Jump to content

Advertisements




PHẬT GIÁO


215 replies to this topic

#76 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 07/08/2013 - 16:52

Phạm vi của tham lam vô cùng rộng. Học Phật rồi, pháp thế gian xả hết rồi, nhưng lại tham Phật pháp, vậy thì tâm tham chưa có xả, chỉ đổi đối tượng mà thôi. Như vậy có thể vào cửa Phật hay không? Vẫn không thể vào cửa Phật. Phật dạy chúng ta xả tâm tham lam, không phải dạy chúng ta đổi đối tượng. Ham muốn Phật pháp, quả báo vẫn là phước báo, là phước báo hữu lậu trong tam giới. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 43)

Thanked by 1 Member:

#77 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 08/08/2013 - 13:55

Người hiện nay đúng là mê hoặc điên đảo, làm càn làm bậy, không biết sự khủng khiếp của quả báo, không biết sự đáng sợ của khởi tâm động niệm. Ác lớn thì “Đoạt kỷ”. Đoạt kỷ là giảm thọ. Kỷ là 12 năm, thọ mạng của bạn giảm bớt 12 tuổi. Nhưngbạn tu thiện tích đức thì tăng kỷ. Tăng một kỷ tức là thọ mạng của bạn tăng thêm 12 tuổi. Tăng 2 kỷ, thế là tăng thêm 24 tuổi. Chúng ta ở trong sách xưa thường hay xem thấy. Ác nhỏ thì “Đoạt toán”. “Toán cũng là tổn giảm phước báo của bạn, tổn giảm thọ mạng của bạn. Từ trong đoạn này, chúng ta liền biết được một người, cả đời, một thân, một tâm, một nhà, một khu vực đều có trời đất quỷ thần vây quanh xung quanh chúng ta. Cổ thánh tiên hiền, chư Phật Bồ-tát chẳng qua là dạy chúng ta đoạn ác tu thiện, đặc biệt là thận độc. Độc là khi bản thân ở một mình. Trước nhieu người hay giữ thể diện, luôn phải giả bộ, làm dạng. Khi không có người thì hiện nguyên hình, đây là đáng sợ nhất. Có thể ở một mình trong nhà mà cũng không có mảy may cái tâm lừa gạt che đậy, không có mảy may cái niệm bất thiện, thì cái tu hành này mới có căn cơ, đây là điều chúng ta cần phải học tập.

Thanked by 1 Member:

#78 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 08/08/2013 - 13:57

DUYÊN GẶP NHAU KHÔNG NGOÀI TỨ ÂN!!!
Phật dạy chúng ta, từ quan hệ cha con, quan hệ anh em cho đến quan hệ với tất cả mọi người đều không ngoài bốn loại duyên là báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ. Nếu như không phải bốn loại duyên phận này, dù tương ngộ cũng không hề quen biết, chúng ta gọi là người lạ, mặt lạ, không quen. Ngay trong đời này chỉ cần phát sinh quan hệ với mình, thì nhất định trong đời quá khứ có liên quan đến bốn loại duyên nghiệp trên.
Trong duyên nghiệp có thiện, có ác. Chúng ta hiểu được thông suốt thì nhất định phải biết đoạn ác, tu thiện. Ta thiếu nợ người nhất định phải trả. Người khác lừa gạt ta, xâm phạm ta, cướp đoạt của ta, ta đều phải nghĩ là đang trả nợ, trong lòng ta sẽ dễ chịu và cảm thấy tự tại. Họ gạt ta, trộm cắp, cướp đoạt của ta, vì sao họ không đi lừa gạt, cướp đoạt của người khác? Vì trong đời quá khứ người khác không có cái duyên này với họ. Nói cách khác, chúng ta trong đời quá khứ đã từng lấy, đã từng ăn cắp, đã từng cướp đoạt của họ, hôm nay gặp được nhân duyên tương ngộ, vẫn là dùng phương pháp này họ lấy đem đi, được dịp chúng ta đã trả nợ. Cho nên, chúng ta phải hoan hoan hỉ hỉ cùng với tất cả chúng sanh kết thiện duyên, không kết ác duyên, cho dù gặp phải ác duyên, quyết cũng không để trong lòng.


Thanked by 1 Member:

#79 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 08/08/2013 - 13:59

Cho nên ý nghĩa ở trong tam quy nếu như không hiểu, hình thức làm trang nghiêm thế nào, đẹp đẽ thế nào cũng đều là giả, chẳng giúp được gì. Nếu như thật sự hiểu được, thật sự sáng tỏ rồi. Bạn đốt một nén nhang ở trước Phật, Bồ-tát, quỳ trước tượng Phật phát nguyện thọ tam quy cũng được rồi. Tam quy không phải người ta chứng minh cho bạn, mà là bạn thật sự tam quy rồi. Ai chứng minh cho bạn? Lương tâm của bạn chứng minh cho bạn. Ở bên ngoài ai có thể làm chứng minh cho bạn? Phật Thích-ca-mâu-ni cũng không có cách gì! Phật làm chứng minh cho bạn rồi, trên lá phái quy y có ký tên, đóng dấu cho bạn rồi, mà bạn vẫn cứ tùy thuận theo phiền não của bạn, vẫn cứ tùy thuận theo tập khí của bạn, bạn không có quay đầu, bạn không nương theo lời chỉ dạy của Phật, vậy thì có tác dụng gì? Dối mình dối người. Cho nên chúng ta nhất định phải hiểu rõ cái đạo lý này.

Rất nhiều đồng tu đến tìm tôi, muốn tôi truyền thọ tam quy cho họ, cho họ một lá phái quy y, tôi đều thuận theo cả. Tại sao vậy? Kết cái duyên hoan hỷ mà! Bạn luôn có cái suy nghĩ như vậy, muốn quy y tam bảo, bạn thật sự có quy hay không vậy? Đó là việc của bản thân bạn. Tôi trao cho bạn một lá phái quy y, thấy hoan hỷ là tốt rồi! Rốt cuộc là quy y thật hay là quy y giả vậy? Đó là việc của riêng bạn, không liên quan gì đến tôi. Phái quy y này của chúng tôi là hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức.


Thanked by 1 Member:

#80 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 08/08/2013 - 14:00

Ở trong ngũ giới, giới điều uống rượu này là khai duyên nhiều nhất. Nếu như là bản thân ưa thích uống rượu, vậy chính là bạn phạm giới rồi. Trong tình huống nào thì được vậy? Thông thường nhất là bị bệnh. Ở trong thuốc đông dược , rất nhiều thuốc dùng rượu để dẫn thuốc, cái này không phạm giới, đây là khai duyên. Bất kể xuất gia hay tại gia, người trên 70 tuổi, cơ thể suy yếu, tuần hoàn máu chậm chạp, Phật cho phép khai giới, vào mỗi khi ăn cơm, bạn uống một cốc rượu, đây là xem như thuốc, giúp cho máu tuần hoàn. Hoặc giả vào buổi tối trước khi đi ngủ uống một cốc là khai duyên, là cần thiết cho cơ thể của bạn. Nếu như cơ thể của bạn rất khỏe mạnh, không cần đến cái này, mà bạn cũng uống một cốc như vậy, đó là bạn đã phá giới rồi, là bạn phạm giới rồi.
Ở trong rất nhiều món ăn có thể dùng rượu làm gia vị, cái này là khai duyên, cái này không phải phá giới.
Như thế phải hiểu rằng, Phật chế định ra cái giới không uống rượu này, dụng ý thật sự của Ngài là ở chỗ nào vậy? Phòng ngừa uống say rồi sẽ phạm sát, đạo, dâm, vọng, nó phòng ngừa điều này. Cho nên cái giới điều rượu này gọi là giá tội, là phòng ngừa. Không giống như phía trước, sát, đạo, dâm, vọng ở phía trước là tánh tội, không giống nhau. Nếu bạn không hiểu về những điều này, thì giới đó bạn sẽ không có cách gì giữ được. Không những không có cách giữ, mà có thể còn thường hay tạo nghiệp nữa. Tại sao vậy? Nhìn thấy người khác phá giới, bạn liền chỉ trích, bạn không biết được người ta biết cách trì giới. Họ trì giới nào đó, họ có khai duyên, điều này cần phải biết.


Thanked by 1 Member:

#81 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 08/08/2013 - 14:02

Chúng ta cũng không cần phải suy nghĩ đi tìm chỗ nào để tránh, không cần phải suy nghĩ chỗ nào là tốt. Tai nạn đến rồi, nếu muốn đi thì chúng ta nên nghĩ là chúng ta làm thế nào có thể vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc. Thời gian rất là bức bách, cho nên cái tâm cầu sanh Tịnh Độ phải khẩn thiết, phải chân thật buông bỏ. Phàm hễ là người niệm Phật không thể vãng sanh, đều là do không buông bỏ. Chỉ cần có một việc không thể buông bỏ thì bạn không thể vãng sanh, vì vậy mọi thứ đều phải buông bỏ, thế giới này không có cái gì đáng lưu luyến cả. Người trên thế giới này bạn có bằng lòng ở chung với họ không? Thế giới Tây Phương Cực Lạc đều là bậc thượng thiện đến ở một nơi. Thượng thiện, chú giải của tổ sư đại đức rất hay, thượng thiện là chỉ người nào vậy? Là chỉ Đẳng Giác Bồ Tát, gọi là thượng thiện. Vì sao chúng ta không cùng ở chung với Phật Bồ Tát? Ở chung với Phật Bồ Tát thì chính mình tu học thành tựu rất nhanh. Cho nên thế gian này, không luận là thuận cảnh thiện duyên, ác cảnh nghịch duyên thảy đều không nên để ở trong lòng.

#82 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 08/08/2013 - 14:12

VÌ SAO PHẢI ĐOẠN ÁC DUYÊN ?
Phật nói cho chúng ta biết, bạn tạo việc bất thiện nghiệp đây là nhân, nhân này muốn biến thành quả trong đó nhất định phải có duyên. Nghiệp nhân của bất thiện lại gặp phải duyên bất thiện thì quả báo bất thiện này mới hiện tiền. Cho nên Phật nói, nghiệp nhân bất thiện của chúng ta đã tạo ra từ trước, từ đời đời kiếp kiếp trong đời quá khứ. Nếu bạn không gặp được Phật pháp thì bạn làm sao biết được thiện hay bất thiện? Tùy thuận phiền não của mình, hằng ngày đang tạo nghiệp. Cho nên, nhân bất thiện là nghiệp nhân của ba đường ác. Nghiệp nhân ngũ nghịch thập ác có người nào không có? Mỗi người đều có cả. Ngay cả thiện nhân làm Phật, làm Bồ-tát thì mỗi người cũng đều có, đây là điều mà Phật thường hay nói. Nghiệp nhân thập pháp giới của chúng ta ai nấy đều có cả, tương lai chúng ta sẽ đến thọ sanh ở pháp giới nào vậy? Đương nhiên chúng ta hy vọng sanh thiên để hưởng thiên phước, cao hơn nữa là hy vọng làm Phật, làm Bồ-tát được đại tự tại, được đại trí tuệ. Tất cả nghiệp nhân này chúng ta đều có cả, mấu chốt là ở trên duyên, hay nói cách khác, chúng ta đời này khởi tâm động niệm, lời nói việc làm là theo duyên nào? Nếu như chúng ta tùy thuận duyên Phật, thế thì chúc mừng bạn, bạn đời này chắc chắn làm Phật. Nếu như bạn còn muốn tùy thuận duyên phiền não, tùy thuận tự tư tự lợi, tùy thuận tham sân si mạn, tùy thuận thập ác nghiệp, thì quả báo tương lai của bạn chắc chắn ở ngạ quỷ, súc sanh, địa ngục.


Thanked by 1 Member:

#83 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 08/08/2013 - 14:14

GẶP QUẢ BÁO XẤU LÀ DO AI TẠO NÊN ?
Tất cả quả báo không phải có người đang chủ tể, Phật Bồ-tát không thể chủ tể việc này, vua Diêm-la cũng không có quyền lực chủ tể, Thiên thần, Thượng đế cũng không thể chủ tể được. Người nào làm chủ vậy? Tự mình chủ tể chính mình! Việc này trong kinh luận Phật nói quá nhiều rồi. Cho nên, nếu chúng ta nhận quả báo bất thiện, thì dứt khoát không được oán trời trách người. Dù cho người khác lừa gạt, phỉ báng chúng ta, chúng ta bị mắc lừa rồi, nhưng chúng ta cũng không nên trách họ, tại sao vậy? Vì họ là cái duyên, do ta trong đời quá khứ đã tạo tác bất thiện cho nên mới gặp phải duyên bất thiện này. Nếu như ta đời đời kiếp kiếp đều hành thiện, thì cái ác duyên này ta sẽ không gặp phải. Chúng ta nghĩ lại xem, Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật là những người chí thiện trong thế xuất thế gian, không có người nào thiện hơn, nhưng bạn xem xã hội hiện nay, người phỉ báng A Di Đà Phật nhiều hay ít? Phỉ báng kinh luận Tịnh Độ nhiều hay ít? Phỉ báng Thích Ca Mâu Ni Phật lại càng nhiều hơn nữa. Đây là do nguyên nhân gì vậy? Trước khi chưa làm Phật, thì đức Phật Thích Ca, đức Phật A Di Đà cũng là phàm phu như chúng ta. Do những ác nghiệp đã tạo này, nên các Ngài khi thành Phật rồi vẫn phải thọ báo. Qua đây bạn mới biết được nhân duyên quả báo là bất khả tư nghị.


Thanked by 1 Member:

#84 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 08/08/2013 - 14:16

ĐỊNH LUẬT VŨ TRỤ NHÂN SANH KHÔNG NGOÀI NHÂN QUẢ
Chúng ta hiểu được đạo lý này, thì biết người tu hành cần phải làm như thế nào? Từ nay về sau không tạo thêm ác nghiệp nữa, đây là quay đầu đích thực, chuyển ác tu thiện. Ở trong thuận cảnh, quyết không sinh tâm tham luyến, ở trong nghịch cảnh nhất định không có tâm sân hận. Cảnh duyên thuận nghịch đều nên dùng tâm bình thường, dùng tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng để xử sự đối nhân tiếp vật, vậy là đúng rồi. Bị cản trở, bị oan nhất định là có, không nên nói không có, Phật Thích Ca Mâu Ni cũng có, “Phật trung chi vương” - A Di Đà Phật cũng có. Cho nên, người thật sự giác ngộ đối với nhân quả vô cùng thận trọng. Chúng ta từ đạo lý này mà tỉnh ngộ ra, thì cách nhìn của chúng ta đối với vũ trụ nhân sinh sẽ chuyển đổi ngay.


Thanked by 1 Member:

#85 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 08/08/2013 - 14:17

NGƯỜI THIỆN , NGƯỜI ÁC ĐỀU CÓ PHẬT TÁNH
Chư Phật Bồ-tát thị hiện ở thế gian, trong cửa Phật thường nói là “rồng rắn hỗn tạp”. Tại sao Bồ-tát Phổ Hiền dạy chúng ta “lễ kính chư Phật” vậy? “Lễ kính chư Phật” là chắc chắn không có phân biệt.Ai ai cũng đều là chư Phật. Người thiện, người ác đều có Phật tánh, chúng ta nên xem họ là Phật thật để đối xử thì chúng ta mới có thể thành Phật được. Nếu như trong tâm chúng ta còn xen tạp một số bất thiện, thì chúng ta không thể thành tựu. Đây là cửa ải lớn nhất mà chúng ta tu hành có thể thành tựu hay không, cũng chính là điều mà trong Đàn kinh gọi là: “Nếu người chân thật tu hành, không thấy lỗi thế gian”. Đến khi nào chúng ta có thể “không thấy lỗi thế gian” thì người niệm Phật công phu chắc chắn thành khối, họ công phu đắc lực rồi. Tại sao vậy? Tâm của bạn thuần thiện rồi. Tâm thuần thiện là chân tâm, tâm thuần thiện là bản tánh. Ngày nay, tâm này của chúng ta hỏng rồi, hỏng ở chỗ nào vậy? Đem biết bao nhiêu những thứ bất thiện ở bên ngoài để vào trong tâm mình, tâm mình biến thành bất thiện. Vốn dĩ là tâm thuần thiện mà nay biến thành bất thiện rồi.
Phật thường nói, thế gian tất cả chúng sanh là những người mê hoặc điên đảo, là những người đáng thương hại. Họ mê chỗ nào? Điên đảo chỗ nào? Đáng thương chỗ nào vậy? Chính là họ chỉ chuyên sưu tập tất cả những thứ bất thiện ở bên ngoài, còn những thiện pháp bên ngoài họ thảy đều bỏ sót lại hết. Họ không sưu tập thiện pháp mà họ chỉ sưu tập bất thiện pháp, cho nên đã đem đến cho mình biết bao nhiêu tai nạn. Tai nạn nghiêm trọng nhất là ba đường ác.


#86 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 08/08/2013 - 14:23




KHÔNG VÌ LỢI HẠI, ĐƯỢC MẤT MÀ GẠT NGƯỜI.
Phật dạy chúng ta không vọng ngữ, chúng ta có thể làm được không? Khó quá, không làm được, vô tình hay cố ý làm ngược lại. Nguyên nhân gì không làm được vậy? “Ngã” không chịu quên. “Tôi nói lời chân thật là sẽ bất lợi đối với tôi”. Bạn thử nghĩ xem, luôn có cái “ngã” ở đó thì cửa này không thể đột phá. Trong kinh Bát Nhã, Phật nhiều lần nói với bạn: “Vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng”, tại sao bạn vẫn cứ kiên cố chấp trước “ngã” vậy? Chư Phật Bồ-tát tại sao dám nói lời chân thật? Vì các Ngài “vô ngã”. Hay nói cách khác, không có lợi hại, các Ngài nói lời chân thật. Phàm phu chúng ta khởi tâm động niệm, cái đầu tiên là có lợi hại, cho nên tuy biết rõ mà vẫn phạm. Biết rõ mà vẫn phạm là ngu si, là vô minh, sự tổn thất của bạn thật quá lớn, còn lợi ích mà bạn đạt được thì quá nhỏ. Bạn tổn thất ở chỗ nào vậy? Minh tâm kiến tánh tổn thất mất rồi. Bạn nghĩ xem, tổn thất này bao lớn? Cho nên, nếu như chúng ta thật sự biết lợi hại, được mất thì bạn chắc chắn sẽ tùy thuận theo lời giáo huấn của Phật Đà.





Thanked by 1 Member:

#87 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 08/08/2013 - 14:26

NÓI LỜI KHIÊU KHÍCH CHÂM CHỌC CÓ LÀ TRỌNG TỘI ?
Trong khẩu nghiệp, điều quan trọng nhất là “Lưỡng thiệt”. Tuy vọng ngữ rất phổ biến, nhưng cái hại của lưỡng thiệt hơn hẳn vọng ngữ quá nhiều.Người nói lưỡng thiệt (châm chọc, nói xấu 2 bên) n
hỏ, kích động thị phi khiến cho nhà bạn bất hòa, phá hoại gia đình của người ta, phá hoại vợ chồng người ta, đây là nhỏ. Lưỡng thiệt lớn là xúi giục cho hai nước bất hòa, thậm chí là xảy ra chiến tranh, tổn hại biết bao nhiên nhân mạng, tài sản, tội này là nặng. Lưỡng thiệt lớn hơn nữa là trêu chọc Phật pháp, nhà Phật gọi là “phá hòa hợp tăng”. Trong tội ngũ nghịch, tội này thì rất nặng, còn nặng hơn việc xúi giục hai quốc gia phát động chiến tranh. Hai nước chiến tranh thì thương vong chỉ là thân mạng, phá hòa hợp tăng là đoạn pháp thân huệ mạng của tất cả chúng sanh.
Trong kinh Phật nêu ra một ví dụ. Có hai vị tỳ kheo giảng kinh thuyết pháp, hoằng pháp lợi
sinh, pháp duyên thù thắng. Sau đó có người đố kỵ, họ cũng là người xuất gia, đến phá hoại, đặt điều sinh sự đối với pháp sư, khiến cho tín chúng mất đi sự tín tâm đối với hai vị pháp sư này, thế là đạo tràng hoằng pháp này bị phá hoại. Phật nói với chúng ta, tội lỗi của họ là bị đọa vào địa ngục trong thời gian là 1.800 vạn năm, đây là tính theo thời gian của nhân gian chúng ta. Việc này chúng ta nên cẩn trọng.

Sửa bởi tigerstock68: 08/08/2013 - 14:27


Thanked by 1 Member:

#88 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 08/08/2013 - 14:28

CHỮ TÍN
Người nước ngoài khi làm ăn coi trọng “tín” là vì lợi, còn nhà Phật nói “tín” là vì đạo. Nếu như bạn thường xuyên nói láo (vọng ngữ), thì lời nói của bạn không đáng tin. Chúng ta tiếp xúc với người, người khác có dùng vọng ngữ đối xử với chúng ta hay không thì quan hệ gì. Chúng ta bị lừa một lần, bị lừa vài lần liền học được bài học, thì sẽ không bị lừa thêm lần thứ ba nữa. Điều quan trọng nhất là bản thân chúng ta có nói vọng ngữ hay không, chúng ta có lừa gạt người khác hay không.
Trong xã hội hiện nay, vọng ngữ đã trở thành một thói quen, tại sao vậy? Chỉ có dùng vọng ngữ mới có thể bảo vệ mình. Để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn không thể không nói vọng ngữ, nhưng bạn có nghĩ đến quyền lợi của mình rốt cuộc được bao nhiêu hay không? Vô cùng có hạn, mà sự tổn thất của bạn thật là quá lớn. Cho dù bạn nói vọng ngữ để có thể có được cả trái đất này, bạn vẫn không thể tránh khỏi sinh tử luân hồi. Vì bạn vọng ngữ, nên chắc chắn không thể thoát ra khỏi tam giới, chắc chắn không thể vãng sanh Tịnh Độ. Điều này nếu như bạn đem so sánh, thì tổn thất của bạn là bao lớn? Chúng ta không hiểu rõ chân tướng sự thật, cho nên luôn luôn tùy thuận tập khí phiền não của mình.


Thanked by 1 Member:

#89 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 08/08/2013 - 14:31

CHÚNG TA NÊN KHÔNG XA RỜI KINH PHÁP.
Nếu như chúng ta xa rời kinh giáo, thì chúng ta sẽ nghĩ ngợi lung tung. Ngày nay, danh vọng lợi dưỡng trong xã hội, sự cám dỗ của tài, sắc, danh, thực, thùy quá mạnh mẽ, nếu chúng ta xa rời lời giáo huấn của Phật Đà, chúng ta chắc chắn chống không nổi, nhất định sẽ đọa lạc. Chúng ta giống như chiếc thuyền rách ở giữa sóng to gió lớn, nhưng vẫn không bị chìm đắm là nhờ Phật pháp hằng ngày nhắc nhở chúng ta, hằng ngày đang khuyến khích chúng ta. Khi cảnh giới hiện ra, chúng ta lập tức liền nghĩ đến lời giáo huấn của Phật Đà thì mới không đến nổi bị chìm đắm. Cho nên, chúng tôi thường nói, tâm thanh tịnh thì thân liền thanh tịnh, thể chất liền thanh tịnh. Có thể y giáo tu hành thập thiện nghiệp đạo này thì có thể thay đổi thể chất, thay đổi dung mạo của bạn. Tướng tùy tâm chuyển, thể chất cũng tùy tâm chuyển. Lợi ích đầu tiên là mùi trong miệng không còn nữa, chuyển đổi thành thơm dịu, đây là lợi ích thứ nhất của “không vọng ngữ”. Chúng ta cũng ở chỗ này khám nghiệm “không vọng ngữ” của mình, làm được công phu như thế nào, có thể từ chỗ này mà nhận ra.


Thanked by 1 Member:

#90 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 08/08/2013 - 14:32

NẾU TIN CÓ ĐỜI SAU VIỆC ÁC BẠN CÓ DÁM LÀM ?
Chúng ta quan sát thật kỹ xã hội ngày nay, mọi người đều đang tạo thập ác nghiệp. Ai đem thập ác nghiệp làm cho rộng, làm cho lớn thì người này là anh hùng, được xã hội tán thán. Ngược lại, người tu thập thiện nghiệp, không tạo thập ác nghiệp, người xã hội nhìn thấy người này là bất tài, khiếp nhược. Chúng ta ngày nay rốt cuộc là muốn hành thập thiện hay là muốn tạo thập ác? Quí vị nhất định phải nhớ rằng, đời người là khổ và ngắn ngủi. Sau khi chết rồi, rất có thể sẽ đổi qua một không gian khác không cùng tần số. Chúng ta hy vọng ở đời sau. Người hiện nay cũng không tin có đời sau. Nếu họ tin có đời sau, thì tôi tin rằng họ khởi tâm động niệm sẽ biết cẩn thận. Quả thật có đời sau, điều này không giả tí nào cả.
Chắc chắn có đời sau. Nếu như chúng ta tỉ mỉ quan sát cũng không khó nhận ra. Chúng ta mỗi tối thường hay nằm mộng, tần số không gian trong mộng với đời sống thật của chúng ta là khác nhau. Mạng sống của chúng ta là thân bỏ đi rồi, nằm ngủ nơi đó, nhưng cảnh mộng đó không bị mất đi, tại sao vậy? Cảnh mộng và thân thể chúng ta không liên quan, nó vẫn tồn tại. Vẫn đau vẫn sợ hãi trong ác mộng. Khi chết rồi còn khủng khiếp hơn như thế. Trong Phật pháp nói rất rõ ràng, cảnh mộng là chủng tử ở trong A Lại Da Thức khởi hiện hành. Chỉ cần quan sát tỉ mỉ thì mười pháp giới mà Phật nói, chúng ta cũng có thể tiếp nhận, cũng có thể thể hội được.


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |