Jump to content

Advertisements




Tử vi vs Vật lý


36 replies to this topic

#31 NguaQuaDoc

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2860 Bài viết:
  • 4070 thanks

Gửi vào 13/12/2013 - 19:45

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thaiduong271, on 13/12/2013 - 11:24, said:

YES........ CON NGƯỜI VỐN DĨ BỊ LẬP TRÌNH NGAY TỪ KHI SINH RA NÊN NÓ CÓ NHỮNG HẠN CHẾ NHẤT ĐỊNH KHÓ VƯỢT QUA NỔI .... CÁI CHỖ YẾU NHƯỢC HẠN CHẾ ẤY Ở ĐÂU ??? 2500 VỀ TRƯỚC KHI DÂN TRÍ NHÂN LOẠI CÒN SƠ KHAI NHƯNG ĐỨC PHẬT ĐÃ THUYẾT RẤT RÕ " CÁI CHỖ YẾU NHƯỢC ẤY LÀ NGŨ QUAN CẢM THỤ CUẢ CON NGƯỜI ".... TẠI SAO LẠI NÓI NHƯ VẬY....???
Cảm ơn bác ThaiDuong đã chia sẻ,vậy cháu mời bác vào mục dưới đây để được học hỏi thêm được không ạ.mục này Ankhoa bàn luận tử vi cũng không tiện lắm,để bạn ấy tiếp tục vây.
kính bác :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#32 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 13/12/2013 - 23:01

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 11/12/2013 - 19:48, said:

Chịu khó thâm nhập Dịch Tượng Biểu Tượng - Đông Tây đều gặp nhau ở Linh Tượng

tiên tri của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nostra Damus, hay gần đây hơn là Nicolas Tesla, …? Chẳng là Tượng hay sao ?

Nhưng nếu chỉ dừng ở Biểu Tượng thì không dễ thỏa tư duy lý tính tìm về nguyên nhân của hình tượng là số, vì nhà triết học khoa học đều thống nhất Số sinh ra Tượng cả Đông lẫn Tây.

Lại Nhưng ...dừng ở đâu để tự nghiệm thâm nhập môn chiêm tinh.

Thanked by 2 Members:

#33 thaiduong271

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 217 Bài viết:
  • 472 thanks

Gửi vào 14/12/2013 - 10:40

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NguaQuaDoc, on 13/12/2013 - 19:45, said:

Cảm ơn bác ThaiDuong đã chia sẻ,vậy cháu mời bác vào mục dưới đây để được học hỏi thêm được không ạ.mục này Ankhoa bàn luận tử vi cũng không tiện lắm,để bạn ấy tiếp tục vây.
kính bác :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


BẠN ĐỪNG GỌI TÔI LÀ BÁC VÌ TUỔI TÔI CÒN CHƯA GIÀ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.... CỨ GỌI TÔI BẰNG "ANH" HAY "BẠN" CŨNG ĐƯỢC .....
TÔI ĐÃ VÀO TRẢ LỜI TRONG ĐÓ.......

Thanked by 2 Members:

#34 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6696 Bài viết:
  • 15445 thanks

Gửi vào 20/12/2013 - 10:57

Ngại viết, nay có một bài cũng diễn tả đủ ý tôi muốn viết.

NĂNG LƯỢNG - ENTROPI VÀ THIỀN ĐỊNH (Đặng Công Hanh)

Nhìn từ góc độ vật lý

Năng lượng là một thuật ngữ thông thường mà chúng ta hay dùng trong sự giao tiếp. Tuy vậy, năng lượng xuất hiện như một dạng biến hình, có thể biến đổi như từ dạng này sang dạng khác. Có thể từ động năng, điện năng, nhiệt năng, hoá năng, năng lượng hạt nhân mà năng lượng có thể tồn tại. Mặt khác, trong biến hoá từ dạng này sang dạng khác nhưng luôn luôn được bảo toàn theo nguyên lý: Tổng của tất cả các dạng năng lượng là không đổi.

+ Nước tuôn chảy từ đỉnh thác, tăng tốc độ khi đổ xuống mặt hồ. Dòng nước mang động năng, hướng vào miệng một tua-bin, ở đó nước sẽ làm quay rôto. Điện sẽ được tạo ra và chạy qua dây dẫn vào lưới điện. Có thể mô tả sử chuyển hóa năng lượng như sau:

Thế năng => động năng => điện năng

Trong sự chuyển hoá này, có một phần năng lượng đã chuyển hoá thành nhiệt làm nước khi ra khỏi tua-bin đã ấm lên so với nước lúc chảy vào.

+ Nhà bác học Einstein công bố rằng khối lượng là năng lượng trong hàm ý của công thức nổi tiếng E = mc2. Ông cho rằng mọi vật đều tiềm ẩn một năng lượng nhất định, năng lượng này có thể phóng thích nếu bằng cách nào đó làm cho khối lượng (m) của nó bị biến đổi. Chẳng hạn, lịch sử khoa học ghi lại rằng hạt nhân uranium theo thời gian tự phân huỷ thành hạt nhân thorium và hạt nhân hêlium. Tổng số của 2 nguyên tố sau, hơi nhỏ hơn khối lượng của uranium ban đầu. Phần khối lượng sai biệt đó đã biến thành động năng của thorium và của hêlium và một vài photon thoát ra. Khi các nguyên tố này trở lại trạng thái đứng yên và các photon bị hút lại thì động năng đã biến thành nhiệt năng.

+ Sau bữa ăn, thực phẩm được đưa vào dạ dày và ta phải làm một công việc gì đó, thế là hoá năng do thức ăn phân rã đã chuyển đổi thành động năng và một phần nhiệt năng qua cơ thể.

Hoá năng => động năng => nhiệt năng

Trong tất cả các dạng năng lượng thì nhiệt năng có một cơ chế khó hiểu nhất. Vậy nhiệt năng là gì? Ban đầu các nhà khoa học hình dung nó như một lưu chất (lỏng hay khí) và gọi tên nó là một chất nhiệt, nó chảy từ vật nóng sang vật lạnh, làm nguội vật nóng hay làm nóng vật lạnh. Vì vậy ta thường nói có “một dòng nhiệt”.

Sau này có lý thuyết hiện đại về phân tử ra đời ta mới có một cách giải thích về khái niệm nhiệt năng rõ ràng hơn. Quan sát đun một nồi nước, khi nước ấm dần lên, các phân tử nước di chuyển loạn xạ và va chạm ngẫu nhiên theo một cách hỗn loạn và vội vã dần dần. Khi để cho nước nguội dần thì sự chuyển động của phân tử nước chậm lại. Nếu làm lạnh đến đóng băng nước thì các phần tử nước gần như đứng yên trong khối rắn nước đá. Tất cả các chuyển động ngẫu nhiên và hỗn loạn đều dừng lại chỉ khi năng lượng đủ thoát ra hết.

Sự bảo toàn năng lượng là sự chuyển đổi từ nhiệt năng sang dạng năng lượng khác được gọi là nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học.

Ta trở lại nồi nước đã ví dụ. Giả sử nồi nước đang nóng ở nhiệt độ 50oC. Rỏ ràng số cách sắp xếp các phân tử nước là rất lớn, vị trí và chuyển động là không quan sát được hay nói tương tự là các thông tin được ẩn giấu hay entropi tăng lên.

Điều gì đã xảy ra nếu ta làm nguội nước đến 0o tuyệt đối. Lúc này nếu loại bỏ hết năng lượng khỏi nước, các phần tử sẽ sắp xếp thành một tổ hợp duy nhất, không còn entropi nữa.

Entropi là đại lượng đo mức độ hỗn loạn của một hệ thống gồm một số lớn các nguyên tử và phân tử. Định luật thứ 2 của nhiệt động học nói rằng trong một hệ thống kín và cô lập, mức độ hỗn loạn luôn luôn tăng hay không giảm theo thời gian.

+ Sự sống trên trái đất phụ thuộc một cách quyết liệt vào năng lượng được phát ra từ mặt trời thông qua các sóng điện từ mang năng lượng. Nói đúng hơn là các bức xạ được phát ra từ bề mặt của Mặt trời, dưới dạng sóng điện từ.

Có thể hơi trừu tượng, ta nghĩ đến một sự tương tự rất thích hợp: đó là những sóng khi gảy sợi dây đàn ghi ta. Gảy càng mạnh, dây đàn rung động càng lớn, nghĩa là khi đó đặt nhiều năng lượng hơn vào dao động sóng tương ứng nên sóng có biên độ càng lớn, âm thanh phát ra to hơn.

Con đường đi tới cơ học lượng tử bắt đầu từ một bài toán đơn giản nhưng lại mang trong lòng nó điều bí ẩn: Hình dung một bếp lò được thiết kế cách nhiệt nghiêm ngặt. Điều chỉnh nó ở nhiệt độ nào đó, rồi để cho nó tự nóng dần lên. Do bị nung nóng thành lò sẽ phát ra các sóng bức xạ bên trong lò. Bức xạ này cùng loại với bức xạ phát ra từ mặt trời dạng sóng điện từ mang năng lượng.

Khi áp dụng lý thuyết điện từ của Maxwell cho các bức xạ trong lò, thì phát hiện được rằng các sóng do thành lò bị nung nóng phát ra chứa một số nguyên các đỉnh và hỏm sóng và được đặt vừa khít giữa 2 thành lò đối diện.

Bằng trực giác thiên tài, Planck đã táo bạo đưa ra giả thuyết cho rằng năng lượng được mang bởi sóng điện từ trong lò theo từng “gói” Ông cho rằng năng lượng tối thiểu mà một sóng có thể có tỷ lệ thuận với tần số của nó, tần số càng lớn (độ dài sóng càng nhỏ) thì năng lượng tối thiểu càng lớn. Ông đã tìm thấy hằng số tỷ lệ đó, nay gọi là hàng số Planck ký hiệu là h, h có giá trị quá nhỏ
h = 6,55.10-27 ec.s. Ông đề xuất công thức E = h.n . Vì giá trị cực nhỏ của h nên độ lớn “gói năng lượng” thường rất nhỏ. Điều này giải thích tại sao, chẳng hạn, năng lượng của sóng trên dây đàn ghi ta thay đổi một cách liên tục. Tuy nhiên trên thực tế, năng lượng của sóng phải thay đổi từng gói nên phải gián đoạn.

Để giải thích hiện tượng hiệu ứng quang điện, Einstein đã đề nghị sáp nhập quan niệm của Planck về các “gói năng lượng” của sóng vào sự mô tả về ánh sáng. Theo Einstein, một chùm ánh sáng được xem như là một “dòng các gói nhỏ” gồm những “hạt nhỏ của ánh sáng” mà sau này Gilbert Lewis là nhà hoá học đặt tên là các “photon“.

Chẳng hạn, một bóng đèn 100W bình thường phát ra cỡ một trăm tỷ tỷ (10 luỹ thừa 20) photon trong một giây. Đây là cơ chế vi mô của hiệu ứng quang điện theo quan niệm của Einstein. Cũng theo ông, năng lượng của mỗi photon tỷ lệ với tần số của ánh sáng và hằng số tỷ lệ cũng là hằng số Planck (h).

Như vậy, Einstein đã chứng minh được rằng ý tưởng của Planck về năng lượng được phân từng gói, phản ảnh đúng đặc điểm cơ bản của sóng điện từ chúng được tạo thành từ các hạt photon hay còn gọi là “các lượng tử ánh sáng“. Và sở dĩ năng lượng chứa trong các sóng được phân thành cái gói chẳng qua là vì các sóng đó được tạo thành từ “các lượng tử“.

Việc năng lượng của các hạt này được xác định bởi tần số – một đặc trưng của sóng. Gộp chung lại, chứng tỏ rằng ánh sáng có cả tính chất sóng lẫn tính chất hạt. Thế giới vi mô yêu cầu ta bỏ trực giác rằng một vật nào đó chỉ có thể sóng hay hạt và phải chấp nhận cả hai. Rõ ràng, hiểu được ở mức độ trực giác sâu xa đặc tính bí ẩn này của thế giới vi mô là việc cực kỳ khó khăn.

Nhìn từ góc độ con người

Con người gồm tổ hợp của thân và tâm hay còn gọi tinh thần và vật chất. Tạm thời phân đôi như vậy, nhưng nói theo ngôn từ đạo Phật “không phải hai nhưng chẳng phải một“. Trên quan điểm đó, cách nhìn cơ thể con người không phải là một kết cấu có tổ chức cố định trong không gian và thời gian, mà nó giống như dòng sông đang chảy có tất cả năng lượng và thông tin. Theo Tiến sỹ y khoa Deepark Chopra thông báo: Trong hành vi thở mỗi nhịp thở chúng ta hít vào từ 10 đến 21 nguyên tử từ vũ trụ. Như vậy hàng ngày có một lượng rất lớn các nguyên liệu thô đến từ mọi nơi và kết thúc ở các tế bào tim, tế bào não và tế bào thận. Và mỗi hơi thở ra, chúng ta đã đưa ra cùng một lượng như thế nguyên tử có nguồn gốc từ mỗi tế bào của cơ thể chúng ta. Rõ ràng chúng ta luôn luôn chia sẻ các cơ quan với nhau trong một cơ thể.

Cũng theo Deepark Chopra, các nhà nguyên cứu đã tiến hành tính toán chính xác dựa trên phương pháp kích hoạt phóng xạ, họ đã cho rằng trong thời gian một tháng thì có cỡ hàng nghìn triệu triệu nguyên tử luân chuyển qua cơ thể con người thì đã luân chuyển qua cơ thể của bất kỳ sinh vật nào sống trên hành tinh này. Vì thế, quả thực chúng ta luôn luôn tạo ra một lá gan mới, cứ mỗi tháng ở mức độ nguyên tử. Tuy vậy, ta không nhầm lẫn rằng các phân tử ở trong chúng ta đã tạo nên con người thực chất mà phải hiểu là các phân tử đó chỉ để biểu hiện nên bản thân mà thôi.

Theo quan điểm các nhà vật lý lượng tử, cơ thể con người được tạo ra từ các nguyên tử, các nguyên tử được tạo nên từ các hạt hạ nguyên tử, đến lượt các hạt hạ nguyên tử lại không phải là những thứ vật chất. Thông báo của khoa học cho biết rằng, nếu nhìn cơ thể như thật thì 99,999% cơ thể con người là khoảng trống rỗng, nó chỉ mang vẻ bề ngoài là đầy đặn rắn chắc. Rốt cuộc cơ thể con người thực sự chẳng làm bằng gì cả?

Vậy cái gì là sự hư không này, và hình như mọi thứ đến từ đó. Có thể là trung tâm sáng tạo, là trường dao động của năng lượng và thông tin, những thứ mà tự bản chất không phải là vật chất trong tự nhiên và không bị giới hạn bởi sự khác biệt về không – thời gian.

Vật lý hiện đại cho biết vật chất và năng lượng liên tục biến đổi cái này thành cái kia và năng lượng có nhiều dạng cũng như nhiều, khác nhau tần số. Cơ học lượng tử thông báo với chúng ta ở cấp độ hạ nguyên tử, sự thay đổi này diễn ra rất đột ngột, các hạt và sóng có thể rất lộn xộn.

Thế nào gọi là thông tin? Hiện nay người ta đang giải thích phần lớn những tác động lẫn nhau của các hệ thống nhất định và sự giao tiếp nói chung bằng học thuyết thông tin. Nhà nhân chủng học và tâm lý học Gregory Bateson định nghĩa thông tin là “Sự khác biệt tạo nên sự khác biệt“, thông tin có thể là sự khác biệt giữa một con người với một tách cà phê bốc hơi đang đặt trên bàn trước mặt người đó.

Như vậy, có thể nói rằng thông tin là lượng tử, thông tin có thể thay đổi tuỳ thuộc vào người theo dõi. Cảm xúc là nội dung truyền đạt thông tin, được trao đổi thông qua hệ thần kinh, cảm xúc lan truyền giữa hai bộ phận cơ thể và trí não.

Thực tế, khi ta quan niệm suy nghĩ như là những dao động của thông tin và năng lượng thì phải hiểu rằng đó là hoạt động cơ bản của vũ trụ. Và như vậy suy nghĩ của con người chỉ là sự tập trung khu biệt năng lượng và thông tin của vũ trụ trên cơ thể. Theo nghiên cứu vào những năm 1970, nhà khoa học Candace Pert và đồng nghiệp thông báo những bằng chứng về “Các acid amin thần kinh và các cơ quan cảm thụ hoạt động như những sứ giả truyền thông tin qua mạng lưới liên kết tất cả các hệ thống và cơ quan con người“, vì vậy, ông đã gọi tồn tại một “trí não di động“, tồn tại không chỉ trong đầu mà khắp cả cơ thể.

Có thể hiểu được sự hoạt động của mạch thần kinh và mạng lưới khi tiếp nhận được các dao động mức độ lượng tử, tương tự như những gì diễn ra trong quá trình lúc ta nói chuyện bằng điện thoại. Những rung động của giọng nói (dao động lượng tử trong tự nhiên) được truyền vào dòng điện, rồi từ dòng điện di chuyển trong dây kiểu tuyến tính tương tự như sự liên lạc giữa nơ-ron và nơ-rơn

Phương pháp của Newton (xác định các quá trình phân tử và tế bào vật chất diễn ra trong não bộ và cả cơ thể) và phương pháp lượng tử bổ sung ảnh hưởng lẫn nhau. Theo nhà khoa học Mỹ Karen Shanon thì thông tin lượng tử hình thành cơ sở của nhận thức, chuyển thành các tính chất vật lý ở cấp độ phân tử hoặc lớn hơn và cũng xảy ra quá trình ngược lại. Thông tin được truyền từ môi trường và hỗn hợp lượng tử trong vũ trụ, được biến đổi và được mã hoá theo cách nào đó trong não bộ và toàn thể cơ thể, sau đó được lưu trữ và được sử dụng. Ngược lại, những suy nghĩ và cảm xúc của con người lại được mã hoá thành thông tin hạ nguyên tử. Thông tin này sẽ truyền đi qua môi trường giống như sóng vô tuyến đến nơi gần hay xa tuỳ theo tần số và khả năng của máy phát.

Không thể không nhắc tới quan điểm của nhà toán học vĩ đại của mọi thời đại Leibniz, cách đây gần 300 năm và sau này đước các nhà vật lý lý thuyết như Einstein, Pauli, Schrodinger, Dirac.v.v. đã đồng tình. Leibnitz cho rằng: không phải não bộ xây dựng các quá trình tinh thần thông qua quá trình tổ chức “nguồn vào” từ môi trường vật lý hay xã hội, được sử dụng thông qua giác quan như quan niệm của Newtơn, mà chính là các quá trình tinh thần của não bộ đã hoà hợp với những hình thức vốn có của vũ trụ. Rõ ràng những ai có quan niệm về trường năng lượng và thông tin rất thoải mái với quan điểm của Leibnitz và chia sẻ được sự ra đời của bản Sonat của Beethoven, một tác phẩm (hoạt động tinh thần) ra đời sau thời gian ông bị điếc hoàn toàn, lại tỏ ra nổi tiếng lưu truyền trong nhân loại cho đến hiện nay, hẳn đã gợi lên một điều bí ẩn sâu sắc như Leibnitz đã nói như trên.

*

* *

Năng lượng bên trong cơ thể được xem là nguồn để hoạt hoá các tế bào, tạo xung lực lên các cách thức suy nghĩ mà báo hiệu các vấn đề cho cơ thể vật chất. Chẳng hạn, nếu một người lo lắng hay sợ hãi, loại năng lượng này sẽ rất khác so với khi người đó lúc bình thường.

Ngày nay với những tiến bộ phi thường trong công nghệ và vật lý lượng tử, nghiên cứu khoa học trở nên công phu hơn. Mặc dầu chúng ta không nhìn thấy sóng não, các acid amin thần kinh, các hệ thống năng lượng bằng mắt thường, nhưng có thể khám phá ra nó và đo được bằng thiết bị công nghệ.

Theo y học Đông phương, nguồn năng lượng bên trong được gọi là “khí”, khí chuyển trong cơ thể theo những con đường gọi là “huyệt đạo”, tất cả được nối kết thành một mạng lưới. Khái niệm khí này rất giống với quan niệm về lượng tử trong vật lý hiện đại, đó là khí lan toả, không nhận thấy được nhưng có thể cô đọng lại thành các vật rắn, hay thể hiện thực chất của các vật chất và mối quan hệ của chúng qua hình thức sóng dao động.

Trong lý thuyết Yoga của Ấn Độ, cơ thể có 7 trung tâm năng lượng, còn gọi là các “Luân xa“. Tuy không thể thấy, nhưng 7 trung tâm này là những vùng có điện trường rất mạnh, có nhiệm vụ trao đổi năng lượng với năng lượng vũ trụ. Năng lượng của vũ trụ đi vào các luân xa, mỗi luân xa liên kết với một số giác quan, tuyến nội tiết tuỳ theo vị trí của chúng trong cơ thể. Nhiệm vụ của nó là kích thích sự sản xuất hormone (nội tiết tố) để điều hành toàn bộ các chức năng của cơ quan nội tạng trong cơ thể.

Bảy luân xa (trung tâm năng lượng) nằm trên trục chính cua cơ thể, liên hệ trực tiếp với nhau chạy dọc theo cột sống, định vị trên 7 tuyến nội tiết như sau: Tuyến sinh dục ở vị trí thấp nhất ngang với bộ phận sinh dục – kế đến là tuyến tuỵ ở phía trên tuyến sinh dục – tiếp theo là tuyến thương thận – tuyến ức – Tuyến giáp tạng – tuyến tùng và sau cùng là tuyến yên ở đỉnh đầu. Mỗi tuyến cách xa nhau từ 1 đến 1,5 tấc.

Cơ thể vật lý được nuôi dưỡng bằng thức ăn, nước uống, nhờ bộ máy tiêu hoá và cơ chế trao đổi phức tạp bên trong để tạo nên một dòng năng lượng thô cung cấp cho các cơ quan nội tạng vận hành. Tuy vậy cũng không đủ, và cần đến nguồn năng lượng vũ trụ đi vào cơ thể thông qua các luân xa, các huyệt đạo, các giác quan rồi biến thành một dạng gọi là năng lượng sinh học (trường sinh học) tồn tại trong cơ thể.

Trường sinh học cũng tạo ra các hiệu ứng vật lý thay đổi tuỳ theo tình trạng thể chất và tinh thần. Năm 1988, giáo sư Smirnov đã chụp hình được đường sức của trường sinh học, dạng đường sức này phát ra tua tủa như vòi bạch tuộc. Sau này, nhà khoa học người Nga, giáo sư Kirlian đã kiểm chứng lại bằng phương pháp chụp ảnh trong điện trường cao tần với kết quả: “Trên đỉnh đầu xuất hiện hào quang dạng hình cầu màu vàng, trên đỉnh hình cầu có một thứ khí phun ra như đám mây hoa sen gọi là hoa sen Smirnov“

Ngày nay, trên thế giới kể cả Việt Nam, đã bước đầu các nhà y học với kinh nghiệm đã sử dụng phương pháp “tâm lý liệu pháp” bằng cách chẩn đoán dựa trên nền tảng sự biến thiên trường sinh học qua màu sắc, hình ảnh chụp được hay dùng “con lắc cảm xạ học”.

...

Thanked by 1 Member:

#35 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6696 Bài viết:
  • 15445 thanks

Gửi vào 20/12/2013 - 11:33

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ankhoa, on 20/12/2013 - 10:57, said:

Gảy càng mạnh, dây đàn rung động càng lớn, nghĩa là khi đó đặt nhiều năng lượng hơn vào dao động sóng tương ứng nên sóng có biên độ càng lớn, âm thanh phát ra to hơn.

Một ví dụ liên hệ nho nhỏ:

Tướng học: Nhất thanh, nhị sắc, tam hình

Cũng là xuất phát từ nhận định rằng, Thanh chính phần "năng lượng" tầng thâm sâu nhất của con người.

Mệnh Phá Quân thường ăn to nói lớn, bởi "năng lượng" của họ khá mạnh, nên khả năng xông pha, gánh vác, đổi mới của Phá Quân rất mạnh. Tất nhiên, nếu Phá Quân nào không ăn to nói lớn thì chắc hẳn đã bị phá cách.

...

Thanked by 3 Members:

#36 hanbaoquan

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1464 Bài viết:
  • 1117 thanks

Gửi vào 20/12/2013 - 11:39

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ankhoa, on 20/12/2013 - 11:33, said:

Một ví dụ liên hệ nho nhỏ:

Tướng học: Nhất thanh, nhị sắc, tam hình

Cũng là xuất phát từ nhận định rằng, Thanh chính phần "năng lượng" tầng thâm sâu nhất của con người.

Mệnh Phá Quân thường ăn to nói lớn, bởi "năng lượng" của họ khá mạnh, nên khả năng xông pha, gánh vác, đổi mới của Phá Quân rất mạnh. Tất nhiên, nếu Phá Quân nào không ăn to nói lớn thì chắc hẳn đã bị phá cách.

...
Về vật lý thì mình thấy Charles Darwin có lý hơn, ở Việt Nam các ca sỹ vùng tây nguyên thường có giọng hát rất khủng khiếp như Sil Blec, ca sy Dang Khoa... Ở ngoài cuộc sống thì mấy đứa sinh ở miền biển bao giờ cũng nói to nói lớn... hic hic, mặc dù mệnh của họ có là sao gì

Thanked by 2 Members:

#37 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3797 thanks

Gửi vào 21/12/2013 - 15:48

@ankhoa.
Dạo này ankhoa có xu hướng chuyên về lý. Có nhiều ý tưởng đột phá. nhưng việc sử dụng các kiến thức khoa học hiện đại trong lý luận huyền học cũng nên thận trọng. đừng sa vào những cái hiểu và lý luận trong bài trên của tác giả Đỗ Công Hanh.
Tác giả này mượn kiến thức của vật lý - mà tôi đọc đi đọc lại, cũng chả hiểu là tác giả muốn dùng chúng để làm cái gì. cũng chẳng thấy được suy lý mà tác giả trình bày để đi tới lãnh vực huyền học - mà thực tế thì tác giả này không hiểu về vật lý, ngay từ những khái niệm cơ bản bản nhất. Và với kiến thức như thế thì khi áp dụng để lý giải các kiến thức huyền học thì sẽ "sáng tạo" ra những cái gì nữa đây ?
Chẳng hạn như

Trích dẫn

Điều gì đã xảy ra nếu ta làm nguội nước đến 0o tuyệt đối. Lúc này nếu loại bỏ hết năng lượng khỏi nước, các phần tử sẽ sắp xếp thành một tổ hợp duy nhất, không còn entropi nữa.

Trong vật lý sao lại có kiểu mô tả cấu trúc vật chất ở trạng thái nhiệt độ không tuyệt đối như vậy được chứ ! đồng thời lại còn nói về Entropi !? Sao lại có chuyện "không còn Entropi nữa" ? Bởi vì tiến đến (tiến đến, chứ không bao giờ đạt được đối với một hệ nhiệt động) không độ tuyệt đối, thì Entropi đạt cực đại, cũng như Entropi sẽ tiến đến giá trị cực đại khi một hệ nhiệt động cô lập tiến đến trạng thái cân bằng. Entropi đối với hệ nhiệt động, luôn có giá trị, chứ làm gì có chuyện còn với không còn giá trị ?

Trích dẫn

Năng lượng là một thuật ngữ thông thường mà chúng ta hay dùng trong sự giao tiếp. Tuy vậy, năng lượng xuất hiện như một dạng biến hình, có thể biến đổi như từ dạng này sang dạng khác. Có thể từ động năng, điện năng, nhiệt năng, hoá năng, năng lượng hạt nhân mà năng lượng có thể tồn tại. Mặt khác, trong biến hoá từ dạng này sang dạng khác nhưng luôn luôn được bảo toàn theo nguyên lý: Tổng của tất cả các dạng năng lượng là không đổi.

Phát biểu nguyên lý vật lý thì cần cho chính xác, kẻo không lại dẫn đến suy luận lung tung. Như nguyên lý bao toàn năng lượng, phát biểu cho một hệ kín. Như hệ mà Hở thì không áp dụng được.Mà con người, một đối tượng chứ không là một hệ kín !!! ví dụ vậy. Trong một bài không dài lắm, sử dụng kiến thức vật lý không nhiều, hầu hết là khái niệm cơ bản mà đã sai không ít thì kiến thức mà nó muốn truyền đạt là đáng phê bình ! có hại không nhỏ cho người học.

Thanked by 6 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |