Jump to content

Advertisements




NGUYÊN TẮC CÔNG BẰNG


13 replies to this topic

#1 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4617 thanks

Gửi vào 11/02/2014 - 06:47

Ở đời, chúng ta bắt gặp rất nhiều trường hợp những pháp sư, thầy bà mang tiếng là đi làm phước giúp người nhưng hậu vận của họ thì lại không được tốt. Trong dân gian có rất nhiều câu chuyện đồn đãi về những người ra làm pháp sư, thầy bà thì đời sống của họ phần lớn gặp nhiều khó khăn, thậm chí là nghèo khổ, bệnh tật, tuyệt tự cả ba đời…

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sự trái khoáy như vậy? Ở bài viết này, tôi sẽ chia sẻ cho bạn biết về Nguyên tắc công bằng của siêu hình.

Ông bà xưa có câu “Trần sao âm vậy” là muốn nói đến sự đồng nhất một số mặt giữa cõi trần và cõi âm. Nếu như ở hữu hình chúng ta có hệ thống công quyền và pháp luật thì trong siêu hình cũng vậy, vẫn có hệ thống công quyền và những luật lệ riêng của thế giới siêu hình. “Lưới trời tuy thưa nhưng mà mẻ lông cũng không lọt”, luật pháp siêu hình còn chặt chẽ và nghiêm minh hơn thế giới hữu hình. Có những người tu dùng phép cứu người nhưng có kết cục không tốt là do đã phạm phải vào luật siêu hình mà không biết. Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng nghe qua về Luật nhân – quả trong Phật giáo, “gieo nhân nào gặt quả nấy” là đạo lý cơ bản mà dân gian vẫn thường răn dạy. Nếu chiếu theo Luật nhân quả thì gieo nhân tốt sẽ gặt quả tốt, vậy tại sao có những người làm việc thiện mà lại gặt toàn quả xấu? Điểm này thì Nguyên tắc công bằng sẽ giải thích cho chúng ta rõ.

Trước khi đi vào vấn đề chính thì tôi cũng điểm qua một số khái niệm để các bạn chưa am tường về đạo học lẫn các bạn đã biết rồi hiểu được. Nghiệp (karma) là một khái niệm trong Phật giáo nhằm chỉ những hành động, hành vi xấu do thân, khẩu, ý gây ra. Là con người thì ai sinh ra trên đời cũng mang theo một núi nghiệp quả, nghiệp tích tụ lại từ những hành động, tư tưởng, lời nói xấu trong tiền kiếp lẫn hiện đời. Lẽ vậy nên ai cũng phải biết tu học để giải nghiệp, thực hành công phu theo các phương pháp của mỗi đạo giáo để hóa giải cái nghiệp căn đó. Trái với nghiệp là công đức, phước báu. Công đức chính là công năng phước đức có được do làm các hạnh lành, được con người tích lại trong quá trình tu học, làm những việc thiện lành giúp người hay giúp đỡ người khác biết đến đạo mà tu học.

Luật công bằng cũng như quy tắc sống ở đời, nếu bạn muốn giúp đỡ người khác thì phải giúp bằng chính tiền bạc hoặc công sức của mình. Trong đạo cũng vậy, nếu bạn muốn giúp người khác thông qua các hình thức khác nhau như trị bệnh, giải nghiệp, cầu siêu, hồi hướng v.v. thì phải giúp bằng chính công đức của mình. Nói cách khác, bản thân bạn phải có đủ phước đức thì mới có thể giúp cho người khác, chứ không phải vay mượn của Thánh thần rồi bố thí lại cho những người có nghiệp nặng. Ví von cho dễ hiểu, khi bạn có đủ tiền thì bạn mới bố thí được cho người nghèo, bạn không thể nào đi vay mượn tiền của ngân hàng để ban phát cho người khác nếu bạn không hội đủ điều kiện để vay tiền. Và theo một quy luật tất yếu trong đời lẫn đạo, nếu có bao nhiêu phước mà đem cho người khác hết thì tất nhiên bạn phải chấp nhận trở thành một người nghèo, vô phước như họ.

Cái sai lầm lớn nhất mà những pháp sư, thầy bà hay một số người tu phạm phải là bản thân không đủ phước đức nhưng lại hay cưỡng cầu để xin Thánh thần giúp trị bệnh, giải nghiệp khi có người đến xin họ. Có một nguyên tắc trong siêu hình mà các bạn nên ghi nhớ, đó là “Phước ai nấy hưởng, nghiệp ai nấy trả - Ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng”. Bản thân mỗi người ai cũng có nghiệp lực và đều cần phải tu học để giảm cái nghiệp lực của mình, phúc phần hay nghiệp quả của mỗi người đều được quy định rõ ràng trong sổ bộ của siêu hình. Cho nên muốn giúp giải nghiệp cho ai thì phải gánh nghiệp giùm họ. Nếu pháp sư, thầy bà sẵn sàng đứng ra bảo lãnh cho người khác nhẹ nghiệp thì Thánh thần cũng đồng ý cho họ vay mượn công đức để giúp cho người khác. Một khi đã gánh nợ giùm người khác thì phải trả nợ thay cho họ, lẽ vậy mà cuộc đời của giới pháp sư, thầy bà giang hồ thuật sĩ thường gặp cảnh khốn cùng vì suốt đời phải làm để trả nghiệp cho những người họ giúp. Cảnh này cũng như một người có thu nhập thấp mà xài nhiều thì sẽ có ngày khánh tận vậy.

Hiểu được cái nguyên nhân căn cơ ở trên thì bạn có thể lý giải được phần nào câu chuyện hậu vận trái khoáy của các pháp sư, thầy bà. Do đó mà mới có những câu chuyện tai nghe mắt thấy trong dân gian, như thầy thuốc thì chết vì bệnh tật, thầy bắt rắn thì chết vì bị rắn cắn, pháp sư chuyên trị tà thì tuyệt tự hay đường con cái không may mắn, còn thầy phong thủy địa lý chuyên giúp người giải nghiệp thì đời sống của họ lại khó khăn…

Tôi có biết câu chuyện về bà N.H – một người khá nổi tiếng trong giới thầy bà ở TP.H-C-M chuyên về trị tà, trị bệnh cho người khác. Nhưng trái khoáy một nỗi là đứa con gái của bà hơn 30 tuổi lại bị bệnh tâm thần, bản thân bà cũng không chữa trị được cho nó. Ngoài ra còn có câu chuyện của một bạn đạo, ba của người này làm thầy pháp, rất giỏi trong chuyện bùa phép và có thể thị hiện thần thông ra ngoài. Trong suốt cuộc đời làm thầy pháp thì vị này đã giúp đỡ rất nhiều người, từ trị bệnh đến trị tà, giúp người khác hóa giải căn nghiệp, giúp người ta làm ăn khấm khá lên rất nhiều. Ngặt một nỗi là gia đình của ông lại luôn khó khăn, làm ăn thì thất bại, đến cuối đời ông phải sống trong cảnh bệnh tật hiểm nghèo.

Có khi người tu trị hết bệnh cho người bị bệnh tật nhưng căn bệnh đó lại chuyển sang cho người tu gánh. Tôi có nghe câu chuyện của một bạn đạo kể lại về ni cô X, cô này đã tu mật hơn 10 năm, có khả năng thấy vong, chữa trị bệnh tà và nhiều bệnh khác cho người ta. Trong quá trình tu trì thì cô đều hồi hướng công đức cho người khác hết. Và thực tế là bản thân cô ngày càng mắc nhiều căn bệnh trầm trọng, phải vào nằm bệnh viện một thời gian dài để chạy chữa. Tất cả những chuyện kể trên đều nằm trong quy luật công bằng. Nếu bản thân mình có nhiều phước thì muốn hồi hướng cho ai cứ hồi hướng, nhưng hồi hướng thì phải chịu mất phước, cũng như bố thí cho ai thì phải chịu mất tiền, muốn xin lãnh bệnh cho ai thì bản thân mình phải bị bệnh.

Lẽ vậy nên những chuyện đại loại như hồi hướng công đức cho chúng sanh, cầu hòa bình cho thế giới, cầu siêu cho linh hồn khắp Bắc Nam v.v. đều là những chuyện huyễn hoặc, viễn vông. Nó không khác gì chuyện một người sức yếu mà đòi cử tạ ngàn cân, phước bạc nghiệp nặng mà đòi làm chuyện đao to búa lớn. Có một vấn đề đơn giản mà không phải ai cũng hiểu: tại sao Thánh thần, Trời Phật có quyền năng vô hạn không trực tiếp ra tay giúp đỡ chúng sanh mà phải cần đến những con người thấp cổ bé họng dưới trần gian can thiệp? Con người há chẳng phải vô lý khi ngồi một chỗ đăng đàn này nọ rồi cưỡng cầu Thánh thần, Trời Phật phải làm những chuyện vĩ mô cho họ? Việc cứu độ cho người khác bao giờ cũng là quyền năng của Thánh thần, người tu chớ nên ngộ nhận là của mình để rồi tự phụ kiêu căng, xưng hùng xưng bá với đời, với đạo.

Tất cả những câu chuyện bạn thấy về đời sống thực tế của các pháp sư, thầy bà chính là bài học của Thánh thần để răn dạy người đời về quy luật công bằng. Đó là không thể dùng công sức của Thánh thần để đánh bóng tên tuổi, làm nổi danh mình là người từ bi, huyền năng đức độ đầy mình. Người tu không có lý do gì để cầu xin Thánh thần ban phước cho mình để mình đi bố thí lại cho người khác, trong khi những người được giúp không biết tới Trời Phật mà chỉ biết tán dương công đức của người giúp họ. Nói như vậy thì không hẳn là bảo chúng ta không nên giúp đỡ cho người khác để phải lãnh nghiệp oan uổng! Vấn đề ở chỗ khi người ta đến xin mình giúp mà cái họ xin vượt quá khả năng của mình thì mình giới thiệu họ đến gặp một phú hộ để xin giúp đỡ. Ông phú hộ giàu có có thể giúp cho họ một ít tiền bạc trước mắt hay một công ăn việc làm lâu dài để họ sinh sống. Phú hộ ấy chính là Thánh thần, Trời Phật. Bởi lẽ chỉ có Trời Phật mới là những vị đại phú ông có đủ huyền năng và trí tuệ để giúp đỡ con người hóa giải nghiệp duyên, có một cuộc sống tốt hơn trong đời này và đời sau.

Nói tóm lại, giúp người là chuyện tốt nhưng người tu phải biết tự lượng sức mình, phải biết khả năng của mình tới đâu để tránh từ gánh nghiệp đến đổ nghiệp vì phải trả nợ cho người khác.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi NhuThangThai.: 11/02/2014 - 07:03


#2 TiKiTaKa

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1500 Bài viết:
  • 3648 thanks

Gửi vào 11/02/2014 - 07:15

Ôi thiên a, ôi địa a.

#3 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5105 thanks

Gửi vào 11/02/2014 - 07:48

Tôi hiểu ý của Nhuthanhthai nhưng vì Nhuthanhthai chưa hiểu rõ khác biệt giữa Công Đức và duyên nghiệp nên những dẩn chứng của Nhuthanhthai rất dể phản bác ví dụ như mượn thì phải trả vốn và lời nhưng nếu người mượn đầu tư giỏi thì lại sanh lời nhiều hơn chớ .
Đối với việc công đức thì mọi hành vi phúc thiện mà có tư tâm thì không hề kết được quả phúc đức mà chỉ là quả duyên nghiệp .

#4 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4617 thanks

Gửi vào 11/02/2014 - 07:56

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 11/02/2014 - 07:48, said:

Tôi hiểu ý của Nhuthanhthai nhưng vì Nhuthanhthai chưa hiểu rõ khác biệt giữa Công Đức và duyên nghiệp nên những dẩn chứng của Nhuthanhthai rất dể phản bác ví dụ như mượn thì phải trả vốn và lời nhưng nếu người mượn đầu tư giỏi thì lại sanh lời nhiều hơn chớ .
Đối với việc công đức thì mọi hành vi phúc thiện mà có tư tâm thì không hề kết được quả phúc đức mà chỉ là quả duyên nghiệp .
Bài viết không phải là của cháu đâu, cháu có trích nguồn rồi đó bác ạ. Nếu có sai sót gì trong bài viết, mong bác cứ chỉ ra cho mọi người.

Sửa bởi NhuThangThai.: 11/02/2014 - 08:00


Thanked by 1 Member:

#5 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5105 thanks

Gửi vào 11/02/2014 - 08:14

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NhuThangThai., on 11/02/2014 - 07:56, said:

Bài viết không phải là của cháu đâu, cháu có trích nguồn rồi đó bác ạ. Nếu có sai sót gì trong bài viết, mong bác cứ chỉ ra cho mọi người.
Nhuthanhthai nên ghi là bài trích từ "........" ngay ở đầu bài hay trích từ link "...." cho người đọc rõ . Nếu chỉ để cái link

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ở cuối bài thì không ai biết tác giả là ai mà lại nghĩ tác giả là người post bài vì ít khi người ta bấm vào link làm gì .

Thanked by 2 Members:

#6 Phù Suy

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 846 Bài viết:
  • 3440 thanks

Gửi vào 11/02/2014 - 08:37

Đọc hết bài viết trên của tác giả Mật Tông Thiên Đình thì đủ thấy ông ta còn chưa phân biệt được thế nào là Tu Hành và Tu Đạo.... ngay cả cách phân biệt về Pháp thế nào là Thần Thông và Vu Thuật còn mơ hồ, lẫn lộn thì sao nói chuyện NGUYÊN TẮC CÔNG BẰNG được ?!!

Kinh Điển thì giờ sẵn có mà không chịu mở ra mà HỌC..... lên FC phát biểu ba lăng nhăng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

#7 Monday

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1100 Bài viết:
  • 1634 thanks
  • LocationTrái đất.

Gửi vào 11/02/2014 - 12:41

Bồ Tát bằng đất sét qua biển,
Chính bản thân cũng khó bảo toàn.



"Lẽ vậy nên những chuyện đại loại như hồi hướng công đức cho chúng sanh, cầu hòa bình cho thế giới, cầu siêu cho linh hồn khắp Bắc Nam v.v. đều là những chuyện huyễn hoặc, viễn vông. "

Xin đừng dễ dàng nói ra câu này, vì nghiệp báo rất nặng.

Sửa bởi Monday: 11/02/2014 - 12:42


Thanked by 3 Members:

#8 VoLy

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 530 Bài viết:
  • 871 thanks

Gửi vào 11/02/2014 - 13:37

ôi thôi đi hà .. lo làm việc nhà đi hà ....

#9 TiKiTaKa

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1500 Bài viết:
  • 3648 thanks

Gửi vào 11/02/2014 - 13:39

Chùi kính đi...............

#10 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 11/02/2014 - 23:40

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Phù Suy, on 11/02/2014 - 08:37, said:

...
Kinh Điển thì giờ sẵn có mà không chịu mở ra mà HỌC.....

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.


Thanked by 1 Member:

#11 VoLy

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 530 Bài viết:
  • 871 thanks

Gửi vào 12/02/2014 - 10:33

tại cái bệnh làm biếng nên nó mới lười như vậy ..... học vượt khỏi nghèo , tu vượt qua khổ .....

Thanked by 1 Member:

#12 LQG

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 173 Bài viết:
  • 202 thanks

Gửi vào 12/02/2014 - 11:28

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VoLy, on 12/02/2014 - 10:33, said:

tại cái bệnh làm biếng nên nó mới lười như vậy ..... học vượt khỏi nghèo , tu vượt qua khổ .....
Thưa Cụ, uống thuốc chi cho hết bệnh lười hả cụ ?

#13 VoLy

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 530 Bài viết:
  • 871 thanks

Gửi vào 12/02/2014 - 11:45

Lâu nay sống lười riết nó thành thói quen rất khó trị .. bây giờ bắt tay vào công cuộc cải cách , chỉ cần chỉnh sửa lại thói quen hằng ngày của mình một chút ... sửa dần dần thì nó nghe theo mình , cái thân này phải nghe theo mình bằng việc là cột nó lại ,nó thích đi rong chơi chứ gì , giờ cột lại một chỗ không đi chơi rong nữa , lấy sách vở ra , rồi đó chơi với sách vở đi .... chơi cái này được lợi ích lắm lắm .... chơi một lần chưa xong , thì chơi tăng cấp , riết sợ quá nó hết dám đi rong chơi lun àh ... từ bỏ đi rong chơi thì xem như đậu ...hihi

Thanked by 4 Members:

#14 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 12/02/2014 - 22:04

"Người Việt Nam suốt trong dòng lịch sử dân tộc nhiều lần rộng mở cõi lòng mà tiếp nhận các nhóm chủng tộc hay tôn giáo khác để đưa đến một chủng tộc Việt nam đa dạng hiện nay và một nền tín ngưỡng hòa đồng Nho-Thích-Lão. Chí cho đế kẻ xâm lăng Sầm Nghi Đống và gần hai mươi vạn quân Thanh vẫn được người dân Việt ở làng Đồng Quang cứ mỗi năm mở hội tại chùa làng tụng kinh cho họ được siêu độ, hay xa hơn nữa trong lịch sử, các tướng lãnh Trung Hoa và quân sĩ xâm chiếm Việt Nam bị tử trận vẫn được đồng bào ta cầu cho được siêu độ sau khi họ bị thảm tử. Điều này cũng xẩy ra ở Nhật Bản khi quân Mông Cổ bị tiêu diệt bởi cơn bão Thần Phong và sự chiến đấu anh dũng của những chiến sĩ Phù Tang thì Bắc Điều Thời PHong, một Phật tử hành Thiền tinh tấn và cũng là vị tướng quân nổi danh của thế kỷ 13 chỉ huy cuộc kháng Mông oanh liệt này, lập ra một ngôi chùa thật lớn để cầu siêu cho cả chiến sĩ Mông Cổ và Nhật Bản.

Nền văn minh Phật giáo với lòng bao dung đáng làm cho chúng ta suy nghĩ thêm về khả năng đóng góp vào sự hiểu biết và hòa hợp nhân loại. và chúng ta, trên con đường tìm về cội nguồn hạnh phúc bao la thực hành sự buông xả, sự tha thứ, lòng bao dung cho mình lẫn cho người để tình thương yêu nồng ấm, trong sáng bao la và sự hiểu biết chân thật bừng dậy tràn đầy đưa ta về chốn hạnh phúc vô cùng nơi chính cuộc đời này, như Thiền sư Viên Chiếu đã mở bày:

"Đạo vốn không nhan sắc
Mà ngày thêm gấm hoa
Trong ba ngàn cõi ấy
Đâu chẳng phải là nhà".

Ngôi nhà chân thật của chúng ta chính là suối nguồn hạnh phúc tụ lại thành biển lớn. Đó chính là mùa xuân vĩnh cửu hay xuân Di-lặc vậy."

(NHỮNG NÉT VĂN HÓA CỦA ĐẠO PHẬT - THÍCH PHỤNG SƠN; VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC ẤN HÀNH NĂM 1995; Trang 262-263)

Sửa bởi PhapVan: 12/02/2014 - 22:06


Thanked by 4 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |