Jump to content

Advertisements




Hào Từ - Tạp Truyện



83 replies to this topic

#46 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5105 thanks

Gửi vào 06/03/2013 - 03:59

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trunghoang87, on 05/03/2013 - 06:00, said:

Thưa bác, dẫu cháu biết rằng gieo quẻ dịch không thể hoàn toàn dựa vào các phép tính toán thống kê đơn thuần, bản thân môn xác suất thống kê có 1 khái niệm về xác suất ngẫu nhiên độc lập để nói về sự không tất nhiên của mỗi lần gieo quẻ, tuy nhiên nếu dựa vào quỷ thần thì lại trái với tính khoa học của Dịch. Cháu tin tưởng về việc Dịch là 1 số phận kế để đo đếm những thông tin siêu thực. Nhưng rõ ràng tỷ lệ cân bằng trong Dịch cũng rất là quan trọng, ngay bản thân việc gieo quẻ Dịch bằng ba đồng xu với tỷ lệ 1/8- thái dương (càn); 1/8 - thái âm (khôn) - 3/8 thiếu dương - 3/8 thiếu âm cũng nói lên điều đó.
Cháu muốn xin bác kiến giải về tỷ lệ tốt nhiều xấu ít trong 384 hào từ?

Dịch tóm gọn là hiểu chữ Thời để hành xử . Hành xử đúng với Thời-Vị thì tốt, trái thời-vị thì xấu , vốn chảng có quẻ xấu nhiều hơn quẻ tốt trong các quẻ Dịch mà chỉ có người hiểu được thời-vị để hành xử đắc Trung rất là hiếm có nên đa phần ta thấy xấu nhiều hơn tốt khi hỏi quẻ Dịch bởi người đã đắc Trung thời tự nhiên sáng tỏ hợp cùng lẻ Đạo nên họ không còn gieo quẻ hỏi việc.

Thanked by 3 Members:

#47 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3112 Bài viết:
  • 7535 thanks

Gửi vào 06/03/2013 - 13:00

Trong Dịch nên hiểu hung là đóng, cát là mở, trinh là điềm (đoán rằng, nghĩa là không phải chắc chăn sẽ xảy ra như vậy chỉ là có xác suất cao ít nhiều thôi).Còn thời vị thì đúng là căn bản của đạo Dịch.

Thanked by 1 Member:

#48 trunghoang87

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 18 Bài viết:
  • 18 thanks

Gửi vào 07/03/2013 - 23:10

Thưa bác vodanhthiendia, thực sự thời trung có tốt đến thế không ạ? cháu nghi ngờ lắm vì ký tệ động hào 5 sẽ thành minh di. Nếu Dịch là khách quan, thì vốn không có tốt xấu. Nếu có tốt xấu, thì bản thân chuyện tốt, xấu nó cũng đối lặp như âm dương. Cháu không tin âm nhiều hơn dương và ngược lại.

Thanked by 1 Member:

#49 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5105 thanks

Gửi vào 08/03/2013 - 03:19

Co`n tuy` va`o quan niệm tốt va` xấu của ca' nha^n, xã hội ma` Thời biến đổi và tốt hay xấu cũng biến đổi. Nếu gặp thời Bĩ thì nên hành xử ra sao, thời Minh Di thì phải làm gì ...trong lúc cã thiên hạ khổ mà ta thoát nạn thì xem như được tốt rồi ...

Thanked by 2 Members:

#50 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5105 thanks

Gửi vào 09/03/2013 - 00:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trunghoang87, on 07/03/2013 - 23:10, said:

Thưa bác vodanhthiendia, thực sự thời trung có tốt đến thế không ạ? cháu nghi ngờ lắm vì ký tệ động hào 5 sẽ thành minh di. Nếu Dịch là khách quan, thì vốn không có tốt xấu. Nếu có tốt xấu, thì bản thân chuyện tốt, xấu nó cũng đối lặp như âm dương. Cháu không tin âm nhiều hơn dương và ngược lại.

Như Ký tế thời mọi việc ổn định chẳng nên vọng động chỉ vì tham vọng cá nhân hay muốn chứng tỏ chơi nổi, người Mỹ có câu thực tế "If it does not broke then do not try to fix" . Xã hội ổn định thì Tổn thượng Ích hạ để xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở vững chắc thì Ký Tế đưa đến Thái , ngược lại kẻ nắm quyền vọng động vì tham vọng cá nhân, tham nhũng ích kỷ thì Ký Tế thành Minh Di .

Sửa bởi vodanhthiendia: 09/03/2013 - 00:21


Thanked by 2 Members:

#51 trunghoang87

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 18 Bài viết:
  • 18 thanks

Gửi vào 11/03/2013 - 14:08

Cháu cảm ơn bác vodanhthiendia. Cháu xin đặt ra 1 người khác cái vị có tham vọng cá nhân, ích kỷ vào cái địa vị ấy, bác có cho rằng Ký tế sẽ không biến thành Minh Di không? Còn nếu đặt người như cháu và hầu hết những người cháu quen vào thì cháu biết chẳng có gì thay đổi cả.
Con người dưới 1 thời là trung thời, thời biến thì ta biến, ta biến thì thời biến, thời của ta có thể chính hay không, có thể trung hay không ít nhiều dựa vào ta, vào thế, thế ta không thắng thiên thì ta nên gạt bỏ mọi phán xét đi để chấp nhận thiên. Âm dương luân phiên tiêu trưởng như nóng, lạnh, ngày, đêm. Không có đêm thì sao có ngày? Không có nóng thì sao có lạnh. Giữa cái thiện đỉnh điểm thì xấu nảy sinh, giữa cái ác cực điểm thì phát hiện lòng tốt. Tốt có giá của tốt, xấu có ý nghĩa của xấu. Ta tồn tại trong 1 thiên thời thì phải chịu sự chi phối bởi thiên thời ấy, người trong thời tham thì phải tham, phải yếu thì sẽ yếu, thời diệt thì vong.

Thanked by 1 Member:

#52 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5105 thanks

Gửi vào 11/03/2013 - 23:36

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trunghoang87, on 11/03/2013 - 14:08, said:

Cháu cảm ơn bác vodanhthiendia. Cháu xin đặt ra 1 người khác cái vị có tham vọng cá nhân, ích kỷ vào cái địa vị ấy, bác có cho rằng Ký tế sẽ không biến thành Minh Di không? Còn nếu đặt người như cháu và hầu hết những người cháu quen vào thì cháu biết chẳng có gì thay đổi cả.
Con người dưới 1 thời là trung thời, thời biến thì ta biến, ta biến thì thời biến, thời của ta có thể chính hay không, có thể trung hay không ít nhiều dựa vào ta, vào thế, thế ta không thắng thiên thì ta nên gạt bỏ mọi phán xét đi để chấp nhận thiên. Âm dương luân phiên tiêu trưởng như nóng, lạnh, ngày, đêm. Không có đêm thì sao có ngày? Không có nóng thì sao có lạnh. Giữa cái thiện đỉnh điểm thì xấu nảy sinh, giữa cái ác cực điểm thì phát hiện lòng tốt. Tốt có giá của tốt, xấu có ý nghĩa của xấu. Ta tồn tại trong 1 thiên thời thì phải chịu sự chi phối bởi thiên thời ấy, người trong thời tham thì phải tham, phải yếu thì sẽ yếu, thời diệt thì vong.

Dịch có Tam Tài :

Ta cùng Trời Đất Ba ngôi sánh
Trời Đất cùng Ta một chữ Đồng.
Thời và Người biến đổi tương hổ lẩn nhau nên nói Thiên ứng, Địa ứng và Nhân ứng .
Thời và Trung không phải dể tri hành nên chỉ thấy hạn xu nịnh thời thế bảo là thức thời vụ, không ngoan để sống . Người học Dịch sao lại học chữ thời theo hạng ngươi đó ? Nếu thế thì cần gì đến Dịch để xu thời? Ai chẳng làm được chuyện đó chỉ cần vô cảm, bất cần nhân tính, lương tâm sỉ diện , tiết tháo là có nó ngay .


Thanked by 2 Members:

#53 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5105 thanks

Gửi vào 12/03/2013 - 00:02

Học Dịch là học chữ Nhân trong tam tài Thiên Địa Nhân để sống đúng là Nhân, chẳng có Nhân thì Dịch thành dịch vật tức dịch theo luật rừng của loài thú vậy .

Sửa bởi vodanhthiendia: 12/03/2013 - 00:03


Thanked by 2 Members:

#54 trunghoang87

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 18 Bài viết:
  • 18 thanks

Gửi vào 12/03/2013 - 00:33

Thưa bác vodanhthiendia, cháu luôn biết ơn bác quan tâm.
Về vấn đề này cháu xin trích một lời Khổng Tử: "quân tử phải biết thời".
Cháu đọc Tam Quốc thấy Tào giết dân 20 vạn dân Từ Châu, ức hiếp thiên tử, nghĩ là ông ta bất nhân lắm. Đọc Câu Tiễn, Chu Nguyên Chương giết công thần thấy họ bất nghĩa lắm. Alexanderos, Thành Cát Tư Hãn thảm sát vô tội vạ... Nước mình thì Nguyễn Ánh trả thù tàn độc Tây Sơn nghĩ họ thật tàn bạo. Nhưng Tào Tháo xây dựng được Ngụy hùng mạnh, Alexanderos, Thành Cát Tư Hãn được lịch sử tôn vinh như thánh tướng, Câu Tiễn, Chu Nguyên Chương, Nguyễn Ánh xây dựng triều đại của mình. Là bất công chăng?
Trước đây cháu tạm cho rằng làm chính trị phải vậy. Nhưng từ khi đọc dịch cháu mới hiểu thời của họ thì họ phải làm vậy. Họ có cái xấu của Con, cái tốt của Người, cái thật của Tâm thì mới thành công được. Hán, Sở, Nguyên mạt thì mới có Tam Quốc, Việt, Minh. Nếu để Quang Trung đánh Thanh thì bây giờ chúng ta nói chuyện bằng tiếng Tàu cả rồi, lịch sử chứng minh có nước nào tham vọng chiếm tàu ko bị chúng nó đồng hóa đâu? Cuộc sống không có tốt xấu, chỉ có âm dương tiêu trưởng, cái này chết đi để 1 cái khác mọc lên. Nếu hướng tất cả đều thiện hóa thì nhân loại không tồn tại được đâu ạ, như các vua Đại Lý ngày xưa đều bỏ đi tu dẫn đến nước mất nhà tan chẳng hạn, hay chủ nghĩa xã hội lý tưởng Mác- Lê chẳng hạn. Gạt bỏ ra sự chủ quan, yêu ghét thì mọi chuyện đều bình thường thôi đúng không ạ. Dĩ nhiên không phải là vô tâm, vô cảm nhưng cháu thấy khách quan là thiên hạ phải sống đúng thời của mình, nếu thời xấu, ta có cố gắng thế nào cũng chẳng tốt được ạ. Cùng lắm ta tốt so với xấu được thôi.
Mà cơ bản tất cả tốt xấu đều là khái niệm, nó lại tùy vào thời, bác nghĩ sao nếu 70% lứa trẻ 200x cho rằng ăn thịt chó là tàn ác?
Cháu thì sẵn sàng chấp nhận nếu xã hội đổi thay, vì bọn trẻ sống theo thời của chúng chẳng trách được, Tào, Câu, Chu... cũng sống theo thời của họ chẳng trách được. Đến đồng chí X ta cũng chẳng trách được. Trách họ vì đang sống theo số phận của họ sao ạ? Trách phận hổ, báo ăn thịt huơu, nai sao ạ? Không trách được sao phải đặt nặng tốt, xấu, nó cũng là khái niệm thôi. Xã hội con người tiến hóa hơn, văn minh hơn, đẹp đẽ hơn nhờ thời vận nhân loại tốt hơn, nhưng con người vẫn là 1 phần không tách rời bởi tự nhiên phải không ạ. Mà Dịch thì cháu thấy cũng rất tự nhiên.

Thanked by 1 Member:

#55 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5105 thanks

Gửi vào 12/03/2013 - 00:41

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trunghoang87, on 12/03/2013 - 00:33, said:

Thưa bác vodanhthiendia, cháu luôn biết ơn bác quan tâm.
Về vấn đề này cháu xin trích một lời Khổng Tử: "quân tử phải biết thời".
Cháu đọc Tam Quốc thấy Tào giết dân 20 vạn dân Từ Châu, ức hiếp thiên tử, nghĩ là ông ta bất nhân lắm. Đọc Câu Tiễn, Chu Nguyên Chương giết công thần thấy họ bất nghĩa lắm. Alexanderos, Thành Cát Tư Hãn thảm sát vô tội vạ... Nước mình thì Nguyễn Ánh trả thù tàn độc Tây Sơn nghĩ họ thật tàn bạo. Nhưng Tào Tháo xây dựng được Ngụy hùng mạnh, Alexanderos, Thành Cát Tư Hãn được lịch sử tôn vinh như thánh tướng, Câu Tiễn, Chu Nguyên Chương, Nguyễn Ánh xây dựng triều đại của mình. Là bất công chăng?
Trước đây cháu tạm cho rằng làm chính trị phải vậy. Nhưng từ khi đọc dịch cháu mới hiểu thời của họ thì họ phải làm vậy. Họ có cái xấu của Con, cái tốt của Người, cái thật của Tâm thì mới thành công được. Hán, Sở, Nguyên mạt thì mới có Tam Quốc, Việt, Minh. Nếu để Quang Trung đánh Thanh thì bây giờ chúng ta nói chuyện bằng tiếng Tàu cả rồi, lịch sử chứng minh có nước nào tham vọng chiếm tàu ko bị chúng nó đồng hóa đâu? Cuộc sống không có tốt xấu, chỉ có âm dương tiêu trưởng, cái này chết đi để 1 cái khác mọc lên. Nếu hướng tất cả đều thiện hóa thì nhân loại không tồn tại được đâu ạ, như các vua Đại Lý ngày xưa đều bỏ đi tu dẫn đến nước mất nhà tan chẳng hạn, hay chủ nghĩa xã hội lý tưởng Mác- Lê chẳng hạn. Gạt bỏ ra sự chủ quan, yêu ghét thì mọi chuyện đều bình thường thôi đúng không ạ. Dĩ nhiên không phải là vô tâm, vô cảm nhưng cháu thấy khách quan là thiên hạ phải sống đúng thời của mình, nếu thời xấu, ta có cố gắng thế nào cũng chẳng tốt được ạ. Cùng lắm ta tốt so với xấu được thôi.
Mà cơ bản tất cả tốt xấu đều là khái niệm, nó lại tùy vào thời, bác nghĩ sao nếu 70% lứa trẻ 200x cho rằng ăn thịt chó là tàn ác?
Cháu thì sẵn sàng chấp nhận nếu xã hội đổi thay, vì bọn trẻ sống theo thời của chúng chẳng trách được, Tào, Câu, Chu... cũng sống theo thời của họ chẳng trách được. Đến đồng chí X ta cũng chẳng trách được. Trách họ vì đang sống theo số phận của họ sao ạ? Trách phận hổ, báo ăn thịt huơu, nai sao ạ? Không trách được sao phải đặt nặng tốt, xấu, nó cũng là khái niệm thôi. Xã hội con người tiến hóa hơn, văn minh hơn, đẹp đẽ hơn nhờ thời vận nhân loại tốt hơn, nhưng con người vẫn là 1 phần không tách rời bởi tự nhiên phải không ạ. Mà Dịch thì cháu thấy cũng rất tự nhiên.

Việc gi` cũng có nhân quả của nó. Chữ Thời cũng chỉ là biểu hiện của các giai đoạn nhân quả. Nhân là ta gieo, hợp đũ duyên (Thiên, Địa) thì kết thành Quả .

Thanked by 2 Members:

#56 trunghoang87

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 18 Bài viết:
  • 18 thanks

Gửi vào 12/03/2013 - 00:50

Dạ, bác nói rất đúng ạ, cháu có tranh luận với 1 người bạn về ý thức và vô thức, ý thức ta có thể được đào tạo, vô thức thì còn gọi là bản năng. Phần Con và phần người luôn cùng với nhau gieo nhân. Phần người biết gieo nhân gì, nhưng phần con ta gieo nhân gì thì ta lại không kiểm soát được nó, nên số phận mỗi người mới khác nhau. Người có thể ảnh hưởng đến con tùy thuộc vào nhận thức, nhưng có những lúc đọc quyển sách rất hay đọc một vài lần ta chưa hiểu nổi, nhưng lần sau ta lại hiểu. Có lẽ là do 2 yếu tố, 1 là phần Con đã chịu hiểu, 2 là theo cách nói siêu hình hóa thì "duyên" để ta hiểu đã đến.

Thanked by 1 Member:

#57 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1511 thanks

Gửi vào 14/03/2013 - 04:26

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trunghoang87, on 12/03/2013 - 00:50, said:

Dạ, bác nói rất đúng ạ, cháu có tranh luận với 1 người bạn về ý thức và vô thức, ý thức ta có thể được đào tạo, vô thức thì còn gọi là bản năng. Phần Con và phần người luôn cùng với nhau gieo nhân. Phần người biết gieo nhân gì, nhưng phần con ta gieo nhân gì thì ta lại không kiểm soát được nó, nên số phận mỗi người mới khác nhau. Người có thể ảnh hưởng đến con tùy thuộc vào nhận thức, nhưng có những lúc đọc quyển sách rất hay đọc một vài lần ta chưa hiểu nổi, nhưng lần sau ta lại hiểu. Có lẽ là do 2 yếu tố, 1 là phần Con đã chịu hiểu, 2 là theo cách nói siêu hình hóa thì "duyên" để ta hiểu đã đến.

Nếu nói bản năng thuộc "vô thức" thì Trunghoang87 có thể đề ra một ví dụ cụ thể nào không?

Nếu được, thì cho thêm một ví dụ cụ thể về phần "Con" và thí dụ khác về phần "Người" ...

Thanked by 2 Members:

#58 trunghoang87

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 18 Bài viết:
  • 18 thanks

Gửi vào 14/03/2013 - 22:49

Chào bác TuBinhTuTru, cháu mới tham gia diễn đàn chưa biết tuổi các bác, các chú, có thể là các ông nên xin phép gọi là các bác.
Cháu xin nói thêm về bản năng vô thức, từ khi nghiên cứu về học thuyết âm dương, bát quái cháu dành thời gian không nhỏ để tìm hiểu những hành vi làm nên số phận bởi phần con và phần người. Thực sự cháu nghĩ nhiều nhưng chưa biết bóc tách ra để diễn đạt, có lẽ nếu được tiếp xúc với bộ môn tâm lý học sẽ làm tốt hơn. Mong các bác thông cảm cho những phần rời rạc này.

Khi biết người mạnh hơn tấn công, mình là thấy sợ, hoặc thấy không sợ, đó là do bản năng.
Khi bất ngờ cảm nhận người ta sắp đánh mình mà nhắm mắt, vung tay lên không phải là bản năng mà là phản xạ có điều kiện.
Khi đan 10 ngón tay vào nhau, bàn tay thuận nguyên thủy đặt lên trên đó là bản năng.
Khi viết chữ, mọi người dùng tay phải, đó là hành vi được đào tạo.
Các phản xạ có điều kiện và hành vi được đào tạo thể hiện phần Người.
Bản năng thể hiện phần Con.
Con người sinh ra và lớn lên dưới sự giáo dục của gia đình và xã hội, cùng với những sự tương tác với môi trường xung quanh, tạo thành các thói quen, và các tổ hợp thói quen (cách ứng xử, một phần tính thẩm mỹ) đó là thể hiện phần người.
Phần người được hình thành từ khả năng bắt chước, đó là thuộc phần con. Phản ứng, cảm giác của ta với những thứ không được đào tạo thể hiện phần con, ví dụ, phân biệt những thứ trong 1 phạm vi tương tự như nhau thể hiện phần con. Chẳng hạn ta thích màu xanh da trời đậm, hay xanh da trời nhạt được quyết định bởi phần con.
Phần con như giống cây, phần người như nguồn đất, nước, không khí, ánh sáng... cùng 1 hoàn cảnh xã hội tương đồng nhưng thành quả đạt được khác nhau là do phần con, ta có thể dự đoán hành vi, số phận của 1 con người thông qua ngày giờ sinh, thông qua sự ứng động để lập quẻ có lẽ vì quẻ bát quái đo được thông số phần Con trong mỗi con người. Bản thân cách thở của người không được học khí công hay quá trình trao đổi chất cũng dẫn đến sức khỏe, thể trạng khác nhau của mỗi người. Phần người có thể nghe những điều hay, nhưng hiểu được những điều hay là do phần con quyết định. Nên bên cạnh phần người phần con gieo "nhân" 1 cách vô thức để ta nhận lại "quả" chính là số phận.
Khả năng truyền đạt hạn chế nên cháu đưa ra các bài báo đây như là ví dụ minh chứng:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#59 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1511 thanks

Gửi vào 15/03/2013 - 01:36

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trunghoang87, on 14/03/2013 - 22:49, said:

Chào bác TuBinhTuTru, cháu mới tham gia diễn đàn chưa biết tuổi các bác, các chú, có thể là các ông nên xin phép gọi là các bác.
Cháu xin nói thêm về bản năng vô thức, từ khi nghiên cứu về học thuyết âm dương, bát quái cháu dành thời gian không nhỏ để tìm hiểu những hành vi làm nên số phận bởi phần con và phần người. Thực sự cháu nghĩ nhiều nhưng chưa biết bóc tách ra để diễn đạt, có lẽ nếu được tiếp xúc với bộ môn tâm lý học sẽ làm tốt hơn. Mong các bác thông cảm cho những phần rời rạc này.

Khi biết người mạnh hơn tấn công, mình là thấy sợ, hoặc thấy không sợ, đó là do bản năng.
Khi bất ngờ cảm nhận người ta sắp đánh mình mà nhắm mắt, vung tay lên không phải là bản năng mà là phản xạ có điều kiện.
Khi đan 10 ngón tay vào nhau, bàn tay thuận nguyên thủy đặt lên trên đó là bản năng.
Khi viết chữ, mọi người dùng tay phải, đó là hành vi được đào tạo.

Các phản xạ có điều kiện và hành vi được đào tạo thể hiện phần Người.
Bản năng thể hiện phần Con.

Trunghoang87,


__ Khi biết người mạnh hơn tấn công, mình là thấy sợ, hoặc thấy không sợ, đó là do bản năng.

Khi mà Trunghoang87 bảo rằng: “Khi biết người mạnh hơn tấn công” là làm sao mình biết hay phán đoán người đó có sức mạnh hơn mình – để rồi mình “là thấy sợ hoặc thấy không sợ”? Chẳng phải là do đào tạo mà biết đó ư?

__Khi bất ngờ cảm nhận người ta sắp đánh mình mà nhắm mắt, vung tay lên không phải là bản năng mà là phản xạ có điều kiện.

Khi mà mình có “cảm nhận” thì dù cho có bất ngờ hay không cũng là do “cái biết” huy động các phần thân thể để phản ứng mà “bảo vệ mình” – nếu như không có điều kiện “cảm nhận” này thì lấy gì để phản xạ phải không?


__ Khi đan 10 ngón tay vào nhau, bàn tay thuận nguyên thủy đặt lên trên đó là bản năng.

Cái gọi “thuận nguyên thủy” này là do sự “cảm nhận” thoải mái – chứ như đan chéo ngược lại sẽ cho ta cái “cảm nhận” ngay ... cái gọi “bản năng” đó là gì và là như thế nào … Trunghoang87 hãy thử xem? Đó cũng là thứ “cảm nhận” dưới dạng “tiềm thức.”

__ Khi viết chữ, mọi người dùng tay phải, đó là hành vi được đào tạo.

Nếu người đó “thuận tay phải” thì đó đâu thể gọi là “hành vi được đào tạo” phải không Trunghoang87? Vì đó là sự “cảm nhận” thoải mái nhất của họ.

Như vậy, cái gọi là “bản năng” hoặc không phải bản năng” dựa trên các ví dụ của Trunghoang đề ra, có một thông số chung đó là gì?

Đói ăn, khát uống, lạnh mặc áo, nóng cởi ra - phải chăng cũng là phần bản năng thể hiện phần Con?


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trunghoang87, on 14/03/2013 - 22:49, said:

Con người sinh ra và lớn lên dưới sự giáo dục của gia đình và xã hội, cùng với những sự tương tác với môi trường xung quanh, tạo thành các thói quen, và các tổ hợp thói quen (cách ứng xử, một phần tính thẩm mỹ) đó là thể hiện phần người.

Nếu như “thông số chung” tôi hỏi Trunghoang87 ở trên không có thì Trunghoang87 có nghĩ rằng sẽ còn kết luận như vậy nữa không?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trunghoang87, on 14/03/2013 - 22:49, said:

Phần người được hình thành từ khả năng bắt chước, đó là thuộc phần con.

Câu này hơi tối nghĩa, kiểu “oxymoron” (phép nghịch dụ) …

Phần người – (định nghĩa) được hình thành từ khả năng bắt chước.

“đó” thuộc phần con - là “đó” nào? “Đó” là “phần người” hay “đó” là “khả năng bắt chước”?

Phần người – (định nghĩa) được hình thành từ khả năng bắt chước – đó là thuộc phần con.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trunghoang87, on 14/03/2013 - 22:49, said:

Phản ứng, cảm giác của ta với những thứ không được đào tạo thể hiện phần con, ví dụ, phân biệt những thứ trong 1 phạm vi tương tự như nhau thể hiện phần con. Chẳng hạn ta thích màu xanh da trời đậm, hay xanh da trời nhạt được quyết định bởi phần con.

Để “đào tạo” chẳng phải do ta “chuộng” cái này hơn cái kia để rồi thiết lập quy trình “bắt ép” phải viết tay phải trong khi ta “chuộng/thuận” viết bằng tay trái đó à?

Nếu nói về chuyện “bắt chước” chứ không phải “bắt buộc” thì chẳng phải đó là:

1. Do hiếu kỳ
2. Cảm thấy thích

thì khác nào chuyện “ta thích màu xanh da trời đậm, hay xanh da trời nhạt được quyết định bởi phần con“ hay sao?

Do hiếu kỳ, cảm giác thích – có phải là những thứ được đào tạo không?


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trunghoang87, on 14/03/2013 - 22:49, said:

Phần con như giống cây, phần người như nguồn đất, nước, không khí, ánh sáng... cùng 1 hoàn cảnh xã hội tương đồng nhưng thành quả đạt được khác nhau là do phần con, ta có thể dự đoán hành vi, số phận của 1 con người thông qua ngày giờ sinh, thông qua sự ứng động để lập quẻ có lẽ vì quẻ bát quái đo được thông số phần Con trong mỗi con người. Bản thân cách thở của người không được học khí công hay quá trình trao đổi chất cũng dẫn đến sức khỏe, thể trạng khác nhau của mỗi người.

So sánh vậy khác nào ta chế tạo ra nhiều con robot (người máy) khác nhau rồi thông qua ngày giờ sản xuất mà cho nó phần mềm (chương trình) khác biệt để hành hoạt cho phù hợp với chương trình với hoàn cảnh xung quanh?

Như chúng ta, năm tháng ngày giờ được sinh ra đều có được cài đặt một số phận mà phản ứng cùng cảm nhận yêu thích chán ghét khác nhau như “thích màu xanh da trời đậm, hay xanh da trời nhạt” rồi sẽ có những “thành tựu” không giống nhau khác nữa …

Đó là điều mà tôi hằng tư duy mấy chục năm qua.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trunghoang87, on 14/03/2013 - 22:49, said:

Phần người có thể nghe những điều hay, nhưng hiểu được những điều hay là do phần con quyết định. Nên bên cạnh phần người phần con gieo "nhân" 1 cách vô thức để ta nhận lại "quả" chính là số phận.

Như vậy, phần người là gì?


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trunghoang87, on 14/03/2013 - 22:49, said:

Khả năng truyền đạt hạn chế nên cháu đưa ra các bài báo đây như là ví dụ minh chứng:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Links mà Trunghoang87 đưa lên không mở được.

Thanked by 1 Member:

#60 trunghoang87

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 18 Bài viết:
  • 18 thanks

Gửi vào 15/03/2013 - 18:48

Cháu muốn cùng bác đi vào từng phần để tránh bị loãng chủ đề.
1- Khi biết người mạnh hơn tấn công mình: kẻ mạnh hơn là kẻ ta không kiểm soát nổi, chứ không phải là sức mạnh cơ bắp, sức mạnh của sự tinh khôn, khi đối mặt với tình huống đó con người ta mới bộc lộ bản chất của mình. Ta bình tĩnh hay sợ hãi. Ta kiểm soát được mình trước 1 thứ không thể kiểm soát không?
Ai được đào tạo kiểm soát được nỗi sợ không thưa bác? Chỉ có những người có ý chí nghị lực được trui rèn để trở nên phi thường đủ sức áp chế được phần con mới làm được điều đó.
2-Cháu muốn phân biệt rõ 2 trạng thái,
biết-được đáng giá bằng tri thức;
cảm nhận-đánh giá bằng cảm giác thần kinh
phản xạ có điều kiện được hình thành trong đời sống qua quá trình rèn luyện, nếu bác ra vẻ muốn đánh 1 đứa bé mới đẻ ra thì nó chẳng có phản ứng nào hết. Nên không xếp nó vào bản năng được.
3- Về sự thoải mái, nếu bác không xếp nó về phần con, thì bác không thể lý giải được nguồn gốc của sự thoải mái.
4- Khi đọc đến: "Nếu người đó “thuận tay phải” thì đó đâu thể gọi là “hành vi được đào tạo” phải không Trunghoang87?" thì cháu chọn đây là điểm để dừng lại lần này.
Ví dụ cháu đưa là tất cả mọi người, trong đó gồm những người thuận tay trái và tay phải, bác chỉ nhìn thấy phần tay phải thì đó không còn là chủ thể trong ví dụ của cháu và nó biến thành méo mó rồi.
Đúng là cháu viết rất tối thật, nên bác không hiểu.

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |