Jump to content

Advertisements




PHẬT GIÁO


215 replies to this topic

#46 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 01/08/2013 - 15:01

Bồ Tát Phổ Hiền dạy chúng ta “lễ kính chư Phật, xưng tán Như Lai, quảng tu cúng dường”. Chúng ta đối với tất cả thiên thần, quỷ thần phải tôn kính, tán thán, cúng dường. Điều này nhất định phải có, đối với quỷ thần phải có thái độ này. Chúng ta đối với những chủng tộc khác nhau, tôn giáo khác nhau thì cũng cần phải lễ kính, tán thán, cúng dường, đây là hạnh Phổ Hiền. Bạn muốn hỏi tại sao vậy? Trong đại kinh Phật nói với chúng ta, trong tất cả chúng sanh có nam, có nữ (trong cõi súc sanh chúng ta nói có trống, có mái), thì tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta, “tất cả chúng sanh vốn dĩ thành Phật”, đạo lý chính là chỗ này. Bạn thử xem, tâm lượng này bao lớn? Cái tri kiến này là chánh tri chánh kiến, cho nên lưu xuất ra một cách tự nhiên, yêu thương tất cả chúng sanh còn trọng hơn so với yêu thương mạng sống của chính mình. Vì yêu thương chúng sanh, vì cứu hộ chúng sanh mà bỏ mạng sống của mình cũng không hề luyến tiếc. Mạng sống còn có thể bỏ, huống hồ là vật ngoài thân, đâu có đạo lý nào không bỏ được? Đâu có lý nào không thể cúng dường? Người khác đến tìm chúng ta [cầu xin sự giúp đỡ], trừ khi bản thân chúng ta không có năng lực, nếu có năng lực thì nhất định phải giúp họ. Tín đồ Thiên Chúa giáo bên châu Phi đến tìm tôi, muốn tôi tặng họ một chiếc xe hơi. Ở Châu Phi nơi ấy rất khổ, có một bệnh viện bệnh nhân rất nhiều, họ ở cách bệnh viện rất xa, phương tiện giao thông thiếu thốn, nên họ đến tìm tôi xin giúp đỡ. Đương nhiên tôi phải tặng cho họ, không thể nói đó là người ngoại quốc, người Châu Phi, đó là Thiên Chúa giáo, không phải Phật giáo, tôi không có cái nhìn như vậy. Tất cả mọi chúng sanh, tôn giáo khác nhau, quốc gia khác nhau, chủng tộc khác nhau đều là một thể. Chúng ta không có năng lực thì đành phải chịu, nhưng có năng lực thì nhất định hết lòng hết sức giúp đỡ họ. Đây là bổn phận, là nhiệm vụ, huống hồ người ta tự đề xuất yêu cầu. Không đề xuất, chúng ta nhìn thấy, nghe thấy đều phải chủ động đi cứu giúp, đi giúp đỡ. Chúng ta đối xử với người như vậy, thì người ta đối với ta cũng giống như vậy. Chúng ta cần phải tin sâu nhân quả mới được. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 38

#47 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 01/08/2013 - 15:07

Bạn thử xem xã hội hiện nay, người xem phong thủy, người xem tướng, người chấm tử vi làm ăn rất khấm khá. Những người này làm ăn tốt là chứng minh người thế gian đối với kiết hung họa phước có chồng chất nghi ngờ. Họ đều muốn biết một chút tin tức để làm thế nào có thể tránh hung tìm kiết, họ đều giữ một cái tâm cầu may này. Bạn có tai nạn, bạn có thể trốn tránh nổi không? Trốn tránh không khỏi. Quả báo nhất định phải tự chịu. Bạn có phước, cái phước đó bạn không cần, bạn muốn bỏ đi cũng không bỏ được, phước cứ đi theo bạn. Phật không cho phép chúng ta đi làm những sự việc này.
Trong kinh A Nan Hỏi Phật Việc Tốt Xấu, Phật đối với gieo quẻ, xem tướng, tử vi, phong thủy đều không cho phép chúng ta đi hỏi. Ngài nói đây là ý thế gian, đệ tử Phật có thể làm việc thế gian, nhưng không được phép làm ý thế gian, lời nói này quá rõ ràng, minh bạch. Phật thật là từ bi đến cực điểm, chúng sanh có căn tánh, có mê hoặc này, cứ luôn muốn gieo quẻ để hỏi, cho nên Phật cũng thuận theo tập khí của chúng sanh, Ngài đã nói ra bộ kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo để dạy đệ tử Phật chúng ta là nếu như đối với kiết hung có nghi hoặc thì gieo quẻ thế nào. Chúng ta nhìn thấy bộ kinh điển này, thì nghĩ đến Phật thật sự là từ bi đến cực điểm, vì chúng ta mà mở rộng cửa phương tiện. Nhưng phương pháp gieo quẻ đó, phần trước đều dạy bạn phải tu như thế nào thì mới có thể có được cảm ứng. Nếu bạn không có công phu tu học, thì bạn không thể có cảm ứng. Ở Trung Quốc chúng ta nhìn thấy có một cuốn sổ tay nhỏ là “Quán Thế Âm Bồ Tát Linh Khóa”. Đó cũng là sách xem bói. Phần trước đại sư Ấn Quang có viết một bài tựa rất rõ ràng, trước khi gieo quẻ phải thật cung kính, phải thật thành khẩn niệm thánh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát 108 biến. Đây là cầu cảm ứng, điều này rất có đạo lý. Tại sao vậy? Thành tất linh. Bạn niệm Phật hiệu hơn 100 biến rồi thì tâm định, tâm thành rồi. Nếu như chúng ta vĩnh đoạn tham sân si thì tâm này là chân tâm, là trực tâm, chánh kiến, tâm Bồ-đề của bạn liền hiện tiền. Cho nên, tất cả kiết hung họa phước không cần phải đi hỏi nữa. Giờ nào cũng là giờ tốt, ngày nào cũng là ngày tốt, ở đâu cũng là chỗ tốt, không có gì là không kiết tường, vẫn là nguyên lý mà Phật đã nói ở trong bộ kinh này là “cảnh tùy tâm chuyển”. Tâm của bạn thuần thiện, không ác thì cảnh duyên của bạn thảy đều chuyển đổi hết. Chúng ta phải biết đạo lý này. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 38)


#48 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 01/08/2013 - 15:27


Có người hỏi tôi: “Thưa pháp sư! Có người niệm A Di Đà Phật, có người niệm A Mi Đà Phật, rốt cuộc cái nào là đúng?” Chỉ cần trong lòng bạn nghĩ chính xác đều đúng, đây là Phật pháp thù thắng! Cho nên, Phật pháp trọng thực chất không trọng hình thức, trong lòng chân thật có, A Di Đà Phật, A Mi Đà Phật đều như nhau, chỉ cần trong lòng bạn thật có, nhất là bạn sợ phát ra cái âm sai đi, e rằng tương lai có sai lầm. Vậy bạn nghĩ đến "Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Giác", đây là trên kinh Vô Lượng Thọ nói, trong tâm thanh tịnh – bình đẳng – giác, ta niệm A Di Đà Phật được, đúng rồi, niệm A Mi Đà Phật cũng đúng, ta niệm bốn chữ đúng, niệm sáu chữ cũng đúng, không nên ở nơi chỗ này mà so đo. Tổng nguyên tắc chính là "Tâm tịnh, thời Cõi Phật tịnh".

(Trích trong Hoa Nghiêm Áo Chỉ tập 48)


#49 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 02/08/2013 - 13:47

Mọi người đều mong cầu phước tuệ tăng trưởng. Không những là phước đức, mà trí tuệ cũng là từ thiện nghiệp sanh ra. Ngạn ngữ xưa của Trung Quốc thường nói là “phước chí tâm linh”. Khi phước báo hiện tiền thì trí tuệ cũng hiện tiền ngay. Ý nghĩ đặc biệt nhạy bén, chứng tỏ sự quan hệ của phước và tuệ. Tại sao vậy? Bởi vì gốc của chúng đều là một thiện tâm, thiện niệm, thiện hạnh. Nếu như tâm, hạnh bất thiện thì loại người này đâu có phước báo. Chúng ta nhìn thấy trên thế gian có rất nhiều người bất thiện là đại phú quí, họ đang hưởng phước. Chúng ta nhất định phải hiểu rõ phước báo này của họ là do đời trước tu, không phải đời này. Những việc mà đời này tu thì quả báo sẽ ở đời sau. Trong kinh Phật thường nói với chúng ta:
“Muốn biết nhân đời trước thì
Xem thọ nhận đời nay;
Muốn biết quả đời sau
Xem tạo tác đời này”.
Đây chẳng phải đã nói quá rõ ràng, quá minh bạch rồi đó sao? Chắc chắn không phải người làm đủ thứ việc ác mà có phước báo. Đó là bạn hoàn toàn thấy sai rồi, không biết quả báo của đời này là do đời trước tu. Những hành vi tạo tác đời này của chúng ta thì quả báo sẽ gặp ở đời sau. Chúng ta nhất định phải biết đạo lý này. Ta đời nay không có phước là do đời trước không có tu, việc này không thể trách người khác. Chúng ta thật sự hiểu rõ đạo lý, hiểu rõ chân tướng sự thật thì nhất định sẽ không oán trời trách người, tâm được an định, đây gọi là “tâm an lý đắc”. Lý hiểu rõ rồi thì tâm liền an ngay. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 39)


Thanked by 1 Member:

#50 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 02/08/2013 - 13:49

“Thọ trì tam quy, cụ túc chúng giới” là xây dựng trên cơ sở của thập thiện nghiệp đạo. Bạn không có cơ sở này thì tam quy ngũ giới đều không có cách gì thực hiện. Không có cơ sở này thì tam quy ngũ giới toàn là giả, đều rơi vào hữu danh vô thực. Nói hơi khó nghe một chút là lừa mình, dối người. Tự mình cho rằng như thế này, như thế nọ, đến cuối cùng vẫn là làm tam đồ lục đạo. Ấn Quang đại sư giáo giới người học Phật, có người thỉnh giáo Ngài, làm thế nào để có thể vào Phật pháp? Ngài nói: “Một phần thành kính được một phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích”. Thành là gì vậy? Thành chính là đầy đủ thập thiện nghiệp, đây là chân thành. Tâm không tương ưng với thập thiện nghiệp thì thành ở chỗ nào? Thành, hoàn toàn không phải là khái niệm trừu tượng, mà nhất định phải thực tiễn ngay trong đời sống của chúng ta. Thực tiễn ngay trong đời sống chính là thập thiện nghiệp. Thập thiện nghiệp viên mãn chính là Phật quả Như Lai. Nếu như quí vị thận trọng quan sát trên tranh vẽ Phật Bồ-tát (trên tượng Phật, tượng Bồ-tát đều không có, nhưng trên tranh vẽ thường hay có), chúng ta thấy ở phần cổ có một vầng hào quang, trên vầng hào quang có viết ba chữ. Ba chữ này có khi viết bằng chữ Trung, có khi viết bằng chữ Tạng, cũng có khi viết bằng chữ Phạn, đều là một ý nghĩa và được đọc là “Án-A-Hồng”. “Án-A-Hồng” là ý gì? Án là thân, A là khẩu, Hồng là ý. Thân- Khẩu-Ý ba nghiệp thanh tịnh, ba nghiệp thuần thiện. Ba chữ này chính là thập thiện nghiệp đạo. Thập thiện nghiệp đạo viên mãn là thành Phật, mọi người không nên xem nhẹ. Bồ-tát đẳng giác còn phải tu, huống hồ chúng ta là sơ phát tâm. Thập thiện, ngũ giới thường thường nối liền với nhau, đây là căn bản của pháp hành, từ sơ phát tâm đến Như Lai địa đều không thể tách rời, không rời một giây phút nào. Đây là đạo, là chánh đạo, là Phật đạo, chúng ta sao có thể xem thường được? Khởi tâm động niệm, lời nói việc làm đều phải suy nghĩ có tương ưng với mười cương lĩnh này hay không? Không tương ưng thì đó chính là thập ác nghiệp. Người tạo tác thập ác nghiệp là tam đồ địa ngục. Phật ở trong kinh thường hay giáo giới chúng ta, thượng phẩm thập ác là nghiệp nhân địa ngục; thượng phẩm thập thiện là nghiệp nhân sanh thiên. Nếu thật sự hiểu rõ đạo lý này, hiểu rõ sự thật này, thì bản thân chúng ta biết rõ ràng, biết minh bạch tương lai chúng ta sẽ đi về đâu. Ngày nay nhìn chung là chúng ta hiểu đã rõ ràng hơn, sáng tỏ hơn, cho nên nếu muốn tu phước, tu tuệ thì nhất định không được làm trái ngược. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 39)

#51 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 02/08/2013 - 13:54

Mức độ thấp nhất của chúng ta là phải làm được điều thứ nhất, chính là thực tiễn ở thập thiện nghiệp đạo.
Người xưa đi con đường này, trong thời gian mấy năm ngắn ngủi là họ có thành tựu. Chúng ta ngày nay lơ là, không hiểu được đạo lý này, trong tu học không có cắm rễ, khởi tâm động niệm đều rơi vào tự tư tự lợi, vậy làm sao được. Hay nói cách khác, tham sân si mạn không có xả bỏ, người khác tán thán chúng ta thì chúng ta vui mừng; người khác mắng chúng ta, làm nhục chúng ta thì trong tâm chúng ta rất oán hận, vậy là không được. Cách làm như vậy thì công phu làm sao đắc lực được? Chúng ta thử xem tâm thái của người xưa đối với cảnh duyên thuận nghịch. Nghe thấy người khác tán thán, tự họ cảm thấy e sợ và luôn nghĩ việc ta làm có giống như lời người tán thán hay không? Họ sẽ không sinh tâm vui mừng, sau khi nghe rồi, người ta tán thán mình tốt, thấy mình làm chưa được tốt, còn kém rất xa. Khi người khác phỉ báng, chúng ta nhất định phải xoay trở lại tự soi xét chính mình, dứt khoát không oán hận người khác. Họ phỉ báng ta, làm nhục ta, hãm hại ta, nhất định là ta làm chưa được tốt nên không thể khiến họ thỏa mãn, do đó phải xoay trở lại mà soi xét mình để sửa chữa lỗi lầm. Tâm địa của người tu hành là phải thanh tịnh, bình đẳng, từ bi, không có một ý niệm ác, không có một hành vi bất thiện. Chung sống với đại chúng chỉ nhớ chỗ tốt của người khác, chỉ nhớ đến ân đức của người khác, dứt khoát không có ý niệm báo oán bất thiện, như vậy mới có thể tu đến thuần thiện.
Thế giới Tây Phương Cực Lạc là “các bậc thượng thiện hội cùng một chỗ”. Nếu chúng ta không phải thượng thiện, tuy đầy đủ tín nguyện hạnh cũng không thể vãng sanh, đạo lý này chúng ta phải biết. Thiện tâm, thiện hạnh từ đâu bồi dưỡng ra vậy? Là từ tất cả cảnh giới thuận nghịch, duyên người thiện ác, từ trong đây mà tu dưỡng thành công (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 39)


#52 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 03/08/2013 - 09:16

“Thọ trì tam quy, cụ túc chúng giới” là xây dựng trên cơ sở của thập thiện nghiệp đạo. Bạn không có cơ sở này thì tam quy ngũ giới đều không có cách gì thực hiện. Không có cơ sở này thì tam quy ngũ giới toàn là giả, đều rơi vào hữu danh vô thực. Nói hơi khó nghe một chút là lừa mình, dối người. Tự mình cho rằng như thế này, như thế nọ, đến cuối cùng vẫn là làm tam đồ lục đạo. Ấn Quang đại sư giáo giới người học Phật, có người thỉnh giáo Ngài, làm thế nào để có thể vào Phật pháp? Ngài nói: “Một phần thành kính được một phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích”. Thành là gì vậy? Thành chính là đầy đủ thập thiện nghiệp, đây là chân thành. Tâm không tương ưng với thập thiện nghiệp thì thành ở chỗ nào? Thành, hoàn toàn không phải là khái niệm trừu tượng, mà nhất định phải thực tiễn ngay trong đời sống của chúng ta. Thực tiễn ngay trong đời sống chính là thập thiện nghiệp. Thập thiện nghiệp viên mãn chính là Phật quả Như Lai. Nếu như quí vị thận trọng quan sát trên tranh vẽ Phật Bồ-tát (trên tượng Phật, tượng Bồ-tát đều không có, nhưng trên tranh vẽ thường hay có), chúng ta thấy ở phần cổ có một vầng hào quang, trên vầng hào quang có viết ba chữ. Ba chữ này có khi viết bằng chữ Trung, có khi viết bằng chữ Tạng, cũng có khi viết bằng chữ Phạn, đều là một ý nghĩa và được đọc là “Án-A-Hồng”. “Án-A-Hồng” là ý gì? Án là thân, A là khẩu, Hồng là ý. Thân- Khẩu-Ý ba nghiệp thanh tịnh, ba nghiệp thuần thiện. Ba chữ này chính là thập thiện nghiệp đạo. Thập thiện nghiệp đạo viên mãn là thành Phật, mọi người không nên xem nhẹ. Bồ-tát đẳng giác còn phải tu, huống hồ chúng ta là sơ phát tâm. Thập thiện, ngũ giới thường thường nối liền với nhau, đây là căn bản của pháp hành, từ sơ phát tâm đến Như Lai địa đều không thể tách rời, không rời một giây phút nào. Đây là đạo, là chánh đạo, là Phật đạo, chúng ta sao có thể xem thường được? Khởi tâm động niệm, lời nói việc làm đều phải suy nghĩ có tương ưng với mười cương lĩnh này hay không? Không tương ưng thì đó chính là thập ác nghiệp. Người tạo tác thập ác nghiệp là tam đồ địa ngục. Phật ở trong kinh thường hay giáo giới chúng ta, thượng phẩm thập ác là nghiệp nhân địa ngục; thượng phẩm thập thiện là nghiệp nhân sanh thiên. Nếu thật sự hiểu rõ đạo lý này, hiểu rõ sự thật này, thì bản thân chúng ta biết rõ ràng, biết minh bạch tương lai chúng ta sẽ đi về đâu. Ngày nay nhìn chung là chúng ta hiểu đã rõ ràng hơn, sáng tỏ hơn, cho nên nếu muốn tu phước, tu tuệ thì nhất định không được làm trái ngược. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 39)

#53 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 03/08/2013 - 10:03

Niệm Ác Và Người Thù

Trong Tăng Chi Bộ Kinh (VII, VI-60), Phật nói: Người thù địch có bảy điều kiện mong cho kẻ thù với mình:

1. Mong cho kẻ thù với mình nhan sắc xấu xí.

2. Mong cho kẻ thù với mình ngủ không được.

3. Mong cho kẻ thù với mình không được lợi ích, thường tổn giảm.

4. Mong cho kẻ thù với mình bị phá sản.

5. Mong cho kẻ thù với mình không được danh vọng.

6. Mong cho kẻ thù với mình không được bạn bè.

7. Mong cho kẻ thù với mình chết đọa đường dữ.

Bình:

Xét bảy điều Phật nói trên có đúng với tâm lý chúng ta không? Nếu ai là người mình thù địch thì mình đâu thích họ có sắc đẹp mà muốn họ xấu xa. Và muốn họ luôn luôn bất an mất ngủ, muốn cho họ tổn hại, mất mát tài sản danh vọng, nhẫn đến cho bạn bè lánh xa họ. Cuối cùng muốn cho họ khi chết bị đọa địa ngục.

Những điều mong muốn trên là quan niệm trả thù. Tuy mình không dùng hành động độc ác với người thù, nhưng lúc nào cũng muốn cho người thù của mình gặp nhiều tai biến họa lụy v.v...

Những quan niệm như thế xét theo thói thường thì miễn bàn, nhưng xét sâu về đạo lý là một điều tổn hại rất lớn. Tại sao? Trước xét việc gần gũi nhất là ngay tâm niệm mình: Một khi muốn cho người ta khổ. Khi khởi niệm muốn đó lòng mình có vui chăng, hay chính cái niệm đó làm cho lòng mình bức rức, cảm thọ khổ sở bất an? Ðó là chưa nói đến gặp trường hợp trái ngược, mình muốn người ta khổ mà trái lại họ được vui, thì tâm niệm chúng ta lúc đó thế nào? Muốn cho người ta mất mà họ vẫn được, muốn cho người ta xấu, mà họ vẫn tốt v.v... Chúng ta sẽ bực bội đến đâu? Thế nên những mong muốn ấy đều không lợi lạc mà tổn thương tâm niệm chính mình.

Xa hơn chúng ta xét về lý nhân quả: Sở dĩ có niệm ân oán với nhau, đều có nguyên nhân. Một người chưa quen biết, mới gặp nhau là ta có cảm tình ngay và muốn giúp đở tất cả những gì họ muốn cần. Trái lại, cũng một người chưa từng quen thuộc vừa gặp mặt liền sanh bực bội, không muốn nhìn họ, và từ khước mọi giúp đở, mặc dù họ cần đến ta. Những điều đó không có chi lạ, là do chúng ta với những người ấy đã tạo "ân" hay "oán" thuở quá khứ... Còn rất nhiều khía cạnh khác, đây chúng tôi chỉ nêu vài trường hợp điển hình mà thôi.

Vậy, muốn cho tâm được mát mẻ, thư thới y cứ lời Phật dạy, chúng ta phải xem oán thân bình đẳng, nghĩa là dứt hết niệm "ân" và "oán". Vì người ân giúp ta chính là những người ta từng giúp họ, bây giờ họ giúp lại ta, người oán hại ta là ta đã từng gây khổ đau cho họ, nên bây giờ họ đối xử tệ bạc với ta. Việc ấy chỉ trong vòng vay trả. Hơn nữa, phải quán tất cả mọi người đều là bà con thân thuộc của chúng ta, nếu không đời này cũng nhiều đời trước. Dù họ có lỗi lầm chút ít ta nên tha thứ, đâu nỡ thù ghét họ. Hiểu như vậy thì ta dứt được niệm ân và oán. Nhờ dứt niệm ân oán nên sợi dây ân oán bị cắt đứt. Khi ân oán dứt tâm ta không an tịnh là gì?

Lục Tổ dạy: "Thương ghét chẳng bận lòng, nằm dài duỗi chân ngủ". Vậy ta muốn ngủ ngon giấc thì phải dứt niệm "oán thân".


#54 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 06/08/2013 - 09:15

Trước đây có người hỏi tôi phương pháp giảng kinh. Tôi đã viết một bài cương lĩnh về nghiên cứu nội điển, phụ ở phần phía sau cuốn sổ tay “Nghiên Cứu Các Bài Giảng Nội Điển” này của các bạn, các bạn có thể nhìn thấy. Lời đáp của tôi đặc biệt nhấn mạnh là học giáo thành tựu 90% là ở thái độ tu học của bạn, còn phương pháp tối đa là chỉ 10% mà thôi. Phương pháp không khó, khoảng một tuần là có thể dạy bạn biết. Thái độ tu học của bạn quyết định cho sự thành bại của bản thân bạn. Chúng ta gần gũi thiện tri thức không phải một người, đồng tu rất nhiều. Tại sao trong biết bao nhiêu đồng tu ấy, người có thể thành tựu chỉ có vài ba người vậy? Thầy dạy học giống nhau, không phân đó đây, cùng học giống nhau, tại sao có người có thể thành tựu, có người không thể thành tựu? Quyết định bởi thái độ tu học, tức là như Ấn Tổ đã nói, một phần cung kính được một phần lợi ích, mười phần cung kính được mười phần lợi ích. Trước đây, chúng tôi gần gũi đại sư Chương Gia, gần gũi lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, thậm chí là gần gũi một người tại gia là tiên sinh Phương Đông Mỹ, chúng tôi có mười phần thành kính nên chúng tôi có thể có được một chút lợi ích. Không có tâm cung kính như vậy, cái mà bạn có được là phần ngoài da. Từ đó cho thấy, chúng ta có thể thành tựu hay không, không phải do sự chỉ dạy của thầy. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 40)

#55 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 06/08/2013 - 09:17

Người thường hoan hỷ hành bố thí nhưng vẫn tạo mười ác nghiệp thì họ có được phước báo hay không? Được phước báo, nhưng phước báo của họ hưởng thụ ở ba đường ác vì chưa có đoạn tham sân si. Họ có thể đọa vào trong cõi súc sanh. Cõi súc sanh cũng có phước báo. Chúng ta hiện nay thấy rất nhiều người nuôi thú cưng, bạn thấy nó có phước báo biết bao. Một gia đình nuôi một chú thú cưng, đó là cục cưng của gia đình ấy, không có ai không ưa thích nó, không có ai không quan tâm nó. Cái phước báo đó của nó là do đời trước tu bố thí. Nếu chú thú cưng này rất thông minh là do đời trước nó còn có bố thí pháp; hoặc nếu như nó khỏe mạnh trường thọ là do nó còn có bố thí vô úy. Cho nên, hãy quan sát tỉ mỉ người ta chăm nuôi thú cưng, bạn có thể biết được những con thú nào trong đời quá khứ đã hành ba loại bố thí. Vì chúng chưa có xa lìa tham sân si nên phải thọ cái quả báo này. Nếu như phước báo lớn thì họ sẽ biến thành La Sát, biến thành A Tu La. A Tu La là lãnh tụ trong cõi súc sanh, là quỷ vương trong cõi ngạ quỷ, có được phước báo như vậy. Loại phước báo này sau khi hưởng hết rồi thì ác nghiệp hiện tiền, lúc đó mới thật sự là khổ báo. Từ đó cho thấy, nếu không tu thập thiện nghiệp thì tất cả phước tu được đều không chân thật. Chỉ có tu thập thiện, nương thập thiện, lại tu bố thí, trì giới, lục độ vạn hạnh nữa, thì phước báo này mới là chân thật, mức thấp nhất cũng là hưởng phước báo trời người. Nhưng quí vị phải biết, phước báo trời người vẫn không phải là cứu cánh. Chúng ta xem, trước đây còn thấy người có phước báo lớn, còn hiện nay thì không thấy người có phước lớn đến như vậy. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh)

#56 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 06/08/2013 - 09:19

Hiện nay thế gian này, chúng ta nhìn thấy chúng sanh sống khổ đến như vậy, trình độ văn hóa mỗi ngày một sa sút. Đời sống vật chất gian khổ là do không biết bố thí tài. Trình độ văn hóa sa sút là do không biết bố thí pháp. Khi xem một cuốn sách, lật đến trang cuối, chúng ta thấy dòng chữ “Sở hữu bản quyền, in sao bị truy tố”, họ không chịu bố thí pháp thì làm sao có thể tăng thông minh trí tuệ được? Niệm niệm luôn tính toán với người khác, ham muốn lợi nhỏ, quả báo khỏe mạnh trường thọ sẽ không đạt được.
Chúng ta quan sát tỉ mỉ xã hội này, mọi người đều đang tạo nghiệp, không biết tu phước. Họ cho rằng mình thông minh, tài giỏi hơn người khác, cho rằng mình tạo tác những ác nghiệp này nên có được phước báo này. Họ không hiểu được rằng, cái phước báo mà họ đang hưởng đó là do trong mạng họ có. Thật ra, phước báo trong mạng họ có, lớn hơn rất nhiều, rất nhiều so với phước mà họ hiện nay đang hưởng thụ. Bởi do họ tạo tội nghiệp nên đã bị giảm bớt rất nhiều. Bị giảm bớt mà họ vẫn còn hưởng phước lớn như vậy thì bạn thử nghĩ xem, nếu như khi không bị giảm bớt thì phước báo của họ còn lớn đến cỡ nào.
Trước đây, trên thế gian có nhiều bậc thánh hiền, cho nên môi trường tu học tốt. Trong nhà có người già làm tấm gương cho bạn thấy, trong xã hội có biết bao học giả làm tấm gương cho bạn thấy. Sách xưa Trung Quốc, không cần nói nhiều, cuối năm triều Thanh về trước, có tác phẩm văn học nào phần sau có dòng chữ sở hữu bản quyền, in sao bị truy tố không? Không có! Cái mà các bạn nhìn thấy đều là “Hoan nghênh lưu hành, công đức vô lượng”, đều là khuyên bạn hãy lưu hành, không hề ngăn cấm. “Sở hữu bản quyền, in sao bị truy tố” là đến đầu năm Dân Quốc mới có. Người ở thời đại Dân Quốc này khổ, đáng thương, không biết tu phước. Những trưởng giả đại phú, quí tộc quyền thế trong xã hội này mà chúng ta nhìn thấy đều là đã tu phước ở những thời đại đế vương trước đây, hiện nay họ đến đây hưởng thụ. Chúng ta đời này thật sự là có may mắn gặp được Phật pháp nên mới có thể nhìn ra được. Thế gian này nhân duyên quả báo, chúng ta nhìn thấy rất rõ ràng, rất minh bạch, thế là chúng ta tự mình biết cần phải làm như thế nào. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đọa kinh đĩa 41)


#57 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 06/08/2013 - 09:21

Ngày nay, xã hội này, vấn đề nghiêm trọng nhất chính là luân lý đạo đức gia đình bị hủy hoại rồi. Ai là người hủy hoại vậy? Chúng ta sau khi đọc kinh Phật mới hiểu được, không phải người khác hủy hoại mà chính mình tạo tác những ác hạnh đã hủy hoại. Bản thân chúng ta có tâm tham lam bủn xỉn, chưa buông xả, cho nên tài sản của ta mới có người xâm phạm,đoạt lấy.
Sát sanh, người có tâm sát hại chúng sanh mới bị loại quả báo này. Chúng ta thường có tâm muốn chiếm phần lợi của người khác (đây là tâm trộm), cho nên tài sản mà chúng ta có cũng sẽ thường hay bị người khác tìm cách lấy. Đối với nữ sắc chúng ta có tâm dâm dục, thì nữ thân quyến trong nhà cũng sẽ gặp rất nhiều điều thị phi, nhà của bạn sao có thể bình an, làm sao có thể có được hòa mục? Cho nên xem kỹ kinh Phật thì biết được, ngày nay vấn đề gia đình, vấn đề xã hội, vấn đề thanh thiếu niên, trai gái, tại sao nghiêm trọng đến như vậy? Chúng ta xoay trở lại thử nghĩ, bản thân chúng ta không có tu thập thiện nghiệp, đại chúng xã hội cũng lơ là điều này. Chúng ta hằng ngày niệm A Di Đà Phật vẫn không tránh khỏi tai nạn. Không phải Phật A Di Đà không linh, Phật A Di Đà dạy chúng ta bắt đầu làm từ hiếu thân tôn sư, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp, chúng ta đã làm chưa? Đây là nghiệp nhân quả báo, Phật Bồ-tát không chuyển nổi. Nhất định phải biết rằng, đây là tự làm tự chịu. Phật Bồ-tát đối với chúng ta chỉ là dạy học, chỉ bảo, là làm tăng thượng duyên cho chúng ta. Bản thân chúng ta nghe lời chỉ dạy của Phật Bồ-tát rồi phải tin được, hiểu được, hành được, thì bạn sẽ được quả báo. Bạn được quả báo tức là bạn chứng được rồi. Trước đây tư tưởng hành vi của chúng ta bất chánh, đó đã là quá khứ rồi, không cần nhắc lại nữa, chúng ta cần nên sám hối. (trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 42)


#58 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 06/08/2013 - 09:23

Cách sám hối như thế nào vậy? Trước đây, đối với vấn đề này tôi đã từng thỉnh giáo qua với đại sư Chương Gia là phải lạy mấy bộ kinh sám hối phải không? Hay cầu xin Phật Bồ-tát tha thứ? Đại sư Chương Gia lắc đầu, nói: “Không phải như vậy!”. Tôi hỏi thầy cách sám hối như thế nào? Thầy nói, thật sự sám hối là sửa đổi lỗi lầm, biết sai rồi, đem sai lầm sửa đổi lại, bắt đầu từ hôm nay ta không phạm cái lỗi lầm này nữa, đây mới là chân sám hối. Cho nên thiện tri thức chân chánh, các Ngài rõ lý, phải trọng thực chất chứ không trọng hình thức. Hình thức có tác dụng gì vậy? Đại sư cũng nói với tôi rất minh bạch, hình thức là giống như diễn kịch vậy, làm cho người khác thấy, hy vọng đại chúng xã hội xem cái hình thức này rồi có thể sinh tâm sám hối. Chúng ta mới hiểu ra, mọi nghi thức của nhà Phật là diễn kịch. Đó là gì vậy? Là tiếp dẫn chúng sanh, là thuộc về tứ nhiếp pháp. Bản thân chúng ta tu hành không ở hình thức mà ở trong nội tâm phải thật sự giác ngộ. Nội tâm không giác ngộ, không quay đầu, thì hình thức làm đẹp đi nữa cũng không có ích lợi gì, không giúp được gì, không chuyển nổi nghiệp báo. Cho nên từ trong nội tâm chúng ta phải phát nguyện làm một người tốt. (trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 42)

#59 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 06/08/2013 - 09:25

Người tốt, người thiện là người đầy đủ thập thiện nghiệp. Nếu như trong tâm niệm niệm vẫn là nghĩ thập ác, đối xử tất cả chúng sanh vẫn còn có ý oán hận, vẫn còn ý niệm tổn hại là bạn bất thiện. Còn muốn chiếm phần lợi của người khác, đây là tâm trộm, là bạn bất thiện. Còn có ý niệm dâm dục khởi lên là bạn bất thiện rồi. Nếu bạn muốn được quả báo tốt, đến đâu để có được? Không những là sáu cõi, mà mười pháp giới cũng không có ngoại lệ. Nghiệp nhân quả báo đều là tự mình tạo tác, tự mình phải nhận lấy. Bạn tạo nghiệp thiện, nhất định được quả thiện, cái mà trong kinh gọi là quả báo tốt, bạn chắc chắn đạt được. Bạn tạo tác bất thiện, tuy trong kinh không có nói quả báo, nhưng trong “Tiết Yếu” của Ngẫu Ích đại sư, phần sau có giải thích thêm quả báo của mười ác. Ngược lại mười thiện chính là mười ác, bản thân chúng ta có thể tưởng tượng ra được. Ngẫu Ích đại sư rất từ bi, Ngài nhắc nhở với chúng ta một cách rõ ràng. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 42)

#60 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 06/08/2013 - 13:16

Vọng ngữ, lưỡng thiệt là đại giới ở trong Phật pháp. Trước đây tôi theo thầy Lý nhiều năm, thầy Lý thường hay cảnh giác chúng tôi, xưa nay biết bao người tu hành, tu tích công đức nhưng không thể thành tựu, vì sao vậy? Vì từ trong vọng ngữ, lưỡng thiệt đã sơ xuất rồi. Phiền não (trong kinh Phật gọi là “hữu lậu”) khiến pháp tài công đức của bạn chảy hết, công đức mà bạn tu không còn nữa, chảy hết rồi. Lỗ chảy rất nhiều, lỗ chảy của vọng ngữ, lưỡng thiệt là lớn nhất. Lưỡng thiệt là xúi giục thị phi. Bạn thường hay dùng tâm không chân thành đối xử với người thì lời bạn nói không có ai tin, bạn nhất định sẽ bị người khác bàn luận, hủy báng. Bạn có thể chân thành, không vọng ngữ mà hành bố thí, thì quả báo mà bạn được là “ly chúng hủy báng”, không có ai có thể hủy báng bạn. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 42)






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |