Jump to content

Advertisements




PHẬT GIÁO


215 replies to this topic

#196 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 07/09/2013 - 11:55

XA LÌA THẬP THIỆN THÌ HIẾU THÂN TÔN SƯ LÀ HỮU DANH VÔ THỰC
Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát đều thể hiện trong thập thiện nghiệp. Thập thiện nghiệp nếu như không thể làm được thì ba câu phía trước đều là nói suông. Dùng cái gì để hiếu dưỡng phụ mẫu? Phải tu thập thiện nghiệp, cha mẹ bạn sẽ hoan hỷ: “Con cái của tôi là người thiện”. Tu thập thiện nghiệp mới là phụng sự sư trưởng chân thật, thầy cô hoan hỷ: “Học trò của tôi là người thiện”. Xa lìa thập thiện thì hiếu thân tôn sư là hữu danh, vô thực. Cho nên, nếu một điều này làm được rồi và nhất tâm niệm Phật cầu nguyện vãng sanh, thì nhất định sanh Phàm Thánh Đồng Cư Độ. Ở trong Phàm Thánh Đồng Cư Độ có tam bối, cửu phẩm, đó là xem bạn công phu sâu cạn. Công phu sâu cạn, chánh trợ hai bên đều có. (Trích kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 74)


#197 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 07/09/2013 - 11:55

VÌ SAO CHỈ CẦN NIỆM BỐN CHỮ A DI ĐÀ PHẬT!
Danh hiệu chỉ có bốn chữ “A Di Đà Phật”. Trước đây đại sư Liên Trì đã dùng phương pháp này. Trong “Trúc Song Tùy Bút”, chúng ta xem thấy có người thỉnh giáo đại sư rằng: “Sư dạy người khác niệm Phật như thế nào”?. Đại sư Liên Trì nói: “Tôi dạy người khác niệm Phật là dạy họ niệm sáu chữ “Nam Mô A Di Đà Phật””. Người đó bèn lại hỏi đại sư: “Cách niệm của chính bản thân sư là như thế nào?”. Ngài nói: “Bản thân tôi chỉ niệm bốn chữ “A Di Đà Phật””. Thế là người ta hỏi Ngài: “Đây là nguyên nhân gì?”. Ngài bèn nói: “Tôi đời này đã hạ quyết tâm nhất định phải sanh Tịnh Độ, cho nên tôi chấp trì danh hiệu, mà danh hiệu thì chỉ có bốn chữ, đây là trong kinh A Di Đà nói”. Ngài nói tiếp: “Tôi dạy người ta, người ta chưa hẳn phát tâm cầu sanh Tịnh Độ, họ không có quyết tâm này, không có nguyện vọng này, nên tôi dạy họ niệm sáu chữ (tức là cộng thêm Nam Mô)”.

Nam Mô là tiếng Phạn, tiếng Ấn Độ cổ, ý nghĩa là quy y, là cung kính, lời khách sáo, quy y Phật A Di Đà, cung kính Phật A Di Đà. Từ đó cho thấy, người thật sự hạ quyết tâm cầu sanh Tịnh Độ thì không cần lời khách sáo nữa, có thể bỏ đi, càng đơn giản càng đắc lực. Niệm sáu chữ không đơn giản bằng niệm bốn chữ, đạo lý là ở chỗ này. (Trích kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 75)


#198 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 07/09/2013 - 11:56

NIỆM PHẬT LÀ VÔ THƯỢNG THÂM DIỆU THIỀN
Pháp môn niệm Phật của chúng ta cũng là tu chỉ quán. Trong niệm Phật đường thường hay nhắc nhở mọi người “buông xả vạn duyên”, đó là “chỉ”; “đề khởi Phật hiệu”, đây chính là “quán”. Từ đó cho thấy, “chỉ quán” chính là Thiền định. Niệm Phật đâu có phải là không tu Thiền? Thế Tôn ở trong kinh Đại Tập nói cho chúng ta biết, pháp môn niệm Phật là “vô thượng thâm diệu Thiền”, đạo lý là ở chỗ này. Cho nên không có Thiền định thì chắc chắn không thể khai trí tuệ. Chúng ta biết, pháp môn niệm Phật thật sự là “vô thượng thâm diệu Thiền”, bạn còn khởi tâm động niệm muốn đi học Thiền, muốn đi ngồi Thiền, vậy là sai rồi. Bạn đã và đang tu “vô thượng thâm diệu Thiền” nhưng bạn không biết, không biết sự thù thắng của pháp môn mình đã tu (Trích kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 75)



#199 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 07/09/2013 - 11:57

HỌC PHẬT CẦN PHẢI CHÂN THÀNH, CUNG KÍNH, KHIÊM TỐN

Chúng ta phải biết rằng, phàm là khen mình chê người chắc chắn không phải thiện tri thức. Thiện tri thức đều vô cùng khiêm tốn, ở đâu cũng nhường nhịn, trong bất kỳ trường hợp nào, tuyệt đối không đứng trước người khác, muốn tranh ra đứng đầu gió, không có chuyện này, họ dứt khoát không làm việc này. Người thật sự tu đạo, thành thật mà nói, thái độ của họ là nhiều việc không bằng ít việc, ít việc không bằng không việc gì. Môi trường sinh hoạt của họ là cực kỳ thanh tịnh. Chỉ có phàm phu chúng ta đi tìm họ, họ cũng rất từ bi, họ không thể không chỉ dạy chúng ta. Chúng ta không tìm họ, họ cũng không tìm chúng ta. Từ xưa đến nay, pháp thế xuất thế gian, mọi người đều nghe nói “cầu học”. Muốn “học” thì chúng ta phải đi “cầu”, họ sẽ không chủ động đến dạy bạn, không có đạo lý này. Phật pháp là sư đạo, sư đạo thì nhất định phải tôn sư trọng đạo thì bạn mới có thể cầu được. Thái độ của cầu là phải chân thành, phải cung kính, phải khiêm tốn, ba cái này là điều kiện cần phải có. Không có ba điều kiện này, chư Phật Bồ-tát đến dạy bạn, bạn cũng không đạt được lợi ích, đây là đạo lý nhất định. Bất kể là thế pháp hay Phật pháp, thiện tri thức chân chánh chắc chắn là người nhân từ. Chỉ cần bạn đầy đủ điều kiện chân thành, cung kính, khiêm tốn thì bạn đến cầu họ, họ tuyệt đối sẽ không từ chối. Nếu họ từ chối bạn, nhất định là bạn bị thiếu một trong ba điều kiện này. Ba điều kiện thảy đều có đủ thì không có lý do từ chối, họ sẽ giúp đỡ bạn rất nghiêm túc, thành tựu bạn.

(trích Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo - tập 24)


#200 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 13/09/2013 - 10:33

Có rất nhiều đồng tu nêu ra câu hỏi: “Phải làm thế nào để đoạn phiền não, làm thế nào mới có thể nắm chắc phần vãng sanh thế giới Cực Lạc, chứng được Phật quả viên mãn?”. Đại Sư Ấn Quang nói rất hay, Ngài dạy bảo chúng ta, thường hay nghĩ đến ta sắp chết rồi, ta phải chết. Nếu như chúng ta có ý niệm này, các vị phải biết, ý niệm này chính là chánh niệm. “Sau khi chết, nhất định sẽ đọa địa ngục”. Nếu như chúng ta ngày ngày nghĩ đến vấn đề này, ngày ngày nhắc nhở chính mình, tổ sư nói: “Bạn niệm Phật không được khẩn thiết, tự nhiên liền khẩn thiết, không tương ưng, tự nhiên tương ưng”. Vì sao vậy? Bạn chân thật có thể buông xả rồi.
Chúng ta ngày nay nghiệp chướng không thể đột phá, nguyên nhân này do đâu? Không thể buông xả. Tại vì sao không thể buông xả? Không biết được giờ chết sắp đến, không biết được ba đường là đáng sợ, không hề đem việc này nghiêm túc mà nghĩ tưởng. Đương nhiên thông thường người trẻ tuổi rất khó tưởng tượng đến vấn đề này. Ở người tuổi già, từ 60 tuổi trở lên, đã thoái hưu rồi, ý thức này tương đối mạnh một chút. Vì sao vậy? Họ đã già rồi, tiếp cận cái chết, họ mới nỗ lực mà quan tâm đến vấn đề này. Người trẻ tuổi thì lơ là, bạn nói với họ, họ không tin tưởng, họ nghĩ, ngày tháng còn dài, cho nên công phu không có lực. Ấn tổ là Bồ Tát Đại Thế Chí của thế giới Tây Phương tái sanh. Ngài thị hiện ra như vậy để cho chúng ta xem thấy, chúng ta phải hiểu được. Ngài ở trong niệm Phật đường nhỏ của chính mình, chỉ cúng một tôn tượng A Di Đà Phật, trên bức tường viết một chữ “Chết” thật to. Đây chính là dạy chúng ta làm thế nào để đoạn ái dục, làm thế nào để đạt đến nhất tâm chuyên niệm.
(Trích Thập Thiện tập 79)


#201 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 13/09/2013 - 10:33

Nhà Phật thường nói: “Phật Thị môn trung, hữu cầu tắc ứng”. Lời nói này là chân thật, trong “Liễu Phàm Tứ Huấn”, Thiền sư Vân Cốc đã nói rất rõ ràng. Thiền sư Trung Phong cũng nói được rất rõ: “Trồng nhân thiện, chắc chắn được quả thiện”. Đây chính là đạo lý “hữu cầu tắc ứng”.
Chúng ta cầu thì phải như lý như pháp. Người thế gian cầu nguyện quá nhiều, vì sao không có được cảm ứng? Vì họ không hiểu đạo lý, họ không biết được phương pháp, cái cầu đó không như lý, không như pháp, cho nên không có cảm ứng.
Sự cầu nguyện trong cửa Phật, khi tôi mới bắt đầu học Phật, Đại Sư Chương Gia dạy cho tôi, chúng ta hướng đến Phật Bồ Tát cầu nguyện, lâu dài không thể hiện tiền, không thể thõa mản nguyện vọng, đây là do nghiệp chướng chướng ngại. Chúng ta nhất định phải phản tỉnh, phải quán sát, nghiệp chướng của chính mình đang tồn tại, phải nỗ lực đem nghiệp chướng tiêu trừ, thì sở cầu của chúng ta liền mãn nguyện, liền có thể hiện tiền. (Trích Thập Thiện tập 80)


Thanked by 1 Member:

#202 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 13/09/2013 - 10:34

Làm thế nào để nghiệp chướng tiêu trừ? Đại sư nói với tôi, phải “Sám hối”, cùng Bồ Tát Phổ Hiền đã nói “Sám trừ nghiệp chướng” là một ý nghĩa. Tôi hỏi đại sư, cách sám như thế nào? Ông nói với tôi bốn chữ: “Sau Không Làm Nữa”. Câu nói này nói được dễ dàng, nhưng làm thì thật là khó. Nhà Nho nói: “Bất nhị quá”, cũng là cái ý này. Lỗi lầm chỉ có một lần, không thể lập lại, đây gọi là chân sám hối. Ông nói với tôi, không cần phải vào chùa thắp hương lễ lạy, đi cầu nguyện, không cần thiết. Vào lúc đó tôi mới học Phật, ngay cả Tam Quy Y cũng chưa thọ. Ông dạy tôi không cần thiết phải vào trong chùa lạy Phật, quan trọng nhất chính là “thay đổi tự làm mới”. Đây là lời của đại sư Chương Gia dạy tôi.

Thanked by 1 Member:

#203 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 13/09/2013 - 10:35

Làm Thế Nào Để Cải Đổi Lỗi Lầm Của Chính Mình?

Chúng ta biết được lỗi lầm của chính mình, phát hiện lỗi lầm của chính mình, đây chính là khai ngộ. Người giác ngộ, sau khi ngộ rồi, đáng quý nhất là phải tu hành. “Tu hành” là gì? Chính là cải lỗi, đem lỗi lầm của chính mình cải đổi lại, đây gọi là tu hành. Cho nên, tu hành là tu sửa lỗi lầm của chính mình, tu sữa hành vi sai lầm của chính mình. Do đây có thể biết tu hành không chỉ là niệm Phật tụng kinh, không phải vậy. Việc tụng kinh niệm Phật là phương pháp của tu hành. Người chân thật tu hành phải hiểu được rằng, đem hành vi sai lầm của mình cải đổi lại. Tu từ chỗ nào? Tổ sư đại đức dạy bảo chúng ta “tu từ căn bản”. Cái gì là căn bản? “Khởi tâm động niệm” là căn bản. Đây là phương pháp tu hành cao minh nhất, cao nhất. Ta nói chuyện sai rồi, lần sau ta cải đổi; ta làm sự việc này sai rồi, lần sau ta không dám làm nữa. Đây là tu từ trên sự, tu từ trên thân, không phải từ căn bản. Căn bản là từ khởi tâm động niệm, từ chỗ này mà cải sửa thì thân khẩu của bạn tự nhiên liền không có lỗi lầm. (Trích Thập Thiện Nghiệp tập 80)



Thanked by 1 Member:

#204 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 13/09/2013 - 10:35

Làm Thế Nào Để Dụng Công?

Chúng ta chân thật dụng công là ở sự quán sát lỗi lầm của chính mình, ngay trong hai đến sáu thời, ngày đêm không gián đoạn. Khởi tâm động niệm, ở chỗ này mà quán sát. Biết được ý niệm của mình sai rồi thì phải thống thiết sám hối. Chân thành khẩn thiết sám hối thì lỗi lầm này mới có thể cải đổi. Vì sao vậy? Tập khí quá sâu, chúng sanh tham tài, tham sắc, tham danh, tham lợi, huân tập từ vô thỉ kiếp đến nay. Tập khí này quá sâu, nếu như không thể thống thiết sám hối, vậy thì không thể nhổ được gốc, tùy lúc nó lại khởi hiện hành; khởi hiện hành liền sanh ra chướng ngại. Sợ nhất là gì? Lúc lâm mạng chung thời, một niệm sau cùng mà những thứ này lại khởi hiện hành thì xong rồi, đời sau lại phải đi vào ba cõi, sáu đường. Chúng ta mỗi niệm muốn vãng sanh, nhưng bị cái vọng niệm sau cùng này phá hoại hết. Đây là việc rất có khả năng, có khả năng rất lớn, chúng ta không thể không cảnh giác. Vạn nhất không nên khởi vọng tưởng, nghĩ rằng hiện tại ta vẫn còn trẻ, đến khi già thì ta mới thật làm. Sợ rằng không đến được già thì tuổi thọ của bạn hết rồi, bạn sẽ không còn kịp. Cho nên, sự việc này về trước không biết, vậy thì không có lời gì để nói, không còn cách nào. Ngày hôm nay biết được rồi thì phải chăm chỉ mà làm. Ngay trong cuộc sống thường ngày phải học Phật Bồ Tát, trên sự có thể hòa quang hồng trần cùng với chúng sanh, nhưng trong tâm địa chắc chắn không ô nhiễm, đây mới chính là công phu. (Trích Thập Thiện tập 80)


Thanked by 1 Member:

#205 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 13/09/2013 - 10:36

“Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng”
Tất cả những gì có hình tướng đều là giả. Cảnh giới bên ngoài là giả, căn thân này của ta cũng là giả. Hiểu được điều này thì đây gọi là “nhìn thấu”. Chỉ có chân thật nhìn thấu thì bạn mới có thể chịu buông xả, cam tâm tình nguyện buông xả, hoan hỉ ưa thích buông xả, không còn nhiễm trước nữa. Đó chính là thông thường trong các tôn giáo nói: “Bạn được cứu rồi”, trong Phật pháp nói: “Bạn được độ rồi”. Đây là chân thật tu hành, chân thật công phu.
Chúng ta mỗi ngày tụng kinh, lạy Phật, thành thật mà nói, làm những nghi thức này đều là biểu diễn, diễn kịch để tiếp dẫn chúng sanh, đây không phải là đối với chính mình. Chính mình tu hành đó chân thật là tâm địa công phu, không ở hình thức. Hình thức là làm cho dễ xem, để tiếp dẫn những chúng sanh vẫn chưa quay đầu, vẫn không biết những người này là của Phật pháp. Chúng ta biểu diễn hình thức này để tiếp dẫn chúng sanh, để họ bước vào cửa Phật. Sau khi họ bước vào rồi, phải đem cái chân thật truyền thụ cho họ, không thể chỉ một mực làm hình thức bề ngoài. (Trích Thập Thiện tập 80)


Thanked by 1 Member:

#206 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 13/09/2013 - 10:36

“Thập Thiện Nghiệp Đạo” là đại căn đại bổn của Phật pháp. Không chỉ Thích Ca Mâu Ni Phật giáo hóa chúng sanh nương theo căn bản này, mà mười phương ba đời tất cả chư Phật Như Lai đều nương vào thập thiện đại địa này mà xây dựng tất cả Phậtpháp. Hay nói cách khác, lìa khỏi mười thiện thì không có Phật pháp. Mọi người nghĩ xem có đúng hay không? Nếu chúng ta học Phật, rời khỏi mười thiện thì chúng ta không phải học Phật pháp. Do đây có thể biết, khởi tâm động niệm, lời nói việc làm, mỗi niệm đều tương ưng với mười thiện, vậy thì bạn tu học Phật pháp. Không luận bạn tu học một pháp môn nào, một tông phái nào, mười thiện giống như đại địa vậy, pháp môn tông phái của bạn thì giống như tòa lầu cao vậy, bạn đều phải xây dựng trên đất. Nếu không có đất thì bạn xây dựng lên chỗ nào? Phật đem mười thiện thí dụ cho đại địa. Tất cả Phật pháp phải xây dựng trên nền tảng này, tất cả Phật pháp cũng nương vào nền tảng này mà được cứu cánh viên mãn. Cho nên, “Thập Thiện Nghiệp Đạo” không phút giây nào rời khỏi, từ sơ phát tâm đến Như Lai địa. Pháp môn tu học càng nhiều, tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng vô biên pháp môn, bao gồm tất cả tổng cương lĩnh của pháp môn chính là “mười nghiệp thiện”. Chúng ta đọc bộ kinh này, nhất định phải có nhận biết như vậy. Ngày trước chúng ta xem thường, lơ là, đó là lỗi lầm của chính mình, là sự ngu muội của chính mình. (Trích Thập Thiện tập 80)

Thanked by 1 Member:

#207 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 13/09/2013 - 10:37

Tại sao chúng ta tu hành công phu không đắc lực?
Có một số đồng tu đã học Phật mấy mươi năm mà công phu không có lực. Đó là do chúng ta không có nền tảng. Giống như xây nhà vậy, ngày ngày đang xây, nhưng nhà này ngày ngày đều bị đỗ ngã, như vậy thì vĩnh viễn không thể xây lên được. Nguyên nhân này do đâu? Không có làm nền móng. Chúng ta tu hành đến ngày nay không có thành tựu, là do lơ là đi việc này, xem quá nhẹ đối với việc này. Người học Phật xem trọng giới luật, phải đi thọ Tỳ Kheo giới, Tỳ Kheo ni giới, phải đi thọ Bồ Tát giới, thọ tam quy ngũ giới, đây là rất bình thường. Hiện tại chúng ta biết, thảy đều là giả, hữu danh vô thực. Vì sao vậy? Bao gồm tất cả giới hạnh này, thảy đều xây dựng trên nền tảng của mười thiện. Nếu bạn không có mười thiện này, thì ngay cả Tam Quy cũng đều trống không. Đạo lý này chúng ta ngày trước đã giảng qua nhiều lần. Năm xưa tôi giảng là căn cứ trên “Tịnh Nghiệp Tam Phước” mà giảng. “Tịnh Nghiệp Tam Phước” thì giống ba tầng lầu, bạn không có tầng thứ nhất thì làm sao bạn có thể xây được tầng thứ hai? Tầng thứ nhất là nền tảng của tầng thứ hai, mà tầng thứ nhất là “Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp”, vẫn chưa đến tam quy ngũ giới. Tam quy ngũ giới là tầng thứ hai. Điều thứ hai mới là “Thọ trì tam quy, cụ túc chúng giới, bất phạm oai nghi”. Ngay đến mười thiện bạn cũng không có thì làm gì có Tam Quy? Làm gì có năm giới? Đây là giả, thảy đều là giả. Cho nên, chúng ta học Phật mới có chướng ngại nhiều như vậy. Thì ra làm qua rất nhiều việc, ngay đến nền móng đều không có. Muốn xây nhà mà nền đất không có thì đến chỗ nào mà xây? Các vị phải nên biết, mười nghiệp thiện là đất, đã có đất rồi bạn mới có thể làm những việc khác. Trong Phật pháp nói, bất luận bạn học Hiển giáo, Mật giáo, Tông môn, Giáo hạ, Đại thừa, Tiểu thừa, không luận nói pháp gì, trước tiên bạn phải có mười thiện thì bạn mới có thể xây dựng. Nếu bạn không có mười thiện, thì toàn bộ đều trống không. Do đây có thể biết tính quan trọng của mười thiện.


#208 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 13/09/2013 - 10:38

Căn bản đại pháp là mười điều cương mục rất dễ dàng ghi nhớ. Người xưa dạy chúng ta phương pháp ghi nhớ là “thân ba, khẩu bốn, ý ba”. Thân có ba thiện là “Không sát sanh, Không trộm cắp, Không dâm dục (đồng tu tại gia Không tà dâm)”. Khẩu có bốn thiện là “Không vọng ngữ, Không hai chiều, Không thêu dệt, Không ác khẩu”. Ý có ba thiện là đối với tất cả pháp thế xuất thế gian “Không tham, Không sân, Không si”. Phải thật làm! Mười điều này bạn làm được rồi, cũng như nói bạn có nền đất rồi (nền đất ở đây là đất pháp tánh), thì bạn mới có tư cách học Phật. Bạn học Phật mà ngay căn bản để đứng cũng không có, vậy thì bất cứ thứ gì đều không cần nói, đạo của bạn tu là đạo của yêu ma quỷ quái, chắc chắn không phải chánh pháp, chắc chắn không phải Phật đạo. Không những không phải Phật đạo, trên kinh nói được rất rõ ràng, không phải cõi trời, cũng không phải cõi người, trời người đều lấy mười thiện này làm nền tảng, vậy thì bạn có thể biết bạn đi con đường nào, bạn đi cõi quỷ, cõi địa ngục, cõi súc sanh, bởi vì những cõi này không cần lấy mười thiện làm nền tảng. Mười thiện làm nền tảng thì bắt đầu từ cõi người, hay nói cách khác, không tu mười thiện chính là đi ba đường ác. Nếu bạn muốn được sanh cõi trời người, thì bạn phải cố gắng tu “Thập Thiện Nghiệp Đạo”, bạn mới có thể được phước báo trời người. Đại đạo cứu cánh viên mãn của tất cả Phật pháp chính là viên mãn “Thập Thiện Nghiệp Đạo”. (Trích Thập Thiện tập 80)


#209 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 13/09/2013 - 10:38

Học Phật không nên sợ thiệt thòi.
Có người nói, chúng ta quả nhiên chiếu theo mười thiện để làm, vậy thì chúng ta nơi nơi đều bị thiệt thòi, không thể sống được ở thế gian này. Điều này không sai! Thế gian này không thể sống được thì đi lên cõi trời. Bạn là người thiện, bạn phải nên có quả báo tốt. Quả báo trên trời tốt hơn ở đây, thế giới Cực Lạc thì càng tốt hơn nữa. Nếu bạn tu đầy đủ mười thiện, cho dù chưa thọ Tam Quy Ngũ Giới, bạn niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc đều có thể vãng sanh. Làm sao biết được có thể vãng sanh? Trong phẩm “Tam Bối Vãng Sanh” của kinh Vô Lượng Thọ nói rất rõ ràng về tu mười nghiệp thiện, từng điều, từng điều đều nói ra rồi. Cho nên, bạn tu đầy đủ mười thiện, niệm A Di Đà Phật có thể vãng sanh. Hà tất phải lưu luyến thế gian này? Hà tất cùng với những người này tranh đấu hơn thua? Không cần thiết!

Sửa bởi tigerstock68: 13/09/2013 - 10:39


#210 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 13/09/2013 - 10:39

Thập Thiện Nghiệp Đạo” không khó, nhưng tại vì sao chúng ta làm không được? Chúng ta không chịu, không bằng lòng trải qua đời sống bần khổ, ham thích hưởng thụ trên vật chất. Vậy thì hỏng rồi. “Ham thích” là tâm tham. Trong mười thiện phảikhông tham, không sân, không si. Tâm tham này của bạn đang làm chủ, vậy thì không còn cách nào, mười nghiệp thiện của bạn không thể tu thành. Cho nên, nhất định phải đoạn tâm tham với tất cả pháp thế xuất thế gian. Trong hoàn cảnh ác liệt, không luận là hoàn cảnh vật chất, hoàn cảnh nhân sự, quyết định không có tâm sân si. Không tham, không sân, đây là đại định, trên kinh Lăng Nghiêm nói: “Thủ Lăng Nghiêm Vương Tam Muội”. Không si là trí tuệ. Đối với tất cả pháp thế xuất thế gian, tánh tướng, lý sự, nhân quả, mọi thứ đều rõ ràng, mọi thứ đều tường tận. Không si thì thân ba, khẩu bốn tự nhiên liền làm đến được rất viên mãn, làm gì có lỗi lầm?







Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |