Jump to content

Advertisements




PHẬT GIÁO


215 replies to this topic

#151 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 21/08/2013 - 10:41

NẾU LÀ NGƯỜI CHÂN CHÁNH TU HÀNH THÌ KHÔNG THẤY LỖI THẾ GIAN
Chúng ta học Phật, nếu muốn thành tựu mà ngày ngày vẫn khởi tâm động niệm “đây là phải, đó là quấy”, thì ngay trong đời này chúng ta không có hy vọng. Trong “Đàn kinh” nói được rất hay: “Nếu là người chân chính tu hành thì không thấy lỗi thế gian”. Lục tổ dạy Thần Hội, Lục tổ nói: “Ta chỉ thấy lỗi chính mình, không hề thấy lỗi của người khác”. Đây là Ngài dạy bảo chúng ta, Ngài làm thế nào mà thành tựu. Lại rõ ràng nói với chúng ta “họ quấy, ta không quấy”, hay nói cách khác, họ có phải quấy, ta thường không có phải quấy. Đây là bí quyết thành tựu của người chân thật tu hành. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 68)


Thanked by 1 Member:

#152 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 22/08/2013 - 08:53

"NIỆM PHẬT" MAU THOÁT KHỎI MỘNG KHỔ ĐAU
Người thế gian, sống trong ái dục, sanh một mình, tử một mình, đến một mình, đi một mình. Phút lâm chung mạng hết, ân ái biệt ly. Khi biệt ly rồi thì thay hình đổi dạng, kiếp sau có gặp lại cũng không nhớ ,không nhận biết được nhau. Nếu sau khi giác ngộ chân thật, hiểu rõ sự việc này cũng là một mảng không, đời người như giấc mộng, chỉ là một giấc mộng dài mà thôi. Chúng ta nằm mộng thì thời gian ngắn, còn đây thì thời gian được kéo dài hơn, có đó liền mất đó, không thể nắm giữ. Nếu như kiếp trước có tu phước, đời này được hưởng phú quý, thì đây là giấc mộng lành. Nếu đời trước không có tu phước, đời này oan gia trái chủ rất nhiều, thì đời này là cơn ác mộng, đích thật là như vậy. Chúng ta phải gíac ngộ, phải cảnh tỉnh.
Nếu như chúng ta xem thế gian như là một giấc mộng, trong mộng chúng ta đã giác ngộ " Tôi đang nằm mộng " thì đối với tất cả những thuận cảnh nghịch duyên, tự nhiên chúng ta không còn so đo, phiền não nữa. Khi đắc ý mình không nên hoan hỉ và vui mừng quá mức, khi nghịch ý cũng không sanh phiền não vì biết đây là giả, là giấc mộng, không phải là thật. Chúng ta phải tạo nên một giấc mộng thật tốt, một giấc mộng đẹp, phải khiến cho giấc mộng này thành sự thật duy chỉ có bằng cách niệm A DI ĐÀ PHẬT cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Đây là phương pháp tạo một giấc mộng đẹp, giấc mộng đẹp này sẽ biến thành sự thật.


Thanked by 1 Member:

#153 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 22/08/2013 - 08:53

PHIỀN NÃO DO TÂM SỢ ĐƯỢC SỢ MẤT CỦA CHÚNG TA.
Nhất định quên đi Đựơc - Mất lợi hại, đem bỏ đi sạch sẽ, sau đó không vui cũng không buồn, thiên hạ thái bình. Thiên hạ trong tâm tôi thái bình, tôi và các vị tuy ở cùng nhau, thế giới của các vị không thái bình, thế giới của tâm tôi ngày ngày thái bình. Thế giới của các vị có nhiều việc, thế giới của tôi không có việc gì. Chúng ta học Phật là học từ chỗ này. Đây mới là thật sự học Phật.
Trong thế gian này không nên có tâm sợ được sợ mất. Được không hoan hỉ, mất không phiền não. Tại vì sao? Vì đựơc là không mà mất cũng là không. Căn bản là không gì cả. Được - Mất không quan tâm. Rất nhiều ngừoi biết nói rằng " Sống không mang đến, chết không mang đi". Nếu biết như vậy, chúng ta còn tranh nhau cái gì? Không nên tranh nữa. Hai câu nói này nếu đã nghĩ thông suốt, con người nay đã khai ngộ, thân tâm thah tịnh, không nhiễm một trần.
Nếu chúng ta đem cái ý niệm Được - Mất bỏ đi. Thật sự mà nói, người này sẽ rất tự tại, hạnh phúc. Phiền não của người đời, đa số là do tâm sợ được sợ mất mà ra. Khi không có được thì ngày ngày mong muốn có được. Có được rồi lại sợ mất đi. Mất rồi lại càng thêm khổ hơn lúc chưa có được. Đây là khổ do vọng tưởng mà ra. Vọng tưởng này mang đến rất nhiều đau khổ và tai nạn mà không biết. Thật là oan uổng.


#154 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 22/08/2013 - 08:54

CHÚNG TA DÙNG TÂM CHÂN THÀNH CÓ BỊ THUA THIỆT ?
Các vị học Phật, nhất định phải phát tâm Bồ Đề. Đối nhân, xứ thế tiếp vật, phải dùng tâm chân thành. Người khác có ác ý đối với mình, lường gạt mình, tôi vẫn dùng tâm chân thành để đối đãi họ. Như vậy tôi có bị thiệt thòi quá không ? Không sai. Nếu các vị không muốn chịu thiệt thòi, thì các vị vĩnh viễn là phàm phu. Nếu các vị muốn làm Phật, làm Bồ Tát thì phải cam tâm tình nguyện mà chịu thiệt thòi. Nên biết rằng, thời gian chịu thiệt thòi rất ngắn, chẳng qua là một đời mấy mươi năm mà thôi. Sau thời gian mấy mươi năm, các vị đã thành Phật, mới biết rằng mình không bị thiệt thòi. Nếu trước mắt không chịu thiệt thòi, tranh giành với người, thì các vị sẽ đời đời kiếp kiếp chịu khổ. Bài toán này các vị nên tính kĩ.
Các vị nhất định phải ghi nhớ: đối nhân, xử thế, tiếp vật, chỉ nên dùng một tâm, không nên dùng hai tâm. Ta niệm Phật dùng tâm gì, lạy Phật dùng tâm gì, ta đối nhân xử thế tiếp vật nên cũng dùng tâm này. Có ngừơi sẽ nói, xã hội ngày nay mà dùng tâm này thì sẽ thua thiệt. Không sai! Có thể chịu thua thiệt một tí, nhưng thử hỏi đời này có bao nhiêu năm? Tương lai làm Phật làm Bồ Tát. Nếu không chịu thua thiệt người thì đời sau, vô lượng kiếp ở trong tam ác đạo. Tại sao không chịu suy nghĩ cái nào thiệt thòi hơn?
Đừng cho rằng mình bị thiệt thòi, sự thật là không bị thiệt thòi. Nếu các vị hiểu rõ sự việc, thì phước báo của các vị càng tích càng dày, còn lời rất to. Cho nên trước mắt thấy như bị lừa gạt, tiền bạc, danh dự bị tổn thất, vậy mà trong chớp mắt, tiền tài danh dự không biết đã tăng cao biết bao nhiêu lần. Người y giáo tu hành, Chư Phật hộ niệm, Long Thiên Thiện thần ủng hộ, làm gì có bị thiệt thòi?.


Thanked by 1 Member:

#155 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 23/08/2013 - 09:56

CHÚNG TA DÙNG TÂM CHÂN THÀNH CÓ BỊ THUA THIỆT ?
Các vị học Phật, nhất định phải phát tâm Bồ Đề. Đối nhân, xứ thế tiếp vật, phải dùng tâm chân thành. Người khác có ác ý đối với mình, lường gạt mình, tôi vẫn dùng tâm chân thành để đối đãi họ. Như vậy tôi có bị thiệt thòi quá không ? Không sai. Nếu các vị không muốn chịu thiệt thòi, thì các vị vĩnh viễn là phàm phu. Nếu các vị muốn làm Phật, làm Bồ Tát thì phải cam tâm tình nguyện mà chịu thiệt thòi. Nên biết rằng, thời gian chịu thiệt thòi rất ngắn, chẳng qua là một đời mấy mươi năm mà thôi. Sau thời gian mấy mươi năm, các vị đã thành Phật, mới biết rằng mình không bị thiệt thòi. Nếu trước mắt không chịu thiệt thòi, tranh giành với người, thì các vị sẽ đời đời kiếp kiếp chịu khổ. Bài toán này các vị nên tính kĩ.
Các vị nhất định phải ghi nhớ: đối nhân, xử thế, tiếp vật, chỉ nên dùng một tâm, không nên dùng hai tâm. Ta niệm Phật dùng tâm gì, lạy Phật dùng tâm gì, ta đối nhân xử thế tiếp vật nên cũng dùng tâm này. Có ngừơi sẽ nói, xã hội ngày nay mà dùng tâm này thì sẽ thua thiệt. Không sai! Có thể chịu thua thiệt một tí, nhưng thử hỏi đời này có bao nhiêu năm? Tương lai làm Phật làm Bồ Tát. Nếu không chịu thua thiệt người thì đời sau, vô lượng kiếp ở trong tam ác đạo. Tại sao không chịu suy nghĩ cái nào thiệt thòi hơn?
Đừng cho rằng mình bị thiệt thòi, sự thật là không bị thiệt thòi. Nếu các vị hiểu rõ sự việc, thì phước báo của các vị càng tích càng dày, còn lời rất to. Cho nên trước mắt thấy như bị lừa gạt, tiền bạc, danh dự bị tổn thất, vậy mà trong chớp mắt, tiền tài danh dự không biết đã tăng cao biết bao nhiêu lần. Người y giáo tu hành, Chư Phật hộ niệm, Long Thiên Thiện thần ủng hộ, làm gì có bị thiệt thòi


#156 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 23/08/2013 - 09:57

CHÂN THẬT NIỆM PHẬT DIỆT TỘI CHƯỚNG !!!
Chư Phật Như Lai, Tổ sư đại đức dạy chúng ta một câu " A Di Đà Phật ", tất cả kinh luận, các pháp môn đều không thể tiêu hết nghiệp chướng, nhưng niệm Phật thật sự có thể tiêu trừ. Thật sự tin tưởng, ý chí tinh thần của chúng ta tập trung vào một câu Phật hiệu, câu Phật này niệm liên tục, thì không còn phiền não, vọng tưởng. Chúng ta nhiếp tâm niệm một câu "A Di Đà Phật" thì có thể tiêu tám mươi ức trọng tội sanh tử trong đời quá khứ. Một câu phật hiệu này thật sự tiêu nghiệp chướng bất khả tư nghì.
Nghiệp là gì? Nghiệp là tạo tác, khởi tâm động niệm (suy nghĩ) cũng là tạo nghiệp. Khởi tâm động niệm là Ý nghiệp, lời nói từ miệng là Khẩu nghiệp, hành động của thân thể là Thân nghiệp. Thân, khẩu , ý tam nghiệp đều đang tạo tác ác nghiệp thì chướng ngại tâm thanh tịnh. Suốt ngày từ sáng đến tối suy nghĩ lung tung, miệng đầy những lời thô lỗ thì nghiệp chướng làm sao có thể tiêu trừ?
Cả ngày từ sớm đến tối khởi tâm, trong lòng tưởng nhớ A Di Đà Phật, miệng niệm A Di Đà Phật, thân lễ bái A Di Đà Phật, miệng niệm A Di Đà Phật, tam nghiệp đều ở A Di Đà Phật, đây gọi là tu Tịnh Nghiệp, như vậy mới tiêu nghiệp chướng, nghiệp chướng tự nhiên không hiện tiền, tội chướng cũng được tiêu trừ. Tất cả các nghiệp dừng lại ở đây. "A Di Đà Phật " là "Quang trung cực tôn, Phật trung chi Vương" là vua trong các Phật. Niệm A Di Đà Phật cũng chính là đã niệm hết thảy mười phương Chư Phật. Mười phương chư Phật đồng hộ niệm, đồng tán thán. Cũng chính là danh hiệu của Phật tánh trong mỗi chúng ta. Khơi dậy Phật tánh của chúng ta bằng câu Phật hiệu này, là chí thiện đệ nhất trong các thiện, quả báo gặt hái được cũng là chí thiện thù thắng đệ nhất.


#157 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 23/08/2013 - 09:57

CHUYỂN LẠ THÀNH QUEN, CHUYỂN QUEN THÀNH LẠ ?
Chỉ cần chân thành, thành thật niệm suốt câu Phật hiệu này, công phu tự nhiên thành phiến, tự nhiên nhất tâm bất loạn, tự nhiên tâm khai ý giải. Đây là sự tự nhiên của Niệm Phật, không có tơ hào phải miễn cưỡng.
Người xưa nói " Lão thật niệm" cứ thật thà niệm là học trò tốt của Phật. Niệm đến phiền não chuyển thành an vui, vọng tưởng cũng không còn, tâm liền thanh tịnh thì khai mở trí tuệ.
Người xưa nói một bí quyết: " Danh xứ chuyển thuộc, thuộc xứ chuyển sanh" (Tức là chuyển lạ thành quen, chuyển quen thành lạ). Ban đầu niệm Phật rất xa lạ, không phải là thói quen, vọng tưởng phiền não thì rất quen thuộc trong tâm hằng ngày đều khởi. Bây giờ Thánh nhân dạy chúng ta một phương pháp : đem vọng tưởng, tập khí, phiền não biến nó thành xa lạ, niệm Phật thì rất xa lạ tìm cách biến nó thành quen thuộc. Chúng ta muốn niệm Phật thành quen thuộc thì hằng ngày đều phải niệm, khẩn trương niệm, không ngừng niệm. Đem câu Phật hiệu này thay thế suy nghĩ vọng tưởng phiền não.
Đại Thế Chí Bồ tát dạy chúng ta : Đóng lại sáu căn, tịnh niệm tương tục. Tám chữ này là chú giải của Lão thật niệm Phật. Thật sự niệm được " Tịnh niệm Tương tục" mới là Lão Thật. Trong tâm của chúng ta còn khởi vọng tưởng, thì vẫn chưa chân thật, còn hoài nghi là không lão thật, niệm Phật gián đoạn là không chân thật. Đây là ý nghĩa của Lão Thật.


#158 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 24/08/2013 - 15:51

CÓ NÊN CÚNG DƯỜNG CÁC TÔN GIÁO KHÁC KHÔNG?
Mấy năm gần đây chúng ta ở Singapore cùng qua lại với rất nhiều tôn giáo. Những tôn giáo này đều nhiệt tâm làm rất nhiều sự nghiệp từ thiện xã hội, làm rất nhiều việc tốt. Chúng ta xem thấy rất là hoan hỉ, cũng rất tôn trọng, chúng ta mang một ít tiền đi giúp cho họ. Có rất nhiều người không cho là việc nên làm, việc này là sai lầm, còn có người đến hỏi tôi vì sao có cách làm như vậy. “Phật giáo đồ tại gia kiếm tiền cúng dường Tam Bảo không phải dễ, tại vì sao các người mang tiền đi cho ngoại đạo?”, họ đến chất vấn tôi. Tôi trả lời họ: “Phật có nói với chúng ta, chúng sanh vô biên thệ nguyện độ. Ki Tô giáo, Thiên Chúa giáo không phải là chúng sanh hay sao? Có nên độ hay không? Có nên bố thí, cúng dường hay không? Việc này ở trên kinh Phật đều có dạy chúng ta. Vì sao ngày ngày đọc, đều đọc đến hồ đồ rồi, đều không hiểu rõ cái đạo lý này?”. Nếu như chúng ta vẫn cứ chấp trước như vậy, cùng với các chủng tộc khác nhau trong xã hội, các tôn giáo khác nhau đối lập, thế giới ngày tàn sẽ rất nhanh hiện tiền, sau cùng kết quả thế nào? Mọi người đều đến chỗ tận diệt, một con đường chết! (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 69)


#159 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 24/08/2013 - 15:52

NIỆM PHẬT CÓ 100 QUẢ BÁO, QUẢ BÁO THỨ NHẤT LÀ ĐỌA ĐỊA NGỤC
Tôi còn sợ kinh văn quá dài, các vị có không ít người công tác rất bận rộn, không có thời gian đến đọc tụng, cho nên tôi bèn đem nó giản lượt bớt. Trong "Khóa tụng sáng tối" của tịnh độ, tụng buổi sáng tôi chọn phẩm thứ sáu - Bốn mươi tám nguyện. Mục đích của đọc tụng là gì vậy? Hy vọng mình phát cái tâm, phát cái nguyện giống như Phật A Di Đà, tâm giống Phật, nguyện giống Phật, mục đích là ở chỗ này. Khóa tối cũng đã chọn ra một đoạn kinh, là kinh Vô Lượng Thọ từ phẩm 32 đến phẩm 37. Nội dung của đoạn kinh văn này là gì vậy? Là ngũ giới thập thiện. Tổ sư đại đức dạy chúng ta trì giới niệm Phật. Hạnh của chúng ta đồng Phật, đó là hành vi của Phật, cho nên đặc biệt chọn ra hai đoạn kinh văn này để đọc tụng sáng tối. Đặc biệt là khóa tối, đọc đoạn kinh văn này phải kiểm điểm lại chính mình, soi xét lại bản thân. Ở trong kinh Phật dạy chúng ta làm, chúng ta đã làm được hay chưa? Ở trong kinh Phật bảo với chúng ta những việc không nên làm, chúng ta có vi phạm hay không? Có thì phải sửa, không thì cố gắng, thì mỗi ngày mới có tiến bộ. Phật dạy bảo chúng ta làm, mà chúng ta không chịu làm; Phật dạy bảo chúng ta không nên làm, mà chúng ta lại cứ làm, loại người này cho dù mỗi ngày niệm trăm ngàn Phật hiệu vẫn cứ phải bị đọa địa ngục A Tỳ.
Năm xưa khi tôi mới học Phật, đọc Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao của pháp sư Quyền Đỉnh, người sống vào thời Càn Long nhà Thanh, ở phần sau Ngài nói người niệm Phật có 100 loại quả báo khác nhau. Quả báo thứ nhất chính là địa ngục. Tôi nhìn thấy điều này, tôi nghi hoặc, thật sự không hiểu. Niệm Phật là việc tốt, người niệm Phật tại sao bị đọa địa ngục? Tôi cầm bản sớ này đi thỉnh giáo thầy. Vào thời đó tôi học giảng kinh với lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, tôi nói: “Điều này con không hiểu, con có nghi hoặc”. Vấn đề này của tôi sau khi nêu ra rồi, thầy bảo: “Anh hỏi rất hay, vấn đề này tôi sẽ không giảng cho một mình anh, tôi sẽ lên bục giảng giảng cho đại chúng nghe”. Nguyên nhân gì vậy? Đem hình thức của Phật giáo đi lừa gạt chúng sanh. Mở niệm Phật đường, mở đạo tràng Tịnh Độ, mục đích làm gì vậy? Danh vọng lợi dưỡng. Đem Tâm này đi xây đạo tràng, lãnh chúng niệm Phật, rất có thể ở trong chúng sanh thật sự có người niệm Phật vãng sanh rồi, nhưng bản thân họ đọa địa ngục A Tỳ. (Trích kinh Vô Lượng Thọ đĩa 109)


#160 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 24/08/2013 - 15:53

HỌC PHẬT CHỈ NÊN THEO MỘT THẦY
Vào thời xưa, bất kể là Trung Quốc hay là Ấn Độ, Phật pháp hay thế gian pháp đều coi trọng sư thừa. Sư thừa tức là bạn có thầy, pháp môn này của bạn, phương pháp tu học là học với người nào? Ai là người truyền cho bạn? Dứt khoát không thể nói không thầy mà tự biết, không có đạo lý này, từ xưa đến nay chưa từng nghe thấy. Nền học vấn chân thật chắn chắn phải từng đời truyền cho nhau. Cho nên học Phật chỉ có thể có một vị thầy, có hai thầy là hai con đường, ba thầy là đứng ở ngã ba, bốn thầy là đứng giữa ngã tư, bạn không biết theo ai, bạn làm sao có thể học thành công được? Đến khi nào mới có thể tham học vậy? Khai ngộ rồi. (Trích kinh Vô Lượng Thọ đĩa 109)


#161 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 24/08/2013 - 15:54

TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI XUẤT GIA LÀ HOẰNG PHÁP LỢI SANH
Thế gian này tại vì sao có những tai nạn này? Trong lúc giảng giải tôi cũng giảng qua rất nhiều lần, tai nạn này do chính chúng ta tu hành không tốt, không đúng pháp nên chiêu cảm đến. Người học Phật là người minh bạch, là người có trí tuệ. Đã là minh bạch, có trí tuệ, thì quyết định không thể đem trách nhiệm đùng đẩy cho người. Chúng sanh tại vì sao mê hoặc? Chúng ta làm đệ tử Phật không hề đem chánh pháp hoằng dương, đây chính là đại tội nghiệp của đệ tử xuất gia, đại lỗi lầm. Bạn xuất gia làm gì? Xuất gia chính là hoằng pháp lợi sanh, người ta nhìn thấy bạn, lập tức gọi là "Pháp sư", bạn là vị thầy. Bạn làm thầy mà không hề dạy học, vậy người ta gọi bạn là thầy chẳng phải là mắng bạn hay sao? Bạn phải gánh vác trách nhiệm giáo hóa chúng sanh. Không thể nói cái thầy này của tôi, tôi không hề làm việc xấu, chẳng qua là không lên lớp dạy chúng sanh mà thôi. Các vị thử nghĩ xem, làm một thầy giáo ở trường học mà như vậy thì có được không? Phẩm hạnh rất đoan chánh, làm người rất tốt, thế nhưng mỗi ngày không có lên lớp, ở trường học chính phủ vẫn là phải cách chức bạn, vẫn là phải xử phạt bạn. Ngày nay chúng ta phát tâm xuất gia, khoác lên mình chiếc áo Cà Sa chính là làm giáo viên. Vị giáo viên này không gánh vác trách nhiệm dạy học, tuy là hiện tại pháp luật trong xã hội không khai trừ chúng ta, Phật Bồ Tát cũng khai trừ chúng ta rồi, long thiên hộ pháp cũng khai trừ chúng ta, vây quanh chúng ta đều là yêu ma quỷ quái, chúng ta còn có ngày tháng tốt đẹp hay sao? Chúng ta còn có thể không đọa lạc hay sao? Đây đều là sự thật, quyết không phải là lời giả dối. (Trích kinh Vô Lượng Thọ đĩa 109)


#162 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 24/08/2013 - 15:54

MỘT HƠI THỞ RA KHÔNG HÍT VÀO LÀ XONG RỒI!
Sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc vô số thù thắng, vô số trang nghiêm, chúng ta nói không cùng tận. Không những chúng ta nói không hết, ở trong kinh Phật nói, mười phương tất cả chư Phật Như Lai đều cùng nói đến một ngàn kiếp, một vạn kiếp cũng nói không hết. Nơi thù thắng như vậy mà không chịu đến, vẫn muốn lưu lại ở thế giới Ta Bà này tạo nghiệp, bạn nói thử xem, loại người này chẳng phải là hồ đồ đến mức trơ trơ rồi sao. Ở trong một đời này, thọ mạng con người rất ngắn ngủi, người sống được đến 100 tuổi thì rất ít, rất hy hữu. Cổ nhân thường nói: "Nhân sanh thất thập cổ lai hy", con người sống được 70 tuổi là không nhiều. Không nên cho rằng tôi hiện nay vẫn còn rất trẻ, ngày tháng tương lai còn dài. Chưa chắc! Bạn không có ký hợp đồng với Diêm Vương, làm sao biết khi nào ông ta đến tìm bạn? "Hoàng tuyền lộ thượng vô lão thiếu", một hơi không hít vào là xong rồi! Cho nên người giác ngộ rất quý thời gian của chính mình, coi trọng và quý nó hơn mọi thứ. Nắm bắt thời gian, quý tiếc thời giờ, chăm chỉ nỗ lực tu hành, dùng thời gian hữu hạn của mình tu pháp môn vãng sanh này, hy vọng được vô lượng thọ vĩnh hằng. Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, Vô Lượng Thọ là sự thật, không hề giả dối. Đây mới thật là người thông minh, mới thật là người giác ngộ chân chánh. (Trích kinh Vô Lượng Thọ đĩa 109)


#163 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 24/08/2013 - 15:55

BUÔNG XẢ NƠI TÂM, KHÔNG PHẢI NƠI SỰ
Ngày nay chúng ta quan trọng nhất chính là "sanh ngã quốc giả", chúng ta làm thế nào sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc? Phải chân thật phát tâm, phải đem hết thảy thế gian này buông xả. Buông xả, xin nói với các vị, vạn nhất không nên hiểu lầm. Buông xả là buông xả ở nơi tâm, không phải buông xả ở nơi sự.

Đồng tu Đại Lục có đem đến nói cho tôi tin tức, còn viết thư nói với tôi, họ nghe tôi giảng kinh nói phải nhìn thấu, buông xả, họ nhìn thấu buông xả rồi, công tác cũng từ bỏ, mỗi ngày ở trong nhà niệm Phật, niệm đến sau cùng không có cơm ăn, cả nhà đều oán thán nên đến hỏi tôi phải làm sao?

Tôi nói, tôi không có bảo bạn buông bỏ công việc, tôi bảo bạn buông bỏ, thế nhưng không có bảo bạn buông bỏ công việc, bạn không có nghe lời của tôi nghe cho rõ ràng. Buông bỏ là buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước ở trong tâm. Nếu như Thích Ca Mâu Ni Phật buông xả thì Ngài không giảng kinh, không nói pháp, vậy thì không có Phật pháp. Ngài vẫn là giảng kinh nói pháp 49 năm, bôn ba khắp nơi, nhiệt tâm giáo hóa. Nơi sự thì không buông xả, trong tâm buông xả rồi, thân tâm thanh tịnh, không nhiễm một trần, một đời trải qua ba y một bát, trải qua loại đời sống này. Buông xả là buông xả những thứ này, không phải đem công việc buông xả, không phải buông xả đi trách nhiệm, vậy thì bạn hoàn toàn sai lầm, đó là bạn trốn tránh trách nhiệm, bạn hiểu sai đi ý của Phật. (Trích kinh Vô Lượng Thọ đĩa 109)


#164 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 24/08/2013 - 15:57

NIỆM PHẬT THÀNH PHIẾN
Phương pháp hay nhất để đoạn phiền não là niệm Phật, duy chỉ niệm Phật mới có thể rửa sạch phiền não. Dù là Thập Địa Bồ Tát đã chứng đắc địa vị rất cao, nhưng vô minh phiền não của các Ngài vẫn không dễ dàng rửa sạch. Sau cùng phải dùng phương pháp gì? Niệm Phật! Niệm Phật có thể tẩy rửa tận gốc vô minh, huống chi là Kiến Tư phiền não, Trần Sa phiền não. Niệm Phật phải niệm đến tâm thanh tịnh hiện tiền, trong từng câu Phật hiệu nối tiếp, không có tạp niệm thậm nhập vào, tâm của chúng ta sẽ được thanh tịnh. Phiền não chưa đoạn, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước chưa dứt, dùng 1 câu A Di Đà Phật nén chúng lại, giống như tảng đá đè ngọn cỏ, rể vẫn chưa được nhổ... Hỉ, nộ,ái,lạc vẫn đang có, dùng câu Phật hiệu này nén chúng lại cho bằng phẳng, chúng không thể khởi lên tác dụng được. Công phu như thế gọi là "công phu thành phiến". Có công phu này quyết được Vãng Sanh.
Tất cả tinh thần, ý chí tập trung vào danh hiệu, khi không tụng kinh thì niệm Phật. Trên miệng không niệm vẫn không sao, nhớ ở trong tâm, quyết không để niệm Phật gián đoạn. Vì khi gián đoạn, vọng tưởng, chấp trước tức thì hiện tiền. Nói như vậy thì dễ, thật sự làm rất khó. Nhưng khó vẫn phải làm, không làm thì không ra được tam giới, không thoát khỏi sanh tử. Chúng ta phải cảnh tỉnh, khó vẫn phải làm.Khi niệm Phật sanh phiền não, vọng tưởng đừng sợ, không sao cả. Chỉ cố gắng siêng năng Phật hiệu niệm càng nhiều, vọng tưởng sẽ bị phục xuống, trong tâm luôn nhớ Phật hiệu thì sẽ không nhớ cái khác. Trong sinh hoạt phải cố gắng rèn luyện, luyện tập đến khi tạp niệm, vọng tưởng không thể khởi lên tác dụng, tức là công phu Thành Phiến. Năng lực này quyết định vãng sanh Tây Phương.


#165 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 24/08/2013 - 15:58

NIỆM PHẬT ĐẾN TỰ TẠI VÃNG SANH
Công phu là gì? Một câu Phật hiệu này có thể thay thế vọng tưởng, đó là công phu. Trong lúc niệm Phật, quyết không vọng tưởng thì là công phu. Công phu cạn thì thành phiến, công phu sâu thì đó là " Sự Nhất Tâm Bất Loạn" càng sâu hơn thì là " Lý Nhất Tâm Bất Loạn". Cạn thì sanh về " Phàm Thánh Đồng Cư độ", sâu thì sanh về " Phương Tiện Hữu Dư độ" càng sâu thì được sanh về "Thực Báo Trang Nghiêm độ".
Công phu thật sự đắc lực, vọng tưởng, tạp niệm không khởi lên, gọi là công phu thành phiến thì các vị niệm Phật thành công rồi, quyết định được vãng sanh, nắm chắc vãng sanh " Phàm Thánh Đồng Cư độ". Chúng ta thường nghe nói: Người vãng sanh biết trước giờ bỏ thân, không có bệnh gì, nói đi là đi, đứng mà đi, ngồi mà đi, muốn đi lúc nào thì đi lúc đó. Xin hỏi thêm, phải niệm đến công phu như thế nào? Niệm đến công phu thành phiến là được rồi. Biết trước ngày giờ, tự tại vãng sanh, mỗi một người chúng ta ai cũng làm được, chỉ là không chịu làm mà thôi.
Công phu thành phiến quyết định vãng sanh, nếu tiếp tục cố gắng thêm một thời gian, các vị sẽ được sanh tử tự tại. Sanh tử tự tại tức là bất sanh bất tử. Lợi ích niệm Phật thù thắng đến như vậy chúng ta không lấy, còn muốn nhớ tưởng việc thế gian, thù ghét, tranh giành, việc gì mà phải khổ như vậy?. Phải nắm bắt cơ hội này, cái gì cũng không cần, chỉ muốn vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, thì vấn đề sẽ được giải quyết thôi.







Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |