Jump to content

Advertisements




Vài nghiên cứu về tử vi của Cổ Minh Tâm


  • Chủ Đề Đã Khóa Chủ đề này đã được khóa
No replies to this topic

#1 GiangLong

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 87 Bài viết:
  • 267 thanks
  • LocationHaNoi

Gửi vào 25/06/2011 - 23:43

Bài viết nghiên cứu:
A- Quan hệ xã hội trong Tử Vi
1. Sự truyền tinh: Mỗi trường hợp mạnh yếu khác nhau tùy thuộc vào khả năng có giãn nặng nhẹ của người đóan cũng như ảnh hưởng các sao trên lá số.
Thí dụ: một lá số có Mệnh Vũ Khúc-Thiên Tướng cư Dần (cung Huynh đệ có Cự-Đồng, Phu thê có Tham…)
-Gặp lá số của ai mà lá số có Sao Tử Vi cùng vị trí hay đối xung với là số đương số (cư Tí hay Ngọ), ta có thể xác định là đương số và người đó ít nhiều gì cũng có thể dể làm quen hay kết thân, thậm chí có trường hợp là anh em trong nhà (do cùng một môi trường sao Tử Vi – dựa theo sách “Tử Vi Khảo Luận”).
- Trường hợp nếu gặp ai mà lá số mà Mệnh/Thân có:
a- Sao tương đồng: chẳng hạn có Cự-Đồng (tại Sửu/Mùi); hay
b- Mệnh/Thân cư tại cung tương ứng (Sửu/Mùi); hay
c- Tuổi trùng với cung tương ứng của đương số: Người tuổi Sửu ít nhiều có một quan hệ với đương số như là huynh đệ, còn người tuổi Mùi thì quan hệ với đương số như là bạn (nô).
- Tuy nhiên, nếu Mệnh/Thân người kia có một mình sao Thiên Đồng (hay Cự Môn) thủ mệnh, ta xem như ảnh hưởng huynh đệ chỉ còn 50%.
- Nếu người kia mệnh không phải là Cự-Đồng cư mệnh mà là Cự-Đồng giáp mệnh: ảnh hưởng theo tính chất huynh đệ có tính chất “ẩn”, xảy ra âm thầm, tới khi thấy rõ thì coi như chuyện đã rồi mà đương số ít khi nào đóan trước được.
- Nếu gặp ai có Tham Lang cư mệnh. Ngòai ảnh hương theo tính chất phu/thê theo nguyên tắc nêu ở trên, ta thấy cung Phu/Thê nhị hợp với cung Bào. Có nghĩa là những người Tham Lang thủ mệnh, quan hệ với đương số theo tính chất Huynh đệ thì ngòai tính chất “ẩn” cũng như cách trên, tuy nhiên vì là nhị hợp nên nó mang tính dai dẵng (theo kinh nghiệm thấy mạnh hơn cả ảnh hưởng tam hợp), gần như không thể nào mà cắt đứt, như là một cái “nợ” phải kéo dài.
-Gặp trường hợp vợ/chồng mà có Cự-Đồng thủ mệnh, do nhị hợp với cung Phu/Thê của đương số nên khi đã lấy nhau rồi thì khó bỏ nhau, thậm chí dù có ly dị thì cũng không thể nào mà dứt hẳn được.
- Gặp sao thủ Mệnh/Thân của người kia nhi hợp với Mệnh/Thân của đương số thì ngòai những quan hệ xảy ra liên quan tới các cung như đã nêu ở trên, quan hệ 2 người ảnh hưởng nhau theo kiểu duyên nợ, nhưng ở mức độ mạnh hơn.
Ta không lọai trừ đến hạn cung nào, gặp sao nào thì khi thực tế gặp ai có sao thủ Mệnh/Thân tương ứng thì sẽ gặp ảnh hưởng sẽ mạnh hơn. Tuy nhiên vẫn phải bám sát kết hợp thêm theo nguyên tắc trên.
Tương tự, các nguyên tắc trên cũng được áp dụng một cách mở rộng cho các cung còn lại…
2. Ai nặng tình hơn ai? Ảnh hưởng nhau ra sao? Ta xét về trên phương diện Phu thê cho lá số trên với một lá số khác. Chẳng hạn với lá số người A nào đó.
Ta thấy cung Phu thê của đương số có Tham Lang.
a- Thí dụ 1: Nếu mệnh người A là chồng/vợ có Tham Lang (Phúc có Thiên Tướng, Phu thê có Thiên Phủ)
Ta có thể (còn tùy thuộc cụ thể từng lá số) cho rằng:
- Người A được đương số thương yêu nhiều hơn là A thương yêu đương số (do cung Phu thê của A không Vũ-Tướng mà chỉ có Vũ-Tướng hợp chiếu). Thậm chí đương số có thể chủ động trong mọi quan hệ (làm quen, tỏ tình, quan hệ tâm sinh lý…) với A.
-A lấy được đương số coi như nhờ phần lớn vào Phúc đức của A. Đương số có thể ảnh hưởng mạnh vào phúc đức của A.
b- Thí dụ 2: Nếu Mệnh người A có Liêm-Phủ (Quan có Thiên Tướng, Phu thê có Quá Quân). Ta cho rằng:
- Khi lấy nhau, A đem lại tiền tài cho đương số, đương số được gọi là “ lập gia đình xong làm ăn khấm khá (vì cung Tài có Liêm-Phủ).
- Còn A khi lấy đương số sẽ đươc thăng quan tiến chức. Do cung Quan của A có Vũ-Tướng.
-Tuy nhiên 2 vợ chồng có thể khắc nhau vì cung Phu thê đương số có cách Sát Phá Liêm Tham nhưng không đầy đủ hòan tòan. Trường hợp đương số thân cư Di (có Phá Quân) thi còn được A thương yêu hơn dù mình thương yêu A không bằng…
Ngòai ra với cung Phu là Tham Lang cư Tí như trên, Cự-Đồng nhị hợp. Nếu gặp người A có cung Mệnh/Thân:
- Sát, Phá, Tham: hợp nhau, lấy nhau tốt.
-Cự-Đồng hay Thái Âm: Lấy nhau rồi khó bỏ (tốt xấu còn tùy nhiều yếu tố khác của lá số 2 người)).
-Liêm, Tử, Phủ, Vũ, Tướng: Hợp nhau (giống tính cách với đương số), lấy nhau hay không còn tùy thuộc nhiều yều tố giữa 2 lá số.
-Thái Dương, Cơ, Lương: không hợp nhau, không lấy nhau được.
Trường hợp này lý luận áp dụng cho cung Thân của người A thì thấy có tác dụng theo lý “Đồng - Dị” (giống mà hơi khác, khác mà hơi giống) so với áp dụng cho trường hợp cung Mệnh người A. Vậy nên linh động kết hợp các yếu tố giữa cung Mệnh và Thân để việc luận đóan thêm chính xác.
Cũng theo lý luận trên mà luận cho các trường hợp khác. Hơn nữa, lá số còn tùy thuộc vào rất nhiều sao, hòan cảnh chứ không máy móc như là một công thức tóan học đơn thuần.
3. Dựa vào tình thế: theo cách trên, ta bàn đến giải pháp tạm gọi là “Dựa vào tình thế” (tức là dựa theo tính chất của lá số đương số mà đối phó với tình hình).
Cũng với lá số trên, chẳng hạn hạn tới cung Điền có sao Thiên Cơ (Đặc biệt nếu có vấn đề ảnh hưởng tới cung Điền là hữu hiệu nhứt).
- Có thể tìm những ai có Thiên Cơ thủ Mệnh/Thân.
- Có thể tìm nguời tuổi Tỵ.
- Hay có Mệnh/Thân cư Tỵ/Hợi (ở Tỵ tốt hơn).
- Trường hợp Nhị hợp: gặp lá số/sao tốt thì tốt kéo dài, gặp xấu thì càng khó gỡ.
Nếu cung Điền (có Thiên cơ) xấu:
- Cần tìm thêm trong là số người kia (như trên) có sao cứu giải (Lộc, Khoa, Quang, Quý…) hay không?
- Theo Tứ Hóa, Tuổi Ất: Lộc đi với Cơ, Bính: Quyền đi với Cơ, Đinh: Khoa đi với Cơ. Vậy nên chọn những ai có tuổi Ất, Bính, Đinh để gíup đỡ. Vì tính “Hóa Khí” này có thể thay đổi xấu ra tốt hay ngược lại. tùy theo trường hợp cụ thể.
Còn nếu không tìm ra ai có lá số như vậy coi như mình không có duyên với sự việc trong hạn này, tốt xấu còn tùy (mà thông thường ta hay “đổ thừa” do cung Phúc đức chi phối 12 cung !)
B-Bàn thêm về các câu phú: Chẳng hạn:
Phá Quân Tý Ngọ cung Vô Sát. Quan tứ thanh hiển chi Tam Công.
Mệnh Thân có Phá Quân cư Tý Ngọ không gia Sát tinh là người làm Quan đến Tam Công, nhiều bổng lộc, thanh hiển phú quí. Ngừơi sinh năm Giáp Quí là hợp cách, năm Đinh Kỷ là thứ cách, năm Bính Mậu là khốn cùng.
Lý do:
-Tuổi Giáp, Phá có Hóa Quyền hay tuổi Quý Phá có Hóa Lộc đi kèm.
-Tuổi Đinh Kỷ, Phá ở Tí, Ngọ, tính “phá, hao tán” của Phá Quân vốn khác với đặc tính “tích tụ” Lộc Tồn (Ngọ), với Phi liêm (Tí)thì tăng mức độ phá tán.
-Tuổi Bính, Mậu, Phá ở Tí, Ngọ, tùy âm/dương, nam/nữ mà Phá (tính võ) gặp Tấu thư (tính văn) : văn võ lộn xộn không thuần cách, hay Hỉ Thần (tính hỉ, hao) làm tăng tính hao tán.
Cự - Môn Thìn cung Hóa - Kỵ, Tân nhân Mệnh ngộ phản vi Kỷ. Cự - Môn ở Thìn thủ Mệnh gia Hóa-Kỵ, người sinh năm Tân ngược lại thành ra là tốt lạ kỳ.
Lý do: Tuổi Tân có Hóa Lộc đi với Cự Môn.
Lương cư Ngọ vị, quan tứ thanh hiển. - Mệnh cư Ngọ có Thiên Lương toạ thủ thì đúng cách. Người sinh năm Đinh là thượng cách, làm quan được nhiều tài lộc và quí hiển, năm Kỷ là thứ cách, năm quí chỉ phú nhưng cũng là thứ cách.
Lý do:
- Năm Đinh, Lộc tồn cư Ngọ. Cung Tài (Dần) bị Triệt có Thái âm hãm đi với Hóa Lộc, Thiên Cơ đi với Hóa Khoa. Thiên Đồng ở Quan có Hóa Quyền. Xem như Lộc Quyền ở vị trí thích hợp với tính cách của nó.
-Năm Kỷ: Lộc tồn cư Ngọ, có Khoa đi kèm với Thiên Lương ở Mệnh.
-Năm Quý, Lộc Tồn cư Tí ngộ Triệt. Thái âm hãm ở Dần được Khoa đi kèm cứu nguy. Phá Quân có Hóa Lộc bên cung Hợi nhị hợp chiếu qua.
Từ đó ta thấy phần lớn các câu phú, vốn bị cho rằng khó nhớ, cũng như bị các thầy Tử vi giấu nghề, đều đặt một phần nền tảng trên các Tứ Hóa cũng như sự tương quan với các sao khác trên vòng Lộc tồn, Trường Sinh hay Thái tuế, thậm chí dựa trên âm dương Ngũ Hành chứ không phải là những trường hợp “tiên đề tóan học” (chấp nhận mà khôngthể chứng minh được). Tính khoa học của Tử vi có cơ sở biện chứng của nó.
*** Ngòai ra có trường hợp cần chú ý thêm chẳng hạn như: Thiên Lương chế được tính ác của Phá quân (theo sách của kiến trúc sư Nguyễn Mạnh Bảo).
Thực tế Thiên Lương không hề đồng cung hay chiếu với Phá Quân (trừ khi Phá cư Mão-Dậu, Lương cư Thìn Tuất nhị hợp qua mà thôi), vì Lương và Phá nằm chung trong vòng Thiên Phủ. Tuy nhiên để ý rằng Mênh có Phá Quân thì cung Tật bắt buộc phải có Thiên Lương: khi ấy Thiên Lương luôn ở thế kỵ của Phá Quân nên chế ngự được Phá Quân.
C- Một vài chú ý khi luận đoán liên hệ giữa các cung với nhau.
Ngòai các quan hệ giáp cung, Xung chiếu, Tam hợp theo quy tắc thông thường, ta nên chú ý thêm:
1- Các cung đồng hành với nhau: các cung Dần-Mão, Tỵ-Ngọ, Thân-Dậu, Hợi-Tí đồng hành nhau, nên khi luận đóan ta cũng nên chú ý đến tác dụng của chúng với nhau như là cung giáp.
2- Các cung đồng phương với nhau: theo nguyên tắc: Hợi, Tí, Sửu là phương Bắc; Dần, Mẹo, Thìn là phương Đông…
Mà chúng ta thấy mỗi phương đều được phân ranh bởi 2 sao Cô Thần và Quả Tú theo mỗi tuổi (thí dụ: tuổi Hợi, Tí, Sửu, Cô ở Dần, Quả ở Tuất).
Do vậy, khi các cung đồng phương phải ít nhiều có ảnh hưởng nhau.
3- Cung Nhị-Hợp: theo tác giả thì thường cung Nhị hợp có tác dụng mạnh hơn cả Tam hợp (nhứt là Tí-Sửu và Ngọ-Mùi) vì không cần có sự hiện diện của cung “thành phần thứ ba”. Tác dụng này dai dẳng, kéo dài, thậm chí khó dứt bỏ.
Theo nguyên tắc bên Bốc phệ thì để giải quyết phải dùng yếu tố của cung đối xung ( Tí-Sửu thì dùng Ngọ hay Mùi; Dần-Hợi thì dùng Thân hay Tỵ). Theo lý luận thì được nhưng thực tế chưa biết sao. Tác giả rất mong ai có thì giờ nghiên cứu vấn đề này thêm để ứng dụng trong khoa Tử vi.
4-Sao Tuần: Tuần theo nghĩa là “cầu nối”. Do vậy 2 cung có Tuần phải có ảnh hưởng thông nhau, coi như tình trạng tiết khí từ cung này sang cung kia một phần. Làm tăng ảnh hưởng Nhị hợp (Tí-Sửu và Ngọ-Mùi). Khi luận đóan cung chiếu đến,nếu cung này có Tuần thì nên chú ý gia giảm thêm tác dụng của các sao của cung có Tuần bên cạnh.
5-Sao Triệt: Triệt theo nghĩa là “Chặt, cắt đứt”. Làm mất ảnh hưởng các sao giữa 2 cung bị Triệt với nhau. Làm giảm mạnh ảnh hưởng Nhị hợp (Tí-Sửu và Ngọ-Mùi). Xem như tình trạng “bế khí”.
Tuy nhiên ta không nên phủ nhận hòan tòan tính chất “Không” vốn có của Tuần và Triệt.
Cái ”không” của Tuần có tính âm ỉ (âm) nên thường ít được nhận biết rỏ ràng tạo nên biến chuyển dần dần.
Cái “không” của Triệt có tính quyết liệt, dứt khóat (dương) tạo biến chuyển bất ngờ, đột ngột.
Xưa cụ Thiên Lương có nhắc đến việc mệnh có Tuần gặp hạn đến Triệt thì được giải thóat; Mệnh có Triệt thì gặp Tuần được giải thóat. Có lẽ đây là do Tuần (tiết khí) gặp Triệt (bế khí) cân bằng lại.
Còn khi gặp Tuần lẫn Triệt đồng cung thì “cuộc đời coi như xuống đất đen”, theo tác giả nó là một hình thức “cầu gãy” bị phong tỏa với xung quanh, khó cứu giải (chứ không phải là không có).
D- Sự khác nhau của nhiều người có cùng một lá số:
-Ở đây không đề cập tới vấn đế lấy sai giờ sinh. Tuy nhiên để cho an tòan, chúng ta cũng nên lấy thêm 2 lá số của giờ trước và sau giờ sinh để tham khảo thêm. Việc này cũng giúp cho sự luận đóan được co giãn khi đương số sanh vào cuối giờ (tham khảo thêm lá số giờ sau) hay đầu giờ (tham khảo thêm lá số giờ trước đó).
-Ta cũng nên dựa theo hình tướng, tính cách vốn có của từng đương số để luận. Có lúc đương số lại ăn theo các sao cung Thiên di (mà không phải là cung Mệnh) thì cần nên nghiên cứu kỹ lưỡng thêm. Tác giả cũng chưa có dịp nghiên cứu sâu về vấn đề này vì hiếm gặp.
- Nên xem xét tính cách Ngũ hành của nơi ở, nơi sinh của đương số mà luận xem các sao nào trong lá số suy hay vượng trong môi trường sống của đương số. (Tử vi Tây phương rất chú trọng đến hành của từng vùng, thậm chí từng thời kỳ. Tại sao chúng ta không áp dụng, nhứt là trong Tử Bình luôn chú trọng đến dụng thần, trong Tử vi hay chú trọng hành nào hợp hay khắc với bản mệnh, bản cung..?)
-Sự khác nhau của 2 đương số đồng 1 lá số, sinh cách nhau 60 năm: nên dùng Tử Bình để hổ trợ. Thông thường khi ấy can chi ngày sinh sẽ khác nhau, có vài trường hợp can chi tháng hay năm (khi sinh vào ngày đầu/cuối của năm/tháng) sẽ khác nhau. Từ đó ta dùng yếu tố suy vượng của Ngũ hành (khi ấy sẽ khác nhau) để linh động luận đóan vào lá số cho thêm phần chính xác.
E- Sai lầm vốn có khi xem số mệnh: Người ta hay chấp dựa vào năm hạn (sợ La Hầu, Kế Đô…), năm xung, năm ky (31,33 tuổi…) mà không để ý rằng đó chỉ đơn thuần là dữ kiện của năm để dự đóan. Trong khi trong khoa Tử Vi hay Tử Bình, dữ kiện năm còn phải kết hợp với tháng, ngày, giờ mới đầy đủ chi tiết. Một lá số tốt gặp các năm xấu như trên tuy gặp khó khăn nhưng vẫn có thể phát mạnh, thậm chí hơn cả các năm khác nếu gặp các sao tốt hội họp. Chưa kể dựa theo Ngũ hành hay phương hướng, sao… ta có thể hạn chế mặt xấu mà gia tăng mặt tốt theo nhiều cách khác nhau (kể cả ứng dụng phương pháp đã nêu ở các phần trên).
F- Vốn từ (vocabulary) của Tử vi – cái khó trong sự luận đóan:
Về nguồn gốc khoa Tử-vi thì bộ Tử-vi kinh tức Tử-vi chính nghĩa, phần Hy Di tiên sinh liệt truyện viết : “Tiên sinh làu thông Dịch-lý, Thiên-văn, Hình-tượng, Lịch-số, Địa-lý. Nhân thấy các khoa đều có uyên nguyên với số mạng nhân sinh, do vậy khải ngộ, soạn ra bộ Tử-vi kinh truyền cho đức Thái-tổ nhà ta.” Vì vậy nguồn gốc khoa Tử-vi, có thể kết luận rằng, đặt cơ sở trên :
- Học thuyết Âm-dương ngũ hành của Dịch-lý.
- Thiên-văn học: với những biến chuyển của tinh đẩu.
- Hình tượng học: nghiên cứu về hình dáng vũ trụ, con người và thú vật.
- Lịch-số (nghiên cứu từ Thiên-văn: tính sự tuần hoàn vũ trụ, ngày, tháng, năm).
- Địa lý Phong-thủy(nghiên cứu về con người tương ứng với địa phương, hướng nhà khí hậu v.v....)…”
Từ đó đã chứng minh rằng Tử vi vốn đã đặt cơ sở trên Học thuyết Âm-dương ngũ hành của Dịch-lý. Mà Dịch lý thì đã có từ trên mấy ngàn năm trước do đó ta nên dựa vào gốc Dịch Lý cũng như nguyên tắc của để phát triển thêm những tinh hoa Tử Vi.
Hơn nữa, trong 1 thời điểm, vô số sự việc xảy ra cùng lúc mà trên lá số thì chỉ vỏn vẹn trên 100 sao bố trí khác nhau. Tương tự như trường hợp quẻ Dịch, dù có tổng cộng 64 quẽ (tổng cộng 384 hào từ). Nhưng chỉ cần 1 quẻ cũng đã dự đóan muôn vàn sự việc. Do đó phải công nhận rằng sự biến thông cái lý vốn có của quẻ Dịch đã giải quyết khó khăn trên. So với Dịch thì Tử vi có thể nói là dễ hơn vì Tử vi có 12 (tháng)*30 (ngày)*12 (giờ)*60 (hoa giáp)*2 (nam nữ) = 518.400 lá số.
Tuy nhiên với 384 hay 518.400 trường hợp gì chăng nữa cũng không thể đáp ứng với vô số sự kiện. Cuối cùng cũng phải quay về dựa vào nguyên tắc lý biến thông của Dịch để giải quyết khó khăn như đã nêu.
Các thầy tử vi cũng như bất cứ ai giải Tử vi cũng đã dựa vào cái lý biến thông mà giải đóan nhưng ta thường gọi là kinh nghiệm luận đóan. Tên gọi tuy khác nhau nhưng cốt lõi sự việc giống hệt nhau dựa trên một lý luận, hình tượng tính cách của sao hay quẻ mà kết hợp suy ra sự việc.
Phương pháp rèn luyện học Dịch theo cụ Xuân Phong Nguyễn văn Mỳ của Việt Nam Dịch Lý Hội (từ 1965) là kiểm soát Dịch tượng: từng giờ, có những Dịch tượng khác nhau, học viên tập quan sát kỹ những động tĩnh xung quanh để mở rộng cái nhìn của Dịch qua từng góc độ khác nhau. Từ đó mới thấu hiểu sâu cái lý của Dịch. Lâu dần Thần trụ ,Trí sáng, nói sự việc ứng như Thần (Thần khẩu).
Áp dụng tương tự qua Tử vi, trong mỗi hạn (năm, tháng, ngày, giờ), nên quan sát kiểm sóat sự việc xảy ra xung quanh để so sánh với đặc tính (âm dương, ngũ hành, tính chất) của các sao, cung của hạn đó. Từ đó rút ra dần những kinh nghiệm luận đóan riêng. Ban đầu tự xem cho mình trước (xem như bài tập luyện hàng ngày), sau bổ sung thêm kinh nghiệm bằng cách xem cho người khác. Lâu dần về sau, khi cầm lá số, trực giác sẽ giúp cho sự luận đoán thêm chính xác. Không khác gì học ngọai ngữ, ngòai văn phạm, cần kiên nhẫn học thêm vốn từ kết hợp với thực hành nhiều mới có thể tiến bộ được.
Trong thời đại vi tính ngày nay, chỉ cần 1 nút Enter là có 1 lá số dễ dàng nhưng bù lại, lý thuyết an sao, đặc tính, Ngũ hành, cũng như vị trí tương quan đặc biệt giữa các sao ít ai để ý mà nắm chắc (chẳng hạn như Hồng Loan luôn nhị hợp với Điếu Khách, đối xứng với Thiên không qua trục Dần-Thân; Giải Thần luôn nhị hợp vớiThiếu Âm, tuổi Thân, Tí, Thìn thì Hỏa Linh luôn đối xứng qua trục Tí-Ngọ… Chưa kể Vị trí Tứ Hóa đối với từng tuổi, hóa khí của từng sao...) khiến làm hạn chế việc luận đóan. Do đó các lý thuyết căn bản cần luôn được coi trọng trước khi dự đóan lá số.


Trên đây chỉ là vài nguyên tắc rút từ kinh nghiệm riêng từ đó để sau này tham khảo, nghiên cứu thêm. Tuy nhiên tác dụng mạnh yếu còn tùy thuộc từng lá số cụ thể. Vì sự hạn hẹp của bài viết khó mà khai triển chi tiết cụ thể cho từng cung. Tác giả cũng rất mong có nhiều sự góp ý, giúp đỡ thêm của các anh em trong giới Tử vi để giúp tác giả hòan chỉnh bài viết của mình.
Kính.
Cổ Minh Tâm.

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |