Jump to content

Advertisements




Vị doanh nhân hiến hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng! thật là đáng kính và ngưỡng mộ!!!


1 reply to this topic

#1 thoivan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 220 Bài viết:
  • 167 thanks

Gửi vào 19/08/2013 - 16:49

Vị doanh nhân hiến hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng
Số vàng gia đình thương nhân Hà thành Trịnh Văn Bô quyên góp tương đương 2 triệu đồng Đông Dương, nguồn lực quý báu trong bối cảnh tài chính đất nước kiệt quệ sau Cách mạng tháng Tám.
Mùa thu năm 1945, bên cạnh niềm hân hoan giành chính quyền từ tay phát xít Nhật, Chính phủ lâm thời mới thành lập gặp nhiều khó khăn về tài chính. Kho bạc Trung ương lúc đó đối mặt với khoản nợ ngắn hạn phải thanh toán lên đến 564 triệu đồng, trong khi ngân khố chỉ còn hơn 1,2 triệu đồng Đông Dương mà gần một nửa là tiền rách chờ thu đổi.
Trong thế "ngàn cân treo sợi tóc", mọi công việc từ tổ chức bộ máy Nhà nước, xây dựng lực lượng vũ trang, giải quyết nạn đói, thiên tai… đều cần có tiền, Chủ tịch H-C-M sáng kiến thành lập Quỹ Độc Lập, thu nhận tài chính và hiện vật nhân dân quyên góp cho Chính phủ. Trong khuôn khổ của Quỹ, Tuần lễ vàng được phát động từ ngày 17/9/1945 trên khắp mọi miền đất nước.


Hưởng ứng lời kêu gọi trên, ngay tại Hà Nội, từ những người lao động nghèo đến những nhà tư sản, điền chủ... đều hết lòng đóng góp. Trong số này, nổi bật là gia đình thương nhân Trịnh Văn Bô, chủ tiệm vải Trịnh Phúc Lợi số 48 Hàng Ngang, nổi tiếng Hà thành thời đó. Theo tổng hợp của Bộ Tài chính, lúc khốn khó nhất, gia đình đã ủng hộ tới 5.147 lượng vàng, tương đương 2 triệu đồng Đông Dương cho Chính phủ. Ngoài ra, vợ chồng ông Trịnh Văn Bô còn là thành viên cốt cán trong Ban vận động Tuần lễ vàng, khích lệ giới công thương và các tầng lớp nhân dân quyên góp được 20 triệu đồng Đông Dương và 370 kg vàng.
"So với chỉ 1,2 triệu đồng Đông Dương, đa phần rách nát, chờ tiêu hủy trong ngân khố lúc đó, vai trò của những doanh nhân yêu nước như cụ Trịnh Văn Bô lại có ý nghĩa hơn bao giờ hết", Thứ trưởng Nguyễn Công Nghiệp bày tỏ trong một cuộc tọa đàm khoa học Bộ Tài chính tổ chức cuối tháng 7 về chủ đề "Doanh nhân Trịnh Văn Bô và những cống hiến cho nền tài chính cách mạng".
Hay theo nhận xét của nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Tế: "Đây là một gia đình tiêu biểu, có công lớn với dân tộc, với cách mạng, tạo nguồn tài chính cho những ngày đầu của chính quyền cách mạng non trẻ".

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vợ chồng ông Trịnh Văn Bô, bà Hoàng Thị Minh Hồ. Ảnh do gia đình cung cấp
Ông Trịnh Văn Bô sinh năm 1914, là con út trong gia đình 3 anh chị em. Thân sinh là cụ Trịnh Phúc Lợi, một doanh nhân Việt Nam đầu thế kỷ 20. Mẹ ông họ Phan, người gốc Hoa, về sau cùng chồng quản lý thành công hiệu buôn Phúc Lợi. Cậu ruột cũng là chủ một hiệu buôn. Không chỉ là một doanh nhân thành đạt, cha ông còn là thầy của nhiều doanh nhân nổi danh như Nguyễn Đức Mậu (hiệu Phát Đạt), Mai Bá Lân (hiệu Lợi Quyền), Vương Xuân Tọa (hiệu Lợi Hòa)...

Năm 1932, ông lập gia đình với bà Hoàng Thị Minh Hồ, ái nữ của cụ Hoàng Đạo Phương, một nhà nho và cũng là thương gia giàu có đất Hà Nội xưa. Trong sự nghiệp kinh doanh của chồng, bà Minh Hồ đóng một vai trò quan trọng. Theo lời kể của bà, toàn bộ tài sản gia đình có được đều nhờ tiệm vải Phúc Lợi. Tiệm không chỉ phục vụ người Việt mà còn giao thương khắp khu vực Đông Dương, Trung Quốc, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Ấn Độ...
Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ năm nay đã gần 100 tuổi, vẫn còn minh mẫn. Tiếp phóng viên VnExpress tại nhà riêng, cụ tự tay rót trà mà không hề run. Khi hỏi đến chuyện kinh doanh của gia đình, cụ kể lại từng chi tiết, từng con số, thi thoảng pha chút dí dỏm của một bà chủ tháo vát đất Hà thành một thời.
"Ngày xưa cụ nội của tôi tham gia phong trào Đông kinh Nghĩa thục. 11 tuổi tôi mới được đi học chữ phổ thông. Được bố dạy chữ nho, học tam tự kinh, nhưng đến 15 tuổi thì thôi, vì con gái ngày xưa không cần học nhiều. Nhưng thêu thùa, cỗ bàn phải biết", cụ nhớ lại thời son rỗi của thiếu nữ phố Hàng Đào, nổi tiếng giàu về cái chữ, nhiều người làm quan. "Các cụ nhà tôi chỉ kinh doanh, làm từ thiện thôi", cụ nói thêm.
Gia đình cụ hiện sống trong căn biệt thự cổ xưa, vẫn giữ nguyên nếp thanh lịch, hiếu khách của người Hà Nội xưa. Biết có khách đến chơi, người con dâu của chuẩn bị một ấm trà quý để cụ tự tay rót. Chiếc bàn nước bằng đá hàng ngày được trải thêm khăn trắng tinh, người con dâu cụ giải thích đây là ý của cụ, khách đến nhà phải thật chu đáo thì cụ mới vừa lòng.
Nhớ lại thời kỳ huy hoàng, làm ăn không biết mệt mỏi của gia đình, vị phu nhân của ông Trịnh Văn Bô nói: “Lúc đó tôi mới 20 tuổi nhưng say sưa với công việc để chiếm lĩnh thị trường. Gia đình buôn bán có uy tín, hàng hóa nhiều, đồng tiền vững giá và không có chuyện khách nợ nần. Do vậy, chỉ từ 30.000 đồng Đông Dương khởi nghiệp, khối tài sản gia đình đã tăng lên hàng trăm lần, giàu có nhất nhì thủ đô”.
Khi cách mạng diễn ra tại thủ đô, vợ chồng ông gác chuyện kinh doanh tất bật để dốc sức lo cho cách mạng. Tham gia Việt Minh từ cuối năm 1944, hay tin cả nước chuẩn bị cho sự kiện lịch sử khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vợ chồng ông tạo điều kiện nuôi giấu cán bộ Việt Minh ngay tại nhà mình, dù biết sẽ mạo hiểm cơ nghiệp và tính mạng cả gia đình.
Toàn bộ tầng 2 căn nhà 48 Hàng Ngang được bố trí làm nơi làm việc của Bác Hồ và 15 người trong Thường vụ Trung ương Đảng. Cũng chính tại đây, bản “Tuyên ngôn độc lập” ra đời. Gia đình ông Trịnh Văn Bô còn sẵn lòng cung cấp tài chính thiết yếu cho Đảng.
Sau 2/9/1945, trong những sự kiện như “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ Vàng”, cụ Trịnh Văn Bô và gia đình lại là trụ cột, tấm gương tiêu biểu cho giới công thương cả nước ủng hộ chính quyền nhân dân, ủng hộ nền tài chính cách mạng non trẻ vô điều kiện.
Dốc gần 90% tài sản quyên góp cho Chính phủ, bà Minh Hồ tâm sự gia đình chỉ suy nghĩ giản đơn rằng chính quyền non trẻ có giữ được, thì mình mới mong tiếp tục buôn bán. Nhiều xấp vải trong nhà được bán phá giá để có tiền đài thọ cho mọi chi tiêu, ăn mặc, tiếp khách của Nhà nước. “Vợ chồng tôi có 4 bàn tay, 2 khối óc, chúng tôi có đóng góp hết, chúng tôi lại sẽ làm ra. Nhưng độc lập của dân tộc Việt Nam thì không thể nào để mất, vì mất rồi thì bao giờ thế hệ sau mới lấy lại được”, câu nói bất hủ của bà Hồ được ông Trịnh Đình Hưng - Chủ tịch Hội đồng Họ Trịnh Việt Nam dẫn lại với niềm tự hào.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ tiếp Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp tại nhà riêng. Ảnh: MOF
Sau Quốc Khánh, gia đình ông bà được đón Bác Hồ tới chơi và ở lại. Cộng với sự khuyến khích của đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Trưởng Ban Tài chính của Đảng bấy giờ, ông Trịnh Văn Bô đã cùng với một số nhà tư sản yêu nước khác xây dựng Việt Nam Công thương ngân hàng nhằm điều phối công tác tín dụng, thay thế cho Ngân hàng Đông Dương của Pháp. Chức Chủ tịch được giao cho chính ông Trịnh Văn Bô.
Hòa bình không lâu, thực dân Pháp tái chiếm Đông Dương, bà Minh Hồ dẫn hơn chục hành viên trong gia đình tản cư lên Cao Bằng, còn ông Trịnh Văn Bô công tác trong chính phủ kháng chiến tại Việt Bắc. Hoàn cảnh trăm bề nguy hiểm, bà Minh Hồ lo liệu cho cả gia đình đủ ăn, đủ mặc dù rất thiếu thốn. Từ một bà chủ đài các nơi phố phường đô hội, bà sẵn sàng nuôi lợn, trồng rau muống, bán chè… kiếm tiền.
“Tưởng như có lúc rơi vào đường cùng nhưng với niềm tin và sự liều lĩnh của một thương nhân, gia đình vẫn vượt qua những lúc khốn cùng nhất”, cụ chia sẻ hồi ức với phóng viên VnExpress.
Sau thời kỳ khốn khó, năm 1955, gia đình ông bà trở về Hà Nội. Ông Trịnh Văn Bô sau đó giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội cho đến ngày nghỉ hưu. Anh trai Trịnh Văn Bính, một trí thức yêu nước được đào tạo về tài chính và thương mại ở Anh, đi theo cách mạng từ những ngày đầu của Cách mạng tháng Tám được bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tài chính, phụ tá Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Việt Nam - ông Phạm Văn Đồng.
Hơn một nửa thế kỷ đã qua đi, tới thăm ngôi nhà gia đình đang sống tại số 34 Hoàng Diệu, cụ ông Trịnh Văn Bô đã tạ thế 25 năm, bàn thờ cụ và các vị thân sinh vẫn được đặt trang trọng trong ngôi biệt thự cổ để các thế hệ sau hương khói. Tiệm vải Phúc Lợi số 48 Hàng Ngang nổi tiếng xưa kia nay trở thành di tích lịch sử đón khách đến thăm quan. Bảy người con của hai cụ không một ai theo nghiệp kinh doanh trước kia mà đều trở thành các kỹ sư, giáo viên làm việc tại các cơ quan Nhà nước.
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cụ Trịnh Văn Bô, mừng đại thọ 100 tuổi của cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ (1914 - 2014), Bộ Tài chính đang biên soạn cuốn sách “Doanh nhân Trịnh Văn Bô và những cống hiến cho nền tài chính cách mạng Việt Nam” nhằm vinh danh những công lao, đóng góp của gia đình với Đảng, Chính phủ và ngành Tài chính. Ngoài ra, Bộ cũng đề xuất UBND thành phố Hà Nội lấy tên cụ Trịnh Văn Bô đặt cho một con đường tại thủ đô để nhiều thế hệ sau vẫn còn nhớ tới nhà tư sản yêu nước.

Sửa bởi thoivan: 19/08/2013 - 16:53


Thanked by 2 Members:

#2 socnau

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 438 Bài viết:
  • 764 thanks

Gửi vào 20/08/2013 - 16:34

này thì đáng ca ngợi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



chiện này k có giề phải bàn nhể, trí thức học cho lắm, rốt cuộc cũng k biết tư duy để đặt niềm tin vào ai

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trích dẫn

...
Gian nan xin lại nhà

Nhớ lần đầu gặp cụ khoảng hơn hai chục năm trước...

Trong số đơn từ của bạn đọc gửi về cho Toà báo, có một lá đơn của chính bà Hoàng Thị Minh Hồ viết đề nghị can thiệp với các cơ quan có trách nhiệm để gia đình bà xin lại ngôi nhà 34 phố Hoàng Diệu mà bà cho mượn lâu nay.

Tóm tắt lá đơn cũng như diễn tiến nội vụ về sau như thế này:

...Tháng 10/1987, đồng chí cố vấn Trường Chinh có mời ông Trịnh Văn Bô (ông Trịnh Văn Bô mất năm 1990) và bà Hoàng Thị Minh Hồ lên gặp.

Hai ông bà nhân cuộc gặp thân mật này đã ngỏ ý cho phép gia đình được trở về sống tại 34 Hoàng Diệu vì gia đình ông bà hiện đông các con, cháu, chắt. Cả bốn thế hệ cùng ở trong một ngôi nhà ở phố Nguyễn Gia Thiều. Nhà 34 Hoàng Diệu, ông bà Trịnh Văn Bô cho Thiếu tướng Hoàng Văn Thái mượn từ những ngày tiếp quản Thủ đô năm 1954 với thời hạn 2 năm ( 1954-1956), đến ngày Tổng tuyển cử đất nước thì trả.

Năm 1986, đồng chí Hoàng Văn Thái mất, Bộ Quốc phòng xây nhà cho các tướng lĩnh cao cấp tại Liễu Giai rất rộng rãi, khang trang. Gia đình tướng Hoàng Văn Thái được chuyển về Liễu Giai.

Ngày 1/6/1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười phê chuẩn việc trả lại nhà 34 Hoàng Diệu cho ông bà Trịnh Văn Bô. Ngày 10/7/1990, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo cũng có ý kiến nhất trí việc trả nhà cho bà Bô.

Nhưng mãi đến năm 1993, gia đình bà Bô vẫn chưa nhận được nhà.

Cuối năm 1993, Thủ tướng Võ Văn Kiệt giao cho Phó Thủ tướng Phan Văn Khải ký quyết định trả nhà 34 Hoàng Diệu cho bà Bô.

Ngày 24/10/1994, có hẳn một cuộc họp giữa Bộ Quốc phòng, UBND thành phố Hà Nội và Sở Nhà đất thành phố Hà Nội quyết định trả nhà cho bà Bô.

Thế mà gia đình bà Trịnh Văn Bô vẫn không nhận được nhà!?

Thời điểm ấy, nhiều phóng viên khi nhận được đơn thư của bà quả phụ Trịnh Văn Bô đã bức xúc trước điều kỳ quặc đến khó hiểu, rằng từng ấy cá nhân và cơ quan có trách nhiệm đã quyết định việc trả nhà 34 Hoàng Diệu cho gia đình bà Bô với ngần ấy chữ ký đầy quyền lực mà bà vẫn chưa có giấy tờ hợp pháp được đến ở nhà 34 Hoàng Diệu!

Tôi và đồng nghiệp chỉ còn cái cách muôn thuở, cái công việc đằng sau mặt báo tẻ ngắt, vô thưởng vô phạt và cũng vô trách nhiệm nữa là kính chuyển những lá đơn của gia đình bà Bô đến các cơ quan có trách nhiệm!

Mãi cho đến 9 năm sau, phải 9 năm, bằng độ dài thời gian của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, gia đình bà quả phụ Trịnh Văn Bô mới được trở về ngôi nhà cũ của mình ở 34 Hoàng Diệu, với những giấy tờ về bằng khoán điền thổ của ngôi nhà mà gia đình bà đã mua từ trước cách mạng.

Và như nhiều người biết, để vào được chính ngôi nhà của mình sau những dằng dặc chầu chực xin xỏ, một việc mạo hiểm và vô tiền khoáng hậu đã diễn ra. Một người con trai đương đêm đã cõng mẹ vượt rào bí mật đột nhập vào chính nhà mình ở 34 Hoàng Diệu....

Sửa bởi socnau: 20/08/2013 - 16:35


Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |