Jump to content

Advertisements




NHỮNG CÂU CHUYỆN THƯỜNG NGÀY


256 replies to this topic

#196 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7343 Bài viết:
  • 16925 thanks

Gửi vào 07/02/2015 - 21:12

Nói về vận chuyễn thư ngày xưa .
Ở trong Nam vì chưa có đường xe lửa nên có xe thư chạy đường bộ để phát thư .
Riêng ngoài Bắc và Trung kỳ . Cách chuyễn thư rất hay .
Kể từ ngày có đường xe lữa Đông dương . Chừng 20 cây số có một cái Ga (Gare) . Từ đó việc phân phối thư thực hiện như sau . Khi viết thu ở đia chỉ người nhận : tên họ, làng xã, Huyên, Tỉnh, dưới cùng viết Par Gare Quảng trị . Ở cấp Huyện có người Phu Trạm đến Ga gần Huyện mình nhất để lấy thư . Về đến Huyện, Huyện phân phồi lại từng xã làng . Xã làng lên Huyện lấy thu đem về phân phát lại cho người nhận thư . Thư không mất, không bị ăn trộm lấy cắp, không bị xé bên trong . Không mất Mandat bên trong thơ (mandat là bưu phiếu tiền) . Từ ngày gởi tho cho đến ngày người nhận thư là một tuần lễ vì mỗi ngày đều có một chuyến tàu đi và một chuyến tàu về Nam/Bắc nên thơ được di theo hàng ngày . Làng nào ở gần Ga hơn Huyện thì lên Ga lấy thu thẳng . Sếp Ga đưa thẳng . Giây thép tức là điện tín, cũng chuyễn đến Ga bằng đường giây hữu tuyến gọi là morse . Sếp Ga xếp vào học của Huyện đó giống như thư, người phu trạm lên đó mà lấy . Giây thep được phát nhanh hơn thư .
Kinh nghiệm nhà tôi . Ba tôi hằng tháng gởi thu mà Mandat cho mẹ, 10$/tháng . 5 năm như vậy . Khi được Mandat Bà tôi lên Tỉnh (Quảng tri) mới có bưu điện lảnh tiền . Về nhà cất giữ . 5 năm sau làm được ngôi nhà rường 3 gian, 2 chái, lợp ngói, vách gổ xong năm 1942 . Đến đầu năm 1946 thì bị đâm thủng mái nhà vì "tiêu thổ kháng chiến" .

Thanked by 4 Members:

#197 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 09/02/2015 - 16:24

Tôi sẽ không nói, chính xác hơn là không dám nói, về sự xúc cảm chấn động mà anh bạn thân của tôi đã nghẹn ngào qua điện thoại chiều nay, sau khi xem “Last days in Vietnam” (đề cử Oscar 2015 hạng mục phim tài liệu hay nhất), bởi tự thân nỗi nghẹn ngào đã chứa đựng quá nhiều ý nghĩa khi nhắc lại sự kiện “những ngày cuối cùng”. Đến giờ, vô số tư liệu đã giúp chúng ta có cái nhìn rất rõ về cuộc chiến nói chung và sự kiện tháng 4-1975 nói riêng – một cái nhìn riêng biệt, độc lập, hoàn toàn không bị tác động và suy suyển bởi dòng thông tin lệch lạc khác. Chúng ta giờ đã có quá đủ thông tin để biết cái gì là “sự thật lịch sử” cũng như sự tàn bạo khốc liệt của lịch sử. Với thế hệ chúng tôi, điều khiến đau lòng nhất, bất chấp sự nguội lạnh của thời gian và đám tro tàn của sự kiện “những ngày cuối cùng”, là sự biến mất một nền văn hóa lộng lẫy của miền Nam, được vun đắp và xây dựng kỳ công với sự đóng góp của hồn cốt Bắc-Trung-Nam. Đó hẳn là lý do khiến những người như anh bạn tôi phải xúc động, khi cánh cửa hồi ức được chạm vào, đôi khi bằng một tiếng gõ rất khẽ. Chỉ có một nền giáo dục tử tế mới có thể mang lại một sự nhạy cảm đặc biệt. Chỉ có một nền văn hóa sáng tạo tự do mới có thể mang lại một tâm hồn có thể cảm nhận sự rung động với đủ sắc thái cung bậc ái ố để giúp con người trở thành con người một cách đầy đặn nhất.



Manh Kim
(theo facebook tác giả)

Thanked by 2 Members:

#198 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 12/02/2015 - 13:28

NGƯỜI PHỐ CÁT DÀI


Nguyễn Thị Ngọc Hải


1. DÂN HẢI PHÒNG “TỰ PHÊ”

Trên Facebook có hẳn một trang mang tên “người phố Cát dài” ban đầu do Kim Chi Nguyễn và Phạm Lũng Hà làm “chủ xị “- nơi chia sẻ của bao người con đã từng sống ở con phố có cái tên lạ. Giữa thành phố lớn mà những cái tên “nghe chẳng thơ đâu” như Cầu Rào Cầu Đất Lạc Viên, Cát dài, Cát Cụt vẫn chẳng ai “đặt dấu hỏi “ về nó hết.

Bao nhiêu người sống ở khắp nơi - kẻ tận Âu Mỹ, người phiêu bạt làm ăn, đã vào trang đó kể đủ mọi chuyện, bày tỏ bức xúc, khoe ảnh tự sướng, đưa nhanh tin nóng và có khi cả ném đá đáo để. Bầu không khí thời đại Internet nóng đến nỗi có người còm vào “trời ơi các anh chị Cát dài rôm rả quá khiến em phải xin được kết nạp dù chỉ là dân ở…Cầu Đất thôi ạ”.

Một giọng trào lộng của Nguyễn quốc Bình- giờ là đại tá, Tiến sỹ khá nổi tiếng vì học hành, lao động hết mình, được đặt tên là Bình Dị với cả hai nghĩa (Giản dị và …Kỳ dị ) viết khi về lại Hải Phòng:

Tới ga 6 giờ trời còn khá sáng, hai bố con đi bộ ngang qua phố Ga. Những năm 60 phía cái ngõ to đó có cái chợ Cóc. Hai cha con làm tô bánh đa phoi bào (bánh đa đỏ). Rau ăn kèm vẫn còn rau chuối non thái mỏng-cái mà giờ Hà Nội khó mà kiếm được. Hừm, mấy triệu cái mồm Hà Nội, hoa chuối mà ăn cho đủ, chắc phải chặt hết chuối rừng Việt Bắc ạ….

….Đồ Sơn đã chết hẳn. Hai cái cửa sông đã đổ phù sa mỗi năm một tẹo, bồi đắp thành cả bán đảo. Bãi 1 không ai tắm nữa bởi bùn đất đỏ ngầu. Vào khu 2. Hỡi ôi nước nông choèn đục phù sa, còn đục hơn cả…nước cống Hà Nội. Ven mép nước đầy lục bình và rác. Đành phải lên bờ…”

Còn một “người Hải Phòng chính hiệu” mang tên Trung Nguyên Richard thì miêu tả những quan sát rất quái:…“Đến khu vực Check in lên máy bay (từ nước ngoài về) đã thấy không khí chen lấn ồn ào một cách …rất chi là Hoa phượng đỏ. Lên máy bay thì thôi rồi,nói chuyện vắt qua đầu người khác, trẻ con đùa giỡn la khóc, người ngồi gác chân lên ghế, điện thoại oang oang.”

Trung Nguyên Richard miêu tả quán xá ăn uống ở Hải Phòng:

…“Nay đi ăn bát bún, miến, phở mà hãi. Phục vụ bưng hai tay hai bát, ngón tay thọc hẳn vào nước dùng. Lịch sự thì: Của bác đây, đỡ hộ em tý. Còn không thì chìa vào mặt mình là xong.
Hải Phòng có mấy quán café được coi là, nói gì nhỉ…À, nơi tập trung giới …tinh hoa. E hèm…Khách hàng, sơ-mi đen tay dài cài nút, quần đen giày đen bít tất trắng. Cổ, cổ tay mang sợi dây chuyền kềnh càng. Khệnh khạng, hách dịch và …to mồm.. Có người để chân lên ghế nói điện thoại oang oang toàn chuyện làm ăn hàng chục tỷ.

Cô chủ nhà hàng trẻ đẹp, giọng cũng đẹp. Một khách phàn nàn gì đó, cô chửi luôn m*y t*o, đuổi thẳng. Khách biến khẩn trương, cô chủ lại ngọt ngào đáng yêu như thường lệ. Thích thế!

Nói về mặc mới hay. Người tinh ý thấy dân chơi Hải Phòng mặc kiểu Tàu. Có lẽ do quần áo giày dép toàn hàng Tàu. Cùng một kiểu dáng, màu sắc. Có một thời “quần bò, áo phông, dép tông, mũ cối”. Trước nữa thì “áo bay, mũ tá”. Sau này thế nào cũng phải có áo da như thiên hạ. Hiếm có người tự chủ có phong cách riêng. Giống người khác cho nó lành.”

Bạn sẽ hỏi, thế không ai nói cái hay cái tốt à? Có chứ, nếu cần, bạn cứ bấm “Người phố Cát dài” thì thấy cuộc tranh cãi cũng… dài như tên phố.

Trong dân gian có truyền câu ca thế này:

Hải Phòng trông thế mà khờ
Sông thì Lấp lại, Đồ thì đem Sơn
Cảng thì Cấm, chợ thì Con
Lại thêm chợ Đổ còn buôn bán gì
Cầu thì Rào lại không đi
Lại đi Cầu Đất còn gì ngu hơn.


Có người bảo, dân Hải Phòng “đầu gấu” dữ lắm. Cứ giở báo mà xem, đầy những cái tít đại loại “Sợ mất số má, giang hồ đất Cảng nổ sung thẳng vào mặt đối thủ”. Vậy mà ai to gan dám “làm thơ” nói họ ngu?

Thì cứ đoán thế này. Tác giả nhất định là …dân Hải Phòng mới hiểu mình sâu xa thế và mới… to gan đến vậy. Sau nữa, đố ai tìm được một người Hải Phòng nào…chối nguồn gốc của mình đấy. Ngay cái bài phê phán của Trung Nguyên Richard cũng lấy cái tít “Hải Phòng mình”. Đó, họ đâu có chối mình dân Hải Phòng.

2. HẢI PHÒNG CÓ “BỊ BỎ RƠI”?

Dạo đất nước mới đổi mới, có một khách phương Tây viết về Việt nam, nói thẳng một câu sau khi đã miêu tả sự tồi tàn hiu hắt của Thành phố Cảng trong không khí các nơi phơi phới. Câu ấy thế này: ”Hải Phòng là một thành phố bị bỏ rơi trong Mở cửa”. Dân Hải Phòng người bảo ối giời đúng quá người kêu nói sai.

Người ta luyến tiếc “Ngày xưa, khi Cảng là đầu mối du nhập quốc tế, thủy thủ đến, chính dân Hải Phòng mới giao tiếp đầu tiên với văn minh sớm. Những model áo sọc thủy thủ là ở đây chứ, rồi mới lan lên Hà Nội Nay thì lại phải học ngược lại, nhiều model từ Hà Nội xuống”.

Bây giờ, Hải Phòng xây dựng sản phẩm đặc biệt năm du lịch quốc gia. Họ cũng có sân Golf – điểm mua sắm cho các tour Đồ Sơn, pháo đài thần công Cát Bà… Dự án quy hoạch sân bay Cát Bi- đường bay Quốc tế . Rồi bể bơi Hòn Dấu- có lọc nước biển và tạo song lớn nhất châu Á. Có Công viên rừng Thiên văn Kiến An…Nghe cũng chả thua gì ai nhỉ?

Hễ khi nào tranh cãi về việc các nơi phá hủy và không bảo vệ các nhà biệt thự Pháp cổ, thì người ta lại kể rằng,Hải Phòng có kiến trúc đô thị pha trộn hài hòa nhất hai văn hóa Á-Âu, vừa thanh lịch vừa mạnh mẽ. Họ giữ được nhiều khu phố có kiến trúc nguyên vẹn thời Pháp như phố Tây biệt thự giờ là các cơ quan ở khu Hồng Bàng.

Phố Tây có Điện Biên Phủ, Trần Phú, Lương Khánh Thiện, Minh Khai…Còn phố Tàu ở Tam Bạc, Kỳ Đồng, Hoàng Văn Thụ…. Hải Phòng có tới 20 cây cầu, trong đó có cầu Bính- một trong những cây cầu dây văng lớn nhất Đông nam Á. Thành phố có những quán hoa giữ được kiến trúc đình làng cổ ngay trước cửa Nhà hát lớn “rất Tây” . Bảo tang, Ngân hàng thì giữ kiến trúc Gotich. Trung tâm Hội chợ triển lãm thì gọi là “Nhà diều”.

Dấu vết Hoa phượng đỏ 5 cánh xòe ra biển là ý tưởng để phát triển Thành phố theo 5 hướng. Và đến năm 2050 sẽ là một Thành phố Quốc tế.

Đến lúc đó, có còn lừng danh món “Cảng quê” như bây giờ:Bánh đa cua, bánh mì cay, cơm cháy hải sản, nem cua bể vuông …?

Thôi thì, để cho người Hải Phòng trả lời….

3. CHUYỆN MỘT NGƯỜI PHỐ CÁT DÀI.

Ông không phải văn nghệ sỹ hay sao siếc gì của Showbiz để nổi tiếng.. Mấy ngày sau khi về hưu, các con thây ông dắt chiếc xe đạp vào ngõ, người ướt lướt thướt và bám đầy…bèo. Ông cười cười như nhận lỗi : Được đi ô tô quen rồi. Lâu ngày không đi xe đạp, bị …ngã xuống ao.

Nếu theo lý lịch thì ông tham gia Việt Minh từ năm 1943. Chính ông ký chứng nhận có giao công tác cho một số người để họ được công nhận tham gia trước CM Tháng 8- 1945. Nhưng đến lượt chính ông thì lại không được công nhận do có chuyện trục trặc giấy tờ. Nhưng ông chả “kiện tụng” gì để tranh đấu.

Là một Đại tá (thời đó đâu nhiều tướng như bây giờ) chỉ huy Quân sự Thành phố Hải Phòng, ông đã từng góp phần cùng quân dân Hải Phòng đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ. Vào lúc đỉnh điểm ác liệt của cuộc chiến, ông gửi người con trai vào giữa chiến trường Quảng Trị khốc liệt 1972. Một con trai út, thi đậu đủ điểm đi nước ngoài, ông cũng gọi về đi bộ độị.

Ngày ông mất, Hải Phòng vét không còn hoa, có người bảo, chỉ thua đám tang Bác sỹ Tôn thất Tùng. Các đoàn từ Hà Nội- Tỉnh Thành về đông lắm. Hình như chờ cho “các đoàn lớn của nhà nước” đi xong - khuya lắm rồi, mới có một đoàn người dân xin vào viếng. Có người còn đi chân đất. Họ tự giới thiệu là bà con bên khu cầu Hạ Lý sang. “Ngày xưa nếu không có ông lùng sục vào tận nhà bắt đi sơ tán thì chúng tôi chết hết rồi”. Đó là đoàn viếng gây xúc động lớn với gia đình ông.

Mãi đến hôm nay vẫn có thể tìm thấy trên Internet câu chuyện này:

“Ngày 15-4-1972 Hà Nội nhận được tin không quân Mỹ sẽ đánh Hải Phòng. Tư lệnh Quân khu Ba lúc đó là Nguyễn Quyết đã quyết định phải sơ tán dân. Khi nhận được tin đã 8 giờ tối và phải sơ tán trong vòng 4 tiếng.Ông Tư lệnh bèn bảo trợ lý: ”Cậu mời anh Nguyễn Chất lên gặp tớ nhé”. Đại tá Nguyễn Chất lúc đó là Chỉ huy trưởng quân sự kiêm Tham mưu trưởng phòng không Thành phố Hải Phòng, và ông đã tiến hành sơ tán tới …15 000 dân khỏi các khu trọng điểm, trong đó có khu Thượng lý - Hạ lý mà đêm đó bom đạn Mỹ đã hầu như san phẳng.”

Không bao giờ ông kể lại một câu chuyện tuổi thơ của mình. Khi mới 14 tuổi, ông ngồi vẽ tranh ở bờ Hồ Hoàn Kiếm để lấy tiền ăn học . Một “thằng Tây “ đứng xem và mua. Có lẽ đó là một nhà nghiên cứu văn hóa chăng, nên mãi tới sau Giải phóng 1975, người nhà tìm thấy trong một cuốn khảo cứu về Đông Dương có in bức tranh đó với chú thích đầy đủ tên tuổi ông.Nếu không có chiến tranh, biết đâu ông trở thành họa sỹ?

Cũng không ai biết câu chuyện một trí thức tài năng khá nổi tiếng hiện đang sống ở Saigon, đã từng vượt biển không thành công, bị giam trong lán 14Quảng Ninh, Mới hôm qua anh viết trên Facebook chi tiết không ai biết:

“Hồi tui nằm lán 14, cô vợ có đem vào một cái chăn bộ đội, bảo chăn của bác Chất gửi. Đấy là tháng 8-1985. Sang năm là đúng 30 năm. Tôi là hàng xóm của bác Chất Người phố Cát Dài.”
Như chợt nhớ ra, một dòng Còm khác viết tiếp: ”Bác nhớ kỹ ghê. Tối hôm tôi và vợ bác về Hải Phòng chờ sang sau ra Quảng Ninh. Về đến nhà tôi, Thành phố mất điện tối om. Sau k hi hỏi về làm gì và nghe đầu đuôi câu chuyện, cụ Chất rên hừ hừ. Tìm mãi chả có gì gửi, lấy cái chăn bộ đội đó.”.

Một lần dự Đại hội nhà văn vào năm 2005 thì phải, khi một phụ nữ đi qua hành lang phòng của đoàn Hải Phòng thì có tiếng gọi to ;” Này, con gái cụ Chất phải không?”

Người gọi đó là nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Có biết tên cụ Chất, thì đích thị dân Hải phong. Hôm ấy, nhà văn tặng con gái cụ Chất cuốn “Truyện kể năm 2000”.

Có rất nhiều người sỹ quan Quân đội như thế, nhưng vì sao tôi chọn kể chuyện đại tá Nguyễn Chất?, Vì sao tôi lại tương đối biết về ông ?

- Đơn giản và vinh dự cho tôi. Vì đó là cha tôi.

NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI.
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 9-2-15

Sửa bởi pth77: 12/02/2015 - 13:33


Thanked by 2 Members:

#199 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 13/02/2015 - 13:25

TẾT CỦA NGƯỜI SÀI GÒN XƯA

Có lẽ sách An Nam Chí Lược do Lê Tắc soạn vào khoảng cuối thế kỷ 13, nửa đầu thế kỷ 14 là tác phẩm cổ nhất có đề cập đến những ngày Tết của người Việt ở cung đình nhà Trần. Trong tác phẩm trên, Lê Tắc đã viết như sau:

”Thường năm, trước lễ Tết hai ngày, vua đi xe ngự dụng, các quan tùy tùng đều mặc triều phục hầu đạo tiền, tế điện Đế Thích. Ngày 30 Tết, vua ngồi giữa cửa Đoan Củng, các bề tôi đều làm lễ, lễ rồi, xem các con hát múa trăm lối. Tối lại qua cung Động nhân, bái yết tiên vương. Đêm ấy, đoàn thầy tu vào nội làm lễ “Khu Na” (nghĩa là đánh đuổi tà ma quỉ mị). Dân gian thì mở cửa đốt pháo tre, cổ bàn trà rượu cúng tổ. Con trai, con gái nhà nghèo không có người mai dong để làm hôn lễ, thì tự mình phối hợp với nhau. Ngày Nguyên đán, vào khoảng canh năm, vua ngồi trên điện Vĩnh Thọ, các tôn tử (con cháu nhà vua), các quan cận thần làm lễ hạ trước, rồi vào cung Trường Xuân, vọng bái các lăng tổ….Ngày mùng hai Tết, các quan đều làm lễ riêng ở nhà. Ngày mùng ba Tết, vua ngồi trên gác Đại Hưng, xem các tôn tử và các quan nội cung đánh quả bóng (quả cầu thêu), hễ bắt được mà không rơi xuống đất là thắng….Mùng năm Tết, lễ khai hạ, ăn yến xong thì để quan và dân lễ các chùa miếu và du ngoạn các vườn hoa. Đêm nguyên tiêu (rằm tháng giêng), trồng những cây đèn ở giữa sân rộng gọi là đèn “Quảng Chiếu”, thắp đến mấy vạn ngọn, sáng rực cả trên trời dưới đất, thầy tu đi quanh tụng kinh Phật, các quan liêu lễ bái, gọi là “chầu đèn” (Sách đã dẫn – Viện Đại học Huế - 1961, trang 46-47).

Còn viết về cái Tết của người Sài gòn xưa, tác phẩm Gia Định Thành Thông Chí của Thượng thư Trịnh Hoài Đức soạn vào những thập niên đầu thế kỷ 19, dưới triều Gia Long, là rất đáng để tham khảo. Nhiều tập tục của người Sài gòn cách nay hơn 200 năm đến nay vẫn còn nguyên sức sống, chẳng hạn như tập tục thăm viếng, bồi đắp phần mộ tổ tiên, ông bà. Lý do của việc làm này, theo Trịnh Hoài Đức “... bởi vì gần tiết Nguyên đán, nhà cửa mọi người còn ưng chỉnh sức cho đàng hoàng, huống chi lễ con cháu thờ người chết cũng như thờ người sống, đâu có lẽ ngồi coi cây cổ rậm rợp, mả mồ khuyết lở mà không đắp sửa giẫy dọn...” (GĐTTC – Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa – Sài gòn - 1972, tập Hạ, trang 11). Trong phạm vi công quyền, ngày 25 tháng chạp, người ta làm lễ “hạp ấn”, các quan giữ ấn tín của triều đình và các công đường trên cả nước cho lau rửa ấn thật sạch rồi bọc vải lụa cất kỹ, đợi sang năm mới sẽ làm lễ “khai ấn” (mở ra sử dụng lại). Nhưng làm như thế không có nghĩa là mọi công vụ bị đình chỉ trong những ngày trước và sau Tết. Vào lúc này, các việc khẩn cấp đều được giải quyết, có điều những văn bản ban ra phải đợi đến ngày khai ấn mới đóng dấu. Còn trong đời sống của cư dân Sài gòn thời Trịnh Hoài Đức, từ tối 28 tháng chạp, có những toán chừng 15 người gọi là Na nhân (tục danh “nậu sắc bùa”) đi dọc theo đường, đánh trống, gõ phách, nhìn thấy nhà phú hộ nào để ngỏ cửa thì đi vào, dán lá bùa (cầu may) ở cửa, nổi trống phách ca xướng những lời chúc mừng và được chủ nhân mở tiệc rượu khoản đãi, thưởng tiền. Họ đi từ nhà này sang nhà khác cho đến buổi chiều cuối năm mới thôi. Có lẽ đây là sự tiếp nối của lễ Khu Na thời Trần và khởi đầu của tục múa lân phát sinh trong những thời kỳ về sau. Cũng như ở nhiều nơi khác, ngày cuối năm, dân Sài gòn làm lễ “thượng nêu”, dựng trước cửa nhà một cây tre cao, trên buộc một giỏ tre đựng trầu cau, vôi; cạnh giỏ cột những bó giấy vàng bạc. Theo phong tục xưa, từ ngày thượng nêu đến ngày hạ nêu (mồng 7 Tết), các chủ nợ không được hỏi, đòi những khoản vay mượn trong năm cũ, phải đợi sau khi hạ nêu xong mới được nhắc đến chuyện công nợ. Đến gần ngày Tết, trong nhà sắp xếp bàn ghế, dán câu liễn mới, tô điểm nơi thờ phượng tổ tiên, ông bà. Ngày nguyên đán (mồng một Tết), khoảng 4-5 giờ sáng, con em trong nhà phải dậy, thắp nhang đèn, dâng trà trên bàn thờ tổ tiên rồi bái người tôn trưởng, chúc những điều tốt đẹp trong năm mới. Trong lễ cúng tổ tiên ngày mồng một Tết, người Sài gòn xưa trần thiết cây mía đủ cả gốc lẫn ngọn và hoa quả. Tục truyền rằng cây mía để dành cho tổ tiên dùng làm gậy chống. Ngày mồng một Tết cũng là ngày mọi người, bất kể sang, hèn, lớn, nhỏ đều được ăn uống no say. Đến ngày mồng ba Tết, có lễ tiễn chân tiên tổ, người Sài gòn đốt đồ hàng mã và đốt pháo tống tiễn. Thời quân chủ, ngay việc này cũng phân biệt giai cấp trong xã hội: quan lại tống tiễn ông bà ngày mồng ba Tết, còn hạng thứ dân không dám tống tiễn trong ngày ấy “để tránh cho tiên tổ ở cảnh u minh khỏi bị việc câu thúc bắt đi khiêng gánh...” (Trịnh Hoài Đức - Sđd). Họ phải đợi đến ngày mồng 5, mồng 7 mới dám tống tiễn ông bà của mình.

Trong các thú vui chơi ngày Tết của người Sài gòn xưa, ngoài việc đánh bạc khá phổ biến, trò chơi công cộng chủ yếu là đánh đu, cách chơi được Trịnh Hoài Đức miêu tả như sau: “... Cột tre làm trụ ở hai bên tả hữu ba vòng tròn, giữa chỗ đánh đu qua lại thì hai bên tả hữu trước sau chia trồng sáu cây trụ tre cách rộng ra, trên đầu trụ buộc chùm lại cho chặt chẽ, gác ngang ở giữa một cây tròn, xâu hai cái lộc - lư (ròng rọc) tiếp liền với hai can tre dài gần đến đất, lượng chừng cho người leo lên được, đầu dưới hai can tre gác ngang một miếng ván để làm chỗ đứng, một người leo lên, hai tay cầm hai can tre hai bên, uốn mình nhỏm lên phục xuống, đưa đu lui tới giữa không trung, làm như vậy gọi là đánh đu. Cuộc chơi ấy có người hiếu sự, treo những khăn, quạt, tiền bạc để làm giải thưởng, ai đu lên cao đến chỗ treo giải thưởng ấy, lẹ tay lấy được, khoe tài là xuất chúng, nếu rủi buột tay ngã xuống thì bị trọng thương...” (Sđd – Tập hạ, trang 8-9).

Cũng là trò chơi đánh đu, nhưng lối chơi vân xa thu tiên (đánh đu tiên) có khác hơn: “... Hai bên trồng hai trụ cao, gác ngang một bánh xe bằng gỗ, trong có cái trục cũng bằng gỗ mà xoay chuyển hoạt động, gác lên hai trụ ấy như bánh xe nước vậy. Trong bánh xe chia đặt tám miếng ván để làm chỗ ngồi, mỗi chỗ có đặt cái ròng rọc, rồi tám người phụ nữ trang sức yêu kiều, y phục mới tốt, lên ngồi theo thứ tự tám miếng ván trong bánh xe, đầu tiên mượn người đứng bên xoay bánh xe cho chạy tròn rồi tiếp theo người ngồi trên xe mà phía gần dưới đất lấy chân dụng lực đạp mạnh trên đất cho xe xoay chuyển mau chóng, trông thấy y phục phi phất như bầy tiên bay múa trong mây núi rất đẹp mắt...” (Trịnh Hoài Đức. Sđd – tập hạ, trang 9).

Trò chơi đánh đu diễn ra hàng năm tại chợ Tân Kiểng (thuộc vùng Chợ Quán ngày nay) kéo dài từ sáng mồng một Tết đến đêm rằm tháng giêng. Tại vùng chợ Sài gòn (Chợ Lớn ngày nay) trong ngày Tết “... treo đèn đặt án tranh đua kỹ xảo trông như là cây lửa, cầu sao, thành gấm vóc, như hội quỳnh dao, kèn trống huyên náo, nam nữ dập dìu, ấy là một thị phố lớn và đô hội, náo nhiệt...”. Còn ở chợ Bến Thành (chợ cũ đường Hàm Nghi ngày nay) thì “... có lệ đến đầu mùa xuân, gặp ngày tế mạ (mạ là chỗ đóng quân - tế mạ là tế tiền nhân đã bày ra binh pháp - LN), có thao diễn thủy binh, nơi bến có đò ngang đón chở khách buôn ngoài biển lên bờ” (Trịnh Hoài Đức – Sđd). Tại các đền miếu nằm rải rác ở Sài gòn, nhân ngày Tết, người ta cũng tổ chức những lễ cúng. Ở miếu Hội Đồng, xuân thu tế lễ hai lần, còn ở miếu Hải thần (Cần Giờ) có lễ Thái Cao, cúng tế, cầu đảo cho thuyền vận tải được thuận buồm xuôi gió...

Đến những năm đầu thuộc Pháp, cứ đến dịp Tết, các đô đốc Pháp trấn nhậm tại Sài gòn có bố cáo cho dân bản xứ và người Tàu được nghỉ việc ba ngày để ăn Tết. Cảnh Tết năm 1868 tại Sài gòn được kể lại như sau: “Lệnh trên truyền ra, dân chúng rộn rịp lo sắm tết. Châu thành Sài gòn trở nên náo nhiệt khác thường. Trên các nẻo đường trải đá đỏ, người quê kẻ chợ nô nức bán buôn. Tại xóm “Cầu ông Lãnh” chạy dài theo rạch Bến Nghé, thương thuyền đậu chen chúc nhau chở đầy thổ sản của “lục tỉnh”. Từ nhà công lợp ngói đến nhà tranh vách đất, nhà nào cũng được dọn dẹp sạch sẽ, vén khéo, có liễn đỏ chữ đen dán cột, câu đối hoành phi treo tường...” (Báo Tri Tân Xuân Quý Mùi - năm 1943, dẫn trong “Sài gòn – Gia Định qua thơ văn xưa – NXB TPHCM 1987 – trang 380). Còn tờ báo Tri Tân Xuân Nhâm Ngọ - 1942 thì miêu tả cảnh chợ Tết Sài gòn cách nay hơn 70 năm với những chi tiết không khác gì chợ Tết ngày nay: chợ Tết hoạt động từ 23 tháng chạp, ba hôm 27, 28, 29, chợ Tết bán suốt đêm, các gian hàng cây cảnh, rượu, bánh mứt, trái cây bày la liệt...; có khác chăng là thời ấy vẫn còn “mấy cụ đồ nghiêm trang trong bộ quần áo mới, tề chỉnh đang cố nắn nót những nét chữ mềm mại mà mạnh mẽ trên những tờ giấy đỏ chói, nào là tài lộc, phú quý, thọ khang...”. Hình ảnh này làm ta nhớ đến bài thơ Ông Đồ bất hủ của nhà thơ Vũ Đình Liên:

Mỗi năm hoa đào nở,
Lại thấy ông đồ già,
Bày mực tàu giấy đỏ,
Bên phố đông người qua…

Lê Nguyễn
Ngày 25 tháng chạp năm Giáp Ngọ
13.2.2015
( theo facebook tác giả)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cảnh đánh đu theo một bức tranh xưa

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trò chơi vân xa thu tiên của người Sài gòn xưa

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cảnh ăn Tết xưa ở một gia đình Nam Bộ (vforum.vn)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cô gái Sài gòn năm 1905

Thanked by 1 Member:

#200 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 16/02/2015 - 11:41

Vài câu chuyện nhỏ về rượu:

Ruợu Cognac - Brandy
Vietsciences-Sagant Phan 31/01/2006

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đầu tiên, vào thế kỷ thứ 13 tại Saintonge, các tàu buôn Hà Lan chạy dọc theo bờ biển để mua muối và mang theo rượu nho tới Bắc âu. Lúc bấy giờ rượu nho Poitoux rất được hâm mộ và ngành thương mại phát triển nhanh chóng. Khoảng thề kỷ XVI người ta nhận thấy rằng rượu nho không giữ được lâu nên các thương gia Hà Lan bắt đầu biến đổi rượu thành "rượu nho đốt". Đây là bước đầu của sự chưng cất.
Vào thế kỷ XVII, rượu được chứa trong các thùng fût bằng gỗ chêne, sau một thời gian, người ta khám phá ra rằng rượu biến ra màu hổ phách. Và rượu Cognac được ra đời. Phải chờ đến thế kỷ thứ XIX Cognac mới được chiết ra chai bán chớ không bán bằng thùng fût như trước nữa (Vietsciences chú thích)
Hằng năm, đến mùa Noël (lễ Giáng sinh, Christmas) là tất cả đồng loạt những gian hàng lũ lượt trưng bày những món hàng dành để biếu xén và trưng bày trong tủ kính, khi khách đến viếng thì thường thường gia chủ trịnh trọng khui nó ra mà đãi khách. Đó là rượu. Cho dù đồng tiền thiếu hoài... kinh niên kiếm tiền muốn mờ con mắt gia chủ cũng phải ráng mua cho được vài chai rượu, trước là biếu sếp, hai là mời khách một chút rượu uống cho ấm bao tử chẳng lẽ mời khách uống nước đá chanh chua lè?

Rượu không gì quý hơn là rượu ngoại, còn rượu nội nghĩa là rượu đế cho những ông nhà quê vừa uống vừa khà với con khô mực dai nhách bất chấp hàm răng của mình đếm không còn được bao nhiêu để cười cho ăn ảnh, cười để lấy le với bà con cô bác ta đây còn bảnh lắm.

Đàn bà con gái thì đủ những món áo quần chưng diện, giày dép, bóp đầm đủ kiểu, áo dài sắm hoài cho đến khi treo vào tủ áo chừng vài cái nữa là ... sập tủ mà vẫn thấy chưa đủ, ra đường vẫn còn thấy ... trống trơn.

Còn đàn ông thì sao? Vẫn một bộ đồ vét mặc đi mặc lại hoài nhưng không được thiếu rượu à nghen. Bất chấp bà xã giảng nghĩa: "Uống chi ba thứ đó vừa tốn tiền vừa nói chuyện... nhừa nhựa nghe thấy mà phát ghét, sao không tập uống sữa... bò cho vợ con nhờ vì nó bổ khỏe?"

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


  • VS= Very Superior


  • VSOP= Very Superior Old Pale


  • VVSOP= Very,Very Superior Old Pale


  • Giá khoảng 300 euros trở xuống cho rượu khoảng 22 năm tuổi. Giả sử Hennessy XO giá một chai là 230 euros (750 ml, 1,5 kg)


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Mỗi năm đồng tiền lên giá (nói theo nghĩa kinh tế ngân hàng là tiền mất giá), nhìn giá dán tiền của những chai rượu ngoại về nhà thấy mà ớn lạnh, nhưng không có nó thì ớn lạnh thiệt tình, nhà gì nhìn thấy mà trống trơn, chai rượu nào giá cũng cao quá, chai nào cũng mắc tiền, cũng thấy nhãn dán toàn là những chữ viết hoa như: V.S.O.P hay V.S.P hay O.P, nào là chữ Martell, Napoleon, Remy-Martin, Hennessy, Bisquit-Dubouche, Camus, Courvoisier... thiệt là đúng phàm những ai khoái uống rượu ngoại trước sau gì cũng sạch tiền áo quần trống trơn, có người đang ngồi dựa cột đèn quần xà lỏn đang ngó mặt trăng mà cười cười. Còn bà xã thì ghét thiệt tình. Uống chi ba thứ quỷ đó hôi rình về nhà hành tội người ta nữa chứ? Nhưng cũng chính mấy bà cũng khoái tủ kiếng của mình được trưng những chai rượu ngoại đắt tiền để bà con lối xóm nể chơi, chẳng lẽ trưng mấy cái bóp đầm hay dép guốc kiểu trong tủ kính, bộ mở tiệm bán bóp đầm hay sao? Đàn ông nghĩ tội nghiệp: mua vài chai rượu về chưng tủ kính cho gia đình thấy oai, chớ mấy bã mua mấy cái bóp đầm cất chi mà kín mít vậy nè? Như giấu đồ quốc cấm vậy?

Chai rượu càng để lâu càng đắt tiền chứ mấy cái bóp đầm của mấy bà để lâu có môn vụt vô viện bảo tàng cho nó gọn ghẽ.

Rượu có nhiều sách cho rằng nó xuất hiện trước thời Ai Cập xây kim Tự Tháp, có người cho rằng rượu được làm ra trước thời kỳ xây Tháp Babylon, nhưng mấy bà đâu có tin mấy ông uống rượu rồi viết sách ca tụng về rượu? Nhưng nói thiệt trên vách tường Kim Tự Tháp Ai Cập có vẽ những bức hình người ta tế lễ trời đất bằng rượu, và vị vua Pharaon uống rượu mặt mũi đỏ ké, còn mặt Trời Thần Rhah nhậu rượu mặt mũi cũng đõ ké luôn. Có nghĩa là: "Ta say, Trời cũng say luôn... Trời say Trời cũng lăn quay với mình..." Câu thơ nghe đã thiệt.

Bên Pháp người ta vừa khám phá một cái động đá, vẽ những loài thú như nai và gấu, nhưng có hình quan trọng là mấy tay bợm uống cái chi mà đang lăn bò càng, nên nhớ lúc đó văn minh loài người chưa làm được cái ly, nhưng họ làm ra cái gì uống để mà lăn quay đây? Chẳng lẽ họa sĩ vẽ những ông đang... trúng gió? Nhưng trúng gió vì ruợu hay trúng gió vì gió cũng đồng nghĩa như nhau.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nhưng theo sự suy nghĩ từ Thiền định mà ra hay từ lúc suy nghĩ do cơn ngật ngừ vì rượu mà biết được, thì rượu có lẽ được làm từ lúc Tạo Thiên Lập Địa do sư tổ là Adam làm ra. Adam làm ra trong lúc tình cờ. Số là sau khi nghe lời vợ là cô nàng Eva, chọc giận "landlord" mà ăn trái táo. Landlord đi vacation về thấy mất trái táo, nổi giận mà đuổi vợ chồng son ra khỏi thiên đàng. Adam và Eva xuống xã hội trần gian, tứ cố vô thân, tiền bạc không có, nghề nghiệp cũng không thành thử ai dám mướn? Vả lại bị "bad credit" với landlord rồi, thì mọi chuyện bắt đầu cực là cái chắc. Trước đó Adam làm công tử đã quen, cái gì cũng free cũng có người lo kể cả kiếm vợ cho cũng người khác lo dùm. Nay mọi chuyện cực quá xá. Rồi thời gian trôi qua, ngồi buồn một mình trong căn apartment vắng người, vợ thì đi làm xa. Khát quá, mới thấy một ly nước mà mình lú lẫn để chỗ nào tìm hoài không thấy. Nước đó là nước trái cây, để ở một góc tường. Nay uống thử một miếng, chết sớm càng tốt để khỏi gặp bà Eva đâu có hiền gì? Không dè nước trái cây để qua đêm ngày trở thành rượu. Khà một cái sao thấy... đời vui quá. Nước gì uống vô thấy ấm cả tấm lòng. Đời lên hương từ đây, bà xã rầy thì kệ bã, nhậu xong là mình ngủ rất ngon. Còn trước đó uống toàn là sữa dê của bà Eve bắt uống hoài ớn muốn chết. Đó rượu bắt đầu từ đó mà xuất phát ra.

Cái câu người xưa nói không sai chút nào: "Nam vô tửu như kỳ vô phong" (nghĩa là đàn ông mà không có chút rượu ấm lòng thì như cây cờ không gặp được gió vậy). Còn nhớ Quan Vân Trường trước khi trảm Văn Xú ngoài trận tiền về được chủ soái Tào Tháo thưởng cho một ly rượu nóng ấm lòng đó sao?

Hát bội ngày xưa thường giắt cờ sau lưng ,tướng càng cao lon thì cờ càng nhiều, trước khi đào kép ra đóng tuồng thường thường kép chánh xin tổ cho phép uống một chút rượu cúng tại bàn thờ, rượu vào thì múa gươm đao mới linh nghiệm. Bên đich cũng cờ giắt lưng bên ta cũng cờ giắt lưng, đường đường quang minh chánh đại, thà là bị địch chém chết tại trận tiền chớ không chịu bỏ chạy trước ba quân tướng sĩ. Ước gì mấy tướng tá của mình trước khi ra trận thì lưng nên giắt những lá cờ như vậy, để khỏi bỏ dân chúng mà chạy lên phi cơ tàu chiến ra ngoại quốc, bỏ lại ba quân lính tráng... ở tù hết cả chục năm trời.

Bây giờ trở lại rượu sướng hơn. Nhiều người thường thắc mắc tại sao rượu mạnh có chữ tên là V.S.O.P hay V.S.P. Những chữ này sẽ định giá tuổi rượu, mặc dầu lò rượu tung ra thị trường ghi là già đến vài chục tuổi, nhưng ai tin? Phải có một ban thẩm định viên nếm rượu quốc tế có bằng cấp đàng hoàng. Hàng năm lễ hội người ta đến nếm và ghi điểm vào những giấy niêm phong. Lò rượu nào mà ăn gian thì kể như thân bại danh liệt trọn đời. Những lò có danh tửu không thèm làm vậy, con nít nó cười. Bỏ qua vụ nếm rượu dịnh giá trị đi. Nói chuyện sau này.

Thật sự rượu mạnh có nhiều danh hiệu nghe quái dị vô cùng, càng lên cao càng thấy ớn, chớ không phải chạy ra chợ Tàu mà mua là xong. Tên nghe rùng rợn sau đây: Triomphe, Vieille Reserve, XO, Extra Anniversary, Cordon Bleu... được in màu vàng ngân rõ ràng của những danh tửu sau đây: Courvoisier, Hennessy, Martel, Remy Martin, Bisquit, Hine, Camus, Denie Mounie, Monnet, Otard, Augier, Comandon, Delamain, Exshaw, Gautier Freres, Prunier, Salignac... Còn nếu bạn chỉ biết lèo tèo vài tên giống như anh hàng xóm sát vách thì đích thị anh thuộc loại đi mua rượu của mấy tiệm ba tàu rồi. Cùng chưởng hết lấy gì làm vui? Còn dở hơn anh nông phu miệt lục tỉnh, biết phân biệt loại rượu đế nào tên là Bà Quẹo, rượu đế Cả Cần, Mỹ Tho hay rượu đế hiệu 2 Cây Cầu ở Vĩnh Bình (riêng loại rượu đế này tôi có hỏi nhà làm rượu đế danh tửu này, hỏi đúng một tay bợm nhậu đứng xớ rớ gần đó. Anh ta nói uống thứ rượu này xong thì một cây cầu đi không vững té xuống sông là cái chắc, nên phải có 2 cây cầu, té cây này còn cây kia!" Chịu phép Thày rồi).

Còn nữa nói chưa hết. Riêng tại Pháp họ kỳ thị người ngoại quốc lắm, miệng họ cười cười vậy đó chứ họ khi dễ mình lúc nào mình không hay cho mà coi, họ kỵ mấy anh American trọc phú lắm. Họ thường nói "Tụi Mỹ nó biết gì miệng nhai hotdog, tay cầm lon bia, mắt ngó trừng trừng tụi đá banh cà na football, lâu lâu ra ngoài đường gây sự với Mỹ đen là tụi nó vui rồi". Họ có những loại rượu chỉ bán tại Pháp mà thôi, không có dư để mà xuất cảng như: Jean Danflou Grande Champagne, Madame Gaston Grand Fine Champagne, Croizet Age Inconnu và Frapin Château de Fontpinot. Riêng 2 loại sau cùng Croizet Inconnu và Frapin Chateau de Fontpoint đều dành riêng cho chủ lò uống riêng mà thôi, chẳng lẽ chủ lò danh tửu lại phải chạy ra ngoài chợ mà mua rượu của mình về đãi bạn bè? Đôi khi mừng sinh nhật hay đứa cháu ra đời họ mới bày ra bán đấu giá cho thiên hạ ớn chơi, mua vé vào cửa để rồi tiếc nuối ra về vì nghe đồn có ông nào điện thoại từ Madrid mua hết cả thùng sáng nay rồi, nghe đồn là chủ hãng xe Ferrari bên Ý ghé qua Madrid mần ăn nghe đệ tử báo cáo, hết hồn mua cấp tốc, kẻo mấy thằng "dân ngu khu đen" mua trước thì tức ngàn năm vương hận. Danh từ Âge Inconnu: có nghĩa là không biết tuổi, muốn đoán ra sao thì đoán, y như tuổi của mấy cô ca sĩ Saigon vậy, lần nào hỏi em cũng nói đôi mươi cách đây gần 25 năm rồi cũng nói... em đôi mươi. Thiệt là Âge Inconnu, đừng hỏi tuổi em là bao nhiêu?


Vậy rượu Cognac là gì?




Tiếng Mỹ gọi là Brandy, tiếng Pháp gọi là Cognac. Cognac là một loại rượu mạnh tại Pháp, vang danh thiên hạ, như bên Tàu có rượu Ngũ gia Bì và Mai Quế Lộ. Chính rượu Mai Quế Lộ này mà tướng Quan Công chém rớt đầu Nhan Lương Văn Xú vào một mùa đông tuyết rời miền cực Bắc nước Tàu.

Brandy là một loại rượu được cất từ rượu chát mà ra, Cognac cũng vậy, họ dùng champagne cất ra. Xứ nào cũng có Brandy, nhưng Brandy là Brandy còn Cognac là Cognac. Cognac tên một làng của Pháp chuyên môn cất chế ra rượu mạnh tên làng nổi danh thành ra tên riêng luôn. Như ta có Bát Tràng nghĩa là đồ gốm Bát Tràng (nay tại Hà Nội). Cognac nằm ở miền Nam nước Pháp, rộng khoảng 250 ngàn acres (Acre = mẫu Anh = 0,4 hectare = 4000m²).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bên ngoài là biển Atlantic, còn trong thì có dòng sông Charente. Cognac chỉ là một tỉnh lỵ nhỏ nằm trong 3 tỉnh lớn: Angoumois, Saintonge và Aunis. Trong thời gian bị trị bởi La Mã, thì những tỉnh lỵ này ngoài sự làm rượu nho họ còn làm muối biển rất ngon, cung cấp cho toàn vùng Châu Âu. La Mã có tiền nhiều nhờ những công nghệ này. Riêng con sông lớn Charente là nơi ghe xuồng tấp nập mua bán, xuôi ngược Bắc Nam. Nếu không nhờ một lái buôn, người Hòa Lan gốc Đức, tên là Den Helkenwijk thì chúng ta sẽ không có loại Cognac ngon mà uống đâu. Ông lái rượu này chuyên mua rượu Pháp chở bằng ghe xuồng sang Hòa Lan, ngày kia ông tính toán thấy càng chở càng lỗ vốn, thùng tônô rượu chát quá cồng kềnh, khiêng vác tốn nhiều tiền công sức. Chẳng lẽ dẹp nghề của ông cha mình để lại? Mà rượu chát đỏ hay trắng toàn là nước là nước rất nhiều, tại sao mình không làm cách nào ít nước để dễ chuyên chở, rồi về đến bển thì pha thêm nước vào tiện lợi đôi bề. Nghĩ là làm, ông nhờ một lò rượu tìm cách chưng rượu chát dùm ông. Dĩ nhiên chủ lò nghĩ trong bụng: bộ cha này khùng sao đây? Nhưng cũng nghe lời, đem thùng rượu chát đỏ mà chưng cách thủy.

Tiếng Hòa Lan gọi là Brandewijin (nghĩa là burned-wine = đốt rượu) Thành thử ngày nay thế giới xài danh từ Brandy thì không lấy gì làm lạ.

Đun nóng đến một nhiệt độ vừa đến 173° F (tương đương 78.3 độ C) thì rượu chát bốc thành ethyl-alcohol. Hơi nóng được đông lạnh lại thành một chất rượu mạnh, chính ông lái rượu và chủ lò cất rượu uống ly rượu đầu tiên thì té chỏng gọng, ngủ khò nguyên đêm. Thức dậy cả hai lấy làm hoan hỉ vô cùng. Nhưng muốn trở thành Brandy thì phải chưng cất thêm một lần nữa, uống vài ly rồi thì khà vào lò, lò phựt lửa thì thành công.

Còn Brandy tại California thì độ mạnh của rượu lấy ra được 85% alcohol. Tại Pháp người ta dùng loại cân rượu tên là Gay-Lussac, độ ghi là 40 độ G.L nghĩa là chứa 40 % alcohol. Còn những xứ thuộc ảnh hưởng của Anh Quốc (Great Britain) thì người ta dùng danh từ Proof, nhưng qua đến Mỹ thì Proof được hiểu theo nghĩa khác rồi. Nói thì hơi kỳ cục, bên Anh Quốc họ dùng chữ Proof nghĩa là rượu mạnh đến độ nào đó, được pha thêm chút thuốc diêm sinh (loại dùng trong thuốc súng, gốc là Sulfur) Dĩ nhiên khi pha loại thuốc súng đó vào rượu thì xin đừng uống nghen, uống vào chết ráng chịu. Mà họ tính đúng cân lượng của họ rồi bật diêm lên, hỗn hợp đó nổ cái ùm... Đó là proof của Anh Quốc đấy. Và 100 British Proof có nghĩa là chứa đến 57.1% alcohol. Còn qua Mỹ thì Proof họ nhồi lên gấp 2 lần. Vídụ như độ rượu bên Pháp người ta ghi là 40 G.L thì tại Anh Quốc người ta ghi là 70 proof British, còn qua bên Mỹ thì người ta ghi là 80 proof U.S.A. Proof hay không proof dân nhậu không cần, mà chỉ cần uống vào một cái là thấy lửa cháy rần rần trong người, thêm một miếng mồi nhậu, rồi thêm một ly nữa... thì cho dù ngày mai sa địa ngục ta cũng không sợ, phải không?


Brandy khi cất xong thì chỉ có một chất lỏng trắng trong, có vị cay vị say. Nhưng nhờ dân Cognac cất loại này trong một thùng tônô (tonneau) thì ra màu vàng nâu sẫm. Thùng tônô này chứa được khoảng 350 lít (157 gallons). Bên Pháp nhờ một loại cây đặc biệt là cây sồi mọc ở rừng Limousin Forest (hướng Bắc trên núi của vùng Cognac). Loại cây này rất cao lớn, thớ gỗ rất mịn không rỉ nước, nhiều chất tannin (chất đăng đắng của cây). Chính chất này tạo hương vị của Cognac mà không nơi nào trên thế giới làm được. Muốn dùng cây này phải lựa cây thọ đến 100 tuổi sắp lên cây mới sử dụng được, trước đó cây còn non, thì hương rượu vị cognac cũng còn non tay luôn. Khi cây Limousine Oak này hạ xuống thì phải có thợ chuyên đóng thùng tônô bắt tay vào việc mới được. Họ cưa ra từng miếng dọc dài hình chữ nhựt, chất ra ngoài sân có chút bóng mát, vì quá nắng cây sẽ nứt rạn ra. Để chừng khoảng 3 năm mưa nắng thì xài được rồi, từ đó họ mới đóng thùng tônô để bán cho lò rượu. Hãng đóng thùng fût nổi tiếng tại làng Taransaud thường mở lớp dạy học trò chuyên môn đóng thùng rượu mà làm sinh kế. Học khoảng trên 4 năm thì hạ sơn được rồi. Khi bạn ghé đến lò rượu Cognac thì đừng quên ghé đến làng Taransaud này.

Nhiều lò rượu danh tửu như Camus hay Delamain thường thích chứa rượu trong thùng tônô cũ mua lại, vì sẽ làm mùi rượu thơm hơn thùng mới toanh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Mỗi loại Cognac làm ra cho một mùa nho, thường thường người ta chứa trong một hầm sâu, gọi là Chais. Lý do sâu dưới đất thì không khí không bị thay đổi nhiều như trên mặt đất, càng sâu càng tốt, dưới sâu thì không khí oxygen không nhiều, không làm cho rượu chua, như vậy mới tốt cho rượu. Rồi người ta đóng số, và năm cất dưới hầm. Rồi chờ vài chục năm thì khui hầm ra bán, mỗi hầm rượu bán ra thì con cháu 3 đời ăn không hết số tiền lời đó. Cho dù thùng kín đến mấy, không một giọt nào chảy ra được, nhưng khi khui ra thì rượu đã mất từ 3 đến 4 % trong lượng thể tích, mà chủ lò thường nhún vai gọi là phần của Thiên Thần giữ cữa "à la part des anges". Như vậy toàn tỉnh Cognac hàng năm Thiên Thần đã nhậu mất lên đến khoảng 15 triệu chai lít. Xuống những hầm rượu sâu thấy vách tường đá có những lớp rêu đen nghịt bởi nấm fungus (khoa học gọi là: Torula compniacencis fungus). Đó là bằng chứng rượu được thiên nhiên thời gian nhúng tay vào. Khoảng 5 năm đầu tiên trong thùng tônô chất tannin của cây sồi tác dụng với chất acid của cognac rượu, rồi giảm lần lần theo thời gian. Sau 5 năm nữa thì màu vàng nhạt sẽ biến thành màu vàng hổ phách, thì vị chi rượu đã 10 tuổi rồi. Nhưng không phải để quá lâu, nếu để quá lâu thì coi chừng Thiên Thần nhậu sạch bách chỉ còn thùng không mà thôi. Nhưng tại sao chai rượu Cognac lại ghi 50 năm tuổi thọ? Là vì họ chờ đến năm thứ 10 thì họ khui thùng tônô rồi sớt ra chai cất vào chỗ khác.

CÁCH MUA RƯỢU VÀ ĐÁNH GIÁ RƯỢU BIẾU :


Danh hạng rượu:




[*]3 Stars (***) (đôi khi ghi là V.S) là loại rượu trẻ non tay nhất. Nhưng được tiêu thụ nhiều nhất, đem lợi nhuận nhiều nhất, vì giá phổ thông cho dân ghiền, bạn bè nhiều đếm không hết thì nên mua loại này mà mời tụi nó lại nhậu. Tụi nó cũng vui rồi. Tuổi rượu từ 3 đến 5 tuổi.

[*]V.S.O.P (Very Special Old Pale): Có người cho là Very Special Old Product gọi như vậy không đúng sách vở. Mà cũng không phải chữ Pale là mặt xanh lè của những tay ghiền rượu khi đụng thứ quá mắt tiền, mua thì hết tiền mà không mua thì lại tiếc. Pale đây là màu lợt của màu rượu thứ hảo hạng. Uống vào thấy khoái cả cần cổ. Nó ngọt như mía lùi vậy. Dân có treo cờ sau lưng "Nam hảo tửu như kỳ hữu ... phong" rất khoái bợ chai này về nhà mà ... ngó ngày lẫn đêm. Tuồi già của nó từ 7 tuổi đến 10 tuổi đời.

[*]Napoleon: là loại Hoàng đế, Ngài Ngự của những lò làm rượu. Chủ lò nâng niu loại này nhất. Đây là con gà quý dùng để cáp độ với chư hầu ngoại bang đây . Được khen thua cũng là loại này. Danh từ Napoleon thật sự không ăn nhậu gì đến tên của Hoàng Đế Pháp đâu. Hoàng Đế Pháp Napoleon là dân đau bao tử mà, không thấy ông lúc nào cũng thọt tay vào rờ bao tử hay sao? Dân đau bao tử làm sao nhậu được? Chữ Napoleon dược in long trọng kế cần cổ chai rượu. Còn những loại rượu nào mà in nguyên cái hình Hoàng Đế Napoleon đầu đội nón vành như nón cối vậy thì là thứ giả, họ in hình Napoleon để cho "dân ngu khu đen" đem về hù vợ con mà thôi. Chớ gặp tay nhậu 6, 7 sao cần cổ rồi sau ót nó cười chạy không kịp. In hình là trật sách vỡ rồi. Thật sự có nhiều lò rượu không thèm dùng chữ Napoleon làm chi mà họ xài danh từ Cordon Blue cũng đủ bảnh rồi.

[*]Cordon Blue : tương tự như chữ Napoleon vậy. Lò Martell hay Bras d’Or của lò Hennessy hay lò Monnet chọn chữ Anniversary nghe lạ tai hơn. Đặc biệt lò Poli Gnac xài danh từ nghe ứa gan cho "dân ngu khu đen" là "Reserve Prince Hubert". Dân nhậu thường hỏi nhau là: "Hubert" là ông nào vậy? Vua xứ nào vậy cà? Bộ nó biết uống rượu. Còn mình chỉ biết uống sữa bò hay sao? Mua hết đem về cho nó biết tay mình.

[*]Extra, hay Extra Vieiille hay Grande Reserve: Đây mới là thứ quý của trần gian hoa lệ. Nhiều người nghe nói đến chứ chưa thấy bao giờ huống chi được rờ nó. Kẻ viết bài này nghe đâu đây có vài người trên trần gian này có được mà thôi, hình như họ chết chôn theo nó rồi không chừng. Tuổi già của nó sơ sơ là 45 tuổi sắp lên. Nghe đồn tín đồ hảo tửu phải đến thánh địa mỗi năm vài lần để chủ lò quen mặt rồi mới chui xuống hầm đem lên bán cho tín đồ làm phước. Dĩ nhiên tín đồ thỉnh nó đem về thì nghèo gần chết luôn. Rồi mua về loại rượu cực quý trần gian này để đem vào tủ kính trưng nó một cách trịnh trọng. Mỗi lần ăn cơm xong, chạy lên ngó nó rồi mới chịu đi ngủ ngon. Để rồi vào một đêm tối trời nào đó thằng con cưng độc nhất trong nhà chạy dởn như ma đuổi, chạy đến tủ kính... đổ một cái ầm chai rượu thờ bể theo thì tín đồ ghiền rượu đó kể như từ rày về sau gặp rượu nào ngon cách mấy uống vào cũng như nước ốc luộc vậy. Đúng là Thần Kinh thương nhớ mà mang bệnh tâm thần luôn.


Nhằm bảo vệ thanh danh nước Pháp về rượu Cognac không bị những con buôn lưu manh làm mất mặt danh tửu, nên nước Pháp năm 1921 ra một luật lệ rất nghiêm khắc trừng phạt nặng những chủ lò mất lương tâm pha chế rượu tầm bậy tầm bạ. Không được phép pha thêm chất caramen (nước đường thắng màu vàng nâu) vào rượu để nhìn tưởng rượu lâu tuổi, khi khui hầm rượu không được quyền sửa đổi năm sanh tháng đẻ của rượu, nghĩa là không được tráo giấy khai sanh.

Khi vào chai dán nhãn thì phải đúng tuổi tác của rượu, nếu gian lận thì bị mất môn bài vĩnh viễn. Nhưng từ trước tới nay những danh tửu của những lò vang danh thiên hạ chưa bao giờ làm chuyện này, vì họ quá giàu rồi, nhiều khi họ không muốn bán rượu ngon của họ nữa mà nhượng lại cho bạn bè hay những đại danh nhân nước Pháp mà thôi.

Tại Anh Quốc người ta thường uống rượu trung bình (như 3 sao chẳng hạn, 3 stars) họ pha thêm soda cho bớt tốn rượu, đó là loại V.S khoảng 3 tuổi thâm niên. Còn loại V.S.O.P chỉ cần một ly rất nhỏ là đủ hương vị thơm ngon của đất trời tụ vào, chất ấm của lửa, chất lạnh của hầm sâu, thâm niên công vụ vài chục năm làm cho rượu không còn vẻ loắt choắc con nít như V.S nữa. Chất này không thể dùng ly cối hay tô đá được. Loại ly cối hay tô đá là dành cho tụi "lông nách một nạm, trà tàu một hơi", loại phó thường dân uống trà kiểu ngưu ẩm (ngưu ẩm là uống ồng ộc như trâu rừng vậy). Loại rượu này chỉ được rót trong cái ly chân dài có bụng nhỏ như trứng ngỗng vậy. Nhờ sức ấm của lòng bàn tay sốc sốc rượu vài lần trong ly, rồi vừa chiêu một ngụm nhỏ và hít một hơi nhẹ của mùi rượu vào phổi để thấm vào tứ chi. Còn rượu chảy vào trong ruột ấm thấm vào đầu mình tay chân.
Dân Mỹ mặc dầu mua rượu nhiều nhất của Pháp, nhưng vẫn không được Pháp trọng vọng, thử nhìn hình quảng cáo từ bên Mỹ về rượu ngon của Pháp thì biết. Một tay chủ ngân hàng bụng bự sói đầu, tay cầm ly rượu to bự Cognac V.S.O.P còn tay kia cầm điếu xì gà bằng bắp vế gà lôi, như vậy giống như anh chàng Al Capone rồi còn gì? Rượu ta làm cực khổ hết sức, dành để cho Công, Hầu, Bá, Tử, Nam chứ đâu để cho dân ăn cướp mà dòng họ tên Don Corleon, Maraconi uống xong rồi đi ăn cướp? Mất uy hết rồi còn gì?

Bạn còn nhớ vào năm 1960 Pháp và Mỹ có một trận giặc mà sử sách gọi là "Chicken War" (gọi là gà mái chiến tranh). Chiến tranh xong rồi thì biết bao nhiêu dân nhậu bỏ mạng vì nó? Gà Mỹ rất rẻ và to con được nhập ào ào vào Pháp tuy thịt không ngon nhưng dân nghèo rất no bụng. Nhìn thử con gà Pháp thì biết nhỏ con, gọn ghẽ (poule de luxe). Còn nhìn con gà Mỹ thấy mất hứng liền, to con sồ xề mà du côn nữa. Nhưng nhờ rẻ quá, gà Mỹ đánh bại gà Pháp.

Chợ nào cũng thấy gà Mỹ bày bán rần rần, quá rẻ. Nông dân nuôi gà Pháp biểu tình phản đối gà Mỹ làm cho trại họ thua lỗ sặc gạch. Chính phủ Pháp liền nhúng tay vào, đánh thuế gấp đôi gà ngoại nhập. Mỹ thua lấy làm nóng mũi liền đánh vào rượu Pháp nên Trâu Bò hút nhau... dân nhậu chết ngắt, không rượu, không gà, không bia, chết sướng hơn...

Lò Rượu Cognac :


Không có chữ A đầu tiên, chữ A là để cho dân nhậu xỉn gần quắt cần câu rồi, nên lò rượu Pháp kỵ chữ A xếp đầu.

[*] BISQUIT DUBOUCHE:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tại Janac vào thời kỳ vua Napoleon thua trận . Lập năm 1819 , nó là một trong Tứ Đại Thiên Vương làng rượu. Số lượng sản xuất khá nhiều và ngon. Có 3 hầm rượu chứa đến 20 triệu gallons rượu này. Năm 1966 chủ lò đành phải chịu thua với số tiền chất đầy sân của nhà Ricard (nhà chuyên rượu ngọt danh tiếng), nên giao lò cho đại công ty này. Có 3 hạng trong kho được ghi như sau: 3 Stars, V.S, rồi V.S.O.P kế đó là Napoleon, rồi Fine Champagne, sau đó là Extra Vieille. Nhưng trần thế ít khi gặp loại Extra Vieille, chỉ thường thấy loại Napoleon mà thôi. Nhưng mua loại Napoleon thì uống hết chai mình cũng buồn y như Đại Đế Napoleon, người buồn vì mất nước, người buồn vì hết tiền mua chai nữa!




[*] CAMUS:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trước đó là do nhóm hùn hạp với nhau tên là "La Grande Marque" lập từ năm 1863 cho đến 1930 thì đổi tên là Camus. Bán mạnh qua những xứ Đông Âu như Anh quốc và Nga. Cầm đầu tổ hợp này là dòng họ Jean Batiste Camus. Họ có nhiều lâu đài đẹp như chuyện thần tiên vậy, có rừng thông xanh mát, và nhiều hồ rộng lớn để hàng năm ngỗng trời về đây nghỉ mát chơi nghe thử tên là biết: Château du Plessis, Château d’Uffaut. Lịch treo tường phong cảnh thường chụp lâu đài này hoài.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Lò này mỗi năm tung ra trần gian trên 8 triệu chai Cognac mang tên Camus. Cũng đánh hạng rượu như trên là: 3 Stars, V.S., V.S.O.P rồi Napoleon. Nhưng vào năm 1963 họ tung ra một loại rượu quý đánh giá 100 năm lập quốc của triều đình Camus tên là Celebration. Đắt tiền nhất hạng tên là Hors d’Age hay Reserve Extra Vieille, chỉ xuất hiện quanh vùng Cognac, Paris chưa thấy bóng dáng nó huống chi Los Angeles hay New York. Đây xứng đáng danh hiệu là Liệt Lão Anh Hùng còn tụi Nhóc Con đừng rớ tới nghen? Còn một loại mà ta gọi là: Đại Lão Cái Thế Anh Hùng mang phù hiệu cái thế quần hùng là: Chateau D Uffaut Grande Fine Cognac. Hàng năm chủ lò Camus chỉ tung ra trần gian hạ giới độ 2000 chai mà thôi, mà trong khi đó đã có trên 10 ngàn người xếp hàng rồi, thì làm sao tới bạn. Đặc biệt chủ lò không nhận bán qua điện thoại và không bán nguyên thùng, chỉ bán lẻ từng chai mà thôi, như vậy trọc phú ngân hàng Mỹ Quốc hay chúa trùm Mafia cũng chịu thua luôn, còn muốn thì cho đệ tử đứng xếp hàng cả ngày như bên Xã Hội Chũ Nghĩa bên Nga dạo nào thì cứ việc.

Nhưng chủ lò vẫn dấu tuyệt chiêu trấn sơn ngự thủy mang tên là: Chateau Plessis Extra Fine cần cổ màu vàng chói. Chủ lò dùng để biếu tặng những vị nguyên thủ quốc gia lên núi thăm lò Camus. Chai này được đánh số thứ tự khi ra khỏi trấn sơn ngự thủy lâu đài Camus. Họ đã cho 1 chai cho Hitler vì nếu không cho bị ăn bom là cái chắc, họ cho Tổng thống Charles de Gaulle khi Paris được giải phóng, còn anh hùng Thế Chiến Tướng 4 sao Eiseinhower được họ tặng chai Chateau d’Uffaut Extra Fine mà thôi, Tây già mũi lỏ khôn thiệt.

[*] COURVOISIER:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đặc biệt hãng này không có ruộng nho và cũng không có hầm riêng chứa rượu nho của mình, nhưng công ty này hàng năm lại bán đến 25 triệu chai courvoisier. Lập ra năm 1899 họ nổi tiếng nhờ mua trữ những hầm rượu mới khui hầm ra, rồi mua thêm những hầm rượu ngon khác mà đem về pha chế theo cách riêng của họ. Đúng ra là năm 1790, Mr. Courvoirsier là lái buôn rượu, ông mua từ những hầm rượu rồi bán lẻ ra thị trường từng chai một. Nhưng đến lúc nào đó thị trường quá nhiều rượu nên hãng ông bị chậm lại, rượu ngon thì quá đắt bình dân mua không nổi, còn rượu dở thì quá nhiều bán không lời, cho nên Mr. Courvoirsier nghĩ ra cách riêng của mình. Ông mua những hầm rượu đắt tiền, rồi pha trộn với những rượu rẻ tiền thành ra một loại rượu của ông đứng vào hạng B gần hạng A, nhưng bán rất nhiều, ngon hơn rượu dở, lời quá mong ước. Làm giàu rồi thì khoái quen lớn, lúc đó Mr. Courvoisier cứ nằng nặc mình là bạn thân của Vua Napoleon lúc còn trẻ khi Napoleon làm Trung Úy Pháo Binh. Không hiểu lúc đó Napoleon có biết uống rượu hay không đây? Chẳng lẽ ra đảo St Helene mà hỏi đại đế Napoleon? Dân Pháp rất thích quen những tay to mặt lớn cho oai, đình đám rượu chè liên miên mới khoái.

Công ty Courvoirsier đến năm 1900 bán cho gia đình cự phú Simon bên Anh (chuyên môn rượu nặng), rồi đến năm 1960 thì lọt vào dòng họ Canada chuyên về rượu mạnh là họ Hiram Walker, trứ danh Johnny Walker nhãn đỏ hay nhãn đen (mà dân Saigon thường gọi là thằng Johnny đi bộ. Đi xe hơi mà uống rượu thì tù là cái chắc, đi bộ chắc ăn hơn). Courvoirsier đánh thứ hạng là: 3 Stars, V.S.O.P, rồi đến Napoleon, cao cấp nhất là Extra Vieille.

[*] DELAMAIN :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Do gia đình De la Main, người Anh gốc Pháp. Sir William Delamain được phong tước là Marshall of Dublin (bên Anh), đất đai rộng vô cùng. Ngày kia đời cháu giàu có về Pháp vinh quy bái tổ, năm 1759 lập ra hãng rượu để hưởng nhàn và phong lưu tột bực. Năm 1824 đổi thành tên là Roullet & Dalamain. Năm 1935 cháu chắt là Robert Delamain lập ra một từ điển nói về Cognac, cách phân loại ... mà những bợm nhậu biết đọc biết viết nên có để khỏi mua lầm rượu Chợ Lớn. Delamain xếp hạng rượu của mình: 3 Stars, Liquid Gold, V.S.O.P, Long Drink Filano (dân nhậu nghe chữ Long Drink là khoái rồi vì nhậu tới sáng bò càng về nhà mới sướng), cao cấp nữa là Pale and Dry Grande Delamain (30 tuổi), cao nữa là Vesper Tres Vieille, rồi tột cùng là Tres Vieux Cognac de Grande Delamain (không hiểu bao nhiêu tuổi đời đây?).






[*] DENIS-MOUNIE :

Dân Anh thích uống nhiều hơn dân Mỹ, vì Anh mua gần hết rồi làm sao đến New York hay Los Angeles được? Năm 1838 dòng họ lập ra công ty xuất nhập rượu rồi lập lò rượu luôn. Hàng năm họ bán trên 2 triệu chai. Danh hạng gồm: 3 Stars, Gold Leaf, VSOP, Vieille Cognac, cao cấp là Grande Reserve Edouard VII để tưỡng niệm vua Anh King Edward VII lên ngôi từ năm 1901 - 1910, đẳng cấp cao nhất là: Grande Champagne Extra, chua thấy tung ra ngoài trần gian từ hơn 25 năm nay (1972).

[*] HENNESSY:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cánh tay sắt cầm búa rìu tung hoành thiên hạ, chưa gặp đối thủ vừa ý. Một trong Tứ Đại Thiên Vương trong thiên triều hảo từu. Gốc người Anh, Sir Corkman Richard Hennessy, năm 1865, rời Anh đem một gia sàn kết sù lập lò rượu cho bạn bè mình uống cho phỉ chí bình sanh. Ngày nay hãng rượu hạng trung MOET và CHANDON xin gia nhập đại bang Hennessy. Tích sản công ty tự phụ là có đến 200 ngàn thùng tônnô (toneaux) (tương đương 60 triệu chai). Dân Mỹ lại khoái hiệu này, nên hơn 4/5 được xuất cảng sang Hoa Kỳ. Nhưng đặc biệt hãng này lại có nơi chuyên làm thùng tônô bằng gỗ limousine oak cho những lò cognac nổi danh tại Cognac xứ Pháp.

Danh hạng như sau: Bras Arme (Cánh tay Bạc = tương đương 3 Stars), loại VSOP, loại Bras d’Or (cánh tay Vàng = tương đương VS) Mỹ rất thích loại này. Loại X.O có mùi thơm nhẹ như bông trái plum (đào tím) (tương đương VSOP). Còn loại Extra ít khi thấy tại thị trường lưu linh bên Mỹ, bên Pháp còn ít nói chi Mỹ. Hennessy thu lợi nhiều nhờ bán ra Hoa Kỳ, nhưng họ không xem trọng Hoa Kỳ, họ cho là dân thuộc loại ngưu ẩm



[*] HINE:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Do Thomas Hine làm chủ gốc người Anh, trước đó anh làm nhân công cho lò rượu Ranson & Delamain (năm 1792). Nhờ cần cù và đẹp trai như Ăng Lê nên con gái độc nhất chủ lò rượu Delamain phải lòng. Cha vợ chia một phần lò rượu cho con rể, năm 1817 lò này mang tên Thomas Hine. Anh phò mã này thêm một mớ công thức riêng nên chất rượu khác lò chánh và ngon hơn. Năm 1971 thì công ty Anh mua mất theo stock thị trường. Lò Hine này không có vườn nho riêng, nhưng họ mua về trữ những lò khác bán tống bán tháo, rồi pha trộn và thêm công thức riêng. Hàng năm lò náy bán đến trên 2 triệu chai. Mỹ bợ về nhà hết 90 %.

Danh hạng gồm: 3 Stars (bán tại Pháp và Anh, nhưng sang Hoa Kỳ thì đôi tên ra Sceptre, không có VS, còn VSOP không bán tại Hoa Kỳ bao giờ. Tại sao? Bù lại họ bán riêng cho Mỹ loại VSOP Fine Champagne không bán tại Âu Châu, loại Antique Vieille Fine Cognac bán tại Pháp không tại Anh Quốc, còn qua bên Mỹ họ cho thêm Triomphe Grande Cognac. Loại cực hiếm bán tại tỉnh Cognac là loại Tres Vieille Grande Cognac không bán trên Paris. Dân ghiền muốn có phải thường xuyên đọc báo tỉnh Cognac, rồi sớm hôm sớm mai âm thầm khăn gói về quê Cognac đừng nói cho bạn bè biết, nhưng cũng lỡ chuyến đò vì dân quê Cognac xếp hàng từ hôm trước rồi, trễ thì đợi năm sau vậy.

[*] MARTELL:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đây là dân Việt nam khoái nhất, vì Pháp đô hộ đem qua, tàu bè chuyên chở cả tháng nên phải mua rượu rẻ bán cho An Nam mới có lời, trước đó thì uống rượu đế hay rượu Tàu Mai Quế Lộ là mừng rồi. Lập năm 1715 vẫn cha truyền con nối, không được bán hãng cho tụi Anh và tụi Mỹ nghen. Di chúc vẫn còn ghi rõ ràng vậy. Đến nay là đời thứ 9 rồi, phẩm chất ngon hơn Hennessy. Dòng họ này chăm sóc cẩn thận từng gốc cây nho của đồi nho trùng điệp miền Nam nước Pháp, làm chủ một phần rừng núi cây sồi limousine oak để đóng thùng, họ rất kỵ thuốc sát trùng phun lên cây nho. Vài năm trước nghe lời xúi dại của Hoa Kỳ mà phun loại thuốc trừ sâu mới chế thay thế DDT, làm họ đổ xuống sông gần 2 triệu lít. Lúc đó... Hà Bá say gần chết. Nho có mùi thuốc sát trùng, dân nhậu đâu có ngu họ có lỗ mũi thính nhất trần gian.

Lúc đồng minh HoaKỳ còn ở VN, nhiều PX của Mỹ mua loại này bán cho GI Mỹ rất nhiều, GI mua ra và bán lại cho dân nhậu Saigon. Mấy anh Ba Tàu ChợLớn cũng sản xuất được rượu Martell, nhưng chất nước thì nghe câu chuyện sau đây: Anh lính Mỹ được vợ Việt giới thiệu có 5 thùng Martell mới thảy xuống từ kho 5 bến tàu, trời ơi, giá sao mà rẻ quá. Đồ ăn cắp mà. Xĩa đô la đỏ ra không cần thối lại. Đãi khách thì đông phải biết. Khách khứa tới rần rần, cười nói như bắp rang, uống vào một hớp rượu Martell, khách phun ra pheò phèo. Móc súng đòi bắn chủ nhà, rượu gì mà khai quá, hình như tụi nó lấy nước đ... ngựa đổ vào cho cùng màu, cho đỡ pha thuốc màu. Võ trái cây măng cục cũng màu vàng tương tự như vậy nhưng rất khai, khách không giận sao được?

Danh hạng rượu: Dry Pale (bán tại Anh), VS tương đương 3 Stars, cao hơn là Medaillon VSOP bán cho nhà hàng loại cao cấp Paris, loại Cordon Blue, loại này nếu mua về thì cất riêng trong tủ hay che lại, vì mấy thằng bạn quen nó thường uống rượu như uống nước lạnh vậy, rất uổng, cho nó uống thứ VS đủ rồi, còn mình uống Cordon Blue một mình khi trăng lên thì sướng biết mấy. Còn Cordon d’Argent chỉ xuất hiện quanh thủ đô Paris mà thôi (tuổi trên 35). Còn Extra Vieille Martell thì chỉ có thượng lưu quý tộc được phép mua từ lò Martell mà thôi (tuổi không dưới 45). Còn muốn có loại trên 50 năm thì vô làm rể lò Martell đi.


[*] MONNET:

Do công ty hỗn hợp bởi nhóm ruộng nho và 3 lò rượu hạng trung, vì năm đó nho trúng mùa nhưng không ai chịu mua nho làm rượu, vì quá nhiều, nên 3 chủ lò rượu thấy thế hợp nhau mà ký hợp dồng tương trợ với nhau, nếu lúc nho hiếm thì 3 lò này phải được ưu tiên có nho trước thiên hạ. Năm đó là năm 1838. Bán rất mạnh tại Thụy Điển, đôi khi thấy rải rác một vài tiệm rượu ở New York. Nhưng thùng đựng rượu thay vì dùng cây sồi tại rừng limousine, họ dùng cây sồi tại rừng Troncais.

Xếp hạng: 3 Stars (qua Mỹ đổi tên là Regal). Kế đó là VSOP (khá ngon). Loại Anniversaire Fine Cognac thì kể như quỷ kiến sầu, quỷ uống vô cũng sầu bi lập tức. Còn loại này mà nếu Hoàng đế Napoleon còn sống cũng mặt rồng hoan hĩ vô cùng tận, tên là Josephine Tres Vieille Fine Cognac, tên nào cũng thấy ngon hết, nào là Josephine, nào là Tres Vieille, nào là Fine, uống một ngụm nhỏ rồi mai lên pháp trường vĩnh biệt cũng OK.


[*] OTARD:

Không hãng làm rượu nào lâu đời bằng công ty này. Lập năm 1494 trước đó chỉ dành cho nhà thờ và giáo sĩ cao cấp trong Giáo Hội Thiên Chúa. Mấy vị Giáo Hoàng rất thích loại rượu nho của hãng này, vì những ruộng nho năm nào cũng được mấy giám mục thành Balê đến ban phép lành, uống vào lên thiên đàng là cái chắc. Năm 1795 thì bá tước Baron Otard hậu duệ với vua Stuart King James II bên Anh quốc, nên nhớ lúc đó ảnh hưởng quyền lực triều đình Anh quốc rất mạnh lên nước Pháp. Họ có nhiều hạm đội hùng mạnh nhất thế giới, còn Pháp có nhiều ruộng nho nhất thế giới. Vua King James II bị truất phế bởi vua William of Orange vào năm 1690. Đại gia đình quý tộc Ramford có cổ phần trong lò rượu này. Thật sự Otard bán rất mạnh tại Ấn Độ rồi lan qua Viễn Đông (Anh chiếm Ấn Độ trước rồi Pháp sau). Xếp hạng: Stars, VS bán mạnh tại Mỹ, loại Baron Otard VSOP Fine Cognac dành cho đơn đặt hàng 5 năm trước đó, trả tiền trước tính sau. Loại Prince de Cognac tuổi trên 25 năm, dân mua thường lái xe Roll-Royce xếp hàng chờ đầy núi đồi của lâu đài này. Loại Charles X chỉ thấy trình bày tại hội chợ triễn lãm rượu quốc tế, không ghi giá bán thì đừng thắc mắc ai biết trả lời. Lính canh gác chai này rất kỷ trong lúc chợ phiên, sợ tay ma men nào làm ẩu thì sao?

[*] POLIGNAC-UNIOOP:

Nội nghe tên cũng thấy nực rồi hai chữ oop oop y chang như mấy tay bợm nhậu ợ ợ vì hơi rượu quá nhiều trong bụng. Đọc âm thanh đúng dân nhậu là: Poli ợ ợ nhắc ợ ợ uni ợ ợï ... oop ... oop mới đúng. Lúc đó xỉn quá trời sầu đất thảm rồi, nhướng mắt hết lên rồi, đọc cà lăm là cái chắc. Thật sự tên nó oai lắm: The Union Cooperative de Viticulteurs Charentais (UNIOOP) lập năm 1929. Nó rất mạnh, không ngon lắm nhưng rất rẻ ngang rượu đế Bà Quẹo vậy, nên dân nhậu nghèo tiền nghèo bạc cũng ủng hộ lắm, tương tự như tôm hùm rất ngon nhưng không có tiền ăn tép cũng được rồi. Năm 1949 hoàng tử không ngai Prince Hubert de Polognac, thuộc họ gia đình vương giả Le Puy (bên Pháp). Còn nhớ giặc cờ đen giết ai không? một trong những hoàng tử họ Le Puy đó, ai biểu không ở Pháp mà uống ruợu mà lặn lội qua Hà Nội làm gì? Lúc đó Hà Nội đâu có 36 phố phường? Giặc cờ đen xơi tái là phải rồi, tại Ô Cầu Giấy đấy. Nhờ "dân ngu khu đen" nghèo mà ham uống rượu nên hãng này chiếm gần 10% thị trường Pháp. Năm 1969 bán lên đến 2 triệu chai hơn. Danh hạng: 3 Stars bán khắp hang cùng ngõ hẽm, loại VS tầm thường nhưng mang tên là Courone, loại VSOP Fine Cognac uống cũng tàm tạm, loại cao cấp nhất là Dynaste Grande Fine Cognac bán rất hạn chế tại Pháp, bùa hộ mạng của họ mà.

[*] REMY MARTIN:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đây là thứ dữ trong làng rượu, thuộc một trong Tứ Đại Thiên Vương không thua gì Martell quốc hồn quốc túy rặt giống dòng Gaulois Pháp . Lập năm 1724, hiện nay do 2 đại gia kiểm soát: Max Cointreaux (hãng làm rượu mùi có tiếng nhất của Pháp) và Martin Remy G. Remy Martin không có nhãn 3 Stars, nhưng ra liền VSOP (đúng trên 5 năm). Hàng năm bán trên 8 triệu chai, dân Giao Chỉ và mấy công chức đời Pháp tại Saigon rất thích nhậu với tôm càng xanh nhảy lói xói nướng trên than hồng rồi chết luôn cũng không ân hận gì trần thế đầy giả dối ô trược. Hạng Lancet d’Or (Mỹ mua nhiều), loại Grande Reserve bán tại siêu thị phi trường quốc tế miễn thuế nhập nội, mỗi người được l chai thôi, loại Vieille Reserve bán tại bar rượu hạng sang, loại Âge Inconnu (đừng hỏi tuổi mà chi, không biết đâu) không bán mà tặng cho những chiến sĩ có công cho đất Pháp? Chắc công uống rượu quá? Napoleon và Fine Cognac nếu được uống một ly là bệnh gì cũng khỏi chỉ trừ bệnh "ghiền" không trị được mà thôi loại Lancet d’Or Grande Cognac nghe như huyền thoại của dân Gaulois? Loại chót Louis XII Grande Cognac (tuổi không dưới 25) được đãi trong những yến tiệc quốc khách. Vua Á Rập, tuy kinh Koran cấm uống rượu, nhưng thích mua tặng cho đại sứ quen của Á Rập, còn dư cất trong tủ sắt chung với hột xoàn lớn nhất nhì thế giới.

Còn lại những lò nhỏ sau đây : A.E d’Or, M. Rangeau, Augier, Brillet, Comandon, Exshaw, Gaston de Lagrande, Marnier Lapostelle, P . Frapin. Những lò này nếu bạn thiếu một vài chai rượu cũng không đáng lo lắm .
Là một vùng núi cao, cách Charete độ 80 miles (trên 100 cây số). Nơi dây cũng làm Brandy nhưng gọi là Armagnac (rượu mạnh ngang Cognac). Vì những đàn anh giàu có, văn minh dành hết những lò rượu ngon rồi, nên xứ Phù Tang Nhật Bản đành chạy qua tỉnh kế bên Cognac mà Armagnac vậy. Dân Nhật uống rượu đế sake hoài đâm chán nên phải bắt chước văn minh thiên hạ chớ, mua rất nhiều những chất lỏng màu vàng, uống vào là hồn du địa phủ còn hơn nước trăng trắng hôi mùi gạo rượu sake.

Vì tỉnh này chuyên dùng loại cây sồi chất gỗ màu đen black oak, nên chất rượu chứa trong thùng chuyển màu vàng sẫm hơn Cognac, mùi cay nồng hơn cognac vì chất tannin của gỗ cây sồi đen chừng 8 năm thì màu đậm như 25 năm của Martell rồi. Khó phân biệt lắm, muốn phân biệt thì phải tu luyện trong làng lưu linh khoảng trên 20 năm, và có lẽ tại Mỹ thì bằng lái xe của bạn bị treo ít nhất chục lần, có khi bị cúp luôn cho đi xe buýt thì mới phân biệt được.

Hảo tửu của Armagnac: Marquic de Montesqiuo, Lafontan, Malliac, J. Gauvin, Iles des Ducs, Larressingle, Kressmann, Domains Boingneres, San Gil, Condom, Pacherene.


Nấu rượu:


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phòng chưng cất rượu

Thường thường đến tháng 11 là những lò nấu rượu rất bận rộn vì mùa nho chín rộ. Lò nấu liên tiếp không được tắt củi lửa ròng rã đến 8 tháng, ngày đêm lửa củi phải đúng lửa vì nếu yếu lửa thì rượu sẽ không ngon y như người ta làm đồ gốm vậy, lò cừ phải đun ngày đêm lửa huyền diệu mới biến hóa chất được. Những người nấu lò ăn và ngủ kế lò nấu rượu luôn. Mùi rượu nồng nặc hầm nấu nóng hừng hực không uống cũng xỉn từ lâu, lúc này chủ lò đừng chọc thợ nấu rượu, ông Trời họ cũng không sợ huống chi chủ mập mà giàu. Canh không kỹ lưỡng, nồi xúp de quá ép mạnh lò rượu nổ là thường, chủ và thợ lên gặp thần ma men ở thượng giới dễ dàng.

Chánh phủ thường cử nhân viên đến kiểm soát lò rượu thường xuyên, và những đợt rượu vào thùng tô nô thường có chữ ký của kiểm soát viên. Chữ ký này rất quan trọng khi trình làng cho công chúng xem. Đâu phải dân nhậu nào cũng biết chất rượu? Có dân chỉ biết nhậu rồi lũi dưới gầm giường cho tới ngày mai có biết gì ngon dở đâu?

Rượu nấu xong, để nguội 3 tuần, rồi vào thùng rồi lăn xuống hầm đá của những lâu đài cổ xưa đợi ít nhất 3 năm mới lăn lên mặt đất, rồi vô chai, rồi lên xe ngựa hay xe bò hay xe lửa. Có loại rượu mà chủ lò biết là mùa nho năm nay quá ngon họ đóng dấu để trên 10 năm rồi vào chai rồi cất dưới hầm sâu thêm 20 năm nữa như vậy là trên dưới 30 năm rồi.

Có lần họ nhớ một chuyện một nhà thờ vùng Chateaubernard có nhiều hầm rượu ngon, ngày kia bị bom sập thời đệ nhị thế chiến người ta quên lãng vì quá lâu đời, khi thợ khui hầm rượu ra thì thấy quá nhiều chai rượu ngon nhưng không có giấy tờ chứng minh tuổi tác. Họ mời những chuyên gia nếm rượu danh tiếng trên thế giới đến nếm được ghi là tuyệt diệu. Và nhãn hiệu được dán ghi chữ là Âge Inconnu (không biết tuổi). Lúc đó mỗi chai bán đấu giá cả chục ngàn dollars là thường. Dân nghèo đừng hỏi kẻo đau khổ thêm. Có lần vào năm nào đó, hàng trăm ngàn gốc nho của Pháp bị bệnh dịch chết rụi lá hết, đó là vi khuẩn tên là Phylloxera Vastatrix, không có thuốc trị, chỉ còn cách đào gốc lên rồi đốt. Nhiều chủ ruộng nho thấy cây nho mình chết héo lá rồi đốt lửa phừng phừng, ông buồn rơi lệ. Tuy ghét Mỹ thậm tệ, cái gì nó cũng không biết nhưng nó có quá nhiều dollars nên ghét nó chơi cho hả tức. Vụ này Pháp đành phải xuống nước mua hàng trăm ngàn gốc nho giống từ California mà đem về Pháp trồng, chứ nếu không có gốc giống của Mỹ thì bây giờ "nhà nho" (xin lỗi lầm chữ làm ruộng thì gọi là nhà nông làm nho thì gọi là nhà gì bây giờ?) trồng khoai mì hay sao?

Vì rượu Cognac đặc biệt như vậy nên mỗi mùa Giáng Sinh, Tết Lễ đến là thiên hạ sốt vó đi tìm rượu về gói lại trịnh trọng dâng sếp như vậy sếp mới vui lòng. Chẳng lẽ biếu sếp bằng một chai sữa bò và cười khè khè và nói thêm sữa bổ dưỡng hơn rượu?! Chỉ có nước cho Sếp nguyên 3 lon sữa bò hiệu hai Trái Núi thấy ngon mắt hơn sữa ông Già. Nhìn hai trái Núi thì cơn giận của Sếp hạ hỏa liền. Trái núi này khó nói lắm. Ngó hoài coi chừng bà xã cho ăn bạt tai rồi la lớn đồ cha già dê không nên nết, ngó gì dữ vậy?
Hơn 380 triệu đồng cho 1 chai whisky thượng hạng ! ( Tương đương 24 .000 USD )


Vừa rồi chai rượu whiskey được bán với giá 24 nghìn USD một chai . Dân Hongkong thật sự có tiền , biết xài sang . HÌnh như đây là nhóm Shaw Brothers , đại công ty chuyên đóng phim mà Chau nhuận Phát , Lưu đức Hoà ....từng là nhân viên dưới quyển của họ . Chủ tịch công ty nầy là ột ông lão già gân ...có đến 4 xe Rolls Royce loại Special Edition .

Đại gia sản xuất và phân phối rượu nổi tiếng của Anh là Diageo đang mở chiến dịch bán những chai rượu whisky thượng hạng Johnnie Walker với giá 24.000 USD/chai nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh người đã sáng lập ra nhãn hiệu này.
Trong số những người đầu tiên mua được sản phẩm sành điệu này, thật bất ngờ lại là một người Trung Quốc nhân dịp tổ chức lễ hội Johnnie Walker tại Thượng Hải. Một chai khác cũng đã được mua với giá tương tự do chính một chuyên gia pha chế rượu của Diageo và bật nắp trong buổi giới thiệu hôm 17/11 tại London.
Tất cả các chai Johnnie Walker Scotland được chọn lần này đều có tuổi đời từ 30 tới 70 năm. Dự kiến có khoảng 200 chai như vậy được mua trong dịp kỷ niệm này, kéo dài cho tới lễ Giáng sinh. Diageo cũng chính là chủ sở hữu những thương hiệu nổi tiếng như rượu vodka Smirnoff hay bia Guinness.

Đây là lần đầu tiên rượu Johnnie Walker được bán với giá cao tới như vậy (tương đương 381.780.000 đồng Việt Nam). Đó là chưa kể để uống nó, rất có thể người thưởng thức còn phải trả thêm chút tiền boa cho người phục vụ mình. Trước đây, một chai vang thượng hạng của Italia đã được bán với giá 16.000USD vào năm 2000.
Từ tối 14/11 vừa qua, lễ hội whisky thượng hạng Johnnie Walker cũng đã được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội của Việt Nam.

Nhật Vy (Theo AFP)
Theo:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


link tham khảo thêm:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bổ sung:
Phần sau đây là bài viết nhanh của một bạn rất sành rượu, mình copy vào đây để các bạn đọc thêm. Xin bạn Hoài Hương vui lòng chia sẻ.

Whiskey và Whisky
Theo một số cuốn sách về rượu của những Connoissieur nổi tiếng thế giới như Michael Jackson (không phải là Vua nhạc POP), Jim Murray, Serge, Richard Peterson…, thì do có thời gian, rượu Scotch Whisky bị làm lung tung, không có quy định kiểm tra, giám sát chặt chẽ, dẫn đến giảm sút uy tín, nên các Nhà chưng cất ở Ireland quyết định lấy tên gọi chung của rượu whisky Ireland là Irish Whiskey để phân biệt.
Những lò rượu đầu tiên tại vùng đất mới bên thị trấn Bourbon, bang Kentucky của Mỹ cũng là do những người Ai-len nấu, nên họ gọi là Bourbon Whiskey.
Ngoài Ireland và Mỹ, tất cả các nước khác nếu có rượu do mình sản xuất đều gọi là whisky như Scotland.
Whisky Đơn và Whisky Pha trộn
Tại Scotland có 05 dòng whisky:
Loại 1 – Single Malt Scotch Whisky
Loại 2 – Blended Malt Scotch Whisky
Loại 3 – Single Grain Scotch Whisky
Loại 4 – Blended Grain Scotch Whisky
Loại 5 – Blended Scotch Whisky.


Loại 1 – Single Malt Scotch Whisky, tiếng Việt thường được gọi là Whisky Đơn, đúng ra phải gọi là Whisky Mạch nha đơn, hoặc đầy đủ thì phải là Whisky Mạch nha Đơn cất của một Nhà Chưng cất duy nhất (để phân bệt với Single Grain Whisky – là loại Whisky Ngũ cốc Đơn cất).
Đây là dòng Whisky ngon nhất, giàu hương vị và có độ phức hợp nhất, đồng thời cũng là dòng whisky có giá cao nhất trong số 05 dòng whisky kể trên. Nó đắt và ngon là bởi vì nó được làm theo quy trình cầu kỳ và tốn rất nhiều công đoạn, tốn rất nhiều công sức.
Nguyên liệu của Single Malt là lúa mạch vàng (barley). Barley phải được làm thành mạch nha (Malted Barley) thông qua công đoạn malting process. Trải qua nhiều bước phức hợp khác nhau, nguyên liệu được đem chưng cất theo mẻ (batch) ở những nồi đồng (pot still). Quá trình chưng cất cũng rất công phu. Sau đó, nó được đưa vào ủ trong những loại thùng gỗ sồi khác nhau. Sau khi được ủ đến độ tuổi nhất định, ví dụ 12 tuổi, 15 tuổi hay 18 tuổi…, rượu sẽ được mang ra để đóng chai hoặc blend giữa nhiều thùng rượu khác nhau và đóng chai. Cho dù là được blend từ nhiều thùng rượu khác nhau, thì tất cả các thùng này đều phải được lấy từ một Nhà chưng cất (Distillery) duy nhất, rượu mới được gọi là Single Malt.
Rượu Single Malt của Scotland lại được phân nhóm theo những style khác nhau, căn cứ vào vùng sản xuất và style của Nhà chưng cất. Những vùng nổi tiếng nhất là Speyside (với style thiên về dịu ngọt và hương thơm hoa quả), Islay (với style nồng nàn, đượm hương khói và vị biển), Highland (với độ dải khá rộng về phổ hương vị), Lowland (với style hương vị nhẹ nhàng, thanh nhã và dịu dàng), Campbeltown (với style nằm giữa Islay và Speyside)…
Rượu Single Malt thường được đề năm tuổi trên nhãn (Age Statement), trong đó, tuổi ghi trên nhãn là tuổi của thùng rượu trẻ nhất. Tuổi rượu phải được tính đủ ngày (từ ngày, tháng của năm A đến ngày, tháng của năm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Ví dụ rượu được chưng cất ngày 01 tháng 10 năm 1990 và đưa vào warehouse để ủ, nếu đóng chai vào ngày 30-09-2010, thì chỉ được ghi tuổi rượu là 19 chứ không được ghi là 20. Tại thị trường VN, chúng ta dễ dàng tìm được những chai này, như Glenfiddich 12yo, 15yo, 18yo, 21yo, 30yo, Macallan 12, 18, 21, 30, Glenmorangie 10, 18, 25, Old Pulteney 12, 17, 21, 30, Balvenie 12, 17, 21, 30…

Một số chai rượu thì lại không ghi tuổi rượu (NAS – No Age Statement). Loại này được phân chia theo 2 thái cực khác nhau, hoặc đó là chai rượu trẻ (thường là từ 3 đến 8 năm tuổi), hoặc là những chai cao cấp (super-premium) có chất lượng đặc biệt, được blend từ nhiều thùng rượu có độ tuổi khác nhau, kể cả những thùng được ủ tới hơn 50 năm. Những chai này có thể kể đến Macallan Select Oak hoặc Estate Reserve. Dễ tìm hơn thì có loại Macallan 1851 Inspiration hoặc Glenmorangie Signet.
Một số dòng sản phẩm thì lại ghi rõ năm chưng cất (Vintage). Cách này thì giống như vang. Nhà chưng cất nhận thấy vào một số năm, họ chưng cất được mẻ rượu có phẩm cấp xuất sắc, nên quyết định sẽ đóng chai nguyên mẻ rượu của năm đó và ghi Vintage. Trên nhãn, họ sẽ ghi năm chưng cất (đồng thời cũng là năm bắt đầu cho rượu vào thùng để ủ) và năm đóng chai. Ở thị trường VN, chúng ta có thể tìm thấy loại Balblair Vintage 2000 (10 tuổi), Vintage 1997 (12 tuổi), Vintage 1991 (18 tuổi), Vintage 1989 (21 tuổi), Vintage 1975 (32 tuổi), Macallan Vintage 1991 (18 tuổi).

Loại 2 – Blended Malt Scotch Whisky
Là rượu pha trộn của các loại rượu Single Malt với nhau. Trước đây, dòng này cũng có thể được gọi là Pure Malt hoặc Vatted Malt, nhưng Luật 2009 của UK (có hiệu lực từ đầu năm 2010) đã chính thức cấm tên gọi Pure Malt và Vatted Malt.
Để tạo ra một dòng rượu mới với những hương vị khác lạ, một số nhà sản xuất sáng tạo ra bằng cách trộn một số loại single malt với nhau theo những công thức riêng biệt.
Blender có thể chính là nhà sản xuất, nhưng cũng có thể là một nhà khác (họ không sx ra rượu nhưng mua rượu của các nhà khác về để trộn và bán lại).
Dòng này có thể kể đến:
– JW Green Label 15 years old, được pha trộn từ trên 20 loại whisky, trong đó core của blend bao gồm 04 loại Single Malt khá đẳng cấp: Caol Ila, Talisker, Linkwood và Cragganmore.
– Monkey Shoulder, là dòng Blended Malt nổi tiếng của Nhà Glenfiddich, có thành phần bao gồm 03 loại rượu Single Malt do chính Nhà Glenfiddich làm là Balvenie, Glenfiddich và Kinivin.
– Ballantine’s 12years old Pure Malt, được trộn từ trên 10 loại Single Malt, bao gồm Balblair, Old Pulteney, Longmon, BenRiach…
Có một điều khá đặc biệt là, bạn có thể chọn 05 dòng rượu Single Malt rất ngon và đắt tiền để trộn với nhau thành Blended Malt, nhưng sản phẩm cuối cùng lại cho ra một thứ whisky rất dở.
Chai JW Green Label cũng được giới Connoisseur trên thế giới đánh giá như thế. Rượu Caol Ila và Talisker mà 15 tuổi thì khá đắt tiền và rất ngon, nhưng đem trộn với nhau và trộn với một số loại Single Malt khác nữa, thì lại cho ra một sản phẩm có hương hơi nhạt, thiếu cá tính, vị hơi nhiều cay nồng, tươi trẻ. Khi uống, ta có cảm giác là rượu chỉ khoảng 10 năm chứ không phải 15 năm tuổi.

Loại 3 – Single Grain Whisky
Đây cũng là một dòng Whisky Đơn, nhưng mà là Whisky Ngũ cốc Đơn cất.
Sở dĩ gọi là Whisky ngũ cốc là vì thành phần nguyên liệu để lên men là hỗn hợp nhiều loại ngũ cốc, bao gồm lúa mạch chưa làm thành nha (unmalted barley), mạch nha (malted barley), lúa mạch đen (rye), lúa mỳ (wheat) và ngô (maize).
Quy trình làm và nấu loại rượu này đơn giản và công nghiệp hơn rất nhiều so với rượu Single Malt. Việc chưng cất cũng rất công nghiệp. Các nhà nấu rượu dùng hệ thống lò chưng cất hình tháp (Column Still) thường bằng inox, chưng cất theo công nghệ vào-ra liên tục (chứ không theo từng mẻ một như Pot Still). Đây cũng chính là công nghệ để chưng cất rượu Vodka (kể cả Nga, Pháp, Mỹ, Thụy Điển, Phần Lan hay VN…). Chính vì áp dụng quy trình và công nghệ làm rượu đơn giản, công nghiệp nên giá thành để sản xuất ra loại rượu này rất rẻ nếu đem so với việc làm rượu Single Malt.
Nhưng tiền nào của nấy. Sản phẩm đầu ra của loại rượu này khá tinh khiết (pure), nhưng trung tính (neutral) và thiếu tính cách, thiếu hương vị.
Bởi vậy, rượu Single Grain Whisky đa phần được bán cho các Nhà chuyên Blend để dùng làm rượu background cho các sản phẩm Blended Scotch Whisky, chứ ít khi được đóng chai dưới dạng Single Grain Whisky.
Những chai Single Grain Whisky hiếm hoi hầu như chỉ có thể mua tại chính Nhà chưng cất (khi chúng ta đến thăm Visitor Center của họ – hiện VN cũng đã có một số Tour như thế này) hoặc tại một số Site Bán lẻ nổi tiếng của nước Anh như The Whisky Exchange hoặc The Royal Miles Whisky.
Có thể vào link sau đây để ngắm một chai khá nhiều tuổi (Chưng cất tại Nhà North of Scotland năm 1974, được Nhà Douglas Laing mua về và tự mình ủ 35 năm trong hầm Nhà Douglas Laing theo phưong thức ủ riêng, sau đó đóng chai). Giá chai này bán trên site cũng khá mềm (khoảng 83 Bảng Anh) nếu nhìn vào tuổi rượu và độ hiếm hoi của nó.

Loại 4 – Blended Grain Whisky
Dòng Single Grain đã ít người uống, thì có ai đem chúng blend làm gì. Có chăng, thỉnh thoảng các Master Blender đem blend chơi chơi để uống hoặc tặng nhau mà thôi.
Loại này gần như không xuất hiện trên thị trường, kể cả ở UK.

Loại 5 – Blended Scotch Whisky
Đây là dòng rượu whisky Scotland phổ biến nhất trên thế giới, chứ không riêng gì tại VN.
Trước đây, nói đến Scotch Whisky là nói đến Johnnie Walker, sau này thì là Chivas rồi Ballantine’s.
Trong các Báo cáo và Tạp chí nghiên cứu về ngành công nghiệp rượu, con số thống kê vào những năm 2005, 2006 cho thấy khoảng 90% rượu Scotch Whisky bán ra trên thị trường thế giới là loại rượu này.
Tuy nhiên, gần đây, trên khắp thế giới, và ngay tại VN, dòng Single Malt ngày càng được ưa chuộng vì tính sang trọng và đẳng cấp của nó. Có thể rồi đây, sản lượng của Blended Scotch Whisky cũng sẽ giảm đi (xét về tỷ lệ % chứ không xét về volume).
Chắc đọc đến đây, nhiều người đã đoán ra: Blended Scotch Whisky là gì?
Nó là hỗn hợp rượu pha trộn của nhiều loại whisky bao gồm một số loại Single Malt và một số loại Single Grain trộn với nhau theo công thức bí mật của từng Nhà, được Master Blender tuyển lựa và quyết định chất lượng.
Thông thường, trong thành phần của Blended Scotch Whisky sẽ có khoảng 35% là Single Malt, còn lại 65% là Single Grain. Đến đây, có thể thấy tại sao 1 chai JW Black Label 12 năm tuổi rất ngon như vậy mà Cty Diageo VN (hàng chính hãng) bán ra chỉ có giá tầm khoảng 420.000 đến 450.000 VND, vậy mà 1 chai Glenmorangie 10 năm tuổi có giá tới 650.000 VND, 1 chai Balblair Vintage 2000 (10 năm tuổi) có giá 780.000 VND, và thậm chí 1 chai Macallan 12 tuổi bán tới giá 850.000 VND (gần gấp đôi chai Black).
Bởi rượu Single Malt có đẳng cấp hơn hẳn Single Grain, nên dòng Blended Whisky nào mà có tỷ lệ Single Malt cao, thì dòng đó thường được giới sành rượu ưa chuộng hơn (và cũng mắc hơn).
Chivas 12, 18, 25; Teacher’s, JW Gold Label, Blue Label là những chai có hàm lượng Single Malt khá cao, từ 45% lên đến trên 60%.
Có một điều khá thú vị: Những dòng Single Malt đem Blend với nhau và blend với Single Grain thường thành công và cho ra sản phẩm mới (Blended Scotch) xuất sắc hơn so với việc chỉ đem Single Malt để blend với nhau (Blended Malt).
Nguyên nhân là: do Single Grain khá trung tính, ít mùi vị riêng, nên dùng làm nền để các loại Single Malt trổ hương, khoe vị. Nó không những không át hương vị của các loại Single Malt mà còn tôn thêm một số mùi hương lên thêm. Trái lại, nếu blend riêng các loại Single Malt với nhau mà làm không khéo hoặc thiếu nguyên tắc (và kiến thức và dự cảm), thì loại Single Malt này sẽ át mất loại Single Malt khác.
Bởi vậy, xu hướng là Blended Scotch Whisky vẫn sẽ tồn tại song song lâu dài với các dòng Single Malt (cho dù sale volume của Single Malt ngày càng tăng), còn các sản phẩm Blended Malt nếu có, cũng chỉ là thêm vào danh mục cho phong phú hơn, chứ các nhà làm rượu sẽ ít không trông chờ vào nó.
Tác giả: Hoài Hương

Thanked by 1 Member:

#201 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 19/02/2015 - 03:25

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Một cách hiểu các bài kệ Xuân
của ba thiền sư thời Lý


Tạ Quốc Tuấn

Một điều đáng làm chúng ta chú ý là những bài thơ xuân đầu tiên trong văn học Việt-nam mà hiện nay vẫn còn tồn tại lại là những bài kệ xuân của ba thiền-sư thời nhà Lý (1009-1225) là Chân-không, Mãn-giác và Giác-hải. Hơn nữa, tuy nói đến xuân nhưng những bài kệ này thực sự không phải là những bài thơ sáng tác để tả cảnh xuân, ý xuân, ảnh hưởng của xuân đối với thiên nhiên, đối với con người, như những thi tác của các thế hệ sau, mà chỉ là những bài kệ (do đó chúng tôi tạm gọi là những bài “kệ xuân”) làm để trả lời một câu hỏi hoặc làm lúc tác giả sắp viên tịch. Tác giả mượn cảnh xuân hoặc ý xuân để diễn tả một vấn đề giáo lý Phật giáo nào đó, nhất là vấn đề liên quan đến sự sống chết của con người.


I.- Lời Kệ của Thiền-sư Chân-không

Bài thơ xuân đầu tiên là lời kệ của thiền-sư Chân-không (946-1001).

Người đời luôn luôn có nhiều thắc mắc mà khi không giải đáp được một cách thỏa đáng thì sinh ra đau khổ, buồn sầu. Một trong những thắc mắc đó, và có thể coi là thắc mắc lớn lao, quan trọng nhất, khiến nhiều người phải bận tâm nhất, là sự sống chết của con người.

Từ nghìn xưa, con người vẫn thắc mắc là mình từ đâu đến và khi chết sẽ đi đâu, cũng như thắc mắc là con người sinh ra ở trên đời để làm chi bởi vì trước sau, sớm muộn gì, con người cũng phải chết. Do đó mới có tình trạng con người tham sống sợ chết, và tìm đủ trăm phương nghìn kế để kéo dài cuộc sống của mình. Việc Tần Thủy-hoàng-đế Doanh-Chính 秦始皇帝 嬴政 (Tần-vương năm 246-221 TCN và Thủy-hoàng-đế năm 221-209 TCN) năm 219 TCN đã sai Từ-Phúc 徐福 dẫn hơn một nghìn đồng nam đồng nữ vượt biển đi tìm thuốc trường sinh bất tử, cũng như việc Hán Vũ-đế Lưu-Triệt 漢武帝 劉徹 (tại vị năm 140-86 TCN) cho luyện kim đan để mong được sống lâu, là những thí dụ điển hình.

Ngay cả các vị tu sĩ vốn không nên có những thắc mắc về vấn đề sống chết của con người, nhưng cũng có một vài vị vẫn cưa đạt được đến độ này. Chẳng hạn có một vị tăng một hôm đến hỏi thiền sư Chân-không là khi xác thân người ta bại hoại thì sẽ như thế nào. Thiền sư Chân-không bèn đáp bằng hai câu kệ:

春來春去疑春盡,
花落花開只是春.

Xuân lai xuân khứ nghi xuân tận,
Hoa lạc hoa khai chỉ thị xuân.

Hai câu này đã được cố giáo sư Nguyễn-đăng-Thục (1909-1999) dịch sang Việt ngữ như sau:

Xuân qua xuân lại ngờ xuân tận,
Hoa nở hoa tàn vẫn là xuân.

Thiền sư Thích Thanh-từ (s. 1924) cũng dịch tương tự:

Xuân đến, xuân đi ngỡ xuân hết,
Hoa nở hoa tàn chỉ là xuân.

Trong khi hai dịch giả trên khi dịch sang thơ Việt ngữ vẫn giữ nguyên thể thất ngôn của nguyên tác thì Phạm-tú-Châu lại dịch theo thể lục bát:

Xuân qua lại, ngỡ xuân tận,

Hoa dù rụng nở, vẫn hoàn tiết xuân.


Thiền sư Chân-không đã mượn trạng thái xuân đến và xuân đi, cũng như hình ảnh hoa nở hoa tàn, để nói lên một sự thực không ai phủ nhận, dị nghị được: đó là đừng nên nghĩ rằng sau khi xuân đến rồi đi thì cho rằng xuân đã hết, đã tận, và không bao giờ còn nữa, cũng như đừng cho rằng khi hoa nở thì xuân đến còn lúc hoa tàn thì xuân đã hết. Sự thực thì xuân chỉ có tuần hoàn, nghĩa là xuân đến rồi đi, rồi lại đến rồi lại đi, cứ tiếp tục như vậy từ thuở khai thiên lập địa cho đến hiện tại và sẽ còn tiếp diễn trong tương lai cho đến vô cùng tận. Nói cách khác, xuân là một trạng thái thiên nhiên bất biến; còn sự đến và đi của xuân, cũng như sự nở và tàn của hoa, chỉ là một sự tuần hoàn thôi.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Con người cũng vậy. Tuy nhìn bề ngoài chúng ta thấy rõ ràng con người sinh ra, lớn lên, rồi chết đi, nhưng cái mà chúng ta nhìn thấy đó chỉ là cái thân xác, cái sắc, cái tướng thôi. Nó chỉ là cái hình thể vật chất, nghĩa là cái vẻ bề ngoài, luôn luôn thay đổi, nên có tính cách phù du, tạm bợ. Đó là cái nhìn của người phàm. Trái lại, nếu suy ngẫm kỹ hơn, chúng ta sẽ nhận thấy cái mà chúng ta nhìn thấy và gọi là thân xác, thực ra chỉ là một tổng hợp của nhiều yếu tố, như: máu, thịt, da, xương, tủy, gân, v.v. Tất cả những thứ ấy là những yếu tố bất chắc, không bền vững, dễ bị hủy hoại, dễ hư nát. Đó không phải là con người thật. Giống như mùa xuân có đến có đi, nhưng xuân vẫn là xuân, bởi vì xuân bất biến, con người thể xác tuy trải qua các giai đoạn sinh ra, lớn lên, rồi chết đi, thân xác tiêu tan hết, nhưng con người thật, nghĩa là cái hồn của con người, vẫn còn, bởi vì nó cũng bất biến.

Nếu con người đã như vậy thì còn thắc mắc đến cái còn, cái mất, cái bại hoại của thân xác mà làm chi? Chúng ta không nên chấp vào cái lý của mình để nhìn vào thế gian và sự đời, mà phải biết tự lọc lấy cái tâm mình, để có thể hòa mình vào với vũ trụ thiên nhiên. Hay như lời giáo sư Nguyễn-đăng-Thục,

"… thực tại nguồn sống thường nhiên tiềm tàng linh động đằng sau hiện tượng thiên hình vạn trạng, hiện tượng hủy diệt biến đổi, ẩn hiện, mà cái nguồn sống đại đồng sinh sinh tự nhiên luôn luôn tồn tại, không có sống chết bất di bất dịch."(1)

Tiện đây chúng tôi xin mở một dấu ngoặc để nói là câu thứ hai lời kệ của thiền sư Chân-không "Hoa lạc hoa khai chỉ thị xuân" nếu dịch đúng nguyên văn sẽ là "Hoa rụng hoa nở chỉ là xuân." Tuy nhiên, câu này đã được giáo sư Nguyễn-đăng-Thục dịch là "Hoa nở hoa tàn vẫn là xuân", và Phạm-tú-Châu dịch là “Hoa dù rụng nở, vẫn hoàn tiết xuân” như vậy đã lột được hết ý của thiền sư Chân-không, hơn là câu dịch "Hoa nở hoa tàn chỉ là xuân" của thiền sư Thích Thanh-từ.

Thực vậy, ý của thiền sư Chân-không là khi thấy xuân đi, cũng như thấy hoa tàn lúc xuân đi, thì không nên nghĩ rằng xuân đã hết, vì sau khi xuân đi rồi xuân sẽ lại đến, cũng như sau khi hoa tàn rồi hoa sẽ lại nở. Đó chỉ là những biến chuyển tuần hoàn, nghĩa là trạng thái dịch của xuân thôi, chứ xuân thì vĩnh viễn bất biến. Như vậy, từ “vẫn” trong câu dịch của giáo sư Nguyễn-đăng-Thục và của Phạm-tú-Châu dùng đúng hơn, vì từ “vẫn” diễn tả được cái bất biến của xuân. Từ “vẫn” có ý là "cứ như thế", nghĩa là nó ngụ ý chỉ sự không thay đổi, sự bất biến của một trạng thái (cũng như phẩm chất). Hơn nữa, từ “vẫn” nói lên ý niệm khẳng định, đề quyết, chắc chắn. Trái lại từ “chỉ ” mà thiền sư Thích Thanh-từ dùng cho thấy sự không chắc chắn, thiếu khẳng định, vì từ này diễn tả ý "có thế thôi" hay "không có gì khác", nghĩa là tuy nó nói lên một sự thực đơn độc, duy nhất, nhưng không mang ý bất biến, nên không lột được hết ý của thiền sư Chân-không.

II.- Lời Kệ của Thiền-sư Mãn-giác

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mặt khác, mỗi khi xuân sang, những người còn trẻ, còn sức lực, thì vui mừng đón xuân vì cho rằng xuân sẽ đem lại cho họ những cái hay, cái tốt, cái lạ, cái may mà năm qua họ không có, hay bị mất đi. Tuy nhiên, cũng có nhiều người, đại đa số là những người già, lại có thái độ bi quan, yếm thế hơn. Họ thấy rằng mỗi một mùa xuân tới thì họ lại già thêm một tuổi; hơn nữa, xuân lại đến quá nhanh khiến họ không sao trở tay kịp, vừa mới ngày nào "mang tiếng khóc bưng đầu mà ra" (Cung Oán Ngâm Khúc, câu 56), như lời Ôn-như-hầu Nguyễn-gia-Thiều (1741-1798), thế mà chưa chi đã lâm vào cảnh mà Tản-đà Nguyễn-khắc-Hiếu (1889-1939) mô tả là "cái già sồng sộc nó thì theo sau " (Chơi Xuân Kẻo Hết Xuân Đi, câu 84)

Thêm một mùa xuân là thêm một năm được thấy những đổi thay trong vũ trụ cũng như chung quanh họ. Tệ hơn nữa là tất cả những đổi thay này, họ không cách nào ngăn chặn được, không thể kìm hãm hay níu kéo lại được, vì họ quá bé nhỏ, chỉ là những hạt cát trong vũ trụ bao la bát ngát, vì họ thấy mình bị giam hãm trong một cái khung chật hẹp là quả đất nơi họ đang sinh sống và cái khung thời gian quá ngắn ngủi là cuộc đời trên dưới một trăm năm trong khi thiên nhiên lại vô hạn vô biên, vô thủy vô chung, vô cùng vô tận. Họ giống như Khổng-tử 孔子 (550-479 TCN) của Trung-quốc đã thốt lên lời "Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ!" 逝者如斯夫, 不舍晝夜 (Luận Ngữ, q. 9, ch. 16), nghĩa là "Trôi mãi như thế kia, ngày đêm không thôi!", khi đứng bên giòng sông nhìn thấy nước cứ trôi đi mãi về phía chân trời xa tắp mù khơi không bao giờ cùng tận, giống như giòng đời biến hóa (thiên địa chi hóa 天地之 化) mãi mãi không lúc nào ngừng.

Hoặc như Nguyễn-Du (1766-1820), họ đã phải thở than:

Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. (Kiều, câu 3-4)

Đối với những người có thái độ này, thiền sư Mãn-giác (1051-1096) khuyên rằng tất cả mọi sự vật trong vũ trụ không có gì là vĩnh viễn cả, tất cả chỉ tại con người đã đem mình đối chiếu với vũ trụ và đem cái đoản sinh sánh với cái trường tồn, tất cả chỉ tại mình tự đặt mình đứng bên ngoài vũ trụ mà ngắm nhìn vũ trụ, không biết hội nhập vào vũ trụ thiên nhiên.

春去百花落,
春到百花開.
事逐眼前過,
老從頭上來.
莫謂春殘花落盡,
庭前昨夜一枝梅.

Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Sau đây là bản dịch bằng thơ Việt ngữ của Ngô-tất-Tố (1894-1954):

Xuân trỗi trăm hoa rụng
Xuân tới, trăm hoa cười.
Trước mắt, việc đi mãi,
Trên đầu, già đến rồi!
Đừng tưỏng xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua, sân trước, một cành mai.

Bài thơ dịch thứ hai, theo thể lục bát, là của Tản-đà Nguyễn-khắc-Hiếu:

Xuân đi muôn vạn hoa tàn

Xuân về thắm lại ngập tràn những hoa

Việc đời thế sự đi qua

Trên đầu tuyết điểm một vài cọng sương

Chờ cho xuân hết hoa tàn

Đêm qua sân trước nở vàng cành mai


Người dịch thứ ba là Thiền sư Thích Thanh-từ:

Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu, già đến rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua – sân trước – một cành mai.

Người dịch thứ tư là Lê-mạnh-Thát (s. 1944).

Xuân đi trăm hoa rụng,
Xuân đến trăm hoa cười.
Việc đời qua trước mắt,
Già đến trên đầu rồi !
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Ngoài sân đêm trước một cành mai.

Trong quan niệm của thiền sư Mãn-giác, chúng ta không nên quá bi quan trước sự tuần hoàn của vũ trụ thiên nhiên, không nên quan tâm tới cảnh xuân đến thì hoa nở, xuân đi thì hoa tàn, cũng như sự đời trôi qua trước mắt vô cùng tận và đem đến cái già trên đầu mình. Thực vậy, chúng ta đừng nên nghĩ là lúc xuân tàn tất cả mọi bông hoa đều rụng hết, cây cối trở nên trơ trụi, bởi vì vừa mới đêm qua thôi ở trước sân đã có một cành hoa mai nở rồi. Cành hoa mai ở đây tiêu biểu cái bất sinh bất diệt của vũ trụ thiên nhiên mà nếu con người cố gắng tu luyện thì sẽ có thể vượt ra khỏi sự tuần hoàn của thiên nhiên để hội nhập vào cái trường tồn của vũ trụ.

Chúng ta đừng nên có thái độ như con người mà thi nhân Trung-quốc Trần Tử-ngang 陳子昂 (659-700) diễn tả trong bài thơ Đăng U-châu Đài Ca 登幽州臺 歌:

前不見古人,
後不見來者.
念天地之悠悠,
獨愴然而涕下.

Tiền bất kiến cổ nhân,
Hậu bất kiến lai giả.
Niệm thiên địa chi du du,
Độc thương nhiên nhi thế hạ.

Trần-trọng-San đã dịch bài thơ này sang thơ Việt ngữ, theo thể song thất lục bát, nhan đề Bài Ca Lên Đài U-châu.

Ngoảnh lại trước: người xưa vắng vẻ;

Trông về sau: quạnh quẽ người sau.

Ngẫm hay trời đất dài lâu,

Mình ta rơi hạt lệ sầu chứa chan.


Nói cách khác, con người phải biết gạt bỏ sự phân biệt ngoại giới với nội giới, cái ta và vũ trụ, phải biết cảm thông với vũ trụ thiên nhiên, nghĩa là đem cái đoản sinh của mình hòa với cái trường tồn của vũ trụ thiên nhiên, đem cái cục hạn của mình nhập vào cái bao la bát ngát, vô hạn vô biên của vũ trụ thiên nhiên. Được như vậy thì đâu còn sống chết, quá khứ, vị lai nữa mà phải đau buồn cho những gì đã qua đi, mất đi, cũng như phải lo âu cho sự gì sẽ tới, lo cho cái già đổ trên đầu mình, lo cho xuân tàn hoa rụng, bởi vì trong cái tiêu điều của xuân tàn hoa rụng đó đã có một cành mai hé nở làm vui lòng người rồi. Vì thế chúng ta chỉ nên quan tâm đến cái hiện diện của vũ trụ vĩnh cửu, thường hằng, vô thủy vô chung thôi. Được như vậy thì chúng ta sẽ thấy mọi sự ở trên thế gian này chỉ là huyễn ảo, mộng ảo, không đáng cho chúng ta phải quyến luyến nữa.

III.- Lời Kệ của Thiền Sư Giác-hải

Quan niệm cuộc đời là huyễn ảo một lần nữa lại được đề cập tới trong bài kệ của thiền sư Giác-hải (sống khoảng cuối thế kỷ thứ 11, đầu thế kỷ thứ 12).

春來花蝶善知時,
花蝶應須共應期.
花蝶本來皆是幻,
莫須花蝶向心持.

Xuân lai hoa điệp thiện tri thì,
Hoa điệp ứng tu cộng ứng kỳ.
Hoa điệp bản lai giai thị huyễn,
Mạc tu hoa điệp hướng tâm trì.

Ngô Tất Tố đã dịch sang thơ Việt ngữ như sau:

Xuân sang hoa bướm khéo quen thì,
Bướm lượn hoa cười vẫn đúng kỳ.
Nên biết bướm hoa đều huyền ảo,
Thây hoa mặc bướm, để lòng chi.

Người dịch thứ hai là Lê-mạnh-Thát:

Xuân đến bướm hoa khéo biết thì,
Cần nhau hoa bướm biết nhau khi.
Bướm hoa vốn thảy đều hư huyễn,
Chớ đem hoa bướm giữ lòng chi.

Sự sống chết của con người đối với vũ trụ không khác gì hoa và bướm đối với mùa xuân. Hoa cũng như bướm vốn quen biết thời gian nên khi mùa xuân tới hoa sẽ nở và bướm sẽ lượn bay đúng kỳ hạn. Tuy nhiên, cái mà chúng ta gọi là hoa, là bướm lại chỉ là huyễn ảo mà thôi, chứ không là thực, cho nên chúng ta không nên bận tâm đến chúng làm chi. Sự sống chết của con người cũng vậy. Còn nghiệp duyên thì con người còn sống; nếu hết, con người sẽ chết. Sự sống chết của con người vì thế cũng chỉ là cảnh huyễn ảo, đâu phải là thực tướng của vũ trụ! Vì vậy chúng ta cũng chẳng nên quá lo lắng, bận tâm về cái sống hay cái chết của mình nữa.

Nói tóm lại, ba bài kệ của các thiền sư Chân-không, Mãn-giác và Giác-hải mượn cảnh xuân để hướng dẫn mọi người tìm được con đường tự giải thoát những đau khổ của mình do sự lầm tưởng cảnh và thực cũng như sự tách biệt mình và vũ trụ gây ra. Con đường tự giải thoát đó là phải coi mọi sự vật chung quanh mình và chính thân xác mình là huyễn ảo, để khỏi quá bận tâm đến sự sống chết, đến thân xác hủy hoại của mình, đến trạng thái phù du của cuộc đời tạm bợ và ngắn ngủi của con người, mà cho rằng đời người cô đơn, cô lập, bé nhỏ để rồi sinh ra bi quan yếm thế; trái lại phải biết tham dự vào cuộc tuần hoàn của vũ trụ, biết hội nhập vào sự vĩnh cửu của trình tự thiên nhiên.

T.Q.T
__________

Chú Thích:
(1) Nguyễn-đăng-Thục, Thiền Học Việt-nam, Lá Bối, Sài-gòn, 1967, Xuân Thu,
Los Alamitos, California, in lại (không ghi năm in lại), tr. 325.
theo:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#202 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 21/02/2015 - 15:28

Thưởng thức thư pháp Trung Quốc
Vietsciences- Lê Anh Minh 01/09/2006

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


✔ [

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

] [

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

] [

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

] [

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

] [

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

[

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

] [

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

] [

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

] [

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

] [

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

] [

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

] [

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

] [

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hệ văn tự xưa nhất của Trung Quốc:
giáp cốt văn 甲骨文 , khắc trên mai rùa và xương thú
Thư pháp hay nghệ thuật viết chữ Hán được xem là một loại hình nghệ thuật rất cao. Khi văn tự Trung Quốc đầu tiên xuất hiện, nó đã mang màu sắc thần bí. Hệ văn tự sớm nhất được phát hiện cho đến nay là chữ giáp cốt (giáp cốt văn 甲骨文) mà niên đại được xác định khoảng 1200 tcn. Giáp cốt 甲骨 là nói gọn của quy giáp 龜甲 (mai rùa và yếm rùa) và thú cốt 獸骨 (xương thú). Ngoài ra còn có kim văn 金文, tức là kiểu chữ được khắc trên đỉnh vạc và các tế khí 祭器 (dụng cụ cúng tế) bằng đồng. Giáp cốt văn dùng ghi chép trong việc bói toán như một công cụ giao tiếp với thế giới thần linh và các tổ tiên quá vãng. Tương truyền người tạo chữ Hán là Thương Hiệt 倉頡. Theo truyền thuyết này Thương Hiệt đã quan sát các hiện tượng thiên nhiên và bắt chước các dấu vết của động vật, cây cỏ, chim chóc, tinh tú mà tạo ra chữ Hán. Văn tự Trung Quốc là một thành tựu văn hoá quan trọng đến nỗi tương truyền rằng khi hệ văn tự này hoàn thành thì ban đêm thần sầu quỉ khóc, sấm chớp nổi dậy, và ngũ cốc trên trời đổ xuống như mưa.
Hán tự khởi nguyên là chữ tượng hình 象形, nghĩa là mô phỏng hình dáng của vật thể trong thiên nhiên. Mặc dù về sau Hán tự đã tiến hoá đến chỗ tinh tế và có quy củ hơn nhưng dấu vết mối quan hệ giữa mặt chữ và hình dáng tượng trưng của vật thể vẫn còn sâu đậm. Dù chữ Hán được tạo theo quy tắc khác (như chỉ sự 指事, hội ý 會意, hình thanh 形聲, giả tá 假借, chuyển chú 轉注) thì ít nhất cũng có một yếu tố nào đó trong một chữ cũng gốc là tượng hình.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Các thư thể của chữ MINH 明: đại triện, tiểu triện, lệ, khải, hành, thảo
(thư pháp Triệu Mạnh Phủ đời Nguyên)

Hán tự có 5 kiểu chữ (gọi là thư thể 書体) chính yếu: Triện thư 篆書 (gồm đại triện 大篆 và tiểu triện 小篆), lệ thư 隸書, khải thư 楷書, hành thư 行書, và thảo thư 草書. Khi Tần Thuỷ Hoàng Đế thống nhất Trung Quốc, một trong những sự kiện quan trọng nhất là vua sai thừa tướng Lý Tư 李斯 thống nhất văn tự, tức là thống nhất các chữ viết giữa các nước trước đó (đại triện) thành chữ tiểu triện 小篆). Chữ lệ (lệ thư) là thư thể thông dụng trong công văn, và nó rất phổ biến giữa thế kỷ III và II tcn. Chữ khải (khải thư 楷書 hay chính thư 正書) là cải biên từ chữ lệ. Chữ khải cũng đã thành thục vào thế kỷ III cn. Đây là thư thể chính thức, chuẩn mực, dễ nhận biết, dễ đọc nhất, và vẫn là phổ thông nhất trong các thư thể hiện nay. Chữ hành (hành thư) là dạng viết nhanh của chữ khải, dùng trong các giấy tờ thân mật (như thư từ) và đề tranh. Nó thuần thục vào thế kỷ II cn. Mỗi chữ Hán có kết cấu riêng và số nét bút nhất định. Khi được viết nhanh chữ khải có thể giản lược đi một hai nét để tạo thành một thư thể gọi là hành-khải 行楷. Cũng tương tự như vậy, chữ hành sẽ biến thành hành-thảo 行草. Tác phẩm thư pháp rất nổi tiếng Lan Đình Tập Tự 蘭亭集序 của Vương Hi Chi 王羲之 đời Tấn là viết với chữ hành. Chữ thảo (thảo thư) là thư thể được viết nhanh nhất, bút pháp phóng khoáng. Có chữ Hán bình thường với khải thư thì phải viết rất nhiều nét nhưng với thảo thư thì có thể viết bằng một nét. Nhiều chữ có thể viết liên miên nối tiếp nhau chỉ bằng một nét, thí dụ như cuồng thảo 狂草 (chữ thảo viết điên cuồng) của Hoài Tố 懷素 (khoảng 730-780).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chữ thảo của Vương Hi Chi
Khoảng thế kỷ II và IV cn, nghệ thuật viết chữ được mệnh danh là thư pháp 書法 hay thư đạo 書道. Từ đó nó trở thành một bộ môn nghệ thuật t*o nhã cao siêu của t*o nhân mặc khách và một cao thủ về thư pháp thường được đánh giá là người trí thức có học vấn cao. Trong thời này có Vương Hi Chi (303-361) một đại quan cũng là một đại thư gia mà người đời tôn là «Thảo thánh» 草聖.
Một tác phẩm thư pháp là sự thể hiện giữa thư thể và cá tính cũng như năng lực sáng tạo của thư gia. Tôn Quá Đình 孫過庭 (648-703) – một thư gia cũng là nhà lý luận về thư pháp đời Đường – đã viết trong tác phẩm Thư phổ 書譜 của mình rằng khi Vương Hi Chi viết Lan Đình Tập Tự (lời tựa nhân dịp các văn hữu tụ tập ở Lan Đình) tâm trạng hân hoan và tư tưởng cao nhã của ông đã dâng trào và điều đó đã thể hiện qua mặc tích lâm li thông sướng của ông.
Thư pháp là một bộ môn nghệ thuật có qui tắc nghiêm nhặt mà một thư gia sau một thời gian dài khổ luyện mới có thể làm chủ được ngọn bút của mình. Nội dung và hình thức bức thư pháp (thí dụ: vuông, chữ nhật, tròn, mặt quạt, hoành phi, câu đối) cũng phải hoà hợp nhau để xác định bố cục và thư thể trong tác phẩm (gọi là chương pháp 章法 ). Thư pháp tuân theo cách viết chữ Hán truyền thống (gọi là «thụ tả» 豎寫 ): chữ viết thành cột từ trên xuống và từ phải sang trái. Đặc biệt là không được đánh dấu chấm phết để ngắt câu. Cách viết không chấm câu này y như trong sách cổ và được gọi là bạch văn白文.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sách 策 ngày xưa, gồm các thẻ tre (hay gỗ) kết lại. Điều này giải thích cách viết chữ Hán truyền thống (từ trên xuống dưới, từ phải sang trái)
Cách viết chữ theo cột (thụ tả 豎寫 ) bắt nguồn từ việc viết chữ trên thẻ tre (trúc giản 竹簡 ) hay thẻ gỗ (mộc giản 木簡 ). Những thẻ này được kết thành tấm (gần giống như các tấm mành trúc hiện nay) và được cuộn tròn thành bó. Khi viết, người ta cầm bó thẻ ở tay trái, còn tay phải thì viết trên thẻ từ trên xuống, xong một thẻ rồi thì kéo thẻ đó sang bên phải để viết tiếp trên thẻ kế cận. Viết lần lượt như thế cho đến hết bó thẻ. Cho nên chữ sách 策 (quyển sách, sách lược) viết với bộ trúc 竹, bên dưới là chữ thúc 束 (bó lại, cột lại thành bó) viết lược một nét; ngụ ý nói sách vốn là những thẻ tre bó lại. Còn chữ sách 冊 (cùng ý nghĩa với sách 策 ) gợi hình rất rõ bốn thẻ (tre hay gỗ) cột ngang ở giữa. Khi nghề dệt vải lụa phát triển, người ta còn viết chữ trên lụa (gọi là bạch thư 帛書). Lụa được cuộn trên một trục; cách viết cũng giống như trên trúc giản và mộc giản. Cách viết như thế đã thành truyền thống và bất biến ngay cả khi người ta đã phát minh ra giấy. Khi văn hoá Hán và Hán tự 漢字 truyền sang Nhật Bản (gọi là Kanji), Hàn Quốc (gọi là Hanja), và Việt Nam, cách viết truyền thống theo cột đó ảnh hưởng đến cả hệ thống chữ Kana của Nhật, Hangǔl của Hàn Quốc, và chữ Nôm 喃 của Việt Nam; và cách viết theo cột vẫn giữ nguyên mãi đến khi các nước này giao lưu văn hoá với các nước phương Tây thì họ mới bắt chước cách viết theo hàng ngang (từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, gọi là «hoành tả» 橫寫 ) của phương Tây.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tiền xuất sư biểu (của Gia Cát Lượng) qua thư pháp hành thảo của Nhạc Phi đời Tống

Theo Thư phổ của Tôn Quá Đình, bút pháp của một thư gia lão luyện có thể gợi ra khí lực trong thiên nhiên, chẳng hạn bút khí 筆氣 của thư gia như thể «phi điểu xuất lâm, kinh xà nhập thảo» 飛鳥出林驚蛇入草 (chim bay khỏi rừng, rắn sợ hãi chui vào cỏ) hay «phi hồng hí hải, vũ hạc du thiên» 飛鴻戲海舞鶴遊天 (hồng nhạn bay giỡn trên biển, chim hạc bay múa trên trời), v.v... Nét bút có khi nhẹ nhàng như «thiền dực» 蟬翼 (cánh ve sầu), có khi rắn chắc như «trụy thạch» 墜石 (đá rơi), v.v... Ngọn bút lướt đi nhẹ như gió xuân thổi trên ngọn cỏ, mà dừng lại thì nặng như thái sơn. Do đó một tác phẩm thư pháp chính là sự kết tinh của cá tính, sự tu dưỡng thi văn, tư tưởng, kỹ pháp, và khí lực của một thư gia.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thư pháp của Mễ Phế (Mễ Phất) đời Tống

Thư pháp là một trong những nghệ thuật xưa nhất của Trung Quốc. Khi hân thưởng một tác phẩm thư pháp, người sành điệu thưởng thức bút pháp và sự sáng tạo của tác giả thể hiện qua từng nét bút với tiết tấu nhanh chậm, với nét mực ướt đẫm lâm li hay xác xơ tiêu sái (phi bạch 飛白), và với độ đậm nhạt của mặc tích cũng như sự tương phản giữa giấy trắng mực đen. Với sự am tường về chữ Hán, về tính cách ước lệ của thứ tự nét bút và số nét bút của từng chữ, người thưởng ngoạn sành điệu sẽ cảm thấy thân thiết với tác phẩm và tác giả, đó là một thứ cảm xúc mà những bộ môn nghệ thuật khác ít khi tạo được. Một đại thư gia đời Bắc Tống là Mễ Phất 米芾 (cũng đọc Mễ Phế, 1052-1107) đã mô tả sự ngây ngất đắm đuối của ông khi chiêm ngưỡng mặc tích của cổ nhân rằng: «Mỗi khi tôi trải một tác phẩm thư họa của cổ nhân ra mà ngắm, tôi ngây ngất đến độ sấm động bên tai cũng không hay, thức ăn thơm ngon ngào ngạt bên cạnh cũng không màng... Tôi ngờ rằng sau này khi tôi lìa đời hồn tôi sẽ biến thành con cá bạc nhập vào những bức thư họa mà tung tăng bơi lội trong đó.»


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thư pháp của Tô Thức (Tô Đông Pha) đời Tống

Kể từ thế kỷ III cn, những bộ sưu tập thư pháp thường dựa theo thư thể nhiều hơn là nội dung văn chương của tác phẩm. Cách phân loại tác phẩm thư pháp truyền thống này và sự nghiên tập từng trang mặc tích của cổ nhân đã dẫn đến sự biệt lập giữa nội dung và hình thức. Chính cái nét bút, kết cấu của chữ, và kỹ pháp của tác giả mới là đối tượng của sự thưởng ngoạn chứ không phải là nội dung của tác phẩm. Sự tái sắp đặt này bảo lưu được tính nghệ thuật, nhưng phần nội dung không mạch lạc ắt sẽ gây khó chịu cho các độc giả có khả năng đọc hiểu được văn bản chữ Hán.
Hình thức phổ biến nhất của thư pháp là đôi câu đối (đối liên 對聯) mà người Trung Quốc thường treo ở cổng nhà, bàn thờ gia tiên, phòng khách, cột nhà của họ. Câu đối có nhiều loại: câu đối ngày xuân gọi là xuân liên 春聯; loại dán ở cửa gọi là môn liên 門聯; loại dán ở cột gọi là doanh liên 楹聯 (doanh là cột nhà lớn ở tiền sảnh). Vào dịp tết, những câu đối là những lời cầu chúc cát tường thể hiện khát vọng hạnh phúc của họ trong mùa xuân mới. Khát vọng đó sẽ tựu thành và phát triển giống như chồi non lộc mới trong tiết xuân sang.●

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



theo:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#203 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 23/02/2015 - 02:50


Văn nhân và ả đào


Nguyễn Xuân Diện
.



....Và trong những đêm hát, đào nương hiện ra như từ trong mộng: Mặt tròn thu nguyệt. Mắt sắc dao cau. Vào - duyên khuê các. Ra - vẻ hồng lâu. Lời ấy gấm - Miệng ấy thêu - Tài lỗi lạc chẳng thua nàng Ban - Tạ. Dịu như mai - Trong như tuyết - nét phong lưu chi kém bạn Vân - Kiều. Ta lại cùng nhớ đến chút duyên xưa giữa văn nhân và ả đào, mối quan hệ quan trọng nhất của lối thưởng thức ca trù. Bởi quá trình tham gia sinh hoạt ca trù là quá trình văn nhân sáng tạo, thưởng thức, thể nghiệm các tác phẩm của mình.

1.
Văn nhân, trí thức xưa luôn gắn bó với các sinh hoạt làng xã, trong đó có việc soạn thảo các thư tịch để phục vụ sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng. Những thư tịch ấy đã có một đời sống riêng trong dòng chảy của văn hóa Việt, trở thành thông điệp trao chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác mang tâm hồn và căn cước Việt Nam.


500 năm về trước, tại đình làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm (Hà Nội) đã diễn ra lễ hội đầu xuân cầu phúc trong không khí đại lễ trang nghiêm, hào hùng. Một văn nhân hay chữ trong làng là Lê Đức Mao (1462- 1529) thay mặt 8 giáp viết 9 bài thơ để các giáp đọc và khen thưởng cho các cô đào. Đó là bài Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văn soạn trước năm 1505, tức là khoảng cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI. Đây chính là tư liệu sớm nhất mang hai chữ “ca trù”. Đây cũng là bài thơ cổ nhất hiện biết có hai chữ ‘ca trù’ lần đầu tiên có mặt trong văn học viết, là tư liệu sớm nhất để khẳng định ca trù đã có mặt trong văn hóa Việt Nam từ thế kỷ XV.

Trải qua nhiều thế kỷ, tục hát thờ thần ở đình Đông Ngạc vẫn được duy trì và tạo thêm nhiều yếu tố văn hóa đặc sắc, trong đó có lệ thưởng đào thị yến trở thành một nét đẹp về sự trân trọng của cộng đồng đối với nghệ thuật và nghệ sỹ.


Ngày hội làng, các ả đào đứng trước điện thờ, tay cầm lá phách hát các bài hát thờ như Thét nhạc, Bắc phản, Hát Giai, Độc phú... Giáo phường nhất định sẽ hỏi cho bằng được tên huý của các vị thành hoàng để khi hát đến những chữ ấy thì tránh đi. Các cô đầu hát đến những câu có chữ ấy thì hát thật nhỏ, và hát chệch đi. Nếu cô đầu không nhớ, cứ thế hát thẳng không kiêng thì người cầm chầu sẽ gõ liên hồi vào tang trống và cho ngừng cuộc hát. Khi ấy quản giáp của giáo phường phải đến nói khó với các cụ trong làng để xin cho làm lễ tạ với thánh và xin các cụ chiếu cố cho. Khi ấy, người đào nương sẽ biện cơi trầu, đến trước điện làm lễ tạ lỗi với Thánh và các quan viên.

Người được làng tín nhiệm cầm chầu phải là người am hiểu về văn chương và âm luật. Thưởng công minh làng mới phục, vì nếu thưởng “rộng” thì làng tốn tiền, thưởng “hẹp” thì đào nương chê là ky bo, không biết nghe hát nghe đàn. Có khi người cầm chầu mà không biết thưởng thức, gặp cô đào đanh đá hát một câu khiến người cầm chầu phải xấu hổ bỏ roi chầu mà về. Làng tôi năm xưa đã xảy ra chuyện ấy, khiến cho cô đào giễu rằng: “Nào những ông nghè ông cống ở đâu/ Để cho ông lão móm ngồi câu con trạch vàng”. Ông lão móm ấy đã phải bỏ cuộc. Vì thế dân gian vẫn bảo: “Ở đời có bốn thứ ngu/ Làm mai, Lãnh nợ, Gác cu, Cầm chầu”.
.
2.
Ngày xưa, có cô đào họ Nguyễn đã có công giúp tiền của để chàng thư sinh nghèo Vũ Khâm Lân đỗ Tiến sĩ. Vũ Khâm Lân, quê xã Ngọc Lặc, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) là một anh học trò nghèo thông minh chăm chỉ, vì dì ghẻ độc ác hà hiếp nên phải bỏ nhà lang thang xin ăn độ nhật. Khi đến làng Dịch Vọng (Từ Liêm) xin ăn ở trường ông Hương cống thì được thương và chu cấp cho ăn học. Trong khoảng hai năm việc học đã ngày chàng tiến tới, trong trường không còn ai là đối thủ nữa.

Mùa xuân năm ấy, làng Dịch Vọng vào đám rước thần. Mấy người bạn học rủ ông đi xem hội. Trai gái cả làng đều ăn mặc đẹp, chen chúc nhau xem hát. Riêng ông thì mặc áo bông cũ bẩn, dựa cột lén xem như chỉ sợ người khác thấy mình.

Giáo phường đến hát có một cô đào hát tuổi chừng mười bảy, mười tám nhan sắc xinh đẹp, đoan trang; mỗi lần nàng cất tiếng hát thì tiền và lụa thưởng cho nàng ném đầy xuống mảnh chiếu hoa nàng ngồi hát. Lúc cô đang múa, ánh đuốc lớn ngoài sân chiếu qua góc đình, khiến cô nhìn thấy ông, chăm chú một hồi lâu, bần thần như đánh mất một vật gì, không sao hát được nữa. Người làng đang xem cho là cô bị trúng phong đột ngột, ai nấy đều không vui. Người cầm chầu phải xin dừng đêm hát. Vũ Khâm Lân cũng theo mọi người ra về. Hôm sau vào lúc xế trưa, thấy có người con gái đến thẳng chỗ ông, an ủi và tặng ông 10 quan tiền cùng các thứ đồ ăn mặc, rồi trân trọng từ biệt.

Từ đó, cứ dăm ba tháng một lần cô lại đến chỗ ông ở, may vá, nấu nướng cho ông. Lúc mới gặp cô gái, ông rất xúc động và kính trọng cô. Lâu ngày thành quen, biết cô gái yêu mình, ông bỗng dưng nảy sinh lòng tà vạy, lẻn tới chỗ cô con gái xin ngủ cùng. Cô gái nghiêm khắc cự tuyệt. Ông lấy làm hổ thẹn xin lỗi nàng, và từ đó càng thêm niềm kính yêu, trân trọng.

Hai năm sau, gặp kỳ thị Hội, ông sửa soạn về quê để đăng ký thi theo hộ tịch ở quê nhà. Cô gái đến tiễn, đưa tặng rất hậu. Lúc sắp chia tay, ông cầm tay cô gái xin được biết quê quán, họ tên để sau này biết chốn tìm nhau. Cô gái không cho ông biết gì về thân thế, gia cảnh. Mùa thu, ông về thi ở huyện ở phủ đều đỗ đầu. Thi Hương, thi tỉnh cũng nhất. Cha ông bàn việc chuyện hôn nhân, định hỏi con nhà thế gia cho ông. Ông cố chối từ và thành thực kể lại chuyện riêng, xin được lấy người con gái ấy. Cha ông nổi giận quyết không cho lấy cô đào kia và mắng ông rất nhiều. Ông buộc phải nghe lời cha dạy.

Kỳ thi Hội năm sau, cô gái đem lễ tặng rất hậu và tới đợi Vũ Khâm Lân ở chỗ trọ tại kinh đô. Lân ngượng ngập, không biết nói gì. Cô gái nói với Lân: “Thiếp biết cả rồi, chẳng cần chàng nói. Tiền trình của chàng còn xa muôn dặm, thiếp hèn hạ không xứng hầu hạ khăn lược cho chàng. Đó là số phận của thiếp”. Từ đó ông không gặp lại cô đào trẻ đó nữa. Vũ Khâm Lân đỗ Tiến sĩ khoa thi năm Bảo Thái thứ 8 (1727).

Sau ông thi đỗ, vào làm việc trong viện Hàn lâm, đi sứ phương Bắc, làm quan trong kinh ngoài trấn trải hơn mười mấy năm. Ông còn được triều đình cử đi dẹp giặc giã. Dẹp xong giặc, ông được phong là Quận công, làm việc ở Ngự sử đài, rồi thăng Tể tướng, vẻ vang hiển hách không ai bằng. Mỗi khi kể chuyện đã qua, ông lại than thở buồn rầu tự trách mình. Ông đã sai người đi tìm chỗ ở của cô gái nhưng vẫn không tìm được.

Trong một tiệc hát ở nhà người bạn đồng liêu họ Đặng, thấy có người con gái đang gieo phách giữa chiếu hoa trông giống với người con gái ngày xưa. Hỏi ra thì đúng là nàng. Dẫu cho phong trần dầu dãi mà nét kiêu sa đằm thắm cùng tiếng phách tuyệt kỹ vẫn còn như xưa. Ông hỏi thăm về những ngày tháng đã qua của cô, thì biết mười năm trước cô lấy một viên quan võ ở trấn Thái Nguyên. Khi võ quan này chết, hai người chưa có con cái gì, nàng không biết đi đâu, chỉ còn một ít tư trang, mới lần về quê cũ. Gặp đứa em chẳng ra gì, phá tán sạch cơ nghiệp, cô đành dắt mẹ già lưu lạc trong thành Tràng An, dựa vào các nhà quyền thế, đàn hát qua ngày kiếm miếng ăn. Nghe câu chuyện của nàng, ông không sao nén nổi xót thương, bèn đón cả hai mẹ con nàng về một nơi ở riêng, chu cấp đầy đủ. Hơn một năm sau, mẹ cô mất. Ông lo chôn cất chu đáo. Tang ma cho mẹ xong, cô gái lại từ biệt ra đi, có lẽ lại dấn thân vào chốn ca trường đầy bất trắc. Ông giữ lại không được, hậu tặng cô rất nhiều tiền bạc, cô cũng không nhận. Ông cố ép thì cô nói: “Thiếp không có phúc được làm vợ tướng công, thì những thứ tiền bạc này đâu có phúc để tiêu mà nhận. Rồi nàng lén bỏ ra đi. Ông cho người nhà đuổi theo mà không kịp, không rõ đi đâu. Về sau, biết nàng là người huyện Chương Đức xứ Sơn Nam (nay là huyện Chương Mỹ, Hà Tây).

3.
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, người Pháp đã đặt xong nền đô hộ tại Đông Dương. Nhiều tỉnh lỵ, huyện lỵ được mọc lên bên cạnh những trục đường giao thông lớn nhỏ. Một số giáo phường ca trù ở nông thôn đã di chuyển ra tỉnh và bám theo dọc các trục đường giao thông để mở nhà hát (ca quán).

Trước kia người hát đến nhà người nghe hát. Kể từ khi có ca quán, người nghe hát đến ca quán để nghe hát. Từ đó nảy nở mối tình giữa văn nhân và đào nương. Đó là một mối quan hệ khá thắm thiết, gần gũi giữa Nguyễn Khuyến và cô đào Sen người làng Thi Liệu, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định; giữa Dương Khuê với cô Hồng, cô Tuyết, cô đầu Hai, cô đầu Phẩm, cô đầu Cúc, cô đầu Oanh, cô đầu Cần. Là Dương Tự Nhu với cô đầu Khanh, cô đầu Văn, cô đầu Phú, cô đầu Kim…Và nhà nho tài tử Nguyễn Danh Kế đã gặp gỡ đào nương tài sắc Nhữ Thị Nghiêm trong một ca quán ở phố Hàng Thao, thành Nam Định. Yêu vì tài, cảm vì tình rồi họ kết duyên chồng vợ. Cuộc hôn nhân này đã sinh ra Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu - một thi sĩ tài hoa đa tình. Ngay em gái của Tản Đà là cô Trang cũng là một đào nương: Có phải cô Trang em ấm Hiếu/ Người xinh xinh yểu điệu dáng con nhà (Tặng cô đầu Trang - Trần Tán Bình).

Khắp các nơi phố thị ca quán ca trù mọc lên như nấm sau mưa. ở miền Trung thì Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, tỉnh nào cũng có nhà hát cô đầu. ở miền Bắc những thành phố lớn đều có nhà hát, ở Nam Định trước cô đầu mở nhà hát ở phố Hàng Thao, sau thiên xuống Ngã Sáu. Theo phóng sự điều tra của ký giả Hồng Lam trên báo Trung Bắc chủ nhật số 129, năm 1942 thì riêng năm 1938, ngoại ô Hà Nội có 216 nhà hát và gần 2000 cô đầu tập trung trước thì ở Hàng Giấy, ấp Thái Hà, sau đến Khâm Thiên, Ngã Tư Sở, Vạn Thái, Chùa Mới, Cầu Giấy, Kim Mã, Văn Điển, Gia Quất.

Trong các khu phố có các ca quán ả đào, Khâm Thiên và Ngã Tư Sở là những địa chỉ nổi tiếng vì sự gắn bó với các nhà văn nhà thơ nổi tiếng: Tản Đà, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Hoài Điệp Thứ Lang, Vũ Hoàng Chương.

Khâm Thiên là nơi nhộn nhịp nhất của làng cầm ca thưở ấy. Nơi đây có nhà hát 24 gian, có những người quản lý giỏi giang, khiến cho cả khu phố quanh năm đỏ đèn. Nhà văn Vũ Bằng gọi xóm Khâm Thiên là “cái nôi văn nghệ của Hà Nội”. Ông cho biết: “tôi chưa thấy có nhà văn nhà báo đất Bắc nào mà lại không ra vào nhà hát cô đầu”, và các xóm cô đầu “quả là cái lò đúc ra văn nghệ sĩ”. Và ông kể về việc làm báo ở những tòa báo “lúc đó ở những con đường Nhà thương Phủ Doãn nhưng thật tình chỉ có một anh quản lý và một người tùy phái ở đây thường trực mà thôi. Còn bao nhiêu nhân viên tòa soạn thiết lập đại bản doanh ở Khâm Thiên, Vạn Thái ... Đại bản doanh lưu động, nay ở nhà này mai ở nhà khác. Chúng tôi viết bài, sửa bài ở nhà hát rồi gói tròn cả lại để vào một chỗ nhất định. Sáng ra người tùy phái đạp xe cọc cà, cọc cạch xuống lấy bài, đem về cho nhà in xếp chữ. Mỗi tuần lễ một lần, tôi lại hạ san từ xóm về nhà in để “mi” và vét tiền két chi nhà hát”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Phải nói rằng văn hóa ả đào, văn hóa ca trù đã thấm đẫm trong sáng tạo của thi sĩ, văn sĩ trước 1945. Cũng tại Khâm Thiên, Nguyễn Tuân đã sống và tích lũy vốn liếng cho các tác phẩm về ca trù như Đới roi, Chùa Đàn. Trần Huyền Trân đã sống ở ngõ Cống Trắng, Khâm Thiên. Chàng thi sĩ tài hoa của xứ sở “Rau tần” này đã tặng danh ca Quách Thị Hồ những dòng thơ chứa chan niềm ưu tư: Tự cổ sầu chung kiếp xướng ca/ Mênh mông trời đất vẫn không nhà/ Người ơi mưa đấy ? Hay sênh phách/ Tay yếu gieo lòng xuống chiếu hoa. … Thôi khóc chi ai kiếp đọa đầy/ Tỳ bà tâm sự rót nhau say/ Thơ ta gửi tặng người ngâm nhé/ Cho vút giọng sầu tan bóng mây. Năm ấy Quách Thị Hồ tròn 30 tuổi.

Thế Lữ, Vũ Hoàng Chương, Xuân Diệu, Nguyễn Bính cũng có nhiều bài thơ gửi gắm tâm hồn đồng điệu với các đào nương đem tài sắc tuổi thanh xuân dâng tặng tri âm. Với Thế Lữ là “Bên sông đưa khách”, với Vũ Hoàng Chương là “Nghe hát” nắn nót câu chữ như ai nắn phím tơ: Phách ngọt, đàn say, nệm khói êm/ Tiếng ca buồn nổi giữa chừng đêm/ “Canh khuya đưa khách…”. Lời gieo ngọc/ Mơ gái Tầm Dương thoảng áo xiêm. Với Xuân Diệu là “Lời kỹ nữ”, mà theo Hoài Thanh thì “Người kỹ nữ của Xuân Diệu cũng bơ vơ như người Tỳ bà phụ. Nhưng nàng không lặng lẽ buồn mà ta thấy nàng run lên vì đau khổ: Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo;/ Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da”…

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Lại có câu chuyện rằng có một đào nương tài sắc vẹn toàn, từng làm mê mẩn bao quan viên và t*o nhân mặc khách. Một đêm mưa gió, nàng đi hát ở làng bên trở về thì bị cảm lạnh và qua đời ngay bên cầu Trò (Sơn Tây). Dân làng và các quan viên thương cảm nàng đã chôn cất và lập miếu thờ nàng ngay bên cầu. Câu chuyện ấy khiến bao người xót thương cho thân phận tài hoa bạc mệnh, ‘nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương’ của người ca nữ nọ. Nhà thơ Vũ Đình Liên nghe chuyện, cảm động mà viết bài Cảm tạ với hai câu kết: Tạ lòng nào biết nên chi được/ Phách ngọc dồn thêm một nhịp vàng. Sau khi nghe chuyện và đọc bài thơ của Vũ Đình Liên, chung với mối đồng cảm ấy, họa sĩ Bùi Xuân Phái đã ký họa lại hình ảnh của người ca nữ qua tưởng tượng. Những nét vẽ gầy guộc mảnh mai của ông như thấu được cả cái thân phận tài hoa nhưng mệnh bạc.

4.
Thưởng thức ca trù gọi là “nghe hát”, chứ không phải là “xem hát”. Đào nương ca trù chỉ ngồi yên gần như bất động trong suốt cuộc hát trên một mảnh chiếu cạp điều, với vẻ mặt bình thản, đoan trang. Đào nương chỉ có một cỗ phách tre đặt trước mặt và “đối thoại” với khách nghe chỉ bằng giọng hát và tiếng phách của mình. ấy vậy mà nghệ thuật này đã góp cho văn chương hàng nghìn bài thơ viết bằng chữ Nôm chứa đựng rất nhiều tâm trạng, rất nhiều biến thái vi tế của tâm hồn Việt Nam qua nhiều thế kỷ với các tên tuổi tiêu biểu như: Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, Dương Tự Nhu, Nguyễn Hàm Ninh, Chu Mạnh Trinh, Vũ Phạm Hàm, Nguyễn Thượng Hiền, Phan Bội Châu, Bùi Kỷ, Tản Đà ...

Trong kho tàng văn chương ca trù, các bài hay nhất vẫn là những bài ghi lại kỷ niệm giữa văn nhân và ả đào. Mỗi bài hát là một câu chuyện riêng tư thi vị, mà rất nhiều trong số này lại là những sáng tác ngẫu hứng, ngay trong chiếu hát, ngay trong tiệc rượu.

Xưa nay, đến với ca trù là những tâm hồn yêu tiếng hát, tiếng thơ, tiếng tơ, nhịp phách ca trù, để sẻ chia tâm sự, để hoà mình vào thế giới nội tâm sâu thẳm của những tri âm, để hào hứng dốc sạch túi tiền vào cuộc hát mà thưởng cho một ngón nghề tài hoa.

Và văn nhân và ca nữ vẫn là một mối quan hệ mà dường như chỉ có tạo hóa mới ban tặng được. Có phải vì thế mà mối tình giữa văn nhân và ca nữ luôn ở trong trí nhớ người đời? Có phải vì thế mà những mối tình này được lưu giữ trong văn chương rất thi vị cho dù nó hiện diện và tồn tại một cách rất mong manh?


N.X.D



theo:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Thanked by 2 Members:

#204 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 26/02/2015 - 02:29

Xây ở suy tư

Bùi Văn Nam Sơn





1. Ta xây để ở. Xây là phương tiện, ở là mục đích. Nhưng, nếu ta đơn giản chấp nhận sơ đồ phương tiện-mục đích mà không "suy tư" gì thêm, ta đã khóa chặt tầm nhìn về mối quan hệ căn cơ giữa xây và ở. Bởi, xây không đơn thuần là một phương tiện để tiến đến việc ở: xây, tự nó đã là ở. Sao thế?

2. Trong tiếng Việt, "xây" và "ở" có cùng nguồn cội không, xin để các nhà ngôn ngữ học trả lời. Nhưng, trong tiếng Anh cổ và tiếng Đức cổ, xây là buan, có nghĩa là "ở"! "Ở" không phải là một việc làm như ăn, uống, nói năng, đi lại, lao động. Ta có thể "ở" mọi nơi, nếu hiểu ở như là "ở trong nhà của chính mình", ngay cả khi đó không phải là nơi dành cho cư trú. Người sinh viên xem thư viện, người công nhân xem xưởng máy, người thầy thuốc xem phòng mạch "như nhà của chính mình", nơi họ sống thật và sống trọn vẹn. Hãy thử xem việc "ở" còn vươn rộng đến đâu. Thưa, buan, bhu, beo, bauen đều là từ bin trong tiếng Đức như trong ich bin, du bist... tôi là, bạn là... Vậy, "tôi là", "bạn là" cũng có nghĩa "tôi ở", "bạn ở". Thể điệu mà bạn là và tôi là, tức "tồn tại" trên mặt đất là buan: ở. Từ cổ buan còn có nghĩa: trìu mến và chở che, bảo toàn và chăm sóc. Đó cũng chính là nghĩa của "xây", theo hai cung cách: vun trồng, canh tác (colere, cultura) và xây dựng nên những tòa ngang dãy dọc (aedificare). Ý nghĩa của việc "ở" lùi lại đàng sau các hoạt động vun trồng và xây cất. Khi cả hai nổi lên trên bề mặt và dành độc quyền về chữ "xây", ý nghĩa thực sự của "ở" và "là" bị rơi vào quên lãng. Việc "ở" đã không còn được "suy tư" như là tính cách cơ bản của con người nữa.

3. Vậy, ta không ở vì ta đã xây, trái lại, ta xây và đã xây bởi vì ta ở, và, bởi vì ta là "những kẻ ở". Thế nhưng, bản chất của việc ở là gì? Lại xin lắng nghe ngôn ngữ. Từ Saxon cổ Wuon, từ Gotic wunian, cũng giống như từ cổ bauen, có nghĩa là ở, cư lưu. Nhưng, từ Goticwunian còn nói rõ ràng hơn việc cư lưu này được trải nghiệm như thế nào. Wunian muốn nói: sống bình an, được bình an, mãi bình an. Từ Friede cho "hòa bình", "bình an" có nghĩa là "giải thoát", là das Frye; và fry có nghĩa là "miễn trừ": không chỉ là không gây hại mà còn có nghĩa tích cực: để cho cái gì đó ở yên trong bản chất của riêng nó, ở yên bên trong miếng đất tự do. Đặc tính cơ bản của việc Ở là sự miễn trừ và sự bảo toàn này. Phạm vi của nó sẽ phơi mở cho ta khi ta suy tư rằng việc làm người là ở trong việc ở.

4. Ta ở đâu? Ở trên mặt đất! Ở trên mặt đất cũng là ở dưới bầu trời, đối diện với thần linh và cùng với đồng loại. Nhờ một nhất thể sơ nguyên, cái Bốn này - mặt đất và bầu trời, thần linh và con người khả tử - cùng thuộc về nhau trong nhất thể,

5. Sống trong cái Bốn là ở, cư lưu. Nếu ở là miễn trừ, bảo toàn, thì ở chính là bảo toàn cái Bốn trong bản chất của nó, trong sự hiện diện của nó. Bảo toàn việc ở, do đó, có bốn mặt.

6. Ở trên mặt đất là "cứu vớt" trái đất. Cứu vớt không chỉ là kéo giật cái gì đó ra khỏi hiểm nguy, mà chủ yếu là để cho nó tự do hiện diện. Cứu vớt trái đất không phải là làm chủ và khuất phục, bởi việc ấy chỉ còn cách sự cướp bóc, tàn phá đến kiệt quệ một bước nhỏ mà thôi. Sống trên mặt đất là trải nghiệm sự đa dạng và khả biến của không gian.

7. Ở dưới bầu trời là đón nhận bầu trời như là bầu trời. Để yên cho mặt trời mặt trăng đi trọn vòng ngày, cho sao trời lấp lánh, cho bốn mùa hiền hòa và dữ dội, không biến đêm thành ngày, không biến ngày thành cảnh bất an phiền muộn. Sống dưới bầu trời là trải nghiệm sự thường hằng của không gian, những vòng tuần hoàn nằm ngoài sự kiểm soát của ta.

8. Ở là ngóng đợi thần linh như là thần linh của lòng lạc quan, hy vọng. Là không biến những vị thần của mình thành của riêng mình và không sùng bái ngẫu tượng. Trong đáy sâu của vận rủi, ta chờ đợi vết roi sẽ được cất đi. Ngóng đợi thần linh là trải nghiệm sự thường hằng của thời gian và những giá trị vĩnh cửu.

9. Ở là khởi động bản chất của mình, tức năng lực chết của con người khả tử đúng như là chết, một cái chết an lành. Tuyệt nhiên không phải là biến cái chết thành mục đích, làm u tối việc ở bằng cách mù quáng hướng đến sự cáo chung. Con người khả tử là biết chọn cách sống và cách chết (như Socrates!), trải nghiệm sự hữu hạn và biến dịch của kiếp người trong thời gian.

10. Nếu việc ở là bảo toàn cái Bốn, vậy con người bảo toàn cái Bốn ở đâu, cùng với cái gì? Ở nơi "vật" và cùng với "vật". Không phải là thêm cái thứ năm vào cho cái Bốn, mà bằng cách mang sự hiện diện của cái Bốn vào trong vật. Đó là vun trồng, nuôi dưỡng những vật tự sinh trưởng như cỏ cây, thú vật và xây dựng nên những công trình không tự sinh trưởng như nhà cửa, xóm thôn, đô thị, kết cấu hạ tầng.Vun trồng và xây cất là việc "xây" theo nghĩa hẹp. Còn ở hay cư lưu khi biết giữ gìn, bảo toàn cho cái Bốn trong vật, mới là việc xây đúng nghĩa.

11. Hãy thử suy ngẫm về một chiếc cầu (hay công trình xây dựng nào khác cũng được). Chiếc cầu không chỉ nối kết đôi bờ đã có sẵn. Trái lại, đôi bờ chỉ xuất hiện ra như là đôi bờ khi có chiếc cầu bắt ngang. Chiếc cầu mang dòng sông, hai bờ và hai vùng đất lại gần gủi với nhau. Chiếc cầu "tập hợp" Đất thành phong cảnh chung quanh dòng sông, "tạo chút niềm thân mật", không để "bờ xanh tiếp bãi vàng".

12. Chiếc cầu không phải là một vật vô hồn của đất đá vô tri ( như cách hiểu quá nghèo nàn quen thuộc của chúng ta) mà là một "vật" có thể điệu của riêng nó, vì nó tập hợp cái Bốn. "Vật" là "tập hợp", như nguyên nghĩa của một từ cổ nữa: "thing", còn vang vọng trong tiếng Anh ngày nay. Từ một "chỗ" đơn thuần trong không gian toán học có thể đo đạc, "phân lô", đổi chác, bất kỳ lúc nào cũng có thể thay thế bằng một cái gì khác, chiếc cầu là một vật, tập hợp cái Bốn, nhưng tập hợp theo nghĩa là dành cho cái Bốn một "chốn". Từ những chỗ, ta chỉ có một "chốn" duy nhất để trở thành "nơi" (hò hẹn!) là nhờ có chiếc cầu. Như thế, không phải chiếc cầu đến đứng ở một "nơi" có sẵn, trái lại, nhờ chiếc cầu mà "nơi" ấy mới sinh ra. Những không gian được ta thích thú lui tới hàng ngày do đâu mang lại? Do những "nơi"! Quan hệ của con người với những "nơi chốn" và qua "nơi chốn" đến những không gian đều đặt nền móng trên việc Ở. Quan hệ của con người với không gian không gì khác hơn là việc "ở", được "suy tư" một cách căn cơ.

13. Vâng, chiếc cầu là một "vật" thuộc loại ấy. Chiếc cầu - như là "nơi"- để cho cái Nhất thể của Đất và Bầu Trời, Thần linh và Con người đi vào một "chốn" bằng cách sắp đặt "chốn" thành những "nơi". "Nơi" dành không gian cho cái Bốn theo hai nghĩa: chấp thuận và thiết lập cái Bốn. Những "vật" - như là những "nơi" như thế - chở che, đùm bọc cuộc sống của con người. Chúng là những mái nhà, dù không nhất thiết là những nơi cư ngụ theo nghĩa hẹp.

14. "Xây" đón nhận sự chỉ dẫn cho việc thiết lập nên những "nơi" cho nó. Từ cái Bốn, "xây" tiếp thu chuẩn mực cho mọi việc sắp xếp và đo đạc những không gian. Những công trình xây dựng, theo nghĩa ấy, canh giữ cái Bốn. Bảo toàn cái Bốn, cứu vãn mặt đất, đón nhận bầu trời, ngóng chờ thần linh, bảo hộ con người là sự hiện diện của việc "ở".

15. Xây, như thế, đích thực là sự mời gọi việc ở. Mọi sự quy hoạch luôn đặt nền trên sự đáp lời này, và việc quy hoạch, đến lượt nó, mở ra cho nhà thiết kế những khuôn thước thích hợp cho những thiết kế của mình.

16. Bản chất của việc xây dựng là làm cho một cái gì đó xuất hiện ra. Bởi, xây mang cái Bốn vào trong vật, chẳng hạn, chiếc cầu, và làm cho vật đi đến chỗ xuất hiện ra như một "nơi" từ cái gì đã có đó, tức làm cho xuất hiện không gian mà bây giờ chính cái "nơi" này tạo ra.

17. Chỉ khi ta có thể "ở" thì ta mới có thể "xây". Nghĩ đến ngôi nhà ba gian hai chái ấm cúng ở nông thôn hay căn nhà ống bí bách ở đô thị, ta thấy việc ở đã phải như thế nào mới có thể xây lên như thế. Thiết tưởng đủ bổ ích khi việc ở và việc xây đã trở nên thật đáng tra hỏi và mãi mãi thật đáng suy tư.

18. Nhưng, suy tư cũng thuộc về ở không khác gì việc xây. Tuy nhiên, cả hai, xây và suy tư, vẫn không đủ cho việc ở, nếu xây một đàng, nghĩ một nẻo, thay vì biết lắng nghe nhau. Xây và suy tư chỉ có thể lắng nghe nhau, nếu cả hai đều thuộc về việc ở; nếu chúng biết rõ giới hạn của mình và cần đến nhau.

19. Cảnh ngộ khốn khổ thực sự của việc ở không chỉ nằm đơn thuần trong việc thiếu nhà, mất nhà. Cảnh "không nhà" thực sự khốn khổ là ở chỗ không hoặc chưa từng tìm trở lại bản chất của việc ở, ở chỗ ta phải học ở trước đã. Nó là lời hiệu triệu duy nhất kêu gọi con người đi vào trong việc ở của mình, trước khi ra tay quy hoạch và đập phá. Con người lắng nghe tiếng gọi ấy khi "xây" từ việc ở, và khi suy tư vì việc ở. Đó là lý do nhan đề bài viết "Xây Ở Suy Tư" không cần dấu nối, càng không nên có dấu phẩy.

20. Trở lên là tóm lược đôi nét "suy tư" u uẩn của Martin Heidegger, đại triết gia Đức thế kỷ 20, vào năm 1951, trước cảnh thiếu thốn nhà ở và xây dựng vội vàng, ồ ạt sau thảm họa tàn phá của chiến tranh ở nước Đức và châu Âu hậu chiến. Những "suy tư" ấy đã gây tác động mạnh mẽ không ngờ lên các thế hệ những nhà quy hoach và kiến trúc Âu châu như một lời cảnh tỉnh, một tiếng gọi thống thiết vào tận "tâm can" nghề nghiệp của họ. Ngày nay, Tây Âu nói chung, nước Đức nói riêng, được tiếng thơm là những nơi được quy hoạch hài hòa nhất, và "nhân bản" nhất, ít nhiều là kết quả của sự phản tỉnh ấy. Không phải ai cũng nhất thiết đồng ý với mọi "suy tư" của Heidegger, nhưng không thể bỏ qua sự nhấn mạnh của ông: trong việc "xây" và trong cung cách ta "sống trong không gian được xây dựng ấy ("ở") nói lên việc ta hiểu thực tại như thế nào và biết xem trọng những gì đáng trọng ("suy tư"). Trong thực tế, bất kỳ công trình xây dựng nào (riêng lẽ hay khu dân cư) đều thể hiện một cách nhìn của ta về thế giới cũng như cách hiểu về con người lẫn đời sống cộng đồng giữa con người với nhau.

Những công trình xây dựng phản ánh cách nhìn thế giới giản đơn hay phức hợp, thô thiển hay thâm trầm một cách ít hay nhiều có ý thức. Cách nhìn và hiểu thực tại thường mang dấu ấn triết học của thời đại, ngay cả khi nhà kiến trúc muốn quay lưng lại với nó. Lý thuyết kiến trúc cũng thường phản ứng lại với những tư tưởng triết học. Nhưng, muốn hay không, công trình xây dựng nào cũng hiện thân cho một cách lý giải thế giới. Vì thế, bao giờ cũng có một triết lý kiến trúc nơi công trình xây dựng, đồng thời, công trình xây dựng trở thành đối tượng cho suy tưởng triết học, gọi là triết học về kiến trúc.

Triết lý kiến trúc thì thật đa dạng. Những thành phố-vườn của Ebenezer Howard (1850-1929) theo đuổi lý tưởng hòa nhập với thiên nhiên như một lựa chọn khác so với các khu dân cư công nghiệp, phác họa những ngôi nhà có mảnh vườn riêng và nhiều không gian chung. Mies van der Rohe lại có triết lý xã hội khác khi xây những ngôi nhà độc lập, phân ly bằng tường cao để nhấn mạnh sự tự trị của cá nhân hơn là sự tương tác và cộng đồng. Ngay cả quan niệm thiết kế nội thất cũng thay đổi: từ căn bếp riêng biệt vì xem việc "nội trợ" là hoạt động thứ cấp cần phải che giấu sang không gian chung khi xem việc phục vụ bữa ăn là niềm vui chung của cả gia đình. Vài ví dụ đơn cử như thế đặt ra nhiều nhiệm vụ cho triết học kiến trúc với hai chức năng cố hữu: phân tích ý đồ và triết lý kiến trúc, đồng thời phê bình và gợi mở những viễn tượng mới. Ở mọi quy mô xây dựng và quy hoạch (nhà riêng, khu dân cư, làng thôn và đô thị), có biết bao kích thước mà triết học kiến trúc cần phải đề cập: nhân học, triết học xã hội, mỹ học và đạo đức học.
Thế giới kiến trúc và xây dựng chưa bao giờ bao bọc quanh ta dày đặc đến ngột ngạt như ngày nay, nhưng đồng thời ta cũng bưng tai bịt mắt hơn lúc nào hết trước thông điệp và triết lý của nó (hay là...vô thông điệp và vô triết lý!).

"Suy tư" sâu hơn về lĩnh vực sinh tồn thiết thân này của văn hóa qua hai câu hỏi tưởng như vu vơ của Heidegger: Ở là gì? Xây thuộc về Ở như thế nào? nhắc nhở nỗi bơ vơ "không nhà" luôn dằn vặt không chỉ đối với thi nhân: "Trần gian du hý CHỐN nào là NƠI?" (Bùi Giáng).

Nguồn: Người Đô Thị

Thanked by 1 Member:

#205 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 26/02/2015 - 02:40

Vì một xã hội tử tế
Nguyễn Văn Trọng
Thứ Bảy, 21/2/2015, 09:06 (GMT+7)








Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Xây dựng một xã hội thật tử tế cho một Việt Nam thịnh vượng. Ảnh: MINH KHUÊ


(TBKTSG) - Trong đời sống xã hội không bao giờ tránh được những bất đồng giữa con người với nhau về ý kiến hay lợi ích, có vô số những xung đột thật đa dạng cần phải được điều chỉnh bằng cách này hay cách khác. Giải quyết vấn đề bằng cách nào đây? Đại để chỉ có hai phương cách khả dĩ: hoặc là dựa trên luận chứng và lý lẽ (bao gồm cả kiện tụng pháp lý) hoặc là dùng bạo lực.



Người tử tế là người cố tránh dùng bạo lực, ráng giải quyết vấn đề bằng lý lẽ hay thỏa hiệp. Anh ta cố thuyết phục người khác bằng luận chứng chứ không dùng sức mạnh để trấn áp hay đe dọa. Việc tranh cãi bằng lời lẽ chưa đủ là bằng chứng cho thái độ ôn hòa và tử tế. Người ta có thể tranh cãi với thái độ tin chắc mình là đúng còn kẻ cãi lại là sai lầm hay tệ hơn nữa là kẻ đồi bại. Khi đó tranh cãi sẽ chỉ là một hình thức khác của bạo lực.

Tranh cãi ôn hòa và tử tế là khi người tham gia tranh cãi giữ một thái độ hoài nghi nhất định với lập trường của chính mình và hy vọng qua tranh cãi vấn đề sẽ được sáng tỏ hơn, chứ không phải là nhằm mục đích tuyên cáo lẽ phải của mình. Tranh cãi ôn hòa và tử tế đòi hỏi phẩm tính khiêm nhường về trí tuệ, khi con người ý thức được mình không phải là Thượng đế toàn thức và phần lớn tri thức mình có được là nhận được từ những người khác. Người tử tế thường là người ý thức được mình đã từng sai lầm và không quên đi những sai lầm ấy. Người tử tế biết lắng nghe và xét đoán vô tư. Chỉ có thể giảm thiểu bạo lực và xây dựng xã hội văn minh khi ngày càng có nhiều người tử tế.

Điều khó khăn là thái độ ôn hòa và tử tế chỉ có thể được thiết lập trên sự đồng thuận của cả hai phía tranh cãi. Không thể có tranh cãi ôn hòa và tử tế khi một bên tranh cãi luôn sẵn sàng sử dụng sức mạnh bạo lực thay cho luận chứng. Vì vậy, không thể tôn sùng lập trường ôn hòa như một nguyên tắc tuyệt đối: lập trường ôn hòa luôn có giới hạn. Hơn thế nữa, lập trường bạo lực có sức hấp dẫn và lôi cuốn đối với những người trẻ tuổi lãng mạn mong muốn được hiến dâng thân mình cho lý tưởng cao đẹp (thường gắn với một không tưởng về tương lai tươi sáng cho loài người). Đối với họ cuộc sống không có bạo lực có vẻ như trống rỗng và tầm thường.
Người tử tế thường là người ý thức được mình đã từng sai lầm và không quên đi những sai lầm ấy. Người tử tế biết lắng nghe và xét đoán vô tư. Chỉ có thể giảm thiểu bạo lực và xây dựng xã hội văn minh khi ngày càng có nhiều người tử tế.


Hình ảnh chiến sĩ vung gươm trên yên ngựa của quân đoàn kỵ binh Hồng quân do tướng Budyonny chỉ huy trong nội chiến Cách mạng Nga đầu thế kỷ 20 đã từng là lý tưởng trong thế kỷ ấy của biết bao thanh niên Nga (và không chỉ thanh niên Nga!). Những tác phẩm văn học nổi tiếng vạch trần thực trạng kinh tởm của chiến tranh như Phía Tây không có gì lạ của E.M. Remarque hay Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đã khiến cho nhiều kẻ sùng bái bạo lực phải tức tối khó chịu. Khi số đông các thành viên xã hội ưu tiên sử dụng phương pháp bạo lực trong xử lý các mâu thuẫn và xung đột thì xã hội không thể là xã hội tử tế được.

Chúng ta đang phải đối diện với một thế giới không quen thuộc đang ở trong thời kỳ toàn cầu hóa quá nhanh chóng với những biến đổi gây choáng váng. Có hai kiểu cách phản ứng lại với cơn choáng váng. Một số người thấy cần thiết phải suy tưởng tra vấn lại những định kiến của mình; một số khác xem những tư tưởng khác lạ với mình là thù địch và bảo vệ các định kiến cũ như bảo vệ tài sản quý báu mà họ sở hữu. Những người thuộc loại thứ hai là những người chủ động khép kín bản thân, khước từ đối thoại. Ta không thể bàn luận gì ở đây về lập trường của những người như thế, dù họ bảo vệ những định kiến gì đi nữa. Những người muốn tra vấn thì phải đi tìm cội nguồn của những định kiến cũ cũng như cội nguồn của những định kiến đối lập lại để suy tư.

Việc làm cần thiết này có đem lại kết quả hay không phụ thuộc vào tư chất cá nhân và nỗ lực của từng người. Bằng không, ít nhất cũng có thể cùng nhau suy tưởng về những nguyên nhân thất bại.

Phương cách “đổ lỗi cho kẻ thù” và “công phẫn đạo đức” không giúp người ta thấu hiểu chân lý, nhưng thỏa mãn được lòng tự ái, vì tựa hồ như khẳng định rằng: “Không phải do ta quá kém cỏi”. Trong một số trường hợp “công phẫn đạo đức” có thể là chính đáng, song trong nhiều trường hợp lại có tính phá hủy: “Người công phẫn” vừa thỏa mãn với việc chà đạp và đối xử với người khác như kẻ xấu xa, lại vừa thỏa mãn với cảm xúc tự xem mình cao cả và đúng đắn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Triết gia Anh I. Berlin nhìn thấy nguy cơ lớn nhất gây đau khổ cho người ta đến từ phía những cá nhân hay nhóm người tự cho mình là duy nhất nắm được chân lý. Ông viết: “Ít có sự việc nào gây tổn hại nhiều hơn là niềm tin từ phía những cá nhân hay nhóm người (hay bộ tộc hay các nhà nước hay các dân tộc hay các giáo hội) cho rằng ông ta hay bà ta hay bọn họ là người duy nhất sở hữu chân lý: đặc biệt là về chuyện phải sống như thế nào, nên là gì và làm gì - và rằng những người khác biệt với họ không những là sai trái, mà còn là đồi bại hay điên rồ: và cần phải cải tạo hay trấn áp”. Ông đòi hỏi một thái độ khoan dung nhiều hơn: “Điều mà thời đại đòi hỏi không phải là tin tưởng nhiều hơn, hay lãnh đạo mạnh mẽ hơn, hay tổ chức khoa học hơn (như chúng ta vẫn thường được nghe như vậy). Đúng hơn là điều ngược lại - bớt đi hăng hái như Chúa cứu thế, nhiều thêm hoài nghi minh triết, nhiều thêm khoan dung đối với những phong cách riêng, thường xuyên hơn các biện pháp tùy theo tình hình (ad hoc) để đạt được những mục tiêu trong một tương lai không thể tiên liệu, nhiều cơ hội hơn cho các cá nhân và các nhóm thiểu số có sở thích và niềm tin ít được số đông hưởng ứng (đúng hay sai không quan trọng), để họ đạt được các mục đích riêng của mình. Điều đòi hỏi là việc áp dụng các nguyên tắc chung phải bớt đi tính máy móc, bớt đi tính cuồng tín, là việc áp dụng những lời giải chung đã được chấp nhận, đã được thử nghiệm một cách khoa học, vào các trường hợp cá nhân chưa được khảo sát, dù có hợp lý và đúng đắn đến đâu, thì cũng phải cẩn trọng hơn và bớt đi tự tin một cách ngạo mạn”.

Học thuyết đạo đức Kitô giáo cũng như chủ nghĩa nhân văn cổ điển cũng rao giảng thái độ khoan dung nhân danh tình yêu con người với kỳ vọng con người lầm lạc rốt cuộc sẽ hối cải và giác ngộ. Thái độ khoan dung mà Berlin thuyết giảng có nội dung khác biệt: nó dựa trên nhận thức về tính không hài hòa của thế giới các giá trị đạo đức và xung đột không tránh khỏi của các giá trị ấy. Ông thường dẫn ra ẩn dụ do I. Kant đưa ra về bản chất con người: “Từ cây gỗ cong queo của loài người, chẳng bao giờ có vật gì thẳng thớm được làm ra cả”.

Hạnh phúc của con người phụ thuộc vào tình đoàn kết mà anh ta cảm nhận với các đồng loại, với những thế hệ quá khứ và tương lai.

Trong khi Kant dùng ẩn dụ này để nói về mặt tội lỗi nơi con người thì Berlin lại dùng nó để nói về tính cong queo của thế giới đạo đức bao quanh con người dẫn đến những căng thẳng nội tâm đủ loại. Ông viết: “Điều tốt nhất người ta có thể làm được là thử xúc tiến một thứ cân bằng nào đó nhất thiết là không bền vững giữa những khát vọng khác nhau của những nhóm người khác biệt nhau”.

Hạnh phúc của con người phụ thuộc vào tình đoàn kết mà anh ta cảm nhận với các đồng loại, với những thế hệ quá khứ và tương lai. Con người vừa mang tính cá biệt lại vừa mang tính xã hội với khao khát hợp quần.

Không thể xóa bỏ mâu thuẫn này mà chỉ có thể phản ứng lại theo những cách thức khác nhau. Mỗi người có một lời giải đáp cho riêng mình. Chúng ta chỉ có thể mong muốn một xã hội tử tế, trong đó con người có thể sống với những quan niệm nhân sinh khác nhau, nhưng không vì thế mà phải nghiền nát những mong muốn và nhu cầu cũng thiết yếu ngang bằng của những người khác.

Một xã hội tử tế không đòi hỏi đa số các thành viên của nó nhất thiết phải có học vấn cao. Điều quan trọng nhất để cho con người không nghiền nát hạnh phúc của những người khác trong khi mưu cầu hạnh phúc cho mình, ấy là cảm nhận về tình người, là sự cảm thông với nỗi đau của đồng loại, là mối gắn bó với những người xung quanh. Những giá trị mà con người theo đuổi trong cuộc sống, thường mâu thuẫn với nhau và mỗi cá nhân buộc phải có lựa chọn. Mỗi sự lựa chọn đều dẫn đến việc hy sinh hay làm suy giảm một số giá trị nào đó.

Một xã hội tử tế không đòi hỏi đa số các thành viên của nó nhất thiết phải có học vấn cao. Điều quan trọng nhất để cho con người không nghiền nát hạnh phúc của những người khác trong khi mưu cầu hạnh phúc cho mình, ấy là cảm nhận về tình người, là sự cảm thông với nỗi đau của đồng loại, là mối gắn bó với những người xung quanh.


Ở đây không phải chỉ có mâu thuẫn giữa thiện và ác, mà còn có mâu thuẫn giữa những giá trị tốt đẹp khác nhau. Không bao giờ loại bỏ được hết các xung đột và bi kịch trong cuộc sống. Chỉ có thể hy vọng các xung đột và bi kịch không dẫn đến sự hủy diệt lẫn nhau của các thành viên. Phải có một nền đạo đức xã hội lành mạnh thì mới mong duy trì được một xã hội tử tế. Để đạt được điều này mỗi con người chủ yếu phải trông cậy vào sự giúp đỡ của phần tích cực ở sâu thẳm trong tâm hồn mình, nhiều hơn là những tri thức đến từ bên ngoài. I. Berlin cho rằng “niềm tin vào một công thức đơn nhất có thể được tìm ra về nguyên tắc mà nhờ nó tất cả các mục đích đa dạng của con người có thể được thực hiện một cách hài hòa - niềm tin ấy đã được chứng tỏ là trá ngụy. Nếu các mục đích của con người là nhiều thứ, như tôi tin là thế, và không phải tất cả những mục đích ấy đều tương thích được với nhau, thì khả năng có xung đột - và bi kịch - không bao giờ có thể bị loại trừ khỏi đời sống con người, dù là đời sống cá nhân hay xã hội”.

Nhận thức trên đây không hàm ý rằng người ta không cần tranh cãi bàn luận về những vấn đề nhân sinh liên quan đến hạnh phúc của các thành viên xã hội trong cuộc sống cộng sinh. Nhận thức ấy chỉ hàm ý mong muốn những người tham gia tranh cãi ý thức được rằng không có ai là thánh thần nắm giữ chân lý tuyệt đối. Trong quan niệm của tôi, bàn luận về vấn đề nhân sinh không phải nhằm mục đích thống nhất tư tưởng để thống nhất hành động, mặc dù tôi không phản đối những người có mục đích như thế. Điều quan trọng là làm sáng tỏ những phương diện mâu thuẫn nhau của vấn đề đặng giúp con người ý thức được những hậu quả của mỗi lựa chọn. I. Berlin quan niệm vai trò của triết gia đạo đức học là soi sáng vấn đề để hỗ trợ cho công chúng có những phán đoán của riêng họ, chứ không phải hướng dẫn họ phải sống thế nào. Tôi rất chia sẻ quan niệm này. Tôi cho rằng mơ ước xây dựng một xã hội mà mọi thành viên của nó đều nhịp bước tiến đến cùng những mục tiêu duy lý, là một không tưởng phản nhân văn.

theo:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi pth77: 26/02/2015 - 02:45


Thanked by 1 Member:

#206 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 28/02/2015 - 04:46

NHỮNG NGƯỜI KIẾN TẠO NƯỚC MỸ - J.P. Morgan.

(theo facebook Steven Nguyen)



Bạn nhìn vào J.P. Morgan, và cách ông ấy điều hành các ngân hàng. Về cơ bản mà nói ông ấy là một người thống trị ngành công nghiệp ngân hàng, và quan trọng nhất là thống trị tài chính của cả đất nước.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phi vụ mới nhất của Morgan là hợp nhất các phần bị phá sản của ngành công nghiệp đường sắt, làm cho chúng sinh lãi được bằng việc loại bỏ các cạnh tranh không cần thiết. Ngân hàng Morgan sẽ mua lại đường sắt ở bờ biển phía Tây và cho chính phủ thuê lại. Đồng thời cũng mua phần vốn chính ở phía Nam Pennsylvania để đổi lấy cổ phần của một công ty đường ray khác.

Do Frick quá nhẫn tâm, Andrew Carnegie lo sợ rằng ông sẽ trở thành mục tiêu kế tiếp của Morgan. Ông đi một nước cờ táo bạo. Một lối thoát duy nhất: Loại bỏ Frick

Trong khi Carnegie gồng mình sửa chữa đế chế điêu tàn của ông, J.P. Morgan tiếp tục nhắm vào các công ty thất bại, và tiếp tục sát cánh bên người bố huyền thoại của mình.

Junius Morgan là nhà sáng lập nên một trong những ngân hàng đầu tư kiểu mới đầu tiên, một đế chế tài chính được biết đến với cái tên Triều đại Nhà Morgan. J.P. Morgan được sinh ra là cho kinh doanh ngân hàng. Bố ông là người thuộc thế hệ những chủ ngân hàng đầu tiên bên kia Đại Tây Dương, và vì thế ông xác định tài chính sẽ là ngành chỉ đạo các ngành khác trong tương lai.

Bố của Morgan luôn căn dặn ông rằng tránh mạo hiểm nhiều, nhưng J.P. Morgan quá mệt mỏi khi phải làm mọi việc theo cách của bố ông. Ông không đơn thuần chỉ muốn mua lại việc kinh doanh, ông muốn xây dựng một ngành mới riêng của mình. Ông chứng kiến John Rockefeller và Andrew Carnegie xây dựng đế chế của họ từ hư vô. Và ông muốn mình là người kế tiếp.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhưng để được thế, Morgan phải tìm cho mình một sự đột phá. Ông liền để ý đến một trong những nhà phát minh tài ba nhất thế giới. Thomas Edison đã là nhà cách tân nổi tiếng khi mới chỉ 19 tuổi. Ông nổi lên sau khi hoàn thiện máy điện tín rồi đến phát minh máy điện báo tỉ giá cổ phiếu, và máy hát đĩa. Suốt cuộc đời, Edison nắm giữ hơn 1000 bằng sáng chế.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhưng hiện giờ, ở tuổi 31, Edison đang thử nghiệm phát minh vĩ đại nhất của ông. Edison có một khả năng đặc biệt giúp ông quan sát một vật, rồi tìm ra cách sử dụng nó mà trước đó không ai nghĩ tới. Morgan quan tâm tới một phát minh: bóng đèn điện, và dòng điện. Một dòng chảy năng lượng vô hình đốt nóng sợi dây tóc nhỏ trong bóng đèn như ma thuật, và làm sợi dây phát sáng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ánh sáng điện sẽ cách mạng hoá thế giới. Như lửa, hay bánh xe, nó sẽ thay đổi cách sống của con người.

J.P. Morgan thấy được ngay tiềm năng nơi công nghệ mới mang tính cách mạng này, và biết rằng đây chính là cơ hội để ông gây dựng cơ đồ của riêng mình. Cơ đồ đó sẽ làm thay đổi thế giới mãi mãi.

Khi thế kỉ 20 sắp cận kề, nước Mỹ là quốc gia phát triển nhanh nhất trên thế giới. Đường sắt, dầu, và thép tạo nên tiền đề phát triển. Nhưng một công nghệ mới đang hình thành có thể còn đột phá hơn những thứ đó. Điện sở hữu tiềm năng thay đổi hoàn toàn cả thế giới, và J.P. Morgan cho rằng mình có thể chiếm hữu nó.

Rất nhiều năm, J.P. Morgan phải sống dưới cái bóng vĩ đại của người bố huyền thoại. Ông tuyệt vọng tìm cách gây dựng dấu ấn cho riêng mình, và điện có thể là dấu ấn đó. Morgan đang xem xét đầu tư vào công ty của Thomas Edison, và đầu tư cho phát minh bóng đèn điện Edison mới phát triển. Ông thuê Edison lắp đặt đèn điện cho nhà ông ở Đại lộ Fifth, New York.

Nhà của Morgan nhanh chóng trở thành phòng thí nghiệm cho các thử nghiệm bóng đèn điện nổi tiếng của Edison. Edison lắp đặt một nhà máy điện nhỏ trong nhà nuôi gia súc trên đất của Morgan. Rồi ông chạy hơn 1219 m dây sau tường và trần của ngôi nhà, gần 400 trăm bóng đèn điện được lắp đặt, những chiếc đầu tiên từng được sản xuất.

Sau nhiều tháng thử nghiệm và thất bại, ngôi nhà đã sẵn sàng cho việc trưng bày. Morgan mời đến rất nhiều người, kể cả bố ông, đến xem sự tuyệt diệu của áng sáng điện. Lần đầu tiên, ông biết rằng buổi trình diễn sẽ đưa ông đến vị trí hàng đầu của ngành công nghiệp mới. Điện lúc đó được coi như một thứ gì đó kì diệu, và mọi người rất kinh ngạc.

Trước hết là do họ không hiểu điện vận hành thế nào, vì bạn không thể nhìn thấy điện được, vì vậy nó như là ma thuật đối với đa số mọi người. Nhà của J.P. Morgan là tư gia đầu tiên trên thế giới được thắp sáng bằng điện.

Điện trở thành một thứ không thể thiếu đối với giới quyền lực của đất nước. ngoại trừ một trường hợp đáng chú ý, John D. Rockefeller. Rockefeller tạo dựng cơ đồ lớn nhất nước Mỹ bằng việc lọc dầu thô cho đèn dầu. Ông nhận ra rằng ánh sáng điện có tiềm năng thay thế dầu hoả và trở thành nguồn sáng chính của nước Mỹ. Nếu công nghệ đó thành xu thế chủ đạo, Rockefeller sẽ phải đối mặt với thách thức lớn nhất từ trước tới giờ.

Nối tiếp sau thành công trưng bày ánh sáng điện tại tư gia, Morgan tin rằng điện có thể là cơ hội mà ông hằng chờ đợi, cơ hội để ông điều hành công ty riêng của mình, và trở thành người tiên phong như Carnegie và Rockefeller.

Nhưng đầu tư cho Edison sẽ đi ngược lại toàn bộ những gì mà bố J.P. Morgan đã dạy cho ông. Bạn phải dám mạo hiểm mới thành công được. Không thể có chuyện đạt được mọi thứ nếu không mạo hiểm. Không thì ai cũng dễ dàng có được thứ họ muốn. Nếu không có mất mát nào, hay không có khả năng thất bại lớn hay sự thụt lùi, thì bạn không có triển vọng phát triển.

Morgan đầu tư cho Edison một khoản tương đương 83 triệu đô-la ngày nay, và cùng nhau họ thành lập một công ty mới, Công ty Ánh sáng điện Edison. Morgan và Edison bắt tay vào làm việc ngay, biến một toà nhà ở vùng hạ Manhattan thành trung tâm phát điện đầu tiên của thế giới, một kỳ quan công nghệ cao chứa đầy các máy phát điện cỡ lớn đủ sức thắp sáng hàng ngàn ngôi nhà.

Ý tưởng ban đầu là từ trạm trung tâm này sẽ sản xuất dòng điện trực tiếp đến mọi nơi, nhưng đồng thời cũng cần phải có phương thức truyền tải điện đi. Tương lai của điện không phải chỉ là sự ảo tưởng. Nó là năng lượng, và năng lượng thì phải truyền tải mới đi xa được.

Công nhân của Edison làm việc suốt ngày đêm để hoàn thành một mạng lưới dài trên 24 km. Họ lắp đặt hơn 30 km dây đồng, kết nối trạm phát của Edison tới hàng trăm ngôi nhà và công ty ở New York. Hệ thống lưới điện của Edison trở thành khuôn mẫu cho cách thức truyền tải điện ở nước Mỹ

Nhờ có trạm phát điện của Edison được xây dựng và vận hành, bình minh của kỷ nguyên mới đang đến. Thành phố lần đầu tiên sáng ngời. Và sau đó không lâu, hệ thống tải điện của Edison bao phủ một nửa Manhattan. Các tuyến đèn đường điện ở đại lộ và các ngôi nhà xuyên suốt New York lách tách tiếng điện.

Edison có một ý tưởng lớn rằng: "Chúng ta có thể xây các trung tâm phát khổng lồ và như vậy thì điện sẽ rẻ cho tất cả mọi thành phần xã hội." Thật là một ý tưởng tuyệt vời. J.P. Morgan và Thomas Edison có khả năng thu về bộn tiền.

Nhưng thành công của họ lại là tin dữ cho người đàn ông quyền lực nhất đất nước. Cho đến hiện tại, John Rockefeller hầu như chưa bị thách thức trong việc cung cấp ánh sáng đến từng ngôi nhà. Nhưng càng ngày hệ thống tải điện của Edison càng được mở rộng, ông nhận ra đế chế dầu hoả của mình đang gặp nguy. Cứ một ngôi nhà sử dụng điện của Edison là John Rockefeller mất đi một khách hàng.

Những người khổng lồ vĩ đại của cuối những năm 1800, như Rockefeller, họ thường có xu hướng nhẫn tâm. Họ chỉ quan tâm đến việc thống trị thị trường, và làm mọi cách họ có thể để bành trướng thị phần của mình với mục đích là đảm bảo lợi nhuận của họ. Các nhà tư bản công nghiệp thời bấy giờ đơn thuần chỉ là nhà tư bản. Họ chỉ chăm chăm làm giàu, và họ muốn xây dựng thứ gì đó trường tồn.

Như Rockefeller muốn Standard Oil của mình là công ty dầu lớn nhất thế giới. Rockefeller phát động một chiến dịch truyền thông chống lại điện. Ông mô tả công nghệ mới này là nguy hiểm, thậm chí gây chết người, rồi từ đó cảnh báo sẽ có hàng loạt các sự cố bị điện giật và các đám cháy ngoài tầm kiểm soát.

Rockefeller biết rằng nếu ông có thể làm dân chúng hoảng sợ với điện, dầu hoả sẽ tiếp tục là nguồn sáng chủ yếu. Nhưng John D. Rockefeller sẽ chỉ là mối lo ngại thứ yếu cho Morgan.

Một đối thủ cạnh trạnh xuất hiện.

- Thưa quý ông và quý bà, xin giới thiệu Nikola Tesla!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một cuộc chiến về tương lai của điện đang đến, và J.P. Morgan có thể là người đầu tiên hứng chịu tổn hại. Những thay đổi lớn của nước Mỹ khiến cho cách thế giới nhìn đất nước này thay đổi. Ở những nơi từng là thất bại, thì giờ đây các phát kiến đang dẫn dắt đất nước vào một thời đại mới. Đường sắt, dầu, và thép đã tái thiết đất nước, và điện đang tạo ra các tiến bộ vượt bậc.

Âm mưu muốn chiếm ngôi vị người đàn ông thắp sáng nước Mỹ từ tay John D. Rockefeller của J.P. Morgan đã dẫn ông tới hợp tác với Thomas Edison để thành lập nên một trong những công ty điện đầu tiên, và cùng nhau, họ cấp điện cho vô số ngôi nhà ở New York.

Các phát minh, những thứ mà hầu như xuất hiện từ hư vô, đòi hỏi tầm nhìn phải xa và có sự hỗ trợ to lớn từ ban lãnh đạo, vì đó là những bước nhảy vọt vĩ đại. Nếu lãnh đạo không chấp nhận phát minh đó và thực sự không biết nắm lấy và sở hữu nó, thì phát minh đó sẽ không thành hiện thực.

Morgan đã đi ngược lại lời khuyên của bố ông qua việc giúp đỡ Edison, nhưng ông vẫn duy trì một quy tắc ông học được.

- Bao nhiêu người đang cạnh tranh với anh, Edison?
- Không có gì đáng phải để tâm.

Edison đang phớt lờ khả năng của thách thức lớn nhất đối với thiết kế điện của ông, và nó lại xuất phát từ chính phòng thí nghiệm của ông.

Tập sự của ông, Nikola Tesla

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nikola Tesla, từ khi còn rất trẻ đã bị ám ảnh bởi điện. Và khi lần đầu ông gặp Thomas Edison, ban đầu thì ông thần tượng Edison...

- Ngài Edison.
- Có gì sao?
- Tôi băn khoăn không biết liệu ngài có thể xem qua thiết kế động cơ AC của tôi không.
- Không ai quan tâm thiết kế của cậu đâu, Tesla.
- Dòng điện xoay chiều không an toàn, vì vậy mà ta mới phải sử dụng dòng một chiều.

Tesla đã phát triển một dạng mới của điện được biết đến là "dòng xoay chiều", hay "AC". Nhưng Edison tin rằng dòng AC có điện thế cao nguy hiểm hơn nhiều dòng điện một chiều chuẩn mà ông tạo ra. Edison có lẽ coi Tesla chỉ là một nhân viên trẻ.

Dù gì thì Edison nổi tiếng thế giới, còn Tesla chỉ là một trong nhiều chàng trai trẻ thông minh làm việc cho ông, và việc Tesla phát triển AC không là vấn đề gì với Edison, vì Edison xem bản thân là người thực sự giải quyết vấn đề điện này và thương mại hoá nó.

- Gì đây?
- Đơn xin nghỉ việc của tôi.
- Sẽ không có ai tuyển cậu đâu.
- Tôi sẽ thành lập công ty của riêng mình.
- Chúc cậu may mắn kiếm được người đầu tư.


Giờ đây được tự do theo đuổi lý tưởng của bản thân, Tesla bắt đầu tìm kiếm nhà đầu tư tài trợ cho công nghệ AC của mình. Ông tìm được George Westinghouse, một nhà phát minh làm kinh doanh.

- Khi từ trường chuyển động, thì động cơ quay theo. Tự động cơ cấp điện cho nó.
- Cậu nghĩ truyền tải AC được bao xa? Ý tôi là, tiềm năng của nó cỡ nào?
- Chỉ cần xây một nhà máy phát điện, thì đủ cung cấp điện đến vùng phía đông của nước Mỹ.
- Thế thì quá tuyệt vời.


Morgan và Edison có thể là người thắp sáng điện cho New York, nhưng Westinghouse và Tesla tin rằng năng lượng tuyệt vời dòng xoay chiều đem lại thì hiệu quả hơn. Tesla du hành khắp đất nước, biểu diễn với xung điện AC qua người mình. Các buổi trình diễn thành công khiến nhu cầu thành lập các trạm phát điện Westinghouse tăng cao. Những người hiểu được khoa học điện nhận ra rằng Tesla là người khổng lồ mới, và là một đối thủ ghê gớm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


J.P. Morgan bỗng dưng thấy mình trong một tình thế không hề dễ chịu. J.P. Morgan đặt cược mọi thứ vào Thomas Edison. Nhưng theo thời gian cuộc chiến giành cấp điện cho đất nước nóng dần lên, áp lực Morgan đặt lên vai Edison đã đẩy ông vào con đường đen tối.

Những tiến bộ của nước Mỹ trong 3 thập kỉ qua khiến ai cũng phải choáng ngợp. Đường sắt thay cho đường xe ngựa kết nối đất nước, và các thành phố của đất nước cao ngất trời nhờ thép. Đầu tiên là dầu hoả biến đổi màn đêm, và bây giờ, sắp tới là điện thắp sáng mọi ngôi nhà.

Chỉ có John D. Rockefeller là không để cho J.P. Morgan và Thomas Edison tự tung tự tác. Ông quyết tâm giữ cho dầu hoả dẫn đầu trong trò chơi ánh sáng này. Ông bắt đầu một chiến dịch để ngăn chặn điện trước khi nó đủ lực tiến, mặc dù có thể ông đã đánh giá thấp sức hấp dẫn của năng lượng mới mẻ kì diệu này.

J.P. Morgan có nhiều thứ phải lo lắng hơn là Rockefeller.

Bố của Morgan luôn dặn ông phải tránh cạnh tranh bằng bất cứ giá nào. Và giờ ông và Thomas Edison mắc kẹt trong cuộc chiến nảy lửa xem cái nào sẽ trở thành loại điện thống trị thị trường. Nikola Tesla đã phát triển thành công một cách tải điện hoàn toàn mới, và công nghệ của ông đe doạ huỷ diệt mọi thứ mà Morgan và Edison xây dựng.

Công nghiệp điện hiện đang có hai hệ thống đối nghịch nhau: xoay chiều và một chiều. Thế giới này chỉ có chỗ cho một. Nếu Morgan thua, ông có thể sẽ mất danh tiếng và địa vị của mình. Morgan tăng sức ép đối với Edison, bắt Edison phải loại bỏ cạnh tranh bằng mọi giá.

Cảm thấy được sức ép của Morgan trên vai, Edison lao vào nhiệm vụ chứng tỏ rằng dòng một chiều của ông là dạng điện an toàn nhất. Cuộc chiến về dòng điện này là mặt tối của Thomas Edison. Chiến thuật mà Edison sử dụng là thuyết phục công chúng rằng dòng xoay chiều gây chết người.

Đây là một mặt của Edison mà ta thường không thấy. Ông bắt đầu sử dụng dòng xoay chiều của Tesla trong một loạt các chứng minh, hi vọng làm dân chúng sợ năng lượng của AC. Edison dùng mọi loại thủ đoạn tồi tệ nhất hòng cố gắng làm mất uy tín AC. Ông giết các con vật trước mắt người xem. Nhưng không có gì xem ra ngăn cản được sự nhiệt tình công chúng dành cho dòng điện mạnh hơn của Tesla.

Trong lúc tuyệt vọng tìm cách làm hài lòng Morgan. Edison thở phào nhẹ nhõm khi nhận được một bức thư có thể là cơ hội cho ông. Một nhà tù ở New York đang tìm kiếm một phương thức tử hình thay cho phương thức treo cổ. Rất nhiều người tin rằng phương thức treo cổ thời Trung cổ này là độc ác và vô nhân tính. Điện có thể là phương án thay thế hữu hiệu.

Thiết kế Edison hình dung ra khá đơn giản, nhưng mang tính mới mẻ. Edison rất vui mừng giúp đỡ phát triển một loại ghế điện, miễn là ghế điện đó sử dụng nguồn phát dòng xoay chiều Westinghouse. Edison tập trung mọi sự chú ý của phòng thí nghiệm vào việc phát triển chiếc ghế điện đầu tiên của thế giới.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đây là cơ hội hoàn hảo để chứng minh rằng AC của Tesla là cực kì nguy hiểm......thậm chí gây chết người. Nhà tù mời báo giới đến chứng kiến buổi trình diễn rợn người không tưởng tượng được.

Buổi tử hình đầu tiên trên thế giới... ...bằng điện.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


- Sẵn sàng chưa?
- Rồi.
-Tạm biệt, William.
- Cậu ấy chết rồi.
- Cậu ấy chảy máu kìa.
- Cậu ta còn thở.

- Tôi bệnh mất.
- Cơ bản mà nói họ nướng sống người này.
- Họ làm hỏng buổi tử hình.


Hành động khủng khiếp này lại gậy ông đập lưng ông đối với Edison. Công chúng không hề liên kết AC tới Tesla. Tất cả những gì họ nhớ là điện được sử dụng để giết người. Và Edison đứng sau vụ này. Danh tiếng của ông bị tổn hại nặng nề.


J.P. Morgan thì còn phải chịu số phận thảm khốc hơn. Morgan dấn thân thực hiện mong muốn trở thành một nhà cách tân huyền thoại. Nhưng giờ đây mong ước đó đã sụp đổ. Edison đã rơi vào đúng con đường mà John Rockefeller mong muốn. Con đường chứng minh điện rất nguy hiểm và gây chết người. Morgan biết rõ nếu thu hồi vốn đầu tư vào Edison thì ngành điện sẽ sụp đổ hoàn toàn. Và sẽ chỉ còn Rockefeller ở đỉnh cao của trò chơi ánh sáng này. Nhưng mặc kệ sự phản đối của bố ông... ...Morgan vẫn tin rằng điện chính là tương lai.

Và không lâu sau, tin tức về một dự án mới đã thắp lại ngọn lửa khát vọng của ông. Một dự án sẽ xoá vết nhơ thí nghiệm của Edison......và khôi phục niềm tin của công chúng về ngành điện.

Dự án nhà máy thủy điện ở thác NIagara

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhà máy điện lớn nhất thế giới đang được xây dựng. Và 1300 con người đang đào một đường hầm đồ sộ dài 4 km vào nền đá. Một khi hoàn thành, sức nước của thác chảy sẽ tạo ra một năng lượng không tưởng khoảng 120.000 mã lực. Nhiều hơn tất cả lượng điện được sản xuất xuyên suốt đất nước... ...cộng lại. Niagara là một bước ngoặt lịch sử của ngành điện. Nó không những cho thấy truyền tải điện đi xa là khả thi mà còn là thực tế.

Trạm phát điện Niagara đủ sức cấp điện thắp sáng toàn bộ vùng Đông Bắc. Việc lợi dụng một nơi cực kì nổi tiếng có sức nước mạnh phi thường thế này và khai thác sức mạnh đó cho điện sẽ cho thế giới thấy rằng đây là điều có thể thực hiện bất cứ đâu. Nhưng Công ty Điện lực Niagara vẫn chưa quyết định ai sẽ cung cấp điện cho máy phát......DC của Morgan và Edison hay AC của Tesla.

Trạm phát điện lớn nhất thế giới này sẽ là một lá bài làm thay đổi toàn bộ cục diện trận đấu. J.P. Morgan biết rằng đây chính là cơ hội để ông tạo ra đế chế ông hằng mong muốn. Nhưng ông cũng cân nhắc rằng để có hợp đồng cấp điện cho Niagara sẽ đòi hỏi một số tiền lớn đầu tư.

Một số tiền mà bố ông sẽ không bao giờ cho phép. Morgan rối như tơ vò suy nghĩ nước đi kế tiếp... ...thì bi kịch ập đến. Bố ông gặp phải tai nạn xe ngựa khủng khiếp. Junius Morgan qua đời do bị thương quá nặng. Giờ J.P lên nắm quyền điều hành Triều đại Nhà Morgan. Đế chế của họ Morgan có vô số khoản đầu tư kinh doanh vào đường sắt, bất động sản, hàng hải, sản xuất... ...và điện. Bố ông qua đời đồng nghĩa không gì ngăn cản Morgan được nữa.

Junius qua đời là môt cú sốc rất lớn đối với Morgan. Nhưng đồng thời nó cũng là sự giải tỏa phần nào, vì sau khi bố qua đời ông được là con người mình mong muốn. Sự tự do đó giúp ông nhận ra tiềm năng thực sự theo khía cạnh nào đó. Mạng lưới của Morgan đáng giá hơn 4 lần tài sản bố ông.

Và ngay lập tức ông có được hàng trăm triệu đô-la. Morgan tính sử dụng số tiền đó để có được hợp đồng Niagara. Chọn đúng thời điểm là tất cả trong kinh doanh. Ai cũng muốn mình là người tiến đầu tiên.

Ai cũng muốn sở hữu thứ vượt trội tương thích tương đối, hoặc thứ mới mẻ, vượt trội. Bạn phải chọn đúng lúc, đúng thời. Chọn thời trong kinh doanh cũng như nắm bắt cơ hội trong cuộc sống vậy. Nó có lẽ quan trọng tương đương các yếu tố đơn lẻ khác. Việc xây dựng trạm điện Niagara vẫn tiếp tục với cường độ khắc nghiệt. Các công nhân sắp hoàn thành việc lắp đặt đường ống dài 4 km.

Và sẽ không còn lâu trước khi nước đổ vào đó... ...làm quay các tua-bin to cỡ ngôi nhà. Morgan hiểu rõ để có được hợp đồng đó, ông cần phải loại bỏ đối thủ của mình. Công ty của Tesla và Westinghouse đang tiến triển tốt với dòng điện xoay chiều.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhưng sau khi công ty nhanh chóng được mở rộng thì Westinghouse lại ngập đầu trong núi nợ. J.P. Morgan nhìn thấy cơ hội. J.P. Morgan có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường chứng khoán khi thị trường vận hành thất bại. Trong trường hợp của George Westinghouse, công ty của ông rất nhiều lần mất giá trên thị trường chứng khoán do ảnh hưởng của Morgan.

Morgan lợi dụng sự suy thoái trong kinh tế. .......phát động một chiến dịch bẩn thỉu nhằm đẩy giá cổ phiếu của Westinghouse xuống. Ảnh hưởng của ông lên phố Wall rất lớn, khiến tác động của chúng mang tính phá huỷ ghê gớm. Trong vài tuần kế tiếp, các nhà đầu tư liên tục bán cổ phiếu của Westinghouse, khiến giá trị công ty rớt thê thảm.

Chỉ trong vòng vài ngày, công ty suýt nữa phá sản. Không kiếm ra cách nào kêu gọi tài trợ, Westinghouse sẵn sàng chấp nhận thua cuộc.

- Tesla, lý do tôi ở đây là để báo với cậu rằng công ty của tôi đang bên bờ vực phá sản.
- Ông có thiết kế động cơ AC của tôi mà. Sẽ kêu gọi tài trợ được thôi.


Thực tế là ngược lại.

- Không ai chịu cho tôi mượn tiền vì vấn đề tiền bản quyền của phát minh đó.
- Ích lợi mà nền văn minh này hưởng được từ hệ thống điện đa pha của tôi có ý nghĩa nhiều với tôi hơn số tiền được đầu tư. Ngài Westinghouse, ngài sẽ cứu được công ty của mình để phát triển phát minh của tôi. Đây là bản hợp đồng, và tôi sẽ xé nát nó. Và ngài sẽ không còn gặp bất cứ vấn đề gì với tiền bản quyền phát minh của tôi.
- Cám ơn cậu, Nikola.


Tesla giao Westinghouse quyền điều khiển AC, và tử bỏ mọi quyền sở hữu phát minh.

Nhờ đó tiền đầu tư rót vào liên tục. Và Điện lực Westinghouse lại tiếp tục tồn tại. Westinghouse biết rõ để đánh bại được Morgan, ông phải đi một nước cờ táo bạo. Và không lâu sau đó, ông có được cơ hội hoàn hảo.

Chicago sắp tổ chức một trong những sự kiện tầm cỡ thế giới... Hội chợ Thế giới.Các nhà tổ chức muốn sự kiện là nơi trưng bày hoành tráng nhất từng được thấy cho công nghệ. Họ quyết định thắp sáng suốt sự kiện bằng điện. Chính quyền và nhà tổ chức Hội chợ Thế giới ở Chicago năm 1893 muốn có một thành phố hoàn toàn chạy điện.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Họ muốn có sự vượt trội về công nghệ. Họ mời các công ty đến thầu hợp đồng cấp điện cho hội chợ. Morgan cho rằng ông và Edison chắc chắn sẽ có được hợp đồng này. Nhưng Westinghouse lại có kế hoạch khác. Ông quyết liệt bỏ thầu dự án rẻ hơn... ...chắc nịch rằng ông có thể thắp sáng hội chợ với giá ít hơn một phần tư Morgan và Edison thầu.

Nước đi táo bạo giúp ông có được hợp đồng, và Westinghouse và Tesla ngay tức khắc bắt tay vào làm việc nối dây khắp hội chợ. Và cuối cùng, vào đêm khai trương, với mọi con mắt trên thế giới tụ tập về Chicago này, họ bật công tắc. Hơn 200 nghìn bóng đèn ngay tức thời đã được thắp sáng. 27 triệu người đến với hội chợ đã chứng kiến một thế giới được điện hoá.

Việc đó có tác động rất lớn, giúp tiếng tăm công nghệ lan truyền. Mọi người nhận ra rằng một tương lai điện đang đến rất gần. Đây là một sự kiện trưng bày lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới. Và nó được cấp điện bởi dòng điện xoay chiều của George Westinghouse và Nikola Tesla.

Hội chợ mãi mãi là minh chứng cho sự an toàn và khả năng đứng vững của AC. Buổi trình diễn ấn tượng của Westinghouse và Tesla còn đem đến một kết quả khác. Đã có quyết định ai sẽ là người cấp điện cho trạm Thác Niagara.

Hai bức thư được gửi đi... ...nhưng chỉ một người sẽ có được hợp đồng. Nếu như bạn thực sự không đang cố gắng chỉ tạo ra một công ty, mà tạo ra cả một ngành công nghiệp mới và thay đổi cơ bản thế giới, bạn phải tin vào ý tưởng và theo đuổi nó qua mọi gian khó bởi vì con đường sẽ không bằng phẳng.

J.P. Morgan đã đầu tư hàng triệu đô-la vào ngành công nghiệp điện... ...mong thay thế được John D. Rockefeller với cương vị là người thắp sáng nước Mỹ......và Nhà máy điện Niagara có thể cho ông cơ hội điều khiển tương lai của điện. Bất cứ ai có được hợp đồng ấy sẽ sở hữu công ty điện ưu việt nhất... không chỉ của nước Mỹ, mà là của thế giới.

Nhà máy ở thác Niagara đã ra quyết định. Và hai bức thư được gửi đi. Nhưng chỉ có một người chiến thắng.

Một bước ngoặt đầy bất ngờ... ...George Westinghouse thắng thầu dự án điện của nhà máy.

J.P. Morgan bị hạ bệ một cách trầm trọng. Giấc mơ xây dựng một ngành công nghiệp mới hoàn toàn của ông đã sụp đổ. Cố gắng tạo dựng tiếng tăm riêng cho mình... ...đã bị huỷ hoại.

Chỉ là đồ chơi trong mấy lễ hội và hội chợ.
Còn con thì như thằng ngốc bị chơi một vố.


Bỗng ông nhận ra rằng có thể bố ông nói đúng. Nhưng không bao giờ sẵn sàng chấp nhận thất bại... J.P. Morgan thấy mình phạm sai lầm là tài trợ cho Thomas Edison. Morgan cương quyết giành được quyền điều hành ngành công nghiệp điện. Và ông sẽ làm theo cách của nhà Morgan.

Nếu như bạn là cái gai trong mắt ông, hay ông thèm muốn công ty bạn, hay là công nghệ mà công ty bạn sở hữu, bạn sẽ không muốn mình ở trong tình thế đó đâu.

Morgan quay lại với các bài học bố dạy cho ông. Ông định ép cuộc chiến thành sự quy phục. Ông bắt đầu cuộc tấn công bằng việc đuổi theo Westinghouse, và mọi thứ ông ấy sở hữu... ...kể cả bằng sáng chế AC của Tesla.

- Chúc mừng anh, Westinghouse.
- Tôi nghe rằng anh thắng thầu hợp đồng thác Niagara.
- Tôi sẽ đưa anh ra toà vì vi phạm quyền sở hữu phát minh thiết kế AC.
- Tôi muốn khởi kiện một vụ sẽ tốn cả triệu của anh... một vụ mà anh chắc chắn sẽ thua kiện; bởi vì anh không có đủ nguồn lực để theo đuổi một vụ kiện như thế này... và anh sẽ thất thế.

- Anh muốn gì?
- Anh biết rõ câu trả lời mà.


Westinghouse không có lựa chọn nào khác ngoài việc đáp ứng yêu cầu của Morgan. Biết rõ chi phí của vụ kiện có thể khiến ông phá sản, ông buộc phải kí giao bằng sáng chế điện xoay chiều của Tesla. Nhưng Morgan không dừng ở Westinghouse. Do không có được hợp đồng Niagara, công ty Morgan thành lập cùng Thomas Edison sụp đổ. Và điện DC của Edison như là một thất bại. Thomas Edison có thể nói là nhà phát minh tài ba nhất mà nước Mỹ từng có. Và như bao nhiêu người tài ba khác, ông cũng có thể đưa ra các lựa chọn sai lầm tầm cỡ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Như Morgan lo lắng, chỉ có một cách để sửa chữa Điện lực Edison. Ông sẽ tái cơ cấu công ty. Và bước đầu tiên là loại bỏ Thomas Edison. Morgan mua lại toàn bộ cổ phần của cổ phiếu Điện lực Edison... cho đến khi ông giành được quyền điều hành tuyệt đối công ty. Giờ cứ quên chuyện Niagara, và Điện lực Tổng hợp Edison sẽ tiến tới những thứ tuyệt vời hơn.

Tên công ty đã đổi thành... Điện lực Tổng hợp-GE

Công ty điện lực mới của Morgan... Điện lực Tổng hợp... nhanh chóng trở thành một trong những tập đoàn lớn mạnh nhất địa cầu... ...trị giá khoảng 50 triệu đô-la, hay khoản tương đương hiện tại là trên 1 tỷ đô-la. Không còn Edison nữa, Morgan chuyển công ty thành điện AC. Loại chuẩn ngày nay vẫn sử dụng.

Với Điện lực Tổng hợp, bạn có thể thấy ngay rằng họ đang xây dựng một công ty lớn và thứ gì đó sẽ thay đổi thế giới này. Nhờ thành lập Điện lực Tổng hợp, J.P. Morgan đã thống nhất ngành công nghiệp điện. Y như ông đã làm với đường sắt và Phố Wall. Đó là một nước đi ông học từ bố ông. Một nước đi mà J.P. Morgan giờ lĩnh hội thành của riêng mình.

Luôn có một lý do tại sao bạn không làm được gì đó, nhưng nếu sâu bên trong bạn nó là điều bạn cực kì khao khát, thì bạn sẽ nắm lấy cơ hội, đo lường thời cơ và đến được nơi bạn muốn.

Cùng với Rockefeller và Carnegie, J.P. Morgan gia nhập vào hàng ngũ những con người quyền lực nhất nước Mỹ. Nhưng Morgan càng tiến tới đỉnh cao nhanh bao nhiêu thì ông lại càng tham lam nhiều hơn. Và vì quyền lực của ông gia tăng... ...các đối thủ của ông buộc phải thay đổi cho phù hợp.

Nước Mỹ là quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới. Kết nối bởi đường sắt, cung cấp nhiên liệu bởi dầu, và xây dựng bằng thép. Đất nước đã trở thành đấu trường cho các phát kiến mới kì diệu.

Điện đang biến đổi thế giới. Và với Điện lực Tổng hợp, J.P. Morgan là người lãnh đạo không đối thủ trong ngành điện... ...đầu tư hàng triệu đô-la để xây dựng các trạm phát từ bờ biển này đến bờ biển khác. Và lần đầu tiên đưa điện đến với mọi người. Nhưng J.P. Morgan không hề muốn yên thân ở một ngành công nghiệp. Ông muốn sở hữu tất cả.

Với cương vị là lãnh đạo ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới, Morgan sở hữu quyền lực không ai sánh được. Và để có được ảnh hưởng to lớn, ông đã trở về với cách cũ của mình. Chỉ khác giờ đây ông đưa Triều đại nhà Morgan lên một tầm khác. Tầm với của Morgan rất rộng trong công nghiệp nước Mỹ.

Ông trở thành nhân vật được kính trọng nhất, đáng tin cậy nhất và kỳ vọng nhất, không phải vì uyền lực và gia sản ông nắm giữ, mà vì tính cách của ông ấy. Sau hai năm khủng hoảng, Kho bạc nước Mỹ tiến rất gần tới phá sản. Và chỉ có một người chính phủ có thể nhờ cậy được. J.P. Morgan được gọi tới Washington để trợ giúp.

Chúng ta coi những giám đốc ngân hàng ngày nay là những kẻ tham lam như găng-xtơ làm ngân hàng vậy. Morgan có thể là một trong những kẻ tham lam nhất, nhưng ông đồng thời cũng có mặt tốt này, mà theo mặt này thì "Tôi có lòng tin vào con người, tôi có lòng tin vào đất nước, và tôi sẽ cho đất nước vay."

Morgan cho vay một khoản trị giá trên 100 triệu đô-la, khoảng 3 tỷ đô-la ngày nay để cứu vớt chính phủ liên bang. Cứu nền kinh tế nước Mỹ khỏi tình cảnh sụp đổ hoàn toàn. J.P. Morgan đích thực là giám đốc ngân hàng của nước Mỹ.

Quyền lực Morgan mới có được là một gáo nước lạnh lớn dội vào đối thủ đang yên giấc. Họ xem Morgan là mối đe dọa cần phải xử lý. Trước khi ông xử lý họ. John Rockefeller chưa bao giờ cảm thấy sức ép giữ đế chế của mình nguyên vẹn như thế này. Mặc dù ông đã cố gắng hết sức ngăn chặn......nhưng điện đã trở thành xu thế chủ đạo.

Để giữ cho Standard Oil có lời được, Rockefeller cần phải tìm ra một sản phẩm thay thế dầu hoả. Và câu trả lời có thể ngay trước mắt ông từ trước tới giờ.

- Chỉ cần trên 100 độ thì sẽ có hỗn hợp các chất an-kan. Tiếc là không sử dụng hỗn hợp đó làm gì được.
- Tại sao lại không?
- Dễ bay hơi.

Rockefeller nhắm đến một sản phẩm phụ của quá trình lọc dầu mà nhiều năm trời không ai để ý đến.

Dòng chảy cực kì dễ cháy này ngấm vào trong lòng đất, và làm ô nhiễm các con sông. Chất độc hại đó được gọi là xăng......và đến lúc đó, vẫn chưa có ai tìm ra cách sử dụng nó.

Rockefeller thuê một đội ngũ các nhà khoa học để tìm ra cách sử dụng loại chất độc hại này. Đầu tiên, họ tạo ra các sản phẩm nhỏ... ...như là sáp ong tổng hợp, và nhớt. Nhưng Rockefeller ngày càng tin rằng xăng có một tiềm năng lớn hơn.

Việc chế tạo ra một loại động cơ mạnh mẽ hơn dẫn đến sự phát triển của động cơ đốt trong. Đặc tính dễ cháy khiến xăng cực kì nguy hiểm, nhưng cũng lại là sự lựa chọn hoàn hảo để làm nhiên liệu cho động cơ. Nhưng ngay lúc Rockefeller thấy được tương lai ngành dầu khí.

Một mối đe dọa từ bên ngoài xuất hiện.

- Tôi sẽ đập tan những kẻ độc quyền này!

...người này có thể huỷ hoại toàn bộ những gì ông... và cả đối thủ của ông... đã gây dựng nên.

- Nghe thấy tôi chưa Carnegie?
- Nghe chưa hả Rockefeller?


Sắp bước sang thế kỉ 20. J.P. Morgan và John Rockefeller mắc kẹt trong trận chiến giữa điện và dầu hoả. Đối thủ của họ, Andrew Carnegie, không tham dự trận chiến này. Ông vẫn âm thầm mở rộng đế chế thép của mình, xây dựng nó lớn mạnh hơn bao giờ hết. Carnegie ký các hợp đồng với Hải quân Mỹ để cung cấp thép cho tàu chiến. Những hợp đồng đó ghi tên ông trở thành nhà thầu quân sự đầu tiên của nước Mỹ

Các biểu tượng của kinh doanh vĩ đại... không phải vấn đề là chúng đáng giá trăm triệu đô-la, hay tỷ, hay ngàn tỷ đô -la, mà là chúng đẩy xã hội tiến lên. Không cần biết động lực là gì, hay sản phẩm là gì, họ... sự tồn tại của họ và tham vọng thành công, quyền lực, tiền tài, danh tiếng của họ... đẩy chúng ta tiến tới

Thành phố New York.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ở đây, những năm cuối thế kỷ 19, J.P. Morgan sắp sửa đưa kinh doanh lên một tầm cao mới. Ông bắt đầu tìm kiếm các cách khác để kiếm ra tiền. Dựa vào hình mẫu kinh doanh của bố ông, Morgan tạo ra một chiến thuật cực kì mới mẻ, nó được biết đến là "hình thức Morgan".

"Hình thức Morgan", thực tế là chiếm lấy những công ty đang đối đầu nhau, đưa chúng lại với nhau, và điều hành công ty theo một cách mà cạnh tranh giảm, lợi nhuận tăng. Nói cách khác, đó là cố gắng áp đặt luật lệ lên những ngành công nghiệp cạnh tranh nhau dữ dội này.

Morgan bắt đầu tái cơ cấu các công ty trong mọi ngành trong toàn đất nước. Sa thải công nhân và loại bỏ các thành phần không hiệu quả. Trong khi đó vẫn đặt lợi nhuận lên hàng đầu. Và các đối thủ của Morgan cũng nhanh chóng tiếp cận phương thức tương tự.

Những mặt tối... lòng tham, khát vọng, những kẻ mơ mộng, những điều về nhà kinh doanh, nhìn kĩ vào những mặt đó, bạn có thể sẽ không thần tượng họ như bạn từng thần tượng họ sau sự thanh công nào đó.

Carnegie và Rockefeller cũng bắt đầu áp dụng "hình thức Morgan" cho công ty họ. Tối đa hoá lợi nhuận bằng cách cắt giảm nhân công. Những ai còn việc làm... ...buộc phải làm việc nhiều giờ hơn. Lương thấp hơn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Những gì chúng ta thấy trong thời kì hoàng kim của tư bản chủ nghĩa là không có ai giám sát mọi thứ. Điều kiện làm việc của công nhân trên đất nước trở nên cực kì tệ hại... ...cũng như việc đi làm đối với người Mỹ, trở thành một công việc nguy hiểm.

Bạn có nhóm công nhân hoặc thậm chí là những người thất nghiệp chịu khổ một thời gian dài. Họ nhận lương rất thấp, nếu may mắn trong khoảng thời gian này, thì trên đồng lương chết đói một chút, rất nhiều người như vậy.


Sự gia tăng phân biệt giàu nghèo trong khoảng thời gian này gây bất công xã hội tăng cao. Cái cách mà người ta định nghĩa xã hội là có và không có, giàu sụ, những gã bên quỹ đầu tư, và những người cố gắng trả thế chấp. Chưa bao giờ có tình trạng như những gì diễn ra ngày xưa, bạn biết đấy, công nhân thực sự bị ngược đãi. Khoảng cách giữa giàu và nghèo tiếp tục lớn dần...với mức độ không thể hình dung.

Trong khi công nhân phải oằn mình ra làm...thì lợi nhuận của Carnegie, Morgan, và Rockefeller tăng không ngừng.Đối với hàng triệu công nhân khắp đất nước, những người khổng lồ công nghiệp là biểu tượng cho mọi thứ sai trái ở nước Mỹ. Cơn giận dữ sôi sục trong lòng công nhân nhanh chóng bùng nổ. Với năm bầu cử cận kề, một chính trị gia đến từ Nebraska đang thay đổi sự thất vọng của công chúng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


- Tôi sẽ đập tan những kẻ độc quyền đó.
- Và nhắm vào những con người giàu nhất nước Mỹ.
- Nghe thấy tôi chưa Carngegie?
- Nghe chưa hả Rockefeller?


William Jennings Bryan là một thế lực chính trị nổi lên đang thu hút đông dân chúng lao động... và ông thề rằng sẽ chấp dứt sự độc tài trong đất nước. Lời hứa của Bryan về một sự thay đổi lại là tin chẳng lành cho những người đứng đầu các hệ thống thương mại nước Mỹ. Đối với nhiều người thì những tập đoàn lớn, tiền nhiều, như Standard Oil, đang giành quyền kiểm soát đất nước thay vì chính phủ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Từ đây nổ ra nhiều phong trào tiến bộ. Và phần quan trọng của nền móng phong trào đó là xây dựng luật chống độc quyền. Không chỉ xây dựng luật, mà phải truy tố những kẻ độc quyền. Rockefeller, Carnegie, và Morgan tốn bao nhiêu công sức xây dựng đế chế của mình từ số không. Họ sẽ không để một chính trị gia có uy tín huỷ hoại đế chế của họ.

Nhưng người dân lao động thì nguyện một lòng chống lại họ. Và trong khi Bryan bắt đầu chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng...những người khổng lồ biết rằng chặn ông không phải là dễ. Họ nghĩ ra một kế hoạch táo bạo, chưa ai từng thử bao giờ. Nhưng có một vấn đề... ...để thành công, họ không thể làm một mình.

Lần đầu tiên trong lịch sử, những con người quyền lực nhất nước Mỹ...tạm gạt chuyện cạnh tranh sang một bên...để hợp tác với nhau. Họ sẽ cùng nhau lập nên một Tổng thống Hoa Kỳ...

...CHO RIÊNG MÌNH.

Tái thiết sau cuộc Nội Chiến đẫm máu, nước Mỹ đã phát triển trở thành một trong những cường quốc trên thế giới. Được dẫn dắt bởi một nhóm người kiệt xuất, nước Mỹ đang tạo dựng một tương lai tốt hơn. Vanderbilt không từ thủ đoạn nào để kết nối nước Mỹ bằng đường sắt của mình.

- Họ muốn Chiến tranh, ta sẽ cho họ toại nguyện.

Rockefeller khai thác lòng nhẫn tâm đặc trưng của mình để thắp sáng cho các gia đình khắp đất nước.

Nhưng còn nhà máy lọc dầu ở Pittsburgh thì sao?
Đóng cửa
.

Các thành phố được mở rộng và vươn tới bầu trời nhờ xây dựng dựa trên thép của Andrew Carnegie.

- Chuyện này là không thể thực hiện được.
- Không có gì là không thể cả.


Và dưới sự chi phối của J.P. Morgan, điện bắt đầu cung cấp năng lượng cho đất nước.

- Chào mừng đến kỷ nguyên ánh sáng điện.
- Chúng ta đang ở những ngày đầu của ngành công nghiệp mới.


Chỉ trong vòng 35 năm ngắn ngủi, nước Mỹ lột xác nhanh chóng đến không ngờ. Nhưng những tiến bộ vượt bậc đó cũng có cái giá của chúng.

- Những ai muốn đình công, thì giơ tay lên!

Sự bất bình ngày càng gia tăng...

Bắn!

- Và rất nhiều người… muốn chiếm lại quyền điều hành đất nước nhưng những người khổng lồ quyền lực nhất nước Mỹ tin rằng họ không phải dè chừng bất cứ ai.

Cuộc bầu cử Tổng thống cận kề. Và với nước đi kế tiếp của họ...sẽ làm chấn động thế giới

Sau khi được thừa hưởng và mở rộng đế chế ngân hàng của bố để lại, J.P. Morgan giờ đây là một trong những người quyền lực nhất đất nước. Và chỉ có hai con người khác mới có tầm ảnh hưởng tới quốc gia như ông. Andrew Carnegie và John D. Rockefeller đã là đối thủ của nhau hàng thập kỉ, những cuộc đối đầu đó đã đưa hai người tới đỉnh cao

Tại đỉnh cao của quyền lực, số tài sản mà J.P. Morgan, John Rockefeller và Andrew Carnegie sở hữu tương đương hiện tại là 1 nghìn tỷ đô-la Mỹ. Một số tiền lớn hơn cả tài sản của 40 người giàu nhất còn sống ngày nay. Sự giàu có, sau cùng thì cũng giống hoàng gia. Khác mỗi cách gọi thôi. Họ thật sự điều hành cả đất nước.

Trong khi Carnegie, Rockefeller và Morgan ngày càng giàu lên, những người khác thì phải oằn mình ra sống qua ngày. Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo càng ngày càng lớn. Hơn 90% dân số nước Mỹ sống với số tiền ít hơn 100 đô-la một tháng, còn công nhân bình quân kiếm chưa tới 1 đô-la/ngày...thấp hơn rất nhiều so với mức sống tối thiểu. Điều kiện làm việc trong các nhà máy cực kì tồi tệ. Chỉ trong một năm, cứ 11 công nhân nhà máy thép thì có một người bỏ mạng khi làm việc.

Nước Mỹ hướng tới cuộc bầu cử Tổng thống năm 1896, người nghèo nước Mỹ thì chán chường và tuyệt vọng. Có một người nhìn thấy được cơ hội khai thác cơn giận của công chúng và nhờ đó tiến cử bản thân mình vào Nhà Trắng...Đó là William Jennings Bryan.

Bryan chạy đua vào danh sách ứng cử với lời hứa đem lại bình đẳng cho mọi người, thề rằng mình sẽ là tiếng nói của người nghèo và khơi dậy trận chiến với nhóm người quyền lực của đất nước.

- Liên minh tư bản đó đã xâm phạm đến quyền của nhân dân.
- Làm gì có chuyện một người trung thực kiếm một triệu đô-la chứ.


Ông ấy biến bản thân thành người phát ngôn của dân chúng. Ông ấy là "Thường dân vĩ đại." Ông ấy biết cách tận dụng tình trạng thiếu thốn những thứ thiết yếu trong đời sống của phần lớn người dân Mỹ.

Cộng hoà cố gắng lật đổ và làm mất uy tín những người chính trực thực thi luật pháp và cho phép nhiều kẻ làm những việc làm sai trái

miễn là kẻ đó có đủ tiền. Nền độc quyền, các nhóm độc quyền trở thành mục tiêu công kích của Dân chủ, Chống độc quyền trở thành một tiếng nói chung của tất cả những ai bị những tập đoàn lớn xâm phạm lợi ích.

- Tôi sẽ đập nát những kẻ độc quyền đó.
- Nghe thấy không, Carnegie?

- Nghe thấy chưa hả, Rockefeller?

Sự xuất hiện của Bryan là mối đe doạ lớn nhất mà những người khổng lồ từng đối mặt.Bryan hứa sẽ giải thể công ty của những người khổng lồ và sẽ không nghỉ cho đến khi họ ở sau chấn song sắt.

Đây là William Jennings Bryan tại cuộc họp của Dân chủ mới đây.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


- Hắn ta là một người ủng hộ luật cấm rượu, và là tín đồ sùng đạo của Giáo hội Scotland. Theo hắn thì thuyết tiến hoá của Darwin chỉ là bịp bợm. Hắn là kẻ thủ thù của kim bản vị và là kẻ thù của các doanh nghiệp lớn.

- Việc hắn là đại diện cho Dân chủ là điều chắc chắn.

Hai anh thấy sao? Bên Cộng hoà cũng có ứng viên tốt mà.

- Không ổn.

- Chúng ta phải tạo dựng Tổng thống riêng cho riêng mình.


Khi mà bạn có tiền, bạn biết đấy, bạn sẽ có tiếng nói, khi bạn có một lượng tiền vô hạn, người khác có thể làm gần như tất cả mọi điều

nếu bạn trả tiền cho họ. Tuyệt vọng tìm cách bảo vệ đế chế mà họ mất cả đời xây dựng, những người khổng lồ hỗ trợ toàn bộ cho thống đốc bang Ohio, William McKinley.

Rockefeller, Morgan và Carnegie mỗi người đưa hơn 20 nghìn đô-la cho McKinley. Một số tiền tương đương 20 triệu đô-la ngày nay. Chiến dịch vận động đó là chiến dịch tốn kém nhất trong lịch sử nước Mỹ; và số tiền McKinley chi gấp 5 lần số tiền của Bryan. Nhưng họ không chỉ tài trợ riêng ứng cử viên của họ. Họ có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn và họ không ngần ngại sử dụng sức ảnh hưởng đó. Họ chi phối các báo và điều hành các chiến dịch PR nhằm giúp cho McKinley thắng cử. Việc mua quảng cáo và đăng điều bạn muốn trên báo ngày đó dễ hơn nhiều so với bây giờ. Truyền thông tin tức lúc đó chỉ là một thị trường nhỏ và dễ dàng đưa những tin tức bạn thích tới người đọc hơn ngày nay.

Bryan đánh trả lại. Ông thực hiện chuyến đi vận động tranh cử đầu tiên trong lịch sử. Đến mọi miền đất nước và đối thoại trực tiếp với người dân. Chuyến đi này đã trở thành kiểu mẫu của các chiến dịch tranh cử của Mỹ cho đến ngày nay. Bryan diễn thuyết hơn 500 lần ở các đám đông quần chúng xuyên suốt đất nước. Ông công khai tấn công những người giàu có và quyền lực nhất nước, và hứa sẽ đưa đất nước đến kỉ nguyên mới. Chiến dịch của Bryan ngày càng được ủng hộ, khiến các nhà tư sản công nghiệp hàng đầu quốc gia càng thêm lo sợ.

Rất nhiều ông chủ lớn, các nhà tư sản công nghiệp nhận định, "nếu Bryan mà thắng cử, kinh doanh sẽ trở nên tồi tệ đến mức thà đóng cửa còn hơn. Đảng Cộng hòa tuyên truyền: nếu Bryan mà thắng cử hôm thứ 3 tới, thì hôm sau không cần phải vác xác đến làm việc vì sẽ không còn việc làm nữa."

Vì thế, nếu bạn là công nhân và điều này sẽ gây khó khăn cho bạn, bạn sẽ phải suy nghĩ một cách cẩn trọng...ngay cả khi bạn đã có ý định sẽ bầu cho Bryan, có thể nói là... như là trái tim bạn hướng về Bryan, nhưng túi tiền của bạn sẽ hướng về bên nào?

Và ngày bầu cử đến, cuộc chiến bắt đầu. Phố Wall đối đầu những khu ổ chuột, người giàu đối đầu người nghèo.Một trong những vấn đề của xã hội đang phát triển là... là sự phân hoá giàu nghèo và rõ ràng là chúng ta vẫn tranh cãi về điều đó và bởi nó xuất hiện trong mọi nền chính trị. Liệu việc chỉ có vài người sở hữu tài sản lớn có tốt không, hay phân chia đều cho mọi người sẽ tốt hơn, dù nhìn từ góc độ đạo đức hay kinh tế đều vậy. 90% cử tri đến nơi bầu cử.

Vào những năm này thì bầu cử là việc công khai, một bên là thùng phiếu Cộng hoà và bên kia là thùng phiếu của Dân chủ. Và do thế nên đốc công hoặc người của đốc công có thể thấy bạn bầu cho ai. Vì vậy ộng hoà gây được sức ép nhất định lên công nhân thành phố.

Công nhân có thể đã có quyết định cho riêng mình nhưng sức ép sẽ đảm bảo chiến thắng hơn. Khi thùng phiếu được niêm phong, tương lai của đất nước lơ lửng ở vị trí cân bằng.

Trong 20 giờ dài đằng đẵng, Carnegie, Morgan và Rockefeller...đứng ngồi không yên. Một nhóm người đã tạo dưng nên một đất nước hiện đại, xây dựng các đế chế không tưởng trong lĩnh vực dầu, thép và điện. Nhưng giờ đây, các đế chế đó đang bị đe doạ. Người dân khắp đất nước yêu cầu một sự thay đổi. Họ giận dữ với thứ họ coi như là nhũng nhiễu trong kinh doanh và điều kiện làm việc khắc khổ của công nhân.

Cuộc bầu cử Tổng thống nước Mỹ năm 1896 chính là đấu trường quyết định tương lai của đất nước và những người khổng lồ đã làm mọi thứ họ có thể để đảm bảo cuộc bầu cử sẽ diễn ra đúng ý họ. Trong lúc nước Mỹ tổ chức bầu cử, Andrew Carnegie, J.P. Morgan, và John Rockefeller buộc phải chờ đợi. Rút cục thì, quyết định nằm trong tay của người dân nước Mỹ. Đất nước chia thành 2 phe, viên Dân chủ William Jennings Bryan đại diện cho phía nam và trung tây. Trong khi đó Thống đốc bang Ohio, William McKinley, thì có giới nhà giàu phía đông bắc.

Trong khi phiếu đang được kiểm, toàn nước Mỹ nín thở chờ đợi kết quả.

Và cuối cùng, ai là Tổng thống đã được quyết định. Rockefeller, Carnegie và Morgan đã né được một viên đạn. Đất nước sẽ tiếp tục chịu sự điều hành của họ.

Với việc McKinley lên làm Tổng thống, họ sẽ tiếp tục tự do kinh doanh theo cách quen thuộc McKinley tiếp tục giữ các quy định cũ. Kinh doanh tiếp tục bình thường và lợi nhuận với các nhà tài phiệt một lần nữa cao chót vót. Carnegie, Rockefeller hay Morgan ngày càng sở hữu nhiều quyền lực hơn bao giờ hết. Họ đã đánh bại kẻ thù chung của mình và mục tiêu cuối cùng cũng đã đạt được, liên minh gò ép ấy cũng tự động sụp đổ theo. Rockefeller là người đầu tiên bứt ra. Vì Rockefeller, và vì Carnegie quá giàu có đi, tài sản của họ quá lớn...họ có nhiều tiền đến nỗi nếu họ tái đầu tư chính công ty của họ thì vẫn dư...vì vậy mà họ tìm kiếm các thứ khác để đầu tư.

John Rockefeller đã tìm ra một trầm tích quặng sắt lớn ở vùng phía bắc Minnesota. Rockefeller không biết nhiều về kinh doanh thép. Ông chỉ biết rằng Andrew Carnegie là nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới và đây là cơ hội để ông hạ bệ đối thủ lâu năm trên chính lĩnh vực của đối thủ. Rockefeller lập tức cung cấp quặng cho đối thủ của Carnegie với giá cực kì thấp. Cạnh tranh ngày càng nóng hơn và khách hàng của Carnegie bắt đầu bỏ đi.

Hậu quả là cực kì nghiêm trọng. Chỉ trong vài tháng lợi nhuận của Carnegie bắt đầu sụt giảm. Chưa dừng lại ở đó, Rockefeller nghĩ ra một mưu đồ táo bạo khác. Ông sẽ xây dựng một nhà máy thép. Một cái để cạnh trạnh với tất cả những gì mà Andrew Carnegie gây dựng nên.

Nhưng Carnegie cũng biết là không thể để chuyện đó xảy ra. Carnegie không chấp nhận chuyện có người sẽ lên nắm vị trí độc tôn của mình.... nếu Rockefeller gia nhập ngành thép thì ông sẽ tiêu diệt Rockefeller.

Carnegie liền đòi gặp mặt. Ông hi vọng sẽ đe dọa được Rockefeller tránh xa khỏi kinh doanh thép. Nhưng Rockefeller không trở thành người giàu nhất lịch sử nước Mỹ bằng cách khúm núm trong sợ hãi. Rockefeller đã có cả gia tài từ dầu mỏ rồi. Nên khoản đầu tư vào thép của ông chỉ là một khoản nhỏ trên giấy tờ.

Carnegie biết mình không có nhiều lựa chọn. Để giữ vững vị trí độc tôn của mình, ông phải làm tất cả những gì có thể để không cho Rockefeller lấn thò chân vào ngành thép.

- Tôi sẽ mua toàn bộ sản lượng quặng từ mỏ của anh. Đổi lại, anh phải từ bỏ quyết định xây dựng một xưởng thép.

- Đồng ý.


Cả hai đều biết là đến một lúc nào đó hai người sẽ phải chấp nhận thoả thuận mà không ai có mọi thứ mình muốn. Nhưng cũng không ai bị huỷ hoại đến mức phải từ bỏ cơ nghiệp của mình. Rockefeller và Carnegie, cuối cùng thì, họ cũng đủ thông minh để nhận ra rằng cả hai đều quá vĩ đại để tham chiến. Thoả thuận này là một trong những hợp đồng Rockefeller hài lòng nhất. Ông đã ép được đối thủ lớn nhất phải dâng mình một khoản tiền khổng lồ để đổi lấy một mỏ quặng sắt, thứ mà ông không bao giờ quan tâm tới sở hữu.Rockefeller có thể đã có lợi thế hơn Carnegie nhưng thoả thuận giữa họ đã làm một đối thủ khác chú ý đến, người mà còn hình dung ra một tình thế vĩ đại hơn nữa.

Trong 3 thập kỉ qua, nước Mỹ được mở rộng phát triển hơn bất kì quốc gia khác trên thế giới. Bao phủ khắp lục địa, sự phồn vinh của nước Mỹ được tạo ra từ dầu, thép, và điện. John D. Rockefeller, Andrew Carnegie và J.P. Morgan đã tích cóp được số của cải không tưởng, điều đó khiến họ trở thành mục tiêu của công chúng. Nhưng sau khi hợp tác để đưa người của mình vào Nhà Trắng, giờ họ lại tự do làm những gì mình muốn. J.P. Morgan có được quyền lực bằng việc hợp nhất các công ty kinh doanh thất bại, loại bỏ các cạnh tranh không cần thiết, và sau khi Carnegie thoả thuận với Rockefeller, ông nhìn thấy tiềm năng để áp dụng mô hình của ông vào kinh doanh thép.

Morgan có nhiều quyền lực hơn của cải, và ông biết rằng mình có thể có tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế hơn Rockefeller, hơn cả Carnegie, hơn tất cả mọi người khác. Và ông sử dụng sức ảnh hưởng ấy để theo đuổi giấc mơ kinh tế Mỹ của ông. J.P. Morgan sẽ phải khai triển thành công kế hoạch lớn nhất và táo bạo nhất của ông...đó là chiếm lấy toàn bộ cơ nghiệp của Andrew Carnegie.

Khả năng chọn thời điểm của Morgan là hoàn hảo. Morgan biết mình không thể trực diện tấn công Carnegie trực tiếp được. Ông cần một cách khác để thâm nhập. Nên ông sắp xếp một cuộc gặp với cánh tay phải của Carnegie là Charles Schwab

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


- Tôi dự định mua lại công ty Thép Carnegie. Và cậu sẽ là chủ tịch của công ty lớn nhất thế giới.
- Với tất cả lòng kính trọng, ngài Morgan, nhưng ngài Carnegie sẽ tiêu diệt ý tưởng đó ngay. Ngài Carnegie sẽ không bao giờ bán công ty cả.
- Ai cũng có cái giá của họ. Nhiệm vụ của cậu là tìm ra cái giá đó.


Carnegie không định mặc cả giá với Morgan. Carnegie chỉ viết vào một tờ giấy số tiền 4 trăm 80 triệu đô-la. Tương đương 400 tỷ đô-la ngày nay. Nhiều hơn gấp đôi tài sản Bill Gates và Buffet cộng lại. Carnegie thách thức J.P. Morgan mua lại công ty với cái giá cao không tưởng. Số tiền đó còn lớn hơn toàn bộ ngân sách của Chính quyền Liên bang Mỹ.

- Tôi đồng ý với giá này.
- Tôi tin rằng lúc này là sớm nhất trong ngày mà tôi từng uống sâm-panh.
- Chúc mừng, Carnegie. Anh giờ đã trở thành người giàu nhất thế giới.
- Liệu anh vẫn đồng ý chứ, Morgan, nếu tôi nâng giá thêm 100 triệu đô-la nữa?
- Tôi vẫn đồng ý.
- Tạm biệt, Carnegie.


Trong 30 năm, Andrew Carnegie đã đối đầu với John D. Rockefeller để giành danh hiệu người giàu nhất nước Mỹ. Và giờ ông cuối cùng cũng vượt qua Rockefeller. Thoả thuận này đem về cho Carnegie một số tiền tương đương hơn 410 tỷ đô-la ngày nay. Là tài sản cá nhân lớn nhất mà thế giới hiện đại từng biết tới.J.P. Morgan đặt tên cho công ty mới của mình là Thép Mỹ.

Nó ngay lập tức trở thành tập đoàn lớn nhất thế giới. Công ty đầu tiên trong lịch sử trị giá hơn 1 tỷ đô-la, và nó sẽ độc tôn ngành thép trong 100 năm tới, gần như là không có đối thủ. Nhưng việc thành lập được Thép Mỹ chỉ có thể xảy ra ở thời kì độc quyền không được kiểm soát này.

Thời kì mà Morgan góp công tạo thành nên khi ông cùng các đối thủ đưa Tổng thống của mình vào Nhà Trắng. Họ có thể đã xử lý vụ Tổng thống, nhưng họ không thể tránh né chính trị mãi. Quyền lực của họ đối với các ngành công nghiệp lớn nhất quốc gia sớm bị để ý bởi một chính trị gia đang nổi, Theodore Roosevelt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Roosevelt xuất thân từ một gia đình giàu có ở New York và có cơ hội trở thành một doanh nhân như Carnegie hay Rockefeller, nhưng ông đã chọn con đường khác. Từ bỏ sự nghiệp kinh doanh để theo đuổi chính trị. Nhưng cậu Roosevelt trẻ tuổi lại có vấn đề về hình tượng. Quần áo mắc tiền và cách ứng xử của giới nhà giàu khiến ông bị chế nhạo. Ông phải chịu nhiều khổ cực để tái tạo lại hình tượng làm người mẫu cho một xưởng ảnh ở thành phố New York mặc như một thợ săn ở Vùng đất cằn cỗi với một con dao trạm trổ tinh xảo bằng bạc từ Tiffany

Những tấm hình đó giúp Roosevelt biến bản thân từ một nhà quý tộc ở New York thành một người của công chúng. Và, khi ông gia nhập quân đội, những tấm hình ông chụp trở thành hiện thực. Theodore Roosevelt trở thành một người hùng trong chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ. Và chính trị gia trụ cột Cộng hòa ở bang New York nói với Theodore Roosevelt rằng, "anh là cậu bé vàng của tôi."

Nhờ các cử chỉ anh hùng cao đẹp ông nhanh chóng được trao quyền ứng cử đại diện Cộng hòa và trở thành Thống đốc bang New York. Roosevelt nhanh chóng thể hiện tính độc lập của mình, được biết đến như một chính khách không thể nào bị thao túng được. Với cương vị Thống đốc bang New York, Roosevelt thông qua nhiều điều luật thắt chặt kiểm soát các doanh nghiệp cỡ lớn.

Các mục tiêu lớn nhất của ông là các ngành độc quyền thế lực nhất quốc gia và những ông chủ của các ngành đó. Rockefeller và Morgan đều biết không thể mua chuộc Roosevelt nên họ tìm cách khiến thế lực của ông yếu nhất có thể. Một cách để kìm giữ Roosevelt không cho ông trở thành một hình tượng trọng điểm ở hàng ngũ quốc gia là khiến ông trở thành Phó Tổng thống.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bởi vì, Phó Tổng thống không có nhiều việc để làm. Một năm bầu cử mới đang đến, đây là trận tái đấu của năm 1896 giữa McKinley và William Jennings Bryan. Thông qua hàng loạt các thỏa thuận ngầm, vài người quyền lực giàu nhất quốc gia thuyết phục Kinley đưa tên của Roosevelt vào danh sách ứng cử.

Chức Phó Tổng thống vào những ngày đó, chỉ như là nơi để người ta biến mất. McKinley tái đắc cử với số phiếu áp đảo và Roosevelt thì trở thành Phó Tổng thống. Rockefeller và Morgan cho rằng họ đã bảo vệ thành công đế chế của họ.

Nhờ có McKinley ở cương vị Tổng thống 4 năm tới, John Rockefeller và J.P. Morgan sẽ tự do mở rộng đế chế của mình mạnh hơn nữa. Vào tháng 9 năm 1901, Tổng thống McKinley du hành tới Buffalo để diễn thuyết về dự báo sự phồn vinh của nước Mỹ. Nhưng sự phồn vinh đó không đến được với tất cả mọi người. Rất nhiều người vẫn phải vật lộn sống qua ngày và họ chán ngấy mối quan hệ mật thiết giữa McKinley và các ông lớn trong kinh doanh.

Leon Czolgosz từng là một công nhân, anh vừa mất việc tại một công ty J.P. Morgan mua lại trong lúc tạo nên Thép Mỹ. Trong lúc Czolgosz tìm cách tồn tại, anh tham gia vào các phong trào đấu tranh đang nổi lên. Anh ngày càng tin rằng Chính phủ đang giúp bọn nhà giàu bóc lột người nghèo và anh quyết định chấm dứt chuyện đó.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


8 ngày sau buổi nổ súng, William McKinley qua đời do thương quá nặng trở thành vị Tổng thống Mỹ đương nhiệm thứ 3 bị ám sát. Đối với những người quyền lực nhất nước Mỹ, đây là viễn cảnh tồi tệ nhất. Chỉ một viên đạn của kẻ ám sát đã cướp đi Tổng thống của họ, một người họ tốn hàng triệu đô-la giúp thắng cử, và tệ hại hơn, cái chết đó giúp kẻ thù đáng sợ nhất của họ mạnh hơn.

Teddy Roosevelt sắp sửa trở thành lãnh đạo của một thế giới tự do.

- Ngài Theodore Roosevelt có trang trọng thề rằng ông sẽ trung thành điều hành văn phòng Tổng thống của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Và với tất cả khả năng của mình, gìn giữ, bảo vệ và thực thi Hiến pháp của Hoa Kì không?
- Tôi xin thề!

Roosevelt khẳng định những nhà tư bản lớn chỉ nên coi mình đơn thuần là nhà tư bản. Và khẳng định những công chức được bầu cử của đất nước là những người do dân chúng chọn lựa. Không ai bầu J.P. Morgan vào danh hiệu gì cả. Cũng không ai bầu John D. Rockerfeller vào chức vụ gì. Nhưng người dân đã gián tiếp bầu Theodore Roosevelt vị trí Tổng thống và ông ấy sẽ tận dụng hết vị trí đó.

Roosevelt nhanh chóng khai triển một chiến dịch chống các ngành độc quyền lớn nhất nước. Mục tiêu đầu tiên đã được xác định, đó là tập đoàn đường sắt do J.P. Morgan sở hữu.

Morgan yêu cầu được gặp Tổng thống. Ông lao như cơn bão từ New York đến Washington, xông thẳng vào Nhà Trắng. Và ông nói,

- "Tôi không hiểu nổi, nếu có vấn đề thì cứ cử người xuống chỗ người của tôi và họ sẽ giải quyết xong chuyện ngay." . Và Roosevelt đáp, "Đây chính xác là vấn đề với Morgan. Hắn hành xử cứ như tôi là một ông trùm của ngành cạnh tranh hay gì đó."

Và Morgan, người nghĩ mình có thể thao túng Roosevelt, bất giác nhận ra Roosevelt không thể nào bị thao túng được. Roosevelt không chịu nhún nhường trước Morgan. Ông kiện công ty của Morgan lên Tòa án Liên bang. Vụ chống độc quyền đầu tiên của Chính phủ với một tập đoàn lớn.


Roosevelt tiến tới chiến thắng và thế độc quyền đường sắt của Morgan sụp đổ. Đây là một cú choáng váng đối với J.P. Morgan. Một cú ông không quên được trong nhiều năm và nó cũng là dấu hiện của những chuyện sắp đến với những người khổng lồ khác.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Roosevelt tái đắc cử nhiệm kì thứ 2, và trong suốt thời gian ông cầm quyền, ông đã kiện hàng tá các ngành độc quyền. Đó là một thời kì của những thay đổi lớn với quốc gia. J.P. Morgan, John Rockefeller và Andrew Carnegie bỗng thấy mình yếu ớt và nhỏ bé.

Những người khổng lồ có tuổi buộc phải ra tay bảo vệ đế chế đang lụi tàn của mình. Nhưng trong khi các ngành độc quyền khác sụp đổ, vẫn có một mục tiêu đứng vững. Standard Oil của John D. Rockefeller đã xoay xở chống đỡ được khỏi sụp đổ qua nhiều lần bị chính phủ sờ gáy.

Nhưng Rockefeller không thể lẩn trốn mãi được. Standard Oil nổi tiếng là công ty bị ghét nhất nước Mỹ. Nó thực sự trở thành biểu tượng cho mọi tội lỗi của các doanh nghiệp lớn. Nó là ví dụ của các doanh nghiệp độc quyền lớn mạnh và không có gì, hay bất cứ ai đủ năng lực kìm hãm lại.

Chính phủ lập hồ sơ kiện Standard Oil và đây hứa hẹn là vụ kiện chống độc quyền lớn nhất lịch sử, và nhân vật hàng đầu của đơn kiện sẽ là bản thân John D. Rockefeller.

Liên bang gửi trát hầu tòa nhưng Rockefeller đã kịp trốn chạy. Từ California, đến Maine, đến Key West...Con người quyền lực nhất nước Mỹ giờ trở thành kẻ trốn chạy công lý. Ông đi khắp đất nước để trốn tránh phải hầu tòa. Cuối cùng, ông chấp nhận hầu tòa để biện hộ cho Standard Oil và biện hộ cho cả hình thức kinh doanh giúp Rockefeller tạo ra đế chế của mình.

Nước Mỹ đã nổi bật trên sân khấu thế giới, được tái thiết suốt 5 thập kỷ qua bởi John Rockefeller, Andrew Carnegie, và J.P. Morgan. Họ ở trên đỉnh cao nhiều năm cho đến khi Chính phủ xử lý các doanh nghiệp lớn một cách mạnh tay.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phiên tòa bắt đầu làm việc.
-Xin hãy xưng danh.
-John Rockefeller.

-Ông Rockefeller, ông có thể cho tòa biết làm thế nào chỉ trong một năm, cụ thể là năm 1872, ông giành được toàn bộ nhà máy lọc dầu ở Cleveland?
- Tôi không nhớ. Chuyện 36 năm trước rồi.


- Ông đã đe dọa để loại bỏ cạnh tranh, có phải không? Ý tôi là, ông đã thực hiện một cách tàn bạo đến nỗi được biết đến là cuộc thảm sát ở Cleveland.
- Tôi không nhớ có cuộc thảm sát nào cả.

- Ông có biết gì về số tiền của Standard Oil trả cho một nghị sĩ, số tiền 15 nghìn đô-la để chặn một dự luật ảnh hưởng xấu đến Standard Oil không?
- Tôi không nhớ gì hết.


Trong lúc John Rockefeller đấu tranh bảo vệ tư bản độc quyền của mình thì một thế hệ doanh nhân mới đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức mới, họ đang phải đấu tranh để được mở công ty.

Tôi đã nghiên cứu và chế tạo ra loại ô tô tốt nhất có thể sử dụng rộng rãi.

Henry Ford


Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



link phim:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#207 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 28/02/2015 - 05:04

IKIGAI (生き甲斐)
Nam Nguyen
(theo facebook tác giả)

Cái quốc đảo Nhật Bản trước kia tương đối bị cách li khỏi thế giới còn lại, do đó dân Nhật có những khái niệm, những suy nghĩ hoàn toàn khác với phần còn lại của thế giới. Một số khái niệm đã từ lâu được các nước phương Tây nghiên cứu, để ít nhất là tìm hiểu cách hành xử của người dân xứ mặt trời mọc này, sau nữa là cái gì hay có thể áp dụng. Tuy vậy có vẻ như vế thứ hai chưa có dân tộc nào khác làm được, ngay như dân Việt ta tuy cùng “da vàng, mũi tẹt” nhưng còn xa lắm mới thấu hiểu được những sự thâm thúy, có vẻ hơi triết học này của dân Nhật, ví dụ khái niệm “ikigai”.
Nếu dịch là “mục đích cuộc sống” thì hơi sơ sài, châu Âu hay nói là “sứ mệnh và sự cống hiến”, nhưng ít nhất cũng nên hiểu nó là “cảm giác có gì đó có ý nghĩa để sống, để mỗi sớm mai thức giấc có thể dễ dàng vùng dậy với cảm giác vui sướng để sống một ngày thật hiệu quả, đầy ý nghĩa và hạnh phúc”.

Để hiểu khá đơn giản về ikigai, ta hãy lấy một cá nhân bất kỳ, sẽ có 4 lĩnh vực:
-Người này thích làm gì nhất
-Người này giỏi làm gì nhất
-Cái gì xã hội cần nhất (từ con người này)
-Người này kiếm tiền (được trả tiền) vì cái gì.

Hoặc ta nhìn trên sơ đồ 4 vòng tròn minh họa, sẽ thấy ngay phần trung tâm giao thoa của chúng cho ta hiểu tương đối về ikigai.

Phải nói luôn là lịch sử của khái niệm này rất lâu đời, ít nhất từ thế kỷ 14 người thày dạy kiếm Miyamoto Musasi trong quyển sách “5 vòng tròn” đã đề cập đến ikigai (và quyển sách này hiện nay cũng được người phương Tây lôi ra nghiên cứu để áp dụng vào kinh doanh cũng như sách của Khổng Tử, Lão Tử...). Khái niệm này khá quan trọng đối với những người muốn tự phát triển bản thân, nhưng nó thay đổi theo thời gian và nhất là cũng khác nhau đối với từng cá nhân. Ví dụ từ đầu thế kỷ 20 đến hết chiến tranh thế giới lần thứ 2 thì từ này có nghĩa bao gồm Nhật hoàng và dân tộc Phù Tang, nên ikigai khá đồng nghĩa với Shinigai ( 死にがい -“cái gì đáng để hy sinh”). Thế nên chúng ta có thể hiểu được phần nào đội quân cảm tử của Nhật, sẵn sàng lao máy bay vào hạm đội và căn cứ Mỹ ở trân Trân Châu Cảng! Chỉ đến giữa những năm 60 của thế kỷ trước, cùng với sự bùng nổ của nền kinh tế Nhật thì ikigai mới có ý nghĩa tương đồng với nghĩa của từ này ngày nay!

Đối với người Nhật thật hạnh phúc nếu con người TÌM RA và THEO ĐUỔI ĐƯỢC ikigai của mình! Khi đó con người sẽ thường xuyên có NIỀM VUI CUỘC SỐNG và sự HÀI LÒNG VỚI BẢN THÂN!

Nhiều người phương Tây cũng tìm và có ikigai của mình, nhưng khác hẳn với xã hội Nhật Bản, đó là cố gắng tìm hiểu bản thân của vài cá nhân riêng rẽ (thường là những trí thức, thương gia thành đạt); nhưng ở Nhật mỗi cá thể từ bé đã được hướng đến việc tìm ra ikigai của mình, và đa số họ sẽ tìm được. Hãy lấy ví dụ một cuộc sống của một người Nhật Bản bình thường để làm ví dụ. Từ bé trẻ em phương Tây được giáo dục ở nhà, ở trường như một CÁ NHÂN, càng tự lập, càng độc đáo, càng khác biệt càng tốt; nhưng ở Nhật từ bé trẻ đã được làm quen với kỷ luật, với cảm nhận đứa trẻ làm thành viên của một NHÓM, với suy nghĩ và cách hành xử giống nhau và giống như người lớn, thày cô yêu cầu-cái này rất hay bị các nhà giáo dục Tây phương chê trách, nhưng người Nhật chẳng hề mảy may quan tâm đến việc phần còn lại của nhân loại nghĩ gì về họ. Lớn lên đi làm, bạn tưởng người Nhật họ làm vì tiền ư? Cũng đúng mà cũng sai hoàn toàn, họ làm đầu tiên là để “được cống hiến”, cống hiến cho công ty (ông chủ), cho gia đình, cho xã hội! Họ dậy từ sáng sớm, đi tàu hàng tiếng đồng hồ, chỉ để đến được trước giờ làm việc (không có khái niệm đi muộn hay các thể loại “chậm, muộn” ở Nhật!). Họ sẵn sàng mặc những bộ vét đen xì giống như hàng triệu người khác, hay mặc đồ đồng phục như hàng nghìn người ở cùng tập đoàn, thấy họ gập người xuống chào nhau hay luôn nở nụ cười với khách hàng, với cấp trên, với đồng nghiệp-đừng nghĩ họ “giả tạo”, chớ suy bụng ta ra bụng người! Họ sẵn sàng ngồi làm thêm giờ đến đêm, đến khi sếp ra về, đến khi xong hẳn việc...Và thường khi đã chọn việc, thì họ tuân thủ tuyệt đối kỷ luật hay những chỉ dẫn của người trên. Người Việt “giàu sáng tạo” chúng ta thật khó tưởng tượng để bắt đầu được dạy mổ cá những nhân viên trong quán ăn ở Nhật thường phải bưng bê, rửa bát 3 năm, rồi mới được dạy điều khác (và có thể không được dạy, nếu "sư phụ" thấy chưa đủ “chín”!).

Và như vậy người Nhật say sưa phục vụ cho công ty, chả mấy khi dám xin việc nơi khác, và sẽ thấy rất tủi hổ nếu bị sa thải! Cũng khá dễ hiểu ban lãnh đạo, nếu một nhân viên hết mình đến như thế mà bị đuổi, thì chỉ trong những trường hợp đặc biệt, chứ không dễ dãi như phương Tây (hay ở Việt Nam ta) hơi tí là mời ra cửa thu xếp đồ đạc mà về! Tất nhiên không phải người Nhật nào cũng hài lòng hoàn toàn với công việc hay coi đó là cách tốt nhất để cống hiến cho xã hội, đây chính là cái khó để tìm được ikigai của mình! Cái hay của xã hội Nhật là từng cá nhân loay hoay tìm ikigai của mình, và rất nhiều người giúp đỡ, tạo điều kiện cho anh ta sớm làm được việc đó! Ví dụ ở nhiều công ty Nhật những người đã về hưu rồi sẵn sàng làm việc không thù lao, không phải để đến cơ quan bắt bọn trẻ pha trà hay đọc báo, mà giúp chúng tìm được niềm vui và cách cống hiến tốt nhất cho công việc chung! (Tôi được biết hàng chục nghìn người Nhật về hưu, lương thừa sống, nhưng sẵn sàng sang Việt Nam làm việc, đào tạo không công cho các doanh nghiệp Việt Nam-nhưng hình như chưa ai trong chúng ta tận dụng được món quà vô giá này...). Người Nhật sẵn sàng là “người của đám đông” nhưng mỗi người tự cố tìm ikigai của mình, còn về lòng tự trọng của họ thì khỏi nói, trên mức viễn tưởng!

Để có ikigai không thể không có sở thích, niềm vui, nếu không thì sẽ chỉ “tồn tại” chứ không còn là “sống”. Và ở Nhật, với điều kiện sống, làm việc, cống hiến nếu nhìn khách quan thì quả là khá nặng nề, thì việc “sở thích” của họ cũng sẽ khác người, nhiều cái không hề dễ hiểu. Từng người Nhật nếu có điều kiện cho dù nhỏ nhất, sẽ cố gắng học nhạc cổ điển, học múa balet, học đua xe công thức 1, học lái máy bay...Chẳng thế mà trong mọi dàn nhạc cổ điển lớn nhỏ ở châu Âu bao giờ cũng có kha khá nhạc công Nhật, các đoàn múa balet có vũ công Nhật (chắc chắn họ chơi nhạc, múa...để thỏa mãn niềm vui của mình, hơn là kiếm tiền trong công việc phải đầu tư rất tốn kém để học hàng chục năm như thế). Ngay trong việc “ăn chơi” họ cũng khác phần thế giới còn lại rất nhiều, cứ xem cách họ xem bóng đá rồi dọn rác ở WC là biết. Công nghệ “tươi mát”, ăn chơi tới bến của họ cũng quái đản hơn Tây, tinh vi hơn ta-đó cũng là cách xả stress của một cuộc sống hết mình (cái này tôi chưa dám chắc có liên quan đến ikigai không hehe...)

Một ví dụ: nghiên cứu Ohsaki

Toshimasa Sone và cộng sự của khoa Y tế trường Tổng hợp Tōhoku, Sendai, Japan, năm 1994 bắt đầu cuộc nghiên cứu tâm lý 7 năm ròng rã, với 43.391 người lớn (tuổi: 40 đến 79) trong đó có cả ikigai. Câu hỏi „ Bạn có tin rằng đây chính là cuộc sống đáng sống của bạn không?“; 3 phương án trả lời: đúng, sai, không chắc chắn.

Trong thời gian điều tra có 3048 người đã chết (7%). Khoảng 60% số người được điều tra nó “có” với ikigai và nghiên cứu tổng thể mọi mặt cho thấy sức khỏe của họ tốt hơn với nhóm nói “không”. Nghiên cứu cho thấy những người trả lời “không” thường chết sớm hơn những người trả lời “đúng”. Những người trả lời “không” hay chết vì huyết áp, tim và một số tác động bên ngoài; nhưng số ca tử vong vì ung thư thì kết quả không khác biệt. Kết quả cuối cùng chỉ được công bố năm 2008.

Nhưng tỉ lệ này không quá chênh lệch sau 7 năm nghiên cứu: 95% cho “đúng” sau 7 năm vẫn sống, còn người bảo “không” còn sống 83%. Tuy vậy kết quả thiên về “Ikigai” luôn được các cuộc nghiên cứu khác chứng nhận, chưa kể chất lượng sống của họ cao hơn...

Kệ người Nhật đi, ta sống sờ sờ đây mà có cần “ikigai” quái gì đâu...Nhưng biết đâu một số ít bạn (chắc là rất ít) muốn thực sự tìm cho mình ikigai (để làm gì tự các bạn hiểu) thì sao, đối với Nhật thì bắt đầu tìm ikigai bất cứ lúc nào cũng thích hợp hết! Xin mạo muội khuyên như sau (hãy nhớ rằng đó là quá trình rất lâu dài, tốn kém nhiều trí lực, thời gian và chi phí), hay đúng hơn bạn phải tự trả lời các câu hỏi:

-loại người: mọi người đều khác nhau, nên có nhưng người đêm ngồi viết lảm nhảm trên FB, mà có những lập trình viên say sưa làm “coding” hay ngồi xem bóng đá C1, trong khi cô vợ ngáy khò khò sau khi tập bụng 2 tiếng đồng hồ để giảm cân...Nếu không biết mình là ai, thì nên stop luôn đỡ phí công-việc này phải làm đúng, và thật trung thực đối với bản thân!

-nghĩ về tương lai của mình, bạn thực sự mơ ước sẽ là ai trong cuộc sống này? Nếu bạn muốn trở thành bác sỹ nhi, thì hãy đừng đi học luật...Đừng nghĩ đến tiền lương sau này, hãy bất chấp người xung quanh, họ hàng bạn bè nói gì về bạn! Nếu bạn chỉ muốn trở thành một lái xe cho công ty du lịch, để được đi khắp đó đây, hãy xác định như vậy, kể cả khi bạn là con một hay bố mẹ làm to...

-Hiểu biết: bạn hãy thật thà với mình, bạn thạo về chủ đề gì nhất, và sẵn sàng thảo luận nó suốt đêm ngày, và bạn xem về gì thường xuyên nhất trên điện thoại di động của mình? Nếu bạn thật sự thích bộ môn nào, thì dễ hiểu bạn phải chọn nghề gì. Nguyễn Quang Thạch thích làm tủ sách ở nông thôn thì tất nhiên cần bỏ nghề cạo giấy ở PMU 18!

-Hãy tự kiểm lại những thành tích của mình đã đạt được! (bạn thi tiếng Anh được bao nhiêu điểm, hát karaoke có xuất sắc không, có bán được vũ khí trong trò chơi ảo để lấy tiền thật bao giờ chưa...?). Và hãy ghi ra giấy hay máy tính những niềm tự hào nho nhỏ đó-những người thành đạt thường có thói quen ghi chép!

-cảm nhận cuộc sống thường ngày! Bạn có thể có công việc lương cao, hay được sếp khen, nhưng bạn không thể tìm được niềm vui ở cơ quan, tức là bạn phải tìm ikigai khác đấy! Nhà vô địch cuộc đua công thức 1 Eddie Irwin đã bảo: “công việc yêu thích-đó là sở thích được trả nhiều tiền!”

Bạn có thể trả lời mấy câu hỏi đó nhờ các đường tròn minh họa kia. Sau đó còn phải làm một việc bắt buộc: lập danh sách những việc gì bạn không thích làm! Và kiểm tra chéo sau đó, để ikigai của bạn không bị dính dáng gì đến danh sách đáng ghét kia cả, lúc đó mới có thể hình dung ra ikigai của bạn!

Nhiều thiên tài biết đến ikigai và khuyên lớp trẻ phải bằng mọi cách tìm ra nó, đặc biệt là Steve Jobs! “Công việc chiếm phần rất lớn cuộc sống của bạn và cách duy nhất hài lòng hoàn toàn với nó-làm những gì chính bạn coi là vĩ đại. Và cách duy nhất làm những điều vĩ đại-hãy yêu cái việc các bạn làm!”

P.S. Xã hội Nhật tranh cãi nhiều nhất về ikigai vào cuối những năm 80, đầu những năm 90 thế kỷ trước, khi Nhật đã “khủng hoảng thừa”-và một phần qua ikigai người Nhật hiệu chỉnh cuộc sống thừa mứa của mình! Và hiện nay khi Nhật đang vượt qua hậu quả sống thần, khủng hoảng kinh tế...thì ikigai lại một lần nữa được bàn cãi nhiều tại Nhật! Bài viết này chỉ có những thông tin sơ đẳng nhất về ikigai thôi, có rất nhiều phân tích chuyên sau về ikigai hay cách tìm ra và theo đuổi nó.

Ở xã hội Việt Nam ikigai hoàn toàn không phổ biến, vì nó không bảo đảm cho bạn một cuộc sống “như mơ”-tuy vậy đa số chúng ta có thể tự thay đổi mình, tự thay đổi thái độ đối với cuộc sống để nó thêm phần ý nghĩa-bạn luôn có thể trở nên một người khác, tốt hơn và hạnh phúc hơn!

Nếu bạn tìm được ikigai cho mình và theo đuổi nó, bạn có thể nhận được một món quà vô giá của thiên nhiên: ở Okinawa, nơi mỗi người Nhật đều biết đến ikigai của mình, tỷ lệ người sống lâu trăm tuổi vượt trội hơn hẳn mọi vùng khác trong nước Nhật...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#208 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 07/03/2015 - 12:35

Phụ nữ có một ngày
Nguyễn Việt Hà
Tạp chí Sống mới


Trong mênh mông các loài sinh vật được thụ tạo từ hai khí Âm Dương của trời đất, thì con người ta là một loại vừa quen lại vừa đặc biệt lạ. Quen là vì cũng chia ra đực cái, cũng ăn cũng ngủ, cũng phù du sống rồi cùng mơ hồ chết. Lạ là vì tự biết khóc biết cười, biết rưng rưng khi làm thơ, biết dằn vặt trước tội lỗi. Đàn bà thì biết nhu mì thuỷ chung, đàn ông thì biết can đảm cao thượng. Theo chương "Tề vật luận" của Nam Hoa Kinh thì trong thế giới tự nhiên, con người cũng chẳng quá cao quý gì, cho dù có biết hát biết làm điện ảnh, nhưng cũng không đến nỗi quá thấp hèn. Tuy nhiên, theo nhiều nhà nhân chủng học chưa nổi tiếng thì khả năng khác biệt độc đáo nhất ở con người (hầu hết là giống đực) chính là khả năng "nịnh đầm". Sau một hồi trịch thượng quan sát thấy phụ nữ quần quật quanh năm thực thi đạo đàn bà "thờ chồng nuôi con" không ngơi nghỉ, lương tâm đám đàn ông bỗng dưng cắn dứt, họ bèn chọn đại một hôm vào lưng lửng đầu tháng (mùng 8/3) để cố chân thành tôn vinh phụ nữ.

Ở cái ngày mang vẻ thiêng liêng hiếm hoi giả dối ấy, trời và đất sáng choang long lanh ngập đầy hoa. Đàn bà hớn hở đi lại mua sắm cười vô cớ, đàn ông nao nao nghẹn ngào móc ví trả tiền. Những nam chính trị gia diều hâu nhất đều ân hận rằng, tại sao nội các của mình không có nữ thủ tướng. Những tay cục súc vũ phu quen thói đánh vợ chợt trầm ngâm sám hối, mồm ngân nga cặp lục bát của Bảo Sinh "Vợ là thánh chỉ vua ban. Có sao dùng vậy không bàn đúng sai". Tất cả những kênh truyền hình có ca nhạc đều phát những bài về mẹ về chị do các Diva chưa chồng hoặc sắp bỏ chồng véo von lĩnh xướng. Tất cả các báo viết nhan nhản bài phỏng vấn các nữ Tổng giám đốc, các nữ diễn viên và các nữ thi sĩ. Các nữ Tổng âu lo than thở về những sự tụt trong nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt là sự tụt của chỉ số chứng khoán, mà theo họ, nguyên nhân chính là do sự nông nổi của các nhà đầu tư nam giới. Các nữ diễn viên bộc bạch lý do làm họ vẫn chưa chịu lấy chồng. Đa phần đều cho rằng đàn ông hôm nay ít nam tính quá, những đàn ông vừa có tiền lại vừa có hồn chỉ còn đếm được trên vài đầu ngón tay. Các nữ thi sĩ thì hấp tấp lạc quan, suốt cả bài phỏng vấn chưa đầy một trang có kèm ảnh tác giả tự cung cấp để hở vai trần, liên tục là những mở ngoặc (cười). Ở những công sở nhà nước, nơi mà thường có trưởng phòng là nữ, không ngẫu nhiên lắm công đoàn tổ chức bình bầu lao động tiên tiến. Những nhân viên nam thường nhật vốn cò kè nhỏ nhen, bỗng đột ngột bốc đồng trăm phần trăm bỏ phiếu đề nghị cho sếp danh hiệu chiến sĩ thi đua. Thật là một ngày kinh hoàng và lãng mạn.

Có lẽ vì thế mà kha khá đấng trượng phu hoặc có học vị cao hoặc vừa bị người tình phản bội bỗng nẩy lòng đố kỵ, họ cằn nhằn tự hỏi tại sao không có ngày dành riêng cho đàn ông. Họ soi mói so sánh với chuyện thi tuyển sắc đẹp chẳng hạn, sau hoa hậu Mai Phương Thúy chân dài áo tắm thì lập tức xuất hiện ngay nam vương Ngô Tiến Đoàn chân chất đẹp giai ngây ngô "nhà quê". Để trấn an dư luận, vài nhà phê bình vừa có lý luận vừa có giới tính nhập nhằng mạnh dạn giải thích. Theo họ, đàn bà thì giống như thơ hậu hiện đại còn đàn ông thì giống như văn xuôi cổ điển. Đã là thơ thì tất yếu phải có ngày kỷ niệm chứ văn xuôi thì chưa bao giờ có tiền lệ. Ở ta ngày thơ là ngày rằm Nguyên Tiêu. Ở Tây là ngày 21/3 theo quyết định từ năm 1999, tại đại hội lần thứ 30 của tổ chức Khoa học và Văn Hóa Liên hiệp quốc (UNESCO). Và còn hơn thế, thơ đương đại và đàn bà đương đại là những thứ rất nên phải tôn vinh bởi một phẩm chất cao quý tự thân, đấy là tính liên tục đổi mới. Phụ nữ của thời nay thay đổi các cuộc tình như thay dép. Thảng thốt nếu có ai còn giữ nguyên thì bàn chân chắc hẳn phải có ngón giao chỉ. Thơ mới tinh của những phụ nữ mới tinh lẫn lộn trúc trắc bí hiểm vào dữ dội xếchxi, làm những người sống cùng vừa hoang mang hạnh phúc lại vừa nồng nàn tuyệt vọng. Văn xuôi và đàn ông đương nhiên tẻ hơn nhiều. Mặc dầu ra sức gắng gượng cách tân thì vẫn vướng vào những giá trị kinh điển cũ kỹ ví như lòng tốt chẳng hạn, ví như tình thương chẳng hạn. Mà ở ngày hôm nay, đại loại đấy là những thứ vớ vẩn đang dần dần thui chột, có họa bị dở hơi mới đi tôn vinh hoặc kỷ niệm những cái rồi đây tương lai tuyệt nhiên không có.

Kiến thức nhập môn ngôn ngữ học của người Ăng Lê cho rằng, chữ đàn bà (woman) được tạo ra từ sự đau khổ (woe) của người đàn ông (man) . Căn cứ vào đấy, nhiều nam triết gia lương thiện bi thảm xác định, đó là một tiên đề bất khả sửa chữa, một kiểu chấp nhận số phận hao hao như sống chung với lũ. Tuy nhiên họ vẫn cố khuyên những thằng con giai mới lớn hãy nên nhìn sự hồn nhiên vui đời của những nông dân Nam bộ trong mùa nước ngập. Người ta vẫn nhậu, vẫn đờn ca cải lương, vẫn sòn sòn đẻ năm một không nửa lời oán thán.

Nói cho cùng, phụ nữ đã trót có ngày mùng tám tháng ba, xin các quý ông cao thượng giản dị xem đây là một ngày đỉnh lũ.

Nguồn: Tạp chí Sống mới

Sửa bởi pth77: 07/03/2015 - 12:36


#209 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 08/03/2015 - 04:11

NHỮNG VÌ SAO
( Lời thuật chuyện của một gã chăn cừu xứ Provence )
Tác giả : ALPHONSE DAUDET
Bản dịch Việt ngữ : TRÚC HUY

Trong thời gian tôi chăn cừu trên miền núi Luberon, có khi suốt mấy tuần lễ liên tiếp tôi không trông thấy một bóng người, chỉ một mình tôi thui thủi trên cánh đồng cỏ với con chó Labri và đàn cừu của tôi. Thỉnh thoảng có vị tu sĩ sống ẩn dật ở núi Ure đi ngang qua đây để tìm kiếm dược thảo hoặc là tôi trông thấy bộ mặt lọ lem dính đầy bụi than của người thợ phu mỏ xứ Piémont, nhưng họ là những người chất phác, khuôn mặt lầm lì vì quen sống lâu ngày trong cảnh cô đơn, không còn hứng thú trò chuyện và chẳng biết gì về những chuyện trong làng ngoài tỉnh mà người ta đang bàn tán ở dưới đó. Vì thế, cứ khoảng mười lăm ngày, khi tôi nghe tiếng lục lạc từ con đường mòn dưới núi đi lên của con la ở nông trại mang lương thực nửa tháng cho tôi, rồi tôi thấy xuất hiện dần dần trên sườn dốc bộ mặt tươi vui của thằng bé miarro (thằng nhỏ giúp việc ở trại) hay chiếc khăn trùm màu hung đỏ của thím già Norade, là tôi cảm thấy trong lòng thật sung sướng vô cùng. Tôi yêu cầu họ kể cho nghe những chuyện xảy ra ở dưới đồng bằng, những buổi lễ rửa tội, những đám cưới hỏi... Nhưng điều mà tôi chú ý và thích nghe hơn cả là biết tin tức về cô con gái cưng của ông bà chủ trại, vị tiểu thư Stéphanette, thiếu nữ xinh đẹp nhất trong toàn vùng. Cố làm ra vẻ như không mấy quan tâm, tôi hỏi thăm xem nàng có hay đi dự nhiều dạ tiệc không, có nhiều chàng trai ngấp nghé tán tỉnh không. Và nếu có ai hỏi tôi muốn biết những chuyện ấy có ích lợi gì cho cái thân phận nghèo hèn của một tên chăn cừu miền núi như tôi, thì tôi sẽ trả lời rằng tôi đang tuổi hai mươi và đối với tôi nàng Stéphanette là người thiếu nữ đẹp nhất trần gian.
Thế rồi, một hôm chủ nhật nọ, tôi cũng chờ đợi chuyến tiếp tế lương thực cho nửa tháng, nhưng sao lần này nó tới muộn quá. Từ buổi sáng, tôi nghĩ bụng : “Có lẽ vì lễ lớn ở nhà thờ đây thôi.” Rồi đến trưa, một trận mưa giông lớn đổ xuống, tôi lại cho rằng vì đường trơn ướt lầy lội, con la chưa thể lên đường được. Mãi cho đến khoảng ba giờ chiều, trời quang mây tạnh, sườn núi lấp lánh nước mưa và ánh sáng mặt trời, tôi bỗng nghe được giữa tiếng nước nhỏ giọt róc rách trên cành lá và tiếng suối reo do nước lũ dâng trào, tiếng lục lạc leng keng của con la, nghe thật là vui tươi rộn ràng chẳng khác gì tiếng chuông nhà thờ đổ hồi trong ngày lễ Phục sinh cả. Nhưng không phải thằng nhỏ ở nông trại, cũng chẳng phải thím già Norade ngồi trên lưng lừa như mọi khi. Mà là... xin bạn thử đoán xem ai ? Chính là vị tiểu thư trại nhà, bạn ạ ! Đúng vậy, vị tiểu thư Stéphanette đích thân đến. Nàng ngồi ngay ngắn trên mình la giữa những chiếc giỏ mây, đôi má ửng hồng vì khí trời của núi và làn gió mát sau trận mưa giông vừa qua.
Thằng nhỏ bị bệnh, còn thím già Norade thì xin nghỉ phép về thăm con. Nàng Stéphanette xinh đẹp vừa từ trên mình la tụt xuống vừa nói cho tôi biết như vậy. Nàng còn nói thêm vì lạc đường cho nên đã đến trễ. Nhưng trông nàng ăn mặc đẹp đẽ như thế kia, trên đầu kết băng hoa và vận chiếc váy lộng lẫy có thêu đăng ten, tôi thấy cô nàng có vẻ như đã nấn ná ham vui trong một cuộc khiêu vũ nào đó hơn là đã dò dẫm tìm đường trong các bụi rậm. Ôi, người đâu mà xinh đẹp lạ thường ! Tôi say đắm nhìn nàng mà không muốn rời mắt. Thật tình mà nói tôi chưa bao giờ có dịp được nhìn ngắm nàng ở gần như thế. Về mùa đông, sau khi đã lùa đàn cừu xuống đồng bằng, tôi về nông trại để dùng cơm tối, thỉnh thoảng tôi thấy nàng đi thoăn thoắt ngang qua phòng ăn của chúng tôi, nhưng chẳng mấy khi nàng nói chuyện với kẻ ăn người ở, luôn luôn trang điểm đẹp đẽ và có vẻ hơi kiêu kỳ một chút... Thế mà bây giờ tôi lại diễm phúc có nàng đứng ngay trước mặt tôi, và chỉ có mình tôi thôi, như vậy thì bảo làm sao tôi không bối rối cho được ?
Sau khi lấy hết lương thực từ trong các giỏ ra, cô nàng bắt đầu tò mò đưa mắt nhìn chung quanh. Nàng vén nhẹ chiếc váy đẹp cho khỏi lấm, bước vào phía bên trong lán, muốn xem chỗ tôi ngủ, chiếc ổ rơm với tấm áo da cừu, cái áo choàng rộng treo trên vách, chiếc gậy, cây súng đá... Tất cả những thứ ấy có vẻ làm cho nàng ngạc nhiên thích thú.
- Thì ra anh ngủ ở đây à, anh mục đồng tội nghiệp của tôi ! Sống một mình như thế này thì chắc là buồn lắm nhỉ ? Hàng ngày anh làm gì ? Anh nghĩ gì ?
Tôi rất muốn trả lời : “Nghĩ đến cô, cô chủ ạ.” Phải nói như thế mới trung thực với lòng mình, nhưng vì bối rối quá nên tôi không nghĩ ra được một lời nói nào. Tôi tin chắc rằng nàng cũng nhận thấy sự bối rối của tôi, nhưng cô nàng tinh nghịch lại lấy đó làm thích thú và cố tình trêu chọc để làm cho tôi càng thêm bối rối :
- Mục đồng ơi, thế cô bạn gái thân thiết của anh có thỉnh thoảng lên đây thăm anh không ? Cô ấy chắc hẳn là con dê cái có bộ lông vàng hay nàng tiên Estérelle chỉ quen nhảy nhót trên các đỉnh núi thôi nhỉ ?
Trong lúc nói chuyện với tôi, chính cô nàng mới có dáng điệu giống như nàng tiên Estérelle, với nụ cười duyên dáng, đầu hơi ngả ra đàng sau và vẻ vội vàng muốn ra về, làm cho cuộc thăm viếng ngắn ngủi của nàng không khác nào một sự xuất hiện bất ngờ.
- Thôi, chào tạm biệt mục đồng nhé.
- Xin chào tạm biệt cô chủ.
Thế là nàng đi mất, mang theo những chiếc giỏ không.
Khi nàng đã khuất dạng sau con đường dốc nhỏ, tôi tưởng chừng như những viên sỏi lăn lóc dưới móng chân la đang rơi từng viên một vào lòng tôi. Tôi còn nghe thấy trong lòng tiếng sỏi rơi như thế mãi cho đến lúc chiều tàn, không dám cử động, chỉ sợ làm tan vỡ giấc mơ đẹp của tôi. Chiều tối xuống dần, khi thung lũng bắt đầu ngả màu xanh lam và đàn súc vật kêu be be chen lấn nhau về chuồng, tôi bỗng nghe thấy tiếng ai gọi tôi từ phía dưới sườn núi, rồi tôi thấy vị tiểu thư của chúng ta xuất hiện, nhưng không còn vui tươi như lúc ban chiều mà run lập cập vì ướt, lạnh và sợ hãi. Có vẻ như là, khi xuống phía lưng chừng sườn núi, nàng đã gặp con suối Sorgue bị nước lũ tràn ngập sau trận mưa giông, và vì nàng muốn lội qua cho bằng được nên suýt bị chết đuối. Nghiệt một nỗi, đêm hôm tối tăm, vào giờ này không mong gì về nông trại được nữa, vì đi đường tắt thì nàng không thể một mình tìm ra lối về, còn tôi thì không thể bỏ đàn cừu mà đi được. Ý nghĩ phải ngủ lại qua đêm trên núi làm nàng rất băn khoăn, nét lo âu hiện rõ vì sợ ở nhà bố mẹ lo lắng. Tôi cố lựa lời để nói cho nàng yên tâm :
- Trời tháng bảy, đêm ngắn thôi, cô chủ à... Không sao đâu, cô nên chịu khó một chút cho qua đêm thôi.
Tôi vội vàng nhóm một ngọn lửa lớn để nàng hơ chân và hong khô bộ áo bị ướt sũng khi lội qua suối. Rồi tôi mang sữa tươi và pho mát đến cho nàng, nhưng cô bé đáng thương chẳng thiết gì đến chuyện sưởi ấm hay ăn uống gì cả. Nhìn thấy nàng nước mắt lưng tròng, tôi cũng muốn khóc theo với nàng.
Rồi màn đêm cũng xuống hẳn. Chỉ còn một chút ít vầng dương còn vương lại trên đỉnh núi cao và một làn hơi ánh sáng mong manh ở phía mặt trời lặn. Tôi muốn để nữ chủ nhân của tôi vào nằm nghỉ bên trong lán. Sau khi trải một tấm da cừu đẹp và mới tinh xuống lớp ổ rơm mới, tôi chúc nàng ngủ ngon, rồi bước ra ngồi ngoài hiên cửa... Xin có trời chứng giám cho tôi, mặc dầu ngọn lửa tình hừng hực bốc cháy trong lòng nhưng tôi không hề có một ý tưởng xấu xa nào, trong lòng tự cảm thấy rất hãnh diện khi nghĩ đến ở góc lán bên kia, ngay cạnh đàn cừu đang tò mò nhìn nàng ngủ, có cô con gái của ông bà chủ tôi – như một con cừu non quý báu nhất và trắng ngần nhất – đang nằm ngủ và được giao phó cho tôi canh gác. Chưa bao giờ tôi được nhìn ngắm bầu trời sâu thăm thẳm và các vì tinh tú rực sáng lấp lánh như đêm nay...
Bỗng tấm chấn song xịch mở và nàng Stéphanette xinh đẹp xuất hiện bước ra. Nàng không tài nào ngủ được vì đàn cừu cựa quậy khiến rơm rạ kêu sột soạt hoặc là chúng kêu be be trong lúc đang ngủ mê. Nàng thích ra ngồi cạnh đống lửa hơn. Thấy vậy, tôi liền khoác tấm da cừu của tôi lên vai nàng, khêu to ngọn lửa, rồi hai chúng tôi ngồi bên cạnh nhau, im lặng không nói năng gì.
Nếu bạn đã từng ngủ qua đêm ngoài trời dưới trăng sao, chắc bạn cũng thừa biết rằng trong khi chúng ta ngủ thì cả một thế giới huyền bí đang bừng sống dậy trong thanh vắng và tĩnh mịch. Lúc ấy tiếng suối reo nghe như rõ hơn, những ao hồ thấy có những đốm lửa li ti nhen nhúm lên. Những thần linh của núi rừng đi lại tự do, và trong không gian có những tiếng sột soạt, những tiếng động rất khẻ, tưởng chừng như ta có thể nghe được một cành cây đang chuyển mình vươn dài ra và cỏ cây đang mọc thêm ra. Ban ngày là đời sống của các sinh vật, còn ban đêm là đời sống của các thực vật và sự vật. Nếu chưa quen với những tiếng động ban đêm, có khi làm cho ta sợ hãi... Thế nên vị tiểu thư của chúng ta, cứ mỗi lần nghe thấy một tiếng động dù là rất nhỏ, nàng cũng đã run sợ và lại nép sát vào người tôi. Có một lần, từ phía mặt ao hồ lấp lánh dưới kia, bỗng vọng lên một tiếng hú kéo dài não nuột, ngân vang uốn lượn về phía chúng tôi. Cũng vừa lúc đó một ngôi sao băng rực sáng xẹt qua trên đầu chúng tôi và bay về cùng một hướng, tựa như là tiếng than van mà chúng tôi vừa nghe thấy kia đã mang theo một luồng ánh sáng vậy.
- Cái gì thế ? nàng Stéphanette khe khẽ hỏi tôi.
- Thưa cô, đó là một linh hồn vừa được lên thiên đàng. Nói xong tôi làm dấu thánh giá.
Nàng cũng làm dấu như tôi và ngửa cổ nhìn lên trời như thế một hồi lâu, vẻ mặt trầm ngâm. Rồi nàng quay lại hỏi tôi :
- Này mục đồng, có phải các anh đều là phù thủy cả không ?
- Thưa cô, không phải đâu ạ ! Nhưng vì ở đây chúng tôi sống gần trăng sao hơn những người dưới đồng bằng nên biết rõ hơn những sự việc xảy ra ở trên trời.
Nàng vẫn đưa mắt ngước lên nhìn bầu trời, đầu dựa vào lòng bàn tay, vai khoác tấm da cừu, trông cô nàng giống như một mục đồng của nhà trời vậy.
- Ồ, nhiều sao quá ! Thật là tuyệt vời ! Chưa bao giờ tôi thấy nhiều sao như thế này. Mục đồng ơi, thế anh có biết tên của những vì sao không ?
- Biết chứ ạ, thưa cô chủ. Đây này, ngay trên đầu chúng ta, kìa là Con đường của thánh Jacques (la Voie lactée, dải Ngân Hà) (3). Nó chạy thẳng một mạch từ nước Pháp sang nước Tây Ban Nha, do chính thánh Jacques de Galice (4) đã vạch ra để chỉ đường cho Charlemagne dũng cảm tiến quân đánh giặc Sarrasins (5). Xa hơn chút nữa là Chiếc xe chở linh hồn (la Grande Ourse, sao Bắc Đẩu) với bốn trục xe sáng ngời. Ba ngôi sao đi phía trước là Ba con vật (les Trois Bêtes) kéo xe, và ngôi sao nhỏ nhất ở ngay sát ngôi sao thứ ba là Người đánh xe (le Charretier). Cô có thấy chung quanh có một chùm sao rơi rụng như mưa sa không ? Đấy là những linh hồn mà Thượng Đế không muốn chúng ở cạnh Ngài... Rồi ở phía dưới một chút là sao Bừa cào (le Râteau), còn gọi là Ba ông vua (Orion, sao Sâm). Đó là chiếc đồng hồ của mục đồng chúng tôi để biết được giờ giấc. Chỉ cần nhìn chúng là tôi biết bây giờ đã quá nửa đêm rồi. Phía dưới một chút nữa, vẫn theo hướng Nam, là ngôi sao Jean de Milan (6) sáng ngời, ngọn đuốc của các vì tinh tú (Sirius). Về ngôi sao đó, mục đồng chúng tôi thường kể chuyện như sau : vào một đêm nọ, Jean de Milancùng Ba ông vua và sao Rua (la Poussinière, la Pléiade) (7) được mời đến dự lễ cưới của một ngôi sao bạn. Theo lời người ta kể, sao Rua vội vã đi trước, theo con đường ở phía trên. Cô nhìn xem kìa, ngôi sao ấy ở chỗ cao tít tận cuối trời kia. Ba ông vua đi tắt đường phía dưới nên đuổi kịp, riêng anh chàng Jean de Milan vì lười biếng ngủ quên nên bị bỏ lại đằng sau. Anh ta bực mình liền quăng ngay chiếc gậy để cản đường họ. Bởi thế nên người ta còn gọi chòm sao Ba ông vua là Chiếc gậy của Jean de Milan... Nhưng cô chủ ạ, ngôi sao đẹp nhất trong tất cả những vì sao lại là ngôi sao của chúng tôi, đó là sao Mục đồng (Étoile du Berger), nó soi đường cho chúng tôi lùa đàn súc vật ra bãi lúc bình minh và xua chúng về chuồng lúc hoàng hôn. Chúng tôi còn gọi ngôi sao ấy là Maguelonne, nàng Maguelonne xinh đẹp chạy theo chàngPierre de Provence (Saturne, Thổ Tinh) và cứ bảy năm một lần lại kết hôn với chàng.
- Thế vậy hả ? Lại có chuyện các vì sao cưới hỏi nhau nữa cơ à ?
- Có chứ ạ, thưa cô chủ.
Và trong khi tôi đang cố giải thích cho nàng thế nào là những hôn lễ của các vì sao, thì tôi cảm thấy như có vật gì tươi mát và mịn màng đè nhẹ lên vai tôi. Thì ra đầu nàng, nặng trĩu vì buồn ngủ, đã tựa vào vai tôi với tiếng sột soạt êm ái của những dải đăng ten và mái tóc gợn sóng của nàng. Nàng ngồi yên không nhúc nhích, đầu tựa vào vai tôi như thế cho đến khi những vì sao bắt đầu lu mờ dần và nhoà đi trong những tia sáng đầu tiên của buổi ban mai. Còn tôi, tôi nhìn nàng ngủ, trong đáy lòng hơi xao xuyến một chút, nhưng vẫn giữ được sự thanh khiết của tâm hồn vì đêm sao sáng như thế kia bao giờ cũng đem lại cho tôi những ý nghĩ cao đẹp. Chung quanh chúng tôi, ngàn sao vẫn tiếp tục cuộc hành trình thầm lặng, ngoan ngoãn như một đàn cừu vĩ đại, và đôi lúc tôi có cảm tưởng như một trong những ngôi sao kia, ngôi sao thanh tú nhất, sáng ngời nhất, vì lạc mất đường đã đến tựa đầu vào vai tôi và ngủ giấc yên lành...

#210 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 13/03/2015 - 05:58

CHIẾN TRANH CỦA CÁC DÒNG ĐIỆN hay AI PHÁT MINH RA THẾ KỶ 19 VÀ THẾ KỶ 20
Nam Nguyen
(theo facebook tác giả)

Edison nhìn cậu thanh niên cao lỏng khỏng, mặc cái áo thấy ngay là không cùng bộ với cái quần, nét mặt vẫn chưa hết lộ vẻ mệt mỏi đang ngồi trước mặt mình, tuy rõ ràng đói rách nhưng không hề có vẻ rụt rè của kẻ mới đặt chân lên đất Mỹ:

-cậu là Nicola Tesla à, có biết nói tiếng Anh không, sao lại ra nông nỗi này?

-thưa ngài tôi đã bị đánh, bị cướp, bị vứt xuống khỏi chuyến tàu biển từ châu Âu sang đây cùng với vài hành khách, tuy vậy tôi vẫn giữ được bức thư giới thiệu tới ngài, xin ngài nhận lấy...

-tiếng Anh của cậu cũng tạm đấy,ít nhất là tôi hiểu cậu. Thế cậu có tiền không, có người thân thích không, và định làm gì ở Mỹ? –Edison nhận lấy bức thư, mà ông đã biết nội dung. Trong thư cũng như trao đổi trước đây, Charles Batchelor-giám đốc chi nhánh lục địa châu Âu của Edison đã báo: “tuyệt đối không được để chàng trai này đi sang Nga! Thưa ông Edison, ông sẽ còn biết ơn tôi vì đã khuyên được anh ta tới với ngài sau rất nhiều giờ thuyết phục! Tôi có được biết 2 con người vĩ đại, người đầu tiên tất nhiên là ngài, nhưng người thứ hai không thể là ai khác, chính là anh ta đấy ạ!” Nhìn bộ dạng chàng trai, Edison chợt nhớ tới tuổi trẻ thất học phải đi bán hoa quả giúp mẹ, rồi bán báo trên tàu của mình.

-tôi chỉ còn đúng 4 xu, không người thân thích, nhưng ngài tuyệt đối không phải lo cho tôi. Hãy cho tôi công việc và cho tôi kiếm tiền, tôi đã được nghe như vậy về nước Mỹ! Edison thấy nhẹ cả người, vốn tính chặt chẽ, ông chả hề có ý định phải cưu mang bất cứ kẻ di dân nào từ cựu lục địa, tuy vậy khẩu khí của chàng trai cũng làm ông giật mình!

-thế anh đã biết làm gì rồi, và ở công ty của tôi cậu có dự định gì không?

-tôi rất biết hoạt động của công ty ngài, vì đã làm việc với chi nhánh châu Âu của ngài và họ còn nợ tôi số tiền 25 nghìn đô la. Nhưng tôi không đến để đòi số tiền đó, tôi đến để được làm việc với những động cơ, máy phát điện một chiều của ngài, và hy vọng sẽ hoàn thiện được chúng...

-hừ, thật là cao ngạo! Đầu tiên cứ cố hoàn thiện tiếng Anh của cậu đi! Tuy vậy ai biết được, năm nay là 1884, còn năm 1868 ta đến thành phố này cũng chỉ có hai bàn tay, và sau mấy năm ta đã bán được phát minh máy điện báo với giá 10 nghìn đôla đấy! Nhưng hãy bắt đầu từ vị trí thợ máy thấp nhất đã nhé...

Sau đó một năm, cũng tại công ty Edison Machine Works, hai người đàn ông lại ngồi với nhau. Edison hỏi:

- sao anh không ở dưới xưởng hay phòng thí nghiệm mà lại lên đây?

-thưa ông, tôi đã hoàn thành mọi công việc. Tôi đã vẽ ra 24 loại máy khác nhau theo nguyên tắc của ông, phát minh ra acquy mới, và tất cả những mẫu mới đó đã được chính ông kiểm chứng, chúng đều tốt hơn các mô-đen cũ. Tôi xin ông cho lĩnh số tiền 50 nghìn đôla mà ông đã hứa trước kia, ông nhớ chứ?

-ta nhớ, chàng trai tài ba ạ, nhưng phải thú thật với cậu, ta bị nặng tai từ bé, bị khi cứu một điện tín viên khỏi lao vào tàu hỏa. Do đó ta cũng nghe cậu chật vật lắm, với cái thứ tiếng Anh kiểu Serbi của cậu, còn cậu mới có hơn một năm ở Mỹ, cậu còn chưa hiểu cách nói đùa của dân bản xứ đâu! Nhưng một số tiền kha khá thì có thể, hoặc sẽ nâng lương cậu từ 10$/tuần lên 18$/tuần...Edison nói như đã tập thuộc lòng câu trả lời này rồi.

-Thưa ngài Edison, tôi không phải xin ngài bất cứ điều gì, vì ngài mới là người nợ tôi. Tôi tuy nghèo, nhưng làm việc không phải vì tiền. Tất cả những gì tôi đã làm, và sẽ làm là để cho nhân loại, cho một thế giới không có chèn ép, áp bức của kẻ giàu đối với kẻ nghèo. Hơn ai hết tôi hiểu thế nào là dòng điện, thưa ngài Edison, tôi có thể dùng điện bửa đôi quả địa cầu, nhưng tôi không bao giờ làm vậy. Mục đích của tôi không phải là tiền, những phát minh của tôi sẽ chỉ ra những hiện tượng mới, những hiện tượng bản lề của khoa học, để cho những nhà khoa học khác làm bàn đạp...

-đừng nóng chàng trai, anh ở gần ta, anh thấy ta làm việc 19,5 giờ một ngày không ngày nghỉ, chỉ như vậy ta mới thành công như hôm nay. Thiên tài chỉ 1% là hứng khởi, còn lại 99% là lao động khổ sai...

-ngài Edison, tôi đã viết sẵn đơn xin thôi việc ở đây, vì biết trước rằng công ty của ngài cũng làm gì có đủ 50 ngàn tiền mặt để trả cho tôi. Dù sao ngài cũng đã dạy tôi, Nicola Tesla, một số điều có ích, do đó trước khi ra đi tôi xin tặng ngài hai lời khuyên, hy vọng ngài không phiền...

-xin cứ thật lòng, chàng trai quả cảm! Edison phấn khởi hẳn, vì với ông chi tiền chính là một cực hình, ông thà dùng hết số tiền đó để ném vào những phòng thí nghiệm mới, những nghiên cứu không mệt mỏi...

-thứ nhất: tôi rất khâm phục khả năng làm việc bền bỉ của ông, ông có thể làm hàng nghìn thí nghiệm chỉ để tìm ra một phương án ứng dụng mới. Trong khi đó theo dõi ông và cộng sự, tôi có thể thấy rằng nếu các ông được học hành một cách bài bản hơn chút thôi, thì ít nhất cũng có thể thong thả nghĩ cách thay đổi phương pháp, và tiết kiệm ít nhất 30% công sức. Ông không được học tiểu học, nhưng mẹ ông dạy ông và ông đọc rất nhiều sách, đó là cái tốt; tôi cũng chỉ học được một đôi năm đại học rồi bỏ, vì gia cảnh không cho phép, mà đáng ra tôi phải học trường dòng và làm cha cố. Nhưng sau khi ốm liệt giường 9 tháng, bố tôi đã cho tôi một ước nguyện nếu tôi được Chúa cứu mạng, và điều ước của tôi là được học và làm kỹ sư. Với khả năng tư duy lô-gic của mình, tôi có thể không làm bất cứ thí nghiệm nào, chỉ tiến hành chúng trong tưởng tượng, tuy vậy kết quả hoàn toàn không khác gì các ông làm...

-chàng trai, ta không phải không muốn trả tiền, nhưng ta muốn trả em bằng vài trăm cổ phiếu của công ty con, chuyên sản xuất đèn dây tóc thì được...Edison biết rằng mình đang mất đi một cộng sự vô giá, nhưng không nghĩ rằng mình đang nhận lấy một kẻ thù truyền kiếp.

-hồi trẻ có lúc tôi đánh bạc rất nhiều, tôi đánh bạc không vì tiền mà để nghiên cứu tâm lý của các con bạc, thắng thì tôi chia hết tiền cho kẻ thua, còn thua thì tôi vay nợ để chơi tiếp, và sau khi cả nhà tôi phải khốn đốn để trả nợ thay tôi thì tôi hứa không bao giờ chơi bạc nữa, nhưng cũng từ đó tiền với tôi không hề có ý nghĩa lớn lao nào! Tuy ngài còn đăng ký vào tên mình cả một số phát minh của tôi, nhưng tôi cũng chẳng lấy đó làm điều, mà lại cho ngài biết một điều vĩ đại nữa: tương lai không nằm ở dòng điện một chiều mà ngài đêm ngày nghiên cứu đâu, mà sẽ phải là dòng điện xoay chiều!

-Ta không muốn nghe về nó, đã bảo anh nhiều lần rồi mà! Anh hãy cút đi với cái dòng xoay chiều quỷ tha ma bắt ấy đi!

Tesla đứng lên cầm mũ và đi ra. Anh vẫn tay trắng hoàn trắng tay, nhưng đã biết được thế nào là nước Mỹ (50 nghìn khi đó giá trị hơn 1 triệu $ ngày nay!). Và đây là khởi đầu của “Chiến tranh của các dòng điện” (War of Currents).

Tesla bị vứt ra xã hội, đi đào mương kiếm sống, ăn ngủ được chăng hay chớ, tuy vậy đầu óc anh chưa bao giờ thôi nghĩ về các phát minh, về dòng điện. Và tài thuyết khách của anh cũng đã cứu anh, như nhiều lần khác, lại có người bỏ hết tiền đầu tư cho anh lập công ty khác, thuê ngay trên đại lộ 5, cạnh công ty cũ của Edison. Edison tuy không phát minh ra đèn dây tóc, nhưng lại nghĩ ra được dùng chân không tuyệt đối để đưa đèn dây tóc được dùng đại trà. Còn Tesla nghĩ ra đèn neon, anh ta đã từng PR bằng cách thắp sáng cả một khu phố như ban ngày! Thế là từ rất nhiều thành phố, các đơn hàng lớn thi nhau đổ về công ty “Tesla Ark Light Company”. Người khổng lồ Edison lần đầu tiên thất bại...

Và thế là hai thiên tài sáng chế phát minh thi đua nhau cho đến khi chết, thậm chí cả sau khi họ mất đi thì những công trình, ý tưởng của họ vẫn cạnh tranh với nhau, và chính chúng ta là người hưởng lợi:

-Edison có 1093 phát minh đăng ký tại Mỹ và hơn 3000 đăng ký tại nước ngoài-trong đó có một số ít có người đồng phát minh, Tesla có hơn 300 phát minh đã đăng ký ở Mỹ và nước ngoài (sau này thậm chí những công trình chưa trọn vẹn, thậm chí mới ở mức ý tưởng mà được chấp nhận đăng ký, họ cũng đăng ký ngay và luôn...)

-Edison đã trở thành một nhà sản xuất tầm cỡ của nước Mỹ, bạn của Henry Ford, sau này thống nhất tất cả các công ty con thành General Electrics lừng danh. Tesla ngay từ 1888 đã bán 25 phát minh của mình với giá đổ đồng 1 triệu $ (hơn 20 triệu $ ngày nay!). Tuy vậy ông đổ khá nhiều tiền vào các phòng thí nghiệm tối tân và đám cháy năm 1895 đã tiêu hủy hoàn toàn phòng thí nghiệm của ông, ông chỉ còn tất cả ở trong đầu và có thể dựng lại bất cứ thí nghiệm nào của mình theo trí nhớ...

-Công ty của Tesla đã thắng thầu cung cấp giải pháp cho thủy điện thác Niagara, chủ thầu đành nhường cho công ty của Edison làm một đoạn đường dây truyền tải điện từ nhà máy đó...

-rất nhiều sáng chế của họ vẫn còn được chúng ta sử dụng. Edison có : microphone, loa và ống nghe của điện thoại cùng với từ “Hello” (a lô!) cửa miệng cũng là do ông đưa ra, rồi pin metal kali. Tesla có phương án sạc pin không cần bộ sạc mà mới mấy năm nay, những điện thoại di động hiện đại nhất mới bắt đầu áp dụng! Edison có đèn dây tóc thì Tesla có đèn huỳnh quang.

-Edison sản xuất ra máy quay đĩa, máy chiếu phim, máy ghi âm...thì Tesla phát minh ra radio (độc lập với những người khác, và là người đầu tiên, tuy vậy không được công nhận), đồng hồ điện, turbin hơi nước, ô tô điện...

-vì không có học hành bài bản, Edison chỉ tập trung tìm kiếm phát minh cho những nhu cầu “ngay và luôn” dựa vào linh cảm tuyệt vời của mình cũng như sự kiên trì không mệt mỏi. Tesla ngoài linh cảm tuyệt vời ra còn có logic để tìm hiểu được nguyên nhân lý thuyết của sự việc. Do đó ông tìm ra được hiện tượng từ trường xoay, và tên ông được đặt cho đơn vị đo từ trường.

-Năm 1915 báo chí đồn ầm lên là cả 2 ông được đề nghị chung nhau một giải Nobel vật lý, thế là cả hai lập tức lên tiếng cự tuyệt, để không phải dính dáng gì đến nhau. Thực chất sau này mới biết, chỉ có Edison được đề cử nhưng không được giải, còn Tesla được đề nghị xét giải Nobel năm 1937. Năm 1917 Tesla được trao huy chương Thomas Edison, mặc cho ông kịch liệt phản đối...

-chiến tranh của các dòng điện được Edison tiến hành một cách quyết liệt nhất, không tiếc lý do gì ông không đưa ra để bôi đen Tesla. Edison cố chứng minh rằng dòng xoay chiều nguy hiểm hơn cho con người (mà không chịu hiểu cho rằng với hiệu điện thế cao thì nguy cơ gần như nhau thôi). Thậm chí sau khi thua ở mấy phiên tòa, ông còn dùng điện xoay chiều giật chết một con voi trong vườn bách thú, chụp ảnh đăng lên để làm bằng chứng cho sự nguy hiểm đó, trong khi đó ghế điện-cũng một phát minh của Edison-thì vẫn dùng dòng một chiều!

-điểm yếu nhất của dòng một chiều là khả năng truyền tải năng lượng kém, khi Edison truyền tải được xa nhất là 1,5 km thì Tesla đã dễ dàng truyền tải với những khoảng cách 50 km. Hiệu điện thế cho dòng một chiều phải gần như dòng điện sử dụng, gây lãng phí rất lớn về dây điện và các trạm truyền tiếp nhỏ.

-cuộc chiến này còn kéo dài sau khi các nhân vật chính đã sang thế giới bên kia, và chỉ coi như chính thức kết thúc vào năm 2007, tức là hơn trăm năm sau, khi thành phố New York chuyển từ dòng điện một chiều sang dùng dòng xoay chiều.

Tuy vậy hai thiên tài này có những cái khá giống nhau. Họ khá lập dị, Edison như nhiều người đã biết, tỏ tình với vợ tương lai trong vòng chưa đầy 5 phút, còn Tesla thậm chí chẳng bao giờ có vợ con (ông khoe rằng sự trinh trắng giúp ông suy nghĩ mạnh lạc trong khoa học). Tesla luôn đếm bước chân của những người xung quanh, tính nhẩm thể tích của tất cả bát đĩa, cốc chén...nếu không thì ông ăn uống mất ngon, do đó ông phải ngồi ăn một mình chứ không thể ngồi ăn chỗ đông người. Bạn của họ là những ông trùm nước Mỹ, như Henry Ford hay J.P.Morgan. Họ đều tin vào sự sống của linh hồn sau cái chết, cuối đời Tesla ăn chay trường, còn Edison thậm chí chỉ uống sữa.

“Tôi tự hào rằng chưa bao giờ phát minh ra vũ khí”-Edison “đá xoáy” Tesla, mặc dù Tesla là người rất yêu hòa bình nhưng ông “dính” vào vũ khí laser và cách thức truyền năng lượng trên khoảng cách lớn, chỉ còn một bước nữa sẽ dẫn đến vũ khí hủy diệt hay chí ít là bọn khủng bố có thể “đánh cắp” được những dòng năng lượng khổng lồ (đồn đại vẫn chưa thôi, rằng quân đội Mỹ cho đến nay vẫn đang thí nghiệm một số thứ vũ khí được chế tạo theo ý tưởng của Tesla). Thực ra cả hai thiên tài này không được học hành đến nơi đến chốn, cho nên cách họ nghiên cứu, phát minh cũng rất khác các GS-TS của ta bây giờ. Đấy là điểm yếu của cả hai (mặc dù Tesla chê Edison nhưng bản thân ông cũng bị hạn chế y như vậy). Đáng tiếc vì họ không có những lý thuyết hay như Newton, Faraday, Hertz...(như Edison từng thú nhận)-tuy vậy nhân loại lại được bù đắp bằng vô số phát minh có thể đưa ngay vào thực tiễn.

Tesla là người nổi tiếng với những màn biểu diễn tạo ra sấm, chớp, sét...nhân tạo (về PR ông là bậc thầy của Edison-tuy vậy ông không thể làm việc tập thể được nên suốt đời ông chỉ là "con sói đơn độc"). Họ rất nổi tiếng ở Mỹ và toàn thế giới, về họ có khá nhiều phim Hollywood đã quay, Tesla còn nổi tiếng hơn trong thế giới game và đồ chơi của trẻ em (với hình tượng người tạo ra sấm sét!). Thậm chí ngay UFO hay thiên thạch Tugunskiy rơi xuống Siberi cũng bị người đời đổ cho là Tesla bắt tay với Nga thí nghiệm vũ khí từ trường...

Họ sống khá thọ. Edison mất khi nắm tay vợ và bảo: “Ở ngoài kia đẹp quá”. Tesla chết âm thầm một mình trong một khách sạn ở New York, khi vợ tổng thống Roosevelt nghe tin ông ốm nặng muốn tới thăm. Đồ đạc của ông hãy còn gửi ở một loạt khách sạn khác nhau, nghe đồn thì FBI đến thu thập hết lại...

Còn đây thì không phải chuyện đồn thổi: năm 2007 bảo tàng về Nicola Tesla ở Serbi kêu gọi các nhà khoa học thế giới nghiên cứu tiếp những công trình dang dở mà ông đã bỏ lại, gồm 60 ngàn trang tài liệu! Ít nhất thì những nghiên cứu về truyền năng lượng cho một khoảng cách xa bất kỳ đang trở thành hiện thực...
Năm 2014 thành viên đảng bảo thủ, MC và nhà kinh doanh Glenn Beck đang dựng bộ phim vạch trần “con người xấu” Edison, trong phim có nói rất nhiều về nhân vật Tesla-“người phát minh ra thế kỷ 20”.

Tham khảo thêm:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



(Chú thích của tác giả: từ bé chúng ta được nghe về những tấm gương của các nhà bác học vĩ đại, chứ chưa được biết họ là những người như thế nào. Cũng như Newton-nhà vật lý học lỗi lạc thế kỷ 18-ít ai trong chúng ta nghĩ rằng ông là người vô cùng tủn mủn, ti tiện đối với đồng nghiệp và người xung quanh! Tuy vậy bài này không viết về Edison và những cách hành xử “chả giống ai” của ông ấy, mà viết về Tesla và Edison –những vĩ nhân giúp thế giới chúng ta thay đổi bộ mặt của mình...)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

3 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |