Jump to content

Advertisements




NHỮNG CÂU CHUYỆN THƯỜNG NGÀY


256 replies to this topic

#211 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 28/03/2015 - 10:48

Khóc với khoảnh khắc con nhận ra tình yêu của cha mẹ

Thứ Sáu, ngày 27/03/2015 09:22 AM (GMT+7)

#1
Lần đầu tiên mẹ tôi gửi tin nhắn điện thoại cho tôi là vào 10 giờ tối ngày 6/6/2011, khi ấy phòng mẹ cách phòng tôi một bức tường. Nội dung chỉ vỏn vẹn 6 chữ: “Con trai, cố thi tốt nhé!

#2
Khi tôi kể cho bố về chuyện mình có bạn trai, bố chẳng hỏi gì ngoài câu: "Bạn trai con cao bao nhiêu?". Tôi đáp: "1m83 ạ". Bố lại không nói gì mà đi mất. Lúc tôi gần chuẩn bị ngủ, thì nghe được tiếng bố mẹ nói chuyện với nhau ở phòng ngủ, bố bảo rằng: "Kiếm cái thằng cao như thế, nhỡ nó bắt nạt con gái mình tôi đánh không lại nó thì biết làm sao!". Lúc ấy tôi liền rơi nước mắt.

#3
Lúc tôi học đại học, bố mẹ tiễn tôi đến trường. Khi vẫn chưa tạm biệt hẳn thì vành mắt bố tôi đã hoen đỏ, còn mẹ tôi nước mắt như mưa. Khi đó trong lòng tôi buồn bã vô cùng, chỉ muốn thu dọn hành lý về nhà cùng với bố mẹ thôi!

#4
Cuộc phẫu thuật vào năm ngoái, tôi ốm đi 5 kg, bố tôi ốm đến 10 kg. Sau khi thuốc tê tan hết, tôi đau đến nỗi nắm chặt ga giường khóc không nên lời, mẹ ngồi cạnh bên lại òa khóc thật to, nói rằng chỉ muốn chịu đau thay tôi. Sau này tôi mới biết, khi tôi ở bệnh viện không ăn không uống gì, bố mẹ ở khách sạn dưới lầu cũng nuốt không trôi cơm. Bố sợ tôi sẽ mắc phải căn bệnh nào khác sau lần này nữa nhưng vẫn nói: "Bố vẫn còn có thể chăm sóc con như này là sự may mắn của đời bố". Phút giây đó nước mắt tôi rơi như mưa. Sau 20 năm sống trên đời tôi mới biết được rằng, trên thế gian này chỉ có bố mẹ là yêu thương mình như mạng sống thôi!

#5
Ăn nhiều đồ bổ vào, ăn nhiều rau vào, đừng có ăn uống linh tinh bên ngoài, uống nhiều nước trái cây, muốn ăn gì thì mua nấy, không có tiền thì bảo bố bố đưa, nhớ lo giữ sức khỏe đừng để bị cảm, ráng học hành vào...”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


#6
Chỉ có những lúc thiếu tiền tôi mới nhớ đến chuyện gọi điện thoại cho bố mẹ mà thôi. Nhưng mỗi khi gọi về bố mẹ đều rất vui vẻ nhận điện thoại, còn phấn khởi nói với tôi rằng đã đợi được bao nhiêu ngày rồi? (Bố mẹ có thể nói ra con số ngày tháng chuẩn xác nữa cơ). Lúc đó, tôi đều không thể nói ra được câu xin tiền. Sau một hồi nghe lời dặn dò của bố mẹ, tôi bèn nghĩ để lần sau mở miệng xin cũng được. Kết quả ngày hôm sau là thẻ đã tự động được nhập tiền vào rồi. Lần nào cũng thế, bố mẹ đều hiểu rõ con như lòng bàn tay. Nói đến đây cảm thấy hổ thẹn vô cùng!

#7
Hồi cấp 2 thần tượng của tôi là Châu Kiệt Luân, khi ấy cuốn tập nào của tôi cũng viết đầy tên "Châu Kiệt Luân" cả. Có lần bố tôi lật xem những quyển tập này rồi mắt như ngấn lệ, ngữ khí nặng nề mà bảo tôi rằng: "Con à, nếu như về chuyện sách vở học hành, thiếu thì bố đưa tiền cho mua, không cần phải cuốn nào cũng mượn Châu Kiệt Luân như thế đâu".

#8
Năm 14 tuổi, do còn nhỏ dại chưa hiểu chuyện, tôi từng bỏ nhà đi. Bố mẹ như muốn lật tung cả thế giới này để tìm tôi. Bố còn suýt chút bị tai nạn nữa. Mẹ thì quyết định một mình đi tìm tôi, chưa tìm được sẽ không về nhà. Sau đó khi bố mẹ tìm được tôi, không hề đánh mắng gì, mà chỉ ôm thật chặt, vừa khóc vừa nói: "Đừng có làm những chuyện ngốc nghếch này nữa nhé con". Từ trước đến giờ tôi vẫn luôn muốn nói tiếng "Con yêu bố mẹ lắm" với họ, nhưng lần nào lời đến môi cũng như bị kẹt lại không nói ra được. Nhưng sau này nhất định sẽ không để cho bố mẹ lo lắng và buồn phiền vì mình nữa.

#9
Con của tôi, chỉ mỗi tôi mới có quyền đánh nó thôi!”

#10
Bố mẹ tôi ly hôn sớm, từ bé đến lớn tôi đều sống cùng bà nội, cũng khá là ít khi gặp bố nên tình cảm đôi bên khá nhạt. Ngày tôi lên Đại học, bố đến ga tàu hỏa tiễn tôi, trên đường đi bố không nói một lời nào cả, mãi cho đến khi chuyến tàu bắt đầu lăn bánh, bố mới vừa chạy theo vừa thét cái gì đó và khóc rất dữ dội. Đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy bố khóc, nhưng tôi chỉ có thể nhìn như thế mà thôi, trong lòng vẫn nghĩ cuối cùng cũng có thể rời xa khỏi cái nhà này. Sau này bà nội nói cho tôi biết, câu mà bố nói chính là: “Xin lỗi, bố xin lỗi con”.

#11
Bạn không biết lúc bạn không ở nhà, bàn ăn của bố mẹ nó đơn giản như thế nào đâu.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


#12
Hồi năm nhất đại học, tôi đi học xa nhà. Lúc đó mới khai giảng không lâu, có lần bố tôi uống say đã gọi điện thoại cho tôi nói: "Con yêu à, bây giờ bố vẫn tưởng là con vẫn còn ở nhà, mỗi lần vừa về nhà cứ thường gọi tên con theo thói quen, kết quả phát hiện con đã không còn ở nhà nữa rồi". Tôi đã lớn đến ngần này nhưng đó là lần đầu tiên nghe bố gọi mình là "con yêu".

#13
Bỗng dưng nhớ đến hồi tôi còn bé, mẹ thường mua một bát mì thịt bò cho tôi ăn. Tôi hay hỏi: "Mẹ ơi, sao mẹ chỉ mua có một bát thế?". Mẹ tôi thường bảo rằng: "Mẹ không đói". Nhưng sau khi đợi tôi ăn xong rồi, mẹ mới cầm bát của tôi mà nói rằng: "Để mẹ nếm thử xem nước mì có vị gì nhé", sau đó mẹ uống hết cả nước mì trong bát của tôi.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


#14
Mẹ cười nói với tôi rằng: "Mẹ không già thì làm sao con lớn lên được chứ?"

#15
Ngày khai giảng đầu tiên của tôi, chuyến xe sẽ lăn bánh vào lúc 8 giờ 40 phút, mà bố tôi 8 giờ đã phải có mặt ở chỗ làm, bố liền nói với công ty để về tiễn tôi ra trạm xe. Tôi bảo bố là không cần đâu, mình tự đi là được rồi. Nhưng sau khi đưa vé lên xe, tôi tình cờ quay đầu lại thì nhìn thấy bố. Tôi hỏi: "Sao bố lại đến đây?". Bố trả lời: "Bố chỉ muốn xem xem con đã lên xe chưa thôi".

#16
Hồi tôi học cấp 3, khu đường ấy vẫn chưa được gắn đèn đường. Mỗi tối sau khi học về, từ xa tôi đều có thể nhìn thấy ánh đèn be bé nơi cửa nhà mình. Đó chính là mẹ tôi mỗi đêm bà bật đèn pin đợi tôi về, bất kể là ngày giá rét hay trời oi bức, mẹ vẫn đợi tôi. Tôi biết, đây chính là tình yêu của mẹ, cả đời này đều lo lắng cho con.

#17
Lần nào ăn cá bố cũng bảo bố chỉ thích ăn đầu thôi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


#18
Hồi cấp 3, lúc đó trên đường chưa có đèn đường đâu. Mỗi ngày sau khi kết thúc tiết tự học buổi tối, tôi đều có thể nhìn thấy ánh đèn yếu ớt cách tôi không xa kia, đó là mẹ tôi bật đèn pin đang đứng đợi tôi, bất kể mùa đông lạnh giá hay mùa hè nóng bức. Tôi biết đó là tình yêu của mẹ, cả đời đều lo lắng vì tôi.

#19
Lúc tôi tốt nghiệp cấp 3, lớp có quay video, nén vào CD. Sau đó tôi đi học đại học, lúc nghỉ hè về nhà, mẹ nói với tôi: "lúc con đi học, bố mẹ ở nhà nhớ con toàn mang cái CD này ra xem, con đi mấy tháng nay, bố mẹ chả nhìn thấy con, bố con xem cái CD này 3 lần rồi (mỗi lần 1 tiếng, mà tôi xuất hiện có vài lần)". Bố mẹ không biết sử dụng điện thoại, cũng không biết lên mạng. Lúc đó mắt tôi đỏ hết lên rồi.

#20
Hôm cưới, bố cầm tay chồng tôi nói "Bố giao tim gan bảo bối bố nuôi hai mươi mấy năm, thương hai mươi mấy năm cho con. Từ trước đến giờ bố chưa từng đánh nó, chưa từng to tiếng với nó. Sức khỏe nó không tốt, sau này giao cho con chăm sóc đấy". Hơn nữa bố còn thực sự khom người nói "Xin nhờ con đấy". Lúc đó tôi đã không cầm được nước mắt.

#21
Vì là con gái một nên bố luôn thương yêu hết mực. Hồi xưa đi học bị chúng nó cô lập, em 1 mình chịu đựng suốt 3 năm. Về sau bị bố biết được. Mẹ bảo với em "Cho đến bây giờ mẹ chỉ nhìn thấy bố con khóc đúng 2 lần. 1 lần là lúc ông nội con mất. 1 lần lúc biết con gái mình ở trường bị cô lập, bắt nạt lại không dám về nhà nói. Bố cứ ngồi trên sofa nói không biết 3 năm qua con gái đã phải sống như nào" Lúc đấy tôi đã khóc như mưa, người luôn nghiêm khắc với tôi hóa ra lại yêu tôi như vậy.

#22
Cãi nhau với em trai, nó bảo "Cái đồ không ai thèm, cút ra khỏi nhà tôi đi". Mùa đông lạnh giá, dép không đi, tiền không mang, cứ thế chạy đi, ngủ ở ngoài bến xe 1 đêm, tỉnh dậy thấy bố mẹ đang ở bên mắt đỏ hết lên rồi. Vừa về đến cửa, bố buông tay tôi ra, bước nhanh lại chỗ thằng em rồi quát nó: "Bố biết chị sớm hơn m*y, sau này m*y nói mấy lời hỗn láo như thế thì m*y cút ra khỏi nhà bố". Tôi là con nuôi của bố mẹ, sau này nhất định sẽ báo đáp họ thật nhiều.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Theo H.G (st - weibo) (Khám Phá)

Thanked by 4 Members:

#212 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 29/03/2015 - 02:34

Chữ tín


ĐỖ ĐỨC

Chữ tín ở đời , đó là tấm chứng minh thư cần thiết đầu tiên của mỗi con người. Có chữ tín rồi, người ta sống mà không cần hứa hẹn gì, vì bản thân chữ tín trong đã to hơn mọi lời hứa.
Cam kết bằng văn bản là lùi một phần trước chữ tín.
Hứa bằng lời là lùi hai bước.
Thề trước chữ tín là lùi ba bước
Làm cả ba việc trên mà đều không theo được là bất tín.
Thất tín thì dẫn đến bất tín. Đừng trách những lời mắng mỏ lên án sự bất tín. Tấm thẻ đầu tiên để làm người chưa có thì còn làm nổi việc gì tử tế ở đời mà mong.
Cho nên tôi thành thực kính phục anh bạn tôi đã cúi xuống xin lỗi đứa con bốn tuổi khi anh hứa mua cho nó con gấu bông hôm sinh nhật mà anh trót quên. Anh đã cay đắng chấp nhận khi nó cáu giận hét toáng lên “con ghét bố” cho dù anh đã xin lỗi. Mẹ nó mắng nó “con không được hư”. Nó quặc lại “là bố hư, không phải con”! Câu mắng của mẹ nó chỉ đúng một phần nhỏ. Mẹ nó chưa hiểu sâu sắc sự thất tín tệ hại nhường nào đến niềm tin!
Cha ông ta bảo “lời nói đọi máu”, đọi là cái bát. Bát máu là sinh mạng, hiểu theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Làng Nành (Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội) quê tôi có nghề buôn. Chuyện cũ của làng còn để lại, có một nhà buôn trong làng lấy hàng của ông khách Tàu năm vài ba đợt. Cứ lần giao hàng lại thanh toán lô hàng trước. Bà là một nhà buôn to, mỗi lần nhận hàng trị giá cả trăm cả ngàn lạng bạc. Một lần cuối giao một lô hàng lớn, rồi ông khách Tàu ra đi không bao giờ trở lại . Chờ một, hai năm rồi qua mười năm sau vẫn biệt vô âm tín, bà nhẩm số vốn cộng lãi đã dôi ra nhiều phần. Sau chắc rằng ông khách nọ gặp tai nạn gì rồi, chắc không còn trên đời nữa nên bà dùng toàn bộ số tiền đó xây lên một ngôi chùa. Đó là Giác Diên tự(*), và dựng tượng thờ ông (đấy là ngôi chùa tư duy nhất ở xóm Đỉnh Thượng (xóm 7) của cu Bá Dinh), để tôn vinh chữ tín trong nghề buôn của người Nành. Tiếc rằng ngôi chùa đó sau bị đổ nát, không còn đến ngày nay để chúng ta cùng chiêm bái.
Trên chục năm trước, một lần về quê tôi thấy một khách đến trả tiền hàng đứa cháu. Bà ấy quăng cái bao tải tiền xuóng nền nhà bảo “ đây, mười triệu tất cả” rồi không cả ngồi uống nước, te tái đi ngay. Tôi bảo chưa đếm sao biết là mười triệu? thì cháu tôi cười bảo, mình đếm xong, thừa trả lại, thiếu thì bảo họ đưa sau, lệ thế mà.
Một làng buôn lấy chữ tín làm đầu, không khế ước, không văn tự làm bằng nên sự tồn tại lâu bền là có cái lí của nó.
Để có cái lí ấy, có khi cả quốc gia phải học cách ứng xử với chữ tín của một làng. Làng ấy , những mgười buôn ít chữ nghĩa lắm, chỉ có mỗi chữ tín nằm trong tâm khảm họ. 2/12/2008

(*) Theo “ Chuyện cũ làng Nành” của Nguyễn Khắc Quýnh. NXB Văn hóa dân tộc.2004

Thanked by 2 Members:

#213 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 02/04/2015 - 01:01

SINH HOẠT CỦA NGƯỜI SÀI GÒN
CÁCH NAY HƠN 100 NĂM


Trong tác phẩm Histoire de la conquête de Cochinchine en 1861 (Lịch sử cuộc chinh phục Nam kỳ năm 1861), Léopold Pallu de Barrière đã mô tả thành phố Sài gòn năm 1859 như sau: “Du khách đến Sài gòn thoáng thấy trên hữu ngạn của con sông một loại đường sá mà hai bên bị đứt đoạn từng quãng một bởi những khoảng không gian trống trải. Nhà cửa phần lớn bằng gỗ lợp lá dừa, một số khác, ít hơn, xây bằng đá. Hàng ngàn chiếc thuyền chen chúc nhau trên bờ sông, hình thành một ngôi làng nổi…”. Đầu thập niên 1860, nhiều con đường lớn bắt đầu xuất hiện và từ năm 1864, nhiều kiến trúc kiên cố mọc lên như dinh Đổng lý Nội vụ - còn gọi là Dinh thượng thơ (1864), dinh Thống đốc (1868), Nhà thờ lớn (1877)… Đến năm 1865, Sài gòn đã có 15.350 km đường lộ, hai bên đường đều có trồng cây, thường là me, bàng hay tếch. Ban đêm, các con đường được thắp sáng bằng đèn dầu dừa.
Vào những thập niên 1860-1870, phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân miền Tây là ghe thuyền, đậu chật ních các bến sông. Chúng được dùng chuyên chở hàng hóa từ các vùng xa đến Sài gòn mua bán, đưa rước khách sang sông hay di chuyển trên những quãng sông ngắn. Phần lớn cư dân Sài gòn đi bộ, người giàu có thì sử dụng xe kíếng (malabare), loại xe bốn bánh do một ngựa kéo, thùng xe bằng gỗ có cửa kính để khách ngồi trong xe có thể nhìn thấy quang cảnh trên đường đi; điều khiển xe thường là người Mã Lai, gọi là xà ích (sais, gốc tiếng Mã Lai). Đến cuối thập niên 1880, Sài gòn, Chợ Lớn bắt đầu có xe kéo làm phát sinh thêm một thành phần mới trong xã hội thuộc địa là phu xe kéo. Người ta còn đọc thấy trong biên bản họp của Hội đồng thành phố vào ngày 20 tháng 1 năm 1888 một tờ trình cho viên đốc lý Sài gòn, đề nghị cho lưu hành xe kéo tại Sài gòn vì ở Chợ Lớn, chính quyền đã cho loại xe này hoạt động rồi.

* NGƯỜI CHÂU ÂU Ở SÀI GÒN
Sau khi Pháp đánh chiếm toàn bộ Nam kỳ và chính thức thuộc địa hóa vùng này bằng hòa ước Giáp Tuất 1874 ký với triều đình Huế, số người châu Âu, nhất là người Pháp đến Sài gòn ngày càng đông. Vào thập niên 1880, khách sạn nổi tiếng của Pháp ở Sài gòn là Favre do một người Pháp tên Favre khai thác. Khách sạn nằm trên đại lộ chính Catinat (Đồng Khởi ngày nay) giới hạn bởi hai con đường Bonard và d’Espagne (Lê Lợi và Lê Thánh Tôn ngày nay). Đó là một trong những nơi náo nhiệt nhất Sài gòn lúc bấy giờ.
Sự hiện diện của một số người Âu sống trong khách sạn hoặc thuê nhà riêng làm phát sinh một số nghề mới trong cư dân bản xứ. Trước tiên là nghề giúp việc nhà và nghề làm bếp cho Tây. Giúp việc nhà thường là các thanh thiếu niên người Việt, tuổi khoảng 18-20, được chủ Tây gọi là “boy” (cậu con trai), nghe quen thành ra “bồi”. Công việc của người này là hầu bàn, lo nước tắm, dọn phòng và cả kéo quạt nữa, với mức lương từ 6 đến 8 đồng mỗi tháng, chỉ bằng 1/5 đến 1/4 tiền ăn hàng tháng tại khách sạn của một người Âu. Đầu bếp nấu ăn cho Tây thường là người gốc Hoa, lương từ 8 đến 10 đồng/tháng. Họ làm quen rất nhanh với cách nấu ăn của Tây và biết chiều theo sở thích của chủ. Thông thường người đầu bếp đến chủ nhà làm những công việc theo thỏa thuận, đến chiều họ trở về nhà, sau khi nhận từ tay chủ khoản tiền đi chợ sáng hôm sau, vào khoảng 0,60 đồng đến 1 đồng, cho hai người ăn. Nếu gia đình người Âu có con nhỏ cần người giúp việc là phụ nữ, họ liên lạc với trường Sainte-Enfance để các “sơ” (soeur) ở đây cung ứng người của trường. Những gia đình đông đúc, cần di chuyển thường xuyên sẽ sắm một xe kíếng và thuê một xà ích lương từ 12 đến 20 đồng/tháng, không ăn cơm chủ. Khách ở khách sạn thường được chào mời bởi một đội ngũ những người bản xứ làm nghề giặt là, cắt may, đóng giày,… Công giặt là một bộ quần áo khoảng 2,5 đồng và nghề giặt là phát triển mạnh trên đường Catinat. Trong nghề may quần áo và đóng giày, người Tàu có nhiều ưu thế hơn người Việt. Một bộ complet thêm áo gilet, cả công lẫn vải khoảng 8 đồng, được đánh giá là khá rẻ.
Sinh hoạt của những người Âu vào cuối thế kỷ 19 khá đơn điệu. Họ dậy lúc 6 giờ sáng, làm vệ sinh và đi làm cho đến 10 giờ. Bữa ăn trưa diễn ra lúc 10 giờ 30 phút, dưới những chiếc quạt kéo, vì lúc đó trời đã bắt đầu nóng nực. Giữa trưa, họ lên phòng và kéo dài giấc ngủ trưa đến 2 – 3 giờ chiều. Lúc này, Sài gòn rất yên lặng, cửa hàng đóng cửa im ỉm, cửa nhà cũng không mở. Từ 2 – 3 giờ chiều, thành phố thức giấc, mỗi người quay lại công việc đang chờ cho đến 5 giờ chiều mới trở về nhà. Đó là lúc mà thành phố tỏ ra náo nhiệt nhất.
Sài gòn thập niên 1880 có vẻ thích hợp với câu nói mà người ta thường gán cho Paris. Đấy là “thiên đường của phụ nữ và địa ngục của loài ngựa”. Thực vậy, chỉ riêng Sài gòn lúc đó đã có đến 400 chiếc xe ngựa cho thuê! Bữa cơm tối của người châu Âu tại Sài gòn bắt đầu lúc 19 giờ 30 phút, khi màn đêm đã buông xuống hoàn toàn. Sau đó, phần lớn thanh niên và những người độc thân đến các câu lạc bộ hay vào các quán cà phê, ngồi uống bia ướp lạnh và có khi vui chơi đến sáng. Từ khi tình trạng vệ sinh ở Sài gòn được cải thiện, nhiều phụ nữ người Âu kéo sang Việt Nam sống cùng với gia đình, vì thế sinh hoạt ở các câu lạc bộ hay quán cà phê lắm lúc được chuyển về những gia đình hiếu khách. Ở đó, họ nghe nhạc, nói chuyện, đánh bài và thường thì buổi gặp gỡ kết thúc bằng một cuộc khiêu vũ kéo dài đến nửa đêm. Ngoài những buổi họp mặt thân mật như thế, hàng năm có một hoặc hai buổi khiêu vũ đông người, dành cho giới trẻ trong thành phố và một buổi khiêu vũ chính thức tổ chức tại dinh Thống đốc Nam kỳ.

*CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT Ở SÀI GÒN XƯA
Cuộc sống của người Âu là cả một thiên đường so với những người dân bản xứ đang sống chen chúc cạnh các sông rạch hoặc dãi dầu trên ghe thương hồ rày đây mai đó. Đầu thế kỷ 20, bà Gabrielle M. Vassal, một phụ nữ Anh lấy chồng là bác sỹ thuộc địa người Pháp, chỉ sau đám cưới vài tuần lễ đã phải theo chồng sang công tác ở Viện Pasteur Nha Trang. Trong những ngày sống ở Sài gòn chờ ra Nha Trang, bà Vassal có dịp quan sát sinh hoạt tại thành phố này và kể lại trong tập hồi ký Mes trois ans d’Annam (Ba năm ở An Nam của tôi – NXB Hachette, Paris, 1912). Khi mới đến thành phố, Vassal đã di chuyển bằng xuồng tam bản và một trong những bối rối đầu tiên của bà là không làm sao phân biệt được giới tính của những người chèo xuồng. Họ ăn mặc gần như nhau, chỉ có những khác biệt nhỏ mà phải sau một thời gian, Vassal mới phân biệt được. Thời đó, người Sài gòn, nam cũng như nữ, đều mặc quần dài và áo rộng, tóc cũng đều cuộn lại thành búi tó. Quan sát kỹ mới thấy ở phụ nữ, búi tó nằm ở vị trí cao hơn, phía trên đầu, chiếc áo rộng cũng dài hơn. Về vóc dáng người Sài gòn đầu thế kỷ 20, đàn ông ít khi vượt quá 1,60 mét chiều cao, phụ nữ còn thấp bé hơn nữa. Mặc dù vậy, họ là những người chèo xuồng rất thiện nghệ. Các phu kéo xe cũng thế, họ có thể kéo dễ dàng một người Âu nặng gấp đôi trọng lượng cơ thể họ.
Với sự hiện diện của nhiều người Âu, cảnh chợ búa ở Sài gòn cuối thế kỷ 19 diễn ra khá náo nhiệt. Phía ngoài chợ là cửa hàng của người Ấn Độ thường được gọi là Matabar. Họ bán đủ loại hàng hóa, nhất là vải vóc. Khách hàng của họ nhiều nhất là phụ nữ và cách buôn bán của họ không giống người Tàu. Để làm sạch đường phố trong mùa khô, chính quyền thành phố Sài gòn cho xe đi tưới nước trên đường mỗi ngày hai, ba, thậm chí bốn lần. Đến thập niên 1880, đường phố Sài gòn đã có 5 đại lộ, 39 đường và 3 bến tàu, dài tổng cộng 36,635 km; so với năm 1865, đã tăng thêm hơn 20 km. Trước năm 1878, nước uống của cư dân thường lấy từ các giếng đào cạn hay sông, rạch nên không đảm bảo vệ sinh. Sau này, chính quyền Pháp cho lấy nước từ một con suối, đưa vào bể lọc và cung cấp cho dân thành phố mỗi ngày 16.000 mét khối nước. Năm 1878, một tháp nước khổng lồ được xây dựng ở đầu đường Catinat, tại vị trí nay là Hồ Con Rùa. Tháp nước này tồn tại được 48 năm, đến năm 1921 thì bị phá hủy.
Ở Sài gòn đầu thế kỷ 20, mỗi chiều người ta thấy từng tốp công nhân bản xứ trên đường đi làm về. Nổi bật trong số họ là các “thầy thông ngôn”, không búi tó như hầu hết dân bản xứ. Họ đã húi tóc ngắn (như phong trào cúp tóc năm 1907), mặc quần dài trắng, mang giày tất ngắn, đầu đội khăn nhiều nếp. Các nông dân mặc quần dài trắng, áo rộng màu xanh sẫm, đôi khi vá chằng vá đụp. Họ đi hàng một bên đường, người này bước sau người kia, chân không mang giày dép gì cả. Một vài người cầm trên tay một đôi giày păng-túp (pantoufle) kiểu Tàu, chỉ cầm mà không mang, cố để dành cho những dịp trọng đại, tay kia cầm một chiếc dù che trên đầu. Đối với người nông dân ở Sài gòn thời đó, có một chiếc dù, loại dành cho các quan lại khi xưa là một điều hãnh diện lớn. Còn công nhân làm ở các hãng xưởng thì thay cho chiếc khăn quấn quanh đầu như các thầy thông ngôn là một chiếc khăn mùi soa (mouchoir) hoặc một mảnh vải nhỏ quấn vụng về trên búi tó.
Phụ nữ Sài gòn xưa cũng như đàn ông, không bao giờ đi sóng đôi trên đường. Từ chợ về, họ gánh hai chiếc giỏ cân bằng nhau nên bước chân vẫn nhẹ nhàng. Để đổi chiếc đòn gánh qua vai khác, họ chậm bước chân lại, cúi đầu xuống và đưa chiếc đòn qua cổ, ít khi chịu đặt quang gánh xuống đất. Những phụ nữ bản xứ có mức sống cao thì ngồi xe kéo, đầu đội một chiếc khăn bằng lụa màu nhạt hoặc dùng một chiếc trâm bằng vàng cài lên chiếc búi tó đen nhánh. Khi mặt trời đã ngả về Tây, các gia đình người Việt ở Sài gòn tụ họp trước túp lều, bên cạnh mâm cơm. Nếu bữa cơm đạm bạc chưa được người nội trợ lo xong thì người cha hay người đàn ông trong gia đình lo việc bồng ẵm đám trẻ nhỏ. Lúc trời đã tối mịt, người ta đốt đèn dầu trên các bàn thờ và thắp hương. Tất cả vào nhà đóng cửa lại. Sự im lặng của khu xóm thỉnh thoảng bị phá vỡ bởi tiếng khóc của một đứa trẻ và lời ru nhè nhẹ của người mẹ.

Lê Nguyễn
29.3.2015
(theo facebook tác giả)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một khu dân cư Sài gòn năm 1872

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đường Catinat, nơi sinh hoạt của phần lớn người Âu tại Sài gòn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tháp nước xây dựng năm 1878, phá hủy năm 1921, nơi đây nay là Hồ con rùa

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Xe kiếng trên đường Adran, nay là đường Hồ Tùng Mậu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


̀ Cách ăn mặc của nam công nhân Sài gòn xưa, thời đó gọi là cu-li (coolies)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cách bới đầu và dùng khăn quấn đầu của đàn ông Sài gòn năm 1895

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sở hữu một cây dù là điều đáng hãnh diện của người đàn ông Sài gòn xưa

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một phụ nữ Sài gòn năm 1908, đầu bới cao

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#214 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 15/04/2015 - 23:53

Tân Việt Nam - Phan Bội Châu


Võ Văn Sạch dịch và chú thích
Ấn bản của Cục Lưu trữ Nhà nước năm 1989
10:23' PM - Thứ tư, 15/04/2015


Tân Việt Nam, tác phẩm còn ít được biết đến của Phan Bội Châu, viết có thể vào khoảng năm 1906-1907 ở Nhật Bản, là một cuốn sách mỏng trình bày quan niệm của tác giả về một nước Việt Nam mới, với mô hình chính trị dân chủ và mô hình kinh tế tư bản chủ nghĩa – hiểu theo thuật ngữ hiện đại.

Bố cục cuốn sách gồm hai phần. Phần đầu (Thập đại khoái) trình bày mười điều sung sướng trong một nước Việt Nam duy tân thành công. Đó là:
  • Không có cường quốc nào bảo hộ
  • Không có bọn quan lại hại dân
  • Không có người dân nào mà không được thỏa nguyện
  • Không có người lính nào mà không được vinh hiển
  • Không có loại thuế nào mà không công bằng
  • Không có hình pháp nào mà không thỏa đáng
  • Không có sự giáo dục nào mà không hoàn thiện
  • Không có nguồn địa lợi nào mà không được khai thác
  • Không có ngành công nghệ nào mà không phát đạt
  • Không có ngành thương nghiệp nào mà không được mở mang.
Phần cuối (Lục đại nguyện) bàn về sáu điều mong mỏi lớn để đạt được thành công đó.

Mười điều sung sướng lớn (Thập đại khoái)

Nếu như mà đường sắt dài muôn dặm làm rồi thì công việc buôn bán, trong chốc lát có thể tập trung đầy đủ được; từ các đô thị thôn ấp lớn có thể nối liền và đi tới khắp mọi nơi nhanh chóng. Ngồi ung dung nơi lầu chạm chiếu hoa mà có hiệu quả như vượt núi qua sông, thật sung sướng biết chừng nào! Được như vậy mà ban đầu không chịu khó nhọc kinh doanh, xây đắp thì thành sao được? Bây giờ nói đến những việc phải khó nhọc gian nan như thế sao lại chùn tay lè lưỡi? Vì chưa biết rằng sau khi đường sắt làm rồi là sướng đó thôi!

Nếu như mà lầu cao muôn trượng xây rồi thì sao trời, trăng biển bên cửa sổ ngắm như ở trong bàn tay, khí mát gió trong vờn quanh dưới gót. Ngạo nghễ nơi cửa cao ghế đá mà nhìn thấy được ba đảo năm châu, sướng biết chừng nào! Được như vậy mà ban đầu không chịu phí tổn, trù hoạch, khó nhọc thì thành sao được? Bây giờ nói đến việc làm những công trình lớn lao như thế sao lại cúi đầu thất sắc? Vì chưa biết rằng sau khi lầu cao đá xây rồi là sướng đó thôi! Biết sau này có sự ngọt bùi khôn cùng, thì cái cay đắng hôm nay phải chịu đựng chỉ là cái điểm tiến tới cái ngọt bùi đó, ta nguyện nếm cái cay đắng ấy. Biết sau này có sự vui mừng khôn cùng thì cái gian lao hôm nay là cái cơ sở dẫn đến sự vui mừng đó, ta nguyện nhận cái gian lao ấy. Biết sau này có cái sự lợi khôn cùng thì cái phí tổn hôm nay là cái vật gốc dẫn đến cái lợi đó, ta nguyện dùng những phí tổn ấy.

Bây giờ tôi xin nói cùng với đồng bào rằng: muốn tạo dựng được một nước Việt Nam mới có đường sắt muôn dặm và nhà cao muôn trượng như thế thì tất phải nếm chịu những cay đắng như vậy, nhận sự gian lao như vậy, và tất cả những phí tổn như vậy. Đồng bào ta há sợ cực khổ lắm sao? Nếu quả có thế là vì chưa biết rằng nước Việt Nam ta sau khi đã duy tân rồi là rất sướng, rất vui và có lợi không lường hết được đó thôi.

Bây giờ tôi xin thưa với đồng bào rằng: nước Việt Nam mới có 10 điều sung sướng lớn như sau:
  • Không có cường quốc nào bảo hộ
  • Không có bọn quan lại hại dân
  • Không có người dân nào mà không được thỏa nguyện
  • Không có người lính nào mà không được vinh hiển
  • Không có loại thuế nào mà không công bằng
  • Không có hình pháp nào mà không thỏa đáng
  • Không có sự giáo dục nào mà không hoàn thiện
  • Không có nguồn địa lợi nào mà không được khai thác
  • Không có ngành công nghệ nào mà không phát đạt
  • Không có ngành thương nghiệp nào mà không được mở mang.
Diện tích nước ta có 25 vạn dặm vuông Anh, không phải là rộng sao? Dân số nước ta hơn 50 triệu tráng đinh [1] không phải là đông sao? Đất đai mầu mỡ phì nhiêu, sản vật dồi dào, non sông tươi đẹp, nếu đem so sánh với các nước mạnh trong năm châu không thua kém mấy ai. Thế thì sao ta lại cam chịu để cho nước Pháp bảo hộ? Than ôi! Căn tính nô lệ đã ăn sâu, thói ỷ lại quá nặng rồi! Mấy ngàn năm cam bề nội thuộc các triều Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh[2] xưng tôi tớ không còn có khí người. Giặc Pháp gian giảo, khinh ta yếu, dối ta ngu, thừa lúc con sư tử đương ngủ say mà nghiễm nhiên lấn át chủ nhà, giầy xéo con em ta, bắt cha anh ta làm kiếp trâu ngựa, lấy thành trì nước ta làm sào huyệt của chúng, moi hút máu mỡ dân ta. Thế mà chúng lại còn dám ngạo mạn công bố với thế giới rằng: nước Pháp là nước thống trị cõi Đông Dương. Chao ôi! Đồng bào ta ôi! Nước ta là nước ta, dân ta là dân ta, nước Pháp-lan-tây có gì ở đây mà trái lại chúng lại còn bảo hộ nước ta?

Từ khi người Pháp bảo hộ cho đến bây giờ, chúng nắm giữ hết thảy mọi quyền trong tay, muốn làm sống, làm chết ai cũng được. Tính mạng của muôn người nước Nam chẳng bằng một con chó Tây. Kìa những người mắt biếc xanh, râu sắc hồng, bay chẳng phải là cha anh ta, chẳng phải là thầy dạy của ta mà sao lại ngồi chồm chỗm, ỉa đái trên đầu ta? Đường đường các bậc nam nhi của nước Nam lẽ nào lại không biết xấu hổ, nhục nhã, phẫn uất giết bọn giặc được hay sao? Thân ta hãy còn thề phải dẹp bằng lớp sóng biển lớn, quyết giết chết bọn giặc ấy, để tỏ rõ khí tiết giống da vàng.

Khi đã duy tân rồi, tư cách nội trị do ta sắp đạt, quyền lợi ngoại giao tự ta nắm giữ. Sự nghiệp văn minh ngày càng tiến bộ, phạm vi thế lực ngày một mở mang. Ta sẽ có 300 vạn lục quân mạnh như cọp ngó nhìn bốn cõi; 50 vạn thủy quân dữ như cá kình thét trong biển lớn. Rồi ta phái các công sứ đi tới các nước mạnh ở Châu Âu, Châu Mỹ. Các nước mạnh như Nhật, Mỹ, Đức, Anh đều liên kết với nước Việt Nam ta, coi ta là đồng minh bậc nhất. Các nước Tiêm La [3], Ấn Độ và các nước ở quần đảo Nam Dương đều tôn nước ta làm minh chủ. Nước lớn nhất ở Châu Á là Trung Quốc cũng sẽ là nước anh em thân thiết với ta. Nước thù cũ của ta là nước Pháp-lan-tây cũng phải sợ ta, nghe theo ta và nguyện nhận sự bảo hộ của ta. Cờ nước Việt Nam ta phần phật, bay trên nóc thành Ba Lê và dung mạo nước ta lừng lẫy chói lọi ở hoàn cầu. Đến lúc ấy, người Việt Nam ta chỉ sợ không rảnh mà bảo hộ cho nước khác, lại sợ không dư sức lấy con gái nước Pháp, và sự nhục nhã vì người khác bảo hộ trước đây như là một phương thuốc hay để hoàn thành công việc duy tân đó mà thôi.

Đài kỉ niệm xây cao, muôn ngọn đuốc dẫn đường trong đêm tối. Gió tự do thổi mạnh, một luồng vui thấu tận trời xanh. Chúng ta ưu thắng đến thế, sung sướng biết chừng nào! Cái nọc độc hàng nghìn năm nay của bọn chuyên chế hại dân ấp ủ từ bên nước Thanh nhiễm sang nước ta để mà một tên độc phu [4] khống chế vài vạn kẻ dung nhân [5] làm cá thịt ức vạn dân ta. Rồi vài vạn tên dung phu lại thờ phụng một tên độc phu làm cá thịt ức vạn dân ta. Thế mà dân ta ngu muội không biết giành lấy dân quyền, không biết giữ lấy quốc mệnh, chỉ ngày đêm đem hết máu mỡ khô kiệt của mình cung đốn cho bọn độc phu và dung nhân uống nuốt. Than ôi! Thật đáng thương thay!

Khi đã duy tân rồi thì dân trí sẽ mở mang nhiều, dân khí sẽ lớn mạnh hơn, dân quyền tất phải phát đạt lớn; vận mệnh nước ta tất do toàn dân nắm giữ. Thủ đô nước ta đặt một tòa nghị viện lớn, tất cả những việc chính sự đều do công chúng quyết định. Thượng Nghị viện tất phải đợi Trung Nghị viện đồng ý. Trung Nghị viện tất phải đợi Hạ Nghị viện đồng ý. Hạ Nghị viện là nơi đa số công chúng có quyền phê chuẩn công việc của Thượng Nghị viện và Trung Nghị viện. Phàm đã là người dân nước ta, không kể sang hèn, giầu nghèo, lớn bé đều có nghĩa vụ bỏ phiếu bầu cử. Vua nên để hay nên phế, quan lại nên truất hay nên thăng, dân ta đều có quyền quyết định cả. Tất cả những tên vua bạo ngược, quan lại ô trọc không hợp với công đạo thì dân ta khi khai họp trong nghị viện cùng nhau bàn bạc quyết định thi hành trừng phạt chúng theo hiến pháp. Đến lúc ấy, bọn quan lại hại dân tất bị chôn vùi tiệt nọc mãi mãi không còn trên trời đất nữa. Đến lúc ấy, người nước ta chỉ ca múa thái bình, ngậm cơm vỗ bụng mà thôi. Ngẩng đầu thấy mặt trời, tiếng ca vui muôn năm còn vọng mãi: tiếng vỗ tay như sấm, điệu múa hay nghìn thu vẫn còn khen. Chúng ta vinh thịnh đến thế, sướng biết chừng nào!

Người Pháp cướp nước ta, khóa kín miệng ta, trói buộc chân tay ta, bịt kín tai mắt ta. Những việc như xuất bản, sách báo, hội họp luận bàn không kể ngày đêm, không kể đông hay ít, lớn hay nhỏ đều bị người Pháp áp chế ngặt nghèo. Người Pháp mà tức giận bắt ta phải coi cha làm thù; người Pháp mà ưa thích đặt chó làm vua cũng phải chịu. Ngay đến họ vua, nhà quan, kẻ giầu người giỏi nếu không được giấy của người Pháp cấp cho thì một bước cũng chẳng dám ra khỏi cửa. Không được người Pháp cấp thuế bài thì chủ nhà cũng giống như trộm cướp. Kìa những con chó Tây, ngựa Tây, vợ Tây và những kẻ bồi Tây thung dung tự do muốn nạt ai thì nạt theo ý mình so với người nước ta thật là khác biệt nhau như thiên đường, địa ngục. bất bình đẳng đến như thế, không công đạo đến như thế, hỏi nỗi oan khuất trong thế giới này còn có đâu hơn thế nữa hay không? Lẽ nào ta lại ngồi yên, không dám đứng lên mà réo muôn tiếng chuông độc lập. Đè nén cong nhiều tất phải bật thẳng, phải bẻ gãy vòng cường quyền áp chế mới thôi.

Khi đã duy tân rồi thì uy quyền nước ta, ta nắm trong tay; cái đạo của ta, ta cân nhắc. Nền văn minh rạng rỡ khắp nơi. Cửa tự do rộng mở không cùng, báo chí đầy đường, sách mới đầy ngõ. Người dân nghèo tha hồ kiện tụng, tiếng nói vang lên như sấm; kẻ văn sĩ được thả bút luận bàn chính sự. Bao nhiêu ẩn tình của chú phu xe, của người lính ngựa, của người mẹ góa, của đứa con côi, hết thảy đều đạt tới tai vua. Đến khi ấy, người nước ta yêu mến nước ta như biển lớn vô bờ mắt thu khó hết, lạ vì trời xanh sao quá thấp như chạm vào đầu. Chúng ta vẻ vang đến thế, sướng biết chừng nào!

Người nước ta khi chưa duy tân, thói dã man nhiễm đã quá thịnh, chí tiến thủ đã mất đi, tôn hư văn làm thánh làm thần, coi thực nghiệp như cỏ như rác. Từ vua cho đến quan lại xem tướng tá như con vật bỏ đi, coi ba quân khác chi chó dại, xem võ quan như vật để sai khiến chà đạp. Dân ta thì kiến thức ấu trĩ, tai mắt ngu tối, thấy người trên bỉ bác thì dưới xóm thôn cũng khinh rẻ. Khi sống làm lính chạy trước ngựa, bỏ xương chốn sa trường, khi chết làm quỷ ở ven đường, vùi danh nơi hoang vắng. Làm người lính đã vất vả nghèo hèn, phải chịu tiếng vô phúc như thế thật đáng thương thay! Đáng chán lắm thay! Đã đáng thương, đáng chán như thế thì ai muốn đi lính nữa, mà không ai muốn đi lính thì lấy ai ra giữ nước? Đến khi nước mất biết để lỗi cho ai? Than ôi! Vận mệnh một nước phần nhiều gửi gắm, trông mong ở ba quân, người lính tức là nước nhà ta vậy. người lính bị khinh rẻ đến thế, hỏi nước nhà còn tồn tại được không? Xe trước đổ gương còn soi đó, gọi to hồn người ném đá bắn tên [6]; tương lai kia hãy còn dài, đánh tiếng trống làm khí thiêng sông núi. Người lính ơi, người lính! Xin hãy xem từ nay về sau mình sẽ thế nào.

Khi đã duy tân rồi thì võ quan một đường, vua dân một thể. Nước nhà trông cậy và người lính bảo vệ, người lính được kính trọng vô cùng. Tôi cùng đồng bào cả nước đều biết rằng, nước là nước chung của tất cả mọi người thì ai ai cũng phải có trách nhiệm giữ gìn đất nước. Mọi người đều có trách nhiệm giữ nước thì ai ai cũng phải có nghĩa vụ vào lính. Mọi người có nghĩa vụ vào lính thì ai ai cũng phải có tấm lòng trọng người lính. Trong nước từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài đã là có tai có mắt, không ai là không chú trọng tới người lính. Có bút mà viết, có lưỡi để nói, không thể nào nói hết, viết hết về cái hay của người lính. Người lính khi sống làm cho quốc sĩ được mở m*y, gây oai hùng trong thế giới, đến khi chết làm quốc linh, hồn phách mãi mãi trường tồn với núi sông. Người trong nước đem máu thịt của mình mà sùng phụng những người chết vì Tổ quốc là người lính, vua trong nước lên tận đàn tế mà bái chúc những người hi sinh vì Tổ quốc là người lính (ở Đông Kinh nước Nhật Bản có lập một đàn tế gọi là “Tịnh quốc Thần xã” để tế những người lính tử trận, mỗi năm hai kì Thiên Hoàng phải thân hành đến tế lễ ở đàn ấy. Sau khi duy tân rổi ta cũng sẽ lễ theo cách đó). Kho tiền công, kho chứa lúa của Nhà nước phải được dùng đề nuôi nấng vợ con người lính chết trận. Triều đình và xã hội phải bảo toàn, lo lắng đến gia đình, họ hàng những người lính chết trận. Tượng đồng nguy nga ngất trời dành riêng để đúc chân dung người lính: mộ đá nhấp nhô trên mặt đất để dành đắp cho nơi yên nghỉ của người lính. Người lính ơi! Người lính! Vinh hiển trong nước thực chẳng ai bằng, danh dự muôn đời thực chẳng hề phai. Lúc bấy giờ, người nước ta chỉ có mở mắt mà ngắm trời đất, khen ông cha ta trước từng làm người lính mở đường, quay lại nhìn thôn xóm mới buồn rằng mình phải chết già dưới cửa sổ thật là như kẻ vô duyên vậy. Chúng ta hoan hỉ đến thế, sướng biết chừng nào.

Các triều đại vua trước ở nước ta, thu thuế của dân có phần khoan nhẹ, nhưng chưa thoát khỏi chế độ chính trị dã man như:

- Một là tệ quan lại tham lam gian trá

- Hai là tệ cường hào tàn ác hách dịch

- Ba là tệ hương lí lộng hành.

Trăm mối phiền nhiễu, dân không chịu nổi. Nhưng dù sao vẫn còn nhân đạo ít nhiều. Đến như người Pháp hiện nay thì coi dân ta như súc vật, trâu ngựa để buôn bán mà thôi. Xin hỏi các bậc cha anh, chú bác, con em dòng họ nước ta rằng: giặc Pháp thu dân ta mỗi người một năm phải nạp thuế công sưu hoặc 2 đồng, 3 đồng hoặc 4, 5 đồng thì so với một con trâu, con ngựa, con gà phải nạp bao nhiêu tiền hỏi có khác gì không? Than ôi! Người nước ta bị vắt kiệt đến hết cả mỡ màng, huyết mạch để cung đốn cho các ông Tây, bà đầm, chó Tây một năm biết mấy nghìn ức vạn. Tất cả vật gì có thể dùng để ăn uống được cũng đều phải có thuế. Bao nhiêu sự sinh sống gì cũng đều phải đóng thuế, bao nhiêu những nơi sinh hoạt, nơi nào cũng phải đóng thuế. Cho đến cái thân ta là do đất trời sinh thành, cha mẹ tổ tiên ta để lại: mỏi chân tay, hao tâm huyết để cung phụng, nuôi nấng bọn giặc Pháp mà rồi mỗi năm phải bỏ ra 4, 5 đồng bạc để chuộc tấm thân bảy thước của mình! Than ôi! Cái tấm thân ta! Thật chẳng bằng con trâu, con ngựa, con chó, con gà. Thật đáng thương thay! Thật đáng thương thay! Người nước ta bị giặc làm nhục đến thế mà còn không biết tự mình phấn kích lên là tại làm sao? Công sưu, thuế thân là những thứ thuế mà các nước trong địa cầu chẳng nước nào có cả, chỉ riêng có ở nước ta thôi. Người nước ta không phải gỗ, đá, đồng bùn mà sao cam chịu nhục hèn đến thế? Con thú kia khi khốn quẫn còn biết cắn mổ giương lông giương vuốt. Con sâu khi bị nhốt còn biết cách vươn mình tìm trốn thì con người phải biết tính sao đây để có ngày mở m*y mở mặt?

Khi đã duy tân rồi về lâu dài phải trừ bỏ ngay những tệ phiền toái cũ kéo đến mấy triều vua trước, trước mắt phải sửa đổi, tẩy sạch hết phép chính trị hà khắc của người Pháp. Công sưu, thuế thân chẳng những không còn, mà tất cả những thứ thuế khác nữa đều phải xin nghị viện phê chuẩn. Việc thu các loại thuế, các khoản quyên tiền cứu trợ đều phải được nhân dân công nhận, coi đó là nghĩa vụ cần kíp để giúp đỡ cho công ích. Sau đó chính phủ mới được sức giấy xuống để trưng cầu ý của dân. Dân ta dù thiệt một đồng tiền, góp một hạt thóc đều vui vẻ thoải mái, xuất phát từ lòng yêu nước mà đóng góp hết sức nhiệt thành, không hề có một tí gì gọi là dã man cưỡng bức. Trời cao biển rộng ai ai cũng như thấy mình bay nhảy khôn cùng. Ngày ấm gió hòa, ai nấy đều vui vẻ, tự do nhảy múa. Chúng ta vui vẻ, có lợi đến thế, sướng biết chừng nào!

Hình luật nước ta trước kia, tay chân bị gông cùm, thân thể bị đè nén. Thân muốn động mà không dám động, miệng muốn nói mà không dám nói. Người tù khi ăn uống, thức ở so với con trâu ngựa, gà lợn không có gì khác biệt. Than ôi! Phàm đã là đồng bào ta đều là con em ta cả, ai mà không cùng chung cốt nhục với mình. Sự nhẫn nhục chịu cảnh khổ cực cũng không có lòng nào khác, việc xây dựng một đất nước, cũng đều không ngoài mục đích là được sinh ra và làm ăn trên đất nước của mình. Người nước ta ơi! Người nước ta ơi! Xin xem hình pháp sau khi duy tân.

Khi đã duy tân rồi thì trong cả nước không một người nào là không có lòng yêu nước, không một người nào là không phụng sự việc công, không một người nào là không thương yêu nhau, không một người nào là không phục tùng theo phép tắc văn minh. Như vậy, cần gì phải có những hình pháp lôi thôi nữa. Tuy nhiên, nếu không may mà có một vài người phạm tội, tất cũng phải xử lí theo khuôn khổ hình pháp văn minh. Trong thời đại duy tân, hình pháp cũng bắt chước theo các nước như Nhật Bản và Châu Á. Tại kinh đô lập ra một Viện Cảm hóa có viên tài phán ở đại học đứng ra phụ trách. Phàm những người phạm tội, lập ra cho họ một trường học riêng khiến cho họ khi vào học ở đó sẽ mở mang lương thiện, tu dưỡng tư cách của một người dân; lập một xưởng thợ riêng, khi họ vào học, tùy theo sở trường của từng người mà dạy họ các nghề ở đó để họ có đủ tư cách làm việc trong khuôn khổ cuộc sống, khiến họ không thể tái phạm lầm lỗi nữa. Lại đặt một người thẩm phán công minh, những nhà giáo hiền lành có trách nhiệm, hàng ngày vào nhà giam mà thuyết giáo những điều phải trái, khiến cho phạm nhân biết ăn năn hối cải. Đến khi hết hạn giam, họ cũng như người vô tội, mọi thứ dân quyền đều được bình đẳng. Khi đương bị giam thì họ là con em thụ giáo, khi ra khỏi nhà giam thì là dân một nước cùng làm những việc hay giỏi, tự do như ngọn gió xuân thổi khắp trong ngoài có bệnh tật gì rồi cũng được mạnh khỏe. Đến lúc bấy giờ dân ta chỉ còn biết trị hóa mà không hề biết gì đến hình pháp. Đau đớn bệnh tật nhờ thuốc trời mà chữa khỏi, lòng dữ như con cọp beo, chim cú nhờ có nước thánh mà bị tiêu tán hết. Chúng ta sinh sống đến thế, sướng biết chừng nào!

Việc giáo dục là một cái lò đúc nên người để trị nước. Quan lại, binh lính cũng đều từ đó mà ra. Cho nên giáo dục là cái gốc trong di sản của chính trị. Thuế má, hình pháp cũng đều từ giáo dục định ra. Nền giáo dục của nước ta sở dĩ hủ bại, cũ nát là bởi vì trước đó chưa duy tân đó thôi, chẳng nên nói làm gì. Như cánh tay chín lần gãy mới biết thuốc tốt, cho đến bây giờ chỉ có nền giáo dục mới làm tan biến đi mọi sự ng* d*t được. Trong thời đại duy tân nền giáo dục sẽ mãi mãi hoàn thiện, điều đó không nói cũng biết, nhưng người nước ta còn có người chưa rõ. Vì thế xin nói ra để người trong nước rõ thêm.

Khi đã duy tân rồi thì triều đình sẽ dốc hết lòng, tận tụy trông nom nền giáo dục. Tinh thần toàn xã hội dồn hết cho giáo dục. Đức dục, trí dục, thể dục… tất cả đều được đề cao mà không bỏ điều gì. Phải học Trung Quốc, học Nhật Bản, học nước ngoài tất nhiều người sẽ hái lượm được đầy đủ kiến thức. Các vườn cho trẻ chơi, trường tiểu học, trung học, cao đẳng, đại học từ kinh đô đến thôn quê nơi nào cũng có. Khi mới duy tân thì các giáo sư ở các học đường tất phải mời người Nhật Bản, người Châu Âu, người Mỹ dạy: trong thời duy tân thì người nước ta cùng với một số người nước ngoài tham gia giảng dạy, khi duy tân sắp xong rồi thì nhân tài nước ta trình độ sẽ hơn hẳn họ, nên không cần phải mời người nước ngoài dạy nữa. Tên gọi các trường học, tư cách của học sinh, đặt ra các môn học, sự nghiệp học hành đạt kết quả cao, cơ bản đều phải thu lượm theo cái hay, cái tốt của nước Nhật và Châu Âu, đồng thời phải tìm cách để tự hoàn thiện nữa. Trong các trường học, các môn như triết học, chính trị học, kinh tế, quân sự, hình pháp, ngoại giao, công nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp, nữ công, y học, lâm nghiệp, phàm tất cả những gì liên quan tới cuộc sống con người cần phải học tập và phải mời thày giáo dạy tại học đường đầy đủ. Người nước ta được vào học không kể sang hèn, giàu nghèo, nam hay nữ, cứ từ 5 tuổi trở lên thì vào học ở vườn trẻ chịu sự giáo dục của bậc trẻ em, từ 8 tuổi trở lên vào học bậc tiểu học chịu sự giáo dục của bậc tiểu học, từ 14 tuổi trở lên vào học ở trường trung học chịu sự giáo dục của bậc trung học; cho đến khi 18 tuổi tài chất đã khá rồi thì được nhận vào học ở các trường bậc cao học theo sự giáo dục của các ngành chuyên môn bậc đại học. Tất cả những phí tổn về việc giáo dục, do triều đình, xã hội đảm nhiệm. Nếu người dân nào nghèo túng quá không thể đủ tiền đóng học phí thì triều đình và xã hội phải giúp đỡ, chu cấp thêm khiến cho con em trong cả nước đều được học qua ở các trường tiểu học bậc cao. Trước khi vào học ở các trường tiều học, đều phải đặt các trường dạy quốc ngữ, quốc văn, khiến cho nhi đồng và phụ nữ đều có thể đọc được báo chí, để nghe biết được những tin tức mới, bàn luận về thời sự để mở mang dân trí. Trong các trường học, hết thảy phải dùng chữ Quốc ngữ khiến cho mọi người ai ai cũng đọc được, khi đọc được ai ai cũng hiểu biết được để đến khi vào học ở các trường tiểu học ai nấy đều có điều kiện và hết lòng lĩnh hội kiến thức, mới có thể có đủ tư cách trở thành một người dân tốt hơn được. Hơn nữa, các sách giáo khoa ở các trường tiểu học, trung học, đại học phải được Bộ Văn [7] kiểm định, nhưng có sự châm chước, xét duyệt, bàn bạc chung trong nghị viện. Nội dung cơ bản của sách vở đều là cội nguồn để mở mang lòng yêu nước, khai thông tình ruột thịt đồng bào, phát huy dân trí giúp dân quyền khiến cho mọi người ai ai cũng tiến bộ ngày hàng ngàn dặm.

Tựu trung việc đào tạo nhân cách con người là trên hết, nhưng đối với binh lính và phụ nữ thì việc giáo dục đó lại càng cần thiết hơn. Vì người lính có trách nhiệm bảo vệ người làm ruộng và người đi buôn bán; có nhiệm vụ đi mở đất, dời dân và tăng thêm thế mạnh, uy nghi của một nước. Nếu ngay từ ban đầu, giáo dục không chu đáo, sâu sắc thì người lính làm sao mà dám xả thân vì nước, làm sao mà có lòng yêu thương đồng bào và làm sao mà gây dựng cho nước nhà ngày một cường thịnh được? Sau khi duy tân rồi thì người lính ở nhà được giáo dục tại nhà, ở doanh trại thì được giáo dục tại doanh trại. Là pháo binh, kị binh, công binh thì được giáo dục về công việc của pháo binh, kị binh, công binh. Là lục quân, hải quân, sĩ quan thì được giáo dục theo cách thức của lục quân, hải quân, sĩ quan. Không chỗ nào, không lúc nào là không giáo dục người lính để làm cho người lính sẵn sàng chết, làm tướng thì có khả năng cầm quân, làm cho nước nhà trở thành cường quốc trong năm châu. Đó cũng là mục đích trên hết để giáo dục người lính vậy.

Phụ nữ là người có trách nhiệm làm một người mẹ hiền, một người vợ đảm, có trách nhiệm trong việc buôn bán, làm đồ công nghệ, có trách nhiệm dạy dỗ con em, giúp đỡ việc quân. Có người mẹ anh hùng thì mới có thể giúp cho người chồng thành người anh hùng được. Vả lại, trên các mặt nghệ thuật, kinh tế người phụ nữ thực sự sẽ nắm được những quyền lợi vô cùng. Chỉ có giáo dục người phụ nữ một cách sâu sắc thì mới tạo ra cho họ lòng yêu nước sâu sắc, bỏ được riêng tư mà theo công lợi, dám hi sinh vì việc nghĩa để làm nên một quốc gia cường thịnh được. Cho nên trong một nước mà không có người phụ nữ yêu nước thì cuối cùng nước ấy sẽ phải làm đầy tớ cho nước khác mà thôi. Sau khi duy tân rồi, tất phải chú ý đặc biệt tới sự giáo dục cho phụ nữ. Sách giáo khoa dạy cho chị em phụ nữ phải chọn những sách có nội dung thật tốt; trường học để dạy chị em phụ nữ phải khuyến khích, lựa chọn những giáo viên thật giỏi. Những trường công nghệ, bệnh viện, thương điếm, ngân hàng, bưu điện, xe hơi, tàu thủy… cùng tất cả những ngành gì có liên quan đến tài chính nên tuyển dụng phụ nữ có trình độ học vấn cao, khiến cho họ phát huy hết tài năng để giúp cho việc quân, việc nước và có nghĩa vụ bình đẳng với nam giới. Tất cả những gì mà quốc gia khen thưởng, những vấn đề thuộc về xã hội thì người phụ nữ cũng có giá trị bình đẳng với nam giới. Điều đó, khiến cho phụ nữ trong cả nước không ai là không mong muốn làm một người mẹ anh hùng, làm một người vợ anh hùng, làm một người phụ nữ giàu lòng yêu nước. Bia đá tượng đồng tạc phường khăn yếm, việc sử dụng súng ống, lưu danh tên tuổi, việc hội ước, xông pha nơi chiến trường thì người phụ nữ so với kẻ m*y râu đều cùng giá trị. Do đó, việc giáo dục người phụ nữ là mục đích trên hết vậy.

Còn như trong khuôn khổ của một nền chính trị thì lấy việc học về công đức, học về lòng bác ái là một việc tối quan trọng. Nói người trong nước, đó là tiếng gọi chung người trong một nhà.

Nước ta phía Nam đến tận Hà Tiên, phía Bắc đến tận Lạng Sơn. Một dải núi sông, thực như nhà chung của mọi người. Cùng được sinh ra và lớn lên như trong một nhà, cùng sống và đoàn tụ như trong một nhà, cùng được trời che đất chở, thì sẽ là anh em đồng bào ruột thịt với nhau. Khi sống chơi với nhau một chốn, khi chết cùng chôn với nhau một gò. Huyết mạch từ nghìn năm, giống nòi ai để lại? Tên họ sau muôn thuở, người nào đến viếng thăm? Há đâu cứ nhìn vào các nước Hồ, Hán, Tần, Việt mà nói rằng người nước ta chẳng phải một nhà?

Đau khổ xót thương cũng đều có quan hệ xương thịt với nhau, ấp ủ, giúp đỡ nhau chẳng khác nào như thích mùa xuân vậy.

Nước ta đương buổi duy tân, tất phải khiến cho dân trong nước không có người nào là không có chỗ ở. Lại đặt viện từ thiện cảm hóa để giáo dục cho những người tàn tật đáng thương. Lập nhà nuôi trẻ mồ côi, nhà nuôi dưỡng người già yếu, nhà hộ sinh cho phụ nữ. Tất cả những trường học đó đều nhằm giáo dục những người nghèo khó, cô đơn. Phàm tất cả những trường phải chọn học sinh nam nữ là những người tốt có đạo đức và những thày giáo giàu lòng bác ái để dạy bảo, chăm sóc, trông nom, khiến cho họ cùng với quốc dân, cùng hưởng thái bình, tự do và hạnh phúc. Đến khi ấy, nền giáo dục thật hoàn thiện, không có thiếu sót gì, cũng như trời mưa to vạn vật đều tươi tốt, biển lặng sóng yên cá tôm cùng nhảy múa. Chúng ta được thấm ơn như thế, sướng biết chừng nào!

Đất đai nước ta, phía Tây sát nước Tiêm La, phía Bắc thông đến xứ Việt – Điền [8], phía Đông liền biển lớn, phía Nam tiếp đến Côn Lôn, ở giữa là tỉnh Nghệ An có 4 trấn [9], xứ Bắc Kỳ có 10 châu, Quảng Trị có 2 xứ Cam [10], Nam Kỳ có hai Xá [11], đất đai đều có thể cày cấy được, rừng có thể chăn nuôi được, núi có thể khai khẩn được. Riêng những điều đó thôi thì nước ta đã không thể đứng dưới một nước trung đẳng được. Huống hồ nước ta lại có cả đồng bằng rộng lớn, có nhiều hồ lớn và vùng đất tốt đã được cày cấy từ lâu. Nhưng vì sao cũng vẫn còn có nơi nửa văn minh, nửa dã man? Là bởi vì dân trí chưa được mở mang, nhân tài chưa nhiều, chỉ mới dùng sức chân tay mà làm chứ chưa biết dùng máy móc. Lại còn mùa màng hạn hán, thiên tai hoành hành, mất hàng nửa công sức để khai khẩn ruộng đất, bỏ hoang, đến một đấu thóc, nửa thăng thóc mà dân cũng không có mà tích trữ. Mà đất đai thì có đến hàng ngàn, vạn mẫu bỏ hoang. Triều đình có thế lực mà không biết mở mang ra, xã hội có công cụ làm ăn mà không biết vun trồng lại, đất nước ngày càng nghèo, dân càng ngày càng khổ. Thật đáng thương thay!

Khi đã duy tân rồi thì việc nghiên cứu về nông nghiệp phát triển mạnh, nghề nông ngày một tiến tới. Sức người không đủ sẽ có máy móc bổ sung hỗ trợ cho. Thiên tai bất lợi sẽ có trí tuệ con người chinh phục. Một người khai khẩn chưa xong thì xã hội giúp tiền để cùng làm cho thành. Dưới dân mà làm không xong thì triều đình sẽ đốc thúc quan lại giúp đỡ thêm. Quan đại thần trông coi việc nông phải là bậc học sĩ cao cấp. Người nghiên cứu về nông nghiệp phải sử dụng những người sành sỏi, tài giỏi về nghề nông. Rồi thì khắp mặt đất mới chứa đầy mầm châu báu, trời rộng kia mới chở hết sự mạnh giàu. Trên rừng núi không bỏ sót nguồn lợi nào, ở làng xóm tài sản không bao giờ cạn. Lúc bấy giờ, đất đai ngày một mở rộng, thế nước mạnh như nuốt các nước láng giềng. Của cải, sản vật tràn trề khắp nơi, danh giá nước ta trên thế giới ngày càng được trọng vọng. Chúng ta sung túc, giàu có đến thế, sướng biết chừng nào!

Người nước ta có sự suy nghĩ khôn ngoan, có tai mắt thông minh, so với người Châu Âu chỉ có hơn chứ không thua kém. Thế mà bao nhiêu thứ hàng hóa, vật dụng đều phải mua của nước ngoài, bao nhiêu lợi quyền đều chịu để nước ngoài nắm giữ. Các thứ dùng để ăn uống, từ thuốc cho đến trà, rượu, các đồ mặc như gấm, nhung cho đến vải lụa, nếu chẳng phải là do người nước ngoài làm ra thì cũng do người Hoa đem đến, nếu chẳng phải từ bên Tây chở sang thì cũng từ nước Thanh mang lại. Vì vụng về ngu muội nên tiền của tiêu hao, sản vật của trời đất sinh ra để cho người nước ngoài ra sức mà ăn nuốt hết. Hôm nay mặc hàng Tây, ngày mai mua đồ Hoa, ví như người này mặc hàng Hoa, người kia mặc hàng Tây. Người nước ta há lẽ nào không biết suy nghĩ, không có tai mắt mà nhìn mà nghe hay sao? Đất nước ta lẽ nào lại không có khoáng sản, không có công trường hay sao? Mà sao lại ngu dại để cho máu mỡ của mình dần dần mất hết, sớm tối tay chân nhọc nhằn vất vả đến thế? Đó là bởi triều đình không có phương pháp khuyến thợ khen nghề, xã hội không biết đấu tranh cho lợi quyền đó thôi. Người Pháp lấy cái lợi của ta bởi rằng ta ngu, thường ngày lo tìm cách ngăn lấp tri thông minh của ta, khiến cho ta quên hết mọi điều cổ hủ vậy. Đó là trước kia.

Khi đã duy tân rồi thì tai mắt người nước ta được rộng hiểu. Tâm tư trí tuệ người nước ta tất phát triển phi thường. Trường học bách công mọc đầy khắp trong nước. Thợ tìm mỏ, thợ nấu vàng, thợ điện khí, thợ cơ khí, thợ chế tạo vật phẩm buôn bán, thợ chế tạo dụng cụ dùng cho nhà nông, thợ hội họa, mĩ thuật, thợ may, cho đến hàng trăm các phẩm vật khác phục vụ cho đời sống con người đều có thợ cả. Tất cả các trường dạy thợ, đều lấy những kiến thức tối ưu nhất của Châu Âu, của Nhật Bản để giảng dạy. Ngành học về khai mỏ ngày càng tiến bộ, nguồn lợi khai mỏ ngày càng nhiều, của cải dưới lòng đất khai thác ngày càng tăng, những công nhân giỏi ngày một đông đảo. Miền núi sẽ đẹp như gấm vóc, thôn quê cũng hóa đô thành. Đến lúc ấy người nước ta đầu óc thông minh, tay chân khôn khéo rong ruổi khắp non sông đất nước, vật phẩm tuyệt đẹp đến nỗi Châu Âu, Châu Mỹ cũng phải chịu thua giá trị. Chúng ta bay nhảy đến thế, sướng biết chừng nào!

Việc đi buôn mạnh như cọp, như cá kình thì trong thế giới nước nào mà không nuốt nổi. Đi buôn bán nhà mà có gươm súng thì trong thế giới dân nào chẳng bắt được. Thật đáng thương cho nền thương mại yếu kém của ta! Thật đau xót cho giới kinh doanh thương mại của ta bị đình đốn! Hàng hóa sản vật của cải có xuất mà không có nhập, như máu mỡ chỉ có mất mà không hề tăng lên. Nhà nghèo có điều kiện bôn tẩu đó đây, nhưng mà lại không đủ sức, nhà giàu có của thừa thãi mà lại chẳng có lòng làm. Không tâm không lực thì không thể mà sinh tồn nổi trong thời đại cạnh tranh buôn bán này được. Dò xét nguyên nhân mới hay rằng: một là người nước mình không có tinh thần tin yêu nhau, hai là người nước mình không có cái chí tiến thủ mạo hiểm. Không cò lòng tin yêu nhau thì người nghèo có trí mà không cùng bàn bạc với người giàu, người giàu có của mà không chịu giúp người nghèo. Như thế xã hội đến tan nát, của cải tiêu mòn. Không biết cách làm, không biết hợp của cải lại thì buôn bán làm sao được. Không có chí tiến thủ mạo hiểm thì một đồng tiền cũng chẳng dám rời tay, huống hồ đem của cải nhiều đến hàng vạn quan tiền! Một bước cũng không dám rời cửa, huống hồ phải vượt biển rộng đến ngàn trùng! Cầm túi giữ chặt, chôn của chờ tiêu, không dám đi buôn bán xa, không dám xông pha đây đó thì làm sao mà có thể đi buôn bán được?

Khi đã duy tân rồi, dân trí ngày càng phát đạt lớn, sự học tập về thương mại ngày càng phát triển nhanh. Người nước ta có tình cảm thương yêu nhau nhiều, hợp của cải muôn người làm của chung, hợp sức muôn người thành một sức chung thì việc buôn bán trong xã hội ngày một cố kết mà chẳng tách rời nhau. Người nước ta tất sẽ dũng cảm mà có chí tiến thủ mạnh. Nhà nào có thực nghiệp [12] thì được triều đình đặc biệt chú trọng, ai có tài kinh doanh được xã hội tôn vinh thì việc buôn bán sẽ mạnh mẽ như ngọn thủy triều không sức nào ngăn cản nổi. Đến lúc đó, người nước ta đồng lòng hiệp sức, quyên góp tiền vốn lại cùng với nước ngoài đua tranh buôn bán. Thóc gạo ê chề, tơ, gỗ lạt cùng các vật phẩm xuất cảng, so với các nước khác, hàng hóa Việt Nam ta sẽ chiếm mức tối đa.

Tất cả các công ti buôn bán lớn ở các thành phố như Pa-ri nước Pháp, Bá Linh nước Đức, Luân Đôn nước Anh, Nữu Ước nước Mỹ cùng với các nước khác hết thảy đều thấy rằng nền thương mại Việt Nam là thịnh vượng nhất. Tàu buôn các nước ra vào buôn bán ở các cảng Việt Nam mỗi ngày không dưới vài ngàn chiếc. Hàng hóa tiền bạc của các nước nhập vào kho thương mại của Việt Nam mỗi ngày không dưới ức vạn đồng. Chúng ta sẽ lấy của cải mà đắp nên thành trì, trên thế giới không có loại pháo nào mà công phá nổi. Chúng ta sẽ kết tàu làm trận, thì Châu Mỹ, Châu Âu cũng dễ lướt qua như sóng vậy. Người nước ta đầy đủ và mạnh đến thế, sướng biết chừng nào.

Nếu biết lấy việc thu hoạch mùa màng là sự vui sướng thì việc dầm mưa dãi gió, vất vả sớm hôm cũng không quản ngại: biết tụ họp xóm làng ca hát là vui thì thì việc chuyển đá dời non, đắp đường mở lối cũng không thấy nhọc nhắn. Sướng thay nước Việt Nam mới! Sướng như thế đó! Người trong nước ta có ai mà không đẹp lòng? Có ai mà không nhón gót giương m*y ngẩng cổ mà trông?

Tuy nhiên, chợt nghe thì mừng, quá mừng lại ngờ vì cách thức để gây dựng nước Việt Nam, tiền của để xây dựng nước Việt Nam mới nước ta còn có người hoang mang chưa rõ. Tôi tuy là người hèn kém bất tài nhưng cũng may mắn được là người con yêu mến của nước ta, xin kính cẩn bày tỏ một số hiểu biết kém cỏi của mình sau đây để tất cả các bậc cha anh, chú bác, anh em lựa chọn lấy.
  • Mong mọi người trong nước ai ai cũng có ý chí tiến thủ mạo hiểm.
  • Mong mọi người trong nước ai ai cũng có tinh thần thương mến, tin cậy lẫn nhau.
  • Mong mọi người trong nước ai ai cũng có tư tưởng tiến bước lên nền văn minh.
  • Mong mọi người trong nước ai ai cũng có sự nghiệp thực hành yêu nước.
  • Mong mọi người trong nước ai ai cũng có sự nghiệp thực hành công đức.
  • Mong mọi người trong nước ai ai cũng có hi vọng về danh dự và lợi ích.

Sáu điều mong mỏi (Lục đại nguyện)
Tâm tư của người nước ta không phải là không thông minh, tai mắt người nước ta không phải là không tinh xảo, tay chân khí phách không phải là không hùng tráng, nhưng tại sao trong nước thì xưng là vua của dân, bên ngoài thì lại chịu làm bề tôi, cam chịu ở dưới của kẻ khác? Kể từ đời Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh cho đến Pháp ngày nay thì sự nô lệ đã khá là đấy đủ rồi, thế là bởi tại sao? Là tại vì mọi người không có ý chí mạo hiểm, tiến thủ, cho nên an phận ngu hèn, tự vui bề mềm yếu. Chỉ biết lấy việc ăn uống, trai gái làm điều kinh bang tế thế tuyệt vời, coi cửa nhà, tấm phản là đất trời cao rộng. Người khác ngồi ỉa đái lên đầu mình mà vẫn lì lợm mà nói: “Ta chỉ biết an phận”. Dân tộc khác có nuốt hết giống nòi mình thì cũng cứ ngạo nghễ mà nói: “Ta sẽ chờ đợi thời cơ”. Than ôi! Gặp thời cạnh tranh xâu xé, lòng người dữ như con rắn độc, con chim chiên đuổi con chim sẻ, con rái cá đuổi bắt con cá, có ai là miệng Phật đâu? Các anh mà không lo tiến thủ thì người ta sẽ diệt các anh, các anh mà không chịu mạo hiểm thì ai người ta thương các anh! Người nước ta cho đến nay mà còn chưa biết phấn khích lên được hay sao? Xin mọi người hãy giương m*y mở mặt, hãy vì non sông mà rửa thẹn. Người ta đều có thể trở thành anh hùng mà sao mình lại chịu thua kém hèn? Người ta đều có thể là bá vương, sao mình lại chịu làm tôi tớ? Mọi người đều có tấm lòng phấn đấu như thế thì mọi người đều có thể được độc lập. Chí tiến thủ càng mạnh, lòng mạo hiểm càng hùng, thì việc bắt sư tử, bắt cọp bằng tay không, câu cá kình ngoài biển lớn nếu sức một người không được thì hợp sức 10 người lại sẽ thành, sức 10 người không đủ thì hợp sức 100, 1000 người lại thì chắc chắn sẽ thành công. Nếu cả nước mọi người đều cùng ý chí, cùng anh hùng thì người Pháp một ngày không thể ở yên được trên đất nước ta. Đó là điều duy tân tiên phong thứ nhất.

Nước ta nhân khẩu không phải là không đông, đất đai không phải là không phì nhiêu, tài sản không phải là không dồi dào. Theo sổ công sưu của Pháp thì người nước ta có 25 triệu, nhưng kể toàn thể thì dân số không dưới 50 triệu người, thế thì dân phải nói là đông. Diện tích nước ta rộng hơn 25 vạn vuông Anh, năm thứ kim loại quý đều có cả, năm giống lúa cũng đều có, đất đai thì mầu mỡ phì nhiêu. Lúa gạo Sài Gòn (Nam Kỳ), của cải Bắc Kỳ có thể nuôi người Thanh, Ấn Độ, Mã Lai, Tiêm La, Diến Điện no đủ, huống hồ còn kể đến các ông Tây, bà đầm, chó Tây, ngực Tây, bồi Tây mặc sức bòn rút bóc lột ăn uống no say phè phỡn biết bao của cải nhà ta nữa. Thế thì phải nói của cải nước ta cũng lắm chứ. Người nước ta đông, đất đai phì nhiêu, tài sản dồi dào như thế, dù làm việc gì mà chẳng thành công được. Thế nhưng mà con người vẫn kh*n n*n, chịu làm nô lệ, sản vật bị tan nát hao mòn, buôn bán thì quẫn bách, nghề nông thì đình đốn, bách công thì sứt mẻ vụng về! Ô hô! Trời có phải là eo hẹp với ta đâu? Đất có phải là hiểm trở đối với ta đâu? Xét lí do vì sao như thế mới hay rằng: Chẳng qua người trong nước ta không có tinh thần yêu mến, tin yêu nhau, cho nên mới coi anh em đồng bào như người nước Tần, nước Việt, đối xử đồng chủng như giặc thù. Nhà nào cũng đắp tường ngăn dậu, cửa nhà nào cũng khoét lỗ đắp hang, đưa nửa đồng tiền cho anh em mà nặng như 5 cân, bạn bè thân thuộc cách nhau gang tấc mà lòng xa vạn dặm, lại còn chửi bóng gió lẫn nhau; đau ốm không quan tâm lẫn nhau. Nhà tôi cứ hát xướng mặc cho nhà anh than khóc; xóm Đông cứ việc no say mặc cho xóm Tây đói khát. Đương khi giang sơn tro tàn cần cộng sức chân tay lại giúp đỡ mà sao lại còn riêng danh, riêng lợi, lìa đức, lìa lòng? Chủng tộc sắp bị diệt như sợi tơ sắp đứt, nỡ nào lại còn giơ cánh tay đánh nhau? Họa đã đến gần cả ba họ mà sao anh em vẫn đánh nhau ở trong nhà, ghen ghét nhau, ngờ nhau. Thật hết chỗ nói? Than ôi! Thế lực có đông đủ mới thành, cơ sở phải tập trung đầy đủ mới nên được vậy! Diễn một trò vui, làm một tiệc vui, chí ít cũng có tới vài mươi người, huống chi lo liệu cái lợi hàng ức triệu. Dựng công lao lại cho núi sông mà bảo lấy tâm lực của một vài người làm để làm, quyết không thể nào làm được! Chi bằng hãy kết đoàn thể, liên tính tình, tập trung mưu kế, hợp tiền của, vứt bỏ hết lòng ghen ghét nhau, cùng nhau một đường sống chết. Lấy của cải của nghìn vạn người làm của chung, lấy sức của ngàn vạn người làm sức chung, áo tôi anh mặc, cơm tôi anh ăn, anh đau ốm tôi mang thuốc cho anh uống, nhà tôi tối lấy đèn anh mà thắp sáng, ngàn vạn người chung vai mà gánh vác, nặng mấy cũng mang nổi. Ngàn vạn người chung tay mà đỡ, yếu mấy cũng vực lên được. Người nước ta ai ai cũng thành thực cùng thương yêu nhau, tin nhau như thế thì trong mắt ta còn thấy có người Pháp nữa hay không? Đó là điều duy tân tiên phong thứ hai.

Thời nay, người nước ta nói trong mắt không thấy có xe hơi, tàu thủy; trong tai không nghe tiếng súng Tây, pháo Tây, trong lòng không biết việc học theo Tây, kĩ xảo của Tây, thực không phải thế. Thế thì mắt thấy gì mà như mù, tai nghe gì mà như điếc, lòng biết gì mà như dại như say là tại sao? Xét nguyên nhân thì một là người nước ta sống một cách nhớn nhác, hai là sống một cách dằng dai theo nếp cũ mà không chịu đổi mới. Các môn học như quang học, động học, hóa học, lí học khi nghiên cứu tới chúng thì cho rằng khó khăn vất vả, có bắt chước theo thì cũng lơ mơ, mù tịt. Người lớn tuổi ngày càng không còn mấy, người trẻ tuổi thì vợ con trói buộc. Xe hơi, tầu thủy để cho người khác làm cả, còn ta thì làm đầy tớ cho người Pháp. Súng Tây, pháo Tây để cho người Pháp làm, còn ta thì làm chó cho người Pháp. Ta không có học thuật như Tây, nhưng cũng đường đường là một ông tiến sĩ, cử nhân Việt Nam! Ta không có kĩ nghệ như Tây, nhưng mà cũng đàng hoàng là người thông sự ở Phủ Toàn quyền, là người phán sự ở Tòa Công sứ! Suy ra như thế thì thấy rằng kiến thức, khả năng bàn luận của ta làm sao mà biết hỏi đáp được văn mình là cái gì? Vả lại mọi thứ vật dụng tinh xảo, bền đẹp, nếu mình không chế tạo ra thì ở trên trời rơi xuống chăng? Một cái đài cao đẹp nếu chẳng phải do xây đắp nên thì nó ở dưới biển trồi lên hay sao? Sự nghiệp văn minh nếu không từng bước thực hiện thì tự nó đến với mình sao được? Người ta có máy móc, sao ta không tự mình mà làm? Người ta biết đổi mới, sao chỉ riêng mình là cổ hủ? Viêc học tập tinh thông các nghề ở Anh, Nhật, Đức, Mỹ tuy nhanh cũng phải đến hai năm, ta cũng đừng cho đó là điều khó. Các khoa học về binh, công, nông, thương tuy họ học nhanh cũng phải đến năm năm, ta chớ cho rằng học tinh tường như thế mà chán nản. Muốn học kĩ năng của các nước, trước hết phải học ngôn ngữ, văn học, luyện cách phát âm, cách nói của các nước đó thật nhuần nhuyễn đã, hoặc một năm, hoặc hai năm, nếu là người có chí thì phỏng có khó gì. Ta muốn lên vũ đài của văn minh, muốn hấp thụ hết những tinh túy của nước ngoài, đều phải tự mình đi khắp các kinh đô, đô thành của các nước, dù phải chịu cảnh đắt đỏ gạo châu củi quế, dù tốn kém tiền bạc thì người có sức lực há sợ gì tốn kém. Ta muốn vượt lên trên chiến lũy của văn minh, nếu nước khác phải đi một tháng mới đến đích, thì ta phải gắng sức đi đến đích chỉ một vài tuần, người khác có đôi chân đi được ngàn dặm thì ta phải cố đi được vạn dặm. Mới đầu thì ta lấy họ làm thầy, sau ta sẽ lại làm thầy của họ. Nước Nhật Bản bân giờ, có khác gì nước Việt Nam ngày mai. Đó là điều duy tân tiên phong thứ ba.

Sóng gió lớn thì biển phải dâng, ai có mắt cũng đều thấy rõ. Mưa dông to sấm chớp rầm trời, hỏi hồn nào mà không tỉnh lại? Người nước ta bây giờ nói đến yêu nước, đánh chuông trống yêu nước cũng biết bao rồi. Tuy nhiên, chỉ nói thôi mà không làm, đó là lời nói ở đầu lưỡi vậy. Biết mà không làm thì sự hiểu biết đó có khác chi hồ bột ở trong lòng. Núi sông ta đã 50 năm nay như say mà chết. Ô hô! Có thể như vậy được sao? Chí khí của kẻ trượng phu còn đương sống đây, sao không biết bay nhảy theo thời? Tôi xin bái chúc đồng bào ta: kính xin bày tỏ cùng đồng bào ta có hai phương kế phải thực hành.

Tưới máu tươi mà trừng phạt kẻ gian nô, hãy vì việc nghĩa mà trả thù cho đồng bào;
Đem mồ hôi nghĩa mà mưu nghiệp tốt, hãy quyên góp tiền mà mưu nghiệp lớn.


Tôi rất hổ thẹn vì không có khả năng làm được như thế, còn như đồng bào ta đây có ai mà không được? Mười ông Nhiếp Chính, trăm ông Kinh Kha [13] thì trong thế giới này không có khả năng nào mà không làm được! Một ông Tử Phòng, hai ông Lỗ Túc [14] thì núi sông đều có thể chuyển xoay gánh vác được. Đó là điều duy tân tiên phong thứ tư.

Tiếng tăm về công đức, đường phố ngõ thôn đâu đâu cũng bàn tới, chỗ nào cũng cho là hay cả. Phong trào làm theo công đức, từ phụ nữ đến trẻ con nhi đồng, mọi người đều làm theo cả. Xin hỏi đồng bào ta ngay bây giờ: Da thịt đâu? Xương tủy đâu? Hồn phách đâu? Phải nên xem xét rõ để phân biệt hay không xét để phân biệt? Việc xem xét phải ở thực tế, việc nghiên cứu phải dựa vào hình ảnh có thực, không được bên Tây cái mâu và bên Đông cái thuẫn, không được như ngọc châu nước Tần với ngọc bích nước Triệu [15]. Cung của người nước Sở thì người nước Sở mới được dùng [16] không được lấy gì làm của riêng, dù là rất nhỏ cũng không được làm điều mờ ám. Từ một người cho đến một nước, hỏi có sự việc gì mà lại không thể làm được điều công đức? Ôi điều công đức! Đồng bào ai ai cũng nói đến công đức, mong mọi người hãy làm điều công đức. Người anh có lỗi lầm, không được hại người em. Người em có tài trí cũng phải dạy cho người anh cùng có. Tính mạng còn có thể đổi cho nhau được, huống hồ của cải tiền bạc lại không thể cho nhau được sao. Thân thể còn có thể cùng chung, huống chi là mảnh áo da ngựa không thể chung nhau được sao? Nước là nước ta, ta chỉ có biết có nước mà thôi. Mọi người ai ai cũng có tư tưởng hết lòng lo lắng, người nào cũng phải đem hết nghĩa vụ của mình ra đóng góp cho đất nước. Nếu anh đau ốm thì tôi thấy lo lắng buồn thương như cùng chung cái đau của một cơ thể, người kia cùng đi trên một con đường vất vả, há đâu phải hai con đường mà tính toán suy bì? Rồi sau đó sẽ tập hợp liên kết đông đảo tối đa con em ta lại để cùng tranh giành với một nhóm tối thiểu người Pháp, người Pháp liệu có may mắn thoát chết được không. Đó là điều duy tân tiên phong thứ năm.

Nói về đạo đức thì kẻ sĩ tránh nói về danh, nói về cốt cách của người anh hùng thì người ta tránh bàn tới điều lợi. Than ôi! Danh và lợi làm tổn thương tới đạo đức, cũng làm phương hại tới người anh hùng hay sao? Sợ rằng chưa biết rõ cái chân thực của những điều ham muốn đó thôi. Vì cái danh trong sớm tối mà xét rằng nó không bao giờ thay đổi, thì cũng tức là giữ lại một cái gì xấu xa nhất; vì cái lợi trước mắt nhưng một khi thế cục đã chuyển vần mà không chịu sửa đổi thì sẽ phải gặp một cái họa khôn cùng. Những điều ấy nếu gọi đó là danh thì không thể là cái danh thực được. Nếu thực sự ham muốn làm cái danh thực thì cái danh đó muôn đời cũng chẳng ai dị nghị. Cũng như các ông Hoa Thịnh Đốn [17], Tây Hương Long Thịnh [18] cũng là vì cái danh thực mà đô thành nước Mỹ rất trọng cái giá trị tự do của ông, nên ở Đông Kinh dựng tượng đồng ông như là một mẫu đài kỉ niệm. Lòng hi vọng danh dự của hai người ấy, thật là điều sung sướng vô hạn. Mong rằng người nước ta ai ai cũng làm theo cái danh như thế. Những cái đó mà gọi là lợi thì cũng chẳng thể gọi là cái lợi chân chính. Nhưng nếu ham muốn làm điều thực thì cái lợi tất sẽ đến với mình mà muôn dân cũng được nhờ ơn. Như việc mở mang Châu Phi hao tổn biết bao là tiền của, như việc đào Kênh Tô Di Sĩ [19] tốn biết bao mồ hôi xương máu. Hai việc đó rõ ràng là lợi phi thường vậy. Mất hơn mười năm phí tổn mà có được một châu lớn như thế, dời được nghìn vạn dân đến ở, tốn hơn 10 trăm triệu đồng mà chuyển được bao nhiêu hàng hóa từ biển Đông sang biển Tây. Con đường vận chuyển đó, tuy rằng đó là sự hi vọng lợi ích của một vài nước, nhưng cái lợi đã được thỏa nguyện. Mong người nước ta ai cũng đều làm được điều lợi.

Cơ bản mà nói thì danh một ngày với danh muôn đời, danh nào hơn? Có cái lợi riêng của mình với cái lợi của cả nước thì lợi nào lớn hơn? Chọn lấy cái danh hay thì dù muốn chết cũng chẳng từ; vứt đi nghìn vàng cũng không tiếc để cầu cho được cái danh dự cũng cứ phải mua, đó mới là làm theo cái danh thực. Chọn được cái lợi lớn thì dù cái quyền lợi của nước phải lấy sắt và máu để giành lại, văn minh phải lấy thân mình, nhà mình ra mua đề cầu cho được cái lợi ích cũng cứ phải hợp lại, đó mới là làm theo cái lợi ích chân chính vậy. Người nước ta đều có hi vọng về danh dự và lợi ích thì nước Việt Nam ta lại không giàu không cường thịnh được sao? Đó là điều duy tân tiên phong thứ sáu.

Có làm được sáu điều mong muốn ấy thì mới có được mười điều sung sướng. Thực hiện được sáu điều mong muốn ấy thì tất cả mọi quyền hành tự ta ta cầm, khuôn phép tự ta ta đúc. Trời không thể đoạt được cái mong muốn đó của ta, đất không thể giữ được cái then chốt đó của ta. Nếu người trong nước ta đều đồng lòng thì việc dời đất trời, xoay sông núi đều làm dư sức. Người nước ta há lẽ nào lại tụt lùi mà không làm được hay sao? Gom chí khí của muôn người để xây nên thành cao ngút trời, góp trí tuệ lớn rung chuyển cả núi cao thì biển nào mà không lấp nổi. Xin cúi đầu lạy, xin cúi đầu chào nước Việt Nam mới muôn muôn năm! Đồng bào nước Việt Nam mới muôn muôn năm!
------------------
(Nguồn: Phan Bội Châu, Tân Việt Nam. Bản điện tử được thực hiện từ ấn bản của Cục Lưu trữ Nhà nước năm 1989, do Võ Văn Sạch dịch và chú thích, Đinh Xuân Lâm viết lời giới thiệu, tr. 19-46)

Chú giải:
[1] Dân số nước ta lúc đó có lẽ chỉ khoảng 25 triệu dân.
[2] Ở đây cụ Phan Bội Châu không nhắc tới nhà Thanh. Chúng tôi cũng chưa rõ vì lí do gì. Nhưng có thể do nhà Thanh chưa đặt được ách nô lệ trên nước ta, hoặc do Phan Bội Châu có ý tránh không đụng chạm đến Trung Quốc ở đó đang có nhiều người yêu nước Việt Nam hoạt động.
[3] Chỉ nước Thái Lan ngày nay
[4] Chỉ tên vua
[5] Chỉ bọn quan lại
[6] Chỉ người lính đánh thành
[7] Tức Bộ Giáo dục
[8] Tức hai tỉnh Quảng Đông và Vân Nam của Trung Quốc
[9] Trấn Ninh, Trấn Định, Trấn Biên, Trấn Tĩnh
[10] Cam Lộ, Cam Linh
[11] Thủy xá và Hỏa xá
[12] Ở đây, ý chỉ một trong các ngành nghề như nghề nông, nghề công, nghề thương cùng tất cả các công việc làm cho mối lợi được phát triển mạnh.
[13] Nhiếp Chính, Kinh Kha: hai người kiếm khách đời Chiến Quốc. Nhiếp Chính đâm Hàn Tường, Kinh Kha mưu sát Tần Thủy Hoàng. Sau người ta thường gọi chung hai người là Nhiếp Kinh. (Các chú thích trong bài đều của người dịch.)
[14] Tử Phòng: tên tự của Trương Lương người nước Hàn. Sau khi Hàn bị Tần diệt, để báo thù, Trương Lương đã giúp nhà Hán diệt Tần, nhưng sau đó đã trả ấn phong hầu mà đi tu tiến. Lỗ Túc: tự là Tử Kinh, người nước Ngô thời Tam Quốc, là người có tráng tiết và hảo tâm, được Chu Du tiến cử lên Tôn Quyền. Có công giúp Chu Du đại phá Tào Tháo trong trận Xích Bích.
[15] Tần là tên một nước mạnh đời Chiến Quốc ở vào đầu địa phận tỉnh Thiểm Tây bây giờ. Theo Sử kí, vua Tần tin vua Triệu có ngọc bích quý, muốn đoạt viên ngọc đó, bèn sai đưa thư vờ xin đổi 15 thành. Nhưng nhờ có mưu thần Lạn Tương Như mà vua Triệu vẫn giữ được viên ngọc quý đó mà không bị mất vào tay vua Tần.
[16] Sở là một nước lớn đời Xuân Thu ở vào vùng Hồ Bắc – Hồ Nam bây giờ, nổi tiếng về giỏi săn bắn. Vua nước Sở đi săn bị mất cung, có người nói rằng cung đó lại do người nước Sở bắt được, không lạc đi đâu cả. Ý nói của ai thuộc người đó, không xâm phạm đến đất đai, tài sản của người khác.
[17] Hoa Thịnh Đốn: George Washington (1732-1799) là tổng tư lệnh trong cuộc chiến tranh giành độc lập cho nước Mỹ. Năm 1789 được cử làm Tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
[18] Tây Hương Long Thịnh: Saigo Takamori (1828-1877) là người có công đầu trong cuộc Duy Tân của Nhật Bản, từng giữ chức vụ tham mưu đại đô đốc từ năm Minh Trị và từng làm đại tướng lạc quân, có nhiều công lao trong việc xây dựng nước Nhật hùng cường.
[19] Kênh Tô Di Sĩ: kênh Suez nối liền Địa Trung Hải với Hồng Hải, chiều dài 161 Km từ Port Said đến Cảng Suez. Việc đào kênh để rút ngắn con đường biển nối liến Âu Á do kĩ sư Ferdinand de Lesseps đế xuất thực hiện và khánh thành vào năm 1869.

Nguồn: Ấn bản của Cục Lưu trữ Nhà nước năm 1989

Thanked by 2 Members:

#215 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 16/04/2015 - 18:41

MỘT CÂU CHUYỆN RẤT CẢM ĐỘNG
DÀNH CHO NHỮNG NGÀY THÁNG TƯ
Xin giới thiệu cùng các bạn câu chuyện đầy tính nhân văn được kể lại bởi một người tù cải tạo cũ. Đó là câu chuyện về tình người hiếm có giữa một quản giáo của bên thắng cuộc với các anh em tù cải tạo những năm cuối thập niên 1970, tại một trại cải tạo ở miền Bắc. Người tù cải tạo sau vượt biên trở thành một công dân Na Uy, lại có dịp được trả ơn người quản giáo cũ, lúc đó đã là một người bệnh hoạn, gia đình ly tán. Một câu chuyện thấm đẫm tình người và nước mắt được người trong cuộc kể lại với tất cả chi tiết cụ thể, tưởng như trong một vở kịch được dàn dựng sẵn. Một an ủi hiếm hoi cho những ai đã trải qua những năm tháng ở tận cùng đáy vực của cuộc sống và nay tiếp tục nghe bài ca chiến thắng đang vang lên như những nhát cứa vào lòng. Xin cảm ơn chủ nhân trang web

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đã có một chọn lựa tuyệt vời khi phổ biến bài viết rất đáng đọc trong những ngày tháng tư này.
Câu chuyện khá dài, xin các bạn kiên nhẫn đọc.
Trân trọng
LN – 16.4.2015
(theo facebook)

************
Ở CUỐI HAI CON ĐƯỜNG

Những năm “cải tạo” ở miền Bắc, tôi được chuyển đi khá nhiều trại. Từ Lào Cai, xuống Hoàng Liên Sơn, rồi Nghệ Tĩnh. Khi mới đến Hoàng Liên Sơn, tôi được đưa đến trại Hang Dơi, nằm sâu trong núi. Đây là một vùng sơn lâm chướng khí, nên chỉ mới gần hai năm mà tôi đã có hơn 20 người bạn tù nằm lại vĩnh viễn ở dưới sườn đồi.
Sau đó, tôi được chuyển về trại 6/ Nghĩa Lộ. Trại này nằm gần Ban chỉ huy Tổng Trại, và cách trại 5, nơi giam giữ gần 30 tướng lãnh miền Nam, chỉ một hàng rào và mấy cái ao nuôi cá trám cỏ. Ban ngày ra ngoài lao động, tôi vẫn gặp một vài ông thầy cũ, kể cho nhau nghe đủ thứ chuyện vui buồn.
Ngày nhập trại, sau khi “biên chế” xong, cán bộ giáo dục trại đưa 50 thằng chúng tôi vào một cái láng lợp bằng nứa, nền đất, ngồi chờ “đồng chí cán bộ quản giáo” đến tiếp nhận. Vài phút sau, một sĩ quan mang quân hàm thượng úy đi vào láng. Điều trước tiên chúng tôi nhìn thấy là anh ta chỉ còn một cánh tay. Một nửa cánh tay kia chỉ là tay áo bằng kaki Nam Định, buông thỏng xuống và phất phơ qua lại theo nhịp đi của anh. Không khí trở nên ngột ngạt. Không nói ra, nhưng có lẽ trong đám tù chúng tôi ai cũng có cùng một suy nghĩ: – Đây mới đích thực là nợ máu đây, biết trả như thế nào cho đủ?
Nhưng bất ngờ, người cán bộ quản giáo đến trước chúng tôi, miệng nở nụ cười. Nhìn khuôn mặt hiền lành, và ánh mắt thật thà, chúng tôi cũng bớt lo âu.
Bằng một giọng đặt sệt Nghệ Tỉnh, anh quản giáo giới thiệu tên mình: Nguyễn văn Thà, rồi “báo cáo” môt số nội quy, yêu cầu của Trại. Anh đưa cho anh đội trưởng một tập vở học trò, phát cho anh em mỗi người một tờ giấy để làm bản “lý lịch trích ngang”. Tôi đang ngồi hý hoáy viết cái bản kê khai lý lịch ba đời với bao nhiêu thứ “tội” dưới biển trên trời mà tôi đã thuộc lòng từ lâu lắm – bởi đã phải viết đến cả trăm lần, ngay cả những lần bị đánh thức lúc nửa đêm – bỗng nghe tiếng anh quản giáo hỏi:
– Trong này có anh nào thuộc Sư 23?
Tôi im lặng giây lát rồi lên tiếng:
– Thưa cán bộ, có tôi ạ.
– Anh ở trung đoàn mấy.
– Trung Đoàn 44.
– Vậy anh có tham dự trận đánh Trung Nghĩa ở KonTum đầu mùa hè 1972?
– Vâng, có ạ.
Anh quản giáo đưa cánh tay bị mất một nửa, chỉ còn cái tay áo đong đưa, lên:
– Tôi bị mất cánh tay này trong trận đó.
Nhìn qua anh em, thấy tất cả mọi con mắt đều dồn về phía tôi. Để lấy lại bình tĩnh, tôi làm ra vẻ chủ động:
– Lúc ấy cán bộ ở đơn vị nào?
– Tôi ở trung đoàn xe tăng thuộc Sư 320.
Anh quản giáo rảo mắt nhìn quanh, rồi hạ giọng tiếp tục:
– Trận ấy đơn vị tôi thua nặng. Cả một tiểu đoàn tăng của tôi còn có 2 chiếc. Chiếc T54 của tôi bị bắn cháy. Tôi thoát được ra ngoài, nhưng bị các anh bắt làm tù binh.
– Sau đó cán bộ được trao trả? tôi hỏi.
– Tôi bị thương nặng lắm, do chính đạn trong xe tôi phát nổ. Tôi được các anh đưa về quân y viện Pleiku chữa trị. Nhờ vậy mà tôi còn sống và được trao trả tù binh đợt cuối cùng năm 1973, sau khi có hiệp định Ba Lê.
Dạo đó, miền Bắc, đặc biệt trên vùng Hoàng Liên Sơn, trời lạnh lắm. Mỗi láng được đào một cái hầm giữa nhà, đốt những gốc cây được anh em nhặt ngoài rừng, sau giờ lao động, mang về sưởi ấm. Tối nào, anh quản giáo cũng xuống sinh hoạt với anh em. Gọi là sinh hoạt, nhưng thực ra anh chỉ tâm tình những chuyện vui buồn đời lính, thăm hỏi hoàn cảnh của anh em tù, và khuyên anh em nên cố gắng giữ gìn sức khỏe, đừng làm điều gì sai phạm để không phải nghe mấy ông cán bộ nặng lời. Anh thường nói:
– Tôi rất đau lòng, khi thấy các anh phải nghe những lời thô lỗ. Tôi biết các anh đều là những người có trình độ văn hóa và ai cũng đã từng chỉ huy.
Mùa đông, không trồng trọt được, nên khẩu phần ăn của một người tù chỉ có một miếng bánh mì đen bằng hai ngón tay, hoặc lưng một bát bắp hạt. Phần thiếu ăn, một phần ẩm ướt thiếu vệ sinh, nên nhiều anh em tù bị bệnh kiết lỵ. Thuốc men hoàn toàn không có, nên bệnh kéo dài lâu ngày. Nhiều người đứng không vững.
Một buổi chiều cuối đông, mưa phùn rả rích, sương mù giăng kín cả thung lũng trại tù, cả đám tù chúng tôi ngồi co ro trong láng, cố nhai từng hạt bắp cứng như viên sỏi, nhìn ra cánh đồng phía trước, thấp thoáng một người mang áo tơi (loại áo mưa kết bằng lá cây) chạy lúp xúp từ chỗ này đến chỗ khác, cho đến khi trời tối.
Đêm đó, như thường lệ, anh Thà xuống sinh hoạt với anh em bên bếp lửa. Anh bảo nhỏ anh đội trưởng:
– Tôi để một giỏ cá đàng sau láng. Trước giờ ngủ, anh ra mang vào, chia cho mấy anh bị bệnh kiết lỵ đang mất sức để các anh bồi dưỡng. Nhớ giữ kín, đừng để trên biết.
Bây giờ anh em mới hiểu, người mà chiều nay, đặt lờ bắt cá ngoài đồng ruộng chính là quản giáo Thà. Ai cũng cảm động.
Biết là anh em tù bị đói triền miên, nhất là sau mùa đông dài, một buổi sáng đầu mùa xuân, quản giáo Thà đưa cả đội 50 người tù lên một đồi trồng toàn sắn của một hợp tác xã nào đó. Sắn đầu mùa, củ còn nhỏ. Anh chỉ cho anh em cách đào lấy củ mà thân sắn vẫn còn nguyên; đào mấy cái bếp “Hoàng Cầm” để luột sắn mà không ai phát hiện có khói. Anh dắt hai anh tù xuống đồi xách hai thùng nước mang lên, căn dặn anh em thay phiên nhau luột sắn ăn cho no. Anh đích thân ở lại đứng gác, nếu có ai vào, anh vờ ra lệnh “chuẩn bị đi về”, anh em tức khắc dấu hết “tang vật” xuống một cái hố đã đào sẵn.
Dường như đó là cái ngày duy nhất mà 50 người tù chúng tôi được no -dù chỉ là no sắn-
Không biết tối hôm ấy, trong giờ “giao ban”, quản giáo Thà đã báo cáo với ban chỉ huy trại là đội tù của chúng tôi đã phát được bao nhiêu hecta rừng?
Mỗi lần ra bãi thấy anh em lao động nặng nhọc, anh Thà bảo nhỏ:
– Anh em làm việc vừa phải, khi nào mệt thì ta nghỉ. Nhớ giữ gìn sức khỏe, vì thời gian cải tạo còn dài lắm.
Vào một dịp Tết, cầm giấy nghỉ phép trong tay, nhưng anh không về nhà, mà ở lại với anh em. Số tiền lương vừa lãnh được, anh mua mấy bánh thuốc lào, vài ký kẹo lạc, biếu anh em ăn tết. Lần ấy, anh tâm sự thật nhiều với anh em:
– Lần bị thương năm 1972 ở Kontum, tôi nghĩ là tôi đã chết. Vết thương quá nặng, lại phải nằm trong rừng rậm một mình, không có thức ăn, nước uống. Trong lúc tuyệt vọng nhất, tôi bất ngờ được một đơn vị của Sư 23 các anh phát giác. Các anh băng bó vết thương, cho tôi ăn uống, tận tình săn sóc tôi như một người đồng ngũ. Các anh luân phiên khiêng tôi ra khỏi khu rừng rậm, gọi máy bay tản thương đến đưa tôi về bệnh viện. Trời tối, máy bay chưa xuống được, đảo mấy vòng, thì vị trí bị lộ. Các anh bị pháo kích, may mà không có ai bị thương. Các anh lại phải vội vàng di chuyển đi nơi khác. Cả khu rừng chỉ có một khe đá là nơi trú ẩn an toàn, các anh lại dành cho tôi, rồi phân tán mỏng. Tôi được hai anh y tá săn sóc suốt cả đêm. Người chỉ huy hôm ấy là một anh rất trẻ, mang quân hàm trung úy, mấy lần ôn tồn hỏi thăm tôi và khuyên tôi cố gắng để được đưa về quân y viện chữa trị. Anh còn cho tôi nửa bao thuốc lá còn lại của anh, bảo tôi hút thuốc để quên bớt cơn đau của vết thương. Sáng sớm hôm sau, tôi được máy bay tản thương đưa tôi về quân y viện Pleiku. Ở đây, mặc dù tôi phải nằm riêng, nhưng được bác sĩ các anh chăm sóc tận tình. Tất cả đã đối xử với tôi như người đồng đội. Có lần, một phái đoàn đến ủy lạo thương binh các anh, họ cũng đến thăm, cho tôi quà, và an ủi tôi thật chân tình. Vết thương vừa lành, thì tôi được lệnh trao trả tù binh. Khi chia tay, bệnh viện còn cho tôi nhiều thuốc men và một số đồ dùng. Lòng tôi tràn ngập cảm xúc. Tôi nghẹn ngào trước tình con người, tình dân tộc mà các anh đã dành cho tôi. Tình cảm ấy tôi chôn chặt tận đáy lòng, không dám tâm sự cùng ai, vì lòng tôi lúc nào cũng nghĩ đến vợ con tôi, và nhất là người mẹ già gần tuổi 80 đang ngày đêm mong chờ tôi trở về.
Anh cố gắng giữ bình tĩnh, nhưng rõ ràng là giọng nói của anh sắp nghẹn ngào.
– Khi về lại ngoài Bắc, người ta có còn tin cậy anh không? – một anh tù hỏi.
– Ngay sau khi được trao trả, tôi phải vất hết thuốc men và những thứ các anh cho. Tôi cố dấu mấy viên thuốc trụ sinh phòng nhiễm trùng, nhưng họ khám xét kỹ quá, tôi phải tìm cách vất đi. Trước khi đưa về Bắc, chúng tôi được học tập hơn một tháng, làm kiểm điểm và lên án sự đối xử tàn ác của các anh. Tôi thấy xấu hổ lắm khi nói điều ngược lại, nhưng rồi ai cũng thế, không thể làm khác hơn. Chính vì vậy mà lòng tôi cứ dằng vặt mãi cho đến hôm nay.
Thời gian vàng son của năm mươi người tù đội 4 trại 6/ Nghĩa Lộ, Hoàng Liên Sơn, kéo dài không quá sáu tháng.
Một buổi sáng sớm, khi sương mù còn vương trên thung lũng trại tù, một người đạp chiếc xe đạp vội vã rời ban chỉ huy trại. Sau xe đèo theo một cái rương bằng gỗ và một túi đeo lưng bộ đội. Một vài anh em nhận ra anh Thà và báo cho anh em. Cả một đội năm mươi người tù vừa mới thức dậy, còn ngái ngủ, chạy ùa ra sân, vẫy tay gọi. Anh Thà không nhìn lại, đưa cánh tay chỉ còn một nửa lên vẫy vẫy, rồi biến dạng trước cổng trại.
* * *
Chiếc thuyền nhỏ mang theo trên 30 người vượt biển, trong đó có tôi và ba người bạn cùng tù ở Nghĩa Lộ ngày trước, ra đến hải phận quốc tế hai ngày thì gặp bão. Chúng tôi may mắn được một chiếc tàu chuyên chở dầu hỏa của vương quốc Nauy, trên đường từ Nhật sang Singapore, cứu vớt. Hai ngày đêm trên tàu là cả một thiên đường. Từ vị thuyền trưởng đến anh thủy thủ, chị bác sĩ, y tá, đều hết lòng săn sóc lo lắng cho chúng tôi. Hôm rời tàu để được chuyển đến trại tị nạn Singapore, chúng tôi quá xúc động không ai cầm được nước mắt. Tất cả thủy thủ đoàn đều ra đứng thành hai hàng dài trên boong tàu, ai nấy đều khóc sướt mướt ôm lấy từng người chúng tôi mà chia tay. Rồi những ngày sống trong trại, chúng tôi được thầy cô giáo và ông đại sứ Nauy, thường xuyên có mặt lo lắng cho chúng tôi đủ điều. Chúng tôi vừa xúc động vừa đau đớn. Nỗi đau của một người vừa mới bị anh em một nhà hành hạ, đuổi xô đến bước đường cùng, phải bỏ nhà bỏ xứ để thoát thân trong cái chết, bây giờ lại được những kẻ xa lạ không cùng ngôn ngữ, màu da, màu tóc, lại hết lòng đùm bọc yêu thương. Mang cái ân tình đó, chúng tôi chọn Nauy là nơi tạm gởi phần đời còn lại của mình.
Bốn anh em, những người cùng tù Nghĩa Lộ năm nào, được sắp xếp ở gần nhau. Mỗi ngày gặp nhau đều nhắc lại những năm tháng khốn khổ trong tù. Đặc biệt khi nhắc tới quản giáo Thà, ai trong chúng tôi cũng ngậm ngùi, nghĩ đến một người không cùng chiến tuyến mà còn có được tấm lòng. Sau lần bị “hạ tầng công tác” ở trại tù Nghĩa Lộ, không biết anh đi về đâu, nhưng chắc chắn là bây giờ cũng vất vả lắm.
Sau hai năm theo học, tôi được nhận vào làm trong ngân hàng bưu điện trung ương. Tại đây, tôi quen với Kenneth Hansen, một bạn đồng nghiệp còn trẻ tuổi, lại ở gần nhà, nên sau này trở nên thân tình. Anh ta là sinh viên đang theo học về kinh tế, chỉ làm việc thêm ngoài giờ học. Làm chung gần một năm, thì anh bạn Nauy này lại được nhận vào một công ty lớn và sang làm việc ở chi nhánh bên Ấn Độ.
Bẵng đi vài năm, bất ngờ một hôm anh gọi điện thoại báo là sẽ đến thăm tôi và đem đến cho tôi một bất ngờ. Và đúng là bất ngờ thật, vì cùng đến với anh là một người con gái Việt nam. Anh giới thiệu với vợ chồng tôi, đó là vị hôn thê của anh.
Cô gái tên Đoan, nói giọng Hà Nội chính tông. Gặp chúng tôi ở một nơi xa lạ, cô vui mừng lắm, nhưng khi nhìn thấy tấm ảnh của tôi treo trên tường, mang quân phục và cấp bậc của quân đội VNCH, cô có vẻ ái ngại. Biết vậy, chúng tôi cũng niềm nỡ, đùa cợt cho cô được tự nhiên. Cô cho biết cô là bạn thân với nữ ca sĩ Ái Vân từ lúc hai người còn đi học ở Hà Nội. Sau sáu năm du học ở Đông Đức, rồi Liên Xô, cô được sang thực tập tại Ấn Độ. Chính tại đây cô có dịp gặp và quen với chàng trai Nauy này. Khi ấy cô đã có chồng và một đứa con trai. Người chồng trước cùng du học ở Liên Xô, sau này trở thành một cán bộ cao cấp trong ngành dầu khí tại Hà Nội. Sau thời gian thực tập ở Ấn Độ trở về, cô được bạn bè và người thân cho biết là anh chồng đã cặp một cô gái khác chỉ một vài tuần sau ngày cô đi. Cô đem việc này nói phải trái với chồng, lại bị anh ta hành hung và nói những lời thô lỗ. Cô vừa buồn vừa giận, bỏ chồng, xin sang học tiếp chương trình Tiến sĩ tại một đại học ở Đông Đức.
Sau ngày bức tường Bá Linh ô nhục bị nhân dân Đức phá sập, nước CHND Đức (Đông Đức) bỗng chốc không còn nữa. Cô không về nước mà tìm cách trốn sang Tây Đức. Qua một thời gian hết sức khó khăn, cô may mắn liên lạc được với anh Kenneth Hansen, để được bảo lãnh sang Nauy. Biết cô thuộc gia đình một đảng viên cộng sản cao cấp, bởi cô được du học ở nhiều nước thuộc khối cộng sản trước đây, nhưng tôi không hỏi vì sợ cô ngại. Sau này chính Kenneth Hansen cho biết bố của cô trước kia là đại sứ Việt Nam tại Liên Xô cũ. Sau ngày Liên Xô sụp đổ, kéo theo sự tan vỡ của toàn khối cộng sản Đông Âu, ông xót xa nhìn ra được một điều gì đó. Trở về Việt Nam, ông không còn được nhà nước Cộng sản trọng dụng, trở thành kẻ bất mãn, cả ngày nằm nhà không tiếp xúc một ai.
Sau một thời gian, được cấp quốc tịch Nauy, cô Đoan trở về Việt Nam thăm gia đình, đặc biệt là người cha già đang ốm nặng. Nhân tiện xin mang đứa con trai sang Nauy với cô.
Việc cô Đoan trở về Hà Nội, làm tôi nghĩ đến anh quản giáo Nguyễn văn Thà thuở trước. Tôi cùng với mấy người bạn tù cũ, góp một số tiền khoảng 800 đôla, nhờ cô Đoan về Nghệ Tĩnh tìm và trao lại cho anh, như để tỏ chút lòng biết ơn một người bao nhiêu năm sống trong đám bùn lầy nước đọng mà vẫn còn giữ sạch được tấm lòng. Việc tìm anh không phải dễ dàng, vì chúng tôi không biết nhiều về anh. Trong mảnh giấy nhắn tin, chỉ vỏn vẹn vài chữ: “ông Nguyễn văn Thà, gốc Nghệ Tĩnh, khoảng năm 1979 là thượng úy, làm quản giáo trại tù cải tạo số 6/ Nghĩa Lộ, Hoàng Liên Sơn”. Cô Đoan vui vẻ nhận lời và hứa sẽ tìm đủ mọi cách để gặp hoặc liên lạc anh Thà. Cô cũng cho biết là cô có ông chú họ hiện làm việc tại bộ quốc phòng. Cô sẽ nhờ ông ta tìm hộ.
Một tháng sau, cô Đoan trở lại Nauy, báo cho chúng tôi biết là ông chú của cô không tìm thấy tên Nguyễn văn Thà trong danh sách sĩ quan. Ông đoán là anh ta đã bị phục viên từ lâu lắm rồi. Cô đã đích thân vào Nghệ Tĩnh, hỏi thăm mọi cơ quan, nhưng không ai biết. Cuối cùng cô phải thuê mấy tờ báo địa phương đăng lời nhắn tin, trong đó có ghi số điện thoại của tôi. Cô còn cho biết là nhân tiện có mặt ở Nghệ Tĩnh thì cô nhờ họ thôi, chứ không có nhiều hy vọng gì, vì chỉ một ít người ở thành phố có báo đọc.hời gian trôi qua, bận bịu bao nhiêu việc làm ăn, lo cho con cái, để kịp hội nhập vào đời sống trên quê hương mới, chúng tôi không còn ai nhắc đến chuyện anh Thà.ỗng một hôm, khi đang say ngủ, nghe tiếng điện thoại reo, tôi giật mình tỉnh giấc. Xem đồng hồ, hơn hai giờ sáng. Mùa đông Bắc Âu, nhiệt độ bên ngoài cửa sổ chỉ – 20 độ C. Tôi ái ngại. Giờ này mà ai gọi điện thoại thì phải có điều gì khẩn cấp lắm. Tôi bốc ống nghe. Đầu giây bên kia là giọng một cô gái, nói tiếng Việt rất khó nghe. Cô hối hả, nhưng rất lễ phép, xin được gặp tôi. Cô cẩn thận nhắc lại tên tôi hai lần, với đầy đủ họ và tên.
– Xin lỗi, cô là ai và đang ở đâu ạ? Tôi hỏi.
– Dạ, cháu là Hà, Nguyễn Thị Hà, cháu đang ở Ba Lan ạ.
Tôi im lặng. Thoáng lục lọi trong trí nhưng tôi không nhớ là mình đã quen ai tên Hà. Bên kia đầu giây, cô gái lên tiếng:
– Bác có còn nhớ ông Thà, làm quản giáo ở Nghĩa Lộ không ạ?
– Ông Thà, Nguyễn văn Thà, bác nhớ, nhưng cô là gì của ông Thà, và sao lại ở Ba-Lan?
– Dạ, ông Thà là bố cháu. Cháu ở Ba-Lan với một đứa em trai. Bọn cháu khổ lắm Bác ạ. Tiếng cô gái sụt sùi.
– Cháu cho bác số phôn, bác gọi lại ngay, để cháu khỏi tốn tiền.
Tôi gọi lại, và nghe tâm sự não nề của cô gái. Cô và em trai, tên Tĩnh, được bố mẹ lo lắng, chạy vạy, bán hết đồ đạc trong nhà, kể cả chiếc xe đạp Trung quốc mà cha cô nâng niu như là một thứ gia bảo, vay mượn thêm, lo cho hai chị em cô sang lao động ở Ba-Lan. Sau khi chính quyền cộng sản Ba-Lan bị cuốn theo làn sóng dân chủ ở Đông Âu, chị em cô cùng hầu hết những người được chính quyền Việt Nam gởi sang lao động, đã không về nước, trốn ở lại. Vì sống bất hợp pháp, nên không tìm được việc làm chính thức. Hầu hết làm chui, buôn bán thuốc lá lậu. Một số trở thành ăn cắp, băng đảng, quay lại cướp bóc hoặc tống tiền chính những người đồng hương, đồng cảnh. Số người Việt này trở thành mối bận tâm không nhỏ cho những chính quyền mới ở các nước Đông Âu.
Hai chị em cô Hà thuê một căn gác nhỏ trong thành phố Warszawa, nhận thuốc lá của một người khác, mang đi bán. Nhưng mỗi lần dành dụm được một ít, chưa kịp gởi về giúp gia đình thì bị cướp sạch. Một hôm, cậu em trai nhận thuốc lá mang đi bán, bị cảnh sát bắt và phát hiện là số thuốc lá kia vừa bị mất cắp tại một cửa hàng Ba-Lan. Vì vậy cậu em trai bị nhốt vào tù, còn cô Hà thì đang bị truy nã. Việc xảy ra một ngày trước khi cô Hà gọi điện thoại cho tôi.
– Bây giờ cháu đang ở đâu? Tôi hỏi.
– Cháu đang trốn ở nhà một người bạn, nhưng cô ta không dám chứa cháu lâu. Cháu không biết phải làm sao, thì bất ngờ nhớ đến lá thư của ba cháu gởi cho cháu cách nay vài tháng. Ba cháu bảo cháu trong trường hợp rất cần thiết mới gọi cho bác.
– Ba cháu bây giờ làm gì?
– Ông bị ốm nặng. Cách nay hai năm bị tai biến mạch máu não, liệt nửa người, nên chỉ nằm một chỗ. Vì vậy nên chị em cháu trốn ở lại đây để kiếm tiền gởi về cho bố cháu điều trị và sống qua ngày bác ạ.
Tôi ghi số điện thoại, địa chỉ người bạn của Hà, tên nhà tù mà Tĩnh, em trai của Hà đang bị giam giữ, trấn an và hẹn sẽ gặp cô trong một ngày rất gần ở Ba-Lan.
Tôi nhớ tới một người bạn Ba-lan, anh Zbigniew Piwko. Chúng tôi quen khá thân lúc cả hai vừa mới đến Nauy. Anh ta lớn hơn tôi ba tuổi. Trước kia là một đại tá không quân, chỉ huy môt không đoàn chiến đấu thuộc quân đội cộng sản Ba-Lan. Về sau, anh ta ngầm ủng hộ Công Đoàn Đoàn Kết do ông Walesa lãnh đạo. Hành tung bại lộ, trong khi bị truy bắt, anh đã lấy một chiếc trực thăng, chở gia đình, gồm người vợ và hai đứa con, bay sang Tây Đức. Theo sự thỉnh cầu của anh, gia đình anh được chính phủ Nauy đặc biệt nhận cho tị nạn chính trị.
Anh và tôi học tiếng Nauy cùng một lớp, và sau đó có một thời gian chúng tôi cùng làm thông dịch cho Sở Cảnh Sát. Nhưng chỉ hơn một năm sau, thì tình hình chính trị ở Ba-Lan thay đổi bất ngờ. Công Đoàn Đoàn Kết của ông Walesa lãnh đạo đã thắng lợi vẻ vang. Ông được bầu làm Tổng Thống đầu tiên của nước Ba-Lan dân chủ. Anh Piwko, người bạn tị nạn của tôi, được mời về nước để giữ môt chức vụ khá lớn trong ngành cảnh sát. Vào những dịp Giáng sinh, nhớ đến tôi, anh gởi thiệp mừng giáng sinh và năm mới. Anh kể đủ thứ chuyện về xứ sở của anh, về niềm vui và hy vọng của người dân Ba-Lan bây giờ. Sau tấm thiệp không đủ chỗ nên lúc nào anh cũng viết kèm theo vài trang giấy. Anh mời vợ chồng tôi có dịp thu xếp sang chơi với gia đình anh vài hôm và xem đất nước Ba-Lan của anh đang hồi sinh trong dân chủ.
Sáng hôm sau, tôi tìm lại số phôn và gọi cho anh. Anh rất vui mừng khi nghe tôi báo tin sang thăm. Vì đi vội, nên tôi chỉ đi một mình. Vợ chồng anh đón tôi ở phi trường, nơi dành cho VIP (thượng khách). Anh chị còn cho biết là rất thú vị khi có dịp được dùng lại ngôn ngữ Nauy để nói chuyện với tôi. Tôi thực sự xúc động trước sự tiếp đón nồng hậu mà gia đình anh đã dành cho tôi. Tôi ngại ngùng không dám nói với anh những điều muốn nhờ anh giúp. Nhưng rồi cuối cùng, tôi cũng phải tâm tình cùng anh về chuyện anh quản giáo Thà trong trại tù Nghĩa Lộ năm nào, và hoàn cảnh khốn cùng của hai đứa con hiện đang ở tại đây, ngay trên đất nước Ba-Lan của anh. Nghe tôi kể, anh ngậm ngùi giây lát rồi đứng lên ôm vai tôi, hứa sẽ hết lòng giúp tôi về việc này.
Anh đưa tôi đến gặp hai chị em cháu Hà. Đưa Hà về nhà ở với gia đình anh. Hai hôm sau anh làm thủ tục bảo lãnh Tĩnh, em của Hà từ trại tù về.
Trước khi về lại Nauy, tôi đã thức trọn một đêm để tâm tình khuyên lơn hai chị em Hà, biếu cho hai cháu một số tiền để tạm sinh sống và chuyển về Việt nam biếu anh Thà, bố hai cháu. Trên đường đưa tôi ra phi trường, vợ chồng Piwko bảo tôi yên tâm, anh chị xem hai chị em Hà như là cháu trong nhà và sẽ tận tình lo lắng cho hai cháu.
Hơn một tháng sau, Piwko gọi phôn báo cho tôi tin mừng: hai chị em Hà đã được Piwko bảo trợ, được cấp giấy tờ chính thức cư trú tại Ba-lan. Hai cháu đang được học ngôn ngữ Ba-lan. Hà, vì lớn tuổi, nên sẽ xin việc làm. Tĩnh, em Hà, sẽ được tiếp tục theo học tại một trường trung học.

><><><><><><><><

“Các Anh thân quí,
Khi ngồi viết nhừng dòng này cho các anh, thực tình tôi không còn nhớ mặt các anh, nhưng tôi còn nhớ rất rõ thời gian tôi làm quản giáo ở trại Nghĩa Lộ. Vậy mà không ngờ hôm nay các anh còn nhớ đến tôi. Đọc thư của cháu Hà từ Ba-Lan gởi về, cùng với số tiền của các anh gởi cho, lòng tôi cảm xúc đến nghẹn ngào. Tôi và gia đình xin muôn vàn cảm tạ. Các anh làm tôi nhớ tới một câu nói của Các-Mác: “Chỉ có loài súc vật mới quay lưng trước cảnh khốn khổ của đồng loại”. Ngày nay, cả thế giới đều lên án Mác, những nước một thời lấy chủ nghĩa Mác làm ánh đuốc soi đường, bây giờ cũng đã từ bỏ Mác, chỉ còn một vài nơi lấy Mác làm bức bình phong để che đậy những mục nát ở phía bên trong, nhưng câu nói trên kia của Mác, với tôi, vẫn mãi mãi là một lời vàng ngọc. Điều tệ hại là những kẻ một thời theo Mác đã luôn luôn làm ngược lại lời nói này của Mác.
Chúng tôi mừng cho các anh đã đưa được gia đình ra khỏi nước. Mặc dù tôi biết một người phải bỏ quê hương mà đi, còn đau đớn nào hơn. Ngay cả con cái chúng tôi, vất vả biết chừng nào, mà tôi cũng đành khuyên các cháu phải ra đi để may ra còn tìm được một chút tương lai, giá trị nào đó của kiếp con người.
Phần tôi, sau khi bị kiểm điểm nặng nề ở trại Nghĩa Lộ, tôi bị điều ra mặt trận phương Bắc, trong thời kỳ giặc bành trướng Trung Quốc tràn qua biên giới. Nhờ thương tật, tôi được bố trí một công tác lặt vặt ở hậu cần. Mặt trận kết thúc, tôi bị phục viên về nhà, tiền phụ cấp không đủ nuôi chính bản thân. Tôi chỉ còn một cánh tay mà phải phát rẫy trồng rau để phụ giúp gia đình.
Hơn ba năm nay, tôi bị ốm nặng, nằm liệt giường. Nhờ chị em cháu Hà gởi tiền về nuôi tôi và cả gia đình, tôi mới còn sống được đến hôm nay. Biết trốn lại Ba Lan, không có giấy tờ, hai cháu sẽ khó khăn ghê lắm, nhưng vẫn còn hơn là về lại bên này. Có làm suốt ngày cũng chẳng đủ ăn. May mà nhờ các anh hết lòng giúp hai cháu. Cái ơn này biết khi nào chúng tôi mới trả được cho các anh đây.
Tôi biết mình không còn sống bao lâu. Cuối đời một con người, tôi nghiệm rõ được một điều: Chỉ có cái tình con người với nhau mới thực sự quí giá và tồn tại mãi với thời gian. Những chế độ này, chủ nghĩa nọ, cuối cùng cũng chỉ là những đám mây đen bay trên đầu. Đôi khi che ta được chút nắng, nhưng nhiều lúc đã trút bao cơn mưa lũ xuống để làm khốn khổ cả nhân gian…”

* * * * *
Không ngờ lá thư đầu tiên này cũng là lá thư cuối cùng chúng tôi nhận được từ anh Thà. Anh đã qua đời sau đó không lâu. Nghe cháu Hà kể lại. Khi hấp hối, anh bảo vợ anh mang mấy cái huy chương, anh được cấp trong thời chiến tranh, đào lỗ chôn xuống phía sau nhà. Anh thầm thì: xin hãy chôn chặt hộ tôi cái quá khứ đau thương và lầm lỡ đó lại. Chính nó đã gây biết bao chia lìa, tang tóc, và sự thù hận giữa những người anh em cùng một mẹ, không biết sẽ kéo dài cho đến bao giờ?
Phạm Tín An Ninh (Vương quốc Na Uy)

Sửa bởi pth77: 16/04/2015 - 18:50


#216 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 20/05/2015 - 13:54

Luật sư, Nguyễn Ái Quốc, H-C-M và Việt nam Dân chủ Cộng hòa.
* LS. TRẦN VŨ HẢI (đăng lại bài viết từ 2/9/2014).
(theo facebook tác giả)

Ai cũng biết H-C-M (tức Nguyễn Ái Quốc) mất ngày 2/9/1969, đúng 24 năm sau khi H-C-M khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH).
Tuy nhiên, ít người biết có một luật sư người Anh đã công bố Nguyễn Ái Quốc (NAQ) chết năm 1933 tại Hồng Công nhằm tránh truy đuổi của thực dân Anh lẫn thực dân Pháp.
Vụ án NAQ tại Hồng Công năm 1931 đã quá nổi tiếng, xin tóm tắt như sau:
Năm 1929, thực dân Pháp kết án vắng mặt NAQ tử hình. Năm 1930 tại Hồng Công, NAQ đã thành công hợp nhất các phái cộng sản tại Việt Nam thành một Đảng cộng sản. Đến ngày 16/6/1931, mật thám Anh kết hợp với mật thám Pháp bắt NAQ tại Hồng Công, dự định trả NAQ cho thực dân Pháp về Việt Nam để thi hành án tử hình.
Nhưng luật sư Loseby và đồng sự đã ngăn chặn được âm mưu này, kiện ra Tòa án của Anh tại thuộc địa Hồng Công, buộc Tòa án tuyên lệnh bắt NAQ là trái luật và trả tự do cho NAQ.
Mặc dù vậy, Tòa án Anh vẫn ra lệnh trục xuất NAQ ra khỏi Hồng Công. Để tránh lệnh trục xuất này và che giấu NAQ trước mật thám Pháp, luật sư Loseby đã “diệu kế” tung tin NAQ đã mất vì bệnh và tổ chức cho NAQ rời khỏi Hồng Công an toàn.
Có thể nói không quá, không có luật sư tài ba người Anh, không có tên H-C-M xuất hiện (được đặt tên sau vụ án trên nhiều năm). Không có H-C-M, không có VNDCCH. Công sức của luật sư Loseby đối với H-C-M và VNDCCH là rất lớn.
Nhiều người biết đến công của luật sư Loseby, nhưng ít người biết đến công của một luật sư khác đối với NAQ và cách mạng Việt Nam. Đó là ông Phan Văn Trường (1876 – 1933), luật sư đầu tiên của Việt Nam. Ngày 18/6/1919, một yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam đã được gửi đến những nhà lãnh đạo đồng minh chiến thắng trong chiến tranh Thế giới thứ nhất, đang họp tại Pháp. Tên ký dưới yêu sách nổi tiếng này là NAQ. Lần đầu tiên tên NAQ vang vọng trên chính trường Quốc tế và vang đến Việt Nam. Yêu sách này được khởi xướng bởi 4 nhà hoạt động người Việt trên đất Pháp là Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Thế Truyền. Người thanh niên Nguyễn Tất Thành khi đó có chí lớn, nhưng chưa rành tiếng Pháp, đang được ông Trường trợ giúp về nhiều mặt. Trong khi đó ông Phan Văn Trường đã là một tiến sỹ luật, mở văn phòng luật sư tại Pháp, hoạt động nhiều năm tại đây cho phong trào người Việt yêu nước (ái quốc). Một văn bản cô đọng và có nội dung pháp lý vẫn còn giá trị đến ngày nay như yêu sách 8 điểm này đòi hỏi một trình độ tuyệt hảo về Pháp ngữ và pháp lý, chỉ có thể được chấp bút cuối bởi một người Việt uyên thâm về tiếng Pháp và luật học như luật sư Phan Văn Trường tại thời điểm đó. Vì vậy, luật sư Phan Văn Trường được đánh giá là kiến trúc sư cho yêu sách 8 điểm này, sự kiện làm nên cái tên NAQ. Mặc dù vậy, sau sự kiện này chỉ Nguyễn Tất Thành được mang tên NAQ và được chí sỹ Phan Chu Trinh và luật sư Phan Văn Trường thừa nhận (xem thư của Phan Chu Trinh gửi Phan Văn Trường ngày 11/4/1923). Như vậy, luật sư Phan Văn Trường là người góp phần quan trọng khai sinh và đem lại tiếng vang cho cái tên NAQ, đặt nền móng uy tín cho nhà cách mạng NAQ.
Khi VNDCCH được thành lập, H-C-M biết rõ lợi ích của những luật sư và người đã học luật, vì thế trong Chính phủ 15 thành viên đầu tiên của VNDCCH có tới 5 vị Bộ trưởng là luật sư hoặc cử nhân luật. Đó là các ông: Võ Nguyên Giáp – Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Dương Đức Hiển – Bộ trưởng Bộ Thanh niên, Nguyễn Mạnh Hà – Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Vũ Đình Hòe – Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Vũ Trọng Khánh – Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Trong đó ông Vũ Trọng Khánh đã là luật sư danh tiếng. Ngay sau khi VNDCCH ra đời, nhiều luật sư danh tiếng khác của Việt Nam đã nhận những trọng trách trong chính quyền và đoàn thể như các luật sư Phan Anh (Bộ trưởng Quốc phòng), Phạm Văn Bạch (Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Nam bộ), Trần Công Tường (Thứ trưởng Bộ tư pháp), Nguyễn Thành Vĩnh, Nguyễn Mạnh Tường…Ngày 10/10/1945 H-C-M ký Sắc lệnh cho duy trì các đoàn luật sư bên cạnh tòa án.
Đáng tiếc sau năm 1954, khi VNDCCH thiết lập chính quyền ở miền Bắc, không rõ vì lý do gì trường Đại học luật ở Hà Nội bị giải tán và đến sau năm 1975 mới có việc dạy luật ở cấp đại học. Luật sư danh tiếng Nguyễn Mạnh Tường đã bị thất sủng sau vụ Nhân văn Giai phẩm, không còn giữ chức Giám đốc Đại học luật và Chủ tịch Hội đồng luật sư Hà Nội. Các luật sư làm việc như những viên chức bào chữa của tòa án, không còn có các đoàn luật sư. Phải nhiều năm sau 1975, đoàn luật sư mới hình thành trở lại (Đoàn luật sư Hà Nội được lập mới từ năm 1984).
Giờ đây, có khoảng 8.000 luật sư hành nghề ở Việt Nam, nhưng có rất ít những luật sư danh tiếng và được chính quyền trọng vọng như thời kỳ đầu của VNDCCH.
Bản yêu sách 8 điểm năm 1919 ký dưới tên Nguyễn Ái Quốc và do Phan Văn Trường, luật sư đầu tiên của Việt Nam, chấp bút vẫn còn có nhiều giá trị đòi hỏi đối với thực tiễn Việt Nam.
Bản yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm:
1- Tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị.
2- Cải cách nền pháp lí Đông Dương bằng cách để người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm pháp lí như người châu Âu. Xóa bỏ hoàn toàn những tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam.
3- Tự do báo chí và tự do ngôn luận.
4- Tự do lập hội và hội họp
5- Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương.
6- Tự do họp tập, thành lập các trường kĩ thuật tại tất cả các tỉnh cho người bản xứ.
7- Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.
8- Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được nguyện vọng của người bản xứ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#217 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 23/05/2015 - 16:27

CHUYỆN MẤT BA TỈNH MIỀN TÂY
VÀ BI KỊCH CỦA LÃO THẦN PHAN THANH GIẢN


Trong lịch sử cận đại, Phan Thanh Giản là một trong những cái tên được nhắc đến nhiều nhất, vì đời làm quan, và cả cái chết của cụ, gắn liền với những năm tháng đầu tiên của thời kỳ mất nước. Cách nhìn nhận về các mặt tốt, xấu, tích cực hay tiêu cực của cụ cũng thay đổi theo không gian và thời gian. Nghe đâu sau tháng 4.1975, khi tiếp quản trường Phan Thanh Giản, Cần Thơ và quyết định hủy bỏ tên cụ Phan trên bảng tên trường, người ta đã dành cho cụ một bài diễn từ với những lời lẽ nặng nề nhất. Ngày nay, cái nhìn của giới sử học có định hướng đối với cụ Phan cũng đã nhẹ nhàng hơn trước, song tên cụ vẫn chưa được khôi phục tại ngôi trường cũ theo nguyện vọng của nhiều người dân Cần Thơ. Dù vậy, điều này vẫn không làm cho hình ảnh cụ phai mờ một chút nào trong tâm khảm nhiều thế hệ giáo sư và học sinh của trường Phan Thanh Giản cách nay hơn 40 năm.
Bài này tôi viết khá lâu, nay nhân có yêu cầu của một vài bạn yêu sử, xin được mang ra cập nhật một vài chỗ, gạn bỏ một số trích dẫn không quá cần thiết, gọi là có chút đóng góp để làm sáng tỏ thêm về cuộc đời và bi kịch của cụ Phan. Dù có sự gạn lọc rồi mà bài vẫn còn khá dài, vì cần lồng vào đó những sử liệu rất cần thiết cho một đề tài khá gai góc, mong các bạn yêu sử dành nhiều thời gian để đọc qua và đóng góp những ý kiến bổ ích.
***

Sau khi ba tỉnh miền Đông Nam kỳ (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường) lọt vào tay quân Pháp, về mặt chiến lược, ba tỉnh miền Tây gồm Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên đương nhiên rơi vào thế cô lập hoàn toàn. Trên bộ, muốn đi đến Vĩnh Long, phải qua Gia Định và Định Tường là hai tỉnh đã thuộc chủ quyền của Pháp. Trên biển, tàu Pháp canh phòng nghiêm ngặt khiến cho việc liên lạc bằng tàu thuyền từ Huế vào miền Tây Nam kỳ cũng trở thành điều bất khả. Trong điều kiện đó, sự dòm ngó của thực dân Pháp đối với ba tỉnh miền Tây là điều khó tránh. Tuy nhiên, điều ấy đã không xảy ra ngay sau hòa ước Nhâm Tuất 1862, mà phải chờ đến mấy năm sau mới lộ diện. Một trong những lý do chủ yếu của tình trạng này là chính quốc đang gặp nhiều khó khăn về mặt tài chính, việc tiếp tục động binh sẽ đặt ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong hàng ngũ lãnh đạo quân sự và chính trị của thực dân Pháp, có một người vẫn luôn ám ảnh với việc thuộc địa hóa toàn bộ Nam kỳ. Đó là Phó Đề đốc De La Grandière, nhậm chức Thống Đốc từ ngày 1.5.1863. Viên chức này tìm cách vạch ra một kế hoạch chiếm ba tỉnh miền Tây mà không tốn kém tiền bạc hoặc tổn thất nhân mạng để xoa dịu các cấp lãnh đạo của ông ta tại Paris. Tháng 10.1866, ông ta gửi đến triều đình Huế lời yêu cầu giao nốt cho Pháp 3 tỉnh miền Tây, đổi lấy việc hạ giảm khoản quân phí phải bồi hoàn theo tinh thần hòa ước 1862. Triều đình cử người thương thảo nhưng phía Pháp không đổi ý, lấy lý do là các lực lượng kháng chiến đang phá rối họ ở nhiều nơi.
Vào thời điểm ấy, cụ Phan Thanh Giản đã được bổ nhiệm làm Kinh lược sứ ba tỉnh miền Tây Nam kỳ (từ tháng 1.1866). Tháng 11.1866, cụ vào Nam, đến gặp Thống Đốc De La Grandière ngày 13.11 và tới ngày 16.11, trên đường từ Sài Gòn đi Vĩnh Long, cụ ghé lại Mỹ Tho (Định Tường), hội kiến với Trung tá Hải quân Ansart, chỉ huy tối cao (commandant supérieur) tỉnh Định Tường. Bản tường trình của Ansart đề ngày 18.11.1866 gửi cho De La Grandière hé lộ nhiều chi tiết thú vị trong cuộc hội kiến tay đôi giữa hai người. Mở đầu bản tường trình, Ansart viết:
”Tôi hân hạnh báo cáo với Ngài về cuộc đàm thoại với Phan Thanh Giản vào ngày 16 vừa qua, khi ông ấy dừng lại Mỹ Tho, trên đường từ Sài Gòn xuống Vĩnh Long.
Lúc bốn giờ chiều, tôi hướng dẫn Phan Thanh Giản vào ngôi nhà cảnh trong vườn, và ở đó, sau khi cho đoàn tùy tùng đi nghỉ, ông bắt đầu cuộc nói chuyện với sự trung gian của cha Marc, và đặt cho tôi câu hỏi sau:’Chừng nào các ông lấy ba tỉnh (miền Tây)? Tôi trả lời ông ấy rằng tôi hoàn toàn không biết gì hết, nhưng trước khi đi xa hơn, tôi phải nhắc với ông ấy rằng tôi không có tư cách chính thức nào để giải quyết những vấn đề tương tự, và rằng, nếu tôi đồng ý hướng cuộc đối thoại vào lãnh vực này, thì ông ấy phải nhìn thấy trong những lời nói của tôi sự diễn đạt những ý kiến cá nhân, không dính dáng gì đến chính phủ Pháp.
Ông ấy trả lời tôi rằng ông muốn nói chuyện với tôi trong tình thân hữu, và trong lúc tiếp tục câu chuyện, ông hỏi tôi tại sao chúng ta muốn chiếm ba tỉnh (miền Tây)…Tôi trả lời ông ấy rằng nếu chính quyền Pháp muốn làm chủ ba tỉnh (miền Tây) thì điều đó không phải chỉ để mở rộng lãnh thổ, mà do một nhu cầu chính trị ông ấy còn hiểu rõ hơn tôi” (Georges Taboulet-La geste française en Indochine Paris 1955- trang 509 -510)
Cuộc nói chuyện có lúc khá căng thẳng; Phan Thanh Giản trách cứ Pháp lạm dụng sức mạnh trong khi phía Việt Nam vẫn tuân thủ hòa ước Nhâm Tuất 1862; còn Ansart thì viện dẫn những cuộc “nổi loạn” của Trương Định, của Thiên Hộ Dương… chống lại nhà cầm quyền Pháp trên những vùng đất họ đã chiếm đóng. Và Ansart đã kết thúc bản báo cáo bằng đoạn văn sau:
”Phan Thanh Giản làm cho tôi cảm thấy vinh dự khi nói rằng, nếu ngày nào đó, có một sĩ quan Pháp đến ở Huế, thì ông muốn người ấy sẽ là tôi. Tôi cảm ơn lời khen của ông và trả lời:”Aubaret”. Ông ấy cười to, và khi bữa ăn tối dọn ra, chúng tôi không nói đến chuyện đó nữa, vị quan già vui vẻ nhấn chìm nỗi âu lo trong rượu vang, và quay về tàu của mình, chếnh choáng trong vòng tay cha Marc….” (G.Taboulet-Sđd-trang 511-512).
Sau một thời gian chờ đợi kéo dài, không nhận được sự đáp ứng của triều đình Huế mà đại diện là Kinh lược sứ Phan Thanh Giản, De La Grandière quyết định ra tay trước. Ngày 15.6.1867, ông ta ký nhật lệnh viện dẫn nhu cầu tái lập sự yên bình và sự an toàn cho thuộc địa trong lúc nhiều đơn vị nghĩa quân vẫn tiếp tục chống phá, tuyên bố sẽ chiếm đóng ba tỉnh miền Tây; tài sản, dân cư, tôn giáo, phong tục, luật lệ… được duy trì dưới sự giám sát của chính quyền Pháp… 7:30’ sáng ngày 20.6.1867, 1.800 thủy quân lục chiến Pháp được 16 thuyền chiến chở đến trước cửa thành Vĩnh Long, mai phục ở đấy. Các diễn biến tiếp theo dẫn đến kết cục là Pháp chiếm trọn những vùng đất còn lại của Nam kỳ nằm trong ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Thời gian cần thiết để hoàn tất một công việc lớn lao như thế chỉ trong 4 ngày, kết thúc vào ngày 24.6.1867.
Điều đáng nói là 5 ngày trước khi đánh chiếm Vĩnh Long, De La Grandière đã coi việc ông ta sẽ làm là hành vi lấy đồ trong túi. Ông ta ban hành quyết định số 90 ngày 15.6.1867 qui định việc cai trị ba tỉnh Vĩnh Long, Châu Đốc và Hà Tiên, cắt cử các viên chức Pháp đứng đầu các phủ, huyện tại những địa phương đó, cùng cấp số thư ký, thông ngôn, lính tập ở mỗi nơi. Một ngày sau khi thắng lợi hoàn toàn, ngày 25.6.1867, De La Grandière phổ biến một bản tuyên cáo giải thích những lý do vì sao Pháp quyết định chiếm ba tỉnh miền Tây và rêu rao là sự thôn tính trên đã diễn ra một cách hòa bình, “không tốn một giọt máu nào…” (G. Taboulet-Sđd-trang 515). Trong thâm tâm, ông ta cho rằng mình đã làm một việc hết sức thích đáng, vừa có thêm đất, vừa không tốn xương máu hay tiền của, một điều mà các cấp lãnh đạo ở chính quốc luôn e sợ. Tuy nhiên, không may cho ông ta, có một người đã không đồng tình với việc làm táo bạo của ông ta, đó là Bộ trưởng Bộ Hải quân và Thuộc địa Rigault de Genouilly! Chẳng những không được ngợi khen, De La Grandière còn bị Genouilly thống trách nặng nề về “sáng kiến” xâm chiếm ba tỉnh miền Tây Nam kỳ. Từ Paris, Genouilly gửi cho ông ta lá thư đề ngày 18.7.1867 với những lời lẽ như sau:
”….Sự chiếm đóng hoàn toàn những vùng đất mà ông đã thông báo cho tôi, trong mắt tôi, là một hành vi mà tôi không thể chuẩn y. Tình hình chính trị ở châu Âu buộc tôi có bổn phận phải cố tránh những vấn đề phức tạp….Tôi nóng lòng chờ đợi báo cáo của ông. Vào lúc này, một lần nữa, tôi chỉ có thể yêu cầu ông thận trọng và giữ ý, trong khi chờ đợi những chỉ thị mà tôi sẽ chuyển đến ông sau khi nắm bắt các sự việc một cách toàn diện.” (G. Taboulet-Sđd-trang 516).
Về phía Việt Nam, người ta tự hỏi: sau khi để mất ba tỉnh còn lại của Nam kỳ một cách thật dễ dàng, vua Tự Đức, triều đình Huế cùng các quan chức hữu trách đã phản ứng ra sao?
***

Việc Pháp chiếm lấy Vĩnh Long và hai tỉnh miền Tây Nam kỳ khác hầu như không gây ra một cảm giác bất ngờ nào ở triều đình Huế, vì lẽ dễ hiểu là trước đó, khi Thống Đốc De La Grandière chính thức yêu cầu phía Việt Nam giao ba tỉnh này cho Pháp, mọi người đều biết rằng việc Pháp thực hiện dã tâm bành trướng thuộc địa chỉ còn là vấn đề thời gian. Có ngạc nhiên chăng là sự thúc thủ quá nhanh chóng của những tỉnh thành đang do quan quân Việt Nam trấn giữ. Cái chết (bằng độc dược) của Kinh lược sứ Phan Thanh Giản vào ngày 4.8.1867 không xoa dịu được nỗi phẫn hận của vua quan triều Nguyễn, việc đục bỏ tên ông khỏi bia tiến sĩ là một trong những phản ứng tiêu biểu của thái độ này.
Tiếp tục theo đuổi lập trường “ngăn lửa không cho cháy lan chỗ khác”, tháng 11 AL năm đó, vua Tự Đức cử Hiệp tá Đại học sĩ Trần Tiễn Thành và Bang tá Nguyễn Văn Tường vào Gia Định. Sau nhiều ngày thương lượng, một dự thảo hiệp ước mới lại ra đời vào những ngày đầu tháng 2.1868, thay thế hoà ước 1862, công nhận chủ quyền của Pháp trên toàn lãnh thổ Nam kỳ (kể cả các đảo Côn Lôn, Phú Quốc và nhiều đảo khác), đổi lại là sự xác định “hoà bình vĩnh viễn giữa hai quốc gia Việt Nam và Pháp…” (khoản 2) và giảm khoản chiến phí phải trả cho Y Pha Nho (khoản 8) (Nguyễn Thế Anh-Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ-NXB Lửa Thiêng-Sài Gòn-1970-trang 60-61). Để hợp thức hóa bản dự thảo hòa ước này, triều đình Huế sẽ cử sứ bộ sang Pháp để tiếp tục bàn thảo các chi tiết thực hiện. Việc chưa tới đâu thì vào ngày 4.4.1868, De La Grandière được triệu hồi về Pháp, nhường quyền cai trị thuộc địa Nam kỳ cho Phó Đề đốc G. Ohier, một người chủ trương vẫn tiếp tục thi hành hòa ước 1862. Đó là một trong những lý do khiến bản dự thảo hòa ước 1868 không được hợp thức hóa và rất ít tài liệu nghiên cứu về thời kỳ này đề cập đến, cơ hồ như nó chưa hề có bao giờ.
***

Có thể nói là hai biến cố lớn xảy ra tại Nam kỳ vào thập niên 1860 (mất ba tỉnh miền Đông rồi miền Tây) đã có những ảnh hưởng quyết định lên cuộc đời vị lão thần Phan Thanh Giản. Cụ đã mượn chén độc dược kết liễu cuộc sống như cách tự xử của kẻ sĩ trước một trọng trách mà mình đã không hoàn thành nổi. Tuy nhiên, đàng sau cái chết của Phan Thanh Giản, có không ít điều đáng để cho kẻ hậu sinh phải tự vấn khi nghĩ về những năm tháng đầu tiên của một thời kỳ mất nước kéo dài. Một số tác giả đã nghiêm khắc lên án thái độ “buông xuôi” của Kinh lược sứ họ Phan trong việc đối phó với thực dân Pháp, trên bàn hội nghị cũng như trên mặt trận miền Tây. Trong Việt Nam sử lược, học giả Trần Trọng Kim đã viết:”Tháng 6 năm Đinh Mão (1867) là năm Tự Đức thứ 20, Thiếu tướng De La Grandière hội hơn 1.000 quân ở Mỹ Tho, rồi định ngày kéo sang lấy Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Ông Phan Thanh Giản biết thế không chống nỗi, bảo các quan đành chịu nộp thành trì cho khỏi sự tai hại, rồi ông uống thuốc độc mà tự tận….” (NXB Trung tâm học liệu-Bộ Giáo Dục–Sài Gòn–1971- trang 265).
”… Nộp thành trì cho khỏi sự tai hại..”, đó là cơ sở chính để nhiều người, kể cả triều đình Huế, vin vào đó mà thống trách Phan Thanh Giản nặng nề vì đã để thành trì lọt vào tay giặc. Điều này cũng dễ hiểu, nếu ta có dịp xem lại những báo cáo hay hồi ký của một số viên chức Pháp viết về chiến thắng dễ dàng của họ tại ba tỉnh miền Tây và về cái chết của Phan Thanh Giản.
Trong báo cáo gửi cho chính quốc về việc chiếm lấy ba tỉnh miền Tây, De La Grandière đã viết:”Các thành Vĩnh Long, Châu Đốc và Hà Tiên đã mở cửa mà không kháng cự, các quan chức địa phương giao nộp sổ thuế và hồ sơ lưu trữ cho 9 sĩ quan ngạch Thanh tra các công việc bản xứ được cử đi trước để cai trị những vùng đất bị sáp nhập…” (G. Taboulet-Sđd-trang 513). Như để phụ họa, tờ báo Moniteur universel số ra ngày 9.8.1867 cũng đăng bản tin trong đó có đoạn viết:”Quân ta đã chiếm đóng các tỉnh Vĩnh Long-Sa Đéc, Châu Đốc, Hà Tiên. Các quan giữ thành đã mở cửa thành cho quân ta vào với sự tán đồng của dân chúng”. Nhưng quan trọng hơn cả có lẽ là bức thư đề ngày 4.8.1867 của Trung tá Ansart, người đã chứng kiến những giây phút cuối cùng của Kinh lược sứ Phan Thanh Giản, gửi cho tướng Tham mưu trưởng Reboul kể lại từng chi tiết một về những gì mà ông ta cho rằng mình đã trực tiếp nghe thấy:
”Chúng tôi đã chứng kiến một kết cục không tránh được trong bi kịch tự sát bằng thuốc độc của Phan Thanh Giản. Ông đã chết đêm qua và sáng nay thi hài được đưa ra ngoài thành. Lễ an táng sẽ diễn ra tại Kabon (làng sinh quán của Phan Thanh Giản, không rõ tên Việt là gì) trong vài ngày tới….Ông đã tự tử với một sự kiên quyết đáng kinh ngạc. Chuẩn bị cho cơ thể chịu đựng sự tàn phá của thuốc độc qua việc nhịn ăn trong hơn 15 ngày, ông bình tĩnh xếp đặt mọi chuyện, cho mua quan tài, tang phục cho thân nhân và gia nhân, ấn định lễ tang trong từng chi tiết nhỏ nhất và dành cho con cái những lời khuyên khôn ngoan và đáng khâm phục. Ông động viên con mình ở lại với người Pháp, nhưng không nhận một công việc nào do Pháp gia…Khi cha Marc đến, Phan Thanh Giản không nói tới ý định tuyệt vọng của ông nữa. Sáng ngày mùng 1 tháng 8, ông chỉnh đốn một số văn kiện liên quan đến đạo Thiên Chúa. Ông nói:”nhanh lên”. Lúc 11 giờ, ông uống thuốc độc trước mặt con cái và những người thân cận. Khi người ta đến báo tin cho tôi lúc 2 giờ thì đã muộn rồi. Ông chỉ còn thì giờ ôm chầm lấy cha Marc và tôi và bắt đầu cơn hấp hối. Nhà phẫu thuật Le Coniat chế ngự thuốc độc bằng sự khôn ngoan và tận tụy, đến chiều hôm qua còn mang lại cho tôi một tia hi vọng, nhưng rồi tất cả đều bất lực, không cứu được vị lão thần uống quá nhiều á phiện, đã ngã gục do việc nhịn ăn và phiền muộn trong lòng….” (Tạp chí France-Asie số XI-tháng 6-7.1955-trang 740).
Trong tác phẩm của mình, Taboulet có đăng cả hai bức thư của Phan Thanh Giản viết trước lúc tự tử, một gửi cho vua Tự Đức, một gửi cho quan dân các tỉnh miền Tây Nam kỳ (bản dịch ra tiếng Pháp của Pierre Daudin và Paul Branda). Bức thứ nhất được cụ Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố dịch trên báo Tri Tân số 99 như sau: ”Nay gặp thời gian bĩ, việc dữ khởi ở trong cõi, khí xấu xuất hiện ở biên thùy; việc cõi Nam kỳ một chốc đến thế này, không thể ngăn cản nỗi, nghĩa tôi đáng chết, không dám sống cẩu thả để cái nhục lại cho quân phụ. Đức Hoàng thượng rộng xét xưa, biết rõ trí loạn: người thân kẻ hiền trong nước cùng khổ lo trước tính sau, đổi dây thay bánh, thế lực còn có thể làm được. Tôi tới lúc tất nghĩ, nghẹn ngào không biết nói sao, chỉ gạt nước mắt tỏ lòng quyến luyến, trông mong khôn xiết” (Kỷ niệm 100 năm ngày Pháp chiếm Nam kỳ-NXB Trình Bầy-Sài Gòn-1967-trang 191-192). Bức thứ hai có nội dung như sau:
”…Giờ đây người Pháp đã đến, với những phương tiện chiến tranh hùng hậu, gieo rắc nỗi khổ ải cho chúng ta. Chúng ta ở thế yếu khi chống lại họ. Quan quân của chúng ta đã là những kẻ chiến bại. Mỗi trận chiến làm gia tăng nỗi khốn khổ của chúng ta…Người Pháp có những thuyền chiến khổng lồ, chở đầy binh sĩ và trang bị những khẩu đại bác rất to. Không ai có thể kháng cự lại họ. Họ xâm nhập bất cứ nơi nào họ muốn, những tường thành vững chắc nhất cũng đổ sụp trước mắt họ….Tôi đã viết thư yêu cầu tất cả quan lại và lãnh đạo quân sự bẽ gãy giáo mác và giao lại thành trì mà không cần chiến đấu. Tuy nhiên, nếu tôi nghe theo mệnh Trời để tránh những tai họa lớn lao giáng xuống đầu trăm họ, tôi đã phản bội lại Hoàng thượng khi giao thành trì của Người (cho giặc) mà không kháng cự gì…Tôi đáng chết. Các người, quan và dân, các người có thể sống dưới sự chỉ huy của người Pháp, họ chỉ đáng sợ trong lúc chiến đấu mà thôi, nhưng cờ của họ không được tung bay trên một chiến lũy nơi Phan Thanh Giản còn sống…” (Paul Branda-Récits et nouvelles-Paris-1869-trang 171..dẫn trong La geste….của G. Taboulet, trang 519). Những bản dịch ra tiếng Pháp của các văn kiện trên được ghi chú là căn cứ vào tài liệu lưu trữ của Quốc sử quán triều Nguyễn. Chưa thấy có một công trình nghiên cứu nào đánh giá mức độ xác thực trong việc trích dẫn và dịch chúng từ Hán văn ra tiếng Pháp. Nhưng điều có thể thấy là những văn kiện được trích dẫn trên đã có những ảnh hưởng quan trọng lên các nhà nghiên cứu, trong đó có học giả Trần Trọng Kim. Theo quan điểm của những người yêu nước chủ trương còn nước còn tát, còn sức lực, còn chiến đấu, thì những lời lẽ nêu trên, nếu quả thực xuất phát từ cửa miệng Phan Thanh Giản, đáng để qui kết cho ông tội “chủ bại, dâng thành trì cho giặc”.
Tuy nhiên, muốn có đủ yếu tố để nhận định một cách tương đối khách quan về điều này, không thể không lý tới những tài liệu của phía Việt Nam, trong đó chính sử và hồ sơ nghị xử về việc mất ba tỉnh miền Tây có nêu rõ lời khai của những người trong cuộc do Cơ Mật viện triều đình Huế tập hợp là những văn kiện đáng được lưu ý.
*****

Bộ Quốc triều chánh biên toát yếu đã viết như sau về sự thất thủ ba tỉnh miền Tây:
“ …Khi ấy quan Pháp soái đem tàu binh nhiều lắm, chạy đến bến Vĩnh Long, khiến người đem thơ mời Phan Thanh Giản tới nói chuyện; Thanh Giản xuống tàu bàn nói thế nào, quan Pháp soái cũng không nghe. Thanh Giản mới thương rằng:” Xin Quí soái chớ cho nhiễu hại nhơn dân, còn tiền lúa trong kho cứ để nước tôi coi ngó”. Quan Pháp soái thuận nghe. Trong giây phút Thanh Giản trở về thời binh Đại Pháp đã vào bốn phía thành rồi. Quan Pháp soái lại chia binh qua An Giang, Hà Tiên, cũng làm giống như tỉnh Vĩnh Long vậy, rồi đem các quan ba tỉnh ấy để ở tại dinh Tổng Đốc Vĩnh Long….” (Sđd-trang 347).
Ba tháng sau (9 AL.1867), vua Tự Đức ra lệnh cho “phủ Tôn nhơn và đình thần nghị công tội bọn Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản. Ngài dụ rằng:”Xứ Nam kỳ 6 tỉnh, khi đầu bởi tại Nguyễn Tri Phương, Tôn Thất Cáp, Phạm Thế Hiển và Nguyễn Bá Nghi tiễu phòng không hết sức; khi giữa bởi tại Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp nghị hòa khinh bỏ, khi sau bởi tại Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Đản đi sứ không được việc gì; khi sau hết lại bởi Phan Thanh Giản, Trương Văn Uyển, Nguyễn Hữu Cơ và Trần Hoán nhơn tuần nhác nhớm; nên đến nỗi mất 6 tỉnh ấy. Truyền lập tức nghị tội bọn ấy dâng lên, ta sẽ đoán định…” (Quốc triều chánh biên-Sđd-trang 348).
Xem như trên, có thể thấy văn kiện quan trọng nhất về vấn đề này là bản án của đình thần nghị xử về việc để mất ba tỉnh miền Tây, trong đó nêu rõ lời khai của những người trong cuộc. Bản nghị xử miễn nghị cho các quan lại từ cấp phủ, huyện trở xuống, chỉ xét định công tội 17 người, đứng đầu là Kinh lược sứ Phan Thanh Giản, Tổng Đốc Vĩnh Long Trương Văn Uyển, Tổng Đốc An Giang Nguyễn Hữu Cơ vàTuần Phủ Hà Tiên Trần Hoán. Tổng Đốc Vĩnh Long khai rằng:”ngày 19 tháng 5 năm ngoái, vào khoảng giờ Thìn, thấy viên quan Tây đem số lớn tàu binh đến bến tỉnh thành thả neo, kỳ thủy một viên quan ba cùng một người tên là Cố Trường (tức Legrand de la Liraye-LN) đưa đến một phong thư, trong thư nói rằng:viên quan Tây nhận thấy bọn giặc quấy rối lâu nay phần nhiều là dân của tỉnh Châu Đốc, nay y muốn rằng quý quốc nhường lại ba tỉnh để y kiểm soát, thì chúng không dám quấy rối như xưa v…v…Thần đẳng (tức Trương Văn Uyển-LN) xem xong bức thư, cùng nhau thương nghị, rồi Kinh lược sứ lập tức đem các viên Niết ty Võ Doãn Thanh, theo xuống dưới tàu cùng viên chúa tàu đàm thoại; trách y đã vin vào cớ nhỏ mọn mà đã vội làm thương tổn đại nghĩa v…v…Y trả lời rằng: bổn ý thế nào, đã nói ở trong bức thư. Nói đoạn y cho chiến thuyền tiến sát vào phía ngoài thành rồi cho bộ binh vào thành đóng giữ…” (Tập tâu của Viện Cơ Mật-Bản dịch của Tô Nam-tập san Sử Địa-số 7-8 năm 1967-trang 239-240). Lời khai của Lãnh Binh Vĩnh Long Huỳnh Chiêu cũng phù hợp với lời khai của Trương Văn Uyển:”….kỳ thủy có viên quan ba cùng với tên Cố Trường (cố đây là cố đạo-LN) đem thư lên mời tỉnh quan lên tàu nói chuyện, thì quan Kinh lược và Án sát theo bọn chúng xuống, còn y (tức Huỳnh Chiêu-LN) thì trèo lên mặt thành để coi sự thể, chẳng ngờ chỉ trong chốc lát đã thấy bọn quan binh kia xô đẩy các viên tỉnh thần vào thành rồi chúng chiếm đóng các sở…” (Tập san Sử Địa số 7-8-Sđd-trang 243-244)
Về việc mất An Giang (tài liệu của Pháp ghi là Châu Đốc) và sự thật về “lệnh giao nộp thành” theo nhiều tài liệu cho là của Phan Thanh Giản thì Tổng Đốc An Giang Nguyễn Hữu Cơ đã khai như sau:”….thấy tàu chiến của Tây đến chiếm tỉnh thành mà chúng chỉ mới dàn ra ở ngoài bến sông. Đốc thần (lời tự xưng của viên Tổng Đốc-LN) lập tức phái ngay hai ty Phiên Niết là Nguyễn Xuân Ý và Phạm Hữu Chính cùng xuống dưới tàu hỏi rõ duyên do, thì viên chúa tàu đưa ra một bức thông tư của quan Kinh lược, nhưng chúng chỉ cho coi ngoài phong bì, thì thấy đóng ấn tín của tỉnh Vĩnh Long, mà chúng không chịu mở ra cho coi bên trong, yêu cầu đến hai ba lần, thì chúng cho biết khi nào Tổng Đốc xuống đây thì chúng sẽ mở. Vì thế Đốc thần phải cùng Viết Ty lập tức xuống tàu, thì viên quan Tây đem bức thông tư mở ra cho coi, rồi đem lý lẽ tranh luận, chúng vẫn không nghe…” (Tập san Sử Địa-Sđd-trang 240). Tập tâu của Tuần Phủ Hà Tiên Trần Hoán cho thấy tình hình còn tệ hại hơn: trong lúc ông đi thuyền đến các địa phương để đốc suất việc dinh điền, đến địa phận tỉnh An Giang “chợt gặp chiến thuyền của Tây mời lên đàm thoại, khi lên trên tàu thì viên quan Tây đưa ra phong bì đựng tờ thông tư của quan Kinh lược, sau khi coi xong thì chúng câu lưu lại đó…” (Tập san Sử Địa-Sđd-trang 240). Tàu đưa Trần Hoán trở lại Hà tiên, Bố chánh Nguyễn Văn Học, Án sát Nguyễn Duy Quang cùng Lãnh binh Nguyễn Hương chưa hay biết gì, xuống bến tàu đón, quan Pháp tương kế tựu kế, thân mật cầm tay Tuần phủ Trần Hoán bước lên bờ, và ngay sau đó quân lính của họ chia nhau trấn giữ các cơ sở trong thành.
Trong phần cuối tập tâu về việc nghị xử, các trọng thần thuộc Cơ Mật viện và các viện, bộ gồm Nguyễn Tri Phương, Lê Sĩ, Hoàng Văn Tuyển, Trần Bình, Phạm Ý, Nguyễn Hữu Lập, Đoàn Thọ, Trần Tiễn Thành và nhiều người khác đã kết tội Phan Thanh Giản cùng các tỉnh thần khác là”… chẳng lo liệu từ trước, để lỡ thời cơ, khiến cho bọn kia thừa kẽ hở, đem binh áp đảo, đến nỗi thành trì và các kho đạn, sổ sách văn thư bị chúng cướp đi hết thảy…”. Riêng Phan Thanh Giản thì ”…viên Kinh lược kia vẫn có cái lỗi không lo đến việc bọn kia dối mình; những kẻ đại thần ở nơi biên giới cũng có chuyên quyền, thì cái tội kia thực khó chối cãi…” (Tập san Sử Địa-Sđd-trang 245). Cuối cùng, bản nghị xử đã nêu trình vua Tự Đức những nhận định sau:
”Nhưng còn cứu xét tới nguồn gốc, thì bọn phạm kia (chỉ Phan Thanh Giản và các tỉnh thần-LN) , đối với công tác trinh sát bí mật đâu phải dễ dàng. Hơn nữa, địa thế ba tỉnh lại rất xa xôi cách trở, tin tức khó thông. Huống chi, bọn Tây ôm ấp tấm lòng phản trắc, hiệp ước còn đầy đủ đó mà chúng trở mặt xé ngay; việc làm của chúng không ai có thể liệu tính trước được. Đối với sự thế bấy giờ, các phạm viên kia ở vào địa vị khó xử, triều đình bao phen huấn thị, thực đã xét thấu từ lâu….” (Tập san Sử Địa-Sđd-trang 246).
Có một điều có lẽ vượt ra ngoài dự kiến của vua Tự Đức và đình thần ở Huế. Đó là trong thời gian đình thần đang nghị xử việc mất ba tỉnh miền Tây thì án sát Khánh Hòa Nguyễn Thông, một quan lại, vừa là nhân sĩ nổi tiếng, dâng tờ sớ tâu trình rằng “Phan Thanh Giản xưa là người tiết liệt, nay xin ban cho tên thụy…”. Điều này được lặp lại hai lần trong tập tấu của Cơ Mật viện, nhưng các tác giả của nó không dám nêu ý kiến, chỉ “xin kính cẩn tâu trình”.

*
Bi kịch của Phan Thanh Giản tạm kết thúc với quyết định của vua Tự Đức:”…Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp đều bị truy đoạt chức quan, lại đục tên trong bia Tấn sĩ, ghi tội “trảm giam hậu” đời đời…” (Quốc triều chánh biên-Sđd-trang 356). Cho dù đến năm 1886, hai vị được vua Đồng Khánh cho khai phục nguyên hàm, nhưng quyết định của một ông vua quá lệ thuộc vào thực dân Pháp không có mấy tác dụng và đến nay, hầu như bi kịch Phan Thanh Giản vẫn còn mang tính thời sự. Để tạo điều kiện cho một nhận định chính xác và có tình, có lý về nhân vật này, xin nêu một số dữ kiện rút ra từ những sử liệu trên:
* Như trên đã trình bày, sự đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam kỳ gần như trái với chủ trương lúc bấy giờ của chính phủ Pháp ở Paris mà tiêu biểu là Bộ Hải quân và thuộc địa dưới quyền Phó Đô đốc Rigault de Genouilly. Lý do khiến Paris không tán đồng sự chọn lựa của Thống Đốc De La Grandière là chính quốc đang đương đầu với nhiều khó khăn về tài chính, một cuộc “phiêu lưu” mới có thể dẫn đến những hậu quả không lường trước được. Chính sự bất đồng này đã khiến De La Grandière tìm cách tránh tối đa những thiệt hại về phía Pháp, và một trong những phương cách mà ông ta áp dụng là thủ đoạn đánh lừa các quan chức Việt Nam vào những ngày tháng 6.1867. Qua nội dung bộ Quốc triều chánh biên và nhất là tập tấu đã lược trình trên, ta không nhận thấy hành vi tự ý “dâng thành” của Phan Thanh Giản, Nguyễn Hữu Cơ và Trần Hoán. Họ bị lừa xuống tàu để thương nghị, rồi quân Pháp tương kế tựu kế, “hộ tống” họ vào thành và chiếm luôn thành. Pháp động binh thật êm thắm, đến nỗi trong ngày 20.6.1867, họ đưa tàu đến chiếm thành Vĩnh Long mà dân chúng cứ tưởng là họ điều binh đi “bình định” Cao Mên (Campuchia), nô nức kéo nhau ra xem tàu. Bức thư (của Phan Thanh Giản) mà có tài liệu cho là nhằm ra lệnh cho các quan tỉnh nộp thành, chưa rõ nội dung ra sao. Hành động trương cờ khởi nghĩa của hai con Phan Thanh Giản là Phan Tôn và Phan Liêm tại các vùng Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sa Đéc và cái chết anh dũng của hai người này cho phép nghi ngờ những lời “trăng trối” của cụ Phan được đề cập đến trong báo cáo của Trung tá Ansart (đã kể trên).

* Một trong những thống trách nặng nề đối với Phan Thanh Giản (và Lâm Duy Thiếp) là việc ký hòa ước Nhâm Tuất 1862 nhường đứt ba tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp. Tuy nhiên, nếu đặt mình trong hoàn cảnh đất nước sau ngày 25.2.1861, là ngày chỉ trong một sớm một chiều, toàn bộ đồn Chí Hòa kiên cố do đại thần Nguyễn Tri Phương dày công xây dựng đã hoàn toàn sụp đổ, mới hiểu được tâm trạng của sứ bộ Việt Nam khi thương thảo với Pháp. Trong những ngày cuối tháng 5, đầu tháng 6.1862, tại Sài Gòn, họ đã thương thảo trong tư thế của những kẻ chiến bại hoàn toàn. Trong điều kiện đó, thương thuyết gần đồng nghĩa với chính thức hóa sự đầu hàng, và họ đã thực hiện chủ trương mà triều đình Huế đang mặc nhiên chấp nhận, đó là “ngăn lửa không cho cháy lan chỗ khác”, chấp nhận mất những gì trên thực tế đã mất, để giữ lại những cái còn nắm trong tay.

* Cũng có lập luận so sánh việc Phan Thanh Giản để mất thành Vĩnh Long dễ dàng với việc Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu đã anh dũng chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội vào những năm 1873 và 1882. Tuy nhiên, xét cho kỹ, ta thấy tình hình Hà Nội vào hai thập niên 1870 và 1880 có nhiều dị biệt với tình hình ba tỉnh miền Tây năm 1867. Trong khi Hà Nội nằm trong một vùng rộng lớn còn thuộc chủ quyền Việt Nam hoàn toàn, có thể dễ dàng điều binh tiếp ứng, thì sau khi ba tỉnh miền Đông lọt vào tay Pháp, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên đã trở thành một “ốc đảo”, bị cách ly hoàn toàn với triều đình Huế, mọi nỗ lực chiến đấu cũng không tránh được hậu quả như đồn Chí Hòa từng được coi là vị trí chiến lược của tổ chức kháng chiến do triều đình dựng lên.
Với những dữ kiện trên, có thể nghĩ rằng Phan Thanh Giản là nạn nhân của thời đại cụ đang sống, trong đó cụ có phần trách nhiệm, nhưng qua việc thất thủ Nam kỳ, không thể qui hết trách nhiệm cho cụ, trong một tình thế hoàn toàn bất lợi về mọi mặt, khi thực dân Pháp ngày càng lộ rõ dã tâm xâm chiếm Việt Nam trong cuộc chạy đua tranh giành thuộc địa với đế quốc Anh ngày một rộng lớn. Bài học lịch sử này còn nhiều điều để lớp người đương đại suy ngẫm.

Lê Nguyễn – 20.5.2015
(theo facebook tác giả)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cụ Phan Thanh Giản (1796 -1867) - ảnh chụp tại Paris, Pháp năm 1863

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cụ Phan Thanh Giản trong thường phục mặc ở nhà

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phái bộ Phan Thanh Giản tại lễ ký hòa ước Nhâm Tuất 1862 ở Sài gòn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phó đô đốc Rigault de Genouilly, Bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa Pháp, người đã chống lại chủ trương đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây của Thống đốc De La Grandière

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một hình ảnh còn sót lại của trường Phan Thanh Giản Cần Thơ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mộ cụ Phan Thanh Giản ở xã Bảo Thạnh, Ba Tri, Bến Tre

Thanked by 1 Member:

#218 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 29/05/2015 - 15:44

Cuộc khủng hoảng của nhà Trần sau khi đánh thắng quân Nguyên
Vương Trí Nhàn

Tiếp tục câu chuyện về Trần Khánh Dư: Vừa là người anh hùng có công vừa là viên quan cai trị có tội đưa trên blog này ngày 1-10-2013

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trên con đường lấy lịch sử để giải thích hiện tại, có một việc tôi đang muốn dành thời gian để làm là đọc lại sử nước mình những năm sau chiến tranh – ta hay gọi là hậu chiến.

Câu hỏi đặt ra hôm nay: đánh xong quân Nguyên, xã hội VN thời nhà Trần ra sao? Và tôi tìm thấy một số tư liệu như sau.


Dưới con mắt Đào Duy Anh
Trong cuốn Lịch sử VN- từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, Đào Duy Anh dành hẳn một chương, chương XXV, nói về Bước suy đốn của nhà Trần, trong đó nói rõ việc đầu tiên Trần Nhân Tông cho làm sau khi quân Nguyên rút lui năm 1285 là duyệt lại hộ khẩu trong nước.
Để làm gì? Theo Đào Duy Anh, để tìm cách “lấy tiền của mà tu bổ những tổn hại do chiến tranh gây nên.”
Tiếp đó, Đào Duy Anh kể ra nhiều việc nhà Trần đã làm sau 1288, nhằm “ra tay bóc lột nhân dân thêm nữa”.
“Ngay năm 1290, sử đã chép có nạn đói lớn [....] Sau khi đã ra sức tham gia kháng chiến trong quân đội hay trong dân quân, người nông dân thấy đời họ không được cải thiện mà lại còn bị bóc lột hơn xưa, họ rất lấy làm bất bình mà đã rục rịch phản đối. Không thể dùng ngay thủ đoạn khủng bố, Trần Khâm ( tức Nhân Tông—VTN ) lại nghĩ ngay đến việc dụng binh đối với các nước nhỏ láng giềng để đánh lạc hướng bất bình của nhân dân” (Sđd, bản của Nxb Văn hóa Thông tin, 2002, tr. 258-259)

Theo cách miêu tả của Trương Hữu Quýnh và Nguyễn Đức Nghinh
Trên đây tôi đã bắt đầu từ cuốn sử của Đào Duy Anh.
Khốn thay là từ 1958 tới 1980, Đào Duy Anh bị vướng vào vụ Nhân văn nên các tác phẩm của ông, kể cả cuốn trên, không được in lại. Tuy một số phương diện tư tưởng của ông có được các học trò xuất sắc ở thế hệ sau ... tiếp tục, nhưng thực tế là người ta càng ngày càng xa rời cái chiều hướng mà Đào Duy Anh theo đuổi để đi vào một thứ sử học đơn giản và vụ lợi, cốt phục vụ các mục đích chính trị trước mắt.
Cũng may mà những năm trước 1975, tình hình cũng chưa đến nỗi hoàn toàn bi đát.
Theo dư luận chung, một trong những cuốn xuất sắc nhất thời ấy là Lịch sử chế độ phong kiến VN của khoa Sử đại học tổng hợp viết trước 1975, cuốn I sách này dành để viết về VN trước thế kỷ XV.

Nhưng tôi hiện không có cuốn đó trong tay, chỉ đành dựa vào bộ Lịch sử Việt Nam quyển I, tập II, bao quát giai đoạn từ thế kỷ VII tới 1427 của Khoa Sử Đại học sư phạm, nxb Giáo dục Hà Nội, 1970.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Ở cuốn sách này, tôi tìm được những trang sử mà mình muốn biết và muốn mọi người cùng biết.

Sau chương V nói về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông, chương VII cuốn sử do Trương Hữu Quýnh và Nguyễn Đức Nghinh biên soạn mang tên Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIV.
Ngay phần mở đầu chương, cùng với việc nêu rõ tầm cỡ chiến thắng, các tác giả viết:
“…ba năm chiến tranh ác liệt chống chọi với kẻ địch nổi tiếng về tính chất cướp bóc và phá hoại đã để lại những hậu quả quan trọng cho sản xuất và đời sống nông dân. Liền sau đó hai năm 1290, 1291 là những năm đói lớn, một thăng gạo trị giá một quan tiền, nhiều người dân phải bán ruộng đất và con trai con gái để lấy lương ăn.”(tr 258)
Hoàn cảnh hậu chiến khó khăn, hẳn không ai lạ gì. Các nhà sử học tôi muốn giới thiệu trong bài này chỉ hơn hẳn các nhà sử khác là không lảng tránh mà coi đó là một đối tượng cần phải miêu tả.
Trong sự hạn chế của một nền sử học viết trong hoàn cảnh 30 năm chiến tranh, họ dường như muốn cảnh báo trước về những khó khăn mà con người hậu chiến hiện đại sẽ phải chịu đựng.

Theo sự chỉ dẫn của các tác giả, người ta được biết những năm đó, nguy cơ của một cuộc xâm lược lần thứ IV của quân Nguyên vẫn chưa hết.
Nhưng có cái lạ mà khi đọc lại chúng tôi hết sức ngỡ ngàng, đó là chỉ hai năm sau, lập tức vua và quí tộc nhà Trần đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược các nước láng giềng ở phía Tây và phía Nam, tức Ai Lao và Chiêm Thành.
Và có ít đâu, cuộc chiến Việt Nam Ai Lao thời ấy kéo dài hàng nửa thế kỷ ( xem tr. 260), mà cuộc chiến với Chiêm Thành lại còn dây dưa lâu hơn – trận chiến cuối cùng mà quân nhà Trần tiến hành ở Chiêm Thành là vào 1396 (tr.263).
Các bộ lịch sử VN viết trong những năm chiến tranh có thói quen ca tụng tất cả những cuộc chiến tranh mà ông cha ta đã tiến hành trong quá khứ.
Nhưng ngay ở đoạn viết về cuộc chiến tranh sang đánh Ai Lao của Trần Nhân Tôn năm 1290 và 1294, các tác giả của Khoa Sử trường Đại học Sư phạm đã vượt ra ngoài thói quen đó.
Các ông nói rõ đây là những cuộc hành binh phi nghĩa.( Tr 259)
Nhìn lại cả một thế kỷ chiến tranh ở mặt trận Tây – Nam, các tác giả bảo rằng nó đã huy động “những khả năng lớn lao của dân tộc” chỉ “để thỏa mãn những tham vọng về đất đai uy thế và quyền lực” của vua chúa thời ấy mà thôi( sđ d tr 263).

Để miêu tả đến cùng tâm lý bệnh hoạn mà vua chúa thời ấy mắc phải, các tác giả Trương Hữu Quýnh và Nguyễn Đức Nghinh lại còn ghi lại một cuộc bàn bạc trong triều đình nhằm tố cáo lý do giả tạo mà ông vua vừa chiến thắng quân Nguyên nêu ra để buộc mọi người làm theo ý mình.
Ở tr 259, sách kể khi đánh Ai Lao, bầy tôi có người can ngăn rằng giặc Nguyên vừa mới rút lui, vết thương chưa hàn gắn được, không nên gây việc binh đao, thì vua trả lời đại ý rằng “sau khi giặc rút lui, các nước bên cạnh tất bảo là quân mã của ta mỏi mệt, có ý coi thường, cho nên cần phải khởi đại binh để ra oai với nước khác”.
Tóm tắt tình hình chinh chiến với Chiêm Thành, các tác giả cho biết:

“ từ 1361, quân nhà Trần lui dần vào thế phòng ngự, chuyển cuộc chiến tranh ở đất nước người về đất nước mình, nhân dân lao động phải gánh chịu những thảm họa của chiến tranh trực tiếp và ghê gớm hơn.”

“…sức sản xuất bị đình trệ và có lúc bị phá hoại nặng nề đưa đến nạn đói lưu niên. Chỉ tính từ 1290 đến 1379 đã có 13 lần đói trầm trọng…(tr. 265)

Xét chung tình hình quốc gia, xưa nay dân ta hay nói sau khi chiến thắng quân Nguyên, đây là giai đoạn “ngàn năm thăng bình”.

Thăng bình là từ cũ nay ít dùng. Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Mộng Hùng ( S. 1975) lý giải là "lên cõi bình trị trên toàn đất nước", tiếp đó ghi lại câu thơ Nguyễn Khuyến “ "Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo” làm dẫn chứng .


Nhưng theo các tác giả cuốn sách đang nói, tình trạng thăng bình -- và nghĩa giản dị hơn là một cuộc sống yên ổn -- không đến với dân chúng.
Cuộc sống “an cư lạc nghiệp mà người dân Đại Việt muốn sau những năm chống quân Nguyên căng thẳng, không thể tìm thấy được trong cả thời gian rất dài gần hết thế kỷ XIV” ( sđ d tr. 264).
Tại sao vậy? Tạm nêu lý do:
a/ Bao trùm trong những người quản lý quốc gia là tâm lý đắc thắng kiêu ngạo “ bụi Hồ không dám động”.
b/ Khi đã mất hết cảm giác chính xác về thời cuộc, tầng lớp quí tộc cầm quyền những năm sau chiến tranh tự cho phép mình rơi vào ăn chơi sa đọa.
Có thể hình dung sự ăn chơi của vua quan nhà Trần thời hậu chiến là vô cùng bỉ ổi, bởi họ có lý có lẽ hẳn hoi.
Nói theo chữ nghĩa thời nay, họ lao vào hưởng thụ một cách có ý thức.
Với tư cách là người chiến thắng họ cho mình cái quyền đó. “Cuộc chơi năm nay lại hơn những cuộc chơi năm xưa” – trong một bải thơ vua Trần đã nói như vậy( sđd tr 263).

Ta hãy chú ý đến một khoảng cách là 40 năm hậu chiến.
Đây là thời Dụ Tông.
Tiếp theo AnhTông (1293-1314), Minh Tông(1314- 1329) Hiến Tông (1329—1340), vị vua này trị vì từ 1341 – 1369.
Lịch sử Việt Nam của Lê Thành Khôi viết ở bên Pháp từ 1950 và mới được dịch ở ta 2014, trong chưa đầy hai trang ngắn ngủi nói về sự suy tàn của nhà Trần ( tr 225-227), cũng phải đề cập tới Trần Dụ Tông.
Ông vua này được miêu tả là người “chỉ nghĩ đến rượu chè chơi bời và phung phí công quỹ vào việc xây cung điện.”

Trở lại với cuốn LSVN của khoa Sử ĐHSP, thời kỳ Dụ Tông nhiều chùa tháp và cung điện được xây dựng. Vua sai đào hồ lớn ở vừờn ngự, chất đá thành núi, bốn mặt khai sông cho nước thông vào để làm chỗ vui chơi. Sau đó còn đào một hồ nhỏ khác bắt dân Hải Đông chở nước mặn về chứa vào hồ để nuôi hải sản (tr 263-264).
Thời kì Dụ Tông cũng là thời kì những kẻ bất tài khéo nịnh được thăng quan tiến chức, viên chính chưởng phụng ngự Bùi Khoang giả vờ uống hết 100 thưng rượu mà được thăng tước.( tr 264)

Từ những ghi chép và bình luận của Ngô Thì Sĩ
Trên đây là mấy tài liệu lấy ra từ các bộ sử đương đại. Dưới đây là các bằng chứng xa xưa hơn.
Khi nói về các bộ cổ sử, người ta phải nói tới Đại Việt sử ký toàn thư của Lê Văn Hưu và Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn.
Nhưng thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu còn giới thiệu một vài bộ sử khác, bộ nào cũng có những khía cạnh mới.

Một tác giả như Ngô Thì Sĩ (1726-1780) đã mang lại cho cổ sử những ghi chép người khác hoặc bỏ qua, hoặc ghi không rõ, và nhất là những bình luận độc đáo, mang dấu ấn một tư duy sử học gần với con người hiện đại.
Chung quanh thế kỷ XIV mà chúng ta đang nói, đọc vào cuốn của Ngô Thì Sĩ thấy nhiều ý tứ phê phán mạnh bạo hơn, nên trong bài này tôi muốn cùng bạn đọc lần vào các trang sử của người thân sinh Ngô Thì Nhậm, với sự lưu ý trước rằng, nhiều chi tiết có thể đã thấy ở cuốn Toàn thư, cũng như ở Cương mục.

Tài liệu tôi dùng lần này là bản Đại Việt Sử Ký Tiền Biên, bản dịch của Viện nghiên cứu Hán Nôm, in 1997.

Xin phép bắt đầu bằng cách nói tạt ngang về một chuyện có liên quan tới sự lạ lùng của ĐVSKTB.
Gần đây báo chí nói nhiều tới việc Nhân Tông thượng hoàng (trị vì từ 1279 tới 1293) đi tu.
Một lần khoảng 2010, gặp nhau ở Sài Gòn, anh Trần Đĩnh -- bằng sự lịch lãm của một người đã qua sống qua ba chục năm chiến tranh và hết sức thông thạo mọi đường ngang ngõ tắt của các trung tâm quyền lực – đã giải thích với tôi, chắc là Nhân Tông thấy chiến tranh khủng khiếp quá, nên tìm cách tách mình ra khỏi thời sự mà suy nghĩ đấy thôi.
Cũng là một cách ghi nhận tâm lý hậu chiến!
Thật thú vị khi đọc Ngô Thì Sĩ lại bắt gặp một ý tưởng tương đồng.
Tiếp theo đoạn ca ngợi Thượng hoàng Nhân Tông, tác giả ĐVSKTB đứng trên lập trường nhà nho dấn thân, để chỉ ra trong hành động đi tu này vài ý nghĩa tiêu cực.
Ngô Thì Sĩ viết “Vua Nhân Tông tinh thông kinh điển, vốn có giác ngộ, trong thiên hạ không vật gì đáng bận tâm. Nhưng đường đường là đấng thiên tử mà ẩn náu nơi hang cùng ngõ hẻm, sớm hôm cùng một hai nhà sư trên núi không có hám của cải, sống trong cảnh thái bình cho đến hết đời, công nhiên dùng Phật học mà dẫn dắt con cháu, đưa cả thiên hạ vào giáo lý đạo Phật, lỗi ấy không gì lớn hơn. (Tr 394 sđd)




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Trở lại với cái mạch chung của thế kỷ XIV.
Trên nét lớn, sau khi đọc các nhà sử học đã dẫn ra ở trên, người ta chỉ có thể đi đến kết luận rằng sau một thời đại anh hùng là một thời kỳ đen tối và thế kỷ XIV là một thời kì đau đớn trong lịch sử nước ta.
Sau khi Nhân Tôn bỏ việc đi tu, người kế tục ông là Anh Tôn đã nổi tiếng về chơi bời hư hỏng.
Các sách sử cũ đều viết và Ngô thì Sĩ cũng viết rằng một lần khi Thượng hoàng Nhân Tôn từ Thiên Trường về Kinh sư, mọi người trong ngoài đều không biết; vua uống rượu xương bồ quá say, Thượng hoàng đi xem khắp cung điện suốt hai khắc đồng hồ, chuẩn bị đi ăn cơm, vua vẫn chưa tỉnh.
Cũng vua Anh Tông này, theo cách miêu tả của Ngô Thì Sĩ phải kể là vị vua rất lông bông.“Vua thích vi hành, cứ ban đêm ngồi kiệu cho mười hai người thị vệ theo, đi khắp trong kinh kỳ đến gà gáy mới về cung” (Tr 394 sđd )

Ở trên đã nói, nếu lấy khoảng cách là 40 –đến 50 năm sau chiến thắng thì ông vua nhà Trần trị vì lúc ấy là Trần Dụ Tông.
Ông này mới thật hoàn toàn tiêu biểu cho tình trạng suy đồi của vua quan nhà Trần thế kỷ XIV.
Về Dụ Tông những năm cuối đời, Ngô Thì Sĩ có lần buông một câu gọn ghẽ: “Việc làm rối loạn đạo trời, khiến cho Dụ Tông tinh còn mà thần mất, người khỏe mà tâm đã chết, tối tăm càn rỡ vào tận máu thịt”.
Thời Dụ Tông cũng là thời Chu Văn An dâng sớ xin chém mấy người gian nịnh. Bởi vậy, Ngô Thì Sĩ lại viết thêm:
"Cho dù Chu Văn Trinh muốn lấy nghĩa lý mà chữa, cuối cùng cũng không chữa nổi.” (tr 443)

Trong bài viết về Trần Khánh Dư, tính chung cả hàng ngũ vua quan đương thời, tôi đã từng tạm khái quát “từ những người anh hùng có công, nhiều người trong họ trở thành những viên quan cai trị có tội”.
Nhưng mà đấy mới chỉ là nói một cách chung.
Thực ra ban đầu các vị ấy đâu đã phải hoàn toàn hư hỏng.
Về sự suy đồi đạo lý của họ, Ngô Thì Sĩ đưa ra một sự so sánh:
+năm 1296, một viên quan thượng phẩm là Nguyễn Hưng phạm luật đánh bạc liền bị đánh chết(tr 396).
+thế mà đến năm 1362, vua Dụ Tông lại gọi người vào chơi bạc, để mưu đóng vai nhà cái một vốn bốn lời “một lần đặt là 300 quan, ba lần đã gần nghìn quan rồi".
Dụ Tông cũng ban lệnh cho tư nô cày một mẫu đất ở bờ bắc sông Tô Lịch để trồng hành trồng tỏi, rau dưa rồi đem bán kiếm tiền.
Rồi làm cả quạt mang bán (tr. 453).

Theo cách miêu tả của Ngô Thì Sĩ, Dụ Tông có một tính cách rất hiện đại là biết dùng bộ máy quyền lực để kiếm tiền trong quan lại cấp dưới và cả dân.
ĐVSKTB ở tr 455 kể một chuyện xảy ra từ đời vua cha là Minh Tông. Thấy một nhà buôn là Ngô Dẫn giầu lên nhờ kiếm được ngọc quý, vua gả ngay con gái cho Ngô Dẫn. Nhưng Dẫn cậy mình giàu có, lấy vợ lẽ và ở với vợ lẽ, lại tỏ ý khinh bỉ công chúa. Đến đời Dụ Tông. Nghe lời than phiền của em, Dụ Tông liền tỏ uy quyền bằng cách ra lệnh tịch thu toàn bộ của cải.

Về việc vua Dụ Tông đào hồ làm nơi vui chơi mà trên kia cuốn LSVN của khoa Sử ĐHSP đã viết, Ngô Thì Sĩ còn ghi rất rõ:
+ trên hồ này, trên bờ trồng tùng trúc và các loại cây cùng hoa quý cỏ lạ.
+ Lại nuôi nhiều chim quý, thú lạ ở trong vườn.
+Đối với hồ nước mặt, sai bắt các con vật ở biển như đồi mồi cá, ba ba đen về nuôi, lại sai người ở Hóa Châu (Thuận Hóa) chở cá sấu thả vào.

Ngô Thì Sĩ cho rằng cả Tùy Dạng Đế,-- nhân vật nổi tiếng tàn bạo trong lịch sử Trung Quốc -- cũng không tìm được niềm vui tương tự.
Sau khi bảo rằng cách vui của Dụ Tông lúc ấy “có thể nói là vui mà quên chết” Ngô Thì Sĩ viết tiếp “Người mải kiếm tiền và mải vui sẽ là người lơi lỏng lơ là trong việc trị nước”.
Ông thầm nói với hậu thế chúng ta “Giả sử chuyển trí tuệ khôn khéo ấy để trị dân trị nước thì làm gì lo đến sự bại vong” (tr 456).
Mở rộng ra nữa, ông cảnh báo về hậu quả mọi tội lỗi của các nhân vật quốc gia: “trong thì mê gái đẹp, ngoài thì mê săn bắn, thích rượu, ham âm nhạc. Làm nhà cao, đắp tường đẹp. Phạm điều này trong bốn điều này chưa từng ai không bị diệt vong ( cũng tr 456).


Về đức hạnh của các quan đầu triều đương thời, Ngô Thì Sĩ có nêu một trường hợp là Trần Khắc Chung.
Ông này thường “cùng với học sĩ Nguyễn Sĩ Cố đánh cờ hàng mấy ngày liền, đến nổi ngồi ngay bàn cờ mà ăn cháo, không nghỉ chút nào, được thua một vài quan tiền cũng cố làm. Bạn bè có việc mở tiệc đầy năm cho con hoặc mừng nhà hoàn thành, hễ mời là đến. Nhà thầy thuốc có món ăn cũng mò mà đến, quân lính thết đãi ăn uống thì khen vợ họ để nịnh (sđd tr. 431).

Trang 445 của cuốn ĐVSKTB kể năm 1354 có nạn đói, ngoài ra nhân dân lại khổ vì trộm cướp, có người xưng là cháu ngoại của Hưng Đạo Vương tên là Tề tụ hợp các gia nô bỏ trốn ở các xứ Lạng Sơn, Nam Sách.
Con cháu các cụ có người cũng không sống nổi, hỏi người thường ra sao?

Trong việc các vua Trần nửa cuối thế kỷ XIV đối xử với Chiêm Thành, các nhà sử học hiện đại thường cũng quên không ghi rõ một điều mà Ngô Thì Sĩ cùng nhiều ngòi bút sử học chân chính hồi xưa đã viết. Đó là nhiều lần người Chiêm đã vào cướp phá cả những vùng như Thuận Hóa, và quân ta thua chạy. Đến đời Nghệ Tông, quân Chiêm đến sát kinh sư. Đến đời Duệ Tông thì xâm phạm xe vua.
Có lần một vua Chiêm là Chế Mỗ bị người trong nước đánh đuổi, vua Trần chở che và cho người đưa về, nhưng thất bại, Chế Mỗ chết trong cảnh đơn độc trên đất Việt.
Nói chung trong cách đối xử với các vua Chiêm, vua ta nhiều khi tiền hậu bất nhất, dám tùy tiện làm nhiều chuyện mà trong quan hệ giữa các quốc gia không được phép.

Nhìn chung về đội ngũ quan chức của nhà Trần suốt thế kỷ XIV, đọc Ngô Thì Sĩ, người ta có thể nhận xét là sau khi đánh xong giặc Nguyên, chả ai biết làm gì để khôi phục lại tình hình đất nước đã tiêu điều tan nát trong chiến tranh. Trên thì không có chính sách, cấp dưới thì không có người hiểu biết mà cố vấn cho vua.

Một đoạn có giọng văn bia Ngô Thì Sĩ về Dụ Tông, mà cũng là về tình trạng đổ đốn của con cháu các bậc anh hùng năm xưa:
“Dụ Tông lên ngôi 15 năm, sử chép 6 lần nhật thực, hạn hán đế 3 lần. Một lần sâu keo mất mùa hàng năm. Đến khi ấy từ mùa xuân đến mùa thu núi lở động đất lụt hạn, sét đánh, không tháng nào là không có. Trời phạt tội dâm ác đến cực độ, răn đe nảy ra chính sự lười biếng, thế mà cha con vua tôi trong một thời vẫn bình thản như thường. Kẻ trên không có lòng thành khẩn xét mình, kẻ dưới không có lời tâu cứu giúp thời cuộc, coi thường điều trời răn không biết sợ. Khinh bỏ việc người không biết lo.( VTN nhấn mạnh). Sang năm sau, Minh Tông qua đời, Dụ Tông thỏa lòng xa xỉ, giặc giã nổi lên từng bầy, việc thờ cúng không ra lề lối, ngôi báu nhà Trần suýt di chuyển về họ Dương" ( tr 448).

Mấy điều tổng kết tạm thời:

I/Nếu lịch sử Việt Nam thường chỉ được quy kết vào lịch sử chống ngoại xâm, thì việc ghi chép về các thời hậu chiến của người đương thời đã ít, đến các sử gia hiện đại, việc này lại càng bị lảng tránh.
Điều đó có thể giải thích như sau:
n Đối với người xưa, nó chứng tỏ xã hội Việt Nam thực ra vẫn chưa thực sự hình thành, quốc gia chúng ta vẫn giống như một đạo quân hơn là một xã hội sống bằng làm ăn kinh tế và hướng tới phát triển.
n Đối với các sử gia đương đại, nó càng chứng tỏ chúng ta chỉ mới có một nền sử học phục vụ cho cuộc chiến đấu trước mắt. Dù đã mấy chục năm ra khỏi chiến tranh nền sử học ấy vẫn chỉ xoay đi xoay lại các bài bản cũ, cách làm cũ. Chúng ta thiếu các nhà trí thức biết nhìn lịch sử trên cả chặng đường dài và bằng con mắt của con người hiện đại.

II/Khi miêu tả các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, các nhà sử học hôm nay thường chỉ ghi chép những điều tốt đẹp mà không ghi những mất mát đau thương mà chiến tranh mang lại.
Mà mất mát đau thương nhất của chiến tranh ở VN là gì?
Là cả cơ chế xã hội bị giải thể, trong đó bộ phận quan chức là bộ khung xã hội thì trở nên suy đồi không thể cứu vãn.
Ta thường chỉ nói tới mặt tích cực của quan chức trong thời chiến.
Cái đó thì đáng trọng thật.
Nhưng mặt khác phải thấy sinh ra trong thời chiến, họ chỉ biết việc binh đao mà không biết gì việc làm ăn và quản lí xã hội.
Được làm vua thua làm giặc, kẻ võ biền chiến thắng tự dành cho mình tính chính danh trong việc quản lí đất nước.
Cậy là có công cứu nước, họ buộc cộng đồng mãi mãi mang ơn và tự cho mình có toàn quyền bóc lột đàn áp dân chúng.
Trong việc học hỏi và tiếp thu văn hóa Trung Quốc, chúng ta thường chỉ học lỏm về một số phương diện văn hóa; còn chính bộ phận văn hóa quyền lực là phần văn hoá rất thâm hậu trong văn hóa Trung Quốc thì chúng ta lại không hề tiếp nhận không học theo một cách bài bản.


III/Một thực tế của các vương triều hình thành sau khi chiến thắng là chỉ được một hai đời, đến các đời sau đều đồi bại đi rõ rệt. Trên đã nói những người đánh giặc giỏi chưa chắc đã là những người quản lý xã hội giỏi. Giờ phải nói thêm con cháu các bậc anh hùng trong thời chiến không mấy khi là những kẻ tử tế biết sống ra người trong thời bình. Đinh Bộ Lĩnh, Lê Đại Hành là thế. Nhà Trần là thế. Sau này là Nguyễn Huệ. Quang Trung xuất sắc bao nhiêu thì đến Quang Toàn hèn kém bấy nhiêu.
Tôi nhớ một nhà xã hội học lớp trước đã nhận xét là ở Việt Nam chỉ có giai cấp cầm quyền mà không có bộ phận quý tộc được hình thành nhiều đời và có văn hóa. Chỉ có triều Nguyễn ở đầu thế kỉ XIX rút kinh nghiệm được các triểu trước và tạo sự liên tục suốt bốn đời vua liền. Đó là bước tiến bộ của lịch sử. Nhưng với con người thời nay, với các sử gia Hà Nội trong 70 năm qua, thì triều Nguyễn lại không hề được quan tâm và rút kinh nghiệm. Chỉ toàn những lời đả kích phê phán.

Thanked by 1 Member:

#219 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 30/05/2015 - 12:34

NGƯỜI MINH HƯƠNG TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM XƯA

Sự gần gủi của hai đất nước Việt-Hoa, nhất là hệ quả của hàng ngàn năm Bắc thuộc, đã khiến cho sự chung đụng giữa người Việt và người Hoa trong xã hội Đại Việt diễn ra rất sớm. Sử chép rằng dưới triều vua Lê Đại Hành (980-1005), một người Trung Hoa tên Hồng Hiến làu thông kinh sử, thường theo nhà vua đi đánh giặc, được phong Thái sư là chức danh cao tột bậc trong quan chế lúc bấy giờ. Đến triều Lý Anh Tông (1138-1175), triều đình đón tiếp người Mân (Phúc Kiến) khá nồng hậu, cho phép họ tham chính và được tham khảo ý kiến trước khi ban hành một chính sách có liên quan đến người nước ngoài. Điều này cũng dễ hiểu, thu hồi nền độc lập chưa bao lâu, kinh nghiệm trị nước còn non yếu, các hoàng đế Việt Nam muốn tận dụng hiểu biết và kinh nghiệm của người phương Bắc vốn có một nền văn hóa lâu đời.
Tuy mạnh dạn sử dụng người nước ngoài trong bộ máy đầu não, song các chính quyền Đại Việt xưa vẫn không quên cảnh giác. Triều đình nhà Lý cho lập một “trang” (nơi di dân) ở một hòn đảo ngoài khơi Hải Đông (nay là Quảng Ninh), đặt tên là Vân Đồn, dành riêng cho người nước ngoài, trong đó có người Hoa, đến cư ngụ và buôn bán hàng hóa. Đến thời Trần, trong tình thế “lưỡng đầu thọ địch”, phía Nam phải đối phó với người Chiêm, phía Bắc là lực lượng xâm lược Nguyên Mông hùng hậu, chính sách đối với người nước ngoài, nhất là người Hoa có thêm nhiều quy định chặt chẽ hơn. Tuy vậy, chính sách này cũng dành phần châm chước cho người Tống ở Giang Nam, vì họ cũng là nạn nhân của giặc Nguyên Mông. Sang triều Lê, sau khi đánh tan quân nhà Minh, giành lại độc lập cho xứ sở (1428), Bình Định vương Lê Lợi cho hồi hương tất cả tù binh do quân ta bắt giữ. Theo Minh sử, số người Hoa được tha về là 86 ngàn người, một con số khổng lồ ở thế kỷ 15. Với số người Hoa đang sống ở Đại Việt, nhà Lê đã ban hành một chính sách rõ ràng:”Ngoại kiều không được tự do ra vào đất liền. Nhà cầm quyền buộc họ phải ở lại Vân Đồn, Vạn Ninh, Cần Hải, Hội Thống, Hội Triều, Thông Lĩnh, Phú Lương, Tam Kì, Trúc Hoa” (Theo Fujwara Riichire – bản dịch của Thiềm Cung – Việt Nam Khảo cổ Tập san số VIII – Sài gòn 1974, trang 150). Thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, năm 1663, đời vua Lê Huyền Tông, triều đình qui định các địa phương có khách nước ngoài đến cư ngụ thì chính quyền những nơi ấy phải khai trình rõ. Vào thời điểm này, nhà Minh đã bị nhà Mãn Thanh lật đổ, nhiều cựu thần nhà Minh, và cả dân chúng không đồng tình với chính sách cai trị của chính quyền mới, đã ùn ùn bỏ nước ra đi. Xuôi về phương Nam, họ gặp một chính sách khá cứng rắn của chính quyền Lê-Trịnh ở Đàng Ngoài nên kéo nhau vào Đàng Trong. Tại đây, do nhu cầu phát triển thương mại và mở mang bờ cõi, chúa Nguyễn đã dành cho họ những điều kiện thuận lợi nhất để khai thác các vùng đất mới và an cư lạc nghiệp. Năm 1679, nghĩa là gần 20 năm trước khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh (Nguyễn Hữu Kính) được cử vào Nam thiết lập bộ máy cai trị, chúa Nguyễn Phúc Tần đã thuận cho hai cựu thần nhà Minh là Dương Ngạn Địch và Trần Thắng Tài (Trần Thượng Xuyên) đưa hơn 3.000 người gồm quan binh và gia đình của họ vào Nam sinh sống. Nhóm Trần Thắng Tài theo cửa biển Cần Giờ vào khai khẩn vùng đất Lộc Dã (Đồng Nai), nhóm Dương Ngạn Địch theo cửa Soai Rạp vào khai khẩn đất Định Tường. Họ ra công khai phá đất hoang, lập phố chợ, buôn bán với nhiều hạng người nước ngoài cũng đang tìm vào vùng đất mới để sinh sống. Chưa đầy 20 năm sau, tức năm 1698, khi Nguyễn Hữu Cảnh lãnh mệnh vào đất Đông Phố lập ra hai dinh Trấn Biên (Biên Hòa) và Phiên Trấn (Gia Định), thì đất Đồng Nai-Gia Định đã mở rộng thêm 1.000 dặm, cư dân họp thành 40 ngàn hộ, ngoài lưu dân miền Trung kéo nhau vào Nam khai khẩn, những thương nhân người Nhật còn ở lại trung tâm thương mại Hội An cũng đi theo họ vào Nam. Không chỉ có những cựu thần và dân nhà Minh thuộc nhóm Trần Thắng Tài và Dương Ngạn Địch đã được phép sinh cơ lập nghiệp ở Trấn Biên và Định Tường, năm 1680, một cựu thần khác của nhà Minh cũng đưa người sang Nam Vang (Chân Lạp) xin tá túc và được quốc vương nước này phong làm “Oknha” (tựa như quan trấn thủ) phủ Sài Mạt. Tại đây, họ Mạc chiêu mộ lưu dân ở nhiều nơi như Phú Quốc, Lũng Kỳ, Cần Bột, Vũng Thơm, Rạch Giá, Cà Mau …, lập thêm 7 xã thôn. Đầu thế kỷ 18, do nội tình Chân Lạp lắm rối ren, Mạc Cửu dâng biểu lên chúa Nguyễn Phúc Chu, xin thần phục triều đình Đại Việt. Chúa thuận tình và phong Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên (phủ Sài Mạt cũ), địa danh được đặt tên theo truyền thuyết là nơi mà các nàng tiên thường xuất hiện trên sông. Từ đó, Mạc Cửu cùng các con cháu là Mạc Thiên Tứ, Mạc Tử Sanh, Mạc Tử Thiêm … có những đóng góp to lớn vào công cuộc trị an và phát triển vùng đất cực Nam của nước ta, xả thân cùng các chúa Nguyễn trong cuộc chiến với nhà Tây Sơn.
Theo sách Đại Nam thực lục tiền biên, năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu “lại lấy người Thanh đến buôn bán ở Trấn Biên lập làm xã Thanh Hà, ở Phiên Trấn lập làm xã Minh Hương …” (sách đã dẫn – NXB Sử học Hà Nội 1962 – trang 154). Tên Minh Hương phổ biến vào thời kỳ này. A. Schreiner, tác giả một quyển sách viết về Nam kỳ xuất bản năm 1901, giải thích rằng từ Minh Hương có nghĩa nguyên thủy là “những người có quê hương là nhà Minh, Trung Hoa” (VNKCTS số VIII, trang 169). Vào thời điểm đó, Minh Hương xã không chỉ có ở Phiên Trấn, mà ở Phú Xuân (Huế) và Hội An cũng có hai làng Minh Hương được Phủ chúa cho thành lập. Nhà nghiên cứu Khuông Việt trong Đại Việt tập chí số 8 năm 1943 giải thích thêm rằng :” Tiếng Minh Hương có từ đó và để chỉ một thôn, một xóm của người Minh ở. Chọn hai tiếng ấy, có lẽ người Minh ngụ ý nuôi lấy chút quốc hồn trong khi lưu lạc quê người đất khách” (trang 21). Tuy nhiên, dần dà trong sự chung đụng giữa người Việt và người Hoa, nhiều cuộc hôn nhân dị chủng đã diễn ra, tạo nên những thế hệ người Việt có hai dòng máu Hoa-Việt (cha người Hoa, mẹ người Việt), và cuối cùng, từ Minh Hương được dùng chủ yếu để chỉ những người này. Đầu thế kỷ 19, khi vua Gia Long thống nhất đất nước, hầu hết các làng người Hoa ở Bắc Hà đều được gọi là Minh Hương xã. Chính sách của các vua nhà Nguyễn đối với người Hoa hay người có hai dòng máu Hoa-Việt sống trong Minh Hương xã có phân biệt với những người Hoa sống đơn lẻ. Đến thời Pháp thuộc, ngày 1.1.1863, Thống đốc De La Grandière ban hành quyết định số 108 qui định mức thuế thân dành cho người Hoa thuần túy là 2 đồng bạc mỗi năm, còn với người Minh Hương là 1,5 đồng. Sau nhiều thay đổi, đến năm 1869, Thống đốc G. Ohier lại ban hành nghị định số 491 ngày 7.12, đồng hóa người Minh Hương với người Việt về thuế má cùng các biện pháp quản lý về an ninh (Công báo Nam kỳ thuộc Pháp – BOCF 1869, trang 509)
***
Trong những cận thần của chúa Nguyễn Ánh, đóng góp nhiều công sức trong cuộc chiến chống nhà Tây Sơn, có một số người Minh Hương quan trọng. Đó là Trịnh Hoài Đức, hiệu Cấn Trai, có nội tổ là Trịnh Hội, nguyên quán ở Phúc Châu (Trung Hoa), cùng gia đình vượt biển đến ngụ cư ở Trấn Biên. Năm 1788, Trịnh Hoài Đức cùng một người Minh Hương khác là Lê Quang Định ra phò chúa Nguyễn Ánh, nhận lãnh nhiều trọng trách. Năm 1802, họ Trịnh được cử làm Thượng thư bộ Hộ, cầm đầu một sứ bộ sang Trung Hoa, mang theo quốc thư và các ấn tín thu được của nhà Tây Sơn. Trịnh Hoài Đức cũng là tác giả bộ sách Gia Định thành thông chí rất có giá trị về mặt lịch sử của vùng đất Gia Định thành. Ông mất năm 1825, được vua Minh Mạnh truy phong đến Cần chánh điện đại học sĩ, chức danh cao bậc nhất trong quan chế triều Nguyễn. Ngoài họ Trịnh, hai quan lại triều Nguyễn khác là Lê Quang Định và Ngô Nhơn Tịnh cũng là người Minh Hương, và cùng là học trò của Gia Định xử sĩ Võ Trường Toản. Tại Sài gòn, một trong những di tích quan trọng của người Minh Hương là đình Minh Hương Gia Thạnh được người Minh Hương xây dựng năm 1789 và trùng tu nhiều lần sau đó. Đặc biệt, đây là nơi tụ hội của Bình Dương thi xã do ba công thần người Minh Hương của nhà Nguyễn kể trên sáng lập để cùng nhau bàn luận chuyện văn chương. Năm 1808, đình được vua Gia Long ban cho tên Gia Thạnh đường, đến thời Pháp thuộc thì đình trở thành hội quán của hội Minh Hương Gia Thạnh. Đình có nơi thờ tự những công thần bậc nhất của miền Nam và riêng đất Gia Định như Nguyễn Hữu Cảnh, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhơn Tịnh, bên trong có treo hai câu đối sơn son thếp vàng do chính Trịnh Hoài Đức soạn năm 1821:
Minh đồng nhật nguyệt diệu Nam thiên, phượng chử lân tường Gia cẩm tú
Hương mãn càn khôn binh Việt địa, long bàn hổ cứ Thạnh văn chương.
Có lẽ từ hai câu đối này mà người đời sau đặt tên đình là Minh Hương Gia Thạnh.
Về nghĩa của hai câu đối, có người tạm dịch là:
Sáng cùng nhật nguyệt rạng trời Nam, lân múa, phượng bay thêm gấm vóc
Hương khắp đất trời thơm cõi Việt, rồng chầu hổ phục thịnh văn chương.

Lê Nguyễn – 29.5.2015
(theo facebook tác giả)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một gia đình người Hoa ở Chợ Lớn năm 1906

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sinh hoạt của người Hoa ở Chợ Lớn xưa

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mộ của Thượng thư Trịnh Hoài Đức và phu nhân ở Biên Hòa

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đình Minh Hương Gia Thạnh ở Chợ Lớn

Thanked by 1 Member:

#220 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 04/06/2015 - 15:56

Nguồn cổ vũ đấu tranh chống độc tài chuyên chế

Cập nhật : 01:00 | 30/05/2015

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nhân loại đã, đang và sẽ còn nhắc đến bản Đại hiến chương Tự do Carta của nước Anh vì tầm quan trọng và ý nghĩa khởi nguồn của tư tưởng pháp quyền và tư tưởng bảo vệ những giá trị cơ bản nhất của con người.

Tháng 6 tới, lễ kỷ niệm 800 năm bản Đại hiến chương này sẽ được tổ chức rộng khắp.
Nội dung chính của bản Đại hiến chương Magna Carta đề cập đến hai vấn đề lớn: (1) tinh thần thượng tôn pháp luật (rule of law) – bất kỳ ai kể cả nhà vua cũng không được đứng trên pháp luật; (2) bảo vệ các quyền của những người tự do, trong đó có quyền không bị bắt giam trái pháp luật, quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền được xét xử một cách công bằng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đại hiến chương Magna Carta đã ra đời 800 năm
Bản Đại hiến chương này ra đời dưới thời trị vì của vua John (1189-1216). Khi tiến hành chiến tranh với Pháp, vua John đã ra sức vơ vét tiền của quý tộc, thị dân, nông dân để chi phí cho chiến tranh gây bất bình trong xã hội. Tháng 6/1215, một nhóm đại quý tộc đã tụ họp ở Runnymede đấu tranh buộc vua John phải kí vào bản Đại hiến chương với 63 điều, là bản giao kèo giữa nhà vua và các quý tộc.
Bất kỳ ai kể cả nhà vua cũng không được đứng trên pháp luật
Magna Carta trở thành biểu tượng của pháp quyền, vì lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, vai trò của luật pháp đã được hiện thực hóa; Lần đầu tiên cơ chế tập thể khống chế quyền lực của nhà vua được thiết lập và được đảm bảo thực thi.
Cụ thể trong Magna Carta qui định rõ nhà vua không được tùy tiện tăng thuế. Khi cần phải thông qua các đạo luật về thuế phải có sự nhất trí của một Hội đồng quý tộc, sau này là cơ quan đại diện đẳng cấp gồm lãnh chúa, quý tộc và thị dân.
Bên cạnh đó, Magna Carta cũng thiết lập cơ chế bảo đảm để những cam kết này được thực thi. Điều 61 qui định: Một hội đồng 25 quý tộc có nhiệm vụ giám sát và bảo đảm vua John phải tuân thủ hiến chương. Trong trường hợp nhà vua không tuân thủ thì hội đồng có quyền chiếm giữ đất đai và các lâu đài của nhà vua cho tới khi những sai lầm được sửa chữa.
Bảo vệ quyền tự do, trong đó có quyền không bị bắt giam trái pháp luật, quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền được xét xử một cách công bằng.
Hai qui định quan trọng của Magna Carta liên quan trực tiếp đến quyền con người là Điều 39 và Điều 40.
Điều 39 qui định: “Không có bất cứ một người tự do nào có thể bị giam cầm hay bỏ tù, bị tước quyền hoặc tịch thu tài sản, bị đặt ngoài vòng pháp luật hoặc bị tước địa vị dưới bất kỳ hình thức nào, chúng ta cũng không thể dùng vũ lực để ép buộc người đó hoặc khiến người khác làm như vậy, trừ khi có phán quyết hợp pháp của những người ngang hàng với người đó hoặc bởi pháp luật nơi người đó cư ngụ qui định như vậy”.
Thứ nhất, Bản Hiến chương lúc đầu chỉ tập trung bảo vệ quyền lợi của những người tự do, đặc biệt là các lãnh chúa, quý tộc, chứ chưa phải là tất cả mọi người bao gồm cả các tá điền, nô lệ hay những người lao động bị cưỡng bức sau này.
Tuy nhiên, không thể phủ nhân đây là văn bản pháp lý khởi đầu cho trào lưu bảo vệ quyền công dân.
Sau này Nghị viện Anh đã ban hành rất nhiều các đạo luật khác nhau, kế thừa, phát triển, mở rộng các qui định từ Magna Carta tạo thành một truyền thống bảo vệ các quyền tự do như: Habeas Corpus (Luật cấm bắt giam người trái pháp luật hay còn gọi là Luật bảo thân, được Nghị viên Anh thông qua năm 1679 dưới thời vua Charles II); Petition of Right (Luật khiếu nại về quyền, được Nghị viện Anh thông qua năm 1628 quy định một người chỉ có thể bị tống giam khi có phán quyết của Tòa án hoặc lệnh bắt giữ của cơ quan hành chính [writ]); English Bill of Rights (Luật về quyền của Anh quốc được Nghị viện Anh thông qua năm 1689 quy định về quyền bầu cử Nghị viện và quyền tự do ngôn luận trong hoạt động của Nghị viên)...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ảnh minh họa
Thứ hai, Để ngăn chặn việc giam cầm hay bỏ tù trái pháp luật, cần phải thiết lập một cơ chế xét xử công bằng. Sau này người Anh đã phát triển thành khái niệm qui trình tố tụng chuẩn (due process of law) thể hiện tính chính đáng về nội dung và chính đáng của quyền lực nhà nước về thủ tục được rất nhiều quốc gia Phương Tây kế thừa.
Điều 39 còn qui định: “[…] trừ khi có phán quyết hợp pháp của những người ngang hàng với người đó” cho thấy triết lý xét xử phải dựa trên nền tảng công lý (question of justice), chứ không chỉ bám vào luật (question of law). Đây là nền tảng cho chế độ bồi thẩm đoàn (trial by jury) ở Anh duy trì đến ngày nay.
Theo đó, khi xét xử, để đảm bảo nguyên tắc tranh tụng và tiếp cận công lý phải có sự tham gia của Bồi thẩm đoàn.
Sau này, Điều 39 đã tiếp tục được làm sâu sắc thêm bằng Điều 40: “Sẽ không ai bị bán cho người khác; quyền hay công lý của bất kỳ ai cũng đều không bị từ chối.
Ngay cả khi không có luật, không có án lệ, thẩm phán cũng không vì thế mà trì hoãn việc xét xử. Một khi công lý bị trì hoãn cũng có nghĩa là công lý bị từ chối (Justice delayed is justice denied).
Thứ ba, bảo vệ quyền sở hữu.
Điều 39 cũng đề cập đến vấn đề không “tịch thu tài sản” một cách bất hợp pháp.
Việc Magna Carta đặt ra qui định nhà vua không được tự ban hành những đạo luật về thuế một mặt hạn chế quyền lực của nhà vua, mặt khác qui định này cũng nhằm bảo vệ quyền sở hữu của cá nhân của người dân.
Magna Carta là văn bản có ảnh hưởng lớn đến Luật Hiến pháp hiện đại, đến thông luật và nhiều văn bản pháp lý quốc tế quan trọng khác.
Mười tu chính đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ thực tế là sự kế thừa các qui định của Magna Carta, đặc biệt là nguyên tắc qui trình tố tụng chuẩn tắc (due process of law) và nguyên tắc mọi người được bảo vệ một cách bình đẳng về luật pháp (equal protection of the law).
Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người cũng kế thừa những qui định vốn đã có từ Magna Carta rằng con người có quyền sống, quyền tự do và quyền an toàn cá nhân.
Người ta cho rằng Magna Carta đã là quá khứ, nhưng có lẽ tinh thần của nó thì sẽ còn sống mãi với thời gian, bởi Magna Carta chính là nguồn động viên tinh thần to lớn, cổ vũ người dân Anh, sau là các dân tộc khác, đấu tranh bảo vệ những quyền tự do thiết yếu nhất của mình thông qua việc hạn chế quyền lực nhà nước, đấu tranh chống lại sự độc tài chuyên chế dưới bất cứ hình thức nào.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#221 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 04/06/2015 - 16:18

ĐƠN GIẢN LÀ TÔI KHOÁI CÀ PHÊ!

Nói đến càphê mà triết lý kiểu bài viết của BBC nghe cao siêu quá. Cái gì cũng nâng lên tầm triết học để làm gì. Tôi khoái càphê, mỗi ngày có thể uống 5-7 cốc và không thể không uống vào buổi tối thậm chí trước khi đi ngủ. Tôi yêu văn hóa càphê chứ không phải "triết học" càphê.

Lịch sử tách càphê

Theo Wikipedia, càphê có lẽ được khai sinh tại tỉnh Kaffa (Ethiopia) và việc trồng càphê bùng nổ tại bán đảo Arab khoảng thế kỷ 13. Trước năm 1600, kỹ thuật trồng-chế biến càphê là bí kíp gia truyền của dân Arab, đặc biệt tại Mocha (địa danh trở thành tên một loại càphê thượng hạng). Tuy nhiên, chẳng có gì núp trong bóng tối mãi được. Nhà thực vật học Đức Leonhard Rauwolf là một trong những người đầu tiên miêu tả càphê trong quyển sách ấn hành năm 1583. Khoảng sau năm 1600, càphê chu du sang châu Á, theo chân thực dân châu Âu. Tổ chức càphê thế giới cho biết thêm, giới lái buôn mang càphê vào châu Âu vào năm 1615, đụng đầu với hai thức uống phổ biến nhất bấy giờ là chocolate và trà.

Năm 1683, quán càphê đầu tiên châu Âu được mở tại Venice và tiếp đó là Caffe Florian tại Piazza San Marco khai trương năm 1720 (hiện còn hoạt động). Cũng cần nói thêm, công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới – Lloyd's of London – đã được lập giấy khai sinh trong một tiệm càphê, khi vào năm 1688, Edward Lloyd ngồi nhâm nhi càphê và lập danh sách các con tàu mà khách hàng muốn mua bảo hiểm. Khoảng năm 1668 trở về sau, tiệm càphê bắt đầu xuất hiện tại Mỹ...

Tương tự Lloyd's of London, Thị trường chứng khoán New York và Nhà băng New York cũng bắt đầu từ quán càphê, tại khu vực mà ngày nay người ta gọi là Wall Street. Liên quan sự tích càphê, có một câu chuyện khá lãng mạn. Năm 1720, sĩ quan hải quân Pháp Gabriel Mathieu de Clieu trở về căn cứ Martinique từ Paris sau đợt nghỉ phép, mang theo một cây càphê. Trên chuyến hải hành, tàu De Clieu đụng đầu bọn cướp biển Tunis. Trong cuộc chiến chống hải tặc, De Clieu cố giữ nguyên vẹn cây càphê. Vụ uýnh lộn với đám thảo khấu kết thúc và De Clieu thà nhịn khát lấy nước ngọt tưới cây càphê chứ không để nó chết héo. Cuối cùng, con tàu về đến Martinique và cây càphê được trồng. Nó lớn và được nhân giống.

Cho dù lịch sử như thế nào, càphê cũng là ngành nông nghiệp chủ lực tại nhiều nước. Trước Thế chiến thứ hai, các nước Mỹ Latin đã liên tục hục hặc và cãi nhau như mổ bò để tranh quota nhập càphê vào Mỹ. Hiệp định quota càphê đầu tiên được dàn xếp năm 1940; và ý tưởng thiết lập quota xuất khẩu càphê dựa trên nguyên tắc quốc tế được đưa ra năm 1962, khi Hiệp định càphê quốc tế được Liên Hiệp Quốc đứng ra chủ trì…

Chỉ đến năm 1820, khoa học gia mới soi rọi bí ẩn trong hạt càphê. Nhà hóa học Đức Friedlieb Ferdinand Runge là người đầu tiên cách ly chất kích thích trong hạt càphê và nó được đặt tên caffeine – có nghĩa “chất gì đó có trong càphê”. Năm 1838, người ta phát hiện thêm rằng thành phần kích thích trong trà thật ra tương tự caffeine, cũng như trong hơn 60 loại thực vật khác (cacao, kola…).

Đến thế kỷ 20, caffeine bắt đầu xuất hiện trong nhiều loại thức uống. Cái mà hiện nay gọi là “nước tăng lực” thật ra chỉ chứa chủ yếu caffeine. Xét về yếu tố khoa học, một trong những lý do khiến thiên hạ khoái càphê là sự đem lại cảm giác tỉnh táo. Theo National Geographic, caffeine có khả năng chặn hóa chất adenosine (gây buồn ngủ) trong cơ thể. Loạt nghiên cứu gần đây cho biết caffeine có khả năng hồi sức (kích thích hệ thần kinh trung ương) và tạo hưng phấn.

Văn hóa càphê

Tuy nhiên, yếu tố khiến Starbucks ăn nên làm ra cũng như hàng triệu người khoái càphê là tính xã hội của nó. Và đây mới là câu trả lời cho câu hỏi tại sao thiên hạ yêu càphê. Ngay từ giai đoạn đầu mới hình thành, tiệm càphê đã đóng vai trò là địa điểm xã hội, nơi khai sinh những câu chuyện đồn đại, nơi hình thành những âm mưu lật đổ ngai vàng và thậm chí là nơi thai nghén những ý tưởng dời non lấp bể.

Tại châu Âu, quán càphê còn được xem là “đại học đồng xu” (“penny universities” – hiểu theo nghĩa nơi tiếp thu kiến thức với học phí rẻ). Do vậy, quán càphê mọc nhanh như nấm. Theo The Economist, năm 1663, Luân Đôn có 82 tiệm càphê nhưng đến trước năm 1700, thành phố sương mù này đã có hơn 500 quán. Quán càphê quanh Thị trường chứng khoán Hoàng gia tập trung dân làm ăn trong khi “xóm” càphê xung quanh St James's và Westminster là nơi tào lao thiên địa của giới chính trị gia; và khu vực quán gần Nhà thờ St Paul's là địa điểm rủ nhau đến của giới giáo sĩ và thần học.

Tờ Tatler (thành lập tại Luân Đôn năm 1709) từng cho thấy khái niệm xã hội và tính “quần thể” trong quán càphê như thế nào. Trong ấn bản Tatler đầu tiên, người ta thấy hàng chữ này: “Tất cả bàn bạc liên quan vui chơi giải trí đều được tìm thấy tại tiệm White's Chocolate; thi phú tại quán Will's Coffee; học hành tại Grecian; và đối nội-đối ngoại tại St James's”. Richard Steele – biên tập tờ Tatler, khách hàng ngồi mòn đũng quần tại quán Grecian – thậm chí dùng địa chỉ quán làm nơi liên lạc thư từ. Cần mở ngoặc, vào thời mà dịch vụ thư tín còn sơ khai, dân châu Âu có thói quen dùng tiệm càphê làm địa chỉ liên lạc. Thập niên 1670, khoa học gia Robert Hooke dùng khoảng 60 địa chỉ tiệm càphê để liên lạc bốn phương.

Như Richard Steele đã kể, quán Grecian là địa điểm quen thuộc của giới khoa học. Khách đều toàn dân bác học thuộc Hội khoa học Hoàng gia trong đó có cụ Isaac Newton và Edmund Halley. Còn tại quán Will's ở Covent Garden, trong ba thập niên, thi sĩ John Dryden và bạn văn của ông từng thảo luận ỏm tỏi về thi ca và kịch nghệ. Sau khi John Dryden từ trần, dân văn chương rủ nhau sang tiệm Button's, nơi lui tới của những Alexander Pope và Jonathan Swift (bài thơ The Rape of the Lock của Alexander Pope dựa vào chuyện tán gẫu trong quán càphê).

Thế giới tán phét tại quán càphê có lúc khiến triều đình nổi giận. Năm 1675, vua Anh Charles II tuyên bố quán càphê là nơi tụ họp của ý tưởng tà quái và các ông chủ tiệm muốn tiếp tục hoạt động phải đóng 500 bảng đồng thời đồng ý tuyên thệ trung thành với nhà vua! Tuy nhiên, luật này không được thực hiện và các ông chủ tiệm tuyên bố sẵn sàng đóng cửa còn hơn làm gián điệp cho triều đình.

Một người Pháp đến Luân Đôn và ghé tiệm Abbé Prévost từng kể rằng quán càphê ở Anh “nơi bạn có quyền đọc tất cả tờ báo ủng hộ cũng như chống chính phủ”, nơi là “địa điểm của nền tự do Anh”… Quán càphê xuất hiện tại Pháp muộn hơn Anh. Trước năm 1720, có khoảng 380 quán tại Paris. Và cũng như nhiều nơi thế giới, quán càphê Pháp tất nhiên cũng là trung tâm thông tin thời sự, nơi bắt nguồn những bốc phét “chính trị chính em” hoặc những đồn đãi vô thưởng vô phạt. “Tại tiệm Café de Foy, người ta nói rằng vua vừa có ái thiếp, tên là Gontaut. Nàng đẹp như hoa tháng giêng và là cháu gia đình Duc de Noailles” – đó là bản tin một bài báo vào thập niên 1720 (The Economist).

Tuy nhiên, không khí “thời luận càphê” tại Paris không thoải mái như Luân Đôn. Triều đình Pháp liên tục gài gián điệp tại Café de Foy, một trong những nơi thai nghén kế hoạch thực hiện cuộc Cách mạng Pháp 1789. Dấu ấn đậm nét nhất liên quan tính xã hội của thói quen uống càphê là sự hình thành càphê cóc ngoài vỉa hè. Tại châu Âu hiện thời, càphê vỉa hè tiếp tục là sinh hoạt mang tính cộng đồng với nét “văn hóa càphê” rất đặc thù…

Càphê là xã hội, càphê là thời đại và càphê cũng là nồi cơm của hàng triệu người tại các nước thế giới thứ ba. Và trong tất cả mô hình sinh hoạt văn hóa-kinh doanh càphê, xin thưa rằng càphê vỉa hè là… vĩ đại nhất!

Mạnh Kim
(theo facebook tác giả)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#222 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 05/06/2015 - 12:50

Mấy ý kiến về trống đồng và tâm thức Việt cổ


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

GS. Trần Quốc Vượng



[indent]

Trống đồng không phải của riêng của người Việt Nam, càng không phải của riêng của người Trung Quốc.

[/indent]
Có cả một khu vực văn hoá Trống đồng. Trên đại thể đó là khu vực Đông Nam Á, theo nghĩa rộng (chứ không phải chỉ theo ý nghĩa chính trị – nhà nước, như hiện nay thường hiểu): đó là khu vực chân núi của hệ thống Himalaya, một khu vực nóng, ẩm, gió mùa, mưa nhiều, nhiệt độ và ánh sáng đều lớn, đất đai thích hợp cho rất nhiều loại thực vật sinh trưởng và phát triển: đặc biệt, đó là khu vực của nghề nông trồng lúa nước (1).

Nếu ta dựng một bản đồ phân bố trống đồng – cho đến bây giờ được biết – ta dễ dàng nhận thấy rằng, trừ những hiện tượng lẻ tẻ ở ngoại biên (như Mông Cổ), thì trung tâm phân bố trống đồng là miền đông và bắc bán đảo Đông Dương, bao gồm bắc Việt Nam (từ Nghệ Tĩnh trở ra), tây nam Quảng Đông, nam Quảng Tây, tây nam Vân Nam (Trung Quốc), bắc Lào, từ đó “sóng trống đồng” lan toả dần và nhẹ dần – xuống miền nam Đông Dương (Thái Lan, Miến Điện) và lên miền bắc Hoa Nam (nam Hồ Nam, nam Tứ Xuyên…).

Như vậy, đứng về mặt cái nhìn lịch sử, và nếu đừng có đầu óc thành kiến, sô vanh dân tộc, thì ta phải nhận rằng khu vực văn hoá trống đồng vốn là một khu vực văn hoá phi Hoa phi Ấn. Ta cứ hẵng gọi, một cách phiếm xưng như người xưa, rằng đó là một khu vực văn hoá Việt tộc, tuy ta cũng phải nói ngay rằng nó không bao hàm hết phạm vi phân bố của các tộc Bách Việt (như Câu (U) Việt ở nam Giang Tô, bắc Chiết Giang, đông Mân Việt ở nam Chiết Giang, Phúc Kiến, Dương Việt ở Giang Tây…) và nó cũng không loại trừ khu vực phân bố của các tộc phi Hoa khác, như người Bộc, người Di… (2). Tính đa dạng của nhân chủng và văn hoá của khu vực Đông Nam Á đã ló rạng từ thời tiền sử.

I.
Trống đồng không phải là một sáng tạo của người Hoa – Hán, điều đó đã trở thành định luật. Về câu chuyện Mã Viện hay Gia Cát Lượng sáng tạo ra trống đồng thì, từ lâu, đã rõ ra rằng đó là một truyền thuyết giả (fakelore, chứ không phải folklore) của một số học giả Tàu, tuy lắm chữ nghĩa song cũng đầy ý vị sô vanh đại dân tộc và kì thị dân tộc.
Về mặt thời gian, trống đồng xuất hiện vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, trước khi những nền đế chế Tần, Hán bành trướng xuống nam Hoa Nam và chinh phục các cộng đồng người phi Hoa ở toàn khu vực này. Với công cuộc bành trướng và chinh phục Trung Hoa, nhiều nền văn hoá bản địa, phi Hoa ở Hoa Nam nay đã bị tiêu diệt, nhiều nền văn hoa phi Hoa bị giải thể cấu trúc. Đó là hậu quả bi thảm của đường lối thực dân văn hoá của tầng lớp thống trị người Hán. Trống đồng, một biểu tượng hoàng tráng của văn hoá phi Hoa, cũng chịu chung số phận đó. Mã Viện phá huỷ trống đồng để lấy đồng đúc tượng ngựa. Cái “con thú quý tộc” này (noble animal, như người Tây phương thường gọi), sau khi được thuần dưỡng, đã góp phần gây nên sự phân hoá xã hội lớn nơi các tộc người chăn nuôi phương Bắc và phương Tây, đã trở thành biểu trưng của “Quyền lực”, của “Kị sĩ”, “thủ lĩnh”, “ông chủ”, “quí tộc”, “chủ nó” và “lãnh chúa” ngày sau. Nó đã len lỏi vào văn hoá các dân tộc phi Hoa, chèn lấn và hòng tiêu diệt các biểu tượng văn hoá phi Hoa. Từ Mã Viện đời Hán, Gia Cát Lượng đời Tam Quốc, Âu Dương Nguỷ (hay Ngỗi) đời Lục Triều đến Lưu Hiểu đời Minh… bè lũ thống trị Hán tộc ra sức thu phá trống đồng, đánh phá tâm lý – văn hoá phi Hoa ở những vùng đất đai chúng kiểm soát, đóng chiếm và di hộ (3).
Nhưng các cộng đồng tộc người phi Hoa, lấy “nhu nhược thắng cương cường”, từ việc đúc và sử dụng trống đồng cổ, lại đúc và tiếp tục sử dụng trống đồng mới, đến việc thờ cúng trống đồng, chôn cất trống đồng, vẫn ra sức giữ gìn “bầu trời văn hoá” phi Hoa của chính mình.
Như biết bao hiện tượng lịch sử – văn hoá khác, nền văn hoá trống đồng đã qua đi, đã tàn lụi dần, nhưng những sở đắc văn hoá trống đồng thì vẫn còn lại. Những sở đắc, những thành tựu văn hoá đó vẫn được lưu giữ nơi tâm thức người Việt phương Nam.
Trên đất Trung Hoa hiện tại, nó vẫn là một sắc thái văn hoá, góp phần tạo nên nét riêng biệt, độc đáo, của con người và văn hoá Hoa Nam so với con người và văn hoá Hoa Bắc, của miền “Giang Nam” so với miền “Trung nguyên Hoa Hạ”…
Còn ở trên đất Việt Nam hôm nay, nó vẫn là một thành phần hữu cơ của văn hoá Việt Nam, của truyền thống văn hoá Việt Nam (4) cổ xưa nhất và đẹp nhất, ngày càng tăng tiến về số lượng và kiểu dáng, hoa văn… Vả lại, những trống đồng cổ xưa vẻ đẹp nhất đó – những trống đồng loại 1 hê-gơ – trên mảnh đất “nghìn xưa văn hiến” này, lại không phải là những hiện tượng đơn lập – và do đó có thể là ngẫu nhĩ, ngoại sinh – mà, thực tế khảo cổ học Việt Nam từ những năm 20, 30 trở lại đây đã cho biết rõ, đó là những hiện tượng liên lập, là những thành phần hữu cơ, nội sinh, của nền văn hoá Đông Sơn nổi tiếng của Việt Nam và Đông Nam Á, của nền văn minh sông Hồng, của kỷ nguyên bắt đầu dựng nước và giữ nước, Văn Lang, Âu Lạc, của thời đại các vua Hùng…
Cũng không ai phủ nhận được rằng – dù ai đó có ý định “gây nhiễu” bằng những sự thác loạn chữ nghĩa và trí tuệ – ghi chép về thư tịch xưa nhất về Trống đồng – đoạn ghi chép của Hậu Hán thư Mã Viện truyện – đã bộc lộ rõ ràng một sự thực: Trống đồng Lạc Việt ở đất Giao Chỉ (5).

Như thế:
Trống đồng xưa nhất, về mặt khảo cổ, gắn với văn hoá Đông Sơn. Hoàn toàn hợp lý, khi gọi chúng là TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN.
Trống đồng xưa nhất, về mặt cổ sử, gần với Lạc Việt. Hoàn toàn hợp lý, khi gọi chúng là TRỐNG ĐỒNG LẠC VIỆT.
ĐÔNG SƠN – LẠC VIỆT – GIAO CHỈ đều là những hữu thể Việt Nam cổ.
Do vậy, từ trống đồng xưa cổ, có thể đúc rút ra triết lý Việt cổ, có thể chất lọc ra tư duy trống đồng, tư duy Việt cổ.
Về mặt phương pháp luận, sẽ hoàn toàn hợp lý, khi qua trống đồng, có thể tìm biết Tâm thức Việt cổ (hay tâm thức người Nguyên Việt, Proto-Viets).

II.
Khi ngắm nhìn các hoa văn trên những trống đồng lớn Đông Sơn – và những hiện vật Đông Sơn khác đã có lúc, những nhà khảo cổ học và cổ sử học chúng ta cũng nói theo L. Finot, H. Parmentier và V. Goloubew rằng một số đồ án hoa văn ấy mang ý nghĩa tô-tem giáo (6). Ai nấy đều mặc nhiên thừa nhận rằng người Việt cổ theo tôn giáo tô-tem (Totemisme), vấn đề chỉ còn là bàn xem tô-tem của họ là con gì: Chim, Rắn, Rồng, Rùa, Voi, Trâu, Bò… hay cây gì: Cau, Dừa, Dâu… hoặc là cả một phức thể của những loại cây, con đó.
Giờ đây, nhiều người trong chúng ta đã nghĩ khác, cả về mặt nhận thức luận lẫn phương pháp luận.
Có thật ở thời nguyên thuỷ có một thứ “tôn giáo” được mệnh danh là “tô-tem giáo” (Totemisme) không? Hay đó chỉ là một ngộ nhận, cả về cái tên totem lẫn một hình thức tư duy cổ xưa được gọi là tôtem giáo (hay Đạo Vật tổ)?
Nhà dân tộc học Pháp Claude Lévi Strauss đã khảo sát lại toàn bộ vấn đề này (7). Và đi đến kết luận rằng “Vật tổ chỉ là một ảo tưởng phát sinh trước hết từ sự hiểu sai ý nghĩa một số hiện tượng dân tộc học, ngay cả đến ý niệm vật tổ cũng chỉ là một ảo tưởng chứ đừng nói đến tính cách thống nhất của thuyết ấy”. Theo ông, chỉ cần soát lại những trường hợp điển hình cụ thể, trước hết là trường hợp tộc người Ojibwa – người da đỏ ở miền bắc Hồ Lớn ở Bắc Mỹ, nơi từ đó phát xuất ra cái danh từ vật tổ totem, cũng là nguồn gốc sinh ra mọi thắc mắc, mọi bàn cãi về “vật tổ”, là đủ thấy khái niệm Totem giáo sinh ra do một sự cắt xén thực tại vụng về của một số nhà dân tộc học phương Tây, là hậu quả của cái lề thói tinh thần sinh hệ thống của họ.
Từ một phương ngữ của người da đỏ – ngôn ngữ bộ lạc Ojibwa – danh từ totem đã được tung ra một cách không chính xác, không được lựa chọn và xác định kỹ càng. Và về mặt nội dung, người tung ra cái tên này (J. K. Long) đã lẫn lộn cách gọi tên thị tộc (tên con vật ứng với thị tộc) với những tín ngưỡng liên quan đến các vị thần hộ mệnh cho cá nhân của những người Ojibwa.
Ở Tikopia – một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Polynésie, nơi mà W.H.R. Rivers cho là có bằng chứng rõ rệt nhất về “Đạo Vật tổ”, nơi có bốn thị tộc phụ hệ không theo chế độ ngoại hôn một cách tuyệt đối, người ta cũng nhận thấy tính cách cực kỳ phức tạp và không đồng nhất của những tín ngưỡng và tập tục bị gán vội cho cái nhãn hiệu “Đạo Vật tổ”. Ở đây, động vật không được coi là biểu tượng tổ tiên hay là con của thổ dân. Một số động vật được thờ kính vì những lý do khác. Bốn thị tộc người Tikopia thờ bốn vị thần liên quan đến bốn loại thực vật ăn được, họ chỉ kiêng ăn một số động vật chứ không kiêng ăn thực vật. Quan hệ giữa thần và động vật là có thực và riêng cho từng con vật. Trái lại quan hệ giữa thần và thực vật chỉ có tính chất tượng trưng và chung cho cả loài.

Thực ra, theo Claude Lévi Strauss và nhiều người khác, cái gọi là Totem giáo – Đạo Vật tổ – bao hàm những tương quan về ý niệm giữa hai lĩnh vực TỰ NHIÊN và VĂN HOÁ. Cần phân biệt hai hiện tượng dân tộc khác nhau:
1. Vấn đề dùng tên cầm thú hay thảo mộc để đặt tên cho thị tộc.
2. Vấn đề đồng hoá con người với cầm thú thảo mộc, bắt nguồn từ những quan niệm rất tổng quát về tương quan giữa con người và thiên nhiên của các tộc người cổ xưa sống gần thiên nhiên. Quan niệm này sẽ ảnh hưởng đến ma thuật (như tục “khảo cây” của người Việt, còn duy trì tới trước Cách mạng tháng Tám, tục treo các biểu tượng dương vật, âm vật – nô, nường – trên các giàn bầu bí, tục thờ cây, thờ hổ, thờ rắn… đến nghệ thuật, tôn giáo, xã hội của mỗi tộc người).
Khuynh hướng – ngay từ đầu lịch sử – của tâm thức con người là phân loại (tư duy phân tích phân loại) và hệ thống hoá (tư duy hệ thống, tổng hợp) vũ trụ.

Động vật hay thực vật được dùng đặt tên cho thị tộc (như tộc chim Bling – Blang (chim ăn thịt), tộc Trâu, tộc Rắn, tộc Hươu, tộc Dâu… của người Việt cổ, tộc Cau, tộc Dừa… của người Chàm cổ…) vì chúng cung cấp cho con người một phương pháp tư duy. Ở người xưa, tương quan giữa TỰ NHIÊN và VĂN HOÁ, giữa nhân giới và nhiên giới, là những tương quan ý niệm chứ không phải là những tương quan nghiệm sống. Khi thiết lập những tương quan này, người xưa nhằm mục đích lý thuyết hơn là thực tiễn. Tương quan giữa người và vật – được hiểu sai là “vật tổ” – là một thứ quan hệ ẩn dụ và gián tiếp, chứ không phải là quan hệ tiếp cận, trực tiếp.
Người ngày nay thường lý luận bằng khái niệm, danh lý.
Người cổ xưa có một lối lý luận kết hợp những tương quan tư tưởng. Nói tôi là chim, là hươu, là sơn dương… tức là nói Tôi ở trên cao, ở vùng cao. Nói tôi là cá, là rắn nước, tức là nói Tôi ở dưới thấp, vùng nước… Đây chính là những hệ thống phân loại. Vì vậy ta không thể và không nên tìm cái gọi là tương quan vật tổ trong bản chất “vật tổ”, mà phải qua những liên tưởng mà “vật tổ” khả dĩ gợi ra trong đầu óc con người.
Vẫn theo Claude Lévi Strauss, thực ra cái gọi là “Đạo Vật tổ” chỉ là một lối tư tưởng trong nhiều lối tư tưởng của con người. Lối tư tưởng “vật tổ” này có yếu tố tình cảm xen vào, song điều này không quan trọng và mục đích là bổ sung cho một hệ tư tưởng vốn “cởi mở”.
Trong cái gọi là “Đạo Vật tổ”, ta thường thấy sự giống nhau, khác nhau giữa các loài vật được diễn tả bằng những danh từ “yêu, ghét, liên kết, chống đối”. Nói cách khác, vạn vật được quan niệm theo với những tương quan tỏng xã hội loài người (khi lý giải “Đạo Vật tổ”, các học giả Xô Viết, giáo sư Tô-ca-rép, cũng đi đến kết luận này (8)).
Muốn như vậy, người xưa phải chia loài vật thành từng đôi một đối ứng với nhau và rồi, nhờ có một danh pháp (nomenclature) đặc biệt, gồm những danh từ động vật và thực vật (đây là đặc tính duy nhất của cái gọi là Đạo Vật tổ), người xưa có thể diễn tả thoả đáng bằng một luật tắc đặc biệt những sự dị đồng này.
Lối tư tưởng bằng đối ứng không có gì là lạ thường, là “tôn giáo” cả, nó chỉ là một trường hợp của sự liên tưởng bằng đối ứng, vốn là một đặc tính phổ quát của tư duy con người. Do đó, ta phân biệt cao/thấp, mạnh/yếu, đen/trắng, đêm/ngày, nóng/lạnh, đông/hè, đực/cái… Hệ thống hơn, tổng quát hơn, người Trung Hoa và người Việt cổ quy kết vào hai nguyên lý ÂM/DƯƠNG. Tất cả những mâu thuẫn đối nghịch này đều bao hàm trong cái TOÀN THỂ, cái MỘT, hay như các nhà tư tưởng Trung Hoa gọi, là Thái Cực, là Đạo v.v… (“nhất âm nhất dương chi vi Đạo”, Lão Tử, Đạo đức kinh).
Như vậy hệ tư tưởng vật tổ chỉ là một cách giải quyết đặc biệt một vấn đề tổng quát: Làm sao cố vượt mâu thuẫn để đi đến tổng hợp.
Điều này chứng tỏ “vật tổ” không phải là những con vật đáng kính, đáng sợ, đáng ăn hay kiêng ăn vì chúng chỉ truyền tải những ý tưởng của người xưa khi quan sát vũ trụ.
Nói cách khác, theo Claude Lévi Strauss, vật tổ được chọn không phải vì “ăn ngon” (bonnes à manger) mà vì “dễ tư tưởng” (bonnes à penser).
Tóm lại, “Đạo Vật tổ” thực ra chỉ là một hệ thống luận lý, dùng nhiên giới để diễn tả những tư tưởng cho những cộng đồng tộc người cổ xưa có dịp gần gũi tiếp xúc với thiên nhiên vạn vật, khác với lối tư duy của những nhà tư tưởng “bàn giấy” ngày sau (9).

Trong bài “Vài duy nghĩ tản mạn về trống đồng”, tôi đã vạch ra một cách tập trung cái quan niệm lưỡng phân và lưỡng hợp trong tâm thức Việt cổ, ở đây sẽ không nhắc lại nữa. Chỉ xin nói thêm rằng, nếu trước kia tôi cũng là một người chủ trương sự tồn tại của Đạo Vật tổ trong tâm thức người Việt cổ thời Đông Sơn thì, với bài đó, tôi chỉ coi những hình ảnh Chim, Gà, Hươu, Rùa, Rắn… như những biểu tượng để diễn đạt một quan niệm Lưỡng phân – Lưỡng hợp trong tư duy Việt cổ. Có nghĩa là, bằng những sự kiện thực tế của khảo cổ học, dân tộc học và cổ sử học Việt Nam, tôi cũng đi tới cái quan niệm về tư duy của người xưa giống như Claude Lévi Strauss đã làm khi khảo sát lại toàn diện về “Đạo Vật tổ”. Tôi thấy rằng khảo cổ học và cổ sử học Việt Nam cần phải thanh toán dứt khoát với truyền thống tư tưởng phương Tây về sự tồn tại của “Tô-tem giáo” trong tâm thức Việt cổ. Tôi cũng cho rằng dân tộc Việt Nam cần nghiêm chỉnh soát lại cái gọi là tàn dư Đạo Vật tổ nơi tộc người Khơ Mú ở Tây Bắc Việt Nam mà gần đây một luận án phó tiến sĩ về Văn hoá dân gian còn nhắc đi nhắc lại (10).

Tôi cũng thấy cần nhấn mạnh lại rằng cặp danh lý Sơn Tinh Thuỷ Tinh cũng như tín ngưỡng thờ vua HÙNG trên núi Nghĩa Lĩnh (Vĩnh Phú) và tín ngưỡng thờ vua THỤC ở đền Thượng Cổ Loa (Hà Nội) hay đền Cuông Diễn Châu (Nghệ Tĩnh) đều nhuốm màu sắc Đạo giáo, đều là sự “Đạo giáo hoá”, “Lịch sử hoá” và “Thời sự hoá” những khía cạnh khác nhau của tâm thức Việt cổ, vốn quen lối tư tưởng bằng đối ứng, được thể hiện rõ rệt trên trống đồng.
Điều đặc biệt quan trọng là hai cặp đối ứng Âu Lạc và vùng cao vùng thấp được diễn tả trong huyền tích Âu Cơ – Lạc Long Quân (khi huyền tích này được ghi lại trong Lĩnh Nam Chích Quái thì nó đã bị thêm bớt nhiều bởi kiến thức Tam giáo của các tác giả, trộn lẫn huyền tích Việt với huyền tích Trung Hoa và tri thức Bắc sử…). Ngoài bài viết ở Khảo Cổ Học đã kể trên, trong cuốn sách “Một Hà Bắc cổ trong lòng đất” (Hà Bắc, 1981) phần Mở Đầu (11), tôi đã triển khai việc phân tích hai cặp đối ứng này. Từ đầu thời đại đồng thau (Phùng Nguyên) đến đầu thời đại sắt (Đông Sơn), theo với sự tăng nhanh về số dân, do áp lực dân số, và theo với sự hình thành bước đầu về miền trung và hạ châu thổ sông Hồng và sông Thái Bình (còn nhiều ô trũng lầy lội, đồng bằng chưa thành hình xong), đã diễn ra quá trình triển nở của các cộng đồng Việt cổ từ vùng cao (chân núi và miền đất cao châu thổ) xuống vùng thấp. Sự kiện lịch sử đó – là một kỳ gian dài hàng ngàn năm – đã được huyền tích diễn tả như một biến cố của sự chia con cái của cặp vợ chồng khởi nguyên “mẹ Âu – bố Lạc”: 100 con (tượng trưng số nhiều) vốn trước kia ở với mẹ Âu tại vùng núi, nay xẻ ra 50 con theo bố Lạc về miền xuôi, miền nước, miền đồng bằng hạ bạn. Đi với cái sự kiện lịch sử – kỳ gian dài này, là sự nảy sinh ra TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN.

* Trống đồng nảy sinh:
1. Khi người Việt cổ đã khai thác miền châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả nghĩa là khi đã có một nền tảng nghề nông trồng lúa nước phát triển – cả lúa mùa ở vùng ruộng cao, cả lên chiêm ở vùng đồng trũng – với một cơ cấu cây trồng đã tương đối ổn định, xoay quanh trung tâm CÂY LÚA NƯỚC, cả lúa nếp và lúa tẻ (tẻ dần dần thay nếp trong cơ cấu bữa ăn của người Việt cổ cũng là do áp lực dân số khi triển khai xuống đồng bằng (12)). Ngoài lúa và đậu (cây cung cấp chất đạm luôn luôn đi theo cây cung cấp chất bột), rau (đặc biệt là rau muống, cây đặc sản ở vùng nước, ngoài bầu bí là giống có trước ở vùng núi, vùng cao), các loại cây có củ (khoai, ngoài các loại củ từ, củ lỗ, khoai mài, khoai sọ… vốn có sẵn ở vùng cao, nay lại có thêm loại khoai lang, do đồng bằng ven biển có liên hệ với vùng ven biển và hải đảo Thái Bình Dương; cũng do sự liên hệ này mà miền đồng bằng ven biển Bắc Bộ đã trồng mía), các loại cây có sợi (đay gai) và cây dâu tằm, các loại cây ăn quả (trồng ở VƯỜN, ngoài RUỘNG: lúa, đậu…).

2. Khi nông dân tăng tiến về dân số, nông nghiệp phát triển về vườn ruộng, về cây trồng và năng suất (nhờ độ phì của đất phù sa đồng bằng cùng kỹ thuật nông nghiệp phát triển) cũng có nghĩa là một hệ thống xóm làng đã phát triển, từ vùng cao xuống vùng thấp: Sông ngòi và những dải đồi núi chia cắt địa hình miền trung du và đồng bằng thành từng vùng. Do nhu cầu chống lũ lụt và do sức ép về dân số cần khoanh vùng lấy ruộng nương trồng trọt, đã xuất hiện đê điều, từ vùng trũng chân núi lan dần ra ven biển và lên vùng cao. Và đê điều đã chặn đứng sự hình thành tự nhiên cho đến phút chót của miền châu thổ, cũng lại góp phần chia cắt đồng bằng thành từng ô, từng vùng, tương đối độc lập về nguồn nước. Thực tế VÙNG nhỏ dần lên trên cái biển xóm làng.
Con TRÂU và con VOI, con để cày, để thịt và con để cưỡi, để tải đồ đã góp phần, từ thời đại đồng thau sang thời đại sắt, cùng với sự tăng năng suất và khả năng sản xuất sản phẩm thặng dư, đẩy mạnh sự phân hoá xã hội. Tầng lớp thủ lĩnh nảy sinh ở các VÙNG. Chiến tranh cướp bóc, và sự tăng cường trao đổi giữa vùng cao và vùng thấp, giữa núi rừng và đồng bằng và miền hải đảo, càng tăng cường uy thế quân sự và kinh tế của thủ lĩnh địa phương. Quyền lực chính trị Tiền – Nhà nước (Pouvoir pré-étatique) nhô lên dần từ hệ thống những chức năng phục vụ cộng đồng và dần dần phủ định chúng.

3. Một biểu tượng của Quyền lực mới nảy sinh này là cần thiết.
Hình thái văn hoá, là biểu tượng. Tiếng nói, một thành tựu văn hoá lớn của loài người, là một hệ thống biểu tượng. Nghệ thuật tạo hình là một hệ thống biểu tượng khác. Chữ viết ra đời ở nhiều nơi trong thời đại đồng, sắt cũng là một hệ thống biểu tượng mới. Đồ vật, dụng cụ cũng có thể có ý nghĩa biểu tượng. Tôn giáo cũng bao hàm một hệ thống biểu tượng v.v…
Ta gọi là biểu tượng để dùng một định nghĩa của Carl Gustav Jung, một danh từ, một tên gọi, một hình ảnh hay một đồ vật, tuy đã quen thuộc với ta hàng ngày, nhưng còn gợi thêm những ý nghĩa khác thêm vào ý nghĩa ước định hiển nhiên và trực tiếp của nó (13).
Biểu tượng của quyền lực thủ lĩnh có thể là CON NGỰA, CÂY “GẬY CHỈ HUY”, THANH GƯƠM… của các tộc người chăn nuôi – hay làm nông nhưng có nuôi ngựa và do đó có một tầng lớp kị sĩ hay kị binh. Trong nền văn hoá Việt cổ, đã không có những biểu tượng ấy, hay là chỉ có về sau, sau một quá trình hỗn dung văn hoá. Thay vì con ngựa, trong nền văn hoá Việt cổ, là con Voi.
Thay vì cái gậy chỉ huy hay thanh gươm, trong nền văn hoá Việt cổ, là cái Rìu Chiến (Rìu to lưỡi xéo, có chạm khắc hoa văn).
Cùng với con Voi, cái Rìu chiến và trên tất cả những cái đó, biểu tượng tập trung, điển hình, độc đáo của Quyền lực thủ lĩnh là BỘ GÕ, là CỒNG BÀ, là LỆNH ÔNG, và nhất là TRỐNG ĐỒNG…
Ngành âm nhạc học sẽ làm sáng tỏ giúp chúng ta vì sao BỘ GÕ (cũng tức là TIẾT TẤU) đã từng đóng vai trò chủ thể trong nền âm nhạc dân tộc – dân gian, trong nền âm nhạc truyền thống Đông Nam Á và châu Phi đen (phải chăng đã có nền tảng từ khi nhân chủng Đông Nam Á còn chủ yếu là nhân chủng ĐEN, nghĩa là từ thời đại đá?). Một cái nhìn dân tộc học, từ hiện tại ngược trở về quá khứ, cho thấy cái vai trò thông tin, ra lệnh của lệnh, cồng, trống, mõ… từ khía cạnh biểu tượng của quyền lực cộng đồng đến khía cạnh biểu tượng của quyền lực cá nhân thủ lĩnh của chúng, bất cứ chất liệu tre, gỗ, da… hay là kim khí.

4. Khi trên cái biển “nông dân – nông nghiệp – xóm làng”, trên cái biển thôn dã, đã nổi lên những quyền lực Tiền – Nhà nước của chế độ thủ lĩnh địa phương, của chế độ “Lạc tướng”, “Lạc hầu ăn ruộng” đối với những “Lạc dân làm ruộng”, thì đó cũng là lúc CÔNG THƯƠNG NGHIỆP – đặc biệt là kỹ thuật luyện kim và trao đổi kim loại phát triển. Và thương nghiệp thời cổ, thì bao giờ cũng gắn liền với chiến tranh cướp bóc, với sự di động dân cư.
Nếu ở thời cuối đá mới – đầu thời đại đồng, ta thấy nổi lên mối liên hệ rộng rãi giữa miền ven biển Việt Nam và miền ven biển Đông Nam Hoa Nam (có thể đánh dấu sự di động của đám dân cư thuộc ngữ hệ malayo – polynésien), thì đến cuối thời đại đồng – đầu thời đại sắt – thời đại ĐÔNG SƠN, thời đại TRỐNG ĐỒNG – ta lại thấy nổi lên mối liên hệ chặt chẽ “VIỆT ĐIỀN – DẠ LANG” từ đồng bằng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ qua các thung lũng Việt Bắc, Tây Bắc mà móc nối với miền nam Quảng Tây, Qui Châu, Vân Nam là mối liên hệ giữa các khu vực LẠC VIỆT – ở châu thổ sông Hồng ÂU VIỆT hay Âu TÂY – ở khi vực Việt Bắc và nam Quảng Đông – Quảng Tây, DẠ LANG ở Qui Châu – trên đường hành lang sang đất THỤC ĐIỂN ở Vân Nam – trên đường hành lang sang miền đồng cỏ ở Trung Á, trên đường hành lang giữa miền châu thổ các sông lớn ở Đông Nam Á (văn minh của những dòng sông – văn minh thôn dã, và vùng thảo nguyên – văn minh thảo nguyên, văn minh du mục). Thung lũng, là cái gạch nối giữa miền xuôi – miền ngược.
Điều đó cũng dễ hiểu. Vì Việt Bắc, Tây Bắc cũng như Quang Tây, Vân Nam… là những xứ sở của mỏ đồng, thiếc, chì, kém, sắt… những nguyên liệu đang cần đến. Họ có muối, vỏ sò, Cauris… của miền ven biển và lương thực thực phẩm dư thừa của miền đồng bằng để đổi lấy những đàn đại gia súc (trâu, bò, voi) và quặng mỏ của miền sơn địa. Nếu mỗi vùng (“bộ lạc”) của miền trung du và đồng bằng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ có một – hay một vài – trung tâm luyện kim (khảo cổ học Việt Nam đang làm sáng tỏ điểm này) thì ta cũng biết rằng một trong những cội nguồn của thủ lĩnh địa phương là những ÔNG THỢ CẢ của nghề luyện kim (các “vua – thợ rèn” “roi – forgeron” của miền châu Phi đen là một mẫu hình). Trống đồng, như mọi người đều biết, là sản phẩm đã đạt tới trình độ hoàn hảo, tinh xảo của kỹ thuật và nghệ thuật đúc đồng. Dù, về hình thức, nó bắt nguồn từ nồi đất từ quả bầu hay từ một cái gì khác, thì nó cũng trở thành biểu tượng tập trung, điển hình của quyền lực thủ lĩnh – Tiền Nhà nước (“Lạc hầu”, “Quản trưởng”) và Nhà nước (VUA HÙNG, VUA THỤC) cái quyền lực bao toả nền văn minh thôn dã Việt cổ.
Những ÔNG THỢ CẢ LUYỆN KIM, chủ nhân của trống đồng cũng đồng thời là ông chủ của những thương đoàn lái buôn xuôi ngược, những ông lái bò, lái trâu, lái đồng… với những thế ứng xử khôn xảo, phóng túng… khác xa với các bà buôn gồng bán gánh, buôn thúng bán mẹt trong mạng lưới “chơ quê” bao quanh nền văn minh thôn dã. Các Thương đoàn cổ đại thường là những đoàn quân thực sự và ông chủ của thương đoàn cũng đồng thời khoác diện mạo thủ lĩnh quân sự. Đúc vũ khí Đông Sơn, phát động chiến tranh cướp bóc và phản chiến tranh là do nơi họ. Huyền thoại của họ và về họ, là câu chuyện Phù Đổng, với một mẫu câu ca còn sót lại: “Ông Đổng mà đúc TRỐNG ĐỒNG”.

5. Sự giao lưu kinh tế – văn hoá “VIỆT-ĐIỀN-DẠ LANG” ấy ắt đã để lại dấu ấn đậm nhạt trên nền văn minh sông Hồng và văn hoá Đông Sơn, trên đồ đồng Đông Sơn và TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN. Nhiều người đã bàn đến mối quan hệ giữa văn hoá Đông Sơn và văn hoá Tấn Ninh (Vân Nam), mối quan hệ giữ mộ quan tài hình thuyền Việt Khê – Chân Can và mộ thuyền quan táng ở đất Ba – hơn là đất Thục (Tứ Xuyên). Trong khi huyền tích “ngoa truyền trích quái” (lời Phương Đình) một cách mơ hồ về gốc tích Thục Phán là con cháu vua Thục hay là một “thủ lĩnh Ai Lao” ở miền Vân Nam, thì khảo cổ học đã tìm ra những dao găm “kiểu Tấn Ninh”. Những cán dao găm tượng người tết tóc kiểu tộc Khương (ngữ hệ Tạng Miến) ở Vân Nam cũng như đã vạch ra cái gốc tích phương nam ven biển của những đống vỏ sò – tiền tàng trữ trong các đồ đựng – trống đồng ở Tấn Ninh, đã vạch ra cái “thần thái Đông Sơn” tuy đã vụng về, lệch lạc của nghệ thuật chạm khắc trên đồ đồng Tấn Ninh, cái mẫu hình rìu có vai và rìu lưỡi xéo mà bắc Việt Nam và Đông Sơn cung cấp cho cả Điền lẫn Thục… Tôi không nhắc lại những điều đó ở đây.
Dưới đây ta bàn đến một khía cạnh khác của vấn đề này.

III.
Nhà dân tộc – nghệ thuật học Nguyễn Tử Chi khi đối chiếu hoa văn Mường và hoa văn Đông Sơn đã nêu lên một nhận xét:
Cùng với “bầy thú” trên các trống đồng, những đồ án trang trí của chiếc váy Mường xuất trình một nghệ thuật động vật không mấy phổ biến ở Việt Nam (tôi nhấn mạnh -TQV) (14).
Bắc Việt Nam là cái nôi của Đông Sơn, của TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN. Nhưng không phải khi khẳng định như vậy thì các nhà khảo cổ học Việt Nam đã nói “vơ vào”, đã thừa nhận mọi yếu tố của văn hoá Đông Sơn và trên trống đồng Đông Sơn đều là những nhân tố nội sinh. Không phải như vậy, cái ý vị sô vanh dân tộc trong khoa học thì cũng kệch cỡm như cái ý vị sô vanh dân tộc về chính trị.
Một nền văn hoá, bên cạnh những yếu tố nội sinh, thường bao giờ cũng có những yếu tố ngoại sinh. Qua lịch sử, bao giờ cũng có những hiện tượng giao tiếp hay hỗn dung văn hoá của một cộng đồng tộc người. Văn minh, như văn minh sông Hồng hay văn minh Đại Việt ngày sau, bao giờ cũng là kết quả của một sự hội tụ, một sự kết tụ và kết tinh. Điều đó đã trở thành định luật, hiển minh.
Những con thú vồ mồi trên nắp thạp đồng Vạn Thắng (Vĩnh Phú), những hình người và thú của đồ đồng Lăng Ngăm (Hà Bắc), dao găm và hình thú ở đồ đồng Làng Vạc (Nghệ Tĩnh) thì rõ ràng chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Tấn Ninh và miền thảo nguyên. Không ai không biết rằng nếu Đông Nam Á là xứ sở của những nền văn hoá thực vật và văn minh thực vật (15) từ thời đại đá đến những thời đại sau thì nơi đây không phải là cái nôi phát sinh của một nền nghệ thuật động vật. Cái nôi ấy phải tìm kiếm ở miền thảo nguyên Âu Á (Eurasie). Nếu một số học giả phương Tây truy tìm cái cội nguồn của nền văn hoá Đông Sơn ở phương Tây hay phương Bắc là sai lầm từ căn bản. Có điều, cái ảnh hưởng ấy – và âm vang của nó trên TRỐNG ĐỒNG – không phải là trực tiếp mà là nói xa xôi, gián tiếp.

Như tôi đã nói ở trên, giữa khi vực văn minh thảo nguyên và khu vực văn minh của những dòng sông có nhiều hành lang nhiều cầu nối. Trục giao thông (thuỷ bộ) sông Hồng từ đỉnh Việt Trì của tam giác ba châu Bắc Bộ, qua miền thung lũng, Tây Bắc, sang Vân Nam là một trong những hành lang ở đó. Nằm trên đường hành lang này, là những cư dân nói tiếng Tạng Miến – làm nghề nông và nửa chăn nuôi, nửa buôn bán, cư dân của nước Điền thời Chiến Quốc – Hán hay của Nam Chiếu – Đại Lý thời Tuỳ, Đường, Tống. Điền cũng như Nam Chiếu, Đại Lý… có quan hệ kinh tế-văn hoá về nhiều mặt với cư dân miền đỉnh tam giác châu Bắc Bộ (Điền – Âu – Lạc, Nam Chiếu – An Nam đô hộ phủ, Đại Lý, Nùng Trí Cao, Lý Trần). Họ là tổ tiên của những tộc Lô Lô, Hà Nhì, Khù Sung… ngày nay. Theo Man Thư của Phàn Xước đời Đường, họ thường bán trâu ngựa cho An Nam và đổi lấy muối… Nùng Trí Cao chống Tống cũng muốn vào Đạo Đặc Ma của Đại Lý mua ngựa (16). Trước đó, thời Tam Quốc, Sĩ Nhiếp ở Giao Chỉ cũng vẫn liên hệ với thủ lĩnh người Di là Ung Khải ở Ích Châu (17). Con đường từ Mê Linh (Sơn Tây cũ – Vĩnh Phú) qua Bôn Cổ đến Ích Châu (trị sở là Điền Trì, trung tâm chính trị – văn hoá của nước Điền ngày trước), theo lời Mã Viện dẫn ở Thuỷ Kinh Chú, là đường giao thông thuận tiện. Đó là con đường giao lưu trống đồng ở phía nam (Lạc Việt) lên và gia súc lớn cùng nghệ thuật động vật ở phía tây bắc xuống. Điền – và “loài Mi Mạo” nói chung như Hán Thư ghi thuộc nhóm Bách Bộc cổ đại – là kẻ “chuyển tải” những thành tựu văn hoá Bắc-Nam. Họ là những người làm nông và làm trung gian trao đổi: miền tây trung bộ Vân Nam gắn liền với miền thảo nguyên của những đàn động vật lớn của cư dân cùng ngữ hệ Tạng Miến như Điền – Nam Chiếu, và gắn liền với miền lưu vực các con sông, nơi có vựa lúa của cư dân Môn – Khơ-me và Tày Thái cổ. Các tư liệu lịch sử đều cho biết việc đổi trâu bò – gia súc lớn – lấy trống đồng (1 trống đồng = 7- 800, 1000 con). Hiển nhiên những tộc có các đàn gia súc lớn không phải là những tộc đúc trống đồng. Nói trống đồng bắt nguồn từ miền tây trung bộ Vân Nam và tây nam Quảng Tây là không chính xác. Tôi vẫn cho rằng bắc Việt nam (và miền tây nam Quảng Tây) là quê hương của TRỐNG ĐỒNG và những thủ lĩnh Tày cổ – và Môn – Khơ-me cổ chịu ảnh hưởng sâu đậm Tày cổ là chủ nhân đầu tiên của Trống Đồng. Nhưng tôi cũng cho rằng miền tây trung bộ Vân Nam (khu vực cư trú của các tộc thuộc ngữ hệ Tạng Miến làm nông thờ cổ) đã cung cấp cho văn hoá Đông Sơn nói chung, cho trống đồng nói riêng, cái ảnh hưởng nghệ thuật động vật của miền thảo nguyên.
Cũng những cư dân đó và nền nghệ thuật động vật đó đã cung cấp cho cư dân Đông Sơn – cư dân này là kết quả của sự hoà trộn và hoà hợp các cư dân Tày Thái cổ – vốn tụ cư ở miền Việt Bắc và trên miền trước núi sườn đông bắc của tam giác châu Bắc Bộ, cư dân Môn, Khơ-me cổ – vốn sinh sống ở vùng sườn tây nam đồng bằng Bắc Bộ và bắc Trường Sơn, và cư dân Mã Lai – Đa Đảo cổ – vốn sinh sống ở vùng vịnh Bắc Bộ và ven biển Đông, cái cạnh đáy của tam giác châu Bắc Bộ – tức người Việt cổ, một số từ vựng gốc Tạng Miến, hình thức tết tóc, một số hình loại dụng cụ và vũ khí và… đặc biệt là hình thức sa-man giáo (chamanisme).
Ngoài việc là biểu tượng của thế giới thủ lĩnh, trống đồng – như người Lô Lô, người Mường rất gần đây sử dụng – còn là một vật thiêng làm trung gian cho sự giao tiếp giữa CON NGƯỜI và THẦN LINH, giữa CÕI SỐNG và CÕI CHẾT:
Đồng cổ dữ Man ca
Nam nhân kì trại đa…
(Trống đồng và bài hát Man
Người Nam cầu cúng nhiều…)
Cúng tế quỷ thần, cúng tế khi đau ốm, cúng tế cầu mưa, cúng tế trong tang lễ… tất cả đều sử dụng TRỐNG ĐỒNG làm gạch nối THẦN – NGƯỜI.
Hình ảnh mờ nhạt của các pháp sư sa-man ở người Mường trước Cách mạng là những “thầy mo”: Tiếng trống đồng linh thiêng mở đầu những tang lễ do thầy mo chủ trì và sau đó là những bài mo – từ những bài cúng “siêu thăng” linh hồn người chết sau trở thành một phức thể hệ thống hoá những mảng huyền thoại cổ xưa đã vỡ vụn và tan biến vào những câu chuyện kể.

Nếu như đạo Vu Nghiễm rất đậm đà trong nền văn hoá Sở – mà Sở từ Cửu ca của Khuất Nguyên có bóng dáng của các bài văn cúng – và “Việt phương”, tức phương thuật của người Việt – vua Hùng, theo Đại Việt sử lược, cũng là một phương sĩ (magicien) – còn được Hán Vũ Đế hết lời tán tụng (18), thì tàn dư mờ nhạt của sa-man giáo ở người Việt trước Cách mạng còn thấy ở tín ngưỡng đồng cốt (Đồng ngụ ý hồn nhiên trong trắng như đồng tử, nhi đồng; Cốt là xương, chỉ vào xương người chết kết thành tinh, mà tục cải táng thu xương của người Việt cũng còn chưa nói tiếng cuối cùng).

“Tất cả thủ tục vu nghiễm sa-man giáo cổ truyền đều theo đuổi một mục đích:
Phá khuôn khổ phàm tục của cảm giác. Những giọng hát đều đều, những nhịp điệu của trống phách, bài ca, bài cúng… nhắc đi nhắc lại, sự mệt mỏi, sự trai giới của nhịn ăn, sự nhảy múa, thuốc ma tuý v.v… rút cục tạo ra một hoàn cảnh cảm giác mở vào “siêu nhiên”… “Con công để từ” cố gắng chết đi ở cảm giác phàm tục để tái sinh vào cảm giác thần bí. Cảm giác này biểu lộ ra bằng cách mở những khả năng cảm giác, hay là bằng cách thu được những năng khiếu siêu cảm giác phi thường” (19).
“Cái khả năng tự nhìn thấy mình như là một bộ xương dĩ nhiên ngụ ý nghĩa tượng trưng về sự chết đi và sự phục sinh; bởi về sự “Thu về bộ xương” đối với dân đi săn và dân du mục là một phức thể nghi lễ tượng trưng lấy trọng tâm là ý tưởng về sự SỐNG luôn luôn hoá sinh không ngừng” (20). Pháp sư sa-man và các đệ tử có sự tu luyện thần bí liên quan đến sự chiêm ngắm chính bộ xương của mình.
“Sự tập luyện tinh thần như thế ngụ ý vượt ra ngoài thời gian, vị pháp sư sa-man không những tiên tri về một nội quan sự chết của thể xác, mà còn thấy lại được cái người ta có thể được là nguồn sống trường cửu là bộ xương. Thực vậy, đối với dân đi săn và du mục, xương tượng trưng cỗi rễ cùng tột của sự sống động vật, cửa ngõ cho da thịt luôn luôn xuất hiện. Chính từ xương cốt mà động vật và loài người tái sinh; chúng dừng lại ít lâu ở đời sống thần xác và đến lúc chết, đời sống của chúng kết tinh vào xương cốt để lại tái sinh theo vòng luân hồi bất tuyệt… (Sự chiêm ngắm bộ xương của mình hay là những kỹ thuật tu luyện tinh thần trước xác chết, bộ xương người hay sọ người chết) đối với pháp sư sa-man của những dân tộc đi săn và du mục có nghĩa là thấy lại nguồn sống cùng tột của động vật, tức là tham gia vào Bản thể” (21).
V. Goloubew đã mang so sánh cách trang trí trên các trống đồng với cách trang trí trên trống của pháp sư sa-man Mông Cổ (22), so sánh trang trí trên mặt trống với cảnh trong lễ Tiwha – lễ tang của người Dayak… Chúng ta cũng thấy trên một qua đồng Đông Sơn có cảnh người cầm đầu dơ lên.
Có thể lễ tang của người Đông Sơn, của người Mường ngày trước và việc cải táng thu xương cũng như tín ngưỡng đồng cốt của người Việt trước đây đều chịu ảnh hưởng ít nhiều của tư tưởng sa-man giáo của các dân tộc đi săn và chăn nuôi miền thảo nguyên thông qua các tộc Tạng – Miến miền tây bắc Việt và tây trung bộ Vân Nam.

Bên trên, tôi đã phản bác cái quan điểm gán cho chủ nhân trống đồng những ý niệm về tô-tem giáo; tôi đã nêu lên một giả thuyết về ảnh hưởng của sa-man giáo từ vùng thảo nguyên Âu Á tràn vào tâm thức cư dân làm chủ khu vực văn hoá trống đồng.
Nhưng vết hằn sâu sắc nhất trong tâm thức của người Việt cổ chủ nhân trống đồng loại 1 Hê-gơ, chủ nhân văn hoá Đông Sơn, lẽ cố nhiên phải là cái tâm lý, tâm thức của một cư dân nông nghiệp, cư dân trồng lúa nước. Tín ngưỡng, tôn giáo chính của họ là những lễ thức nông nghiệp và hình thái sinh hoạt văn hoá cộng đồng cơ bản của họ phải là những Hội mùa. Về vấn đề này, tôi cũng nhiều tác giả khác đã bàn đến nhiều lần. Dưới đây, chỉ xin nhấn mạnh thêm một vài ý kiến, chi tiết.

Con người, từ thời đại đá chuyển qua thời đại đồng đã dần dần vứt bỏ quan niệm “năng lượng” ô ạt sức sống của tôn giáo nguyên thuỷ, để xây dựng – hay tiếp thu – một vũ trụ luận quy phạm hơn, trí tuệ hoá hơn, vì dựa trên độ dày (23) kiến thức thiên văn và nông nghiệp của các cộng đồng trồng trọt. Biểu tượng Mặt trời chiếm vai trò trung tâm trên trống đồng gắn liền với hình thái thờ mặt trời của cư dân Đông Sơn (24).
Mặt trời – và theo với nó là cả khối năng lượng kiến thức thiên văn học sơ khai – đã chiếm lĩnh địa vị chủ đạo trong tâm thức và ý thức hệ tôn giáo của cư dân Đông Sơn. Hình thái thờ mặt trời không chỉ biểu hiện mối quan hệ của CON NGƯỜI (người trồng trọt) với TỰ NHIÊN mà còn biểu hiện mối quan hệ xã hội (tuân phục) giữa CƯ DÂN và THỦ LĨNH (vua): Những ông “vua” cổ đại thường tự đồng nhất với MẶT TRỜI.
Một nguyên lý phổ biến của Vũ trụ luận của nhiều xã nông nghiệp là nguyên lý Lưỡng hợp. Trong bài “Vài suy nghĩ tản mạn về trống đồng”, tôi đã khai triển sự chứng minh về nguyên lý này được hằn lên từ TRỐNG ĐỒNG và ĐỒ ĐỒNG ĐÔNG SƠN cũng như từ những mẫu huyền thoại và huyền tích Việt Nam. Những cặp biểu tượng lưỡng hợp cho thế giới bên trên và thế giới bên dưới (dưới đất, dưới nước) thể hiện trên trống đồng và đồ đồng Đông Sơn rất rõ rệt: Chim – Cá, Chim – Cá sấu, Chim – Rắn, Chim – Hổ, Voi – Rắn…
Dựa vào những tư liệu dân tộc học Mường của Nguyễn Từ Chi, Lê Văn Lan nêu giả thuyết về trống đồng là biểu hiện của cái mô hình vũ trụ “ba chiều – bốn thế giới”: Cõi trời và cõi đất ở phía trên, diễn đạt thành mặt cái trống, và cõi âm ở phía dưới, diễn đạt thành thân trống (25).

Đó là một giả thuyết đáng lưu ý. Tuy nhiên, từ đó mà nói rằng cái gọi là TRỐNG ĐỒNG vốn không phải là TRỐNG (nhạc cụ thuộc bộ gõ) mà chỉ là một mô hình vũ trụ thì lại là điều tôi không thể chấp nhận được. Nên chăng nói rằng trống đồng, ngoài chức năng cụ thể là bộ gõ, còn là biểu tượng, trong đó toát lên một ý niệm về biểu tượng vũ trụ luận của người Việt cổ Đông Sơn.
Nếu chấp nhận cái khái niệm “không gian xã hội” mà G. Condominas định nghĩa là “Toàn bộ hệ thống tương quan đặc trưng cho một nhóm người xác định” (26) trong đó bao hàm không gian thực và không gian ảo (trong huyền thoại) thì ta có thể nói rằng: trong tâm thức cư dân Việt cổ, không gian xã hội bao hàm Cõi Trên / cõi chết, Cõi Đất / cõi dưới, cõi Sống, cõi Nước. Hệ tư duy về không gian xã hội, theo tôi vẫn là hệ tư duy Lưỡng hợp.

Cuối cùng, tôi xin nói ít về Cơ cấu thời gian trong tâm thức Việt cổ. Thời gian thôn dã, thời gian nông nghiệp là thời gian chu kỳ (temps cyclique), được biểu hiện như một vòng tròn. Các băng trang trí trên mặt trống, mặt thạp đều là những vành tròn trong đó có người và động vật đều chuyển động theo – một hướng ngược chiều kim đồng hồ, tức là ứng với chuyển động ảo của mặt trời. Tôi cũng ngờ rằng tượng 4 cóc (hay 4 cặp cóc) trên trống đồng hay tượng 4 cặp trai gái giao phối trên nắp thạp đồng Đào Thịnh là tượng trưng của 4 tiết (Xuân phân, Thu phân, Hạ chí, Đông chí) trong một năm – một chu kỳ thời gian của cư dân Việt cổ trồng trọt ở thời đại Đông Sơn.
_______
(1) Trần Quốc Vượng: Những hằng số cùng sự thăng trầm của văn hoá và lịch sử Đông Nam Á; trong Kỷ Yếu Hội Nghị Khoa Học Đông Nam Á lần thứ nhất.
(2) Trần Quốc Vượng: Vấn đề người Lạc Việt, Thông Báo Sử Học, Hà Nội, 1962.
(3) Nguyễn Duy Hinh: Trống đồng trong sử sách, Khảo Cổ Học, số 13, tr. 18, 1974.
(4) Trần Quốc Vượng: Vài suy nghĩ tản mạn về trống đồng, Khảo Cổ Học, số 14, tr. 71-71, 1974 (Xem bài số 1).
(5) Nguyễn Duy Hinh: sđd.
(6) L. Finot: Những thời đại lớn ở Đông Dương (chữ Pháp), Parmentier; Những trống đồng cổ (chữ Pháp), Tập san Trường Viễn Đông Bác Cổ, T. XVIII, Hà Nội, 1918. Xem V. Goloubew, Thời đại đồ đồng thau ở Bắc kỳ và Trung kỳ (chữ Pháp), Tập san Trường Viễn Đông Bác Cổ, T. XXIX, Hà Nội, 1929.
(7) Claude Lévi Strauss: Đạo vật tổ ngày nay (chữ Pháp), Paris, 1962.
(8) S. A. Tokarev: Các hình thái tôn giáo sơ khai (chữ Nga), Moscow, 1974.
(9) S. A. Tokarev: sđd.
(10) Đặng Nghiêm Vạn – Nguyễn Trúc Bình: Những nhóm dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á ở Tây Bắc Việt Nam, Hà Nội, 1972.
(11) Trần Quốc Vượng – Trần Đình Luyện và Nguyễn Ngọc Bích: Một Hà Bắc cổ trong lòng đất, Hà Bắc, 1981, tr. 13-31.
(12) Carl Gustav Jung: Thăm dò tiềm thức, bản dịch, Sài Gòn, tr. 16, 1967.
(13) nt, Chương I.
(14) Nguyễn Từ Chi: Ký hoạ Mường (chữ Pháp), Dữ kiện dân tộc học, tạp chí Etudes Vietnamiennes, số 3, Hà Nội, tr. 88, 1971.
Trần Từ: Hoa văn Mường, Hà Nội, tr. 64, 1978.
(15) P. Gourou: Nền văn minh thực vật (chữ Pháp), Hà Nội, 1940.
(16) Hoàng Xuân Hãn: Lý Thường Kiệt (Lịch sử ngoại giao và tôn giáo triều Lý), Hà Nội, 1949.
(17) Tam Quốc Chí, Ngô Chí, Sĩ Nhiếp truyện.
(18) Hán thư, Vũ Đế bản kỷ.
(19) Mircea Eliade: Huyền thoại, giấc mơ và huyền bí (chữ Pháp), Paris, tr. 113, 1953.
(20) nt.
(21) nt.
(22) V. Golobew: Trống ma thuật Mông Cổ (chữ Pháp), Tập san Trường Viễn Đông Bác Cổ, T. XXXII, Hà Nội, 1932.
(23) Trần Từ: sđd. 29
(24) M. Colani: Dấu tích của một hình thái thờ mặt trời ở Đông Dương (chữ Pháp).
(25) Lê Văn Lan: Những chiếc trống đồng cổ ở Việt Nam, Hà Nội, 1976.
(26) G. Condominas: Không gian xã hội – Về khu vực Đông Nam Á, Flammarion, Paris, 1980.
Thực ra, vũ trụ luận của người Mường, theo sự tìm hiểu của Nguyễn Từ Chi, là sự hỗn dung của hai kiểu loại vũ trụ luận khác nhau:
1. Vũ trụ luận “ba tầng, bốn thế giới”: tầng trên Trời – tầng Giữa và tầng Dưới. Tầng Dưới lại được chia thành hai thế giới. Thế giới Dưới nước và thế giới Dưới đất.
2. Vũ trụ luận “hai bên”: Người Mường quan niệm ở tầng người có hai bên: một bên là mường của người sống và một bên là mường của người chết (Mường Ma).

Theo:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#223 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 09/06/2015 - 12:30

Nguyễn Xuân Việt - Họa sĩ Nguyễn Gia Trí nói về sáng tạo

vào lúc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ghi chép của họa sĩ Nguyễn Xuân Vit -



Lời gii thiu ca Thy Khuê:

Họa sĩ Nguyn Gia Trí không ch đ li tranh mà còn đ li li cho hu thế. Nhng li ông nói trong khong t 75 đến 92 được ha sĩ Nguyn Xuân Vit, người hc trò ghi li trong mt cun cm nang nh ta đ “Ha sĩ Nguyn Gia Trí nói về sáng to” do Nhà xut bn Văn Hc in năm 1998 ti Sài Gòn. Đây là nhng câu nói tuy độc lp mà cũng như liên lc mt thiết vi nhau v ngh thut hi họa, ngh thut sơn mài, ngh thut sng, ngh thut thin ha.


Họa đo cũng như trà đo rút cục ch là con đường tìm đo ca mi người: bức tranh là phương tin đ người ngh sĩ “nâng” mình lên, v xong phi “b” nó đi, tìm lối khác. Ngh thut nào cũng thế, nếu ngh sĩ ch biết dng li mt tác phẩm mà không tìm cách nâng mình lên là không sng na.


Đọc trích lc mt s li ca Nguyn Gia Trí, cũng là mt cách xem tranh của ông, cách xem tt nht không qua li người phê bình mà trc tiếp qua li họa sĩ. Th. Kh.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Họa sĩ Nguyn Gia Trí



01.06.1975


Cứ vẽ, gặp cái gì vẽ cái ấy. Vẽ cho nhanh, cho kịp cảm xúc của mình.


Phải luyện mắt để nhìn, để thấy cái đẹp. Vẽ làm sao phải tạo được cuộc sống, cuộc sống xanh tươi như hoa cỏ.


Nếu tự mình không cảm xúc, không sáng tạo, thì không ai có thể giúp mình sáng tạo được.


14.11.1975


Giữa sáng tác và cuộc sống phải trong suốt, là giao cảm trực tiếp. Cuộc sống khơi gợi ta vẽ. Như cây phải hô hấp ánh sáng và nước, để nuôi lá đâm hoa.


Vứt bỏ mọi thành kiến cũ, xưa. Vẽ với đầu óc hoàn toàn mới. Chính những định kiến ước lệ giết chết nghệ thuật.


Đừng nghĩ đến kết quả của tranh, hay kết quả đời người nghệ sĩ. Hãy yêu và say mê cái đẹp. Học tập rút kinh nghiệm mọi người. Nhưng vẽ theo bản lĩnh của ta.


Tuổi trẻ là tuổi sôi động sáng tạo. Phải làm việc thật nhiều ở tuổi sung sức này.


05.01.1976


Đứng trước thiên nhiên và con người, phải xua đuổi mọi lý thuyết, giao cảm trực tiếp với con người và thiên nhiên mình vẽ.


Nên tạo sự thông cảm giữa giấy, mực, bút, chất liệu, để làm nên tác phẩm. Mỗi chất liệu có tiếng nói riêng, phải hiểu nói tiếng ấy.


Tính dân tộc không phải là lý thuyết, định kiến, nó từ tình cảm và cuộc sống của mỗi người, mỗi dân tộc tạo nên.


Bản chất và tính cách của mỗi người hiện lên trên tác phẩm, như thô bạo, trong sáng, hoặc yếu ớt, khỏe khoắn...


Vẽ nhiều chất liệu, thể loại, để mở mang đầu óc.


28.03.1976


Cái chính là hướng vẽ đúng (1)


Kỹ thuật cũng giống như xe đạp anh dùng để đi. Chú ý nhiều đến xe thì sẽ trở thành thợ máy. Phải có xe riêng của mình. Tất cả kỹ thuật đều chỉ là phương tiện.


Khi vẽ phải vứt bỏ mọi thành kiến. Thành kiến đã đầy rồi, thì rót gì vào cũng chỉ tràn ra.

Mỗi chất liệu có sở trường, sở đoản riêng. Phải biết tận dụng nó.


Người nghệ sĩ có sáng tạo, thì để tay vào cái gì, cái ấy thành nghệ thuật.


Hãy cứ đi mãi, làm việc mãi đừng nghĩ đến đích. Chỉ riêng tìm thấy chút cái đẹp mong manh, cũng là cả một quá trình mệt nhọc của người nghệ sĩ.


Khi vẽ là chúng ta sử dụng cái hữu hình để nói cái vô hình. Sa lầy vào lý luận, cảm xúc văn học, là rất nguy hiểm.


Nhìn hình phải rõ hơn. Vẽ thế nào để người ta thấy cây này khác cây kia.


Chủ yếu là do con mắt, nhìn hình chắc, thì nét vẽ chắc, màu chắc.


04.05.1979


Thời kỳ Van Gogh (2) Gauguin (3) và Cézanne (4)... họa sĩ bắt chước thiên nhiên một cách trực tiếp. Còn đến Picasso trở đi, thì làm ngược lại. Trước kia khung tranh là một cái cửa sổ, bên trong là thiên nhiên. Nay thì tranh là tranh. Trước kia tạo không gian ba chiều trên mặt phẳng, nay chỉ có hai chiều vì nó thật hơn.


Thấy mình đã là một bước tiến bộ lớn (5). Nhưng thấy mình, phải tự vượt lên mình. Không bị cái thấy ấy chi phối, thì mới giải thoát được. Học vẽ là phải tự mình suy nghĩ, tự mình đi. Cứ soi vào tâm mình thì không bao giờ lạc lối. Nghệ sĩ chân chính thì không bao giờ lạc lối cả. Vì khi anh tìm tòi, thì lạc vào đâu cũng thú vị. Cho dù lạc vào địa ngục, cũng là thấy được địa ngục. Vì anh luôn luôn đi tìm một cách vô tư trong sáng. Cái học nguy hiểm nhất là đi theo đuôi người khác, hoặc lạc vào tiền tài danh vọng.


Bắt chước thiên nhiên là để nắm qui luật thiên nhiên. Và từ đó sáng tạo ra một cái khác mạnh mẽ hơn thiên nhiên. Trước kia người ta làm cánh như con chim cũng bay được một ít. Nhưng đấy chỉ là cái vỏ bề ngoài, không có lực bay nội tại. Do đó còn thua một con chim chích nữa. Cũng bắt chước chim và thiên nhiên, người ta làm ra máy bay, tên lửa. Việc bắt chước ấy là một tiến bộ khác hẳn.


Mỗi bức tranh là một cơ thể sống. Nó có cuộc sống riêng của nó. Nó sẽ tác động đến người xem khác nếu họ có sự đồng cảm.


Hỏi: Về cách đi trong hc tp và sáng tác thì phải v chính xác ri mi tìm tòi?


Đáp: Đặt vấn đ như vy là đúng, nhưng không nên quá cng. Nhng bước chuyn ln, phi tự mình quyết đnh. Vì mình biết mình rõ nht.


Với trừu tượng, chữ Hán là một thứ trừu tượng. Người Á Đông đi thẳng vào trừu tượng, và là người đi trước.


19.09.1979


Công của nghệ sĩ là rửa mắt cho công chúng. Cho công chúng nhìn sáng hơn, rõ hơn, và mới hơn. Muốn vậy nghệ sĩ phải có con mắt mới, cái đầu mới. Một quan niệm, một đầu óc quá cổ điển không có lợi cho sáng tác.


Nghệ sĩ dùng qui luật nhỏ của riêng mình để mò mẫm tìm qui luật lớn.


Với chất liệu sơn mài, hoặc chất liệu khác cũng vậy, không được bắt nó phải theo mình, mà phải tôn trọng chất liệu, hiểu nó và nương theo nó mà điều khiển.


Trên một tấm vóc (6), một tấm tole (7), hoặc một tờ giấy, nghệ sĩ được tự do tuyệt đối, không có tự do vì nghệ sĩ tự trói mình bằng những thành kiến quy tắc nào đấy.


Hỏi: Nên sử dng k thut trong sáng tác như thế nào?


Đáp: Giải quyết k thut là gii quyết đi đến hoàn chỉnh, tha mãn v mi mt trên bc tranh ca mình. Chưa tha mãn thì còn phải tìm, phi làm tiếp.


Tác phẩm nghệ thuật cũng như mặt trăng. Trên sông, hồ, cũng soi bóng trăng. Trên chén nước, cũng soi bóng trăng.


Hỏi: Hội họa là gì?


Đáp: Hội họa là ngh thut to hình. Cái gc ca nó là to hình. Tranh tru tượng cũng là tạo hình. Hình rt đa dng. Mt nét, mt phy cũng là hình. Màu sc và hình không nhất thiết gn vi nhau như phái Ấn tượng đã vẽ.


Chữ Hán là một dạng tranh trừu tượng. Từ cái hình gần với thực tế, nó được tinh giản thành những tín hiệu.


Tôi đã đọc bản dịch thơ Tô Đông Pha viết: “không muốn vẽ cỏ cây, hoa lá, hoc người, vì nhng cái c th y trói buc cm xúc. Nhưng tìm bản chính để đọc, thì không thấy.


Tranh phong tục địa phương hoặc phong cảnh cản trở nghệ sĩ truyền cảm xúc đến những người xem ở các nước khác (8).


Trong nghệ thuật không nên cố ý. Có hai câu thơ:

“Cố ý trng hoa không nở

Vô tình cắm liễu liễu sum xuê” (9)

Nói chung là “sắm xe đp ca riêng mình (10) cho tt đ đi chơi.


Chân, Thiện, Mỹ là một, không có đầu có cuối. Mọi cái gì đạt đến tuyệt đối đều có những thứ ấy.


29.04.1980


Nghệ thuật là phương tiện để nâng con người mình ngày càng tốt hơn.


Nhật vẽ tranh trừu tượng ngang hàng với Âu Châu. Họ vẽ bằng sơn dầu.


Hỏi: Năm 1960, bác sang Nhật mua vt liu sơn mài. Bác thy người Nht h v sơn mài như thế nào?


Đáp: Không có gì đặc bit.


Hỏi: Vì sao Nhật là nước có truyn thng v sơn mài lâu đi, h có nhng tranh sơn mài cổ nghệ thut rt cao, mà li không s dng nó trong ngh thut hin đi?


Đáp: Có lẽ do thành kiến (11).


Bắt đầu vẽ sơn mài là đã vẽ trừu tượng rồi. Vì nó không thực như ngoài đời. Họa sĩ sơn mài nhìn vào tâm bên trong, chứ không nhìn vào cái vỏ bên ngoài của sự vật.


Sở dĩ sơn mài ngả về vàng son, vì sơn mài ngả về âm nhiều hơn, như các màu trong không gian đình chùa, cung điện.


Sơn mài vẽ nhiều vì càng vẽ càng “nghiện.” Mà mỗi ngày lại càng “nghiện” nặng hơn. Và điều ấy thì không có chất liệu nào có thể thay thế được.


Vẽ là một loại hình sinh hoạt đặc biệt, khác với mọi cái thông thường, nói là giàu rồi mới vẽ là không phải.


Tranh sơn mài có kỹ thuật riêng. Vẽ sơn mài mà nhìn bằng thói quen của sơn dầu là không được.


Sơn mài Việt Nam là kỹ thuật mới mẻ. Nó có cách giải quyết riêng, cách vẽ riêng của sơn mài.

Không nên lấy chất liệu này để phác thảo chất liệu kia. Vẽ lụa nhiều, sẽ tạo thói quen làm việc không tốt. Trong học tập, sáng tác, nếu “khéo quá” thì chậm tiến bộ.


Họa sĩ không làm việc để minh họa triết gia nào. Nghệ sĩ lúc sáng tác có những suy nghĩ riêng. Không nên bận tâm về việc giải thích hoặc mổ xẻ sáng tác như các nhà văn, nhà phê bình.


Một họa sĩ nếu không hiểu, không vẽ được sơn dầu, thì cũng không thể hiểu, không thể vẽ được sơn mài.


01.08.1980


Vì tôi làm việc bị lỗi lầm nhiều nên mới tiến bộ. Còn vẽ khéo quá, thì chậm phát triển.


Nếu không có cụ I (12) và bác phó Thành thì cũng không có sơn mài của tôi.


Công đức của cụ I lớn lắm.


Ngày xưa khi thấy tôi làm sơn mài, cụ I là họa sĩ sơn dầu không sao hiểu được vấn đề “Thời gian” trong cách vẽ sơn mài. Cụ rất thích sơn mài, rất muốn vẽ thử, nhưng cứ mỗi lần cụ nhìn thấy sơn ta nó lại [i]“ăn”[/i] (13) cụ, nên đành phải thôi.


Mỗi bức tranh sơn mài, là tự mình đề ra một bài học để giải quyết: nét, độ chuyển của nét, thay đổi màu nền, đen trên son, đỏ trên đen, đen trên bạc v.v...


Hội họa gần với tôn giáo vì nó xuất phát từ tâm người ta. Nó không phải làm bằng óc hay bằng tay.


Phải làm nhiều. Tập điều khiển sơn mài. Chú ý đến những biến chuyển đậm nhạt của chi tiết nhỏ trên tranh.


Mỗi họa sĩ là một thế giới riêng biệt, không ai hiểu hết mình được.


19.11.1980


Làm nghệ thuật điều chính yếu nhất là thành thật. Cái hại nhất là giả với mình. Phải làm việc nghiêm túc, có khi đến khắc nghiệt với chính mình. Làm hàng trăm cái hỏng để chỉ lấy nửa cái được, hoặc một cái được. Người nghệ sĩ không bao giờ tự thỏa mãn.


Chất liệu chiếm một nửa người nghệ sĩ. Phải yêu chất liệu, như yêu vợ mình, thì mới có con là tác phẩm. Mỗi chất liệu có đặc điểm riêng. Phải nắm được tính chất riêng của nó. Ví dụ: độ dày mỏng của sơn dầu. Với sơn mài thì lại yêu cầu phẳng, độ bóng, hoặc bằng bất kỳ cách nào, miễn là đạt được hiệu quả nghệ thuật. Khi có điều gì chưa đạt, người vẽ áy náy, tìm cách khắc phục. Cho đến khi tạm thỏa mãn, hoặc thỏa mãn với bức tranh ấy.


Giữa phác thảo và tác phẩm là quá trình liền một mạch. Phác thảo chỉ là sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho tác phẩm. Ngoài ra, còn phải tính bước thực hiện để cho đạt hiệu quả. Hội họa là một phương pháp thiền.


Có người bảo [i]“ông đã hòa cả[/i][i]m xúc tâm h[/i][i]ồ[/i][i]n c[/i][i]ủ[/i][i]a ông[/i] [i]vào trong tranh.[/i]” Họ coi tâm hồn là một chất gì đó sền sệt, có thể đem nghiền trộn vào màu, rồi bôi lên tranh!


Chính vì họa sĩ muốn biết và thấy cái tâm mình, nên mới tìm tòi làm việc. Vì không biết nên mới vẽ.


Đối với hội họa trừu tượng, cũng không nên phân biệt với các môn phái khác. Nó cũng chỉ là phương tiện để họa sĩ tìm cái thật. Hội họa trừu tượng khó là vì họa sĩ không có chỗ dựa vào mẫu thực. Từng chấm, từng nét trong tranh trừu tượng cũng có hình riêng và là một với toàn thể tranh. Chi tiết cũng như những giọt sương. Nhưng mỗi giọt đều soi ánh mặt trời. Mọi chi tiết trong tranh đều chịu một sự kiểm soát ngang nhau.


Pollock (14) vẽ trừu tượng là ông “lên đồng,” nhập thể, tự mình là một với bức tranh. Mọi cảm xúc cuộc sống đều hiện lên đấy.


Học vẽ giống như người đi xe đạp, mới lên thì chuệnh choạng, nghiêng ngả, sau đó lấy lại được thăng bằng và cứ thế đạp thẳng đi được.


Vẽ là tự mình làm việc, tự mình khám phá, rút kinh nghiệm. Không phải cứ vẽ ngoằng, ngoằng, là được. Mà mỗi nét, mỗi hình, đều suy nghĩ để đạt hiệu quả, tưởng như [i]“vô tâm,”[/i] tự nhiên như một hơi thở.


Những tranh thấy như đơn giản của Nhật, là cả một sự công phu mới đạt được. Hoặc ví như có người không biết uống trà theo “Trà Đạo” của Nhật, thì cho là nhạt. Cái nhạt ấy cũng phải luyện.


Sự sai lầm cũng như thành công có giá trị ngang nhau. Vì nó đều có công dụng: thúc đẩy người nghệ sĩ đi tới.


Đọc sách thì nên đọc thẳng vào bản gốc của các tác giả, tránh đọc những tác phẩm trung gian. Học hội họa, nên tránh đọc những bài viết về hội họa của các nhà phê bình.


Sáng tác, có lúc như trong mơ. Người vẽ không suy nghĩ, mà chỉ làm. Khi đã nghĩ mình vẽ trừu tượng, thì bức tranh lại không còn trừu tượng nữa. Lúc ấy sáng tác đã bị phân hai, giữa tranh và người vẽ tranh.


Tất cả vẫn là tự nhiên. Khi vẽ để diễn tả ý nào đó, thì đã là minh họa. Mức cao hơn, là biết chú ý đến bố cục, bút pháp v.v...


Trước thiên nhiên mình vẫn có thể rút ra cái trừu tượng. Có khi ở cái tướng cụ thể, mà người ta nhìn thấy trừu tượng.


Vẽ cũng như ăn. Phải ăn nhiều món thì mới sành, mới biết nấu nướng. Mỗi bức tranh làm xong đều phải suy nghĩ để rút kinh nghiệm: những hiệu quả cố ý, những cái được, cái hỏng...


Ngày xưa, thầy tôi thường nhắc: [i]“Hãy coi chừ[/i][i]ng thói quen, s[/i][i]ự[/i][i] quen tay.”[/i] Thói quen tốt còn được. Thói quen xấu, lâu ngày sẽ nguy hiểm, khó chữa. Hồi xưa thầy tôi đã hết lòng với tôi.


Khi Nhật chiếm Đông Dương, máy bay Đồng Minh ném bom Hà Nội. Hai thầy trò ngồi dưới hầm trú ẩn, cụ I nói với tôi[i]: “Chiế[/i][i]n tranh nh[/i][i]ư[/i][i] th[/i][i]ế[/i][i] này, thì tôi đành ph[/i][i]ả[/i][i]i t[/i][i]ừ[/i][i] b[/i][i]ỏ[/i][i] Gi[/i][i]ấ[/i][i]c[/i][i] Mộ[/i][i]ng L[/i][i]ớ[/i][i]n c[/i][i]ủ[/i][i]a mình thôi.[/i][i]”[/i]


26.02.1981


Tôi không dám phê bình. Nếu không tôi đã chẳng là tôi. Cái chính ở người vẽ thấy “ngon” hay không? Vì vẽ là vẽ cho mình, chứ không phải để bán, hay để triển lãm. Mọi sự phải hỏi mình.


Tranh là [i]“phươ[/i][i]ng [/i][i]tiệ[/i][i]n,”[/i] như [i]“ngón tay chỉ[/i][i] m[/i][i]ặ[/i][i]t trăng”[/i] (15) của Phật. Có nhiều người không thấy trăng mà vẫn chỉ, chỉ lung tung.


Phải thay đổi phương tiện để “đầu óc luôn luôn mới.”


Trước một bức tranh chuẩn bị vẽ, phải tĩnh tâm và [i]“xua mọ[/i][i]i rác r[/i][i]ưở[/i][i]i”[/i] (những cái nhớ về tranh người khác đã vẽ và những tình cảm đa tạp) rồi mới vẽ được.


Khi mình [i]“vô ngã”[/i] thì lúc ấy nghệ thuật mới bắt đầu. Không phải Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Xuân Việt v.v... mà đấy là sơn sống cuộc sống của nó. Cũng như cây cối trong thiên nhiên, nó thích nghi và sinh trưởng theo điều kiện tự nhiên của nó, không bắt ép được. Cái gì cũng có tuần tự. Không thể vội. Không thể đốt cháy giai đoạn được.


Hỏi: [i]Vẽ trừ[/i][i]u t[/i][i]ượ[/i][i]ng có phá m[/i][i]ấ[/i][i]t hình th[/i][i]ự[/i][i]c hay làm hình th[/i][i]ự[/i][i]c y[/i][i]ế[/i][i]u đi[/i][i]?[/i]


Đáp:[i] Sợ[/i][i] v[/i][i]ẽ[/i][i] tr[/i][i]ừ[/i][i]u t[/i][i]ượ[/i][i]ng s[/i][i]ẽ[/i] [i]ả[/i][i]nh h[/i][i]ưở[/i][i]ng đ[/i][i]ế[/i][i]n hình th[/i][i]ự[/i][i]c? S[/i][i]ẽ[/i][i] có [/i][i]ả[/i][i]nh h[/i][i]ưở[/i][i]ng. Nh[/i][i]ư[/i][i]n[/i][i]g cũng như món ăn. [/i][i]Ăn vào sẽ[/i][i] tiêu hóa. Mình không th[/i][i]ể[/i][i] tr[/i][i]ự[/i][i]c ti[/i][i]ế[/i][i]p th[/i][i]ấ[/i][i]y nó[/i][i] tiêu hóa như[/i][i] th[/i][i]ế[/i][i] nào[/i][i].[/i]


Ngày xưa, Hokusai vẽ một bức tranh, lấy guốc dẫm lên, nhổ nước vào tranh, cũng thành hội họa. Có cái “khí” hội họa thì ngậm màu nhổ vào tranh cũng ra mặt trời. Chứ không phải ở hoa tay.


“Ngón tay chỉ trăng” là phương tiện. Không có nó, có khi dùng cây chổi cũng được.


[i]“Cố[/i][i] ý tr[/i][i]ồ[/i][i]ng hoa[/i][i] hoa tàn úa[/i]

[i]Vô tình cắ[/i][i]m li[/i][i]ễ[/i][i]u[/i][i] liễ[/i][i]u đ[/i][i]ơ[/i][i]m bông[/i][i]”[/i]


Có người vẽ tranh vui: trồng một cây non, sau lấy một cây que cắm cho dựa, kết quả cây thì héo, mà que thì lại mọc lá hoa, hội họa cũng vậy.


Hỏi: [i]Nho giáo nói gố[/i][i]c [/i][i]ở[/i][i] “nhân.”[/i] [i]Vậ[/i][i]y g[/i][i]ố[/i][i]c[/i][i] củ[/i][i]a ng[/i][i]ườ[/i][i]i ngh[/i][i]ệ[/i][i] sĩ cũng là “nhân”[/i][i]?[/i]


Đáp: [i]Phả[/i][i]i[/i]. [i]Vì họ[/i][i]a sĩ cũng là ng[/i][i]ườ[/i][i]i, nh[/i][i]ư[/i][i]ng[/i][i] không phả[/i][i]i con ng[/i][i]ườ[/i][i]i b[/i][i]ằ[/i][i]ng x[/i][i]ươ[/i][i]ng th[/i][i]ị[/i][i]t[/i][i].[/i]


Hỏi: [i]Triế[/i][i]t Đông và tri[/i][i]ế[/i][i]t Tây khác nhau nh[/i][i]ư[/i][i] th[/i][i]ế nào?[/i]


Đáp: [i]Như[/i][i] c[/i][i]ơ[/i][i]m và bánh mì[/i].


Vẽ trừu tượng như người ta lên mặt trăng. Phải chuẩn bị bình dưỡng khí như thế nào, trên ấy nó khác. Và rồi đất đá trên ấy cũng vẫn là đất đá.


Luyện tập từ những tranh nhỏ, cũng như luyện viết chữ cho chân phương, sau đó mới có thể viết những đại tự. Và cũng phải biết tin ở mình.


10.07.1981


Hồi xưa tôi vẽ tranh trừu tượng, xé giấy ra, rồi lắc xem sự thay đổi. Như thầy bói xem sự thay đổi của con bài, rồi họ dùng sự liên hệ riêng của mình với thế giới siêu hình mà phán đoán.


Hỏi: [i]Dùng tay chỉ[/i][i] m[/i][i]ặ[/i][i]t trăng thì Ph[/i][i]ậ[/i][i]t m[/i][i]ớ[/i][i]i ch[/i][i]ỉ[/i][i] đ[/i][i]ượ[/i][i]c[/i]. [i]Nế[/i][i]u không ph[/i][i]ả[/i][i]i là Ph[/i][i]ậ[/i][i]t thì sao[/i][i]?[/i]


Đáp: [i]Đấ[/i][i]y là m[/i][i]ộ[/i][i]t ví d[/i][i]ụ[/i][i], còn có th[/i][i]ể[/i][i] l[/i][i]ấ[/i][i]y ví d[/i][i]ụ[/i][i] khác[/i][i] như[/i][i]: Ngh[/i][i]ệ[/i][i] thu[/i][i]ậ[/i][i]t là ph[/i][i]ươ[/i][i]ng ti[/i][i]ệ[/i][i]n đ[/i][i]ể[/i][i] mình đi vào th[/i][i]ế[/i][i] gi[/i][i]ớ[/i][i]i [/i][i]chư[/i][i]a t[/i][i]ừ[/i][i]ng bi[/i][i]ế[/i][i]t đ[/i][i]ế[/i][i]n[/i].


Mỗi tác phẩm là phương tiện đã bỏ lại. Người ta thường không thể sáng tạo được phương tiện nên mua về dùng.


Sự lầm lẫn phương tiện và cứu cánh dẫn người ta đến sự sai lạc rất tai hại.


Khi sáng tác, cũng như người làm xiếc, đu đi, đu lại, đến một nhịp nào đó thì buông tay. Lúc đầu tập bằng cách có bảo hiểm. Khi thuần thục thì không cần sự bảo hiểm nữa.


Khi vẽ sơn mài, có thể chuẩn bị ra giấy trước. Bắt tay vào tranh thì dùng sơn vẽ. Cũng như không thể dịch hết cái đẹp của thanh, sắc thơ, từ ngôn ngữ này ra ngôn ngữ khác.


Ta không [i]“dị[/i][i]ch”[/i] tranh từ giấy ra sơn mài. Vì mỗi chất liệu có đặc tính và cuộc sống riêng.


Sáng tác như sinh đẻ. Nếu không ham muốn thì không thể có tác phẩm.


Đi sâu vào một ngành thì có thể hiểu được ngành khác. Triết học là cái gốc, từ đây có thể hiểu cái khác. Đọc kinh rất khó, phải có người hướng dẫn đúng đắn thì may ra mới hiểu được.


Phải hiểu rõ bản chất của sơn thì may ra mới có thể điều khiển được nó.




26.09.1981


Tranh sơn mài để càng lâu càng tốt. Khi mài và đánh bóng sơn, vàng bạc không bị đi mất.

Sơn cũng có cuộc sống riêng của nó: cũng trẻ, già, chết (16). Vẽ sơn mài có cái lý riêng của sơn mài.


Khi vẽ là lúc mơ, lúc tỉnh, lúc ngất đi. Không ai vẽ lại giấc mơ.


Ý định của một bức tranh biến chuyển không lường trước được. Dù thế nào cũng giữ cho được chí ban đầu. Cũng như cuộc sống con người, có nhiều cái không định trước được. Tranh không có ý gì cả.


Vẽ sơn mài khó, nên phải tập cái khó. Người nghệ sĩ không được dễ dãi, nên gặp việc khó, càng tốt. Đó là cách thử thách ý chí của mình.


Cũng như lội bùn và leo núi, các chất liệu khác so với sơn mài, cũng vậy. Có biết khổ, mới biết sướng. Có biết xấu mới biết đẹp.


Trong những tranh trừu tượng, phải biết chọn ra những chỗ đẹp để phát triển. Cũng như người nấu ăn phải biết vị thức ăn của mình nấu.


Tranh không phải chỉ có hai chiều, mà còn có chiều sâu nữa, chiều sâu của tác giả.


Hồi xưa thời còn đi học, có một lần tôi làm phác thảo sơn mài mãi không được. Mỗi ngày cụ I vào lớp nhìn thấy bài lại lắc đầu. (Cụ I dạy vẽ rất ít nói, thường chỉ [i]“gậ[/i][i]t”[/i] và [i]“lắ[/i][i]c”[/i] rồi chỉ vào chỗ được hay chưa được trên tranh). Sau một tuần làm bài cụ hỏi tôi: [i]“Vẽ[/i][i] c[/i][i]ả[/i][i]nh Hòn Gai đ[/i][i]ấ[/i]y [i]hả[/i][i]?”[/i] Vì trời đen, đất đen. Lúc ấy giống trong Thiền nói [i]“Ngộ[/i][i].”[/i] Tôi tự hỏi: [i]“Sao[/i] [i]ngói đỏ[/i][i], t[/i][i]ườ[/i][i]ng[/i] [i]trắ[/i][i]ng, mà tr[/i][i]ờ[/i][i]i đen, đ[/i][i]ấ[/i][i]t đen?”[/i] Và tôi chợt hiểu ra: sơn mài có cái [i]“lý”[/i] riêng của nó. Sơn mài khác hẳn sơn dầu.


Có làm sơn mài mới hiểu [i]“matière”[/i] (1). Trước tôi cứ nghĩ [i]“matière”[/i] là vẽ quả táo, phải có chất như quả táo thực. Chất, không phải chất của vật. Làm tranh với các chất liệu khác đều tốt, nếu mình coi nó là bài tập.


Những người giỏi về kỹ thuật thường ít óc sáng tạo. Vì óc sáng tạo là cái gì mềm yếu, non nớt. Khi nó bị dày đặc, bị rắn lại, thì sẽ khô cứng và chết (18).


Trong văn học nghệ thuật nói chung, hội họa luôn luôn đi trước. Ví dụ họa sĩ sáng tác ra chiếc áo dài, rồi người ta mới làm văn làm thơ, làm bài hát về chiếc áo dài... (19)


Chất liệu hội họa là vật chất. Nghệ sĩ phải biến nó thành nghệ thuật, thành chính linh hồn mình.

Tập phân biệt các độ đen, độ son. Mỗi bức tranh là một bài tập. Phải biết yêu và sung sướng say mê những khó khăn lúc làm tranh. Không phải chỉ yêu tác phẩm đã hoàn thành.


Cách làm nhiều tranh sơn mài cùng một lúc cũng được. Tùy theo mỗi người, có người dễ, có người khó. Cũng như những diễn viên làm xiếc, họ có thể cho cùng quay mười chiếc đĩa trên các đầu que.


Mỗi tranh của tôi chỉ là bài tập tôi tự đặt cho mình. Nếu nói ra như vậy có lẽ họ sẽ không mua.

Người mua tranh, phần nhiều chỉ là mua một chữ ký đã nổi tiếng.


Mọi sự ở trong tác phẩm, chỉ một mình người đẻ ra tác phẩm biết.


09.10.1981


Mỗi vật đều có cái lý của vật ấy.


Bề mặt, phần ngọn của nghệ thuật, cũng như thiên nhiên, có muôn ngàn thứ. Vậy cái chính yếu: cần phải thấy cái [i]“lý”[/i] bên trong.


Dùng vỏ trứng, phải có sáng tạo, nếu chỉ để thay màu trắng bằng trứng, thì không có vấn đề gì đặc biệt cả.


Vẽ sơn mài có định trước, nhưng có những cái đẹp tự nhiên xuất hiện, thì phải biết giữ lại.


11.12.1981


Sơn mài, sơn dầu là hai thế giới khác hẳn nhau. Không thể lấy cái đẹp tạo hình bên này mà tạo hình bên kia. Không thể chắp vá mà được. Nó phải nguyên phiến. Nó phải là nó, không pha tạp.

Nhanh chậm không thành vấn đề, bởi thời gian ở trong tâm ta. Có thể vẽ xuôi, vẽ ngược, đằng nào cũng được. Vì vẽ cũng như nét chữ của ta. Khi ta nhập thể, nó chính là ta, ta chính là nó. Khi ấy những sai sót vi tế nhất ta cũng phân biệt được. Như người chỉ huy một giàn nhạc giao hưởng có thể phân biệt được từng nốt nhỏ bị lạc điệu.


Tranh phải bỏ hết ý đi. Vì cố ý làm là đã có một khoảng cách giữa ta và chất liệu. Mà việc cố gắng thể hiện ý lại tạo một khoảng cách lớn hơn nữa.


Nhập thể cái toàn thể bao giờ cũng vậy, không phải ta chú ý đến cái nhỏ mà nó thành. Bao giờ cũng nhìn toàn bộ, nhìn cái lớn.


Vẽ sơn mài mới hiểu được thời gian, hiểu cuộc sống. Sơn mài là phương tiện để ta sống và nó cũng là cứu cánh. Đến lúc nào đó hai cái nhập vào làm một.


Cái gì là phương tiện thì cái ấy không thể là cứu cánh. (20)


Sống đúng, sống đủ, thì khi ta chết đi ta thấy mình đã làm đúng, làm đủ, không để uổng phí cuộc đời mình, ta có thể chết thanh thản.


Cái sống và cái chết, cũng như màu trắng và màu đen. Hai cái ấy ẩn hiện, đan xen vào nhau, như đậm nhạt trong một bức tranh, nó là một.


Không nên nói [i]“Vớ[/i][i]i[/i][i] hạ[/i][i]nh phúc c[/i][i]ủ[/i][i]a ng[/i][i]ườ[/i][i]i ngh[/i][i]ệ[/i][i] sĩ, thì h[/i][i]ạ[/i][i]nh phúc c[/i][i]ủ[/i][i]a ng[/i][i]ườ[/i][i]i bình th[/i][i]ườ[/i][i]ng th[/i][i]ấ[/i][i]y th[/i][i]ậ[/i][i]t đáng[/i][i] thươ[/i][i]ng.[/i][i]”[/i]


Nói như vậy là cao ngạo. Vì mình không thể biết trong tâm người ta như thế nào. Tốt hơn hết là sống giản dị. Vì cao ngạo lắm có ngày sa xuống thấp.


Tôi không vẽ gì cả. Người khác vẽ, chất liệu tự nó vẽ.


Cả đời tôi làm sơn mài, tôi chỉ muốn chứng minh cái dụng đối với hội họa của nó. Vì thấy chất liệu quí mà người ta bỏ, hoặc cười chê, khinh thường nó.


Người ta phụ thuộc chất liệu, phương tiện nhiều lắm. Chất liệu sơn mài đẹp và có nhiều ngẫu nhiên. Nhưng cái khó, là mình, chứ không phải là vật. Mình khó tính, không thỏa mãn với cái làm được, bắt mình phải đi đến một cái khác khó khăn hơn.


Về bố cục và vẽ bốn phía, không phải là mình quyết định hết đâu.


Xước tranh, xem nghiêng bốn phía thì sẽ thấy hết. Đánh bóng, vết xước sẽ rõ hơn.


Tôi có thể vẽ mãi.


Cứ vẽ, không cần biết nó là hình gì, sẽ chỉnh sau.


01.06.1982


Nhà bác học cũng phải là một triết gia nhìn vấn đề mới lớn, nếu không chỉ là một nhà toán học bình thường.


Bắt rất nhanh một thoáng nhỏ đến trong óc. Một bức tranh, toàn thể phải được vẽ một hơi. Các chi tiết cùng xuất hiện trên bất cứ điểm nào. Nếu cái mặt vẽ một tiếng, mà bàn tay vẽ năm phút, thì đấy là sự thiếu nhất quán.


Kết thúc một bức tranh sơn mài là một cái chớp mắt cuối cùng. Cũng như nhạc sĩ sáng tác nghe toàn bộ bản nhạc trong chớp mắt, họa sĩ cũng vậy.


Để luyện tập, phải tập vẽ nhanh.


Hội họa chuyển động (Action Painting) của Pollock: một vệt sơn rơi thẳng, một vệt sơn vẩy ngang. Bụi sơn từng chấm nhỏ trong tranh, nếu soi kính hiển vi, cũng thấy sự sống vận động trong đó.


Vẽ sơn dầu dễ gây cho họa sĩ bệnh hời hợt. Vẽ sơn mài luyện được sự bền bỉ, cùng sống với tranh.


Nếu thành chuyên môn hóa về dessin, ký họa, phác thảo, thì không đi đến đâu cả, vì chất liệu nó chỉ có đến vậy. Chất liệu càng rộng thì càng khó.


Trên tranh sơn mài hoặc sơn dầu, một nét vẽ ngập ngừng, một nét vẽ bay bổng, đều nhìn thấy.


[i]“Tự[/i][i] giác, giác[/i][i] tha.”[/i] Phải hiểu sâu hơn. Ta chỉ là một chấm nhỏ, tự giác là rất khó, còn giác tha, thì rộng lớn mênh mông.


Đọc thẳng vào kinh Phật, ít quan tâm đến cái nền triết Ấn. Chỉ biết được cái nhà cũng khó rồi.

Cách sống của đạo Phật chỉ đơn giản là làm việc gì cũng “lợi ta, lợi người.”

Bớt đọc sách đi, loạn chữ. Đọc sách nhiều có hại. Đọc sách như uống rượu để kích thích sáng tạo.


Không có bức tranh nào gọi là xong cả. Tất cả đều là phác thảo (21).


Làm sơn mài bận bịu như nuôi con mọn vậy. Cả đời làm sơn mài cực nhọc như tù khổ sai chung thân. (22)



Chú thích:

(1) Họa sĩ Nguyễn Sáng cũng có lần nói với tôi: vẽ là phải thay đổi, tìm tòi nhiều hình thức [i]“như[/i][i]ng cái chính là đ[/i][i]ừ[/i][i]ng đ[/i][i]ể[/i][i] m[/i][i]ấ[/i][i]t ph[/i][i]ươ[/i][i]ng h[/i][i]ướ[/i][i]ng”[/i] (Tất cả chú thích phần ghi chép của họa sĩ Nguyễn Xuân Việt).

(2) Họa sĩ Hòa Lan (1853-1890)

(3) Họa sĩ Pháp (1848-1903)

(4) Họa sĩ Pháp (1839-1906)

(5) Khi tôi hỏi: [i]“Bao giờ[/i][i] thì m[/i][i]ộ[/i][i]t h[/i][i]ọ[/i][i]a sĩ th[/i][i]ấ[/i][i]y mình,”[/i] ông trả lời ngay [i]“Thấ[/i][i]y mình[/i][i] thì chế[/i][i]t r[/i][i]ồ[/i][i]i còn[/i] [i]gì!”[/i] Sau đó ông nói tiếp câu trên.

(6) Gỗ bọc vải, bọc sơn để vẽ sơn mài.

(7) Vải căng trên khung gỗ để vẽ sơn dầu.

(8) Họa sĩ Mondrian cũng nói: [i]“Nhân loạ[/i][i]i ch[/i][i]ỉ[/i][i] g[/i][i]ặ[/i][i]p nhau [/i][i]ở[/i][i] nh[/i][i]ữ[/i][i]ng gì ph[/i][i]ổ[/i][i] quát.[/i][i]”[/i]

(9) Hai câu thơ này ở trong tác phẩm của Kim Dung, được ông nhắc đi nhắc lại nhiều lần, có khác chữ.

(10) Kỹ thuật riêng.

(11) Họa sĩ Nguyễn Gia Trí bắt đầu say mê sơn mài khi thấy tranh của họa sĩ Trần Quang Trân. Và chính họa sĩ Trần Quang Trân đã có thời gian sang Nhật Bản nghiên cứu kỹ thuật sơn mài cổ truyền Nhật đem áp dụng vào sáng tác sơn mài hiện đại ở Việt Nam.

(12) Họa sĩ Joseph Inguimberty hoặc gọi một cách thân mật là cụ I, như bác phó Thành (nghệ nhân sơn mài) mà Sinh viên trường CĐMT Đông Dương thường gọi.

(13) Bị dị ứng, sưng mặt, tay chân...

(14) Jackson Pollock, họa sĩ Mỹ (1912-1956)

(15) Phật chỉ sự khác biệt giữa phương tiện và cứu cánh trong kinh [i]“Thủ[/i][i] Lăng Nghiêm.[/i][i]”[/i]

(16) Ông nói câu này để giải thích: vóc sơn mài phải để lâu cho sơn hết rút, mặt tranh sẽ phẳng mịn, không bị lên sớ gỗ.

(17) Chất của tranh.

(18) Có một lần, tôi đưa ông xem một tranh sơn mài của tôi đẹp, mà không sâu. Ông dẫn tôi ra vườn chỉ một giò phong lan mới ra hoa, cũng có cái đẹp như vậy: trơ, không hương. Ông im lặng, chỉ vào các đầu chùm rễ phong lan xanh non. Có lần ông chỉ vào một chi tiết đẹp ở tranh [i]“Vườ[/i][i]n[/i] [i]Xuân Trung-Nam-Bắ[/i][i]c”[/i] và nói: [i]“giữ lấ[/i][i]y cái m[/i][i]ớ[/i][i]i”[/i] và ở một chỗ chưa đẹp thì ông nói: [i]“Phả[/i][i]i bi[/i][i]ế[/i][i]t ch[/i][i]ị[/i][i]u đ[/i][i]ự[/i][i]ng cái[/i][i] xấ[/i][i]u.[/i][i]”[/i]

(19) Thời Phục Hưng ở Ý Michelangelo (1475-1564) là một họa sĩ, nhà thơ, kiến trúc sư, kiêm điêu khắc gia nổi tiếng đã nói: [i]“... ai suy nghĩ cẩ[/i][i]n th[/i][i]ậ[/i][i]n và hi[/i][i]ể[/i][i]u bi[/i][i]ế[/i][i]t rõ[/i][i] việ[/i][i]c làm c[/i][i]ủ[/i][i]a con ng[/i][i]ườ[/i][i]i s[/i][i]ẽ[/i][i] th[/i][i]ấ[/i][i]y ngay r[/i][i]ằ[/i][i]ng m[/i][i]ọ[/i][i]i công trình c[/i][i]ủ[/i][i]a con ng[/i][i]ườ[/i][i]i không gì[/i][i] ngoài hộ[/i][i]i h[/i][i]ọ[/i][i]a ho[/i][i]ặ[/i][i]c là m[/i][i]ộ[/i][i]t b[/i][i]ộ[/i][i] ph[/i][i]ậ[/i][i]n c[/i][i]ủ[/i][i]a h[/i][i]ộ[/i][i]i h[/i][i]ọ[/i][i]a.[/i][i]”[/i]

Ngày nay E. Powell (giám đốc bảo tàng quốc gia Mỹ) cũng nhận thấy: [i]“Nhữ[/i][i]ng y[/i][i]ế[/i][i]u t[/i][i]ố[/i][i] bi[/i][i]ể[/i][i]u[/i][i] hiệ[/i][i]n[/i] [i]và nhữ[/i][i]ng th[/i][i]ủ[/i][i] pháp ngh[/i][i]ệ[/i][i] thu[/i][i]ậ[/i][i]t đã làm cho m[/i][i]ỹ[/i][i] thu[/i][i]ậ[/i][i]t tr[/i][i]ở[/i][i] thành trung[/i][i] tâm kinh nghiệ[/i][i]m c[/i][i]ủ[/i][i]a con ng[/i][i]ườ[/i][i]i.[/i][i]”[/i]

(20) Cách nói của ông cũng như tranh của ông luôn hướng đến một cái gì đó huyền diệu khó nắm bắt có khi tưởng như mâu thuẫn. Có lần ông nói bâng quơ [i]“Từ[/i][i] cái mù m[/i][i]ờ[/i][i] sinh[/i][i] ra cái không mù mờ[/i][i].[/i][i]”[/i]

(21) Ông không bao giờ thỏa mãn với một tác phẩm nào. Có lần tôi hỏi: [i]“Bác có muố[/i][i]n xem[/i] [i]tranh củ[/i][i]a bác còn l[/i][i]ạ[/i][i]i trong thành ph[/i][i]ố[/i][i] hay không?”[/i] Ông đáp: [i]“Không. Tôi không thích xem cái cũ, vì không chữ[/i][i]a đ[/i][i]ượ[/i][i]c.[/i][i]”[/i]

Kết thúc tranh [i]“Vườ[/i][i]n Xuân Trung-Nam-B[/i][i]ắ[/i][i]c”[/i] khổ 2m x 5m4, khi đã 82 tuổi, ông còn muốn tạo “matière” lan ra toàn bộ khung hoa văn của tranh. Để nó mờ đi, giảm chất trang trí, và tăng chất hội họa lên. Vì sức yếu ông phải dừng lại và để nguyên như hiện nay.

(22) Thời gian sáng tác nhiều, ông phải dậy từ ba giờ sáng, uống trà đọc sách, sau đó chuẩn bị công việc cho thợ làm. (Khi việc nhiều xưởng vẽ có năm thợ). Buổi tối, ông sửa chữa tranh mà thợ đã thực hiện đến 10-11 giờ mới đi nghỉ.

[i]“ôn[/i]



#224 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 18/06/2015 - 18:52

Những Ban Nhạc
Từng Khuynh Đảo Thế Giới:
Một thời làm mưa gió trên các kệ đĩa và trên các sân khấu thế giới, làm nổi sóng người hâm mộ từ Tây sang Đông - các ban nhạc từng khuynh đảo cả thế giới âm nhạc giờ này ra sao?
---

SPICE GIRLS
VỤT SÁNG RỒI VỤT TẮT

Trình làng nửa cuối thế kỷ trước, kỳ thực Spice Girls giống như một thực đơn bắt mắt. Nào là Victoria “sành điệu” (Posh), Mel C “văm” (Atheletic), nàng Geri Halliwell “gừng cay - muối mặn” (Ginger), nàng Mel B “khủng” (Scary), Emma “ô mai” (Baby). Mỗi người mỗi vẻ nhưng cả đội giống như một tổ đặc nhiệm, họ có nhiệm vụ duy nhất: Cai quản tất tật những gì giới trẻ quan tâm: âm nhạc, thời trang, lối sống…
Bùng Nổ
Và họ đã làm được. Tính từ lúc sinh ra cho đến khi chia tay, Spice Girls đã ghi dấu ấn của mình lên mọi khía cạnh đời sống của giới trẻ, tất nhiên là ở mức độ phổ thông. Họ hát, họ mặc, họ sống đều trở thành nỗi quan tâm của mọi người. Khái niệm “Girl Power” được Spice Girls nâng cấp tối đa, tạo nên một thế hệ bình đẳng, họ kêu gọi giới trẻ tự điều khiển được cuộc sống của họ, sống quyết đoán, biết rõ những gì mình muốn và cố gắng đạt được chúng. Bất cứ điều gì cũng đều chứng tỏ Spice Girls có một ảnh hưởng lớn đến thế hệ trẻ, đặc biệt là nữ giới. Họ khuyến khích giới trẻ hãy sống một cuộc sống hạnh phúc chứ đừng tỏ ra quá “tốt bụng” hay quá “trầm lặng”. Thông điệp mà họ muốn gửi tới tất cả mọi người rằng: Hãy đòi hỏi những điều tốt đẹp hơn từ cuộc sống. Đừng chờ đợi những điều đó đến với mình mà phải tự đi tìm chúng.
Bất chấp các nhà phê bình cho rằng thế hệ của Spice Girls là các thanh thiếu niên sớm quan tâm tình dục (sexually-charged), sớm chải chuốt bằng mỹ phẩm, đồ trang sức thời thượng, vô học, sĩ diện hão, ưa những trò giải trí hời hợt, lối sống đua đòi, không nền nếp, bất chấp khả năng chu cấp của gia đình… thì Spice Girls vẫn thắng đậm. Thời nào cũng vậy, giới trẻ thích những thủ lĩnh tinh thần ở bên ngoài hơn là trong gia đình.
Spice Girls là con đẻ hai cha con nhà Herbert, Bob và Chris. Họ nảy ra ý tưởng thành lập một ban nhạc nữ có khả năng thống trị các bảng xếp hạng như nhóm nhạc nam Take That từng đạt được. Ngay lập tức, họ tổ chức một buổi thử giọng với sự tham gia của 400 cô gái vào ngày 4/3/1994. Trong số 10 ứng viên xuất sắc nhất, 5 cô gái được chọn và nhanh chóng được đặt tên Spice Girls, dưới sự dẫn dắt của ông bầu “sói già” Simon Fuller, cha đẻ của American Idol, người sau này quản lý cho một loạt tên tuổi từ Amy Winehouse cho đến Cathy Dennis, từ Carrie Underwood cho đến Adam Lam- bert… Nhưng vào thời điểm ấy, Spice Girls mới là tất cả những tâm huyết mà ông bầu này muốn áp dụng vào họ. Độ rơi đẹp, thời điểm chín muồi, một đường bay thẳng tiến cho Spice Girls.
Ngày 4.11.1996 album đầu tay của nhóm có tên giản dị, Spice, ra đời (hãng đĩa Virgins phát hành) và đánh dấu một quyền lực mới xuất hiện trên sân khấu âm nhạc phổ thông. Spice thổi bay hết những nghi ngờ thế nào là “Girl Power”, 4 ca khúc Wannabe, Say You’ll Be There, 2 Become 1, Mama thay nhau làm mưa làm gió trên các bảng xếp hạng (bán 23 triệu album trên toàn cầu). Các chuyên gia trên khắp thế giới cũng phải thốt lên kinh ngạc trước thành công của 5 cô gái này. Spice liên tiếp đứng vị trí số 1 tại bảng xếp hạng album của Anh trong… 70 tuần. TờTop Of The Pops nhận định rằng “Những nickname như Scary, Baby, Ginger, Posh và Sporty giờ đây trở nên thông dụng như John, Paul, George và Ringo của The Beatles ngày nào”. Ngay sau đó, BBC đã đăng tải một bài xã luận đặc biệt, trong đó họ nhấn mạnh tính dự báo hàng loạt những kỳ tích mà Spice Girls sẽ đoạt được trong tương lai: chứng tỏ sức mạnh thiếu nữ (Girl Power), tăng thêm tự tin cho những người nghèo (tầng lớp xuất thân của “Những Cô Gái Gia Vị”), thậm chí tạo ra một thế hệ mới…
BBC đã không sai. Sau thành công đầu tay, Spice cất tiếng nói của mình ra khắp thế giới. Cho dù nhiều người khó tính cho rằng âm nhạc của họ hời hợt, lố lăng nhưng vào thời điểm ấy giới trẻ cần những hơi thở của thời đại mà chúng đang sống và Spice Girls là hình mẫu lý tưởng nhất.
Họ liên tiếp thành công với các đĩa đơn (ca khúc Wannabe mỗi tuần được phát hơn 500 lần), các show ca nhạc thắng lớn (khi Geri Halliwell biểu diễn bài Who Do You Think You Are với trang phục là chiếc váy ngắn cũn cỡn và trên đó là hình lá cờ nước Anh thì ngay lập tức bộ trang phục này trở thành một trong những hình ảnh biểu tượng của lịch sử nhạc pop). Các giải thưởng âm nhạc liên tiếp gọi tên họ. Tháng 10.1997, đĩa đơn kế tiếp có tên Spice Up Your Life, mở đầu cho album thứ hai cùng tên với bộ phim phát hành song song Spiceworld, lại một lần nữa thành công rực rỡ (năm 1998 thống kê album này đã bán 20 triệu bản trên toàn thế giới). Các ca khúc từ album như Spice Up Your Life, Stop, Too Much, Viva Forever… lại tiếp tục xâm lấn các đài phát thanh và truyền hình âm nhạc. Không còn ngôn từ nào để nói hết được công của 5 cô gái trẻ và nhiều người cho rằng với thành công như thế này thì khái niệm “đỉnh điểm” không có trong từ vựng của nhóm. Đáp lại, ngày 7.11.1997, sau buổi biểu diễn tại lễ trao giải MTV, nhóm Spice Girls tuyên bố sa thải ông bầu đầy quyền lực, Simon Fuller. Và bắt đầu từ đây, tương lai của nhóm bắt đầu rẽ sang nhánh khác.
Nội Chiến
Thật sự đến giờ người ta không hiểu vì sao Simon bị sa thải, báo chí thời điểm ấy đưa tin này lên trang nhất suốt nhiều tuần liền. Sau này khi các tự truyện của các thành viên được phát hành thì người ta mới biết trong nhóm đã có những lục đục, người này không nể người kia rằng “cô ấy chỉ biết nhảy mà tôi thì đã bỏ công nhiều hơn cô ấy”… Simon lúc ấy thì lại nâng người này hạ người khác. Cả Mel B lẫn Geri nói rằng Simon cố tình kiểm soát sự tự do của họ và áp đặt họ phải hát như thế nào. Đó còn chưa nói đến chuyện tiền bạc chia không đều và những nghi kỵ. Simon Fuller ra đi, những nghi kỵ ấy vẫn không chấm dứt.
Không còn ông bầu, Spice Girls vẫn muốn chứng tỏ rằng họ tự lực được. Và quả thế, cuối 1997 đầu 1998 nhóm vẫn thành công vang dội với những giải thưởng và tour trình diễn khắp thế giới. Nhưng cả nhóm đã không biết rằng, đó chỉ là hơi tàn cuối cùng của một con rắn đang mất đầu. Ngày 27.5.1998, Spice Girls xuất hiện trên chương trình xổ số quốc gia của Anh, nhưng chỉ với 4 thành viên là Emma, Victoria, Mel B và Mel C. Geri không xuất hiện. Tin đồn bắt đầu được tung ra và sau đó càng lớn hơn khi Geri không xuất hiện tại hai buổi diễn tại Oslo (Na Uy). Như một quả bóng bắt đầu căng phồng, cuối cùng, Geri lên tiếng “Vâng, tôi đã rời khỏi Spice Girls”. Lý do đơn giản: vì những khác biệt không thể san lấp. Báo chí sau đó đã nhại lại một bài hit của nhóm, 2 Become 1, thành 5 Become 4 (5 thành 4) với hàm ý không biết tương lai của họ sẽ ra sao. Sau này (2010) Geri Halliwell thổ lộ vào năm 1998 cô được chẩn đoán là đang mang một khối u ở ngực và cô lo sợ rằng nó sẽ phát triển thành căn bệnh ung thư ác tính. Ngay sau đó, tổ chức “Breast Cancer Care” của Anh đã mời Geri tham dự một buổi phỏng vấn để giúp tuyên truyền về căn bệnh này một cách rộng rãi. Geri rất sẵn lòng nhưng các thành viên còn lại đã ngăn cản cô làm điều đó. 4 thành viên còn lại không muốn Geri Halliwell tham dự buổi phỏng vấn đó một mình. Nói cách khác, họ không muốn cô có bất kỳ hoạt động cá nhân riêng lẻ nào tách rời với nhóm, kể cả khi đó là vấn đề của riêng cô. Bức xúc trước cấm đoán vô lý này, Geri đã quyết định rời nhóm để bảo vệ tự do và quyền lợi của mình.
Nhưng ít ai biết rằng thời điểm đó Geri là thành viên hát tốt nhất của Spice Girls và thời điểm 1998 cô đã 26 tuổi, vì thế Geri rất muốn có một sự nghiệp solo.
Spice Girls còn 4 người và tháng 11.2000 họ ra Forever. Rất nhanh chóng, album rơi vào quên lãng điểm đó nhiều girlband bắt đầu nổi trội và lấn át vai t đàn của Spice Girls. Năm 2001, nhóm tuyên bố rã đá thúc vòng quay 5 năm của một nhóm nhạc. Sau đó là sự nghiệp solo nhưng các thành viên Spice Girls vẫn vượt lên trên chính quá khứ huy hoàng của mình. Geri Halliwell và Victoria Beckham từ nhiều năm nay vẫn luôn cố gắng tái xuất bằng những đĩa đơn ít được ai biết tới, Mel B thì hoàn toàn biến mất khỏi sân khấu âm nhạc. Chỉ có Emma Bunton, cũng như Melanie C, là có thể tự khẳng định mình phần nào với tư cách nghệ sĩ solo.
Tái Hợp Và Lại Công Kích
Từ sau năm 2001, các thành viên cố gắng đẩy thương hiệu âm nhạc của mình với mong muốn sẽ thành ngôi sao nhưng rồi thất bại. Đến cuối năm 2006, với sự vận động của nhiều người, Spice Girls quyết định tái hợp. Và sau hai tháng tái hợp, ban nhạc nữ nổi tiếng nhất thế giới lại… tan rã. Nguyên nhân được cho là do Mel B và Mel C muốn rút lui.
Nhưng không hẳn thế. Bởi sau tour mở đầu hào nhoáng đông nghịt khán giả thì sau đó những buổi diễn của nhóm ế chỏng chơ và quan trọng hơn, các thành viên tỏ rõ sự khó chịu với nhau. “Sau ống kính camera, họ đấu đá nhau trong từng chuyện vặt vãnh. Ai cũng muốn chứng tỏ mình là nhân vật đầu đàn”..., một công nhân làm việc cho tour tái hợp của Spice Girls tiết lộ trên News Of The World. Bên ngoài, họ chị em thân thiết, nhưng sau hậu trường, “cuộc chiến giữa các Spice” vẫn luôn sôi sùng sục. Trước khi gật đầu đồng ý tái hợp, các cô gái đều nhất trí rằng đây sẽ chỉ là một chuyến đoàn tụ ngắn ngủi, đơn giản bởi họ sẽ không chịu đựng được nhau quá lâu bởi họ mang “cái tôi” quá lớn đế có thể chung sống hòa bình.
Posh phát ốm vì thói bon chen của Geri trước ống kính báo chí. Cô nàng Ginger này luôn tìm cách biến “tour tái hợp” thành một show solo. Scary khiến người khác điên đầu vì lối cư xử kỳ lạ và thói quen sử dụng thời gian thất thường; Baby bị đánh giá là thiếu nhiệt tình với cả nhóm còn Sporty luôn muốn thể hiện mình trong các cuộc phỏng vấn. “Cuộc hội ngộ này vẫn là màn đụng chạm nảy lửa của các cá tính. Mel B là người đầu tiên chọc tức bốn cô bạn còn lại bằng cách cư xử vô lối kiểu diva. Cô từ chối gặp họ tại khách sạn để thảo luận dù chỉ vài giờ sau, kế hoạch lưu diễn sẽ phải công bố. Còn Geri thì biểu diễn trò lố bịch tại buổi chụp hình hôm họp báo. Geri nhảy ra khỏi xe và một mình chạy đến chào đón các fan. Không một ai thoải mái trước hành động này của cô, rõ ràng là cô ấy muốn nổi bật nhất. Posh và Mel C cũng không hiền thục gì. Mel C vì quá khó chịu với Mel B nên đề nghị được đổi vị trí trước một cuộc họp báo. Còn Vic lịch lãm cũng sưng mặt lên vì giận dữ và lặng câm suốt 10 phút trên sân khấu. Bên lề cuộc họp, khi không cạnh tranh được với Mel B miệng rộng và Geri ăn vận kỳ quặc, Vic đã sử dụng một tiểu xảo: tiết lộ với báo chí về kích cỡ chiếc áo ngực của mình. Vậy là quá đủ cho câu hỏi vì sao Spice Girls tan rã.
Ngày 27.2.2008, nhóm nhạc nữ nổi tiếng nhất của nước Anh, Spice Girls đã có buổi biểu diễn cuối cùng tại Toronto (Canada - sau khi hủy tour ở nhiều nước khác). Buổi diễn khá cảm động và ngọt ngào. Ngày hôm sau, trên trang web của nhóm xuất hiện dòng chữ “Thời gian đã đến... Chúng tôi đã đặt chân đến cuối con đường”.
Geri Halliwell: Hiện nay Halliwell đã trở thành một bà mẹ (con gái là Bluebell Madonna, chào đời 5/2006). Ca sĩ 39 tuổi này cũng ký hợp đồng viết bộ truyện 6 cuốn cho thiếu nhi, về nhân vật Công chúa Posh Vatoria.
Emma Bunton: Bunton đã phát hành được 3 album A Girl Like Me (2001), Free Me (2004) và Life in Mono (2006). Năm 2007 cô sinh con đầu lòng với bạn trai Jade Jones. Đầu năm 2011 có đính hôn và sinh thêm một đứa con trai vào tháng 5 vừa qua.
Melanie Brown: Năm 1999, trong khi các Spice khác đang son rỗi thì Brown đã có con gái Phoenix Chi với người tình sau đó thành chồng là Jimmy Gulzar (đã chia tay). Hiện cô đang dồn mọi sự quan tâm đối với cô con gái thứ hai, bé Angel Iris, mà có thông tin cho rằng cha của đứa bé là Eddie Murphy. Mel B cũng khá thành công trong sự nghiệp làm người dẫn chương trình.
Melanie Chrisholm: Cô là người đầu tiên phát hành album solo trong nhóm Spice Girls. Năm 30 tuổi Mel C bắt đầu sự nghiệp kinh doanh với việc thành lập hãng thu âm Red Girl Records. Hiện tại cô là thành viên phát hành được nhiều album nhất trong nhóm.
Victoria Adams: Vic bắt đầu khác đi từ khi yêu và cưới tuyển thủ Anh David Beckham năm 1999. Hiện Vic được xem là người phụ nữ vẹn toàn nhất trong số các Spice. Mẹ của bốn con song Vic không để bị công chúng lãng quên. Cô liên tục ghi dấu ấn trong lĩnh vực thời trang, truyền hình.
SELECTED
Sơn Hoàng Vũ
(theo facebook tác giả)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




#225 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 27/06/2015 - 18:29

Nhân một tối đi xem diễn nhạc Flamenco

Trịnh Bách

Hình như ở nước mình ai cũng nghĩ là không ai biết gì. Từ thường thức đời sống cho đến văn hóa, ẩm thực. Nào là bánh bao Singapore mà người dân Singapore tìm tóe khói không thấy bên đất nước họ. Hay chè cung đình gì mà các cụ ngày xưa có sống ở trong cung đều than chưa bao giờ biết. Ngọt quá đậm mà lại có cả nước cốt dừa. Ca Huế trên du thuyền sông Hương nhiều khi bao gồm cả nhạc sến. Nhưng ai cũng nhắm mắt chấp nhận. Có thể là vì quả thật không ai biết gì?
Rồi hiện nay rộ lên ở các club, các bar đều có loại nhạc gọi là Flamenco. Mà các thể loại nghệ thuật trình diễn có liên quan đến lĩnh vực tinh thần, như Flamenco của người Tây Ban Nha, Jazz và Rap của người da mầu bên châu Mỹ, hay ngay cả nhạc lên đồng của Việt Nam chẳng hạn, thì nên chỉ dành riêng cho dân tộc bản địa của các loại nghệ thuật đó.
Những loại nhạc trên phải được thể hiện từ tâm hồn dân tộc được đúc kết từ thăm thẳm ngàn đời, rồi mới có thể được ứng khẩu ra thành ý, thành lời. Cho nên ngay như nghe một người Mỹ da trắng học thuộc một vài bài Jazz, rồi cố gắng bằng mọi cách hát lên cho có vẻ Jazz, thì cũng không thể nào “phê” bằng nghe một người Mỹ da mầu ứng khẩu ra hát. Cái hồn châu Phi đen biệt xứ không thể ai ngoài những người da đen biệt xứ đó có được. Các “cung văn” sân khấu của mình hiện nay khi hát các bài Văn thuộc lòng thì có càng uốn éo, vặn vẹo, thì cũng lại càng rời xa cái tinh thần Văn ứng khẩu của các vị hát Văn thật ở các đền, phủ thôn quê.
Bàn đến Flamenco thì vô tận. Về khái lược thì ngoài mục đích trình diễn, Flamenco cũng là một loại hát lên đồng của dân tộc Tây Ban Nha. Chính xác hơn là của người Tây Ban Nha có gốc Zi-gan và Bắc Phi ở miền nam Tây Ban Nha. Người cung văn (cantaor) dùng giọng hát bên cạnh tiếng đàn guitar (toque) để kích động bản thân và vũ công, tức là người lên đồng (nam: bailaor, nữ: bailaora).
Lên đồng đây không phải là để các giá bên ngoài nhập vào, mà là sự thức tỉnh của cái phần hồn thâm sâu bên trong của con người; thường là đau khổ, chịu đựng; nhưng tuyệt đối kiêu hãnh trong trường hợp Flamenco. Nhạc Flamenco, nhất là qua giọng hát của cung văn, cho thấy ảnh hưởng đậm nét từ hơn nửa thiên niên kỷ đô hộ của người Hồi giáo lên miền nam Tây Ban Nha (từ thế kỷ 8 đến 14).
Thông thường thì vũ công nghe tiếng hát cung văn một lúc sẽ bị kích động ra múa may trên sàn để tìm hứng cho đến lúc “nhập”. Trạng thái “nhập” hay “phê”, tức là cái trạng thái họ gọi là “duade”, là lúc người vũ công bắt đầu đập chân nhanh (zapateado). Lúc này cả đàn lẫn cung văn đều tăng tốc. Khách dự khán cũng khích động không khí bằng những câu thúc giục như “Olé”, “Venga”, “Andalé”, v.v. Các động tác tay chân của vũ công đều được tập kỹ từ nhỏ, đại để như của các phái võ. Đến khi “nhập” rồi thì các động tác này sẽ tự đươc thể hiện ra từ vô thức, tùy theo thể loại nhạc đang chơi.
Vì thế, không phải người Tây Ban Nha gốc, không sinh ra và lớn lên ở Tây Ban Nha, thì không nên “xạo” mà trình diễn Flamenco…
Vài khúc nhạc và vũ điệu căn bản của Flamenco chính thống lấy được từ Youtube để làm ví dụ:
1.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


2. Điệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


3. Điệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(por Serrana): (vũ công cổ truyền, già dặn)
4. Điệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Trình diễn của cung văn, phần múa rất đẹp)
5. Điệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(trên lý thuyết là của nam giới)
6. Tài liệu ngắn về nghệ thuật đánh cặp song loan (castanuelas) của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Để phụ họa, và có khi thay thế, cho nhịp đập chân (đoạn múa đôi là điệu Bulerias)

theo:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Flamenco trong một hang động của dân Zi-gan vùng Granada, miền nam Tây Ban Nha
Người cung văn (cantaor)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một bailaora trong trang phục truyền thống

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một nam vũ công (bailaor)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Từ trái sang: người cung văn (cantaor), người lên đồng (nữ – bailaora), nhạc công guitar

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trạng thái duade

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |