Jump to content

Advertisements




Vòng trường sinh trong tử vi


240 replies to this topic

#1 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4616 thanks

Gửi vào 06/11/2013 - 14:35

Vòng trường sinh trong tử vi


Trong tử vi đẩu số, Vòng Trường Sinh là một cục gân gà đã tồn tại nhiều năm nay, với nhiều cách an khác hẳn nhau. Trong bài viết này, tôi giải quyết trọn vẹn vấn dề khúc mắc và chứng minh vòng trường sinh an thuận theo mọi tuổi.


I-Tổng hợp các cách an vòng trường sinh hiện nay:
Như đã biết, vòng trường sinh được khởi từ ngũ hành nạp âm của CUNG an mệnh. Từ đó, chúng ta có:

1-Vân Đằng TTL: Chia theo âm nam dương nữ, và cố định vị trí Trường Sinh ở Tứ Sinh

2-Đông A và cụ Hà Uyên, bác TKQ: An thuận cho tất cả các tuổi.

3-Cụ Viêm Việt Tử: sử dụng ý tuởng của phong thủy âm trạch để an Mộ tại tứ mộ.

4-Trong tứ trụ, vì là ngũ hành đơn, nên phân rất rõ qua cách khởi Âm sinh Dương tử. Tuy nhiên, như đã được đề cập bởi bác VDTT thì cách giải quyết này không hợp lý, vì sự khác nhau giữa tính đơn và kép của Ngũ Hành trong Tử Bình và Tử Vi và tôi đồng ý luận điểm này.

Tất cả những kiến thức này đều là welknown. Tôi bác bỏ 1,3,4 và chứng minh 2.

II-Cách giải quyết



1-Khi ta xét ngũ hành mệnh thì ta sử dụng ngũ hành nạp âm. Tuy nhiên, nguyên lý hình thành NHNA lại xuất phát từ huyền số, và không phải là ngũ hành đơn.
Về bản chất, ngũ hành nạp âm chính là tích phân bội, khi ta cộng số thái huyền theo cả hai chiều không gian và thời gian.

Mặc dù vậy, hai cặp can chi có NHNA giống nhau thì vẫn khác nhau. Vì vậy, ta đặt vấn đề khán cường nhược của ngũ hành này.
Ví dụ:
Sinh năm Tân Dậu, Mệnh Thạch Mộc Lựu. Có nhiều trường phái nghiên cứu, hoặc là khán trực tiếp mộc này ra sao như thường thấy trong cổ thư, và thực sự con không thể theo được. NHưng con đưa nó về dạng sau.


Thạch Mộc Lựu<---> Mộc Tân Dậu <----> Mộc Dậu <---> Mộc-Âm Kim <---> Mộc +Thai.

trong đó, các bước biến đổi dựa theo nguyên tắc của thái huyền kinh.

2- Tồn tại một và chỉ một loại ngũ hành nạp âm mà ứng với một địa chi. Ví dụ, chỉ có duy nhất Thạch Lựu Mộc Âm có địa chi là Dậu.
Ta có thể chứng minh cái này bằng tích phân, nhưng có thể hiểu đơn giản, có 60 can chi, và có 5 hành, vị chi là 12 cái 1 hành, ứng với 12 địa chi.


+Hệ quả, thay vì ta nói thạch Mộc Lựu, ta có thể nói Mộc Tân Dậu, hay đơn giản hơn, Mộc Dậu.

+Từ đây, có một cách khác để mã hóa Mộc Dậu. Cách đơn giản nhất, đó là ta khai triển vòng trường sinh của ngũ hành mộc, thì Dậu ở vị trí Thai, vậy ta có thể nói Mộc tại Thai vị, thay cho nói Mộc Dậu.

+tóm lại, ta có, thay vì nói Thạch Mộc Lựu, ta nói Mộc+Thai. Mộc chính là mệnh, và Thai chính là vị trí của vòng trường sinh tại vị trí thái tuế. Đây là cái đã bị thất truyền, và theo ý hiểu của tôi hoàn toàn chưa có trong sách vở công khai hiện nay.

3-Tương tự, ta xét đến ngũ hành nạp âm của CUNG MỆNH, tức là NHNA của Can và Chi của cung tháng mệnh nằm trong. Về nguyên tắc, ta cũng phải xét NHNA, ví dụ mệnh cư tại Ngọ, can Giáp, can chi sẽ là Giáp ngọ, tức Sa Trung Kim.

Có nhiều cách để khán cái này, nhưng cũng theo nguyên tắc như trên, thay vì ta nói Lộ bàng Thổ, ta nói Thổ cư Ngọ vị. Khai triển vòng trường sinh của Thổ, ta thu được vị trí Thai.

Hệ quả, Sa Trung Kim.= Kim+Mộc Dục như là hai cách nói khác nhau.

Và đây chính là nguyên lý hình thành vòng trường sinh đã biết trong tử vi. Do đó, vòng trường sinh phải an thuận theo mọi tuổi.

4-Nguyên tắc hình thành của Tứ trụ dựa trên ngũ hành đơn. Vì vậy, tôi đặt giả thuyết rằng: Nguyên tắc hình thành của Tử Vi đẩu số dựa trên ngũ hành nạp âm.

Cụ thể hơn, người ta được biết, mệnh được an sử dụng ngũ hành kép. Mặc dù vậy, theo II.1 và II.2, ngũ hành kép hoàn toàn có thể thay thế bằng ngũ hành đơn+vòng trường sinh mã hóa vị trí của Thái Tuế.
Ngũ hành của cục+ Vị trí của vòng trường sinh, ngược trở lại hoàn toàn tương đương với ngũ hành kép của cục, mà người ta ẩn đi.



IIII-Hệ quả:


1-Toàn bộ các kiến thức về NHNA và cục, cách sử dụng vòng trường sinh hoàn toàn có thể quy về tương tác giữa hai ngũ hành kép của Mệnh và Cung an Mệnh. Chiều ngược lại cũng hoàn toàn đúng.

2-Từ đây, bài toán về vòng trường sinh được giải quyết hoàn toàn. Kể cả bài toán về khởi vòng trường sinh của cục Thổ.

3-Khi viết sách về cơ sở khoa học của Lục Hào, tôi có điều kiện khảo sát lãnh vực và nhận thấy rằng, một long standing problem hiện nay trong Lục Hào, đó là sự không được sử dụng của Thiên Can. Có một số tác giả đã đề cập tới vấn đề này, gồm cụ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và bác

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.
Tôi giải quyết trọn vẹn bài toán này bằng cách sử dụng các công cụ ở trên, và khai triển vòng trường sinh cho tất cả các hào.

4-Từ đây, nó đưa tới cách kiến giải hoàn toàn khác về ý nghĩa hình thành của cung an thái tuế và trở thành phản ví dụ điển hình của lý thuyết Thiên Lương.

5-Các kỹ thuật này chứng minh mối liên hệ giữa TV Nam Phái và Kỹ thuật luận mệnh ngũ trụ dựa trên NHNA, một học thuyết đã được biết rộng rãi từ lâu, trong Ngọc Chiếu Định Chân Kinh.


6-Khẳng định phù hợp với vấn đề 3 của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

khi bác bỏ vòng trường sinh của Mệnh, nếu như ta xét vị trí của cung mệnh chứ không phải của cung an Tuế. Tôi đã có nhầm lẫn ở chi tiết này, vì quên chưa xét tới sự phức hợp của ngũ hành cục.


Vấn đề thứ 3. Là không thể có vòng tràng sinh ngũ hành bản mệnh trong tử vi.



IV-Kết Luận


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

h đã được giải quyết hoàn toàn. Trước kia, tôi từng đề cập về cái này với Bác Gia Thi, tuy nhiên lúc đó hoàn toàn không có thực chứng. Vì thực tế là thước đo rõ ràng nhất, Tôi đã cùng 7 cộng sự của mình cùng chia ra thử nghiệm trên rất nhiều lá số mẫu, và đạt được kết quả khả quan đủ để có thể khẳng định.

Mặc dù vậy, rất có thể có sự sai sót trong kỹ thuật chứng minh. Vì vậy, tôi mong nhận được sự phản biện của mọi người trên tinh thần khoa học.



#2 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4616 thanks

Gửi vào 06/11/2013 - 15:11

Nhận xét 1: Vòng trường sinh này hoàn toàn không liên quan tới tất cả các vòng trường sinh của ngũ hành đơn, của vòng Bác Sĩ, vòng tướng tinh hay vòng Thái Tuế. Tương tự, nó cũng khác về bản chất với vòng Thần Cách được sử dụng trong một số chi phái nhỏ, hay vòng trường sinh bay.
Hệ quả, tính an thuận của VTS hình thành bởi ngũ hành kép không kéo theo các kết quả nào có thể thay đổi cách an thuận nghịch theo dương nam âm nữ/nam nữ của ngũ hành đơn.

Sửa bởi NhuThangThai: 06/11/2013 - 15:23


Thanked by 1 Member:

#3 begaidii

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2051 Bài viết:
  • 2176 thanks
  • Locationnhà xí bệt

Gửi vào 06/11/2013 - 15:44

thế tóm lại là vì stt của cháu hqua mà chú nghĩ nó dây đến vòng trường sinh à ?

vậy cháu hỏi chú vì sao Vua suy tại tuất , bệnh tại hợi , chém rồng , trường sinh ở tị ?

Sửa bởi begaidii: 06/11/2013 - 15:44


#4 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4616 thanks

Gửi vào 06/11/2013 - 16:15

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

begaidii, on 06/11/2013 - 15:44, said:

thế tóm lại là vì stt của cháu hqua mà chú nghĩ nó dây đến vòng trường sinh à ?
vậy cháu hỏi chú vì sao Vua suy tại tuất , bệnh tại hợi , chém rồng , trường sinh ở tị ?
Not really. Cái này thì chú đã nghĩ từ một thời gian và đưa cho vài người phản biện.
Đến hôm qua nhìn thấy cháu viết, cảm ứng và quyết định public cho mọi người.

#5 begaidii

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2051 Bài viết:
  • 2176 thanks
  • Locationnhà xí bệt

Gửi vào 06/11/2013 - 16:22

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NhuThangThai, on 06/11/2013 - 16:15, said:

Not really. Cái này thì chú đã nghĩ từ một thời gian và đưa cho vài người phản biện.
Đến hôm qua nhìn thấy cháu viết, cảm ứng và quyết định public cho mọi người.

chú nghĩ được 1 thời gian rồi vậy cho cháu hỏi Kị Sĩ trong lá số chính xác là quân nào ? hê hê

cháu đã nói Kị sĩ là không được phản bội và xa vua đến khi nào hô checkmate mới thôi đúng ko ?

Sửa bởi begaidii: 06/11/2013 - 16:27


#6 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4616 thanks

Gửi vào 06/11/2013 - 19:08

Tổng kết loại toàn bộ: Thay vì ngũ hành kép khó nhớ, ta có thể sử dụng ngũ hành đơn+vòng trường sinh.

Ngũ hành kép=Ngũ hành đơn+Vòng Trường Sinh

Sửa bởi NhuThangThai: 06/11/2013 - 19:16


#7 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3797 thanks

Gửi vào 07/11/2013 - 01:21

Chào Gấu

Trích dẫn

Ví dụ:

Sinh năm Tân Dậu, Mệnh Thạch Mộc Lựu. Có nhiều trường phái nghiên cứu, hoặc là khán trực tiếp mộc này ra sao như thường thấy trong cổ thư, và thực sự con không thể theo được. NHưng con đưa nó về dạng sau.


Thạch Mộc Lựu<---> Mộc Tân Dậu <----> Mộc Dậu <---> Mộc-Âm Kim <---> Mộc +Thai.


trong đó, các bước biến đổi dựa theo nguyên tắc của thái huyền kinh.

2- Tồn tại một và chỉ một loại ngũ hành nạp âm mà ứng với một địa chi. Ví dụ, chỉ có duy nhất Thạch Lựu Mộc Âm có địa chi là Dậu.
Ta có thể chứng minh cái này bằng tích phân, nhưng có thể hiểu đơn giản, có 60 can chi, và có 5 hành, vị chi là 12 cái 1 hành, ứng với 12 địa chi.


+Hệ quả, thay vì ta nói thạch Mộc Lựu, ta có thể nói Mộc Tân Dậu, hay đơn giản hơn, Mộc Dậu.

+Từ đây, có một cách khác để mã hóa Mộc Dậu. Cách đơn giản nhất, đó là ta khai triển vòng trường sinh của ngũ hành mộc, thì Dậu ở vị trí Thai, vậy ta có thể nói Mộc tại Thai vị, thay cho nói Mộc Dậu.

+tóm lại, ta có, thay vì nói Thạch Mộc Lựu, ta nói Mộc+Thai. Mộc chính là mệnh, và Thai chính là vị trí của vòng trường sinh tại vị trí thái tuế. Đây là cái đã bị thất truyền, và theo ý hiểu của tôi hoàn toàn chưa có trong sách vở công khai hiện nay.




Read more:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


TuViLySo.Org

Gấu xem lại đoạn suy luận trên.
Ta lưu ý nhé.
Cứ cho là dùng số thái huyền để mà có được „ngũ hành nạp âm” - mà thực ra ngũ hành nạp âm xuất hiện do một nhu cầu khác, xuất phát từ chính Hà đồ kia. Nhưng để dễ thảo luận, ta cứ đồng ý với giả thiết đó của Gấu. Mà nếu Gấu bảo đó không phải là giả thiết, thì Gấu có thể trình bày ngũ hành nạp âm được dẫn từ số thái huyền như thế nào – thì cái chuỗi thạch lựu mộc đến mộc tân dậu và đến mộc dậu là nên dừng lại. Vì chỉ đến đó, mạch suy diễn còn liên tục. Chứ đi tiếp thì mất tính liên tục, chỉ là sự thừa nhận. Vô hình chung ta đã tự thừa nhận cái điều ta muốn chứng minh rồi. Rằng vòng tràng sinh chỉ an thuận. Bởi vì nạp âm mộc đương nhiên Sinh ở hợi. Rồi thì an ngược hay an xuôi. Nêu an xuôi thì Thai phải ở Dậu rồi. Thế mà ta lại kê biên luôn Mộc + Thai thì còn cần chứng minh cái gì nữa đây.
Thêm nữa, Tôi không hiểu tại sao Gấu lại viết đoạn : Mộc chính là mệnh ? Và Thai chính là vị trí của vòng tràng sinh tại vị trí Thái tuế ? Quả thực tôi không hiểu nổi câu này.
Tất nhiên chúng ta nên hiểu đoạn viết trên của Gấu mới chỉ nhắc đến ngũ hành nạp âm chứ chưa nói đến ngũ hành nạp âm của cục !!! Mà như thế thì vốn dĩ, đâu có gì bắt buộc ngũ hành nạp âm phải „biểu diễn” qua vòng tràng sinh theo chiều thuận đâu. Nó vẫn có thể theo chiều ngược được mà. Nếu muốn khẳng định, thời phải chứng minh.

Trích dẫn

3-Tương tự, ta xét đến ngũ hành nạp âm của CUNG MỆNH, tức là NHNA của Can và Chi của cung tháng mệnh nằm trong. Về nguyên tắc, ta cũng phải xét NHNA, ví dụ mệnh cư tại Ngọ, can Giáp, can chi sẽ là Giáp ngọ, tức Sa Trung Kim.

Có nhiều cách để khán cái này, nhưng cũng theo nguyên tắc như trên, thay vì ta nói Lộ bàng Thổ, ta nói Thổ cư Ngọ vị. Khai triển vòng trường sinh của Thổ, ta thu được vị trí Thai.

Hệ quả, Sa Trung Kim.= Kim+Mộc Dục như là hai cách nói khác nhau.

Và đây chính là nguyên lý hình thành vòng trường sinh đã biết trong tử vi. Do đó, vòng trường sinh phải an thuận theo mọi tuổi.

Read more:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



TuViLySo.Org


Tiếp theo là Gấu bắt đầu sử dụng ngũ hành nạp âm cục. Bằng cách ví dụ mệnh cung an tại ngọ, cho ra giáp ngọ có nạp âm là są trung kim ! ok. Nhưng khi diễn theo vòng tràng sinh, Gấu áp dụng kết quả trên, mà thực ra là áp đặt nạp âm cục này phải theo trên, chưa được chứng minh, thì lẽ đương nhiên nạp âm cục – bị ép duyên với cái điều chưa được chứng minh – nó phải cho ra vị trí Ngọ cung là mộc dục của vòng tràng sinh là điều đương nhiên rồi. Chứ có khẳng định được do đó mà vòng tràng sinh phải an thuận đâu. Đó chỉ là vòng tràng sinh cho là an thuận, nên nó mới là są trung kim = kim + mộc dục thôi.
Rồi Gấu lại đưa cái chuyện Lộ bàng thổ để nói Thai của nó ở Ngọ ? Tôi chả thấy liên hệ gì cả cho các trình bày trên ?
Tóm lại, đến đây, chúng ta chưa thấy cái gì là chứng minh vòng tràng sinh Cục phải an thuận cho mọi tuổi cả ?
Thân ái

#8 HoangMaiNhi

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 45 Bài viết:
  • 94 thanks

Gửi vào 07/11/2013 - 18:17

Kính chú VuiVui,
Cháu thường hiểu các cung ứng với các tháng, ví dụ như tháng 1 ứng với cung Dần, tháng 2 ứng với cung Mão...
Trong sách Tử Vi Hỷ Kỵ Thần Đại Đột Phá của Sở Hoàng, có 1 đoạn tiêu biểu sau:
_Mộc của tháng Mười: Khí của tháng Mười, Hỏa khí đã Tuyệt, Thủy khí Lâm Quan, Kim khí thì Bệnh, Mộc khí Tràng Sinh, nên Mộc cần nhất gặp Hỏa, và lấy Thổ ngăn Thủy là thượng sách.
_Mộc của tháng Mười Một: Khí của tháng Mười Một, Hỏa khí nhập Thai, Thủy khí thì Đế Vượng, Kim khí đã Tử, Mộc khí thì Mộc Dục, nên Hỉ gặp Hỏa, thứ đến là Kim, Thủy vượng thì Mộc bị úng, Hỉ gặp Thổ để ngăn Thủy.
_Mộc của tháng Mười Hai (ở cung Sửu): Khí của tháng Mười Hai, khí hậu rất hàn (lạnh), Mộc khí nhập Quan Đới, Kim khí nhập Mộ, Thủy và Thổ cực vượng, nên nhất định phải có Hỏa để giải tỏa hàn băng, thứ đến là Hỉ Kim, hoặc gặp Mộc cũng nên.
Vậy trong đoạn trích này, Sở Hoàng đã định lệ từ tháng 10 đến tháng 12, trong đó cung Hợi tháng 10 là Tràng Sinh, tháng 11 cung Tý là Mộc Dục, tháng 12 cung Sửu là Quan Đới.. Vậy là Sở Hoàng đã chấp nhận cung Hợi là Tràng Sinh của Mộc, và Mộc Dục hay Quan Đới... đã được an thuận.
Chúng ta dùng Thái Huyền, hay gì gì đi nữa, cũng hiểu rằng đây là định lệ ngũ hành theo tháng, cách định lệ này tự nhiên như mùa đông thì rét, mùa hè thì nóng, và có thể ước lượng chuẩn xác bằng Dịch Lý.
Cháu xin dừng ở đây, mong chú và mọi người góp ý.
Tái bút: anh Gấu cấp phép.

Sửa bởi HoangMaiNhi: 07/11/2013 - 18:19


#9 ThucThan

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 957 Bài viết:
  • 1855 thanks

Gửi vào 07/11/2013 - 18:48

Không biết Gấu này có phải dân toán không....???

Lập luận trình bày, dùng tiên đề, định lý sai bét nhè....

Tóm lại, bài này dùng các cách trình bày như sau: đánh lận con đen, vơ đũa cả nắm...

Nhìn sơ qua chỉ ra vài chổ hỏng cho vui:

1/ Đánh lận con đen.

NHNA xuất phát huyền số. Nên nhớ NHNA là hiện tượng tự nhiên nó hình thành từ khi con người chưa xuất hiện. Giả sử, huyền số có ghi lại NHNA thì đây là kết quả con người đúc kết ra từ việc tác động và chiêm nghiệm thực tế.

Như vậy, có nghĩa Gấu chưa hiểu rỏ nguyên lý hình thành NHNA mà dám lấy "NHNA xuất phát từ huyền số " để làm cơ sở trình bày.

Vậy dùng lý thuyết cơ sở đã sai.

2/ Đánh lận con đen + vơ đũa cả nắm

Từ Thạch Lựu Mộc âm...Tân Dậu..chứng minh một hồi kết luận: Mộc - dậu<=> Mộc-thai.

Trong khi đó, Canh Thân cũng là Thạch Lựu mộc nếu Gấu dùng Canh Thân lập luận chắc sẽ thành Mộc-Chửa.

Trong khi, không gian mẫu chứa Thạch Lựu Mộc Âm và Thạch Lựu Mộc Dương. Tác giả còn biết TLMA# TLMD.

Lấy biến cố Thạch Lựu Mộc Am ra lập luận nhặng xị.

Xong rồi kết luận, không gian mẫu theo kết quả của Thạch Lựu Mộc Âm.

Khoa học lập luận quái dị vậy???


Admin không xóa bài của tôi nhe....Gấu đã trình bày xong...tôi viết dc rồi...

Sửa bởi ThucThan: 07/11/2013 - 18:49


Thanked by 2 Members:

#10 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4616 thanks

Gửi vào 07/11/2013 - 19:26

Cháu HoangMaiNhi rảnh việc tiếp chuyện chú Thucthan hộ tôi. Mày SN 95, còn trẻ, thừa thời gian.

Tôi sẽ trả lời những bài viết thực sự có tính chất thú vị và có chiều sâu học thuật.

Để khi nào đi chơi về có thời gian tôi sẽ trả lời chú Vuivui.

Sửa bởi NhuThangThai: 07/11/2013 - 19:37


#11 ceinavigator

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 285 Bài viết:
  • 816 thanks

Gửi vào 07/11/2013 - 21:42

Tặng cậu quẻ Địa Sơn Khiêm: trong lòng coi trời bằng vung nhưng thể hiện ra ngoài lại cực kỳ khiêm tốn

Quái từ: thuận lợi, người quân tử giữ được trọn vẹn.
Sơ lục: Người quân tử dùng sự khiêm tốn vượt qua sông lớn, tốt.
Lục nhị: Đức khiêm trong sáng, chính đính thì tốt.
Cửu tam: Có công lao mà khiêm tốn, người quân tử giữ được trọn vẹn, tốt.
Lục tứ: Phát huy sự khiêm tốn thì không gì là không có lợi.
Lục ngũ: Không giàu mà được lòng láng giềng, lợi dụng chinh phạt, không có gì là không lợi.
Thượng lục: Đức khiêm trong sáng, lợi dụng ra quân chinh phục nước khác.

Thanked by 1 Member:

#12 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4616 thanks

Gửi vào 07/11/2013 - 22:24

Chào chú Vuivui

Thay vì trả lời trực tiếp, chúng ta có thể đặt một câu hỏi khác hơn, đó là tại sao cùng là ngũ hành nạp âm, một là mệnh, một là của cung an mệnh, nhưng người ta chỉ nói là Hỏa Lục Cục, nhưng không nói tới "Hỏa Trung Kim Lục Cục".
_____
Các trường hợp khác, tôi xin miễn trả lời

Sửa bởi NhuThangThai: 07/11/2013 - 22:24


Thanked by 1 Member:
zbb

#13 zbb

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 79 Bài viết:
  • 126 thanks

Gửi vào 07/11/2013 - 23:00

em cũng từng đặt câu hỏi như anh gấu, tại sao không nói lư trung hỏa cục hay sơn hạ hỏa cục, hay thương thiên hỏa cục mà chỉ cần nói hóa lục cục thôi. sau ngộ ra câu trả lời mà ko dám viết, sợ sai, thôi tự kỷ với câu trả lời của mình hí hí

#14 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3797 thanks

Gửi vào 08/11/2013 - 00:04

Trích dẫn

Cháu thường hiểu các cung ứng với các tháng, ví dụ như tháng 1 ứng với cung Dần, tháng 2 ứng với cung Mão...
Trong sách Tử Vi Hỷ Kỵ Thần Đại Đột Phá của Sở Hoàng, có 1 đoạn tiêu biểu sau:
_Mộc của tháng Mười: Khí của tháng Mười, Hỏa khí đã Tuyệt, Thủy khí Lâm Quan, Kim khí thì Bệnh, Mộc khí Tràng Sinh, nên Mộc cần nhất gặp Hỏa, và lấy Thổ ngăn Thủy là thượng sách.
_Mộc của tháng Mười Một: Khí của tháng Mười Một, Hỏa khí nhập Thai, Thủy khí thì Đế Vượng, Kim khí đã Tử, Mộc khí thì Mộc Dục, nên Hỉ gặp Hỏa, thứ đến là Kim, Thủy vượng thì Mộc bị úng, Hỉ gặp Thổ để ngăn Thủy.
_Mộc của tháng Mười Hai (ở cung Sửu): Khí của tháng Mười Hai, khí hậu rất hàn (lạnh),Mộc khí nhập Quan Đới, Kim khí nhập Mộ, Thủy và Thổ cực vượng, nên nhất định phải có Hỏa để giải tỏa hàn băng, thứ đến là Hỉ Kim, hoặc gặp Mộc cũng nên.
Vậy trong đoạn trích này, Sở Hoàng đã định lệ từ tháng 10 đến tháng 12, trong đó cung Hợi tháng 10 là Tràng Sinh, tháng 11 cung Tý là Mộc Dục, tháng 12 cung Sửu là Quan Đới.. Vậy là Sở Hoàng đã chấp nhận cung Hợi là Tràng Sinh của Mộc, và Mộc Dục hay Quan Đới... đã được an thuận.
Chúng ta dùng Thái Huyền, hay gì gì đi nữa, cũng hiểu rằng đây là định lệ ngũ hành theo tháng, cách định lệ này tự nhiên như mùa đông thì rét, mùa hè thì nóng, và có thể ước lượng chuẩn xác bằng Dịch Lý.

Read more:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


TuViLySo.Org

Chào Hoangmainhi.
Vấn đê mà HMN trình bày thì trong chủ đề nguyên lý luận giải lá số của LNQ, anh Điakytai đã có một bài trình bày như vậy rồi. Trong chủ đề đó, tôi cũng chỉ mới lược sơ qua. Thiết nghĩ người đọc sách khi đọc tới vấn đề này thì tự nhiên hiểu, bởi nó là kiến thức nền.
Điều này hiểu rất đơn giản. Ngũ hành tiết khí – tháng lệnh – biến hóa theo thời gian. 12 cung trên địa bàn không chỉ là 12 cung chức, nó cũng là 12 cung thời, và 12 cung vị. Đứng về mặt thời, 12 cung lần lượt theo chỉ số tháng và chỉ số thời (giờ). Tương ứng một cách tự nhiên theo lịch pháp. Có lịch lấy tháng Giêng là tháng Dần, gọi là lịch kiến Dần. Thời gian thì vận hành thuận, đi từ quá khứ tới tương lai, trên địa bàn nó biểu thị „quay theo chiều kim đồng hồ”. Theo lẽ đó thì đương nhiên, ngũ hành tiết khí biến hóa theo thời gian cũng phải biến hóa theo chiều của thời gian vận hành. Mà biến hóa ngũ hành tiết khí được biểu diễn qua 12 giai đoạn của vòng tràng sinh, mà tôi đã gọi vòng tràng sinh như là biểu diễn biến hoa của ngũ hành.
Chả có gì mà lôi hai chữ dịch lý vào đây cho nó huyền hoặc làm gì. Đơn giản nó chỉ có như thế thôi. Và cũng chẳng liên quan gì đến cái ngũ hành nạp âm, để mà nhập nó với ngũ hành nạp âm của bản mệnh rồi vòng sang ngũ hành cục số làm cái gì.
Thân ái.

Thanked by 2 Members:

#15 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3797 thanks

Gửi vào 08/11/2013 - 00:20

Trích dẫn

Thay vì trả lời trực tiếp, chúng ta có thể đặt một câu hỏi khác hơn, đó là tại sao cùng là ngũ hành nạp âm, một là mệnh, một là của cung an mệnh, nhưng người ta chỉ nói là Hỏa Lục Cục, nhưng không nói tới "Hỏa Trung Kim Lục Cục".
_____
Chắc là Gấu viết vội, nên viết nhầm chăng. Có lẽ định viết rằng: Ví dụ như są trung kim, thì một là hành của bản mệnh, và cũng có thể là ngũ hành nạp âm của cục. Vậy thì đối với bản mệnh thì người ta gọi luôn là są trung kim, thì tại sao người ta không gọi luôn đới với cục là są trung kim tứ cục ?
Có đúng là ý của Gấu như vậy không ?
Vấn đề này có thể đề cập được tới từ hai hướng. Ít nhất là ở chỗ tôi.
-Hướng thứ nhất là đi theo mạch dẫn ra ngũ hành bản mệnh và ngũ hành Cục … tới Số của cục. Và vì thế nên mới gọi ngũ hành Cục theo Số. Nên nó mới thành Ngũ hành cục số và ngũ hành bản mệnh. Chí ít, theo hướng này, nó hơi rối rắm, nhưng được cái nó dẫn người quan tâm biết được, phân biệt được thế nào là bản mệnh, thế nào là cục số và vai trò cục số trong việc xây dựng „phương trình tử vi” - là lá số với việc định sao tử vi – thiên phủ khởi đầu. Và cũng biết được, vòng tràng sinh có vai trò quan trọng trong việc đoán số – chứ nó không phải là cái Gân Gà !!
-Hướng tứ hai, đơn giản hơn. Trực quan hơn, vì thế thấy nó, như tự nhiên phải thế.
Bởi Cục đã „quy thành Số”. Có 5 cục thì cho ứng với 5 số, từ thủy nhị cục tới hỏa lục cục.
Có tới lục thập hoa giáp với mỗi hành có 12 hoa giáp. Mà đối với cục số, khi đã số hóa, thì 12 hoa giáp ứng một hành chỉ có 1 số mà thôi. Can cớ gì mà không quy 12 hoa giáp của một hành nạp âm vào 1 số, và ta có 5 số tương ứng. Khi quan tâm tới Cục, người ta chỉ thấy Số của cục mà thôi, chứ đâu có lý tới nó là hoa giáp nào – ít nhất là cho tới nay, chưa có tác giả nào khi nghiên cứu cục só mà sử dụng phân biệt 12 hoa giáp của mỗi cục.
Vì thế, thay vì są trung kim tứ cục, cũng sẽ có bạch lạp kim tứ cục, ….thì theo số cục mà phân, ấy gọi là kim tứ cục. Chứ gọi chi tiết thêm làm gì khi mà không dụng đến nó ?!
Thân ái.

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |