Jump to content

Advertisements




Ngàn việc thiện


14 replies to this topic

#1 doremi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 146 Bài viết:
  • 500 thanks

Gửi vào 26/10/2012 - 17:40

Mong mọi người góp ý và cùng thực hiện, cùng làm cho thế giới ngày càng tốt đẹp hơn
1.Tặng người một nụ cười chân tình
2.Tặng người sự quan tâm ấm áp
3.Tặng người một câu khen ngợi đúng lúc đúng người đúng việc
4.Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ
5.Nấu một bữa cơm ngon cho gia đình, bạn bè
6.Tặng người manh áo, tấm quần
7.Tặng người quyển sách hay
8.Tặng người bông hoa đẹp
9.Trồng cây trồng rau trồng hoa...
10.Giúp bạn hiểu bài
11.Giúp người viên thuốc
12.Giúp người tìm thày chữa bệnh
...

Thanked by 5 Members:

#2 doremi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 146 Bài viết:
  • 500 thanks

Gửi vào 27/10/2012 - 07:55

13.Mời người khát uống nước
14,Quên những chuyện ác cũ, biết tha thứ bao dung
15.Làm được điều gì giúp ai đừng đòi trả ơn
16.Gần gũi bạn lành để tích cực học tập và thực hành điều hay của họ
17.Làm cho gia đình mình ổn định
18.Giúp những gia đình bị li tán được đoàn tụ, hạnh phúc
19.Mới nghe sự việc không nên vội kích động, suy nghĩ thấu đáo để làm việc cho hợp tình hợp lý hợp đạo
20.Không nên thất tín với người
21.Giữ thân thể mạnh khỏe,
22.Không gây gổ với người
23.Không quên ơn người
24.Thấy việc thiện thì dứt khoát làm ngay, thấy việc ác thì dứt khoát bỏ ngay
....

Thanked by 3 Members:

#3 doremi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 146 Bài viết:
  • 500 thanks

Gửi vào 28/10/2012 - 08:19

8 tác hại khôn lường của tức giận

Tức giận là triệu chứng thường gặp ở mỗi con người chúng ta, tuy nhiên thường xuyên tức giận sẽ gây ra nhiều nguy hại cho cơ thể.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

1. Tổn thương gan

Khi tức giận, cơ thể sẽ bài tiết ra một loại chất gọi là “catecholamine”, tác dụng với hệ thống thần kinh trung ương, làm cho đường huyết tăng cao, tăng cường acid béo phân giải, độc tố trong tế bào gan và huyết dịch cũng theo đó tăng lên.

Khuyến nghị: Khi tức giận nên uống cốc nước. Nước có thể thúc đẩy acid béo tự do trong cơ thể bài tiết ra ngoài, giảm bớt độc tố.

2. Viêm sắc tố

Khi tức giận, số lượng lớn huyết dịch chạy dồn về não bộ, vì vậy ô xy trong huyết dịch sẽ giảm bớt, độc tố tăng lên nhiều. Độc tố sẽ kích thích mao mạch, lỗ chân lông, gây ra các chứng viêm xung quanh lỗ chân lông với nhiều mức độ khác nhau, từ đó xuất hiện các viêm sắc tố.


Khuyến nghị: khi gặp phải việc không vui, có thể hít thở sâu, hai tay giơ ngang để điều tiết trạng thái cơ thể, đưa độc tố đẩy ra ngoài.

3. Đẩy nhanh suy thoái tế bào não

Đại lượng huyết dịch chạy dồn về não cũng sẽ làm cho áp lực của huyết quản não tăng lên. Lúc này trong huyết dịch hàm chứa độc tố nhiều nhất, ô xy ít nhất, không khác gì một “vị thuốc độc” cho não.

Khuyến nghị: gặp phải việc không vui có thể hít thở sâu, hai tay giơ ngang để điều tiết trạng thái cơ thể, đưa độc tố đẩy ra ngoài.

4. Viêm loét dạ dày

Tức giận sẽ làm cho thần kinh giao cảm hưng phấn và trực tiếp tác dụng vào tim và trên huyết quản, làm cho lưu lượng máu trong dạ dày đường ruột giảm thấp, nhu động chậm, ăn uống kém, khi nghiêm trọng còn gây ra viêm loét dạ dày.

Khuyến nghị: Mỗi ngày mát-xa nhiều phần dạ dày, giảm nhẹ triệu chứng.

5. Cơ tim thiếu ô xy

Đại lượng huyết dịch chảy về đại não và phần mặt sẽ làm cho huyết dịch cung ứng cho tim giảm bớt từ đó dẫn đến cơ tim thiếu ô xy. Tim để đáp ứng nhu cầu cơ thể, chỉ có cách làm việc gấp lên nhiều lần, từ đó làm cho nhịp tim không đập nhịp nhàng.

Khuyến nghị: cố gắng luôn mỉm cười và nhớ lại những việc vui vẻ, có thể làm cho tim đập khôi phục lại nhịp, để huyết dịch lưu động đều đăn hơn.

6. Gây ra cường giáp

Tức giận làm cho hệ thống nội bài tiết rối loạn, làm tăng hormon tuyến giáp trạng bài tiết, thời gian lâu dài sẽ gây ra cường giáp.

Khuyến nghị: ngồi xuống thư giãn, nhắm mắt lại, hít thở sâu.

7. Tổn thương phổi

Khi tâm trạng tức giận, hô hấp sẽ vội vàng, thậm chí xuất hiện hiện tượng hoán đổi khí quá độ. Bao phổi không ngừng khuếch trương, không có thời gian thu co, tức là không có được thư giãn và nghỉ ngơi nên có, từ đó nguy hại đến sức khỏe của phổi.

Khuyến nghị: chuyên tâm, hít thở sâu và nhẹ nhàng thở ra 5 lần, làm cho bao phổi có được nghỉ ngơi.

8. Tổn hại hệ thống miễn dịch

Khi tức giận, đại não sẽ ra mệnh lệnh cho cơ thể chế tạo ra một loại chất cortisol do cholesterol chuyển hóa thành. Loại chất này nếu tích lũy trong cơ thể quá nhiều sẽ gây chướng ngại cho sự hoạt động của hệ thống miễn dịch, làm cho sức đề kháng cơ thể thấp đi.

Khuyến nghị: Hồi nhớ về những việc tốt của mình trong quá khứ, cố gắng hết sức đề bình hòa tâm trạng.

Theo Dt

Thanked by 2 Members:

#4 doremi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 146 Bài viết:
  • 500 thanks

Gửi vào 31/10/2012 - 12:47

Cho mọi người nhiều hơn là họ mong chờ và hãy làm điều đó thật nhiệt tình.
Đừng vội tin những gì bạn nghe.
Đừng bao giờ cười vào những ước mơ của người khác.
Đừng phán xét ai qua nhân thân hay hoàn cảnh xuất thân của họ.
Hãy liên lạc với cha mẹ, gia đình bạn thường xuyên nếu bạn sống xa nhà.
Tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác và có trách nhiệm với những việc mình làm.
Đừng để 1 cuộc đấu khẩu nhỏ làm tổn thương 1 tình bạn lớn.
Khi bạn nhận ra bạn vừa gây ra lỗi lầm, hãy nhanh chóng sửa sai.
Mỉm cười khi nhấc điện thoại lên, người gọi sẽ nghe được điều đó trong giọng nói của bạn.
Hãy mở rộng đôi cánh tay bạn để thay đổi, nhưng đừng để mất đi giá trị của chính mình.
Đọc nhiều sách
Sống 1 cuộc sống tốt và đức hạnh, để sau này về già nghĩ lại, bạn sẽ muốn sống 1 cuộc đời như thế lần thứ hai.

#5 doremi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 146 Bài viết:
  • 500 thanks

Gửi vào 31/10/2012 - 12:49


Đêm nay, bão lại về… Đứng ở một thành phố khác trông ngóng về quê hương mùa bão, chỉ mong trời nhẹ bớt mưa, gió bớt mạnh, đường bớt ngập, sông bớt đầy cho quê con được bình yên.
Con vẫn luôn tự hào vì được mang trong mình dòng máu của con người miền Trung. Mảnh đất quanh năm lam lũ với những bộn bề lo toan, khốn khó… hết chống chọi với nắng gắt hanh khô, rồi lại gồng mình lên đương đầu với thiên tai bão lũ…

Những ngày này trời đang vào mùa mưa, bão lũ dồn dập kéo về mảnh đất nơi con sinh ra như muốn thử thách cái tính bền bỉ, vững chãi; như muốn thử lòng cái nết chịu thương chịu khó của những con người ở nơi đây…


Quê con ơi…

Con vẫn nhớ như in những cánh đồng lúa trổ bông ngập chìm trong vùng nước trắng. Bao công sức, bao giọt mồ hôi chát mặn nước mắt, người dân nghèo quê con đem thổi vào những hạt thóc trổ cây, những cánh đồng hoa màu chỉ chờ đến mùa gặt… Giờ đây, nhìn bát cơm của mình đang xuôi theo con nước mùa bão nổi, quê con ngậm đắng vào lòng, biết trách ai đây…

Nhìn cơn mưa xối xả, mưa trắng trời, trắng đất ngoài kia… mỗi đợt mưa rơi là mỗi lần quê con phải oằn mình lên để tránh lũ. Gió gào thét từng cơn, đập vào từng thanh cửa gỗ; hàng cây đổ xào xạt, nghiêng ngả theo từng đợt gió nổi; đêm hun hút bão về như muốn nuốt lấy cả quê con…

Rồi hình ảnh những con sông dữ tợn lên vì nước vẫn ám ảnh con khi cơn bão đi qua. Còn đâu con sông yên bình vắt ngang lũy tre buổi trước. Nước chảy ồ ạt, dồn dập, cuốn hết tất cả mọi thứ trôi theo dòng lũ. Tiếng trẻ con khóc thét, tiếng người lớn buồn rầu nhìn ngôi nhà mình tan hoang theo từng bước bão…


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Từ ánh đèn dầu leo lắt trong những căn nhà tạm bợ trông ra, chỉ thấy quê con mênh mông một biển nước. Mỗi năm, bao lần bão quét, khúc ruột miền Trung lại thương tổn, đau đớn thêm bấy nhiều lần…

Có đứa trẻ mắt buồn nói mất cha… Có người mẹ già khóc gào tên con trong mắt bão… Có đôi vợ chồng nhìn đàn con nheo nhóc, đưa mắt nhìn ngôi nhà mất mái đã cuốn theo dòng lũ trôi…

Con ước một lần ông trời thương lấy mảnh đất miền Trung… Đừng để nắng cháy khét da, đừng để lũ về quê con lại đói…

Đêm nay, bão lại về…


Đứng ở một thành phố khác trông ngóng về quê hương mùa bão, chỉ mong trời nhẹ bớt mưa, gió bớt mạnh, đường bớt ngập, sông bớt đầy cho quê con được bình yên. Chỉ mong người quê con mạnh mẽ, để qua bão lũ, con vẫn được thấy những nụ cười sáng, lấp lánh sau những nếp da nhăn…

Con thương lắm, quê con ơi!

(ST)


#6 doremi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 146 Bài viết:
  • 500 thanks

Gửi vào 01/11/2012 - 12:21

Cơm 5.000 đồng cho người nghèo Hà Nội
TT - Hà Nội trở lạnh và mưa rả rích, nhưng những tình nguyện viên áo vàng với chiếc tạp dề quen thuộc vẫn xuất hiện đúng giờ.
Hai tháng nay, đã thành thông lệ, cứ đến trưa chủ nhật là những người bán hàng rong, xe ôm, phụ hồ lại đến khu vực cầu Mai Động (Q.Hai Bà Trưng) để mua những suất cơm 5.000 đồng của các bạn trong CLB Tình nguyện trẻ. Điểm bán cơm một tuần chỉ mở ngày chủ nhật, bán 70 suất.


Thực đơn hôm nay gồm có thịt rang, đậu rán tẩm hành, rau xào, lạc rang, canh rau cải thịt. Để có được bữa cơm ngon lành ấy, các bạn trong câu lạc bộ đã phải thức dậy từ 5g sáng, đi chợ đầu mối Lĩnh Nam mua thực phẩm và lo chuyện bếp núc. Đúng 11g, những thùng cơm nóng sốt được chở đến điểm bán. Những người bán hàng rong, xe ôm, phụ hồ... đã đợi sẵn, xếp hàng mua vé. Bữa ăn hôm nay có thêm quả chuối. Các bạn trong nhóm cho biết hoa quả thi thoảng mới có bởi túi tiền của CLB eo hẹp.
Cô Nguyễn Thị Hồng (46 tuổi, quê Vĩnh Phúc) đã ăn cơm ở đây hai lần. Cô bán bánh đa kê (bánh tráng phết bột kê, một loại hạt giống mè-vừng, phổ biến ở phía Bắc) dạo ở khu vực cầu Vĩnh Tuy, Mai Động. Cẩn thận cất suất cơm vào túi, cô lau mồ hôi trên trán khẽ nói: “Cô ở trọ xa lắm, hôm nào cũng phải dậy từ 4g sáng, đạp xe lên đây bán hàng. Kiếm được đồng tiền khó lắm nên phải tiết kiệm cháu ạ. Cơm của các cháu nấu ngon, nói thật là nếu cho hai suất thì cô ăn cũng hết, nhưng thế này là quý lắm rồi, còn phần người khác nữa. Còn ngày thường bán hàng cả buổi, đến trưa cô mới dám ăn chiếc bánh mì cho qua bữa. Hôm nào sang lắm thì đạp xe lên Ngã Tư Sở ăn một suất cơm 12.000 đồng, chỉ có rau và đậu thôi, nhưng người ta thấy mình không có tiền cũng chẳng muốn tiếp”.
Anh Bùi Quang Long (28 tuổi, công tác tại Trường Đội Lê Duẩn), phụ trách chương trình, cho biết khó khăn lớn nhất của đội hiện nay là mặt bằng nấu nướng và chi phí để duy trì hoạt động. Hiện nay công việc nấu nướng, đóng hộp các suất ăn đều được thực hiện ở nhà riêng của anh Long trên phố Minh Khai.
Để có được một suất ăn 5.000 đồng như thế này, nhóm phải bỏ ra 18.000 đồng. Chi phí chủ yếu do Long và gia đình bỏ ra, cộng với đóng góp của các bạn trong câu lạc bộ. Gần đây, những người quen biết chuyện đã đóng góp một số dụng cụ nhà bếp và vài triệu đồng tiền mặt cho chương trình. Đặc biệt, từ lần thứ bảy, toàn bộ rau quả được tài trợ từ dự án rau sạch Vì cộng đồng Hà Nội. Dự án rau sạch này cũng do các bạn trẻ Hà Nội tình nguyện làm, trồng rau để giúp người nghèo.
Những người làm chương trình còn nhớ mãi hình ảnh một bác xe ôm đi ngang qua, biết chuyện đã vào ủng hộ 200.000 đồng rồi đi ngay. Hoặc như hôm nay, trong lúc chồng và con trai đang đứng chờ đèn đỏ, một chị hơn 30 tuổi vội vã chạy lên vỉa hè, dúi vào tay người phụ trách 500.000 đồng, không để lại tên tuổi, chỉ nói thật nhanh: “Chị ủng hộ cô bác lao động thôi mà, các em cố gắng duy trì bữa ăn này nhé!”.
Sở dĩ nhóm chọn cầu Mai Động để đặt “tiệm cơm” vì khu vực này tập trung nhiều lao động nghèo. Đó là những người bán hàng rong, chạy xe ôm, bốc vác và cả những người đứng cả buổi ở “chợ người” mà chẳng có ai thuê. Anh Long chia sẻ: “Thu nhập thấp, bấp bênh, bữa ăn của họ tằn tiện và thiếu thốn nhiều lắm. Chúng tôi chỉ muốn làm chút gì đó để các cô, các chú bác thấy rằng mình được quan tâm, chia sẻ một phần khó khăn trong cuộc sống. Trăn trở lớn nhất của nhóm là làm sao duy trì và nâng cao chất lượng bữa ăn, còn chuyện tăng suất ăn và mở rộng địa điểm bán hàng thì chưa dám tính đến”.
MAI HOA - NGUYỄN HÀ

#7 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 01/11/2012 - 13:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#8 doremi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 146 Bài viết:
  • 500 thanks

Gửi vào 03/11/2012 - 05:31

Cách đây hơn 100 năm, Alfred Nobel, nhà hóa học, một nhà kỹ nghệ, người phát minh ra thuốc nổ và là triệu phú người Thụy Điển, đã dùng tài sản của mình để sáng lập ra Giải thưởng Nobel.

Thời nay, Bill Gates và Buffet đóng góp từ thiện mấy chục tỷ đô la, giúp hàng chục triệu người thoát bệnh AIDS, bệnh ỉa chảy, mù mắt ở châu Phi.

Smithsonian ở thủ đô Washington DC (Mỹ) là một viện, bao gồm hệ thống bảo tàng lớn nhất thế giới miễn phí cho người vào thăm, và các trung tâm nghiên cứu khoa học, được bảo trợ bởi chính phủ Hoa Kỳ với kinh phí hàng năm gần 800 triệu đô la.

Người tài trợ ban đầu cho viện là một nhà khoa học Anh quốc tên James Smithson (1765-1829) với số tiền 104.960 đồng vàng, tương đương 500.000 Mỹ kim (khoảng 10 triệu đô la thời giá hiện nay), một tài sản khổng lồ lúc đó.

Bắt đầu là hơn một chục triệu đô la,sau gần 170 năm, người Mỹ đã biến thành tài sản Smithsonian vô giá.

Bệnh viện và trường đại học nổi tiếng khắp thế giới Johns Hopkins ở Maryland đến nay đã có 37 giải Nobel. Khu đại học và bệnh viện rộng lớn trên do nhà hảo tâm Johns Hopkins (1795 – 1873), một thương gia giầu có, đóng góp 10 triệu đô la, một khoản hiến tặng lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ lúc bấy giờ.

Thế hệ sau đã biến khoản tiền kia, thành hệ thống các trường đại học và bệnh viện mang tên Johns Hopkins có mặt ở nhiều nơi, và giá trị khó mà tính bằng tỷ đô la.

#9 doremi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 146 Bài viết:
  • 500 thanks

Gửi vào 04/11/2012 - 07:56

Trẻ con cả xã lên chùa kiếm... chữ
Cứ vào hai ngày cuối tuần, trẻ con trong xã Tân Lập (huyện Đan Phượng, Hà Nội) lại kéo nhau lên chùa học chữ.

Học giáo lý làm người
Tuy lớp học mới thành lập được ba tuần nhưng cả xã đã có 300 em đăng ký lên chùa học. Đây là một dự án của Câu lạc bộ thanh niên tình nguyện liên kết với chùa Bát Phúc, nhằm mục đích dạy văn hóa cho toàn trẻ em trong xã…
Lúc chúng tôi đến là khi các em học sinh và cô giáo đang say sưa học tiết tiếng Anh, cả lớp ríu rít như bầy chim non. Anh Bùi Khánh Dũng, Chủ nhiệm CLB thanh niên tình nguyện cho biết: "Cứ thứ 7 và chủ nhật hàng tuần, các bạn sinh viên thuộc nhiều trường đại học lại về đây để làm "cô giáo" dạy cho các em học sinh trong xã, từ lớp 1 đến lớp 12.
Điều đặc biệt là các em ở đây rất hiếu học, đến rất đúng giờ và đầy đủ. Thầy cô đến đây dạy là những người rất nhiệt tình, thiện tâm, trong đó có cả những giảng viên của các trường đại học hay những cô giáo trên địa bàn Hà Nội cũng tình nguyện "cõng" chữ về dạy cho các em nhỏ nơi đây".
Trao đổi với PV, sư cô Thích Diệu Bản - người có sáng kiến tổ chức lớp học thiện nguyện này, cho biết: "Lớp học mở ra chưa được một tháng nhưng đã thu hút rất nhiều học sinh trong xã. Nhà chùa cùng đội sinh viên tình nguyện phải chuẩn bị danh sách phân chia lớp theo đúng độ tuổi. Điều đáng mừng là các em rất ngoan, đến lớp học trật tự và rất tự giác".


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Các em đang chăm chú học môn tiếng Anh do cô Đào Thị Liên dạy

Được biết, nhà chùa mở lớp dạy trong hai ngày thứ 7 và chủ nhật hàng tuần. Các em đến đây được học miễn phí và học theo trình độ của mình. Ba tuần đầu trong tháng, các em được học các môn văn hóa như: Toán, Tiếng Việt, Tập viết, Tiếng Anh và Kỹ năng sống.
Trong tuần cuối cùng của tháng, các em sẽ được học giáo lý nhà Phật, với tư tưởng cơ bản là hướng thiện và cùng tụng kinh để học sự tĩnh tâm và cầu sự bình an. Sư cô Diệu Bản cho biết, ngay cả những thầy cô giáo và các em sinh viên đến đây dạy, trước khi đứng lớp, cũng được nhà chùa giảng đạo, học giáo lý để nắm bắt những điều thiện, nguyên lý cơ bản nhất để giảng dạy cho học sinh. Chẳng hạn, khi đến chùa thì nên biết thế nào là Tam bảo, tam quy, ngũ giới… Và các thầy cô cũng rất thích thú với những buổi học như thế này.
Nhìn những ánh mắt hồn nhiên của các em trong lớp học, sư cô Diệu Bản cho biết thêm, chính những buổi học như thế này sẽ tạo cho các em một ý thức học tự giác. Lớp học mở ra nhằm mục đích sẽ bồi bổ thêm kiến thức cho các em học sinh, mặt khác hướng các em đến những điều thiện. Vì thế, các bậc phụ huynh rất ủng hộ.
Nhiều nhà có 2 - 3 anh em cùng đến đây học. Thậm chí có cả học sinh "lớp 13" cũng đăng ký theo học tiếng Anh và Toán ở đây. Ngoài một số thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy ở các trường đại học, THPT thì số còn lại là các bạn sinh viên tình nguyện, vì thế vừa dạy, các em sinh viên vừa bổ sung kiến thức sư phạm để có cách truyền đạt tốt hơn.
Mải mê cõng... chữ
Mô hình lớp học tại chùa là một mô hình rất đáng nhân rộng, bởi một khi đã bước chân vào chốn thanh tịnh, các em sẽ được học cách nghĩ về điều thiện và sẽ có những hành xử rất nhân văn. Tuy chỉ dạy hai ngày cuối tuần nhưng lớp học này đã khiến nhiều em nhỏ thích thú. Các sư cô cho biết, các em rất ham học, vào chiều thứ 6, sau khi tan học ở trường, các em kéo nhau vào chùa để xem thời khóa biểu của ngày học tiếp theo. Thậm chí, ở trường có em học ca 2 (9h - 11h sáng), rất mệt nhưng vẫn đến chùa ngồi trật tự đợi đến ca học của mình.
Có những lúc các em đến học đông quá, nhà chùa đành phải dành nhà Tổ, nhà Mẫu, phòng khách... lấy kệ kê kinh làm bàn học. Nhiều em nhỏ phải mang cả bàn học mini từ ở nhà đi để lấy chỗ kê sách học. Có em học sinh, đến nơi thì hết chỗ ngồi, ra ngoài khóc thút thít vì không được nghe giảng bài, khiến các thầy cô giáo rất cảm động.
Bạn Đào Thị Liên (sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội) chia sẻ: "Em rất vui khi được dạy các em học sinh nơi đây. Lớp học mở ra với mục đích bồi bổ kiến thức văn hóa cho các em nhỏ, đồng thời cũng dạy các em cách sống tốt hơn. Nhìn những ánh mắt háo hức của các em nhỏ, mọi mệt mỏi dường như tan biến hết!...".
Ngoài những bài học về văn hóa, nhà chùa còn tổ chức cho các em những trò chơi xen kẽ để tránh sự nhàm chán. Vào ngày chủ nhật cuối tháng âm lịch, các em được ở lại chùa cả ngày để đọc kinh, học những giáo lý cơ bản nhà Phật và được ăn cơm chay cùng nhà chùa. Chính những việc làm này đã từng bước hình thành nhân cách của các em, giúp các em có những suy nghĩ và hành động đẹp để bước vào đời.

Sư cô Thích Diệu Bản cho biết: "Nhà chùa mở lớp học với mong muốn tạo điều kiện tốt cho các em có một sân chơi lành mạnh vào những ngày cuối tuần, tránh xa những tệ nạn xã hội... Qua đó, hướng các em đến những điều thiện lành và giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn trong học tập, cuộc sống. Chính những hành động nhỏ này sẽ có tác động tích cực đến xã hội. Nếu ở đâu cũng làm được thế này, chùa nào cũng làm được điều này thì rất tốt".

Lạc Thành - Theo Nguoiduatin.vn

#10 doremi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 146 Bài viết:
  • 500 thanks

Gửi vào 05/11/2012 - 13:26


Tâm an thì đất bằng


Ðời quá khứ, Trì Ðịa Bồ Tát sinh đúng vào thời đức Phổ Quang Như Lai xuất hiện tại thế. Ngài mới nghe qua Phật pháp liền phát tâm xuất gia, và phát nguyện rằng hễ ngài còn sống đời nào thì trong đời sống ấy ngài sẽ dùng hết sức lực vì chúng sinh mà xây cầu đắp đường. Phàm thấy có chỗ nào nguy hiểm thì ngài gia công tu sửa cho con đường giao thông được thuận lợi an toàn.Trong nhiều đời như thế, Trì Ðịa Bồ Tát cứ một lòng làm việc khổ nhọc, không giải đãi, không mệt mỏi, không than vãn, không khoe khoang.

Ngoài việc xây cầu và đắp đường, cứ thấy người già hoặc trẻ con phải xách vác cái gì nặng nề cồng kềnh là Trì Ðịa Bồ Tát vội vàng chạy đến vác hộ, không cần biết đường xa hay gần, và tuyệt đối không nhận một sự đền ơn báo đáp nào. Vì thế ngài được rất nhiều người kính ngưỡng.

Có một lần, quốc vương lập đàn cúng dường Như Lai, Trì Ðịa Bồ Tát biết được, liền vội vàng cẩn thận tu sửa con đường mà Như Lai sắp bước qua cho được bằng phẳng, rồi cung kính đứng chờ Như Lai giáng lâm.

Ðến thời Tỳ Xá Như Lai, đức Phật lại đi ngang qua con đường ấy. Ngài hết lời khen ngợi Trì Ðịa Bồ Tát có tinh thần làm việc vì người, và đưa cánh tay ra xoa đỉnh đầu của Bồ Tát mà nói rằng:

- Ông phát tâm tu sửa tất cả mọi con đường khiến đâu đâu cũng được bằng phẳng. Ðất bằng thì tâm cũng bằng, trong tương lai ông sẽ chứng quả rất mau chóng.

Trì Ðịa Bồ Tát nghe Như Lai khai thị xong, lập tức đốn ngộ, biết rằng thân mình cùng thế giới và tất cả mọi sự mọi vật không hề có một sự sai khác nào, ngài biết bổn tính của mình vốn tịch lặng vô nhiễm, không có cái "ngã" nào tồn tại. Vì thế ngài chứng đắc quả A La Hán.

Ðó là chuyện tiền kiếp của ngài Trì Ðịa Bồ Tát.


#11 doremi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 146 Bài viết:
  • 500 thanks

Gửi vào 08/11/2012 - 13:10

Chiều đến, thấy bóng các anh, chị học sinh mang đồ ăn tới, các em nhỏ ở làng trẻ Hòa Bình (Hà Nội) lại vui mừng chạy ra đón. Các cô cậu ăn ngấu nghiến các món vừa quyên được từ nhà hàng, khách sạn trong thành phố.

Thảo tới cửa hàng thu gom bánh sandwich.
14h chiều thứ 7, Thảo (lớp 11 chuyên Anh 2, THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội) lại đến tiệm bánh quen thuộc nhận những chiếc sandwich đã được đóng cẩn thận trong túi giấy. Treo đủ 20 túi bánh lên ghi đông xe đạp, cô nàng phóng nhanh tới địa điểm khác, nơi có các bạn trong nhóm đang đợi lấy đồ ăn.
Công việc đi thu gom thức ăn đã quen thuộc với nhóm Thảo suốt 3 tuần qua. Kể từ lúc bắt tay làm dự án mang đồ ăn tới trẻ em khuyết tật, nữ sinh chuyên Anh thấy mình trưởng thành, thêm trân trọng cuộc sống và sự sẻ chia với những mảnh đời bất hạnh.
Cuối tháng 9, nhóm Spotlight của Thảo gồm 3 học sinh chuyên ĐH Sư phạm và 3 bạn đến từ THPT chuyên Hà Nội Amsterdam nộp đơn tham dự cuộc thi lập dự án ngân hàng thức ăn do một tổ chức phi lợi nhuận phát động cho học sinh trung học. Mô hình ngân hàng thức ăn rất phổ biến ở nước ngoài nhưng tại Việt Nam, điều này vẫn còn mới mẻ.
Nhận thấy hầu hết các nhà hàng và tiệm bánh dư ra lượng lớn đồ ăn chưa sử dụng vào cuối ngày, Thảo cùng các bạn lập kế hoạch đi xin. Mô hình đưa ra cho các nhóm dự thi giống nhau, chỉ khác ở đối tượng hướng đến. Trong khi các nhóm khác chọn bệnh viện và trung tâm dành cho người HIV/AIDS, nhóm Thảo chọn làng trẻ Hòa Bình với 150 em khuyết tật cùng người già neo đơn.
Trước khi chọn địa điểm trên, nhóm đã đi thực tế và chứng kiến bữa ăn đạm bạc hàng ngày của các em nhỏ chỉ có hai miếng giò cùng bát canh. Bữa cơm nhàm chán khiến nhiều em không muốn ăn, thậm chí khóc thét mỗi khi bị bắt ngồi vào bàn. Điều này càng khiến các học sinh thêm quyết tâm đi xin đồ ăn.

Sau khi đi lấy đồ ăn từ các nhà hàng, tiệm bánh, các nhóm sẽ tập hợp để kiểm tra trước
khi mang tới làng trẻ Hòa Bình.
Trực tiếp đi xin nhà tài trợ, các thành viên trong nhóm của Thảo được trải nghiệm cảm giác ngượng ngùng, xấu hổ khi bị đuổi và tủi thân lúc bị từ chối. Mới đầu, cả nhóm 6 người phân công từng đôi một tới các nhà hàng "đặt vấn đề" nhưng ngay khi thấy các bạn trẻ nhắc tới cụm từ "đồ ăn thừa", người quản lý ở đó đã xua đuổi vì cho rằng lấy thức ăn thừa đem cho người khác là "không nhân đạo".
Chưa kịp giải thích, Thảo và cô bạn Phương Anh đã bị tống ra ngoài. Ở nơi khác, không bị đuổi nhưng hai cô gái nhận được cái nhìn thiếu thiện cảm vì "mặt non choẹt, ý tưởng mơ hồ và vớ vẩn như trò đùa của trẻ con".
"Bản thân chúng em ban đầu cũng chưa hiểu đúng thức ăn thừa là thế nào nhưng sau tìm hiểu mới rõ đó là những đồ ăn chưa dùng tới. Cuối ngày, nhà hàng hoặc tiệm bánh sẽ đổ đồ không bán hết đi. Chúng em tới xin và mang về cho trẻ em nghèo", Thảo giải thích.
Sau những lần "tay không" đi xin và bị đuổi, các thành viên trong nhóm rút kinh nghiệm rồi bắt đầu trình bày ý tưởng ra giấy, in thư mời tài trợ gửi cho các nhà hàng hay xin số liên lạc để đặt lịch hẹn. Suốt hai tuần đầu, cả nhóm gọi điện tới hơn 40 địa chỉ và trực tiếp đến các nhà hàng tiệm bánh trong thành phố nhưng chỉ nhận được lời từ chối.
Nhớ lại thời điểm khởi đầu ấy, cô học trò đeo kính cận hiền lành kể: "Thời gian đó, chiều nào nhóm cũng chia thành từng cặp đi xin. Học buổi sáng xong, buổi trưa chúng em ăn qua loa rồi đi xe đạp, thậm chí cuốc bộ tới các nhà hàng, quán ăn".
Để dễ dàng bắt chuyện với quản lý, mỗi khi tới tiệm bánh nào, Thảo và Phương Anh lại bỏ tiền túi ra mua một món đồ rồi sau đó mới lôi bản kế hoạch ra trình bày với chủ quán. Một buổi chiều, hai cô nàng "ghé thăm" hàng chục nhà hàng, tiệm bánh để đổi lấy lời hẹn "xem xét". Lắm hôm, khi ra về cả hai chẳng còn đồng nào trong túi.
Phương Anh cho biết thêm, "lộ phí" này là tiền tiết kiệm ăn sáng, tiêu vặt, lắm khi lấy cả tiền mừng tuổi ra dùng. Kiên trì suốt hai tuần không kết quả trong khi ngày thuyết trình dự án sắp tới, cả nhóm bắt đầu uể oải. Đang trong lúc chán nản, nhóm nhận được lời đồng ý hẹn của một nhà hàng.
"Chúng em mừng quýnh và hét lên sung sướng. Mọi người bàn nhau xem hôm gặp họ nên mặc gì cho lịch sự. Chúng em còn lựa chọn xem bạn nào trong nhóm có khuôn mặt người lớn, giọng nói không choe chóe. Trước khi đi, cùng phải luyện tập nói chuyện và thể hiện sao cho khéo léo", Phương Anh chia sẻ.
Tuy nhiên, hôm có lịch hẹn thì các thành viên trong nhóm đều có việc bận nên phải hoãn đến hôm khác. Hôm ấy đến thì người hẹn lại bận họp và đi vắng khiến ai cũng thất vọng. Theo Phương Anh, họ từ chối vì không tin và chưa hiểu mục đích dự án. Nhiều nơi đồng ý cho đồ ăn thừa nhưng lại lo ngại nhóm bảo quản không tốt, khi đến tay người dùng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, ảnh hưởng uy tín nhà hàng.
Khắc phục nhược điểm ấy, nhóm tuyển thêm tình nguyện viên phụ trách mảng an toàn thực phẩm là sinh viên ngành thực phẩm và các anh chị có kinh nghiệm quản lý nhà hàng, siêu thị. Những tình nguyện viên này có trách nhiệm kiểm tra chất lượng đồ ăn sau khi lấy từ nhà hàng xem còn dùng được nữa không. Sáng kiến ấy trở thành điểm mạnh trong bản dự án của nhóm Thảo.
Hiện tại, đã có hơn 5 địa chỉ nhận hỗ trợ đồ ăn cho dự án của Spotlight. Ngoài bánh ngọt, trong bữa ăn của các em giờ có thêm đồ ăn nhanh, bún cùng nhiều loại thực phẩm khác. Mỗi thứ 4 và thứ 7 hàng tuần, thấy bóng các anh, chị mang đồ ăn tới, các em nhỏ lại vui mừng chạy ra đón.

Các tình nguyện viên cùng chung tay phân loại thức ăn xin được.
Thảo cho hay, so với các nhóm khác, dự án của Spotlight ấn tượng vì mang tính dài hơi, có ban kiểm tra thực phẩm và thức ăn đa dạng. Bận rộn với lịch học ở trường và sắp thi đại học, nhóm hướng tới là cầu nối giữa các nhà hàng và làng trẻ Hòa Bình. Những lúc các bạn trẻ bận không đi lấy đồ ăn được, người ở làng trẻ sẽ tới địa điểm hỗ trợ thức ăn để chuyển về.
Trước khi đến với cuộc thi, 6 thành viên của Spotlight nghĩ tham gia cho vui và cốt để học cách điều hành dự án. Tuy nhiên, càng về sau các bạn trẻ nhận thấy việc chiến thắng cuộc thi hay không không còn quan trọng.
Thảo và Phương Anh thừa nhận, thời gian đầu việc đi xin đồ ảnh hưởng không nhỏ tới việc học tập. Sáng đi học, chiều đi xin, tối về cả nhóm họp qua mạng. Nhiều hôm đến lớp, mệt mỏi và buồn ngủ, các thành viên gục xuống bàn. Tranh thủ giờ ra chơi, các bạn trẻ lại túm tụm bàn bạc.
Bố mẹ Thảo không những ủng hộ về tinh thần mà cả vật chất cho con gái. Một số bạn trong nhóm mãi tới khi dự án "xuôi chèo" mới dám tiết lộ với phụ huynh. Công việc này càng khiến các bạn trẻ thêm trân trọng mỗi bữa ăn của mình. "Trước đây, ở nhà hoặc ra ngoài ăn, em toàn để thừa. Đi ăn buffet cũng lấy nhiều, không ăn hết lại bỏ đi, nhưng từ lúc làm dự án em chẳng dám hoang phí đồ ăn nữa", Thảo tâm sự.
Theo VnExpress


#12 doremi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 146 Bài viết:
  • 500 thanks

Gửi vào 11/11/2012 - 15:30

Quán cơm miễn phí của ông lão 73 tuổi

Mỗi tuần 3 buổi, những người lao động nghèo tại TP H-C-M lại tập trung về quán cơm Thiện Tâm (quận 3) để nhận suất cơm chay miễn phí của ông lão 73 tuổi.

Chủ quán cơm Thiện Tâm - ông Lê Công Thượng cho biết, ngoài số tiền hơn 700 triệu đồng của mình, nguồn kinh phí để quán hoạt động còn do một Mạnh Thường Quân đóng góp; thỉnh thoảng cũng có người mang đến những bao gạo, thùng nước tương. "Khách" đến đây là những người lang thang cơ nhỡ, lao động nghèo...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#13 doremi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 146 Bài viết:
  • 500 thanks

Gửi vào 13/11/2012 - 19:26


Đây là một câu chuyện có thật xảy ra vào năm 1892 tại trường đại học Standford.

Một sinh viên 18 tuổi đang cố xoay sở để trả học phí. Cậu mồ côi và không biết nhờ cậy vào ai để xin tiền. Rồi cậu nghĩ ra một cách thật hay ho. Cậu và một người bạn quyết định tổ chức một buổi hòa nhạc tại trường để gây quỹ kiếm tiền trả học phí cho cả hai.

Họ tìm đến nhà dương cầm nổi tiếng Ignacy J. Paderewski. Ông bầu của nhạc sĩ yêu cầu phải các cậu phải đảm bảo thanh toán một khoản thù lao là 2.000$ cho buổi độc tấu dương cầm. Giao kèo được thỏa thuận và hai cậu sinh viên bắt tay tổ chức để buổi biểu diễn được thành công.

Ngày trọng đại đó rồi cũng đến. Paderewski biểu diễn tại Standford. Nhưng không may, hai bạn trẻ không thể xoay sở để bán hết số vé. Tổng số tiền mà họ thu được chỉ vỏn vẹn 1.600 $. Thất vọng, họ tìm đến Stanford để giải thích hoàn cảnh của họ. Hai cậu sinh viên trao hết 1.600$ cho Paderewski cùng tấm chi phiếu 400$ cho khoản tiền còn thiếu với lời hứa rằng họ sẽ tranh thủ thanh toán tấm séc này sớm nhất..

Paderewski nói, “Không, việc này không thể chấp nhận được.” Ông xé tấm chi phiếu, đưa lại 1.600 $ cho hai cậu sinh viên và nói: “Đây là 1.600$. Hãy thanh toán mọi chi phí mà các bạn còn thiếu nợ, giữ số tiền mà các bạn cần để thanh toán học phí, tôi chỉ lấy phần tiền còn dư.” Hai cậu sinh viên ngạc nhiên và rối rít cám ơn Paderewski.

Nó chỉ là một nghĩa cử nhỏ bé thể hiện một tấm lòng tử tế, nhưng rõ ràng cho thấy rằng Paderewski là một con người có nhân cách lớn.

Tại sao ông ta phải giúp hai thanh niên mà ông chẳng hề quen biết. Chúng ta ai cũng tình cờ gặp những tình huống như vậy trong đời mình. Và hầu hết chúng ta chỉ nghĩ: “Nếu giúp họ, chuyện gì sẽ xảy ra cho ta?” Nhưng những con người vĩ đại thì lại nghĩ rằng: “Nếu ta không giúp họ, điều gì sẽ xảy ra cho họ?” Họ giúp và không mong có sự đền đáp. Họ làm điều đó vì họ cảm thấy rằng đó là một việc đúng cần phải làm.

Paderewski sau đó trở thành Thủ tướng của Ba Lan. Ông là một nhà lãnh đạo tài ba nhưng không may, chiến tranh Thế giới xảy ra, Ba Lan bị tàn phá. Hơn 1,5 triệu người dân trong nước lâm vào cảnh đói và không có tiền để cung cấp cái ăn cho họ. Paderewski không biết cầu cứu ở đâu, ông quyết định tìm đến Tổ chức Cứu trợ Lương thực Hoa Kỳ để xin giúp đỡ. Lãnh đạo của tổ chức này lúc bấy giờ là Herbert Hoover, sau này trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Hoover đồng ý giúp và nhanh chóng gửi hàng tấn ngũ cốc để cứu đói cho người dân Ba Lan.

Thảm họa được đẩy lùi. Thủ Tướng Paderewski cảm thấy nhẹ nhõm. Ông quyết định sang Mỹ gặp Hoover để đích thân cảm ơn. Khi Paderewski bắt đầu nói lời cảm ơn Hoover vì nghĩa cử cao thượng của ông, thì Hoover vội cắt ngang và nói: “Ngài không cần phải cảm ơn tôi, thưa Thủ Tướng. Có lẽ ngài không còn nhớ câu chuyện này, nhưng vài năm trước, ngài đã giúp hai cậu sinh viên trẻ tuổi tiếp tục học đại học tại Hoa Kỳ, và tôi là một trong hai sinh viên ấy.”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

THẾ GIỚI NÀY ĐÚNG THẬT LÀ TUYỆT VỜI, KHI BẠN CHO ĐI THỨ GÌ, BẠN SẼ NHẬN LẠI ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU TƯƠNG TỰ.

Thanked by 1 Member:

#14 doremi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 146 Bài viết:
  • 500 thanks

Gửi vào 16/11/2012 - 00:01

Ngộ Chân nói: “Nhược phi tu hành tích âm đức, động hữu quần ma tác chướng duyên. – Nếu không tu hành tích âm đức, thì động có quần ma làm ra các duyên chướng” có thể biết tích đức tu hành là việc cần thiết của người tu đạo. Nếu rời xa đức để nói đạo, thì là dị đoan tà thuyết, bàng môn ngoại đạo, sai lầm nhiều vậy. Nên thánh nhân đời xưa, đầu tiên phải hiểu rõ đạo; hiền nhân đời xưa, đầu tiên phải tích đức. Chưa từng có ai không hiểu rõ đạo mà có thể là thánh, chưa từng có ai không tích đức mà có thể thành người hiền. Nhưng muốn mong thánh đầu tiên phải mong hiền, nếu muốn thành đạo đầu tiên phải tích đức. Đạo và Đức lưỡng dụng, trong ngoài giúp nhau, thì đắc cái sự nghiệp học của thánh hiền vậy. Đạo là việc của ta, Đức là việc người. Tu đạo có tận cùng mà tích đức thì vô cùng. Từ xưa đến nay, sau khi tiên phật thần thánh thành đạo, còn phải hòa quang đồng trần, tích lũy công hạnh, đợi đến tam thiên công mãn, bát bách hành hoàn , mới nhận thiên chiếu. Huống gì Kim Đan Đại Đạo bị quỷ thần căm ghét, chẳng phải người đại trung đại hiếu thì không thể biết, chẳng phải người đại hiền đại đức thì chẳng dám truyền. Nếu cưỡng truyền mà bị biết, quỷ thần không vui, thế tất ngầm giáng tai ương, đẩy nhanh thọ số. Chẳng những vô ích, mà còn có hại. Ta từ khi được Kham Cốc tiên chỉ dạy, coi đại công là điều hoài bão, mỗi lần gặp kẻ chí sĩ, liền muốn tiếp dẫn. Thỉnh thoảng hơi bảo cho biết đầu mối, từ từ xem sau đó, không lâu thì họ tự mãn tự túc, nên chẳng thể vào sâu, cuối cùng đến càng lâu ngày càng lười nhác, chí khí mất cả. Họ tiếc tham phiền não, quá cả người thường. Trước sau vài người, đều như vậy cả. Ôi! Bọn đó chắc là tổ tiên vô đức, tự mình vô hạnh, chỉ vì đầu tiên chăm chỉ cuối cùng lười nhác, nên mê mất chân tông, mà không thể vãn hồi vậy. Ta vì tự mình không cẩn thận, lỡ lời nói với bọn phỉ đồ, cũng gặp nhiều ma chướng. May mà không quan hệ lớn, chân bảo chưa bị cướp đi. Xem xét điều này, sau liền giấu lưỡi, không dám khinh lộ phong thanh, mà phải đợi người có đại lực mới dốc túi truyền trao vậy. Người học ở đời mới nhập môn hộ, thẳng coi thần tiên là công việc rất dễ, mà liền lừa dối thập phương, không sợ gì cả. Tuyệt không nghĩ một mảy một may đều là mồ hôi và máu của thập phương; một chén nước một miếng cơm đều là khổ lực của chúng sinh. Hoặc có kẻ dùng lời miệng lưỡi về thiền để lôi kéo người; hoặc có kẻ dùng giả đạo pháp để nhiếp tiền tài; hoặc có kẻ dùng thuật hoàng bạch để âm mưu lừa bịp; thiên phương bách kế, không thể đếm xuể. Sau này mắc nợ mười phần tiền của, không biết tiêu hóa thế nào. Cổ nhân nói: “Lưỡng chỉ giác hoặc hữu hoặc vô, nhất điều vĩ thiên định vạn định-Hai cái sừng hoặc có hoặc không, một sợi đuôi ngàn định vạn định”, phải bọn đó không? Người có chí với đạo, cần coi đức hạnh là trọng, tự lập tiết tháo, không được hồ đồ gây sự, để lỡ mất tiền trình. Thế nào là đức? Giúp người già giúp kẻ nghèo, thương kẻ cô quả, bố thí thuốc men, sửa cầu sửa đường, phù nguy cứu khốn, khinh tài trọng nghĩa, thi hành rộng rãi các điều tiện lợi là vậy. Thế nào là hành? Ta chịu khó làm lợi cho người, chăm chỉ làm việc vất vả ở trần gian, thi đức mà không mong báo, có oán mà không kết thù, có công mà không khoe, có khó khăn không ngại, gặp việc nghĩa là phải làm là vậy. Hay tích đức, hay lập hạnh, càng lâu càng cố gắng, đức phục quỷ thần, phẩm hạnh vượt kẻ tầm thường, cao nhân mà gặp, quyết định lọt vào mắt, có hi vọng về đại đạo vậy. Nếu không vậy, không tích dù chỉ một đức, không sửa dù chỉ một hành vi, vọng tưởng thành đạo, ngẫu nhiên mà gặp cao nhân, giấu cái xấu mà nêu ra cái tốt, tự nói có thể lừa người, thực không biết người ta nhìn mình, như thấy cả gan ruột vậy. Còn có những kẻ không chăm chú vào bổn phận, tác nghiệt trăm điều, sáng rượu chè rồi tối phấn son, miệng đạo đức mà tâm đạo chích, hại người lợi ta, ngàn kì trăm quái, không biết tự hối, lại quay lại oán tự mình vô phúc vô duyên, mà phỉ báng đan kinh toàn lời nói dối. Lúc chuyển thế trong địa ngục, bị đầu thai vào loại khác, mong làm người còn chẳng được, sao dám mong thành tiên đây. Ôi! Đức là việc của tự thân nhân thế; Đạo là việc thầy truyền mà thành tiên. Không tích đức mà muốn tu đạo, nhân sự còn chẳng thể, tiên đạo sao thành được, có thể không suy nghĩ sao?
(Tu chân cửu yếu-P2)

Sửa bởi doremi: 16/11/2012 - 00:15


#15 doremi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 146 Bài viết:
  • 500 thanks

Gửi vào 17/03/2013 - 12:59

Kỉ niệm ngày Phật Thích Ca xuất gia (8/2 âm lịch) Nhóm Ngàn việc thiện sẽ thăm và hỗ trợ một số bệnh nhân đặc biệt khó khăn tại Viện K ,43 Quán Sứ Hà Nội, vào 5h chiều ngày thứ 3, 19/3/2013. Các chương trình từ thiện dự kiến sẽ diễn ra hàng tháng. Quý vị muốn tham gia đồng hành, ủng hộ, góp ý,...xin liên hệ:
Ms Yến, caohaiyen@yahoo.com, 0983 656879
Mr Tuấn, 0903 44 9950
Ms Loan, loanntmaxan@yahoo.com, 0978 056 717
Xin quý vị gửi cho những người quan tâm.Chúng tôi xin cảm ơn!






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |