Jump to content

Advertisements




PHẬT GIÁO


215 replies to this topic

#181 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 31/08/2013 - 09:35

TÂM THANH TỊNH LÀ PHẬT TÂM
Người thật sự tu hành là tự mình phải phản tỉnh, không nhìn lỗi người , nhìn lỗi của người thì trong lòng sẽ sanh phiền não, sẽ có ý kiến, có ý kiến thì tâm không bình lặng, không thanh tịnh. Khi nào sáu căn của chúng ta tiếp xúc với cảnh giới sáu trần, thấy như không thấy, nghe như không nghe thì tâm thanh tịnh rồi. Đối với các pháp rõ ràng minh bạch, tuy hiểu rõ nhưng trong lòng không chấp trước. Nói một cách dễ hiểu, tuyệt đối không nên để bất cứ việc gì ở trong tâm. Lục tổ nói " Bổn lai vô nhất vật" xưa nay tâm không có một vật, khi ấy thì tâm thanh tịnh, mới nắm chắc được phần vãng sanh. Phật pháp là luôn luôn cảnh tỉnh, phải quán sát chính mình.
Chúng ta luôn hỏi mình là trong tâm có thật sự cung kính người khác không? Còn việc người khác có kính mình hay không thì không để trong lòng. Như vậy tâm sẽ thanh tịnh, sẽ đựơc định lại. Trong lòng không chấp trước thì không có phiền não, không có ưu tư, không có nghĩ ngợi được mất. Trong lòng không có gì cả, nó sẽ như thế nào? Trong lòng tràn đầy ánh sáng trí tuệ, như vậy mới tương ưng với chư Phật, chư Bồ Tát.
Tu học Phật pháp là khôi phục tâm thanh tịnh của tự tánh, chẳng qua là đem những thứ chướng ngại, ô nhiễm, làm mê mất đi tự tánh tâm thanh tịnh bỏ đi mà thôi. Sự khác nhau của Phật và chúng sanh là gì? Tâm của chúng sanh hiện tại có ô nhiễm, tâm của Phật và Bồ Tát là thanh tịnh, là Giác chứ không mê.


#182 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 31/08/2013 - 09:36

PHẢI BẢO VỆ TÂM THANH TỊNH CHÍNH MÌNH.
Chúng ta cho rằng mình trì giới đã tốt lắm, người khác không bằng mình, họ đều phá giới, tương lai chắc họ đọa lạc,v.v. Nếu mình khởi lên phân biệt, vọng tửơng, chấp trước này, dù mình có trì giới, cũng không thanh tịnh. Lục tổ nói rất hay: "Người thật sự tu hành, không thấy lỗi thế gian" điều này nên nhớ kỹ. Còn thấy lỗi của người khác,thì đã biểu hiện ra tâm ta không thanh tịnh, giới cũng không thanh tịnh.
Chúng ta ngày ngày thấy người này không vừa lòng, người kia đáng ghét, đây là tự mình khởi lên phiền não, cảnh giới ngoài kia không liên quan, người thật sự tu hành, phải làm từ chỗ này. Khi khởi lên ý niệm này, lập tức hồi đầu phản tỉnh, xem xét lại chính mình, lỗi tại mình, không phải ngoại cảnh. Tuyệt đối không phải lỗi người khác. Đoạn ác tu thiện, đây mới là người thật tu hành. Người niệm Phật là phải như vậy, cần phải niệm đến không thấy lỗi của người, mới là chân thật.
Thấy người làm thiện, nghĩ xem mình có hay không? Nếu không có, phải lập tức học theo. Thấy người làm ác, nghĩ xem mình có hay không? Nếu có, lập tức sửa đổi chính mình. Cho nên, người thiện, người ác trong xã hội này, đối với người tu hành mà nói, đều là thiện tri thức, đều là Bồ Tát thị hiện cho chúng ta xem.


#183 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 31/08/2013 - 09:36

NIỆM PHẬT NGỒI VÃNG SANH LÀ THẬT
Lão cư sĩ Lý Tế Hoa, người sáng lập đoàn niệm Phật Liên Hữu trước đây ở Đài Bắc, vào ngày ông vãng sanh, ông cùng vợ ông ngồi xe xích lô đến NIỆM PHẬT đoàn tham gia cộng tu. Khi trên xe, ông nói với vợ ông: " Tôi phải vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc, bà một mình có cảm thấy cô đơn, buồn bã không?". Vợ ông không biết hôm đó ông vãng sanh, nên trả lời rất khẳng khái: " Vãng sanh là việc tốt, ông có thể vãng sanh, đừng nên lo cho tôi nữa", vợ ông hoan hỉ đồng ý. Hôm đó là ngày cư sĩ họ Ngụy khai thị, ông đến nói với cư sĩ Ngụy, hôm nay cho ông thay thế chia sẻ cho mọi người một chút. Ông lên bục giảng một tiếng rưỡi đồng hồ, rất thành khẩn khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Tây Phương Tịnh độ. Sau khi giảng xong, từ giã với mọi người, nói ông phải về nhà rồi. Lão cư sĩ đã ngoài 80 tuổi, giảng một tiếng rưỡi đồng hồ, mọi người tửong ông đã giảng mệt rồi cần về nhà nghỉ ngơi. Không ngờ, ông từ bục giảng bước xuống ngồi vào ghế salon ở phòng khách, thì vãng sanh rồi. Ông về là về mái nhà xưa của thế giới Tây Phương Cực Lạc. Lúc đó mọi người đồng tu tham gia niệm Phật đều chính mắt nhìn thấy. Lúc ấy tôi ở Đài Trung, phóng viên của báo Tân Sanh là cư sĩ Từ Tĩnh Dân cũng có tham gia buổi niệm Phật hôm đó, hôm sau gửi thư nhanh nói cho tôi biết : niêm Phật vãng sanh là có thật, một chút cũng không giả, chính ông ấy tận mắt chúng kiến được.


#184 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 31/08/2013 - 09:37

TÙY Ý VÃNG SANH
Buông bỏ vạn duyên. Tất cả ngũ dục lục trần không còn tơ tưởng, công phu đạt được cảnh giới như vậy, không những quyết định được vãng sanh, mà còn có thể " tùy ý vãng sanh", muốn đi lúc nào thì đi lúc đó, còn có thể làm được " tự tại vãng sanh" đứng mà đi cũng được, ngồi mà đi cũng được, đi bằng cách nào cũng được cả. Như thế mới hiểu được công đức đích thật thù thắng, phải xem chúng ta cố gắng thế nào mà thôi.
Người ta đứng mà đi, ngồi mà đi, chúng ta không thể đứng mà đi thì cũng phải ngồi mà đi. Rõ rõ ràng ràng ,minh minh bạch bạch, ra đi mà không bị bệnh, vây mới là phải. Chúng ta cần y theo phưong pháp lý luận của bộ kinh Vô Lượng Thọ mà tu học, thì quyết định làm được. Tất cả ngũ dục lục trần đều không còn tơ tưởng... Được đến cảnh giới như vậy, không những quyết định được vãng sanh, mà còn có thể " Tùy ý vãng sanh", muốn khi nào vãng sanh, thì được lúc đó vãng sanh.
Học trò của lão pháp sư Đế Nhàn, ba ngày sau khi đứng vãng sanh, đợi lão hòa thượng về làm hậu sự cho Ngài. Người này không biết chữ, ông ấy có hoằng pháp không? Hành trì của ông tức là hoằng pháp. Ông hiện thân thuyết pháp bằng một cách lâm chung này. Thì ra niệm Phật dễ như vậy: "Niệm mệt thì nghỉ, nghỉ khỏe rồi lại niệm" ông làm gương cho chúng ta xem. Chúng ta học được một điểm này, hiệu quả còn thù thắng lợi ích hơn đọc Đại Tạng Kinh.


#185 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 03/09/2013 - 15:27

NÓI XẤU TĂNG ĐOÀN SẼ ĐỌA A TỲ ĐỊA NGỤC
Trong một đoàn thể mà khiêu khích phải quấy, làm cho đoàn thể này bất hòa, nếu là đoàn thể Phật giáo là phạm tội “phá hòa hợp tăng”. Tội lỗi của phá hòa hợp tăng là đọa A Tỳ địa ngục. Phật nói ở trong “Giới kinh”, năm điều nghiệp nhân đọa A Tỳ địa ngục là giết phụ thân, giết mẫu thân, giết A La Hán, làm thân Phật ra máu, phá hòa hợp tăng (phá hòa hợp tăng là ưa thích khiêu khích phải quấy). Do đó, trong tăng đoàn, tuy là có những sự việc không đúng pháp, chúng ta thấy rồi cũng không dám nói. Tại vì sao không dám nói? Sợ làm cho tăng đoàn phân chia, chúng ta là người nói ra, sẽ có trách nhiệm. Khi chúng ta xem thấy sự việc này thì chỉ có thể khuyên bảo riêng tư, qui quá khuyến thiện. Khuyên bảo không nghe, chúng ta rời khỏi thì tốt rồi, quyết không nên có một câu phê bình. Vì sao vậy? Nếu như bạn ở bên ngoài phê bình tăng đoàn này, thì bạn sẽ làm cho tín chúng mất lòng tin đối với tăng đoàn, vẫn là phá hoại tăng đoàn. Trách nhiệm nhân quả này quá to quá lớn, nhưng hiện tại rất nhiều người không biết.(Trích kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 72


#186 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 03/09/2013 - 15:28

TÀ SƯ CHỈ QUAN TÂM ĐẾN LỢI ÍCH HIỆN TIỀN, KHÔNG QUAN TÂM ĐẾN ĐỜI SAU
Trên kinh Lăng Nghiêm, Phật thường nói: “Thời kỳ Mạt Pháp, tà sư nói pháp nhiều như cát sông Hằng”. Tà sư nói pháp, tại vì sao có nhiều người tin đến như vậy? Tà sư nói ra là lợi ích hiện tiền, hiện tại bạn có thể được lợi ích, còn đời sau thì họ không quan tâm, đời sau vẫn để cho bạn luân hồi, vẫn để bạn đọa ba đường, vậy thì đặc biệt sai lầm, đó là tà sư. Cho nên, Phật pháp là đặc biệt xem trọng lợi ích của đời sau, hiện tiền không có được lợi ích, mà đời sau được lợi ích, đó là chính xác. Hiện tiền được lợi ích, mà đời sau không được lợi ích là chắc chắn sai lầm. Phải quấy, thiện ác, chân vọng chúng ta phải có năng lực phân biệt. Chúng ta phải ghi nhớ, tất cả tạo tác của chúng ta chắc chắn là lợi ích đại chúng, lợi ích chúng sanh, thì đây mới gọi là chánh nghiệp. Lợi ích đại chúng mà có thể không chấp tướng, trên kinh Bát Nhã nói: “Tam luân thể không”, loại tạo tác này lại nâng lên một cấp gọi là “Tịnh nghiệp”, cao hơn một cấp so với “Chánh nghiệp”. Chấp tướng là “Chánh nghiệp”, lìa tướng là “Tịnh nghiệp”, chúng ta phải ở ngay chỗ này mà học tập. (Trích kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 72)


#187 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 03/09/2013 - 15:29

THẾ NÀO LÀ CHÁNH VÀ TÀ?
Chánh và Tà biện biệt từ đâu vậy? Một nguyên tắc đơn giản nhất, đó chính là “có thể mang theo” và “không thể mang theo”. Cái có thể mang theo là chánh, còn cái không thể mang theo là tà. Tại sao nói cái không thể mang theo là tà? Nếu như chúng ta ở những phương diện không thể mang theo như chấp trước, tham luyến, chiếm hữu kiên cố, sẽ tạo thành khổ nạn cho đời sau, đây gọi là tà. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 73)


#188 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 03/09/2013 - 15:29

Làm sao tương ưng với thế giới Cực Lạc vậy? Tương ưng với tâm thanh tịnh chính là tương ưng với Tịnh Độ. Hay nói cách khác, bất kể vào lúc nào, bất kể ở trường hợp nào, bất kể đối diện với cảnh giới như thế nào, tuyệt đối không mất tâm thanh tịnh. Sao gọi là tâm thanh tịnh? Quyết định không ô nhiễm chính là tâm thanh tịnh. Sáu căn đối diện cảnh giới sáu trần, nếu như bạn sanh khởi thất tình, ngũ dục (thất tình là mừng, giận, buồn, vui, yêu, ghét, muốn), hoặc giả bạn khởi tham sân si mạn, là bạn bị ô nhiễm rồi. Hay nói cách khác, không được phép phân biệt, không được phép chấp trước. Chỉ cần không phân biệt, không chấp trước thì liền tương ưng với tâm thanh tịnh. Nếu còn có mảy may phân biệt, chấp trước ở bên trong, bạn vẫn bị đọa vào trong tập nhiễm như xưa, vì tâm bạn không thanh tịnh.

Chúng ta ở trong đời sống thường ngày, sinh hoạt, làm việc, đối nhân xử thế tiếp vật, chúng ta tập luyện không phân biệt, không chấp trước, thì đây chính là tu tâm thanh tịnh, tu tâm bình đẳng, thành tựu tịnh nghiệp của chúng ta. Một câu Phật hiệu, nguyện sanh Tịnh Độ là được đi rồi. Pháp môn này thật sự là dễ dàng, thế nhưng, trong đời sống thường ngày, bạn không biết luyện công phu này là bạn gặp khó khăn rồi; cho dù một ngày bạn niệm mười vạn tiếng, hai mươi vạn tiếng, người xưa nói: “Đau mồm, rát họng cũng uổng công”. Đây là sự thật. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 73)


#189 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 03/09/2013 - 15:30

CHÁNH TRỢ SONG TU
Phật dạy chúng ta, tâm của chúng ta cần nên an trụ ở thập thiện nghiệp đạo, cần nên an trụ ở danh hiệu A Di Đà. Các bậc tổ sư đại đức thường nói: “Chánh - Trợ song tu”. Chúng ta nhất định phải biết, nhất tâm xưng niệm A Di Đà Phật là chánh tu của chúng ta; nhất tâm an trụ thập thiện nghiệp đạo là trợ tu của chúng ta, như vậy mới có thể được sanh Tịnh Độ. Đại đức xưa nói rằng: “Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà”. Tại sao lại đi vào trong lục đạo vậy? Nhân tố thứ nhất là “ái dục”, ái không đoạn là không có cách gì ra khỏi thế giới Ta Bà. “Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ”, cho nên niệm Phật phải chuyên tâm, phải chuyên nhất. (Trích kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 73)



#190 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 03/09/2013 - 15:31

ĐẠO TRÀNG VÔ HỌC, VÔ ĐẠO MÀ VẪN HƯNG VƯỢNG LÀ DO MA ĐANG ỦNG HỘ
Các bạn hàng ngày giảng kinh, hàng ngày niệm Phật thì đạo tràng này chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần ủng hộ, vậy sao không hưng vượng được chứ? Đươngnhiên là hưng vượng. Nếu như đạo tràng này không có người giảng kinh, không có phong khí học tập, không có người niệm Phật, không có phong khí của đạo, tuy có chỗ mà vô học vô đạo thì đạo tràng làm sao hưng vượng được? Nếu như đạo tràng vô học, vô đạo mà vẫn cứ hưng vượng, thì đó chính là ma vương đang ở đó tác quái, ma đang ủng hộ, cũng có thể khiến bạn hưng vượng nhất thời, đó không phải thật sự hưng vượng. Sau khi ma đi rồi thì đạo tràng của bạn sẽ suy ngay. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 74


#191 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 03/09/2013 - 15:32

TẠI SAO NGƯỜI NIỆM PHẬT NÊN ĐEO TRÀNG HẠT?
Người sơ học luôn luôn không thể tránh khỏi thường xuyên thất niệm, cho nên mỗi ngày phải tu sám hối. Tại sao ý niệm này mà ta quên mất vậy? Từng giây, từng phút phải nhắc nhở mình. Cho nên, tại sao người niệm Phật phải đeo tràng hạt, hay trên tay phải cầm tràng hạt vậy? Dụng ý của tràng hạt chính là nhắc nhở mình không được thất niệm. Vừa nhìn thấy tràng hạt này, lập tức liền nhớ đến. Đây là tác dụng rất lớn của tràng hạt. Tràng hạt không chỉ là nhớ số lần, điều quan trọng nhất là nhắc nhở mình chánh niệm.

Không những phải thường xuyên nhắc nhở mình, thật sự ra mà nói, hoàn cảnh xung quanh chúng ta, mọi người nhìn thấy tràng hạt này, họ cũng biết niệm Phật, họ sẽ động đến ý nghĩ này. Không nhất định là họ có biết niệm hay không, nhưng họ sẽ khởi lên ý nghĩ này. Ý nghĩ này là ý nghĩ tốt. Ngoài ra còn có quỷ thần mà mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy, quỷ thần nhìn thấy tràng hạt này của bạn, cũng đã nhắc nhở họ niệm Phật. Âm dương lợi đôi đường. Cho nên, người niệm Phật mang tràng hạt có lợi ích rất lớn, lợi ích rất nhiều, đó là nhắc nhở tất cả chúng sanh chánh niệm. Chúng ta phải biết được đạo lý này. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 74)


#192 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 03/09/2013 - 15:32

TẠI SAO PHẢI LẠY TƯỢNG PHẬT?
Ở trong cửa Phật chúng ta có rất nhiều người không hiểu, chúng ta cúng dường tượng Phật, tuyệt đối không phải sùng bái tượng gỗ. Trong xã hội, có rất nhiều người nói chúng ta mê tín, sùng bái tượng gỗ. Sai rồi! Những tượng mà Phật giáo tạo ra này, bất kể là đúc bằng kim loại, đắp bằng đất, hay vẽ màu, đều là nhắc nhở chúng ta chánh niệm, dùng loại phương pháp này đều là chánh tự tánh.

Chúng ta nhìn thấy tượng Phật Thích Ca Mâu Ni là nhắc nhở chúng ta phải nhân từ và thanh tịnh. Danh hiệu “Thích Ca Mâu Ni” này, nghĩa của “Thích Ca” là nhân từ, đối với người phải nhân từ; nghĩa của “Mâu Ni” là thanh tịnh, đối với bản thân phải thanh tịnh. “Thanh tịnh tịch diệt”, tiếng Phạn gọi là “Mâu Ni”. Cho nên, khi chúng ta nhìn thấy tượng đức Phật Thích Ca, liền nghĩ đến ta phải dùng tâm từ bi đối với người; ta phải tu tâm thanh tịnh của mình, đối với mình phải thanh tịnh vô nhiễm; đối với người nhất định phải nhân từ, bác ái, Đây chính là ý nghĩa này, dùng biểu tượng này để nhắc nhở chính mình, tuyệt đối không phải lạy tượng gỗ. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 74)



#193 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 07/09/2013 - 11:52

THẾ NÀO LÀ NHÌN THẤU, BUÔNG BỎ
Tôi khi mới học Phật, đại sư Chương Gia dạy tôi: “Thấy rõ, buông xả”. Thấy rõ là quán, buông xả là chỉ. Tôi thỉnh giáo thầy phương pháp thiện xảo nhất để vào cửa Phật. Thầy nói với tôi hai câu: “Thấy cho rõ, buông cho được”. Đây vẫn là chỉ quán. Vì tôi mới học Phật, nếu thầy nói “chỉ quán” thì tôi không thể hiểu, nên thầy đổi cách nói khác là “thấy rõ, buông xả”, như vậy tôi có thể nghe hiểu. Thấy rõ là phải quan sát tỉ mỉ chân tướng sự thật.

Chân tướng sự thật, điều quan trọng nhất là thấy nhân quả. Nhân quả bày ngay trước mắt, bạn có thể thấy ra được, nhân như thế nào, kết quả báo ra làm sao. Từ quả báo nhìn thấy nhân hành của nó, từ nhân hành bạn có thể thấy ra quả báo, vậy là bạn đã rõ ràng rồi. Thảy đều thấy rõ ràng, thấy minh bạch rồi, bạn đương nhiên buông xả, đâu có đạo lý nào không buông xả? Không buông xả là vẫn chưa thấy rõ ràng, đạo lý này phải biết. Hai điều này ý nghĩa vô cùng rộng, thông suốt toàn bộ Phật pháp. Nó là tổng cương lĩnh tu hành của Phật pháp. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 75)


#194 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 07/09/2013 - 11:53

CHỌN NGÀNH NGHỀ MƯU SINH
Chúng ta lựa chọn ngành nghề mưu sinh phải có lợi ích đối với xã hội, đối với chúng sanh, đây là chánh mạng. Nhất định không được tổn hại xã hội, tổn hại chúng sanh. Từ đó cho thấy, ngành nghề sát sanh không phải chánh mạng, mà đây là tà mạng, quả báo rất đáng sợ. Khi bạn đang tạo tác thì không biết, đến lúc quả báo hiện tiền thì hối hận không kịp. Chúng ta chỉ cần bình tĩnh mà quan sát, nghề đồ tể như nghề giết heo, đến khi họ già, bạn thấy hình thái của họ giống như heo vậy. Khi chết rất giống với tình trạng của heo bị giết chết. Họ đi về đâu vậy? Cả đời tâm cũng tốt, làm người cũng tốt, nhưng họ làm ngành nghề này, nên họ đến cõi súc sanh, đọa vào thai heo để trả nợ. Trước đây bạn giết bao nhiêu heo thì bạn cũng phải bị người khác giết bao nhiêu lần, đây là tà mạng.

Hiện nay ở nước ngoài, người nước ngoài thích ăn gà, ưa thích ăn thịt bò, thịt dê. Chúng ta thử xem người làm ngành nghề chiên gà, những đứa con mà họ nuôi là giống như gà vậy. Bạn xem thật kỹ, rất đáng sợ. Nhân quả nói thực ra là ngay nhãn tiền, nhưng vì sơ suất qua loa mà không phát giác. Nếu như thật bình tĩnh mà quan sát thì bạn lập tức sẽ phát hiện ngay, quả báo hóa ra là ngay trước mắt, cứ dần dần đang hình thành, bạn nói, đáng sợ biết bao.

Ngành nghề sát sanh không được phép làm, nghề trộm cắp không được phép làm, nghề tà dâm không được phép làm, đây đều thuộc về tà mạng, không phải chánh mạng. (Trích kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 74)


#195 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 07/09/2013 - 11:54

95% NĂNG LƯỢNG TIÊU HAO DO VỌNG TƯỞNG
Tôi đưa ra một vấn đề, lý luận với thầy Lý Bĩnh Nam. Tôi nói, thành phần dinh dưỡng hấp thu của con người cũng như là nhiên liệu vậy. Sự tiêu hao năng lượng của cơ thể con người phải cần ăn uống để bổ sung, đây là bổ sung năng lượng. Mỗi người tiêu hao năng lượng không giống nhau, giống như xe hơi vậy, có chiếc hao xăng, có chiếc ít hao, cơ thể chúng ta cũng như vậy. Sự tiêu hao năng lượng là trên 95% năng lượng tiêu hao vào trong vọng tưởng. Đối với lao tâm, lao lực thì lượng tiêu hao đó rất ít. Thầy vô cùng đồng ý với cách nói này của tôi.

Người tu đạo tâm địa thanh tịnh, không có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, nên họ tiêu hao năng lượng rất ít, cho nên mỗi ngày ăn một bữa là đủ rồi. A La Hán tâm địa thanh tịnh hơn nhiều so với phàm phu chúng ta, cho nên một tuần (bảy ngày) mới ăn một bữa (đây là trong kinh điển ghi chép). Tâm của Bích Chi Phật lại thanh tịnh hơn A La Hán, nên nửa tháng ăn một bữa. A La Hán một tuần mới đi ra trì bát một lần, còn Bích Chi Phật nửa tháng mới ra trì bát một lần, vì họ tiêu hao ít. Họ bổ sung một lần là có thể dùng thời gian lâu dài như vậy.

Chúng ta hiện tại ăn ba bữa, còn phải ăn điểm tâm, ăn năm bữa, ăn tám bữa, có thể thấy người đó vọng tưởng nhiều, toàn bộ đều tiêu hao vào trong vọng tưởng rồi. Vọng niệm tới tấp sẽ đem lại cho cơ thể bệnh tật đầy mình. Chúng ta phải hiểu rõ đạo lý này. Cho nên, tu thân vẫn là bắt đầu từ tu tâm. Tâm tốt rồi thì cơ thể sẽ tốt thôi. Tâm không tốt, dùng thuốc men gì để điều chỉnh, dùng thức ăn gì để tẩm bổ cũng là giả, đều gây ra bệnh tật đầy mình. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 74)







Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |