Jump to content

Advertisements




Vòng lộc tồn và vòng bác sĩ


22 replies to this topic

#16 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4616 thanks

Gửi vào 13/12/2013 - 12:40

Trích dẫn

Theo thiển ý của Luyện. Đã là Vòng thì phải khép kín, ở đây là khép kín 12 cung, yếu tố Thiên Can chỉ nên tồn tại 1 vòng, các sao còn lại chỉ là vấn đề tô điểm cho Thiên Can. Chứ giờ mà 5-6 sao cũng thành 1 vòng thì có khi Khôi Việt cũng đòi làm 1 cái vòng riêng. Địa Chi có khi cũng làm đôi cái vòng cho đẹp nhỉ (vòng thái túê, vòng tứ linh...).
Chuyện có 2 vòng, tôi đã nói từ lâu.
Chuyện chỉ có 5-6 sao,có nghĩa các sao còn lại chỉ còn tồn tại trong một số học phái bí mật nào đó, với các tinh đẩu nào đó. Người ta không cần thiết phải mang ra diễn đàn để diễn, không có lơi lộc gì, thiệt thân.

Thanked by 1 Member:

#17 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1792 thanks

Gửi vào 13/12/2013 - 13:01

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NhuThangThai, on 13/12/2013 - 12:40, said:

Người ta không cần thiết phải mang ra diễn đàn để diễn, không có lơi lộc gì, thiệt thân.

chữ ký của anh thì rõ hay, nhưng bản chất con người anh thì có lẽ không được như vậy đâu.

Thanked by 3 Members:

#18 tuphasonghanh

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1661 Bài viết:
  • 2563 thanks

Gửi vào 13/12/2013 - 13:02

Vòng tướng tinh gồm 12 sao trong đó có đào hoa, thiên mã, hoa cái, kiếp sát.
Việt nam và trung châu phát cắt bớt đi 8 sao. Đơn giản họ không dùng đến.
Có những thần sát lạ, chuyên đoán việc oái ăm, bình thường thì không dùng.
Cắt lại như việt nam là khá hoàn hảo về cơ bản.
Cho nên 5 hay 6 không có nghĩa không thành vòng.

Thanked by 2 Members:

#19 tuphasonghanh

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1661 Bài viết:
  • 2563 thanks

Gửi vào 13/12/2013 - 13:05

Đỉnh cao của tử vi là đoán hạn. Bí quyết đập hạn mới là thứ các thầy phải giữ. Còn chuyện kiến thức cơ bản có gì phải giấu nhau đâu.

Thanked by 2 Members:

#20 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1792 thanks

Gửi vào 13/12/2013 - 13:10

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tuphasonghanh, on 13/12/2013 - 13:05, said:

Đỉnh cao của tử vi là đoán hạn. Bí quyết đập hạn mới là thứ các thầy phải giữ. Còn chuyện kiến thức cơ bản có gì phải giấu nhau đâu.

vậy thầy cố gắng giữ riêng cho mình thầy nhé

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



bát cơm của thầy mà...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


em chẳng ham bí quyết của thầy đâu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#21 Vô Thường

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2616 Bài viết:
  • 9299 thanks
  • LocationTuyết Sơn

Gửi vào 13/12/2013 - 13:10

Ha ha, tung kẹo tung kẹo...

Các bé ăn đi, cách sản xuất thầy giữ cho mình

Thanked by 1 Member:

#22 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3797 thanks

Gửi vào 15/12/2013 - 03:23

TPSH nêu vấn đề hợp lý. Quả thực vòng lộc tồn khởi từ sao Bác sỹ hết 12 sao là khác với ba sao lộc tồn kình đà. Thế nhưng tại sao người ta lại không gọi là vòng bác sỹ mà lại gọi là vòng lộc tồn ? Đó là một nghi điểm. Có lẽ là do có sự đối ứng với vòng thái tuế ở đây chăng ? Điều này dường như là hiển nhiên khi mà ta xem xét nguồn gốc của vòng lộc tồn và vòng thái tuế.
Có một điểm cần lưu ý, địa bàn 12 cung lập thành một vòng kín, một vòng sao, theo đó đã thành một vòng, nhất thiết phải được an từ vị trí xác lập của một sao nào đó – gọi là sao gốc, hay sao đầu tiên cũng được. Đi từ sao đó, an thuận hay an ngược đều phải theo quy tắc lần lượt 12 cung được phủ kín đủ 12 sao. Lúc ấy mới được gọi là vòng sao. Thiếu, dù chỉ một, cũng không thành vòng, mà chỉ là nhóm sao.
Quy tắc ấy rất quan trọng. Nó phân biệt cho ta thế nào là vòng sao, thế nào là nhóm sao. Mà vòng với nhóm, ứng dụng vào luận đoán thì có khác nhau về bản chất. Cho nên không thể cứ thích thế nào thì gọi thế ấy. Hứng thì gọi là vòng, không hứng thì gọi là nhóm, là chùm, …
theo nhiều tài liệu hiện có thì có nhiều cách lý giải về nguồn gốc của lộc tồn, kình đà. Hiện thì cách giải thích theo vòng tràng sinh của thiên can là phổ biến và có vẻ như được nhiều người ủng hộ hơn cả. Cách giải thích này lý giải được chuyện kình trước, đà sau, lộc tồn không ở tứ mộ đối với thiên can dương. Nhưng rất lúng túng khi giải nghĩa đà la. Cho nên trong tứ trụ, bởi không có Đà, nên cách lý giải theo vòng tràng sinh thiên can có vẻ như không gặp trở ngại. Nhưng đi sâu hơn về dịch lý thì lại không ổn.
Thiên can dương, giáp, bính, mậu, canh, nhâm. Tràng sinh đều khởi ở tứ sinh. Lộc tồn ở lâm quan, thì kình ở tứ chính, đà la ở tứ mộ. Sẽ không có gì xảy ra. Nhưng cắc cớ là ở chỗ thiên can âm, để đảm bảo cho lộc tồn vào các cung tứ chính, thì phải khởi tràng sinh ở tứ chính, như ất thì phải khởi tràng sinh ở mão để mà lâm tại ngọ cho ví trí của lộc tồn. Điều này như không được tự nhiên cho lắm. Bởi:
-Sự xuất hiện của lộc tồn lại dựa trên một vòng sao ảo. Tức là vòng không có thực trên bản số tử vi. Dù lý luận thế nào thì ảo vẫn là ảo. Là không chính thống.
-một vòng có 12 sao, anh nhón ra 3 sao, tượng trưng cho ba giai đoạn, đới – lâm – vượng để gán cho ba sao đà – tồn – kình. Nhưng lại phớt lờ không cho 9 sao còn lại của vòng tràng sinh thiên can có thêm được sao nào. Sau đó, anh lại gán thêm bác sỹ cho lộc tồn để dán 12 sao khác cho thành một vòng. Ru ngủ chăng ? Lỗ hổng vẫn là lỗ hổng. 9 sao vẫn còn đó, anh giải thích sao đây.
Khi tràng sinh của thiên can âm khởi ở tứ chính, thì mộ khố của vòng tràng sinh sẽ không còn ở tứ mộ nữa, mà lại nhảy vào tứ sinh ngồi. Việc mộ khố của vòng tràng sinh không ngồi ở tứ mộ, đối với ngũ hành nạp âm thì được, nhưng đối với ngũ hành đơn, thiên can thì không được.
Từ những lý do này cho thấy cách lý giải theo vòng tràng sinh cho lộc tồn, kình đà là không ổn.

Sửa bởi VuiVui: 15/12/2013 - 03:35


#23 Vô Thường

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2616 Bài viết:
  • 9299 thanks
  • LocationTuyết Sơn

Gửi vào 16/12/2013 - 14:56

Cám ơn bài viết của chú Vui Vui,

Có khi nào chú nghĩ thứ đó chỉ để giải quyết cho sao Bác Sĩ thôi không ạ?

Cháu tạm lấy các điểm mấu chốt theo 2 tam hợp dễ nhìn nhất là:

Bác Sỹ - Phi Liêm

Thanh Long - Bệnh Phù

Phụ Binh - Tướng quân.

Vậy bản thân vòng Bác Sỹ nó đã nói hết cái về Sinh - Vượng - Mộ mất rồi còn đâu?






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |