng mình đúng. Trừ khi cụ Trần Đoàn tái thế rồi viết công thức tính tử vi theo toán học thì chắc mới ổn.

#23 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4014 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 26/05/2011 - 16:35

 TruMeTin, on 26/05/2011 - 09:31, said:

Quan điểm của tôi là một khi cho rằng giờ Tí bắt đầu lúc 23:00:00 thì âm lịch phải tính thời điểm Sóc căn cứ vào lúc 23:00:00. Giả sử chúng ta ở Trung quốc lập lịch và sử dụng quan điểm trên, chúng ta sẽ được một lịch Trung Quốc có nội dung hoàn toàn giống âm lịch Việt Nam, hay có thể nói sử dụng âm lịch Việt Nam chính là âm lịch Trung Quốc với quan điểm thời điểm sóc căn cứ vào lúc 23:00:00. Để coi số tử vi, chúng ta sẽ dùng lịch này chuyển dương lịch sang âm lịch, còn giờ âm lịch thì căn cứ vào giờ dương lịch nơi sinh và chính ngọ để điều chỉnh. Nếu không biết chính ngọ, thì ta có thể dùng qui tắc này: đối với lúc giao giờ trong khoảng cộng trừ 17 phút thì tốt hết lập cả hai lá số với hai giờ khác nhau để kiểm nghiệm (ví dụ từ 2:43 đến 3:17 thì sử dụng giờ Sửu hoặc giờ Dần).

Anh TMT có viết lầm không, phần tô đỏ bên trên là sai vì:
Khi anh lấy mốc 23:00 để chia ngày, xem ngày nào chứa điểm Sóc quy là ngày mùng 1 thì không vấn đề gì, vì đây là quy ước của anh. Nhưng nói lúc đó sử dụng âm lịch VN chính là âm lịch TQ thì không chính xác. Ví dụ: Vào ngày n tại Hà Nội thời điểm Sóc là 22:30, lúc đó tại Bắc Kinh là 23:30. Cho nên với Hà Nội thì ngày n chứa Sóc là ngày mùng 1, còn với Bắc Kinh ngày n+1 chứa Sóc là ngày mùng 1.

Tóm lại lịch VN vẫn là lịch VN và lịch TQ vẫn là lịch TQ. Dù quy ước bất cứ thời điểm chuyển ngày là giờ nào.

#24 voiva

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1409 Bài viết:
  • 5951 thanks
  • LocationBầu Trời Bao La

Gửi vào 27/05/2011 - 06:37

 LienHuong, on 24/05/2011 - 11:18, said:

Cá nhân LH tin rằng SINH ĐÂU THÌ XEM GIỜ ÂM LỊCH Ở ĐÓ, CỤ THỂ XÁC ĐỊNH GIỜ TÝ TẠI ĐỊA PHƯƠNG SINH THÀNH

Cháu nghĩ quan điểm này là chính xác vì nếu ta cứ giả sử nếu Việt Nam ngày nay vẫn là 1 tỉnh thuộc Trung Quốc thì ta lại lấy theo âm lịch của Trung Quốc? Có nghĩa là lại lấy điểm Sóc theo giờ Bắc Kinh? Khi đó mọi người phải thay đổi lại hết lá số của mình? Và nếu giả sử tiếp coi tất cả thế giới này là 1 quốc gia thống nhất không phân biên giới thì chả lẽ cùng lấy chung 1 lịch âm? Vậy có vẻ không hợp lý lắm.

Vì vậy tốt nhất là lấy theo âm lịch địa phương nơi mình sinh ra. Việc này cũng sẽ không gặp khó khăn khi mà có 2 đứa trẻ sinh cùng thời điểm nhưng chỉ cách nhau có 1 bước chân ở 2 bên biên giới. Nếu không lấy theo giờ âm lịch tại địa phương đó mà lấy theo âm lịch của từng quốc gia cho mỗi đứa trẻ lập tức 2 đứa trẻ đó sẽ có 2 lá tử vi khác nhau do khác giờ sinh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi voiva: 27/05/2011 - 06:43


#25 TruMeTin

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 11 Bài viết:
  • 29 thanks

Gửi vào 27/05/2011 - 07:08

Bạn daicoviet: nguyên tắc lập lịch giáo sư Hoàng Xuân Hãn giống như nguyên tắc lập lịch của Việt Nam và Trung Quốc hiện tại, có nghĩa là thời điểm Sóc căn cứ vào chính Tí, hay 12 giờ đêm, không có gì khác biệt với ý của tôi viết

Bạn thatsat: cám ơn bạn đã chỉ ra sai sót. Bạn viết:
Ví dụ: Vào ngày n tại Hà Nội thời điểm Sóc là 22:30, lúc đó tại Bắc Kinh là 23:30. Cho nên với Hà Nội thì ngày n chứa Sóc là ngày mùng 1, còn với Bắc Kinh ngày n+1 chứa Sóc là ngày mùng 1.
Thực ra:
Nếu ngày n tại Hà Nội thời điểm Sóc là 22:30 thì lịch Việt Nam, ngày n là mùng 1 vì chứa thời điểm Sóc. Lúc đó tại Bắc Kinh lịch Trung Quốc ngày n cũng là mùng 1 vì thời điểm Sóc lúc 23:30. Lịch Trung Quốc không khác lịch Việt Nam.
Nếu tại Trung Quốc lập lịch theo quan điểm xác định thời điểm Sóc căn cứ vào lúc 23:00 thì vào ngày n lịch Trung Quốc cũng là mùng một. Như vậy cả 3 lịch đều giống nhau
Tôi đã lầm lẫn khi nhìn vào thí dụ trên và đã đưa ra kết luận sai mà bạn đã phá hiện. Sự sai lầm đó sẽ dễ thấy khi nhìn vào thí dụ dưới đây:
Vào ngày n, tại Hà Nội thời điểm Sóc là 23:30. Lúc đó Bắc Kinh thời điểm Sóc là 00:30 ngày n+1 nên lịch Việt Nam ngày n là mùng 1 nhưng lịch Trung Quốc ngày n+1 là mùng 1. Nếu ta ở Bắc Kinh và muốn lập lịch theo quan điểm thời điểm Sóc căn cứ vào lúc 23:00 thì ngày n+1 là mùng một vì thời điểm Sóc là 00:30 ngày n+1 , và do đó ngày n là ngày cuối của tháng âm lịch trước, không phải ngày mùng 1, và như vậy không giống lịch Việt Nam

Theo quan điểm tôi, một khi không có sự giống nhau giữa hai lịch Việt Nam và Trung Quốc (thực tế thường giống nhau) thì chúng ta cần phải lập hai lá số và xem lá số nào đúng hơn thì sử dụng. Trường hợp bạn YoYo, bạn nên lập hai lá số, một lá số dùng lịch Việt Nam, một lá dùng lịch Trung Quốc và tự chọn lá số nào hợp với thực tế làm lá số của mình

Tôi chưa có kinh nghiệm để kết luận lịch nào phù hợp hơn khi coi số Tử Vi, nhưng các bạn nghiên cứu về Tử Vi hiện tại nên chú ý trường hợp này. Tôi nói ví dụ, có nhiều người coi lá số của các người nước ngoài thì ngoài việc sử dụng chính ngọ để xác định giờ sinh âm lịch, chúng ta cần đổi từ dương lịch qua âm lịch cho ngày tháng năm sinh sử dụng cả hai lịch Trung Quốc lẫn Việt Nam, nếu có cùng lá số thì coi, nếu có hai lá số khác nhau thì cần phải xem xét cả hai lá số xem lá số nào phù hợp. Bạn nào có thời gian rảnh thì xem xét thời điểm Sóc từ năm 1920 đến nay, nếu thời điểm Sóc nào nằm trong khoảng từ 23:00:00 đến 23:59:59 giờ Việt Nam thì trong tháng đó lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc sẽ khác biệt, và như vậy cần cẩn thận, cần lập hai lá số khi coi trường hợp sinh nằm trong sự khác biệt giữa hai lịch này

Thân chào
TMT

#26 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1875 thanks

Gửi vào 27/05/2011 - 07:49

 TruMeTin, on 27/05/2011 - 07:08, said:

...Tôi nói ví dụ, có nhiều người coi lá số của các người nước ngoài thì ngoài việc sử dụng chính ngọ để xác định giờ sinh âm lịch, chúng ta cần đổi từ dương lịch qua âm lịch cho ngày tháng năm sinh sử dụng cả hai lịch Trung Quốc lẫn Việt Nam, nếu có cùng lá số thì coi, nếu có hai lá số khác nhau thì cần phải xem xét cả hai lá số xem lá số nào phù hợp...

Tại sao chúng ta cứ phải nhắc mãi lịch Việt lịch Tàu, làm như phải chọn một trong hai lịch này?
Thực ra xét cùng lý thì cả hai lịch đều không thỏa điều kiện cho việc thiết lập lá số Tử Vi, chỉ là số phần trăm sai không quá lớn mà thôi.

Muốn lập lá số tử vi chính xác (chính xác thôi, còn đúng hay không lại là chuyện khác) thì phải thiết lập âm lịch địa phương ở ngay nơi người được xem số sinh ra, và khi định giờ phải dùng mặt trời làm chuẩn thay vì theo giờ pháp định.

Thí dụ sinh tại địa phương X ở Nga thì phải xem ngày sinh mặt trời trên đỉnh đầu lúc nào (để định giờ), lại phải lùi về xem thời điểm sóc là ngày nào (để định mùng 1AL) v.v... sau khi làm hết các bước này, so sánh lại có thể thấy ngày, tháng y hệt lịch ta, lịch tàu, có thể khác ngày, có thể khác tháng, có thể khác cả hai.

Tóm lại, sinh ở đâu phải thiết lập năm tháng ngày giờ sinh âm lịch ở ngay nơi ấy mà lấy số Tử Vi. Còn theo lịch ta hoặc lịch Tàu thì đa số lần chính xác, nhưng sẽ có một số lần sai.

Thanked by 1 Member:

#27 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1875 thanks

Gửi vào 27/05/2011 - 09:37

Viết thêm về giờ Tí trước và Tí sau

Tôi đã đọc thấy ông Trần Gia Phụng đặt vấn đề giờ Tí trước, Tí sau. Ông có vẻ không tin là trên đời lại có chuyện này.

Người phản biện lại ông TGP đã đưa bằng cớ xưa. Nhưng sự thật là trên đời quả có chuyện Tí trước Tí sau, và nó vẫn là chuyện ngay bây giờ.

Sự thật: Một số đông (tôi nghĩ là đa số nhưng không có thống kê nên chỉ tạm viết là "số đông") các nhà nghiên cứu Tử Bình của Đài Cảng Lục cho rằng:
1) Ngày phải bắt đầu lúc nửa đêm.
2) Giờ Tí bắt đầu khoảng 1 giờ (tây phương) trước nửa đêm.

Sở dĩ họ có thể làm vậy là vì khoa Tử Bình không hề có đòi hỏi ngày, tháng, năm phải bắt đầu với giờ Tí.

Thành thử, theo các nhà nghiên cứu này, thì trong khoa Tử Bình giờ Tí phải phân làm hai:
a) Sinh nửa giờ trước (trước nửa đêm) là giờ Tí trước, tính là sinh ngày hôm trước.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Sinh nửa giờ sau (sau nửa đêm) là giờ Tí sau, tính là sinh ngày hôm sau.

Cần thêm rằng -tối thiểu qua các sách mà tôi đã được đọc qua có bàn đến vấn đề này, khoảng trên mười quyển- các nhà nghiên cứu Tử Vi của Đài Cảng Lục (đa số cũng là các nhà nghiên cứu Tử Bình) nhất luật đồng ý rằng Tử Vi đòi hỏi năm, tháng, ngày đều phải bắt đầu bằng giờ Tí, nên không có chuyện Tí trước Tí sau, cứ sinh vào giờ Tí là kể sinh ngày hôm sau.

T.B. Lạ nhỉ, ở trên đánh b ngoặc lại ra mặt thám tử, cũng hay.

Sửa bởi VDTT: 27/05/2011 - 09:41


#28 Liên Hương

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 706 Bài viết:
  • 1736 thanks
  • LocationCổ Mộ

Gửi vào 27/05/2011 - 10:56

Giờ Tý Địa phương chỉ chính xác khi và chỉ khi Giờ Tý Quốc Gia đó được tính "đúng tinh thần" của giờ Âm Lịch. Điều chúng ta quan tâm là "Liệu những người hữu trách sọan Lịch của VN" đã cho chúng ta giờ AL đúng chưa? Ở đây loại trừ khái niệm Tử vi xuất phát từ TQ nên tính theo giờ AL TQ? Mà là:

- Tại sao 2 quốc gia liền kề mà AL có thời điểm lệch nhau 1 tháng? Vấn đề khác nhau giữa múi giờ thứ 7 và thứ 8: thông thường sẽ lệch nhau 1h cho đến 1 ngày bởi lý do giờ Tý đến trước việc này hoàn toàn hợp lý không có gì bàn cải. Suy rộng ra trong 1 quốc gia, giờ tý đến từng địa phương có khác nhau tuy tồn tại chính xác cùng 1 ngày dương lịch cũng là điều bình thường.
- Ai đúng ai sai? hay cả hai cùng sai (VN-TQ)?

Nếu giờ AL VN tính đúng, dẫu cho quy ước cách xác định ngày mới "là thời điểm bước VÀO CHÍNH TÝ" thì việc này cũng không gây khó khăn gì cho giời Tử vi cả và chỉ cần cung cấp giờ sinh lẽ đến phút là xác định được thôi giờ AL đúng. Nhưng tiếc thay hồ nghi vẫn còn đó.

- Nếu ai đó tìm hiểu lịch sử, về "sự kiện ngừng bắn trong ngày Tết" và lịch chỉ soạn đến năm 2000 (hình như vậy) thì mới hiểu động cơ sau câu nói: "chúng tôi có vi phạm đâu, vì hôm nay là ngày mồng 2". Hình như động cơ sau nó không hoàn toàn xuất phát từ khoa học....

Và một thực tế kiểm nghiệm (có thể ở đây có người nói rằng: chắc gì nghiệm đúng) là thời điểm những lá số sinh vào tháng 1/1985 lập theo lịch VN là sai be bét....

Và Tôi cũng tái khẳng đi xem tử vi thì cần lấy theo giờ Tý địa phương. Nhưng điều âu lo và quan ngại giờ Tý đó chỉ đúng khi và chỉ khi AL Việt Nam tính đúng.

Sửa bởi LienHuong: 27/05/2011 - 10:58


#29 Thienkyquy

    BĐH Tiền Nhiệm

  • Công Thần
  • 300 Bài viết:
  • 617 thanks

Gửi vào 27/05/2011 - 13:59

 VDTT, on 27/05/2011 - 07:49, said:

Tại sao chúng ta cứ phải nhắc mãi lịch Việt lịch Tàu, làm như phải chọn một trong hai lịch này?
Thực ra xét cùng lý thì cả hai lịch đều không thỏa điều kiện cho việc thiết lập lá số Tử Vi, chỉ là số phần trăm sai không quá lớn mà thôi.

Muốn lập lá số tử vi chính xác (chính xác thôi, còn đúng hay không lại là chuyện khác) thì phải thiết lập âm lịch địa phương ở ngay nơi người được xem số sinh ra, và khi định giờ phải dùng mặt trời làm chuẩn thay vì theo giờ pháp định.

Thí dụ sinh tại địa phương X ở Nga thì phải xem ngày sinh mặt trời trên đỉnh đầu lúc nào (để định giờ), lại phải lùi về xem thời điểm sóc là ngày nào (để định mùng 1AL) v.v... sau khi làm hết các bước này, so sánh lại có thể thấy ngày, tháng y hệt lịch ta, lịch tàu, có thể khác ngày, có thể khác tháng, có thể khác cả hai.

Tóm lại, sinh ở đâu phải thiết lập năm tháng ngày giờ sinh âm lịch ở ngay nơi ấy mà lấy số Tử Vi. Còn theo lịch ta hoặc lịch Tàu thì đa số lần chính xác, nhưng sẽ có một số lần sai.

Điều này theo tôi thì hoàn toàn chính xác.

Thế nhưng chúng ta lại cũng nên chú ý thêm một điểm nữa là có những trường hợp như, theo giờ mặt trời chính ngọ rõ ràng trước hoặc sau khoảng 10 mấy phút, ấy vậy mà nó vẫn phải đổi thành giờ trước hoặc sau mới đúng số Tử Vi. Điển hình cụ thể như lá số Obama nếu như tính đúng giờ mặt trời thì bắt buộc phải lập giờ Dậu vì giờ Tuất phải thêm mười mấy phút nữa mới đến, vậy mà đa số những người xem Tử Vi lại chọn giờ Tuất. Đó là vì chúng ta theo thực tế của tướng cách và tính cách mà chọn giờ Tuất vậy.

Thế cho nên nói về lịch pháp thì chẳng thể cứ tính toán máy móc mà cho rằng hoàn toàn chính xác được, vì nhiều khi theo trình thì tính toán ra ngày rằm mà nhìn lên trăng thì lại có chỗ vẫn khuyết thì đúng thế nào được.

Cho nên ngoài việc chúng ta nắm rõ lịch pháp, còn phải có Kỹ Pháp tinh thâm nữa mới mong ít sai lầm khi lập một lá số.

Nhớ khi xưa còn trẻ tính khí ngông cuồng, bất kể Thầy Tử Vi nào ở trong thành phố tôi đều đến đưa cho cái giờ ở giữa mà tôi biết chắc họ sẽ chọn là giờ Dần, và tôi cứ ngồi yên để họ giải số của tôi. Đợi đến cuối tôi mới nói là các cụ xem sai cả rồi. Thế là lúc đó họ mới giật mình bảo thì cậu đưa giờ như thế tôi phải xem giờ Dần chứ. Tôi liền nói thẳng: "Thế tôi ngồi trước mặt các bác và các bác cầm lá số tôi trên tay mà các bác cũng chẳng biết tôi sao gì thủ Mệnh, thế thì các bác xem số đúng thế nào được? Ví như tôi có biết bác sinh năm tháng ngày giờ nào đầu nhưng vẫn biết bộ sao nào thủ Mệnh bác đấy, bác có tin không"? Thế là mỗi lần như vậy tôi đêu nói bộ sao thủ Mệnh của họ và bắt họ phải xác nhận, tôi mới trả tiền và ra về.

Những vị tôi thử qua là những vị đã xem số 30-40-50 năm cả mà còn vậy, huống hồ là những vị mới học Tử Vi 5-10 năm.Mỗi lần tôi hạ được một ông Thầy xem bói ăn tiền thì lòng sung sướng lắm. Đến bây giờ nhắc lại mà tôi còn thấy Tự Xấu Hổ với cách hành động và những việc làm ngu xuẩn và bồng bột của mình!

Thật tình mà nói chúng ta lập lá số sai cũng là chuyện bình thường (nhất là trên net không gặp mặt), nhưng quan trọng hơn là lập tháng ngày giờ sai hoàn toàn mà đoán đúng phóc mới là điểm đáng chú ý! Ai đã từng trải qua nhiều lần như thế sẽ dễ đồng tình với tôi hơn. Hay thua hên là chuyện đương nhiên, thế nên nó mới là Khoa Học Huyền Bí.

Thiên Kỷ Quý

TB. Còn vấn đề khác nhau một tháng thì cách làm lịch đúng phương pháp phải ra như vậy, giống như cách nhau một phút hay 1 giây mà thành 1 ngày khác, mà lắm lúc biến thành 1 năm khác nốt. Hoặc giả vì sao tháng Nhuận lại giống nhau. Giả thử năm 1984 giờ Sóc của Trung Quốc giống như VN vậy thì lịch Trung Quốc có đổi giống như lịch VN không? Dĩ nhiên là sẽ giống vì nếu lấy Trung Khí làm chuẩn cho tháng Nhuận hay không thì phải theo khuôn phép ấy, không thể nào khác được. Muốn xác định vấn đề này cần phải có nhiều bạn sinh năm Giáp Tí từ ngày 23 tháng 11 dương lịch (1984) cho tới ngày 19 tháng 4 dương lịch (1985) xem có ứng với lá số không thì mới mong có được chút manh mối mà thôi. Nếu không lấy thực tế làm thước đo lường thì có lẽ đời chúng ta qua rồi vấn nạn vẫn còn đó!

#30 tyty

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 180 Bài viết:
  • 30 thanks

Gửi vào 27/05/2011 - 14:30

Trích dẫn

Sự thật: Một số đông (tôi nghĩ là đa số nhưng không có thống kê nên chỉ tạm viết là "số đông") các nhà nghiên cứu Tử Bình của Đài Cảng Lục cho rằng:
1) Ngày phải bắt đầu lúc nửa đêm.
2) Giờ Tí bắt đầu khoảng 1 giờ (tây phương) trước nửa đêm.

Sở dĩ họ có thể làm vậy là vì khoa Tử Bình không hề có đòi hỏi ngày, tháng, năm phải bắt đầu với giờ Tí.

Thành thử, theo các nhà nghiên cứu này, thì trong khoa Tử Bình giờ Tí phải phân làm hai:
a) Sinh nửa giờ trước (trước nửa đêm) là giờ Tí trước, tính là sinh ngày hôm trước.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Sinh nửa giờ sau (sau nửa đêm) là giờ Tí sau, tính là sinh ngày hôm sau.

Bác VDTT nói điều trên đối với khoa Tử Bình là chí lí. TyTy có thấy lập trình Tử Bình tính theo thuyết này. Giờ thì cũng gọi là Canh Tí tỉ như cho ngày 27.5, nhưng ngày thì thay vì Tân Tỵ trở thành Nhâm Ngọ. Thiệt tình.... luận đoán vầy là nhật chủ khác xa 1 trời 1 vực, làm cho người đoán càng khổ thêm..!






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |